Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

THỊ “THẮNG” NHƯNG CHƯA PHẢI LÀ CHIM UYÊN

 Phàm thường, khi người ta tạo ra một dụng cụ gì thì nó luôn có được vai trò đặc biệt của nó, dù có những vật dụng khác, cũng tương tự hình dáng đó, công dụng đó, nhưng chắc chắn là không thể nào thay thế vai trò riêng biệt của riêng mỗi dụng cụ. Cũng thế, một hành động, thái độ có thể được biểu hiện trên cùng một hình thức, ngay cả trường hợp ứng dụng, nhưng không thể quả quyết rằng tất cả những hành động, thái độ đó đều y giống nhau, ngay cả trong ý nghĩa, trạng thái của chúng.

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

HỒ CHÍ MINH CƯỚP ĐẤT, KHÔNG CƯỚP ĐƯỢC HỒN DÂN TỘC

Nguyễn Việt Nữ

Hôm nay cũng còn trong tháng 5 Dương lịch, về phương diện tôn giáo, vẫn còn trong Mùa Phật Đản, để ta nói về Lễ Phật Đản 2013 tại Hoa Kỳ, một cường quốc Tây phương trước đây còn rất xa lạ với Phật giáo.

Thái tử Sỉ Đạt Ta ra đời nguyên thủy là ngày mồng 8 tháng 4 Âm lịch trên 2500 năm trước Tây lịch nên đến nay phải xê xích ngày. Đến thế kỷ 21st Dương  lịch Liên Hiệp Quốc nhìn nhận Ngày Đức Phật Đản Sinh là ngày Rằm tháng 4 Al, cũng quan trong tương đương với ngày Chúa Giáng Sinh 25 tháng 12 Noel.

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

NHẬT KÝ SÀI GÒN 1975 CỦA WALTER SKROBANEK

Walter Skrobanek (1941-2006)
Walter Skrobanek Tháng Tư năm 1975, Walter Skrobanek, Giám đốc một tổ chức cứu trợ trẻ em ở Sài Gòn, đã quan sát và ghi chép tỉ mỉ các sự kiện diễn ra quanh ông. Nhật ký của Skrobanek, bắt đầu từ ngày 28 tháng Tư năm 1975, được viết với dự cảm chắc chắn rằng lịch sử đang được xác lập và diễn ra quanh mình. Cuốn nhật ký cho thấy: (i) Năng lực quan sát sắc bén và không thể bị mua chuộc của một nhà báo; (ii) Tinh thần trách nhiệm của một người lãnh đạo với công việc và với các đồng nghiệp Việt Nam cũng như quyết tâm trong việc đưa tổ chức cứu trợ trẻ em terres des hommes trở lại hoạt động trong hoàn cảnh mới; (iii) Sự thử thách của các quan điểm chính trị cánh tả của tác giả khi cọ xát với thực tế chính trị mới của Việt Nam.

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

VÕ THỊ THẮNG VÀ NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN, BÓNG TỐI VÀ ÁNH SÁNG

Trần Trung Đạo  - Một nữ đặc công thuộc lực lượng biệt động thành Sài Gòn được bộ máy tuyên truyền Cộng Sản đánh bóng đến mức không thể nào bóng hơn. Đó là bà Võ Thị Thắng. Nụ cười khá ăn ảnh của bà bên ngoài tòa đại hình Sài Gòn, được một phóng viên Nhật chụp ngày 27 tháng 7 năm 1968 và được Trần Quang Long đưa vào nhạc phẩm Nụ cười chiến thắng. Bắt lấy cơ hội tuyên truyền, theo chỉ thị của đảng, từ đó, không biết bao nhiêu phim, nhạc, thơ, bình luận, hồi ký, bút ký đã viết về bà Võ Thị Thắng.

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

THÔNG ĐIỆP DÀNH CHO NHỮNG AI YÊU MẾN NICK VUJICIC

Nick Vujicic
Hãy hình dung nếu bạn sinh ra và không có tay. Không có tay để ôm bạn bè; không có tay để cầm tay người yêu của bạn; không có ngón tay để cảm nhận sự động chạm; không có cách nào để nâng hoặc theo bất cứ vật gì. Cuộc sống sẽ khó khăn như thế nào nếu như bạn sống mà không có cả cánh tay và bàn tay? Thế còn về chân thì sao? Hãy hình dung nếu như thay vì không có tay, bạn không có cả chân. Không cách nào có thể nhảy, đi lại, chạy hoặc thậm chí là đứng. Nào, bây giờ hãy kết hợp cả hai điều trên… không tay và không chân. Bạn có làm gì? Cuộc sống của bạn sẽ bị ảnh hưởng như thế nào??

THỦY QUÂN LỤC CHIẾN KỊCH CHIẾN VỚI CỘNG QUÂN QUANH CỔ THÀNH QUẢNG TRỊ THÁNG 9/1972


LTS- Theo yêu cầu của nhiều độc giả, kể từ trung tuần tháng 9/2009, Chúng tôi mở thêm phần mục Quân sử Việt Nam, lần lượt trình bày tiến trình hình thành Quân đội Quốc gia Việt Nam (từ 1946-1955), và sự phát triển của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ( từ 26/10/1955, Quân đội Quốc gia VN được cải danh thành Quân Lực VNCH), và tình hình chiến trường VN từ 1965 đến 1972, có sự tham chiến của lực lượng đồng minh.. Loạt bài này được biên soạn dựa theo các tài liệu của Khối Quân sử/Phòng 5/Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH), cuốn Việc từng ngày 1945-1969 của Đoàn Thêm, và các bài viết về quân sử của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, cựu Trung tướng Nguyễn Chánh Thi, cựu Thiếu tướng Đỗ Mậu, hồi ký của cựu Đại tướng Westmoreland và của nhiều tác giả khác.

NGƯỜI LÍNH THỦY QUÂN LỤC CHIẾN BÊN BỜ BẾN HẢI


Kính dâng hương hồn người Chiến Sĩ vô danh

Bác Sỹ Nguyễn Ngọc Ẩn

Trời trên đầu vẫn nắng chang chang. Dưới chân là sỏi đá khô cằn. Đất ở đây như không đủ sức mời mọc cho cây đâm rễ nên quang cảnh mang một vẻ trơ trụi, hoang sơ thế nào.


Đoàn tù vẫn lầm lũi bước. Cách từng quãng một là cán binh CS miền Bắc, vai mang khẩu AK-47, đầu đội mũ tai bèo, chân dép râu cũng tiếp nối từng bước như đoàn tù nhưng chắc chắn là mang trong họ một trạng thái tinh thần hoàn toàn khác. Họ là những kẻ chiến thắng, đang giải đoàn tù binh, sản phẩm của chiến bại, về Bắc. Trước là họ có dịp phô trương cái “anh hùng” của họ ở trong B, sau là biết đâu họ có thể có dịp tạt qua thăm nhà một lần sau bao nhiêu năm gia nhập bộ đội để đi “giải phóng miền Nam ruột thịt, đang oằn oại dưới ách thống trị bạo tàn của Mỹ Thiệu” và quan trọng và chắc chắn hơn hết là họ được tránh xa vùng lửa đạn có thể làm họ “đi gặp HCM” bất cứ lúc nào...

Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2013

HỒI KÝ 26 NĂM LƯU ĐÀY CỦA THƯỢNG TỌA THÍCH THIỆN MINH - KỲ 1


1      2      3      4
Lời Nói Đầu:

Sau 26 năm lưu đày biệt xứ với 2 bản án chung thân của người tù trải qua hơn một phần tư thế kỷ, tôi trở về từ cõi chết được bình an, trong sự chào đón hân hoan vui mừng của mọi người thân ruột thịt cốt nhục gia đình của quý chư Tôn Đức Pháp quyến. Đặc biệt các Tổ chức Nhân quyền LHQ, Hội Ân xá Quốc tế, Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam tại Hải ngoại, Phòng Thông tin Phật Giáo Quốc tế tại Paris, các Đài Truyền thông Quốc tế loan tải phổ biến tin vui. Nhiều đồng bào Phật Tử xa gần trong và ngoài nước, đã gửi điện thư, điện thoại, đến đất Bạc nơi mái tranh nghèo tôi đang tạm trú, chúc mừng thăm hỏi, tặng quà vật, tịnh tài để tôi điều trị bệnh và hỗ trợ buổi ban đầu lúc mới ra khỏi nhà tù.

HỒI KÝ 26 NĂM LƯU ĐÀY CỦA THƯỢNG TỌA THÍCH THIỆN MINH - KỲ 2


1      2      3      4
CHƯƠNG 4
TRẠI TÙ THỨ HAI
TY CÔNG AN TỈNH MINH HẢI

Từ khi di chuyển từ trại giam huyện Vĩnh Lợi đến phòng cảnh sát hình sự Ty công an Minh Hải, tôi càng gặp nhiều chuyện buồn thêm. Thứ nhất do khinh suất sai lầm của mình, một sự va vấp khiến tôi phải ân hận suốt đời. Đó chính là lý do tôi phải nói lên sự thật qua trang hồi ký nhỏ bé nầy những thiếu sót của mình để giải tỏa bớt những khúc mắc mà nhiều năm qua tôi mang nặng canh cánh bên lòng. Do bức thư tôi gởi về bị phát hiện, nên công an tỉnh đã bắt thêm một số người gồm:

HỒI KÝ 26 NĂM LƯU ĐÀY CỦA THƯỢNG TỌA THÍCH THIỆN MINH - KỲ 3


1      2      3      4
CHƯƠNG 8
RỜI “THUNG LŨNG TỬ THẦN” VỀ TRẠI GIAM Z30A  XUÂN LỘC ĐỒNG NAI
Sau khi tôi bị kết án chung thân lần hai, tại trại Xuân Phước vào năm 1987 họ chuyển tôi về đội lao động đào ao, khuân đất, đá. Được khoảng hơn 2 năm họ chuyển tới về trại giam Z30A Xuân Lộc, Đồng Nai. Trại giam nầy trước đây giam giữ những người tập trung cải tạo hầu hết các sĩ quan, Tá, Tướng, ở tù từ 10 năm trở lên. Sau những đợt thả tù để xoa dịu dư luận, một số được trở về được định cư sang nước khác, có người sống lây lất cảnh nghèo hèn tại quê nhà, chỉ có những người chết thì còn nằm lại tại nghĩa trang “Cây Sung”. Nghĩa trang nơi đây hương tàn khói lạnh, không người đi tảo mộ, họ là những chiến sĩ vô danh không chết vì cuộc chiến mà chết trong “ Hòa bình”. Nghĩa trang sau nấy hằng năm vào mùa lễ Thanh Minh được tù chính trị phát quang, cuốc cỏ.....

HỒI KÝ 26 NĂM LƯU ĐÀY CỦA THƯỢNG TỌA THÍCH THIỆN MINH - KỲ CUỐI



1      2      3      4
CHƯƠNG 11

NHỮNG ÂN CÔNG… NHỚ MÃI TRONG ĐỜI

Trải qua 26 năm dài trong nhà tù Cộng Sản, bản thân tôi đã từng nếm đủ mùi chua cay, mặn nồng, ấm lạnh, đói no và khổ nhục. Cuối cùng tôi chỉ còn nhớ một câu xem như là tư tưởng để đánh giá con người “Chân giá trị của con người khó có thể đánh giá trong đời sống bình thường, mà chỉ có thể đánh giá chính xác trong lúc khốn cùng nhất của cuộc sống”. Tôi không nhớ bao nhiêu việc thiện, bao nhiêu người mình đã giúp đỡ, nhưng tôi không thể quên được cho dù những việc nhỏ nhất, những ai đã giúp đỡ mình trong lúc khốn cùng, những người mà tôi mang ơn và trân trọng khá nhiều từ trong nhà tù Xuân Phước cho đến trại Xuân Lộc, Đồng Nai đó là:

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

CHÚNG TA CÓ RẤT NHIỀU NICK VUJICIC


Đặng Chí Hùng -24-05-2013 Cái đáng làm ta suy nghĩ ở đây là ở Việt Nam có rất nhiều , nhiều người như Nick mà đảng cộng sản đã cố tình quên hoặc cố tình trà đạp họ.Những giọt nước mắt của Fan, niềm vui và tự hào, số tiền hàng tỉ đồng khi đón một Nick ở xa xôi xin hãy một lần biết chia xẻ với những Nick ở ngay quê nhà. Những người mà tôi nhắc đến trong bài này là ai?

Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

DƯ LUẬN TRƯỚC PHIÊN PHÚC THẨM CÁC THANH NIÊN CÔNG GIÁO VÀ TIN LÀNH


Thanh Quang RFA
Thứ Năm ngày 23 tháng 5, tại Trụ sở Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An, Tòa Phúc thẩm thuộc Tòa án Nhân dân Tối cao Hà Nội sẽ xử phúc thẩm 8 thanh niên Công Giáo và Tin Lành, thuộc trong số 14 người đã bị tòa sơ thẩm Nghệ an kết án nặng nề hồi tháng Giêng vừa rồi. Thanh Quang tổng hợp thông tin liên hệ và ghi nhận một số ý kiến, kể cả nhận xét của LS Hà Huy Sơn bào chữa trong phiên phúc thẩm này.

TƯỜNG THUẬT TRỰC TIẾP: PHIÊN TÒA PHÚC THẨM 8 THANH NIÊN KITÔ GIÁO YÊU NƯỚC

Thưa quý vị

Chúng tôi sẽ cố gắng nhất có thể, để đưa đến quý vị những thông tin về cái gọi là “Phiên tòa Công khai” phúc thẩm 8 Thanh niên Kitô giáo yêu nước sẽ diễn ra tại Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An hôm nay 23/5/2013.

Do điều kiện tác nghiệp vô cùng khó khăn bởi nhà cầm quyền CSVN đã tung hàng ngàn công an ngăn chặn người dân đến “Phiên tòa Công khai” này, do vậy việc tường thuật có thể không đáp ứng được ngay lập tức những thông tin như mong mỏi của lòng hiệp thông của quý vị khắp năm châu đối với nạn nhân này.

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

NHÂN SỸ TRÍ THỨC VIỆT NAM KÊU GỌI TRẢ TỰ DO CHO HAI SINH VIÊN NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN VÀ ĐINH NGUYÊN KHA


 Hôm Chủ nhật 19/5, hơn 100 trí thức Việt Nam đã ký vào Lời kNhiều trí thức có tiếng ở cả trong nước và hải ngoại đã ký tên vào Lời kêu gọi trả tự do cho hai sinh viên đang bị cầm tù - Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha.

Hai sinh viên Uyên và Kha vừa bị tòa án tỉnh Long An khép án tù sáu năm và tám năm, thêm ba năm quản chế, vì Tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN, theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.êu gọi, hiện đang lưu truyền trên mạng internet, "đòi nhà cầm quyền trả tự do cho Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha và cho những người yêu nước có hành động biểu thị chính kiến một cách ôn hòa đã bị kết án và bị tù đày trong thời gian qua".

TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM ĐỖ THỊ MINH HẠNH LẠI BỊ ĐÁNH TRONG TÙ


Cô Đỗ thị Minh Hạnh,  vì đấu tranh cho quyền lợi công nhân nên đã bị kết án 8 năm tù giam. Vừa rồi cô đã chuyển trại giam, ở trại mới cô đã bị đánh đập, bạo hành nhiều lần. Thông tín viên Tường An cập nhật tình trạng của cô Đỗ thị Minh Hạnh như sau:

Luật rừng trong các trại giam ở Việt Nam

LỜI KÊU GỌI TRẢ TỰ DO CHO NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN VÀ ĐINH NGUYÊN KHA



Tiếp theo kiến nghị đề ngày 30-10-2012 gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu chỉ thị cho các cơ quan có trách nhiệm trả tự do cho Nguyễn Phương Uyên khi mới bị bắt và Lời kêu gọi thực thi quyền con người ngày 25-12-2012, chúng tôi những người ký tên dưới đây rất phẫn nộ trước bản án mà phiên tòa mở ngày 16-5-2013 tại tỉnh Long An đã tuyên đối với Nguyễn Phương Uyên (6 năm tù, 3 năm quản thúc) và Đinh Nguyên Kha (8 năm tù, 3 năm quản thúc).

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN, MỘT THIÊN THẦN BÉ NHỎ


Nguyễn Hàm Thuận Bắc: Tôi vô cùng tự hào vì có được một người bạn học đồng hương như Nguyễn Phương Uyên. Tôi sẵn sàng xả thân để gìn giữ biển đảo thân thương cho Tổ Quốc để luôn được xứng đáng với cô ấy. Vì bận công tác nên tôi được biết kết quả phiên tòa xét xử hai em Phương Uyên và Nguyên Kha quá muộn. Bản án quá nặng và bất công mà tòa Long An dành cho hai em đã trở thành tiếng còi báo động toàn dân tộc: ĐẤT NƯỚC ĐÃ LÂM NGUY!

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

PHẠM TỘI GÌ ĐÂY? TA THỬ HỎI: TỘI "TRUNG VỚI NƯỚC, VỚI DÂN" À?

Giáo Sư Tương Lai
  
Nhân ngày 19 tháng 5

Câu thơ Hồ Chí Minh viết trong “Ngục trung nhật ký” cách nay đúng 70 năm bỗng ngân vang trong những ngày tháng Năm cháy bỏng qua lời của Phương Uyên trước tòa án Long An ngày 16.5: “Tôi yêu nước, tôi thể hiện lòng yêu nước. Tôi không ngờ tôi bị bỏ tù vì thể hiện lòng yêu nước ấy… Chúng tôi làm để thức tỉnh mọi người trước hiểm họa Trung Quốc xâm lược đất nước, chúng tôi làm xuất phát từ tấm lòng yêu nước nhằm chống cái xấu để làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp tươi sáng hơn”.

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

TƯỜNG THUẬT PHIÊN TÒA KẺ BÁN NƯỚC XÉT XỬ HAI SINH VIÊN YÊU NƯỚC NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN VÀ ĐINH NGUYÊN KHA

 Hôm nay, 16/5/2013, phiên tòa vụ án 2 sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha diễn ra tại Trụ sở Tòa án tỉnh Long An (116 Trương Định, phường 1, thành phố Tân An, tỉnh Long An). Đây là một phiên tòa được sự quan tâm, chú ý rất lớn của dư luận; đông đảo người dân khắp nơi đã kéo về Long An để ủng hộ tinh thần 2 sinh viên yêu nước...

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

HỒI KÝ GIỮA ĐÊM TRƯỜNG CỦA NGUYỄN THỤY LONG - KỲ 1


1       2      3 


Nhà văn Nguyễn Thụy Long sinh năm 1938 tại Hà Nội


Nhà văn Nguyễn Thuỵ Long, nổi tiếng với các tác phẩm trước năm 1975 ở Sài Gòn, vừa qua đời tại Việt Nam ngày 03/9 vừa qua.

Ông sinh năm 1938 tại Hà Nội và là tác giả của nhiều cuốn truyện ngắn hoặc tiểu thuyết nổi tiếng như: Vác Ngà Voi, Loan Mắt Nhung (từng được dựng thành phim), Chim Trên Ngọn Khô, Trong Vòng Tay Ðàn Ông.

Ngoài ra, các tác phẩm Vết Thù, Bà Chúa Tám Cửa Ngục, Ðêm Ðen, Gái Thời Loạn, Nữ Chúa, Nợ Máu, Ven Ðô, Sầu Ðời, Gió Hú...cũng được rất nhiều người đón đọc.

HỒI KÝ GIỮA ĐÊM TRƯỜNG CỦA NGUYỄN THỤY LONG - KỲ 2

Nguyễn Thụy Long
 
1       2      3 

Chia tay nhau lũ người lận đận
Nhìn nhau buồn chẳng nói năng chi
Cùng một kiếp thương vay khóc mướn
Được thua gì rồi cũng phải đi
Cuộc thế trăm năm là vậy đó
Khóc cười ư cũng chuyện thương tình
Ta đã sống bằng trăm thế kỷ
Bao chuyện động trời tặc lưỡi là xong
Mày viết ngày đêm Vùng mả động
Sống cùng ma quỷ rỡn chơi hoài
Nay mày ra đi về cõi khác
Tao ngồi buồn thắp một nén nhang
Cầu cho mày kiếp sau lại viết
Chép cho đời những chuyện trái ngang
Và uống rượu say rồi cười ngật
Về nhà chắc lại bị vợ nhằn
Cứ ngủ cứ mơ và cứ viết
Trăm năm còn sống còn đi hoang
Khóc cười ta cứ khóc cười mãi
Mặc thây thiên hạ nói năng chi
Mày về bên ấy bao nhiêu mộng
Ta ở bên này ngất ngưởng ngông.

HỒI KÝ GIỮA ĐÊM TRƯỜNG CỦA NGUYỄN THỤY LONG - KỲ CUỐI




1       2      3 

Năm 1950. Ở Hà Nội, tôi 10 tuổi, mới dậu xong bằng tiểu học, sửa soạn thi vào lớp đệ thất ( lớp 6 bây giờ ) trường trung học Chu Văn An. Nghĩa là sẽ trở thành học sinh trường bưởi danh tiếng xưa kia đấy. Nhưng là tuổi ăn tuổi chơi. Ba tháng hè, tôi tham gia tất cả những trò chơi trẻ con ở Hà Nội. Đánh đinh, đánh đáo, sưu tầm programes ở những rạp chiếu phim, xem ciné và đọc truyện. 

Có lẽ thứ mà tôi đam mê nhất là đọc truyện. Tôi đọc lung tung đủ thứ truyện, từ truyện kiếm hiệp đến mọi loại tiểu thuyết, in thành từng tập mỏng phát hành mỗi tuần mà cha tôi gọi là tiể thuyết ba xu. Gom góp từng tập mỏng ấy để đóng lại thành pho sách dầy. Những truyện đăng trên báo tôi cũng cắt đóng lại thành từng tập. Không kể việc sưu tầm từng cuốn tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn mà tôi rất ngưỡng mộ. Tất cả những cuốn sách cũ, đôi khi nát phải tự phục chế. Lý do đơn giản là tôi không có tiền để mua những cuốn tiểu thuyết tinh còn thơm mùi mực in. 

HỒI KÝ CỦA BÀ TÙNG LONG - KỲ 1




1      2      3      4


LỜI GIỚI THIỆU

Người đọc ở thành phố trong Nam cuối những năm 50, suốt những năm 60 và đầu những năm 70 – trên dưới 20 năm – quen với cây bút của nhà văn, nhà báo nữ Tùng Long, thường ký kèm kèm chữ “bà” ở trước tên. Bà Tùng Long nổi tiếng ở các truyện gọi là tâm lý xã hội, đăng trên các nhật báo như một số loại phụ trương nhiều kỳ mà vào thời ấy gọi là “feuilleton”. Bà cũng nổi tiếng về các mục giải đáp tâm sự của bạn đọc nữ trên các mục cố định của một số tờ báo hằng ngày hoặc định kỳ. Tờ báo mà bà Tùng Long có mặt thường xuyên hơn hết là Sài Gòn Mới do bà Bút Trà, chị dâu của chồng bà làm chủ nhiệm.

HỒI KÝ CỦA BÀ TÙNG LONG - KỲ 2


1      2      3      4


CHƯƠNG 3: ĐẦU TIÊN VÀ CUỐI CÙNG

Trong thời gian đang học bậc trung học đệ nhất cấp (chương trình Pháp) ở trường Gia Long, tôi đã tập viết những bài báo, tùy bút hoặc dịch các bài viết về phụ nữ của các báo Pháp, như LaFemme, Marie Claire, Rester jeune de corps, D’Âme et d’esprit… Tôi gởi bài đến báo Sài Thành (sau đổi tên là Sài Gòn Mới), ba tôi có quen mấy người làm việc ở đây do cùng sinh hoạt trong Hội Trung Việt ái hữu. Lại cũng có khi ở không, tôi tập viết truyện ngắn gởi đăng thử ở các báo và vẫn ký Bạch Vân, không có bút hiệu. Bài tôi gởi báo Sài Thành thường được đăng và sau đó tôi nhận được những lời khuyến khích của tòa soạn mời tôi tiếp tục viết. Nhưng tôi không có thời gian nhiều vì bận học thi.

HỒI KÝ CỦA BÀ TÙNG LONG - KỲ 3




1      2      3      4


CHƯƠNG 5. NHỮNG KỶ NIỆM ĐÁNG NHỚ TRONG KHI GIỮ MỤC GỠ RỐI TƠ LÒNG

Tôi nghỉ viết từ năm 1972, vậy mà cho đến bây giờ, mỗi khi nói đến tôi, nhiều người còn nhắc về mục Gỡ Rối Tơ Lòng của tôi và còn nói là với mục này tôi đã giúp chị em, bạn đọc gần xa không ít. Lại có người khi thấy những nhà xuất bản sau 1975 tái bản lại những quyển tiểu thuyết của tôi thì không khỏi tiếc rẻ là tại sao tôi không cho in lại những bức thư hỏi chuyện tâm tình và những câu trả lời của tôi

HỒI KÝ CỦA BÀ TÙNG LONG - KỲ CUỐI


1      2      3      4


PHỤ LỤC 1. NGU Í – NGUIỄN HỮU NGƯ CHÚ EM CỦA GIA ĐÌNH TÔI

Tôi không nhớ chúng tôi đã quen với Nguiễn Hữu Ngư 
1 trong trường hợp nào. Kể về tuổi tác thì Ngư nhỏ hơn tôi khoảng 6,7 tuổi. Ngư lại là bạn học ban Tú tài trường Trung học Pétrus Ký với Lê Thị Hàn, cô em gái thứ tư của tôi.


Lúc ấy tôi đã lập gia đình với anh Hồng Tiêu Nguyễn Đức Huy và đã là mẹ của hai con, sau khi tôi không còn chủ trương tờ báo Tân Thời. Anh Hồng Tiêu cũng chưa hề quen biết Ngư. Và khi tôi bước vào làng báo thì Ngư mới chỉ là một học sinh trung học.

Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2013

HỒI KÝ ĐẠI HỌC MÁU CỦA HÀ THÚC SINH - KỲ 1

1      2      3      4      5      6      7      8      9       10      11      12      13      14

THAY LỜI TỰA

Tháng 6 năm 1975 - một tháng sau ngày bộ đội cộng sản tràn ngập miền Nam tự do - những quân nhân công chức của Việt Nam Cộng Hòa nghe Đài Phát thanh lần lượt loan báo các lệnh gọi trình diện "học tập cải tạo". Đó là các thông cáo ngày 10-6, ngày 11-6, và ngày 20-6, ký tên Ủy Ban Quân Quản Thành phố Saigon - Gia Định. Ngoài sự chỉ định rõ ràng những địa điểm và ngày giờ trình diện, còn có lời yêu cầu những người đi học tập cải tạo phải "đem theo đầy đủ giấy, bút, quần áo, mùng mền, vật dụng cá nhân, đồ ăn hoặc tiền bạc để dùng trong mười ngày, kể từ ngày tập trung trình diện" (thông cáo ngày 20-6). Riêng đối với các sĩ quan cao cấp trong quân đội và cảnh sát, các Dân biểu và Thượng nghị sĩ, các lãnh tụ đảng phái "phản động" tại miền Nam, thì được lệnh "đem theo đầy đủ giấy, bút, quần áo, mùng mền, vật dụng cá nhân, đồ ăn hoặc tiền bạc để dùng trong một tháng kể từ ngày học tập đầu tiên" (thông cáo ngày 11-6).

HỒI KÝ ĐẠI HỌC MÁU CỦA HÀ THÚC SINH - KỲ 2

1      2      3      4      5      6      7      8      9       10      11      12      13      14

CHƯƠNG SÁU
- Mày từ chối bằng cách nào?

- Thì tao cứ thẳng ruột ngựa thôi. Tao nói thưa anh, tôi bị nạn ở đầu và đang chờ giải ngũ thì Cách mạng vào giải phóng. Trí nhớ tôi từ đó rất kém. Nhiều chuyện vừa xảy ra chừng dăm ba phút tôi đã quên ngay. Xin anh cho tôi được học tập lao động như mọi người, và cái chức năng mà anh thương chọn tôi để giao cho xin giao lại người khác có trí nhớ tốt hơn.

- Rồi nó xử trí ra sao?

- Nó nói xa xôi rằng xã hội bên ngoài cũng cần những công dân có trí nhớ tốt. Trí nhớ tồi như của tao chắc còn phải phấn đấu lâu dài.

HỒI KÝ ĐẠI HỌC MÁU CỦA HÀ THÚC SINH - KỲ 3

1      2      3      4      5      6      7      8      9       10      11      12      13      14

CHƯƠNG MƯỜI MỘT

Thấm thoát đã hai tháng trôi qua. Hai tháng tưởng dài như hai thế kỷ. Đêm từng đêm những giấc mộng có màu xanh hy vọng úa héo dần với sức khỏe ngày một suy thoái. Thế giới bên ngoài ra sao? Sài Gòn như thế nào? Vợ con ta, cha mẹ ta bây giờ ở đâu? Những người ra đi, đặc biệt là các chiến hữu thoát được vào bưng biền có bắt lại được liên lạc với nhau không? Và mặt trận mới đã hay sẽ bùng nổ ra ở đâu? Nếu có, nguồn yểm trợ sẽ từ đâu tới? Những nguồn tin Thủy quân lục chiến Mỹ đã chiếm một cái đảo thuộc lãnh thổ Campuchea, Phú Quốc có giao tranh... gần đây được mọi người rỉ tai nhau. Nhưng, đó cũng chỉ là những tin đồn. Thực tế, những tù nhân của chế độ mới hoàn toàn không biết một mảy may gì đến thế giới bên ngoài. Nói một cách thơ mộng, họ là những kiếp người đã thực sự bị cắt khỏi mạch đời. Kiếp sống nơi đây khác nào bị nhốt trong một cái hộp sắt tối đen.

HỒI KÝ ĐẠI HỌC MÁU CỦA HÀ THÚC SINH - KỲ 4

1      2      3      4      5      6      7      8      9       10      11      12      13      14

CHƯƠNG MƯỜI SÁU

Trong khi bệnh ghẻ vô phương cứu chữa thì đợt học tập chính trị đã đến. Cả trại bùng lên một khí thế khác thường. Hy vọng được thả lại thắp lên trong những trái tim u ám mệt mỏi.

Để đón tiếp đợt học chính trị, ban chỉ huy trại bắt tù thực hiện thêm rất nhiều khẩu hiệu mới để treo từ phòng ngủ lên đến hội trường: Chính Sách Khoan Hồng Của Đảng Trước Sau Như Một. Học Tập Cải Tạo Là Con Đường Duy Nhất Để Trở Thành Người Công Dân Lương Thiện. Học Tập Nghiêm Túc, Đi Sát Đi Sâu, Đào Sâu Suy Nghĩ, Thảo Luận Đúng Ý...

HỒI KÝ ĐẠI HỌC MÁU CỦA HÀ THÚC SINH - KỲ 5

1      2      3      4      5      6      7      8      9       10      11      12      13      14

CHƯƠNG HAI MƯƠI MỐT

Nếu lịch sử đã biến bọn cán binh CSVN thành những tên hề vô duyên nhất trước mắt hơn 17 triệu dân miền Nam sau biến cố 30 tháng Tư năm 1975, thì lịch sử cũng tặng cho bọn Rau Răm Ở Lại, là Vĩnh và các bạn bè, một dịp may bằng vàng để cảm nhận được một cách sâu xa câu nói của một chính khách phương Tây: Lịch sử sẽ được viết lại bởi những kẻ chiến thắng. Chuyện của người chiến bại sẽ hoàn toàn bị xuyên tạc...

Trong sự xuyên tạc ấy, tuy nhiên, có một điều đau đớn nhất đó là việc kẻ thù lại nói khá đúng về bọn lãnh tụ cá mập, bọn chính khách hoạt đầu, bọn tướng lãnh đê hèn chưa đánh đã bỏ chạy. Chúng nói thế nào về bọn lãnh tụ cá mập? - Là bọn ăn cắp, bọn lưu manh, bọn huyênh hoang, bọn lì lợm, bọn vô lương tâm. Chúng nói thế nào về bọn chính khách hoạt đầu? - Là bọn Việt gian, bọn tưởng bở lập lờ thỏa hiệp, bọn trí thức bằng cấp ngập tới răng nhưng đụng trận thực tế ngu hơn con bò. Chúng nói thế nào về bọn tướng lãnh chưa đánh đã bỏ chạy? - Là bọn cướp có môn bài, hiếp dâm có giấy phép; bọn mà tư cách và danh dự của một quân nhân còn thua cả một anh tân binh quân dịch!

HỒI KÝ ĐẠI HỌC MÁU CỦA HÀ THÚC SINH - KỲ 6

1      2      3      4      5      6      7      8      9       10      11      12      13      14

CHƯƠNG HAI MƯƠI SÁU

Cái Tết đầu tiên trong tù đã qua đi và dần dần xa mãi. Những lời chửi bới Phạm Văn Dự, một trung úy đại đội trưởng Địa Phương Quân của vùng 4, đã cho anh em ăn một bữa cơm nếp sống nhăn sống nhở vào trưa mùng 1 Tết cũng đã phai dần trong trí nhớ mọi người. Tiếng gào la suốt ngày đêm của Tỷ và Non, những tiếng thét rùng rợn phát ra đêm đêm từ những dãy connex kê dọc con lộ trước mặt L4T1, L4T2 dần dà cũng không còn gây nổi xúc động trong lòng mọi người nữa.

Bên ngoài xã hội cuộc bầu cử 24 tháng 5 năm 1976 cũng hết dư âm. Những cảnh gù lưng học tập thảo luận về cuộc bầu cử thống nhất đất nước trên mọi mặt ấy cũng chẳng còn được ai nhắc nhở tới. Còn bên trong trại tù, Xuân qua rồi Hạ đến, mùa khô rồi lại mùa mưa, thêm được một hai lần nhà gửi quà vào...; lũ tù cải tạo hầu như đã mất hết những hy vọng hão huyền là học tập tốt, lao động tốt, cải tạo tốt sẽ được Cách mạng tha về. Vả lại biết thế nào là tốt? là đạt yêu cầu?

HỒI KÝ ĐẠI HỌC MÁU CỦA HÀ THÚC SINH - KỲ 7

1      2      3      4      5      6      7      8      9       10      11      12      13      14

CHƯƠNG BA MƯƠI MỐT

Sau gần một tháng cật lực chỉnh trang, tất cả những hàng rào ngăn cách giữa các đội, tất cả những giàn mướp trước mỗi phòng, tất cả những dãy phuy xếp lộn xộn quanh các bờ giếng, tất cả những gian bếp nhỏ sau mỗi dãy nhà ngủ... đều bị dọn sạch. Hệ thống đường mương cũ đã bị lấp lại, thay vào đó là một hệ thống mới "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" nói theo kiểu bác Hồ. Những cột điện trồng lẻ loi đều bị hạ xuống. Những hàng cột điện mới được trồng lên dọc theo những con lộ mới đắp trong trại. Đây cũng là một dịp để cho bọn tù toáy những ống sành cách điện đem về phòng dấu làm ròng rọc kéo nước cho cả tổ.