Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

ĐỪNG KHOE TÔI... HÃY CHỤP DÙNG TÔI...

Đừng khoe tôi, hỡi người bạn tài hoa,
Những tấm ảnh mang ra từ địa ngục,
Nơi bạn mới về rong chơi hạnh phúc,
Dù bao người vẫn tủi nhục xót xa.
Đừng khoe tôi hình ảnh một quê nhà,
Mà bạn nghĩ đang trên đà “đổi mới”,
Những thành thị xưa hiền như bông bưởi,
Nay bỗng dưng rã rượi nét giang hồ. 
 
Đừng khoe tôi những cảnh tượng xô bồ,
Những trụy lạc giờ vô phương cứu chữa.
Đất nước đã từ lâu không khói lửa,
Sao rạc rài hơn cả thuở chiến chinh.
Đừng khoe tôi những yến tiệc linh đình,
Những phố xá ngập phồn vinh giả tạo,
Nơi thiểu số tung tiền như xác pháo,
Khi dân nghèo không muỗng cháo cầm hơi.
Đừng khoe tôi cảnh tụ họp ăn chơi,
Của những kẻ đã một thời chui nhủi,

Bỏ tất cả, trong đêm dài thui thủi,
Ngược xuôi tìm đường xăm xúi vượt biên.
Đừng khoe tôi những con phố “bưng biền”,
Những quảng cáo, những mặt tiền nham nhở,
Những khách sạn ánh đèn màu rực rỡ,
Trơ trẽn bày, dụ dỗ khách phương xa.
Đừng khoe tôi chốn thờ phượng nguy nga,
Những dinh thự xa hoa nằm choán ngõ,
Những màu sắc lam, vàng, đen, tím, đỏ,
Đang uốn mình theo gió đón hương bay.
Đừng khoe tôi ảnh Hà Nội hôm nay,
Thành phố đã chết từ ngày tháng đó,
Khi bị ép khoác lên màu cờ đỏ,
Khi triệu người phải trốn bỏ vô Nam.
Đừng khoe tôi những cảnh tượng giàu sang,
Đã được bạn tóm càn vô ống kính,
Những hình ảnh mà kẻ thù toan tính,
Muốn tung ra để cố phỉnh gạt người.

o O o

Bạn thân ơi, sao không chụp giùm tôi,
Nỗi thống khổ của triệu người dân Việt,
Nửa thế kỷ trong ngục tù rên xiết,
Oán hờn kia dẫu chết chẳng hề tan
Bỏ tất cả, trong đêm dài thui thủi,
Ngược xuôi tìm đường xăm xúi vượt biên.
Đừng khoe tôi những con phố “bưng biền”,
Những quảng cáo, những mặt tiền nham nhở,
Những khách sạn ánh đèn màu rực rỡ,
Trơ trẽn bày, dụ dỗ khách phương xa.
Đừng khoe tôi chốn thờ phượng nguy nga,
Những dinh thự xa hoa nằm choán ngõ,
Những màu sắc lam, vàng, đen, tím, đỏ,
Đang uốn mình theo gió đón hương bay.
Đừng khoe tôi ảnh Hà Nội hôm nay,
Thành phố đã chết từ ngày tháng đó,
Khi bị ép khoác lên màu cờ đỏ,
Khi triệu người phải trốn bỏ vô Nam.
Đừng khoe tôi những cảnh tượng giàu sang,
Đã được bạn tóm càn vô ống kính,
Những hình ảnh mà kẻ thù toan tính,
Muốn tung ra để cố phỉnh gạt người.

o O o

Bạn thân ơi, sao không chụp giùm tôi,
Nỗi thống khổ của triệu người dân Việt,
Nửa thế kỷ trong ngục tù rên xiết,
Oán hờn kia dẫu chết chẳng hề tan
Chụp giùm tôi đàn thiếu nữ Việt nam,
Thân trần trụi xếp hàng chờ được lựa,
Hay bầy trẻ mặt chưa phai mùi sữa,
Bị bán làm nô lệ ở phương xa.
Chụp giùm tôi đôi mắt mẹ, mắt cha,
Mà suối lệ chỉ còn là máu đỏ,
Khóc con cháu ra đi từ năm đó,
Biển dập vùi, đà tách ngõ u minh.
Chụp giùm tôi số phận những thương binh,
Đã vì nước quên mình trên chiến trận,
Mà giờ đây ôm hận,
Tấm thân tàn lận đận giữa phong ba.
Chụp giùm tôi hình ảnh những cụ già,
Bọn đầu nậu gom ra đường hành khất,
Để đêm đến, nộp hết tiền góp nhặt,
Đổi chén cơm dầm nước mắt nuôi thân.
Chụp giùm tôi xác chết những ngư dân,
Bị Tàu giết bao lần trên biển rộng,
Hay những chiếc quan tài chưa kịp đóng,
Chở cha, anh lao động Mã Lai về.
Chụp giùm tôi thảm cảnh những dân quê,
Chịu đánh đập chán chê dù vô tội,
Hay cảnh những anh hùng không uốn gối
Gánh đọa đày trong ngục tối bao la.
Chụp giùm tôi mốc biên giới Việt Hoa,
Lấn vào đất của ông cha để lại,
Hay lãnh thổ cao nguyên còn hoang dại,
Lũ sài lang hèn nhát lạy dâng Tàu.
Chụp giùm tôi những nghĩa địa buồn đau,
Chúng tàn phá, chẳng còn đâu bia mộ.
Kẻ sống sót đã đành cam chịu khổ,
Người chết sao cũng khốn khó trăm đường.

o O o

Hãy chụp giùm tôi hết những tang thương,
Hình ảnh thật một quê hương bất hạnh,
Nơi mà bạn, xưa đêm trường gió lạnh,
Đã căm hờn quyết mạnh dạn ra khơi.
Chiếc thuyền con, ca nước lã cầm hơi,
Mạng sống nhỏ đem phơi đầu sóng dữ.
Rồi tha phương lữ thứ,
Tháng năm dài, quá khứ cũng dần phai.
Lòng người chóng nguôi ngoai,
Tháng Tư đến, có mấy ai còn nhớ!

Trần Văn Lương

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013

BẢY ĐẠI TRIẾT GIA THỜI CHU - TẤN: VII. HÀN PHI TỬ


VII. Hàn Phi Tử
280 – 233 trước Công Nguyên

1. SƠ YẾU CUỘC ĐỜI.

Hàn Phi, phỏng chừng sinh vào năm 280 trước CN. vốn thuộc dòng dõi quý tộc nước Hàn, tuy có theo hợc đạo Nho dưới môn Tuân Tử cùng Lý Tư, nhưng lại có tư tưởng khác biệt với thầy. Tuân Tử chú trọng về việc giáo hóa Lễ Nghĩa, còn Hàn Phi cùng Lý Tư thì nặng về pháp chế và quyền thuật, đi theo con đường hoàn toàn trái ngược với đạo Nho. Hàn Phi từng bảo: "Ngô ái ngô sư, ngô bưu ái chân lý". (Ta mến thầy ta, nhưng ta càng chuộng chân lý hơn). Hàn Phi viết rất nhiều sách, và đã nhiều lần dâng kiến nghị lên vua Hàn, nhưng chẳng được trọng dụng. Khi tác phẩm của Hàn Phi truyền sang nước Tần, lúc vua Tần đọc tới hai thiên "Cô phẩn" và "Ngũ xuẩn", thấy rất hạp với ý tưởng của mình, đã thán phục rằng: "Chao ôi, nếu trẫm mà có duyên gặp được người này, thì có chết cũng chẳng còn ân hận ".

BẢY ĐẠI TRIẾT GIA THỜI CHU - TẦN: VI. MẶC TỬ

VI. Mặc Tử
Khoảng 479 – 381 trước Công Nguyên

1. SƠ YẾU CUỘC ĐỜI.

Mặc Tử tên Địch, người nước Lỗ. Cho đến nay, vẫn chưa xác định được năm sanh và năm mất, chỉ biết khoảng chừng vào thời sau Khổng Tử, trước Mạnh Tử. Ban đầu có theo học đạo Nho, nhưng về sau cho rằng, "Nhân nghĩa" của nhà Nho gần như lẩm cẩm, "Lễ nhạc" của nhà Nho quá ư phiền toái, nên tự khởi xướng ra học thuyết mới, nặng về công lợi và giá trì thực dụng. 

BẢY ĐẠI TRIẾT GIA TRUNG QUỐC THỜI CHU - TẦN: V. TUÂN TỬ

V. Tuân Tử

 298 – 238 trước Công Nguyên

 1. SƠ YẾU CUỘC ĐỜI.

 Tuân Tử tên Huống , tự Khanh, cũng tự Tôn Khanh. Đời Hán đặt tên sách của Tuân Tử là "Tôn Khanh Tử", sang thời Đường mới đổi lại xưng hô "Tuân Tử". Tuân Tử người nước Triệu, sanh vào năm nào không được rõ, chỉ biết "Niên giám Tuân Tử", bắt đầu ghi chép sự tích của Người từ năm Triệu Huệ Văn Vương nguyên niên, tức 298 tr. KN. TL và mất vào năm thứ 25 Sở Khảo Liệt Vương, tức 238 tr. CN. Đại để là, trước 40 tuổi, Tuân Tử chuyên tâm về việc trau dồi học vấn, khoảng trước sau 50 tuổi đi du hành qua các nước, từ 60 tuổi trở đi, những năm đầu làm huyện lệnh Lan Lăng của nước Sở, những năm sau thì mở lớp dạy học, y như Khổng Tử, Mạnh Tử thuở trước. Đúng vào năm 50 tuổi, Tuân Tử đến nước Tề. Tuy được người Tề hết sức kính nể, đã trước sau ba lần cử làm "Tế tửu , một danh hiệu vinh dự trong buổi "quốc yến", nhưng rốt cuộc chẳng được trọng dụng. Sau khi rời Tề sang Tần, Tuân Tử được gặp tể tướng Phạm Tuy. Lúc đó Tần là một cường quốc, thường ỷ thế mạnh đe dọa chư hầu. Phạm Tuy hỏi cảm nghĩ của khách ra sao, đối với Tần. Đáp lại câu hỏi đó, trước hết, Tuân Tử ca ngợi Tần là một nước có tập tục tốt, núi non đẹp, hơn nữa là, quan lại dốc lòng vì dân, triều đình làm việc mau mắn. Nhưng tiếp theo thì vuốt mặt chẳng nể mũi, thẳng lời phê bình nước Tần hãy còn khiếm khuyết đạo Nho. Chiếu theo tiêu chuẩn của Tuân Tử thì, thiếu đạo Nho tức là thiếu Lễ nghĩa, mà lễ nghĩa là linh hồn của quốc gia. Tuân Tử khen điều hay, chê điều dở của Tần một cách thẳng thắn, chẳng ngại mếch lòng ai như vậy là thái độ nhận chân nghiêm túc, phải là phải, trái là trái của con người Nho học. Song cũng vì thế, nên Tuân Tử đã thiếu dịp may thi thố tài đức, thực hiện lý tưởng chính trị của mình, đành phải trở về cố quốc. Ở Triệu là nơi nước nhà, Tuân Tử từng biện luận phép dụng binh với Lâm Vũ Quân, trước mặt Triệu Hiếu Thành Vương. Lâm Vũ Quân dựa vào nguyên tắc "xuất kỳ bất ý, công kỳ bất bị" của Tôn Tử binh pháp, cho ràng kẻ dùng binh giỏi, bao giờ cũng "quyền mưu thế lợi " và "công đoạt biến trá", nghĩa là không từ bỏ bất cứ thủ đoạn gian trá nào. Ngược lại, Tuân Tử có quan điểm khác hẳn, Người nhấn mạnh kẻ giỏi về quân sự là biết "thiện phụ dân", tức là dựa vào sức mạnh của dân một cách hiệu quả. Tuân Tử cho rằng, được dân ủng hộ mới nắm chắc phần thắng, cho nên "thiện phụ dân", là cái vốn quý nhất của người điều khiển chiến tranh.

BẢY ĐẠI TRIẾT GIA TRUNG QUỐC THỜI CHU- TẦN: IV. TRANG TỬ

IV. Trang Tử
1.     SƠ YẾU CUỘC ĐỜI.
 Trang Tử tên Chu, người nước Tống gần như cùng thời với Mạnh Tử, nhưng vì là một "ẩn giả", cho nên đời sau chẳng được rõ làm về thân thế cùng đời tư của Trang Tử. Tuy nhiên, trong giới trí thức Trung Quốc, xưa cũng như nay, ít có ai lại chẳng biết đến Trang Tử, bởi Người đã có trước tác để lại trên trăm ngàn lời, trong đó có rất nhiều truyện ngụ ngôn, liên quan tới đời sống bản thân của Trang Tử. Dù cho những truyện đó có thật hay giả tạo, cũng đã dựng lên một hình bóng Trang Tử sống động trong lòng người, lưu truyền trên lịch sử Trung Quốc hơn hai ngàn năm nay. Thật ra phần đông người Trung Hoa vẫn chưa rõ lắm về triết lý nhân sinh của Trang Tử, nhưng ai nấy đều thích nghe truyện Trang Tử. Từ đó, người ta cũng đã hiểu được phần nào, Trang Tử là một con người ra sao. 

BẢY ĐẠI TRIẾT GIA TRUNG QUỐC THỜI CHU - TẦN: III. MẠNH TỬ

III. Mạnh Tử
372 – 289 trước Công Nguyên 

1. SƠ YẾU CUỘC ĐỜI

Mạnh Tử họ Mạnh tên Kha, tự Tử Dư, sanh vào năm thứ tư Chu liệt Vương, 372 tr. CN. Sau 107 năm, tính từ khi Khổng Tử qua đời. Người ta được biết về thân thế của Mạnh Tử, có phần ít hơn Khổng Tử, nhất là chẳng ai được rõ đời sống thời thơ ấu của Người ra sao. Tục truyền về truyện "Mạnh mẫu (mẹ thân sanh Mạnh Tử) tam thiên". (Để chọn láng giềng tốt cho Mạnh Tử, bà mẹ đã phải dời chỗ ở những ba lần), theo kết quả khảo cứu, thì chẳng có sự thật đó.

BẢY ĐẠI TRIẾT GIA TRUNG QUỐC THỜI CHU - TẦN: II. LÃO TỬ

II. Lão Tử
570 trước Công Nguyên 

1. SƠ YẾU CUỘC ĐỜI 

Lão Tử họ Lý, tên Nhĩ, tự Bá Dương, người Khổ huyện, nước Sở, sinh vào đầu năm Chu Linh Vương, khoảng 570 tr. CN tuy cùng thời với Khổng Tử, nhưng lớn hơn mười chín tuổi. Một việc mà người đời sau hay nhắc tới, là có lần Khổng Tử thỉnh giáo cùng Lão Tử. Cứ theo sách cổ ghi lại, thì nội dung cuộc hội đàm đó như sau (dịch theo ý chính cổ văn Hán): 

BẢY ĐẠI TRIẾT GIA TRUNG QUỐC ĐỜI CHU - TẦN: I KHỔNG TỬ

I KHỔNG TỬ

551 – 479 trước Công Nguyên 

1 . SƠ YẾU CUỘC ĐỜI 

Khổng Tử họ Khổng tên Khâu, tự Trọng Ni nguyên quán ở Làng Xương Bình, nước Lỗ đời Chu. Nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông. Cha tên Hột, là một lực sĩ trứ danh đương thời. Có lần nước Tề tiến công nước Lỗ, quân Lỗ bị vây. Vào đêm, Khổng Hột chỉ huy 300 dũng sĩ phá được vòng vây, cứu thoát quan Đại Phu là Tạng Hột. Sau đó, cưới bà Nhan Thị, thân sinh Khổng Tử.

Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2013

BA MƯƠI TRIẾT GIA TÂY PHƯƠNG

1. Socrates (469-399 TCN)
Triết gia Hi Lạp. Người thành Athens.

Socrates được xem là người khai mở thời kỳ thứ hai của triết học Hi Lạp và bắt đầu triết học Tây phương từ gần 25 thế kỷ nay. Có người so sánh ông với Khổng Tử, vị vạn thế sư biểu á đông.

QUẺ SƠN THỦY MÔNG



4. Quẻ Sơn Thủy Mông

Quẻ số 3 là Truân, lúc vạn vật mới sinh. Lúc đó vạn vật còn non yếu, mù mờ, cho nên quẻ 4 này là Mông. Mông có hai nghĩa: non yếu và mù mờ 


Thoán từ :
蒙: 亨, 匪我 求 童 蒙, 童 蒙 求 我 . 
初 筮 告, 再 三 瀆, 瀆 則 不 告 .利 貞 . 
Mông: Hanh, Phỉ ngã cầu đồng mông, đồng mông cầu ngã.
Sơ phệ cáo, tái tam độc, độc tắc bất cáo. Lợi trinh.
Dịch: trẻ thơ được hanh thông. Không phải ta tìm trẻ thơ mà trẻ thơ tìm ta. Hỏi (bói) một lần thì bảo cho, hỏi hai ba lần thì là nhàm, nhàm thì không bảo. Hợp với đạo chính thì lợi (thành công).

QUẺ THỦY LÔI TRUÂN

Quẻ Thủy Lôi Truân

3. Quẻ Thủy Lôi Truân


Theo Tự quái truyện thì sở dĩ sau hai quẻ Càn, Khôn tới quẻ Truân là vì có trời đất rồi vạn vật tất sinh sôi nảy nở đầy khắp, mà lúc sinh sôi đó là lúc khó khăn. 

