Hiển thị các bài đăng có nhãn Hồi Ký. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hồi Ký. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2018

NHỮNG NGÔI MỘ TẬP THỂ Ở HUẾ


Trần Gia Phụng – Đả Đảo Cộng Sản Khát Máu
1. Bộ đội cộng sản bị đẩy lui
Không tổ chức được cuộc tổng khởi nghĩa (chữ của cộng sản), Việt cộng còn bị quân đội Việt Nam Công Hòa (VNCH) và Đồng minh phản công mạnh mẽ, đẩy lui ra khỏi Huế.

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2018

HỒI KÝ GIẢI KHĂN SÔ CHO HUẾ CỦA NHÃ CA - KỲ 1


 1      2      3           5


TỰA NHỎ: VIẾT ĐỂ CHỊU TỘI

Tôi được sinh ra ở Huế, lớn lên với Huế, nhưng khi trưởng thành, đã rời gia đình, bỏ thành phố và ra đi biền biệt.

Hồi trước Tết Mậu thân, hôm 23 tháng chạp năm mùi, đang cùng chồng con cúng ông táo, tôi bỗng nhận được điện tín từ Huế : về ngay, ba hấp hối.

Với một gói hành lý vội vàng, đứa con hư hỏng của gia đình và thành phố là tôi, đã trở lại Huế để chụi tang người cha thân yêu. Và rồi như bao người khác, đã phải chịu luôn cái tang lớn cho cả thành phố, khi biến cố tết Mậu Thân bùng nổ. 

HỒI KÝ GIẢI KHĂN SÔ CHO HUẾ CỦA NHÃ CA - KỲ 2

NHÃ CA

1      2      3           5

3 NHỮNG MẢNH VỤN GÓP NHẶT

Sau một đêm hò hét, phẫn nộ, rực lửa, bóng tối cũng tan dần. Trời vừa hé sáng thì những tiếng súng cũng im bặt.

Mặt trời như đã nổ tan tành từ bao giờ. Ánh sáng của ngày hắt hiu, buồn thảm. Buổi sáng nay thức dậy không nghe tiếng gà gáy, không có tiếng chim kêu, không có tiếng chuông chùa và tiếng chuông nhà thờ, cả tiếng gà vịt cũng không nữa.



Bầu trời như muốn ứa nước. Những khu vườn bỗng tiêu điều u ám lạ, cỏ đẫm sương mai bị dẫm nát tan tành, vung vãi những giẻ rách, mảnh đạn và vết máu. Vết máu kéo lê mặt đường, nối dài từ khu vườn này sang khu vườn khác. Một vài vũng máu còn đọng trước sân, bên bể cạn, cạnh gốc mai vàng ngập ngừng e ngại vì màu sắc quá tươi tắn. 

HỒI KÝ GIẢI KHĂN SÔ CHO HUẾ CỦA NHÃ CA - KỲ 3

NHÃ CA
1      2      3           5

5 - NGƯỜI Ở TỪ ĐÀM VỀ KỂ CHUYỆN

Bốn ngày liền, tôi nằm dưới hầm tối và trong bốn ngày, tôi đã phải nhịn ăn hết hai. Sáng hôm nay, đứa em gái bò lên khỏi hầm lục lọi đâu được khúc bánh tét đã mốc meo. Nó bò xuống, lột lá và cứ đút từ miệng người này cắn một miếng tới miệng người khác.

Tôi đã chán ngán tuyệt vọng lắm rồi. Trước đó vài tiếng đồng hồ, tôi có cảm tưởng cứ nhịn đói như thế này cho tới lúc mệt lả, thiếp đi, rồi đi vào một giấc ngủ vĩnh viễn thì thật là sung sướng. Dù sao cũng sung sướng hơn cõi sống mà chúng tôi đang hứng chịu. Nhưng khi nghe mùi thơm của nếp, mùi mốc của lá, và miếng bánh tét đưa đến gần, miệng tôi bỗng mở ra toác hoác, một niềm sung sướng đến hoan lạc, một hạnh phúc chất ngất khi miếng bánh đã nằm trong miệng. 

HỒI KÝ GIẢI KHĂN SÔ CHO HUẾ CỦA NHÃ CA - KỲ 4

NHÃ CA

 1      2      3           5

7 - CHUYỆN TỪ THÀNH NỘI
Không hiểu do một phép lạ nào mà ngôi nhà vẫn còn nguyên vẹn. 

Chúng tôi sống chật hẹp trong chiếc hầm đào sâu xuống đất, trên miệng hầm, xung quanh chất toàn bao cát, như vậy là đã mười mấy hôm. 


Chuyện gì? À, mấy ngày đầu. Mấy ngày đầu thì đâu có gì kinh hoàng. Cũng như các vùng khác, đêm mồng một, chúng tôi nằm lăn sát đất, chui cả xuống gầm giường vì tiếng súng bắn khắp mọi phía. Sáng ngày ra là Việt cộng đã đầy nhà, đầy vườn. Họ đi lại ngoài đường đông nghẹt. Ðồng phục à? Không. Họ vận đủ các thứ quần áo. Có tốp mặc áo ka ki hẳn hoi, nhưng phần đông họ mặc quần đùi. Ðặc biệt là người nào cũng có đeo băng màu nơi tay, hoặc quàng khăn nơi cổ. 

HỒI KÝ GIẢI KHĂN SÔ CHO HUẾ CỦA NHÃ CA - KỲ CUỐI

NHÃ CA

1      2      3           5


9 - CON CHÓ GIỮA DÒNG

Chỉ một đêm ngủ dậy, sáng ra, đường sá bỗng náo nhiệt hẳn. Lính từ dưới Phú Bài theo quốc lộ 1 lên nhiều lắm. Họ đi bộ và vẫn cứ đi dọc từng người, đeo ba lô. Họ vừa đi vừa nhìn xung quanh, hai bên đường, và mỉm cười chào những người đang đứng nhìn theo họ. Không biết dự trữ từ bao giờ mà một bà già đã bày một rổ giá đựng thuốc lá ra bán ở góc nghẹo Ðường Nay. Vài anh lính dừng lại:

- Mẹ bán cho con một gói Ru by đi mẹ.


- Các anh muốn gói mô cứ lấy. Tui có biết Ru by là thuốc chi mô.

Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2018

LỜI SÁM HỐI HAY LỜI DỐI TRÁ ???


Phương Trạch – Đả Đảo Cộng Sản - Hôm 10/02/2018, trên trang cá nhân của nhà văn Nguyễn Quang Lập, có đăng lá thư “sám hối” của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, với tựa đề: “Lời cuối cho câu chuyện quá buồn”.

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2018

BIẾN ĐỘNG MIỀN TRUNG - PHẦN I

1      2      3     4      5      6 
Cuốn sách sau nhiều năm chờ đợi!


Đôi lúc ngồi nhớ lại những giai đoạn đen tối của đất nước, không ít người, chắc vẫn còn bàng hoàng tự hỏi:- VNCH thua trận chiến cuối cùng ngày 30-4-1975 là bởi lý do gì.  Sự việc đã ngoài ba chục năm, đáng lẽ chìm vào quên lãng từ lâu, nhưng có nhiều điều nghịch lý trong kết quả chung cuộc ấy, nên những người còn chút tâm huyết với quốc gia, dân tộc, vẫn tìm tòi, truy cứu để làm sáng tỏ vấn đề.
Thiếu Tá Liên Thành, Tác Giả, 1972
Thiếu Úy Liên Thành

       Công việc này cũng không đơn giản, vì tài liệu không có nhiều, vả lại những tài liệu có được thường là những hồi ký của một vài người liên quan đến sự việc - Những hồi ký này không nhằm mục đích cung cấp tài liệu để tìm sự thực, mà chỉ tự đề cao cá nhân, hoặc là kể công, hay là chạy tội, nên rất hời hợt, chủ quan.

       Còn một số vị biết rõ sự thật, có thể cung cấp những dữ kiện thật, lại ngại ngùng, không muốn lên tiếng, sợ mất lòng đảng phái này, tôn giáo nọ, hoặc sợ bị trả thù v...v....  Thời gian lần lượt trôi đi, không ít vị đã đem những hiểu biết ấy về lòng đất lạnh.
       Chờ đợi hơn 30 năm, nay chúng tôi mới được đọc cuốn "Biến Động Miền Trung" của ông Liên Thành, cựu Thiếu Tá Chỉ Huy Trưởng CSQG/Thừa Thiên - Huế.   Tôi thấy tác giả kể lại những sự kiện mà ông đã biết, những công việc mà ông đã làm trong suốt thời gian ông phục vụ tại Thừa Thiên - Huế.  Dưới ngòi bút của ông, sự thật được phơi bầy trọn vẹn, từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn - Rồi đến những nhân sự xuất đầu lộ diện ở miền Trung mà ông đã gặp, ai chính, ai tà, ai chủ mưu, ai xúi dục, khích động những hành động phá rối trị an, khi đốt chợ, lúc đốt... người v...v...

BIẾN ĐỘNG MIỀN TRUNG - PHẦN II


1      2      3     4      5      6
Biến Động Miền Trung (Giai đoạn 1963-1975)
- Phần 4
Liên Thành (Cựu Ty Trưởng Cảnh Sát Quốc Gia tỉnh Thừa Thiên-Huế)
Phòng hội có khoảng 30 sĩ quan cấp Tá trở lên vừa Việt, vừa Mỹ. Khoảng 5 phút sau Thiếu Tướng Tư Lệnh vào Phòng Hội. Sau phần trình bày tình hình tại Huế của Thiếu tá Quận Trưởng Nam Hòa Phạm Khắc Đạt, Thiếu Tướng Tư Lệnh chỉ thị chúng tôi trở lại Huế. Thiếu Tá liên lạc với Trung Tá Tỉnh Trưởng Phan Văn Khoa hiện đang có mặt tại Quận Hương Thủy để nhận lệnh. Phần tôi trở lại Chi Khu Nam Hòa chỉ huy 2 đại đôi cơ hữu đợi lệnh. Hằng ngày Đại úy Anh sẽ liên lạc với tôi.

Chúng tôi chào từ giã Thiếu Tướng Tư Lệnh. Thiếu Tá Bob gặp chúng tôi ngay phòng hội cho biết 3 giờ sau sẽ gặp nhau tại bãi đáp trực thăng Quân Đoàn để trở về lại Huế.

BIẾN ĐỘNG MIỀN TRUNG - PHẦN III

Nguyễn Chánh Thi
1      2      3     4      5      6
Biến Động Miền Trung (Giai đoạn 1963-1975)
- Phần 7

Liên Thành (Cựu Ty Trưởng Cảnh Sát Quốc Gia tỉnh Thừa Thiên-Huế)

THẨM VẤN HOÀNG KIM LOAN
Nhà an toàn, danh từ hơi khó hiểu và mập mờ, nếu không ở trong giới tình báo thì ít người được nghe và biết đến. Hầu như không có một cơ quan tình báo nào không có nhà an toàn, đó là một trong những căn nhà được thuê mướn nằm trong khu nhà cửa đông đúc của dân chúng, hoặc công thự của cơ quan ít ai để ý, và địch khó phát giác. Nhà an toàn là nơi:

Tiếp xúc với các nguồn tin.

BIẾN ĐỘNG MIỀN TRUNG - PHẦN V

THÍCH ĐÔN HẬU
1      2      3     4      5      6
Biến Động Miền Trung 
(Giai đoạn 1963-1975) 
- Phần 12

Hoàng kim Loan đã khai những cơ sở bí mật của hắn trong Phật Giáo tại Huế như sau:
- Thích Đôn Hậu.
Thích Đôn Hậu trụ trì chùa Thiên Mụ, là Chánh Đại Diện Phật GiáoẤn Quan miền Vạn Hạnh (Miền Trung). Cơ sở Tôn giáo Vận, được Hoàng Kim Loan tổ chức từ trước năm 1963.
Chùa Thiên Mụ là một trạm giao liên nội thành rất quan trọng của cơ quan Thành ủy Huế trong suốt thời gian Thích Đôn Hậu trụ trì chùa này cho đến Mậu Thân 1968, khi Thích Đôn Hậu thoát ly ra Bắc.

BIẾN ĐỘNG MIỀN TRUNG - PHẦN IV


1      2      3     4      5      6
Biến Động Miền Trung Phần 10 
(Giai đoạn 1963-1975)

Chống Bầu Cử Tổng Thống Nhiệm Kỳ II - 1971 

Tình hình chính trị lại sôi động trở lại, Hoàng Kim Loan và Phật Giáo Ấn Quang tại Huế dùng sinh viên, học sinh và tín đồ Phật Giáo phát động một vụ biến động mới tại Huế :
Chống bầu cử Tổng thống nhiệm kỳ II.

1971 là năm bầu cử Tổng Thống nhiệm kỳ II vào ngày 1-10 1971, chỉ độc nhất có một liên danh ra ứng cử là liên danh Nguyễn Văn Thiệu - Trần văn Hương, vì thế báo chí đối lập gọi cuộc bầu cử này là “Bầu cử độc diễn”
Phật giáo Ấn Quang chống đối mãnh liệt “Bầu cử độc diễn”. Các khuôn hội Phật giáo, Tỉnh Hội Phật giáo được lệnh chỉnh đốn hàng ngũ để chờ lệnh “Thầy” hành động.

Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM, THẦY GIÁO VŨ HÙNG BỊ CHÁU CON BẢ CHÓ TẠM GIAM 2 THÁNG


RFA - Chị Lý Thị Tuyết Mai, vợ thầy giáo Vũ Văn Hùng cho chúng tôi biết, cán bộ điều tra Kim Minh Đức thông báo thầy giáo Vũ Văn Hùng đã có lệnh tạm giam 2 tháng. Người này cũng hứa sẽ đưa giấy cho gia đình vào thứ hai tuần tới.

CHÁU CON BẢ CHÓ TẠI NGHỆ AN ĐÃ TUYÊN Y ÁN 3 NĂM TÙ, 4 NĂM QUẢN CHẾ CHO NGƯỜI YÊU NƯỚC NGUYỄN VĂN OAI


RFA - Phiên tòa phúc thẩm xét xử nhà hoạt động Nguyễn Văn Oai đã được diễn ra tại tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An sáng ngày 15/01/2018 trong bầu không khí căng thẳng. Bên trong phiên tòa, những lời khai của bị cáo và luận chứng của luật sư đều bị bác bỏ và cuối cùng thẩm phán vẫn tuyên y án sơ thẩm 5 năm tù giam và 4 năm quản chế đối với ông Nguyễn Văn Oai. Bản án được luật sư nhận định là “oan sai”.

BẬT MÍ LỊCH SỬ - MỸ KHÔNG THẢ BOM VÀO BỆNH VIỆN BẠCH MAI - VẬY AI ĐÃ ĐÃ ĐẶT MÌN PHÁ VỠ BỆNH VIỆN BẠCH MAI ĐỂ ĐỔ THỪA MỸ!


Đả Đảo Cộng Sản - Qua tài liệu về Operation Linebacker II, thì Mỹ KHÔNG thả bom vào đêm 21 rạng sáng 22/12/1972- đây cũng là đêm Việt Cộng Bạch Mai bị "trúng bom Mỹ"! 

BI KỊCH TRỊNH CÔNG SƠN



Tôi gặp Trịnh Công Sơn vào năm 1958 tại Huế; lúc đó Sơn khoảng 17 tuổi và tôi 18 tuổi. Chúng tôi chơi với nhau vì cùng tâm hồn thi ca, và bởi vì lúc đó tôi chưa hề là họa sĩ.

VĂN PHÒNG CAO ỦY NHÂN QUYỀN LHQ LÊN TIẾNG VỀ VIỆC NHÀ CẦM QUYỀN CỘNG SẢN VIỆT NAM KẾT ÁN NHÀ HOẠT ĐỘNG NHÂN QUYỀN TRẦN THỊ NGA


OHCHR - CTV Danlambao Lược dịch - Chúng tôi lấy làm quan ngại về tình trạng gia tăng đàn áp những người hoạt động bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam đã đặt vấn đề và phê phán những chính sách của chính phủ. 

Thứ Ba, 12 tháng 9, 2017

HỒI KÝ ĐƯỜNG ĐI KHÔNG ĐẾN CỦA XUÂN VŨ - KỲ 1

1      2      3      4      5
CẢM NGHĨ về “ĐƯỜNG ĐI KHÔNG ĐẾN” của Xuân Vũ

Bác sĩ Hồ Văn Châm

Tôi nghĩ rằng khi đọc xong tập hồi ký vượt Trường Sơn này của nhà văn Xuân Vũ, mỗi độc giả tùy theo thân thế và tâm sự riêng biệt của mình, có thể có những cảm nghĩ rất khác nhau. Người thích phiêu lưu mạo hiểm, say mê những chân trời xa lạ, những câu chuyện sôi nổi được tác giả ghi chú rất linh động trong tập sách. Kẻ ưa mơ mộng, thương cảm nỗi vất vả nhọc nhằn của người nữ vũ công có đôi bàn chân sáp đúc trầy trụa vì đá tai mèo trên những đỉnh núi cụng trời. Chính khách thời thượng gật gù khen nội dung tốt. Độc giả khó tính tặc lưỡi cho là sách tuyên truyền.

HỒI KÝ ĐƯỜNG ĐI KHÔNG ĐẾN CỦA XUÂN VŨ - KỲ 2

1      2      3      4      5
 - 7 -
Nghĩ quanh nghĩ quẩn mãi rồi cũng không thoát khỏi cái cực hình kéo dài không biết bao giờ chấm dứt: đó là ĐI. Phải đi! Và đi tới nghĩa là không thể lùi lại.
Dù sao thì cũng phải đi. Mà đi bằng cặp chân và cây gậy sau những cơn sốt và nằm ngoài mưa, kể ra cũng không phải là chuyện vui.
Nằm mà nhìn cảnh vật thì trông thấy cái cây, sườn núi cái gì cũng nghiêng như sắp đổ. Còn ngồi mà nhìn thì thấy nó xoay vần. Cây cối và sườn núi như cứ chạy quanh như vây chặt lấy mình.
Mắt tôi quen nhìn cái đầu võng của Thu. Ở trên đó có cái chân đau của Thu gác lên với những băng bó trắng xoá. Màu trắng gây thêm cảm giác buồn của thương tật.

HỒI KÝ ĐƯỜNG ĐI KHÔNG ĐẾN CỦA XUÂN VŨ - KỲ 3

1      2      3      4      5
- 13-
Chúng tôi về đến trạm được một lúc thì anh trạm trưởng và cậu Chân ra chơi. Hai người tỏ vẻ vui mừng khi trông thấy mớ thực phẩm sống của chúng tôi rất phong phú.
Tôi hỏi một cách rất ngây ngô:
- Ở đây sao các anh không đi đổi về dùng?
- Chúng tôi biết chớ, nhưng thú thật với các anh, chúng tôi đâu có cái gì để đổi chác?
Anh trạm trưởng tiếp:
- Các đồng chí thấy đó, ở trong vùng rừng núi này sắt đá gỗ lim còn mục nữa là quần áo. Quần áo của chúng tôi không đủ mặc, lấy gì mà đổi? Tôi làm trạm trưởng gần hai năm chỉ lãnh được một bộ đồ.
Công tác giao liên, các đồng chí coi đó, dầm nước mưa, nước suối suốt ngày, đâu có mấy tháng thì rã hết. Trước kia chúng tôi còn có một bộ nghiêm một bộ nghỉ. Đi về thì thay bộ đồ tác chiến ra treo trên nhánh cây đó, mặc bộ đồ khô vào, sáng hôm sau, bộ kia có khô hay chưa khô cũng cứ tra vào.. Cả năm này tháng nọ như thế. Nhưng bây giờ tụi tôi mỗi đứa chỉ còn một bộ, hễ ướt cởi ra phơi thì phải mặc “bộ đồ da”. Anh biết “đồ da” chưa? …