Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

PHÓ TRỢ LÝ NGOẠI TRƯỞNG MỸ HỨA THÚC ĐẨY VN TRẢ TỰ DO CHO PHƯƠNG UYÊN, NGUYÊN KHA



Trà Mi-VOA - Một giới chức cao cấp trong hành pháp Hoa Kỳ cam kết thúc đẩy Việt Nam trả tự do cho hai nhà hoạt động trẻ bị tuyên án tổng cộng 14 năm tù về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” vì dán biểu ngữ, rải truyền đơn chống Trung Quốc và phản đối sự cai trị độc tài của đảng cộng sản Việt Nam.
Hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên, 21 tuổi, và Đinh Nguyên Kha, 25 tuổi, bị Tòa án Nhân dân tỉnh Long An kêu án lần lượt là 6 tù giam cùng 3 năm quản chế và 8 năm tù giam cùng 2 năm quản chế vì bị cáo buộc tội xuyên tạc các chính sách của đảng và nhà nước liên quan đến tôn giáo, đất đai, và chủ quyền.

Tại phiên điều trần có chủ đề “Các mối quan hệ Việt-Mỹ” do Tiểu ban Châu Á-Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối Ngoại Hạ viện Mỹ tổ chức hôm 5/6, Phó Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Dân chủ - Nhân quyền - Lao động, ông Daniel Baer, tuyên bố:

“Tôi cam kết sẽ tiếp tục nêu lên trường hợp của hai nhà hoạt động này cũng như thúc đẩy nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho Uyên và bạn của cô ấy là Kha.”

Phát biểu của ông Baer, người dẫn đầu phái đoàn Hoa Kỳ sang Hà Nội đối thoại nhân quyền hôm 12/4 vừa qua, được đưa ra trước yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, dân biểu Ed Royce, đòi hỏi chính phủ của Tổng thống Barack Obama phải làm sao để chứng tỏ rằng các cuộc đối thoại nhân quyền hằng năm với Việt Nam mang lại những tiến bộ hay kết quả cụ thể.

Dân biểu Ed Royce nói đòi hỏi đó cũng chính là lý do của cuộc điều trần. 

Ông Ed Royce nhấn mạnh với hai giới chức trong hành pháp Hoa Kỳ tham gia buổi điều trần gồm Phó Trợ lý Ngoại trưởng Daniel Baer và Quyền Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Đông Á-Thái Bình Dương, Joseph Yun, rằng:

“Xin quý vị làm ơn cho thấy ít nhất một ví dụ để chứng tỏ rằng các cuộc đối thoại nhân quyền hiện tại với việt Nam có thể mang lại một số kết quả đúng với ý nghĩa khi nói rằng chúng ta muốn cùng nhau làm việc cho nhân quyền và cho tương lai. Bản án của Phương Uyên và Nguyên Kha là điểm quan trọng để nhà cầm quyền Hà Nội bắt đầu trong tiến trình đó.”

Chủ tịch Ủy ban Đối Ngoại Hạ viện Mỹ nói Hoa Kỳ không thể không hành động hay không lên tiếng trước các vi phạm trầm trọng hàng loạt của Việt Nam khi mà chỉ trong 6 tuần lễ đầu năm nay Hà Nội đã tống giam hơn 40 các nhà bất đồng chính kiến như Uyên và Kha.

Ông Royce nói áp lực Việt Nam phóng thích Uyên và Kha hay những nhà hoạt động tương tự khác không phải là một đòi hỏi quá đáng vì cái “tội” mà họ bị trừng phạt chỉ là thực thi nhân quyền, bày tỏ quan điểm ôn hòa của công dân, vốn là những điều mà Việt Nam đã tự nguyện cam kết tôn trọng với quốc tế.

Theo dân biểu Royce, không có gì có thể biện minh được cho hành vi bắt bớ, đánh đập, giam cầm của chính phủ Việt Nam đối với Phương Uyên và Nguyên Kha để trả đũa cho việc họ đã rải truyền đơn kêu gọi bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Vẫn theo lời Chủ tịch Ed Royce, Hoa Kỳ cần phải dùng đòn bẩy đang có để kiểm tra các vi phạm nhân quyền của Việt Nam, để chứng tỏ hành động của Mỹ đi đôi với lời nói trong lĩnh vực cổ xúy và bênh vực nhân quyền toàn cầu.

Dân biểu Gerry Connolly thuộc đảng Dân chủ của Tổng thống Obama khuyến cáo rằng lập pháp, tức Quốc hội, có thể khước từ đề nghị của hành pháp liên quan đến Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP với Việt Nam nếu thành tích nhân quyền của Hà Nội không được cải thiện.

Ngay sau phiên sơ thẩm của Phương Uyên và Nguyên Kha hôm 16/5, đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam đã phản đối bản án và kêu gọi trả tự do cho hai nhà hoạt động này.

Mới đây, trường hợp của Uyên và Kha cũng được đại sứ Liên hiệp Châu Âu tại Việt Nam nêu lên khi bày tỏ quan ngại về tình trạng bắt bớ, bỏ tù các nhà bất đồng chính kiến và các blogger tại Việt Nam. 

Tại một cuộc gặp với giới hữu trách Việt Nam hôm 24/5, đại sứ EU, Franz Jessen, đã kêu gọi Hà Nội ngay lập tức xem lại các bản án nặng nề dành cho các nhà hoạt động như Phương Uyên, Nguyên Kha, và các thanh niên Công giáo thuộc Dòng Chúa Cứu Thế.

Dịp này, đại sứ Liên hiệp Châu Âu cũng đã phản đối việc chính quyền Việt Nam từ chối yêu cầu của EU muốn được tham dự các phiên xử ấy.

Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ, người nhà của Phương Uyên và Nguyên Kha bày tỏ cảm kích và hy vọng rằng những sự quan tâm và áp lực từ Hoa Kỳ và Liên hiệp Châu Âu sẽ giúp phần nào giảm nhẹ bản án của hai sinh viên chống Trung Quốc trong phiên phúc thẩm tới đây.

Mẹ của Phương Uyên, bà Nguyễn Thị Nhung, cho biết:

“Sau phiên xử, ngày 30/5 gia đình được thăm gặp Uyên. Uyên nói hết sức sốc trước bản án cũng như quá trình tranh luận trước tòa vì Uyên chưa được nói hết, Uyên rất uất ức. Nhưng sau đó Uyên cũng bình tĩnh lại và làm đơn kháng cáo. Nội dung kháng cáo là không xin giảm án vì Uyên cho rằng Uyên không có tội mà Uyên chỉ yêu cầu tòa án làm sáng tỏ những vấn đề còn gút mắt rất nhiều.”

Gia đình Đinh Nguyên Kha nói họ rất bức xúc vì kể từ sau phiên tòa sơ thẩm tới nay, họ không được thăm gặp bị can mà không được giải thích lý do thỏa đáng dù đã cùng luật sư gõ cửa và gửi đơn khắp nơi.

Ông Đinh Nhật Uy, anh trai Đinh Nguyên Kha:

“Họ ngăn cản phi pháp mà không đưa ra được một nghị định, nghị quyết, hay quyết định nào bằng văn bản hết. Họ chỉ trả lời miệng. Mình đòi trả lời bằng văn bản, họ không có. Đi xin giấy để thăm gặp thì cũng không được chứng. Lên trại giam, họ chỉ xuống tòa. Xuống tòa, tòa nói hết trách nhiệm, chỉ qua phòng điều tra. Qua đó, họ chỉ ngược lại qua trại giam. Họ cứ chỉ vòng vòng, không ai chịu trách nhiệm. Ba nơi đó không nơi nào chịu ký giấy cho chúng tôi thăm gặp Kha.”

Cả Phương Uyên và Nguyên Kha đều nhất định kháng án ngay sau phiên sơ thẩm hôm 16/5 vừa qua.

Trà Mi-VOA



Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

TUYÊN BỐ PHẢN ĐỐI BẢN DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP ĐANG TRÌNH QUỐC HỘI



        PHẢN ĐỐI DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 
TRÌNH QUỐC HỘI KHÓA XIII TẠI KỲ HỌP THỨ 5

Ngày 3/6/2013 những người soạn thảo và ký bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 mang chữ ký của 72 người (thường gọi tắt là Kiến nghị 72) đã gửi cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và một số Đại biểu Quốc hội bản Phản đối Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 5. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

HỒ CHÍ MINH SINH BÌNH KHẢO CỦA HỒ TUẤN HÙNG - KỲ 1


1      2      3
TÌM HIỂU VỀ CUỘC ĐỜI HỒ CHÍ MINH
“HỒ CHÍ MINH SINH BÌNH KHẢO”

Hồ Tuấn Hùng

Người dịch: Thái Văn


Tập sách “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” đã đưa ra những chứng liệu rất thuyết phục về Nguyễn Ái  Quốc và Hồ Chí Minh

Đảng CSVN có trách nhiệm phải soi sáng các chứng liệu này đối với 3 triệu đảng viên và với nhân dân Việt Nam

Tập sách đã nêu lên hình hài đang nằm trong mộ Hồ Chí Minh tại Hà Nội là một người Tàu Khựa

Phải chăng Người Việt Nam có nhiệm vụ đóng tiền cho đảng  CSVN thờ cúng một tên Tàu Man?

KÝ TẾ kính gởi tập tài liệu này đến toàn bộ đảng viên đảng CSVN và 700 tờ báo đảng của đảng CSVN

Phần 1

Phần 2 

Phần 3

HỒ CHÍ MINH SINH BÌNH KHẢO CỦA HỒ TUẤN HÙNG - KỲ 2


1      2      3
HỒ TẬP CHƯƠNG BỊ BẮT Ở HÀ NAM, GIAM TẠI NHÀ NGỤC "NAM THẠCH ĐẦU"

          Ngày 12 tháng mười một năm 1938, "Đài Loan nhật nhật tân báo" đưa tin, Hồ Tập Chương bị bắt giam tại nhà lao Nam Thạch Đầu, Hà Nam. Rốt cuộc "Hà Nam" là địa phương nào? Nam Thạch Đầu ngục ở đâu? Căn cứ vào "Lịch sử tổ chức Đảng cộng sản thành phố Quảng Châu" "Hà Nam" ở phía nam sông Châu, còn nhà giam Nam Thạch Đầu ở phố Nam Thạch Đầu, khu Hải Châu, thành phố Quảng Châu gọi là "Trại trừng giới". Sự kiện ngày 15 tháng tư năm 1927, Quốc dân đảng mở cuộc càn quét bắt giữ hàng loạt đảng viên cộng sản giam giữ tại đây. Liên quan đến sự kiện "Đài Loan nhật nhật tân báo" đưa tin Hồ Tập Chương bị giam tại nhà lao Nam Thạch Đầu, phải chăng có dính dáng đến việc đồng nhất thân phận Hồ Tập Chương với Hồ Chí Minh, khi Hồ Chí Minh vào tháng mười một đến tháng mười hai năm 1938 đột nhiên mất tích ở cơ quan Bát lộ quân Quế Lâm, Quảng Tây? Hồ Chí Minh bị giam ở Quảng Châu nhưng lại mất tích ở Quế Lâm nửa tháng đều thuộc tiểu sử Hồ Chí Minh chưa bao giờ được báo chí đưa tin, lại càng chứng thực Hồ Tập Chương chính là Hồ Chí Minh. Mối quan hệ nhân qủa đặc biệt quan trọng này sẽ được trình bày cụ thể ở mục "Cơ quan Bát lộ quân Quế Lâm" và "Đài Loan nhật nhật tân báo" trong Thiên IV.

HỒ CHÍ MINH SINH BÌNH KHẢO CỦA HỒ TUẤN HÙNG - KỲ CUỐI


1      2      3
Thiên V
    CHỮ HÁN “NHẬT KÝ TRONG TÙ” VÀ “DI CHÚC”
KHẢ NĂNG TRUNG VĂN CỦA HỒ CHÍ MINH

Trong “Hồ sơ Lư Sơn "Hồ Chí Minh bí mật đến Lư Sơn” có ghi chép Hồ Chí Minh dùng ngón tay viết thư pháp: “Bí thư Đảng ủy Cục quản lý Lư Sơn Lâu Thiệu Minh, phó bí thư Thái Thiệu Ngọc, Giang Vĩnh Đức nghe tin Hồ Chí Minh sắp rời Lư Sơn, vội vã kéo nhau đến biệt thự 394, một là để nghe ý kiến Hồ Chí Minh về thái độ tiếp đãi khách, hai là đề nghị ghi lưu niệm. Nhận xét về cái gì đây? Hồ Chí Minh đề nghị mang nghiên bút để trên bàn. Ông thử bút, cảm thấy ngọn bút hơi nhỏ liền khẽ hỏi:
- Tôi dùng ngón tay viết dược không?

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN - ĐINH NGUYÊN KHA KHÁNG ÁN NHƯNG KHÔNG XIN GIẢM ÁN


Hai tuần sau khi bị tuyên án tổng cộng 14 năm tù giam và 6 năm quản chế, Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha kháng cáo. Hai sinh viên Việt Nam khẳng định biểu lộ tinh thần yêu nước qua hành động tố cáo «Trung Quốc xâm lăng Việt Nam». Tuy nhiên cả hai đều quyết định « không xin giảm án tù » mà tòa án tỉnh Long An trong phiên xử ngắn ngủi ngày 16/05/2013 vừa qua đã trừng phạt hai sinh viên này.

RFI đặt câu hỏi với bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ của Phương Uyên :

Bà Nguyễn Thị Nhung – 03/06/2013




THƯ CỦA TIẾN SỸ, LUẬT CÙ HUY HÀ VŨ GỬI TỪ TRẠI TÙ SỐ 5 THANH HÓA


Kính gửi Quý Báo,
  
Ngày 1 tháng 6 năm 2013, bị Tổng cục VIII từ chối cho giấy phép vào gặp TS Cù Huy Hà Vũ đang tiếp tục ngày tuyệt thực thứ sáu với tư cách là luật sư, tôi vẫn tìm cách đến Trại giam số 5 – BCA tại Thanh Hóa thăm chồng. Trong cuộc gặp 60 phút, TS Cù Huy Hà Vũ đã tranh thủ đọc lá thư dưới đây cho tôi ghi lại. Đứng xung quanh hai vợ chồng Dương Hà – Hà Vũ là bốn viên cán bộ trại giam giám sát, nghe từng lời đọc, thỉnh thoảng lại dọa dẫm hoặc nói lời chọc tức … mặc dù vậy lá thư vẫn được ghi lại, toàn văn như đính kèm.

Đề nghị Quý Báo cho đăng để những ai quan tâm được biết.
Trân trọng cảm ơn Quý Báo,
Nguyễn Thị Dương Hà

HRW: CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM VẪN DUY TRÌ CHÍNH SÁCH ĐÀN ÁP


Human Rights Watch Bản điều trần của John Sifton, Giám đốc Vận động, Ban Á Châu, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền
 ỦY BAN ĐỐI NGOẠI
TIỂU BAN CHÂU PHI, Y TẾ TOÀN CẦU, NHÂN QUYỀN TOÀN CẦU VÀ CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

THÊM DẦU VÀO LỬA

Một căn nhà lá và hai đứa trẻ của làng Phùm Gi
Tổ quốc tôi vẫn chưa là vô phúc
May còn em khổ nạn gánh lên đồi
Văn Công Mỹ
“Phùm Gi cách buôn Nu khoảng sáu cây số thôi nhưng có tới hai kiểu đường. Hai cây số đầu là đường nhựa láng o, khoảng bốn cây số sau thì lởm chởm đá, ổ gà và mịt mù bụi bặm.

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

HỒI KÝ QUẦN ĐẢO NGỤC TÙ - CỦA ALEKSANDR SOLZHENITSYN - KỲ 1


1      2      3      4     5      6      7

TÁC GIẢ CHÚ THÍCH 

Thiên HỒI HÝ này viết xong đã lâu mà tôi vẫn ngần ngại chưa muốn xuất bản. Thà phụ lòng người chết còn hơn gây hại cho những người còn sống. Nhưng bản thảo bất ngờ lọt vào tay mật vụ thì tôi đành phải cho ra ngay, càng sớm càng tốt.
 

HỒI KÝ QUẦN ĐẢO NGỤC TÙ - CỦA ALEKSANDR SOLZHENITSYN - KỲ 2


1      2      3      4     5      6      7
3. ĐIỀU TRA, THẨM VẤN

Trong những vở kịch Chekov có nhiều nhân vật trí thức khoái chơi trò dự đoán tương lai. Rằng hai chục năm, ba chục năm, bốn chục năm tới những chuyện gì sẽ xảy ra trên đất nước này. Chắc gì họ dám đoán 40 năm nữa dân Nga sẽ có dịp nếm mùi điều tra, thẩm vấn? Nếu họ lại biết những mục điều tra, thẩm vấn ấy tiến hành như thế nào e rằng kịch Chekov diễn chẳng bao giờ hạ màn nổi bởi lẽ bao nhiêu nhân vật đều điên đầu, phải tống vô Dưỡng trí viện hết! 

HỒI KÝ QUẦN ĐẢO NGỤC TÙ - CỦA ALEKSANDR SOLZHENITSYN - KỲ 3


1      2      3      4     5      6      7
5. MỐI TÌNH XÀ LIM

Đúng vậy, xà lim và tình yêu cũng có thể nằm chung một chỗ lắm chớ? Có thể có tình với xà lim lắm. Chẳng hạn như hồi Lêningrad bị địch bao vây cô lập thì được ở Trung ương khám đường thì còn gì bằng! Nhờ ở tù mà còn sống chắc. Dưới từng đợt mưa pháo kích thì còn chỗ nào an toàn mà đâu phải chỗ núp riêng của mấy ông điều tra viên ăn ngủ tại chỗ? 

HỒI KÝ QUẦN ĐẢO NGỤC TÙ - CỦA ALEKSANDR SOLZHENITSYN - KỲ 4


1      2      3      4     5      6      7
7. ĐẦU MÁY KÉO VÔ TÙ ĐÀY

Bên cạnh "nhà ga" Byturki có một phòng đặc biệt. Đó là phòng khám người, tuốt người để thằng nào mới vô là phải chịu lục soát thật kỹ cái đã. Phòng đủ rộng để 5, 6 cán bộ Cơ quan làm 20 thằng ZEK một lúc. Có mấy cái bàn nhưng mặt bàn trơ trụi chẳng có gì. Ở một bàn cuối phòng ngồi sừng sững một ông Thiếu tá NKVD, quân phục chững chạc mớ tóc đen chải đàng hoàng nhưng dưới ánh đèn chụp khuôn mặt hắn mới mệt mỏi, chán chường làm sao! In hình hắn mệt vì có ngần ấy đứa mà cứ phải đưa vô từng đứa một, bắt hắn chờ đợi không đáng. Nếu cần một chữ ký thì bắt chúng ký cả loạt việc và lẹ hơn nhiều.

Thấy tôi vô, ông Thiếu tá biểu ngồi, hỏi tên họ rồi đưa tay lục kiếm "hồ sơ" của tôi trong chồng giấy phía mặt. Cách cái lọ mực cũng có một chồng in hệt, giấy mỏng như giấy đánh máy nhưng chỉ nhỏ bằng nửa tờ. Kiểu bông lãnh xăng, phiếu phát vật liệu các công sở. Đây rồi, hắn rút đúng tờ giấy của tôi, cao giọng đọc cho biết "bản án": 8 năm đi đày. Sau đó hắn lật tờ giấy nắn nót vài chữ, ra điều "án được đọc lên cho kẻ chịu án", đúng ngày giờ đã định. 

HỒI KÝ QUẦN ĐẢO NGỤC TÙ - CỦA ALEKSANDR SOLZHENITSYN - KỲ 5


1      2      3      4     5      6      7
10. CÔNG LÝ TRƯỞNG THÀNH

Điều 17 Hình Luật dự liệu xử bắn những thành phần lén lút trở về lãnh thổ Liên bang Xô Viết. Thông lệ đã có luật định thì chắc chắn sẽ có vô số kẻ vướng những trường hợp này khác: ai điên khùng đi chui đầu vào bẫy. Điên đầu nhât là Savinkov, bị quả tang và ra toà không chối mà còn không bị khép vô điều 71 mà. Vậy là điều 71 do chính Lenin chỉ thị cho Kursky đành bỏ xó! Nhưng ngược lại, bản án tống ra ngoại quốc thay vì xử bắn thì áp dụng tức khắc, liên miên.

HỒI KÝ QUẦN ĐẢO NGỤC TÙ - CỦA ALEKSANDR SOLZHENITSYN - KỲ 6


1      2      3      4     5      6      7
PHẦN II - ĐẾN ĐI, ĐI ĐẾN

1. NHỮNG CHUYẾN TÀU ĐI ĐẢO
Quần đảo nằm đâu? Nó rải rác một dọc dài cả ngàn hòn, từ eo Bering chạy tuốt xuống vịnh Bosporus! Nó lù lù đấy nhưng vẫn là vô hình. Cũng như những thằng dân quần đảo, đám nô lệ có trọng lượng, cũng choán một khối lượng phải chuyển dịch từ đảo này sang đảo khác không ngừng nghỉ nhưng chớ cho ai thấy.

HỒI KÝ QUẦN ĐẢO NGỤC TÙ - CỦA ALEKSANDR SOLZHENITSYN - KỲ CUỐI


1      2      3      4     5      6      7
3. CÔNG VOA ĐI ĐẢO

Toa xe Stolypin chen chúc, xe bít bùng ngột thở, khám tạm bồn chồn khó sống, sao bằng vứt bỏ hết ngần ấy giai đoạn để lên toa xe chở súc vật, thẳng đường vào Trại cho rồi. Tù vừa đỡ mệt mà tiện việc nhà nước biết mấy, thằng nào thành án là đưa đi đày một mạch. Đỡ tốn chỗ xe lửa, khỏi cần xe bít bùng đưa đón, đỡ phải tổ chức khám tạm tốn bao nhiêu nhân viên! Bộ máy Cải tạo hẳn nhận ra ngay điều đó nên tù đi đảo tổ chức thành từng đoàn: Đi xe lửa thì từng đoàn dài toa chở súc vật, đi đường thủy từng đoàn tàu. Không có đường hoả xa, đường sông thì đoàn tù lũ lượt đi bộ. (Không lẽ đưa tù đi đày mà phải bắt ngựa, bắt lạc đà lao động?)

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

DÂN VẬN CỦA CỘNG VÀ CỘNG VẬN CỦA DÂN!!!



Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 172 (01-06-2013)
Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Cộng đảng, trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 7 sáng ngày 11-05-2013, đã đề cập đến một vấn đề quan trọng mang tính sống còn đối với đảng: đó là vấn đề tuyên truyền, núp dưới mỹ từ “dân vận”: “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận là rất cần thiết trong tình hình hiện nay”. Lý do là: “Trong điều kiện Đảng cầm quyền, xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, có rất nhiều vấn đề mới đặt ra tác động đến tư tưởng, tình cảm, đời sống của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Những hiện tượng phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội, cùng với tệ quan liêu, tham nhũng, xa dân, xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng là thách thức đối với mối liên hệ giữa dân với Đảng”. Nói cho đúng, đảng nhận ra rằng dân càng ngày càng thấy rõ: với việc hành xử độc quyền, xây dựng một nhà nước công an trị, phát triển nền kinh tế chỉ có lợi cho đảng, tạo ra hiện tượng chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn, củng cố và bành trướng tệ quan liêu tham nhũng, xâm phạm không những quyền làm chủ của nhân dân mà cả quyền tự quyết của dân tộc, đảng đã trở thành kẻ thù của đất nước. 

HỒI KÝ VƯỢT BIÊN ĐƯỜNG BỘ - KỲ 1

1     2      3      4      5     6      7      8      9
Trịnh Huy Chương
"trời đã sập tối, lúc này chúng tôi có thể nghe tiếng súng nhỏ nổ rất gần!. Đây là dấu hiệu của những trận chạm súng giữa CSVN và lực lượng Khmer Tự do.... tiếng súng càng gần... hoang mang và sợ hãi càng tăng...Khoảng thêm 1 tiếng sau, trại VNLR được lệnh bỏ trại" 

HỒI KÝ VƯỢT BIÊN ĐƯỜNG BỘ - KỲ 2


1     2      3      4      5     6      7      8      9
"Trên suốt con đường mòn trong rừng biên giới, chúng tôi đã bị chận xét và lục soát để lấy của đến mấy chục lần, bởi hết toán lính này đến toán lính khác. Cuối cùng, chúng tôi chẳng còn một thứ hành trang nào khác, ngoài bộ quần áo đen mặc trên người.

Tiền hết, cơn đói rã rời, cơn khát cháy cổ, tất cả những lo âu và bận tâm ấy làm chúng tôi mệt đến muốn ngất xỉu. Chúng tôi bèn hỏi những người dân Miên đi buôn rằng bao giờ tới Thái Lan. Ai cũng trả lời còn năm hay mười cây số nữa thôi. Tuy nhiên, lần nào hỏi cũng chỉ nghe năm hay mười cây số. Chúng tôi tưởng chừng muốn điên lên vì qúa sức khổ và đói khát."

HỒI KÝ VƯỢT BIÊN ĐƯỜNG BỘ - KỲ 3

1     2      3      4      5     6      7      8      9
"Tối hôm ấy là ngày 28 tháng 3 năm 1980, bọn lính Para đến bắt hai cô gái của gia đình người Tàu khác và kéo đi. Những người đã sống trong trại Para vào ngày hôm đó thì tất cả đều sở đến bủn rủn tay chân. Tiếng la hét thất thanh xin cầu cứu của những người con gái bất hạnh lúc bị sa cơ nghe rùng rợn và bi thương, kèm theo đó là những tiếng chửi rủa của bọn Para. Rồi sau đó là tiếng thét thê thảm cùng với những loạt súng. Thế là xong đời hai người con gái vô tội "

HỒI KÝ VƯỢT BIÊN ĐƯỜNG BỘ - KỲ 4


1     2      3      4      5     6      7      8      9
"Từ đó, cứ mỗi ngày bọn lính Pol Pot đều phân công cho nhóm dân tị nạn chúng tôi làm công tác lao động khổ sai như vác củi, đào hầm hố, giao thông hào, hầm chiến lược và đi tải gạo."

Ông Trương Võ là cựu đại uý Biên Tập Viên, ngành Cảnh sát của Việt Nam Cộng Hòa. Ông Võ sinh năm 1946, tại Tây Ninh. Sau năm 1975, ông Võ là tù nhân chính trị của chế độ Cộng Sản Việt Nam. Ông đã bị giam cầm tại nhiều trại từ Nam đến Bắc Việt trong suốt năm năm (1975-1980). Vợ và con ông Võ đã vượt biển khoảng năm 1978. 

HỒI KÝ VƯỢT BIÊN ĐƯỜNG BỘ - KỲ 5


1     2      3      4      5     6      7      8      9
"Tôi lúc ấy đã sợ quá nên cuống quít gật đầu lia lịa, chẳng biết Lục thum là nghĩa gì mà cũng gật đầu. Thế là tôi bị bọn chúng đánh gần chết. Hai thằng thay nhau dùng báng súng đánh rồi đá và đạp tôi. Mình mẩy tôi đau đớn ê ẩm, máu me chảy đầm đìa, ướt đẫm cả áo quần. Sau đó, bọn chúng bắt tôi cởi hết quần áo để chúng lục xét. Lúc ấy, tôi chỉ còn mặc có cái quần xà lỏn mà thôi."

HỒI KÝ VƯỢT BIÊN ĐƯỜNG BỘ - KỲ 6


1     2      3      4      5     6      7      8      9
"Tiếng gọi nhau xen lẫn với tiếng rít của pháo nghe rợn người. Chúng tôi lại đổ xô lên nhau mà thoát ra cổng chính. Tất cả 4,473 người chen chúc ra bằng một cánh cổng rộng không quá năm thước. Người ta chen lấn và đè lên nhau để tìm lối thoát. Có kẻ đã phá rào để thoát ra, hòa chung với dân Khmer đang di tản bên ngoài. Mặc dù lính Thái vẫn chưa cho vào đất họ, chúng tôi đã phải dìu dắt nhau mà chạy vì nhiều cụ già, em bé, nhất là các phụ nữ đã té hay bị xây xát trong khi thoát ra khỏi trại. "

HỒI KÝ VƯỢT BIÊN ĐƯỜNG BỘ - KỲ 7


1     2      3      4      5     6      7      8      9
"Từ xa, có những tiếng súng nổi lên rồi có những tiếng hét thảm thiết của phụ nữ. Chúng tôi đoán chừng chắc là nhóm lính Para khác đang tra tấn, hành hạ những người ty nạn Việt Nam khác. Tiếng kêu thét như tiếng heo bị thọc tiết, ai oán, nghe như xé ruột, vang động cả núi rừng. Rồi thì tiếng gầm thét của bọn lính. Tôi không ngờ mình đã gặp phải một bọn quỷ râu xanh như bọn Para này. Tôi hoảng quá vì sợ chúng hãm hiếp mình. May mà tôi đang có thai sáu tháng, bụng đã to, chứ không thì... Tôi rùng mình và không dám nghĩ hết"

HỒI KÝ VƯỢT BIÊN ĐƯỜNG BỘ - KỲ 8


1     2      3      4      5     6      7      8      9
Nguyễn Văn Thụy Viễn

"Tôi lúc ấy đã sợ quá nên cuống quít gật đầu lia lịa, chẳng biết Lục thum là nghĩa gì mà cũng gật đầu. Thế là tôi bị bọn chúng đánh gần chết. Hai thằng thay nhau dùng báng súng đánh rồi đá và đạp tôi. Mình mẩy tôi đau đớn ê ẩm, máu me chảy đầm đìa, ướt đẫm cả áo quần. Sau đó, bọn chúng bắt tôi cởi hết quần áo để chúng lục xét. Lúc ấy, tôi chỉ còn mặc có cái quần xà lỏn mà thôi. "

HỒI KÝ VƯỢT BIÊN ĐƯỜNG BỘ - KỲ 9


1     2      3      4      5     6      7      8      9
Lâm Quản Nhân

"Tiếng gọi nhau xen lẫn với tiếng rít của pháo nghe rợn người. Chúng tôi lại đổ xô lên nhau mà thoát ra cổng chính. Tất cả 4,473 người chen chúc ra bằng một cánh cổng rộng không quá năm thước. Người ta chen lấn và đè lên nhau để tìm lối thoát. Có kẻ đã phá rào để thoát ra, hòa chung với dân Khmer đang di tản bên ngoài. Mặc dù lính Thái vẫn chưa cho vào đất họ, chúng tôi đã phải dìu dắt nhau mà chạy vì nhiều cụ già, em bé, nhất là các phụ nữ đã té hay bị xây xát trong khi thoát ra khỏi trại. "

VIỆT NAM VÀ CÁC CUỘC NỔI DẬY HIỆN NAY




Võ Văn Ty  - Trong thế kỷ 21 này, thế giới đã mục kích nhiều chính quyền độc tài đã sụp đổ trước sức mạnh của người dân. Có 3 cuộc nổi dậy được xem là biểu tượng của đấu tranh bất bạo động đánh đổ được cường quyền mà không cần một thế lực quốc tế giật dây hướng dẫn.

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

THỊ “THẮNG” NHƯNG CHƯA PHẢI LÀ CHIM UYÊN

 Phàm thường, khi người ta tạo ra một dụng cụ gì thì nó luôn có được vai trò đặc biệt của nó, dù có những vật dụng khác, cũng tương tự hình dáng đó, công dụng đó, nhưng chắc chắn là không thể nào thay thế vai trò riêng biệt của riêng mỗi dụng cụ. Cũng thế, một hành động, thái độ có thể được biểu hiện trên cùng một hình thức, ngay cả trường hợp ứng dụng, nhưng không thể quả quyết rằng tất cả những hành động, thái độ đó đều y giống nhau, ngay cả trong ý nghĩa, trạng thái của chúng.