Chữ Truân [屯] có cả hai nghĩa đó: đầy và khó khăn 
屯 : 元, 亨, 利, 貞, 勿 用 有 攸 往, 利 建 侯 . 

Truân: Nguyên, hanh, lợi , trinh, vật dụng hữu du vãng, lợi kiến hầu. 

Dịch: Gặp lúc gian truân, có thể hanh thông lắm (nguyên hanh), nếu giữ vững điều chính (trái với tà) và đừng tiến vội, mà tìm bậc hiền thần giúp mình (kiến hầu là đề cử một người giỏi lên tước hầu). 

QUẺ THUẦN KHÔN



2. Quẻ Thuần Khôn

坤 : 元, 亨, 利, 牝 馬 之 貞 . 君 子 有 攸 往 . 先 迷 後 得. 主 利 . 西 南 得 朋 . 東 北 喪 朋 . 安 貞 吉 . 
Khôn: Nguyên, hanh , lợi, tẫn mã chi trinh. Quân tử hữu du vãng, tiền mê hậu đắc, chủ lợi. Tây nam đắc bằng, đông bắc táng bằng. An trinh, cát. 



Dịch: Khôn có đức đầu tiên và lớn, hanh thông, thích đáng, đức chính và bền của con ngựa cái. Người quân tử có việc làm mà thủ xướng thì lầm, để người khác thủ xướng mà mình theo sau thì được. chỉ cốt lợi ích cho vạn vật. đi về phía tây nam thì được bạn, về phía đông bắc thì mất bạn. An lòng giữ đức bên vững, tốt. 

QUẺ THUẦN CÀN

1. Quẻ Thuần Càn

乾: 元, 亨, 利, 貞. 
Càn: Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh.anghiệp . . .nhờ vậy mà thấu được đạo lý, giữ được điều nghĩa làm được sự nghiệp tới cùng, ở địa vị cao mà không kiêu, địa vị thấp mà không lo (coi tòan văn ở phần I, Chương II . .. )Lời khuyên đó cũng tựa như lời khuyên ở hào 2 


Dịch : Càn (có bốn đức – đặc tính): đầu tiên và lớn, hanh thông, thích đáng, chính và bền. 
Giảng: Văn Vương cho rằng bói được quẻ này thì rất tốt, hanh thông, có lợi và tất giữ vững được cho tới lúc cuối cùng. 九 四: 或 躍, 在 淵, 无 咎. 
Cửu tứ: Hoặc dược, tại uyên, vô cữu.


Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

TỔ CHỨC PHÓNG VIÊN KHÔNG BIÊN GIỚI CÓ THỂ CHỨNG MINH BLOGGER ĐÃ BỊ KẾT ÁN TÙ LÊ SƠN LÀ VÔ TỘI

Hình Paulus Lê Sơn đang tham dự chương trình đào tạo
của Phóng viên Không Biên giới ở Bangkok vào tháng 7/2011.
Ngày 11/1/2013 
Phóng viên Không Biên giới kinh hoàng bởi sự buộc tội vô căn cứ của tòa án thành phố Vinh, phía bắc VN, dành cho tám blogger và những người bất đồng chính kiến ​​online. Họ nằm trong số tổng cộng 14 nhà hoạt động Công giáo bị kết án phạt tù từ 3 đến 13 năm.

Tổ chức chủ trương tự do báo chí chúng tôi sẵn sàng chứng minh sự vô tội của blogger Paulus Lê Sơn, bị cáo buộc tham gia vào các hoạt động của đảng đối lập Việt Tân ở Bangkok vào năm 2011.

MỤC SƯ NGÔ ĐẮC LŨY MẤT TÍCH Ở CAMPUCHIA


Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA

Tin từ thủ đô Phnom Penh của Xứ Chùa Tháp cho biết Mục Sư Ngô Ðắc Lũy, người hoạt động cho nhân quyền và đang cai quản Hội Thánh Tin Lành Menonite Vietnam ở Campuchia đã mất tích từ chiều Chủ Nhật vừa rồi.

Ðể tìm hiểu vụ việc, khuya hôm qua, Nguyễn Khanh của Ban Việt Ngữ chúng tôi đã liên hệ với Phụ Tá của Mục Sư Lũy là ông Nguyễn Phùng Phong, xin mời quý vị cùng nghe.


Nguyễn Khanh: Thưa anh Phong, câu chuyện như thế nào?

CÔNG AN MẬT VỤ VIỆT NAM SANG CAMPUCHIA TRUY LÙNG MỤC SƯ NGÔ ĐẮC LŨY


Pastor Lũy, Đại Đức Thích Giác Luận, NP PHONG
Thanh Quang, phóng viên đài RFA

Từ Campuchia những người tị nạn Việt Nam đang tá túc nơi đây nói rằng Mục sư Ngô Đắc Luỹ, thuộc Liên Hữu Cơ Đốc Việt Nam, đang ẩn náu tại xứ này bị mật vụ Việt Nam truy lùng gắt gao, trong khi thân nhân của Mục sư Luỹ ở quê nhà cũng bị nhiều áp lực đáng ngại. Thanh Quang tìm hiểu về tình cảnh của Mục sư Ngô Đắc Luỹ và được ông Nguyễn Phùng Phong, đại diện 74 người Việt tị nạn tại xứ Chùa Tháp, cho biết:

Phần âm thanh
Ông Nguyễn Phùng Phong: Dạ, tôi là đại diện cho nhóm 74 người tị nạn cộng sản Việt Nam xin trả lời cho anh Thanh Quang về tình trạng của Mục sư Luỹ. Từ Thứ Ba tuần trước đến giờ Mục Sư bị nguy khốn bởi nhiều áp lực, nhất là từ Việt Nam. Gia đình của bà mục sư đã bị công an Việt Nam đến tại nhà sách nhiễu và ban tổ chức và điều hành tại trường mà bà mục sư đang dạy buộc bà phải làm đơn ly dị ông Mục sư Luỹ với lý do là ông đã đi rao giảng Tin Lành của Chúa và tham gia các tổ chức đấu tranh cho nhân quyền.



Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

BÁC SĨ TỐT NHẤT LÀ CHÍNH MÌNH

LỜI KHUYÊN DÀNH CHO MỌI NGƯỜI

Trân trọng sức khỏe! 
Tận hưởng sức khỏe! 
Sáng tạo sức khỏe!

Nếu bạn còn trẻ, và mong muốn được sống vui vẻ và khỏe mạnh, hãy đọc quyến sách này! Nếu bạn đã già, và mong muốn sống khỏe sống lâu, hãy đọc quyển sách này! Nếu bạn nghèo khó, không đủ sức mua thuốc men giá đắt, hãy đọc quyển sách này! Nếu bạn giàu có, nhưng lại kém sức khỏe và kém vui, hãy đọc quyển sách này! Chỉ cần trích 4 giờ ít ỏi đọc kỹ quyển sách này, nó sẽ mang lại 36.000 ngày thu hoạch quí giá cho cả cuộc đời bạn! 

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

NHỮNG PHIÊN TÒA KHỐN NẠN TRONG MỘT CHẾ ĐỘ QUÁ KHỐN NẠN


Nguyễn Thu Trâm - Chắc chắn trong xã hội loài người không thể có một chế độ chính trị nào khốn nạn như chế độ cộng sản Việt Nam và cũng không thể  có nơi đâu trên thế gian này lại có những phiên tòa quá khốn nạn như ở đất nước Việt Nam dưới chế độ cộng sản.
Ngót 100 năm trước, vào năm 1927, nhà thơ Tản Đà đã đau xót mà thốt ra rằng: 

Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn
Cho nên quân nó dễ làm quan
Đào mà đào được nên đào mãi
Mềm cứng bây giờ đất Vĩnh An.

12 BÍ QUYẾT GIÚP BẠN KHÔNG BỊ TIỂU ĐƯỜNG


Ban đầu chỉ là nồng độ đường huyết cao hơn trung bình một chút và sẽ phát triển thành bệnh trong khoảng 10 năm. Tuy vậy, bệnh gây ra biến chứng nguy hiểm như mù mắt, cụt chân tay... Song chỉ cần ăn uống điều độ, tập luyện thể thao sẽ giúp bạn tránh xa nó.


Dưới đây là 12 bí quyết loại bỏ bệnh tiểu đường đơn giản được đăng trên tạp chí Prevention.

KHĂN TANG PHỦ KÍN CỒN SẺ

Một chiều buồn. Chúng tôi trở lại giáo xứ Cồn Sẻ trong không khí ngập tràn tang tóc. Những dãy cờ màu đen phần phật bay trước sân nhà thờ càng gợi cảm giác thê lương. Trong nhà thờ, 14 di ảnh được sắp làm hai hàng trước gian cung thánh. Không khí như sánh lại, u trầm...

Mấy chục dãy ghế đầu tiên được bố trí dành cả cho 14 gia đình nạn nhân là giáo dân xứ đạo Cồn Sẻ trên tàu của anh Phêrô Nguyễn Phong và 9 nạn nhân thuộc họ đạo Tân Định, xứ Cồn Nâm. Nhà thờ rợp kín khăn tang. Thỉnh thoảng, những tiếng khóc nghe ai oán cất lên và có người ngất lịm...

Không ai oán, không ngất đi sao được trước nỗi đau quá lớn: Vợ trẻ mất chồng, đoàn con thơ dại - có bé còn nằm trong tã – mất cha, gia đình mất đi trụ cột, nợ nần chồng chất lại càng chất chồng thêm lên, có gia đình mất đi một lúc 6 người con, giáo xứ mất đi những người con dạn dày kinh nghiệm sóng gió nhất và đau đớn nữa là đến giờ phút này mới chỉ tìm được một thi thể là anh Phêrô Mai Khương Duy.


photo

A400M VẬN TẢI CƠ QUÂN SỰ HIỆN ĐẠI NHẤT THẾ GIỚI HIỆN NAY


Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

NÔ LỆ TỰ NGUYỆN VÀ NÔ LỆ CƯỠNG BỨC

ảnh minh họa. Nguồn: VAOL
Hoàng Đức Doanh


Mấy tháng nay tôi thường xuyên vào mạng Vàng anh online (VAOL), mạng thông tin đa chiều, thường xuyên gặp những bài viết đối lập. Sắp hết đời, bây giờ mới được hưởng thành quả của “Tự do ngôn luận”. Điều này ở Việt nam là mới lạ, còn trên thế giới người ta đã mặc định và quốc tế hóa trong tuyên ngôn nhân quyền từ năm 1948.

Khi gặp một tiêu đề hấp dẫn, chỉ cần một nháy chuột là biết ngay tên tác giả kèm theo là học hàm, học vị, danh nhân,chức vị, công huân…toàn những thứ cứ nhìn vào tự nhiên thấy mình nhỏ bé, tưởng như những thứ này chỉ dành riêng cho những ông to, bà nhớn. Nhưng sau khi đọc hết bài , té ra chỉ là giọng điệu của một người nô lệ tự nguyện. Tôi không cố ý làm mất đi hay cường điệu danh từ Nô lệ mà chắc rằng thời kỳ chiếm hữu nô lệ được nhân loại đào sâu chôn chặt từ lâu rồi nhưng tên gọi nó thì không hề mất. Bây giờ người ta sử dụng nó mang tính chất, ý nghĩa đối lập với tự do, mất tự do coi như là nô lệ, mà tự do cũng được nhân loại quy ước trong công ước nhân quyền năm 1964, tôi muốn luận bàn trong khuôn khổ đó.

PHIÊN TÒA XÉT XỬ 14 THANH NIÊN CÔNG GIÁO VÀ TIN LÀNH YÊU NƯỚC TẠI NGHỆ AN



Anh Nguyễn Văn Duyệt trước tòa. Ảnh: Báo Tuổi Trẻ
Cập nhật lúc 18h00: Ngày đầu tiên của phiên sơ thẩm đã kết thúc, ngay mai 9/1, vụ án sẽ tiếp tục mang ra xét xử. Kết quả của ngày xử đầu tiên là một bằng chứng rõ rệt về những vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền CS Việt Nam: Hàng chục người bị bắt giam vô cớ và bị đánh đập thô bạo.

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013

NHỮNG CẠM BẪY TINH VI CỦA NHỮNG KẺ BUÔN NGƯỜI

Vấn nạn buôn người
Bạn Minh Thùy (17 tuổi, nhà ở Q.8, TP HCM) chưa hết sợ hãi nhớ lại: "Tớ đang đạp xe đi học thêm về gần tới nhà thì một phụ nữ đi xe SH, ăn mặc rất đẹp áp sát tớ tươi cười: Ôi! Con mẹ Hương phải không? Cô Hòa này, con nhớ không? Tớ ngạc nhiên vì nói trúng phóc tên mama của tớ. Thấy tớ bán tín bán nghi, người phụ nữ này “bồi” thêm: Nhà con ở 70 Hùng Vương, Q.5, mọi ngày mẹ con vẫn đưa rước con mà, sao hôm nay lại để cho con gái đi xe đạp thế này. Đến lúc này thì mọi nghi ngờ bay mất tiêu, tớ thật thà trả lời bố mẹ con đi thăm ông bà nội". Nghe thấy thế “cô” Hòa đeo bám theo Thùy đến trước cửa nhà rủ đi ăn tối chờ mẹ về, thấy cô nhiệt tình quá nên Thùy nhận lời. 

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

ÔNG NĂM CHUỘT - PHAN KHÔI

Phan Khôi (潘魁, 1887-1959) là một học giả tên tuổi, một nhà thơ, nhà văn, về sau đứng trong trong nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm, cháu ngoại của Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu, đỗ Tú tài chữ Hán năm 19 tuổi nhưng lại mở đầu và cổ vũ cho phong trào Thơ mới.

Ông còn là một nhà báo tài năng, một người tích cực áp dụng tư tưởng duy lý phương Tây, phê phán một cách hài hước thói hư tật xấu của quan lại phong kiến và thực dân Pháp. Ông cũng là một trong số ít nhà báo tiếp thu nhiều tư tưởng mới, đa văn hóa từ Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản,Pháp... Ông còn nổi tiếng vì sự trực ngôn, trước 1945 được mang danh là Ngự sử văn đàn. Ông phê phán chính sách cai trị của người Pháp một cách sát sườn, đối thoại với học giới từ Bắc đến Nam không e dè kiêng nể. Những năm 1956 - 1958 cũng vì cung cách nói thẳng ấy ông đã chịu tai họa và chết trong lặng lẽ vào năm 1959.

PHAN KHÔI - ÔNG BÌNH VÔI

Ông Bình Vôi Thế Kỷ Thứ 18
Phan Khôi (1887-1959) là một học giả tên tuổi, một nhà thơ, nhà văn, về sau đứng trong trong nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm, cháu ngoại của Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu, đỗ Tú tài chữ Hán năm 19 tuổi nhưng lại mở đầu và cổ vũ cho phong trào Thơ mới.
Ông còn là một nhà báo tài năng, một người tích cực áp dụng tư tưởng duy lý phương Tây, phê phán một cách hài hước thói hư tật xấu của quan lại phong kiến và thực dân Pháp. Ông cũng là một trong số ít nhà báo tiếp thu nhiều tư tưởng mới, đa văn hóa từ Hồng KôngTrung QuốcNhật BảnPháp... Ông còn nổi tiếng vì sự trực ngôn, trước 1945 được mang danh là Ngự sử văn đàn. Ông phê phán chính sách cai trị của người Pháp một cách sát sườn, đối thoại với học giới từ Bắc đến Nam không e dè kiêng nể. Những năm 1956 - 1958 cũng vì cung cách nói thẳng ấy ông đã chịu tai họa và chết trong lặng lẽ vào năm 1959. Xin trân trọng giới thiệu với quý độc giả một bài viết của cụ Phan Khôi, mà trong đó cụ đã ví HỒ CHÍ MINH là một cái bình vôi, đây cũng là một trong những bài viết khiến Hồ Chí Minh và Đảng CSVN tìm mọi cách để thủ tiêu nhà tử tưởng bất phục tùng cộng sản khả kính này của dân tộc.

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013

LUẬT SƯ LÊ QUỐC QUÂN TUYỆT THỰC TRONG TÙ SANG NGÀY THỨ SÁU


CTV Danlambao - Luật sư Lê Quốc Quân tuyệt thực từ ngày bị bắt đến nay để phản đối hành vi phân biệt, trả thù của công an trong quá trình giam giữ. Người nhà của LS Quân đã nhận được thông tin trên, đồng thời bày tỏ lo ngại về tình trạng 'sức khỏe rất yếu' của ông.

Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

LỜI GỞI MÙA XUÂN











Võ Đại Tôn


Trong lúc chờ Mùa Xuân Dân Tộc 
Vĩnh cửu đến cùng Núi Sông. 
Xin cho một sợi nắng hồng 
Sưởi ấm con tôi ngồi bên bãi rác. 
Bụng đói tay run, mắt nhìn ngơ ngác 
Tìm chút gì ăn trong đống hôi nồng. 
Lũ chuột vây quanh, giòi bọ chạy rông 
Đời con tôi còn thua giòi chuột. 
Một miếng ăn thừa, “đại gia” không thèm nuốt 
Nuôi thân con thêm giọt máu trong người. 
Nhưng nào đâu? hàng triệu kiếp con tôi 
Sống không có mùa Xuân trong đời bóng tối!