Nhà
báo Greg Rushford người Mỹ chuyên viết phóng sự điều tra về chính trị trong mậu
dịch quốc tế vào hôm 04/08 có bài đăng trên trang rushfordreport.com của ông có
tựa ‘ How Hanoi Buys Influence in Washington, D.C.’ (Hà Nội mua ảnh hưởng ở
Washington thế nào).
Bài viết
mô tả điều được cho là việc Đảng Cộng sản Việt Nam đã “âm thầm mua ảnh hưởng”
nhằm thúc đẩy nghị trình ngoại giao của Hà Nội ở Washington và “chiến dịch vận
động tinh vi” này dường như đã và đang có kết quả.
BBC điểm lại nội dung chính của bài cùng quí vị.
Bài viết
mở đầu bằng việc đề cập tới chuyến công du tới Việt Nam trong tuần này của Ngoại
trưởng Hoa Kỳ John Kerry với nghị trình chính được dự kiến là tăng cường quan hệ
kinh tế và an ninh quốc phòng.
Biểu Tình Chống Nguyễn Phú Trọng Tại Washington DC |
Chuyến
đi diễn ra sau gần đúng một tháng kể từ khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp Tổng
thống Obama hồi tháng Bảy.
Nhà
báo Rushford mô tả về điều mà ông gọi là “chuyện thường gặp” trong chủ đề nhân
quyền vốn là cái gai lớn trong quan hệ Mỹ Việt.
Tác giả
nói ông hy vọng là vào tuần này Bộ Công an Việt Nam sẽ hành xử tốt hơn hồi
tháng Năm khi khi cố vấn hàng đầu về nhân quyền của ông Kerry là ông Tom
Malinowski thăm Hà Nội.
Chỉ
sau hai ngày ông Malinowski có các buổi làm việc “hữu ích” với giới chức ở Hà Nội
thì blogger Anh Chí (Nguyễn Chí Tuyến), một nhà bất đồng chính kiến, đã bị người
ta đánh đổ máu.
Sau cuộc
gặp với ông Obama ở Washington, ông Nguyễn Phú Trọng có bài diễn văn tại một viện
nghiên cứu có ảnh hưởng là Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS)
nơi ông Trọng nói “Tôi khẳng định Việt Nam hết sức coi trọng vấn đề quyền con
người.”
“Bảo vệ
và tăng cường quyền con người là mục tiêu chính của chính phủ Việt Nam,” ông Trọng
nói tại CSIS.
‘Sự cố xấu xí’
Thế
nhưng chỉ ngay trước khi ông Trọng đọc diễn văn thì đã có một sự cố mà tác giả
mô tả là “xấu xí” xảy ra.
Sự cố
này cho thấy những gì thực sự diễn ra khi giới chức Hoa Kỳ và Việt Nam khen Việt
Nam có “tiến bộ nhân quyền rõ rệt”.
“Hơn nữa,
sự việc đáng hổ thẹn tại CSIS cho ta thấy một chỉ dấu về việc Đảng Cộng sản đã
âm thầm mua ảnh hưởng nhằm thúc đẩy nghị trình ngoại giao ở Washington thế nào.
“Đây
là chiến dịch vận động tinh vi dường như có kết quả”, theo tác giả. “Hà Nội dường
như biết được rằng ở Washington, có tiền là được việc (money talks).
Sự cố
mà tác giả mô tả là giới an ninh Việt Nam tác nghiệp ngay trên đất Mỹ xảy ra
khi một công dân Mỹ tới nghe ông Trọng nói tại CSIS đã bị đưa ra ngoài tòa nhà
mặc dù có tên trong danh sách khách mời tham dự.
Bác Sỹ Nguyễn Thể Bình Cùng Phái Đoàn Đến Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc Để Tố Cáo Những Vi Phạm Nhân Quyền Của Nhà Đương Cục Cộng Sản Việt Nam |
Đã có
biểu tình trước Tòa Bạch Ốc khi Tổng thống Obama tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bác sỹ
Nguyễn Thể Bình đã từng tham dự nhiều sự kiện tại CSIS đã bị một thành viên cao
cấp của CSIS là ông Murray Hiebert, cùng với một nhân viên an ninh của viện
nghiên cứu này, yêu cầu rời tòa nhà.
Tác giả
Rushford cho biết nhân viên an ninh của phía Việt Nam không cho phép bà Bình
nghe bài diễn văn của ông Trọng và rằng khi bà đi lên phòng để dự sự kiện này
thì được thông báo rằng bà là diện không được tiếp đón (Persona Non Grata).
“Ông
Hiebert nói với bà Bình rằng ông đã cố gắng giải thích với giới an ninh Việt
Nam thì vẫn chẳng có ích gì. Ông Hiebert đã xin lỗi bà Bình và thừa nhận rằng
việc CSIS chịu áp lực khiến phải hành động như vậy là sai.”
Theo
tác giả, ông Hiebert, người có thâm niên trong nghề báo và từng làm cho Far
Eastern Economic Review và The Wall Street Journal, đã nói thẳng về vi phạm
nhân quyền ở Thái Lan và Malaysia khi làm việc tại CSIS.
Tại viện
nghiên cứu này ông phụ trách nhiều blog viết chỉ trích thực trạng nhân quyền tại
Việt Nam mà tác giả là các nhà quan sát có tên tuổi.
“Tuy
nhiên ông Hiebert dường như đã và đang cẩn trọng không để làm quá mất lòng nhà
chức trách tại Hà Nội.
“Ông
là đồng tác giả của một nghiên cứu năm 2014 đề cập tới các vấn đề nhân quyền tại
Việt Nam một cách hơi nương tay, trong khi hoàn toàn không được thẳng thắn về
việc chính phủ Việt Nam trả tiền cho điều này,” tác giả nhận định.
Nhà
báo Rushford cho biết ông đã liên lạc với viện CSIS để cho họ có cơ hội giải
thích sự cố xảy ra với bà Bình.
“Ông
Hiebert từ chối để phỏng vấn mặc dù đồng ý nhận câu hỏi qua email. Tuy nhiên
người phụ trách truyền thông của CSIS đã gửi cho tôi email nói rằng ông đã
khuyên ông Hiebert cắt đứt liên lạc.
“Câu
trả lời của ông Hiebert qua email không nói là những gì xảy ra với bà Bình
không phải là như vậy và ông đã giảm thiểu sự cố mặc dù nói rằng bà Bình đáng
ra phải được phép dự sự kiện này”.
Kẻ thù
của Nhà nước
Theo
tác giả, ngoài thành công về mặt chuyên môn tại một Trung tâm Y khoa Quân đội
có tiếng tại Hoa Kỳ, bà Bình bị giới an ninh Việt Nam để mắt tới vì các hoạt động
riêng khác.
Bà
Bình, theo tác giả, làm việc về các chủ đề nhân quyền tại châu Á với một số tổ
chức có tiếng như Human Rights Watch và Amnesty International.
“Bà ra
làm chứng trước Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ và tham gia nhiều buổi
điều trần khác.
“Và
vào ngày 1 tháng Bảy, bà Bình cùng với các nhà hoạt động cho dân chủ và nhân
quyền Việt nam được mời vào Tòa Bạch Ốc nơi bà đưa ra các khuyến nghị cho Hội đồng
An ninh Quốc gia (NSC) về cách ông Obama bàn thảo chủ đề nhân quyền với Tổng Bí
thư Trọng như thế nào vào ngày 07/07 tại Phòng Bầu dục.
“Cũng
có thể là trong khi hai nhà lãnh đạo đang họp ở Nhà Trắng thì bà Bình có lẽ đã
bị giới chức Việt Nam tại Đại lộ Pennsylvania và Công viên Lafayette chụp hình
khi bà cùng hàng trăm người Mỹ gốc Việt biểu tình ôn hòa phản đối việc Việt Nam
thiếu dân chủ.”
Tác giả
cho biết ông đã gửi thư tới Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, ông Phạm Quang Vinh, để
tìm kiếm một lời xin lỗi về sự cố bà Bình bị đuổi khỏi CSIS nhưng Đại sứ Vinh
đã không trả lời.
‘Không
có tù nhân chính trị’
Ông Cù
Huy Hà Vũ từng chất vấn Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ về nhân quyền tại viện CSIS.
Vào
ngày 24/03/2015, Đại sứ Vinh tham gia với tư cách khách mời bàn tròn thảo luận
tại CSIS do ông Hiebert chủ tọa. Ông Vinh tỏ ra bất bình khi bị cựu tù nhân
lương tâm Cù Huy Hà Vũ hỏi rằng bao giờ Việt Nam ngưng bỏ tù những công dân mà
tội của họ chỉ là chỉ trích Đảng Cộng sản.
Ông Vinh khó chịu và phản hồi rằng Việt Nam không có tù nhân chính trị và đã tránh nhìn vào mắt ông Vũ.
Ông Vinh khó chịu và phản hồi rằng Việt Nam không có tù nhân chính trị và đã tránh nhìn vào mắt ông Vũ.
“Khẳng
định rằng Việt Nam không có tù nhân chính trị giống như nói rằng ở Pháp không
có pho-mát,” tác giả Rushford so sánh.
“Trong
khi không nằm trong danh sách khách mời tham dự buổi nói chuyện của Tổng Bí thư
Trọng tại CSIS, ông Vũ đã được mời tới Tòa Bạch Ốc vào ngày 01/07 nơi ông cùng
bà Bình và những người khác trong đó có Angelina Huỳnh và Hoàng Tứ Duy của Việt
Tân, đảng phái mà Hà Nội gọi là một tổ chức “khủng bố”.
“Hãy
tưởng tượng xem giới chức tình báo Việt Nam nghĩ gì trong đầu khi họ đọc thấy
tin đưa về cuộc gặp ở Tòa Bạch Ốc vào hôm đó”.
“Vì
sao một nhà nghiên cứu chính trị của CSIS được nể trọng lại tránh các câu hỏi
trực tiếp liên quan tới thực trạng nhân quyền Việt Nam? Tác giả hỏi trước khi tự
trả lời rằng “sự nghi ngờ phát sinh là có cái gì đó liên quan tới tiền bạc.”
“Hà Nội
đã và đang chi khoảng 30.000 USD mỗi tháng cho Podesta Group, một công ty
chuyên vận động hành lang có quyền lực với những quan hệ với các chính khách Mỹ
có tầm ảnh hưởng lớn.
Trang
web của Podesta Group quảng cáo về khả năng của hãng giúp các khách hàng gây
tranh cãi cải thiện uy tín.
“Chúng
tôi mướn người từ các viện nghiên cứu thuộc phe tả cũng như hữu.
“David Adams, người đã và đang làm việc về mảng Việt Nam cho Podesta Group, từng là người phụ trách chính về các chủ đề lập pháp của bà Hillary Clinton khi bà ngồi ghế ngoại trưởng.
“David Adams, người đã và đang làm việc về mảng Việt Nam cho Podesta Group, từng là người phụ trách chính về các chủ đề lập pháp của bà Hillary Clinton khi bà ngồi ghế ngoại trưởng.
“Đại sứ
Mỹ David Shear lúc đó còn ở Hà Nội. Ông Shear nay là một thứ trưởng quốc phòng
và là một trong những nhân vật giúp định hình các chính sách quân sự của Hoa Kỳ
ở châu Á, bao gồm cả việc phản hồi ra sao với việc Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ bán
vũ khí sát thương để Hà Nội muốn răn đe sự hăm dọa của Trung Quốc ở Biển Đông.
“Ông
Shear, khi còn là đại sứ Hoa Kỳ, thường xuyên nói với cộng động Mỹ gốc Việt rằng
trước khi Việt Nam được phép gia nhập TPP thì Hà Nội phải có tiến bộ rõ rệt về
nhân quyền. Ông chưa bao giờ giải thích cụ thể khái niệm này có nghĩa là gì.
Cả
Podesta Group và Đại sứ Vinh, theo tác giả, đều từ chối bình luận về việc Việt
Nam đang đẩy mạnh nghị trình ngoại giao.
“Nhưng
chẳng cần tìm hiểu nhiều cũng thấy rõ là có ba ưu tiên: Hà Nội muốn Hoa Kỳ bỏ cấm
bán vũ khí. Việt Nam muốn thuyết phục Tổng thống Obama và Quốc hội Hoa Kỳ rằng
Hà Nội đã có dủ tiến bộ rõ rệt về nhân quyền để tham gia TPP và họ đang vận động
cho ông Obama tới thăm Việt Nam, hy vọng là cuối năm 2015.
‘Có tiền là được việc’
Ông
Rushford nói Chính phủ và Quốc Hội Hoa Kỳ đang ngả theo hướng cho phép Việt Nam
mua vũ khí sát thương.
Trang
web của CSIS liệt kê các nhà tài trợ theo hạng mục chung. Họ tiết lộ rằng chính
phủ Việt Nam trả cho CSIS trong khoảng từ 50.000 USD tới 500.000 USD trong năm
2014. Nhưng trang này không cho biết khoản tiền đó để dùng làm gì.
Ông
Hiebert là đồng tác giả một nghiên cứu năm 2014 của CSIS có tựa “Một Kỷ nguyên
Mới trong quan hệ Mỹ-Việt”. Vậy ai có thể đã trả tiền để làm nghiên cứu này?
Người
đọc nghiên cứu không thể biết được điều đó ở mục lời cảm ơn. “Chúng tôi ghi nhận
sự hỗ trợ hào phóng và chu đáo và những góp ý của Đại Sứ quán Việt Nam tại
Washington, D.C., Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, và Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại
Thành phố Hồ Chí Minh.” Nhưng cụ thể là ai đã trả tiền?
“Ông
Hiebert — sau khi tôi hỏi tới hai lần — đã thú nhận rằng chính phủ Việt Nam trả
tiền cho nghiên cứu này. Ông nói rằng không có việc chính phủ Hoa Kỳ cấp vốn
cho nghiên cứu đó,” tác giả viết.
Theo
nhà báo Rushford, trong nghiên cứu “Một Kỷ nguyên Mới trong quan hệ Mỹ – Việt”,
ông Hiebert đã chỉ trích các nhà đấu tranh dân chủ nhân quyền trong quốc hội Mỹ
là nhóm người lúc nào cũng chỉ trích và chẳng hiệu quả.
“Ông
Hiebert cũng đã chỉ trích nhiều người Mỹ gốc Việt cổ súy cho dân chủ không hiểu
được tình hình thực tế của Việt Nam ngày nay.
“Thế
nhưng khi nói tới thực trạng nhân quyền của Việt Nam thì ông Hiebert dường như
lại thủ thế.
“Nghiên
cứu không đề cập tới việc Hà Nội không tuân thủ Công ước Quốc tề về Quyền Dân sự
và Chính trị mà Việt Nam tham gia. Không đề cập tới các điều luật trong bộ luật
hình sự của Việt Nam hình sự hóa tự do ngôn luận, tự do hội họp và chỉ trích Đảng
Cộng sản.
“Thay
vì đề nghị rằng Việt Nam có thể giúp cải thiện uy tín bằng việc hiện đại hóa bộ
luật hình sự yếu kém, ông Hiebert chỉ đơn thuần khuyến nghị chính phủ Hoa Kỳ và
Bộ Công an Việt Nam nên họp bàn thêm.
“Ông Hiebert kịch liệt bác bỏ rằng ông nhẹ lời bởi ai đã trả tiền cho nghiên cứu này,” nhà báo Rushford viết.
“Ông Hiebert kịch liệt bác bỏ rằng ông nhẹ lời bởi ai đã trả tiền cho nghiên cứu này,” nhà báo Rushford viết.
Theo
nhà báo Mỹ, “Nghị trình vận động hậu trường của Hà Nội đang có kết quả. Chính
phủ và Quốc Hội Hoa Kỳ đang ngả theo hướng cho phép Việt Nam mua vũ khí sát
thương.
Có ít
việc bàn thảo về “tiến bộ rõ rệt” về nhân quyền bao gồm tự do ngôn luận, tự do
hội họp và tự do tôn giáo trong các vòng đàm phán TPP và Tổng thống Obama nói
ông muốn nhận lời mời tới thăm Hà Nội mặc dù chưa lên lịch thăm khi nào.
“Ông
Hiebert nói trong email trao đổi với tôi rằng ông đã khuyến nghị rằng khi nào
ông Obama bay sang Việt Nam, ông sẽ nói mạnh hơn về nhân quyền.
“Một
người hoài nghi có thể quan sát những gì mà Trợ lý Ngoại trưởng Tom Malinowski,
Ngoại trưởng John Kerry, và rất nhiều các quan chức khác của Mỹ đã từng làm –
quá nhiều lần và chẳng thay đổi được bao nhiêu”, tác giả kết luận.
Nhà
báo Greg Rushford từng viết cho các tạp chí The Wall Street Journal và The Diplomat.
Ông đã từng có bài nhận định về quan hệ Việt Mỹ trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ
tịch Trương Tấn Sang.
Nguồn BBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét