Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

NGƯỜI VIỆT PHẢI ĐUỔI KỊP DÂN CAM PU CHIA

Ngô Nhân Dụng  - Thua Ðài Loan, Ðại Hàn, Phi Luật Tân đã xấu hổ. Nay thấy mình thua cả dân Miến Ðiện, dân Campuchia, chắc người Việt phải thấy tủi nhục. Nhất là những người biết suy nghĩ, có học, và dám nói. Một người 45 tuổi đảng lên tiếng kêu gọi các đảng viên bỏ đảng Cộng sản để lập đảng mới, cũng nêu trường hợp Camphuchia ra làm thí dụ, cho thấy người ta đã tiến bộ hơn mình. Sau cú sốc Miến Ðiện, cú sốc Campuchia sẽ giúp nhiều đảng viên cộng sản Việt Nam tỉnh ngộ hơn...

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

TIẾT NHƠN QUÝ


TIỂU TỬ

Trước ngày 30 tháng tư 1975, trong cơn sốt di tản, tôi chen lấn đẩy được vợ con lên trực thăng .Thằng Mỹ đen thòng người xuống, vừa kéo tôi lên vừa la lớn cho đồng bọn: ‘’ Bốc lên! Bốc nhanh lên! Đầy ứ rồi! ‘’ Chân tôi vừa chạm sàn trực thăng thì vợ tôi làm rớt cái xắc da xuống đám ngừơi đang xô đẩy nhau phía dưới. Như cái máy, tôi phóng xuống theo! Khi tôi giành giực lại được cái xắc thì chiếc trực thăng đã bay đi xa.Tôi ôm cứng cái xắc trứơc ngực, hổn hển nhìn theo mà nghe chết điến trong lòng… 

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

BÁO ĐẢNG CÔNG KÍCH ÔNG LÊ HIẾU ĐẰNG


Các báo của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa đăng nhiều bài chỉ trích quan điểm kêu gọi thành lập đảng đối lập của ông Lê Hiếu Đằng.

Hồi giữa tháng Tám này, luật gia Lê Hiếu Đằng, Phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam ở TP HCM, công bố một bài viết mới nhấn mạnh tầm quan trọng của đa nguyên, đa đảng.

NGƯỜI ĐÀN BÀ BỊ XÍCH 2 NĂM TRONG RỪNG KHÔNG MẢNH VẢI CHE THÂN -TỘI ÁC CỦA AI?


Nguyễn Thu Trâm, 8406
 Kính thưa quý vị,
Dẫu đã không ít lần chứng kiến những tội ác của tập đoàn CSVN đối với đồng bào, dẫu đã nhiều lần chứng kiến cảnh công an cộng sản đánh đập hành hung những người dân thấp cổ bé họng, là những dân oan tập trung khiếu kiện vì đất đai ruộng vườn bị trấn cướp, dẫu đã nhiều lần chứng kiến cảnh những “quần chúng tự phát” mà thực chất là các lực lượng an ninh đánh đập những người tham gia biểu tình chống ngoại xâm, và, ngay cả bản thân của tôi nữa cũng đã không ít lần bị bắt bớ, bị giam cầm, bị xâm phạm thân thể, bị đánh đập, tra tấn, bị hành hung dã man vì các hoạt động của tôi trong phong trào dân chủ ở quốc nội, nhưng thực sự tôi chưa bao giờ đã phải rơi nước mắt hay phẫn nộ đến tột cùng như khi theo dõi cuộc giải cứu người phụ nữ bị xiềng xích suốt 2 năm không một mảnh vải che thân, trong rừng thuộc lòng hồ A Jun Hạ, của một số tôi con của Thiên Chúa thuộc Cộng Đoàn Dân Chúa ở Gia Lai, như trong Video sau đây:

ĐIỆP VIÊN PHẠM XUÂN ẨN: XIN ĐỪNG CHÔN TÔI GẦN CỘNG SẢN!

Người gián điệp và nhà báo trầm lặng – Phạm Xuân Ẩn và cuộc đời hư thực

Phạm Xuân Ẩn, phóng viên chiến tranh tài hoa của tạp chí Time bí mật làm gián điệp cho Hà Nội vừa qua đời ngày 20 tháng 9, 2006. Những lời cáo phó rất tử tế. Người ta nhớ đến Ẩn như một nhà báo ưu tú, ban ngày viết cho Time, ban đêm gởi mật mã và microfilm cho Việt Cộng đang quanh quẩn ở các khu rừng ngoại thành Sài Gòn.

TẠI SAO CỘNG SẢN GIẾT PHẠM QUỲNH

Việt Minh cộng sản đã giết Phạm Quỳnh (1892-1945) hai lần: Lần thứ nhất hạ sát, che giấu và phi tang thân xác ông tại Huế năm 1945. Lần thứ hai, bóp méo lịch sử, viết sai lạc về Phạm Quỳnh, nhằm hủy diệt luôn sự nghiệp và thanh danh của ông. Một câu hỏi cần được đặt ra là lúc đó Phạm Quỳnh đã rút lui khỏi chính trường, tại sao cộng sản lại giết Phạm Quỳnh, trong khi cộng sản không giết Trần Trọng Kim và toàn bộ nhân viên nội các Trần Trọng Kim, là những người đang còn hoạt động? Câu hỏi nầy cần tách ra làm hai phần để dễ tìm hiểu:

THƠ BÙI GIÁNG DƯỚI LĂNG KÍNH PHÊ BÌNH CỔ MẪU

Luận văn cao học “Thơ Bùi Giáng dưới lăng kính phê bình cổ mẫu” của HVCH Trần Nữ Phượng Nhi (PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Xuân hướng dẫn) được Hội đồng nhất trí cho 10 điểm, là một trong những luận văn xuất sắc thuộc chuyên ngành Văn học Việt Nam mới được bảo vệ thành công trong tháng 4/ 2011 tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM. VH-NN xin giới thiệu mục 2.1 Tiếng gọi ngàn xưa của luận  văn này.

NHỚ BÙI GIÁNG


NGUYỄN QUANG LẬP 

Đỗ Trung Quân tìm đâu trên mạng được cái ảnh Kim Cương và Bùi Giáng, thật quí hóa quá. Nhân dịp này mình đăng lại bài Nhớ Bùi Giáng viết từ 2009.

Sáng nay bừng dậy, ngồi thừ, thấy lòng rỗng không, vợ hỏi ăn sáng cái gì để em mua cũng không thèm trả lời.Bật máy lên rồi cứ ngồi thừ, không biết đọc gì, viết gì. Có cái kịch viết dởcho Idecaf mở ra rồi đóng láị đóng lại. Còn chục ngày nữa, đúng hạn nộp cho Thành Lộc rồi cũng mặc kệ.

BÙI GIÁNG LÀ AI?


NGUYỄN TRỌNG TẠO 

(Viết nhân dịp ra mắt cuốn sách "Bùi Giáng Đười Ươi Chân Kinh" do Công ty Nhã Nam và nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành)  


Trong tâm trí tôi hiện lên một người hiền triết phiêu bồng. Người ấy đi đâu thì đều có trẻ con chạy theo sau để “nghiên cứu” xem ông từ đâu tới, còn các thi sĩ thì vây quanh hầu rượu để nghe ông đọc thơ từ lồng ngực suối nguồn, và giảng giải những triết lý từ xa thẳm mông lung. Người ta nói ông điên, nhưng điên mà tuôn ra thơ, múa ra triết thì chắc nhiều kẻ muốn điên như ông. Và ông trở thành người nổi tiếng mãi mãi cùng những cuốn sách, những giai thoại bất tận ngay lúc bình sinh và cả sau khi từ giã cõi trần.

BÙI GIÁNG DỊ BIỆT


NHẬT THỊNH
Gọi như thế kể cũng không ngoa lắm, bởi Bùi Giáng đã được người đời dành cho nhiều tên gọi, thích hợp với lối sống, cử chỉ, thái độ...thậm chí tới tư tưởng của Bùi Giáng: Thi Sĩ Kỳ Dị, Nhà Thơ Siêu Hình, Nhà Thơ Điên - thực sự không phải vậy mà đó chỉ là tâm trạng  bi đát của một người thơ bị bủa vây khốc liệt - thích khoác lên mình vẻ trang nghiêm đạo mạo của một ngôi sao sáng trên vòm trời văn học miền Nam trước đây. Bùi Giáng một nhà thơ, dịch giả và nhà nghiên cứu văn học có hàng loạt biệt danh trào lộng do thiên hạ đặt cho như : Trung Niên Thi Sĩ, Brigitte Giáng, Giáng Monroe, Đười Ươi Thi Sĩ, Bùi Bê Bối, Bùi Bán Dùi, Bùi Bàn Dúi, Bùi Tồn Lưu, Bùi Tồn Lê...Bùi Giáng còn được thiên hạ gọi: Bùi Hiền Sĩ, Bùi Tiên Sinh, Bùi Chân Không, Ban Chủ Cái Bang, Quái Vật Linh Thiêng, Bùi Giáng Chủ, Bùi Số Dách, Bùi Văn Chiêu Lỳ...chứng tỏ bản thân Bùi Giáng, sự tồn tại của Bùi Giáng đã không khác một hiện tượng cà rỡn, và khi Bùi Giáng điên, tưởng cũng là một sự cà rỡn mà chỉ Bùi Giáng mới rõ.

ĐỪNG GÂY THÊM NỮA TỘI ÁC VỚI DÂN TỘC, VỚI LỊCH SỬ


Phạm Đình Trọng

1. BÓNG ĐEN NHỮNG VỤ ÁN CHÍNH TRỊ Ô NHỤC TRONG QUÁ KHỨ ĐANG TRỞ LẠI

Đọc những bài viết phê phán ông Lê Hiếu Đằng trên báo Quân Đội Nhân Dân, báo Nhân Dân, báo Đại Đoàn Kết, báo Công An Nhân Dân, báo Sài Gòn Giải Phóng . . .tôi lại nhớ đến những bài viết rầm rộ, đồng loạt, tới tấp đánh NVGP (Nhân Văn Giai Phẩm) trên các báo ở miền Bắc hồi những năm 1956, 1957.

Những bài viết phê phán ông Lê Hiếu Đằng sao giống khẩu khí, giọng điệu, giống cả thái độ quyền uy lấn lướt, giống cả sư hằn học nhỏ nhen, muốn làm sống lại cả không khí ngột ngạt, căng thẳng thời đánh NVGP đến thế. Chỉ khác chút ít về độ nóngvà qui mô.

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

NHỮNG SỰ THẬT CẦN PHẢI BIẾT - PHẦN 18 - TỘI ÁC CỦA PHẠM VĂN ĐỒNG

Đặng Chí Hùng - Phạm Văn Đồng là một nhân vật cao cấp trong bộ máy lãnh đạo của cộng sản. Phạm Văn Đồng cũng như nhiều đàn em của Hồ Chí Minh đã gây nhiều tội ác như Cải cách ruộng đất, Nhân văn giai phẩm, thảm sát Mậu Thân... Tuy nhiên nổi bật hơn cả là hai tội ác: Bán nước và tàn ác với quân dân cán chính VNCH.

LÁ THƯ TỪ NHÀ TÙ CỦA ĐỖ THỊ MINH HẠNH


Đồng Nai  (27.08.2013)– Ba kính yêu của con!

Đã nhiều lần con viết thư về cho ba nhưng có lẽ thất bại. Con biết hiện giờ ba đang rất lo lắng cho nên con nghĩ thêm lần nữa viết thư cho ba. Hy vọng mười lá thư thì cũng phải có một lá.

Ba kính yêu của con!

THƯ NGỎ CỦA ÔNG LÊ HIẾU ĐẰNG

TP HCM, ngày 26 tháng 8 năm 2013

Kính gửi: – Các ông Giám đốc Đài Truyền hình Trung ương, TP HCM

- Tổng biên tập các báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Đại đoàn kết, Công an Nhân dân, Sài Gòn Giải phóng và các báo do sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương đã và sẽ đăng bài phê phán bài viết Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh của tôi.

HỒI KÝ ĐỜI TÔI CỦA CỰU TỔNG THỐNG BILL CLINTON - PHẦN 1


CƠN ÁC MỘNG MONICA

Cuốn sách dày 957 trang này, được ông Clinton viết và chỉnh sửa suốt 3 năm qua, được tung ra 1,5 triệu bản (kỷ lục mới đối với loại sách tự truyện) ngay trong lần phát hành đầu tiên và mang lại cho tác giả một số tiền ứng trước lên đến 10 triệu USD.


0h ngày 22/6, nhiều nhà sách ở New York và Washington đã không đóng cửa như thường lệ, vì tất cả đều muốn đưa đến tay bạn đọc cuốn hồi ký "Đời tôi" của cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton, tác phẩm làm dư luận xôn xao vài tháng qua, sớm nhất.

HỒI KÝ ĐỜI TÔI CỦA CỰU TỔNG THỐNG BILL CLINTON - PHẦN 2

CHA TÔI

Sớm 19/8/1946, dưới bầu trời trong sáng sau cơn bão hè dữ dội, tôi chào đời ở Bệnh viện Julia Chester, thị trấn Hope, tây bắc Arkansas, cách biên giới Texas với Taxarkana 52 km về phía đông. Mẹ đặt tên cho tôi là William Jefferson Blythe III theo tên cha William Jefferson Blythe Jr., một trong 9 người con của một nông dân nghèo ở Sherman, Texas.

Theo lời các cô, cha tôi luôn cố chăm sóc họ. Khi lớn lên, ông đẹp trai, chăm chỉ, và là một người thích bông đùa. Ông gặp mẹ tôi tại Bệnh viện Tri-State ở Shreveport, Louisiana năm 1943 khi bà đang học làm y tá. Sau này, khi lớn lên, nhiều lần tôi đòi mẹ kể chuyện gặp gỡ, hẹn hò và hôn nhân của họ. Cha tôi tới thăm ai đó dường như đang nằm cấp cứu tại chiếc giường mà mẹ tôi phục vụ, và hai người đã nói chuyện, tán tỉnh nhau khi người phụ nữ kia được điều trị. Trên đường rời bệnh viện, ông chạm vào ngón tay mà bà đang đeo chiếc nhẫn của bạn trai bà tặng, và hỏi bà đã kết hôn chưa. Bà lúng búng nói “chưa” - bà vẫn còn độc thân. Ngày hôm sau, ông gửi tặng hoa cho người phụ nữ kia và làm rung động trái tim của mẹ tôi. Rồi cha hẹn gặp mẹ, giải thích ông luôn tặng hoa khi chấm dứt mối quan hệ.

HỒI KÝ ĐỜI TÔI CỦA CỰU TỔNG THỐNG BILL CLINTON - PHẦN 3


NHỮNG MỐI TÌNH CỦA BILL CLINTON

Trong khi việc học luật diễn tiến tốt đẹp thì đời sống cá nhân của tôi lại thật rối ren. Tôi vừa chia tay với một cô gái sau khi cô quyết định trở về quê làm đám cưới với anh bồ cũ. Sau đó lại có cuộc chia lìa rất đau khổ với một nữ sinh viên luật tôi rất mến nhưng cô lại không muốn sự ràng buộc...

Tôi đã bắt đầu quen với việc sống một mình và quyết định sẽ không dính líu với ai khác trong một thời gian xem sao. Thế rồi có một ngày, tôi đang ngồi ở cuối lớp của giáo sư Emerson, người dạy môn chính trị và quyền công dân, thì bỗng nhìn thấy một cô gái tôi chưa từng gặp bao giờ.

HỒI KÝ ĐỜI TÔI CỦA CỰU TỔNG THỐNG BILL CLINTON - PHẦN 4


THỜI THƠ ẤU CỦA BILL CLINTON

Lớn lên giữa tình thương và những dằn vặt nội tâm, trong Bill Clinton đã phát triển một tâm lý phức tạp, đan xen những thành ý và dục vọng đen tối. Sau này, khi ông trở thành tổng thống Mỹ rồi vụ việc Monica diễn ra, mẹ ông có lần đã nửa đùa nửa thật: “Nếu ngoan hơn một chút, thì con tôi trở thành một ông thánh được đấy”.
Bill Clinton đã kể lại về tuổi thơ trong Đời tôi.

Ba tình thương yêu

Khoảng một năm sau, mẹ tôi quyết định về lại Bệnh viện Charity Hospital ở New Orleans, nơi bà đã từng thực tập ngành y tá gây mê. Ngày xưa, các bác sĩ phải tự gây mê cho bệnh nhân, do đó nhu cầu y tá ngành này cũng rất cao, mang lại sự nể vì cho mẹ và thêm tiền bạc cho gia đình chúng tôi, nhưng chắc mẹ cũng rất buồn vì phải xa tôi. Nhưng cạnh đó, thành phố New Orleans là nơi có rất nhiều cám dỗ ngay sau khi Thế chiến thứ hai chấm dứt. Tôi nghĩ rằng nơi đây cũng không quá tệ đối với một góa phụ trẻ đẹp đang muốn tìm quên nỗi buồn phiền. 

HỒI KÝ ĐỜI TÔI CỦA CỰU TỔNG THỐNG BILL CLINTON - PHẦN 5


HAI CÁCH NHÌN THẾ GIỚI 

Trong khi tôi đang gặp hai ông Chirac (Tổng thống Pháp) và Prodi (Chủ tịch Ủy ban châu Âu), thì nhóm lo vấn đề Trung Đông bắt đầu họp tại phi trường quân sự Bolling ở Washington, Hillary đón tiếp bà Laura Bush tại Nhà Trắng, và gia đình chúng tôi đi kiếm nhà tại Washington.

Ngày sau đó, tân Tổng thống Bush đến Nhà Trắng để có cuộc họp cũng cùng một mục đích như cuộc họp tôi đã có với cha ông ta tám năm trước. Chúng tôi nói chuyện về cuộc tranh cử, về hoạt động của Nhà Trắng và vấn đề an ninh quốc gia. Ông Bush đã thành lập một nhóm phụ tá đầy kinh nghiệm gồm những người đã từng tham dự các chính phủ Đảng Cộng hòa trước đây. Họ tin rằng những vấn đề an ninh lớn nhất là Iraq và nhu cầu phải có một hệ thống phòng thủ chống tên lửa cấp quốc gia.

HỒI KÝ ĐỜI TÔI CỦA CỰU TỔNG THỐNG BILL CLINTON - PHẦN 6


CÚ BẮT TAY LỊCH SỬ

Ngày 10/9/1993, tôi loan báo rằng lãnh đạo Do Thái và Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) sẽ ký thỏa ước tại Nhà Trắng. Vài ngày trước lễ ký, báo chí hỏi tôi rằng liệu Arafat có được tiếp đón tại Nhà Trắng hay không. Tôi nói là điều này tùy thuộc vào các phe quyết định xem ai sẽ đại diện cho họ tại buổi lễ.

Thế nhưng trong lòng tôi rất muốn cả hai ông Yitzhak Rabin (thủ tướng Israel) và Yasser Arafat (lãnh đạo Palestine) cùng hiện diện vì nếu họ không có mặt thì không ai trong vùng Trung Đông tin rằng họ hoàn toàn sẵn sàng thi hành những điều căn bản vừa thỏa thuận xong.

HỒI KÝ ĐỜI TÔI CỦA CỰU TỔNG THỐNG BILL CLINTON - PHẦN 7


BILL CLINTON VÀ BORIS YELTSIN
Cuối tháng 4/1994, cựu tổng thống Richard Nixon qua đời, đúng một tháng một ngày sau khi viết cho tôi một bức thư rất đặc biệt, dài bảy trang, về chuyến đi của ông tại Nga, Ukraine, Đức và Anh [...].

Ông lo ngại về tình hình chính trị của tổng thống Yeltsin và tinh thần bài Mỹ đang gia tăng trong Viện Đuma (1). Ông kêu gọi tôi hãy quan hệ thân thiện với ông Yeltsin nhưng cũng nên giữ liên lạc với những thành phần dân chủ tại Nga; cải thiện mục tiêu và cách điều hành viện trợ quốc tế của Mỹ; và đưa một doanh gia lên điều hành việc vận động nhiều đầu tư của các công ty tư nhân vào Nga.

HỒI KÝ ĐỜI TÔI CỦA CỰU TỔNG THỐNG BILL CLINTON - PHẦN CUỐI


NGÀY CUỐI CÙNG TRONG NHÀ TRẮNG

Khi tôi trở về nơi cư trú của mình thì trời đã khuya mà chúng tôi vẫn chưa dọn xong đồ đạc. Chỗ nào cũng thấy nào thùng, nào hộp, và tôi cũng chưa quyết định là sẽ gửi thùng quần áo mình đi đâu - New York, Washington hay Arkansas.

Hillary và tôi đều không muốn đi ngủ đêm nay. Chúng tôi chỉ muốn lang thang từ phòng này sang phòng khác. Chúng tôi cảm thấy thật vinh dự khi được sống trong Nhà Trắng đêm sau cùng cũng như đêm đầu tiên chúng tôi trở về đây sau bữa dạ tiệc mừng ngày tuyên thệ nhậm chức tổng thống. Thật không ngờ chúng tôi đã ở đây tám năm và nay mọi sự đã đến đoạn kết.

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

TỔNG HỢP NHỮNG BÀI VIẾT VỀ NHÀ THƠ BÙI GIÁNG - PHẦN 1


Bùi Giáng - Nhà thơ cuối cùng của thế kỷ 20

Nhà thơ Bùi Giáng (1926-1998). 
Có lẽ những người yêu thơ Việt Nam vẫn còn nhớ ngày này cách đây 5 năm (7/10/1998), thi sĩ Bùi Giáng của chúng ta đã trút hơi thở cuối cùng ở Sài Gòn. Bùi Giáng, không chỉ là nhà thơ, mà đi xa hơn, ông chính là hiện thân của một "đạo thơ", một "thi sĩ sinh ra giữa cỏ cây và sẽ chết đi giữa cỏ cây ly kỳ gây cấn"... 


Sự nghiệp của Bùi Giáng tỏa rộng qua nhiều lĩnh vực, từ thơ, nghiên cứu phê bình, bình giảng, làm báo và dịch thuật. Nhưng có thể khẳng định thơ đã "can thiệp", xuyên suốt và xuyên thấu qua hết mọi địa hạt của ông. Nói cách khác, cái lõi của vấn đề Bùi Giáng là "lõi thơ". Không những Bùi Giáng dịch hay như làm thơ (tiêu biểu là các cuốn Ngộ nhận, Hòa âm của điền dã, Hoàng tử bé)... mà ông viết nghiên cứu cũng dào dạt mê cuồng như làm thơ (Tư tưởng hiện đại)... Ông lấy "thi tưởng" để "quán" hết mọi lẽ trong hành động. Vì thế mới có những nhận định về Bùi Giáng theo kiểu như của nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, đó là "ngủ ra thơ, thở ra thơ, đi ra thơ, đứng ra thơ". 

TỔNG HỢP NHỮNG BÀI VIẾT VỀ NHÀ THƠ BÙI GIÁNG - PHẦN 2


TUỔI CHÍN MƯƠI SÁU

- Theo ý mày, Việt Nam có đau khổ không?

- Làm sao tao có thể biết được điều đó?
- Nhưng mà mày là người Việt Nam cơ mà!
- Thì chính bởi vì tao là người Việt Nam, tao ờ giữa lòng Việt Nam, tao ở giữa lòng Việt Nam, nên tao không thể nào nhận ra được tấm lòng ấy
- Mày nói sao tao không hiểu.
- Có gì mà không hiểu, ông Tô Đông Pha đã nói sự tình đó từ lâu rồi: " Bất thức Lư Sơn chân diện mục, chỉ duyên thân tại tự sơn trung".

TỔNG HỢP NHỮNG BÀI VIẾT VỀ NHÀ THƠ BÙI GIÁNG - PHẦN 3


Chương 7: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ NÀNG KIỀU

Đến Sài Gòn được ít lâu, Bùi Giáng bắt tay vào việc viết sách. Nhưng những cuốn sách đầu tiên Bùi Giáng viết ra, vì chưa có thương hiệu” nên dĩ nhiên chưa có nhà xuất bản nào chịu bỏ tiền ra in, do vậy ông phải tự lo. 

Nhưng với một người vừa chân ướt chân ráo đi lập nghiệp như ông, làm sao có tiền để in sách. Vì vậy ông phải xoay xở bằng nhiều cách. Một số người cho rằng Bùi Giáng đã nhờ người bà con đang làm ăn phát đạt lúc đó là bác sĩ Bùi Kiến Tín cho mượn tiền để in sách. Nhưng những người thân cận với Bùi Giáng cho biết ông đã về quê bán tất cả ruộng vườn được thừa hưởng ở Quảng Nam để lấy tiền in sách. Chi tiết này cho thấy Bùi Giáng quả là con người đáng nể phục.

TỔNG HỢP NHỮNG BÀI VIẾT VỀ NHÀ THƠ BÙI GIÁNG - PHẦN 4

Trịnh Công Sơn và Bùi Giáng
Chương 17: ÁM ẢNH NGUYỄN DU VÀ HEIDEGGER

Ở Bùi Giáng có hiện tượng là một số người được ông nhắc đi nhắc lại mãi trong những trang viết của mình. Đó là sự ám ảnh. Hình bóng họ đã ăn sâu vào tiềm thức ông do những ấn tượng mạnh mẽ lúc ban đầu. Khi bệnh tình bộc phát, những hình bóng đó sẽ xuất hiện trở lại trong văn thơ ông theo những cách khác nhau. Xem xét những tác phẩm của ông, ta sẽ thấy nổi lên hai nhóm đối tượng. Nhóm thứ nhất bao gồm những người mà ông coi như thần tượng của mình trong lĩnh vực tri thức. Trong nhóm này, đứng đầu là đại thi hào Nguyễn Du và triết gia người Đức Martin Heidegger.

TỔNG HỢP NHỮNG BÀI VIẾT VỀ NHÀ THƠ BÙI GIÁNG - PHẦN 5


MỘT TÂM HỒN MÊNH MANG ẢO DIỆU
Thanh Thảo

Không chỉ làm thơ, dịch tiểu thuyết, viết sách khảo luận triết học, Bùi Giáng còn viết rất nhiều tùy bút văn học, đặc biệt là tùy bút về thơ. Đọc những tùy bút này, ta nhìn thấy tâm hồn ông mênh mang ảo diệu, thăm thẳm như bầu trời. Ông cảm nhận được những điều tinh vi huyền bí nhất của thi ca. Ông đúng là tri âm của các thi sĩ. Chúng tôi xin giới thiệu một bài trong số đó, đây là bài Bùi Giáng viết về Tuệ Sỹ, trích trong tập Đi vào cõi thơ.

MỘT ĐÓM LỬA HỒNG CHO ANH THƯ ĐỖ THỊ MINH HẠNH


David Thiên Ngọc  - Minh Hạnh kính yêu! Tuy rằng đối với Minh Hạnh, tuổi đời của tôi đi trước Minh Hạnh cả một thế hệ. Tuy nhiên viết những dòng này, hôm nay hay mãi mãi về sau... trước Minh Hạnh tôi chẳng những luôn "kính" mà còn "cẩn nghiêng mình" trước một Anh Thư nước Việt. Và tuổi đời, kinh nghiệm hay trình độ, học vị, học hàm... không nói lên được điều gì một khi tôi luôn được hít thở không khí trong một môi trường "trong lành" và dưới một bầu trời tự do. Trong lúc đó em tay chân mang xiềng xích, chung quanh là 4 bức tường câm lạnh ngắc rợn người... em đem cả cuộc đời, thân thế chống chọi, đánh cuộc với gian tà hầu đem lại tư do hạnh phúc cho mọi người trong đó có tôi.

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HOẠT ĐỘNG BẤT HỢP PHÁP

Nguyễn Ngọc Già  - Xu hướng hội nhập thế giới trở nên tất yếu không gì cưỡng nổi, Việt Nam không còn con đường nào khác con đường tự do dân chủ. Không những thế, nó là con đường sống còn của dân tộc Việt Nam đặt trong bối cảnh thế giới hiện nay, khi nhìn lại chỉ còn vài "quốc gia cộng sản" đi ngược trào lưu tiến hóa của xã hội loài người.

BÙI GIÁNG - MỘT SIÊU SAO TỬNG TỬNG

Trịnh Công Sơn và Bùi Giáng

TKĐ

Huế là kinh đô của vương triều nhà Nguyễn, nên Huế phải khác thường. Tâm lý "Đế đô" là tâm lý sang cả, đài các. Ăn thì phải ăn nhiều món, chuẩn bị cầu kỳ -- Dẫu là muối bảy món -- Mặc thì phải áo dài lượt là khi ra đường; dẫu là gánh chè bán dạo, áo vá bạc màu. Nói thì phải nói cho sang, chữ nghĩa thưa bẩm đúng trật tự, không cong đuôi cụp đầu, dẫu có mắng nhiếc ai nặng lời thì cũng phải có vần có điệu phù hợp với bài bản.

Cách biểu hiện tình cảm cũng phải đượm mầu quý phái. Có nghịch ngợm thì cũng phải chòng ghẹo "rím rím". Nghĩa là phải kín đáo, dẫu "có hoang chẳng giống người thường". Không nói toạc móng heo những ý tưởng riêng tư thầm kín mà nói ra nửa kín nửa hở. Khi cái trạng thái hư hư, thự thực, nói năng bóng bẩy, lời lẽ bốn phương, hiểu phương nào cũng đúng, nầy mà đạt đến trạng thái thăng hoa nghệ thuật thì sẽ trở thành siêu sao "tửng tửng" điển hình của Huế. Đây là cách kiểu nói ra hay biểu hiện thái độ một cách tự nhiên và tỉnh táo như đùa như thật; như nghiêm như trêu; như theo như chống, như vui như buồn.

THI TỬU VÀ PHỤNG HIẾN CỦA THI SĨ BÙI GIÁNG


Hoàng Thiên Lãng Tử

Tôi quen biết Thi sĩ Bùi Giáng qua Thầy Nhất Thanh, Họa sĩ Nguyễn Thiên Chương và Nhà Thư pháp Bùi Hiến (họ hàng với Thi sĩ). Trong nhóm "Văn Nghệ sĩ Quảng Nam-Đà Nẵng" này với tên gọi là "ĐỒNG NỘI" hay một từ tương tự như thế lấy trong ý nghĩa: Khúc Nhạc Đồng Quê (truyện của André Gide) để đặt tên và diễn tả xu hướng chung của nhóm. Trong nhóm trí thức nghệ sĩ này quy tụ rất nhiều thành phần dưới sự chỉ giáo và nâng đỡ của Đại sư Quảng Hạnh. Có sinh hoạt giao lưu định kỳ tại một quán cà phê ở ngã tư Bảy Hiền và hằng năm về sinh hoạt tại Tu viện Từ Nghiêm tại Long Thành, Đồng Nai, nơi ở của Đại sư Quảng Hạnh. 

Một điều dễ nhận thấy khi tiếp xúc với nhóm này là rất đầm ấm và tình cảm. Mỗi khi nhắc đến Thi sĩ Bùi Giáng ai ai trong nhóm cũng yêu quý và trân trọng. Tôi ngạc nhiên là tại sao không ai đứng ra để lo toan và bảo vệ cuộc sống cho Thi sĩ khi tôi nghe những câu chuyện đau lòng xảy ra cho Thi sĩ, đói khát và bị côn đồ đánh đập dã man? 

BÙI GIÁNG, GIẢI MINH NGƯỜI MINH GIẢI

Bùi Giáng và Trịnh Công Sơn
Đỗ Lai Thúy

Con người, sống trên đời, như một thi sĩ (Hoelderlin)

Bùi Văn Nam Sơn, nhà triết học và/là một bà con của nhà thơ Bùi Giáng, có lần, thổ lộ: “Viết đôi lời hay nhiều lời về Bùi Giáng không bằng đọc Bùi Giáng. Đọc Bùi Giáng không bằng giao du với Bùi Giáng. Giao du với Bùi Giáng không bằng sống như Bùi Giáng. Mà sống như Bùi Giáng thì thật vui mà thật khó” (1). Khó vì muốn sống được như ông, muốn giao du được với ông, muốn đọc được ông để, cuối cùng, viết được về ông, dù chỉ một đôi lời, thì phải minh định được ông, tức trả lời câu hỏi: Bùi Giáng, ông là ai?

ĐÔI NÉT CẢM NHẬN VỀ THƠ CỦA BÙI GIÁNG


Thích Pháp Như

Đọc thơ Bùi Giáng thì phải đọc hết toàn bộ mới cảm nhận được hết cái hay vì cuộc đời của ông là cả một bài thơ lớn. Mỗi bài thơ là một âm sắc trong bản nhạc giao hưởng mà mỗi âm sắc đó có phản ánh một mặt của cuộc đời ông.

DẪN NHẬP

BÙI GIÁNG NHƯ TÔI THẤY


Vâng, tôi không quen biết Bùi Giáng. Tôi chỉ thấy ông, một cách khá thường xuyên, trong những năm học Ðại Học Sư Phạm ở Sài gòn. Trong bốn năm từ 1985 đến 1989, tôi sống ở ký túc xá Ðại Học Sư Phạm, tức trường Vạn Hạnh cũ. Nơi này vừa là chỗ ở vừa là chỗ học của sinh viên khoa Văn, bên cạnh các lớp học ở cơ sở chính trên đường An Dương Vương. Bùi Giáng hay lang thang trong sân trường Vạn Hạnh và khu vực quanh cầu, chợ Trương Minh Giảng. 

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

NGHỊ QUYẾT QUỐC HỘI ÂU CHÂU VỀ TỘI ÁC CHỐNG LẠI LOÀI NGƯỜI CỦA CỘNG SẢN

Nghị Quyết Quốc Hội Âu Châu 1481
NGHỊ QUYẾT QUỐC HỘI ÂU CHÂU VỀ TỘI ÁC CHỐNG LẠI LOÀI NGƯỜI CỦA CỘNG SẢN
Resolution 1481 (2006)1
Chủ Nghĩa Cộng Sản Là Tội Ác Chống Nhân Loại

Bản Tiếng Việt

HỘI ĐỒNG ÂU CHÂU
Nghị Viện Quốc Hội
Bản Dự Thảo
Nhu Cầu Kết Án Quốc Tế Về Những Tội Phạm 
Của Những Chế Độ Cộng Sản Toàn Trị


NGHỊ QUYẾT 1481 (Năm 2006) (1)
1. Nghị Viện Quốc Hội tham chiếu Nghị Quyết 1096 (Năm 1996) của mình về những biện pháp tháo bỏ cái di sản của những hệ thống cộng sản toàn trị đã qua.