Kính gởi:
- Tổ Chức Liên Hiệp Quốc (UNO)
- Cơ Quan Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc Tại Cambodge (UNHCR Cambodia)
- Các Cơ Quan Quốc tế Nhân Quyền Và Theo Dõi Nhân Quyền Human Rights Watch
- Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế Amnesty International
Đồng kính gởi:
- Các cơ quan thông tấn báo chí và truyền thông của cộng đồng người Việt Quốc Gia và Hiệp Hội Khmer Krom ở hải ngoại
- Tổ Chức Liên Hiệp Quốc (UNO)
- Cơ Quan Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc Tại Cambodge (UNHCR Cambodia)
- Các Cơ Quan Quốc tế Nhân Quyền Và Theo Dõi Nhân Quyền Human Rights Watch
- Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế Amnesty International
Đồng kính gởi:
- Các cơ quan thông tấn báo chí và truyền thông của cộng đồng người Việt Quốc Gia và Hiệp Hội Khmer Krom ở hải ngoại
Tôi tên là Danh Giàu, bí
danh Mã Phi Danh, dân tộc Khmer, quốc tịch Việt Nam, sinh quán tại ấp Giồng
Dứa, xã Giồng Dú, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
Năm 1975, sau khi cưỡng
chiếm hoàn toàn Miền Nam, chính quyền cộng sản Việt Nam đã cưỡng bức tôi tham
gia vào lực lượng quân đội của cộng sản với mỹ từ “thi hành nghĩa vụ quân sự”
để xâm lược Cambodia mà chúng gọi là đi làm “nghĩa vụ quốc tế”.
Suốt từ năm 1975 đến năm 1980, tôi bị cưỡng bức phục vụ tại tiểu đội 3, Trung đội 3, Đại đội 4, Tiểu đoàn Tây Đô 1, với cấp bậc Trung Úy, chuyên gia phiên dịch Tiếng Khmer cho đơn vị.
Bản thân tôi nhận thức
được rằng đó là một cuộc chiến tranh xâm lược, phi nghĩa, ô nhục đối với cộng
đồng quốc tế, và hoang phí máu xương của đồng bào Việt Nam, nên tôi đã đào ngũ,
trở về Việt Nam sống tại quê vợ thuộc xã Xà Tón, huyện Tịnh Biên, An Giang.
Đến ngày 09 tháng 09 năm 1998, một số “chiến hữu” của chúng tôi trong Đảng Nhân Dân Hành Động là tình báo của cộng sản Việt Nam thuộc cục A42 của cơ quan an ninh Việt Nam cài cắm vào tổ chức, gồm Quang Minh tức Hùng Biên Thùy, Nguyễn Công Cẩm, tức Nguyễn Cẩm Công, đã phối hợp với lực lượng an ninh của cộng sản Việt Nam và chư hầu Cambodia bắt gọn toàn bộ 87 đảng viên của Đảng Nhân Dân Hành Động chúng tôi, khi chúng tôi vừa vượt qua biên giới Thái-Miên để tham dự đại hội toàn Đảng Nhân Dân Hành Động.
Năm 1998, tất cả chúng tôi bị đưa về giam giữ tại trại giam Định Thành, tỉnh An Giang. Để hòng che giấu tung tích tình báo của Nguyễn Công Cẩm, cơ quan an ninh của cộng sản Việt nam cũng “bắt” luôn cả Nguyễn Công Cẩm và giam chung với tôi trong cùng một Xà Lim cũng thuộc trại giam Định Thành này.
*. |
Sau khi mãn án tù, tôi trở lại Cambodia, trình diện với cơ quan UNHCR để xin tỵ nạn chính trị, thì tôi lại gặp Nguyễn Công Cẩm tại đây với tên mới là Nguyễn Cẩm Công và đã được UNHCR cấp cho quy chế tỵ nạn chính trị, và cũng đã nhiều lần UNHCR đã lập hồ sơ cho Nguyễn Công Cẩm tái định cư ở đệ tam quốc gia, theo tinh thần của công ước 1951 mà các nước thành viên đã ký kết với Liên Hiệp Quốc về người tỵ nạn, nhưng Nguyễn Công Cẩm vẫn nhất mực chối từ, với lý do là muốn ở lại Cambodia để tiếp tục “cuộc đấu tranh dân chủ hóa đất nước”, nhưng lý do thực tế tại sao Nguyễn Công Cẩm, nay trở thành Nguyễn Cẩm Công từ chối đi định cư thì hẵn quý vị cũng đã biết
Ngoài tên mới là Nguyễn
Cẩm Công với lớp vỏ bọc tỵ nạn chính trị, thỉnh thoảng Nguyễn Công Cẩm cũng
xuất hiện với quân phục Hoàng gia Cambodia, dưới tên Miên là LY HENG với cấp
hàm Trung tá an ninh Phủ Thủ tướng, và Trung tá an ninh thuộc cục A42 của ngành
tình báo cộng sản Việt Nam.
Lê Trí Tuệ chụp tại Phnom Penh trong ngày đầu đến tỵ nạn |
Sau khi biết tôi đã gia nhập Đảng Dân Chủ Nhân Dân do chủ tịch đảng
Đỗ Thành Công lãnh đạo, Nguyễn Công Cẩm lại tiếp cận với tôi, một mặt đe dọa bắt
tôi về Việt Nam trừng phạt về tội dám tham gia các tổ chức phản động của các phần
tử lưu vong hải ngoại để chống lại chính quyền cách mạng, mặt khác, Nguyễn Công
Cẩm dụ dỗ, hứa hẹn rằng nếu tôi chấp nhận làm gián điệp cho cục an ninh A42 thì
Cẩm và Bộ Nội vụ của Cambodia sẽ hết lòng giúp đỡ cho tôi được UNHCR cấp cho
quy chế tỵ nạn và sẽ đưa ra hải ngoại định cư để tiếp tục hoạt động tình báo,
nhưng tôi lại khước từ lời chiêu dụ của Nguyễn Công Cẩm.
Nguyễn
Phùng Phong và Nguyễn Công Cẩm (bìa trái) Lê Trí Tuệ ngồi trong góc, trong một
buổi thờ phượng tại Hội Thánh Mennonite của người Việt tỵ nạn tại Phom Penh,
Cambodia
|
Ai là người bắt cóc người Việt tị nạn cộng sản ở Nam Vang và đưa về lại Việt Nam? Tình báo Nguyễn Công Cẩm (phải) hay hệ qủa tất yếu của Chủ nghĩa Cộng sản do "cha gìa dân tộc" áp đặt lên đất nước Việt Nam?
|
Để việc bắt cóc không bị
nhiều người phát hiện, Nguyễn Công Cẩm đã bố trí cả chiếc xe hơi TOYOTA 4RUNNER
ngay tại khu vực chợ này để sau khi bắt được tôi là tống lên xe và đưa thẳng về
trại giam 34 Phan Đăng Lưu, Sài gòn để tạm giam luôn.
Tuy nhiên với bản năng sinh tồn khi đối diện với tử thần, tôi đã kịp thời chui qua gầm xe và chạy thoát vào văn phòng của Hội Ái hữu Khmer Krom ngay trong khu chợ này và tố cáo việc Nguyễn Công Cẩm và bốn nhân viên an ninh của cục A42 mật phục bắt cóc tôi. Tất cả mọi diễn biến của vụ bắt cóc này tôi đã báo cáo đầy đủ với anh CHANH RÍCH là chủ tịch Hội Ái hữu Khmer Krom tại Phnom Penh.
Trong suốt thời gian từ 20 tháng 10 năm 2008, ngay sau vụ bị bắt cóc hụt, được sự che chở bảo vệ và giúp đở của Hội Ái hữu Khmer Krom tại Phnom Penh, tôi liên tục di chuyển từ nới này đến nơi khác để lẫn trốn trên khắp lãnh thổ Cambodia, đồng thời tên sỹ quan tình báo Nguyễn Công Cẩm cùng các mật vụ của cộng sản Việt Nam tại Cambodia cũng ra sức truy tìm tung tích của tôi.
Tình trạng an ninh của bản thân tôi càng trở nên hiểm nghèo hơn, khi Nguyễn Công Cẩm và cơ quan an ninh của cộng sản Việt nam đã có đầy đủ thông tin chi tiết về hoạt động chính trị của tôi trong thời gian qua rằng không những là đảng viên Đảng Dân Chủ Việt Nam, tôi còn là hội viên cốt cán của Chi hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam tại Cambodia do cựu tử tù Nguyễn Phùng Phong làm chi hội trưởng, ngoài ra tôi còn là thành viên trong ban lãnh đạo tổ chức Trà Đàm Dân Chủ Việt Nam đặc trách liên hội Khmer Krom, nên Hội Ái Hữu Khmer Krom tại Phnom Penh đã giúp tôi đào thoát sang Thái Lan xin tỵ nạn chính trị từ ngày 12 tháng 05 năm 2009 cho đến nay.
Kính thưa quý vị độc giả, sự nghiệp đấu tranh cho tự do dân chủ và quang phục quê hương còn lâu dài và vô cùng khó khăn gian khổ, việc vạch mặt những tên tình báo, được cài cắm vào cộng đồng người tỵ nạn cũng như vào các tổ chức dân chủ là một việc làm bức thiết, nhằm giảm thiểu những mối hiểm nghèo, những rủi ro bất trắc cho các nhà dân chủ và bất đồng chính kiến. Vì lý do này, tôi viết thư ngỏ này gởi đến quý độc giả, các cơ quan thông tấn báo chí và các cơ quan truyền thông của người Việt quốc gia cũng như Hiệp hội Khmer Krom ở hải ngoại xin tố giác tên Nguyễn Công Cẩm hoàn toàn không phải là một người tỵ nạn chính trị, mà là một sỹ quan tình báo cấp tá của cộng sản Việt Nam, đã đánh sụp và bắt bớ toàn bộ đảng viên Đảng Nhân Dân Hành Động, cùng các thành viên của chính phủ Việt Nam Tự Do, đã bắt cóc nhiều nhà dân chủ và bất đồng chính kiến cũng như nhiều chức sắc tôn giáo tỵ nạn tại Cambodia.
Kính mong được sự hợp tác của của độc giả, quý cơ quan thông tấn báo chí, để phổ biến thông tin này về tên sỹ quan tình báo Nguyễn Công Cẩm ngỏ hầu ngăn chặn những tội ác của chúng đối với đồng loại, đối với những nhà dân chủ, những người yêu nước.
Tuy nhiên với bản năng sinh tồn khi đối diện với tử thần, tôi đã kịp thời chui qua gầm xe và chạy thoát vào văn phòng của Hội Ái hữu Khmer Krom ngay trong khu chợ này và tố cáo việc Nguyễn Công Cẩm và bốn nhân viên an ninh của cục A42 mật phục bắt cóc tôi. Tất cả mọi diễn biến của vụ bắt cóc này tôi đã báo cáo đầy đủ với anh CHANH RÍCH là chủ tịch Hội Ái hữu Khmer Krom tại Phnom Penh.
Trong suốt thời gian từ 20 tháng 10 năm 2008, ngay sau vụ bị bắt cóc hụt, được sự che chở bảo vệ và giúp đở của Hội Ái hữu Khmer Krom tại Phnom Penh, tôi liên tục di chuyển từ nới này đến nơi khác để lẫn trốn trên khắp lãnh thổ Cambodia, đồng thời tên sỹ quan tình báo Nguyễn Công Cẩm cùng các mật vụ của cộng sản Việt Nam tại Cambodia cũng ra sức truy tìm tung tích của tôi.
Tình trạng an ninh của bản thân tôi càng trở nên hiểm nghèo hơn, khi Nguyễn Công Cẩm và cơ quan an ninh của cộng sản Việt nam đã có đầy đủ thông tin chi tiết về hoạt động chính trị của tôi trong thời gian qua rằng không những là đảng viên Đảng Dân Chủ Việt Nam, tôi còn là hội viên cốt cán của Chi hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam tại Cambodia do cựu tử tù Nguyễn Phùng Phong làm chi hội trưởng, ngoài ra tôi còn là thành viên trong ban lãnh đạo tổ chức Trà Đàm Dân Chủ Việt Nam đặc trách liên hội Khmer Krom, nên Hội Ái Hữu Khmer Krom tại Phnom Penh đã giúp tôi đào thoát sang Thái Lan xin tỵ nạn chính trị từ ngày 12 tháng 05 năm 2009 cho đến nay.
Kính thưa quý vị độc giả, sự nghiệp đấu tranh cho tự do dân chủ và quang phục quê hương còn lâu dài và vô cùng khó khăn gian khổ, việc vạch mặt những tên tình báo, được cài cắm vào cộng đồng người tỵ nạn cũng như vào các tổ chức dân chủ là một việc làm bức thiết, nhằm giảm thiểu những mối hiểm nghèo, những rủi ro bất trắc cho các nhà dân chủ và bất đồng chính kiến. Vì lý do này, tôi viết thư ngỏ này gởi đến quý độc giả, các cơ quan thông tấn báo chí và các cơ quan truyền thông của người Việt quốc gia cũng như Hiệp hội Khmer Krom ở hải ngoại xin tố giác tên Nguyễn Công Cẩm hoàn toàn không phải là một người tỵ nạn chính trị, mà là một sỹ quan tình báo cấp tá của cộng sản Việt Nam, đã đánh sụp và bắt bớ toàn bộ đảng viên Đảng Nhân Dân Hành Động, cùng các thành viên của chính phủ Việt Nam Tự Do, đã bắt cóc nhiều nhà dân chủ và bất đồng chính kiến cũng như nhiều chức sắc tôn giáo tỵ nạn tại Cambodia.
Kính mong được sự hợp tác của của độc giả, quý cơ quan thông tấn báo chí, để phổ biến thông tin này về tên sỹ quan tình báo Nguyễn Công Cẩm ngỏ hầu ngăn chặn những tội ác của chúng đối với đồng loại, đối với những nhà dân chủ, những người yêu nước.
Cuối cùng tôi cũng xin
được chia sẻ một thông tin quan trọng về nhà dân chủ trẻ Lê Trí Tuệ mà có lần
Nguyễn Công Cẩm đã tiết lộ nhằm lung lạc tinh thần của tôi để dễ dàng chiêu dụ
tôi làm tay sai cho chúng, rằng chính Nguyễn Công Cẩm cùng các nhân viên an
ninh của bộ nội vụ Cambodia đã bắt cóc Lê Trí Tuệ trong một quán Internet tại
khu vực cây số 6 thuộc quận Russey Keo vào ngày 06 tháng 05 năm 2007.
Tuy nhiên có những thông tin cho rằng chính Nguyễn Công Cẩm đã thủ tiêu Lê Trí Tuệ là hoàn toàn vô căn cứ và thiếu chính xác, bởi cũng theo tiết lộ của Nguyễn Công Cẩm thì từ sau khi bị bắt cóc đến nay, Lê Trí Tuệ vẫn còn bị giam giữ tại Cambodia, trong một văn phòng khép kín trong khuôn viên của Bộ Nội vụ Cambodia, nhưng đây là văn phòng của cơ quan an ninh và tình báo của Việt Nam.
Hiện Lê Trí Tuệ được sử dụng như một công cụ khai thác các thông tin trên mạng internet và là một “bí thư” riêng của Nguyễn Công Cẩm nhằm giao dịch với thế giới bên ngoài bằng email ngoài ra Lê Trí Tuệ cũng bị buộc phải làm hacker, thường xuyên tìm cách đột nhập vào các trang web của các cơ quan, tổ chức dân chủ ở hải ngoại để đánh phá hoặc để lấy thông tin. Với những thông tin này cũng mong được các cơ quan truyền thông và các tổ chức Quốc tế Nhân quyền cùng phối hợp mọi nổ lực để giải cứu cho nhà dân chủ trẻ Lê Trí Tuệ.
Tuy nhiên có những thông tin cho rằng chính Nguyễn Công Cẩm đã thủ tiêu Lê Trí Tuệ là hoàn toàn vô căn cứ và thiếu chính xác, bởi cũng theo tiết lộ của Nguyễn Công Cẩm thì từ sau khi bị bắt cóc đến nay, Lê Trí Tuệ vẫn còn bị giam giữ tại Cambodia, trong một văn phòng khép kín trong khuôn viên của Bộ Nội vụ Cambodia, nhưng đây là văn phòng của cơ quan an ninh và tình báo của Việt Nam.
Hiện Lê Trí Tuệ được sử dụng như một công cụ khai thác các thông tin trên mạng internet và là một “bí thư” riêng của Nguyễn Công Cẩm nhằm giao dịch với thế giới bên ngoài bằng email ngoài ra Lê Trí Tuệ cũng bị buộc phải làm hacker, thường xuyên tìm cách đột nhập vào các trang web của các cơ quan, tổ chức dân chủ ở hải ngoại để đánh phá hoặc để lấy thông tin. Với những thông tin này cũng mong được các cơ quan truyền thông và các tổ chức Quốc tế Nhân quyền cùng phối hợp mọi nổ lực để giải cứu cho nhà dân chủ trẻ Lê Trí Tuệ.
Thành Phố Corax, Thái Lan, ngày 19 tháng 5 năm 2010
Danh Giàu (Mã Phi Danh)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét