Cộng sản xuất hiện
Lịch trình phát triển của cộng sản ở Việt Nam, kể từ ngày có những tiểu tổ cộng sản đầu tiên trên đất Việt cho đến ngày toàn thể Bắc Việt nằm dưới chế độ vô sản chuyên chính, có thể tạm chia làm sáu giai đoạn, mỗi giai đoạn là một phong trào đấu tranh thuận theo hoàn cảnh và tình hình lúc bấy giờ. Vì vậy nên mỗi phong trào có một khẩu hiệu, một chương trình giai đoạn và một chiến lược khác nhau. Việc điều khiển từ bên ngoài cũng thay đổi mỗi thời kỳ một khác. Có khi Việt cộng trực tiếp nhận huấn thị từ Moscou hoặc Bắc Kinh, có khi phải thông qua một trạm liên lạc đặt ở Quảng Châu, Thượng Hải, Bangkok, hoặc Paris. Đại để thì sau mỗi cuộc đấu tranh rầm rộ, hoặc bị khủng bố quá nặng nền, hoặc vì chia rẽ nội bộ, phong trào lại tạm lắng yên trong một thời gian. Sáu phong trào chính, đáng nêu lên là:
1. Phong
trào Thanh niên (1925-1929)
2. Phong
trào Xô viết Nghệ An (1930–1932)
3. Phong
trào Mặt trận Bình dân (1936-1937)
4. Phong
trào Việt Minh (1941-1946)
5. Phong
trào Kháng chiến (1946-1954)
6. Phong
trào Cải cách ruộng đất (1953-1956)
Mục
đích của phong trào Cải cách ruộng đất là thiết lập nền “vô sản chuyên chính”.
Sự thực thì phong trào này đã được bố trí từ năm 1951 bằng đạo luật Ban bố Thuế
nông nghiệp và cuộc đấu tranh chính trị (xem Chương 7). Trong chương này chúng
tôi chỉ kể qua năm phong trào đầu với mục đích làm sáng tỏ phong trào thứ sáu
mà chúng tôi sẽ trình bày cặn kẽ trong các chương sau, vì phong trào thứ sáu
này mới thực sự áp dụng chiến thuật Mao Trạch Đông để thiết lập chế độ cộng sản
ở Việt Nam.
Phong trào Thanh niên
Chỉ mấy tháng sau khi ông Hồ được Đệ tam Quốc tế phái sang Quảng Châu, năm 1925, là ông tổ chức ngay Việt Nam Thanh niên Cách mệnh Đồng chí Hội. Giả dạng là người Tàu, ông Hồ theo chân phái bộ Nga sang Quảng Châu với chức vụ công khai là thông dịch viên cho phái bộ, nhưng kỳ thực ông không có trách nhiệm nào khác là tìm cách truyền bá chủ nghĩa cộng sản vào nội địa Việt Nam. Ông mang thông hành Tàu, ghi tên là Lý Thuỵ, nhưng đối với một số Việt kiều ở Quảng Châu ông nói thực là người Việt. Ông lấy bí danh là Vương Sơn Nhi nên nhiều người thường gọi ông là ông Vương. Có một điều đáng chú ý là thuở ấy, vì mới bắt đầu hoạt động cách mạng, nên ông đã dùng lối “triết tự” vì ba chữ Vương Sơn Nhi gộp lại thành chữ Thuỵ. Vì vậy nên những người Việt có học chữ Nho biết ngay Vương Sơn Nhi với Lý Thuỵ chỉ là một. Cũng vì sơ hở nên chẳng bao lâu mọi người đều biết ông là Nguyễn Ái Quốc, một cán bộ cộng sản đã từng nổi tiếng ở Pháp. 15 năm sau, ông trở lại vùng này với một tên khác là Hồ Chí Minh, nhưng ông hết sức bí mật nên không ai đoán được tông tích của ông, kể cả ông Nguyễn Tường Tam cùng bị giam trong một nhà tù.
Quảng Châu là trung tâm cách mạng của Tôn Dật Tiên và hồi ấy hãy còn là thủ đô chính trị và hành chánh của chính phủ Quốc dân Đảng. Việc thiết lập trường Trung ương quân sự chính trị ở Hoàng Phố, gần đấy, biến Quảng Châu thành một trung tâm phản đế thu hút một số thanh niên ở khắp Đông Nam Á, tới đấy để nghiên cứu chính trị và luyện tập quân sự. Việt Nam chiếm đa số trong nhóm này.
Tới Quảng Châu vào đầu năm 1925, ông Hồ bắt đầu tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mệnh Đồng chí Hội để tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản. Nhưng vì những người Việt Nam lưu vong ở Quảng Châu đã có chân trong các đoàn thể quốc gia có sẵn từ trước, nên ông Hồ phải tự nhận là quốc gia, làm thân với mấy lãnh tụ quốc gia với mục đích thu hút những đảng viên thanh niên trong mấy tổ chức này. Ông Hồ biết rõ những người Việt lớn tuổi đã có căn bản Nho giáo vững chắc, khó lòng tin theo chủ nghĩa Mác-xít, nên ông chỉ chú trọng đến những phần tử thanh niên, cựu học sinh các trường Pháp Việt và do đó đã hấp thụ được ít nhiều Tây học. Rất may mắn cho ông là chỉ một năm sau, hàng trăm thanh niên bãi khoá năm 1925, bị khủng bố, chạy trốn sang Tàu. Trong số những thanh niên mới xuất ngoại này, ông Phạm Văn Đồng, hiện nay là thủ tướng Bắc Việt là người học cao nhất. Ông Đồng đang học trường Bưởi, sửa soạn thi tú tài thì bãi khoá và bị đuổi. Những thanh niên khác đều học ở các lớp dưới, nhưng tất cả đều có một điểm giống nhau: họ không có lấy một chút Nho học, mặc dầu họ đều xuất thân trong các gia đình Nho học.
Ông Hồ giảng dạy cho các đồng chí thanh niên của ông một số bài về cách mạng Nga, lý thuyết Mác-xít về đấu tranh giai cấp và một vài tác động cách mạng. Ông dạy họ cách in truyền đơn bằng thạch, cách vận động dân chúng biểu tình, xúi giục công nhân đình công, v.v. Chương trình huấn luyện của ông chỉ có sáu tháng là xong. Cuối năm 1925, ông đã huấn luyện xong một khoá, tuyển lựa những người xuất sắc vào ban lãnh đạo thanh niên còn những người khác thì phải về Việt Nam tuyên truyền tôn chỉ của hội và bí mật tuyển mộ thêm hội viên. Trụ sở của hội đặt ở Quảng Châu. Ban trung ương phụ trách xuất bản tờ báo lấy tên là Thanh niên và phiên dịch những tài liệu cộng sản từ chữ Tàu sang tiếng Việt. Những loạt tài liệu đầu tiên này thường dịch không sát nghĩa, vì ngay những người Tàu dịch từ nguyên bản tiếng Nga hoặc tiếng Đức sang tiếng Tàu đã dịch sai rồi, đến khi dịch từ tiếng Tàu sang tiếng Việt lại sai thêm một lần nữa. Có nhiều danh từ người Tàu dịch sai như cộng sản (của chung) hoặc vô sản (không có của) vẫn còn dùng cho đến ngày nay, nhưng dùng mãi nên quen. Vì dịch không đúng nên hồi ấy các tài liệu nói về chủ nghĩa Mác-xít rất khó hiểu. Mãi mấy năm nay, khi có những tài liệu cộng sản xuất bản ở Pháp sang tới Việt Nam, nhiều người mới có dịp nghiên cứu cặn kẽ chủ nghĩa Mác-xít.
Vì ông Hồ đã được huấn luyện chính trị ở Moscou trong những năm Stalin mới cầm quyền nên ông hết sức tin tưởng hai nguyên tắc căn bản của lý thuyết Stalin-nít.
Phong trào Thanh niên
Chỉ mấy tháng sau khi ông Hồ được Đệ tam Quốc tế phái sang Quảng Châu, năm 1925, là ông tổ chức ngay Việt Nam Thanh niên Cách mệnh Đồng chí Hội. Giả dạng là người Tàu, ông Hồ theo chân phái bộ Nga sang Quảng Châu với chức vụ công khai là thông dịch viên cho phái bộ, nhưng kỳ thực ông không có trách nhiệm nào khác là tìm cách truyền bá chủ nghĩa cộng sản vào nội địa Việt Nam. Ông mang thông hành Tàu, ghi tên là Lý Thuỵ, nhưng đối với một số Việt kiều ở Quảng Châu ông nói thực là người Việt. Ông lấy bí danh là Vương Sơn Nhi nên nhiều người thường gọi ông là ông Vương. Có một điều đáng chú ý là thuở ấy, vì mới bắt đầu hoạt động cách mạng, nên ông đã dùng lối “triết tự” vì ba chữ Vương Sơn Nhi gộp lại thành chữ Thuỵ. Vì vậy nên những người Việt có học chữ Nho biết ngay Vương Sơn Nhi với Lý Thuỵ chỉ là một. Cũng vì sơ hở nên chẳng bao lâu mọi người đều biết ông là Nguyễn Ái Quốc, một cán bộ cộng sản đã từng nổi tiếng ở Pháp. 15 năm sau, ông trở lại vùng này với một tên khác là Hồ Chí Minh, nhưng ông hết sức bí mật nên không ai đoán được tông tích của ông, kể cả ông Nguyễn Tường Tam cùng bị giam trong một nhà tù.
Quảng Châu là trung tâm cách mạng của Tôn Dật Tiên và hồi ấy hãy còn là thủ đô chính trị và hành chánh của chính phủ Quốc dân Đảng. Việc thiết lập trường Trung ương quân sự chính trị ở Hoàng Phố, gần đấy, biến Quảng Châu thành một trung tâm phản đế thu hút một số thanh niên ở khắp Đông Nam Á, tới đấy để nghiên cứu chính trị và luyện tập quân sự. Việt Nam chiếm đa số trong nhóm này.
Tới Quảng Châu vào đầu năm 1925, ông Hồ bắt đầu tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mệnh Đồng chí Hội để tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản. Nhưng vì những người Việt Nam lưu vong ở Quảng Châu đã có chân trong các đoàn thể quốc gia có sẵn từ trước, nên ông Hồ phải tự nhận là quốc gia, làm thân với mấy lãnh tụ quốc gia với mục đích thu hút những đảng viên thanh niên trong mấy tổ chức này. Ông Hồ biết rõ những người Việt lớn tuổi đã có căn bản Nho giáo vững chắc, khó lòng tin theo chủ nghĩa Mác-xít, nên ông chỉ chú trọng đến những phần tử thanh niên, cựu học sinh các trường Pháp Việt và do đó đã hấp thụ được ít nhiều Tây học. Rất may mắn cho ông là chỉ một năm sau, hàng trăm thanh niên bãi khoá năm 1925, bị khủng bố, chạy trốn sang Tàu. Trong số những thanh niên mới xuất ngoại này, ông Phạm Văn Đồng, hiện nay là thủ tướng Bắc Việt là người học cao nhất. Ông Đồng đang học trường Bưởi, sửa soạn thi tú tài thì bãi khoá và bị đuổi. Những thanh niên khác đều học ở các lớp dưới, nhưng tất cả đều có một điểm giống nhau: họ không có lấy một chút Nho học, mặc dầu họ đều xuất thân trong các gia đình Nho học.
Ông Hồ giảng dạy cho các đồng chí thanh niên của ông một số bài về cách mạng Nga, lý thuyết Mác-xít về đấu tranh giai cấp và một vài tác động cách mạng. Ông dạy họ cách in truyền đơn bằng thạch, cách vận động dân chúng biểu tình, xúi giục công nhân đình công, v.v. Chương trình huấn luyện của ông chỉ có sáu tháng là xong. Cuối năm 1925, ông đã huấn luyện xong một khoá, tuyển lựa những người xuất sắc vào ban lãnh đạo thanh niên còn những người khác thì phải về Việt Nam tuyên truyền tôn chỉ của hội và bí mật tuyển mộ thêm hội viên. Trụ sở của hội đặt ở Quảng Châu. Ban trung ương phụ trách xuất bản tờ báo lấy tên là Thanh niên và phiên dịch những tài liệu cộng sản từ chữ Tàu sang tiếng Việt. Những loạt tài liệu đầu tiên này thường dịch không sát nghĩa, vì ngay những người Tàu dịch từ nguyên bản tiếng Nga hoặc tiếng Đức sang tiếng Tàu đã dịch sai rồi, đến khi dịch từ tiếng Tàu sang tiếng Việt lại sai thêm một lần nữa. Có nhiều danh từ người Tàu dịch sai như cộng sản (của chung) hoặc vô sản (không có của) vẫn còn dùng cho đến ngày nay, nhưng dùng mãi nên quen. Vì dịch không đúng nên hồi ấy các tài liệu nói về chủ nghĩa Mác-xít rất khó hiểu. Mãi mấy năm nay, khi có những tài liệu cộng sản xuất bản ở Pháp sang tới Việt Nam, nhiều người mới có dịp nghiên cứu cặn kẽ chủ nghĩa Mác-xít.
Vì ông Hồ đã được huấn luyện chính trị ở Moscou trong những năm Stalin mới cầm quyền nên ông hết sức tin tưởng hai nguyên tắc căn bản của lý thuyết Stalin-nít.
1. Muốn
thành lập vô sản chuyên chính nhất thiết phải trải qua hai giai đoạn, một cuộc
cách mạng tư sản dân quyền trước, rồi một cuộc cách mạng vô sản sau. Cách mạng
tư sản dân quyền dọn đường cho cách mạng vô sản.
2. Chỉ
có giai cấp công nhân mới có đủ tài đức để lãnh đạo cách mạng. Giai cấp nông
dân, vì bản chất hẹp hòi hám lợi, nên chỉ có thể coi là “bạn lâu dài” của cách
mạng.
Vì gắn
bó với nguyên tắc thứ nhất, nên trong thời kỳ đầu ông Hồ trông chờ một phần nào
ở sự thành công của phe quốc gia, ông đợi họ bắc một nhịp cầu để ông bước qua
tiến tới cách mạng vô sản, y hệt như Lê-nin đã thực hiện ở Nga. Vì vậy nên coi
những phần tử quốc gia như “bạn giai đoạn”, mặc dầu ông vẫn tìm hết cách để lấn
át. Thực dân Pháp trông thấy cộng sản tranh chấp với quốc gia và nhiều lần phản
bội phe quốc gia, nên nhẹ tay một phần nào với cộng sản. Pháp trông thấy ở cộng
sản một địch thủ lợi hại đối với quốc gia và hy vọng cộng sản sẽ tiêu huỷ phe
quốc gia mà Pháp ghét nhất vì Pháp cho họ là những phần tử “cực đoan chống
Pháp”. Tuy những khẩu hiệu của cộng sản cũng chống đối thực dân, nhưng tương
đối không dữ dội bằng khẩu hiệu của phe quốc gia.
Vì tin ở nguyên tắc thứ hai nên trong thời kỳ đầu, ông Hồ chú trọng tuyên truyền và tổ chức công nhân, nhiều hơn nông dân. Ông chủ trương huấn luyện chủ nghĩa Mác-xít cho một số trí thức nửa mùa rồi dùng họ để tuyên truyền và tổ chức công nhân ở mấy trung tâm kỹ nghệ, thành lập những tiểu tổ cộng sản.
Chương trình của ông Hồ và của Đệ tam Quốc tế là như vậy. Nhưng có nhiều biến cố xảy ra khiến cộng sản mất uy tín đối với nhân dân và đưa lại những hậu quả không tính trước.
Việc đầu tiên là các tiểu tổ cộng sản thiếu tiền để hoạt động, và muốn “kinh tài”, họ tổ chức “tống tiền” các nhà giàu. Vì chỉ mới được huấn luyện qua loa nên những đảng viên cộng sản đầu tiên coi bất cứ người khá giả nào cũng là “kẻ thù” của “vô sản”. Giới tư sản lúc đầu có cảm tình với cộng sản, nhưng sau vì bị tống tiền nhiều quá nên hết tín nhiệm.
Vì cộng sản tống tiền khắp nơi, nên chính quyền thuộc địa cũng được dịp khép cán bộ cộng sản vào tội “cướp của giết người” và giam họ cùng với thường phạm.
Việc thứ hai là vụ ông Hồ chủ trương bắt cụ Phan nộp cho Pháp khiến cho phe quốc gia bắt đầu ngờ vực và cắt đứt mọi liên lạc.
Việc không ngờ thứ ba là năm 1927, đột nhiên Tưởng Giới Thạch trở tay “phản cộng”, bất thình lình tiêu diệt đồng minh cộng sản đương cộng tác với ông trong cuộc hành quân Bắc phạt. Việc “trở mặt” của họ Tưởng chặn đứng công cuộc vận động của Nga ở Trung Hoa và ở khắp Á Đông. Trưởng phái bộ Nga là Michael Borodin đã từng làm cố vấn chính trị cho Trung Hoa Quốc dân Đảng từ thời ông Tôn Văn phải vội vã rời khỏi Trung Hoa, mang theo tất cả nhân viên phái bộ, trong số có ông Hồ.
Hôm Tưởng Giới Thạch ra lệnh giết cộng thì ông Hồ đang huấn luyện chính trị cho các đảng viên thanh niên. Ông đình ngay lớp học và khuyến cáo các đảng viên ai nấy nên tìm cách thoát thân về nước. Hôm sau, một đảng viên gặp ông ở Quảng Châu, tỏ ý lo ngại và vấn kế ông. Ông Hồ lấy bút chì viết vào mảnh giấy bốn chữ “Tuế hàn tùng bá” và trao cho anh ta. Ý ông Hồ muốn nói là trong cơn khủng bố, những người cách mạng phải giữ vững tinh thần và chỉ có những lúc cách mạng điêu đứng mới rõ ai là người vững tinh thần cũng như mùa đông rét mướt mới thấy rõ cây tùng và cây bá vẫn giữ được mầu xanh, lâu hơn các cây khác.
Từ Quảng Châu Borodin chạy lên Hán Khẩu để hội đàm với Uông Tinh Vệ, vì họ Uông cũng chống Tưởng và chiếm cứ Hán Khẩu, thành lập chính phủ Vũ Hán. Borodin hứa Liên Xô sẽ giúp Uông chống Tưởng đến cùng, nên Uông bằng lòng thực hiện cải cách ruộng đất để lôi kéo nông dân. Nhưng rốt cuộc, Uông không nghe lời Borodin và đầu hàng Tưởng. Sau đó toàn thể phái đoàn Nga, trong số có ông Hồ phải lên đường về Moscou. Từ ngày ấy trở đi, phong trào cộng sản Á châu chuyển sang một hướng mới, không theo ý muốn của Đệ tam Quốc tế.
Trước khi lên đường về Nga, ông Hồ chọn người lớn tuổi nhất trong đám thanh niên, tức là ông Hồ Tùng Mậu, để thay thế ông điều khiển Thanh niên Cách mệnh Đồng chí Hội. Ông Mậu là người rất xứng đáng vì ông cũng khôn ngoan và cẩn thận như ông Hồ. Ông Hồ dặn ông Mậu nhất thiết phải bám sát đường lối đã vạch sẵn, nghĩa là tiếp tục truyền bá chủ nghĩa Mác dưới hình thức chống thực dân. Ông Hồ cũng dặn là nên tránh những khẩu hiệu quá khích, có tính cách đấu tranh giai cấp và có thể gây ảnh hưởng xấu đối với giai cấp tư sản Việt Nam mà cộng sản còn đang cần sự ủng hộ. Ông Mậu theo đúng lời ông Hồ dặn nhưng chẳng may chỉ một năm sau, ông Mậu bị Quốc dân Đảng Tàu bắt. Người thay thế ông Mậu là Lâm Đức Thụ, và tư cách ông Lâm Đức Thụ như thế nào chúng ta đã thấy rõ trong Chương 2.
Tháng 5, 1927, Thụ triệu tập Toàn quốc Đại hội tại Hồng Kông. Trong nước phái đại biểu sang dự, nhưng ba đại biểu tỏ ý bất bình vì nhận thấy Thụ sinh sống một cách quá xa hoa. Hắn ở một khách sạn vào bực sang nhất, uống rượu whisky và hút xì gà Manila loại hảo hạng. Họ trông rõ tổng bộ ở Hồng Kông đã “hủ hoá” và “hữu khuynh” nên khi họ đề nghị bỏ Thanh niên, lập Cộng sản, và đề nghị của họ bị Thụ bác bỏ, họ đập cửa ra về. Về tới quốc nội, họ tự động thành lập một đảng cộng sản, mệnh danh là Đông Dương Cộng sản Đảng. Thấy đảng này phát triển mạnh, Thụ thấy cần phải đổi Thanh niên Cách mệnh Đồng chí Hội thành một đảng cộng sản khác, mà Thụ đặt tên là An Nam Cộng sản Đảng. Cùng lúc ấy, một số đảng viên Tân Việt tả khuynh cũng lập một đảng cộng sản thứ ba, lấy tên là Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Như vậy là cùng một lúc, trong nước có đến ba đảng cộng sản tranh chấp với nhau. Pháp được dịp đàn áp và không bao lâu hầu hết các đảng viên ba đảng đều bị bắt, và phong trào cộng sản hoàn toàn suy sụp.
Phong trào Xô-viết Nghệ An
Về tới Moscou, ông Hồ được Đệ tam Quốc tế phái sang Berlin hoạt động cho Liên hiệp Phản đế, nhưng chẳng bao lâu, ông lại được phái sang Bangkok là nơi Đệ tam Quốc tế mới đặt trụ sở Nam Hải Vụ. Ông Hồ làm việc dưới sự chỉ huy của một đảng viên cộng sản Pháp tên là Hilaire Noulens. Ông phụ trách tuyên truyền và tổ chức Việt kiều ở mấy tỉnh đông bắc nước Xiêm, gần biên giới Lào. Việt kiều ở Xiêm khá đông và gồm có hai loại. Một loại gọi là “An Nam cũ” là con cháu những người theo chúa Nguyễn chạy sang Xiêm từ cuối thế kỷ thứ 18. Loại thứ hai là “An Nam mới” gồm những người buôn bán ở Lào, có dịp sang Xiêm, rồi thấy ở Xiêm dễ sinh nhai, nên ở luôn bên ấy, ngoài ra còn một số người cách mạng trốn Pháp, chạy sang Lào rồi qua Xiêm. Nhiều người đã quên tiếng Việt và đã sinh hoạt y hệt người Thái, nhưng họ vẫn tha thiết với quê hương đất tổ. Đối với họ, ông Hồ lại tái diễn chiến lược của ông đã áp dụng với Việt kiều ở Tàu.
Một hôm ông Hồ đang hoạt động ở miền đông bắc nước Xiêm thì một người lái buôn cùng làng bắt gặp và nhận ra ông. Người này về kể chuyện lại với người làng và khi tin này đến tai nhóm cộng sản ở Nghệ An, họ bèn cử người sang tìm ông Hồ, khẩn khoản yêu cầu ông tìm cách giải quyết vấn đề chia rẽ nội bộ, hiện rất trầm trọng. Ông Hồ nhận lời, nhưng mãi một năm sau ông mới được Đệ tam Quốc tế cho phép.
Một điều đáng chú ý là ông Hồ đã từng hoạt động ở Trung Hoa mà nay lại phải đổi sang Xiêm, thuộc một khu vực văn hoá khác hẳn. Việc này cũng như nhiều việc khác chứng tỏ, sau khi thất bại thảm hại ở Trung Hoa và nhất là sau khi Mao Trạch Đông đi trái đường lối của Đệ tam Quốc tế, Stalin đã tỏ ý chán ghét cộng sản Tàu. Vì bỏ rơi Trung cộng, nên Stalin cũng bỏ rơi luôn cả Việt cộng mà Stalin coi là một chi nhánh. Nhận định rằng cộng sản da trắng ngoan ngoãn hơn và trung thành hơn cộng sản da vàng, Stalin đưa ra kế hoạch “tập hậu” các đế quốc tư bản bằng cách ra lệnh cho các đảng cộng sản Pháp, Anh, Hà Lan tổ chức cộng sản ở các thuộc địa của mấy nước này ở Đông Nam Á. Vì vậy nên Nam Hải Vụ càng ngày càng quan trọng hơn Đông Á Vụ. Nhưng từ 1930 trở đi, Stalin lại nhận thấy rằng cộng sản không thể bành trướng ở mấy thuộc địa này, nếu không có sự tham gia của Hoa kiều, vì hồi đó Hoa Kiều tương đối giác ngộ chính trị nhiều hơn dân địa phương. Trụ sở liên lạc lại đưa trở về Thượng Hải, và sau này về Hồng Kông. Trong khi ấy thì Mao Trạch Đông đã tiến dần về phía Tây, bỏ trống miền duyên hải. Thấy không còn ảnh hưởng của họ Mao, Stalin lại để ý đến miền này vì là miền khá nhiều công nghệ và công nhân, và cử một phái đoàn tới Thượng Hải để lo xây dựng lại phong trào. Nhờ chủ trương mới này, ông Hồ mới có dịp trở về Hoa Nam, gặp lại các đồng chí cũ của ông mà trong mấy năm liền ông không được phép liên lạc.
