Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhân Vật Lịch Sử. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhân Vật Lịch Sử. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

JEAN-MARIE-THÉRÈSE VŨ THÀNH AN

Bài viết của ông Phạm Liễn về nhạc sĩ Vũ Thành An rất rõ ràng, quá nhiều nhân chứng sống, rất đáng tin cậy. Ở trại cải tạo tôi có viết một bài thơ về VTA. Qua Mỹ đã sửa lại một vài chi tiết cho phù hợp với những tin tức mới nhận được về ông nhạc sĩ một thời tôi đã yêu mến này. Nhân tiện xin gởi đến quý anh chị đọc để vui buồn tùy ý.
Phạm Đức Nhì

Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

VỤ CƯỚP MÁY BAY QUÂN SỰ ĐỂ VƯỢT BIÊN VÔ TIỀN KHOÁNG HẬU CHƯA TỪNG ĐƯỢC TIẾT LỘ

TRƯƠNG VĂN ẤM
Vào ngày 24/11/1979,  một cuộc không tặc máy bay quân sự C130 vô tiền khoáng hậu tại sân bay Tân Sơn Nhất của một nhóm 13 người trốn chạy khỏi VN gây chấn động thế giới. Họ là ai? Cuộc vượt biên bằng máy bay này ra sao? Ông Trương Văn Ẩm, người lên kế hoạch cuộc không tặc kể lại câu chuyện sau 36 năm:

BÀI VIẾT CỦA NGUYỄN BẢO TUẤN CON ÚT CỐ ĐẠI TÁ NGUYỄN ĐÌNH BẢO: TẠI SAO KHÔNG GIỮ LỜI HỨA VỚI MẸ TÔI

Cố Đại Tá NGUYỄN ĐÌNH BẢO
Trên FB tôi thấy đại đa số thường chọn hình mình hoặc hình con mình để làm avatar, ít hơn một chút thì lấy hình của người yêu, vợ hoặc chồng, hoặc một hình gì đó mà mình yêu thích. Riêng tôi thì tôi lại chọn một đối tượng khác mà hình như tôi thấy chưa một ai chọn giống như tôi: một người mà đã không giữ lời hứa với mẹ tôi. Tôi sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh đầy phong ba bão táp. Cả nhà 6 người mà chỉ có một chiếc xe đạp thay phiên nhau đi, gạo thì chạy ăn từng bữa, anh trai tôi ngày ngày cứ 5h sáng phải chạy lên Gò vấp để lấy bánh đậu xanh về đi bỏ cho các tiệm bánh rồi mới về đi học trong suốt 7 năm trời, từ năm học lớp 11 đến hết năm thứ 6 Y khoa.

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

TRUYỆN KIỀU

Nguyễn Du
(1766-1820)
Hiệu là Tố Như, Thanh Hiên, là con ông Nguyễn Nghiễm, làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân (Nghệ Tĩnh), văn chương vượt hẳn bạn bè, nhưng học vị chỉ là tam trường (tú tài). Nguyễn Du gặp nhiều khó khăn hồi con thanh niên. Mười một tuổi mồ côi cha, mười ba tuổi mất mẹ, suốt đời trai trẻ ăn nhờ ở đâu: hoặc ở nhà anh ruột (Nguyễn Khản), nhà anh vợ (Đoàn Nguyễn Tuấn), có lúc làm con nuôi một võ quan họ Hà, và nhận chức nhỏ: chánh thủ hiệu uý. Do tình hình đất nước biến động, chính quyền Lê Trình sụp đổ, Tây Sơn quét sạch giặc Thanh, họ Nguyễn Tiên Điền cũng sa sút tiêu điều: "Hồng Linh vô gia, huynh đệ tán". Nguyễn Du trải qua 10 năm gió bụi. Năm 1802, ra làm quan với triều Nguyễn được thăng thưởng rất nhanh, từ tri huyện lên đến tham tri (1815), có được cử làm chánh sứ sang Tàu (1813). Ông mất vì bệnh thời khí (dịch tả), không trối trăng gì, đúng vào lúc sắp sửa làm chánh sứ sang nhà Thanh lần thứ hai.

TRUYỆN KIỀU: PHẦN 2 - THÚY KIỀU GẶP KIM TRỌNG

245.. Chàng Kim từ lại thư song,
Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây.
Sầu đong càng lắc càng đầy,
Ba thu dồn lại một ngày dài ghê.
Mây Tần khóa kín song the,
250.. Bụi hồng lẽo đẽo đi về chiêm bao.
Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao,
Mặt mơ tưởng mặt, lòng ngao ngán lòng.
Buồng văn hơi giá như đồng,
Trúc se ngọn thỏ, tơ chùng phím loan.
255.. Mành Tương phất phất gió đàn,
Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình.
Vì chăng duyên nợ ba sinh,

Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

LINH NGHIỆM


Trần Huy Quang, 
LTS. Nhân Ngày Lễ Mẹ, trong khi khắp thế giới vinh danh hình ảnh phụ nữ với vai trò người mẹ, nhiều nhà nghiên cứu bùi ngùi vì thấy tội nghiệp cho các phụ nữ bị Ông Hồ vùi dập, bỏ rơi, như quý bà Nguyễn Thị Minh Khai, Tăng Tuyết Minh, Nguyễn Thị Xuân, Irene… Truyện ngắn “Linh Nghiệm” của nhà văn Trần Huy Quang đã được lưu hành trên các trang web trong dịp Lễ Mẹ này. Truyện viết về ông Hồ Chí Minh, gọi tắt là HINH, đã từng đăng nhiều năm trứơc trên báo quốc nội và tức khắc, cả báo và nhà văn cùng bị kỷ luật. Truyện cho mùa Lễ Mẹ này như một bản tiểu sử HCM cực ngắn mà rất đầy đủ như sau.

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

HOÀNG ĐẾ ĐƯƠNG TRIỀU BHUMIBOL ADULYADEJ CỦA VƯƠNG QUỐC THÁI LAN

Hoàng Đế Bhumibol Adulyadej
 Bhumibol Adulyadej hoặc Phumiphon Adunyadet (Thái Lan), phiên âm tiếng Việt là Phu-mi-phôn A-đun-da-đệt, chính thức được gọi là “Đại đế” (tiếng Thái:ภูมิพลอดุลยเดช; IPA: pʰu:mipʰon adunjadeːd; nghe (trợ giúp·chi tiết)) (sinh ngày 5 tháng 12 năm 1927), còn được gọi là VuaRama IX, là vua Thái Lan đăng cơ ngày 9 tháng 6 năm 1946. Bhumibol Aduladej được xem là một trong số những vị quân vương trị vì lâu nhất thế giới. Mặc dù Thái Lan theo thể chế quân chủ đại nghị, vị quốc vương này đã vài lần can thiệp vào chính trường, gần đây nhất là trong cuộc khủng hoảng chính trị năm 2005 – 2006. Bhumibol Adulyadej được coi là có công lớn trong nỗ lực kiến tạo tiến trình chuyển đổidân chủ ở Thái Lan trong thập niên 1990, mặc dù trong giai đoạn đầu của vương triều, ông đã ủng hộ các chính phủ quân sự. Ông sử dụng tài sản to lớn của mình để cung cấp tài chính cho nhiều đề án phát triển, đặc biệt là ở nông thôn. ông được người dân Thái Lan hết sức yêu kính. Đối với nhiều người dân Thái, nhà vua được sùng bái gần như một thần linh. Những người chỉ trích (hầu hết bên ngoài Thái Lan) xem điều này là hệ quả của chính sách đàn áp bất kỳ sự chỉ trích nào nhắm vào hoàng gia.

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

BA CHỊ EM NHÀ HỌ TỐNG - PHẦN 1

Từ Hy Thái Hậu
Trong lịch sử cận đại, không có một gia đình nào có thể khuynh đảo lịch sử quốc gia và đời sống của hàng trăm triệu người như gia đình họ Tống của Trung Hoa. Trên một nửa thế kỷ, những người của gia đình này đã dùng mọi thủ đoạn để độc chiếm quyền lực chính trị và tài chánh của Trung Hoa, và đã thu thập được những tài sản khổng lồ, lớn nhất thời đại.

Dòng họ Tống gồm những ai?
Họ là con cháu của một gã thiếu niên đi hoang. Gã thiếu niên đó gặp cơ duyên may mắn qua được Hoa Kỳ, sống dưới sự che chở của giáo hội Methodist vào khoảng cuối thế kỷ 19. Gã thiếu niên may mắn đó vốn người họ Hàn tại đảo Hải Nam, nhưng khi sang Hoa Kỳ, hắn đổi tên là Tống Charliẹ Khi trưởng thành và trở về Trung Hoa, Tống Charlie lấy tên là Tống Giáo Nhân, và tạo được một sản nghiệp đồ sộ bằng nghề in và bán sách Thánh Kinh. Tống Giáo Nhân cũng bí mật tham gia phong trào cách mạng của Tôn Dật Tiên, chống lại triều đình Mãn Thanh.

BA CHỊ EM NHÀ HỌ TỐNG - PHẦN 3

CHƯƠNG 11: TÔN DẬT TIÊN TỪ TRẦN VÀ TƯỞNG GIỚI THẠCH LÊN NGÔI
Ngày 15-5-1925 tờ New York Times loan báo cái chết của Tôn Dật Tiên. Trước khi chết, Tôn Dật Tiên tìm cách đi Bắc Kinh, hy vọng có thể tránh được biện pháp quân sự bằng cách liên hiệp với các tướng đang kiểm soát thủ đô miền bắc. Các sứ quân làm chủ miền bắc đã bị Phùng Ngọc Tường loại ra ngoài, và họ Phùng muốn nhường cho Tôn Dật Tiên chức tổng thống tại Bắc Kinh, thay vì chức Tổng thống Đặc Biệt tại Quảng Đông. Lời mời của Phùng Ngọc Tường đưa ra đúng lúc Tôn Dật Tiên đang muốn bỏ Quảng Châu và tìm một thủ đô khác.

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

BÀI DIỄN VĂN CỦA HOA HẬU HOA KỲ 2013

Bài diễn văn rất đặc biệt của Hoa Hậu Mỹ năm 2012- 2013 là cô gái Việt tên là Cung Hoàng Kim, cha : Cung Nhật Thành hiện phục vụ trong ngành Cảnh Sát Hoa Kỳ và mẹ là Giáo Sư Trần Thủy Tiên (đã về hưu sau 16 năm làm việc tại Colleges: College Advisor, Psychology/Sociology/ Vietnamese Professor. M.A in Counseling & Guidance và M.S. in Psychology/ Sociology) .


Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

NGÀY ĐỊNH MỆNH CỦA TỔNG THỐNG BỊ ÁM SÁT KENNEDY

Ngày cuối cùng của Tổng thống Mỹ John F. Kennedy, khi ông bị ám sát cách đây 50 năm, được khắc họa chi tiết qua những bức ảnh lịch sử. 


Tổng thống Kennedy chào đón người ủng hộ trong chuyến thăm Fort Worth, bang Texas, hôm 22/11/1963. Tháng 11 này đánh dấu 50 năm kể từ vụ ám sát ông ở Dallas, một sự kiện làm chấn động nước Mỹ và thế giới. Dưới đây là một số bức ảnh về ngày định mệnh của ông. Ảnh: AP

CUỘC ĐỜI THĂNG TRẦM CỦA PHU NHÂN TỔNG THỐNG KENNEDY

Jacqueline Kennedy, đệ nhất phu nhân một thời của Mỹ, được nhớ đến bởi vẻ đẹp quyến rũ và tính cách mạnh mẽ, đặc biệt là lòng can đảm của một góa phụ sau khi người chồng tổng thống bị ám sát.

Jacqueline Lee Bouvier Kennedy Onassis (1929 – 1994), là vợ của Tổng thống John F. Kennedy và là đệ nhất phu nhân Mỹ từ năm 1961 đến 1963. Bà thường được gọi một cách thân mật là Jackie, Jackie Kennedy hay Jackie Onassis (theo họ của người chồng sau). Hình trên là bức ảnh chân dung chính thức đầu tiên của đệ nhất phu nhân Jacqueline Kennedy được chụp tại Nhà Trắng năm 1961. Ảnh: Library of Congress

Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

GIÁO SƯ NGUYỄN MẠNH TƯỜNG - VỊ “LƯỠNG KHOA TIẾN SĨ” CỦA HAI NƯỚC VIỆT-PHÁP

Phạm Khải
 Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường là một trí thức Việt Nam có học vị cao nhất thời Pháp thuộc. Chưa đầy 23 tuổi, tại một trường đại học vào loại danh giá của nước Pháp, ông đã giành trọn hai tấm bằng: Tiến sĩ Luật và Tiến sĩ Văn chương, trở thành một hiện tượng độc nhất vô nhị trong lịch sử khoa cử của hai nước Việt - Pháp. Được biết, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã kỷ niệm 100 năm ngày sinh của GS Nguyễn Mạnh Tường vào cuối tháng 12/2009 vừa qua,... 
Sức học phi thường

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

TƯỞNG NIỆM GIÁM ĐỐC SỞ TÌNH BÁO XÂM NHẬP MIỀN BẮC PHAN QUANG ĐÔNG BỊ NHÓM LOẠN TƯỚNG XỬ TỬ HÌNH

GIÁM ĐỐC SỞ TÌNH BÁO PHAN QUANG ĐÔNG 
(1929 - 9/5/1964)

Liên Thành
Tham khảo tài liệu đã được giải mật của cơ quan tình báo đồng minh VNCH. Trích từ cuốn THÍCH TRÍ QUANG THẦN TƯỢNG HAY TỘI ĐỒ DÂN TỘC sắp xuất bản

Ông Phan Quang Đông tên thật là Phan Quang Tùng, sinh năm 1929, tại làng Lệ Định, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Trong thời niên thiếu ông được gia đình gởi vào học trường Peleren của Dòng Lasan tại Huế.

Ông Phan Quang Đông cao khoảng 1.65 m, nước da ngâm ngâm, cười rất có duyên, và là con người hết sức đạo đức. Ít nói và không bao giờ to tiếng với bất cứ ai.

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

NGUYỄN CHÍ THIỆN (1939-2012) VÀ HOA ĐỊA NGỤC

Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện và trang bìa tập thơ Hoa Địa Ngục
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện và trang bìa tập thơ Hoa Địa Ngục

Thụy Khuê
Hoa địa ngục là một hành trình thơ, là một hành trình sống. Hoa địa ngục là tác phẩm sớm nhất mô tả đầy đủ hai khía cạnh: chế độ tù ngục và cuộc sống con người trong chế độ toàn trị, ngay từ năm 1960, ở miền Bắc. Văn bản xuất hiện năm 1979, cũng là sớm nhất, khi những hồi ký của tù nhân cải tạo miền Nam chưa ra đời và hai mươi năm sau, ở miền Bắc mới có tiểu thuyết Truyện kể năm 2000 củaBùi Ngọc Tấn.

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013

LỜI TỰ THUẬT CỦA HỮU LOAN


Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, hồi nhỏ không có cơ may cắp sách đến trường như bọn trẻ cùng trang lứa,chỉ được cha dạy cho dăm chữ bữa có bữa không ở nhà . Cha tôi tuy là tá điền nhưng tư chất lại thông minh hơn người. lên trung học,theo ban thành chung tôi cũng học tại Thanh Hóa, không có tiền ra Huế hoặc Hà Nội học . đến năm 1938 – lúc đó tôi cũng đã 22 tuổi- Tôi ra Hà Nội thi tú tài, để chứng tỏ rằng con nhà nghèo cũng thi đỗ đạt như ai. Tuyệt nhiên tôi không có ý định dấn thân vào chốn quan trường. Ai cũng biết thi tú tài thời Pháp rất khó khăn .Số người đậu trong kỳ thi đó rất hiếm, hiếm đến nỗi 5-6 chục năm sau những người cùng thời còn nhớ tên những người đậu khóa ấy , trong đó có Nguyễn Đình Thi , Hồ Trọng Gin, Trịnh văn Xuấn , Đỗ Thiện và …Tôi – Nguyễn Hữu Loan.

Với mảnh tú tài Tây trong tay, tôi rời quê nhà lên Thanh Hóa để dạy học. Nhãn mác con nhà nghèo học giỏi của tôi được bà tham Kỳ chú ý, mời về nhà dạy cho hai cậu con trai. Tên thật của bà tham Kỳ là Đái thị Ngọc Chất ,bà là vợ của của ông Lê Đỗ Kỳ , tổng thanh tra canh nông Đông Dương, sau này đắc cử dân biểu quốc hội khóa đầu tiên . Ở Thanh Hóa, Bà tham Kỳ có một cửa hàng bán vải và sách báo, tôi thường ghé lại xem và mua sách, nhờ vậy mới được bà để mắt tới.

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

BÙI GIÁNG CÀNG ĐIÊN ... CÀNG TỈNH, CÀNG GIÀ ... CÀNG LÃNG MẠN

Bùi Giáng và Trịnh Công Sơn
Trong bài "Chép thơ" in trong tập Bùi Giáng 1994 do thân nhân của Bùi Giáng xuất bản tại California năm 1995, có hai câu mở đầu như sau:

Chép bài thơ cũ tặng em
Những bài thơ mới tèm nhem tâm hồn

Đó là nhận định của Bùi Giáng về chính thơ của ông: những bài thơ ông mới viết sau này "tèm nhem tâm hồn",hay nói cách khác, sướt mướt đầy những cảm xúc dễ dãi, một điều hình như ông không thể tránh được nhưng ông lại không thích mấy, nên ông không muốn chép tặng người thân.