Hiển thị các bài đăng có nhãn Hồi Ký. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hồi Ký. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 1 tháng 1, 2024

CUỘC TẤN CÔNG MẬU THÂN 1968 TRONG HOÀN CẢNH CHÍNH TRỊ LịCH SỬ THẾ GIỚI


Chu Chi Nam và Vũ Văn Lâm – Đả Đảo Cộng Sản - Sau 50 năm tết Mậu Thân, một cái Tết ghi rõ tội ác của cộng sản vô thần Việt Nam, đánh dấu một vết nhơ trong lịch sử Việt với cả chục ngàn người chết, bắt đầu đúng vào đêm Giao Thừa, thời điểm linh thiêng mà mọi người dân Việt tưởng niệm công ơn các anh hùng, liệt sĩ, ơn đức sinh thành dưỡng dục của ông bà, cha mẹ, thì cộng sản xé bỏ hiệp định đình chiến vào 3 ngày Tết, khai hỏa và tạo ra những cuộc thảm sát khắp miền nam Việt Nam. Cao điểm là cuộc thảm sát dã man tại Huế.

MỘT RỪNG ĐẠI NGÀN NHỮNG TRANG HỒI KÝ HAY, RẤT ĐÁNG ĐỌC

HỒI KÝ THÁNG BA GÃY SÚNG CỦA CAO XUÂN HUY


1     2    3

HỒI KÝ CỦA TRẦN ĐĨNH: ĐÈN CÙ

1       2       3       4       5       6       7       8

HỒI KÝ THÉP ĐEN CỦA ĐẶNG CHÍ BÌNH

1     2     3         5     6     7     8     9     10     11     12     13     14   

  15     16

10 NGÀY CUỐI CÙNG CỦA VIỆT NAM CỘNG HOÀ


1      2      3      4      5      6      7      8      9      10     11       12      CUỐI


1    2    3    4    5    6    7    8

NHÂN VĂN GIAI PHẨM - THỤY KHUÊ

1     2      3           5      6      7      8       9
   10       11       12       13       14       15      16       17

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2023

ĐÁ NÁT VÀNG PHAI

ĐẠI TÁ NGUYỄN QUỐC QUỲNH, CHỈ HUY TRƯỞNG ĐẠI HỌC CTCT ĐÀ LẠT

Kim Thanh/Người Lính Già Oregon
      1.  Đầu năm 1976, từ trại Long Giao, Nguyễn bị đưa ra Bắc, cùng với các thành phần “ác ôn, có nợ máu” gồm An Ninh, Tình Báo, Chiến Tranh Chính Trị (CTCT),  Cảnh Sát, Tuyên Úy, có cả Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận –toàn là hàng độc, dữ dằn, cấm kỵ, dưới mắt Việt Cộng. Gần ba ngàn người bị xếp như cá hộp dưới hai khoang hầm tàu chở than, nguyên của Việt Nam Thương Tín được cải danh Sông Hương. Ai ở đâu là chết dí chỗ đấy, tiểu tiện phải bước qua những thân người nằm rũ liệt, nghe chửi thề inh ỏi khi lỡ đạp lên bụng một ông khó tính, mới đến được hai cái thùng gỗ nhỏ đặt ở cầu thang, lúc nào cũng đầy ứ. Nước uống và lương khô được thòng dây xuống, y như cảnh trong một phim buôn bán nô lệ đã xem đâu rồi.

Thứ Ba, 7 tháng 3, 2023

CỘNG SẢN TẤN CÔNG HUẾ MẬU THÂN 1968


Trần Gia Phụng – Đả Đảo Cộng Sản - Do quyết định sửa đổi âm lịch của nhà cầm quyền Bắc Việt Nam (BVN), ngày mồng Một Tết Mậu Thân ở BVN theo âm lịch mới là ngày 30 tháng Chạp ở Nam Việt Nam (NVN). Trong ngày nầy, bài thơ của Hồ Chí Minh dùng làm lệnh tổng tấn công của cộng sản (CS) vào các thành phố ở NVN, đã được đài phát thanh Hà Nội truyền đi suốt ngày, nhưng các đơn vị bộ đội CS ở NVN, vẫn không nổi dậy cùng một lần vào tối hôm đó, mà có nơi sớm, có nơi trễ. 

BIA THỜ 626 LINH HỒN TỬ VONG TẠI TRẠI BA SAO NAM HÀ: BA SAO CHI MỘ


Cựu Tù Nhân Lương Tâm Phạm Thanh Nghiên - Xin kính cẩn nghiêng mình thắp nén tâm hương trước tấm bia không mộ của 626 người tù chính trị đã chết trong nhà tù Ba Sao, Nam Hà giai đoạn 1975-1988. Và rất nhiều những người tù chính trị khác đã chết oan khiên trong ngục tù cộng sản.

HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG: TỪ THƯỚC PHIM 1981 ĐẾN BÀI VIẾT “LỜI CUỐI CHO CÂU CHUYỆN QUÁ BUỒN” NĂM 2018


Hiếu Dân – Đả Đảo Cộng Sản - Đôi lời trao đổi cùng ông Hoàng Phủ Ngọc Tường
Là người dân Huế nên tôi hiểu rõ, người Huế chẳng quan tâm rằng ông Tường có mặt tại Huế trong vụ Mậu Thân hay không, người Huế vì kinh tởm cái mùi tanh của máu mà chẳng cần biết tên Tường là ai cả. Còn ông Tường thì hết lần này đến lần khác buộc người ta phải biết đến ông. Trước là ông khẳng định đã mục kích vụ Mậu Thân tại Huế, và sau 50 năm cũng chính ông bảo rằng đó chỉ là lời nói dối. Nói gà cũng là ông, nói vịt cũng là ông, ông ấy chỉ quan tâm đến điều ông muốn nói, muốn làm như một thói tham tàn.

EM BÉ GÁI TRÊN ĐẠI LỘ KINH HOÀNG CỦA MÙA HÈ ĐỎ LỬA 1972

Thanh Phong

Em bé ngày xưa, nay là Trung Tá Kimberly M. Mitchell
Vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, một em bé 4 tháng tuổi nằm trên xác mẹ trên Đại Lộ Kinh Hoàng; em đang trườn người trên bụng mẹ tìm vú để bú nhưng mẹ đã chết từ bao giờ. Một người lính Quân Cụ chạy ngang, bồng em bé bỏ vào chiếc nón lá rồi chạy qua cầu Mỹ Chánh, trao lại cho một Thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến đang hành quân.

ĐẰNG SAU MỘT BÀI HÁT “HÁT CHO NGƯỜI NẰM XUỐNG”


Nguyên Giao - Một tối trong một lữ quán ở tỉnh nhỏ Amarillo của tiểu bang Texas:
–  “Trước 1975 ở Việt Nam anh làm gì?”
–  “Tôi trong Không quân…”
–  “Chắc anh cùng lứa với ông Nguyễn Cao Kỳ?”
–  “Không! ông Kỳ là cấp chỉ huy của tôi, ở Sài Gòn; Tôi đóng ở Pleiku. Tôi ngang cỡ với Lưu Kim Cương, một đàn em thân cận của ông Kỳ.”
–  “A, anh biết ông Lưu Kim Cương hả? Anh có biết ông ấy chết như thế nào không?”
–  “Nghe nói rất thương tâm; Trúng đạn bắn xe tăng, phổi lòi ra ngoài!”

NGHỆ SỸ ƯU TÚ NGUYỄN THỊ KIM CHI CHÍNH THỨC TUYÊN BỐ TỪ BỎ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Hôm nay, ngày 04 tháng 11 năm 2018, tôi – Nghệ Sỹ Ưu Tú Nguyễn Thị Kim Chi, chính thức tuyên bố ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam.
Lẽ ra tôi đã làm việc này cách đây gần 3 năm trước, khi ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử Tổng Bí thư Đảng CSVN. Bởi tôi biết ông Trọng một mực theo đuổi CNXH – con đường tăm tối không có tương lai cho đất nước, đi ngược xu thế tiến bộ của nhân loại.
Nhưng ngày đó, lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh – cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, GS – TSKH Chu Hảo, chồng tôi (ô. Vũ Linh), cùng nhiều bằng hữu tâm huyết khuyên tôi kiên nhẫn ở lại để giúp những người tốt trong Đảng CSVN nhận biết lẽ phải.
Tôi đã kiên nhẫn tỏ bày chính kiến ôn hoà trong mọi việc:
– Xuống đường biểu tình vì nhân quyền, chủ quyền đất nước, môi trường sống…
– Viết Facebook lên án những sai trái của an ninh, giới chức nhà nước.
– An ủi, sẻ chia cùng tù nhân lương tâm, bà con dân oan…
Tham gia các hoạt động xã hội dân sự, với thiện ý xây dựng, tôi thành tâm mong góp tiếng nói phản biện, nhằm thức tỉnh lương tri những người đang chèo lái vận mệnh đất nước. Tôi chưa bao giờ có ý tưởng lật đổ, cổ xúy bạo lực, mà luôn thật lòng mong mỏi những người giữ trọng trách trong guồng máy nhà nước thay đổi tốt đẹp, biết yêu nước, thương dân.
Nhưng đáp lại thiện chí của chúng tôi là sự đàn áp ngày càng khốc liệt người bất đồng chính kiến; là ý đồ muốn biến nhân dân thành bầy cừu; thù ghét, khủng bố những người dấn thân tranh đấu vì những quyền cơ bản, chính đáng của con người, những giá trị phổ quát của nhân loại; hãm hại những trí thức ưu tú muốn khai trí nhân dân.
Trải tuổi trẻ ở chiến trường, tôi khát khao giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Nhưng than ôi! Khi nhận ra mình đã góp tuổi xanh vào một cuộc chiến huynh đệ tương tàn do mâu thuẫn ý thức hệ quốc tế, tôi vô cùng đau đớn. Nhiều đêm trắng tôi thao thức, khi những người ưu tú lần lượt vào tù. Hàng triệu dân oan không nhà làm nhói tim tôi. Im lặng là đồng loã cái ác, là có tội.
Sự việc mới đây khiến tôi không thể kìm lòng được nữa: Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng CSVN công bố kết luận hết sức xằng bậy về GS – TSKH Chu Hảo. Đó là một ý đồ hắc ám, muốn thông qua việc trừng phạt một trí thức ưu tú mà tôi và đông đảo trí thức cũng như người dân kính trọng như tinh hoa dân tộc, tuyên chiến với giới trí thức tiến bộ tâm huyết, tuyên chiến với nhân dân. Những ngày qua, tôi kiên nhẫn chờ đợi động thái sửa sai từ cấp cao nhất. Nhưng vô vọng! Tôi hiểu, lề lối quan liêu, tư duy bảo thủ, khuynh hướng độc tài hủ bại hắc ám đã, đang và sẽ còn chế ngự Đảng CSVN, như hồi đánh Nhân văn – Giai phẩm.
Tôi vào Đảng Nhân dân Cách mạng Miền Nam tại chiến trường, năm 1971. Ngày đó, tôi đinh ninh đứng vào đội ngũ những người tiên phong, sẵn sàng ngã xuống cho “sự nghiệp giải phóng quê hương, thống nhất đất nước, xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh…”. Do hoàn cảnh lịch sử, hạn chế thông tin khi ấy, tôi chưa thể biết sự thật cay đắng phũ phàng: Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, mà Đảng CSVN lấy làm nền tảng tư tưởng, chỉ là một học thuyết phản khoa học, phi thực tế, cổ xúy bạo lực “đấu tranh giai cấp”, hiếu chiến, tạo bất công, gieo rắc đói nghèo lạc hậu, độc đoán thủ tiêu mọi quyền tự do chính đáng của nhân dân.
Thực tế, sau 1975, phần lớn lãnh đạo Đảng CSVN tự hoang tưởng, tha hóa biến chất ngày một tồi tệ, làm đất nước ngày càng tụt hậu, nhân dân lầm than.
Quá thất vọng, tôi bỏ sinh hoạt đảng từ 2013. Tôi luôn trăn trở: “tuổi cao, sức yếu, không gì đau buồn và hổ thẹn hơn là đột ngột ra đi mà vẫn danh nghĩa là đảng viên CS”. Đã đến lúc tôi phải rời khỏi cái đội ngũ mà thế lực hắc ám ngự trị trong Đảng CSVN đang lạm dụng làm bình phong che chắn cho động cơ vị kỷ, tệ hại của họ.






Tôi thành tâm mong mỏi ngày càng có nhiều đảng viên có lương tri, còn tâm huyết với dân, với nước, nhất là thế hệ trẻ, tiếp tục rời bỏ Đảng CSVN, Đoàn TN CSVN. Vận nước, tương lai dân tộc tùy thuộc mỗi người Việt Nam chúng ta.
Vì những lẽ trên, tôi chính thức tuyên bố rời bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nguyễn Thị Kim Chi



TƯỞNG NIỆM 50 NĂM ĐỒNG BÀO HUẾ BỊ CỘNG SẢN BẮC VIỆT THẢM SÁT TRONG BIẾN CỐ MẬU THÂN 1968


Bài nói chuyện ngày 17/2/2018 tại trụ sở Cộng đồng Hạt Tarrant - Dallas
Mai Thanh Truyết – Đả Đảo Cộng Sản
Thưa Quý vị Quan khách,
Hôm nay là ngày mùng 2 tháng Giêng năm Mậu Tuất, trong lúc mọi người con Việt trong và ngoài nước, cùng ngồi với nhau để ôn lại một kỷ niệm đau thương của dân tộc, đặc biệt đối với bà con đất Thần kinh, nhưng tại Việt Nam, đảng CSBV, qua hơn 700 báo chí và các cơ quan truyền thông, truyền hình, liên mạng…cùng đồng lòng lên đồng tập thể, qua những đề tựa thật kêu, nhưng rỗng tuếch như:

TRUNG TÁ VÕ VÀNG XIN MỘT LẦN ĐƯỢC NHẮC TÊN ANH

Trương Đức Thủy
Thời gian vẫn vô tình trôi qua, như nước chảy dưới cầu, như vó câu qua cửa sổ ...Và lòng ngươì thì bị cuốn hút vào trong cơn lốc xoáy nghiệt ngã của thời cuộc. Tháng Tư uất hận một lần nữa lại về...
Đã bao lần tôi muốn viết vài giòng trân trọng, để tưởng nhớ anh, nhưng tiếc thay tôi biết quá ít về đời tư của anh, dù đã có thời gian anh đối xử và thương mến tôi, như thằng em nhỏ dại.

NGƯỜI NHÂN CHỨNG QUA ÐÊM... TRÊN ÐẠI LỘ KINH HOÀNG


Bài thứ 9, Trong Loạt Bài Quảng Trị Mùa Hè 72 Trên Đại Lộ Kinh Hoàng
Giao Chỉ, San Jose
Khi đi tìm nhân chứng của 1 chiến trường hết sức oan nghiệt và thê lương, hết sức dũng mãnh và hào hùng, tôi vẫn không quên đoạn đường đầy xác người trên quốc lộ số 1.
Ngay khi chiến trường còn vương khói súng, cây bút nhẩy dù, đại úy Phan nhật Nam đã viết “ Mùa hè đỏ lửa “. Tác phẩm đem vinh quang cho tác giả đồng thời cũng làm khổ ông sau 1975. Nhưng trước sau “Mùa hè đỏ lửa”  đã gắn liền vào tên tuổi Phan nhật Nam.

LỜI SÁM HỐI VỀ THẢM SÁT MẬU THÂN CỦA MỘT NGƯỜI TRONG CUỘC HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG


Trong những ngày đầu năm 2018, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường bất ngờ nhờ nhà văn Nguyễn Quang Lập công bố lá thư chứa những dòng tâm sự về cuộc chiến tết Mậu Thân ở Huế. Ông Tường đã nhờ con gái qua nhà nhà văn Nguyễn Quang Lập mời ông qua, và tin cậy trao lá thư này cho nhà văn Nguyễn Quang Lập với mong muốn được công bố trước giao thừa.

CHUYỆN TÙ “CẢI TẠO” CỦA PHÓ TỔNG THANH TRA NGÂN HÀNG QUỐC GIA VNCH - TRẦN ĐỖ CUNG


Trần Đỗ Cung
 “…Phí phạm “chất xám” như vậy để cho ba chục năm thống nhất đất nước vẫn lạc hậu. Bây giờ kêu gọi trí thức và “chất xám” trở về xây dựng lại nước thì thật khôi hài và có tin được chăng?...”

Thứ Hai, 6 tháng 3, 2023

HỒI KÝ NHỮNG NĂM THÁNG LƯU ĐÀY TRONG NGỤC TÙ CỘNG SẢN CỦA DUYÊN ANH - KỲ 1


 1      2           4      5      6      7     8


GỌI LÀ THAY LỜI TỰA

Tôi không có ý định viết hồi ký về những năm tù đầy của tôi khi tôi trở lại đời sống bình thường. Con người sinh ra là để chịu đựng mọi hệ lụy. Từ đầu đường oan nghiệt, tôi khởi sự khóc và tôi sẽ gục ngã ở cuối đường oan nghiệt. Từ đấy, theo tôi, là những cái mộ u cao hơn, nhiều chông gai hơn những cái mộ u khác dốc dài sau đó. Vượt qua hay chẳng vượt qua thì rồi cũng chết. Có những cái chết thật vô tích sự và mục rả như có cây tàn tạ. Có những cái chết được phục sinh. Chinh ý nghĩa của sự sống đã phục sinh sự chết. Ý nghĩa ấy nảy mầm trong lòng những cái mộ u cao nhất của sầu đạo và mầm ấy chổi lên mặt đất, chổi lên mãi thành cây nhân sinh xum xuê lá cành xanh mướt, trĩu nặng trái chín vàng mộ bằng sự phấn đấu can đảm của con người vượt qua mộ u. Nhà tù nào cũng chỉ là một xã hội thu hẹp. Nó nhỏ bé nên nó sinh động vô cùng. Nó gần gũi nên nó lột trần muôn mặt. Nó đầy rẫy ti tiện bẩn thỉu. Nó cao thượng và nó thấp hèn. Nó phản phúc đáy tim và nó sắt son đầu lưỡi. Nó đố kỵ ban đêm và nó hòa hoãn ban ngày. Nó anh hùng trong bóng tối và nó khiếp nhược ngoài ánh sáng. Nó tạo dựng ngộ nhận, vu khống, chup mũ và hành hạ lẫn nhau, bởi quan điểm cũ kỷ, bởi lập trường sắt máu, bởi sự ngu xuẩn, bởi máu lãnh tụ và bởi cả một điếu thuốc lào, một cục đường hay một miếng thịt chia chẳng đồng đều! Nhà tù không dạy con người một bài học cao quý nào cả. Con người đã tự học ở sự tủi nhục, ở nơi cay đắng trong nhà tù. Để biết chịu đựng. Để biết coi thường tất cả. Để biết thương xót. 

TÀU TRƯỜNG XUÂN CHUYẾN HẢI HÀNH ĐỊNH MỆNH CỦA MỘT CON TÀU NỔI TIẾNG TRONG NGÀY MẤT NƯỚC


TRƯỜNG XUÂN - TRƯỜNG XUÂN
 Giao Chỉ - San Jose
Tháng 4 năm 1975-Saigon
Một con tàu ngơ ngác ra khơi  
Một thuyền trưởng tuyệt vọng
Gần 4 ngàn hành khách của định mệnh
Cuộc hành trình không bờ bến
Vỏn vẹn 3 ngày hải hành trôi nổi
Hai người tự tử thủy táng
Hai đứa trẻ ra đời
Con tàu kéo Song An, cứu tinh số 1
Thương thuyền nhân đạo Đan Mạch, cứu tinh số 2
Sau cùng, tàu Trường Xuân không chìm được kéo về Hồng Kông với thi hài của người khách cuối cùng: Đại tá Wong A Sáng, sư đoàn 5 bộ binh
Câu chuyện 40 năm trước được kể lại vào dịp ghi dấu 40 năm sau (1975-2015 ).

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2019

TÂM TƯ TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU

Ðây là một cuốn sách thứ ba của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, cuốn “Tâm tư Tổng Thống Thiệu.” Hai cuốn trước đó là “Hồ sơ mật Dinh Ðộc Lập” và “Khi đồng minh tháo chạy.” Tất cả những tác phẩm của ông đều rất đồ sộ với phần tổng hợp những chứng liệu đã được giải mật của Hoa Kỳ và bộ sưu tập của riêng ông.
Từng là Tổng Trưởng Kế Hoạch và Cố Vấn của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, cho nên những điều mà tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng viết ra trong tác phẩm của ông phải là những điều cần đọc và nên đọc. Ðiểm cần nhấn mạnh ở đây rằng lần này, có phần tâm tư của Tổng Thống Thiệu, một cựu lãnh đạo VNCH mà cho đến lúc qua đời, không có cuốn hồi ký nào hay để lại những bút tích về một giai đoạn chiến tranh nghiêm trọng liên hệ đến sự mất còn của miền Nam Việt Nam.

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2019

ANH BA SÀM: TỪ THIẾU TÁ CÔNG AN ĐẾN NHÀ BÁO ĐỘC LẬP VÀ TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM


Nguyễn Hữu Vinh, tức nhà báo Anh Ba Sàm, là một thám tử tư và là người sáng lập trang Anh Ba Sàm.
Ông từng là đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam, thiếu tá an ninh, nhưng đã tự xin ra khỏi ngành.

Ông Vinh bị bắt vào tháng 5/2014 và bị buộc tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích hợp pháp của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo Điều 258 Bộ luật Hình sự 1999.

ANH BA SÀM NGUYỄN HỮU VINH VÀ DẤU ẤN KHAI DÂN TRÍ



Mai Hoa - Vào ngày Chủ Nhật 5/5 này Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh sẽ mãn bản án 5 năm tù giam mà nhà cầm quyền đã kết tội ông vì những bài viết trên trang mạng Anh Ba Sàm do ông thành lập. Nhìn lại vụ án Anh Ba Sàm – đánh giá của các luật sư về các phiên tòa và bản án, đánh giá những ảnh hưởng của trang mạng này tới người đọc từ các nhà báo độc lập.

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2019

CON NGỰA GIÀ CỦA CHÚA TRỊNH


Phùng Cung
Phương-Lộ là một làng nhỏ hẻo lánh, nằm lọt trong một thung lũng phía Nam chân núi Tản, cách chợ Đan-Lâm chừng bẩy dậm. Từ Đan-Lâm vào Phương-Lộ, trên con đường đất mòn, ngoằn ngoèo men theo dòng suối phải qua một chiếc cầu bằng đá vắt ngang suối, bên cạnh một ngôi đền nhỏ. Trong làng có lão già họ Nông, hai đời chuyên nghề buôn ngựa. Ông cụ sinh ra lão ngày trước là mã phu của triều Trần; khi mãn lính, trở về làng làm nghề buôn ngựạ Năm mười bốn tuổi, lão đã theo cha ra chợ Đan-Lâm học nghề. Lớn lên, lão đã nổi tiếng khắp vùng về môn xem tướng ngựa.