Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

VIỆT NAM CỘNG HOÀ BỊ BỨC TỬ - LA MORT DU VIETNAM - PHẦN 5


HÃY BIẾT VỖ TAY HOAN HÔ NHỮNG KẺ CHIẾN THẮNG.

Điều chính yếu ở đây là phải biết "tham gia"

Trước hết là tham gia vào buổi lễ mừng ngày "được" giải phóng. Ngày 1 tháng 5, ngày lễ lao động, dân chúng tập hợp đông đão ngay bải cỏ trước dinh Tổng Thống cũ. Nhìn thẳng vào mặt tiền sơn trắng của bao lơn dinh Độc Lập,n2 ta thấy rợp màu cờ của Chánh Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, không có một lá cờ nào của Bắc Việt, nhưng nổi bật lên trên hết phía trên bao lơn là một bức chơn dung lớn của Hồ chí Minh, đang đứng đưa tay vẫy chào.
Suốt đêm qua, người ta kêu gọi dân chúng hãy làm những biểu ngữ bằng vải với đủ màu sắc rực rỡ và viết lên đó những câu khẩu hiệu được dạy trước đó, hoặc vẽ chơn dung của Hồ chí Minh, tất cả đều tự túc vì người ta dư biết là người Việt Nam làm thứ gì cũng được, không cần biết có phương tiện hay không.

Mỗi người đi dự buổi mít tinh phải đem theo hai cây cờ giấy nhỏ, một của Bắc Việt và một của Chánh Phủ Lâm Thời Miền Nam để luôn tay phất qua phất lại và không ngớt tiếng hoan hô theo hiệu lệnh của cán bộ, từng chập từng chập ngắt khoản bài diễn văn của vị Tướng chỉ huy Ban quân quản Sài Gòn GiaĐịnh đứng trên bục cao ở bao lơn dinh Độc Lập. Đứng sau tiểu đoàn danh dự, đám đông dân chúng bị dồn cứng trên bải cỏ mà các chiến xa T.54 đã cày nát hôm qua, sau lưng họ là các cánh cửa sắt của cổng chính đã bị người ta cố ý cho chiến xa T.54 ủi sập theo yêu cầu của các toán phim ảnh Bắc Việt. Nhiều loa phóng thanh rã rít phát ra những giọng điệu cũ, những bài họp xướng mà người Pháp chúng ta nghe thì nhớ ngay tới bài quốc ca La Marseillaise của mình hay một bài hát quốc tế nào đó. Mỗi lần nghe thấy hiệu lệnh thì người ta đồng loạt vỗ tay rất nhịp nhàng và reo hò đồng loạt nghe như là tự động hoan nghênh thật sự vậy, làm cho diễn giả dù khó tính đến đâu cũng phải vừa lòng. Sau đó người ta đi diễn hành, tay phất cờ giấy của mình.

Buổi lễ bắt đầu từ sáng sớm, khoản 8 giờ 30 thì kết thúc và mỗi người trở về nhà gương mặt tối sầm trở lại, có vẻ quá đau khổ vì vừa phải chịu một sự nhục mạ nặng nề. Tuy nhiên các thanh niên thì có nhiều trò chơi vui được tổ chức hôm đó nên cũng tạm khuây khỏa được. Nhưng rồi sau đó thành phố lại trở nên một thành phố chết, không có một chút sinh khí nào.

Sinh nhật cụ Hồ năm nay rơi đúng vào một ngày quá xấu, nhưng người tavẫn tổ chức. Trên sân cỏ trước dinh Độc Lập người ta đặt một cái bục để chơn dung cụ Hồ lên đó. Rồi cũng đám đông dân chúng hôm nọ được gọi tới, rồi cũng những biểu ngữ cũ, những khẩu hiệu cũ được giăng lên chung quanh nơi hành lễ, rồi cũng những lá cờ nhỏ hôm trước, cũng những tiếng hoan hô những tiếng vỗ tay theo lệnh như hôm trước...Người ta cố tìm trên khán đài để xem mặt ông chánh phủ Lâm Thời Miền Nam, vì cho tới giờ nầy người ta vẫn chờ mà cũng không ai biết được thành phần chánh phủ có những ai? mặt mày họ ra sao ?...

Phải chăng để đính chánh một tin đồn ngoài phố đang làm cho các bà vốn ăn diện quá mức trước kia, nay không còn dám đeo đồ trang sức nữa, không dám mặc áo dài màu mè sặc sở nữa, tóc không còn uốn chải tươm tất nữa...dường như muốn trở về đời sống khắc khổ sằn dã, đâu đâu cũng chỉ thấy có độc một màu "củ nâu" mà thôi, nên bà Nguyễn thị Bình, từ bên Pháp về, mặc một chiếc áo dài tơ lộng lẫy, môi son má phấn lòe lẹt, cốt ý để cho người ta nhìn thấy sự sung sướng hân hoan của bà đối với chiến thắng của Cách Mạng.

Có gần 8000 bộ đội Bắc Việt tham gia cuộc diễn binh. Bộ binh thì được chở trên xe Molotova của Liên Xô, ngồi trên băng cây, mặt hướng về phía trước với quân phục màu xanh "ve chai" nghèo nàn, nhưng có mang bao tay vải thô không biết lấy từ đâu ra. Theo sau là đủ mọi loại chiến cụ, chiến xa T 54, hỏa tiễn SAM của Liên Xô, pháo binh nặng, pháo phòng không, truyền tin, công binh, tất cả đều cho thấy không được bảo trì tốt, đó là nhận xét rất tỷ mỷ của một quân nhân. Dù nhìn bên ngoài có vẻ khù khờ, không bóng loáng nhưng đó vẫn là quân đội và vũ khí của kẻ chiến thắng. Dần dần các hè phố và những cửa sổ bắt đầu có người tò mò xem. Người ta không vỗ tay. Ngồi thẳng lưng trên băng gỗ trên xe, các bộ đội cố giữ tư thế hoàn toàn bất động. Giữa các đơn vị, với một khoản cách đều nhau, là những quân kỳ: một lá màu đỏ, có lẽ là cờ của đơn vị diễn hành, vì trên lá cờ có gắn một số huy chương. Tất cả đều là quân nhân Bắc Việt. Đúng là các đơn vị Bắc Việt đã tham dự cuộc tổng tấn công Miền Nam Việt Nam đang diễn hành để ăn mừng chiến thắng của họ.

GƯƠNG MẶT HỌ KHÔNG ĐƯỢC VUI !

Trong nhà lồng chợ và trên các đường phố lân cận, các gian hàng bắt đầu mở cửa, lưa thưa, nhưng cũng có hàng. Người mua quá ít, giá cả tăng lên gấp 5 lần chỉ trong vòng một tuần, do người ta không có bổ hàng về nên hàng hóa cũng hiếm. Tuy nhiên rau cải các loại vì là sản phẩm địa phương nên cũng bình giá. Thật ra không phải thiếu hàng hóa, Sài Gòn luôn luôn có 6 tháng lương thực dự trử, nhưng vì tiền càng ngày càng cạn dần, nên người mua càng ngày càng ít đi, người nhìn chơi thì càng ngày càng nhiều.

Cho tới ngày 30/4/75, khi người Mỹ cuối cùng rời khỏi Miền Nam Việt Nam thì đồng đô la tăng giá vùn vụt mỗi ngày vì người ta hy vọng đi ngoại quốc được. Chỉ riêng những người có quyền thế, hoặc vợ con, cha mẹ, hay bạn bè của người Mỹ thì được cửa mở cho vào tòa Đại Sứ Hoa Kỳ, được trực thăng bốc đi đều đều và liên tục cho đến trưa ngày 30, đưa ra hạm đội đậu ngoài khơi Vũng Tàu, để rồi từ đó được đưa đi thẳng tới đão Guam. Còn những người khác thì muốn vượt qua khỏi đám đông đang đứng nghẹt trước cổng tòa Đại Sứ. thì trước hết phải biết dúi cho người nào đó xuyên qua lô cốt gát, hằng ngàn hay hàng vạn đô la mới được người ta hé cửa cho vào để được đưa đi tìm Tự Do. Từ sau ngày 30 thì hy vọng đi Hoa Kỳ không còn nữa, đồng đô la lại xuống giá khoản vài trăm đồng bạc, và rất nhiều người lợi dụng được tình thế nầy. Đồng quan Pháp thì lại có giá. Vì người ta đồn rằng sẽ có những chiếc tàu Pháp sắp cặp bến Sài Gòn để chở những người muốn sang tỵ nạn ở Pháp. Người ta còn đồn rằng chiếc tàu cặp bến đầu tiên sẽ là chiếc Cambodge, một chiếc tàu chở khách rất đẹp thuở xa xưa đã được giải giới từ lâu rồi.

Nhưng rồi đùng một cái, mọi người đều hoảng sợ. Tất cả các ngân hàng đều bị đóng cửa, các tủ sắt của ngân hàng bị niêm phong, thợ thuyền công nhân đều không có lương, giá sinh hoạt hằng ngày tăng nhanh đến một mức độ không thể tính trước được nên ai cũng phải lo tiết kiệm tối đa mới có thể kéo dài đời sống cho gia đình mình được.

Rất may là điện xài trong nhà vẫn còn, nhưng người ta cũng phải dự trù có ngày điện có thể bị cúp. Hơi đốt thì không thể tìm đâu ra, nếu có thì giá chắc phải cao kinh khủng. Người ta xài lại những lò đất đốt bằng than hay bằng củi.

Ngoài "chợ trời" thì quang cảnh thật quá vui. Người Mỹ đi rồi thì thay vào đó đã có các anh bộ đội Bắc Việt, còn khờ khạo hơn nữa, họ chỉ say mê ngắm đủ mọi thứ, máy thu thanh (mà họ gọi là đài), máy ảnh, các loại máy điện tử, và nhất là đồng hồ đeo tay.... đủ các loại hàng mà từ cha sanh mẹ đẽ tới giờ nầy các anh không hề được nhìn thấy qua bao giờ. Túi các anh đầy giấy bạc VNCH, không biết các anh "chôm" từ đâu. (tác giả dùng chữ chapardés, có nghĩa là đánh cắp). Những người bán hàng vui vẽ mơn trớn họ, họ mua đại khái một vài món không đâu ra đâu, tuy vậy giá cả cũng lên vùn vụt. Nhưng rồi hai tuần lể sau đó thì giá cả lại tụt xuống, đây là một dịp may hiếm có nhưng không ai muốn mua sắm gì nữa vì làm gì còn tiền đâu nữa để mà mua ? Bán ra thì có!!!

Như thế là bài toán kinh tế đương nhiên đã được giải quyết, bài toán mà người ta cứ nghỉ là phải có viện trợ của ngoại quốc đều đều mới có đáp số được. Chỉ cần đóng cửa các ngân hàng, không trả lương cho thợ thuyền, giảm thiểu tối đa sự lưu thông của đồng tiền, bắt người ta phải chấp nhận một đời sống khắc khổ có khi phải đưa con người tới cái đói hoặc đưa các em nhỏ vào con đường bất lương trộm cắp...tự nhiên xã hội tiêu thụ sẽ biến mất và thay vào đó sẽ là xã hội tiện tặn kiểu Mác-Lê.

Một vài cán bộ kỹ thuật người Miền Nam từ Hà Nội đến Sài Gòn. Họ than phiền là bị giữ lại ngoài Bắc quá lâu, phải chờ đến những 20 năm mới gặp được người nhà. Họ về ngay gia đình: người ta nhìn họ như những con người của một thế giới khác, của một hành tinh nào xa lạ, dù ngôn ngữ vẫn là một ngôn ngữ Việt Nam nhưng họ khó mà có thể hiểu nhau được. Họ có vẻ được thỏa mãn một ít thôi, nhưng kể như không được thỏa mãn gì cả. Họ thuật lại là họ có được đặc quyền đặc lợi vì họ là kỹ sư, là chuyên viên kỹ thuật, do vậy họ được lương 70 đồng một tháng để sống, tuy ít đó, nhưng vẫn sống được: "Chỉ với 70 đồng thôi thì làm được cái gì ?" người ta hỏi họ như vậy.

Tất cả đều mặc quần áo màu xanh lá cây. Dường như người ta có thể phân biệt được sỉ quan và cán bộ bằng một dấu hiệu nhỏ gắn trước nón, một súng ngắn đeo bên hông, với một dáng điệu tao nhã nào đó được cố tạo ra để che dấu gương mặt đôi khi "sắt máu" không ai muốn nhìn.

Các bộ tham mưu và các phòng sở của họ được tung ra đóng rãi rác khắp nơi. Tất cả các nhà có phòng trống (hay có khi không có) đều "được" họ tới chiếm ở, gọi là "xin ở nhờ", và mỗi khách sạn, mỗi hiệu ăn, nhà hàng...đều được yêu cầu dọn cho 100 phần ăn mỗi ngày, dĩ nhiên không tính tiền !

Tại khách sạn Majestic, ngay đầu đường Catinat và trên bờ sông Sài Gòn, có một sĩ quan cấp tướng người Pháp đang ở. Ông là khách trọ duy nhất ở đây. Ngày 29 tháng 4, trước ngày Sài Gòn buông súng xuống, một trái đạn rốc kết san bằng tầng lầu trên của phòng Ông đang ở, chết một người gát đêm của khách sạn. Sau đó, khi quân Bắc Việt chiếm xong Sài Gòn, thì Ông là người khách duy nhất trong căn phòng ăn rộng thênh thang với 100 anh quân phục xanh lá cây, chia nhau ngồi làm nhiều bàn. Họ có đứng dậy khi ông tướng nầy bước vào phòng ăn, rồi mỗi người cúi xuống chén cơm mình ăn vội ăn vàng, không nói một tiếng nào, ăn xong lẳng lặng mạnh ai nấy đứng dậy, mạnh người nào nấy đi, yên lặng dễ sợ, khác xa các phạn điếm ồn ào và vui nhộn của quân đội Pháp chúng ta hay của Quân Lực VNCH thuở nào. Tất cả đều có vẻ không được vui, không hiểu tại sao.

