Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2013

CÁI CHẾT ĐẦY BÍ ẨN CỦA NGHỆ SĨ THANH NGA

Thanh Nga
I. TỔNG QUÁT

Trong tháng 11, ở Việt Nam đã có hai vụ ám sát gây chấn động trong quần chúng. Đó là vụ giết chết anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm và vụ ám sát nữ nghệ sĩ sân khấu cải lương Thanh Nga và chồng.

Do tính tò mò tự nhiên, liền sau khi nghe cái chết của Thanh Nga, quần chúng muốn biết thủ phạm là ai và nguyên nhân nào gây ra cái chết. Vì thế, nhiều tin tức khác nhau được loan truyền. 

Cho rằng vụ ám sát thuộc về chính trị, do gián điệp Trung Cộng thi hành vì Thanh Nga diễn những vở tuồng chống lại sự xâm chiếm và đô hộ của quân Tàu, qua 2 vở Tiếng Trống Mê Linh và Thái hậu Dương Vân Nga.

Một nguồn tin cho rằng đó là một vụ bắt cóc tống tiền vì trước đó, năm 1977 con trai của nghệ sĩ Kim Cương cũng đã bị bắt cóc. Và một nguồn tin gây nhiều chú ý, đó là do ghen tuông mà ra. Cho rằng Tổng Bí Thư Lê Duẩn rất mê Thanh Nga, cho nên Thanh Nga bị ăn đạn vì ghen tuông. Dư luận ban đầu như thế.
Cơ quan Công An và báo chí đưa ra những tin tức không rõ ràng, không thoả đáng, càng gây hoang mang thêm trong dân chúng ở Sài Gòn, làm cho cái chết tạo ra nhiều nghi vấn của người nữ nghệ sĩ bạc mệnh ở tuổi 36.

Sau đó, một tác giả tên Nhã Thanh Sử nêu lên những chứng cứ xác định vụ ám sát được Công An VC dàn dựng ra.

II. CHI TIẾT
Thanh Nga
1* Tóm tắt vụ án

Khoảng 23 giờ ngày 26-11-1978, sau khi diễn xong vở Thái Hậu Dương Vân Nga ở rạp Cao Đồng Hưng, Bà Chiểu, nữ nghệ sĩ Thanh Nga (TN) lên chiếc xe Wolkswagen màu xám nhạt do chồng là ông Phạm Duy Lân cầm lái. Thanh Nga ngồi ở băng ghế sau với con trai là Cúc Cu, 5 tuổi. Võ sư Nguyễn Văn Các, cận vệ của Thanh Nga ngồi phía trước bên cạnh tài xế.

Chiếc xe theo đường Đinh Tiên Hoàng hướng về Ngã Sáu Sài Gòn, chỗ có bức tượng Phù Đổng Thiên Vương cởi ngựa sắt. Xe từ từ ngừng trước cửa nhà Thanh Nga, số 114 đường Ngô Tùng Châu, quận 1.

Bổng nhiên, một chiếc Honda phóng tới, thắng gấp, một người nhảy xuống chỉa súng vào gáy của võ sư Nguyễn Văn Các, 34 tuổi, cận vệ, quát "Đứng yên, mày la tao bắn nát óc". Hắn đạp mạnh làm cận vệ Các ngã chúi vào trong xe, sau đó có tiếng súng nổ và trẻ con khóc.

Thanh Nga và chồng bị bắn chết tại chỗ vào lúc khoảng 23 giờ 30. Thi hài được đưa vào bịnh viện Sài Gòn.

Cái chết của Thanh Nga gây chấn động trong nước.

2* Nói về ám sát

Ám sát là hành động có mưu tính do một người hay một tổ chức tiến hành nhằm giết một người hay nhiều người có tên tuổi và có ảnh hưởng trong chính trường hay trong xã hội, vì những động cơ chính trị, lý tưởng, đức tin hay quan điểm. Người chủ mưu thường không lộ mặt.

Những vụ giết người cướp của hoặc trả thù cá nhân không phải là ám sát. 

Những vụ ám sát nổi tiếng như vụ ám sát Tổng thống Kennedy ở Dallas, Texas ngày 22-11-1963, vụ ám sát Mục sư Martin Luther King Jr. tại Memphis, Tennessee ngày 4-4-1968. Vụ John Winston Lennon, một trong những người sáng lập ra ban nhạc The Beatles, bị giết ở New York ngày 8-12-1980.

3* Tiểu sử Thanh Nga

Thanh Nga
Theo nhận xét của giới nghiên cứu kịch trường, thì trong 36 năm của cuộc đời, Thanh Nga đã đứng hết mình dưới ánh đèn màu suốt 28 năm. 

Thanh Nga tên thật là Juliette Nguyễn Thị Nga, sinh ngày 31-7-1942 tại Tây Ninh. Cha là ông Nguyễn Văn Lợi. Mẹ là Nguyễn Thị Thơ, bà Bầu Thơ trưởng đoàn Thanh Minh Thanh Nga nổi tiếng một thời ở VN.

Thanh Nga kết hôn 2 lần.


Phạm Duy Lân  (Đổng Lân)và Thanh Nga

Lần đầu với thiếu tá Nguyễn Minh Mẫn, lần sau vớiLuật sư Phạm Duy Lân. Có một con trai với ông Lân, tên là Phạm Duy Hà Linh, sinh năm 1973, nay là một nghệ sĩ hài.

Gia đình Thanh Nga có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng:
- Năm Nghĩa (Cha dượng)
- Bảo Quốc (Em cùng mẹ khác cha)
- Hữu Châu (Con của nghệ sĩ Hữu Thình, anh ruột của TN.)

Bị ám sát cùng chồng ngày 26-11-1978 tại Sài Gòn, an táng tại Nghĩa trang "Chùa Nghệ Sĩ", Gò Vấp.

Thanh Nga được nhà nước truy tặng danh hiệu Nghệ Sĩ Ưu Tú năm 1984 sau khi chết.

4* Con đường sự nghiệp của Thanh Nga

Với hơn 230 vở diễn trong 28 năm, kể từ lúc 8 tuổi, TN đã cống hiến cho khán giả biết bao vui buồn với cái tên "Cô Đào Thương nhạy khóc". Năm 8 tuổi đã có biệt hiệu là "Thần Đồng Thanh Nga" trong những vở Phạm Công Cúc Hoa, Đồ Bàn Di Hận, Lửa Hờn.
Năm 16 tuổi, xuất sắc trong vai Sơn nữ Phà Ca trong vở Mưa Rừng (Người Vợ không bao giờ cưới)

Gây ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giả mộ điệu qua những tuồng: Áo cưới trước cổng chùa, Sân khấu về khuya, Đôi mắt người xưa, Ngã rẻ tâm tình, Con gái Chị Hằng.

Đoạt Huy Chương Vàng đầu tiên của Giải Thanh Tâm năm 16 tuổi.
Phạm Duy Lân  (Đổng Lân)và Thanh Nga
Thanh Nga và Bảo QuốcTham gia đóng phim và là diễn viên xuất sắc trong Đại Hội Điện Ảnh Á Châu năm 1973 tại Đài Bắc (Đài Loan). Là đại diện nữ duy nhất trong Đại Hội Điện Ảnh Ấn Độ năm 1969, được Thủ tướng Indira Gandhi tiếp đón. TN còn in đậm trong lòng khán giả qua phim Loan Mắt Nhung của Đạo diễn Lê Dân.

Sau 1975, TN xuất sắc trong 2 vở Tiếng Trống Mê Linh và Thái Hậu Dương Vân Nga.
Có lẻ lối diễn xuất đầy ấn tượng, cực tả được tinh thần độc lập dân tộc, chống lại bọn xâm lược và cai trị tàn bạo của Quân Tàu và chống bọn tay sai bán nước, cho nên đã đưa đến cái chết của Thanh Nga.

5* Những người tình cũ của Thanh Nga

5.1. Thanh Nga là vợ của Thành Được

"Theo tài liệu của Tổng Cục Cảnh Sát Nhân Dân, thì Thành Được có một thời yêu say đắm Thanh Nga nhưng không được yêu lại và có sự ngăn cản của bà Bầu Thơ. Nhưng ông vẫn theo đuổi và dùng thế lực bên ngoài để kéo người đẹp trên sân khấu về với mình cho đến khi Thanh Nga ưng chịu. Dẫu cho đã nên vợ nên chồng, nhưng cá tính hai người xung khắc với nhau và cuối cùng phải chia tay". (Hết trích)

5.2. Thiếu tá Nguyễn Minh Mẫn là chồng cũ của Thanh Nga

Ông Mẫn thương Thanh Nga khi cô đang sáng chói trên sân khấu cải lương. Người cao lớn, đẹp trai, có tâm hồn nghệ sĩ, là sĩ quan huấn luyện viên môn chiến thuật trường Bộ Binh Thủ Đức, rồi Chỉ huy phó Yếu Khu Bình Phú (Thủ Đức).

Thanh Nga trong chiếc áo cưới, bước lên xe hoa chính thức cùng người chồng là ông Nguyễn Minh Mẫn. Tiệc cưới được tổ chức linh đình tại nhà hàng, báo chí và nghệ sĩ tham dự rất đông. Rượu Champagne nổ dòn tan, cuộc vui tưởng chừng như bất tận. Nhưng chưa được bao lâu, thì Đại úy Mẫn phải ra toà lảnh án về tội buôn lậu đồ Mỹ.

Thanh Nga phải sống trong những ngày đoạn trường và phải đối mặt với dư luận, những việc không đâu cứ ùa đến, cả những vu oan, tố cáo của người đàn bà trước kia của ông Mẫn. Hôn nhân tan vở.

5.3. Ông Phạm Duy Lân

Gia đình nghệ sĩ Thanh Nga. Trong ảnh, bé Cúc Cu trong vòng tay mẹ
Ông Lân là luật sư, đạo diễn và có thời làm Đổng Lý Văn phòng của một Bộ trong chính quyền Saigòn, cho nên thường gọi là Ông Đổng Lân. Người to cao, đẹp trai, hơn Thanh Nga 20 tuổi. Ông Lân và Thanh Nga tuy không sanh cùng ngày cùng tháng, nhưng đã chết cùng ngày cùng giờ. Con trai duy nhất của 2 người là nghệ sĩ hài Phạm Duy Hà Linh, (Cúc Cu) sinh năm 1973. Có vợ và con gái. Hà Linh là trưởng Nhóm Hài Hà Linh.
6* Mở lại hồ sơ vụ ám sát

6.1. Tuyên bố của Công An Sài Gòn

Ngay sau vụ án, ông Trần Quyết, thứ trưởng Bộ Nội vụ, phân tích:

"Vụ án Thanh Nga xảy ra trong lúc một số tàn quân của quân đội Saigòn còn lẫn trốn ở các vùng rừng núi, bưng biền, hoạt động chống lại ta. Trước đó, có một số hành vi đe doạ là gởi thơ yêu cầu Thanh Nga không được đóng vai Trưng Trắc hoặc Thái hậu Dương Vân Nga nữa. Giữa lúc đó, có tin mật báo" Một tổ chức tự xưng là "Lực lượng thống hợp Liên Bang Đông Dương" do sự đở đầu của CIA Mỹ, vừa mở tiệc ăn mừng ở một quán rượu vùng ven Saigòn, do đã bắn chết Thanh Nga theo án lịnh của trên đưa xuống".(Hết trích)

Nhận xét về lời tuyên bố trên.

Rõ ràng là câu chuyện bịa đặt vì nó vô lý.
- Tổ chức chống Cộng thời đó làm gì dám ra quán nhậu để tổ chức ăn mừng đã giết Thanh Nga vì Thanh Nga chống quân Tàu?.

- Thời đó, những gánh hát phải diễn những tuồng "cách mạng" có nội dung chửi bới VNCH như là:

Người Ven Đô. Do Út Trà Ôn đóng vai Tám Khoẻ, vở Khách sạn Hào Hoa, vở Cây sầu riêng trổ bông...thế mà có nhóm chống Cộng nào lên tiếng chống đối đâu?

6.2. Tuyên bố thứ hai của CA: Đây là vụ bắt cóc tống tiền.

Công An cho rằng việc bắt cóc tống tiền không thành, mới gây ra án mạng. 

Đồng thời Công An liên kết vụ ám sát Thanh Nga với 2 vụ bắt cóc con của nghệ sĩ Kim Cương và con của bác sĩ Lã Hỷ, và cho biết thủ phạm đã nhận tội giết Thanh Nga là Nguyễn Thanh Tân, trung sĩ "biệt động dù ngụy" và Nguyễn Văn Đức là "lính Hải quân nguỵ".

Cả hai nhận tội và bị xử tử hình ngày 23-8-1980.
Cơ quan điều tra Công An cho biết, trong quá trình điều tra thẩm vấn kẻ chủ mưu 2 vụ bắt cóc mới lòi ra thủ phạm đã giết chết Thanh Nga.

6.2.1. Vụ bắt cóc con của nghệ sĩ Kim Cương

Năm 1977.

Ngày 26-6-1977, CA Saigòn nhận được tin báo cháu Toro, 5 tuổi, con của nghệ sĩ Kim Cương bổng nhiên bị mất tích ở nhà trẻ Vườn Hồng. Một người đàn ông giọng Nam bộ, tự xưng là Hải Phong, điện thoại báo cho biết là đang giữ đứa trẻ và đòi 100 cây vàng để chuộc mạng. Qua nhiều lần thương lượng hai bên đồng ý 20 cây. 

Sau đó, cha của Toro mang vàng đến điểm hẹn, nhận ra chiếc áo của con đang mặc, ông đưa vàng cho kẻ bắt cóc, và không lâu sau đó, Toro được thả tại một bãi cỏ trước nhà thờ Đức Bà Quận 1.

Công An không tìm ra thủ phạm.

6.2.2. Vụ bắt cóc con của bác sĩ Lã Hỷ

Năm 1979

Ngày 2-3-1979, con trai của bác sĩ Lã Hỷ là Bé Phương bị bắt cóc ở trường phổ thông Tân Nhì, Phú Nhuận. Hung thủ ném chiếc áo bé Phương đang mặc ở trụ điện gần nhà và gọi điện báo cho bà Bích là mẹ bé Phương, đòi 100 cây vàng chuộc con. Người gọi tự xưng là Hải Phong, nói giọng Nam bộ.

Bà Bích không hợp tác với CA vì sợ con bị hại, nhưng CA đã bố trí theo dõi.
Sau 5 lần thương lượng, kẻ bắt cóc chấp nhận 20 cây vàng.

Năm giờ chiều ngày 21-3-1979 , bà Bích mặc áo bà ba, đội nón lá, đi xe đạp theo yêu cầu, mang 20 cây vàng đến trước số nhà 95 đường Phan Đăng Lưu, Phú Nhuận.
Khi nhận ra bà Bích, một thanh niên nhảy ra chụp lấy gói vàng và tức thì, một chiếc Honda chạy tới, cả hai vọt đi.

Viên đội trưởng CA bắn theo 5 phát súng. Một viên đạn trúng chân tên lái xe, một viên trúng vào người của tên ngồi sau ôm gói vàng.

CA phục ở các bịnh viện, và bắt tên Hoá ở bịnh viện Chợ Rẩy. Tên Hoá khai chủ mưu là Nguyễn Thanh Tân, trung sĩ "Biệt động dù" chế độ cũ.

Sau đó, Nguyễn Thanh Tân bị bắt. Bé Phương được tìm thấy ở nhà người em của Tân ở Sóc Trăng.

Tân khai ra đồng bọn là Nguyễn Văn Đức, lính "hải quân ngụy".

Đồng thời, Nguyễn Thanh Tân và Nguyễn Văn Đức cũng nhận tội đã giết Thanh Nga và chồng vì bị thất bại trong vụ bắt cóc vào ngày 26-11-1978. 

Trên đây là tài liệu do Công An Sài Gòn cung cấp cho báo chí.

7* Nhưng sự thật không phải như vậy.

Tác giã Nhã Thanh Sử đã nêu lên những phân tích, chứng cứ và xác nhận:

- Đây không phải là một vụ tống tiền
- Không phải là một vụ bắt cóc
- Mà là một vụ ám sát vì lý do chính trị mà chính Công An VC thực hiện. Lý do là Thanh Nga diễn xuất quá lôi cuốn, gây ấn tượng sâu đậm vào lòng người, gợi lên tính độc lập dân tộc và chỉ trích mạnh mẻ những kẻ làm tay sai cho quân Tàu, dâng đất dâng biển cho ngoại bang. Ông Lân phải chết để không còn một nhân chứng. 

7.1. Trước khi Thanh Nga bị ám sát

Trước khi bị ám sát, Thanh Nga đã nhận được thơ nặc danh cảnh cáo, yêu cầu ngừng đóng vai Trưng Trắc và Thái hậu Dương Vân Nga, nếu không thì sẽ bị thanh toán.

Sau đó, khi đang diễn vai Trưng Trắc với Thanh Sang trong vở Tiếng Trống Mê Linh ở rạp

Lux B thì bị ném lựu đan lên sân khấu làm chết một nhạc công và Thanh Nga chỉ bị thương nhẹ, thoát chết.

7.1.1. Lời khai của cận vệ Nguyễn Văn Các

Nguyễn Văn Các, 34 tuổi, là nhân viên của đoàn Thanh Minh Thanh Nga, được bà Bầu Thơ cử theo bảo vệ cho Thanh Nga.

"Tối hôm ấy, chính chồng của chị Thanh Nga tức đạo diễn Phạm Duy Lân cầm lái, Thanh Nga ngồi ở băng ghế sau với cháu Phạm Duy Hà Linh, (Cúc Cu) 5 tuổi. Xe nổ máy, tôi ngồi cạnh anh Lân, chạy từ quận Bình Thạnh, theo đường Đinh Tiên Hoàng hướng về Ngã Sáu Saigòn, chỗ có tượng Phù Đổng Thiên Vương. Xe từ từ ngừng trước cửa nhà số 114 đường Ngô Tùng Châu.

Tôi xuống trước, định mở cửa cho Thanh Nga xuống, nhưng khựng lại vì có một chiếc Honda từ đâu phóng tới, dừng gấp trước cổng nhà, thắng nghe cái "xẹt". Một bóng người vội vã nhảy xuống chìa súng vào gáy tôi, quát :" Đứng yên, mầy la tao bắn nát óc".
Hắn đạp mạnh khiến Các ngã chúi xuống, úp mặt vào trong xe phía trước buộc anh nằm yên.

Chưa kịp hoàn hồn, Các nghe tiếng ông Lân kêu lên "Đừng bắt con tôi, các anh muốn gì thì vợ chồng tôi cũng chịu hết."

Dường như hai bên có “dằn co” với nhau rồi một tiếng súng nổ.

Giọng ông Lân thều thào nói với Các: "Các ơi, cậu Ba bị bắn chết rồi".
Tiếp đó là giọng Thanh Nga hoảng hốt "Bắn thì bắn chết tôi đi chớ đừng bắt con tôi." Lại có tiếng động như “giằng qua giằng lại”. Mấy giây sau, Các nghe tiếng nổ thứ hai, và tiếng cháu Cúc Cu gọi thất thanh "Ba ơi, má ơi".

Một giọng nói lạ vang lên "Thôi! đi".

Khi ấy, Các có cảm giác không còn bị đè bởi chiếc đệm gối, nên đứng dậy thì thấy 2 bóng người đang rời khỏi chiếc xe hơi. Một tên ngồi lên xe Honda, do ánh đèn lờ mờ nên Các không thấy rõ mặt, chỉ nhận hắn mặc áo màu lam nhạt. Tên kia cầm súng, nước da ngâm ngâm, tóc dài, khoảng 30 tuổi, cao chừng thước sáu, thước bảy, bận quần đen, áo màu gạch đậm. 

Bấy giờ đã khuya, ở bên kia đường đối diện với nhà Thanh Nga, có 2 chị em đang học bài trên lầu, khi nghe súng nổ và tiếng con nít khóc, đã nhìn xuống, thấy hai tên phóng Honda từ nhà Thanh Nga “chạy về phía Ngã Sáu” mất dạng. Lúc đó khoảng 23 giờ 30. Thanh Nga được đưa vào bịnnh Viện SaiGòn.

7.1.2. Khám nghiệm tử thi

Sáng hôm sau, ngày 27-11-1978, đoàn khám nghiệm đến bịnh viện Saigòn, thì thi hài của 2 người đã được đưa vào nhà xác.

Tử thi Thanh Nga vẫn còn mềm dịu bình thường, tử thi ông Lân (hơn bà 20 tuổi) tay chân đã cứng.

"Thanh Nga thân hình đẹp, hoàn mỹ, giống như hoa hậu thời nay. Vú trái gần vết thương đã trúng đạn, nằm như người ngủ, sắc mặc vẫn tươi đẹp. Ông Lân, người cứng cáp, to bự gấp đôi Thanh Nga, bị một vết thương (đạn bắn) ở ngực trái, xuyên thẳng hướng tim ra lưng" (Báo cáo chuyên án Thanh Nga của ông Võ Tấn Thành, Đội trưởng đội trọng án Phòng CS Hình sự TP/HCM)

Đối chiếu lời khai và khám nghiệm tử thi

* Thanh Nga và ông Lân đều bị bắn vào phần ngực bên trái, vùng trái tim. (TN. "Vú trái gần vết thương". Ông Lân. "Một vết thương (đạn bắn) ở ngực trái, xuyên thẳng hướng tim ra lưng").

Chứng tỏ sát thủ là một tay chuyên nghiệp được huấn luyện. Chỉ một viên đạn vào tim là chết liền tại chỗ, khi đến bịnh viện thì hết cứu chữa.

Nhưng làm thế nào để cả hai đều bị bắn vào vùng ngực trái, vị trí của tim?

Ông Lân thì đang ngồi sau tay lái, mà sát thủ thì đứng ngoài xe tức là bên hông của ông Lân. Thanh Nga thì đang ôm bé Cúc Cu trước ngực?

Trong lời khai của cận vệ Các "Dường như hai bên có giằng co với nhau rồi một tiếng nổ". Giằng co ở đây là tên sát thủ kéo ông Lân quay ngực về phía họng sung, ở bên ngoài cửa hông trước của xe, để bóp cò. Vì ở tư thế ngồi sau vô lăng, thì ngực hướng về trước.

Trường hợp của Thanh Nga cũng thế. Sát thủ kéo Cúc Cu ra khỏi vòng tay của TN, cho lòng ngực của TN không còn gì che chắn, để bóp cò cho chết ngay tại chỗ, trước khi đến bịnh viện.

Thanh Nga thấy tên sát thủ kéo Cúc Cu ra, thì tưởng rằng hắn muốn bắt cóc Cúc Cu, cho nên mới nói là "Bắn thì bắn đi chớ đừng bắt con tôi". “Bắn thì bắn đi” tức là lúc họng súng đã chỉa vào ngực của Thanh Nga, và tên sát thủ đang nắm giữ Cúc Cu. Nếu bắt Cúc Cu mà không chỉa súng, thì Thanh Nga không nói câu đó.

8* Những cái vô lý của Công An Sài Gòn

Ban đầu CA cho rằng tàn dư quân đội ngụy đã giết chết Thanh Nga, nhưng sau đó thấy không ổn vì không có ai tin chuyện hoang đường như thế.

Kế đó, CA cho rằng vụ án là do việc bắt cóc không thành nên sinh ra án mạng, và thủ phạm chính là Nguyễn Thanh Tân và Nguyễn Văn Đức, đã từng tổ chức 2 vụ bắt cóc khác.

1). Theo như kế hoạch đã vạch ra, địa điểm, thời gian và tình huống đã nắm vững, chủ động, đã không có một phản ứng nào, thì tại sao gọi là bắt cóc bất thành? Tại sao ông Lân đã chịu nạp tiền mà vẫn bắn chết trong lúc ông tuân lịnh và hợp tác?

2). Không phải kế hoạch bắt cóc, mà là kế hoạch ám sát.

Địa điểm là trước cửa nhà, trên mặt đường có người qua lại, thời gian là sau khi vãng hát, khoảng 11 giờ tối, tình huống là 4 người gồm Thanh Nga, ông Lân, cận vệ Các và bé Cúc Cu. Phương tiện di chuyển là 1 chiếc Honda. Đây không phải là kế hoạch bắt người, mà là kế hoạch ám sát.

Vì nếu thuần túy bắt cóc trẻ em rồi dùng Honda chở 3, với 1 đứa bé khóc la trên đường thoát thân, và nếu 3 người còn lại tri hô, và cảnh sát rượt đuổi thì chạy đường nào để thoát thân đây? Mục đích bắt cóc là để lấy tiền hay để ngồi tù? Để được an toàn hay để đối đầu với nguy hiểm? Vô lý là ở chỗ nầy.

3). Nếu mục đích là lấy tiền. Vậy khi nghe ông Lân bằng lòng nạp tiền mà vẫn im lặng, không có nói ra một điều kiện nào cả. Không đòi số tiền khi đã khống chế và đã được nạn nhân hợp tác. Như vậy, không phải là vụ bắt cóc hoặc đòi tiền. Mà là cuộc ám sát.

4). Không sợ bị nhận diện, không phải là bắt cóc

Bọn bắt cóc, (Tân và Đức) không che mặt, không đội mủ hay mang kiếng mát, không sợ bị nhận diện sau đó, chứng tỏ rằng chúng biết nạn nhân không bao giờ còn có dịp gặp lại bọn chúng nữa. Đó không phải là tác phong của kẻ bắt cóc, mà là của kẻ sát nhân. Chúng cũng không sợ ai cả. Dám ngang nhiên hành động ngoài công lộ, rồi sau khi giết người, đáng lẻ phải chạy về phía đường vắng người là hướng nhà Thờ Huyện Sĩ gần đó, nhưng lại không. Chúng chạy ra Ngã Sáu, là tụ điểm ăn uống tấp nập ban đêm với hàng chục chiếc xe từ phở, hủ tiếu mì, bánh cuốn, đồ nhậu...và cũng thường có cảnh sát canh gác.

Chứng tỏ bọn chúng đang thi hành kế hoạch được ra lịnh và bao che của cơ quan có quyền lực. Bắn người xong, chúng ra lịnh "Thôi đi", có nghĩa là thi hành xong nhiệm vụ giết người. Nếu mục đích kiếm tiền thì cũng lục bóp, xách tay...

5). Bọn bắt cóc không phải là bài bản chuyên nghiệp của Tân và Đức trong hai vụ bắt cóc con của Kim Cương và con của bác sĩ Lã Hỹ.

9* Những lời lẻ trong tuồng hát gây chết người.

Lời lẻ của Trưng Trắc.

* "Tổ tiên ta không chịu lùi bước trước quân thù, không nhân nhượng một tấc đất nào cả. Phải chém đầu những kẻ có ý lùi bước trước quân thù." (Không nhân nhượng một tấc đất nào cả, đụng chạm với Công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng)

"Đói rét chịu được, nhưng nhục mất nước không bao giờ chịu được! Đó là đạo lý của dân tộc ta đời đời truyền lại"

* Nước đã mất thì tránh sao cho được nhục! Phu tướng, giờ đây ta hãy tế cáo với tổ tiên, thề lấy máu mà rửa nhục!"

* Hởi đồng bào trăm họ! Giặc Đông Hán đang xéo dày đất nước, nhục nào hơn nhục nô lệ ngoại bang.! Thà chết mà đứng thẳng, không cam chịu sống quỳ. Đất nước Nam cẩm tú, người dân Nam anh hùng, trước đền thờ quốc tổ, thề hy sinh giết giặc cứu non sông!"

Lời lẻ của Thái hậu Dương Vân Nga.

* Không! không! ta không nhượng quân thù một tấc đất nào cả!

* Đây là thanh gươm của tiên vương đã từng dẹp loạn sứ quân để sơn hà bền vững đến hôm nay, Tướng quân hãy nhận lấy để chém đầu kẻ nào có ý lùi bước trước quân thù, cho dù lùi nửa bước để toan liệu về sau"

* "Dù nước nhỏ, đây là tấm áo đầu tiên dân ta dám may, người Đại Cồ Việt dám mặc để lên ngôi hoàng đế. Tấm Long bào nầy là niềm kiêu hảnh của dân ta, một dân tộc dám tự xưng là Đại Cồ Việt. Tôi tin rằng trăm họ sẽ tay nối vòng tay, quyết chống lại sức mạnh bạo tàn của giặc. Đây, bức thơ của nước Đại Cồ Việt phúc đáp với sứ thần. Tấm Long bào nầy, tấm áo thiên tử đầu tiên nầy, ta quyết không bao giờ dâng nạp."

Hãy cùng nhau sống lại hào khí của Tiếng trống Mê Linh!”

III. KÊT LUẬN

Tóm lại, Trưng Trắc đã hại chết Thanh Nga. Những lời lẻ của Trưng Trắc từ cửa miệng Thanh Nga nói ra nội dung chửi bới bọn khiếp nhược, làm tay sai cho Quân Tàu. Những lời lẻ nặng nề, làm nhức nhối những người trong cuộc, nhưng điều quan trọng là nó tác dụng mạnh mẽ trong tâm trí của đồng bào Việt Nam .

Do đó, những người liên hệ thấy cần phải bịt miệng, phải dập tắt những lời nguyền rũa đó của tổ tiên, Trưng Trắc.

Nếu đem so sánh những lời lẻ đó với một câu rất đơn giản đã làm cho người chiến sĩ “bộ đội” anh hùng Trường Sơn, Nguyễn Văn Hải, Blogger Điếu Cày, phải bị te tua, tàn cuộc đời trong nhà đá, hết hạn tù mà vẫn không được ra khỏi khám. Điếu Cày chỉ nói "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam" thôi.

So sánh như thế, thì chúng ta dễ hiểu hơn tại sao Thanh Nga phải chết.

Trúc Giang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét