Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

NGHỀ "HÓT PHÂN" TRÊN ĐỜI LÀ NHẤT!

Làng Cổ Nhuế ngày nay
Nói đến làng Cổ Nhuế xưa kia, có câu một số câu như sau: 
"Thanh niên Cổ Nhuế xin thề
Chưa đầy hai sọt chưa về quê hương" 
(ca dao)
"Đào Nhật Tân, phân Cổ Nhuế" 
(tục ngữ)
"Anh bước đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng anh cứt đái văng đầy”
(Nguyễn Đình Thi)

CHUYỆN “NGHỀ TỔ”

Tác giả HUỲNH VĂN PHÚ
Mới đây, một ông bạn văn của tôi từ Canada gửi xuống chia sẻ cùng tôi bài viết Nghề Tổ của tác giả Hàn Sĩ nào đó ở Việt nam. Đọc cái tựa đề Nghề Tổ, thoạt tiên tôi cứ tưởng đấy là một bài viết về nghề nghiệp gì đó rất vinh quang của tổ tiên, nhưng chỉ có vài giòng thì tôi bật ngửa…Tác giả bàn về nghề “hót” cứt của dân làng Cổ Nhuế.Ông viết: “Lúc tôi còn nhỏ, mẹ tôi thường đe tôi: ‘Nếu không học hành tử tế thì sau này anh chỉ có đi hót cứt thôi con ạ.’ Hình ảnh người gánh phân suốt ngày lang thang trong cái thị trấn nghèo quê tôi làm tôi rùng mình. Cái tương lai có mùi khó ngửi này chẳng quyến rủ nổi ai. Nhưng mẹ tôi lầm.

ĐỖ ANH TUẤN - BỊ PHẠT 35 TRIỆU ĐỒNG VÌ TÀNG TRỮ... TUYÊN NGÔN NHÂN QUYỀN LIÊN HIỆP QUỐC VÀ HIẾN PHÁP 1992

Chính quyền đang áp dụng biện pháp phạt hành chính đối với những cuốn Cấm Nang Thực Thi Quyền Làm Người do các blogger phổ biến để ngăn chặn các hoạt động quảng bá cho quyền con người. Đây là những cuốn sách photocopy với nội dung hoàn toàn hợp lê, bao gồm bản Tuyên Ngôn Quốc Tế về Quyền Con Người 1948 và Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam 1992. Dân Luận kêu gọi các luật sư, những người hiểu biết về pháp luật Việt Nam, lên tiếng giúp đỡ các blogger trong trường hợp này. Xin cảm ơn!

AI ĐÃ 'TRẢM' LÊ NIN Ở UKRAINA?

Giới thiệu của Thụy My: 

Đối với các bạn đọc chú ý đến vụ tượng Lênin ở thủ đô Kiev của Ukraina bị người biểu tình dùng dây cáp kéo đổ và gãy mất đầu mới đây (báo trong nước đã gỡ bài), có lẽ bài điều tra dưới đây của báo Le Monde ngày 27/12/2013 về một Lênin khác cũng bị mất đi « thủ cấp », sẽ làm rõ hơn bối cảnh hiện nay tại Ukraina - tuy xa xôi, nhưng lại có điều gì đó quen quen...


Ai đã « trảm » Lênin ở Ukraina ? (1)

LÀM SAO ĐỂ SỐNG QUA CƠN ĐAU TIM KHI BẠN Ở 1 MÌNH



Cơn đau tim và NƯỚC !
Khi bạn đứng, cơ thể giữ nước ở phần dưới của cơ thể, khiến chân bạn sưng lên. Khi bạn nằm xuống, cơ thể hạ xuống thấp hơn, do đó, thận thải nước dễ dàng hơn, độc tố cũng dễ dàng loại bỏ hơn.
RẤT QUAN TRỌNG, xin hãy ghi nhớ:

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

‘KHAI TRỪ’ TS PHẠM CHÍ DŨNG – NGƯỜI ĐÃ TỪ BỎ ĐẢNG

Theo blog Thụy My
Thông thường, người bỏ Đảng ở Việt Nam chỉ cần gửi một thông báo ra đảng cho tổ chức Đảng nơi sinh hoạt. Nhưng với việc Tiến sĩ Phạm Chí Dũng gửi đơn xin ra Đảng như một cử chỉ thể hiện sự tôn trọng và cách hành xử văn hóa, anh đã phải nhận một phản ứng ít văn hóa hơn hẳn là quy trình tổ chức “đấu tố” và khai trừ.

NHÀ BÁO PHẠM CHÍ DŨNG: ‘NHẸ NHÕM SAU KHI BỊ KHAI TRỪ KHỎI ÐẢNG’

Hôm 25/12, nhà báo Phạm Chí Dũng trở thành đối tượng của một buổi làm việc mà ông mô tả là “một cuộc đấu tố khá căng thẳng”, sau khi được mời đến cơ quan Ủy ban Kiểm tra thuộc Đảng ủy khối Dân Chính Đảng để nghe đọc quyết định khai trừ ông. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho ban Việt ngữ-VOA, Tiến sĩ Dũng cho biết cảm nghĩ của ông sau khi bị khai trừ:
“Cảm nghĩ của tôi là nhẹ nhàng, nhẹ nhõm và thanh thản. Tôi đã giải quyết được một vấn đề cũ để chuyển sang một giai đoạn mới tại vì tôi đã phải thao thức với vấn đề này trong suốt 10 năm vừa rồi. Ðây là tâm trạng chung của rất nhiều đảng viên, có thông tin cho thấy có tới một nửa trong tổng số đáng viên hưu trí đã thoái Ðảng, không còn sinh hoạt Ðảng.”

BỎ ĐẢNG HAY XÓA ĐẢNG


Ngô Nhân Dụng
Lev Tolstoi mở đầu cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Anna Karenina với một câu vẫn được các người yêu văn chương nhắc lại hơn một thế kỷ qua: “Các gia đình hạnh phúc đều giống nhau, mỗi gia đình bất hạnh thì bất hạnh theo cách riêng.” Các chế độ cộng sản chiếm được chính quyền cùng một cách, nhưng khi suy tàn thì mỗi đảng tan rã theo một cách khác nhau.

MẮM TÔM TRỘN CỨT VÀ NỖI XẤU HỔ CỦA MỘT NGƯỜI MẸ

Người Thành Nam
Chuyện người dân bị khủng bố bằng cứt và mắm tôm trong thời gian gần đây chắc mọi người cũng đã biết, khỏi cần phải nhắc lại. Nhưng tiếc thay, kẻ khủng bố lại không phải là "quần chúng tự phát" mà oái ăm thay, nó chính là nhiệm vụ mà những kẻ đang sống bằng tiền thuế của dân, bọn "còn đảng còn mình" phải thực hiện. Và đây là câu chuyện về nhiệm vụ đó.

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

NHỮNG PHẢN ỨNG KHÁC NHAU CỦA CÁC NƯỚC CHÂU Á TRƯỚC SỰ ĐE DỌA TỪ PHƯƠNG TÂY VÀ HỆ QUẢ


Ngô Đình Nhu

 Rất ít trí thức Việt Nam có tầm nhìn như thế này, và trong số những người lãnh đạo Việt Nam lại càng hiếm hơn. Cho đến nay có bao nhiêu người Việt đọc tác phẩm này của ông Ngô Đình Nhu?
Xem lại lịch sử của các công cuộc chinh phục của Tây phương, chúng ta nhận thấy rằng khi bị tấn công, các dân tộc đều ý thức ngay tình thế nghiêm trọng và sự cần thiết phải vận dụng lực lượng quốc gia để đương đầu với một thử thách quyết định sự sống còn của tập thể. Bản năng sinh tồn đã đánh thức ngay khả năng tự vệ đối với một vật ngoại lai toan xâm nhập vào nội bộ cơ thể.

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

CẢM ƠN BÁO HÀ NỘI MỚI QUẢNG BÁ SỰ KIỆN ÔNG LÊ HIẾU ĐẰNG BỎ ĐẢNG

Luật gia Trần Quang Thuận, Nghệ sĩ Kim Chi và Luật gia Lê Hiếu Đằng
Cảm ơn Báo Hà Nội Mới giúp quảng bá sự kiện Luật gia Lê Hiếu Đằng bỏ đảng 
 Nhà báo Võ Văn Tạo

Dưới tiêu đề “Hiện tượng Lê Hiếu Đằng và quy luật đào thải”, bút danh Hoàng Thu Vân, báo Hà Nội Mới ngày 23-12-2013 công kích luật gia Lê Hiếu Đằng về sự kiện ông vừa tuyên bố (xin lưu ý: tuyên bố, chứ không phải làmđơn xin ra) ra khỏi ĐCSVN.

CỘNG SẢN VIỆT NAM THANH TRỪNG NỘI BỘ: CHÚNG NÓ GIẾT NHAU

Cộng Sản là một chủ nghĩa khát máu với chủ trương bao lực cách mạng. Người CS cuồng tín quen thanh toán, giết người, chúng không chỉ tàn ác với người mà chúng cho là kẻ thù, chúng tàn ác ngay với cả chính đồng chí của chúng.
Stalin đã sát hại 2/3 Ủy Viên Chính Trị Bộ, khoảng 3/4 Ủy Viên Trung Ương thời Lênin và khoảng 20 triệu dân Nga. Mao Trạch Đông cũng đã hãm hại nhân vật thứ 2 như Lâm Bưu, rồi Chủ Tịch Lưu Thiếu Kỳ, Bành Chân, Bành Đức Hoài…, chính Đặng Tiểu Bình cũng 3 lần bị hạ bệ và khoảng 60 triệu dân TQ. CSVN cũng không thoát khỏi những hành vi man rợ thuộc loại này.

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

CON TRAI BÍ THƯ LÊ THANH HẢI LÊN CHỨC PHÓ CHỦ TỊCH QUẬN 1

CTV Danlambao - Ông Lê Trương Hải Hiếu (sinh năm 1981) bất ngờ được đưa lên giữ chức phó chủ tịch ủy ban nhân dân quận 1, phụ trách khối kinh tế. Quyết định này vừa được Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM công bố vào hôm 26/12/2013, một động thái nhằm thâu tóm quyền lực cho gia đình bí thư Lê Thanh Hải. 

THÔNG TƯ 02, TÍN HIỆU MỚI ĐỔ VỠ NGÂN HÀNG


PHẠM CHÍ DŨNG
Giáng sinh buồn
Tiết trời se lạnh bất thường ở Việt Nam vào những ngày Giáng sinh 2013 như càng làm cho tảng băng nợ xấu đông cứng hơn bao giờ hết trong hệ thống ngân hàng.
Lại một Giáng sinh nữa, nhưng đây là năm thứ hai liên tiếp các ngân hàng không thể phục sinh.

PHẠM CHÍ DŨNG BỎ ĐẢNG, LÊ THĂNG LONG XIN VÀO, ĐIỀU LỆ VÀ 19 ĐIỀU CẤM

Nhà Báo "Tự Do" Ts Phạm Chí Dũng
Đôi lời: Cùng lúc với hiện tượng các ông Lê Hiếu Đằng, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Đắc Diên tuyên bố bỏ đảng CSVN, thì lại có ông Lê Thăng Long muốn vào đảng.

- Chiều nay, chúng tôi nhận được email có nội dung “Đơn xin vào Đảng Cộng sản Việt Nam”, ghi là của ông Lê Thăng Long, không có chữ ký, do ông gửi tới và đề nghị công bố.
Cũng như 2 văn bản gần đây do ông Lê Thăng Long gửi, chúng tôi quyết định không đăng tải và cho rằng, thay vì làm một lá đơn như vậy chỉ để tung lên mạng, ghi là gửi tới nào là Bộ Chính trị, Tổng bí thư … (mà không gửi bưu điện tới tay họ? Không có chữ ký), rồi cả “toàn thể” đảng viên, nhân dân VN, quốc tế v.v.., ông hãy thực hiện những công việc theo đúng thủ tục của đảng, như Điều lệ được đăng dưới đây; không nên làm phiền, mất thì giờ độc giả thêm nữa bằng những thông điệp quá lớn lao, quá nhiều mục tiêu to tát – chẳng khác nào bản chất của chính cái đảng mà ông đang muốn gia nhập.

BÀ JACKIE BÔNG-WRIGHT NÓI VỀ VỤ ÁM SÁT GIÁO SƯ BÔNG

GS Nguyễn Văn bông (1929-1971)
LTS: Vào ngày 30/4/2011, báo chí Việt Nam có đăng lại thành tích ám sát Giáo sư (GS) Nguyễn Văn Bông 40 năm trước của 2 biệt động Sài Gòn là Vũ Quang Hùng và Lê Văn Châu. Ông Hùng sau này trở thành nhà báo, từng giữ chức phó Tổng biên tập báo Công an Tp. HCM chính là tác giả của bài viết “Tôi ám sát người sắp là thủ tướng Sài Gòn“. Trong bối cảnh chống khủng bố, Mỹ mở chiến dịch tiêu diệt Bin Laden bài báo bị một số diễn đàn “lề trái” cho là “phản cảm”, “khó nuốt”.
Đàn Chim Việt đã có cuộc phỏng vấn với bà Lê Thị Thu Vân, vợ góa GS Bông. Sau năm 1975 bà tái giá với một nhà ngoại giao Hoa Kỳ là Lacy Wright và lấy tên là Jackie Bong- Wright.

TỪ CHUYỆN BÀ “BẢO MẪU” VÀ ÔNG “ĐẠI SỨ”: NỖI ĐAU KHÔNG CỦA RIÊNG AI

Không ít người đã nhắm mắt để khỏi phải nhìn cái cảnh quá ư tàn bạo của “bà bảo mẫu“, rồi “cô nuôi trẻ” bóp cổ, dập đầu, dốc ngược cháu bé giúi đầu dìm vào thùng phuy đựng nước vì cháu không chịu mở to mồm ăn cháo, được chiếu trên màn hình tivi hôm rồi. Động tác của “bà” của “cô” thành thục đến độ nơi chuyên đánh đập tra tấn tù nhân để ép cung có khi phải đưa vào danh sách tuyển chọn, nếu thiếu.


CHIẾC GIƯỜNG VÀ TẤM BẢNG

Cánh Cò
“Đại gia 75 tuổi, ông Lê Ân sắp đưa về Việt Nam chiếc giường được cho là đắt nhất thế giới. Chiếc giường Royal Bed có giá 175.000 USD do hãng sản xuất giường Savoir Beds (Anh) sản xuất”.
Thật đáng ngưỡng mộ số tiền đại gia Lê Ân bỏ ra với lời xác định của chính đương sự là tranh tiếng với 60 đại gia thế giới khi ông là người đầu tiên được hãng sản xuất nhận bán. Ông Ân đã thắng 59 người kia mà có lẽ 58 người trong họ là Tàu. Bọn nhà giàu bây giờ biết nơi để tập trung lắm, chúng không còn lựa các nước Tây phương mà đến, chúng kéo nhau ùa về Tàu, về Việt nam và mới đây có tin uà cả về cái xứ Bắc Triều Tiên nữa. Thật là thông minh.

ÔNG LÊ THĂNG LONG TUYÊN BỐ MUỐN GIA NHẬP ĐẢNG CSVN

Đôi lời: Cựu tù nhân chính trị Lê Thăng Long là một trường hợp độc đáo! (*)

Nếu như quan sát bề nổi một số hoạt động của ông chỉ 1 năm rưỡi qua từ khi ra tù (sớm 6 tháng) để đánh giá, mà không có chút nghi ngờ gì, thì trong ông lẫn lộn một con người tài năng, nhưng khi thì ngây thơ, lúc lại như hoang tưởng.

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

TRUNG TƯỚNG NGUYỄN VĂN HIẾU, MỘT THIÊN TÀI QUÂN SỰ

Nguyễn Văn Hiếu (1929 – 1975) là một tướng lĩnh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Ông được nhiều người đánh giá là một vị tướng liêm khiết, từng được cử giữ chức Phụ tá Đặc trách trong Ủy ban Chống Tham nhũng thuộc Phủ Phó Tổng thống Trần Văn Hương. Ở vị trí công tác này, ông đã làm mất lòng nhiều đồng nghiệp mà họ vốn có nhiều tai tiếng tham nhũng. Nhiều người cũng cho rằng đây là lý do dẫn đến cái chết bí ẩn của ông trong văn phòng tại bản doanh Quân đoàn III tại Biên Hòa ngày 8 tháng 4 năm 1975, khi đang giữ chức Tư lệnh phó Hành quân Quân đoàn.

NGƯỜI MĨ GỐC VIỆT BỊ KHỦNG BỐ NGAY KHI ĐẶT CHÂN VỀ ĐẾN SÂN BAY TÂN SƠN NHẤT


Tường thuật của một người Mỹ gốc Việt về Việt Nam thăm mẹ đau nặng. Anh được cấp giấy thông hành vào Việt Nam, nhưng khi đến phi trường Tân Sơn Nhất thì công an VC giữ lại và bị trục xuất.

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

30/4/1975, DƯƠNG VĂN MINH VÀ TÔI - NGUYỄN HỮU THÁI KẺ ĂN CƠM QUỐC GIA THỜ MA CỘNG SẢN

"Sinh Viên" Nguyễn Hữu Thái, một đồng phạm ám sát
Giáo Sư Nguyễn Văn Bông
Tác giả bài viết là người giới thiệu lời đầu hàng của Đại tướng Dương Văn Minh Tổng thống cuối cùng Việt Nam Cộng Hòa tại đài phát thanh Sài Gòn vào trưa ngày 30/4/1975. Anh nguyên là Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (1963-64) từng có nhiều dịp tiếp xúc với tướng Minh và cũng là một nhân chứng trong ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.   

Bản thân tôi đã từng gặp gỡ tướng Dương Văn Minh vào nhiều thời điểm và tình huống lịch sử khác nhau trong những năm 50-70 của thế kỷ trước. Thời học sinh năm 1955, lần đầu tôi nhìn thấy ông như người hùng diệt Bình Xuyên. Năm 1963 làm Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, tôi có dịp tiếp cận nhiều lần với Trung tướng Dương Văn Minh, Chủ tịch “Hội đồng Quân nhân Cách mạng” lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Năm 1971 tôi ra tranh cử Quốc hội Việt Nam Cộng hòa (VNCH) dưới chiêu bài hòa bình hòa giải dân tộc trong nhóm Dương Văn Minh. Vào ngày lịch sử  30/4/1975, chính tôi là người giới thiệu lời đầu hàng của Đại tướng Dương Văn Minh, Tổng thống cuối cùng của chế độ VNCH trên đài phát thanh Sài Gòn.

MẶT THẬT HÀNG TƯỚNG DƯƠNG VĂN MINH

3198490776_4597e4ec3c_o3
Mỗi lần 30 tháng 4 đến, người Việt tỵ nạn lại nhắc đến Dương Văn Minh và gọi ông là “Hàng Tướng”. Nhưng hành tung và vai trò của ông trong cuộc chiến VN vẫn còn nhiều bí ẩn. Nhiều câu hỏi đã được đặt ra và có một vài tranh luận xung quanh hàng tướng này.

Hôm đám tang Tướng Dương Văn Minh, Nguyễn Hữu Chung, cựu dân biểu VNCH, có đọc một bài điếu văn, nói rằng “Đây là cái chết lần thứ nhì của một người lính suốt đời lo cho đất nước”. Tuy nhiên, qua bài điếu văn đó, người ta nhận thấy Nguyễn Hữu Chung muốn mượn cái chết của Tướng Dương Văn Minh để nói về mình hơn là nói về Tướng Minh. Đó là cái bệnh trầm kha của nhiều “lãnh tụ” quốc gia.

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

BẢY VIỄN, THỦ LĨNH BÌNH XUYÊN - PHẦN 1

Bảo Ân
Bản án
Quyết định không nhận chức Khu trưởng Khu 7 của Bảy Viễn là một bất ngờ lớn đối với Thường vụ Nam bộ. Muốn giữ Bảy Viễn chỉ có nước rút lại quyết định giải thể tổ chức Bình Xuyên. Nhưng điều này không thể nhân nhượng được vì Pháp đã quyết tâm biến Bình Xuyên thành đồng minh và đang tiến tới lập chiến khu quốc gia theo chỉ thị của Cao ủy Émile Bollaert. Vậy giải quyết rắc rối này như thế nào đây? Thường vụ Nam bộ họp khẩn ngay trong đêm đó. Có hai ý kiến trái ngược nhau: Trung tướng Nguyễn Bình nhân danh ủy viên quân sự Nam bộ kiêm Phó thủ tịch ủy ban Kháng chiến - Hành chính Nam bộ chủ trương bắt Bảy Viễn đưa ra tòa án tối cao xét xử, ông nói:

BẢY VIỄN, THỦ LĨNH BÌNH XUYÊN - PHẦN 2

BÍ MẬT CHẾT NGƯỜI
Chi đội trưởng Chi đội 7 Hai Vĩnh đang họp với Khu trưởng Nguyễn Bình thì được điện khẩn của Trịnh Văn Tài, chi đội phó Chi đội 7, báo tin vừa bắt được Phán Huề.


Hai Vĩnh liền trình bày sự kiện quan trọng này cho Nguyễn Bình:

BẢY VIỄN, THỦ LĨNH BÌNH XUYÊN - PHẦN CUỐI

THIẾU TƯỚNG BẢY VIỄN
Giải tỏa được con lộ 15 Sài Gòn - Vũng Tàu vào năm 1951, tướng Bondis, Tư lệnh quân đội Pháp tại Nam phần Việt Nam vui mừng vô kể.

Vì việc giải tỏa con đường quan trọng này khởi sự từ năm 1949 dưới thời tướng De la Tour, kéo dài qua thời tướng Chanson và hoàn thành thời tướng Bondis - một công trình kéo dài đến ba nhiệm kỳ trong ba năm.

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

VAI TRÒ CỦA TRẦN BẠCH ĐẰNG TRONG TRẬN TỔNG CÔNG KÍCH – TỔNG KHỞI NGHĨA TẾT MẬU THÂN 1968

Nguyễn Tuấn 
Trần Bạch Đằng là một Đảng viên Cộng Sản cao cấp, giữ vai trò lãnh đạo mặt trận đô thị thời chiến tranh Việt Nam.


Quyền hạn và trách nhiệm của ông ta bao trùm nhiều lãnh vực: Tuyên huấn, Mặt trận, Hoa vận, Trí vận,Thanh niên- Sinh viên- Học sinh và Ban Cán sự nội thành.


Trong đó mặt trận trí vận là một trọng điểm, còn mũi xung kích là phong trào sinh viên học sinh với những cuộc tranh đấu sôi nổi nổ ra thường xuyên ngay tại Thủ đô Sài Gòn vào khoàng từ 1966 tới 1972.

JOHN KERRY LÀ AI ?

Nhiệm vụ kerry với đường lối của liên bang sô viết trong cuộc chiến việt nam; vai trò kerry trong nhóm cựu chiến binh phản chiến mỹ; đi ba-lê gặp nguyễn thị bình và xuân thủy làm gì? kerry và nhóm cựu chiến binh phản chiến mỹ đóng góp gì trong công tác hạ uy thế của mỹ trong cuộc chiến tranh việt nam, đặc biệt là vai trò kerry qua cuộc biểu tình phản kháng lớn tại hoa thịnh đốn vào tháng 4, 1971 và qua buổi điều trần ngày 22 tháng 4, 1971 trước ủy ban fulbright, thượng viện hoa kỳ? nhóm cựu chiến binh phản chiến mỹ đi hà nội với mục đích gì và bị hà nội lừa và hướng dẫn vào công tác thực hiện mục tiêu của hà nội tại mặt trận hoa kỳ: mỹ phải chấm dứt chiến tranh tại việt nam vì là một cuộc chiến tranh vô đạo đức kerry đi thương thuyết với kẻ thù có vi phạm tội hình sự được qui định trong điều 18 bộ luật usc, chương 935 hay điều iii chương 3 hiến pháp hoa kỳ? v.v… Các câu hỏi đó được tiết lộ qua 20,000 trang tài liệu Mật của FBI chiếu theo một người thuộc phe ủng hộ Kerry trong cuộc tranh cử Tổng thống năm 2004 đòi hỏi phải công khai hóa theo đạo luật tự do thông tin.

LAI LỊCH NHÀ KERRY

Kim Bảng
John Forbes Kerry nổi tiếng từ khi còn là sinh viên vì các hoạt động phản chiến, nhất là chống Chiến Tranh Việt Nam. Ông thừa hưởng tư tưởng này từ thân phụ và một số người khác. Fedora trong bài nghiên cứu về John Kerry <*> đã cẩn thận nói trước: “Từ ngữ ‘fellow traveller’ dùng trong loạt bài này để chỉ ai không phải là thành viên của Đảng Cộng Sản (ĐCS) nhưng thường xuyên hành động để tăng tiến chương trình của Đảng.

JOHN KERRY VÀ VIỆT NAM

Kim Bảng
Trong bài “Điềm trời gì đây?” trên Người Dân số 268, tôi đã đề cập đến vụ khủng bố tấn công lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Benghazi, Libya ngày 11.9.2012 khiến đại sứ Christopher Stevens và 3 người Mỹ thiệt mạng. Tôi cũng đã nêu lên việc các tns Cộng Hòa McCain và Graham tuyên bố sẽ phản đối nếu bà Susan Rice, đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ, được TT Obama bổ nhiệm làm ngoại trưởng vì bà không nói đúng sự thật về vụ này tại diễn đàn LHQ và TT Obama đã hùng hổ bênh vực bà.

MỸ CỘNG (6): KẾT CUỘC, GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM, 1975


SÀI GÒN – 5. KẾT CUỘC: GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM, 1975
Tại Campuchia … Chúng đâm xỏ dọc nguyên thân các nhi đồng bằng một cọc tre và dùng đinh đóng các xác này trên tường của các tòa nhà. … Nhiều bà mẹ đã lập tức hóa điên. 138
Tại Việt Nam … Lúc 06:30 chiều ngày 29 tháng 4, 1975, “Điện bị cắt … cả thành phố tối thui … bị bao phủ vì tủi hổ”. 139 Đèn đường tắt hết, mưa đổ xuống, nhưng  sự phản bội và nổi nhục của Mỹ không bao giờ được rửa sạch.

MỸ CỘNG (4): DANH SÁCH DIỄN VIÊN PHẢN CHIẾN

 SÀI GÒN - 3. DANH SÁCH DIỂN VIÊN

Bọn Việt Cộng và một số phản chiến Mỹ tự tuyên bố vì hòa bình là bọn Đồng Chí Cùng Chiến Tuyến (Comrades in Arms ) mà mục tiêu là nhằm đến một chiến thắng cộng sản chống lại một kẻ thù chung, chủ nghĩa đế quốc Mỹ.

Điạ Điểm: Để phối hợp các chiến lược chính trị, chiến thuật và các chủ đề tuyên truyền, bọn Mỹ đã đi gặp cộng sản Việt Nam tại Hà Nội và Paris và trên khắp thế giới, Vancouver, Montreal, Quebec, Toronto, Windsor, Havana, Stockholm, Copenhagen, Oslo, Helsinki, Geneva, Munich, Đông Berlin, Moscow, Budapest, Sofia, Bratislava, Tokyo, Jakarta, Bắc Kinh, Phnom Penn, và Vạn Tượng.

MỸ CỘNG (02): MẶT TRẬN HÒA BÌNH – HÀ NỘI HOẠT ĐỘNG TẠI HOA KỲ TRƯỚC TẾT.


 SÀI GÒN – GIỚI THIỆU KẺ THÙ: NHỮNG NGUYÊN TẮC BAN ĐẦU VÀ CÁC HÀNH VI TIÊN KHỞI


Chương 1: Lời nhập đề và các Hậu quả: Câu Chuyện Đại Sự

Phong Trào Chủ Hòa đã làm gì trong suốt cuộc chiến Việt Nam? Vì sao vấn đề Việt Nam nay trở thành thích đáng? Các nhân vật chính. Hà Nội phong thưởng các thành viên của Phong trào Hòa bình. Kết cuộc: Giải phóng Miền Nam Việt Nam, 1975. Đoàn kết mãi mãi sau đó. Những khởi thủy tại Moscow và Hà-nội.

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

AMERICONG – MỸ CỘNG

Sài Gòn - Kể từ sau ngày 30 tháng năm 1975, câu hỏi đau đớn vì sao Miền Nam thua trận cứ mãi ám ảnh mọi người Việt Quốc gia.

Lẽ dĩ nhiên, với một biến cố trọng đại cực kỳ đau thương như vậy thì không thể chỉ với một câu trả lời mà giải thích thỏa đáng được.

Ngay sau ngày đó, đã có nhiều sách, tương đối chỉ là tường thuật lại cái tang chung cho nền tự do của Việt-Nam, mà điển hình nhất là các quyển như quyển Cruel Avril cùa Olivier Todd (Tháng Tư Nghiệt Ngã) , viết dành tặng riêng cho Trần Văn Bá và do nhà xuất bản Robert Laffont (1987) hay quyển Vietnam, Qu’as tu fait de tes fils? của Pierre Darcourt (Mẹ Việt-Nam: Mẹ bỏ các con rồi sao?) do nhà xuất bản Albatros (1976).

TRƯỜNG HỢP NHẤT LINH NGUYỄN TƯỜNG TAM

Nhất Linh Nguyễn tường Tam
Phạm Quang Trình

Có một nhân vật đã gây nhiều thắc mắc là nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, trưởng nhóm Tự Lực Văn Đoàn, người từng đảm nhiệm vai trò Bộ Trưởng Ngoại Giao trong chính phủ Liên hiệp Hồ Chí Minh 1946, nhưng chỉ được ba tháng vì bất đồng chính kiến thì xin từ chức. Thời Quốc Gia Việt Nam (Quốc Trưởng Bảo Đại) và thời Đệ Nhất Cộng Hòa (TT Ngô Đình Diệm), ông Nguyễn Tường Tam hoạt động văn hóa, cho xuất bản các tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn và chủ trương tờ Văn Hóa Ngày Nay. Cũng dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, các tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn và của Nhất Linh đã được Bộ Quốc Gia Giáo Dục đưa vào chương trình Trung Học.

JOHN KERRY VÀ HỘI CỰU CHIẾN BINH PHẢN CHIẾN: NHỮNG CON RỐI TRONG TAY HÀ NỘI?


Jerome R. Corsi and Scott Swett

Biên dịch: Nguyễn Thu Trâm
Những tài liệu mới được phát hiện cho thấy có sự liên kết giữa các Cựu chiến binh phản chiến với Cộng Sản Việt Nam
Hai tài liệu tịch thu được từ những cán binh cộng sản Bắc Việt trong thời gian diễn ra cuộc chiến tranh Việt Nam, vừa mới được phát hiện gần đây đã hổ trợ mạnh mẽ cho quan điểm cho rằng có một sự liên kết chặt chẽ tồn tại giữa các chế độ cộng sản Hà Nội và Hội Cựu chiến binh phản chiến (VVAW) trong thời gian John Kerry từng làm phát ngôn viên hàng đầu của nhóm phản chiến toàn quốc.

BÁO VẸM ĐĂNG: VÌ SAO XẢY RA HẢI CHIẾN HOÀNG SA 1974?

Hải chiến Hoàng Sa là một trận chiến giữa Hải quân Việt Nam cộng hòa và Hải quân Trung Quốc từ 17 đến 19/1/1974 trên quần đảo Hoàng Sa. Từ nguồn tài liệu của sách, báo trong nước và nước ngoài, xuất bản từ 1974 đến 2004, Petrotimes sẽ giới thiệu với bạn đọc về toàn bộ sự kiện này nhân 40 năm Trung Quốc cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa.

NGƯỜI CON ÚT CỦA ‘GIA ĐÌNH NGUYỄN TƯỜNG THẾ HỆ TỰ LỰC VĂN ÐOÀN’ QUA ĐỜI

Cụ Nguyễn Tường Bách.

FOUNTAIN VALLEY, California (NV) – Cụ Nguyễn Tường Bách, người con út của gia đình Nguyễn Tường đầy tài năng về văn học đã xuất bản hai tờ báo Phong Hóa và Ngày Nay cùng thành lập Tự Lực Văn Ðoàn từ thập niên 1930 của thế kỷ trước, vừa qua đời tại bệnh viện Fountain Valley, Nam California, vào lúc 2 giờ 15 phút chiều ngày 11 Tháng Năm, hưởng thọ 97 tuổi. Tin từ gia đình cho hay cụ mất vì tuổi quá cao, thời gian gần đây ngày càng yếu dần, và đã thanh thản ra đi hôm nay.

BÁC SĨ NGUYỄN TƯỜNG BÁCH - NGƯỜI KẾT THÚC CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG 1945

NGUYỄN TƯỜNG TÂM
Sự ra đi của Bác sĩ Nguyễn Tường Bách ngày 11/5/2013 tại Fountain Valley, Orange County, California, hưởng thọ 97 tuổi, đã hoàn toàn kết thúc cuộc chiến tranh Quốc-Cộng 1945... (về phe Quốc Gia). 
Phe Quốc Gia ở đây được định nghĩa là những người chống lại lý thuyết Mác Xít, chống lại Cộng sản. Phe Cộng sản thì vẫn còn một người thuộc thành phần lãnh đạo từ thời 1945 là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cũng nên biết thêm, cụ Bách là cộng tác viên thân cận của nhóm Tự Lực Văn Đoàn từ ngày nhóm này ra số báo Phong Hóa đầu tiên (thời gian này nhóm chưa lấy tên là TLVĐ).

MỞ LẠI HỒ SƠ 3 VỤ ÁN: TRẦN VĂN VĂN, NGUYỄN VĂN BÔNG, TRẦN VĂN BÁ

Tang Lễ Ông TRẦN VĂN VĂN
 (Nén hương cho sĩ khí Trần Văn Bá)
       
Nhiều năm đã trôi qua nhưng một số câu hỏi vẫn chưa được trả lời về hai vụ ám sát dân biểu Trần Văn Văn (1966) và giáo sư Nguyễn Văn Bông (1971) cũng như án tử hình của nguyên chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Pháp Trần Văn Bá (1985). Cả ba nạn nhân đều gốc Miền Nam Việt Nam. Vì những vụ này liên hệ đến lịch sử, đánh dấu ba giai đoạïn nhiễu nhương khác nhau của đất nước, nên người viết đã thu thập một số tài liệu, mong có thể giúp soi sáng phần nào một hồ sơ chứa đựng nhiều giả thuyết.

I - Dân biểu Trần Văn Văn và nhóm Caravelle.

MẠN ÐÀM VỚI BS NGUYỄN LƯU VIÊN: TỪ HỘI NGHỊ LA CELLE-SAINT CLOUD ÐẾN NHỮNG NGÀY VNCH HẤP HỐI

Lâm Lễ Trinh
Muà hè năm nay, Bs Nguyễn Lưu Viên  từ Virginia về thăm gia đình ở California và lần đầu tiên sau trên bốn thập niên xa cách, chúng tôi mới có dịp tái ngộ để nhắc lại nhiều kỷ niệm chung thời xa xưa Hànội, khi anh là một sinh viên Y khoa, ngụ tại 135 đường Charon, sau Nhà Diêm, với Lê Quang Thuận, Khổng Toán, Ngô Thiện Khai... còn tôi thì học Luật, trú tại Ðông dương Học xá, phố Huế, với Trần Công Dung, Xuân Diệu, Cù Huy Cận, Dương Ðức Hiền, Lâm Trọng Thức.. Sẵn dịp, anh đồng ý để tôi ghi âm cuộc nói chuyện thân mật về những năm dài anh họat động chính trị, đặc biệt với tư cách Trưởng đoàn tại Hội nghị Hiệp thương La Celle Saint- Cloud và trong chức vụ Phó Thủ tướng của ba nội các Trần Văn Hương (năm 1964, kiêm Tổng trưởng Nội vụ), Nguyễn Cao Kỳ (năm 1965. kiêm Tổng ủy phụ trách khối Văn hóa - Giáo dục và Xã-Lao) và Trần Thiện Khiêm (năm 1968, kiêm bộ Văn hóa- Giáo dục cho tới 1972A¾. Từ 1973, hành nghề bác sĩ tại Viện Pasteur Saigon cho đến khi miền Nam thất thủ vào tháng tư 1975.

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

NHẠC SỸ VIỆT DŨNG, MỘT CHIẾN SỸ KHÁNG CỘNG KIÊN CƯỜNG ĐÃ QUA ĐỜI

Việt Dzũng tên thật Nguyễn Ngọc Hùng Dũng, anh sinh năm 1958 tại Sài Gòn.
 Thân phụ của ông là bác sĩ Nguyễn Ngọc Bảy, và mẹ là cựu giáo sư trung học Gia Long. Ông theo gia đình di tản từ năm 1975, định cư tại các tiểu bang Nebraska, Texas và cuối cùng là California.


APACHE (DU KÍCH VIỆT CỘNG)

Apache (tạm dịch: "Côn đồ") là biệt danh của một nữ du kích bắn tỉa Việt Cộng. Được các chất vấn viên Mỹ gọi là "Apache", sau khi bà chất vấn một nhóm Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ và quân đội VNCH và còn tra tấn họ tới chết.

EM TÔI

Phan Nhật Nam
Phan Nhật Nam

Năm em lên ba, bố tôi bỏ lại người vợ trẻ và hai đứa con thơ lên đường tập kết.

Tôi hơn em sáu tuổi. Chín tuổi con nhà nghèo khôn lắm, tôi đủ khôn để thấy khuôn mặt mẹ buồn hiu hắt, những tiếng thở dài và những giọt nước mắt âm thầm của mẹ trong đêm. Chín tuổi, tôi đã biết mình là người nam độc nhất trong gia đình, đã biết ẩm bồng đút cơm cho em và vỗ về em mỗi khi em khóc. Chín tuổi, tôi đã biết tắm rửa, thay áo thay quần cho em, cõng em đi chơi và dỗ cho em ngủ. Mỗi ngày, trời sập tối mẹ mới gánh hàng về, ba mẹ con ngôì ăn cơm bên ngọn đèn dầu , tôi và em hỏi han, an ủi mẹ. Mẹ kể cho chúng tôi nghe chuyện chợ búa như đang nói chuyện với người lớn, tôi ngồi nghe, nhìn đôi vai gầy của mẹ, nhìn mái tóc và đôi bàn tay khô của mẹ, mà thấy thương mẹ vô cùng.

BÚT KÝ CHIẾN TRƯỜNG - KỴ BINH VŨ ĐÌNH LƯU

Những ngày cuối cùng của cuộc chiến , TD 10 KB tan hàng khi đã chiến đấu tới cùng . Tướng KB Lý Tòng Bá đã bị bắt làm tù binh ngày 29 tháng 4 năm 1975. Thiết đoàn 1 KB tại Lai Khê dưới quyền chỉ huy của Tr/ Tá Nguyễn Minh Tánh đã giữ vửng tay súng cho đến khi Tướng Lê Nguyên Vỹ tự sát và Lữ Đoàn 3 KB dưới quyền chỉ huy của Tướng Trần Quang Khôi đã đánh tan SD 341 CSBV tại Biên Hoà ngày 29 tháng 4 năm 1975 . Và TD 5 KB của Đại Uý Vũ Đình Lưu đã chiến đấu liên tục cho tới ngày cuối cùng của cuộc chiến.
Không như những bài viết của các đơn vị bạn, những bài viết của Đại Uý Vũ Đình Lưu đã nêu bật lên đặc tính hợp đồng binh chủng.

TRỞ LẠI CHIẾN TRƯỜNG XƯA

Hơn ba mươi năm sau, cùng với bốn anh em trong đơn vị xưa, chúng tôi trở lại Kontum tìm thăm nơi an nghỉ của những đồng đội cũ. Trong những năm 72 và 73, đơn vị chúng tôi đã có hơn hai trăm anh em vĩnh viễn nằm lại nơi này để giữ vững miền địa đầu, cửa ngõ quan trọng nhất vào Tây Nguyên, nơi có bản doanh Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn nằm không xa phía dưới - thành phố Pleiku.

BÚT KÝ CHIẾN TRƯỜNG : VẾT XÍCH CHIẾN XA TRÊN ÐẤT KONTUM MÙA HÈ ÐỎ LỬA 1972

Lê Quang Vinh Chi Ðoàn 1/8
Mưa giăng phủ trên nền trời Kontum, hạt mưa nhẹ như sương mù, những hạt mưa chỉ mang lại ướt át, lầy lội, những hạt mưa không gây chết chóc ai. Nhưng giữa những cơn mưa vô tình đó là một vùng Komtum khói lửa. Ðịch pháo như mưa, pháo theo mưa liên tục trút xuống thành phố và các vị trí của quân ta mà Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn là mục tiêu mưa pháo của địch.

TRẬN ĐÁNH CHIẾN XA THẦN KỲ TRÊN ĐỈNH NÚI NHỔ CHỐT ĐÈO CHU PAO

Quốc lộ 14 nối Kontum và Pleiku là đoạn huyết mạch chiến lược cần phải giữ. Chi Đoàn 1/8 Thiết kỵđược giao giữ an ninh trục lộ và mở đường. Đường từ buôn Pleiboi, qua khỏi căn cứ hỏa lực 42 tới phía đông bắc của căn cứ hỏa lực 41 dưới chân núi Chu Pao. Qua khỏi núi Chu Thoi (đối diện núi Chu Pao, phía Nam quốc lộ 14 chừng 2Km là tới đồi Sao Mai rồi sau đó là tới Tân Phú. Đoạn đường đến đây là khá an toàn. Từ Chu Pao tới Tân Phú do Biệt Động Quân phụ trách. 

SINH VIÊN VIỆT CỘNG GIẾT THẦY GIẾT BẠN


Bạch Diện Thư Sinh
Câu “Đồ lừa thầy phản bạn” xưa nay là một lời mắng chửi thậm tệ.  Vậy mà những sinh viên Việt Cộng còn tệ hơn thế nữa.  Vì cuồng tín theo đảng Cộng sản, họ đã sẵn sàng giết thầy giết bạn một cách tàn ác.

TỰ THÚ CỦA NGUYỄN HỮU THÁI KẺ ĂN CƠM QUỐC GIA THỜ MA CỘNG SẢN

Bản thân tôi đã từng gặp gỡ tướng Dương Văn Minh vào nhiều thời điểm và tình huống lịch sử khác nhau trong những năm 50-70 của thế kỷ trước. Thời học sinh năm 1955, lần đầu tôi nhìn thấy ông như người hùng diệt Bình Xuyên. Năm 1963 làm Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, tôi có dịp tiếp cận nhiều lần với Trung tướng Dương Văn Minh, Chủ tịch “Hội đồng Quân nhân Cách mạng” lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Năm 1971 tôi ra tranh cử Quốc hội Việt Nam Cộng hòa (VNCH) dưới chiêu bài hòa bình hòa giải dân tộc trong nhóm Dương Văn Minh. Vào ngày lịch sử  30/4/1975, chính tôi là người giới thiệu lời đầu hàng của Đại tướng Dương Văn Minh, Tổng thống cuối cùng của chế độ VNCH trên đài phát thanh Sài Gòn.

TRỊNH CÔNG SƠN

BÀI II, Liên Thành
 Liên Thành trả lởi một số thắc mắc trong bài về TCS
Đã có một số đọc giả góp ý cũng như thắc mắc sau loạt bài về TCS, vì thế tôi xin chính thức phúc đáp như sau:
Bài giải trình của tôi, với tư cách là một cựu trưởng ty CSQG Thừa Thiên Huế, nói về một ổ CS nằm vùng lớn nhất, nguy hiểm nhất, gây tác hại nhất cho Miền Nam, trong đó có đề cập nhiều về Trịnh Công Sơn và những hoạt động nằm vùng của mạng lưới này, được viết theo lối vừa kể chuyện, vừa mang tính “phúc trình của cảnh sát”, thật tình không ngờ lại gây ra nhiều câu hỏi tùm lum như thế!