Sau đó người ta thấy họ đeo băng tay đỏ, có may trên đó chữ K. kèm theo một số: như K.21 hay K.8 chẳng hạn. Sau khi họ thu thập xong các tin tức cần thiết, họ chỉ định nhiều loại ủy ban có nhiệm vụ phải nắm chặt hoạt động của từng nghành kinh tế sau khi kiểm kê xong các loại hàng. Những cuộc tiếp xúc đầu tiên không mấy vui. Vừa gặp người chủ xưởng họ đã quá vội vàng trách ngay, phủ đầu:

- "Ông không trả lương cho thợ ?".

Người chủ bèn gọi ngay tất cả thợ của mình đến chứng kiến câu chuyện. Ông nói:

- "Tôi coi xưởng nầy đến nay đã 20 năm rồi. Thợ được trả lương rất đều, cứ mỗi 15 ngày một lần."

"- Đúng, đúng ! vài người thợ phát biểu, ông nầy là một người chủ rất tốt."

"- Ngày 30/4, họ chưa có lương. Vì họ vắng mặt ngày hôm đó. Các ông pháo rốc kết vào họ và ngân hàng thì bị các ông cho đóng cửa, cho tới ngày hôm ông đi lãnh nay vẫn còn đóng. Nếu các ông cho mở cửa lại, tôi sẽ ký một ngân phiếu là ngay" người chủ nói.

"- Chúng tôi không thể cho ngân hàng mở cửa lại được. Chúng tôi phải kiểm soát tất cả các chương mục, tất cả, ông nghe chưa? để tìm moi ra những việc làm xấu xa của "chế độ cũ", họ nói. (nguyên tác: ancien régime. Tác giả không biết danh từ "ngụy quyền" như Cộng sản đã dùng từ 30/4 cho đến bây giờ)

"- Trong trường hợp đó, chính các ông là người không chịu trả lương cho thợ", người chủ nói.

Sau đó họ nói chuyện khác với nhau.

Tất cả những hãng, xưởng, nhà máy v.v.. đều phải qua một cuộc kiểm kê rất tỷ mỷ và trong một thời gian rất là lâu, khiến cho mãi đến hai tháng sau chưa có nơi nào mở cửa làm việc lại được cả. Chỉ có vài nơi như hảng rượu bia BGI và một xưởng dệt làm việc lại được, vì họ còn nguyên liệu.

Trong tất cả các hãng xưởng, nhà máy...chỉ có một luận điệu được nhai đi nhai lại. Người ta cho tập họp chủ, thầy, thợ, công nhân lại và người ta tuyên bố:

- "Bắt đầu từ giờ nầy, tất cả các anh đều là chủ cả."

Hoặc là: "Bắt đầu từ bây giờ, tất cả các anh đều là công nhân."

Và người ta còn giải thích thêm: "Tất cả các anh đều là công nhân viên của Nhà Nước. Nhà Nước sẽ cung cấp cho các anh nguyên vật liệu, sẽ gánh cho các anh mọi phí khoản điều hành, nhận tất cả các mặt hàng do các anh sản xuất, chịu trách nhiệm về sự tiêu thụ các món hàng nầy theo phương cách tốt nhất, hoặc trong nước hoặc ra nước ngoài bằng cách trao đổi hàng hóa giửa quốc gia nầy và quốc gia khác."

Và cứ như thế là đùng một cái người ta chuyển ngay nền kinh tế thị trường có lợi cho dân chúng sang một nền kinh tế chỉ huy thung giãn kiểu Mác Lê chỉ có lợi cho chế độ.

Rồi người ta còn lưu ý thêm, trịnh trọng: "Tất cả các anh đều có bổn phận và quyền lợi để cho hãng xưởng chúng ta phồn thịnh lên. Các anh đều có trách nhiệm phải giữ gìn cho hãng xưởng chúng ta chạy tốt, và nếu các anh thấy được mọi biến chuyển xấu nào, bất cứ từ đâu đến, các anh có bổn phận phải tố cáo ngay mỗi buổi chiều với cán bộ trực. Nếu có gì nghi ngờ, và tối đến mà các anh suy nghĩ tới một vài sự việc tiêu lạm hay bất cứ lương lẹo nào mà các anh không thấy được ngay lúc đó, thì sáng ra các anh hảy nói cho cán bộ nghe liền."

Lúc bấy giờ và chỉ có đến lúc bấy giờ, cả hai bên chủ và thợ, ngay cả những ai đã đặt hy vọng vào một nền kinh tế chỉ huy, ai ai củng biết là tai họa đã đến với chính mình rồi.

Tuy hành động tố giác có làm cho họ kinh tởm thật đấy, nhưng họ vẫn biết rõ rằng sớm hay muộn gì họ cũng bị bắt buộc phải làm như vậy, nhưng dù sao ngay giờ nầy thì họ rất khinh chuyện đó. Vã lại sau đó tin tức và tiếng đồn từ những người từ Miền Bắc trở về, đã cho họ thấy rõ là "cái gì sẽ đến cho họ" và chế độ Miền Bắc cũng như ở Miền Nam sẽ như thế nào.

Mỗi người thợ, mỗi công nhân chỉ được lãnh mỗi ngày 50 $ và 700 gram gạo, đó là phần lương của riêng anh, mà cũng được coi như của cả gia đình anh, không cần biết gia đình anh có bao nhiêu người, (kể cả trường hợp người chồng là người duy nhất phải gánh chịu mọi tiêu xài cho 1 vợ và 8 con).

- "Làm gì đủ ăn cho một người !" một người công nhân nói.

- "Cũng chưa đủ để trả tiền điện nấu cơm" người vợ anh mỉa mai nói.

MỘT CƠN DỊCH ĐANG LAN TRÀN: TỰ SÁT

Như vậy là tất cả đều phải đi "lao động". Đó là một cái luật, một cái luật khắt khe "không lao động là không có quyền sống". Người dân Miền Nam hay hoài nghi nên chưa chịu tin như vậy, và vì quá khôn lanh nên lúc nào họ cũng tìm cách sắp xếp, chưa bao giờ chịu tin là tai họa đã đến với mình mặc dầu nó đã lù lù đứng trước mặt mình rồi ! lúc nào họ cũng lạc quan một cách ngoan cố và liều lĩnh, sẵn sàng tự sửa mình mà không muốn nghe lệnh ai ép buộc mình, tuy hay nói nhưng vẫn là người thợ khéo tay khéo chân, lúc nào cũng vui vẻ và khôi hài, có tinh thần phán đoán và diễu cợt chọc cười cho quên mệt. Do vậy mà họ không thèm biết đến cái luật lao động kỳ quái đó, vì lúc nào họ cũng tự hãnh diện là người Miền Nam, chê người Miền Bắc, coi người Miền Bắc như là một người man rợ không hơn không kém. Họ không chịu "theo" cái luật đó, họ nghĩ rằng họ sẽ nắm được những người nầy, họ đánh cuộc như vậy và không biết họ đánh cuộc đến bao giờ ?

Một vài người nghĩ rằng Miền Nam là một quốc gia an lạc, giàu có phi thường sẽ không giống như Miền Bắc. Trí khôn lanh và sắc bén của dân chúng sẽ không chấp nhận những điều kiện của Miền Bắc cũng như sự chỉ huy của những người Miền Bắc. Thế rồi tự nhiên những danh từ "thống nhất đất nước" là những danh từ đầu môi chót lưỡi của bộ đội Miền Bắc từ lúc vừa bước chân vô thành phố Sài Gòn, nay từ từ dường như được rút lại, không còn thấy xuất hiện trong những bài diễn văn hay trên các biểu ngữ nữa. Chánh Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam kéo dài thời gian thành lập và cho ra đời thành phần một chánh phủ Miền Nam, có lẽ là do một sự tranh chấp nội bộ giữa người Nam và người Bắc. Miền Bắc nói: "Chúng ta sẽ thống nhất". Miền Nam đã chánh thức tuyên bố với những danh từ hết sức dè dặt rằng: " Sẽ đi tới thống nhất khi nào hội đủ điều kiện đặc biệt."

Càng ngày càng có nhiều người bất mãn, và càng ngày càng có nhiều người chán đời. Trong vòng vài tuần lễ, không cần biết hôm nay đã xảy ra việc gì, có khoản từ 15 đến 20 nhân sĩ tự tử, chết.

Một ông đại tá công khai trước đám đông người dùng súng bắn vào đầu một phát đạn, chết. Ông có mang một tấm bản trên ngực, viết: "tôi đói".

Một người khác leo lên đông gạch vụn của tượng đài "tình đồng đội" trước Nhà Hát Tây Sài Gòn (Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa) vừa bị phá sập, đổ xăng vào người và tự thiêu, chết.

Nhiều phóng viên chạy nhanh tới để chụp ảnh, các anh bộ đội đến ngăn cản, không cho chụp ảnh nhưng lại rất thản nhiên để cho những người muốn chết được chết.

Đó là những chuyện thường xảy ra gần như hằng ngày. Có nhiều quân nhân đã được giải ngũ, không việc làm, sợ bị đi trại cải tạo, biết được vũ khí chôn dấu còn nhiều, và với một cây súng cũng có thể vào sống trong rừng được, những người mất hết hy vọng, những cấp chỉ huy cương quyết...tất cả đều vào bưng, vào rừng, vào núi, gia nhập nhóm kháng chiến còn đang hoạt động mạnh, không cần biết đó là một sự kết thúc hay một sự bắt đầu của một niềm hy vọng....Dĩ nhiên Hànội lên án chuyện nầy và thú thật là chưa giải quyết xong Miền Nam Việt Nam.

ÍT NHẤT NGƯỠI TA CÓ THỂ RA ĐI ?

Tuy nhiên người ta không để cho một người nào được ra đi cả, dù họ có muốn. Không có phương tiện chuyên chở ư ? Không có phương tiện kiểm soát ư? Không có ý muốn như vậy ư? hay họ sợ một lỗ trống trong lưới sẽ làm sẩy hết đàn cá? Tất cả mọi biện pháp đều tốt, người ta cho phép chuyển điện tín gia đình ra ngoại quốc, miễn là để cho chánh quyền thêm vào một câu: "Về ngay đi, gia đình đang chờ anh."

Một số đông người, cả nam lẫn nữ, đến lãnh sự quán Pháp xin chiếu khán nhập cảnh, hay để xin nhập tịch Pháp, hay để xin hồi tịch Pháp. Người ta đã có dự trù cho những người Pháp có thể rời khỏi Việt Nam lúc nào cũng được, nhưng ai có vợ hay có chồng người Việt thì không được mang họ theo và nếu đã có con thì cũng phải để chúng ở lại Việt Nam.

Nước Pháp là quốc gia đã chấp thuận nhận một số dân tỵ nạn Việt Nam , nhưng đó cũng chỉ là lời hứa đầu môi chót lưỡi. Dường như là nước Pháp có ký một thỏa hiệp có lợi cho thể chế hiện tại, hay ít nhất cũng có phần nào hơi thận trọng để khỏi làm mất lòng họ, vì thật ra Pháp đang còn bận tâm lo cho những công dân của mình đang còn kẹt tại đó, theo lời yêu cầu của những người nầy.

Có gần một triệu người Miền Bắc đã chạy vào Miền Nam , theo chân quân đội Pháp năm 1954-55. Bây giờ nếu Việt Nam mở cửa thì vài triệu người Việt Nam sẽ tìm cách sang định cư ở Pháp ngay. Tàu nào mà chuyên chở cho hết đây ? Và người Pháp chúng ta phải làm sao đây ? trong lúc quốc gia chúng ta đang lo cho nền kinh tế bị suy thoái và nạn thất nghiệp, và cũng chưa ổn định xong cho một triệu người Phi gốc Pháp của chúng ta? Thật là một bài toán đau thương, một bài toán nan giải!

" -Vậy là chỉ còn có nước đem họ liệng xuống biển Nam Hải cho cá mập sơi tái mà thôi !"

Linh mục Hoàng Quỳnh đã nói như vậy.

Hay là chúng ta cứ để họ chết dần chết mòn ở Miền Nam Việt Nam , vốn đã sớm biến thành một nhà tù vĩ đại rồi, với một chế độ nô lệ đáng ghê tởm và một bức màn sắt bao kín mít, không một tiếng kêu rên thống khổ nào bay lọt được ra ngoài.

Nếu người Pháp chúng ta không chịu mở rộng con tim, hay mở rộng cửa biên giới cho những người từ phương trời xa kêu gào cầu cứu với chúng ta, thì ít nhất chúng ta cũng phải biết được rằng, cũng như các nơi khác, ở đó vừa có một bằng chứng mới nữa, đó là: người cộng sản không bao giờ biết đến hai chữ "nhân đạo" là gì, và họ đang tiêu diệt con người.

Xin cầu nguyện cho người Pháp chúng ta biết lo sợ, khi họ cũng bị rơi vào trường hợp phải bị người ta bắt phải vỗ tay hoan nghênh, và cũng xin cầu nguyện cho người ta đừng bắt buộc họ phải cười, nếu họ không thích cười vì họ không còn cười được nữa: "Cộng sản chỉ có một thứ Tự Do, lãnh tụ cộng sản Pháp, ông Marchais đã nói như vậy. Thật vậy, trong chế độ cộng sản, chỉ có một thứ Tự Do, đó là "Tự Do Không Có Một Thứ Gì Cả" !
CHƯƠNG 9                                                    
NƯỚC PHÁP SẼ PHẢI RA ĐI VĨNH VIỄN RỒI
Đúng thật đây là một ngày 14 Juillet rồi.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, lúc bọn người man rợ tiến vào Sài Gòn, thì ở đây chỉ còn độc có những lá quốc kỳ Pháp mà thôi.

Thật không sai, vì trước đó Tổng Thống nước Cộng Hòa Pháp đã có lời yêu cầu các công dân Pháp trong trường hợp nào cũng nên ở lại để duy trì sự có mặt thường trực của nước Pháp tại Việt Nam. Để cho người Pháp khỏi nghi ngờ, nghị sĩ Ornado đã được phái đến tận Sài Gòn để nói lại với họ như thế. Người Pháp ở Miền Nam Việt Nam dù muốn dù không cũng phải nhận lời.

Bây giờ thì họ bị quá bất ngờ, không dè tình thế kết thúc quá nhanh như thế, họ không thể còn làm gì hơn được, vì không một ai có được một phương tiện nào để ra đi.

Trước đó, tại Dublin, Ngoại Trưởng Pháp đã làm cho các bạn đồng nghiệp thuộc các quốc gia Âu Châu phải sửng sờ khi ông tỏ ý muốn thấy Tổng Thống Thiêụ từ chức và ra đi, vì theo ông thì ông Thiệu được xem là một trở ngại chính cho một nền hòa bình ở Việt Nam .

Có nhiều người Việt Nam từng có bắc đấu bội tinh Pháp cũng đã bị rơi vào rọ, đang phản kháng ầm lên rằng họ đã được Chánh Phủ Pháp hổ trợ và khuyên họ phải ở lại Sài Gòn, để hậu thuẩn cho các phong trào đòi Tổng Thống Thiệu phải ra đi. Dĩ nhiên chuyện nầy không đúng. Thật vậy, lúc bấy giờ ở Sài Gòn người ta thuật lại rằng trong khi kiều dân Pháp nghe theo lời khuyến cáo của Tổng Thống Pháp, thì những người trong Bộ Ngoại Giao Pháp hơi thính tai nên đã đưa tất cả nhơn viên của họ về Pháp trước rồi, và ở Tòa Đại Sứ Pháp tại Sài Gòn lúc nầy chỉ còn có gia đình của ông tùy viên quân sự mà thôi, ông nầy can đãm và vẫn lạc quan. Lẽ ra thì giới hữu trách ở Tổng Thống Phủ và Bộ Ngoại Giao Pháp phải có những tin tức chính xác về VN mới phải. Tình thật họ không chịu tham khảo những người có nhiều hiểu biết sâu rộng về vấn đề Việt Nam, và ngay như tại Phủ Thủ Tướng cũng vậy, công khai ai cũng biết là về chánh trị người ta chỉ có một tầm nhìn duy nhất về quyền lợi của nước Pháp ở Viễn Đông mà thôi.

NƯỚC PHÁP ĐÃ CHỌN NHỮNG NGƯỜI CỘNG SẢN

Trên phương diện chánh trị, người Pháp nghĩ đại để rằng giúp đở cho một lực lượng thứ ba lên nắm quyền, (lời dịch giả: ý tác giả muốn nói đến tướng Dương văn Minh) để họ có thể thương lượng với Chánh Phủ Lâm Thời Miền Nam, thiết lập một thể chế mới tạm thời do cộng sản sắp xếp, ít nhất cũng có thể bảo đãm được một nền hòa bình nào đó. Miền Nam Việt Nam đang cần có hòa bình. Những người cố vấn kỹ thuật Pháp khẳng định rằng nếu có được hòa bình trong vài năm thôi, thì với sự khám phá các mỏ dầu ngoài khơi biển Nam Hải và vùng Vịnh Thái Lan, nền kinh tế của Việt Nam sẽ tiến nhảy vọt hơn hẳn Đài Loan và Nam Hàn nữa. Do vậy mà chúng ta đã thấy tại sao Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam liên tục tạo ra một sự bất an ninh để ngăn chặn mọi đầu tư và khai thác tài nguyên giàu có của Miền Nam Việt Nam, nếu không thì chắc chắn VNCH sẽ vĩnh viễn chiếm địa vị ưu thế hơn Miền Bắc.

Dĩ nhiên người ta rất cần có hòa bình ! Quan điểm chánh trị của Pháp đối với vùng Viễn Đông luôn luôn nghiên về một nền "hòa bình kiểu cộng sản", từ lúc một ngày nọ, trong lúc cao hứng, tướng De Gaulle đã đọc một bài diễn văn nẩy lửa tại Phnom Penh để "chơi" các bạn đồng minh Hoa Kỳ. Thật là một điều nhục nhã khi phải nghĩ đến nền hòa bình đó, vì nó có khả năng đưa nền kinh tế của Việt Nam lên cao, nhưng đồng thời nó cũng đem lại nhiều quyền lợi cho những người có quyền thế ăn trên ngồi trước.

Dù muốn dù không thì nước Pháp cũng đã chọn xong con đường phải theo rồi. Pháp đã không ủng hộ Thiệu nữa, ông nầy bị Pháp chỉ trích ngày càng gay gắt thêm lên. (Cách đây mấy năm dường như ông Thiệu đã có ý muốn trục xuất tất cả người Pháp ra khỏi Miền Nam Việt Nam , nhưng ông vốn là một quân nhân trong quân đội Pháp, là con người có tình cảm nên ông vẫn còn giữ nhiều cảm tình bạn bè thân thiết với quân đội Pháp). Tuy vậy không vì thế mà ông không làm tất cả những gì có thể làm được để tái lập bang giao bình thường với Pháp. Việc cắt đứt bang giao là do tướng Kỳ lúc bấy giờ rất có quyền hành, sau khi ông De Gaulle đọc bài diễn văn ở Phnom Penh . Lúc nào Tổng Thống Thiệu cũng tỏ ý mong muốn có sự thân thiện giữa hai nước Pháp Việt, ngay như lúc Pháp chỉ định đến V NCH một vị đại sứ "nhà nghề" quá lạnh lùng, không biểu hiện được một tình thân hữu nào giữa hai quốc gia, vậy mà ông Thiệu cũng vẫn vui vẻ mở cửa đón tiếp ngay, bất chấp mọi nghi lễ ngoại giao.

Vậy mà nước Pháp vẫn chọn Chánh Phủ Lâm Thời Miền Nam . Pháp đã cho chánh phủ nầy một chỗ đứng chánh trị khá cao tại thủ đô Paris , và tìm mọi cách khuyến khích họ. Hơn thế nữa, Pháp cũng đã gởi vào vùng được gọi là "giải phóng" cũng như đến Hànội rất nhiều viện trợ, gọi là "viện trợ nhân đạo", do đó mà đã có những chuyến phi cơ quân sự chuyển từ Vientiane (Lào) hơn 300 tấn thuốc men, nói là để giúp cho những người tỵ nạn. Nhưng mỉa mai thay thật là một điều đáng tiếc vì những người tỵ nạn hôm nay lại đúng là những nạn nhân khốn khổ của chính cái gọi là Chánh Phủ Lâm Thời Miền Nam nầy và của quân đội cộng sản Bắc Việt trong chiến dịch tổng tấn công xăm chiếm Miền Nam Việt Nam năm 1975. Ngoài ra, nếu người ta không lầm thì giới thân cận trong chánh quyền Pháp đã nghe được đại diện của Chánh Phủ Lâm Thời Miền Nam (M TGP MN) ngỏ lời cám ơn các quốc gia bạn của họ, mà Pháp là quốc gia đứng hàng đầu, một nước đã từng giúp đở họ trong cuộc chiến nhằm xâm chiếm Miền Nam Việt Nam. Một điều chắc chắn là người ta thấy có những người Pháp tại Miền Nam đã từng tuyên bố là không làm chánh trị, nhưng lại nằm trong danh sách những người cộng tác với M TGP MN để mong tìm được một sự bảo đãm thân thiện nào đó của MTGPMN, không biết có phải vì họ quá sợ bọn người dã man nầy hay không. Một số người Pháp có quyên tiền cho M TGP MN, giữa họ với nhau, được khoản 2 triệu bạc VN, nhưng Chánh Phủ Lâm Thời Miền Nam từ chối không nhận. Khi Sài Gòn bị chiếm thì người ta gởi tới tướng chỉ huy Ban Quân Quản một bản danh sách những người Pháp cảm tình viên thân MTGPMN để mong đừng làm gì khó dễ họ, đồng thời người ta cũng có tố giác một số người Pháp được ghi nhận là có khuynh hướng chống cách mạng.

CÓ TỪ 12.000 ĐẾN 15.000 NGƯỜI PHÁP CÒN KẸT LẠI SÀI GÒN

Có thể nói không sai là phần đông người Pháp ở Sài Gòn không nhận cái lối xử sự như vậy của chánh phủ Pháp. Vì họ rất hiểu biết vấn đề. Nhiều người đã biết rõ cuộc di tản khỏi Bắc Việt trong những năm 1954-55. Những người khác thì đã đo lường được mức độ nguy hiểm của vấn đề. Một số người thật tình cũng không thích vấn đề tham nhũng của một số nhơn vật trong chế độ, nhưng họ không phải trong số những người chỉ vì lo lắng cho công việc làm ăn của họ được an toàn mà mong cho ông Thiệu từ chức và ra đi, hay muốn thấy thành phần thứ ba lên nắm quyền: tất cả đều biết trước những gì sẽ xảy ra cho họ nếu MGP MN hay Bắc Việt lãnh đạo đất nước nầy, vì nền kinh tế chỉ huy theo kiểu cộng sản sẽ không bao giờ đem lợi lộc gì cho họ cả, trong khi chỉ vì chút lợi lộc đó mà họ mới có mặt ở đây. Cho nên khi thấy mình tự nhiên bị kẹt vào rọ, tất cả đường dây liên lạc ra ngoài đều bị cắt đứt, tất cả mọi khả năng đi ra nước ngoài đều bị đình chỉ trong lúc nầy, khi mà họ thấy xí nghiệp của họ bị đóng cửa, sắp sửa bị quốc hữu hóa hay biến thành tài sản của "nhân dân", thấy các cửa hiệu của họ và tủ sắt của họ đều bị niêm phong, khi mà họ chạm phải một đời sống khắc khổ, họ liền sực cảm thấy tình trạng gần như bị "giam lõng" của mình, theo đúng nghĩa của danh từ luật pháp, bị giam lõng cả sanh mạng lẫn tài sản mà không thấy có được một bảo đãm nào cho tương lai, ít nhất trong một thời hạn xa hay gần nào đó. Chừng đó họ mới bắt đầu nổi khùng lên và bắt đầu nguyền rủa. Họ càng như phát điên lên khi được biết rằng các dàn trọng pháo được bố trí xong chung quanh Sài Gòn sẳn sàng cho cuộc tổng tấn công, dự trù đủ để bắn phá thành phố liên tục trong bảy ngày đêm. Họ có cảm giác rằng người ta đã "không đếm xỉa" gì đến sinh mạng của họ cả đừng nói chi đến việc bảo vệ tài sản của họ củng như tài sản của nước Pháp.

Từ ngày 1 tháng 5 đến 1 tháng 8/1975, trong số từ 12.000 đến 15.000 người Pháp còn bị kẹt lại tại Sài Gòn, chỉ có khoản 300 hay 400 gì đó đi được ra ngoài, phần đông là những người tạm trú, hoặc họ lợi dụng 3 chuyến bay Illyouchine từ Sài Gòn đi Vientiane (tình trạng những máy bay nầy xấu không thể tả nổi, bên trong mưa rơi như gió mùa), hoặc theo các chuyến bay của Hàng Không Lào, với những chiếc máy bay nhỏ liên lạc qua lại Sài Gòn nhiều lần để mang thuốc men từ kho hàng Bangkok sang. Trong tháng 8/1975, người ta đã cố gắng "chạy" tối đa: một nhân viên ngoại giao phụ trách việc nầy, ông nầy đã từng thành công trong việc di tản những người Pháp ở Cam Bốt, dù là rất khó khăn và nguy hiểm. Nhưng tất cả cố gắng của ông đều không đi đến đâu, không có một kết quả nào. Đại sứ Pháp bên cạnh chánh phủ Thiệu thì bị Chánh Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam từ chối không công nhận, người ta chỉ định một xử lý thường vụ từ HàNội, mong là đã từng có nhiều tiếp xúc với chánh phủ Bắc Việt thì công việc điều đình của ông sẽ có phần dễ dàng hơn, nhưng cho đến bây giờ thì ông ta chưa vào được Sài Gòn. Ngoài ra, người ta không hiểu tại sao Chánh Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam lại cho triệu hồi đại sứ của họ đang ở Paris về Sài Gòn. Bang giao giữa hai bên đang tốt đẹp tự nhiên dường như trở nên lạnh nhạt. Như thế là hằng ngàn người Pháp còn kẹt tại Sài Gòn, gần như "bị nhốt trong trại tập trung Sài Gòn".

Ông Giscard d’Estaing, Thủ Tướng Pháp, có tuyên bố là người Pháp chúng ta có thể yên tâm đi nghỉ hè, nhưng phải thú nhận là người Pháp không thấy có một hứng thú nào. Ngoài ra, ông ta còn thấy mãn nguyện và khen các nhân viên ngoại giao của mình trong việc áp dụng thành công và khéo léo đường lối chánh trị của Pháp tại Viển Đông. Người ta lại còn gắn cho họ một số "bắc đấu bội tinh" nữa. Tại Pháp, người ta sửa soạn để đón tiếp những người Pháp từ VN trở về. Người ta dọn trống các câu lạc bộ của kiều dân di trú Bắc Phi, có đủ chỗ cho 2.000 người Pháp được biết là rất nghèo từ Sài Gòn về cư ngụ. Rất may là tất cả mọi thông tin liên lạc đều bị cắt đứt, nên người ta không nghe thêm được tin tức gì về việc nầy từ nước Pháp nữa.

GIỐNG NHƯ LÚC TRƯỚC Ở BẮC VIỆT, NGƯỜI PHÁP CHÚNG TA MẤT TẤT CẢ

Nước Pháp phải có mặt thường trực tại Việt Nam , đó là mục đích mong muốn của Chánh Phủ Pháp và đó là đường lối chánh trị của mình. Đường lối nầy đã được thi hành đến đâu rồi ? Người ta phải nghi ngờ khi nhớ tới những gì đã xảy ra ở Miền Bắc Việt Nam lúc xưa. Thật ra thì những kỹ niệm xưa không được coi như là những bài học, và người ta biết rõ rằng không phải vì vậy mà sự việc không còn có thể xảy ra cho ngày mai.

Tại Miền Bắc, tất cả những gì được gọi là của Pháp trước đây 30 năm đều đã biến mất. Tất cả đều biến mất hết, nhanh chóng dị thường. Nhiều cảm tình viên chánh trị đã thử ở lại xem sao. Nhưng rồi một năm sau, chỉ một năm sau thôi, họ cũng phải ra đi. Một người trong số đó viết một quyển sách khá dày, đầy những sự kiện, có tên là "Tôi đã sống trong địa ngục cộng sản Miền Bắc Việt Nam , và tôi đã chọn tự do ". Ai đã có đọc được quyển sách nầy? Ai đã quên quyển sách nầy ?

Tại Hànội, tôi nhắc lại, những gì được gọi là của Pháp đều biến mất hết, kể cả viện Pasteur. Người Nga đã giúp lo cho họ tốt hơn. Tại bệnh viện Saint Paul , cảnh sát vào chiếm đóng và các bà "sơ" tốt bụng phải bị giam cầm 14 năm trong các viện mồ côi.
Nhiều tài sản của Trường Viễn Đông Bát Cổ của Pháp, trong đó thư viện Hán văn đẹp nhất thế giới, và cả một bộ sưu tầm độc đáo có một không hai về ngọc quí, dường như được đem ra phân phối hết cho bốn quốc gia đã từng cộng tác với Bắc Việt. Những gì còn lại tại chỗ người ta cũng đã bán đi hết. Rất nhiều người đã bị hy sinh, chỉ có 15 ngày sau khi người Pháp chúng ta rời khỏi Hà nội là ở các chợ quanh thủ đô, hàng Pháp lèo tèo chỉ thấy còn có những ống chỉ để bán cho người Tàu, thật là một sự mĩa mai, nhục nhã và rất đau lòng !!!

Thế thì tại sao bây giờ chánh phủ Pháp lại còn có ảo tưởng mong muốn một sự có mặt thường trực của nước Pháp tại Sài Gòn ?

Phải chăng đó là những bộ hình luật xưa, 5 bộ luật mà Pháp đã để lại lúc người Pháp rời khỏi Việt Nam -chẳng có bổ túc thêm một điều khoản nào, có chăng cũng chỉ có một vài chi tiết nhỏ không đáng kể- làm nền tảng căn bản cho bộ hình luật của Miền Nam Việt Nam? Các vị chánh án cũng như các luật sư trong các phiên xử vẫn còn mặc chiếc áo thụng dài và mũ đen truyền thống của Tòa án Pháp. Bây giờ thì tất cả luật pháp và pháp chế gốc Pháp đều đã bị hủy bỏ. Có một khoản trống pháp định đang kéo dài...Các chánh án, luật sư và nhân viên tòa án đều phải đi "học" lại tất cả. Đaị học Luật khoa đã bị đóng cửa vĩnh viễn. Chẳng những người Pháp mất hết quyền được hưởng luật pháp của người Pháp, mà trong một quốc gia không luật lệ như bây giờ, lấy gì để che chở, bảo đãm cho sanh mạng của con người, cho tài sản cá nhân, vì không có một quy chế nào cả ?

Phải chăng vì nền văn hóa Pháp, một nền văn hóa rất là phong phú ở Miền Nam Việt Nam , vốn là một quốc gia thân Pháp hàng đầu. Có nhiều bản thỏa hiệp đã được chuẩn phê vào đầu năm 1975, dự trù ghép các trường Đại học và các phân khoa Pháp, Việt lại với nhau, thành lập thêm các trường sư phạm đào tạo giáo sư Pháp văn tại Việt Nam, giảng dạy Pháp Văn như là một chuyển ngữ trong tất cả các trường trung học trong nước, hợp tác về giảng dạy tu nghiệp cho tất cả các giáo viên và giáo sư thuộc đủ mọi cấp mọi ngành giáo dục, cấp học bổng cho giới trẻ có phương tiện theo học bên Pháp. Để kiểm điểm lại chúng ta thấy chỉ ở ngay tại Paris thôi, đã có bao nhiêu bác sĩ, kỹ sư, luật gia Việt Nam trong các học đường cao nhất của nước Pháp, thì người ta sẽ đoán được lợi ích như thế nào . Còn bây giờ thì sao ? Trong ban Văn khoa thì tiếng Pháp bị khai trừ, người ta chỉ dạy tiếng Nga, tiếng Tàu, thỉnh thoảng cũng có tiếng Anh. Chẳng những các dự án bị "rơi rụng" hết và không còn một tý giá trị nào, mà các trường Pháp cũng sẽ chết, mà sự cộng tác cũng không còn lý do để tồn tại nữa, mặc dầu trong chương trình cộng tác nầy có rất nhiều người thân với chế độ cộng sản trong hiện tại. Thật sự thì những người Pháp nằm trong chương trình cộng tác văn hóa nầy không nguôi được cơn giận dữ và sắp sửa phun ra những lời chỉ trích nặng nề đối với chánh quyền Pháp, vì họ lo rằng thời gian nghỉ hè của họ năm nay vốn phải được bắt đầu từ 1 tháng 6/75 sẽ bị kẹt tại "thiên đường cộng sản mới" nầy rồi !

VÀ NGƯỜI NGA SẼ THAY PHIÊN "ĐỔI GÁC" CHO NGƯỜI MỸ

Bệnh viện Grall nằm tại Sài Gòn, một quân y viện đã có từ xưa, lúc người Pháp chiếm Việt Nam . Luôn luôn bệnh viện nầy được treo quốc kỳ Pháp. Bệnh viện nầy là một "pháo đài" Pháp cuối cùng phục vụ cho vấn đề nhân đạo, pháo đài cuối cùng trên bờ biển Thái Bình Dương. Nhơn viên của bệnh viện là người Việt Nam, được các bác sĩ tự nguyện và các chuyên gia kỹ thuật người Pháp huấn luyện đến nơi đến chốn. Bệnh viện tự túc điều hành bằng lợi tức của mình. Một khế ước có gia hạn được ký kết cho cơ sở nầy. Nhưng sau chuyện xảy ra ở Trung Tâm Y khoa Calmette tại Phnom Penh và ở bệnh viện dân sự tại Vũng Tàu, thì không một bác sĩ dân sự Pháp nào còn muốn tự nguyện phục vụ cho bệnh viện Grall nữa. Tất cả nhân viên hết sức tận tâm đáng khen ngợi, với một trình độ kỹ thuật cao khó tìm được bên Pháp, đều đòi hỏi phải được di tản cùng với bệnh viện.

Vốn là một bệnh viện tư, tự túc điều hành với lợi tức cơ hữu của riêng mình từ các bệnh nhân thường là giới thượng lưu của Sài Gòn, Grall bây giờ có nguy cơ thiếu thu nhập. Hơn nữa những "ông chủ mới" của Sài Gòn lại trưng dụng 100 giường cho toàn những quân nhân Bắc Việt nằm, bệnh viện lại phải chịu tốn nhơn viên và phương tiện thuốc men để điều trị miển phí cho họ nữa. Chẳng những vì thiếu cả nhân viên lẩn ngân khoản điều hành mà bệnh viện Grall không thể tiếp tục hoạt động nữa được, nhưng vì người ta đã chánh thức thông báo cho vị tướng chỉ huy bệnh viện biết là không gia hạn khế ước của cơ sở nầy nữa. Vã lại ở đây chắc rồi cũng sẽ giống như ở Hànội trước kia thôi, các tài liệu về y, và dược của Pháp chắc chắn sẽ phải nhường chỗ cho sách và thuốc của Liên Xô, ngành y học Pháp và đồng thời kỹ nghệ y dược của Pháp tức khắc sẽ bị phá sản.

"Nhân dân lao động tốt sẽ làm chủ tập thể đất nước, kết hợp sức mạnh lại nhằm tạo một đời sống ấm no và hạnh phúc cho mọi người ", người ta đã tuyên bố như vậy. Sẽ không còn chỗ cho tự do kinh doanh, cũng như tự do thu nhập.

- "Gì thì gì họ cũng phải cần đến chúng ta thôi, chúng ta sẽ đem đến cho họ kỹ thuật, chuyên viên và kỹ thuật gia mà họ đang thiếu", có người ranh mãnh nói như vậy.

Nói như thế là không chịu hiểu tính tự phụ của những người "chủ mới". Nói như thế là chưa biết đánh giá được cái "thực tài" của người Việt Nam mà chúng ta cũng như những người khác đã từng đào tạo, họ hoàn toàn có đầy đủ khả năng và thích hợp cho tất cả mọi việc làm, mọi nghành nghề.

Nói như thế là không hiểu và không biết là cường quốc Liên Xô đang hết lòng giúp đở cho họ, đã gởi sang cho họ một số lớn chuyên viên kỹ thuật để thay thế cho người Pháp chúng ta.

Những xí nghiệp, hãng xưởng đang sắp sửa biến thành tài sản của Nhà Nước, hoặc tài sản của nhân dân rồi. Không có một người Pháp nào chịu để mất uy tín của mình và hơn thế nữa không thể chịu mất đi khoản lợi nhuận của họ, trong lúc họ đã nghe và biết được là kể từ nay không còn một lợi tức riêng nào cho cá nhơn nữa. Người ta đã nghe kể chuyện về một nhà máy của hảng Michelin, hoạt động dưới một chế độ xã hội ở Algérie, trường hợp đó chưa đủ sao ? Không có một người Pháp nào ở Sài Gòn không thấy rõ chuyện đó, dù người đó là công chức của tòa Đại Sứ, tòa lãnh sự hay trong bất cứ chương trình nào của chánh phủ, dù người đó là luật sư, buôn bán, dân trồng tỉa hay kỹ nghệ gia: không những chỉ nói đến các nhà máy, xí nghiệp, hãng xưởng và lợi tức cá nhơn mà phải nói là tất cả những gì mà người Pháp còn đang điều hành tại Miền Nam Việt Nam cũng đều sẽ bị mất hết, vô phương cứu vãn.

Tất cả những chuyện đó đều đưa tới một kết luận: dù cho có được những sự thương lượng ngoại giao nào đi nữa thì đây cũng vẫn là một sự sụp đổ, một sự phá sản hoàn toàn của đường lối chánh trị của nước Pháp ở Viễn Đông, nơi đó ở trên bờ biển Nam Hải, bên cạnh của một trong những trung tâm kinh tế thế giới của ngày mai, nơi mà người Pháp chúng ta đã từng có một chỗ đứng vững mạnh và quan trọng hàng đầu về kinh tế, văn hóa, chánh trị...tất cả, ngày mai nầy sẽ không còn gì nữa, và người Pháp chúng ta không còn là "cái thá" gì hết....

Tại Miền Bắc Việt Nam, chỉ còn có 18 người Pháp mà thôi, mà hết 17 người là nhân viên của Tòa Đại Sứ.

Còn tại Cam Bốt, không theo lề lối thông thường, nước Pháp đã công nhận và mở bang giao trước với Hoàng Thân Shianouk lúc ông nầy còn ở Bắc Kinh sợ chưa dám về nước, vậy mà người Pháp cũng bị đuổi đi khỏi Cam Bốt một cách nhục nhã.

Tại Lào, nơi còn một phái bộ quân sự Pháp, thì Tòa Đại Sứ Pháp bắt buộc nhân viên của mình công chức cũng như quân nhân, ủng hộ chánh thức phe Pathet Lào cộng sản vừa đoạt chính quyền sau khi thử nghiệm thất bại một chánh phủ ba thành phần. Pathet Lào đã từ khước sự có mặt của người Hoa Kỳ, và đã kêu gọi đến Liên Xô. Người Nga đã tới và đã mở lãnh sự quán ở tất cả các tỉnh của Lào. Pathet Lào cũng đã trục xuất, vừa êm thắm vừa bằng biện pháp mạnh, tất cả những người Lào "quốc gia" nào có bất cứ dính líu với người Pháp. Trong lúc đó tất cả kiều dân Pháp cũng phải sửa soạn "khăn gói" sẵn sàng lên đường về nước.....

Trong khi chỉ có sự việc bắt giữ một con tin nào đó thôi cũng đã làm cho dư luận quốc tế phẩn nộ ầm lên đổ tội cho luật lệ quốc tế yếu hèn, thì tại Việt Nam có đến những 12.000 dến 15.000 người Pháp bị cầm giữ tại chỗ cùng với tài sản của họ, mà tuyệt nhiên không thấy một ai có được một phản ứng nào ! như vậy Chánh Phủ Pháp có thấy thoải mái lắm hay không ? Chánh Phủ Pháp có còn biết cách nào để chìu chuộng ve vãn Liên Xô hơn được nữa hay không, vì đây là công trình sự nghiệp của họ kia mà. Ông Marchais tổng bí thư đãng cộng sản Pháp cũng chưa chắc làm gì hơn được, còn ông Mittérand của đãng xã hội thì chắc chắn không dám làm gì hơn rồi .

Nước Pháp vừa hoàn toàn thua một trận chiến cuối cùng tại Đông Dương. Cái giá phải trả thiệt tình chưa tính ra được, nhưng xem chừng như quá đắt!

Tổn phí ước tính sẽ lên đến bao nhiêu tỷ quan đây ? cái giá phải trả cho bao nhiêu sinh mạng con người, hoặc cho tinh thần rách nát không sao hàn gắn lại được của họ ? Và làm sao nước Pháp của chúng ta chịu nổi sự tổn thương nặng nề cho uy tín, danh dự, và quyền lợi của mình đây ?

Người Pháp chúng ta có bao giờ quan tâm đến những câu hỏi nầy không, hỡi những người đang đi nghỉ hè một cách yên ổn kia? 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét