Hiển thị các bài đăng có nhãn Hồi Ký. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hồi Ký. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016

BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN I - GIẢI PHÓNG - CHƯƠNG 6

I   2 A    2 B    3   4   5   6   7   8   9   10   11 12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   KẾT   
Phần I: Miền Nam

Chương 6: VƯỢT BIÊN


gày 7-8-1987, khi Trần Minh Triết292 lên thuyền, anh kể: “Tôi thấy chuyến vượt biên còn có hai thầy giáo và hai người bạn học cùng lớp của mình”. Những năm ấy, người dân miền Nam nói: “Nếu cây cột đèn mà biết đi chắc nó cũng đã bứng đất mà đi mất”. Nếu như những gì xảy ra trong các trại cải tạo có thể được giữ kín, thì vượt biên lại là vấn đề gây chú ý ngay sau khi có các thuyền nhân tới được vùng biển quốc tế. Những chiếc thuyền đánh cá nhỏ nhoi chở hàng trăm người đối chọi với sóng dữ, với cướp biển, với sự thờ ơ của các quốc gia lân bang đã gây rúng động dư luận.

BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN I - GIẢI PHÓNG - CHƯƠNG 7

I   2 A    2 B    3   4   5   6   7   8   9   10   11 12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   KẾT
Chương 7: “GIẢI PHÓNG”
  hiều người Việt đã cầm súng với niềm tin họ chiến đấu là để giải phóng miền Nam. Trong suốt nhiều thập niên, truyền thông nhà nước đã lặp đi lặp lại điều này như là chân lý. “Giải phóng” là cách nói để mô tả sự kiện kết thúc vào ngày 30-4-1975. “Giải phóng” là từ không chỉ được dùng bởi những người đi từ trong các chiến khu mà còn được nói như một phản xạ tự nhiên của không ít người dân. Có hàng triệu người đã bỏ nước ra đi, nhưng hàng chục triệu người miền Nam vẫn chọn con đường ở lại, rồi chính họ sẽ có những trải nghiệm đáng nhớ về “giải phóng”.

BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN I - GIẢI PHÓNG - CHƯƠNG 8

I   2 A    2 B    3   4   5   6   7   8   9   10   11 12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   KẾT

Phần II: Thời Lê Duẩn 

Chương 8: THỐNG NHẤT

on gái ông Lê Duẩn, bà Lê Thị Muội, viết: “Gần trưa [30-4] tôi hay tin là ta đã chiếm Dinh Độc Lập… Tôi hấp tấp ra khỏi Viện Di truyền, phóng xe máy về nhà vàlao thẳng vào phòng ba tôi. Ở đấy, một mình ba tôi đang ngồi lặng lẽ… Người ngước mắt cười với tôi, rồi nước mắt bỗng trào ra… Đột nhiên, tôi thấy thời gian nhưngưng lại và ánh sáng trong căn phòng cũng không còn là thứ ánh sáng thông thường của trời đất nữa”382. Nếu như ngày 19-1-1974, Quần đảo Hoàng Sa không bị Trung Quốc chiếm đi, thì Việt Nam dưới thời ông Lê Duẩn đã bao gồm những gì mà Hoàng đế Gia Long mở mang và thâu tóm được. Thống nhất giang sơn đã khó nhưng còn khó hơn khi thống nhất lòng người. Nếu “thời gian ngưng lại” ở thời điểm 30-4-1975, lịch sử chắc chắn sẽ có một cách nhìn khác về vai trò Lê Duẩn.

BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN I - GIẢI PHÓNG - CHƯƠNG 9

I   2 A    2 B    3   4   5   6   7   8   9   10   11 12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   KẾT
Chương 9: XÉ RÀO
    í thư Thành ủy Võ Văn Kiệt từng nói trước Hội đồng Nhân dân: “Khác với tất cả các xã hội có giai cấp trước đây, nhà nước xã hội chủ nghĩa chịu trách nhiệm đầy đủ đối với đời sống của nhân dân, vì vậy nhà nước phải nắm toàn bộ khâu lưu thông phân phối, đặc biệt là những nhu cầu thiết yếu đối với đời sống, liên quan đến bữa ăn hàng ngày của nhân dân lao động”452. Chỉ mấy năm sau, những người như ông Kiệt nhận ra chính tham vọng tốt đẹp đó đã như những bức tường, những hàng rào, giam hãm sự năng động của toàn xã hội. Những nỗ lực “đục thủng” cơ chế “tập trung quan liêu bao cấp” đó về sau sẽ được gọi là “xé rào”.

BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN I - GIẢI PHÓNG - CHƯƠNG 10

I   2 A    2 B    3   4   5   6   7   8   9   10   11 12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   KẾT
Chương 10: ĐỔI MỚI
    ừ chỗ tập trung vào tay nhà nước ruộng đất, nhà máy và tất cả các quyền sản xuất, kinh doanh, từ tháng 12-1986, Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu cho phép “các thành phần kinh tế” được làm ăn một cách có giới hạn. Đồng thời, nhà nướccũng từng bước cho tự do lưu thông hàng hóa trong nước, để thị trường điều tiết giá cả thay vì lên kế hoạch và quyết định bằng các mệnh lệnh hành chánh. Việc chấp nhận nền kinh tế vận hành theo các quy luật gần giống như nó vốn có được Đảnggọi là “đổi mới”. Để đi tới quyết định đó, các nhà khởi xướng cũng đã phải mất rất nhiều thời gian để thuyết phục các đồng chí trong Đảng và thuyết phục chính mình.

BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN I - GIẢI PHÓNG - CHƯƠNG 11

I   2 A    2 B    3   4   5   6   7   8   9   10   11 12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   KẾT
Chương 11: CAMPUCHIA
    
iữa trưa 7-1-1979, khi nghe con rể là Giáo sư Hồ Ngọc Đại đánh thức báo tin, “Quân ta đã vào Phnom Penh”, ông Lê Duẩn chỉ “ừ” rồi ngủ tiếp. Ông Hồ Ngọc Đại nói: “Tôi rất ngạc nhiên. Khi nhận được điện thoại từ Cục Tác chiến tôi cũng không ngờ chuyện long trời lở đất như thế mà ông vẫn ngủ”. Đưa đại quân đến thủ đô một quốc gia khác tưởng nhẹ tựa giấc ngủ trưa của một đấng quân vương nhưng phải mười năm sau Quân đội Việt Nam mới rút được chân ra khỏi đó. Cho dù câu chuyện xảy ra bên ngoài lãnh thổ, mười năm ấy sẽ trở thành một phần lịch sử Việt Nam,lịch sử can thiệp vào một quốc gia khác.

BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN II - QUYỀN BÍNH - CHƯƠNG 12


Huy Đức

CHƯƠNG XII

I   2 A    2 B    3   4   5   6   7   8   9   10   11 12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   KẾT
Tôi rời Campuchia trước khi Việt Nam rút hết “Quân tình nguyện”. Khi học ở trường chuyên gia quân sự 481, chúng tôi được chuẩn bị tư tưởng để “giúp bạn lâu dài”. Nhưng thay vì ở lại hàng thập niên, tôi chỉ phải ở lại Campuchia gần bốn năm. Tôi quyết định rời quân đội. Một cá nhân cũng như một quốc gia, súng ống chỉ nên được lựa chọn khi không còn con đường nào khác.
Cuối năm 1987, tôi bắt đầu làm việc ở Văn phòng huyện uỷ Nhà Bè. Thời gian ấy, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đang viết “Những việc cần làm ngay”. Công việc ở Văn phòng huyện uỷ thật an nhàn, tôi đã sử dụng phần lớn thời gian để viết văn và viết bài cho các báo. Sau khi đọc những bài báo ấy, Bí thư huyện uỷ Trần Văn Đông giao cho tôi phụ trách biên tập tờ tin và đài truyền thanh huyện Nhà Bè. Chỉ mấy tháng sau, tôi được nhà văn Nguyễn Đông Thức đưa về Tuổi Trẻ.

BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN II - QUYỀN BÍNH - CHƯƠNG 13

I   2 A    2 B    3   4   5   6   7   8   9   10   11 12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   KẾT
Phần III: Dấu ấn NGUYỄN VĂN LINH
Chương 13: ĐA NGUYÊN
    ng Nguyễn Văn Linh làm Tổng bí thư vừa đúng một nhiệm kỳ (1986-1991). Người kế nhiệm ông - ông Đỗ Mười - nói rằng, thời gian thực sự làm việc của ông Linh chỉ khoảng gần hai năm vì ông thường xuyên đau ốm. Nhưng ông Nguyễn Văn Linh đã nỗ lực như một người mạnh khỏe để bảo vệ thành trì xã hội chủ nghĩa. Những nỗ lực đó có thể được Đảng Cộng sản Việt Nam ghi công nhưng cũng khiến cho di sản của Nguyễn Văn Linh trở nên rất khác.

BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN II - QUYỀN BÍNH - CHƯƠNG 14

I   2 A    2 B    3   4   5   6   7   8   9   10   11 12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   KẾT
Phần III: Dấu ấn Nguyễn Văn Linh
Chương 14: KHOẢNG CÁCH LINH - KIỆT
    au thành công của “cởi trói” và “những việc cần làm ngay, “khoảng cách” giữa Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và các thành viên khác trong Bộ Chính trị không còn chỉ “cách nhau sợi tóc” như ông ví von lúc đầu. Khác với Lê Duẩn và Trường Chinh, quyết định nhân sự dưới thời Nguyễn Văn Linh không còn là công việc của Ban Tổ chức. Sự quyết đoán của ông trong một số trường hợp, mở đầu bằng việc lựa chọn Đỗ Mười thay vì Võ Văn Kiệt đứng đầu Chính phủ, đã ảnh hưởng không nhỏ tới tiến trình cải cách của Việt Nam. Mối quan hệ giữa Võ Văn Kiệt và Nguyễn Văn Linh tưởng như rất gần gũi, nhưng trên thực tế, trong tính cách cá nhân và trong chính trị giữa hai người có rất nhiều khác biệt.

BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN II - QUYỀN BÍNH - CHƯƠNG 15



 
I   2 A    2 B    3   4   5   6   7   8   9   10   11 12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   KẾT
Phần III: Dấu ấn Nguyễn Văn Linh
Chương 15: TƯỚNG GIÁP
ưu lược và quyết liệt không chỉ trong những cuộc chiến quy ước như Điện Biên Phủ, năm 1946, khi Hồ Chí Minh đi Pháp nhân Hội nghị Fontainebleau, ở Hà Nội, tướng Giáp đã cùng với Trường Chinh thanh trừng đối lập gần như triệt để. Nhưng trước những đối thủ chính trị nhân danh Đảng, tướng Giáp trở nên cam chịu và thụ động. Có lẽ lòng trung thành với tổ chức và ý thức tuân thủ kỷ luật đã rút đi thanh gươm trận của ông.

BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN II - QUYỀN BÍNH - CHƯƠNG 16

I   2 A    2 B    3   4   5   6   7   8   9   10   11 12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   KẾT
Phần IV: Tam Nhân
Chương 16: THỊ TRƯỜNG


   gày 28-4-1989, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch cùng với Bộ trưởng Thương mại “hai nước anh em”, Lào và Campuchia, đến Bangkok dự Hội thảo “Đông Dương: từ chiến trường chuyển sang thị trường”(276). Ở trong nước, từ các nhà lãnh đạo vĩ mô, các trường đại học, cho đến từng cơ sở kinh doanh, bắt đầu tìm kiếm tài liệu để chuẩn bị sự hiểu biết cho thời kỳ chuyển đổi. Cho dù những trải nghiệm ban đầu bao gồm cả những đổ vỡ, nhưng những gì mà kinh tế thị trường kiến tạo đã làm thay đổi đến từng ngóc ngách đời sống và toàn bộ bộ mặt xã hội Việt Nam.