Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

HỒI KÝ MẶT THẬT CỦA BÙI TÍN - KỲ CUỐI


1      2      3      4     5     6
PHẦN IV
ĐỂ CẤT CÁNH

Trên đây đã trình bày một số vấn đề cơ bản của tình hình mấy chục năm qua.

Người viết muốn nêu lên một số sự việc vẫn được che dấu hoặc ít được bàn luận lên để giúp người đọc, nhất là các bạn trẻ, hiểu được tình hình đất nước một cách đầy đủ, cân bằng. Trước đây, theo ý định: tốt đẹp phô ra (và còn thêu dệt thêm), xấu xa đậy lại (lại còn cấm kỵ nhắc đến), nên sự hiểu biết thường một chiều, theo kiểu tuyên truyền. Nay "mặt thật" được phơi bày, coi như bổ xung cho mặt đã rõ của tình hình. Mặt đã rõ thiết tưởng không cần nhắc lại. Đó là thành tích của đảng cộng sản , của chế độ trong cuộc chiến tranh chống xâm lược. Đảng đã khơi dậy được truyền thống yêu nước, bất khuất vốn có của dân tộc. Công lao lớn là của toàn dân, với hy sinh không kể xiết của đồng bào, của chiến sĩ. Đảng đã phạm sai lầm của chủ nghĩa công thần hòng xí xóa những nhầm lẫn và tội lỗi của mình.

HỒI KÝ TRẠI TẬP TRUNG CẢI TẠO CỦA DUYÊN ANH - KỲ 1



1      2      3      4     5     6


PHẦN THỨ NHẤT
VÀNG ỬNG NGẬM NGÙI
(Sa Ác TH6)
Chương 1

Yêu thương tặng con tôi,
Thiên Hương và Thiên Sơn,
đã lặn lội vào rừng già Sa-Ác
và rừng lá Hàm-Tân thăm nuôi bố tù. 

Duyên Anh 


Có kẻ mê giang-hồ đến độ thèm được lột da mình bọc ngoài chiếc va-ly của một lãng-tử nào đó, khi mình chết. Để mãi mãi ngày tháng là những chuyến đi. Nếu ông ta tiên-tri cuộc đời sẽ còn những tuyến đường Moscou – Goulag Sibérie, Suối Máu – Phước Long, Kà-Tum- Bù-gia-mập, Long Giao – Sơn Ca, Trảng Lớn – Hà Nam Ninh,Gia Lai – Vĩnh Phú, Washington – Hà-nội Hilton, Nhà Mình – Sở Công An, Đề-lao Gia Định – Chí Hòa…. di chúc của ông ta sẽ khác hẳn. Và nếu ông ta biết cuộc đời sẽ còn những chuyến xe lửa ngừng lại chẳng cần kéo còi, chẳng cần đợi đến ga nhỏ, lãng-tử chạy xuống vũng trâu đầm, múc nước uống ừng-ực ngang họng súng AK canh chừng, ông ta, chắc chắn, sẽ chán chuyện lãng-du. Ở thời đại tôi và trên quê-hương tôi có những chuyến đi đã trùm lấp định-nghĩa vô-định và thống-khổ mà tôi không sợ lộng-ngôn bảo rằng đó là những chuyến đi định-nghĩa làm người. Rồi sẽ có hồi-ký của một tù-nhân viết chính-xác về chuyến đi Sài gòn – Hà nội được chào mừng bằng những trận mưa máu đá củ đậu củ khoai. Rồi sẽ có hồi-ký của một tù-nhân viết chính-xác về chuyến đi Sài gòn – Phú Quốc trên chiếc tầu HQ 501 khởi hành từ bến Tân Cảng. 

HỒI KÝ TRẠI TẬP TRUNG CẢI TẠO CỦA DUYÊN ANH - KỲ 2


1      2      3      4     5     6


CHƯƠNG 5

Chưa có gì mới lạ ở Sa Ác B. Ăn Tết xong là đã bước sang năm 1979. Đội xây cất đã hoàn-thành ba căn nhà. Và tù hình-sự đổ đến 200 mạng, trong số đó có Nguyễn Đăng Viên, anh ruột nhà văn Mai Thảo. Trại nhộn-nhịp hẳn lên. Thêm các đội phát quang, nông-nghiệp. Đội 17 rau xanh đã lên một số luống, bắt đầu gieo hạt rau cải củ. Mầm chưa kịp nhú thì thầy Để chuyển công-tác giao cho thầy Vinh, một ông nhóc 21 tuổi, ngọng líu lưỡi và quan-trọng hoá mọi việc. Thầy Để ít soi-mói đội. Giao việc xong, thầy đi chơi hay đi ngủ. Thầy Vinh nhòm ngó từng tù-nhân. 

HỒI KÝ TRẠI TẬP TRUNG CẢI TẠO CỦA DUYÊN ANH - KỲ 3



1      2      3      4     5     6


CHƯƠNG 10

Vụ ngô thu hoạch bết bát nên chúng tôi bị thổi “ác-mô-ni-ca” có hai mươi ngày.ngô, trưa ngô, chiều ngô. Răng đã hư vì mày của bo-bo, bao tử đã loét vì mày của bo-bo, bây giờ đến mày ngô vàng, tức là bắp đá. Ngô già luộc cả đêm, cạp muốn rụng răng, nhai muốn lệch quai hàm. Hùng nhí cầm “kèn”, không dám “thổi”. Nó đi xin mì vụn sống cầm hơi đợi thu hoạch vụ khoai. Và vụ khoai trúng lớn. Chúng tôi ăn khoai ròng rã ba tháng. Khoai ăn nóng ruột. Nhưng nhuận tràng. Tù nhân đăng ký… đi cầu tối và sáng sớm. Suốt đêm, đạn tiểu liên chơi ra-phan. Nhuận tràng quen thói hoá tiêu chẩy. Tiêu chẩy biến chứng rất nhanh sang kiết lỵ. Y tế của Sa Ác B chỉ có …Xuyên tâm liên 1. Xuyên tâm liên vô hiệu quả thì bác sĩ Thạch phát thứ thuốc tiêu chẩn uống cầm ngay nhưng táo bón và kiết lỵ thì thuốc chích Emitine lạc hậu đã đầu hàng. Khoai ăn liên miên, tù nhân kiết lỵ hơi nhiều, anh em cứ nhè các đội nông nghiệp mà chửi.

HỒI KÝ TRẠI TẬP TRUNG CẢI TẠO CỦA DUYÊN ANH - KỲ 4



1      2      3      4     5     6


CHƯƠNG 14

Tôi đã thèm qua nhiều nhà tù, nhiều trại tập trung. Thế mà, đến Z30D thì tôi không muốn bị chuyển trại nữa. Ở đâu cũng vậy, ngục tù rập một khuôn y hệt cuộc đời, rập một khuôn xã hội chủ nghĩa. Còn lâu mới tiến lên xã hội cộng sản. Ông Phạm Văn Đồng đã khẳng định vậy, trong một cuốn sách văn nô viết ký tên ông ta. Con người phải nhục nhằn, mòn mỏi thêm nữa, thêm mãi; phải trường kỳ thống khổ để khi đạt được lý tưởng cộng sản, nó trở thành kẻ mất hết cảm xúc, cảm giác; nó không thèm muốn đến cả hạnh phúc nó mơ ước. Bởi vì, lúc ấy, nó hết là con người. Năm 1848, Engels phóng raTuyên ngôn Đảng cộng sản, tính đến nay, 1987, đã là 139 năm. 139 năm loài người “có” chủ nghĩa và Đảng cộng sản mà chủ nghĩa và Đảng ấy mới chỉ hồ hởi phấn khởi thông báo rằng, đã có những hai công dân hưởng quy chế xã hội cộng sản ở Đông Đức! Nếu thành tích khiêm tốn này chưa đủ nói lên sự “ưu việt” của chủ nghĩa cộng sản “bách chiến bách thắng”, của “đỉnh cao trí tuệ” loài người, nên ghi chú thêm rằng: Hai công dân Đông Đức hưởng quy chế xã hội cộng sản là hai nhà bác học! Mà quy chế xã hội cộng sản là gì? Đó là mua sắm ăn uống ở bất cứ nơi nào cũng không phải trả tiền. Đặc biệt không phải… xếp hàng, chen lấn! Như thế, còn lâu ngục tù mới rập khuôn cộng sản. Và nó chẳng thể giúp tù nhân hiểu thêm sự thống khổ mới của quy chế ngục tù cộng sản. Nên trại lao cải nào cũng giống trại lao cải nào, nhà tù nào cũng giống nhà tù nào. Đã sống tĩnh ở Chí Hỏa, đã sống động ở Sa ác là đã sống trong bóng tối, ngoài ánh sáng, sống trọn vẹn cuộc đời tù tội không xét xử, không án tích. 

HỒI KÝ TRẠI TẬP TRUNG CẢI TẠO CỦA DUYÊN ANH - KỲ 5



1      2      3      4     5     6


CHƯƠNG 18

Chưa có triệu chứng « nổ » của tù nhân về từ Hà Nam Ninh. Anh em vẫn tự do tắm giặt, nấu nướng, đi lại « linh tinh ». Anh em tự do nhổ rào trại đun bếp. Anh em tự do sang khu B truyện trò ngoài hàng rào. Trực trại chỉ thị tổ vệ sinh kiếm củi cho Hà Nam Ninh. Trật tự cả hai khu đều khép nép khi gặp Hà Nam Ninh. Trần Trọng Thanh lên bệnh xá nằm cả ngày. Cung củ đậu, lợi dụng tình chiến hữu, hết sang nhà này đấu láo lại sang nhà khác đấu láo. Anh ta rất khớp Hà Nam Ninh. Vì Hà Nam Ninh nhiều trung tá ở các binh chủng dữ dằn. Có một đại tá nhảy dù nữa. Nhưng Hà Nam Ninh không hẳn chỉ toàn sĩ quan quân đội mà con viên chức cao cấp chế độ cũ, phản động và đảng phái trình diện học tập cải tạo. Ra Bắc, chẳng phải là tù nhân tối quan trọng. Ở Nam, chẳng phải là tù nhân tầm thường. May rủi cả. Trưởng ty Dân vận và chiêu hồi, nhạc sĩ Vũ Thành An, ra Bắc. Tổng trưởng thông tin và chiêu hồi Hồ văn Châm ở Nam. Dân biểu Nguyễn văn Cung ra Bắc. Chủ tịch Hạ viện Nguyễn Bá Lương ở Nam. Những nhà văn quân đội ra Bắc. Những nhà văn dân sự « biệt kích văn nghệ » ở Nam. Nhà văn « biệt kích văn nghệ » Dương Nghiễm Mậu về nhà sau 11 tháng tù. Nhà văn quân đội Duy Lam hôm nay vẫn ở trại trừng giới Phú Khánh.


HỒI KÝ TRẠI TẬP TRUNG CẢI TẠO CỦA DUYÊN ANH - KỲ CUỐI



1      2      3      4     5     6


PHẦN NGOÀI HỒI KÝ
KINH NGHIỆM NGỤC TÙ LÀM NÊN TÁC PHẨM
CONEX

James Fisher nằm trong conex như con dế nằm trong hộp diêm. Conex, container exchange, cái thùng uốn bằng tôn vuông vắn mỗi bề hai mét, người Mỹ dùng để chứa hàng hóa, chiến cụ, chuyển xuống tàu chở sang Việt Nam. Sau khi rút khỏi Việt Nam, người Mỹ vất lại nhiều thứ. Vài thứ đáng kể là còng, khóa, dùi cui và conex. Cái conex nhốt James Fisher được mang từ Đà Nẵng ra, bẩy tám năm rồi. Sản phẩm của đế quốc Mỹ bị Cộng Sản chế biến, thêm thắt. Như chủ nghĩa này lấy cảm hứng của chủ nghĩa nọ. Người ta sáng tạo thứ cửa mới cho cái hộp nhốt người. Cửa luôn luôn hé mở vừa đủ thò cánh tay ra. Sợi giây xích lửng lơ giữa kẽ hở đeo ổ khóa nhãn hiệu USA. Tù nhân hít thở qua cái khe gió bủn xỉn đó. James vô conex buổi tối hôm qua.

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2013

HỒ CHÍ MINH, CUỘC ĐỜI CỦA MỘT CON NGỰA HOANG By WILLIAM DUIKER - KỲ 1

1     2      3      4      5      6

LỜI TỰA CỦA TÁC GIẢ

Tôi (W. Duiker) đã bị hấp dẫn bởi HCM từ giữa những năm 1960, khi còn là một nhân viên đối ngoại trẻ tuổi làm việc tại toà đại sứ Mỹ. Tôi đã bị lúng túng khi phát hiện thấy những du kích Việt cộng trong rừng tỏ ra có kỷ luật và được động viên tốt hơn quân đội chính quy của chính quyền Sài gòn được chúng tôi ủng hộ. Tôi đã để tâm tìm hiểu và tìm ra lời giải thích qua vai trò chiến lược và động lực thúc đẩy của nhà cách mạng Việt nam lão thành HCM

Sau khi ra khỏi chính phủ để tiếp tục con đường nghiên cứu khoa học của mình, tôi đã nghĩ tới việc viết tiểu sử của con người kỳ lạ này, nhưng tôi nhanh chóng nhận ra rằng trong bối cảnh lịch sử thời đó, chưa thể có đầy đủ điều kiện để tiếp cận các nguồn thông tin. Bởi thế cho đến tận gần đây, khi cuộc chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới trở nên cởi mở hơn đã thúc đẩy tôi bắt đầu sự nghiệp khó khăn này. 

HỒ CHÍ MINH, CUỘC ĐỜI CỦA MỘT CON NGỰA HOANG By WILLIAM DUIKER - KỲ 2


 1     2      3      4      5      6

NHÀ CÁCH MẠNG TẬP SỰ

Năm 1923, Nước Nga đang phục hồi từ 7 năm chiến tranh, cách mạng và nội chiến. Ngoài Moscow, Petrograd và một số thành phố lớn thuộc phần lãnh thổ châu Âu, cuộc cách mạng tháng 10 vẫn chỉ là cuộc "Cách mạng trên điện báo" (theo lời của Leo Trotsky). Trên những cánh đồng Nga mênh mông, gần 50 000 đảng viên Bolsheviks đang tìm cách thuyết phục hàng chục triệu nông dân Nga, vốn chẳng biết gì về những ý tưởng của Karl Max, lại càng không quan tâm đến số mệnh của cách mạng vô sản thế giới. Để điều chỉnh lại chính sách cưỡng đoạt mà nhà nước Bolshevik đã sử dụng để thiết lập quyền lực của mình trong cuộc nội chiến, Lenin đã buộc phải thừa nhận rằng nước Nga xô viết phải đi qua giai đoạn quá độ của chủ nghĩa tư bản. Năm 1921, Lenin tung ra chính sách kinh tế mới NEP, công nhận quyền tư hữu ruộng đất, áp dụng chế độ thuế thay cho trưng thu, nhà nước chỉ kiểm soát những ngành công nghiệp quan trọng. Những cảm tưởng đầu tiên của NAQ tại thiên đường của CNXH, cái mà anh đã từng tô màu rực rỡ trong những bài báo hồi còn ở Pháp, không được dễ chịu cho lắm. Q bị giữ lại mấy tuần trong không khí căng thẳng, cho đến khi có một đại diện của FCP đến nhận diện. Sau đó Q được phân làm việc tại văn phòng Viễn Đông của QTCS (gọi tắt là Dalburo) 

HỒ CHÍ MINH, CUỘC ĐỜI CỦA MỘT CON NGỰA HOANG By WILLIAM DUIKER - KỲ 3


1     2      3      4      5      6

MẤT HÚT
N ăm 1931 là năm các chính quyền thuộc địa tại Đông Á ra tay ngăn chặn làn sóng cộng sản đang dấy lên. Tháng 6, cảnh sát Singapore bắt Serge Lefranc, đặc vụ của QTCS đang đi tour khu vực Đông Nam A theo chỉ thị của văn phòng Thượng hải. Ngày 5/6, phái viên của ICP tại FEB Lê Quang Đạt bị bắt tại nhượng địa Pháp ở Thượng hải. Sáng hôm sau, NAQ và đồng chí của mình là Lý Sâm bị bắt tại Hồng kông. Vài ngày sau đến lượt Hilaire Noulens và vợ. Ông này tự khai là công dân Bỉ nhưng đã bị nhanh chóng vạch trần khi lận theo người đến mấy quyển hộ chiếu khác nhau và lãnh sự Bỉ từ chối xác nhận. Mặc dù chẳng có thể gán được cho Noulens tội gì rõ ràng, các quan chức thuộc địa tin chắc rằng ông này là cộng sản gộc và chuyển giao cho chính quyền Quốc dân đảng tại Giang tây. Tại đây Noulens bị kết án chung thân, sau Liên xô thông qua tổ chức Chữ thập đỏ quốc tế đã can thiệp để đưa về Matxcova. 

HỒ CHÍ MINH, CUỘC ĐỜI CỦA MỘT CON NGỰA HOANG By WILLIAM DUIKER - KỲ 4


 1     2      3      4      5      6

Ngày 14/8, tiếng súng chiến tranh lặng im trên toàn châu Á. Nhật đã đầu hàng và tướng Mc Carthur bay đến vịnh Tokyo để ký kết các điều kiện đầu hàng với Hoàng gia Nhật bản trên chiến hạm Missouri. Từ các căn cứ địa của mình trên vùng rừng núi Tân trào, Việt minh bắt đầu hành động. Ngày 16, cùng ngày với Đại hội quốc dân, các đơn vị của Giáp do nhóm Con nai hộ tống bắt đầu tiến về phía Nam. Lác đác tại một số vùng nông thôn Bắc bộ, nơi nạn đói và lụt lội đã cướp đi sinh mạng của hơn 1 triệu người trong nửa năm đầu, dưới sự chỉ đạo của các hội Việt minh địa phương, nông dân đã nổi dậy cướp chính quyền, phá kho thóc và thành lập các Uỷ ban giải phóng nhân dân địa phương. Ngày 19/8 tại Thái nguyên, khi quân của Giáp ăn mặc chỉnh tề tiến vào thành phố và được nhân dân nhiệt liệt chào đón, lực lượng bảo an và các quan chức chính phủ lâm thời của Trần Trọng Kim đã nhanh chóng đầu hàng. Tuy nhiên quân Nhật đồn trú đã kiên quyết kháng cự. Được tin, TƯ đã ra lệnh cho Giáp chỉ để lại một đơn vị nhỏ, còn lại tiến thẳng về thủ đô. Tình hình cũng xảy ra tương tự ở Tuyên quang. 

HỒ CHÍ MINH, CUỘC ĐỜI CỦA MỘT CON NGỰA HOANG By WILLIAM DUIKER - KỲ 5


1     2      3      4      5      6

Ba ngày sau s ự biến ở Hà nội, ngày 22/12, chính phủ Việt nam ra thông báo, cuộc chiến sẽ được tiến hành qua 3 giai đoạn: phòng ngự, cầm cự và tổng phản công và Pháp sẽ phải chịu những hậu quả cay đắng. Các cơ sở của chính quyền được rút lên Việt bắc. Những đơn vị chiến đấu vẫn tiếp tục bám trụ tại khu phố cổ và kháng cự quyết liệt. Valluy đã đề xuất ném bom huỷ diệt nhưng Morlieres đã phản đối và vẫn quyết định dùng bộ binh. Phải đến tận giữa tháng 1/1947, quân Pháp mới đến được chợ Đồng xuân. Các đơn vị Việt minh rút lên phía bắc qua chân cầu Long biên, để lại những dòng chữ viết bằng than trên tường: "Chúng tôi sẽ quay lại".

HỒ CHÍ MINH, CUỘC ĐỜI CỦA MỘT CON NGỰA HOANG By WILLIAM DUIKER - KỲ CUỐI


 1     2      3      4      5      6

Hội nghị 15 đã xác nhận Đảng từ bỏ thái độ theo dõi đợi thời và đặt mục tiêu thống nhất đất nước lên ưu tiên cao nhất. Tuy nhiên chiến lược thực hiện thế nào thì chưa rõ ràng. Một số đề nghị kết hợp đấu tranh vũ trang và nổi dậy như thời cách mạng tháng Tám. Số khác lại tiên đoán, có lẽ phải chấp nhận đụng độ quân sự trực tiếp như giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp. Có nhiều câu hỏi đặt ra chưa được giải đáp: liệu chế độ Diệm có tự sụp đổ vì tham nhũng và dốt nát? Liệu Mỹ có thể can thiệp trực tiếp để tiến hành một cuộc chiến tranh ở Đông dương? Liệu các đồng minh của Hà nội có sẵn lòng giúp đỡ?

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013

HỒI KÝ CÁT BỤI CHÂN AI CỦA TÔ HOÀI - KỲ 1


1      2      3


Độc giả sẽ có cảm tưởng như đang ngồi quây quần quanh vuông chiếu hoa, trong ngôi nhà thừa tự của tổ tiên, dưới ánh sáng chập chờn của ngọn đèn dầu lạc, láng nghe tiếng kể trầm tĩnh, đôn hậu, nhẹ nhàng, nhưng vô cùng sâu lắng của một ông già đã có trên nửa thế kỷ hệ lụy cùng quê hương. Ông già đó, nhà văn Tô Hoài, tác giả của Dế mèn Phiêu Lưu Ký mà chắc chắn không một người Việt Nam nào chưa từng ê a học thuộc lòng vào cái thời còn mài đũng quần ở ghế trung học, sẽ đưa chúng la về lại với thổ ngơi liền chiến, nơi có những nhân vật từng "vang bóng một thời": Nguyễn Tuân, Nguyễn Bính, Nguyên Hồng, Thế Lữ, Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Tam Lang, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Vũ Bằng... Và hầu hết các tác giả của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, cùng nhiều "chức sắc" quyền cao chức trọng trong giới văn nghệ, nói riêng, nhà nước, nói chung. Nơi, ở đó, họ đã sống, đã sinh hoạt, đã vui chơi, đã sáng tác, đã "rất người" trong thân phận con người. Nơi, từ đó, họ ra đi, họ lên đường, họ nhập vào dòng đời, để rồi mỗi người, bằng cá tính rất riêng của mình, tự chọn lựa hoạc bị chọn lựa một thế sống nào đó. Những thế sống, góp chung lại, làm nên dòng chảy bão táp của văn học, chính trị Việt Nam trong vài thập niên qua.


Có lẽ Cát Bụi Chân Ai là cuốn hồi ký trung thực nhất của một nhà văn, viết về các bạn văn cùng thời, và về chính mình.

HỒI KÝ CÁT BỤI CHÂN AI CỦA TÔ HOÀI - KỲ 2


1      2      3


CHƯƠNG BA

Chuyến tàu hoả từ Phnôm Pênh ra đến Poipet vừa chập tối. Bấy giờ vào mùa thu 1930. Đường sắt tà vẹt tám thước Nôm Pênh vừa hội khánh hành đoạn cuối nối với bên Xiêm ở Poipet còn như chạy thử, vài ngày mới có một chuyến không nhất định. Bên Xiêm vẫn tăng bo một quãng chưa nối thẳng được xuống Vọng các.

- Những chuyến tàu thất thường này xộc xệch, còn thưa khách. Chỉ có người đi buôn hay phu phen rừng cao su ra. Lắm hôm vào ga thị trấn Poipet, chỉ còn vài người trên tàu xuống. Hôm ấy cả một toa hạng tư, có ba người. Một người luống tuổi xách cái bị, mặc áo bà ba xuyến đen đã bạc, râu ria lởm chởm. Dáng như một người ở đây về trong xứ có việc, bây giờ trở lại. Hay một chủ hiệu tạp hoá, một người cai ở đồn điền cao su ra chợ thị trấn cất hàng. 

HỒI KÝ CÁT BỤI CHÂN AI CỦA TÔ HOÀI - KỲ CUỐI


 1      2      3


CHƯƠNG NĂM
Năm cùng tháng tận, tết nhất đến nơi mà thành phố vẫn phấp phỏng không biết bom đạn trên trời ập xuống lúc nào. Dáng ai cũng vội. Mưa bụi hơi nặng hạt. Tiếng pháo rải rác. Con chuột cống trụi hết lông trong rãnh nước lép nhép ra, gặp ánh điện lại lõm bõm thong thả quay vào. Ngày mùng một, những bộ quần áo mới và những người đẹp loé lên như nắng sớm. Kiểu áo Thái Lan vạt không viền gấu ngổ ngáo được các ông phó may đất Kẻ Chợ làm cho dịu đi, ưa mắt. Thì cái áo đại cán ở Thái Nguyên về chẳng ra sao mà đến Hà Nội cũng hoá nhũn nhặn, dễ trông. Chiếc chả giò Sài Gòn bé bằng ngón út mà ra đây hoá thành cái nem rán nhân cua bể, món ăn quốc tế. Chỉ những mái tóc xun xoăn lên như cô gái châu Phi thì hình như các tay thợ ngôi chịu, vẫn để nguyên mẫu thế trên đầu các cô gái đời mới. 

HỒI KÝ 7 NGÀY Ở CHIẾN TRƯỜNG QUẢNG TRỊ CỦA TRUNG ÚY NGUYỄN NGỌC ẨN - KỲ 1


1      2

PHẦN 1
Tôi là một Y sĩ Trung úy mới tốt nghiệp khóa 18 Y Nha Dược sĩ Hiện dịch hồi tháng 12 năm rồi. Trong suốt thời gian còn học trong trường, trong đầu tôi, lúc nào tôi cũng nghĩ mình sẽ chọn Binh chủng Nhảy Dù khi ra trường nhưng hoàn cảnh làm tôi đã không thực hiện được ý muốn đó. Tôi chỉ có hai anh em, anh tôi, do học hành lận đận nên mặc dù hơn tôi hai tuổi nhưng anh đậu tú tài hai cùng năm 64 với tôi. Chán việc học hành, anh đã tình nguyện gia nhập vào trường Võ bị Đà Lạt khóa 21 và ra trường năm 66, đơn vị Lực lượng Đặc biệt. Sau bao nhiêu lần vào sinh ra tử ở các toán Delta, toán A, khi LLĐB giải tán và biến thành Biệt động quân Biên phòng cũng như đơn vị trừ bị cho LLĐB là Liên đoàn 91 Biệt cách Dù đổi thành Liên đoàn 81 Biệt cách Dù (9 nút cho nó hên) anh tôi trở thành người lính Biệt động quân. Chính vì lý do đó mà vào giờ đứng lên chọn đơn vị, tôi đã chọn Liên đoàn 5 BĐQ với ý định gia đình mình có hai anh em thì nên đi cùng binh chủng ... 

HỒI KÝ 7 NGÀY Ở CHIẾN TRƯỜNG QUẢNG TRỊ CỦA TRUNG ÚY NGUYỄN NGỌC ẨN - KỲ 2


 1      2

PHẦN 3
Xe Dodge của hai thầy trò tôi không thể nào chạy trên đường được nữa nên Hải quẹo xuống bên đường để chạy tiếp. Bánh xe lún xuống cát tung lên tung tóe mà xe không tiến lên được là mấy, Hải phải sang số cho xe chạy cả 4 bánh để có sức kéo mạnh hơn nhưng sau cùng, chiếc xe bắt đầu tung khói lên mù mịt do nóng quá độ. Khói lên từ cái bình nước xe len qua nắp máy và cuồn lên đen nghịt, Hải lầu bầu : 

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

HỒI KÝ VỀ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT: "BA NGƯỜI KHÁC" CỦA TÔ HOÀI - KỲ 1


 1      2           4 


Mười bốn năm sau khi hoàn thành bản thảo, tác phẩm Ba người khác của nhà văn lão thành Tô Hoài nay đã chính thức ra mắt bạn đọc và đang được dư luận đặc biệt chú ý. Trong những ngày qua, chúng tôi đã có dịp đăng một số bài viết về tác phẩm này. Được sự cho phép của tác giả, Ký Tế kì này hân hạnh giới thiệu toàn văn Ba người khác đến bạn đọc.

Các đội công tác vùng đồng bằng hạ lưu sông Hồng kéo về tổng kết đợt ở huyện lỵ, đông có đến cả nghìn con người. Suốt tháng triền miên nghe kể lể thành tích và những anh những chị rễ, chuỗi [1] ở xã lấy lên nay đã thành cán bộ đội vừa khóc vừa nói về cuộc đời bị đoạ đày xưa kia. 

HỒI KÝ VỀ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT: "BA NGƯỜI KHÁC" CỦA TÔ HOÀI - KỲ 2


1      2           4 


Trời nắng ong ong đã mấy hôm, như sắp bão. Thôn Am rúc tù và từng hồi thúc người đi đắp đê quai phòng lũ. Người ra đồng cứ cung cúc như chạy mưa. Mọi khi chả việc công ích nào được nhanh nhẹn thế. Chính quyền xoá hết rồi, chưa có cả đến trưởng thôn. Vậy mà trên huyện vẫn có công văn thúc mọi việc. Thế là đội, các anh đội phụ trách xóm cáng hết. Ai cũng lội bì bõm như trâu đằm, cả các anh đội xung phong ra chuyển đất, bùn ánh lên mặt tôi nóng rát. Hò lơ... hó lơ... hò lờ... Lại hò hát. Kể ra mọi người cũng hăng thật, không việc công thì đi kiếm miếng ăn, cứ biền biệt từ mờ đất, trưa về lại ngồi học chữ. 

HỒI KÝ VỀ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT: "BA NGƯỜI KHÁC" CỦA TÔ HOÀI - KỲ 3


1      2           4 


Dai dẳng, ngắc ngoải, thoi thóp, rồi nạn đói cũng qua. 

Buổi chiều không còn rào rạt gió giải đồng mùa hạ. Mây trắng lờ đờ từng tảng vần vụ trong nắng nhạt. Mấy chân lúa ba giăng đã lác đác được gặt. Lúa một vụ, mùa trên đồng cao, chiêm dưới đồng trũng với vài miếng ba giăng hiếm hoi. Lúa của nhà ai, nhưng mà thế là đã trông thấy cái sống người rồi. Tiếng liềm cắt xoèn xoẹt và tiếng cười phảng phất ở đâu. Trẻ con từng đám ra chân ruộng đã quang nhấc gốc rạ tìm cua, bắt chuột. 

HỒI KÝ VỀ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT: "BA NGƯỜI KHÁC" CỦA TÔ HOÀI - KỲ CUỐI


1      2           4 


Mười mấy năm sau.

Hồi ấy thành phố đương bị đe dọa máy bay Mỹ bắn bom. Mỗi chặp tối những đoàn xe chở tân binh ầm ầm ngang qua trên cầu Long Biên.


Rồi tôi lại trở về cơ quan. Người đi cải cách lũ lượt về, người công tác sửa sai lại ba lô lên vai. Đã thành nếp mỗi khi nơi nào có công tác quan trọng, mỗi cơ quan đều phải cử từng đợt đi. Ai cũng nhiệm vụ đi, từ anh nuôi, chị tiếp liệu văn phòng, đến các bộ phận chuyên môn. Chỉ có những chánh phó thủ trưởng "không đi được vì công tác lúc nào cũng bù đầu". Mà cũng không ai đề nghị thủ trưởng đi đâu. 

HỒI KÝ MỘT CƠN GIÓ BỤI CỦA TRẦN TRỌNG KIM - KỲ 1


1      2      3
Chương 1

Cuộc Đời Yên Lặng Và Vô Vị


Sau 31 năm làm việc trong giáo giới, trải làm giáo sư ở trường Trung Học Bảo Hộ và trường Sĩ Hoạn, kế lại sung chức Bắc Kỳ Tiểu Học Thanh Tra, rồi về giữ chức giám đốc trường Nam Tiểu Học ở Hà Nội, đến năm 1942 mới được về hưu. Tưởng thế là được nghỉ ngơi cho trọn tuổi già. Bởi vì trong một đời có nhiều nỗi uất ức sầu khổ về tình thế nước nhà, về lòng hèn hạ đê mạt của người đời, thành ra không có gì là vui thú. Một mình chỉ cặm cụi ở mấy quyển sách để tiêu khiển. Ðó là tâm tình và thân thế của một người ngậm ngùi ở trong cái hoàn cảnh éo le, và trong một bầu không khí lúc cũng khó thở. Ðược cái rằng trời cho người ta có sẵn cái tính tùy cảnh mà an, cho nên bất cứ ở cảnh nào lâu ngày cũng quen, thành ra thế nào cũng chịu được. 

HỒI KÝ MỘT CƠN GIÓ BỤI CỦA TRẦN TRỌNG KIM - KỲ 2


 1      2      3

Chương 5

Cuối tháng một dương lịch, chiều bảy giờ lên xe hơi chạy ra nghỉ ở Ðông Hà. Sáng hôm sau ra đến Nghệ, vào nghỉ nhà người cháu, trưa hôm sau xe mới ra Thanh Hóa, rồi hôm sau nữa mới đến Hà Nội. Dọc đường nhờ trời được bình an. Khi xe đến bến đò sông Gianh, sông rộng, gió to, sóng lớn, tôi thấy gần đó có chiếc tàu con kéo phà chở xe hơi sang sông, tôi hỏi: "Tàu có chạy không?". Người ta nói: "Tàu hết dầu xăng". Tôi hỏi: "Có đò nào có mui cho thuê một chiếc để đưa chúng tôi sang trước". Người ta nói chỉ có chiếc đò không mui thôi. Chúng tôi đang lo nghĩ không biết tính sao, thì thấy người tài xế chạy đi nói thì thầm gì với mấy người chở phà, rồi một lát thấy chiếc đò có mui đến mời chúng tôi xuống. Khi chiếc đò chở chúng tôi ra ngoài, thấy chiếc tàu đốt máy kéo phà đi. Sang bên kia hỏi người lái đò lấy bao nhiêu, người ấy nói: "Cụ cho bao nhiêu cũng được". Sau tôi mới biết người tài xế biết chúng tôi, đi nói với mấy người chở đò nên họ mới đi lấy đò và cho tàu chạy. Ðây là một việc tỏ ra nhân dân trung bộ đối với tôi vẫn có chút cảm tình, không ai ta oán gì trong khi chúng tôi vẫn làm việc. Chỉ có khi đến Thanh Hóa bị lính Tàu và Lính Việt Minh khám xe đâm thủng nát cái bồ đựng sách của tôi. 

HỒI KÝ MỘT CƠN GIÓ BỤI CỦA TRẦN TRỌNG KIM - KỲ CUỐI


 1      2      3


Khi tôi về Sài gòn, trong lưng chỉ còn có 20 đồng bạc Ðông Dương. Ông Cousseau thấy vậy có đưa tiền, nhưng tôi không lấy. Sau tôi gặp những người quen biết có giúp đỡ ít nhiều để mua thuốc thang và may vá lặt vặt. Tôi đến nhờ ông cử Bùi Khải, ông vì tình anh em, tiếp đãi một cách thành thực và tử tế, các cháu đều hết lòng kính mến. Nhưng vì cả gia quyến bốn năm người đến ở đấy lâu ngày, ăn không ngồi rồi, nghĩ cũng khó coi. Con gái tôi biết tiếng Anh, có nhiều người muốn học, định đi thuê nhà để dạy học, nhưng không thuê được nhà. Sài gòn cũng như ở bên Tàu, cái nạn khan nhà thật là điêu đứng. Muốn thuê một cái nhà nhỏ, ít ra cũng phải trả tiền trà mất một vài vạn bạc, thì lấy tiền đâủ Sau hai vợ chồng con tôi gặp những người quen nói ở trên Nam Vang, bên Cao Miên, cơm gạo rẻ và dễ thuê nhà, chúng nó mới xin giấy lên Nam Vang. Lên ở nhà khách sạn được mấy ngày chẳng may con tôi bị bỏng suýt chết. Nhờ có những người quen biết trông nom giúp đỡ nên không việc gì. 

HỒI KÝ BA PHÚT SỰ THẬT CỦA PHÙNG QUÁN - KỲ 1


 1      2     3      4

Lời nói đầu


Phùng Quán (1932- 1995) là nhà văn để lại nhiều dấu ấn khó quên trong lịch sử văn học Cách mạng Việt Nam từ nửa sau thế ký XX. Anh là một nhà văn chiến sĩ trọn đời trung thành với lý tưởng mà mình đã chọn từ thuở thiếu thời: Đi theo Vệ quốc Đoàn chiến đấu vì Tổ quốc vì nhân dân. Dù phải vượt qua vô vàn tai ương đau khổ suốt 30 năm trời, từ sau vụ "Nhân văn giai phẩm"; dù phải đi lao động cải tạo từ Thái Nguyên, Việt Trt, Thanh Hóa, Thái Bình, không nhà cửa, lấy nhau có hai con rồi mà 20 năm ròng không có chỗ trú thân. Tên không được in trên sách, phải "cá trộm, rượu chịu, văn chui". 

HỒI KÝ BA PHÚT SỰ THẬT CỦA PHÙNG QUÁN - KỲ 2


1      2     3      4

7. Nhà Thơ Với Tệ Tham Nhũng

Cách đây đã nhiều năm… Một buổi trưa mùa hè, tôi ra bãi An Dương phía ngoài đê sông Hồng, tìm thăm nhà thơ Đoàn Phú Tứ, tác giả bài thơ bất hủ Màu thời gian. Năm đó nhà thơ đã ngoài 70 tuổi. Nắng hè thiêu đốt nóng đến ngạt thở. Tôi thật sự kinh khiếp khi thấy ông tóc bạc trắng, cởi trần, thản nhiên ngồi đọc sách trên bức phản gỗ mọt, mặe cho mồ hôi chảy đầm đìa trên mặt, trên lưng, giọt giọt từ chòm râu xuống những trang Ngôi nhà búp bê của Íp-en. Ông đặt sách xuống tiếp tôi ông gần như dốc ngược chai rượu mới được đầy một chén, và sẻ cho tôi một nửa. Tôi đọc ông nghe bài thơ vừa mới viết về đề tài kháng chiến. Đọc đến câu: Giữa chiến khu võ vàng đói khát, Cả tiểu đội tôi chỉ còn mắt với răng…, ông đặt chén rượu đã uống cạn xuống, ngắt lời tôi: "Chỉ vì những người lính - chỉ còn mắt với răng" các cậu mà năm đó mình đã đụng độ với thằng Trần Dụ Châu… Cậu có biết Trần Dụ Châu không?" Tôi nói: "Những người lính chống Pháp bọn em, ai mà không biết Trần Dụ Châu…". Hắn là Đại tá Cục trưởng Cục Quân nhu, trông coi việc ăn mặc cho toàn quân. Ngày đó chúng tôi thường gọi: "Màn Trần Dụ Châu", vì mỗi cái màn lính hắn ăn cắp mất hai tấc vải, nên hễ ngồi lên là đầu đụng trần màn; "Áo mền trấn thủ Trần Dụ Châu" vì hắn ăn cắp bông lót trong áo, trong mền và thay vào bằng bao tải… Nét mặt ông vụt sa sầm khi nghe tôi nhắc lại những chuyện đó. Kỷ niệm một thời hào hùng đánh giặc cứu nước bất ngờ ập đến, cặp mắt già nua của nhà thơ lóe ánh giận dữ. Ông kể: