Bài nói chuyện ngày 17/2/2018 tại trụ sở Cộng
đồng Hạt Tarrant - Dallas
Mai Thanh Truyết – Đả Đảo Cộng Sản
Thưa Quý vị Quan khách,
Hôm nay là ngày mùng 2 tháng Giêng năm Mậu
Tuất, trong lúc mọi người con Việt trong và ngoài nước, cùng ngồi với nhau để
ôn lại một kỷ niệm đau thương của dân tộc, đặc biệt đối với bà con đất Thần
kinh, nhưng tại Việt Nam, đảng CSBV, qua hơn 700 báo chí và các cơ quan truyền
thông, truyền hình, liên mạng…cùng đồng lòng lên đồng tập thể, qua những đề tựa
thật kêu, nhưng rỗng tuếch như:
- Báo Nhân Dân chạy tít lớn: "Mỹ và tay sai trắng trợn phá hoại ngày Tết của nhân dân
ta";
- Báo Pháp Luật qua "Xuân Mậu Thân 68: Thiên hùng ca bất diệt";
- Báo Tiền Phong: "Mãi là anh hùng ca bất tử";
- Báo Thanh Niên: "Dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ";
- Báo Saigon Giải Phóng: "Những đòn sấm sét mang tên Biệt động Saigon-Gia Định";
- Mạng Vietnamnet: "Lễ cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm tổng tiến công xuân Mậu
Thân";
- Mạng Vietnam Press: "Cuộc tấn công của biệt động Sài Gòn 50 năm trước".
v.v…
Thưa Quý vị,
Đã 50 năm qua, 50 năm ra tay giết người dân vô
tội một cách dã man, CSBV vẫn còn tiếp tục huênh hoang trên men “chiến thắng”,
trên vong hồn của 6000 đồng bào vô tội đất Thần kinh. CSBV đã từng sống trong
dối trá ngay từ ngày thành lập đảng năm 1930, và sau 88 năm, vẫn tiếp tục bóp
méo lịch sử qua những đề tựa trên, nâng sự dối trá lên đến “tầng
cao mới”.
Chúng ta vẫn không quên vụ thảm sát năm Mậu
Thân 1968 do CSBV chủ động điều khiển cái gọi là “Mặt trận Giải phóng Miền
Nam Việt Nam” khởi động ngay trong đêm giao thừa rạng sáng mùng 1 Tết trên khắp
bốn vùng chiến thuật của VNCH.
Trước đó, do sự đề xướng của “Mặt trận”, chính
phủ VNCH đã chấp thuận hưu chiến để cho binh lính hai bên “ăn Tết” gia đình…
Nhưng văn bản ký kết chưa ráo mực, VC bắt đầu tấn công khắp thành phố Huế ngay
trong đêm giao thừa 30/1.
Cũng cần nên biết thêm là tại Hà Nội, chính Hồ
Chí Minh đã làm bài thơ chúc Tết trước cho dân miền Nam cũng như ngầm ra lịnh
cho cuộc tổng tấn công toàn thể VNCH:
Xuân nầy hơn hẳn mấy xuân qua
Thắng trận tin vui khắp nước nhà
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ
Tiến lên toàn thắng ắt về ta.
Thêm một lần nữa, nhân kỷ niệm 50 năm năm nay,
chúng ta sau 50 năm đã thấy rõ bộ mặt tráo trở của CSBV. Thiết tưởng, cũng cần
ghi lại nơi đây khúc phim của 50 năm về trước, mặc dù ngày hôm nay, Tết Mậu
Tuất, những kẻ sát nhân vẫn còn sống ung dung với tâm trạng của quân chiến
thắng (?) xen lẫn với nỗi căm hờn của nạn nhân cuộc thảm sát tàn bạo của lũ sát
nhân vô nhân tính CSBV năm nào.
Đó là những tên như:
- Nguyễn Đắc Xuân (Sinh
viên Sư Phạm), Nguyễn Thị Đoan Trinh (SV
Dược), Trưởng và Phó Đoàn Sinh viên Quyết tử;
- Hoàng Phủ Ngọc Tường (Dạy
Việt văn), Hoàng Phủ Ngọc Phan (SV Y khoa
2), Chỉ huy Đoàn Thanh niên võ trang An ninh khu phố tức các đội Tự vệ Thành và
là “Chánh án” Tòa án Nhân dân Huế;
- Hoàng Văn Giàu (ra
hải ngoại đổi là “Ngọc” Giàu, và Hoàng Nguyên Nhuận mất
tại Úc), Thái Thị Kim Loan (SV Văn khoa), Trưởng và Phó
Đoàn Sinh viên Phật tử, cùng với Trần Quang Long (SV
Sư phạm), Trần Vàng Sao (SV Văn
khoa), Ngô Yên Thy (SV Văn khoa) có dưới tay 500 thành
viên.
Và những địa danh của hơn 20 địa điểm chính có
hầm hố chôn người tập thể ở Huế như: Trường Trung học Gia Hội, Chùa
Áo Vàng, Tiểu chủng viện, Cửa Đông Ba, Cồn Hến, Nam Giao, Lăng các vua, Khu vực
Dòng Thiên An, Phú Xuân, Phù Lương, làng Châu Chữ, An Ninh, Trường An Ninh Hạ,
Chợ Thông, Chùa Linh Mụ, Trường Văn Chí, Tiên Nộn, Đồng Di, Tây Hồ, Khe Đá Mài,
Khe Lụ, sau làng Đình Môn…
Nêu những địa danh, những tên kể trên (dĩ
nhiên còn rất nhiều tên sát nhân vẫn còn sống tại Huế) để chúng ta không quên
rằng, hiện tại những kẻ sát nhân trên vẫn
chưa bị đền tội, và vẫn sống nhởn nhơ qua sự bao che của đảng CSBV trên miền
đất tượng trưng cho một nền văn hóa và đạo lý Việt.
Xin trích một đoạn ngắn của một sinh viên, nạn
nhân của CSBV, hiện vẫn còn sống tại Huế, trong vụ Tết Mậu Thân 1968
“Năm 1968, tôi đang là sinh viên năm thứ nhất
trường Cán Sự Điều Dưỡng Huế. Ngoài những giờ học lý thuyết chung tại trường,
bọn sinh viên chúng tôi được chia thành nhiều toán. Mỗi toán từ 8 đến 10 người,
luân phiên thực tập ở các trại bệnh trong BV Trung Ương Huế.
Nhưng qua nửa đêm (31/1) thì bắt đầu nghe có
tiếng súng. Tiếng súng lớn, nhỏ, từ xa rồi mỗi lúc một gần. Chúng tôi thốt giựt
mình, băn khoăn nhìn nhau, hoang mang lo sợ. Bầu không khí bắt đầu căng thẳng,
mấy anh sinh viên y khoa thì nghe ngóng bàn tán, thắc mắc không biết tiếng súng
từ đâu vọng lại...
Lúc đầu chúng tôi tưởng là thành phố Huế và
Binh viện bị pháo kích, nhưng không ngờ, chừng 3, 4 giờ sáng, bất thần không
biết tứ ngõ ngách nào có chừng mười mấy người tràn vào phòng cấp cứu, họ xưng
chúng tôi là quân giải phóng. Đa số mặc áo quần đen, súng mang vai, bị rết
ngang hông. Họ bắt tất cả chúng tôi băng bó cho một số người bị thương, đồng
thời hò hét chia nhau lục soát, vơ vét, và lấy đi một số thuốc men, bông băng,
dụng cụ y khoa v.v… Họ lấy sạch không chừa lại một món nào, kể cả những bánh
mứt chúng tôi để trong phòng trực.
Sau khi đám người xưng là “quân giải phóng” ở
Cấp Cứu kéo nhau đi chúng tôi không gặp, không thấy bọn VC nào nữa, hay chúng
đang lẫn trốn trong những trại bệnh khác thì tôi không biết…
Chưa ra khỏi cửa thì gặp Hoàng Phủ Ngọc Phan
và Nguyễn thị Đoan Trinh cùng mấy sinh viên khác nữa Văn không biết tên, chỉ
biết họ đồng bọn với Hoàng Phủ Ngọc Phan. Văn biết mặt Phan là vì Văn có người
anh học y khoa cùng lớp với Phan.
Gặp Văn, Phan nạt nộ: tụi mi chạy trốn đi
mô?
Vừa vô tới giảng đường thì anh Hải bị Hoàng
Phủ Ngọc Phan bắn gục ngay. Văn mắc đi cầu, tìm chổ phóng uế nên chạy vô sau
anh Hải. Mới tới cửa thì nghe tiếng súng, tiếng hét của anh Hải, Văn quay đầu
bỏ chạy. Chưa kịp rượt theo Văn thì bỗng ầm, một tiếng nổ đâu đó, trong sân
trường đại học, khiến Hoàng Phủ Ngọc Phan và đồng bọn hoảng hốt leo lên xe
Honda tháo chạy...
Chúng tôi chạy mới tới trường trung học Jeane
d’Arc, thì gặp bọn Hoàng Phủ Ngọc Phan lấp ló trước cổng trường với một nhóm bộ
đội Bắc Việt. Người nào mặt mày cũng đằng đằng sát khí. Gặp lại Phan, Văn run
rẩy, Phan chưa kịp nói thì Văn đã lắp bắp phân trần, em qua BV kiếm con Ti chớ
em không có trốn mô, và xin xỏ, anh cho em với con Ti đem xác thằng Hải về nhà
rồi em trở lại đi…tải thương”…(hết trích)
Nêu những địa danh, những tên kể trên để chúng ta nhớ!
Nhớ để chúng ta đừng quên!
Và không quên chuyện Thảm sát Tết Mậu Thân năm
1968 của CSBV cũng như chúng ta không bao giờ quên lời dặn dò của tiến nhân,
Vua Duy Tân với câu phán:”Nước dơ phải lấy máu mà rửa”.
Thưa Quý vị,
Đó là chuyện quá khứ 50 năm về trước của dân
tộc Việt, nhưng Hoa Kỳ vẫn không quên ngày nầy…Bằng cớ là vào tháng 12/2017,
Ông BT Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ Jim Mattis, vào năm 1968 là một senior high school,
đã trao Huy chương Danh dự (Honor) cho Trung sĩ TQLC John Canley với chiến công
trong suốt 7 ngày từ 31/1 đến 6/2/1968 đã áp sát khẩu đại liên trong trận
chiến. Và ngày 24/1, Ông đã viếng thăm Hà Nội nhằm mục đích giải quyết câu
chuyện dài MIA (Missing In Action) của 1200 lính Mỹ ở Việt Nam và 350 ở Lào,
Cam Bốt, và Trung Cộng.
Thưa Quý vị,
Nói như thế nghĩa là người Mỹ vẫn chưa quên vụ
thảm sát Tết Mâu thân năm nào!
Xin thay mặt cho Nhóm Hưng Ca, chúng tôi xin
nghiêng mình giữ một phút mặc niệm trước anh linh những người quá cố, cũng như
xin có vài lời nhân buổi lễ kỷ niệm 50 Tất Mậu Thân tại Dallas năm nay.
Xin thưa,
Tiếng hát của Nguyệt Ánh và Việt Dzũng,
của Hưng Ca ngày nào: "Anh em ơi xin hãy làm ánh đuốc" vẫn
còn văng vẳng đâu đây… nhắc cho chúng ta hướng về tương lai, một tương lai tươi
sáng cho dân tộc.
Xin được thêm đôi lời về lời ca trên trong
hoàn cảnh hết sức đặc biệt cho năm nay, một năm có thể xảy ra nhiều biến động ở
quê nhà. Ngày hôm nay, chúng ta cần nên "làm ngọn đuốc" và "là ngọn đuốc". Vì sao?
- Làm ngọn đuốc để
nhận lấy bổn phận và trách nhiệm cho công cuộc giải phóng quê hương khỏi ách
CSBV qua cơ chế chuyên chính vô sản. Làm ngọn đuốc để tiếp tục giữ lửa qua hơn
42 năm qua. Xin đừng vinh bất cứ lý do gì khác như tuổi già, bất lực, không khả
năng…để từ chối bổn phận của người con Việt trước nạn quốc phá gia vong!
- Là ngọn đuốc để
soi đường đi cho chính chúng ta và mở đường cùng với thế hệ trẻ trong
và ngoài nước để cùng giữ quyết tâm tái lập lại mục tiêu Dân tộc – Nhân bản – Khai phóng cho một Việt Nam tương lai.
Hưng Ca hứa sẽ tiếp tục làm nức lòng tuổi trẻ
Việt Nam.
Hưng Ca sẽ làm rạng danh dân tộc ở hải ngoại.
Hưng Ca sẽ là khúc “Hưng ca khúc”, hát
lên khúc khải hoàn ca sau cùng khi ánh bình minh của dân tộc rạng ngời trên quê
hương.
Xin
nhắc lại lời người xưa:
- Di chúc của Vua Trần
Nhân Tôn: "Các người chớ quên, chính
nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói
một đường làm một nẻo. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa".
Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn:
"Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng
không được để lọt vào tay kẻ khác".
Lời thơ dậy sóng của Cụ Phan Bội Châu: "Chết như Hưng Đạo, hồn
thành thanh - Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần - Chết cụ Tây Hồ danh chẳng
chết - Chết mà vì nước, chết vì dân".
Và xin được kết thúc với 4 câu thơ của Nguyên
Thủy trong bài "Nén hương cho Huế":
Quê người đất khách sao đành quên
Quê mình rên siết đêm từng đêm
Cơ đồ Cha Ông dày công dựng
Ơn nầy nhất quyết phải đáp đền
Cám ơn Quý vị đã lắng nghe,
Mai Thanh Truyết - Hưng Ca 2018
Phụ chú: Trích trên internet
Sáng sớm ngày 31 tháng 1 năm 1968, trong dịp
Tết Nguyên Đán, Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam
cùng lúc tấn công bất thình lình tại nhiều thành phố và địa phương trên miền
Nam Việt Nam - trong đó có Sài Gòn và Huế. Sau các thành công quân sự ban đầu,
họ bị đối phương áp đảo và đẩy lui khắp nơi, trừ Huế. Cuộc tổng tấn công Tết
Mậu Thân tuy được xem là một thất bại chiến thuật nhưng lại là một chiến thắng
có tầm vóc lớn về chiến lược.
Với mục đích giành giật chủ quyền tại Huế,
trận chiến 28 ngày giữa Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam với Quân đội Hoa Kỳ
và Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã diễn ra và kết quả là 40% thành phố bị phá
hủy, 116.000 người mất nhà ở. Quân đội Hoa Kỳ và Quân lực Việt Nam Cộng hòa
chịu khoảng 4.400 lính thương vong, trong khi Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam
và Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng tổn thất trên 4.000 quân. Cũng trong cuộc
tái chiếm này, quân đội Mỹ đã sử dụng tối đa vũ khí hạng nặng như bom napalm và
súng không giật cỡ lớn. Trong số 17.134 ngôi nhà tại Huế, 9.776 bị phá hủy hoàn
toàn, 3169 bị hư hỏng nặng; số thường dân thiệt mạng theo ước tính đầu tiên của
chính phủ Việt Nam Cộng hòa là 3.776 người. Tài liệu Quân Giải phóng miền Nam
Việt Nam cho biết họ đã chôn cất khoảng 2000 nạn nhân do bom đạn tại các khu mộ
tập thể cùng với binh sĩ tử trận của chính họ.
Số liệu
về các hố chôn tập thể
Trong những tháng và những năm tiếp theo sau
Trận Mậu Thân tại Huế, bắt đầu từ ngày 31 tháng 1 năm 1968, và kéo dài tổng
cộng 26 ngày, hàng chục ngôi mộ tập thể được phát hiện trong và xung quanh Huế.
Nạn nhân bao gồm phụ nữ, nam giới, trẻ em và trẻ sơ sinh[14]. Số liệu từ các
nguồn khác nhau có sự không thống nhất.
Theo Nguyễn Lý Tưởng, cựu Dân biểu khu vực
Thừa Thiên, trong 22 địa điểm tìm được các mồ chôn tập thể, người ta đếm được
2,326 sọ người. Sau tết, các gia đình kê khai có người chết, có người mất tích,
lên đến 4,000 gia đình.[15] Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa thì đưa ra danh sách
4.062 nạn nhân được họ xác định là đã bị bắt cóc hoặc bị giết[16]. Theo các báo
cáo của Việt Nam Cộng Hòa, nhiều thi thể được tìm thấy ở tư thế bị trói buộc,
bị tra tấn và đôi khi bị chôn sống.
Theo báo cáo tổng kết của Douglas Pike [20],
lúc bấy giờ là nhân viên Cục Tâm lý chiến của cơ quan thông tin Hoa Kỳ, năm
1970:
"Câu chuyện (về Huế) chưa chấm dứt. Nếu
ước đoán của giới chức Huế được coi như gần đúng, khoảng 2.000 người vẫn còn
mất tích. Tổng kết về người chết và mất tích như sau:
Tổng số dân sự tử vong: 7.600 - chết lẫn mất
tích
Chiến trường: - 1.900 bị thương vì chiến cuộc;
944 thường dân chết vì chiến cuộc.
Nạn
nhân trong những ngôi mộ tập thể:
1.173 - số tử thi tìm trong đợt đầu sau cuộc
chiến, 1968
809 - số tử thi tìm trong đợt nhì, kể cả tìm
thấy ở đụn cát, tháng 3-7 năm 1969
428 - số tử thi tìm trong đợt thứ ba, trong
khe Đá Mài (khu Nam Hoa) - tháng 9 năm 1969
300 - số tử thi tìm trong đợt thứ tư, khu Phu
Thu, tháng 11 năm 1969
100 - số tử thi tìm thấy các nơi trong năm
1969
1.946 - mất tích (tính đến năm 1970)"
Theo soạn giả Matthew White ghi lại trong sách "Tàn khốc:100 sự kiện tử vong cực cao trong lịch sử
nhân loại" thì vụ thảm sát ở Huế năm 1968 được ông trích
dẫn từ các nguồn khác nhau cho rằng "đã có 2.800 người bị giết
và 3.000 người mất tích do Việt Cộng thực hiện".
Mark Woodruff ghi rằng một bản báo cáo của Mặt
trận Dân tộc Giải phóng bắt được ngày 25 tháng 4 năm 1968 ghi đã "loại khỏi vòng chiến đấu 1.892 nhân viên hành chánh,
38 cảnh sát, 790 tên ác ôn, sáu đại uý, 1 trung uý, 20 thiếu uý và nhiều sĩ
quan trừ bị…" trong trận đánh ở Huế, tuy nhiên "loại
khỏi vòng chiến đấu" là một khái niệm khá rộng (từ chết, bị thương, đầu
hàng cho tới bắt làm tù binh).
Hãng AFP thì đưa tin về nguyên nhân có những
hố chôn tập thể tại Huế: "Trong các trận đánh
hàng nghìn quân nhân đã bị giết. Quân đội Hoa Kỳ và quân chính phủ (Sài Gòn)
phải chôn những binh lính chết của họ bất kỳ nơi nào và lúc nào có thể được.
Còn lính dù Nam Việt Nam thì chôn xác ngay trên trận địa"
Theo Gareth Porter, một học giả Mỹ, các ước
lượng ban đầu của Bộ Di dân và An sinh Xã hội Việt Nam Cộng hòa, số dân thường
thiệt mạng do giao tranh và bom pháo là 3.776, trên tổng số dân thường bị
thương, chết hoặc mất tích là 6.700 người, chứ không phải các con số 944 và
7.600 do Tiểu đoàn Chiến tranh Chính trị số 10 của Quân lực Việt Nam Cộng hòa
đưa ra. (Các con số 944 và 7.600 này đã được Pike Douglas dùng trong thống kê
của mình.)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét