Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016

HỒI KÝ THÉP ĐEN - ĐẶNG CHÍ BÌNH - PHẦN 4


31. Nghĩa “Bình Xuyên”…

Để làm sáng tỏ phần nào cuộc đời của Nghĩa. Tôi xin tường thuật lại sự việc cũng dính dáng đến một đoạn đời của tôi và một góc bối cảnh ngang ngửa của quê hương…
Sự việc xẩy ra vào khoảng tháng 8 năm 1954 tại Bệnh Viện Bình Dân, khi ấy là đường Général Lizé (đường Phan Thanh Giản Sài Gòn sau này). Giai đoạn đó, bệnh viện vừa mới xây xong nên chính quyền, tạm thời dùng làm trại tiếp đón đồng bào di cư từ Bắc vào Nam theo hội nghị Genève.

HỒI KÝ THÉP ĐEN - ĐẶNG CHÍ BÌNH - PHẦN 5


41. Cái Chết Ám Ảnh Người Tù Trong Xà Lim “Án Chém”…

Giai đoạn này, thỉnh thoảng chúng mới gọi cung tôi, lúc thì điểm này, lúc thì điểm kia bắt tôi khai lại.
Chúng hy vọng dùng thời gian để lung lạc tôi, do đó chúng vẫn khích lệ, phỉnh phờ, xen lẫn đe dọa, hòng một lúc nào đó tôi không kìm hãm được, phải khai những điều mới với chúng. Nhưng, lúc này tâm hồn tôi như chết rồi! Trời đất đối với tôi bây giờ chỉ còn là một màu đen kịt. Tôi không còn sức phấn đấu nữa! Tôi căm hận cuộc đời, căm hận cả con người. Ngày đêm, tôi chỉ nghĩ đến cái chết! Chết là giải pháp đẹp nhất để giải quyết hết mọi khổ đau, dằn vặt, vò xé trái tim đã nhăn nhúm rỉ máu vì cuộc đời đã chà đạp, bóp nặn quá nhiều.

HỒI KÝ THÉP ĐEN - ĐẶNG CHÍ BÌNH - PHẦN 6


51.  Cát-xô,  chiếc…. “quan tài” đá của Hỏa Lò Hà Nội…!

Theo ông Huệ nói, từ đây ra tới cổng Hỏa Lò, ngoài bao nhiêu lần cửa, với bao lần canh gác, ngay chính ông cũng chịu trách nhiệm giữ tôi. Nếu tôi trốn, ông cũng phải chịu trách nhiệm. Tôi cười thầm, hiện giờ ngay việc ngồi dậy tôi còn thấy khó khăn, nói gì tới trốn. Dù thế, cảnh giác cao luôn luôn là một nguyên tắc của Cộng Sản, cho nên ra vào buồng tôi, ông vẫn phải khóa.

HỒI KÝ THÉP ĐEN - ĐẶNG CHÍ BÌNH - PHẦN 7


61.  Nằm… đếm  mùa  Thu  qua…

Trời đã lại chuyển sang Thu. Cứ mùa Thu rồi lại mùa Thu. Tôi cứ nằm đây để đếm mùa Thu qua, cho đến mùa Thu nào là mùa Thu cuối cùng?…Trên đài nheo nhéo là cho đến hôm nay, miền Bắc đã bắn rơi được…1261 máy bay Mỹ đủ loại; và đã bắt được nhiều phi công… Cứ mỗi trận đánh, hoặc trong một ngày, trên đài, trên báo chúng thường thông báo rõ ràng. Thậm chí, nhắc đi nhắc lại con số máy bay Mỹ các loại bị bắn rơi trên miền Bắc, cộng vào từng ngày nâng tổng số là bao nhiêu chiếc. Nhưng, riêng về phi công, thì chúng luôn luôn nói lấp lửng: hôm nay bắt thêm 3 tên, hôm khác bắt thêm hai tên, hôm khác nữa bắt thêm một số tên v.v…nhưng không hề tuyên bố, đã nâng tổng số là bao nhiêu phi công. Điều đó, chứng tỏ là ngay từ lúc này, Việt Cộng đã có ý đồ dùng vấn đề phi công để làm áp lực với Mỹ sau này.

HỒI KÝ THÉP ĐEN - ĐẶNG CHÍ BÌNH - PHẦN 8


73.  Ân  tình  qua  cửa …  xà lim

Vào một buổi trưa Chủ Nhật, tôi đang lúi húi lấy cái bàn chải đánh răng quệt cọ vào miếng xà phòng, lấy ít bọt để đánh răng, thì cô Vân lại vào. Cô mở cửa con rộng ra, cô thở hổn hển đứt quãng, mặt lấm tấm mồ hôi, tôi hỏi khẽ:
- Làm cái gì mà thở thế?
- Vừa đạp xe bên Gia Lâm về.
Cô vừa thở vừa nói ngắt quãng. Chẳng biết từ lúc nào, tự nhiên tôi bạo hơn:

HỒI KÝ THÉP ĐEN - ĐẶNG CHÍ BÌNH - PHẦN 9


1.  Giã  Từ  Hỏa  Lò

Mưa vẫn nhì nhẹt rả rích lê thê, gió Đông hàn từng làn tái tê, vẫn gầm rít vi vu, cả bầu trời xám xịt đìu hiu. Chiếc xe vẫn nặng nề, lầm lủi tiến ra ngoại thành, phía Bắc Hà Nội.
Từ nãy, tâm tư tôi đầp ắp bao nhiêu nỗi niềm đầy vơi trong nỗi chia cắt, mối yêu đầu của người con gái đất Hưng Yên nhiều màu mỡ và trong cảnh giã biệt Hỏa Lò, nơi sáu năm dài đằng đẵng, chồng chất bao nhiêu cuồng phong bão tố của đời tôi.

HỒI KÝ THÉP ĐEN - ĐẶNG CHÍ BÌNH - PHẦN 10


18. Những Con Rận Phiêu Lưu

Hồn tôi đang lãng đãng, chơi vơi, nửa mơ màng, nửa thức thì lại có tiếng lục đục ồn ào, ngay sàn trên chỗ tôi nằm. Tôi giật mình, ngồi bật dậy. Tưởng lại một người nữa đi cùm. Tôi chồm xuống đất, xỏ dép nhìn lên. Ba, bốn anh đang tranh nhau chộp vồ huỳnh huỵch. Thì ra có một con gián to, Lê Văn Kinh đã vồ được.

HỒI KÝ THÉP ĐEN - ĐẶNG CHÍ BÌNH - PHẦN 11


35.  Những  Tượng  Ảnh  Làm  Ô  Uế  CHÚA

Chiều nay, một nguồn vui bất ngờ làm xôn xao cả trại. Do tinh thần lao động hăng say của các toán, Ban giám thị mua về cho cả trại hai con lợn, mỗi con nặng hai mươi lăm ký và đặc biệt chiều nay cơm không độn.
Nguồn tin rộ ra khi đã xuất trại rồi vậy mà nó lan tràn rất nhanh ra khắp các toán ở ngoài rừng cũng như trong lán thủ công.

HỒI KÝ THÉP ĐEN - ĐẶNG CHÍ BÌNH - PHẦN 12


1.   SÀI GÒN  ƠI!

Sáng hôm nay, sau khi Ý, cán bộ trại vừa điểm buồng xong quay đi, tôi là một trong những người đầu tiên ra sân. Như mọi buổi sáng, tôi tranh thủ chạy ra sau nhà làm vài động tác tay chân, cố hít thở cái không khí ban mai của một ngày trong hai, ba phút.
Mấy đêm trước giấc ngủ của tôi không yên, tâm tư cứ khắc khoải vơi đầy, chỉ vì chiều hôm ấy cách đây ba ngày, ở dưới phòng y tế của anh Thái, do một sự tình cờ, một em tù hình sự vừa mới nhập trại, xuống xin thuốc hắc lào, đã nói đến cô y tá Hỏa Lò. Tôi đã vồ vập hỏi, nhưng em không hề biết gì hơn về người Hưng Yên. Em chỉ xác định là bốn tháng trước ở Hỏa Lò, em có xin thuốc hắc lào của cô Vân y tá, 1 lần.
Cô Vân ơi! Ngay đầu 1968, trong buổi giã từ não nuột dầm dề mưa rơi ấy ở Hoả Lò, đã hơn 3 năm rồi, tôi vẫn lầm lũi quằn quại trong ngục tù tăm tối, nơi rừng núi biên cương. Tôi không hề biết một tin tức gì về cô cả, để rồi chỉ nghe thoáng đến tên cô, lòng tôi đã xáo trộn mấy đêm nay. Rất may đêm qua, tôi ngủ được một giấc đã đầy, bù lại.
Phía Đông đỏ rừng rực, rồi mặt trời mò lên; xa xa chéo phía Tây Nam, rặng Hoàng Liên Sơn (Fan-si-pan) mây trắng che phủ ngọn, cũng vàng ửng lên rực rỡ. Một đàn vạc trắng hình cánh cung, đang sải cánh bay về hướng Đông Bắc.

HỒI KÝ THÉP ĐEN - ĐẶNG CHÍ BÌNH - PHẦN 13


11.  CŨNG  MỘT  KIẾP  NGƯỜI

Sau mấy ngày, tôi đã biết phân trại A này có khoảng 7, 8 trăm tù, hầu hết là hình sự: tham ô, trộm cắp, giết người. Chỉ có một toán tù chính trị địa phương, duy nhất hơn 4 chục người, làm mộc và làm nhà do tên cán bộ Tý phụ trách, anh Ngô Đạo làm toán trưởng.
Lán mộc cũng là tre nứa, gỗ trống trếnh 4 gian ở ngay cạnh đường cái. Gọi là đường cái chứ cũng là đất, đôi khi có một vài chiếc xe cổ lỗ hoặc là xe bò của trại đi qua.

HỒI KÝ THÉP ĐEN - ĐẶNG CHÍ BÌNH - PHẦN 14


21.  NGHĨA  BẠN  BÈ

Sáng hôm sau tôi đến, chị Thọ đã sẵn sàng. Chiếc xe đạp nó cũng mệt mỏi, ốm yếu như tôi, nhưng nó và tôi vẫn còn đủ sức đèo thêm chị Thọ phía yên sau. Theo sự chỉ dẫn của chị Thọ, tôi đi qua Lăng Tả Quân Lê văn Duyệt, rồi ghé sang ngã ba Hàng Xanh, tiến về phía Cầu Kinh. Trên đường đi, chị Thọ và tôi trao đổi nhiều chuyện về thằng Lý, thằng Lợi và những sự việc liên quan.

HỒI KÝ THÉP ĐEN - ĐẶNG CHÍ BÌNH - PHẦN 15

31.  NỖ  LỰC  ĐỂ  SINH  TỒN

Tính toán, cân nhắc rồi tôi âm thầm chuẩn bị, đôi dép không cần thiết, tôi bỏ vào một góc khuất, cởi chiếc quần “jean” rách, đã bạc màu, thắt chặt hai ống lên cổ. Cái giấy ra trại, cái nhẫn chị Lợi đưa, chiếc đồng hồ Seiko 5 của thầy tôi cho, tất cả tôi túm lại trong một cái túi nylon, đút gọn vào trong một cái túi con khâu ngầm trong quần đùi, rồi cài kim băng.

HỒI KÝ THÉP ĐEN - ĐẶNG CHÍ BÌNH - PHẦN 16


41.  ĐỊNH  MỆNH  CON  NGƯỜI

Chúng tôi năm anh chàng trong phe chiến bại, đang bị một cô gái trong phe chiến thắng ”hành” ngày thứ Bẩy, Lao Động Xã Hội Chủ Nghĩa như mọi khi. Bỗng có tiếng ồn ào, quát tháo từ phía ngõ, khu Sơn Tây, chúng tôi đang quét và nhặt rác, thông những ống cống ở mấy con đường hẻm gần nhà thờ Nam Hòa, đều ngừng tay ngửng lên: Một cô gái tóc uốn, chừng 18 hay 19 tuổi, nước da trắng hồng, với bộ mặt tương đối khả ái. Toàn bộ thân hình của cô không hề có một mảnh vải, không phải cô gái nào cũng có một thân hình cân đối như cô. Cô rảo bước từ phía ngõ Sơn Tây đi đến, có mấy đứa trẻ con trai mươi, mười hai tuổi hò hét chạy theo nhìn, nhiều tiếng quát của người lớn là để gọi con cái họ, không được đi theo nhìn.

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

CÂU CHUYỆN BẤT NGỜ ĐẰNG SAU BỨC TRANH ÔNG GIÀ NGẬM BẦU NGỰC CÔ GÁI TRẺ


Tiến Sỹ NGUYỄN VĂN ĐỆ Hiệu Trưởng Đại Học Đồng Tháp (Sưu Tầm)Có một câu chuyện rất hay phía sau nhiều bức tranh, bức điêu khắc trên thế giới về một ông già đang ngậm bầu sữa cô gái trẻ.

Thứ Tư, 4 tháng 5, 2016

HAI LẦN VƯỢT TÙ CẢI TẠO


​​Hồi Ký của Người Nhái Lê Đình An
Đây là đoạn hồi ký của tôi trong những ngày Cộng sản chiếm miền Nam, và 2 lần vượt ngục tù cải tạo trong 3 năm sống với chế độ Cộng sản. Hồi ký này tôi viết tại trại tỵ nạn Mã Lai, Tiểu bang Kelantan, Tỉnh Kotabaru.
Mùa Thu, năm 1978.
Dĩ vãng hiện lên đầu óc tôi như cơn ác mộng bi thương buồn thảm!
...Ngày 21-4-75, tôi được báo cho biết có cuộc họp báo nơi phòng Khánh Tiết (trong Dinh Độc Lập). Nội dung cuộc họp báo tôi chưa đượcbiết, đó cũng là việc làm bảo mật thường ngày của khối Cận Vệ chúng tôi.

Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2016

BIÊN KHẢO: TỪ CHIẾN TRƯỜNG KHE SANH ĐẾN CHIẾN DỊCH MẬU THÂN 1986


1-   Tình hình tổng quát: 
Vào cuối năm 1967, các mặt trận khắp 4 Vùng Chiến Thuật tại Nam Việt Nam bùng nổ những trận đánh dữ dội, chứng tỏ mức độ “leo thang” cuả chính sách quân sự cuả Hoa Kỳ tại miền đất nước xa xôi này đã lên đến tột đỉnh. Tuy nhiên, tình hình quân sự tại đây không có gì sáng suả, tốt đẹp như sự mong muốn cuả Ngũ Giác Đài, Quốc Hội, cuả Chính Phủ cũng như nhiều Tướng Lãnh Hoa Kỳ, đã từng hưá hẹn, cam kết với nhân dân, Quốc Hội và dư luận truyền thông Hoa Kỳ khi quân đội tác chiến được ào ạt và liên tục đổ vào Việt Nam.

Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016

CẢNH SÁT THÁI-LAN HỌP BÁO CÔNG BỐ HÌNH ẢNH VÀ DIỄN TIẾN MỘT CÁN BỘ CỘNG SẢN VIỆT NAM 60 TUỔI BỊ BẮT VÌ ĂN CẮP TÚI XÁCH PHỤ NỮ TẠI PHI TRƯỜNG BANGKOK

Tiến Sỹ NGUYỄN VĂN ĐỆ Hiệu Trưởng Đại Học Đồng Tháp (Chuyển Tin) Cảnh sát Thái-Lan tại Phi trường Quốc tế BangKok hôm  Thứ Ba 26-4-2016 đã tổ chức cuộc họp báo trình diện đã bắt giữ một người đàn ông nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tên là TRẦN TIẾN NHO, 60 tuổi về tội ăn cắp một cái túi xách khoác vai của một phụ nữ tại băng chuyền nhận hành lý số 8 ở phi trường BangKok hôm 20-4-2016.

BÀ QUẢ PHỤ ANH HÙNG “MŨ ÐỎ TÊN ÐƯƠNG” TÌM VỀ ÐỒI 31 HẠ LÀO NƠI NGƯỜI ANH HÙNG BỎ CUỘC…


QUẢNG TRỊ (NV) - Sau khi được cộng đồng người Việt ở hải ngoại giúp đỡ, trưa 12 Tháng Tư, 2016, bà quả phụ cố Ðại Úy Nguyễn Văn Ðương, tức Trần Thị Mai, và người con trai út Nguyễn Viết Xa đã có chuyến đi từ Sài Gòn đến đồi 31, Hạ Lào, nơi “Người Anh Hùng Mũ Ðỏ Tên Ðương” hy sinh.

VÀI NÉT VỀ CHỦ ĐỊT HỒ CHÍ MINH


Bác Sỹ Lê Bá Vận  - Các lãnh tụ cộng sản ai chẳng anh minh, vĩ đại! song nếu Hoa sơn luận kiếm thì chủ tịch Hồ Chí Minh của nước VNDCCH chiếm thượng phong, thân thế bí ẩn, tài mạo khác thường.

THÔNG TIN VỀ NHỮNG NGÔI MỘ VÔ CHỦ CỦA CÁC SỸ QUAN, BINH SỸ QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA ĐỀN NỢ NƯỚC TẠI CỔ THÀNH QUẢNG TRỊ


Những Ngôi Mộ Các Sỹ Quan Và Binh Sỹ Quân Lực VNCH Bị Bỏ Quên Gần Cổ Thành Quảng Trị....
Nhân dịp tham quan Cổ Thành Quảng Trị, chúng tôi ghé quán cơm ven QL1, cạnh mương thủy lợi, chúng tôi có gặp một đôi vợ chồng Cán Bộ về hưu tốt bụng có một ước nguyện hợp đạo lý của người Việt Nam là quy tập hài cốt về với Gia Đình, Dòng Họ.

KIẾP LƯU VONG



Cao-Đắc TuấnTóm lược: - Nguyễn Viết Dũng, một thanh niên sinh sống tại Việt Nam, viết bài thơ "Kiếp Lưu Vong," mô tả nỗi đau xót của tuổi trẻ trong cuộc sống đọa đầy dưới sự cai trị cộng sản. Bài thơ biểu lộ nỗi niềm đau thương của một thanh niên sống trên quê cha đất mẹ nhưng tưởng như đang sống kiếp lưu vong nơi xứ lạ quê người, vì đất nước anh đang bị cai trị bởi cộng sản. Bài thơ gửi các câu hỏi đến toàn thể dân Việt Nam là lời kêu gọi nhắc nhở toàn dân đến lịch sử oai hùng và niềm thiết tha giành lại tự do đã bị cộng sản cướp đi. "Kiếp Lưu Vong" là một bài thơ chính trị tuyệt diệu, dùng thể loại thơ bốn câu vần liên kết, thích hợp cho mục tiêu kêu gọi đấu tranh. Những ẩn dụ độc đáo diễn tả ý tưởng chống đối và kêu gọi một cách tinh tế. Qua các câu hỏi tu từ, bài thơ có tác dụng thuyết phục rất hiệu quả trên giới trẻ tại Việt Nam hiện nay, và do đó cần được truyền bá rộng rãi. 

HỒ CHÍ MINH LÀ NGƯỜI VIỆT NAM HAY NGỢM TRUNG QUỐC

Ngọc Ẩn  - Trung Quốc công bố hình ảnh tài liệu Hồ Chí Minh (HCM) là Hồ Quang đã từng mang cấp bậc Thiếu Tá cục tình báo của quân đội TQ. Từ tài liệu này thì Hồ Chí Minh là gián điệp có huấn luyện kỹ năng gián điệp của TQ. Câu hỏi được đặt ra là Hồ Quang là người Việt Nam hay người TQ? Hồ Quang có phải là Nguyễn Sinh Cung?

TRÍCH HỒI KÝ LÝ QUANG DIỆU - PHẦN VIỆT NAM


…Tôi lặng người bởi thái độ ngạo mạn và hung hăng của Phạm Văn Đồng….
Vào ngày 29/10/1977, một chiếc DC3 của Việt Nam, loại Dakota cũ, bị cưỡng đoạt trong một chuyến bay nội địa và bị buộc bay đến Singapore. Chúng tôi không thể ngăn nó hạ cánh xuống căn cứ không quân Seletar. Chúng tôi cho phép phía Việt Nam gởi một phi hành đoàn mới đến lái máy bay về cùng với phi hành đoàn cũ và những hành khách khác sau khi chúng tôi đã đổ nhiên liệu và tân trang lại. Chúng tôi truy tố bọn không tặc và đã kết án chúng 14 năm tù giam.

VIETNAM WAR SUMMIT 2016 HÀI TỘI “JOHN VÀ JANE HÀ NỘI”


Nguyễn Việt Nữ -  “The Vietnam War Summit”  là Hội nghị Thượng đỉnh về Chiến tranh Việt Nam tại Thư Viện Lyndon Baines Johnson ở Austin, Texas từ ngày 26 đến 28 tháng 4, 2016, đúng tháng Tư Đen, đánh dấu 41 năm Quốc hận của Việt Nam Cộng Hòa.

ĐẠI SỨ HOA KỲ TẠI VIỆT NAM: “CHÚNG TÔI VẪN CÒN NHIỀU THỨ ĐỂ GÂY SỨC ÉP VỚI BẦY KHỈ BA ĐÌNH”

Chị Vũ Minh Khánh, Đại sứ Ted Osius Và Tội Đồ Hồ Chí Minh
Đoan Trang - Chiều 22/12/2015, chị Vũ Minh Khánh - vợ luật sư Nguyễn Văn Đài - và luật sư Hà Huy Sơn đã có cuộc gặp với Đại sứ Mỹ Ted Osius và tùy viên chính trị David V. Muehlke, tại nhà riêng của ông Osius.

VÒNG HOA TƯỞNG NHỚ CỐ TỔNG THỐNG VNCH NGÔ ĐÌNH DIỆM

Từ vịnh biển xanh San Diego, cựu Đại Tá Nguyễn Hữu Duệ vừa gởi tặng tôi cuốn sách mới được ông cho ra mắt độc giả: "Nhớ lại những ngày ở cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm". Trên bìa sau đóng khung đen màu tang chế hàng chữ: "kỷ niệm 40 năm ngày Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị thảm sát" thể hiện rõ ràng tâm nguyện của tác giả trong việc hoàn thành hồi ký. Sau khi miền Nam thân yêu rơi vào ách thống trị bạo ngược của Cộng Sản, chúng tôi chỉ có một dịp siết chặt tay vui hưởng buổi trùng phùng trên xứ sở yên lành không áp bức Hoa Kỳ. Ngày đó, tôi vừa chân ướt chân ráo từ đảo thuyền nhân Mã Lai Á tới miền đất hứa,còn đang lận đận kiếm chỗ học hành thi cử, cố vá víu mảnh đời gần phá sản. Giáp mặt rồi mỗi kẻ lại một ngả mưu sinh thoát hiểm.Từ lần tạm biệt ấy, thời gian cứ lững lời trôi,thoáng chốc đã trên hai thập kỷ! Xin cám ơn cố nhân, dù đau yếu vẫn chưa quên người "Huynh đệ chi binh" đã cùng một thời phục vụ trong cùng một đơn vị mang danh hiệu: "Lữ Đoàn Liên Binh Phòng Vệ Phủ Tổng Thống" vào những năm tháng chính trường miền Nam ddậy sóng thù hận,âm mưu, lôi cuốn theo xã hội miền Nam vào cơn cuồng lốc tranh chấp quyền lực vô chính phủ.

LỜI VÀNG CỦA TỔNG THỐNG VIỆT NAM CỘNG HÒA NGUYỄN VĂN THIỆU


"Tôi thiết tha kêu gọi những ai, ở miền Nam này, đang ăn cơm miền Nam, đang thở không khí miền Nam, đang được sự che chở của xương máu Dân Quân miền Nam, mà đến ngày nay, còn âm thầm tiếp tay với Cộng sản, còn lén lút đi đêm với Thực dân, Ngụy hòa, còn tính đâm sau lưng chiến sĩ đồng bào…Tôi kêu gọi lương tri của mấy người, vì đất nước, vì dân tộc, hãy dừng chân lại, hãy dừng tay lại, hãy từ bỏ ý định đó đi mà cùng với 17 triệu rưỡi Dân Quân miền Nam chiến đấu chống kẻ thù Cộng sản. Tôi kêu gọi mấy người hãy suy nghĩ, nếu thích Cộng sản thì hãy có can đảm ra ngoài Bắc ở với Cộng sản, như vậy Cộng sản còn ít khinh rẻ mấy người hơn là làm tay sai cho chúng ở miền Nam này.

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: TIN TỨC VỀ NGÀY QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN 2015 TẠI NEW YORK


THÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ: NGÀY VẬN ĐỘNG NHÂN QUYỀN, TỰ DO DÂN CHỦ CHO VIỆT NAM TẠI NEW YORK, HOA Kỳ (11 THÁNG 12, 2015)
Nhân kỷ niệm 67 năm công bố bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 10 tháng 12, 1948,

HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG: Ý THỨC TRÁCH NHIỆM HAY LÀ BẮT ĐẦU CỦA MỘT CHUNG CUỘC

Phùng Nguyễn -Trong vài ngày qua, sóng gió bắt nguồn từ bài phỏng vấn “Hoàng Phủ Ngọc Tường: Đùa thôi nhé, thiên đường mộng ảo” của Nguyễn Đức Tùng tưởng đã dịu xuống, nhưng mà không. Ai cũng có nhiều điều muốn nói. Tôi cũng vậy, cũng có những suy nghĩ, nhận định về những điều được viết ra hoặc hàm chứa trong đó. Nhưng thay vì nói hết (và trở thành... nói nhiều), tôi muốn chia sẻ một vài điều mà tôi cho là vô cùng quan trọng.

VIỆT NAM NGUỒN CUNG CẤP NỘI TẠNG VÔ TẬN CHO TRUNG CỘNG


Phạm Văn Hiến - Chuyện những thiếu nữ Việt Nam bị lừa bán sang Trung Cộng xảy ra hằng ngày. Biết bao nhiêu đường dây lừa bán những cô gái Việt Nam nhẹ dạ sang TC bị phát hiện và còn biết bao nhiêu đường dây hoạt động trong bóng tối chưa được phát hiện? Thị trường buôn bán gái Việt sang Trung Cộng, kẻ bán người mua tuy âm thầm nhưng rất sôi động. Chính quyền rất khó kiểm soát nhất là đồng bào sắc tộc vùng cao, tiếp giáp với biên giới Việt – Trung thường xuyên xảy ra hàng loạt phụ nữ bị mất tích một cách bí ẩn như trường hợp hơn 100 cô dâu Việt mất tích đã kể trên.

VIẾT CHO NGÀY 01 THÁNG 11: MUÔN ĐỜI THÀNH KÍNH TRI ÂN



Nguyễn Thu Trâm 8406 - Đối với phần lớn người từ miền Bắc di cư vào Nam năm 1954 thì sự kiện ngày 01 tháng 11 năm 1963 mãi mãi là một cơn ác mộng. Nhất là bản tin ngắn được phát đi vào khoảng 10 giờ sáng ngày 02 tháng 11, loan báo về cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu đã thực sự làm suy sụp tinh thần của hầu hết đồng bào di cư, nhất là đồng bào công giáo. Đối với hầu hết người Bắc di dân thì cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và sự cáo chung của nền Đệ Nhất Cộng Hòa là một hồi chuông báo tử cho nền cộng hòa ở miền Nam. Những giáo dân di cư, trong đó có cả ông nội tôi, đã mường tượng một ngày quân đội cộng sản tiến vào Sài gòn, và một cuộc “di cư” nữa để lánh nạn cộng sản sẽ diễn ra sau đó.

TẠI SAO PHẢI ÁM SÁT TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM, BỨC TỬ NỀN ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA ĐỂ DÂNG MIỀN NAM CHO CỘNG SẢN BẮC VIỆT?


RFA - Cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963 đã đưa đất nước Việt Nam vào một khúc quanh lịch sử. Cái chết của hai anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm và bào đệ của ông là Ngô Đình Nhu, những tướng lãnh tham gia cuộc đảo chánh không ai biết người ra lệnh thủ tiêu hai ông là ai nhưng sau khi tro bụi của cuộc cách mạng lắng xuống những gương mặt đứng phía sau giật dây cho cuộc tàn sát ấy bắt đầu được điểm danh và lịch sử luôn công bằng cho từng người một.

QUANH VIỆC CHỐI TỘI THAM GIA THẢM SÁT TRONG BIẾN CỐ TẾT MẬU THÂN CỦA HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG QUA BÀI PHỎNG VẤN CỦA BS NGUYỄN ĐỨC TÙNG


Quỳnh Thi Mới trong tháng 8 đây, dư luận hải ngoại lại xôn xao quanh bài phỏng vấn nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (HPNT) của BS Nguyễn Đức Tùng (NĐT) đăng trên tạp chí điện tử Da Màu. Trong bài trả lời phỏng vấn, ông HPNT hoàn toàn chối bỏ việc mình có tham gia trong vụ thảm sát Quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) trong Tết Mậu Thân 1968 tại thành phố Huế. Ông Tường viện lý do rằng, lúc đó đã đi công tác ở nơi khác (đâu ở vùng Kontum hay Pleiku miền Trung), không có mặt trong thời điểm Cộng sản tạm chiếm và thảm sát dân chúng Huế, trong chiến dịch mà họ gọi là Tổng công kích Tết Mậu Thân, vào khắp 48 tỉnh thành phố của miền Nam Việt Nam. Nhưng dư luận lại thắc mắc, HPNT vắng mặt, sao lại là Tổng thư ký Liên Minh Dân chủ Hòa bình, được Mặt trận thành lập ở Huế trong thời gian thành phố bị Cộng quân tạm chiếm?

CHUNG QUANH CÔNG HÀM PHẠM VĂN ĐỒNG


Trần Gia Phụng - Vào đầu tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 đến đặt tại vùng biển gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc đã đánh chiếm của Việt Nam Cộng Hòa ngày-19-1-1974. Sự xuất hiện giàn khoan nầy làm rộ lên trở lại dư luận trong và ngoài nước vấn đề công hàm ngày 14-9-1958 của Phạm Văn Đồng, thủ tướng Bắc Việt Nam trước đây.

NGUYỄN KHOA ĐIỀM TỪ THẢM SÁT TẾT MẬU THÂN TẠI HUẾ TỚI LÀM TAY SAI CHO TRUNG CỘNG TẠI TRUNG ƯƠNG ĐẢNG

Hồ Đinh - Ngày 30-12-1960, VC thành lập tại Hà Nội cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, dùng làm bình phong, để che đậy ý đồ xâm lược cưỡng chiếm VNCH bằng quân sự. Để hoàn thành giấc mộng nhuộm đỏ toàn cõi VN bằng ý thức hệ Mác-Lê, Hồ Chí Minh và đảng cộng sản, một mặt bắt các cán binh, bộ đội gốc Miền Nam, đã tập kết ra Bắc năm 1954 phải hồi kết, qua đường mòn Trường Sơn. Số này sẽ kết hợp với các cán binh nằm vùng năm xưa và một vài trí thức địa phương, đang bất mãn chính phủ Ngô Đình Diệm, vì đa số thuộc thành phần địa chủ, thượng lưu có quốc tịch Pháp, mà xí nghiệp, ruộng đất đang bị quốc hữu hóa, theo luật pháp của Quốc Gia VN. Tất cả sẽ dấy lên một phong trào tranh đấu giả tạo, để lật đổ chính quyền hợp pháp của Miền Nam, qua kế hoạch ba mặt giáp công là chính trị, binh vận và quân sự của Miền Bắc, quyết tâm chiếm cho được nửa phần đất nước còn lại, từ bờ nam sông Bến Hải (Quảng Trị), vào tới Mũi Cà Mâu.

TỔNG BÍ THƯ ĐỖ MƯỜI TIẾT LỘ "BẢN THÂN TỪNG BỊ BỆNH TÂM THẦN"


Tiến Sỹ LÊ HIỂN DƯƠNG - Cựu Hiệu Trưởng Đại Học Đồng Tháp - Bức ảnh trên được nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh chú thích trên facebook như sau: "Cái nầy cũng là đồ cũ cách đây hơn 20 năm, chừ dọn lại nhà mới thấy. Lúc ấy đang chọc giận ông ĐM. Qua vụ phỏng vấn nầy ông tiết lộ với tui, ông từng bị bệnh tâm thần sau nhờ chơi môn thể thao là đi bộ thì mới chữa hết bệnh."

Ý KIẾN CỦA ÔNG BẰNG PHONG ĐẶNG VĂN ÂU VỀ PHIM "TERROR IN LITTLE SAIGON" SAU KHI ĐỌC BÀI VIẾT CỦA BÙI M. HÙNG


Thưa anh Bùi M. Hùng,
Có những nhà báo Việt Nam viết bài chỉ trích, cáo giác Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam (Mặt Trận) là Kháng Chiến Bịp, lừa đảo đồng bào để làm tiền bỏ túi, đều bị giết chết. Thủ phạm không bị cơ quan FBI khám phá, không khí sợ hãi lúc bấy giờ rất ngột ngạt. Mọi người nghi ngờ sự khủng bố ấy là do bàn tay của Mặt Trận, nhưng không ai dám nói ra.

PHỎNG VẤN ÔNG HOÀNG XUYÊN VỀ “CHIẾN KHU HOÀNG CƠ MINH”: “MẶT TRẬN KHÁNG CHIẾN HOÀNG CƠ MINH” BỊP HAY KHÔNG? SỰ THẬT NGAY TRONG “KHU CHIẾN” NHỮNG NGÀY ĐẦU



Hỏi: - Thưa bác Hoàng Xuyên, bác là nhà báo đầu tiên được về thăm Khu Chiến của “Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam” mà người ta thường nôm na gọi là Mặt Trận Hoàng Cơ Minh, tuy nay đã rõ rệt đen trắng nhưng vẫn còn là đề tài để đồng hương tranh luận. Có nhiều người đến nay vẫn còn mù quáng hoạt động cho Mặt Trận ấy, nhưng hầu hết đều kết tội bọn chủ chốt anh em Hoàng Cơ Minh, Hoàng Cơ Long, Hoàng Cơ Ðịnh đều là những tên đại bịp mà các ông Phạm Văn Liễu, Phạm Ngọc Lũy, Trần Minh Công vì thơ ngây nhẹ dạ nên cũng bị mang tiếng lây. Bác không phải là đoàn viên Mặt Trận, chỉ là một nhà báo duy nhất được mục kích cái Khu Chiến giả tạo và tham dự “Lễ Tuyên Bố Bản Cương Lĩnh Chính Trị”, tiếng nói của bác chắc chắn trung thực để gióng lên một tiếng chuông vô tư theo sự tai nghe mắt thấy hầu làm sáng tỏ thêm vấn đề. Trước hết xin hỏi tại sao không là một người khác, mà bác lại có cái may mắn được mời về thăm Khu Chiến?

VÀNG RƠI KHÔNG TIẾC

Không Quân ĐÀO VŨ ANH HÙNG
“Cầm vàng mà lội qua sông
Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng…”
Đào Vũ Anh Hùng - “… Tôi lấy anh coi hai lá thư vừa nhận được. Một từ anh bạn cùng đơn vị ngày xưa trên đường về khu chiến ghé Tokyo viết vài lời thăm và từ giã. Ngạc nhiên và xúc động biết bao nhiêu – Người bạn đã cùng tôi chiến đấu dưới cờ Quân Lực, cùng tôi sống chết trong một con tàu giữa mây cao gió lộng trên vùng trời đỏ lửa quê hương, lang bạt khắp nẻo đường đất nước. Người bạn mà tôi nghĩ chỉ biết có “sì già đầm bồi” cùng những nàng kiều nữ!… Ngờ đâu anh đã trở về và trên bước phản hồi cố quốc còn nghĩ nhớ đến tôi mà viết cho tôi lá thư đầu tiên từ mười mấy năm quen biết. Thư anh cuối đoạn có lời chào và ghi dòng chữ “Mai này chúng ta cùng về Việt Nam”. Lòng tôi choáng ngợp niềm hãnhh diện. Tôi không có địa chỉ hồi âm. Tôi muốn viết cảm ơn anh. Tôi muốn nhờ anh chuyển đến các anh chị em chiến sĩ lời thăm chúc, một câu thâm tạ ngô nghê tầm thường của ngôn ngữ loài người. Nhưng thôi, tôi đợi…”.

VAI TRÒ CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ VÕ NGUYÊN GIÁP TRONG TRẬN MẬU THÂN

BÙI ANH TRINHTrích sách “Giải Mã Những Bí Ẩn Trong Chiến tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh.
Theo bài tùy bút “Bác Hồ với tết Mậu Thân năm ấy” của Vũ Kỳ, Bí thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đăng trên báo Văn Nghệ, số báo tết Mậu Dần 1998:
Ngày 21-12-1967 ( Trước trận Mậu Thân 1 tháng 10 ngày ) : Văn phòng Trung ương điện sang mời Bác trở về dự hội nghị sẽ khai mạc vào sáng ngày 28-12-1967 ( Lúc này HCM đang “nghỉ dưỡng bệnh” ở Bắc Kinh ).

CÂU CHUYỆN ĐẦU XUÂN: VĂN HÓA VIỆT TRONG VẬN KHÍ SUY VONG


Thụy My - Đầu năm, khi đất trời vào xuân, cũng là dịp để suy ngẫm lại những vấn đề về văn hóa. RFI đã phỏng vấn tiến sĩ Phạm Chí Dũng, cũng là một nhà văn đồng thời còn là người có nhiều bài viết phê bình về văn học nghệ thuật.

VIỆT NAM CHÍNH THỨC TUYÊN BỐ CÔNG HÀM PHẠM VĂN ĐỒNG LÀ VÔ GIÁ TRỊ

Thanh Phương - Sau nhiều năm im lặng, mãi đến những năm gần đây, chính quyền Việt Nam mới lên tiếng giải thích về công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958, nhưng lần đầu tiên, Hà Nội vừa chính thức tuyên bố công hàm đó là vô giá trị, tức là không hề công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.Công hàm Phạm Văn Đồng, mà nhiều người gọi là « công hàm bán nước », đã được đưa ra trong bối cảnh như thế nào ? Ngày 04/09/1958, Thủ tướng Chu Ân Lai đã tuyên bố với quốc tế quyết định của chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam). 

KẾT LUẬN ĐÃ ĐƯỢC XÁC THỰC: TRÊN 2 TRIỆU NGƯỜI ĐÃ BỊ CHÍNH QUYỀN TRUNG QUỐC MỔ LẤY NỘI TẠNG SỐNG


Ngày 20/6 vừa qua, Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp  Pháp Luân Công (WOIPFG)  đã cho công bố kết luận điều tra: “Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dưới sự chỉ huy của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đã giết trên 2 triệu học viên Pháp Luân Công để mổ sống lấy nội tạng”, tin này được xác thực vào ngày 24 tháng 6 vừa qua trong cuộc điện đàm với một Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị của ĐCSTQ là ông Trương Cao Lệ. Phát ngôn viên của WOIPFG, ông Uông Chí Viễn nói: “Đây là con số vô cùng ghê rợn, nhưng hoàn toàn đáng tin.”

TỔNG HỢP HỘI NGHỊ LIÊN KẾT NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA HẢI NGOẠI


Hội Nghị Liên Kết Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại đã được tổ chức trong hai ngày 11 và 12 tháng 10, 2015 tại khách sạn Courtyard Marriott Dun Loring, Fairfax, VA
-         Khai mạc: 10 giờ sáng Chủ Nhật 11 tháng 10, 2015 
-         Thảo luận: Chiều Chủ Nhật 11-12-2015 và sáng thứ Hai 12-10-2015 
-         Số đại biểu tham dự: Đính kèm danh sách. 
-         Điều Hợp Đoàn: Ô. Đoàn Hữu Định – BS Đỗ Văn Hội – Ô. Nguyễn Văn Tánh. 
-         Chủ Tọa Đoàn lúc bầu cử: MS Ngô Đắc Lũy – Ô. Huỳnh Hiệp (PG Hòa Hảo) – Ô. Sinh Cẩm Minh (Cao Đài)

-         Phụ trách bỏ phiếu: Ô. Châu Ngọc An – Phụ giúp: Jennifer Nguyen, Trần Công Thức, Nguyễn Thanh Thụy..

TIẾC THƯƠNG NGÔ TỔNG THỐNG


Luật Sư LÊ CÔNG ĐỊNH - Lúc thiếu thời đi học, nhắc đến cố Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu, đa số thầy cô dưới mái trường XHCN của tôi đều gọi là “thằng Diệm” và “thằng Thiệu”. Về nhà tôi kể lại cho ba mẹ nghe. Ông bà nghiêm nghị cấm tôi không nên bắt chước thầy cô, vì như thế là vô lễ và bất kính đối với các bậc tiền nhân. Sau này, trưởng thành, có dịp đi làm việc ngang vùng Ninh Thuận, một đồng nghiệp lớn hơn tôi vài tuổi hỏi: “Nghe nói vùng này là quê hương của thằng Thiệu?”

PHÁT BIỂU CỦA TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM TRƯỚC ĐẠI HỘI ĐỒNG LHQ VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA

 President Ngo Dinh Diem
ADDRESS BEFORE “THE COUNCIL ON FOREIGN RELATIONS’’
(New York, May 1957)
Gentlemen,
It is for me both a great pleasure and an honor to be among you today, for you rightly represent the elite of the United States.
By accepting your kind invitation I have not only respected a long tradition, for other foreign statesmen have preceded me here and their eloquence can still be felt in these precincts. But still more, I have just seen a personal wish come true. I have always wanted to have the opportunity of meeting personally with men of good will and high learning who, in spite of their very important work, take time for the serious study of international questions.

NGUYỄN PHÚ TRỌNG XÁC NHẬN DÂNG HIẾN VIỆT NAM CHO TRUNG QUỐC

Huỳnh Tâm - “…thúc đẩy sự phát triển ổn định của quan hệ Trung-Việt v.v... Nguyễn Phú Trọng cho biết Việt Nam hy vọng sẽ tăng cường trao đổi cấp cao, tăng cường tin cậy lẫn nhau về chính trị, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau…”

Ngày 07 tháng 4 năm 2015, Tổng Bí thư CPC, Chủ tịch nước Tập Cận Bình hội đàm cùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh. Chỉ cách đây không lâu vào cuối tháng mười một (11) năm vừa qua,

TẠI SAO ĐỂ ĐI VÀO QUỐC HỘI ÚC, NGUYỄN TẤN DŨNG KHÔNG DÁM ĐI VÀO TIỀN MÔN MÀ PHẢI CHUI QUA HẬU MÔN


Ngày 17/3/2015, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phái đoàn CSVN trong chuyến công du Úc do quá hoảng sợ nên đã phải vội vàng vào trụ sở tòa nhà quốc hội bang New South Wales... bằng cửa hậu.

NHỚ VỀ VỊ TỔNG THỐNG KÍNH YÊU CỦA VIỆT NAM


Yên Tánh - Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, hàng năm cứ mỗi độ gió lạnh bắt đầu thổi, lá xanh trên cành thưa thớt dần, thì biết bao con dân đất Việt đang còn sống ở quê hương hay phiêu bạt khắp nẻo năm châu đều ưu buồn nhớ về một biến cố đau thương khởi đầu cho những đau thương, tang tóc ngày một chất chồng và dồn dập hơn về sau cho đất nước: Cái chết tức tưởi, oan khiên của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu.

NGUYỂN KHOA ĐIỀM: TÊN ĐAO PHỦ GIẤU MẶT TRONG CUỘC THẢM SÁT TẾT MẬU THÂN TẠI HUẾ?


LÃO MÓC - Nguyễn Khoa Điềm (NKĐ),  một nhà thơ VC đã từng đảm trách một chức vụ rất lớn trong BCT Đảng CSVN, về cuối đời đã thú nhận là: “Bây giờ thì tôi chỉ còn chường mặt trong thơ!”.

TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC LÃNH TỤ HOA KỲ, ĐÔNG NAM Á, VÀ CÁC QUAN SÁT VIÊN QUỐC TẾ

TS. Nguyễn Anh Tuấn Political Scientist - Trong sưốt 40 năm hải ngoại, tôi có dịp nghe rất nhiều người nói về TT Ngô Đình Diệm. Những người thù ghét ông, lên án ông là con người độc tài, gia đình trị, Công giáo trị và kỳ thị Phật giáo. Ngược lại những người thương tiếc và tôn sùng ông thì ca ngợi khơi khơi ông đủ điều.

TIẾC THƯƠNG CHO NỀN ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA

Trúc Giang - Ngày này cách đây 52 năm (1/11/1963), dưới sự “bảo kê” của chính quyền tổng thống Mỹ Kennedy, các tướng tá “xôi thịt” của chính quyền Sài Gòn mà kẻ cầm đầu là Dương Văn Minh đã làm cuộc đảo chính lật đổ chính thể mà họ gọi là “gia đình trị” Ngô Đình Diệm. Điều tồi tệ và tàn bạo nhất là họ đã ra tay sát hại tổng thống Ngô Đình Diệm và người em trai của ông là cố vấn Ngô Đình Nhu. Cuộc đảo chánh và sát hại 2 anh em họ Ngô đã gây chấn động dư luận và góp phần khai tử nền đệ nhất cộng hòa trong nuối tiếc của người dân miền Nam và các chính khách ở khu vực và trên thế giới.

HỒI KÝ CỦA CỐ ĐẠI TÁ NGUYỄN HỮU DUỆ, MỘT PHẬT TỬ THUẦN THÀNH, VỀ GIA ĐÌNH NHÀ NGÔ


Nguyễn Hữu Duệ - Ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu đã bị hạ sát vì chống lại việc Hoa Kỳ muốn can thiệp trực tiếp vào miền Nam Việt Nam.

TÀI LIỆU LỊCH SỬ: CÁI CHẾT CỦA TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ NỀN ĐỆ NHẤT VIỆT NAM CỘNG HÒA


Hồi 4:30 chiều thứ sáu, mùng 1/11/1963, nghĩa là khoảng 3 giờ sau khi tiếng súng đảo chánh bắt đầu nổ, TT Diệm gọi điện thoại cho đại sứ Lodge. Và đây là nôị dung cuộc nói chuyện lần cuôí cùng giữa vị Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam vơí viên đại sứ Mỹ.

LŨ CHÓ SÓI BẮC BỘ PHỦ ĐỘI LỐT PHẬT GIÁO VIỆT NAM VÀ NHỮNG THẰNG NGỐC HỮU DỤNG TẠI MỸ TRƯỚC CÁI CHẾT BI HÙNG CỦA TỔNG THỐNG DIỆM VÀ NỀN ĐỆ I CỘNG HÒA VIỆT NAM


Công Dân Nguyễn Anh Tuấn (Political scientist)
NHỮNG ÂM MƯU VÀ HỎA MÙ VĨ ĐẠI CỦA QUỐC TẾ CỘNG SẢN.
Những bế tắc của lịch sử Việt Nam không khai thông được vì những hỏa mù bao trùm dòng sinh mệnh của dân tộc Việt được Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam tung ra từ 70 năm qua, kể từ khi đảng Cộng Sản được thành lập tại Việt Nam. Âm mưu và hỏa mù là hai võ khí vô cùng lợi hại có khả năng che mắt tất cả những sự thật nhơ nhớp và bẩn thỉu mà cộng sản muốn che dấu trước mắt mọi người.

KINH TẾ GIA NGUYỄN XUÂN NGHĨA: ANH LÀ AI?


Thưa anh Nguyễn Xuân Nghĩa,
Trước kia, tôi dùng Nguyễn Đắc Xuân – thằng bạn học thuở thiếu thời – là thằng cộng sản tép riu nổ sảng, nó khoe nó đi theo Cách Mạng (!) là đi làm lịch sử, để nói cho nó hiểu rằng những thứ cộng sản từ chóp bu trở xuống như Hồ Chí Minh, Trường Chinh Đặng Xuân Khu, Phạm văn Đồng, Võ Nguyên Giáp … chẳng có thằng nào học và hiểu biết lịch sử cả. Nếu chúng nó có học lịch sử thì không đời nào chúng nó đi không làm tay sai cho giặc Tàu! Tôi dùng chữ “thằng” để gọi những người cao tuổi hơn mình không phải vì tôi vô lễ. Giản dị là tôi khinh những đứa phản quốc, bán nước.

TRẦN ÍCH TẮC, LÊ CHIÊU THỐNG, HỒ CHÍ MINH VÀ BÈ LŨ THUỘC HẠ


Tiến Sỹ LÊ HIỂN DƯƠNG
1-   Trần Ích Tắc (1254-1329) là con của vua Trần Thái Tông, em vua Thánh Tông, chú của vua Nhân Tông nhà Trần nước Đại Việt, tước hiệu là Chiêu Quốc Vương, phong tháng 5 năm 1267.Đại Việt Sử ký Toàn thư (ĐVSKTT) viết Trần Ích Tắc là con thứ của Thượng hoàng Trần Thái Tông, thông minh hiếu học, thông hiểu lịch sử, lục nghệ, văn chương nhất đời. Các nghề vặt như đá cầu, đánh cờ, không nghề gì không thông thạo; từng mở học đường ở bên hữu phủ đệ, tập hợp văn sĩ bốn phương cho học tập, cấp cho ăn mặc, đào tạo thành tài như bọn Mạc Đĩnh Chi ở Bàng Hà, Bùi Phóng ở Hồng Châu v.v... gồm 20 người, đều được dùng cho đời...Đến 15 tuổi, thông minh hơn người, làu thông kinh sử và các thuật, có ý tranh đoạt ngôi trưởng đích. Ích Tắc đã từng gửi thư riêng cho khách buôn ở Vân Đồn xin quân Nguyên xuống nam.