Ngày 6 tháng Giêng năm 1930, ông Hồ triệu tập đại biểu ba đảng cộng sản đến Hồng Kông, “đả thông tư tưởng” và hợp nhất ba đảng làm một lấy tên là “Đảng Cộng sản Việt Nam”, nhưng mười tháng sau đổi lại là “Đảng Cộng sản Đông Dương”, có ý bao gồm cả Lào và Cam-Bốt. Để đi sát với phong trào trụ sở của Tổng bộ cũng đưa về quốc nội, đặt tại Hải Phòng. Sau công tác này, ông Hồ được chỉ định làm Vụ trưởng Đông Á vụ và giữ việc liên lạc giữa Moscou và tất cả các cơ quan hoạt động của Đệ tam Quốc tế tại Đông và Đông Nam Á châu.
Vì trách nhiệm quá lớn, và bao biện nhiều việc nên ông Hồ phải uỷ thác phong trào Việt Nam cho các đồ đệ của ông. Những người này đều là thanh niên chưa chín chắn như ông Hồ, và vì phần đông đã được huấn luyện bên Tàu nên họ dễ bị ảnh hưởng của cộng sản Trung Hoa. Vì được chứng kiến vụ Quảng Châu Công xã, vụ nông dân bạo động ở Hồ Nam, nên phấn khởi muốn noi gương bạo động của Trung cộng. Việc Việt Nam Quốc dân Đảng bị thất bại đau đớn năm 1930 cũng kích thích họ muốn làm hơn phe quốc gia. Một mặt khác, nạn kinh tế khủng hoảng trên thế giới đã tràn tới Việt Nam và làm cho nông dân Việt Nam điêu đứng. Năm nào cũng được mùa mà thóc thừa thãi, nhưng gạo không xuất cảng được khiến từ địa chủ đến bần cố nông đều sống dở chết dở. Nông thôn bị kiệt quệ khiến thương gia ở thành thị cũng bị phá sản. Tất cả mọi từng lớp nhân dân đều “méo mặt” duy chỉ có công chức là, trái lại, phong lưu hơn trước. Vì lương vẫn y nguyên, vì nạn giảm phát, giá trị đồng bạc tăng lên 4, 5 lần. Công nhân những xí nghiệp lớn cũng được coi là may mắn vì số lương tuy có bị giảm đi ít nhiều, nhưng dù sao cũng còn “đồng ra đồng vào”, không như các tầng lớp khác trong dân gian, không chạy đâu ra tiền đong gạo và đóng thuế.
Vì công nhân và công chức tự thấy may mắn hơn người khác nên phải cố bám lấy việc làm. Vì vậy Việt cộng không thể vận động họ đấu tranh theo đúng chủ trương của Đệ tam Quốc tế. Ngược lại, vì nông dân mỗi ngày một điêu đứng nên tình hình nông thôn sẵn sàng bùng nổ. Họ chết đói trong khi gạo phải dùng để đốt “xúp de”. Đứng trước tình trạng ấy, Việt cộng không kìm hãm nổi ý thích bắt chước Trung cộng tổ chức nông dân khởi loạn. Nhân ngày 1-5-1930, họ huy động nông dân kéo đến huyện lỵ biểu tình đông như kiến. Chính phủ thuộc địa dùng lính Lê dương đàn áp, nã liên thanh vào đoàn người biểu tình. Bị thất bại, các lãnh tụ cộng sản ở Nghệ An rút lui về một vài căn cứ và tuyên bố thành lập chính quền Xô-viết, theo in hệt kế hoạch của Mao Trạch Đông đã từng áp dụng ở Hồ Nam từ bốn năm trước. Nhưng sở dĩ ông Mao còn duy trì được phong trào vì ông đã tổ chức Hồng quân để kháng cự với quân đội “Tàu phù” của Tưởng Giới Thạch, không lấy gì làm oai hùng lắm. Còn Việt cộng thì hồi đó chưa hề tổ chức dân quân nên không thể nào chống cự nổi sự đàn áp của lính Lê dương. Vài tháng sau phong trào Xô-viết Nghệ An hoàn toàn tan vỡ và đến cuối năm 1931 tất cả các đảng viên cộng sản đều bị Pháp bắt và đưa đi tù đày.
Về phần ông Hồ thì ông bị người Anh bắt ở Hồng Kông cuối năm 1931. Được tha, có lẽ là vào khoảng năm 1932 (không có tài liệu đích xác về ngày ông được tha) ông đi Singapore, bị bắt tại đấy rồi điệu trở về Hồng Kông. Vì bị bệnh lao, hoặc khai là vậy, ông được đưa về bệnh viện rồi đột nhiên ông mất tích. Chính quyền Anh ở Hồng Kông không hề tuyên bố về việc ông Hồ đã biến mất trong trường hợp như thế nào, nhưng có dư luận ngờ rằng ông đã bí mật thoả thuận với mật thám Anh là nếu để ông thoát, ông sẽ giúp họ một việc quan trọng nào đó. Việc này cũng rất có thể vì trước kia ông Hồ đã từng thoả thuận như vậy với mật thám Pháp (Chương 2). BáoDaily Worker, cơ quan của Đảng Cộng sản Anh đăng một tin vắn tắt, nói ông Hồ đã chết vì bệnh lao trong khám đường Hồng Kông nên cả mật thám Pháp lẫn cộng sản Việt Nam đều tin là thực. Năm 1933, mật thám Pháp ghi vào hồ sơ Nguyễn Ái Quốc là đã chết ở Hồng Kông. Không ai biết ông Hồ đi đâu, nhưng có điều chắc là từ ngày ông biến khỏi Hồng Kông cho đến năm 1941 ông im hơi lặng tiếng trên trường chính trị, không hề liên lạc với Đảng Cộng sản Đông Dương [1] .
Ngoài ông Hồ và một số nhân viên cao cấp trong điện Kremlin, không ai có thể biết ông ở đâu và làm gì trong thời gian tám năm ông biệt tích. Ngay đến Nguyễn Khánh Toàn, dạy Việt văn ở Moscou từ 1927 cũng tin là ông Hồ đã chết thực. Sau khi về nước, Toàn có tâm sự với một số bạn bè nỗi ngạc nhiên khi thình lình thấy ông Hồ tới nhà, vào đầu năm 1941. Ông Hồ đến để rủ Toàn về nước hoạt động cách mạng. Toàn đồng ý và chỉ mấy ngày sau, giấy tờ làm xong, hai người đáp tàu xuyên Si-bê-ri về Diên An.
Toàn cũng tiết lộ một câu chuyện về đời tư của ông Hồ. Toàn nói, mấy giờ sau khi hai người lên đường, một thiếu phụ người Nga đến gõ cửa, nói là đã làm vợ ông Hồ trong khi ông lưu trú tại Moscou. Đối với những người quá bí mật như ông Hồ thì ai nói gì chúng ta hẵng biết làm vậy, không nên tin hẳn mà cũng không nên gạt hẳn. Nhưng xét cho cùng thì câu chuyện của Toàn cũng không phải hoàn toàn vô lý, vì chính ngay Toàn, đã có vợ Nga và có con ở Mosocou, mà khi ghé qua Diên An cũng “có” ngay một cô vợ Tàu, đẻ luôn hai con. Rồi khi về Việt Nam năm 1946, lại về một mình, và hai năm sau “chính thức” lấy một con gái điền chủ mới 17 tuổi (hồi ấy Toàn đã 50). Hình như Đệ tam Quốc tế có lệ cung cấp “vợ giai đoạn” cho những cán bộ quốc tế vì thường xuyên phải lưu động và giữ tông tích bí mật nên không mang gia đình theo được. Những “vợ” của các cán bộ đi, lại được “gán” cho các cán bộ đến, thành một thứ “vợ luân chuyển”. Việc thiếu tướng Nguyễn Sơn sau khi bỏ vợ ở Diên An về nước được Hội Phụ nữ Cứu quốc gán hết nữ cán bộ này đến nữ cán bộ khác cho phép chúng ta ngờ rằng những việc “kiếm vợ” cho các cán bộ lưu động thuộc trách nhiệm các đoàn thể phụ nữ địa phương.
Việc Toàn rất đỗi ngạc nhiên khi thấy ông Hồ đột nhiên đến nhà tăng thêm giá trị, giả thuyết ông Hồ đã bị “cấm cố” tại một địa điểm nào đó trong nội địa Liên Xô từ 1933 đến 1941. Đấy chỉ là một giả thuyết, nhưng có một điều chắc chắn là năm 1941 ông đến Diên An với Toàn lần đầu tiên. Giả thuyết ông bị Stalin đưa đi cấm cố cũng dựa trên một lý luận khác nữa. Hồi phong trào Xô-viết Nghệ An phát khởi, thái độ của ông Hồ không được rõ rệt. Hình như ông không tán thành, nhưng ông không hề ngăn cản, hoặc ngăn cản không nổi. Trong khoá chỉnh huấn năm 1953-54, Đảng uỷ có giảng là ông Hồ bỏ phiếu chống việc phát động nhân dân bạo động, theo kiểu Mao Trạch Đông mà Stalin cho là phản lại đường lối Lê-nin, nhưng vì chỉ có một mình ông chống, nên vì thiểu số, ông phải phục tùng đa số, câu chuyện này cốt ý đề cao tinh thần phục tùng đa số của ông Hồ. Dù ông Hồ không ngăn cản, hoặc ngăn cản không nổi, đấy cũng là lần đầu tiên ông phạm khuyết điểm về lãnh đạo, và không làm tròn nhiệm vụ Stalin và Đệ tam Quốc tế đã giao phó cho ông. Có lẽ vì ông Hồ phạm khuyết điểm về phong trào Xô-viết Nghệ An nên Stalin mới quyết định giao trách nhiệm lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương lại cho Maurice Thorez, lãnh tụ cộng sản Pháp. Stalin phải “đưa” ông Hồ đi khuất một chỗ, nếu không phải là để trừng phạt, thì cũng là để Thorez có điều kiện nắm trọn quyền, vì nếu ông Hồ còn lảng vảng ở Á Đông, thì rất có thể Việt cộng vẫn tiếp tục nghe theo ông Hồ mà không chịu tuân lệnh Thorez. Vắng mặt ông Hồ, Đảng Cộng sản Pháp nghiễm nhiên làm trung gian giữa Mouscou và Việt cộng. Thể thức này tồn tại trong mười năm, cho đến ngày Thế chiến thứ Hai cắt đứt mọi giao thông giữa Pháp và Việt Nam.
Chính sách dùng cộng sản “mẫu quốc” thay mặt Moscou điều khiển cộng sản “thuộc quốc” bắt buộc Đệ tam Quốc tế phải thay đổi chiến lược. Vì cộng sản thuộc quốc từ nay phải tuân theo lệnh cộng sản mẫu quốc nên Đệ tam Quốc tế không cho đề cao tinh thần dân tộc và bắt phải gác bỏ các khẩu hiệu chống thực dân, thay thế bằng những khẩu hiệu chống tư bản. Từ đấy, tuyên truyền cộng sản không đả kích chính quyền thuộc địa mà chỉ đả kích tư bản Pháp và Việt.
Đệ tam Quốc tế cũng thu xếp cho Việt cộng ở Pháp và một số ở Nga lên đường về nước. Phần lớn về Nam Kỳ vì nhờ có chế độ thuộc địa tương đối rộng rãi hơn chế độ bảo hộ nên họ dễ bề hoạt động hơn. Họ xúi giục công nhân các xí nghiệp và các đồn điền đấu tranh chống “bọn sài lang da trắng và da vàng” đang hút máu mủ giai cấp công nhân. Phong trào phát triển rất mạnh, nhưng lần này cộng sản Đệ tam không nắm được độc quyền vận động vì cộng sản Đệ tứ cũng ở Pháp về cạnh tranh với họ rất gắt gao. Nói chung cộng sản Đệ tứ gồm nhiều trí thức xuất sắc hơn, nên được giới trí thức và tiểu tư sản Nam Kỳ hâm mộ hơn. Nhưng phần đông quần chúng vẫn do cộng sản Đệ tam nắm vững.
Đồng thời các đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương còn đang bị giam trong các nhà tù dùng thì giờ nhàn rỗi để trau dồi lại lý thuyết Mác-Lê và giảng dạy chính trị cho nhau. Nhiều cựu đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng như Trần Huy Liệu chẳng hạn, quay theo cộng sản trong dịp này. Họ ùa theo cộng sản quá nhiều đến nỗi một cựu đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng ở Côn Đảo tập hợp các đồng chí cũ lại rồi tự đâm cổ để cảnh cáo họ về tội phản bội tôn chỉ quốc gia và làm hổ uy danh của các bậc tiền bối. Nhưng dần dà, lý tưởng quốc gia cũng bị coi là hẹp hòi, lỗi thời và phần đông cho rằng số phận Việt Nam sau này hay, hay dở, là do ở sự thành bại của các đảng tả phái bên Pháp. Vì vậy nên khi Mặt trận Bình dân lên nắm chính quyền ở Pháp, họ lại càng tin tưởng và phấn khởi.
Vì ở mẫu quốc chính quyền đột nhiên thay đổi, nên chính phủ Đông Dương bị bỡ ngỡ, không biết nên xử trí với cộng sản ra sao. Tiếp tục khủng bố thì sợ trái với chính sách mới của mẫu quốc, mà không khủng bố thì sợ cộng sản làm già. Vì chính quyền địa phương do dự nên phong trào bộc phát rất nhanh chóng. Trong Nam, Stalin-nít và Tờ-rốt-kít thi nhau hoạt động. Nhưng vì Tờ-rốt-kít không phục cộng sản Pháp và không tín nhiệm Mặt trận Bình dân nên có thể công kích chính quyền thuộc địa dữ dội hơn cộng sản Đệ tam, và vì vậy nên được dân chúng hâm mộ hơn. Vì phải tuân lệnh Moscou, không được phép đả kích thực dân nên cộng sản Đệ tam khó ăn khó nói. Ở ngoài Bắc thì trí thức thuộc mọi xu hướng chính trị tập hợp, xuất bản một tờ báo tiếng Pháp lấy tên là Le Travail, vì chỉ có báo viết bằng Pháp văn mới được xuất bản không cần phải xin phép và không bị kiểm duyệt. Nhóm Le Travail gồm nhiều người yêu nước không đảng phái, một số Đệ tam mới ở tù ra, một cộng sản Đệ tứ (Đệ tứ rất bành trướng trong Nam nhưng hầu như không có ở ngoài Bắc) và hai cựu đảng viên Tân Việt là Đặng Thai Mai và Võ Nguyên Giáp. Hai người này đã gia nhập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn từ 1930 [2] .
Trong mấy tháng đầu, nhóm Le Travail hợp tác chặt chẽ và gây nhiều hào hứng trong nhân dân. Sau đó, những người Pháp có chân trong Đảng Xã hội S.F.I.O thành lập hai chi nhánh của Đảng, một ở Hà Nội và một ở Sài Gòn, thu nhận người Việt làm đảng viên. Vì họ trực thuộc đảng Xã hội Pháp đang nắm chính quyền bên mẫu quốc nên chính quyền thuộc địa tỏ ý kính nể và để mặc họ đấu tranh bênh vực thợ thuyền và chống những bất công xã hội. Cộng sản đứng ngoài tiếp tay bằng cách huy động công nhân biểu tình, đình công để ủng hộ những yêu sách của Đảng Xã hội. Một kết quả tưng bừng của cuộc hợp tác này là lễ kỷ niệm ngày 1 tháng 5, 1937. Đảng Xã hội đứng lên tổ chức, nhưng cộng sản huy động hai vạn quần chúng tới dự và biểu tình, tuần hành khắp Hà Nội.
Sau khi Mặt trận Bình dân lên nắm chính quyền ở Pháp được ít lâu thì chính quyền Đông Dương ra lệnh ân xá cho tất cả chính trị phạm. Được thả ra, các đảng viên cộng sản lập tức hoạt động lại. Nhưng lần này họ rất thận trọng. Họ chia làm hai nhóm, một nhóm chuyên về hoạt động công khai (Đặng Xuân Khu, Hạ Bá Cang [3] , v.v.) một nhóm bí mật (Phạm Văn Đồng, Lê Văn Hiến, v.v.) phụ trách việc xây dựng lại các tiểu tổ. Nhóm công khai do Đặng Xuân Khu lãnh đạo, xâm nhập báo Le Travail và mưu đả phá nhóm Tờ-rốt-kít. Nhưng chẳng bao lâu tờ báo cũng bị kiện và đóng cửa. Sau đó, cộng sản Đệ tam tổ chức một nhóm riêng, xuất bản hai tờ báo, một tờ tiếng Pháp lấy tên là Rassemblement, và một tờ báo tiếng Việt lấy tên Tin tức, nhưng cả hai đều nặng mùi cộng sản và không có trí thức ngoài đảng tham gia nên bán không chạy.
Dần dần nhân dân mất hào hứng. Chính phủ Mặt trận Bình dân tỏ ra không kém thực dân hơn các chính phủ trước. Chương trình “cách mạng” của Mặt trận chỉ biểu lộ bằng những lời hứa hão, và nếu cần vẫn áp dụng chính sách khủng bố. Sau khi Mặt trận Bình dân ở Pháp tan rã thì phong trào Mặt trận Bình dân ở Việt Nam cũng tiêu tan và tiếp đến là Thế chiến thứ hai. Đảng Xã hội ngừng hoạt động, còn cộng sản thì lẳng lặng lui vào bóng tối. Vì giao thông giữa Pháp và Việt Nam bị cắt đứt, nên đảng cộng sản Pháp không thể nào chỉ huy cộng sản đàn em ở Việt Nam được nữa.
Tuy không bạo động, Mặt trận Bình dân cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chuyển biến sau này của cách mạng Việt Nam. Chính nhờ dịp này mà lần đầu tiên báo chí, sách vở cộng sản xuất bản ở Paris và ở Moscou tràn ngập các hiệu sách Việt Nam và cũng là lần đầu tiên mà trí thức và tiểu tư sản Việt Nam có tài liệu chính xác về lý thuyết Mác-xít. Hệ thống tư tưởng Mác-xít bắt đầu thay thế cho ý niệm thô sơ của xu hướng quốc gia. Công chúng quan tâm nhiều đến chế độ dân chủ hơn là độc lập quốc gia, và theo quan niệm của nhiều người thì cộng sản là một thứ dân chủ tuyệt đối.
Vì được thụ hưởng ít nhiều quyền lợi dưới thời Mặt trận Bình dân nên công nhân coi cộng sản là kẻ chính thức đứng ra bênh vực họ. Nông dân hồi đó chưa biết đọc, biết viết nên không hiểu Mác-xít, Stalin-nít là nếp tẻ gì cả, nhưng họ cũng lấy làm bùi tai khi nghe cán bộ cộng sản hứa sẽ chia đều ruộng đất. Cộng sản tuyên truyền để họ gia nhập những hội tương thân, tương trợ do cán bộ cộng sản kiểm soát. Những đảng viên cộng sản hồi đó phần lớn thuộc thành phần khá giả trong nông thôn, địa chủ, hoặc phú nông không có địa vị trong làng, xã và thường bị quan lại áp bức.
Cộng sản lui vào bí mật nhưng vẫn nắm vững các tiểu tổ gồm 1 vạn đảng viên thực thụ và số cảm tình còn đông hơn. Nhưng 1939 cho đến 1941 cộng sản mất dần uy thế, một phần vì chính quyền khủng bố, một phần vì sau khi quân đội Nhật kéo vào Việt Nam, nhân dân Việt Nam bỗng nhiên quay lại xu hướng quốc gia. Một mặt khác, vì Liên Xô ký hiệp ước bất xâm phạm với Đức Quốc xã và giữ thái độ trung lập đối với Nhật nên Việt cộng, cũng như cộng sản tất cả các nước khác đều lúng túng không biết làm ăn sao, nói làm sao. Nhưng mặc dầu ngậm miệng, họ vẫn giữ vững lòng tin và nắm vững quần chúng của họ không cho lý tưởng quốc gia xâm nhập. Sau cùng, họ gặp hai may mắn là Nhật Bản trịnh trọng tuyên bố tôn trọng chủ quyền thực dân của Pháp ở Đông Dương và Liên Xô, bị Đức tấn công, nghiễm nhiên trở thành đồng minh của các nước dân chủ Tây phương. Việt cộng liền đưa ngay ra khẩu hiệu “tiêu diệt cả thực dân Pháp lẫn phát xít Nhật”. Khi Nhật bị yếu thế và các lãnh tụ cộng sản trốn sang Tàu trở về với danh nghĩa “giải phóng”, uy tín cộng sản lại lên rất cao. Đấy là phong trào Việt Minh.
Chương 5
Có công mài sắt, có ngày nên kim
Việc Việt cộng cướp được chính quyền ở Việt Nam có thể coi là một hậu quả của Thế chiến thứ hai. Nhiều tác giả đã trình bày cặn kẽ về vụ này, nên trong cuốn sách nhỏ này chúng tôi chỉ lược kê lịch trình tổng quát, thay vì nghiên cứu tỉ mỉ, vì chúng tôi muốn dành chỗ để nói nhiều hơn về một điểm mà chưa ai nói tới. Ấy là việc Việt cộng áp dụng chiến lược Mao Trạch Đông để thành lập chế độ vô sản chuyên chính tại Việt Nam. Về một vài sự việc nào đó, sự trình bày của chúng tôi có thể khác với sự trình bày của một quan sát viên từ ngoài nhìn vào. Sở dĩ như vậy là vì chúng tôi chỉ căn cứ vào những sự tai nghe mắt thấy trong thời gian tham gia kháng chiến, không dựa vào những tài liệu của cộng sản hoặc của Pháp, vì những tài liệu đó thường mâu thuẫn và nhiều khi không xác thực.
Phong trào Việt Minh
Năm 1940, ba tháng sau khi Pháp bị bại trận thì quân đội Nhật kéo vào Việt Nam. Vì đã ký một hiệp ước bất xâm phạm với Đức Quốc xã, nên Nga giữ thái độ trung lập, mặc cho hai phe, “đế quốc” và “phát xít” đánh nhau. Nhưng ngồi xa nhìn rõ, có lẽ Đệ tam Quốc tế đã dự đoán hậu quả của việc Nhật chiếm đóng Đông Dương và tiên kiến việc Nhật lật đổ chính quyền thực dân Pháp và có lẽ cả việc Nhật bại trận. Moscou nhận định tình hình Việt Nam rất thuận lợi cho một cuộc cách mạng vô sản. Ông Hồ từ một nơi khuất nẻo nào đó được gọi về Moscou và được phái sang Hoa Nam để tiếp tục một sứ mạng mà ông đã phải bỏ dở trong ngót mười năm.
Như đã tường thuật trong Chương 3, ông Hồ lên đường sang Trung Hoa vào mùa xuân năm 1941; cùng đi với ông có Nguyễn Khánh Toàn. Nhưng cùng ngồi trên xe lửa, ông Hồ nhận thấy Toàn đã mất hết tác phong cách mạng, một điều mà ông quả thực không ngờ. Trong 15 năm sống ở Moscou, Toàn được hưởng quy chế “chuyên viên ngoại quốc”, sống một cuộc đời thảnh thơi với một số lương to hơn lương người bản xứ. Thấy Toàn ăn uống luôn mồm ông Hồ biết là Toàn đã quen thói phong lưu, không thể nào chịu đựng sự gian khổ của một người cách mạng hoạt động trong bóng tối. Vì vậy nên đặt chân đến Diên An, ông Hồ liền thu xếp với Mao gửi Toàn ở lại và hẹn với Toàn là sẽ nhắn Toàn về khi nào cách mạng thành công. Toàn biết vậy và vui vẻ ở lại. Các đảng viên cộng sản kỳ cựu cho rằng đời sống của ông Hồ và của Nguyễn Khánh Toàn là hai thái cực. Ông Hồ thì luôn luôn chịu đựng gian khổ còn Toàn thì luôn luôn phong lưu, có thể nói là “trưởng giả”, mặc dầu hai người đều là cộng sản.
Toàn lưu lại Diên An và một lần nữa, lại được hưởng quy chế dành riêng cho “chuyên viên ngoại quốc”, được hưởng chế độ “tiểu táo” trong khi người vợ bản xứ ngồi cùng bàn phải ăn “đại táo” [4] . Năm 1945 sau khi cướp được chính quyền, ông Hồ bận quá nên quên khuấy Toàn. Chừng một tháng sau có một ký giả Ca-na-da ghé qua Diên An kể cho Toàn nghe ở Việt Nam mới có chính phủ mới và người cầm đầu là một ông già nói tiếng Anh rất thạo. Toàn đoán chắc là ông Hồ nên quyết định về nước. Sau khi được Mao Trạch Đông chuẩn y, Toàn lên đường về Việt Nam cùng với Nguyễn Sơn, một người Việt đã gia nhập Đảng Cộng sản Trung Hoa từ 1927. Trung cộng nhận hai người là nhân viên của phái đoàn Trung cộng xuống Trùng Khánh. Trung cộng nhờ một Hoa kiều buôn bán ở Bangkok đưa hai người về tới Lạng Sơn. Toàn về tới Hà Nội vào khoảng tháng Chạp 1945, và sau một thời gian được cử làm thứ trưởng Bộ Giáo dục, với nhiệm vụ kiểm soát Nguyễn Văn Huyên, bộ trưởng, nhưng chưa có chân trong Đảng.
Sau khi để Toàn ở lại Diên An, ông Hồ lẩn qua vùng Quốc dân Đảng và một mình lặn lội xuống Hoa Nam, tới sát biên giới Việt Nam. Ông giấu kín lý lịch, tự xưng là Hồ Chí Minh, giả dạng làm một chiến sĩ quốc gia Việt Nam chủ trương đánh đuổi phát xít Nhật ra khỏi nước. Ông kết liên với nhóm quốc gia đương tích cực hoạt động ở Hoa Nam, nhưng đồng thời ông cũng tập hợp những đồ đệ cũ của ông lẩn quất trong vùng, trong số có ông Hồ Tùng Mậu. Cùng với họ, ông Hồ tổ chức Mặt trận Việt Minh (tức là Việt Nam Độc lập Đồng minh). Ông cử người về nước liên lạc với các tiểu tổ cộng sản còn đang ẩn náu trong bóng tối. Không bao lâu, những đảng viên quan trọng trước kia bị Pháp bắt giam trong các trại tập trung lần lượt thoát khỏi trại giam chạy sang Trung Hoa. Pháp bắt giam các đảng viên cộng sản hồi Nga buông tay cho Đức đánh Pháp, nhưng sau khi Nhật chiếm Đông Dương và Nga bị Đức tấn công thì cộng sản và Pháp không còn kình địch nhau nữa mà chỉ còn một kẻ thù chung trước mắt là Nhật. Vì vậy nên cộng sản bị giam vượt ngục không cần phải trèo tường.
Ông Hồ tình nguyện dùng tổ chức bí mật của ông trong nội địa Việt Nam làm tình báo cho quân đội đồng minh Anh-Mỹ. Ông đảm nhận việc dò xét và báo cáo những di chuyển của quân đội Nhật và giúp các phi công Mỹ bị Nhật bắn rơi trốn thoát sang Trung Hoa. Sau khi chiếm được Madagascar, Anh phóng thích các đảng viên cộng sản “trong số có Hoàng Hữu Nam” bị Pháp mang sang cầm cố ở đây và thả dù họ xuống vùng du kích Việt Minh ở Cao Bằng [5] . Ngược lại, Mỹ cho Việt Minh một số radio xách tay và vài trăm tiểu liên. Việt Minh dùng số khí giới này để tấn công mấy đồn khố xanh và lính dõng, nhưng tránh không giao phong với quân đội Nhật can trường và đầy đủ võ trang hơn. Chủ trương của ông Hồ là bảo toàn vũ khí do Mỹ cung cấp để sau khi quân đội Nhật thất trận sẽ dùng để cướp chính quyền và đối phó với phe quốc gia. Mọi việc xẩy ra đúng như ông Hồ đã tiên liệu. Sau khi Pháp được đồng minh giải phóng và phe De Gaulle lên nắm chính quyền, viên toàn Decoux ở Đông Dương hổ thẹn vì đã theo chính phủ Vichy, và muốn đái tội lập công, dự định một cuộc tấn công đánh úp Nhật. Nhưng Nhật biết rõ âm mưu nên ngày 9 tháng 3, 1945, Nhật đảo chính Pháp trước khi Pháp kịp trở tay. Nhật bắt giam tất cả binh lính và thường dân Pháp, để Bảo Đại tiếp tục làm Hoàng đế và được phép có bộ Quốc phòng. Cụ Trần và một số nhân viên trong chính phủ của cụ là những người thật thà yêu nước nên việc đầu tiên họ làm là thả hết chính trị phạm, kể cả cộng sản. Nhưng sau khi ra khỏi tù, việc đầu tiên của cộng sản lại là gia nhập phong trào Việt Minh để lật đổ chính phủ Trần Trọng Kim.
Ngày 19 tháng 8, 1945, Việt Minh cướp chính quyền ở Hà Nội. Vì Nhật đã đầu hàng đồng minh từ 5 hôm trước nên bỏ ngỏ thành phố không can thiệp. Việt Minh chỉ biết biểu tình và bắn một vài phát súng sáu là viên khâm sai Phan Kế Toại vội vã đầu hàng. Bảo Đại cũng thoái vị và ông Hồ trở thành Chủ tịch chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Mấy ngày sau, theo đúng hiệp ước Postdam, quân đội Anh đổ bộ lên Sài Gòn và Trung Hoa Dân quốc tiến vào Hà Nội để tước vũ khí của bại quân Nhật Bản. Hai đội quân chiếm đóng tìm cách ngăn cản phong trào Việt Minh. Trong Nam thì quân Anh thả tù binh Pháp, cho họ khí giới để đánh chiếm lại Việt Nam, còn ngoài Bắc thì quân đội Lư Hán giúp Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội chống chọi với Việt Minh. Phe quốc gia tuyên truyền chống Việt Minh bắt cóc và thủ tiêu cán bộ cộng sản và chiếm giữ một vài địa điểm làm căn cứ quân sự.
Bị chống đối mỗi ngày một kịch liệt, ông Hồ bắt buộc phải nhượng bộ phe quốc gia, dành cho họ 80 ghế trong quốc hội bầu cử giả hiệu, thành lập chính phủ liên hiệp[6] và hô hào toàn dân đoàn kết chống Pháp. Đảng Cộng sản tuyên bố tự giải tán để chứng tỏ nhiệt tâm của họ đối với chính nghĩa quốc gia, nhưng thật ra vẫn tiếp tục hoạt động bí mật và kiểm soát quần chúng. Trong khi ấy phe quốc gia cũng củng cố vị trí và tăng cường tuyên truyền chống cộng. Trong lúc ông Hồ đang lúng túng vì bị Pháp và quốc gia tấn công hai mặt thì một thoả hiệp giữa Pháp và chính phủ Tưởng Giới Thạch mang lại cho ông một lối thoát bất ngờ. Theo thoả hiệp này, Tưởng Giới Thạch ưng thuật rút quân ra khỏi miền Bắc Việt Nam nhường chỗ cho quân đội Pháp.
Sau khi quân đội Lư Hán rút khỏi, cộng sản lập tức tấn công và tiêu diệt V.N.Q.Đ, và sau đó tìm cách điều đình với Pháp, theo đó nước Pháp “thừa nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia “tự do” thuộc khối Liên hiệp Đông Dương và Liên hiệp Pháp, có chính phủ, quốc hội, quân đội, và một nền tài chính riêng”. Sau này Việt Minh cố gắng điều đình sửa lại một vài điều khoản trong hiệp ước đó để cho Việt Nam được hoàn toàn độc lập, vì theo Hiệp định Sơ bộ thì quân đội Pháp vẫn có quyền chiếm đóng Việt Nam. Hai cuộc hội nghị Đà Lạt (tháng 4 và tháng 5 năm 1946) và Fontainebleau (tháng 7 và tháng 8 năm 1946) đều thất bại mặc dầu ông Hồ đã đích thân sang Paris để vận động. Rốt cuộc, không lẽ ra về tay không, ông Hồ phải ký với tổng trưởng Pháp quốc Hải ngoại [bộ trưởng Thuộc địa], Marius Moutet, một đảng viên Xã hội mà ông đã quen trên 20 năm, một bản Tạm ước xác nhận những điều khoản đã quy định trong Hiệp định Sơ bộ.
Nhưng quân Pháp không tôn trọng hiệp định cứ viện đủ mọi cớ để chiếm hết vị trí này đến vị trí khác, chịu không nổi, ông Hồ phải trả đũa bằng một cuộc tấn công bất ngờ vào ngày 19 tháng Chạp năm 1946. Ông Hồ quyết định 11 giờ sáng, và định giờ khởi sự là 8 giờ tối. Võ Nguyên Giáp đã lập tức truyền lệnh này đến tất cả các lực lượng Việt Minh trên toàn lãnh thổ. Nhưng vào khoảng 2 giờ trưa hôm ấy, Giáp nhận được tin là Marius Moutet sắp lên đường sang Việt Nam nên vội vã đến Bắc Bộ Phủ báo cáo với ông Hồ và hỏi xem có nên hoãn việc tấn công lại không. Ông Hồ bảo “cứ việc”, và thế là đêm ngày 19 tháng Chạp năm 1946 mở màn cho một cuộc chiến tranh kéo dài tới hơn tám năm trời.
Trước kia ông Hồ có ý đấu dịu với Pháp vì ông muốn cho Việt Minh có đủ thì giờ củng cố chính trị và quân sự. Có lẽ ông cũng ráng chờ xem Pháp cộng và Trung cộng làm ăn như thế nào, nhưng đến khi tình thế bắt buộc phải tự lực chống Pháp ông vẫn tin chắc thắng lợi cuối cùng sẽ về ông. Ông thừa biết Việt Nam cách xa Pháp hàng ngàn dặm, và nước Pháp vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau cuộc chiếm đóng của Đức Quốc xã. Hơn nữa, sau Thế chiến thứ Hai, quốc tế đã thay đổi hẳn khiến một cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa là một chuyện không thể nào thực hiện được nữa. Ông Hồ nhận định rằng Pháp càng đánh thì càng củng cố thêm uy thế của Việt Minh, vì sẽ làm cho cộng sản trở thành những chiến sĩ chân chính bảo vệ đất nước và thực sự giải phóng quốc gia, không “ngáp phải ruồi” như hồi mới cướp chính quyền. Ông Hồ trở thành biểu tượng của đoàn kết quốc gia, và mọi người nhiệt liệt hưởng ứng phong trào kháng chiến chống Pháp.
Cuộc kháng chiến
Võ Nguyên Giáp muốn rập theo kế hoạch của Nhật trong cuộc đảo chính mùng 9 tháng 3, tấn công các trại binh Pháp đúng 8 giờ tối là giờ các sĩ quan Pháp đang ăn uống. Nhưng một tên Pháp lai làm tự vệ cho Việt Minh báo cho Pháp biết nên Pháp đủ thì giờ chuẩn bị. Ở một vài nơi không đủ sức chống đỡ, Pháp phải đầu hàng, nhưng Pháp giữ vững những thành phố hoặc vị trí mà quân số của họ đông hơn Giải phóng quân của Việt Minh. Tình trạng kéo dài trong ba năm: quân đội Pháp không dám mạo hiểm ra khỏi các vị trí hoặc thành phố, quân đội Việt Minh kiểm soát vùng quê, phá cầu, cắt đứt đường giao thông. Dần dần quân đội Pháp nới rộng vòng kiểm soát, nhưng đồng thời Việt minh cũng tiến bộ về quân sự. Tình trạng cứ giằng co như thế cho đến ngày chính phủ Nam Kinh sụp đổ và Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ở Bắc Kinh ngày 1 tháng 10 năm 1949. Thấy ông Mao thành công ở Trung Hoa, ông Hồ bèn yêu cầu viện trợ. Tháng Hai năm 1950, Mao Trạch Đông cử tướng Lã Quý Ba làm cố vấn quân sự cho Võ Nguyên Giáp. Ít lâu sau, Trung cộng lại cử thêm nhiều chuyên viên sang giúp Việt Minh trong mọi ngành. Ngoài ra Trung cộng còn ra lệnh cho hai tỉnh giáp giới Việt Nam là Quảng Tây và Quảng Đông cung cấp lương thực, vũ khí và đạn dược cho quân đội Việt Minh. Và rất nhiều sĩ quan Việt Nam được gửi sang Trung Quốc học tập quân sự.
Được Trung cộng ủng hộ, quân đội Việt Minh tổng tấn công các vị trí của quân đội Pháp dọc biên giới Việt-Hoa, buộc quân đội Pháp phải rút về đồng bằng sông Nhị Hà ở phía nam. Thấy bước đầu thành công, tướng Lã Quý Ba khuyên Việt Minh truy kích tấn công vào các vị trí của Pháp ở đồng bằng. Nhưng vì Lã tướng quân không có mấy kinh nghiệm về sự tàn phá của không quân nên trong trận Ninh Bình, quân đội Việt Minh đã bị tổn thất nặng nề, phải tháo chạy tán loạn vì bị phi cơ Pháp dùng bom napan đốt phá. Sau khi nhận thấy là đã tính lầm, Lã tướng quân bèn thay đổi chiến lược và tìm cách dụ quân đội Pháp tiến vào vùng rừng núi. Để thực hiện kế hoạch này, ông khuyên Việt Minh tấn công các đồn binh Pháp ở Lào. Vì nằm ở phía sau dãy núi Trường Sơn, nên Pháp yên trí các vị trí này không bị tấn công, do đó không hề chuẩn bị đề phòng.
Việt Minh bắt đầu dự trữ lương thực, phần lớn là gạo và cá khô, vì ở Lào dân cư thưa thớt, không kiếm được lương thực tại chỗ. Việt Minh trưng dụng xe đạp mà dân chúng đã buôn lậu từ các khu vực bị Pháp chiếm đóng, dùng để “thồ” lương thực và đạn dược. Việt Minh vượt dẫy Trường Sơn và tiến qua các rừng núi Lào nhanh đến nỗi Pháp không kịp trở tay.
Việt Minh mở tất cả ba chiến dịch lớn ở Lào. Chiến dịch thứ nhất nhằm tấn công Luang Prabang, thủ đô Hoàng gia Lào. Trong chiến dịch này, Việt Minh đã tiến tới cách Luang Prabang chưa đầy 50 cây số về phía Bắc, vào ngày 30 tháng 4 năm 1953. Sợ Việt Minh tấn công một lần nữa, ngày 20 tháng 11 năm 1953, Pháp cho 6 tiểu đoàn nhảy dù xuống Điện Biên Phủ. Việt Minh bèn mở cuộc tấn công thứ 2 vào Trung Lào và chiếm đóng Thakhek ngày 28 tháng Chạp, và sau đó tiến quân xuống Hạ Lào. Mục đích là buộc Pháp phải chia quân đi trấn giữ mọi nơi ở Lào, và làm cho Pháp phải dùng số lớn phi cơ vào việc tiếp tế các đồn binh tản mát ở những nơi hẻo lánh. Rồi cuối cùng, Việt Minh mở một chiến dịch thứ ba, lần này cũng lại nhằm đánh Luang Prabang, và ngày mùng 8 tháng 2 năm 1954 chỉ còn cách thành phố này chưa đầy 35 cây số. Quốc vương Lào sang bên kia sông Cửu Long lánh nạn, còn Pháp thì vội vàng thả dù thêm quân xuống Điện Biên Phủ.
Tuy chẳng to tát gì, nhưng Luang Prabang cũng là một “thủ đô” nên Pháp phải bảo vệ đến cùng. Kế hoạch của Pháp là chặn cuộc hành quân của Việt Minh bằng cách cắt đứt đường tiếp vận của họ ở Điện Biên Phủ, một đồn binh nằm sâu trong vùng thượng du và ở ngay phía sau chiến tuyến Việt Minh. Việt Minh bao vây Điện Biên Phủ. Pháp càng thả dù thêm quân thì Việt Minh càng bao vây thêm cho đến ngày Việt Minh dùng cao xạ rất chính xác của Tiệp Khắc hạ máy bay khiến Pháp không thả dù được nữa.
Việt Minh tấn công Lào, không phải nhằm chiếm đóng Lào mà thật ra chỉ để nhử Pháp lọt vào vùng núi. Tướng De Lattre de Tassigny là một chiến lược gia có tài, nhưng người kế vị ông kém quá nên không địch nổi với chiến lược của Việt Minh. Chỉ vì muốn đánh vào hậu quân Việt Minh mà Pháp đã lọt vào tròng. Với quan niệm quân sự cổ điển Tây phương, Pháp đã lâm vào thế bị động và không sao giữ nổi Điện Biên Phủ.
Đến lúc ấy, Liên Xô hở cho Pháp biết là có thể chấm dứt chiến tranh mà Pháp không bị mất mặt nhiều. Pháp hưởng ứng ngay và Hội nghị Genève được triệu tập năm 1954. Thoạt đầu Pháp ngần ngại không chịu chấp nhận điều kiện của Việt Minh, nhưng trong lúc Pháp đang lưỡng lự, thì Việt Minh tấn công đại quy mô vào Điện Biên Phủ. Quân đội Pháp phải đầu hàng ngày mùng 7 tháng 5 năm 1954. Tin Pháp thua to ở Điện Biên Phủ làm náo động dư luận Pháp, và kết quả là chính phủ Mendès Frances phải hấp tấp ký một hiệp định nhượng bộ cho Việt Minh nhiều hơn là các lãnh tụ Việt Minh từng hy vọng.
Chiến tranh chấm dứt giữa lúc tỉnh Thanh Hoá sắp lâm vào nạn đói. Nằm trong khu vực phì nhiêu sông Mã, Thanh Hoá vẫn được coi là vựa lúa thứ hai của miền Bắc. Tự ngàn xưa, Thanh Hoá vẫn là nơi nuôi quân để chống lại quân Tầu. Vì không hề bị Pháp chiếm đóng, nên trong thời kỳ kháng chiến Thanh Hoá lại là nguồn tiếp tế lương thực cho quân đội Việt Minh. Có lẽ Pháp không đủ quân lực để chiếm vùng này, nhưng có thể là tại các tướng lãnh Pháp không chịu nghiên cứu lịch sử Việt Nam và binh pháp Tôn Tử [7] nên đã không chú ý đến tỉnh này.
Muốn hiểu Thanh Hoá quan trọng nhường nào đối với kháng chiến, thì chỉ cần biết tỉnh này đã cung cấp 76 phần trăm tổng số lương thực cho quân đội Việt Minh ở Điện Biên Phủ. Con số này đã được nêu lên trong một điện văn tuyên dương thành tích của nhân dân Thanh Hoá. Một điều nữa nên biết là chỉ có 10 phần trăm số gạo xuất kho từ Thanh Hoá đến tới Điện Biên, vì hàng vạn dân công gánh gạo ăn dọc đường hết 90 phần trăm. Mỗi người gánh 15 ki lô, mỗi đêm đi 15 cây số. Để tránh máy bay, họ nghỉ ngày, đi đêm. Tối đến có hàng vạn dân công lên đường, cứ 5 người lại có một người cầm đèn soi đường và mỗi khi có tiếng máy bay là lập tức thổi tắt đèn. Đứng trên đồi cao nhìn xuống đoàn người cầm đèn, người xem có cảm tưởng chứng kiến một cuộc múa rồng múa rắn vĩ đại.
Nếu Pháp đã bị kiệt quệ vì chiến tranh Đông Dương, thì Việt Minh cũng gần tê liệt. Việt Minh đã giành được thắng lợi vì kiên nhẫn hơn và biết giấu kín những nỗi khó khăn nội bộ. Ôn lại chín năm kháng chiến người ta có cảm tưởng như Pháp cứ đánh từ từ, tập rượt cho quân đội Việt Minh mỗi ngày một lớn mạnh, cho tới ngày “học viên” quật ngã huấn luyện viên. Hồi kháng chiến mới bùng nổ năm 1946, Việt Minh chỉ có gậy tầm vông, một vài khẩu súng lục và tiểu liên do Mỹ cung cấp hoặc mua rẻ của sĩ quan trong quân đội Lư Hán. Nhưng ngày nay, quân đội Bắc Việt là một quân đội tinh nhuệ, võ trang đầy đủ và tinh thần dũng cảm cao đến tột bực.
Trái với một số người vẫn tưởng, quân Nhật không hề giúp võ khí cho Việt Minh. Trong mấy ngày đầu sau khi họ đầu hàng, quân Nhật quả có ý định giúp Việt Minh một số vũ khí và quân trang, nhưng họ đình ngay khi có tin Võ Nguyên Giáp, ngày 17 tháng 8, 1945 trong khi kéo quân từ Thái Nguyên về Hà Nội đã tấn công đồn binh Nhật ở Thái Nguyên để “ra oai” với mấy phóng viên báo Mỹ cũng đi theo. Nhật đốt hết kho tàng của họ và trao lại cho quân đội Lư Hán ở Hải Phòng 400.000 tấn vũ khí đạn dược.
Trong vùng kháng chiến, mọi người đều công nhận rằng, ngoài số vũ khí và đạn dược chiếm được của quân Pháp, có 5 vật tư, không thu nhưng mua được của Pháp, đã giúp Việt Minh chiến thắng. Những vật tư ấy là:
Vì tin ở nguyên tắc thứ hai nên trong thời kỳ đầu, ông Hồ chú trọng tuyên truyền và tổ chức công nhân, nhiều hơn nông dân. Ông chủ trương huấn luyện chủ nghĩa Mác-xít cho một số trí thức nửa mùa rồi dùng họ để tuyên truyền và tổ chức công nhân ở mấy trung tâm kỹ nghệ, thành lập những tiểu tổ cộng sản.
Chương trình của ông Hồ và của Đệ tam Quốc tế là như vậy. Nhưng có nhiều biến cố xảy ra khiến cộng sản mất uy tín đối với nhân dân và đưa lại những hậu quả không tính trước.
Việc đầu tiên là các tiểu tổ cộng sản thiếu tiền để hoạt động, và muốn “kinh tài”, họ tổ chức “tống tiền” các nhà giàu. Vì chỉ mới được huấn luyện qua loa nên những đảng viên cộng sản đầu tiên coi bất cứ người khá giả nào cũng là “kẻ thù” của “vô sản”. Giới tư sản lúc đầu có cảm tình với cộng sản, nhưng sau vì bị tống tiền nhiều quá nên hết tín nhiệm.
Vì cộng sản tống tiền khắp nơi, nên chính quyền thuộc địa cũng được dịp khép cán bộ cộng sản vào tội “cướp của giết người” và giam họ cùng với thường phạm.
Việc thứ hai là vụ ông Hồ chủ trương bắt cụ Phan nộp cho Pháp khiến cho phe quốc gia bắt đầu ngờ vực và cắt đứt mọi liên lạc.
Việc không ngờ thứ ba là năm 1927, đột nhiên Tưởng Giới Thạch trở tay “phản cộng”, bất thình lình tiêu diệt đồng minh cộng sản đương cộng tác với ông trong cuộc hành quân Bắc phạt. Việc “trở mặt” của họ Tưởng chặn đứng công cuộc vận động của Nga ở Trung Hoa và ở khắp Á Đông. Trưởng phái bộ Nga là Michael Borodin đã từng làm cố vấn chính trị cho Trung Hoa Quốc dân Đảng từ thời ông Tôn Văn phải vội vã rời khỏi Trung Hoa, mang theo tất cả nhân viên phái bộ, trong số có ông Hồ.
Hôm Tưởng Giới Thạch ra lệnh giết cộng thì ông Hồ đang huấn luyện chính trị cho các đảng viên thanh niên. Ông đình ngay lớp học và khuyến cáo các đảng viên ai nấy nên tìm cách thoát thân về nước. Hôm sau, một đảng viên gặp ông ở Quảng Châu, tỏ ý lo ngại và vấn kế ông. Ông Hồ lấy bút chì viết vào mảnh giấy bốn chữ “Tuế hàn tùng bá” và trao cho anh ta. Ý ông Hồ muốn nói là trong cơn khủng bố, những người cách mạng phải giữ vững tinh thần và chỉ có những lúc cách mạng điêu đứng mới rõ ai là người vững tinh thần cũng như mùa đông rét mướt mới thấy rõ cây tùng và cây bá vẫn giữ được mầu xanh, lâu hơn các cây khác.
Từ Quảng Châu Borodin chạy lên Hán Khẩu để hội đàm với Uông Tinh Vệ, vì họ Uông cũng chống Tưởng và chiếm cứ Hán Khẩu, thành lập chính phủ Vũ Hán. Borodin hứa Liên Xô sẽ giúp Uông chống Tưởng đến cùng, nên Uông bằng lòng thực hiện cải cách ruộng đất để lôi kéo nông dân. Nhưng rốt cuộc, Uông không nghe lời Borodin và đầu hàng Tưởng. Sau đó toàn thể phái đoàn Nga, trong số có ông Hồ phải lên đường về Moscou. Từ ngày ấy trở đi, phong trào cộng sản Á châu chuyển sang một hướng mới, không theo ý muốn của Đệ tam Quốc tế.
Trước khi lên đường về Nga, ông Hồ chọn người lớn tuổi nhất trong đám thanh niên, tức là ông Hồ Tùng Mậu, để thay thế ông điều khiển Thanh niên Cách mệnh Đồng chí Hội. Ông Mậu là người rất xứng đáng vì ông cũng khôn ngoan và cẩn thận như ông Hồ. Ông Hồ dặn ông Mậu nhất thiết phải bám sát đường lối đã vạch sẵn, nghĩa là tiếp tục truyền bá chủ nghĩa Mác dưới hình thức chống thực dân. Ông Hồ cũng dặn là nên tránh những khẩu hiệu quá khích, có tính cách đấu tranh giai cấp và có thể gây ảnh hưởng xấu đối với giai cấp tư sản Việt Nam mà cộng sản còn đang cần sự ủng hộ. Ông Mậu theo đúng lời ông Hồ dặn nhưng chẳng may chỉ một năm sau, ông Mậu bị Quốc dân Đảng Tàu bắt. Người thay thế ông Mậu là Lâm Đức Thụ, và tư cách ông Lâm Đức Thụ như thế nào chúng ta đã thấy rõ trong Chương 2.
Tháng 5, 1927, Thụ triệu tập Toàn quốc Đại hội tại Hồng Kông. Trong nước phái đại biểu sang dự, nhưng ba đại biểu tỏ ý bất bình vì nhận thấy Thụ sinh sống một cách quá xa hoa. Hắn ở một khách sạn vào bực sang nhất, uống rượu whisky và hút xì gà Manila loại hảo hạng. Họ trông rõ tổng bộ ở Hồng Kông đã “hủ hoá” và “hữu khuynh” nên khi họ đề nghị bỏ Thanh niên, lập Cộng sản, và đề nghị của họ bị Thụ bác bỏ, họ đập cửa ra về. Về tới quốc nội, họ tự động thành lập một đảng cộng sản, mệnh danh là Đông Dương Cộng sản Đảng. Thấy đảng này phát triển mạnh, Thụ thấy cần phải đổi Thanh niên Cách mệnh Đồng chí Hội thành một đảng cộng sản khác, mà Thụ đặt tên là An Nam Cộng sản Đảng. Cùng lúc ấy, một số đảng viên Tân Việt tả khuynh cũng lập một đảng cộng sản thứ ba, lấy tên là Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Như vậy là cùng một lúc, trong nước có đến ba đảng cộng sản tranh chấp với nhau. Pháp được dịp đàn áp và không bao lâu hầu hết các đảng viên ba đảng đều bị bắt, và phong trào cộng sản hoàn toàn suy sụp.
Phong trào Xô-viết Nghệ An
Về tới Moscou, ông Hồ được Đệ tam Quốc tế phái sang Berlin hoạt động cho Liên hiệp Phản đế, nhưng chẳng bao lâu, ông lại được phái sang Bangkok là nơi Đệ tam Quốc tế mới đặt trụ sở Nam Hải Vụ. Ông Hồ làm việc dưới sự chỉ huy của một đảng viên cộng sản Pháp tên là Hilaire Noulens. Ông phụ trách tuyên truyền và tổ chức Việt kiều ở mấy tỉnh đông bắc nước Xiêm, gần biên giới Lào. Việt kiều ở Xiêm khá đông và gồm có hai loại. Một loại gọi là “An Nam cũ” là con cháu những người theo chúa Nguyễn chạy sang Xiêm từ cuối thế kỷ thứ 18. Loại thứ hai là “An Nam mới” gồm những người buôn bán ở Lào, có dịp sang Xiêm, rồi thấy ở Xiêm dễ sinh nhai, nên ở luôn bên ấy, ngoài ra còn một số người cách mạng trốn Pháp, chạy sang Lào rồi qua Xiêm. Nhiều người đã quên tiếng Việt và đã sinh hoạt y hệt người Thái, nhưng họ vẫn tha thiết với quê hương đất tổ. Đối với họ, ông Hồ lại tái diễn chiến lược của ông đã áp dụng với Việt kiều ở Tàu.
Một hôm ông Hồ đang hoạt động ở miền đông bắc nước Xiêm thì một người lái buôn cùng làng bắt gặp và nhận ra ông. Người này về kể chuyện lại với người làng và khi tin này đến tai nhóm cộng sản ở Nghệ An, họ bèn cử người sang tìm ông Hồ, khẩn khoản yêu cầu ông tìm cách giải quyết vấn đề chia rẽ nội bộ, hiện rất trầm trọng. Ông Hồ nhận lời, nhưng mãi một năm sau ông mới được Đệ tam Quốc tế cho phép.
Một điều đáng chú ý là ông Hồ đã từng hoạt động ở Trung Hoa mà nay lại phải đổi sang Xiêm, thuộc một khu vực văn hoá khác hẳn. Việc này cũng như nhiều việc khác chứng tỏ, sau khi thất bại thảm hại ở Trung Hoa và nhất là sau khi Mao Trạch Đông đi trái đường lối của Đệ tam Quốc tế, Stalin đã tỏ ý chán ghét cộng sản Tàu. Vì bỏ rơi Trung cộng, nên Stalin cũng bỏ rơi luôn cả Việt cộng mà Stalin coi là một chi nhánh. Nhận định rằng cộng sản da trắng ngoan ngoãn hơn và trung thành hơn cộng sản da vàng, Stalin đưa ra kế hoạch “tập hậu” các đế quốc tư bản bằng cách ra lệnh cho các đảng cộng sản Pháp, Anh, Hà Lan tổ chức cộng sản ở các thuộc địa của mấy nước này ở Đông Nam Á. Vì vậy nên Nam Hải Vụ càng ngày càng quan trọng hơn Đông Á Vụ. Nhưng từ 1930 trở đi, Stalin lại nhận thấy rằng cộng sản không thể bành trướng ở mấy thuộc địa này, nếu không có sự tham gia của Hoa kiều, vì hồi đó Hoa Kiều tương đối giác ngộ chính trị nhiều hơn dân địa phương. Trụ sở liên lạc lại đưa trở về Thượng Hải, và sau này về Hồng Kông. Trong khi ấy thì Mao Trạch Đông đã tiến dần về phía Tây, bỏ trống miền duyên hải. Thấy không còn ảnh hưởng của họ Mao, Stalin lại để ý đến miền này vì là miền khá nhiều công nghệ và công nhân, và cử một phái đoàn tới Thượng Hải để lo xây dựng lại phong trào. Nhờ chủ trương mới này, ông Hồ mới có dịp trở về Hoa Nam, gặp lại các đồng chí cũ của ông mà trong mấy năm liền ông không được phép liên lạc.
Ngày 6 tháng Giêng năm 1930, ông Hồ triệu tập đại biểu ba đảng cộng sản đến Hồng Kông, “đả thông tư tưởng” và hợp nhất ba đảng làm một lấy tên là “Đảng Cộng sản Việt Nam”, nhưng mười tháng sau đổi lại là “Đảng Cộng sản Đông Dương”, có ý bao gồm cả Lào và Cam-Bốt. Để đi sát với phong trào trụ sở của Tổng bộ cũng đưa về quốc nội, đặt tại Hải Phòng. Sau công tác này, ông Hồ được chỉ định làm Vụ trưởng Đông Á vụ và giữ việc liên lạc giữa Moscou và tất cả các cơ quan hoạt động của Đệ tam Quốc tế tại Đông và Đông Nam Á châu.
Vì trách nhiệm quá lớn, và bao biện nhiều việc nên ông Hồ phải uỷ thác phong trào Việt Nam cho các đồ đệ của ông. Những người này đều là thanh niên chưa chín chắn như ông Hồ, và vì phần đông đã được huấn luyện bên Tàu nên họ dễ bị ảnh hưởng của cộng sản Trung Hoa. Vì được chứng kiến vụ Quảng Châu Công xã, vụ nông dân bạo động ở Hồ Nam, nên phấn khởi muốn noi gương bạo động của Trung cộng. Việc Việt Nam Quốc dân Đảng bị thất bại đau đớn năm 1930 cũng kích thích họ muốn làm hơn phe quốc gia. Một mặt khác, nạn kinh tế khủng hoảng trên thế giới đã tràn tới Việt Nam và làm cho nông dân Việt Nam điêu đứng. Năm nào cũng được mùa mà thóc thừa thãi, nhưng gạo không xuất cảng được khiến từ địa chủ đến bần cố nông đều sống dở chết dở. Nông thôn bị kiệt quệ khiến thương gia ở thành thị cũng bị phá sản. Tất cả mọi từng lớp nhân dân đều “méo mặt” duy chỉ có công chức là, trái lại, phong lưu hơn trước. Vì lương vẫn y nguyên, vì nạn giảm phát, giá trị đồng bạc tăng lên 4, 5 lần. Công nhân những xí nghiệp lớn cũng được coi là may mắn vì số lương tuy có bị giảm đi ít nhiều, nhưng dù sao cũng còn “đồng ra đồng vào”, không như các tầng lớp khác trong dân gian, không chạy đâu ra tiền đong gạo và đóng thuế.
Vì công nhân và công chức tự thấy may mắn hơn người khác nên phải cố bám lấy việc làm. Vì vậy Việt cộng không thể vận động họ đấu tranh theo đúng chủ trương của Đệ tam Quốc tế. Ngược lại, vì nông dân mỗi ngày một điêu đứng nên tình hình nông thôn sẵn sàng bùng nổ. Họ chết đói trong khi gạo phải dùng để đốt “xúp de”. Đứng trước tình trạng ấy, Việt cộng không kìm hãm nổi ý thích bắt chước Trung cộng tổ chức nông dân khởi loạn. Nhân ngày 1-5-1930, họ huy động nông dân kéo đến huyện lỵ biểu tình đông như kiến. Chính phủ thuộc địa dùng lính Lê dương đàn áp, nã liên thanh vào đoàn người biểu tình. Bị thất bại, các lãnh tụ cộng sản ở Nghệ An rút lui về một vài căn cứ và tuyên bố thành lập chính quền Xô-viết, theo in hệt kế hoạch của Mao Trạch Đông đã từng áp dụng ở Hồ Nam từ bốn năm trước. Nhưng sở dĩ ông Mao còn duy trì được phong trào vì ông đã tổ chức Hồng quân để kháng cự với quân đội “Tàu phù” của Tưởng Giới Thạch, không lấy gì làm oai hùng lắm. Còn Việt cộng thì hồi đó chưa hề tổ chức dân quân nên không thể nào chống cự nổi sự đàn áp của lính Lê dương. Vài tháng sau phong trào Xô-viết Nghệ An hoàn toàn tan vỡ và đến cuối năm 1931 tất cả các đảng viên cộng sản đều bị Pháp bắt và đưa đi tù đày.
Về phần ông Hồ thì ông bị người Anh bắt ở Hồng Kông cuối năm 1931. Được tha, có lẽ là vào khoảng năm 1932 (không có tài liệu đích xác về ngày ông được tha) ông đi Singapore, bị bắt tại đấy rồi điệu trở về Hồng Kông. Vì bị bệnh lao, hoặc khai là vậy, ông được đưa về bệnh viện rồi đột nhiên ông mất tích. Chính quyền Anh ở Hồng Kông không hề tuyên bố về việc ông Hồ đã biến mất trong trường hợp như thế nào, nhưng có dư luận ngờ rằng ông đã bí mật thoả thuận với mật thám Anh là nếu để ông thoát, ông sẽ giúp họ một việc quan trọng nào đó. Việc này cũng rất có thể vì trước kia ông Hồ đã từng thoả thuận như vậy với mật thám Pháp (Chương 2). BáoDaily Worker, cơ quan của Đảng Cộng sản Anh đăng một tin vắn tắt, nói ông Hồ đã chết vì bệnh lao trong khám đường Hồng Kông nên cả mật thám Pháp lẫn cộng sản Việt Nam đều tin là thực. Năm 1933, mật thám Pháp ghi vào hồ sơ Nguyễn Ái Quốc là đã chết ở Hồng Kông. Không ai biết ông Hồ đi đâu, nhưng có điều chắc là từ ngày ông biến khỏi Hồng Kông cho đến năm 1941 ông im hơi lặng tiếng trên trường chính trị, không hề liên lạc với Đảng Cộng sản Đông Dương [1] .
Ngoài ông Hồ và một số nhân viên cao cấp trong điện Kremlin, không ai có thể biết ông ở đâu và làm gì trong thời gian tám năm ông biệt tích. Ngay đến Nguyễn Khánh Toàn, dạy Việt văn ở Moscou từ 1927 cũng tin là ông Hồ đã chết thực. Sau khi về nước, Toàn có tâm sự với một số bạn bè nỗi ngạc nhiên khi thình lình thấy ông Hồ tới nhà, vào đầu năm 1941. Ông Hồ đến để rủ Toàn về nước hoạt động cách mạng. Toàn đồng ý và chỉ mấy ngày sau, giấy tờ làm xong, hai người đáp tàu xuyên Si-bê-ri về Diên An.
Toàn cũng tiết lộ một câu chuyện về đời tư của ông Hồ. Toàn nói, mấy giờ sau khi hai người lên đường, một thiếu phụ người Nga đến gõ cửa, nói là đã làm vợ ông Hồ trong khi ông lưu trú tại Moscou. Đối với những người quá bí mật như ông Hồ thì ai nói gì chúng ta hẵng biết làm vậy, không nên tin hẳn mà cũng không nên gạt hẳn. Nhưng xét cho cùng thì câu chuyện của Toàn cũng không phải hoàn toàn vô lý, vì chính ngay Toàn, đã có vợ Nga và có con ở Mosocou, mà khi ghé qua Diên An cũng “có” ngay một cô vợ Tàu, đẻ luôn hai con. Rồi khi về Việt Nam năm 1946, lại về một mình, và hai năm sau “chính thức” lấy một con gái điền chủ mới 17 tuổi (hồi ấy Toàn đã 50). Hình như Đệ tam Quốc tế có lệ cung cấp “vợ giai đoạn” cho những cán bộ quốc tế vì thường xuyên phải lưu động và giữ tông tích bí mật nên không mang gia đình theo được. Những “vợ” của các cán bộ đi, lại được “gán” cho các cán bộ đến, thành một thứ “vợ luân chuyển”. Việc thiếu tướng Nguyễn Sơn sau khi bỏ vợ ở Diên An về nước được Hội Phụ nữ Cứu quốc gán hết nữ cán bộ này đến nữ cán bộ khác cho phép chúng ta ngờ rằng những việc “kiếm vợ” cho các cán bộ lưu động thuộc trách nhiệm các đoàn thể phụ nữ địa phương.
Việc Toàn rất đỗi ngạc nhiên khi thấy ông Hồ đột nhiên đến nhà tăng thêm giá trị, giả thuyết ông Hồ đã bị “cấm cố” tại một địa điểm nào đó trong nội địa Liên Xô từ 1933 đến 1941. Đấy chỉ là một giả thuyết, nhưng có một điều chắc chắn là năm 1941 ông đến Diên An với Toàn lần đầu tiên. Giả thuyết ông bị Stalin đưa đi cấm cố cũng dựa trên một lý luận khác nữa. Hồi phong trào Xô-viết Nghệ An phát khởi, thái độ của ông Hồ không được rõ rệt. Hình như ông không tán thành, nhưng ông không hề ngăn cản, hoặc ngăn cản không nổi. Trong khoá chỉnh huấn năm 1953-54, Đảng uỷ có giảng là ông Hồ bỏ phiếu chống việc phát động nhân dân bạo động, theo kiểu Mao Trạch Đông mà Stalin cho là phản lại đường lối Lê-nin, nhưng vì chỉ có một mình ông chống, nên vì thiểu số, ông phải phục tùng đa số, câu chuyện này cốt ý đề cao tinh thần phục tùng đa số của ông Hồ. Dù ông Hồ không ngăn cản, hoặc ngăn cản không nổi, đấy cũng là lần đầu tiên ông phạm khuyết điểm về lãnh đạo, và không làm tròn nhiệm vụ Stalin và Đệ tam Quốc tế đã giao phó cho ông. Có lẽ vì ông Hồ phạm khuyết điểm về phong trào Xô-viết Nghệ An nên Stalin mới quyết định giao trách nhiệm lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương lại cho Maurice Thorez, lãnh tụ cộng sản Pháp. Stalin phải “đưa” ông Hồ đi khuất một chỗ, nếu không phải là để trừng phạt, thì cũng là để Thorez có điều kiện nắm trọn quyền, vì nếu ông Hồ còn lảng vảng ở Á Đông, thì rất có thể Việt cộng vẫn tiếp tục nghe theo ông Hồ mà không chịu tuân lệnh Thorez. Vắng mặt ông Hồ, Đảng Cộng sản Pháp nghiễm nhiên làm trung gian giữa Mouscou và Việt cộng. Thể thức này tồn tại trong mười năm, cho đến ngày Thế chiến thứ Hai cắt đứt mọi giao thông giữa Pháp và Việt Nam.
Chính sách dùng cộng sản “mẫu quốc” thay mặt Moscou điều khiển cộng sản “thuộc quốc” bắt buộc Đệ tam Quốc tế phải thay đổi chiến lược. Vì cộng sản thuộc quốc từ nay phải tuân theo lệnh cộng sản mẫu quốc nên Đệ tam Quốc tế không cho đề cao tinh thần dân tộc và bắt phải gác bỏ các khẩu hiệu chống thực dân, thay thế bằng những khẩu hiệu chống tư bản. Từ đấy, tuyên truyền cộng sản không đả kích chính quyền thuộc địa mà chỉ đả kích tư bản Pháp và Việt.
Đệ tam Quốc tế cũng thu xếp cho Việt cộng ở Pháp và một số ở Nga lên đường về nước. Phần lớn về Nam Kỳ vì nhờ có chế độ thuộc địa tương đối rộng rãi hơn chế độ bảo hộ nên họ dễ bề hoạt động hơn. Họ xúi giục công nhân các xí nghiệp và các đồn điền đấu tranh chống “bọn sài lang da trắng và da vàng” đang hút máu mủ giai cấp công nhân. Phong trào phát triển rất mạnh, nhưng lần này cộng sản Đệ tam không nắm được độc quyền vận động vì cộng sản Đệ tứ cũng ở Pháp về cạnh tranh với họ rất gắt gao. Nói chung cộng sản Đệ tứ gồm nhiều trí thức xuất sắc hơn, nên được giới trí thức và tiểu tư sản Nam Kỳ hâm mộ hơn. Nhưng phần đông quần chúng vẫn do cộng sản Đệ tam nắm vững.
Đồng thời các đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương còn đang bị giam trong các nhà tù dùng thì giờ nhàn rỗi để trau dồi lại lý thuyết Mác-Lê và giảng dạy chính trị cho nhau. Nhiều cựu đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng như Trần Huy Liệu chẳng hạn, quay theo cộng sản trong dịp này. Họ ùa theo cộng sản quá nhiều đến nỗi một cựu đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng ở Côn Đảo tập hợp các đồng chí cũ lại rồi tự đâm cổ để cảnh cáo họ về tội phản bội tôn chỉ quốc gia và làm hổ uy danh của các bậc tiền bối. Nhưng dần dà, lý tưởng quốc gia cũng bị coi là hẹp hòi, lỗi thời và phần đông cho rằng số phận Việt Nam sau này hay, hay dở, là do ở sự thành bại của các đảng tả phái bên Pháp. Vì vậy nên khi Mặt trận Bình dân lên nắm chính quyền ở Pháp, họ lại càng tin tưởng và phấn khởi.
Vì ở mẫu quốc chính quyền đột nhiên thay đổi, nên chính phủ Đông Dương bị bỡ ngỡ, không biết nên xử trí với cộng sản ra sao. Tiếp tục khủng bố thì sợ trái với chính sách mới của mẫu quốc, mà không khủng bố thì sợ cộng sản làm già. Vì chính quyền địa phương do dự nên phong trào bộc phát rất nhanh chóng. Trong Nam, Stalin-nít và Tờ-rốt-kít thi nhau hoạt động. Nhưng vì Tờ-rốt-kít không phục cộng sản Pháp và không tín nhiệm Mặt trận Bình dân nên có thể công kích chính quyền thuộc địa dữ dội hơn cộng sản Đệ tam, và vì vậy nên được dân chúng hâm mộ hơn. Vì phải tuân lệnh Moscou, không được phép đả kích thực dân nên cộng sản Đệ tam khó ăn khó nói. Ở ngoài Bắc thì trí thức thuộc mọi xu hướng chính trị tập hợp, xuất bản một tờ báo tiếng Pháp lấy tên là Le Travail, vì chỉ có báo viết bằng Pháp văn mới được xuất bản không cần phải xin phép và không bị kiểm duyệt. Nhóm Le Travail gồm nhiều người yêu nước không đảng phái, một số Đệ tam mới ở tù ra, một cộng sản Đệ tứ (Đệ tứ rất bành trướng trong Nam nhưng hầu như không có ở ngoài Bắc) và hai cựu đảng viên Tân Việt là Đặng Thai Mai và Võ Nguyên Giáp. Hai người này đã gia nhập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn từ 1930 [2] .
Trong mấy tháng đầu, nhóm Le Travail hợp tác chặt chẽ và gây nhiều hào hứng trong nhân dân. Sau đó, những người Pháp có chân trong Đảng Xã hội S.F.I.O thành lập hai chi nhánh của Đảng, một ở Hà Nội và một ở Sài Gòn, thu nhận người Việt làm đảng viên. Vì họ trực thuộc đảng Xã hội Pháp đang nắm chính quyền bên mẫu quốc nên chính quyền thuộc địa tỏ ý kính nể và để mặc họ đấu tranh bênh vực thợ thuyền và chống những bất công xã hội. Cộng sản đứng ngoài tiếp tay bằng cách huy động công nhân biểu tình, đình công để ủng hộ những yêu sách của Đảng Xã hội. Một kết quả tưng bừng của cuộc hợp tác này là lễ kỷ niệm ngày 1 tháng 5, 1937. Đảng Xã hội đứng lên tổ chức, nhưng cộng sản huy động hai vạn quần chúng tới dự và biểu tình, tuần hành khắp Hà Nội.
Sau khi Mặt trận Bình dân lên nắm chính quyền ở Pháp được ít lâu thì chính quyền Đông Dương ra lệnh ân xá cho tất cả chính trị phạm. Được thả ra, các đảng viên cộng sản lập tức hoạt động lại. Nhưng lần này họ rất thận trọng. Họ chia làm hai nhóm, một nhóm chuyên về hoạt động công khai (Đặng Xuân Khu, Hạ Bá Cang [3] , v.v.) một nhóm bí mật (Phạm Văn Đồng, Lê Văn Hiến, v.v.) phụ trách việc xây dựng lại các tiểu tổ. Nhóm công khai do Đặng Xuân Khu lãnh đạo, xâm nhập báo Le Travail và mưu đả phá nhóm Tờ-rốt-kít. Nhưng chẳng bao lâu tờ báo cũng bị kiện và đóng cửa. Sau đó, cộng sản Đệ tam tổ chức một nhóm riêng, xuất bản hai tờ báo, một tờ tiếng Pháp lấy tên là Rassemblement, và một tờ báo tiếng Việt lấy tên Tin tức, nhưng cả hai đều nặng mùi cộng sản và không có trí thức ngoài đảng tham gia nên bán không chạy.
Dần dần nhân dân mất hào hứng. Chính phủ Mặt trận Bình dân tỏ ra không kém thực dân hơn các chính phủ trước. Chương trình “cách mạng” của Mặt trận chỉ biểu lộ bằng những lời hứa hão, và nếu cần vẫn áp dụng chính sách khủng bố. Sau khi Mặt trận Bình dân ở Pháp tan rã thì phong trào Mặt trận Bình dân ở Việt Nam cũng tiêu tan và tiếp đến là Thế chiến thứ hai. Đảng Xã hội ngừng hoạt động, còn cộng sản thì lẳng lặng lui vào bóng tối. Vì giao thông giữa Pháp và Việt Nam bị cắt đứt, nên đảng cộng sản Pháp không thể nào chỉ huy cộng sản đàn em ở Việt Nam được nữa.
Tuy không bạo động, Mặt trận Bình dân cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chuyển biến sau này của cách mạng Việt Nam. Chính nhờ dịp này mà lần đầu tiên báo chí, sách vở cộng sản xuất bản ở Paris và ở Moscou tràn ngập các hiệu sách Việt Nam và cũng là lần đầu tiên mà trí thức và tiểu tư sản Việt Nam có tài liệu chính xác về lý thuyết Mác-xít. Hệ thống tư tưởng Mác-xít bắt đầu thay thế cho ý niệm thô sơ của xu hướng quốc gia. Công chúng quan tâm nhiều đến chế độ dân chủ hơn là độc lập quốc gia, và theo quan niệm của nhiều người thì cộng sản là một thứ dân chủ tuyệt đối.
Vì được thụ hưởng ít nhiều quyền lợi dưới thời Mặt trận Bình dân nên công nhân coi cộng sản là kẻ chính thức đứng ra bênh vực họ. Nông dân hồi đó chưa biết đọc, biết viết nên không hiểu Mác-xít, Stalin-nít là nếp tẻ gì cả, nhưng họ cũng lấy làm bùi tai khi nghe cán bộ cộng sản hứa sẽ chia đều ruộng đất. Cộng sản tuyên truyền để họ gia nhập những hội tương thân, tương trợ do cán bộ cộng sản kiểm soát. Những đảng viên cộng sản hồi đó phần lớn thuộc thành phần khá giả trong nông thôn, địa chủ, hoặc phú nông không có địa vị trong làng, xã và thường bị quan lại áp bức.
Cộng sản lui vào bí mật nhưng vẫn nắm vững các tiểu tổ gồm 1 vạn đảng viên thực thụ và số cảm tình còn đông hơn. Nhưng 1939 cho đến 1941 cộng sản mất dần uy thế, một phần vì chính quyền khủng bố, một phần vì sau khi quân đội Nhật kéo vào Việt Nam, nhân dân Việt Nam bỗng nhiên quay lại xu hướng quốc gia. Một mặt khác, vì Liên Xô ký hiệp ước bất xâm phạm với Đức Quốc xã và giữ thái độ trung lập đối với Nhật nên Việt cộng, cũng như cộng sản tất cả các nước khác đều lúng túng không biết làm ăn sao, nói làm sao. Nhưng mặc dầu ngậm miệng, họ vẫn giữ vững lòng tin và nắm vững quần chúng của họ không cho lý tưởng quốc gia xâm nhập. Sau cùng, họ gặp hai may mắn là Nhật Bản trịnh trọng tuyên bố tôn trọng chủ quyền thực dân của Pháp ở Đông Dương và Liên Xô, bị Đức tấn công, nghiễm nhiên trở thành đồng minh của các nước dân chủ Tây phương. Việt cộng liền đưa ngay ra khẩu hiệu “tiêu diệt cả thực dân Pháp lẫn phát xít Nhật”. Khi Nhật bị yếu thế và các lãnh tụ cộng sản trốn sang Tàu trở về với danh nghĩa “giải phóng”, uy tín cộng sản lại lên rất cao. Đấy là phong trào Việt Minh.
Chương 5
Có công mài sắt, có ngày nên kim
Việc Việt cộng cướp được chính quyền ở Việt Nam có thể coi là một hậu quả của Thế chiến thứ hai. Nhiều tác giả đã trình bày cặn kẽ về vụ này, nên trong cuốn sách nhỏ này chúng tôi chỉ lược kê lịch trình tổng quát, thay vì nghiên cứu tỉ mỉ, vì chúng tôi muốn dành chỗ để nói nhiều hơn về một điểm mà chưa ai nói tới. Ấy là việc Việt cộng áp dụng chiến lược Mao Trạch Đông để thành lập chế độ vô sản chuyên chính tại Việt Nam. Về một vài sự việc nào đó, sự trình bày của chúng tôi có thể khác với sự trình bày của một quan sát viên từ ngoài nhìn vào. Sở dĩ như vậy là vì chúng tôi chỉ căn cứ vào những sự tai nghe mắt thấy trong thời gian tham gia kháng chiến, không dựa vào những tài liệu của cộng sản hoặc của Pháp, vì những tài liệu đó thường mâu thuẫn và nhiều khi không xác thực.
Phong trào Việt Minh
Năm 1940, ba tháng sau khi Pháp bị bại trận thì quân đội Nhật kéo vào Việt Nam. Vì đã ký một hiệp ước bất xâm phạm với Đức Quốc xã, nên Nga giữ thái độ trung lập, mặc cho hai phe, “đế quốc” và “phát xít” đánh nhau. Nhưng ngồi xa nhìn rõ, có lẽ Đệ tam Quốc tế đã dự đoán hậu quả của việc Nhật chiếm đóng Đông Dương và tiên kiến việc Nhật lật đổ chính quyền thực dân Pháp và có lẽ cả việc Nhật bại trận. Moscou nhận định tình hình Việt Nam rất thuận lợi cho một cuộc cách mạng vô sản. Ông Hồ từ một nơi khuất nẻo nào đó được gọi về Moscou và được phái sang Hoa Nam để tiếp tục một sứ mạng mà ông đã phải bỏ dở trong ngót mười năm.
Như đã tường thuật trong Chương 3, ông Hồ lên đường sang Trung Hoa vào mùa xuân năm 1941; cùng đi với ông có Nguyễn Khánh Toàn. Nhưng cùng ngồi trên xe lửa, ông Hồ nhận thấy Toàn đã mất hết tác phong cách mạng, một điều mà ông quả thực không ngờ. Trong 15 năm sống ở Moscou, Toàn được hưởng quy chế “chuyên viên ngoại quốc”, sống một cuộc đời thảnh thơi với một số lương to hơn lương người bản xứ. Thấy Toàn ăn uống luôn mồm ông Hồ biết là Toàn đã quen thói phong lưu, không thể nào chịu đựng sự gian khổ của một người cách mạng hoạt động trong bóng tối. Vì vậy nên đặt chân đến Diên An, ông Hồ liền thu xếp với Mao gửi Toàn ở lại và hẹn với Toàn là sẽ nhắn Toàn về khi nào cách mạng thành công. Toàn biết vậy và vui vẻ ở lại. Các đảng viên cộng sản kỳ cựu cho rằng đời sống của ông Hồ và của Nguyễn Khánh Toàn là hai thái cực. Ông Hồ thì luôn luôn chịu đựng gian khổ còn Toàn thì luôn luôn phong lưu, có thể nói là “trưởng giả”, mặc dầu hai người đều là cộng sản.
Toàn lưu lại Diên An và một lần nữa, lại được hưởng quy chế dành riêng cho “chuyên viên ngoại quốc”, được hưởng chế độ “tiểu táo” trong khi người vợ bản xứ ngồi cùng bàn phải ăn “đại táo” [4] . Năm 1945 sau khi cướp được chính quyền, ông Hồ bận quá nên quên khuấy Toàn. Chừng một tháng sau có một ký giả Ca-na-da ghé qua Diên An kể cho Toàn nghe ở Việt Nam mới có chính phủ mới và người cầm đầu là một ông già nói tiếng Anh rất thạo. Toàn đoán chắc là ông Hồ nên quyết định về nước. Sau khi được Mao Trạch Đông chuẩn y, Toàn lên đường về Việt Nam cùng với Nguyễn Sơn, một người Việt đã gia nhập Đảng Cộng sản Trung Hoa từ 1927. Trung cộng nhận hai người là nhân viên của phái đoàn Trung cộng xuống Trùng Khánh. Trung cộng nhờ một Hoa kiều buôn bán ở Bangkok đưa hai người về tới Lạng Sơn. Toàn về tới Hà Nội vào khoảng tháng Chạp 1945, và sau một thời gian được cử làm thứ trưởng Bộ Giáo dục, với nhiệm vụ kiểm soát Nguyễn Văn Huyên, bộ trưởng, nhưng chưa có chân trong Đảng.
Sau khi để Toàn ở lại Diên An, ông Hồ lẩn qua vùng Quốc dân Đảng và một mình lặn lội xuống Hoa Nam, tới sát biên giới Việt Nam. Ông giấu kín lý lịch, tự xưng là Hồ Chí Minh, giả dạng làm một chiến sĩ quốc gia Việt Nam chủ trương đánh đuổi phát xít Nhật ra khỏi nước. Ông kết liên với nhóm quốc gia đương tích cực hoạt động ở Hoa Nam, nhưng đồng thời ông cũng tập hợp những đồ đệ cũ của ông lẩn quất trong vùng, trong số có ông Hồ Tùng Mậu. Cùng với họ, ông Hồ tổ chức Mặt trận Việt Minh (tức là Việt Nam Độc lập Đồng minh). Ông cử người về nước liên lạc với các tiểu tổ cộng sản còn đang ẩn náu trong bóng tối. Không bao lâu, những đảng viên quan trọng trước kia bị Pháp bắt giam trong các trại tập trung lần lượt thoát khỏi trại giam chạy sang Trung Hoa. Pháp bắt giam các đảng viên cộng sản hồi Nga buông tay cho Đức đánh Pháp, nhưng sau khi Nhật chiếm Đông Dương và Nga bị Đức tấn công thì cộng sản và Pháp không còn kình địch nhau nữa mà chỉ còn một kẻ thù chung trước mắt là Nhật. Vì vậy nên cộng sản bị giam vượt ngục không cần phải trèo tường.
Ông Hồ tình nguyện dùng tổ chức bí mật của ông trong nội địa Việt Nam làm tình báo cho quân đội đồng minh Anh-Mỹ. Ông đảm nhận việc dò xét và báo cáo những di chuyển của quân đội Nhật và giúp các phi công Mỹ bị Nhật bắn rơi trốn thoát sang Trung Hoa. Sau khi chiếm được Madagascar, Anh phóng thích các đảng viên cộng sản “trong số có Hoàng Hữu Nam” bị Pháp mang sang cầm cố ở đây và thả dù họ xuống vùng du kích Việt Minh ở Cao Bằng [5] . Ngược lại, Mỹ cho Việt Minh một số radio xách tay và vài trăm tiểu liên. Việt Minh dùng số khí giới này để tấn công mấy đồn khố xanh và lính dõng, nhưng tránh không giao phong với quân đội Nhật can trường và đầy đủ võ trang hơn. Chủ trương của ông Hồ là bảo toàn vũ khí do Mỹ cung cấp để sau khi quân đội Nhật thất trận sẽ dùng để cướp chính quyền và đối phó với phe quốc gia. Mọi việc xẩy ra đúng như ông Hồ đã tiên liệu. Sau khi Pháp được đồng minh giải phóng và phe De Gaulle lên nắm chính quyền, viên toàn Decoux ở Đông Dương hổ thẹn vì đã theo chính phủ Vichy, và muốn đái tội lập công, dự định một cuộc tấn công đánh úp Nhật. Nhưng Nhật biết rõ âm mưu nên ngày 9 tháng 3, 1945, Nhật đảo chính Pháp trước khi Pháp kịp trở tay. Nhật bắt giam tất cả binh lính và thường dân Pháp, để Bảo Đại tiếp tục làm Hoàng đế và được phép có bộ Quốc phòng. Cụ Trần và một số nhân viên trong chính phủ của cụ là những người thật thà yêu nước nên việc đầu tiên họ làm là thả hết chính trị phạm, kể cả cộng sản. Nhưng sau khi ra khỏi tù, việc đầu tiên của cộng sản lại là gia nhập phong trào Việt Minh để lật đổ chính phủ Trần Trọng Kim.
Ngày 19 tháng 8, 1945, Việt Minh cướp chính quyền ở Hà Nội. Vì Nhật đã đầu hàng đồng minh từ 5 hôm trước nên bỏ ngỏ thành phố không can thiệp. Việt Minh chỉ biết biểu tình và bắn một vài phát súng sáu là viên khâm sai Phan Kế Toại vội vã đầu hàng. Bảo Đại cũng thoái vị và ông Hồ trở thành Chủ tịch chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Mấy ngày sau, theo đúng hiệp ước Postdam, quân đội Anh đổ bộ lên Sài Gòn và Trung Hoa Dân quốc tiến vào Hà Nội để tước vũ khí của bại quân Nhật Bản. Hai đội quân chiếm đóng tìm cách ngăn cản phong trào Việt Minh. Trong Nam thì quân Anh thả tù binh Pháp, cho họ khí giới để đánh chiếm lại Việt Nam, còn ngoài Bắc thì quân đội Lư Hán giúp Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội chống chọi với Việt Minh. Phe quốc gia tuyên truyền chống Việt Minh bắt cóc và thủ tiêu cán bộ cộng sản và chiếm giữ một vài địa điểm làm căn cứ quân sự.
Bị chống đối mỗi ngày một kịch liệt, ông Hồ bắt buộc phải nhượng bộ phe quốc gia, dành cho họ 80 ghế trong quốc hội bầu cử giả hiệu, thành lập chính phủ liên hiệp[6] và hô hào toàn dân đoàn kết chống Pháp. Đảng Cộng sản tuyên bố tự giải tán để chứng tỏ nhiệt tâm của họ đối với chính nghĩa quốc gia, nhưng thật ra vẫn tiếp tục hoạt động bí mật và kiểm soát quần chúng. Trong khi ấy phe quốc gia cũng củng cố vị trí và tăng cường tuyên truyền chống cộng. Trong lúc ông Hồ đang lúng túng vì bị Pháp và quốc gia tấn công hai mặt thì một thoả hiệp giữa Pháp và chính phủ Tưởng Giới Thạch mang lại cho ông một lối thoát bất ngờ. Theo thoả hiệp này, Tưởng Giới Thạch ưng thuật rút quân ra khỏi miền Bắc Việt Nam nhường chỗ cho quân đội Pháp.
Sau khi quân đội Lư Hán rút khỏi, cộng sản lập tức tấn công và tiêu diệt V.N.Q.Đ, và sau đó tìm cách điều đình với Pháp, theo đó nước Pháp “thừa nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia “tự do” thuộc khối Liên hiệp Đông Dương và Liên hiệp Pháp, có chính phủ, quốc hội, quân đội, và một nền tài chính riêng”. Sau này Việt Minh cố gắng điều đình sửa lại một vài điều khoản trong hiệp ước đó để cho Việt Nam được hoàn toàn độc lập, vì theo Hiệp định Sơ bộ thì quân đội Pháp vẫn có quyền chiếm đóng Việt Nam. Hai cuộc hội nghị Đà Lạt (tháng 4 và tháng 5 năm 1946) và Fontainebleau (tháng 7 và tháng 8 năm 1946) đều thất bại mặc dầu ông Hồ đã đích thân sang Paris để vận động. Rốt cuộc, không lẽ ra về tay không, ông Hồ phải ký với tổng trưởng Pháp quốc Hải ngoại [bộ trưởng Thuộc địa], Marius Moutet, một đảng viên Xã hội mà ông đã quen trên 20 năm, một bản Tạm ước xác nhận những điều khoản đã quy định trong Hiệp định Sơ bộ.
Nhưng quân Pháp không tôn trọng hiệp định cứ viện đủ mọi cớ để chiếm hết vị trí này đến vị trí khác, chịu không nổi, ông Hồ phải trả đũa bằng một cuộc tấn công bất ngờ vào ngày 19 tháng Chạp năm 1946. Ông Hồ quyết định 11 giờ sáng, và định giờ khởi sự là 8 giờ tối. Võ Nguyên Giáp đã lập tức truyền lệnh này đến tất cả các lực lượng Việt Minh trên toàn lãnh thổ. Nhưng vào khoảng 2 giờ trưa hôm ấy, Giáp nhận được tin là Marius Moutet sắp lên đường sang Việt Nam nên vội vã đến Bắc Bộ Phủ báo cáo với ông Hồ và hỏi xem có nên hoãn việc tấn công lại không. Ông Hồ bảo “cứ việc”, và thế là đêm ngày 19 tháng Chạp năm 1946 mở màn cho một cuộc chiến tranh kéo dài tới hơn tám năm trời.
Trước kia ông Hồ có ý đấu dịu với Pháp vì ông muốn cho Việt Minh có đủ thì giờ củng cố chính trị và quân sự. Có lẽ ông cũng ráng chờ xem Pháp cộng và Trung cộng làm ăn như thế nào, nhưng đến khi tình thế bắt buộc phải tự lực chống Pháp ông vẫn tin chắc thắng lợi cuối cùng sẽ về ông. Ông thừa biết Việt Nam cách xa Pháp hàng ngàn dặm, và nước Pháp vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau cuộc chiếm đóng của Đức Quốc xã. Hơn nữa, sau Thế chiến thứ Hai, quốc tế đã thay đổi hẳn khiến một cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa là một chuyện không thể nào thực hiện được nữa. Ông Hồ nhận định rằng Pháp càng đánh thì càng củng cố thêm uy thế của Việt Minh, vì sẽ làm cho cộng sản trở thành những chiến sĩ chân chính bảo vệ đất nước và thực sự giải phóng quốc gia, không “ngáp phải ruồi” như hồi mới cướp chính quyền. Ông Hồ trở thành biểu tượng của đoàn kết quốc gia, và mọi người nhiệt liệt hưởng ứng phong trào kháng chiến chống Pháp.
Cuộc kháng chiến
Võ Nguyên Giáp muốn rập theo kế hoạch của Nhật trong cuộc đảo chính mùng 9 tháng 3, tấn công các trại binh Pháp đúng 8 giờ tối là giờ các sĩ quan Pháp đang ăn uống. Nhưng một tên Pháp lai làm tự vệ cho Việt Minh báo cho Pháp biết nên Pháp đủ thì giờ chuẩn bị. Ở một vài nơi không đủ sức chống đỡ, Pháp phải đầu hàng, nhưng Pháp giữ vững những thành phố hoặc vị trí mà quân số của họ đông hơn Giải phóng quân của Việt Minh. Tình trạng kéo dài trong ba năm: quân đội Pháp không dám mạo hiểm ra khỏi các vị trí hoặc thành phố, quân đội Việt Minh kiểm soát vùng quê, phá cầu, cắt đứt đường giao thông. Dần dần quân đội Pháp nới rộng vòng kiểm soát, nhưng đồng thời Việt minh cũng tiến bộ về quân sự. Tình trạng cứ giằng co như thế cho đến ngày chính phủ Nam Kinh sụp đổ và Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ở Bắc Kinh ngày 1 tháng 10 năm 1949. Thấy ông Mao thành công ở Trung Hoa, ông Hồ bèn yêu cầu viện trợ. Tháng Hai năm 1950, Mao Trạch Đông cử tướng Lã Quý Ba làm cố vấn quân sự cho Võ Nguyên Giáp. Ít lâu sau, Trung cộng lại cử thêm nhiều chuyên viên sang giúp Việt Minh trong mọi ngành. Ngoài ra Trung cộng còn ra lệnh cho hai tỉnh giáp giới Việt Nam là Quảng Tây và Quảng Đông cung cấp lương thực, vũ khí và đạn dược cho quân đội Việt Minh. Và rất nhiều sĩ quan Việt Nam được gửi sang Trung Quốc học tập quân sự.
Được Trung cộng ủng hộ, quân đội Việt Minh tổng tấn công các vị trí của quân đội Pháp dọc biên giới Việt-Hoa, buộc quân đội Pháp phải rút về đồng bằng sông Nhị Hà ở phía nam. Thấy bước đầu thành công, tướng Lã Quý Ba khuyên Việt Minh truy kích tấn công vào các vị trí của Pháp ở đồng bằng. Nhưng vì Lã tướng quân không có mấy kinh nghiệm về sự tàn phá của không quân nên trong trận Ninh Bình, quân đội Việt Minh đã bị tổn thất nặng nề, phải tháo chạy tán loạn vì bị phi cơ Pháp dùng bom napan đốt phá. Sau khi nhận thấy là đã tính lầm, Lã tướng quân bèn thay đổi chiến lược và tìm cách dụ quân đội Pháp tiến vào vùng rừng núi. Để thực hiện kế hoạch này, ông khuyên Việt Minh tấn công các đồn binh Pháp ở Lào. Vì nằm ở phía sau dãy núi Trường Sơn, nên Pháp yên trí các vị trí này không bị tấn công, do đó không hề chuẩn bị đề phòng.
Việt Minh bắt đầu dự trữ lương thực, phần lớn là gạo và cá khô, vì ở Lào dân cư thưa thớt, không kiếm được lương thực tại chỗ. Việt Minh trưng dụng xe đạp mà dân chúng đã buôn lậu từ các khu vực bị Pháp chiếm đóng, dùng để “thồ” lương thực và đạn dược. Việt Minh vượt dẫy Trường Sơn và tiến qua các rừng núi Lào nhanh đến nỗi Pháp không kịp trở tay.
Việt Minh mở tất cả ba chiến dịch lớn ở Lào. Chiến dịch thứ nhất nhằm tấn công Luang Prabang, thủ đô Hoàng gia Lào. Trong chiến dịch này, Việt Minh đã tiến tới cách Luang Prabang chưa đầy 50 cây số về phía Bắc, vào ngày 30 tháng 4 năm 1953. Sợ Việt Minh tấn công một lần nữa, ngày 20 tháng 11 năm 1953, Pháp cho 6 tiểu đoàn nhảy dù xuống Điện Biên Phủ. Việt Minh bèn mở cuộc tấn công thứ 2 vào Trung Lào và chiếm đóng Thakhek ngày 28 tháng Chạp, và sau đó tiến quân xuống Hạ Lào. Mục đích là buộc Pháp phải chia quân đi trấn giữ mọi nơi ở Lào, và làm cho Pháp phải dùng số lớn phi cơ vào việc tiếp tế các đồn binh tản mát ở những nơi hẻo lánh. Rồi cuối cùng, Việt Minh mở một chiến dịch thứ ba, lần này cũng lại nhằm đánh Luang Prabang, và ngày mùng 8 tháng 2 năm 1954 chỉ còn cách thành phố này chưa đầy 35 cây số. Quốc vương Lào sang bên kia sông Cửu Long lánh nạn, còn Pháp thì vội vàng thả dù thêm quân xuống Điện Biên Phủ.
Tuy chẳng to tát gì, nhưng Luang Prabang cũng là một “thủ đô” nên Pháp phải bảo vệ đến cùng. Kế hoạch của Pháp là chặn cuộc hành quân của Việt Minh bằng cách cắt đứt đường tiếp vận của họ ở Điện Biên Phủ, một đồn binh nằm sâu trong vùng thượng du và ở ngay phía sau chiến tuyến Việt Minh. Việt Minh bao vây Điện Biên Phủ. Pháp càng thả dù thêm quân thì Việt Minh càng bao vây thêm cho đến ngày Việt Minh dùng cao xạ rất chính xác của Tiệp Khắc hạ máy bay khiến Pháp không thả dù được nữa.
Việt Minh tấn công Lào, không phải nhằm chiếm đóng Lào mà thật ra chỉ để nhử Pháp lọt vào vùng núi. Tướng De Lattre de Tassigny là một chiến lược gia có tài, nhưng người kế vị ông kém quá nên không địch nổi với chiến lược của Việt Minh. Chỉ vì muốn đánh vào hậu quân Việt Minh mà Pháp đã lọt vào tròng. Với quan niệm quân sự cổ điển Tây phương, Pháp đã lâm vào thế bị động và không sao giữ nổi Điện Biên Phủ.
Đến lúc ấy, Liên Xô hở cho Pháp biết là có thể chấm dứt chiến tranh mà Pháp không bị mất mặt nhiều. Pháp hưởng ứng ngay và Hội nghị Genève được triệu tập năm 1954. Thoạt đầu Pháp ngần ngại không chịu chấp nhận điều kiện của Việt Minh, nhưng trong lúc Pháp đang lưỡng lự, thì Việt Minh tấn công đại quy mô vào Điện Biên Phủ. Quân đội Pháp phải đầu hàng ngày mùng 7 tháng 5 năm 1954. Tin Pháp thua to ở Điện Biên Phủ làm náo động dư luận Pháp, và kết quả là chính phủ Mendès Frances phải hấp tấp ký một hiệp định nhượng bộ cho Việt Minh nhiều hơn là các lãnh tụ Việt Minh từng hy vọng.
Chiến tranh chấm dứt giữa lúc tỉnh Thanh Hoá sắp lâm vào nạn đói. Nằm trong khu vực phì nhiêu sông Mã, Thanh Hoá vẫn được coi là vựa lúa thứ hai của miền Bắc. Tự ngàn xưa, Thanh Hoá vẫn là nơi nuôi quân để chống lại quân Tầu. Vì không hề bị Pháp chiếm đóng, nên trong thời kỳ kháng chiến Thanh Hoá lại là nguồn tiếp tế lương thực cho quân đội Việt Minh. Có lẽ Pháp không đủ quân lực để chiếm vùng này, nhưng có thể là tại các tướng lãnh Pháp không chịu nghiên cứu lịch sử Việt Nam và binh pháp Tôn Tử [7] nên đã không chú ý đến tỉnh này.
Muốn hiểu Thanh Hoá quan trọng nhường nào đối với kháng chiến, thì chỉ cần biết tỉnh này đã cung cấp 76 phần trăm tổng số lương thực cho quân đội Việt Minh ở Điện Biên Phủ. Con số này đã được nêu lên trong một điện văn tuyên dương thành tích của nhân dân Thanh Hoá. Một điều nữa nên biết là chỉ có 10 phần trăm số gạo xuất kho từ Thanh Hoá đến tới Điện Biên, vì hàng vạn dân công gánh gạo ăn dọc đường hết 90 phần trăm. Mỗi người gánh 15 ki lô, mỗi đêm đi 15 cây số. Để tránh máy bay, họ nghỉ ngày, đi đêm. Tối đến có hàng vạn dân công lên đường, cứ 5 người lại có một người cầm đèn soi đường và mỗi khi có tiếng máy bay là lập tức thổi tắt đèn. Đứng trên đồi cao nhìn xuống đoàn người cầm đèn, người xem có cảm tưởng chứng kiến một cuộc múa rồng múa rắn vĩ đại.
Nếu Pháp đã bị kiệt quệ vì chiến tranh Đông Dương, thì Việt Minh cũng gần tê liệt. Việt Minh đã giành được thắng lợi vì kiên nhẫn hơn và biết giấu kín những nỗi khó khăn nội bộ. Ôn lại chín năm kháng chiến người ta có cảm tưởng như Pháp cứ đánh từ từ, tập rượt cho quân đội Việt Minh mỗi ngày một lớn mạnh, cho tới ngày “học viên” quật ngã huấn luyện viên. Hồi kháng chiến mới bùng nổ năm 1946, Việt Minh chỉ có gậy tầm vông, một vài khẩu súng lục và tiểu liên do Mỹ cung cấp hoặc mua rẻ của sĩ quan trong quân đội Lư Hán. Nhưng ngày nay, quân đội Bắc Việt là một quân đội tinh nhuệ, võ trang đầy đủ và tinh thần dũng cảm cao đến tột bực.
Trái với một số người vẫn tưởng, quân Nhật không hề giúp võ khí cho Việt Minh. Trong mấy ngày đầu sau khi họ đầu hàng, quân Nhật quả có ý định giúp Việt Minh một số vũ khí và quân trang, nhưng họ đình ngay khi có tin Võ Nguyên Giáp, ngày 17 tháng 8, 1945 trong khi kéo quân từ Thái Nguyên về Hà Nội đã tấn công đồn binh Nhật ở Thái Nguyên để “ra oai” với mấy phóng viên báo Mỹ cũng đi theo. Nhật đốt hết kho tàng của họ và trao lại cho quân đội Lư Hán ở Hải Phòng 400.000 tấn vũ khí đạn dược.
Trong vùng kháng chiến, mọi người đều công nhận rằng, ngoài số vũ khí và đạn dược chiếm được của quân Pháp, có 5 vật tư, không thu nhưng mua được của Pháp, đã giúp Việt Minh chiến thắng. Những vật tư ấy là:
1. Thuốc
sốt rét, để quân đội dùng ở những vùng nước độc;
2. Nylon
nhẹ, không thấm nước, dùng để che mưa hoặc để bọc quần áo và thức ăn, làm phao
bơi qua sông;
3. Lốp
xe hơi cũ dùng làm dép “cụ Hồ” để trèo đèo lội suối;
4. Xe
đạp để “thồ” lương thực và đạn dược;
5. Dầu
hoả để thắp đèn.
Pháp nhập cảng các thứ
này vào Việt Nam, và con buôn mang lậu ra, thường khi có sự thông đồng của các
trưởng đồn Pháp.
Chiến tranh Đông Dương kết thúc ngày 21 tháng 7 năm 1954, khi Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, cùng với Cam-bốt, Lào, Nga xô, Trung cộng, và Anh ký vào bản tuyên ngôn cuối cùng của hội nghị Genève; đây là bản hiệp định đương nhiên thừa nhận chủ quyền của chính phủ Hồ Chí Minh trên toàn Miền Bắc Việt Nam. Trong 5 năm sau đó, tình hình tương đối được yên tĩnh vì cộng sản còn bận hoàn thành công cuộc tập thể hoá miền Bắc và huấn luyện những phần tử thân cộng tập kết ở Miền Nam để tổ chức chiến tranh du kích hiện còn đang tiếp diễn.
Củng cố chính trị
Về chính trị và văn hoá Việt Minh cũng đạt được những tiến bộ tương tự như về quân sự. Năm 1945, 80 phần trăm dân số hãy còn mù chữ, mà đến đầu năm 1950 nạn mù chữ đã hoàn toàn được thanh toán. Nhờ mẫu tự La-tinh và cách đánh vần rất hợp lý, nên một người lớn tuổi thường chỉ học độ một tháng là đủ biết đọc biết viết. Muốn bắt dân chúng phải học đọc, học viết, Việt Minh đặt cán bộ đứng khảo chữ ở cổng chợ, bến đò hoặc ngay giữa đường, có đánh vần đúng mới được đi qua.
Tuy trình độ văn hoá của nhân dân vẫn còn thấp vì nói chung họ học chính trị nhiều hơn là văn hoá, song làng nào cũng có một trường tiểu học, huyện nào cũng có một trường trung học, và có rất nhiều lớp học bổ túc buổi tối cho tất cả những người lớn tuổi.
Tiến bộ về tổ chức chính trị cũng lớn lao vô cùng. Từ một thiểu số viên chức và chuyên viên thiếu kinh nghiệm, đảng Lao động đã đào tạo được hàng ngàn cán bộ chuyên môn về mọi kỹ thuật, và một khối cán bộ khổng lồ phụ trách việc kiểm soát đời sống hàng ngày của toàn thể nhân dân. Việc kiểm soát nhân dân - công cuộc vĩ đại nhất của cộng sản - có thể tạm chia làm hai giai đoạn: giai đoạn “phản đế” bắt đầu từ 1946 và chấm dứt năm 1949 và giai đoạn “phản phong” từ 1950 đến 1956.
Giai đoạn phản đế 1946-1949
Khẩu hiệu của thời kỳ này là “Tổ quốc trên hết”. Ông Hồ hô hào toàn dân đoàn kết ủng hộ chính phủ kháng chiến chống Pháp. Để trí thức bớt nghi ngờ, đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán, và trịnh trọng giao quyền lãnh đạo chính trị cho Mặt trận Liên Việt. Quyền tư hữu tài sản được triệt để tôn trọng, và địa chủ vẫn được quyền thu tô. Có nơi nông dân bị truy tố vì không trả đủ địa tô cho địa chủ. Trí thức được trìu mến, nhiều người được giữ chức vụ cao cấp nếu không có thực quyền thì ít nhất cũng có danh vọng còn thân hào nhân sĩ vẫn được trọng vọng như xưa. Để lôi kéo những người khao khát muốn tham gia việc nước, cộng sản thành lập nhiều đoàn thể chính trị “hữu danh vô thực” như Đảng Dân chủ, dành cho địa chủ và phú thương; đảng Xã hội, dành cho trí thức, và Mặt trận Liên Việt, dành cho nhân sĩ và bô lão, già không hoạt động nặng nhọc được, nhưng vẫn còn uy thế đối với con cháu. Những tổ chức này thực ra chỉ là một tấm bình phong để cộng sản nấp sau giật dây. Vì quả thực là bù nhìn, dành riêng cho từng giới, nên chẳng bao lâu mấy đoàn thể nói trên mất hết uy tín đối với dân chúng.
Đảng Dân chủ do một nhóm sinh viên đại học lập ra hồi Nhật chiếm đóng, đã bị rơi ngay vào vòng kiểm soát của cộng sản vì tình nguyện hợp tác với Việt Minh để chung sức chiến đấu chống Pháp và Nhật. Ngày nay Đảng Dân chủ đã trở thành một tổ chức hoàn toàn bù nhìn có kiểm soát thuộc “thành phần tư sản”.
Hai Đảng Xã hội và Dân chủ ngày nay chỉ còn có tên. Còn “mặt trận” thì đã đổi tên đến ba lần: Từ Mặt trận Việt Minh đến Mặt trận Liên Việt, rồi từ Mặt trận Liên Việt đến Mặt trận Tổ quốc, và cuối cùng từ Mặt trận Tổ quốc đổi thành Mặt trận Thống nhất Quốc gia. Mỗi khi đổi tên thì bản cương lĩnh cũng được thay đổi chút ít để phù hợp với yêu cầu của tình thế. Có nhiều quan sát viên sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng những bản tuyên ngôn chính thức của các “mặt trận”, cho rằng có một vài thay đổi thực sự trong đường lối chính sách. Nhưng thực ra sự thay tên đổi dạng này chẳng vì một thay đổi quan trọng nào về chính sách, mà chỉ vì mặt trận đương thời đã mất hết uy tín. Thí dụ như hồi đầu mặt trận được gọi là Việt Minh, viết tắt là VM, đọc nhanh thành Vẹm. Không bao lâu câu thành ngữ Việt Nam “nói như vẹt” được đổi ra “nói như vẹm”, nghĩa là nói liến thoắng như cán bộ Việt Minh, rồi từ đó sinh ra những thành ngữ “nói dối như Vẹm, thủ đoạn như Vẹm”. Chữ Vẹm làm cho cộng sản khó chịu, nên họ đổi thành Liên Việt. Nhưng vẫn thói viết tắt Liên Việt thành L.V, đọc theo lối “truyền bá quốc ngữ” thành “lờ vờ” và quả thật các cụ trong Mặt trận Liên Việt lúc nào cũng chỉ hoạt động một cách lờ vờ. Trong giai đoạn đầu còn nhiều tính chất dân chủ, bộ máy chính quyền đã củng cố rất nhiều mặc dầu vì ưa dùng thủ đoạn nên chế độ mỗi ngày mỗi mất uy tín đối với nhân dân.
Giai đoạn phản phong 1950–1956
Việt Minh giả dạng dân chủ cho đến ngày chiến thắng quân Pháp ở Lạng Sơn, tháng 9 năm 1950, tiến sát tới biên giới Hoa-Việt. Có tin đồn hồi đầu năm 1951 ông Hồ đã bí mật vi hành sang gặp ông Mao và đã bị các lý thuyết gia Trung cộng phê bình là ông “hữu khuynh”, vì họ cho rằng ông Hồ đã chú trọng quá nhiều đến việc kháng chiến chống Pháp mà coi nhẹ nhiệm vụ thiết lập chế độ cộng sản.
Sau khi ông Hồ từ Bắc Kinh trở về, Đảng Cộng sản đã gỡ bỏ mặt nạ và xuất hiện với cái tên mới là Đảng Lao động Việt Nam (ngày mùng 3 tháng 3 năm 1951). Khẩu hiệu mới của Đảng là: “Đưa Phản phong lên ngang hàng với Phản đế”. Trước đó, mọi khẩu hiệu đều nhằm vào chiến tranh chống Pháp, nhưng nay vì chính sách đã thay đổi nên khẩu hiệu cũng phải thay đổi. Nhưng nếu đột nhiên thay khẩu hiệu cũ bằng khẩu hiểu mới thì sợ gây hoang mang mà cộng sản hết sức muốn tránh, nên họ bắt đầu thay đổi dần dần, nay một chữ, mai một chữ, cho đến khi khẩu hiệu mất hết ý nghĩa cũ. Chẳng hạn như khẩu hiệu “sẵn sàng tổng phản công” năm 1950, đổi thành “sẵn sàng chuẩn bị tổng phản công” vào năm 1951; sang năm 1952 lại giảm xuống “chuẩn bị tổng phản công”, và cuối cùng cất biến. Đến khi phản công thực sự, năm 1954, thì cộng sản đã đầy đủ uy quyền để bắt dân chúng phải tuân lệnh. Vì không còn cần phải “thuyết phục theo đường lối dân chủ” nữa, nên khẩu hiệu kể trên đã trở thành vô dụng.
Hồi khẩu hiệu “đưa Phản phong lên ngang hàng với Phản đế” mới xuất hiện, dân chúng không hiểu “Phản phong” là gì. Nhiều người cho rằng phản phong nghĩa là xoá bỏ tàn tích phong kiến còn sót lại trong guồng máy chính quyền nhà nước. Chỉ có cán bộ được huấn luyện ở Trung Quốc về mới biết rõ Phản phong có nghĩa là “tiêu diệt giai cấp địa chủ”. Mãi đến khoá chỉnh huấn đầu tiên, nên, năm 1953, danh từ “Phản phong” mới được định nghĩa rõ ràng (xem Phần 4).
Chiến dịch chính trong giai đoạn Phản phong là chiến dịch Cải cách ruộng đất (1953- 1954); hy sinh hơn nửa triệu người (tức là 4 phần trăm dân số Bắc Việt). Trước khi phát động chiến dịch Cải cách ruộng đất long trời lở đất này, Đảng Lao động đã phát động hai chiến dịch khác để dọn đường trước. Thứ nhất là chiến dịch Thuế nông nghiệp, rập theo mẫu của Trung cộng, nhằm mục đích bần cùng hoá toàn dân và biến xã hội Việt Nam thành một xã hội bần cố. Tiếp theo là cuộc “Đấu tranh chính trị” nhằm thủ tiêu “tất cả mọi phần tử phản động đầu sỏ”. Còn chính chiến dịch Cải cách ruộng đất thì thực hiện làm hai đợt, hoặc hai chiến dịch liên tiếp: chiến dịch “Giảm tô” và chiến dịch “Cải cách ruộng đất” thực sự. Sau chiến dịch “Cải cách ruộng đất” đến chiến dịch “Sửa sai” với mục đích bình thường hoá tình hình quá căng thẳng sau mấy chiến dịch khủng bố có tổ chức. Mỗi chiến dịch đều được sửa soạn trước bằng một khoá chỉnh huấn để chuẩn bị tinh thần cán bộ khỏi bị dao động trước những hành động đẫm máu của chiến dịch. Toàn bộ chiến dịch này chỉ được thực hiện từ mấy năm trước ở Trung Quốc, và thường được mệnh danh là “chiến thuật Mao Trạch Đông”. Vì tầm quan trọng của các chiến dịch này cũng như sự phản ảnh chủ tâm của các lãnh tụ cộng sản, chúng tôi sẽ trình bày mỗi chiến dịch riêng biệt trong các Chương sau. Chúng tôi mong độc giả sẽ có một quan niệm tổng quát về toàn bộ chiến thuật mà Mao Trạch Đông đã vạch ra cho Trung Quốc, và tin rằng có thể áp dụng cho tất cả các nước kém mở mang, như Việt Nam chẳng hạn.
Chiến tranh Đông Dương kết thúc ngày 21 tháng 7 năm 1954, khi Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, cùng với Cam-bốt, Lào, Nga xô, Trung cộng, và Anh ký vào bản tuyên ngôn cuối cùng của hội nghị Genève; đây là bản hiệp định đương nhiên thừa nhận chủ quyền của chính phủ Hồ Chí Minh trên toàn Miền Bắc Việt Nam. Trong 5 năm sau đó, tình hình tương đối được yên tĩnh vì cộng sản còn bận hoàn thành công cuộc tập thể hoá miền Bắc và huấn luyện những phần tử thân cộng tập kết ở Miền Nam để tổ chức chiến tranh du kích hiện còn đang tiếp diễn.
Củng cố chính trị
Về chính trị và văn hoá Việt Minh cũng đạt được những tiến bộ tương tự như về quân sự. Năm 1945, 80 phần trăm dân số hãy còn mù chữ, mà đến đầu năm 1950 nạn mù chữ đã hoàn toàn được thanh toán. Nhờ mẫu tự La-tinh và cách đánh vần rất hợp lý, nên một người lớn tuổi thường chỉ học độ một tháng là đủ biết đọc biết viết. Muốn bắt dân chúng phải học đọc, học viết, Việt Minh đặt cán bộ đứng khảo chữ ở cổng chợ, bến đò hoặc ngay giữa đường, có đánh vần đúng mới được đi qua.
Tuy trình độ văn hoá của nhân dân vẫn còn thấp vì nói chung họ học chính trị nhiều hơn là văn hoá, song làng nào cũng có một trường tiểu học, huyện nào cũng có một trường trung học, và có rất nhiều lớp học bổ túc buổi tối cho tất cả những người lớn tuổi.
Tiến bộ về tổ chức chính trị cũng lớn lao vô cùng. Từ một thiểu số viên chức và chuyên viên thiếu kinh nghiệm, đảng Lao động đã đào tạo được hàng ngàn cán bộ chuyên môn về mọi kỹ thuật, và một khối cán bộ khổng lồ phụ trách việc kiểm soát đời sống hàng ngày của toàn thể nhân dân. Việc kiểm soát nhân dân - công cuộc vĩ đại nhất của cộng sản - có thể tạm chia làm hai giai đoạn: giai đoạn “phản đế” bắt đầu từ 1946 và chấm dứt năm 1949 và giai đoạn “phản phong” từ 1950 đến 1956.
Giai đoạn phản đế 1946-1949
Khẩu hiệu của thời kỳ này là “Tổ quốc trên hết”. Ông Hồ hô hào toàn dân đoàn kết ủng hộ chính phủ kháng chiến chống Pháp. Để trí thức bớt nghi ngờ, đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán, và trịnh trọng giao quyền lãnh đạo chính trị cho Mặt trận Liên Việt. Quyền tư hữu tài sản được triệt để tôn trọng, và địa chủ vẫn được quyền thu tô. Có nơi nông dân bị truy tố vì không trả đủ địa tô cho địa chủ. Trí thức được trìu mến, nhiều người được giữ chức vụ cao cấp nếu không có thực quyền thì ít nhất cũng có danh vọng còn thân hào nhân sĩ vẫn được trọng vọng như xưa. Để lôi kéo những người khao khát muốn tham gia việc nước, cộng sản thành lập nhiều đoàn thể chính trị “hữu danh vô thực” như Đảng Dân chủ, dành cho địa chủ và phú thương; đảng Xã hội, dành cho trí thức, và Mặt trận Liên Việt, dành cho nhân sĩ và bô lão, già không hoạt động nặng nhọc được, nhưng vẫn còn uy thế đối với con cháu. Những tổ chức này thực ra chỉ là một tấm bình phong để cộng sản nấp sau giật dây. Vì quả thực là bù nhìn, dành riêng cho từng giới, nên chẳng bao lâu mấy đoàn thể nói trên mất hết uy tín đối với dân chúng.
Đảng Dân chủ do một nhóm sinh viên đại học lập ra hồi Nhật chiếm đóng, đã bị rơi ngay vào vòng kiểm soát của cộng sản vì tình nguyện hợp tác với Việt Minh để chung sức chiến đấu chống Pháp và Nhật. Ngày nay Đảng Dân chủ đã trở thành một tổ chức hoàn toàn bù nhìn có kiểm soát thuộc “thành phần tư sản”.
Hai Đảng Xã hội và Dân chủ ngày nay chỉ còn có tên. Còn “mặt trận” thì đã đổi tên đến ba lần: Từ Mặt trận Việt Minh đến Mặt trận Liên Việt, rồi từ Mặt trận Liên Việt đến Mặt trận Tổ quốc, và cuối cùng từ Mặt trận Tổ quốc đổi thành Mặt trận Thống nhất Quốc gia. Mỗi khi đổi tên thì bản cương lĩnh cũng được thay đổi chút ít để phù hợp với yêu cầu của tình thế. Có nhiều quan sát viên sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng những bản tuyên ngôn chính thức của các “mặt trận”, cho rằng có một vài thay đổi thực sự trong đường lối chính sách. Nhưng thực ra sự thay tên đổi dạng này chẳng vì một thay đổi quan trọng nào về chính sách, mà chỉ vì mặt trận đương thời đã mất hết uy tín. Thí dụ như hồi đầu mặt trận được gọi là Việt Minh, viết tắt là VM, đọc nhanh thành Vẹm. Không bao lâu câu thành ngữ Việt Nam “nói như vẹt” được đổi ra “nói như vẹm”, nghĩa là nói liến thoắng như cán bộ Việt Minh, rồi từ đó sinh ra những thành ngữ “nói dối như Vẹm, thủ đoạn như Vẹm”. Chữ Vẹm làm cho cộng sản khó chịu, nên họ đổi thành Liên Việt. Nhưng vẫn thói viết tắt Liên Việt thành L.V, đọc theo lối “truyền bá quốc ngữ” thành “lờ vờ” và quả thật các cụ trong Mặt trận Liên Việt lúc nào cũng chỉ hoạt động một cách lờ vờ. Trong giai đoạn đầu còn nhiều tính chất dân chủ, bộ máy chính quyền đã củng cố rất nhiều mặc dầu vì ưa dùng thủ đoạn nên chế độ mỗi ngày mỗi mất uy tín đối với nhân dân.
Giai đoạn phản phong 1950–1956
Việt Minh giả dạng dân chủ cho đến ngày chiến thắng quân Pháp ở Lạng Sơn, tháng 9 năm 1950, tiến sát tới biên giới Hoa-Việt. Có tin đồn hồi đầu năm 1951 ông Hồ đã bí mật vi hành sang gặp ông Mao và đã bị các lý thuyết gia Trung cộng phê bình là ông “hữu khuynh”, vì họ cho rằng ông Hồ đã chú trọng quá nhiều đến việc kháng chiến chống Pháp mà coi nhẹ nhiệm vụ thiết lập chế độ cộng sản.
Sau khi ông Hồ từ Bắc Kinh trở về, Đảng Cộng sản đã gỡ bỏ mặt nạ và xuất hiện với cái tên mới là Đảng Lao động Việt Nam (ngày mùng 3 tháng 3 năm 1951). Khẩu hiệu mới của Đảng là: “Đưa Phản phong lên ngang hàng với Phản đế”. Trước đó, mọi khẩu hiệu đều nhằm vào chiến tranh chống Pháp, nhưng nay vì chính sách đã thay đổi nên khẩu hiệu cũng phải thay đổi. Nhưng nếu đột nhiên thay khẩu hiệu cũ bằng khẩu hiểu mới thì sợ gây hoang mang mà cộng sản hết sức muốn tránh, nên họ bắt đầu thay đổi dần dần, nay một chữ, mai một chữ, cho đến khi khẩu hiệu mất hết ý nghĩa cũ. Chẳng hạn như khẩu hiệu “sẵn sàng tổng phản công” năm 1950, đổi thành “sẵn sàng chuẩn bị tổng phản công” vào năm 1951; sang năm 1952 lại giảm xuống “chuẩn bị tổng phản công”, và cuối cùng cất biến. Đến khi phản công thực sự, năm 1954, thì cộng sản đã đầy đủ uy quyền để bắt dân chúng phải tuân lệnh. Vì không còn cần phải “thuyết phục theo đường lối dân chủ” nữa, nên khẩu hiệu kể trên đã trở thành vô dụng.
Hồi khẩu hiệu “đưa Phản phong lên ngang hàng với Phản đế” mới xuất hiện, dân chúng không hiểu “Phản phong” là gì. Nhiều người cho rằng phản phong nghĩa là xoá bỏ tàn tích phong kiến còn sót lại trong guồng máy chính quyền nhà nước. Chỉ có cán bộ được huấn luyện ở Trung Quốc về mới biết rõ Phản phong có nghĩa là “tiêu diệt giai cấp địa chủ”. Mãi đến khoá chỉnh huấn đầu tiên, nên, năm 1953, danh từ “Phản phong” mới được định nghĩa rõ ràng (xem Phần 4).
Chiến dịch chính trong giai đoạn Phản phong là chiến dịch Cải cách ruộng đất (1953- 1954); hy sinh hơn nửa triệu người (tức là 4 phần trăm dân số Bắc Việt). Trước khi phát động chiến dịch Cải cách ruộng đất long trời lở đất này, Đảng Lao động đã phát động hai chiến dịch khác để dọn đường trước. Thứ nhất là chiến dịch Thuế nông nghiệp, rập theo mẫu của Trung cộng, nhằm mục đích bần cùng hoá toàn dân và biến xã hội Việt Nam thành một xã hội bần cố. Tiếp theo là cuộc “Đấu tranh chính trị” nhằm thủ tiêu “tất cả mọi phần tử phản động đầu sỏ”. Còn chính chiến dịch Cải cách ruộng đất thì thực hiện làm hai đợt, hoặc hai chiến dịch liên tiếp: chiến dịch “Giảm tô” và chiến dịch “Cải cách ruộng đất” thực sự. Sau chiến dịch “Cải cách ruộng đất” đến chiến dịch “Sửa sai” với mục đích bình thường hoá tình hình quá căng thẳng sau mấy chiến dịch khủng bố có tổ chức. Mỗi chiến dịch đều được sửa soạn trước bằng một khoá chỉnh huấn để chuẩn bị tinh thần cán bộ khỏi bị dao động trước những hành động đẫm máu của chiến dịch. Toàn bộ chiến dịch này chỉ được thực hiện từ mấy năm trước ở Trung Quốc, và thường được mệnh danh là “chiến thuật Mao Trạch Đông”. Vì tầm quan trọng của các chiến dịch này cũng như sự phản ảnh chủ tâm của các lãnh tụ cộng sản, chúng tôi sẽ trình bày mỗi chiến dịch riêng biệt trong các Chương sau. Chúng tôi mong độc giả sẽ có một quan niệm tổng quát về toàn bộ chiến thuật mà Mao Trạch Đông đã vạch ra cho Trung Quốc, và tin rằng có thể áp dụng cho tất cả các nước kém mở mang, như Việt Nam chẳng hạn.
[1]Ngày nay Việt cộng nói ông Hồ ở Diên
An và có gửi bài về đăng báo Le Travail (1937) nhưng đấy là
chuyện hoàn toàn bịa đặt.
[2]Mai và Giáp đều là “con nuôi” của Louis Marty, giám đốc phòng chính trị của phủ toàn quyền. Marty kiếm việc cho Mai dạy học ở trường Gia Long mà giám đốc là Bailey, một người Pháp, và giao Giáp, hãy còn là sinh viên, cho Mai trông coi. Trong khi những đảng viên Tân Việt khác bị tù đày hoặc cầm cố thì hai người ung dung sống ở Hà Nội cho đến ngày Giáp được Pháp đưa sang Tầu theo Việt Minh chống Nhật. Giáp có theo học lớp “chiến tranh du kích” do Mỹ mở ở Tĩnh Tây, nhưng không bao giờ lên Diên An. Giáp và Mai coi nhau là “anh em kết nghĩa” nhưng sau khi vợ Giáp chết trong tù, Giáp lấy cô Hà, con gái Mai kém Giáp gần 20 tuổi mà trước kia Giáp vẫn bế trong tay hồi còn là “chú cháu”.
[3]Đặng Xuân Khu bây giờ là Trường Chinh, Hạ Bá Cang bây giờ là Hoàng Quốc Việt.
[4]Tiểu táo (bếp nhỏ): một người đầu bếp hầu riêng một người ăn, thức ăn sang trọng. Đại táo (bếp lớn): ăn theo kiểu tập đoàn, thức ăn sơ sài.
[5]Cộng sản xui Anh không tha những người quốc gia, trong số có cụ Nguyễn Thế Truyền.
[6]Chính phủ liên hiệp gồm có cộng sản, quốc gia và trung lập có thể coi là một thí nghiệm “tam đầu chế” đầu tiên trong lịch sử thế giới.
[7]Tôn Tử chủ trương “thứ nhất công tâm, thứ hai công lương và thứ ba công đồn”, nghĩa là trong mỗi cuộc tấn công phải lo chiếm cảm tình nhân dân địa phương trước, thứ đến triệt nguồn lương thực của địch, và cuối cùng mới tính chuyện tiến đánh đồn địch. Đối chiếu với binh pháp Tôn Tử chúng ta thấy Pháp ngày xưa cũng như Mỹ ngày nay chú trọng quá nhiều vào hành động thứ ba mà coi nhẹ hành động thứ nhất và thứ nhì, trong khi Việt cộng cũng như Trung cộng lúc nào cũng theo đúng lời dậy của Tôn Tử?
[2]Mai và Giáp đều là “con nuôi” của Louis Marty, giám đốc phòng chính trị của phủ toàn quyền. Marty kiếm việc cho Mai dạy học ở trường Gia Long mà giám đốc là Bailey, một người Pháp, và giao Giáp, hãy còn là sinh viên, cho Mai trông coi. Trong khi những đảng viên Tân Việt khác bị tù đày hoặc cầm cố thì hai người ung dung sống ở Hà Nội cho đến ngày Giáp được Pháp đưa sang Tầu theo Việt Minh chống Nhật. Giáp có theo học lớp “chiến tranh du kích” do Mỹ mở ở Tĩnh Tây, nhưng không bao giờ lên Diên An. Giáp và Mai coi nhau là “anh em kết nghĩa” nhưng sau khi vợ Giáp chết trong tù, Giáp lấy cô Hà, con gái Mai kém Giáp gần 20 tuổi mà trước kia Giáp vẫn bế trong tay hồi còn là “chú cháu”.
[3]Đặng Xuân Khu bây giờ là Trường Chinh, Hạ Bá Cang bây giờ là Hoàng Quốc Việt.
[4]Tiểu táo (bếp nhỏ): một người đầu bếp hầu riêng một người ăn, thức ăn sang trọng. Đại táo (bếp lớn): ăn theo kiểu tập đoàn, thức ăn sơ sài.
[5]Cộng sản xui Anh không tha những người quốc gia, trong số có cụ Nguyễn Thế Truyền.
[6]Chính phủ liên hiệp gồm có cộng sản, quốc gia và trung lập có thể coi là một thí nghiệm “tam đầu chế” đầu tiên trong lịch sử thế giới.
[7]Tôn Tử chủ trương “thứ nhất công tâm, thứ hai công lương và thứ ba công đồn”, nghĩa là trong mỗi cuộc tấn công phải lo chiếm cảm tình nhân dân địa phương trước, thứ đến triệt nguồn lương thực của địch, và cuối cùng mới tính chuyện tiến đánh đồn địch. Đối chiếu với binh pháp Tôn Tử chúng ta thấy Pháp ngày xưa cũng như Mỹ ngày nay chú trọng quá nhiều vào hành động thứ ba mà coi nhẹ hành động thứ nhất và thứ nhì, trong khi Việt cộng cũng như Trung cộng lúc nào cũng theo đúng lời dậy của Tôn Tử?
Phần 3
Chuẩn bị thành lập chế độ độc tài
Chuẩn bị thành lập chế độ độc tài
Thà phụ người còn hơn để người phụ ta
(Phương châm xử thế của Tào Tháo trong Tam quốc chí)
Chương 6
Bần cùng hoá toàn dân
Sau khi ông Hồ vi hành sang Bắc Kinh về thì hành động đầu tiên của ông là ban hành “thuế nông nghiệp” một thứ thuế đã áp dụng ở Trung Hoa từ hai năm trước. Cả Trung cộng lẫn Việt cộng đều khoe khoang rằng chính sách thuế khoá của họ vừa giản dị vừa hợp tình hợp lý, hơn tất cả mọi hình thức thuế từ xưa đến nay. Kể ra so với các thứ thuế của Pháp ở Đông Dương và Quốc dân Đảng ở Trung Hoa thì thuế của cộng sản quả có giản dị thật, vì cộng sản chỉ đặt có năm thứ thuế nông nghiệp, thuế thương nghiệp, thuế sát sinh, thuế lâm thổ sản và thuế nhập cảng.
Vì Việt Nam là một nước căn bản nông nghiệp nên dĩ nhiên thuế nông nghiệp là thuế chính. Thứ nhì là thuế công thương nghiệp đánh lên đầu một số thương gia và thủ công nghiệp kiếm sống theo lối lấy công làm lãi. Thuế sát sinh cũng chẳng được là bao vì thiếu trâu bò cày nên không được phép làm thịt. Tuy nhiên, mặc dầu thiếu đến nỗi ở nhiều nơi người phải kéo cày thay bò, Việt minh vẫn cho phép “xuất cảng” một số bò đực vào trong vùng Pháp chiếm đóng để đổi lấy một vài thứ hết sức cần thiết. Như vậy thành ra có sát sinh thì chỉ sát sinh trong vùng Pháp kiểm soát và thuế sát sinh do Pháp thu, không phải Việt Minh thu. Thuế lâm thổ sản cũng chẳng được là bao, còn thuế xuất nhập cảng thì thực ra chỉ có trên giấy tờ, vì hồi ấy, Việt Minh chẳng có “cảng” nào cả, nên chẳng có “xuất-nhập”.
Thuế nông nghiệp và công thương nghiệp đánh vào thu hoạch hoặc lợi tức, nhưng cán bộ không hề điều tra thu hoạch hoặc lợi tức, chỉ ước định rồi bắt dân chúng “bình”. “Lợi tức bình” bao giờ cũng cao hơn lợi tức thực. Thuế tính theo một số phần trăm lợi tức và cao đối với tất cả mọi thành phần nhân dân, không trừ một ai. Đấy là chủ tâm của chính phủ vì đối với cộng sản, đánh thuế không chỉ cốt để thu tiền cho nhà nước mà chính là lợi dụng thuế để công khai bần cùng hoá những thành phần khá giả ở thành phố cũng như ở thôn quê. Thực ra, thuế chỉ là một biện pháp đầu tiên sửa soạn cho việc thiết lập nền vô sản chuyên chính.
Thuế nông nghiệp
Thuế nông nghiệp là thứ thứ thuế luỹ tiến, nghĩa là đánh từ 5 đến 45 phần trăm tuỳ theo thu hoạch nhiều ít.
Thuế biểu chính thức của thuế nông nghiệp
(Đăng trong tờ Cứu quốc, số 2080, ngày 6–7-1952)
Số
hạng
|
Thu
hoạch trung bình kg thóc
|
Thuế
%
|
Số
hạng
|
Thu
hoạch trung bình kg thóc
|
Thuế
%
|
1
|
Từ 71
đến 95
|
5
|
21
|
Từ
706 đến 755
|
25
|
2
|
96-115
|
6
|
22
|
756-805
|
26
|
3
|
116-135
|
7
|
23
|
806-855
|
27
|
4
|
136-155
|
8
|
24
|
856-905
|
28
|
5
|
156-175
|
9
|
25
|
906-955
|
29
|
6
|
176-205
|
10
|
26
|
956-1005
|
30
|
7
|
206-235
|
11
|
27
|
1006-1055
|
31
|
8
|
236-265
|
12
|
28
|
1056-1105
|
32
|
9
|
266-295
|
13
|
29
|
1106-1155
|
33
|
10
|
296-325
|
14
|
30
|
1156-1215
|
34
|
11
|
326-355
|
15
|
31
|
1216-1275
|
35
|
12
|
356-385
|
16
|
32
|
1276-1335
|
36
|
13
|
386-425
|
17
|
33
|
1336-1395
|
37
|
14
|
426-465
|
18
|
34
|
1396-1455
|
38
|
15
|
466-505
|
19
|
35
|
1456-1515
|
39
|
16
|
506-545
|
20
|
36
|
1516-1575
|
40
|
17
|
546-585
|
21
|
37
|
1576-1635
|
41
|
18
|
586-625
|
22
|
38
|
1636-1695
|
42
|
19
|
626-665
|
23
|
39
|
1696-1755
|
43
|
20
|
666-705
|
24
|
40
|
1756-1815
|
44
|
41
|
1816
trở lên
|
45
|
Giáo sư Bernard Fall đã chép bản thuế biểu này trong cuốn Le Việt Minh (tr. 249) của ông, nhưng cũng như các quan sát viên ngoại quốc khác, ông có ngờ đâu rằng ngoài thuế biểu chính thức này, nông dân còn phải đóng thêm một số “phụ trội” mà chính quyền Việt Minh giấu kín không hề công bố. Số phụ trội này nói là để xung vào “quỹ xã” còn thuế chính nộp vào kho bạc nhà nước. Sự thực thì cả hai đều gộp làm một và tuỳ ý Đảng chi dùng. Thuế phụ trội định là 15 phần trăm của thuế chính ngạch và cả hai thứ đều phải nộp một lúc. Chi bộ xã giữ hai phần ba số thuế phụ trội thu được và nộp tỉnh bộ một phần ba. Tỉnh bộ cũng chỉ giữ hai phần ba số phụ trội nhận được và đưa lên tổng bộ một phần ba. Tổng bộ lại giữ hai phần ba và nộp cho cơ quan thông tin quốc tế (Comiform) một phần ba làm nghĩa vụ quốc tế. Như vậy, nghĩa là bản thuế biểu chỉ dùng để tính thuế chính ngạch, rồi cộng thêm vào thuế chính ngạch 15 phần trăm nữa. Muốn cho rõ hơn, chúng tôi xin trình bày hai tỉ dụ.
Thuế bậc một: Theo bản thuế biểu thì nông dân thuộc loại này phải đóng 5 phần trăm số lúa thu hoạch cho chính phủ và ngoài ra còn phải đóng 15 phần trăm, nghĩa là 0,75 phần trăm cho Đảng. Tổng cộng là 5,75 phần trăm.
Thuế bậc 41: Những người thuộc loại này phải đóng 45 phần trăm thu hoạch cho chính phủ, cộng thêm 15 phần trăm của 45 phần trăm, nghĩa là 6,75 phần trăm tổng số thu hoạch cho Đảng. Tổng cộng là 51,75 phần trăm của thu hoạch. Nhưng đây mới chỉ là trường hợp những “phú nông” tự cày cấy lấy ruộng. Những địa chủ cho thuê ruộng lấy tô phải đóng thêm 25 phần trăm, nghĩa là phải nhân 51,75 với 1,25 thành 64, 68 phần trăm. Đấy là mức thuế cao nhất.
Tuy nhiên đấy mới chỉ là nguyên tắc đại cương. Thực ra thuế nông nghiệp còn nhiều điều khoản rắc rối hơn. Để cho rõ ràng, chúng tôi xin trình bày hai trường hợp điển hình, thuế của một bần nông (bậc 2) và thuế của một địa chủ (bậc 41). Tuy chỉ là giả dụ cho rõ hiểu cách tính, chúng tôi cũng cố ý đưa ra những con số về diện tích và về sản lượng hết sức sát thực tế để độc giả có thể quan niệm đúng đắn về đời sống dân quê Bắc Việt và ảnh hưởng của thuế nông nghiệp đối với họ như thế nào.
Trường hợp A
Giáp là một bần nông có 5 sào đất mà vợ chồng anh cày cấy lấy. Anh có vợ và hai con nên được tính là có bốn “nhân khẩu”. Với 5 sào ruộng, mỗi năm Giáp thu hoạch được 400 kilô thóc. Bây giờ tỉ dụ cán bộ cũng công nhận là anh thu được 400 kilô (không bắt bình cao hơn như thường lệ), thì muốn tính xem anh thuộc vào bực nào, phải đem 400 kilô chia cho 4 nhân khẩu. Mỗi nhân khẩu được 100 kilô. Vậy chiếu theo bản thuế, gia đình Giáp đứng vào bậc 2, tỷ lệ thuế là 6 phần trăm.
Giáp phải nộp cho chính phủ 6 phần trăm của 400 kg, tức là: 24 kilô
Nộp cho đảng 15 phần trăm của 24 kg, tức là: 3,6 kilô
Tổng cộng: 27, 6 kilô
Giáp còn lại 327,4 kilô thóc để nuôi bốn miệng ăn trong suốt một năm. Tính 100 kilô thóc xay được 65 kilô gạo, Giáp có 242 kilô gạo để ăn trong một năm, nghĩa là mỗi ngày 665 gam để nuôi bốn miệng ăn. Người nông dân Việt Nam trung bình ăn mỗi ngày 500 gam vị chi trừ một số ít phú nông địa chủ là có ít nhiều thịt cá, còn bần nông chỉ lấy cơm làm no bụng. Về vụ gặt hái, làm lụng vất vả nông dân Bắc Việt có thể ăn một kilô gạo mỗi ngày vì họ ăn đến ba bữa cật lực. Tỉ dụ kể trên chứng tỏ một bần nông kiếm không đủ gạo nuôi thân vẫn phải nộp thuế cho Đảng và cho chính phủ.
Trường hợp B
Cụ Bính là một địa chủ vì cụ có 15 mẫu ruộng. Cả cụ ông lẫn cụ bà đều già nua tuổi tác, có hai người con nhưng một người đi bộ đội và một người làm cán bộ mậu dịch nên không có nhà. Vì không cày cấy được nên ruộng phải cho tá điền làm thuê, mỗi mẫu lấy 400 kilô thóc (rẽ đôi), nghĩa là 6.000 kilô tất cả. Tuy gia đình cụ Bính có bốn miệng ăn, nhưng chỉ được coi là có ba nhân khẩu, vì người con đi bộ đội được tính là một nhân khẩu, còn người con làm cán bộ, có lương, thì không được tính. Mang 6.000 kilô chia cho 3, thành ra mỗi nhân khẩu được 2000 kilô, như vậy là gia đình cụ Bính được xếp vào bực 41, loại cao nhất. Thuế của cụ tính như sau:
Nộp cho chính phủ 45 phần trăm của 6.000 kg: 2.700 kg
Nộp cho Đảng 15 phần trăm của 2.700 kg: 405 kg
Tổng cộng: 3.105 kg
Nhưng vì cụ Bính không tự cày cấy lấy ruộng và tất cả lợi tức của cụ là do “bóc lột” tá điền mà có, nên thuế của cụ phải tăng thêm 25 phần trăm. Như vậy thuế của cụ sẽ là: 3.105 kg x 1.25 = 3.881 kg 250, nghĩa là 64,68 phần trăm tổng số thu hoạch. Cụ còn lại 2.118 kg 750 thóc, tương đương với 1.376 kg gạo. Tạm dịch là hai cụ già ăn mỗi ngày hết 1 kg gạo, tức 365 kg mỗi năm, thì còn thừa 1.011 kg gạo để bán đi mua mắm muối, rau cỏ và chi tiêu các món khác là vừa vặn, chưa nói đến may mặc và thỉnh thoảng phải mua cho con bút máy, đồng hồ mà cán bộ và bộ đội vẫn thường vòi vĩnh bố mẹ, hoặc đôi khi phải thay trâu bò cày (bán con già mua con non) cho tá điền.
Tính thuế theo kiểu trên đây mới là giả dụ thu hoạch của gia đình cụ Bính được “bình” đúng mức, nhưng thực tế thì không mấy khi như vậy. Như chúng tôi đã trình bày ở trên, muốn tính thuế phải nhận diện tích ruộng với sản lượng mỗi mẫu, nhưng cả hai con số này bao giờ cũng bị “kích” lên quá lố. Về diện tích thì đáng lẽ không cần phải “bình” vì hầu hết mọi nơi, Pháp đã đạc điền nên chỉ việc xem “trích lục” ruộng là biết rõ diện tích mỗi thửa một cách chính xác. Nhưng cán bộ không bao giờ công nhận những con số trong trích lục và nhất định bắt nhân dân phải “bình” lại, để đưa ra một con số lớn hơn. Người ngoại cuộc không thể nào chấp nhận được lối làm việc phi lý như vậy, nhưng cán bộ cộng sản nhất định cho rằng chỉ có “bình” mới đúng, vì “nhân dân rất sáng suốt, không bao giờ bình sai cả”. Tỉ dụ, một nông dân có một mẫu ruộng, khai là một mẫu, nhưng cán bộ xui cốt cán [1] đồng thanh nói là thửa ruộng ấy rộng 1 mẫu rưỡi. Chủ ruộng không có thể cãi và không dám mang trích lục ra đối chiếu vì biết trước là nếu có chìa trích lục ra thì thể tất cán bộ sẽ bĩu môi nói: “Ngày xưa Pháp và bọn đạc điền ăn tiền nên nói láo, chỉ có nhân dân mới ước lượng đúng mức”. Việc “kích” diện tích ruộng cao hơn, không phải chỉ nhằm phá sản một mình giai cấp địa chủ, mà chính thức là muốn bần cùng hoá toàn thể nông thôn. Bốn năm sau, trong dịp “Sửa sai”, Việt cộng hạ thấp tất cả sản lượng xuống một bực. Việc này chứng tỏ trong bốn năm đầu, Việt cộng đã chủ trương làm kiệt quệ toàn dân để khiến mọi người trở thành dễ sai, dễ bảo, và không có điều kiện nổi loạn. Tục ngữ Việt Nam có câu “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”. Hết tiền, hết gạo, mọi người phải an phận chịu đựng. Đoạn văn sau đây, trích trong tờ Nhân dân, cơ quan chính thức của đảng Lao động, phơi bày tất cả mánh lới mà Việt cộng đã dùng để “kích” thêm diện tích ruộng.
Khi điều chỉnh diện tích, cán bộ đội “Tô Hiệu” đã gò nhân dân tự báo diện tích tăng từ 10 đến 25%. Nhà chị Tèo, trung nông, có 1 mẫu, 9 sào ruộng, phải báo đi báo lại đến 4 lần, tăng lên thành 2 mẫu 5 sào, cán bộ mới nhận là đúng. Ông Quân phú nông, có 5 mẫu, nghe phong phanh có người bảo “không báo đúng sẽ bị tịch thu tài sản” sợ, nên phải báo lên thành 6 mẫu. Có cốt cán biết cán bộ dùng mình làm “điển hình” để gò ép quần chúng, nhưng không dám phản đối. Sau này chị Tít đã thú thật: “Tôi ngượng với nhân dân quá nhưng chi đội [2] cứ “bồi dưỡng” [3] thành ra phải nói dối.
(Nguyễn Ứng Nghiêm, báo Nhân dân, số 903, ngày 24–8–1956)
Cộng sản dùng cốt cán để bắt nông dân phải khai tăng diện tích ruộng, rồi lại bắt họ phải khai tăng cả sản lượng mỗi mẫu hoặc mỗi sào. Tỉ dụ, một trung nông có một mẫu và gặt được 800 kilô thóc, và khai là gặt được 800 kilô hoặc ít hơn một chút. Cán bộ cộng sản không nhận là đúng và xui cốt cán khai giữa cuộc họp là anh ta có 2 sào cũng ở cánh động ấy mà anh ta gặt được 240 kilô, ngụ ý rằng nếu có 1 mẫu thì phải gặp được 1.200 kilô. Người có một mẫu ruộng phải câm miệng, không dám cãi.
Đoạn văn sau đây trích trong một thiên phóng sự điều tra của báo Thời Mới về chiến dịch Sửa sai chứng tỏ Đảng đã dùng cốt cán làm nội công để buộc nông dân phải nhận sản lượng cao như thế nào.
Đến phần điều chỉnh sản lượng càng lắm ý kiến bàn cãi. Cùng một khoảng ruộng, người thì nói nhà tôi gặt được 3 thúng, người thì nói chỉ gặt được một thúng… Ông Biểu, một trung nông ở thôn Miễu, đỏ mặt tía tai ở hội nghị xóm: “Ruộng hạng A ở làng này chỉ 100 cân là hết nước, dự kiến 130 thì định đánh cả thóc rơm, thóc lép hay sao? Cải cách đã sai rồi bây giờ lại theo như Cải cách thì sửa sai cái gì?” Mọi người nhao nhao đồng ý. Anh em ban thuế thôn ngồi thừ, không ai nói gì.
(Thời mới, ngày 19-4-1957)
Vì cả diện tích ruộng lẫn sản lượng đơn vị đều bị kích lên nên con số thu hoạch tăng lên quá chừng. Kết quả là, thường khi một bần nông chỉ gặt được 100 kilô phải nhận là gặt 200 kilô, để chịu thuế tính theo 200 kilô. Số thuế sẽ tăng quá gấp đôi vì 100 kilô chỉ phải đóng 6 phần trăm mà 200 kilô phải đóng tới 10 phần trăm. Kết quả là tuy chính quyền Việt Minh tuyên bố chỉ thu 20 phần trăm hoa lợi của nhân dân, thực ra đã thu quá 40 phần trăm.
Với chính sách thuế khoá như vậy, trung nông có 5, 7 sào thường phải đóng cho chính phủ nhiều hơn ngày trước tá điền phải đóng địa tô cho địa chủ. Chính phủ thu thuế nông nghiệp một năm hai lần, ngay sau khi gặt chiêm và gặt mùa, mà phải nộp hoàn toàn bằng thóc. Những thửa ruộng trồng hoa mầu khác hoặc trồng cây ăn quả vẫn phải nộp thuế bằng thóc; nộp tiền chính phủ cũng không chịu. Nền nhà và sân, dù là sân gạch, nếu rộng quá một mẫu thì cũng phải chịu thuế nông nghiệp như ruộng lúa. Có người phá sân làm ruộng để lấy lúa nộp thuế, nhưng bị quy tội là đã “phá hoại tài sản của nhân dân”.
Trước kia chính quyền Việt Minh chỉ sống về lạm phát, nhưng sau khi ban bố thuế nông nghiệp bỗng nhiên trở thành chủ nhân ông toàn thể ruộng đất của nhân dân, biến tất cả trung nông và bần nông thành tá điền của mình. Số phận địa chủ lại càng đen tối bội phần. Trên nguyên tắc thì cho đến 1954 địa chủ vẫn có quyền thu tô, nhưng thực tế thì họ không thu được hột nào từ 1951 trở đi. Vì phần lớn bần cố nông là tá điền của họ đã thành ông nọ bà kia trong uỷ ban hành chính kháng chiến xã nên không một địa chủ nào có gan dám đòi nộp tô mặc dầu họ cứ vẫn phải rán sức kiếm đủ thóc để nộp thuế nông nghiệp. Thiếu thóc để nộp thì họ phải ra chợ đong thêm. Vì trước kia họ đã tích cực ủng hộ nào là “tuần lễ vàng” nào là “ủng hộ bộ đội địa phương”, nên hầu hết đã hoàn toàn khánh kiệt. Dần dà họ phải bán đến trâu bò rồi hết trâu bò phải bán đến vòng xuyến, hoa tai, nồi niêu. Vào khoảng từ 1952 đến 1954 đồ cổ bán đầy chợ. Một chiếc độc bình đời Tống bán rẻ hơn một chiếc chậu nhôm buôn lậu tự vùng tề vào.
Mỗi kỳ thu thuế nông nghiệp là một chiến dịch. Chính quyền Việt Minh hô hào thi đua nộp nhanh và “phơi khô quạt kỹ”. Vì hồi Nhật thu thóc (hồi Nhật chiếm đóng) cán bộ Việt Minh xui dân ngâm thóc vào nước cho nặng cân, nên lần này, dân cũng ngâm thóc, cho nặng cân. Nhưng cán bộ Việt Minh không chịu bị lừa, nhất thiết bắt phải “phơi khô quạt kỹ”. Muốn làm nhục địa chủ, cán bộ thu thuế bắt địa chủ phải gánh thuế đi nộp, nhiều khi cách nhà chừng 15 cây số. Đến nơi thì cán bộ cân cho bần cố nông trước, còn phú nông, địa chủ thì phải chờ hết ngày hết buổi, có khi ngày này sang ngày khác. (Bần cố nông được biệt đãi trong mọi trường hợp, tỉ dụ như ở bệnh viện, bần cố nông bao giờ cũng được khám bệnh trước mọi người).
Bị phá sản về thuế nông nghiệp, nhiều địa chủ tìm cách bán bớt ruộng hoặc đem cúng cho chính phủ. Nhưng 1953 trở đi thì cấm ngặt không được phép bán, và đồng thời huỷ bỏ những vụ bán ruộng đất cho bần cố nông. Ruộng đã trót bán cho bần cố nông, thì người mua cứ việc giữ ruộng, nhưng người bán phải hoàn lại tiền. Những địa chủ đã hiến ruộng cho chính phủ, thì chính phủ cứ giữ ruộng nhưng địa chủ phải tiếp tục nộp thuế nông nghiệp. Chỉ riêng những người thành thị tản cư về nông thôn và theo lời “cụ Hồ” tậu một vài sào ruộng để “tự lực cánh sinh” và “hoà mình với nhân dân” là được phép hiến ruộng, nhưng muốn “được” nông hội địa phương chiếu cố nhận “giùm cho” thì người hiến ruộng phải hiến thêm trâu bò cày, đầy đủ nông cụ và một số vốn để mua thóc giống.
Thuế công thương nghiệp
Trong mấy năm đầu, Việt Minh phong toả những vùng Pháp chiếm đóng, để ngăn cản không cho quân đội Pháp mua lương thực và mua vật liệu để sửa chữa lại những nơi bị chiến tranh tàn phá. Vì vậy nên việc buôn lậu giữa hậu phương và vùng tề bị cấm ngặt, và hàng lậu bắt được bị tịch thu và đem đốt trước công chúng, trừ thuốc lá thơm và một vài xa xỉ phẩm thì đem biếu cán bộ cao cấp.
Vì bị Việt Minh phong toả nên Pháp thực sự thiếu lương thực. Lúa gạo phải mang bằng đường thuỷ từ trong Nam ra, còn thịt phải tải từ Cam-bốt đến Hà Nội bằng máy bay. Giá sinh hoạt trong vùng tề cao hơn giá sinh hoạt trong vùng Việt Minh kiểm soát rất nhiều.
Nhưng chính sách phong toả còn gây một ảnh hưởng khác. Vì hàng hoá công nghệ không lọt được vào vùng Việt Minh, nên hàng nội bán rất chạy. Nhiều nhà công nghệ nghĩ cách chế được nhiều mặt hàng tương đối giản dị như vỏ xe đạp, các đồ phụ tùng xe đạp, một số máy móc đơn sơ, như máy in tay chẳng hạn. Một số chuyên viên chế được những hoá phẩm căn bản như acide sulfurique, carbonate de soude, cồn 90 độ, và nhờ những thứ này mà có thể chế thêm được nhiều thứ khác. Kết quả là dù bị cắt đứt với thế giới bên ngoài, dân chúng trong vùng Việt Minh vẫn tự lực cánh sinh, sống tương đối đầy đủ. Họ có, nào là thuốc đánh răng, diêm, giấy các-bon, ống tiêm chích thuốc (nhưng không làm được kim), éther, pénicilline, vân vân.
Tóm lại, công nghệ hậu phương chỉ còn thiếu hai thứ: Kim khí và động cơ. Nhưng nhờ ở sáng kiến cá nhân vấn đề này cũng giải quyết được một phần. Máy xe hơi và máy xe lăn đường, vì không còn đường nữa, dùng để kéo máy điện, máy cưa v.v. Thác nước thuộc hệ thống nông giang biến thành máy thuỷ điện và một nhóm kỹ sư thành công trong việc xây một “lò cao” sản xuất mỗi ngày ba tấn gang. Đặc điểm của lò cao này là chỉ cao có 9 mét, trong khi theo nguyên tắc, lò cao thấp nhất cũng phải cao 13 mét. Một phái đoàn Đông Đức tới thăm, vào năm 1954 tỏ ý hết sức thán phục kỹ thuật của các chuyên viên phụ trách. Đường rầy xe lửa cùng “tà vẹt” trở thành một nguồn thép vô tận, vỏ bom na-pan và xác máy bay bắn rơi biến thành nồi niêu xoong chảo bằng nhôm.
Mặc dầu so với mức sống tân tiến, tình hình địa phương không có gì là “khả quan”, nhưng ngoại trừ công chức bị túng thiếu vì mỗi tháng chỉ được mấy chục cân gạo còn dân chúng sống tương đối dễ dàng, không một ai thất nghiệp. Nhưng chẳng bao lâu Việt Minh đình chỉ chính sách khuyến khích công nghệ nội, vì sau khi cố vấn Trung cộng sang, họ giảng giải cho Việt Minh hay là nếu có khuyến khích công nghệ tư nhân thì tức là gây mầm cho chế độ tư bản. Từ đấy Việt Minh đổi ngược lại chính sách, làm khó dễ những người sản xuất hàng nội và đồng thời nới rộng kiểm soát cho hàng Pháp tràn vào. Nhiều cơ sở thủ công nghiệp bắt buộc phải đóng cửa vì không thể nào cạnh tranh lại hàng hoá của Pháp, và trong nhiều trường hợp, cả chủ lẫn thợ kéo vào các thị trấn do Pháp kiểm soát để kiếm kế sinh nhai, vì từ ngày Việt Minh đình chỉ việc phong toả, kinh tế đời sống trong vùng Pháp chiếm đóng bỗng phồn thịnh hẳn lên.
Để tiến tới xã hội chủ nghĩa, chính phủ Hồ Chí Minh áp dụng hai chính sách mới: Đánh thuế “công thương nghiệp” và thành lập “mậu dịch quốc doanh”. Dĩ nhiên mậu dịch quốc doanh chỉ có nghĩa là chính quyền nắm độc quyền thương mại trong toàn quốc.
Về đại cương thì thuế công thương nghiệp cũng giống thuế nông nghiệp, nhưng cũng có hơi khác về thuế biểu và về cách thức tính thuế. Thuế công thương nghiệp phải nộp hàng tháng, không phải một năm hai vụ như thuế nông nghiệp.Thuế công thương nghiệp đánh vào lợi tức, không đánh vào thu hoạch, mà mức tối đa chỉ có 28%, trong khi mức tối đa của thuế nông nghiệp lên tới 64,68%. Trên nguyên tắc thuế công thương nghiệp có phần hợp lý và nhẹ hơn thuế nông nghiệp. Cách tính thuế công thương nghiệp như sau:
1. Ước
tính số “thu” của mỗi người công thương.
2. Tính
số lời, bằng cách nhân số thu với một con số lợi nhuận do bộ tài chính ấn định
cho từng nghề nghiệp (thí dụ lợi nhuận của nghề bán tạp hoá định là 30%, hàng
ăn định là 50% - Việt Minh cho rằng làm những nghề ấy thì phải lãi bằng
ấy).
3. Sau
khi tính được lợi tức của một công thương, thương gia rồi thì mang bảng thuế
biểu do Bộ Tài chính ấn định xem với số lợi tức ấy, họ đứng vào loại nào và
phải đóng bao nhiêu phần trăm, đại khái cũng như thuế nông nghiệp, thuế công
thương nghiệp cũng luỹ tiến xê dịch từ tối thiểu 15% đến 28%.
Như vậy
là muốn tính thuế cho một công, thương gia chỉ cần biết số doanh thu của họ, vì
một khi đã có con số này thì chỉ việc đối chiếu với bảng lợi nhuận và bảng thuế
biểu của chính phủ mà nhân lên là tính được ngay. Số phận của mỗi công, thương
gia đều do con số doanh thu chi phối.
Dưới chế độ Việt Minh, mỗi công, thương gia phải giữ một cuốn sổ thu chi, ghi chép đầy đủ mọi việc buôn bán. Mỗi lần bán ra một món gì, dù là bán nước, bán trâu, đều phải làm ba bản hoá đơn, giữ một bản và nộp cho sở thuế một bản. Tuy nhiên những sổ sách và hoá đơn này cốt để tiện cho chính phủ kiểm tra, nếu cần, không phải để tính thuế, vì tính thuế là công việc của nhân dân, không phải là trách nhiệm của chính quyền. Dưới chế độ dân chủ nhân dân, chính phủ chỉ việc giơ tay thu tiền, còn tính thuế và thu thuế là việc của nhân dân, vì Đảng cho rằng nhân dân lúc nào cũng “sáng suốt”, không cần đến sổ sách giấy tờ. Khẩu hiệu lúc bấy giờ là: “Phải hoàn toàn tin ở quần chúng”.
Đảng giao việc thu thuế cho nhân dân và Đảng coi việc nộp thuế là một “hân hạnh” không phải là “nghĩa vụ” như ở các nước tư bản. Mỗi công dân phải vui vẻ đóng thuế để góp phần xây dựng xã hội chủ nghĩa. Vì đóng thuế là yêu nước nên mọi người đều nói “được đóng thuế” và không ai nói “phải đóng thuế”. Từ nguyên tắc “đóng thuế là một hân hạnh, một đặc ân”, nảy ra hai nguyên tắc phụ. Thứ nhất, là không phải bất cứ ai cũng được “hân hạnh” đóng thuế, và thứ hai là nhân dân sẽ sẵn sàng giúp đỡ những người không xứng đáng với “đặc ân” đó hoặc chạy không đủ tiền để “hân hạnh”. Chúng ta hãy đi sâu vào chi tiết của hai điểm này.
Tại sao được nộp thuế lại là một đặc ân? Dưới chính thể dân chủ nhân dân, người công dân không có quyền tự do kinh doanh, và đây là đặc điểm quan trọng nhất làm cho chế độ dân chủ nhân dân khác hẳn dân chủ tư sản. Muốn mở một công nghệ hoặc một hiệu buôn thì trước hết phải nộp đơn xin phép mậu dịch, vì mậu dịch kiểm soát tất cả công thương trong vùng. Khi mậu dịch cho phép rồi, lại phải làm đơn xin phép Uỷ ban hành chính địa phương, vì một số nghề và một số người không được làm. Địa chủ, chẳng hạn, không được phép bán hàng cơm và làm nghề cắt tóc. Đơn nộp cho Uỷ ban hành chính, nhưng chi bộ cho hay không, là quyền bí thư chi bộ Đảng, vì chỉ có Đảng mới biết rõ thái độ của chính trị của đương sự. Nếu đương sự được phép mở cửa hàng rồi, sau này chi bộ mới tình nghi là “phản động” thì công an ăn mặc thường phục túc trực trước cửa, hỏi giấy thông hành của tất cả mọi người ra vào.
Vì vậy nên ai được “hân hạnh” nộp thuế tức là còn được tự do kinh doanh, một thứ tự do quí báu gấp bội tự do chính trị mà nhà báo tư sản vẫn thường ca tụng, vì mất thứ tự do này thì toàn gia đình phải chết đói. Chính vì mọi người sợ mất hân hạnh nộp thuế mà hoàn toàn không cưỡng lại chính quyền cộng sản.
Nhân dân giúp đỡ như thế nào? Mặc dầu Đảng đã giảng dạy rất kỹ lưỡng và nhắc đi nhắc lại là nộp thuế là một “hân hạnh”, lác đác vẫn có những người không hiểu rõ tầm quan trọng của cái “hân hạnh” ấy, không tích cực nộp thuế như đảng đã dặn, không chịu khai đúng con số doanh thu, hoặc là đúng với sự ước lượng của cán bộ. Trong những trường hợp như vậy thì nhân dân trong phố, hoặc trong làng sẽ giúp những người “đãng trí” nhớ lại con số doanh thu của mình.
Việc giúp đỡ này thể hiện bằng hai hình thức, hai cuộc “bình”.
Bắt đầu là một cuộc họp của những người cùng hành một nghề trong địa phương, cùng một xã hoặc cùng một khu phố. Họ mổ xẻ công việc buôn bán của mỗi người rồi lập một danh sách kể từ người có doanh thu nhiều nhất xuống dần đến người có doanh thu thấp nhất. Công việc sắp xếp theo doanh thu nhiều ít này được gọi là “bình dọc”vì mục đích chỉ là lập một danh sách “dọc” từ trên xuống dưới, từ người có doanh thu nhiều nhất đến người có doanh thu ít nhất. Đảng nói rằng “bình dọc” như vậy rất đúng vì chỉ có những người cùng hành một nghề mới rõ ai hơn ai kém. Nhưng chủ tâm của đảng là bắt những người cùng hành một nghề “bình” lẫn nhau thì họ sẽ vì ghen tị mà tố cáo lẫn nhau không cần phải tra khảo, tự nhiên mọi gian lận sẽ lòi ra.
Sau đấy là cuộc họp thứ hai, nhưng lần này tất cả công, thương gia trong một phố, hoặc một xóm đều dự bất luận là hành nghề gì. Họ thảo luận và “bình” xem mỗi người trong bọn họ có doanh thu bao nhiêu, rồi cùng giơ tay “biểu quyết” con số. Cuộc bình này gọi là: “bình ngang”. Mỗi công, thương gia trong phố, hoặc trong xóm đã biết trước là phố mình, hoặc xóm mình sẽ phải đóng bao nhiêu thuế, nên mọi người đều cố tình “tố” người khác, để người khác phải nộp nhiều hơn mình thì bản thân mình có hi vọng nộp ít hơn. Việc “bình ngang” này mang tới hai kết quả:
Thứ nhất là những người cùng phố hoặc cùng xóm thường hay có chuyện xích mích hoặc thù hằn lẫn nhau, và thường lợi dụng cuộc “bình thuế” để trả thù. Thí dụ vợ anh A ngoại tình với anh B, buôn bán cùng phố. Muốn trả thù anh B đã cho mình mọc sừng anh A tố là anh B có doanh thu rất nhiều. Để làm chứng, anh A nói thường thấy chị B đi chợ mua gà, vịt. Đến khi hội nghị bàn thuế của anh A, thì em anh B muốn trả thù cho anh mình, đứng lên tố ngày nào cũng thấy anh A ngồi nhậu cà phê sữa (cà phê và sữa được coi là xa xỉ phẩm ở Bắc Việt) ở tiệm cà phê gần nhà mình. Rốt cuộc là doanh thu của mọi người đều bị “kích” lên, và nhiều khi sở thuế thu được nhiều hơn con số dự trù.
Kết quả thứ hai là những người cùng phố, cùng xóm không biết hàng xóm láng giềng làm ăn ra làm sao mà chỉ biết đại khái về lối sống sinh hoạt. Người nào mà mỗi tuần ăn một con gà, mỗi sáng uống cà phê sữa không tránh khỏi những người xung quanh coi là “đại phú”. Rốt cuộc không ai dám ăn gà và uống cà phê sữa công khai. Nếu chị B muốn mua một con gà thì chị phải nhét xuống đáy rổ, đậy rau muống lên trên, còn anh A, nếu thèm cà phê thì đạp xe đạp tới một nơi thật xa để uống, hoặc pha giấu trong phòng ngủ, không cho hàng xóm láng giềng ngửi thấy mùi. Vì “bình thuế” cả ngang lẫn dọc nên chẳng bao lâu mọi người đều làm ra vẻ xác xơ. Họ mang những quần áo cũ nhất và rách nhất ra mặc, để râu tóc mọc dài, hoặc nhờ vợ hớt bằng kéo. Tiệm cà phê, thợ may và thợ cạo đều lần lượt đóng cửa. Đầu tiên vì sợ bình nên mọi người đều “giấu giàu” nhưng cuối cùng, mọi người đều phá sản thực sự. Sau khi đóng cửa tiệm, cả chủ lẫn người làm công kéo nhau vào vùng Pháp kiểm soát, để lại hậu phương cho mậu dịch mặc sức xây dựng thương mại và công nghệ xã hội chủ nghĩa. Lúc bấy giờ toàn thể nhân dân đã trở thành bần cố.
Dưới chế độ Việt Minh, mỗi công, thương gia phải giữ một cuốn sổ thu chi, ghi chép đầy đủ mọi việc buôn bán. Mỗi lần bán ra một món gì, dù là bán nước, bán trâu, đều phải làm ba bản hoá đơn, giữ một bản và nộp cho sở thuế một bản. Tuy nhiên những sổ sách và hoá đơn này cốt để tiện cho chính phủ kiểm tra, nếu cần, không phải để tính thuế, vì tính thuế là công việc của nhân dân, không phải là trách nhiệm của chính quyền. Dưới chế độ dân chủ nhân dân, chính phủ chỉ việc giơ tay thu tiền, còn tính thuế và thu thuế là việc của nhân dân, vì Đảng cho rằng nhân dân lúc nào cũng “sáng suốt”, không cần đến sổ sách giấy tờ. Khẩu hiệu lúc bấy giờ là: “Phải hoàn toàn tin ở quần chúng”.
Đảng giao việc thu thuế cho nhân dân và Đảng coi việc nộp thuế là một “hân hạnh” không phải là “nghĩa vụ” như ở các nước tư bản. Mỗi công dân phải vui vẻ đóng thuế để góp phần xây dựng xã hội chủ nghĩa. Vì đóng thuế là yêu nước nên mọi người đều nói “được đóng thuế” và không ai nói “phải đóng thuế”. Từ nguyên tắc “đóng thuế là một hân hạnh, một đặc ân”, nảy ra hai nguyên tắc phụ. Thứ nhất, là không phải bất cứ ai cũng được “hân hạnh” đóng thuế, và thứ hai là nhân dân sẽ sẵn sàng giúp đỡ những người không xứng đáng với “đặc ân” đó hoặc chạy không đủ tiền để “hân hạnh”. Chúng ta hãy đi sâu vào chi tiết của hai điểm này.
Tại sao được nộp thuế lại là một đặc ân? Dưới chính thể dân chủ nhân dân, người công dân không có quyền tự do kinh doanh, và đây là đặc điểm quan trọng nhất làm cho chế độ dân chủ nhân dân khác hẳn dân chủ tư sản. Muốn mở một công nghệ hoặc một hiệu buôn thì trước hết phải nộp đơn xin phép mậu dịch, vì mậu dịch kiểm soát tất cả công thương trong vùng. Khi mậu dịch cho phép rồi, lại phải làm đơn xin phép Uỷ ban hành chính địa phương, vì một số nghề và một số người không được làm. Địa chủ, chẳng hạn, không được phép bán hàng cơm và làm nghề cắt tóc. Đơn nộp cho Uỷ ban hành chính, nhưng chi bộ cho hay không, là quyền bí thư chi bộ Đảng, vì chỉ có Đảng mới biết rõ thái độ của chính trị của đương sự. Nếu đương sự được phép mở cửa hàng rồi, sau này chi bộ mới tình nghi là “phản động” thì công an ăn mặc thường phục túc trực trước cửa, hỏi giấy thông hành của tất cả mọi người ra vào.
Vì vậy nên ai được “hân hạnh” nộp thuế tức là còn được tự do kinh doanh, một thứ tự do quí báu gấp bội tự do chính trị mà nhà báo tư sản vẫn thường ca tụng, vì mất thứ tự do này thì toàn gia đình phải chết đói. Chính vì mọi người sợ mất hân hạnh nộp thuế mà hoàn toàn không cưỡng lại chính quyền cộng sản.
Nhân dân giúp đỡ như thế nào? Mặc dầu Đảng đã giảng dạy rất kỹ lưỡng và nhắc đi nhắc lại là nộp thuế là một “hân hạnh”, lác đác vẫn có những người không hiểu rõ tầm quan trọng của cái “hân hạnh” ấy, không tích cực nộp thuế như đảng đã dặn, không chịu khai đúng con số doanh thu, hoặc là đúng với sự ước lượng của cán bộ. Trong những trường hợp như vậy thì nhân dân trong phố, hoặc trong làng sẽ giúp những người “đãng trí” nhớ lại con số doanh thu của mình.
Việc giúp đỡ này thể hiện bằng hai hình thức, hai cuộc “bình”.
Bắt đầu là một cuộc họp của những người cùng hành một nghề trong địa phương, cùng một xã hoặc cùng một khu phố. Họ mổ xẻ công việc buôn bán của mỗi người rồi lập một danh sách kể từ người có doanh thu nhiều nhất xuống dần đến người có doanh thu thấp nhất. Công việc sắp xếp theo doanh thu nhiều ít này được gọi là “bình dọc”vì mục đích chỉ là lập một danh sách “dọc” từ trên xuống dưới, từ người có doanh thu nhiều nhất đến người có doanh thu ít nhất. Đảng nói rằng “bình dọc” như vậy rất đúng vì chỉ có những người cùng hành một nghề mới rõ ai hơn ai kém. Nhưng chủ tâm của đảng là bắt những người cùng hành một nghề “bình” lẫn nhau thì họ sẽ vì ghen tị mà tố cáo lẫn nhau không cần phải tra khảo, tự nhiên mọi gian lận sẽ lòi ra.
Sau đấy là cuộc họp thứ hai, nhưng lần này tất cả công, thương gia trong một phố, hoặc một xóm đều dự bất luận là hành nghề gì. Họ thảo luận và “bình” xem mỗi người trong bọn họ có doanh thu bao nhiêu, rồi cùng giơ tay “biểu quyết” con số. Cuộc bình này gọi là: “bình ngang”. Mỗi công, thương gia trong phố, hoặc trong xóm đã biết trước là phố mình, hoặc xóm mình sẽ phải đóng bao nhiêu thuế, nên mọi người đều cố tình “tố” người khác, để người khác phải nộp nhiều hơn mình thì bản thân mình có hi vọng nộp ít hơn. Việc “bình ngang” này mang tới hai kết quả:
Thứ nhất là những người cùng phố hoặc cùng xóm thường hay có chuyện xích mích hoặc thù hằn lẫn nhau, và thường lợi dụng cuộc “bình thuế” để trả thù. Thí dụ vợ anh A ngoại tình với anh B, buôn bán cùng phố. Muốn trả thù anh B đã cho mình mọc sừng anh A tố là anh B có doanh thu rất nhiều. Để làm chứng, anh A nói thường thấy chị B đi chợ mua gà, vịt. Đến khi hội nghị bàn thuế của anh A, thì em anh B muốn trả thù cho anh mình, đứng lên tố ngày nào cũng thấy anh A ngồi nhậu cà phê sữa (cà phê và sữa được coi là xa xỉ phẩm ở Bắc Việt) ở tiệm cà phê gần nhà mình. Rốt cuộc là doanh thu của mọi người đều bị “kích” lên, và nhiều khi sở thuế thu được nhiều hơn con số dự trù.
Kết quả thứ hai là những người cùng phố, cùng xóm không biết hàng xóm láng giềng làm ăn ra làm sao mà chỉ biết đại khái về lối sống sinh hoạt. Người nào mà mỗi tuần ăn một con gà, mỗi sáng uống cà phê sữa không tránh khỏi những người xung quanh coi là “đại phú”. Rốt cuộc không ai dám ăn gà và uống cà phê sữa công khai. Nếu chị B muốn mua một con gà thì chị phải nhét xuống đáy rổ, đậy rau muống lên trên, còn anh A, nếu thèm cà phê thì đạp xe đạp tới một nơi thật xa để uống, hoặc pha giấu trong phòng ngủ, không cho hàng xóm láng giềng ngửi thấy mùi. Vì “bình thuế” cả ngang lẫn dọc nên chẳng bao lâu mọi người đều làm ra vẻ xác xơ. Họ mang những quần áo cũ nhất và rách nhất ra mặc, để râu tóc mọc dài, hoặc nhờ vợ hớt bằng kéo. Tiệm cà phê, thợ may và thợ cạo đều lần lượt đóng cửa. Đầu tiên vì sợ bình nên mọi người đều “giấu giàu” nhưng cuối cùng, mọi người đều phá sản thực sự. Sau khi đóng cửa tiệm, cả chủ lẫn người làm công kéo nhau vào vùng Pháp kiểm soát, để lại hậu phương cho mậu dịch mặc sức xây dựng thương mại và công nghệ xã hội chủ nghĩa. Lúc bấy giờ toàn thể nhân dân đã trở thành bần cố.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét