Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

HỒI KÝ MẶT THẬT CỦA BÙI TÍN - KỲ CUỐI


1      2      3      4     5     6
PHẦN IV
ĐỂ CẤT CÁNH

Trên đây đã trình bày một số vấn đề cơ bản của tình hình mấy chục năm qua.

Người viết muốn nêu lên một số sự việc vẫn được che dấu hoặc ít được bàn luận lên để giúp người đọc, nhất là các bạn trẻ, hiểu được tình hình đất nước một cách đầy đủ, cân bằng. Trước đây, theo ý định: tốt đẹp phô ra (và còn thêu dệt thêm), xấu xa đậy lại (lại còn cấm kỵ nhắc đến), nên sự hiểu biết thường một chiều, theo kiểu tuyên truyền. Nay "mặt thật" được phơi bày, coi như bổ xung cho mặt đã rõ của tình hình. Mặt đã rõ thiết tưởng không cần nhắc lại. Đó là thành tích của đảng cộng sản , của chế độ trong cuộc chiến tranh chống xâm lược. Đảng đã khơi dậy được truyền thống yêu nước, bất khuất vốn có của dân tộc. Công lao lớn là của toàn dân, với hy sinh không kể xiết của đồng bào, của chiến sĩ. Đảng đã phạm sai lầm của chủ nghĩa công thần hòng xí xóa những nhầm lẫn và tội lỗi của mình.

Có khủng hoảng chính trị không?
Báo chí và các tài liệu cllnh trị ở Việt nam bị cấm nói đến khủng hoảng chính trị. Hồi trước, ngay đến chữ khủng hoảng cũng bị coi là chữ húy". Từ 1986, đã được nói đến khủng hoảng, nhưng chỉ được dùng các khái niệm: khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính, khủng hoảng niềm tin... chứ không được phép nói đến khủng hoảng chính trị ở Việt nam.

Vẫn là một kiểu không muốn, không dám nhìn thẳng vào sự thật. Chủ nghĩa xã hội hiện thực lâm vào khủng hoảng toàn diện và ở mọi nơi. Nó phá sản và sụp đổ ở Liên xô, Đông Âu. Nó không tránh khỏi phá sản ở Việt nam. Vì chủ nghĩa xã hội hiện thực lâm vào khủng hoảng ở ngay những vần đề cơ bản về lý luận của nó, vì những điều nó chủ trương: năng xuất cao, công bằng xã hội, nàng cao nhân phẩm... đều xa vời, và thực tế diễn ra đều trái ngược với những mục tiêu của nó.

ở Việt nam, chủ nghĩa xã hội hiện thực lâm vào khủng hoảng nặng nề về chính trị. Thiếu sản phẩm, năng xuất cực thấp, thiếu dân chủ, người công dân thiếu tự do ngôn luận và tư tưởng, thiếu tự do hội họp và tổ chức, không có tự do báo chí... trí thức không được quý trọng, trí tuệ bị coi thường... là những biểu hiện của khủng hoảng chính trị. Điều quan trọng hơn là: chủ nghĩa Mác Lênin được coi là nền tảng lý luận của chế độ chính trị không tìm ra sức sống; đó là một biểu hiện nghiêm trọng của khủng hoảng chính trị. Niềm tin ở đảng cộng sản giảm sút nghiêm trọng vẫn tiếp tục giảm sút thêm ngay cả sau khi đảng đề ra chính sách "đổi mới", vì đổi mới thiếu nhất quán (không đổi mới rõ rệt về chính trị), đổi mới về kinh tế cũng vẫn còn chưa đủ liều lượng (như chưa công nhận dứt khoái quyền tư hữu tư nhân về ruộng đất bất động sản và quyền tự do kinh doanh; cứ giữ hoài cái sở hữu toàn dân lạc lõng, cứ coi mãi sở hữu quốc doanh là chủ đạo...) Thêm nữa, trước đây, đảng cộng sản Việt nam luôn coi "phe xã hội chủ nghĩa", "hệ thống xã hội chủ nghĩa" thế giới mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam là một thành viên, là nguồn thế lực chính trị, kinh tế, xã hội , là chỗ dựa cơ bản của nước ta. Nay phe đó, hệ thống đó đã sụp đổ, tất nhiên dẫn đến cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng ở nước ta; đó là lẽ đương nhiên, không có cách gì che dấu được.

Việc lãnh đạo của đảng cộng sản chủ trương ôm chặt lấy chủ nghĩa Mác Lênin, ôm chặt lấy chủ nghĩa xã hội... càng làm cho cuộc khủng hoảng ấy trầm trọng thêm và đi vào bế tắc đi vào ngõ cụt. Hai năm trước, đã có nhiều đề nghị nên để chủ nghĩa Mác- Lênin và chủ nghĩa xã hội sang một bên, có thể chưa cần phê phán, lên án gay gắt làm gì, trở về với lập trường dân tộc, xây dựng một chế độ độc lập), dân chủ, quan tâm đến quyền tự do của công dân và công bằng xã hội, xây dựng một xã hội công dân, hòa nhập thật lòng với cộng đồng thế giới, tiếp nhận sự giúp đỡ, hợp tác của mọi nước. Đề nghị tỉnh táo, hợp thời này chính là một sự đổi mới cơ bản về chính trị, đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng nghiêm trọng về chính trị. Lãnh đạo đảng cộng sản đã tỏ ra bảo thủ, giáo điều nặng nề về điểm cơ bản này; họ đã để tuột mất thời cơ, bị những quan điểm chính trị lạc hậu cũ kỹ cầm tù và bắt cả xã hội phải chịu cảnh bế tắc triền miên về chính trị. Không giải quyết điểm mấu chốt này thì đất nước la không sao thoát khỏi khủng hoảng chính trị, không sao hòa nhập với thế giới được và những kết quả rõ rệt trong đổi mới về kinh tế sẽ bị đe dọa triệt tiêu, cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chánh, cuộc khủng hoảng xã hội và khủng hoảng về nhem tin vẫn không sao có lối thoát dứt khoát được. Giải quyết thật sáng suốt, thật quả đoán cuộc khủng hoảng chính trị nặng nề hiện nay là một yêu cầu cơ bản, là mệnh lệnh của tình thế, là thử thách to lớn nhất về chính trị của lực lượng lãnh đạo đất nước. Nhắm mắt lại, che dấu cuộc khủng hoảng ấy là có tội. Không giải quyết nó là giam giữ cả đất nước ta trong bế tắc.

DÂN CHỦ LÀ XA XỈ PHẨM HAY LÀ YÊU CẦU CẤP BÁCH?
Có thể khẳng định rằng nếu đất nước ta từ năm 1945 xây dựng được một xã hội công dân, người dân có quyền dân chủ được mở rộng từng bước đi đôi với dân trí được nâng cao đần, thì tình hình chính trị đã khác hẳn. Trong nội bộ đảng Cộng sản nền dân chủ được áp dụng đúng mức thì có thể hạn chế biết bao sai lầm do tệ độc đoán, chuyên quyền và thói gia trưởng phong kiến. Nếu người dân thật sự có quyền tự do lựa chọn người thay mặt cho mình tham dự chính quyền thì chất lượng của Quốc hội đã khác hẳn, các phiên họp quốc hội sẽ huy động được biết bao sáng kiến bổ ích, trình được cảnh gần như là "nghị gật" từ trước tới nay.

Ai cũng biết dân chủ phải đi đôi với kỷ luật, cần đề phòng xu hướng dân chủ cực đoan, dân chủ quá trớn, cũng như những biểu hiện của dân chủ hình thức, không thể vịn vào đó để hạn chế, bóp nghẹt, để thủ tiêu quyền dân chủ của công dân. Mấy năm nay, trước đòi hỏi dân chủ của công dân, những người lãnh đạo đảng Cộng Sản viện ra một số lý đo, theo kinh nghiệm của một số "con rồng " ở Châu á như Hồng Kông, Đài Loan, Nam Triều Tiên và nhất là Singapore, để khẳng định rằng muốn phát triển đất nước với tốc độ cao, muốn cất cánh, muốn trở thành một con rồng mới ở Châu á thì cần có kỷ luật, cần có ổn đinh (những yêu cầu rất chính đáng) do đó cần gác lại một số quyền dân chủ của công dân. Đây là một kiểu ngụy biện rất sai lầm và tai hại. Trong điểm này, những người lãnh đạo đảng Cộng Sản đã tự mâu thuẫn với mình. Họ từng ca ngợi nhân dân ta đã trưởng thành về chính trị, họ từng khoe rằng nếp sống dân chủ là truyền thống lâu đời của nhân dân Việt Nam (phép vua thua lệ làng), họ từng giải thích rằng nhân dân ta từ lâu đã xóa được nạn mù chữ, thực hiện phổ cập giáo dục phổ thông cấp 1, ham nghe đài đọc sách báo, luôn quan tâm đến tình hình thời sự, tình hình chính trị của đất nước nên đã có một trình độ dân trí đáng kể. Thì nay, để bám giữ một chế độ độc đoán, họ lại coi thường và đánh giá thấp trình độ dân trí cua nhân dân ta!

Chúng ta cần hiểu rõ chính những con rồng của Châu á hiện đang buộc phải thực thi dân chủ, coi đó là điều kiện để đuy trì tốc độ phát triển của đất nước, khắc phục các tệ quan liêu và các nạn tham nhũng, buôn lậu cản trở bước tiến của xã hội. Ở Thái Lan cũng như ở Hồng Kông và Đài Loan, ở Singapore cũng như ở Philippin, ở Indonésie cũng như ở Nam Triều Tiên, vấn đề đa nguyên và đa đảng đã được đặt ra trong thực tế việc chấm dứt các chính quyền quân phiệt cũng đã hoạc dang được giải quyết, theo xu thực dân chủ hóa tất yếu của thời đại.

Thật đáng buồn cho đất nước Việt Nam ta là để cho tổng thống Pháp Mitterrand đến tại Hà Nội đầu năm 1993 công khai nhắn nhủ rằng: tôn trọng quyền con người hiện nay là một giá trị phổ quát của nhân loại, rằng: phát triển và dân chủ là 2 bạn đồng hành; có nghĩa là bác bỏ quan điểm của những người lãnh đạo đất nước cho rằng, dân chủ đa nguyên sẽ dẫn đến hỗn loạn, sẽ cản trở sự nghiệp phát triển, rằng dân chủ thật sự vẫn còn là món hàng xa xỉ !

Nhân dân ta đã phải trả giá cho sự độc đoán, chuyên quyền quá nhiều rồi ! Nạn thiếu dân chủ là sai lầm gốc, là sai lầm của những sai lầm; là nguồn cơn sinh ra mọi tai họa mà nhân dân đã phải gánh chịu.

Nhà báo Pháp Joel Luguern, từng am hiểu từ lâu nền văn hóa và chính trị Việt Nam, cộng tác viện chủ yếu của bà Danielle Mitterrand trong tổ chức France-libertés (nước Pháp-các quyền tự do), trong đoàn đại biểu nhà nước Pháp do tổng thống Mitterrand dẫn đầu sang thăm Việt nam về đã viết một bài sâu sắc mà hóm hỉnh, với đầu đề là: "Huyền Thoại Lang Bạt", dựa vào tên của tổng thống Pháp Mitterrand mà biến đổi thành Le mythe errant (nghĩa là huyền thoại phiêu du, lang bạt...) Bài báo nói về huyền thoại của Việt Nam, từng được quý trọng như một đất nước kiên cường bất khuất chiến dấu cho nền độc lập, thì nay huyền thoại ấy đã bị làm cho mai một. Ngày nay, nói đến Việt Nam là mọi người am hiểu liền nghĩ đến một đất nước nghèo khổ, nơi nhân dân không có tự do, quyền con người bị chà đạp; đó là nơi mà những người có chính kiến khác với chính kiến những người lãnh đạo liền bị quy chụp là "phản bội", là "tay sai đế quốc, là "Việt gian", bị cầm tù và truy tố, bị kết án âm mưu lật đổ chế độ, như các vụ án phi lý xử bác sĩ Nguyễn Đan Quế, giáo sư Đoàn Viết Hoạt đến 20 năm tù, cũng như các vụ án xử rất nặng xử các nhà lãnh đạo đạo Phật, hoặc quản thúc linh mục Chân Tín, nhà báo Nguyễn Ngọc Lan...

Không phải ai khác, chính những người lãnh đạo bảo thủ và giáo điều ở Hà Nội, đã làm tổn hại đến danh dự của đất nước Việt Nam, bôi xấu uy tín của nhân dân Việt Nam trước thế giới. Trước khi tổng thống Pháp Mitterrand sang thăm Việt Nam, một thượng nghị sĩ Pháp am hiểu tình hình các nước Đông Dương đã gặp tôi trong lâu đài Luxemburg, trụ sở của Thượng viện Pháp. Cuộc gặp dự định 40 phút đã kéo dài gần 2 giờ, đề cạp đến hiện tình Việt Nam. Lời nhận định sâu sắc nhất tôi còn nhớ của ông là: họ (những người lãnh đạo ở Hà Nội) đã lãng phí khi vứt bỏ hết vốn liếng uy tín rất to lớn một thời của nước Việt Nam. Cả thế hệ chúng tôi từng quý trọng tài năng, nghị lực của nhân dân Việt Nam đấu tranh cho nền độc lập... Cái vốn quý về tinh thần ấy của nhân dân, họ vứt hết qua cửa sổ rồi ! Họ không còn gắn với nhân dân nữa!

Tự do về kinh tế, dân chủ về chính trị là giải pháp cơ bản của tình thế, là mệnh lệnh của thời cuộc. Đây không phải là phép thần mầu nhiệm, giải quyết tất cả mọi vấn đề của đất nước, nhưng đó là giải pháp "gốc". Có dân chủ và tự do thì cuộc khủng hoảng chính trị nặng nề của đất nước hiện nay mới có điều kiện để giải quyết một cách dứt khoát, trọn vẹn. Đó là cửa mở cần đột phá để đất nước có ổn định bền lâu, đi vào phát triển nhịp nhàng với tốc độ khá cao, hội nhập với thế giới hiện đại.

DÂN CHỦ VÀ HỖN LOẠN?
THIẾU DÂN CHỦ LÀ TAI HỌA QUỐC GIA VÀ XÃ HỘI.

Thiếu dân chủ cũng là mối nhục của đất nước. Thiếu dân chủ đang ngáng trở sự nghiệp phát triển, mọi tài năng không được huy động và sử dụng xứng đáng. Những người lãnh đạo bảo thủ và giáo điều rất sợ dân chủ, đưa ra con ngáo ộp: dân chủ là tai họa, vì sẽ dẫn đến hỗn loạn .

Họ đầu cơ nguyện vọng của nhân dân: nhân dân ai nấy đều không muốn đất nước rơi vào tình thế hỗn loạn. Họ lập luận: coi kìa, Liên xô cũ đó, thiếu thốn hàng hóa, đồng rúp mất giá, còn đánh nhau ở Karabak nữa, vì dân chủ đa đảng đó! Coi kìa, Nam tư đó, nội chiến dài dài, hỗn loạn xã hội, vì dân chủ đa đảng đó.

Họ chơi bài lừa đối, lẫn lộn nguyên nhân với kết quả: họ vẫn không cho nhân dân biết và hiểu rõ tình hình các nước khác. "Thông tin có định hướng" của họ là vậy, là xuyên lạc và lừa dối, che dấu sự thật. Sự thật ở Liên xô cũ có thiếu hàng hóa, có xung đột giữa một số dân tộc, đều là hậu quả của những chính sách sai lầm dưới chế độ Xô Viết. Qua cuộc trưng cầu dân ý tháng 5- 1993 vừa qua, đông đảo nhân dân (hơn 70%) bày tỏ chính kiến, cho rằng đời sống so với trước có giảm sút, gặp khó khăn hơn, nhưng không bao giờ quay về với chế độ Xô Viết. Họ hiểu một chế độ sai lầm tệ hại kéo dài hơn 70 năm, hậu quả nặng nề của nó phải, cần trên dưới 10 năm mới khắc phục nổi. Chế độ còn quá nhiều vấp váp trắc trở, nhưng dứt khoát là hơn hẳn chế độ độc đoán cũ. Họ chấp nhận khó khăn, kiên quyết phán đấu để vượt qua.

Cho nên khẳng định dân chủ đa nguyên sẽ tất yếu dẫn đến hỗn loạn là lừa dối là hù dọa nhân dân để duy trì đất nước trong tình trạng lạc hậu cả về chính trị và kinh tế. Những người đấu tranh cho dân chủ cần khẳng định: dân chủ là lời giải thích cơ bản cho bài toán của đất nước; chấm dứt một chế độ một đảng duy nhất khư khư ôm chặt quyền lực, độc đoán chuyên quyền là một yêu cầu cấp bách của tình thế, có thể chung sức tìm ra một con đường xây dựng dân chủ trong trật tự xã hội, trong kỷ luật và trong ổn định.

Con đường đi đến dân chủ có trật tự, an toàn, ít xáo trộn dữ dội nhất là những người lãnh đạo đảng cộng sản thật sự lấy quyền lợi nhân dân làm trọng; tôn trọng nguyện vọng của nhân dân và thành tâm đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng và bị cô lập, nhận sửa đổi Hiến Pháp và luật pháp theo hướng dân chủ thật sự, thực hiện bầu cử tự do để nhân dân tham gia lựa chọn đại biểu của mình, có tranh cử hẳn hoi trong trật tự, qua báo chí, đài phát thanh và vô tuyến truyền hình, chấm đứt cái kiểu: đảng chọn, dân bầu phi pháp và đáng hổ thẹn.

Để ngăn chặn và phòng ngừa hỗn loạn, có thể đề ra và thông qua những quy tấc tranh cử như: cấm mọi hành động bạo lực, những tổ chức chính trị có được một số lượng người đến mức nào đó mới được tham dự tranh cử (ví dụ như 5% số cử tri ở một địa phương); lực lượng quân đội và an ninh làm nhiệm vụ bảo vệ đất nước và an ninh xã hội, bảo vệ cuộc bầu cử, có thể không tham gia bỏ phiếu, hoặc tham gia bỏ phiếu thì có quyền tự do lựa chọn, không bị kỷ luật quân đội ràng buộc; cấm kích động hận thù cá nhãn; cấm tuyên truyền kỳ thị nam nữ, đảng tộc, chia rẽ Bắc Trung Nam; không nhắc đến những người đã quá cố vì họ không có khả năng tự bảo vệ nếu họ bị lên án.

Mặt khác, trong thời gian chuẩn bị bầu cử, qua những cuộc gặp gỡ giữa cử tri và người ứng cử, qua báo chí và các phương tiện truyền thông, đông đảo nhân dân có thể bày tỏ thái độ của mình đối với cuộc bầu cử, đề ra yêu cầu chính tri đối với các ứng cử viên, như: yêu cầu họ tự chứng tỏ là người đứng đắn, tự trọng, trung thực; thái độ tranh cử điềm đạm, có văn hóa, tôn trọng dư luận; thể hiện lập trường yêu nước, thương dân thật lòng; nhìn rõ hiện tại và có những chính kiến rõ ràng, bổ ích cho hiện tình và tương lai của đất nước...

Chính dư luận và sức ép chính trị, tầm lý xã hội ấy sẽ tạo nên một sự lựa chọn hào hứng và trung thực những nhà hoạt động chính trị kiểu mới mà đất nước cần đến. có tâm huyết, có kiến thức và tầm nhìn, nằm trong số lực lượng tinh hoa (elite) của dân tộc . Nhân dân, cử tri đông đảo và dư luận xã hội trưởng thành về chính trì sẽ lâ trọng tài công minh và sáng suốt, loại bỏ những bộ mặt cơ hội, tham quyền cố vị, bảo thủ, vô trách nhiệm, tuyển chọn đích đáng những đại biểu nhân dân mà tình thế cần đến. Những kẻ rắp tâm gây hỗn loạn sẽ bị dư luận vạch mặt và lên án công khai. So với thế giới ngày nay, nhân dân ta đã lạc hậu khoảng hơn hai thế kỷ về mặt có quyền công dân đầy đủ, có quyền tự do bầu cử và ứng cử, được đề xướng trong cuộc cách mạng Pháp 1789. Lẽ ra sau khi có độc lập rồi thì việc xây dựng một xã hội công dân à yêu cầu cơ bản và cấp bách nhất. Các quyền tự do của công dân bị hạn chế trong thời chiến được thực thi đầy đủ, người làm ruộng làm chủ ruộng đất, người kinh doanh được tự do cạnh tranh theo luật, người công dân có quyền tự do tư tưởng tín ngưỡng, chính kiến, đi lại, quyền tự do báo chí, xuất bản được công nhận.. thì xã hội ta đã tiến bộ, phát triển toàn điện khác hẳn ngày nay. Xã hội Việt nam đã chậm khoảng 20 năm về thực thi dân chủ, về xây dựng một xã hội dân sự, về công nhận quân công dân...

BÀI HỌC NÓNG HỔI TỪ CAM BỐT
Mấy ngày cuối tháng 5- 1993, cuộc bầu cử ở Cam Bốt đã diễn ra sôi nổi, hào hứng, vượt quá những dự đoán lạc quan nhất. Điều bất ngờ thú vị nhất là có đến hơn 90% cử tri đi bỏ phiếu, trong không khi hân hoan của những ngày hội. Chỉ có vài vụ phá hoại không đáng kể của Khmer Đỏ. Điều bất ngờ đau khổ của đảng Nhân Dân của ông Hun Sen được coi là thân Việt nam chỉ thu được có 36 phiếu bầu, trong khi trước ngày bầu cử, ông Hun Xen hy vọng sẽ đạt đến hơn 70% phiếu. Đau hơn nữa, các địa bàn đảng Nhân Dân hy vọng giành phiếu cao như thủ đô Nom Penh, tỉnh Long Ong Cham, tỉnh Cro- chi- ê thì họ chỉ thu được một nửa số phiếu so với đảng của ông hoàng Ranarith! Những người lãnh đạo hảo thủ ở Hà nội rất lo buồn về kết quả bầu cử ở Cam Bốt vì họ vẫn chủ quan, tin rằng đảng Nhân Dân do họ gây dựng nên đã có hệ thống chính quyền vững trên 80% địa bàn Cam Bốt, có vô tuyến truyền hình, đài phát thanh, báo chí phát hành rộng khắp, lại có hơn 4 vạn bộ đội và cảnh sát cùng hơn 100.000 dân quần hỗ trợ thì thắng lợi của đảng này là chắc chắn. Họ có ngờ đâu đảng Nhân Dân bị thua đậm, thua đau đến vậy.

Mọi tính toán của người lãnh đạo đảng cồng sản Hà Nội bị đảo lộn hết. Trước kia họ hay dùng cụm từ: Không thể đảo ngược! Hiến pháp họ giúp cho Cam Bốt thảo ra hồi có bộ đội và chuyên gia Việt nam ở Cam Bốt là Hiến pháp theo xu thế xã hội chủ nghĩa, theo chế độ độc đảng, được coi là không thể đảo ngược! Mối liên minh ba nước Đông Dương do ba đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo cũng được họ coi là không thể đảo ngược. Nay tất cả đã bị bác bỏ. Ông hoàng Sihanouk bị Việt nam hồi ấy miệt thị, coi không ra gì, thì nay là Quốc trưởng với những quyền đặc biệt. Ông Son Sann cũng từng bị Việt nam coi là phiến loạn nay trở thành Chủ tịch Quốc Hội Lập Hiến. Dư luận ở Nam Vang tin rằng ông Sihanouk có thể thu phục được 2/3 đại biểu trong Quốc Hội, tức 80 trên 120 ghế, vì phe của ông hoàng Ranarith đã có 58 ghế, phe ông Son Sann có 10 ghế, phe Moulinaka có 1 ghế. Cả 3 phe trên đều ủng hộ ông hoàng, như vậy Sihanouk đạt 69 ghế. Ông Sihanouk chỉ cần thu phục mươi đại biểu trong số 51 đại biểu của đảng Nhân Dân, vì đảng này sau khi thất bại nặng đang hoang mang và phân hóa mạnh. Với những người lãnh đạo ở Hà nội, điều lo lắng nhất là cuộc bầu cử dân chủ đa nguyên, có tranh cử náo nhiệt, diễn ra trong trật tự và ý thức công dán rất cao ở Cam Bốt đã bẻ gãy tan tành luận điệu trung tâm của họ là: dân chủ đa nguyên dẫn đến hỗn loạn! Thế là dân Cam Bốt đã có đầy đủ quyền công dân, tiến bộ hơn dân Việt nam. Nhân dân Việt nam trở nên lạc hậu vô chính trì, vẫn phải chịu cảnh "đảng chọn, dân bầu trong những cuộc bầu cử tiền chế, áp đặt, làm trò cười cho nhân dân và thiên hạ.

Nếu biết nhìn xa trông rộng, có trách nhiệm với nhân dân và đất nước thì nhân dịp này, những người lãnh đạo cao nhất ở Hà nội cần phải:

* Xin lỗi nhân dân Cam Bốt vì sau khi đánh đổ bọn diệt chủng Khmer Đỏ năm 1979 - một hành động tốt đẹp được nhân dân Cam Bốt hoan nghênh- họ đã để lại 16 vạn bộ đội Việt nam ở lại quá lâu, kéo dài nội chiến, can thiệp thô bạo vào nội tình nước khác, với ý đồ xây dựng mối liên minh đặc biệt giữa ba nước Đông dương (tất nhiên là trong khối liên minh ấy, Việt nam là nước lớn nhất có hơn 60 triệu dân hai nước nhỏ kia chỉ có 3 triệu và 6 triệu dân sẽ là những người em chỉ biết vâng lời), gây nên biết bao đau khổ cho nhân dân Cam Bốt; hơn 3 ngàn chuyên gia Việt Nam thuộc đủ các ngành đã ít nhiều can thiệp vào tình hình nội bộ Cam Bốt với ý thức nước lớn, áp đặt, chủ quan, vụ lợi...

* Xin lỗi Quốc trưởng Sihanouk vì đã miệt thị, khinh thường, đả kích và châm biếm ông. Chính do những hành động ấy mà đến nay ông Sihanouk vẫn chưa muốn sang thăm Việt nam.

* Xin lỗi nhân dân Việt Nam , quân đội Việt nam về việc để quân đội gần 10 năm ở Cam Bốt tham gia nội chiến ở đây, gây nên biết bao tổn thất oan uổng, làm cho nước ta bị cô lập, lên án, trừng phạt, tẩy chay và cấm vận tới bây giờ; điều ấy chỉ vì giấc mộng liên minh đặc biệt 3 nước Đông Dương hão huyền. Liên xô đã biết xin lỗi nhân dân Afghanistan và nhân dân Liên xô về việc đưa quân đội Xô Viết vào nước này; Liên xô cũng đã biết xin lỗi nhân dân Hungari về việc đưa quân đội vào nước này năm 1956, và xin lỗi nhân dân Tiệp Khắc vụ đưa quân vào đây năm 1968. Biết xin lỗi chân thành là chuộc lại những tội lỗi trong quá khứ, khôi phục danh dự và uy tín trước nhân dân và dư luận thế giới. Khăng khăng chối bỏ những lỗi lầm chỉ là tự đưa mình vào chỗ bị cô lập, bị lên án và không sao hòa nhập được với thế giới. Và bài học đẹp nhất từ Cam Bốt là hãy chấp nhận một cuộc bàu cử đa nguyên, có tranh cử, trong trật tự và an ninh, trong niềm phấn khởi của công dân, được sự hoan nghênh của toàn thế giới.

BAN ƠN VÀ ĐÒI LẠI

Tôi còn nhớ vào những năm 1964, 1965, gặp các bạn trẻ sinh viên trường đại học sư phạm ở Cầu Giấy Hà nội, một bạn giáo viên đã đọc cho nghe hai câu hài hước sau khi nhà trường công bố bán cho mỗi giáo viên một áo may- ô cụt tay (gọi là áo ba lỗ) và một lốp xe đạp:

Bắt ở trần phải ở trần .

Cho may- ô mới được phần may- ô.

theo kiểu lẩy Kiều (Bắt phong trần phải phong trần, cho thanh tao mới được phần thanh tao...) Đó là đảng ban ơn, chia phần viện trợ, bán rẻ cho cán bộ, khi thì 2 mét vải, khi thì chiếc quần đùi, chiếc áo may- ô, khi thì chiếc lốp xe đạp, bánh xà phòng, nửa cân đường, cho đến 2 mét vải màn một tháng cho riêng các chị em. Chính sách bao cấp tạo nên tâm lý trông chờ ở sự ban ơn của đảng, và coi đó là công ơn của đảng với mỗi người!

Dưới chế độ lãnh đạo độc quyền của đảng cộng sản, chữ "giải phóng" bị lạm dụng tràn lan, trên thực tế mỗi người dân đều bị coi là "vị thành niên", là "chưa trưởng thành cần có đảng để nuôi nấng, đay dỗ, chỉ bảo từng ly từng tý một. Người dân hèn mọn, kém cỏi không được ra khỏi nhà (không được ra nước ngoài), không được gặp nói chuyện với người ngoại quốc (có thể bị tù nếu vi phạm). Thật đáng hổ thẹn cho con em nước Việt nam nghìn năm văn hiến cho đến nay vắn còn bị coi là trẻ nít, cần sự dìu dắt trên mỗi bước đi, mỗi cử chỉ, mỗi lời nói. Đảng cho gì thì được nấy, cho phép làm điều gì thì được làm điều ấy. Đến nay cũng vẫn đảng quy định người dân được "tự do" làm những gì. Đã đến lúc giải tỏa tâm lý xã hội nặng nề và phi lý áy. Cả xã hội cần hiểu rõ nội đung của các bản tuyên ngôn nhân quyền cũng như Hiến chương về quyền con người của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam là một thành viên. Con người sinh ra đã là một con người tự do, nghiễm nhiên có quyền tự do, không cần ai ban phát cho cả.

Mấy chục triệu nhân dân Việt nam đã bị mất từng phần các quyền iự do là vì đã bị tước đoạt một cách phi lý và bất công. Nay đã đến lúc phải trả lại cho xã hội, cho mỗi công dân quyền có chính kiến riêng, quyền tự do tư tưởng và ngôn luận. Phải trả lại cho mỗi công dân nhân phẩm quan trọng nhất: được suy nghĩ bằng cái đầu của chính mình. Phải giành lại cho mỗi công dân quyền ngẩng cao đầu lớn tiếng nói lên suy nghĩ của chính mình, không phụ thuộc vào ai, chịu trách nhiệm về điều mình nghĩ và không một công dân nào bị bắt bớ, bị mất tự do, bị tù đày vì chính kiến chính trị của mình. Phải chấm dứt thái độ độc đoán phi lý, khẳng định rằng: yêu tổ quốc là yêu chủ nghĩa xã hội (mà lại là kiểu chủ nghĩa xã hội lộn ngược, bất công, áp đặt, nghèo khổ), chống đảng, chống chủ nghĩa xã hội là phạm pháp, thậm chí "nói xấu lãnh đạo" (ngay khi lãnh đạo quả thật xấu) cũng là phạm pháp luôn?

Chẳng lẽ sắp bước vào thế ký 21 rồi mà người Việt nam chúng ta vẫn còn ở thời kỳ trung cổ, ở vào thời kỳ trước thế kỷ 18 của thế giới!

NGƯỜI DÂN CHỈ CẦN LÀM ĂN, KHÔNG CẦN ĐẾN DÂN CHỦ?

Không khí làm ăn ở Việt nam hiện nay khá là sôi động. Quang cảnh buôn bán, kinh doanh nhộn nhịp lan rộng trong cả nước, tại Sài gòn- Chợ Lớn cũng như tại thủ đô Hà nội, vùng biên giới phía Bắc cũng như vùng đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung. Người ta sửa nhà, cơi nới thêm diện tích, làm nhà mới, sắm sửa đồ dùng gia đình, ăn mặc tươm tất đẹp và sang hơn trước. Mọi nhà, mọi nơi bàn bạc việc làm ăn, kiếm lãi.

Đây là điều dễ hiểu. Từ mấy chục năm cấm đoán việc làm ăn, hạn chế và cấm đoán mọi cơ sở kinh doanh tư nhân, triệt hạ thị trường tự do, nay đảng và nhà nước buộc phải trả lại quyền làm ăn, kinh doanh, buôn bán cho nhân dân, người dân đang "nghẹt thở" bỗng được luồng "dưỡng khí" tự do về kinh tế, ai cũng muốn tận hưởng. Kinh tế thị trường càng sôi động, đời sống mỗi gia dình dễ chịu, lại càng thấy cái tội lớn của người cầm quyền đã duy trì một chế độ kinh tế bảo thủ, giáo điều, giam hãm toàn xã hội trong cảnh khốn cùng suốt mấy chục năm ròng. ở Việt nam, từ rất lâu, chưa từng có những cơ quan thăm dò dư luận xã hội. Trong một xã hội dân chủ, những cơ quan thông tin, xã hội của nhà nước và tư nhân làm công việc điều tra, phỏng vấn, thống kê chính kiến của một số lượng thành phần xã hội rồi tính thành tỷ lệ để công bố là những phương tiện không thể thiếu để bắt mạch dư luận xã hội kịp thời và chuẩn xác. Hồi 1986, khi chính sách đổi mới bắt đầu được thực hiện, trong khí thế hăng hái, một số tổ chức thăm dò dư luận được thành lập (được gọi vui hồi ấy là viện Gallup Việt nam); nó nằm ở Ban tuyên huấn trung ương đảng, sau là Ban tư tưởng và văn hóa trung ương. Một số cuộc thăm dò dư luận được công bố, về nguyện vọng đổi mới kinh tế và chính trị, về thái độ đối với thị trường tự do, về từ bỏ chế độ bao cấp, về chính sách Khoán 10 trong nông nghiệp, về từ bỏ cưỡng bức trong Hợp tác hóa nông nghiệp... Cơ quan thông tấn xã Việt nam, các báo Lao Động, Tuổi Trẻ, Hà nội mới cũng làm một số cuộc điều tra dư luận, công bố kết quả trên báo chí và đài truyền hình. Đây là một biểu hiện đáng mừng theo hướng dân chủ hóa thông tin.

Thế nhưng những việc làm đáng khuyến khích ấy không thọ được lâu dài. Nó chết yểu khi hệ thống xã hội chủ nghĩa sụp đổ ở Liên xô và Đông Âu. Người ta quay về con đường cũ, về lề lối cũ. Dân chủ là nguy hiểm chết người! Những người lãnh đạo nghĩ vậy. Các cuộc thăm dò dư luận thưa thớt dần, để rồi tắt ngấm.

Trong năm 1987, đã có nhưng lớp học của ngành tuyên huấn, hướng dẫn cách làm những cuộc điều tra dư luận: chọn đề tài điều tra, chọn đối tượng điều tra, làm phiếu hỏi và trả lời ghi nhận và thống kê kết quả, so sánh và đối chiếu với các cuộc thăm dò trước...

Nay tất cả đều bị gác lại. Vì quả thật các cuộc điều tra trong thực tế trở thành con dao hai lưỡi. Dư luận hoan nghênh những việc làm tốt và phản đối những chủ trương sai lầm. Đến nay, đảng cộng sản bị các cuộc điều tra thách đố nặng nề. Họ không dám "chơi" trò dân chủ ngay thật, với luật chơi công khai, có nhân dân và công luận làm trọng tài. Họ không thể chấp nhận những cuộc điều tra rộng lớn trong toàn xã hội về các chủ đề, như:

- Nhân dân có tín nhiệm sự lãnh đạo của đảng cộng sản không?

- Nhân dân có tin ở chủ nghĩa xã hội không? Nhân dân có tin ở chủ nghĩa Mác- Lênin không?

- Sở hữu ruộng đất nên là sở hữu tư nhân hay loàn dân? Những biện pháp chống tham nhũng hiện nay có hiệu quả không .

- Bầu cử quốc hội vừa qua đã thật tự do chưa? vân vân và vân vân...

Có thể khẳng định rằng nhân dân ta ở trong nước đang tận dụng những nhượng bộ về kinh tế của đảng cộng sản để bung ra làm ăn. Họ không hề biết ơn đảng, cũng chẳng khen ngợi đảng vì họ hiểu rằng đảng đã buộc phải trả lại cho dân quyền làm ăn chính đáng mà đảng đã tịch thu của dân mấy chục năm nay.

Mặt khác, đông đảo nhân dân hoàn toàn chưa hài lòng về hiện tình đất nước và đòi hỏi đảng đang ôm giữ độc quyền lãnh đạo phải nhượng bộ thêm nữa theo hướng tôn trọng quyền sở hữu tư nhân, xây dựng một nhà nước có đầy đủ pháp luật và pháp luật được tôn trọng, chấm dứt sự lộng hành của những người có quyền thế đang vơ vét, tàn phá tài sản xã hội và tài nguyên quốc gia. Phê phán sự lãnh đạo của đảng, chỉ trích sự kém cỏi, bất lực của giới cầm quyền đang là "mốt", là thời thượng của xã hội ngày nay, diễn ra trên đường phố, trong các nhà hàng, trong mỗi gia đình và cả ở cơ quan... Chủ nghĩa Mác- Lênin, chủ nghĩa xã hội mà đảng cộng sản vẫn còn cố tỏ ra sùng bái thì đã mất hết thiêng trước con mắt dân chúng. Nỗi sợ cường quyền của người dân cũng giảm đi trông thấy. Tất cả những hiện tượng ấy chứng tỏ thái độ chính trị của người dân đang chuyển biến theo hướng có tinh thần phê phán rõ rệt, theo hướng tự khẳng định quyền dân chủ của mình. Luận điểm cho rằng người dân chỉ lao vào làm ăn mà không quan tâm gì đến chính trị là một luận điểm sai với thực tế, mang ý đồ đánh lạc hướng dư luận. Chính vì quan tâm đến kinh tế, đến làm ăn mà người dân quan tâm đến chính trị vì họ hiểu rằng chỉ có một hiến pháp tiến bộ công nhận rõ ràng quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất, bảo đảm quyền tự do kinh doanh và quyền cạnh tranh ngay thật thì việc làm ăn mới bảo đảm bền vững, mọi tài nàng kinh doanh mới được thi thố theo nguyên tắc tạo cơ hội đồng đều cho mọi người, chấm dứt tình hình đặc quyền đặc lợi vô lý hiện nay.

CỨ ĐỂ VẬY RỒI TỰ NHIÊN SẼ CÓ DÂN CHỦ ĐẦY ĐỦ?

Qua những cơn khủng hoảng dai dẳng, nặng nề về mọi mặt vừa qua của đất nước, những người lãnh đạo đảng cộng sản đã mở mắt và không còn kiêu ngạo tự phụ như trước nữa chăng?

Không phải vậy! Chứng nào tật nấy. Tại một số cuộc họp ở Hà nội cũng như khi gặp một số Việt kiều ở Paris, những người lãnh đạo của đảng vẫn còn huênh hoang rằng, "đảng ta" đã tỏ ra vững vàng hơn đảng cộng sản Liên xô và đảng cộng sản Trung Quốc? Đảng Liên xô chỉ lo đổi mới về chính trì mà không lo đổi mới về kinh tế, cho nên sụp đổ tan hoang? Đảng Trung Quốc chỉ lo đổi mới về kinh tế, không chịu đổi mới về chính trị nên vấp phải vụ Thiên An Môn nguy hiểm! Vẫn còn có người ở trong nước cũng như ở ngoài nước tin ở luận điệu kiêu ngạo ấy. Thật ra Trung Quốc về mặt đổi mới về kinh tế đã đi trước Việt nam khá lâu và đạt được tốc độ phát triển cao suốt gần mười năm nay, và do bảo thủ về chính trị, nguy cơ rối loạn và suy sụp vần còn tiềm ẩn như những quả bom nổ chậm. Việt nam có đổi mới về chính trị hơn gì Trung Quốc đâu! Vẫn là một đảng chuyên quyền; vẫn là bầu cử kiểu "đảng chọn, dân bầu vẫn ôm giữ chủ nghĩa Mác- nin và chủ nghĩa xã hội (mà hình thù đang còn phải đi tìm?)

Còn Liên xô sau khi tan rã, đã trở thành một loạt nước có chủ quyền, đi vào xây dựng nền dân chủ đa nguyên, chấp nhận một số khó khăn nhưng là những khó khăn của phát triển, trên một mặt bằng khác hẳn trước về chất, sau khi chấm dứt một chế độ độc đoán, giáo điều và lạc hậu. Việt nam chưa vượt qua ngưỡng cửa ấy. Nước Nga mới được sự giúp đỡ to lớn của quốc tế (hơn 50 tỷ đô la) có điều kiện đánh thức tài nguyên hùng hậu, khôi phục nền sản xuất vốn đã khá cao.

Lại có người lập luận đổi mới kinh tế tất yếu tự nó sẽ dẫn đến đổi mới về chính trị. Không nên sốt ruột? Phải biết kiên nhẫn và chờ đợi! Có anh bạn trí thức Việt kiều trẻ, rất có tâm huyết, rất mực thương dân mình nghèo khổ, chủ trương hãy tập trung giúp cho đất nước về kinh tế đã, để Việt nam mình tăng gấp đôi giá trị sản lượng tính theo đầu người (từ 180 đô la năm 1990 lên chừng 400 đô la vào năm 2.000), từ lúc đó trở đi khi cuộc sống của nhân dân đã dễ chịu, vượt qua mức nghèo khổ rồi, thì hãy đòi hỏi dân chủ đa nguyên! Anh lập luận rằng, cơm áo trước, dân chủ sau, có no đủ rồi mới nên nghĩ đến chính trị, thiếu gạo thiếu thịt, đói rét, bụng đã đâu mà nghĩ đến dân chủ?. Tâm huyết và thiện chí ở đây trùng hợp với mong muốn của những người lãnh đạo đã mất hết liên hệ với nhân dân! Họ cũng chỉ mong có vậy để hòng kéo dài sự tồn tại với những quyền đặc lợi riêng tư! Lập luận ngây thơ về chính trị trùng hợp với những tính toán vụ lợi! Cả hai bên đêu không thấy hoặc che giấu mối quan hệ qua lại giữa chính trị và kinh tế, do đó không đổi mới tiếp, đủ liều lượng về chính trị thì kinh tế sẽ bị chững lại, những thành tựu kinh tế có nguy cơ bị triệt tiêu.

Cần nhận rõ những đổi mới về kinh tế bước đầu và một vài đổi mới có tính chất hình thức về chính trị vừa qua sở dĩ có được là do sức ép của thời cuộc và dư luận, cơ quan lãnh đạo của đảng buộc lòng, cực chẳng đã mà thực hiện một cách miễn cưỡng. Một số tiếng nói ngay thẳng, dũng cảm của một số nhân vật ở ngoài đảng cũng như của một số đảng viên hiểu biết đã tạo nên trên thực tế một thế lực đối lập mà những người lãnh đạo bảo thủ phải tính đến, buộc họ phải nhượng bộ.

Trong cơ quan lãnh đạo của đảng chưa có một nhân vật nào nổi lên như là người chủ động đề xướng đường lối đổi mới, chưa có một ai có thể được coi là nhà kiến trúc của kế hoạch đổi mới cả? Ông Trường Chinh sau khi nhận chức quyền Tổng Bí Thư ban chấp hành trung ương đảng hồi cuối năm 1986, ở thời kỳ cuối đời mình, có tạo nên một niềm tin nào đó; sau đó ông Nguyễn văn Linh ở khoảng hai năm đáu trên cương vị tổng bí thư cũng tạo nên được một niềm tin, thế nhưng niềm tin ấy cũng sớm tàn lụi khi ông la cùng cơ quan lãnh đạo của đảng hoảng hốt quay về đường lối bảo thủ và giáo điều khi hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên xô và Đông Âu tan vỡ. Từ đó họ trở nên bước cản tệ hại cho sự nghiệp đổi mới, phát triển, hồi sinh của đất nước. Họ đã bỏ qua những thời cơ quý báu để hòa nhập với thế giới. Chính cuộc đấu tranh của các lực lượng dân chủ tuy chưa sôi nổi, hùng hậu, nhưng âm ỉ và bền bỉ, thông minh và gan góc đã tạo nên trên thực tế một thế lực dối lập, đại biểu cho một số đông nhân dân thầm lặng mong muốn đất nước đi vào con đường đổi mới thật sự, trong ổn định thật sự, tạo nên thế mới và lực mới trên con đường phát triển. Thế lực đối lập ấy còn tản mạn, đang tìm gọi nhau, tập họp lại, hợp tác trong và ngoài nước, được dư luận quốc tế hỗ trợ, chắc chắn sẽ có bước phát triển nhanh chóng và thuận lợi, phát huy tác dụng đối với sự chuyển biến đi lên của đất nước ta.

Thứ nhất: ngồi ỳ, thứ nhì: đồng ý. Đó là nhận xét châm biếm của một số nhà thức giả đối với giới cầm quyền bảo thủ trước giờ. Không có thực tài, họ đến được với chính quyền, liền ngồi lỳ ra đó, nằm lỳ ra đó, một bước không rời theo quan niệm làm quan suốt đời, và để ở lỳ được, cái gì họ cũng gật hết, cái gì cũng giơ tay tán thành, cũng đồng ý hết! Thế nhưng khi tình hình chuyển động, sức ỳ có nặng đến mấy cũng phải lung lay và xê dịch. Thế lực đối lập có sức mạnh của lương tri, của lẽ phải, hợp xu thế của thời đại, được giới học thức và cả xã hội biểu đồng tình thì ắt tạo nên sức mạnh để lay động và đẩy lùi lực lượng bảo thủ cản đường của đất nước. Mọi lập luận bảo thủ mang tính chất ngụy biện và áp đặt không thể đứng được lâu. Không thể đồng tình với thái độ buông xuôi, trông mong ở sự tự phát kiểu há miệng chờ sung. Không. Nhân dân ta đã mất quá nhiều thời gian rồi! Từ 1975 đến nay đã gần 20 năm. Nếu như từ hồi ấy, lãnh đạo đất nước biết chuyển thật sự sang một thời kỳ xây dựng mới, biết từ bỏ kiểu lãnh đạo trong chiến tranh mang nặng tệ duy ý chí, chủ quan, sau đó sớm biết từ bỏ chủ nghĩa Mác giáo điều thì đất nước ta đã hoàn toàn đổi khác, con đường phái triển đã mở rộng trước mắt, đâu có bế tắc, trầy trật, lạc hậu như hiện nay? Cái lỗi quả thật, cũng còn là ở những người trí thức tuy nhìn rõ tình hình mà không có dũng khí phát biểu, không biết tập họp nhau lại, tìm ra biện pháp đấu tranh có hiệu quả. Bài học này thật sâu sắc, đau lòng và trở thành lời kêu gọi khẩn thiết cho mọi công dân hiểu biết hãy dấn thân cho nền dân chủ để cứu dân, cứu nước!

THẾ KẸT CỦA NHỮNG NGƯỜI BẢO THỦ
Những người bảo thủ đang lâm vào thế kẹt. Thành tích kinh tế những năm 1992 và 1993 không phải là xoàng. Nông nghiệp phát triển khá; lúa gạo xuất khẩu đạt trên dưới 1 triệu rưỡi tấn mỗi năm. Dầu khí mang lại giá trị gần 1 tỷ đô la/ năm. Công nghiệp phát triển đạt mức trên 10% mỗi năm.

Lạm phát phi mã đã bị đẩy lùi. Thế nhưng nhiều vấn đề nghiêm trọng vẫn tồn tại: Hạ tầng cơ sở của đất nước- đường sá, cầu cống, bến cảng, sân bay... xuống cấp, thiếu vốn lớn để xây dựng lại. Hệ thống giáo dục và y tế- hai lĩnh vực then chốt liên quan đến "tài nguyên" quý nhất là con người vẫn ở trong tình trạng bê bối kéo dài. Nạn đầu cơ, buôn lậu, tham nhũng, phung phí và hủy hoại tài nguyên và tiền bạc của đất nước, ô nhiễm môi trường đạo đức và công bằng xã hội vẫn ngang nhiên hoành hành. Đất nước trong 7 năm tới cần tới gần 50 tỷ đô la mới có thể đạt được mục tiêu khiêm tốn là nâng giá trị sản lượng bình quân đầu người/năm từ 200 đô la/năm lên 400 đôla/năm 2000. Số tiền đầu tư của khoảng 20 nước ngoài từ cuối 1988 (khi công bố luật đầu tư) cho đến nay mới đạt khoảng 5 tỷ đô la theo ký kết, và mới chỉ hơn 1 phần tư số tiền ấy được thật sự đưa vào để làm ăn. Ai cũng thấy so với yêu cầu của bài toán phát triển, số vốn ấy mới chỉ là bước khởi đầu quá khiêm tốn, không đủ để tạo nên đà đi lên. Hơn nữa, cứ cho là năm 2000 có thể đạt mục tiêu 400 đô la/ năm cho mỗi đầu người nói trên, thì lúc ấy nước ta vẫn còn là nước kém phát triển và tương đối còn nghèo vì theo quy định của Liên Hiệp Quốc hiện nay, nước nào còn ở dưới mức 600 đô la/đầu người là còn ở dưới mức bình thường, sản xuất và đời sống thấp kém, cần được thế giới quan lâm, giúp đỡ vực dậy. Tiền vốn lớn từ đâu ra? Không một nước nào hiện nay có khả năng đầu tư lớn vào nước ta. Việt nam chỉ có thể vay tiền theo số lượng lớn, với những điều kiện dễ dàng và ưu đãi ở các định chế tài chính quốc tế: quỹ tiền tệ quốc tế IMF, ngân hàng thế giới WB, ngân hàng phát triển Châu á ADB. Ai nấy đều biết các định chế tài chánh này được đại biểu các nước giàu và phát triển nhất điều hành, trong đó chính quyền Hoa Kỳ- nước đóng góp nhiều nhất - luôn có quyền lực quyết định.

Gần đây, các nước lớn như Nhật Bản, Pháp, Cộng Hòa Liên bang Đức, úc, Hoa Kỳ... đều tỏ rõ sự quan tâm đối với tình hình tôn trọng nhân quyền và dân chủ hóa ở Việt nam. Có nước còn nói rõ rằng họ coi đó là điều kiện để cải thiện và táng cường mối quan hệ nhiều mặt với Việt nam. Họ cũng còn nói rõ đây không phải là bắt bí Việt nam, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt nam, thậm chí trả thù Việt nam do Việt nam đã dám đương dầu và thách thức các nước ấy bằng vũ khí... mà là đo thiện chí, do thiện cảm với nhân dân và đất nước này. Họ lập luận rằng phát triển và dân chủ không những không đối lập, ngáng trở nhau, phải hy sinh cái này cho cái kia, mà ngược lại, hai cái đó phải đi với nhau, thúc đẩy nhau, làm điều kiện cho nhau, là "bạn đồng hành thân thiện". Nếu không dân chủ hóa đủ liều lượng thì Việt nam vẫn còn cứ tự đứng ngoài cộng đồng thế giới hiện đại, vẫn cứ như sống riêng biệt với những giá trị cũ kỹ lỗi thời, tự mình chối bỏ tình bạn hữu và sự giúp đỡ của thế giới. Cho dù sắp tới chính quyền Clinton sẽ có thể bỏ dần chính sách cấm vận đối với Việt nam, một số nước đã đứng ra giúp Việt nam trang trải món nợ cũ 140 triệu đô la đối với Quỹ tiền tệ quốc tế, thì tổ chức này (IMF) cùng với WB (Ngân hàng thế giới) và ADB (ngân hàng phát triển á Châu) cũng chỉ có thể cho vay thêm những số tiền không lớn lắm (dưới 1 tỷ đô la), nếu như Việt nam vẫn cứ đàn áp những nhà trí thức và lãnh đạo tôn giáo bất đồng chính kiến và duy trì kiểu chủ nghĩa xã hội độc đảng, độc đoán như hiện nay. Tốc độ phát triển sẽ không thể cao, vấn đề hạ tầng cơ sở đổ nát vẫn tồn tại. Chỉ có sau khi đảng thật sự tôn trọng quyền công dân, trả lại nhân dân và xã hội quyền tự do đã bị họ cầm giữ và tịch thu thì Việt nam mới thật sự hội nhập với thế giới hiện đại và mới có thể hy vọng tiếp nhận sự giúp đỡ đáng kể để phát triển, như Liên xô vừa nhận được sự trợ giúp và cho vay với điều kiện rất rộng rãi hơn 50 tỷ đô la vậy. Cần nhớ rằng các nước đã phát triển cũng đang gặp nhiều khó khăn kinh tế, tài chánh và họ có nhiều hướng lựa chọn; Việt nam không có gì hấp dẫn dặc biệt so với nhiều khu vực và nước khác, chỉ những người mù quáng nặng nề mới cứ tự coi nước mình là cái rốn của vũ trụ, rằng ta là cô con gái tuyệt trần cao giá, họ cần đến ta chớ ta chẳng cần đến ai.

Thế mắc kẹt của những người lãnh đạo bảo thủ ở Hà nội là ở đây. Đây là một điểm mấu chốt. Không dân chủ hóa đủ liều lượng, họ sẽ đặt đất nước vào thế kẹt cứng, đất nước sẽ không sao phát triển được, và xu thế kinh tế tiến bộ mấy năm qua sẽ bị chững lại. Tốc độ phát triển khá của đất nước sẽ bị dâng lên làm vật hy sinh trên bàn thờ của chủ nghĩa Mác- Lênin và cái gọi là chủ nghĩa xã hội kiểu độc đảng cũ kỹ. Duy trì tốc độ phát triển khá cao, đưa đất nước vào sinh lộ vĩnh biệt đói nghèo và lạc hậu, không có con đường nào khác là đi qua con đường dân chủ hóa. Đó là con đường tuy mới mẻ cần khai phá nhưng đầy hứa hẹn, con đường của nhân phẩm và tiến bộ, rũ bỏ nỗi nhục chung sống không có tự do. Những người lãnh đạo có mất chăng là mật những đặc quyền không sạch sẽ nhưng họ sẽ cùng nhân dân được nhiều, được lớn: quyền sống tự do, mọi người được là chính mình. Đây là một công cuộc "giải phóng" xã hội, "giải phóng" con người mà chắc chắn đông đảo những người cộng sản có lương tri, còn thật lòng yêu nước thương dân, sẽ hoàn toàn tán thành và dấn thân thực hiện, khi họ không còn bị những người lãnh đạo bảo thủ và mù quáng giam hãm trong lập luận ngụy biện dối trá. Từng ở trong đảng cộng sản hơn 38 năm, tôi có thể nói lên tâm trạng của khá nhiều đảng viên là: tuy tự hào về cuộc đấu tranh cho nền độc lập của dân tộc, họ vẫn cảm thấy- lúc này hay lúc khác; ở mức độ khác nhau- không hài lòng, khó chịu, đôi khi bực bội xấu hổ, và phẫn nộ nữa trước tình hình không có dân chủ trong đảng, tệ gia trưởng độc đoán hoành hành, những tiếng nói có tâm huyết bị vùi dập, nạn sùng bái cá nhân dai dăng, những cuộc đàn áp cá nhân vô lý xảy ra. Đã đến lúc đông đảo đảng viên bình thường, đảng viên trí thức, đảng viên trẻ cùng nhân dân mình, đồng bào mình "dấn thân" cho dân chủ! Cũng đã đến lúc những đảng viên thức thời, sáng suốt và dũng cảm có ý thức dân chủ sâu sắc, từ bỏ đảng cộng sản nếu đảng này không từ bỏ tệ độc đoán và trở về với dân tộc, để cùng những chiến sĩ dân chửxây dựng nên một tổ chức chính trị dân chủ - Tập hợp Dân Chủ chẳng hạn - như nhiều người đã nghĩ đến.

LỰC LƯỢNG DÂN CHỦ

Những ai mong muốn dân chủ ở nước ta? Không một ai muốn dân chủ đến trong hỗn loạn. Còn dân chủ đến trong một tình hình không hỗn loạn, không đảo lộn dữ dội, thì phải nói là nhiều, rất nhiều người mong muốn. Thanh niên là lực lượng hùng hậu trong hàng ngũ. tranh cho dân chủ. Vì thanh niên ít ràng buộc với cơ chế cũ, ít gắn bó với đặc quyền đặc lợi, thanh niên ham mê cái mới, cái tiến bộ.

Anh chị em trí thức theo đúng nghĩa, am hiểu tình hình, có trí tuệ,tất nhiên ưa muốn sinh hoạt dân chủ. Vì trí thức là sáng tạo, là hướng tới cái mới tiến bộ, chống bảo thủ, trì trệ, chống độc đoán. Tất cả những văn nghệ sĩ chân chính mê say sáng tạo chỉ có thể phát huy hết tài năng trong một chế độ dân chủ.

Những lực lượng kinh doanh khát khao không khí làm ăn có pháp luật, bình đẳng, mọi người đều có cơ hội ngang nhau để thành đạt, tất nhiên là mong muốn một chế dộ dân chủ pháp quyền, nông dân ở khắp vùng quê đều tha thiết với quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất, nhà cửa, vườn tược; họ mọng sớm chấm dứt cảnh cường hào mới lộng hành dựa vào quyên thế phe đảng và dòng họ; họ hiểu rằng chỉ có một chế độ dân chủ mới mang lại không khí làm ăn sôi động và sự trù phú lâu bền ở thôn quê.

Chưa có dân chủ thì nam nữ bình quyền, dân tộc bình đẳng, tự do tín ngưỡng cũng chỉ là nói suông, chưa có gì là thực chất. Đó là nói về lý thuyết, về tiềm năng. Trên thực tế, hiện nay phong trào dần chủ có vẻ như im lìm! Những bức thư từ trong nước cho biết rõ: không phải như vậy! Sự im ắng của phong trào đấu tranh đang che dấu những dòng nước xoáy sôi động từ dưới đáy sâu. Chiều sâu tâm lý xã hội đang chuyển động lớn. Các nhà ngoại giao Tây Âu rất lý khi nhận xét rằng bức tường cộng sản ở Việt nam không đổ sập trong một đêm, nó cứ rơi rụng dần, đổ dần từng máng nhỏ, liên tiếp, ngày này sang ngày khác, và đến độ nào đó thì mới tan hoang, tan bành. Cứ vào từng nhà một sẽ thấy ngay thôi. Không mấy người còn nói đến các vị lãnh đạo đảng một cách quý mến, kính trọng như xưa. Người dân đã dành lại cho mình quyền ăn nói, quyền chỉ trích, quyền phê phán. Đảng cộng sản và những người lãnh đạo đảng không còn quyền uy, chẳng còn gì là linh thiêng nữa? Người dân đã nói và nghĩ đến một thời kỳ hậu cộng sản chẳng xa xôi gì. Cả nhiều người cộng sản cũng nghĩ đến điều ấy, như một tất yếu phải đến, không tránh đi đâu nổi. Không ít người không còn giữ kín trong bụng mình, mà đã thổ lộ với người thân, với bè bạn, thậm chí cả ở nơi đông người những suy nghĩ đích thật của mình về chế độ, kể ra vanh vách những tội lỗi, chê trách cái dại, cái dốt, cái lẩm cẩm của những người lãnh đạo. Họ đã dành lại trên thực tế một phần quyền dân chủ, quyền ăn nói, quyền tự do xưa nay bị cấm đoán. Sự chuyển động về tâm lý xã hội đang diễn ra ngày càng sâu rộng. Xưa kia được đi dự mít tinh kỷ niệm ngày thành lập Đảng là một vinh dự; người ta vỗ tay hồ hởi; nay các cuộc mít tinh như thế phải mời gọi, phải thuyết phục, có khi phải kèm theo lợi ích riêng như thuê mướn; người vỗ tay lẹt đẹt, miễn cưỡng, và người xem truyền hình hoặc nghe đài thì nhún vai, cười khẩy, hoặc tự nhủ: vẫn những trò cũ vớ vẩn, hoặc dửng dưng, họ làm việc của họ, ta làm việc của ta. Ai bảo là không khác gì trước? Ai bảo là im lìm? Không, khác nhiều lắm chứ. Rồi còn khác nữa! Tránh voi chẳng xấu mật nào! Thế nhưng khi con voi già đã ốm yếu, ngà đã gãy, chân đã siêu, đang thở hắt ra thì dù nó có rống lên cũng chỉ dọa được những kẻ yếu bóng vía nhất, và rồi một số người gan góc, thông minh sẽ tìm ra cách làm cho nó lăn kềnh.

ở xã hội nào cũng có số đông và một số ít người ưu tú. Số đông có lúc như im lìm. Nhưng số ít ưu tú thì lại khác số đông. Họ năng động, họ sớm nhìn ra tình hình, sớm tìm la hướng mới. Họ luôn là họ, không a dua, không theo đuôi. Họ không sợ cường quyền. Họ không ưa theo vết mòn. Họ có tinh thần khai phá. Họ có sức hấp dẫn, sức thuyết phục và sức lan tỏa. Những tia sáng trí tuệ, những xung động tình cảm của họ rất dễ lan truyền ra xung quanh, như những trung tâm phóng xạ trong vật lý, những trục truyền lực trong cơ khí...

Xưa kia, dưới thời Pháp thuộc một số người cộng sản từng là người ưu tú như thế. Họ sống sát quần chúng, thu hút hấp dẫn quần chúng. Họ tin vào lý tưởng giành độc lập, bất chấp tù đầy, thách thức cả máy chém... Ngày nay, ngược lại những người lãnh đạo cộng sản độc đoán ở vào vị trí cản đường đi lên của dân tộc. Và một lớp người ưu tú khác xuất hiện, tỉnh táo, tự tin, đau nỗi đau của đất nước và đồng bào. Họ là tiến sĩ toán học Phan Đình Diệu, là bác sĩ Dương Quỳnh Hoa (đã từ bỏ đảng cộng sản từ vừa đúng 10 năm trước); họ là nhà văn Dương Thu Hương; là nhà ngôn ngữ học Nguyễn Phan Cảnh; họ là nhà thơ Nguyễn Duy với những bài thơ tâm huyết Nhìn Từ Xa Tổ Quốc, Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ, họ là nhà khoa học Nguyễn Xuân Tụ mang bí danh Hà Sỹ Phu từ cuối năm 1988 đã viết bài: Hãy nắm tay nhau đi dưới bảng chỉ đường của trí tuệ; họ là nhà văn hóa Viễn Phương, nhà sử học Nguyễn Kiến Giang, nhà triết học Hoàng Minh Chính; họ là nhà toán học Nguyễn Phú Hào dạy học ở Angiérie vừa sang Pháp hoạt động góp phần đấu tranh cho dân chủ ở quê hương; họ cũng là nhà văn nữ trẻ Phạm thị Hoài dám tranh luận với nhà lãnh đạo Nguyễn Đình Thi; họ cũng là cô sinh viên trẻ Bùi Thị Thanh Hương (Hoàng Dung) ở Moscou bị sứ quán Việt nam đe dọa vẫn không lùi bước trong việc đảm nhận việc xướng ngôn viên của đài phát thanh tự do Irina; họ là nhà báo Nguyễn Ngọc Lan và linh mục Chân Tín kết hợp sống đạo với sống đời, bị quản thúc về thân thể mà không chịu để tinh thần bị quản thúc; họ là bác sĩ Nguyễn Đan Quế và giáo sư Đoàn Viết Hoạt không cần giàu sang phú quý ở nước ngoài mà dấn thân cho sự nghiệp dân chủ của đất nước; đó là các vị hòa thượng Trí Siêu, Tuệ Sỹ Huyền Quang, Quảng Độ, Trí Tựu, Hải Tạng... dấn thân cho quyền tự do của các tôn giáo chống lại các hình thức tôn giáo "quốc doanh"; đó là nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, cả tuổi thanh xuân gần 30 năm bị giam cầm phi lý, nay ốm đau vẫn dõng đạc: tôi sẽ sống lâu hơn đảng cộng sản độc đoán; đó là nhà báo tài hoa và trí tự Trần Huy Quang với bài "Linh nghiệm" chấn động dư luận;... Họ còn là các ông Nguyễn Hộ, nguyên phó chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh, ông Tạ Bá Tòng phụ trách trí thức vận của thành uỷ... đều bị theo dõi, quản thúc vì quan điểm dân chủ...

Tôi kể trên những chiến sĩ "dấn thân" cho nền dân chủ hiện nay theo trí nhớ rất không đầy đủ, theo thứ tự có phần tùy tiện; tôi chưa kể ra đây hàng trăm tên những "kẻ sỹ mới" đã gửi thư riêng cho tôi từ các cơ quan truyền thông, báo chí, từ các trường đại học, từ các lịa phương ở trong nước cũng như mấy chục cán bộ ở các bộ, các viện khoa học tự nhiên và xã hội, các anh chị em sinh viên, nghiên cứu sinh, văn nghệ sĩ... sang Pháp đã gặp tôi đề trao đổi ý kiến, cổ vũ, khuyến khích... Họ đã vượt qua nỗi sợ, thách thức sự đe dọa của cường quyền, nói lên sự bất đồng với đường lối và chính sách "đổi mới" nửa vời, vừa đổi vừa run" của những người lãnh đạo bảo thủ. Họ ngày càng đông. Dù vậy họ vẫn chỉ là phần nổi của cả một tảng băng kỳ vỹ còn chìm đến 9 phần 10, của một khối người đã biết suy nghĩ có trách nhiệm bằng cái đầu tỉnh táo của chính mình, tin rằng sự nghiệp dân chủ trong đó họ góp phần sẽ thắng lợi không xa.

Phải kể đến hàng mấy trăm chiến sĩ dân chủ nữa ở Cộng hòa Liên Bang Đức và Tiệp Khắc, ở Liên xô và Ba Lan, ở Bungari và Hungari đã và đang gọi bầy tập họp lại, dấn thân cho dân chủ ở quê hương. Rồi đây sẽ có thể tổng kết cuộc đấu tranh cho dân chủ và các quyền tự do của công dân ở nước ta. Phong trào các văn nghệ sĩ đi tiên phong thời Nhân văn Giai Phẩm 1955- 1956- 1957 với các "kiện tướng" Nguyễn Hữu Đang, Đào Duy Anh, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Phan Khôi, Lê Văn, Văn Cao, Đặng Đình Hưng, Nguyễn Tử Nghiêm, Dương Bích Liên, Nguyễn Sáng... (tôi kể còn rất không đầy đủ), rất cần được đánh giá một cách xứng đáng, công bằng và công khai. Cũng có người đồng tình với xu thế dân chủ ấy, về sau lại thành khẩn nhận tội và tự xỉ vả mình công khai trên báo đảng như Tô Hoài. Cũng cần kể đến một số cán bộ ở trong đảng nhìn tình hình khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội khá sớm, như Đặng Quốc Bảo. Anh vào bộ đội hồi cuối 1945, lúc 18 tuổi, là cán bộ trung đoàn khi mới 23 tuổi. Sau này, hồi 1980, anh là viện trưởng Viện kỹ thuật quân sự, cấp bậc thiếu tướng. Sau đó anh là Bí thư thứ nhất đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Năm 1986, anh là Trưởng ban Khoa giáo của đảng, uỷ viên ban chấp hành trung ương đảng. Anh có nhiều dịp đi thăm nước ngoài, các nước xã hội chủ nghĩa hồi ấy như: Liên xô Tiệp Khắc, Cộng Hòa Dân Chủ Đức, Ba Lan... Từ những năm 1985 đến 1988, trong một số buổi nói chuyện hẹp, anh đã đặt ra vấn đề phải đánh giá lại học thuyết Mác- Lênin; rằng mô hình xã hội chủ nghĩa hiện thực không có sức sống, đã thất bại, không được xã hội chấp nhận; vấn đề vi phạm nhân quyền ở các nước xã hội chủ nghĩa được đặt ra cấp bách; cuộc khủng hoảng về lý luận đã xảy ra rất nghiêm trọng. Không có một đảng cộng sản nào có dân chủ cả! Cái gọi là trí tuệ của toàn đảng chỉ là ý nghĩ của vài con người! Trình độ ban chấp hành trung ương chỉ là trình độ trung bình của xã hội! Việc cưỡng bức tập thể hóa nông nghiệp là sai âm cực lớn đối với nông dân. Hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở việt Nam thật ra chỉ là hệ tư tưởng nông dân. Anh nói lên được một thực tế là ở một số nước tư bản (đang rẫy chết?) lương thất nghiệp khoảng 400 đô la/ tháng, cao hơn lương một giáo viên đại học ở Liên xô! Anh nói lên một sự thật: cạnh nhà anh, một phó giáo sư được cử sang Hà Lan học một năm, với một số tiền phụ cấp bằng phụ cấp thất nghiệp, vậy mà về nước anh ta yên chí sống phong lưu tới cuối thế kỷ. Làm thế nào để giải thích hiện tượng như thế? ý kiến ngay thẳng của anh bị phê phán và ngăn chặn, không được phổ biến. Ông Trường Chinh (Đặng Xuân Khu) anh họ của anh nghe anh trình bày, nhưng xếp lại "trong tủ những ý kiến ấy. Anh không được bàu lại vào trung ương và anh cho biết hiện nay một "trí thức vâng dạ", kiểu một là ngồi ỳ, hai là đồng ý" thay anh ở cương vị trưởng ban khoa giáo trung ương đảng...

Những người như Đặng Quốc Bảo, Trần Xuân Bách, theo tôi hiểu, không quá hiếm ở trong đảng cộng sản Việt nam. Ông Trần Độ cũng là một con người như thế. Ông là trưởng ban văn hóa văn nghệ trung ương từ sau Đại Hội Đảng dân thứ 5 (1982). Ông khuyến khích nhà văn Nguyên Ngọc chú ý đến những tiếng nói trẻ, mới mẻ về nội dung và phong cách trên báo Văn Nghệ, mà Nguyên Ngọc lúc ấy là tổng biên tập; ở đại hội các nhà văn cuối năm 1989 ông không đến dự vì biết rằng ý kiến của mình chọi lại với tiếng nói chính thức của lãnh đạo đảng, nhưng gửi đến một bức thư do giáo sư Nguyễn Văn Hạnh, phó ban văn hóa văn nghệ, người trợ thủ của ông đọc trước cuộc họp hẹp của các nhà văn là đảng viên. Bức thư ấy bị bộ chính trị phê phán mạnh mẽ và hành động của ông Hạnh bị các vị lãnh đạo của đảng và người đứng đầu bộ Nội vụ chỉ trích nặng nề. Tại Hội Nghị Trung ương 8 (đầu năm 1990) ông bị toàn ban chấp hành trung ương tặng cho một bản án: Khiển trách vì quan điểm lộn xộn, dám gửi cho tạp chí Cửa Việt một bài nói lên quan điểm riêng của nhân mình. Để tiện cho việc trấn áp những quan điểm tự do sáng tạo, ban văn hóa văn nghệ trung ương đảng được nhập vào ban tuyên huấn trung ương đảng, thành một "đại ban": ban tư tưởng và văn hóa, trong khi chờ đến năm 1992, ông mất luôn cái chức phó chủ tịch quốc hội để về hưu, ngồi chơi xơi nước.

Những nhân vật trên đây tôi đều quen biết khá rõ trong công việc làm báo, trên chức trách trưởng ban nhà nước và quốc phòng (năm 1982- !984), trưởng ban Văn hóa Văn Nghệ (1984- 1990) của báo Nhân Dân, rồi trực tiếp chịu trách nhiệm về tờ báo Nhân Dân Chủ Nhật từ đầu năm 1989. Cũng có thể kể đến ông Nguyễn Cơ Thạch; tuy ở trong Bộ chính trị gồm phần lớn những người rất bảo thủ đến cổ hủ, ông Thạch rất ham nghe ý kiến người khác, ham đọc những sách báo nước ngoài, ưa tranh luận. Tôi thường gặp ông một số lần ở Hà nội và trong sứ quán Việt nam ở Băng cốc, ông rất chú ý nghe kể về những cuộc họp quốc tế tôi dự. Ông có ý thức dân chủ, quý những tài năng trẻ; ông nói rõ sự mong muốn cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản, úc... theo một cách nhìn hướng tới tương lai, không bị quá khứ níu kéo lại (theo cách nói của ông); ông hiểu rằng đại tướng Võ Nguyên Giáp có thể có một tác dụng ngoại giao tích cực trong hòa giải với những kẻ thù cũ là Pháp, Mỹ, rất cần phát huy tác dụng ấy; ông hiểu vai trò của truyền hình My và công chúng My rất dễ xúc động bởi nhưng cảnh sống động trên đài truyền hình mà ta có thể tận dụng... Ông không chống lại việc cải thiện quan hệ với Bắc Kinh, nhưng ông cho rằng phải đồng thời cải thiện theo nhiều hướng, nếu đặt quá nặng việc cải thiện quan hệ với Trung Quốc thì sẽ hỏng cả!

Khi tôi gặp các quan chức trong Bộ ngoại giao Mỹ (tháng 11 năm 1991 và tháng 5 năm 1992) cũng như nhiều nhà ngoại giao phương Tây ở Paris, họ đều cho việc gạt bỏ ông Thạch là rất đáng tiếc! Họ cho biết ông Thạch đã thiết lập được những mối quan hệ cá nhân thuận lợi với các chính khách phương tây và ở Đông Nam á. Nhiều người nhún vai khi nói đến bộ trưởng ngoại giao hiện tại, người thay thế ông Thạch, và nhận xét chân thật rằng: ông Nguyễn Mạnh Cầm chỉ là một công chức đơn thuần, bình thường và tầm thường, với những công thức tẻ nhạt, không thể so sánh với ông Thạch, còn kém khá xa những thứ trưởng hiện nay như ông Lê Mai, ông Trần Quang Cơ... Tôi biết rằng những ý kiến trên đây đông đảo viên chức ở Hà nội đều biết, ban tổ chức trung ương của đảng, ban tổ chức chính quyền của chính phủ cũng biết cả, nhưng chẳng ai dám nêu lên ý kiến để thay đổi cả! Cuối cùng nhân dân phải gánh chịu mọi hậu quả do một đường lối đối ngoại không hề đổi mới , quị lụy với Bắc Kinh chỉ vì cho rằng đây là mối liên hệ giữa hai nước cùng chung một chế độ xã hội (xã hội chủ nghĩa?), cùng do đảng cộng sản lãnh đạo, cùng coi chủ nghĩa Mác- Lênin là cơ sở lý luận, ở sát bên nhau! Đó là quan hệ truyền thống môi với răng (họ cố tình quên khuấy rằng răng đã cắn nát môi bao nhiêu lần!)

Một cán bộ ngoại giao cấp cao, từng dự cuộc hội nghị phổ biến Nghị Quyết Trung ương 3 (tháng 6- 1992) ở hội trường của Bộ Ngoại giao tháng 9- 1992 cho biết chính bộ trưởng ngoại giao, uỷ viên trung ương đảng đã phổ biến Nghị quyết, chia các nước ra làm 5 loại theo mức độ xa gần, bạn thù với Việt nam:

- Trước hết bạn thân nhất, chí cốt là Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Cu Ba; cùng với chế độ Nom Penh và Vientiane, cùng theo Mác- Lênin, cùng là cộng sản, là chủ nghĩa xã hội. Trung Quốc đang phát triển với tốc độ cao, hơn 1 tỷ dân, láng giềng với Việt nam, là cực kỳ quan trọng.

- Thứ hai là các nước Đông Âu cũ và Liên xô từng là các nước xã hội chủ nghĩa, cần duy trì mối quan hệ vốn thân thiết, không để xấu đi. Các nước này có khả năng quay trở lại là xã hội chủ nghĩa với các đảng cộng sản được phục hồi. Trong số này, cần xếp thêm ấn Độ, một nước lớn rất thân cận với các nước xã hội chủ nghĩa trước đây.

- Thứ ba là các nước láng giềng ở Đông Nam á: các nước ASEAN, Miến Điện, Bru- nei... cần tranh thủ sự hợp tác.

- Thứ tư là các nước thuộc thế giới thứ ba ở Châu Phi và Mỹ La Tinh (như Ai Cập, Ran, Irak, Angiêrie, Chi lê...) và các nước phương Tây như Pháp, ý... và cả úc, cuối cùng là Nhật Bản, đã và đang mở rộng sự hợp tác với nước ta.

- Thứ năm, cũng là cuối cùng, là Hoa Kỳ vốn là kẻ thù chủ yếu, trực tiếp, vẫn còn là kẻ thù lâu dài của Việt nam, đang rắp tâm thực hiện "diễn tiến hòa bình" ở Việt nam.

Nhà ngoại giao này cho biết tại Hội nghị đã phân phát những tập tài liệu dịch các cuốn sách của Brezinski và của Richard Nixon (cuốn The Grand Failure - Thất Bại To Lớn, của Brezinski, 1990, và 1999. Victory without War, - 1999. Chiến Thắng Không Cần Chiến Tranh, của Nixon, 1988, đều nói đến sự sụp đổ tất yếu của toàn hệ thống xã hội chủ nghĩa hiện thực) để chứng minh rằng đế quốc đang thực hiện âm mưu đặc biệt nhằm vào Việt nam do ý thức phục thù, rửa hận... Hai cuốn sách chẳng mới mẻ gì này được Thông Tấn Xã Việt nam dịch vội và in ra kịp "phục vụ hội nghị trung ương 3- một phiên họp rất dài giữa mùa nóng nực (hơn hai tuần lễ); điều mà dư luận thế giới đều đã biết từ 5, 6 năm trước thì vào giữa năm 1992 các nhà lãnh đạo Việt nam mới biết, mới "sửng sốt", mới được "sáng ra" về điều mà họ gọi là nguy cơ diễn biến hòa bình. Họ càng tin rằng chính Mỹ là kẻ đã lật đổ các chế độ cộng sản ở Đông Âu và Liên xô, thực hiện diễn biến hòa bình mà các quân sư Nixon và Brezinski vạch ra, nay đang chĩa mũi nhọn vào Việt nam để lật đổ. Sau đó, trong khi lẽ ra phải tranh thủ thiện cảm của các đài phát thanh lớn của thế giới thì báo chí chính thức của Việt nam chửi bới loạn xạ các đài BBC, RFL, VOA và đài tự do Moscou, coi tất cả là công cụ diễn biến hòa bình của các thế lực đế quốc thù địch! Nhân dân chẳng còn tin gì những nghị quyết và những luận điệu trên đây. Họ nhún vai, lắc đầu. Tinh thần độc lập suý nghĩ và nhận định, tỉnh thần phê phán nảy nở, lan rộng trong xã hội, các lực lượng dân chủ được nhân lên... Những chiến sỹ dân chủ, các nhân vật chống đối, những tấm lòng trung thực, những người cộng sản "bất mãn" tạo nên tinh hoa xã hội mới, trở thành những cụm nhỏ, những trung tâm thu hút, qua đó những tư tưởng tiến bộ, được quảng bá rộng thêm từng ngày bởi các quan hệ gia đình, bạn bè, xã hội... Những đợt sóng ngầm đang cuộn lên.

LỰC LƯỢNG DÂN CHỦ Ở HẢI NGOẠI

Có khoảng 2 triệu người Việt ở nước ngoài. Một số khá lớn đã vào quốc tịch các nước sở tại. Họ là người Mỹ, người Pháp, người úc... gốc Việt. Lâu nhất như số các cụ đi lính thợ ở Pháp; rồi một số đi du học, thành tài rồi ở lại. Số khá lớn đi từ 1975; rồi số thuyền nhân rất đông đảo từ 1978, 1979 đến nay; còn một số theo chương trình ra đi có trật tự ODP và số H.O. thuộc chính quyền và quân đội Sài Gòn đi "cải tạo về. Người Việt ở nước ngoài thành một cộng đồng nhiều màu sắc về mọi mặt. Đã có thế hệ một, thế hệ 2, thế hệ 3 và sắp tới là thế hệ 4.

Hầu hết đều có tinh thần dần chủ, trừ một số rất nhỏ còn bảo thủ, bị ảnh hưởng quan niệm phong kiến, tuân theo chính phủ, coi lời dạy bảo của chính phủ, của đảng ở quê nhà, của sứ quán "ta" như là của cha mẹ, phục tùng không điều kiện. Tất cả đều ít nhiều gắn bó với quê hương, tự hào về truyền thống dân tộc, căm giận chống lại hoặc phê phán chính thể độc đoán ở trong nước, nhưng khả năng tác động đến tình hình chính trị trong nước thì rất hạn chế. Số lớn bà con mang nỗi oán hận về thân phận tha hương, đồng thời đều thành đạt khá, con cháu học và thành tài, ổn định, nên rất ít người thực tế nghĩ đến trở hẳn về nước sau này. Cuộc đấu tranh cho dán chủ là cuộc đấu tranh bền bỉ, gay gắt của đồng bào ta ở trong nước, vì chính đồng bào đang là nạn nhân trực tiếp của chế độ độc đoán chà đạp quyền tự do, quyền công dân. Bị đè nén lâu, sức bật càng mạnh khi có thời cơ. Sức ủng hộ, động viên, cổ vũ và yểm trợ của bà con ở nước ngoài là rất lớn, là vô cùng quan trọng.

Cũng cần nói chân thực rằng đồng bào ở trong nước chán ngán những bài diễn văn kiểu khẩu hiệu vừa kêu vừa rỗng ở các cuộc họp lớn ở trong nước, phát ngấy về những bài báo dài mà sáo rỗng, đầy công thức cứng đờ, họ chê cười những bức ảnh nghi lễ các nhà lãnh đạo cũ kỹ ở trên đài chủ tịch, trước máy phóng thanh... thì họ cũng ngán, cũng ngấy, cũng chê một số sinh hoạt chính trị hải ngoại, cũng chung một kiểu cách như vậy... Vẫn là những nghi thức cổ hủ, cờ quạt khẩu hiệu nhàm chán, những quan chức đạo mạo, đoàn chủ tịch quan cách, diễn văn lòng thòng theo công thức; vẫn là hai kiểu lưỡi gỗ chửi nhau mà lại rất giống nhau.! Họ cảm thấy những hình thức và nội dung ấy quá xa lạ với cuộc sống, hoàn cảnh, tâm tư, tình cảm của nhân dân trong nước, không lý giải và đáp ứng vô vàn vấn đề nóng bỏng và thiết thực của bà con, ít có tác dụng hỗ trợ cuộc đấu tranh giành quyền công dân của đồng bào. Các tổ chức hải ngoại cũng cán dứt khoát từ bỏ các kiểu hoạt động bạo lực, phá hoại bằng súng đạn, chất nổ, xâm phạm cuộc sống làm ăn của đồng bào lương thiện; các chính khách cực đoan đã thúc giục các hành động liều lĩnh kiểu thiêu thần, bị đồng bào trong nước lên án và tạo cớ cho chính quyền trong nước lên gân, xiết chặt sự kiểm soát. Tôi thiết nghĩ cách tác động lớn nhất đối với cuộc đấu tranh cho dân chủ ở trong nước là hoạt động chính trị ở hải ngoại nên lập nên những tổ chức thiết thực hơn, mở la các cuộc vận động quyên góp tiền của theo các hướng:

- Lập quỹ cứu giúp trẻ em bị suy dinh dưỡng nặng (ước chừng 2 triệu em từ sơ sinh đến 6 tuổi - trẻ em trong nước từ 15 năm nay sanh ra nhẹ hơn trước trung bình 200 gam và ngắn hơn hai xăng- ti- mét là một nguy cơ cho nòi giống) Lập quỹ hỗ trợ thương binh vừa và nặng của các bên trong cuộc chiến, không phân biệt thuộc bên nào (số này ước tính lên đến 300.000 người). Hiện cuộc sống của số bà con này vô cùng bi đát.

- Lập qũy khuyến học, cấp học bổng cho học sinh giỏi ở trong nước và ra các trường đại học ngoài nước (mỗi năm khởi đầu chừng 200 em, sau sẽ nâng lên đến 800, rồi 1000 đến 2000).

- Lập quỹ bảo tồn các di tích văn hóa (ngoài khu Đại Nội và các lăng tẩm ở Huế được UNESCO hỗ trợ, có chừng 250 di tích văn hóa có ý nghĩa cần bảo lồn, trùng tu và duy trì, gồm các đền chùa lớn như vùng Hoa Lư (Ninh Bình), khu Đại Nội Thăng Lững từ đời Lý (nay ở trong khu vực Bộ Quốc Phòng), cho đến các mộ của các danh nhân như Nguyễn Du, Đặng Trần Côn, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Đình Chiểu...

Các quỹ này có thể đặt tên là Quỹ tình thương từ số 1 đến số 4. Không lo rằng tiền quyên góp sẽ vào túi tham nhũng vì các Quỹ ấy đều có cơ quan quản trị đặt đại diện ở trong nước cùng điều phối tận cơ sở. Chắc chắn nếu thực phẩm, sinh tố, sữa, xe đẩy các loại cho thương binh... được phân phát cùng với các học bổng được cấp các di tích được bảo tồn do công sức của cộng đồng thì thanh thế của cộng đồng sẽ được phát huy mạnh ở trong nước. Nó sẽ có tác dụng bằng hàng trăm bài diễn văn và hô hào, bằng hằng trăm nghị quyết... Và lúc ấy những bài diễn văn và nghị quyết chắc sẽ gần hơn với cuộc sống ở trong nước, đi vào lòng người nhanh và sâu. Tôi nghĩ hiện nay đã là hơi chậm, nhưng vẫn còn là thời cơ để làm những việc thiết thực. Đó là việc thiện, việc nghĩa, cũng là việc làm rất chính trị, hợp ý bà con ta ở ngoài nước, hợp lòng bà con ở trong nước, rất thực tế nhằm hỗ trợ cho phong trào dần chủ ở trong nước.

Khi tình thương đã thấm được trong và ngoài nước, cộng đồng sẽ có đủ sáng kiến: quyên góp, biểu diễn văn nghệ, dạ hội, vũ hội, triển lãm, bán huy hiệu, góp hàng tháng một buổi tiền lương, làm việc thiện nguyện... để góp vào các Quỹ tình thương. Quỹ có thể đạt hàng chục cho đến hàng trăm triệu đô la, theo mức độ của tình thương được khơi động. Khi chính trị đã đổi theo hướng dân chủ hóa, các chuyên viên kinh tế, tài chánh, khoa học kỹ thuật... ở hải ngoại sẽ là vốn cực quý tham gia xây dựng và phát triển đất nước; và cộng đồng người Việt sẽ ra sức vận động để các nước, các tổ chức quốc tế, các hội đoàn... giúp đỡ, hỗ trợ và hợp tác với Việt nam đến mức cao nhất, có lợi nhất cho nước nhà. ở hải ngoại, còn có rất nhiều bạn người nước ngoài (Pháp, Đức Anh, Hoa Kỳ, Nhật...) làm đủ nghề: trí thức, nhà báo, luật sư nghệ sĩ... hết lòng hỗ trợ phong trào dân chủ trong nước. Tiêu biểu là chị Irina Zisman, người Nga, Giám đốc đài Tự Do ở Moscow. Chị nói và viết tiếng Việt thành thạo, yêu nhân dân Việt hết lòng. Chị đã tới Paris mấy lần lấy tin và cổ động cho đài Irina. Chị kể tôi nghe, những người ở sứ quán Việt nam ở Moscow cố bịt mồm chị vì sợ tiếng nói chị đến bà con trong nước. Chị cho rằng, người Nga đã du nhập những đường lối, chính sách sai lầm, nên nay chị làm để chuộc tội cho họ. Chúng tôi kể nhau nghe: các cán bộ sứ quán Việt ở Nga, Ba Lan, Đức, Tiệp... đều ngang nhiên bán hộ chiếu, hôn thú, giấy ly hôn, bằng lái, bằng tốt nghiệp đại bọc... cho bất cứ ai, miễn là có tiền. Các giấy tờ ấy đều đóng dấu chính thức của Vụ lãnh sự Bộ ngoại giao, của các ủy ban hành chánh Hà nội, Sài Gòn, của các sứ quán. Thật chưa có nước nào làm tiền quỷ quái kiểu hệ thống đến thế! Chị Irina! Tiếng nói của chị ngay thật và lôi cuốn, mang lại hy vọng cho biết bao gia đình và con người Việt nam.

HỪNG ĐÔNG ĐANG LÊN
Chính hoạt động âm ỉ, bền bỉ, bất khuất, rất tự tin của các thế lực dân chủ báo hiệu hừng đông của đất nước sau đêm dài độc đoán. Xin chớ thấy cảnh sôi động làm ăn mà vội cho rằng nhân dân không quan tâm gì đến chính trị? Cái gì phải đến đang đến. Nhiều sự kiện lịch sử cho thấy có những chuyển biến rất nhanh. Đầu tháng 8- 1945, khi đội quân Quan Đông Nhật chưa thảm bại, thế của quân đội Nhật ở nước ta còn rất lớn. Chính phủ Trần Trọng Kim vẫn còn tự tin và khí thế. Nhiều vùng chưa biết Việt Minh, chưa thấy cờ đỏ sao vàng. Vậy mà chỉ hơn hai tuần, tình thế chuyển khác hẳn. Không ai đoán trước được câu nói của vua Bảo Đại là: Làm công dân một nước tự do còn hơn làm vua một nước nô lệ chỉ trước đó 2,3 tuần lễ. Ngày đầu năm 1954, không ai có thể dự đoán sẽ có một trận lớn như Điện Biên Phủ, không một ai dự đoán quân Pháp sẽ phải rút khỏi miền Bắc vài tháng sau đó cả! Ngày đầu năm 1975, không một ai đoán trước được tình hình sôi động diễn ra sau đó có 3,4 tháng: chế độ Sài Gòn sụp đổ, người Mỹ còn lại hối hả rút hết trong hoảng loạn. Trước năm 1989, có ai có thể nghĩ rằng bức tường Berlin sẽ sụp đổ chỉ trong có một đêm, không cần đến một tiếng súng! Và trước năm 1990 có ai dự đoán Liên Bang Xô Viết- từng lập chiến công hiển hách cùng đồng minh chiến thắng phát xít, từng phóng vệ tinh nhân tạo, cũng đầu tiên đưa được người vào vũ trụ, sức mạnh chiến lược nghiêng ngả so với Mỹ- thế mà bỗng chốc tan rã thành một loạt nước riêng rẽ?

Thời đại của những chuyển động. Của những chuyển động to lớn, bất ngờ, rất khó dự đoán một cách chính xác. Cứ như là bước gần đến cuối thế kỷ 20, bước vào một thiên niên kỷ mới, lịch sử rảo bước nhanh hơn, dồn dập hơn, vui vẻ hơn, theo hướng tiến bộ, dân chủ rộng khắp hơn...

THEO KỊCH BẢN NÀO?

Việt nam sẽ tiến trên đường dân chủ theo kịch bản nào? Đã có nhiều kiến nghị, đề án, đề nghị, chủ trương, phương án, dự đoán và phỏng đoán ở trong nước cũng như ở hải ngoại. Từ phương án chờ đợi, để kinh tế tự do hóa một thời kỳ khá dài nữa rồi ắt sẽ tự phát đẫn đến tự do hóa về chính trị, có dân chủ đa nguyên... đến yêu sách những người cộng sản phải ra đi không điều kiện, đảng cộng sản phải rút lui tức khắc mang tính chất ảo tưởng và trịch thượng... là một loạt phương án mang nhiều sắc thái khác nhau. Khi đã loại bỏ biện pháp dùng bạo lực vũ trang - điều mà có thể khẳng định toàn dân không tán thành và còn phản đối vì sẽ lại diễn ra cảnh chiến tranh, nội chiến, đổ máu, tàn phá và hỗn loạn - thì chỉ còn biện pháp đấu tranh chính trị. Đấu tranh chính trị cần hiểu theo nghĩa rộng, tuy nó chưa phải đấu tranh nghị trường vì chưa có bầu cử tự do, vì quyền công dân văn còn bị tịch thu trên thực tế.

Đó là một cuộc đấu tranh sôi nổi, gay gắt do ý chí đề kháng của một số người lãnh đạo cộng sản quyết bám chặt quyền lực, không nhượng bộ. Đó là cuộc đấu tranh rộng lớn về mặt tuyên truyền, cổ động, thu hút và tranh thủ dư luận xã hội. Đây là cuộc đau tranh bền bỉ, âm ỉ, kiên trì, từ bước thấp lên bước cao: Mỗi thời điểm cần đề ra mục tiêu cụ thể, thích hợp. Mục tiêu đề ra thấp sẽ không lôi cuốn được nhân dân, nhất là tầng lớp tinh hoa, tiến bộ của xã hội. Mục tiêu đề ra cao quá sẽ bất cập, không thể thành hiện thực nên cũng không lôi cuốn được quần chúng nhân dân. Bước trước mắt mục tiêu có thể là:

- Duy trì và mở rộng thêm những thành tựu về kinh tế, đòi quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất, vườn, nhà, vạch rõ khái niệm sở hữu toàn dân thực tế là sở hưu vô chủ, rất khó định rõ về mặt pháp lý, chỉ tạo nên sự lộn xộn về quyền sở hữu, tài sản chung và tài sản tư nhân đều bị lạm dụng; đòi quyền tự do kinh doanh, các chủ đầu tư tư nhân ở trong nước ít nhất phải được hưởng các điều kiện bằng nước ngoài.

- Duy trì và mở rộng thêm cuộc đổi mới về pháp lý, bổ xung pháp luật về quyền công dân, thực hiện đúng luật tố tụng, nâng cao vai trò của luật sư (cả luật sư công và luật sư tư), thực hiện ngành tư pháp chỉ tuân theo luật pháp (tách đảng khỏi nhà nước), thực hiện đúng hiến chương về quyền con người, để không một ai bị truy tố, giam giữ, tù đày, chỉ vì chính kiến và tín ngưỡng. Đòi chính quyền xem xét lại từng trường hợp những người từng bị xử tội, đang bị án, bị giam vì chính kiến (tù nhân lương tâm), với sự quan sát của các tổ chức nhân quyền quốc tế (ân xá quốc tế, Asia Watch...)

- Đòi thực hiện tự do báo chí đã được Hiến Pháp năm 1992 công nhận, tuy còn bị hạn chế bởi cái đuôi "theo pháp luật quy định". Tận dụng các cơ sở in ấn ở trong nước để in lại những kiến nghị, phát biểu, bài báo trong và ngoài nước... đề cập đến việc xây dựng dân chủ, phân phối rộng rãi... Trong thời đại thông tin, những chiến sĩ tiền phong đấu tranh cho dân chủ ở trong nước hiểu rất ro lợi thê của mọi phương tiện truyền thông và đang tận dụng nó. Thời kỳ mà một chiếc máy chữ cọc cạch, có trong nhà cũng phải khai báo với cơ quan công an và bị theo dõi, đã qua từ lầu rồi! Thời kỳ không một tư nhân nào có máy điện thoại trong nhà cũng đã qua khá lâu rồi! Trước kia, ở mỗi cửa nhà có máy thu thanh đều phải niêm yết câu "Nhà tôi không nghe đài địch"; từ 1985, 1986, chuyện ấy chỉ còn trong trí nhớ. Đến nay, phố lớn nào chả có cơ sở phô tô cóp pi, nhiều cơ quan, hãng tư nhân, cơ sở nghiên cứu có máy fax; máy thu thanh có đến hơn 5 triệu, máy thu vô tuyến truyền hình đã đến hàng triệu; điện thoại được tự do đặt, cứ có tiền là có máy, chỉ trừ những nhân vật bị sổ đen. Chưa nói đến những hệ thống máy computers đủ loại, với những đĩa ghi CD compact disks kỳ diệu, một vài đĩa ghi được cả hàng trăm cuốn sách, di chuyển nhẹ tênh? Có thể đặt tên cuộc cách mạng dân chủ hiện nay là cuộc cách mạng do lợi khí truyền thông. Vũ khí hòa bình này ngang bằng những đội quân tuyên truyền hùng hậu. Không hàng rào kiểm soát nào ngán cản được nó. Tất cả vấn đề là: tận dụng được những phương tiện ấy, và nội dung quảng bá hợp với "khẩu vị" của xã hội, nếu không sẽ phí công, phí thời gian, vô tích sự. Hợp lòng người thì mọi văn kiện, chính kiến sẽ được nhân lên nhanh chóng. Những nội dung đấu tranh trước mắt trên đây có vẻ thấp, nhưng rất lợi hại vì các lẽ:

- Đông đảo quần chúng dễ đồng tình;

- Đảng cộng sản khó lòng khước từ, vì chính họ đề ra nội dung đổi mới như vậy; họ cũng yêu cầu nhân dân phát biểu ý kiến, góp ý về quyền tư hữu, về luật đất đai; chính họ cũng chủ trương đổi mới thêm về kinh tế và từng bước dối mới về chính trị, thực hiện đổi mới về pháp luật, đẩy mạnh sự nghiệp truyền thông, "nói thẳng, nói thật, nói hết", "lấy dân làm gốc"... các lực lượng dân chủ chỉ yêu cầu họ làm thật.sự những điều họ nói, không để cho họ hứa hão, nói rồi bỏ dấy, nói một đằng làm một nẻo! Bước lên một bậc, để rồi bước lên bậc cao hơn.

Cái kẹt của người cộng sản là đã trót chủ trương đổi mới thì đâm lao ắt phải theo lao, không thể làm cầm chừng, không thế ngừng lại, càng không thể quay lại phía sau! Được dư luận thế giới rộng rãi ủng hộ. Yêu cầu đổi mới về pháp lý, thực hiện quyền công dân đầy đủ, thả những người bị giam, bị tù chỉ vì chính kiến... là phù hợp, với yêu cầu tôn trọng Hiến Chương về quyền con người. Cần nhớ tổng thống Pháp Mitterrand, tổng thống Mỹ Bill Clinton, chính phủ Nhật, các nước ở Tây âu trong CEE, thủ tướng úc, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Butros Ali... đều đồng thanh yêu cầu chính phủ Việt nam điều ấy. Dứt khoát rõ ràng. Với ý thức trách nhiệm, khi tôn trọng quyền con người đã trở thành một giá trị phổ quát của thế giới ngày nay, khi cộng đồng quốc tế không thể thờ ở khi nhân dân một nước nào đó bị chính quyền của họ tước đoạt quyền tự do. Nghĩa vụ can thiệp nhân đạo đang vang lên trên các diễn đàn quốc tế. Chính phủ Việt nam đã nhiều lần long trọng cam kết tôn trọng quyền của công dân nước mình; sự che dấu sự thật và nói dối quanh của họ đang bị phơi bày và luôn dồn chính quyền ở Việt nam vào thế lúng túng, chống đỡ bị động. Họ chia rẽ nghiêm trọng nhất ở điểm này; những người phụ trách về kinh tế, về ngoại giao, cãi vã gay gắt với những người phụ trách về an ninh, nội chính cũng về điểm này.

Trên đây cũng là yêu cầu trước mắt về dân chủ đa nguyên. Đa nguyên về chính kiến chính trị, da nguyên về sáng tạo trong văn học nghệ thuật, đa nguyên về nhiều thành phần kinh tế, nhiều chế độ sở hưu, trong đó sở hữu tư nhân phải là một nền tảng.

Yêu cầu đa nguyên về tổ chức chính trị là yêu cầu tiếp theo tất yếu. Khi đề ra yêu cầu này, những người đề xướng dân chủ hiện nay hiểu rằng cần tránh tình hình các tổ chức chính trị mọc lên như nấm, tranh cãi nhau vô lận, gây nên hỗn loạn chính trị và xã hội, như từng xây ra ở một số nước xã hội chủ nghĩa cũ. Họ mong muốn rằng trước mặt chỉ nên có một tổ chức; một mặt trận, một phong trào, hay một chính đảng mà thôi. Tất cả những ai mong muốn chấm dứt chế độ độc đoán, thực hiện dân chủ một cách sòng phẳng, tôn trọng đầy đủ quyền công dân thì xin mời gia nhập tổ chức chính trị này - lấy tên là Tập Hợp Dân Chủ chẳng hạn - kể cả những đảng viên cộng sản có ý thức dân chủ rõ rệt. Thanh niên nam và nữ ham tiến bộ, đầy sức vươn lên sẽ gia nhập đông đảo. Phụ nữ Việt nam phấn đấu cho quyền bình đẳng và quyền dân chủ chắc chắn là lực lượng to lớn của tổ chức này. Các đệ tử các tôn giáo - đạo Phật, đạo Cơ Đốc, đạo Tin Lành cũng như các tôn giáo khác, vốn bị phân biệt đối xử gần như công dân loại hai cũng sẽ gia nhập tổ chức dân chủ. Những nhà kinh doanh chân chính mong muốn làm ăn nghiêm chỉnh, làm giàu hợp pháp cũng sẽ là thành viên của tổ chức dân chủ

Tình hình đã chín để dựng lên tổ chức cần thiết này. Tổ chức này sẽ đối xử với đảng cộng sản theo tinh thần bình đẳng, cởi mở, chân thành, tôn trọng lẫn nhau, cạnh tranh nhau trong việc phục vụ nhân dân và đất nước, phê phán nhau trên tinh thầnxây đựng, bằng thiện chí của mỗi bên. Ai từng quan sát các cuộc tranh cử tổng thống hay quốc hội gần đây ở pháp, Mỹ, ý, Anh... có thể thấy theo nếp sống dân chủ, người thắng cử tự tin, phấn chấn nhưng không thể kiêu ngạo vì biết bao thử thách còn ở trước mặt; họ biết chân thành cám ơn những đối thủ đã đua tranh ngay thật với mình; người bị mất chức do thất cử đàng hoàng công nhận là mình thua cuộc nhưng không nản lòng, lại còn cám ơn những đối thủ đã giúp mình luôn tỉnh táo khi cầm quyền, gọi họ là những đối thủ xây dựng... Đó cũng là tinh thần hiệp sĩ trong tranh cử dân chủ.

Nhân dân sẽ chấm dứt thời kỳ thụ động về chính trị. Nhân dân vừa nô nức làm ăn, vừa nô nức tham gia các sinh hoạt chính trị, công khai bàn luận về chính trị và nhân sự quốc gia. Nhân dân sẽ cùng nhau tạo nên dư luận xã hội, tâm lý xã hội và ý chí xã hội. Dư luận xã hội sẽ đủ mạnh để ngăn ngừa các hiện tượng quá khích, cực đoan, bảo thủ. Nhân dân sẽ là trọng tài công minh công nhận những tổ chức và cá nhân có tâm huyết, có tài năng và công tâm. Dư luận xã hội sẽ đủ mạnh tạo nên sức ép tuân thủ pháp luật và thực hiện công bằng xã hội.

Tự do báo chí được bắt đầu thực hiện. Báo chí Việt nam sẽ thoát hẳn khỏi sự áp đặt độc đoán: Người viết không còn viết cho lãnh đạo đọc mà sẽ viết để nhân dân đọc. Nhân dân sẽ tham gia ý kiến đông đảo trên mặt báo và đánh giá được chính xác tờ báo nào, bài báo nào là có ích cho xã hội cần khuyến khích, tờ nào, bài nào là có hại cho tiến bộ xã hội để phê bình và phê phán. Những tờ báo quan liêu, bảo thủ, cực đoan, kích động, sẽ bị công luận lên án và tẩy chay. Yêu cầu tiếp theo sau đó sẽ là việc tổ chức hầu cử quốc hội, thảo hiến pháp mới sau khi đã có những cuộc họp liên tịch giữa các tổ chức chính trị cũ và mới. Các cuộc bầu cử sẽ thật sự sôi nổi, hào hứng, chấm dứt thời kỳ một đảng bao biện, lạm dụng quyền chức, tự nhận mình là nhân dân, là thay mặt cho nhân dân... Việc triệu tập họp liên tịch, bàn về hiện tình đất nước và giải pháp có thể do Mặt Trận Tổ Quốc, một tổ chức sẵn có đảm nhiệm. Tổ chức triệu tập chỉ có nhiệm vụ thông báo thời gian, địa điểm, còn nội đung sẽ do các tổ chức cùng đưa ra trên tinh thần bình đẳng hiệp thương. Một ngưỡng cửa sẽ được loàn dân vượt qua, đưa đất nước vào một thời kỳ mới thật sự, giữa sự hoan nghênh của cả thế giới hiện đại.

Một thời kỳ chuyển tiếp sẽ diễn ra. Những quy định cần thiết của thời kỳ này sẽ được xác định để phát huy ý thức trách nhiệm, mở rộng từng bước sinh hoạt dân chủ, đảm hảo trật tự và an ninh xã hội, nền sản xuất và nền hành chánh được liên tục vận hành, tránh lợi dụng của những kẻ cơ hội.

YÊU NƯỚC VÀ THƯƠNG DÂN, ĐỘNG LỰC CHÍNH CỦA DÂN CHỦ

Yêu nước là một giá trị tinh thần và đạo đức cổ truyền của dân tộc. Thương nước mình, thương dân mình cũng là một ý thức sâu đậm từ lòng yêu nước ấy. ở cả hai phía của trận tuyên giả tạo cộng sản và Quốc Gia cũ đều có những người có tinh thần dân tộc, có lòng yêu nước và thương dân. Không bên nào có thể tự nhận độc quyền về giá trị truyền thống ấy. ở hai bên cũng cùng có những người cơ hội, vô trách nhiệm, đặt quyền lợi cá nhân lên trên quyền lợi dân tộc. Những người dần chủ chân thành ở cả hai trận tuyến cũ cần tìm ra nhau, bắt tay, sát cánh tạo nên một tập họp mới, một lực lượng dân chủ hùng hậu. Nhân dân đang ngóng chờ. Nhân dân tỏ ra thái độ khi có một thê lực đối lập đáng tin cậy và có triển vọng. Sự tập họp mới đã chín. Nó đại diện cho xu thế tiến bộ và phát triển của đất nước, hợp với xu thế của thời đại. Nó tỉnh táo, có chừng mực, do có lương tâm và có quan điểm thực tế. Nó là hạt nhân của sự thức tỉnh chung của quán chúng nhân dân.

Cuốn sách này, 3 phần đầu nhằm vào mục đích góp phần làm rõ tình hình đất nước trong một thời kỳ dài vừa qua theo một cách nhìn có trách nhiệm, khách quan, theo tinh thần phê phán (cũng là theo tinh thần tự phê bình về phê bình mà chính những người cộng sản thường kêu gọi). Tác giả ước mong được đông đảo độc giả ở trong nước và ở ngoài nước, kể cả những người đảng viên cộng sản đọc, phát biểu ý kiến, tạo nên cuộc tranh luận ngay thật và lành mạnh. Các nhà sử học của nước nhà chắc chắn sẽ viết lại sử của đất nước với trách nhiệm và hào hứng. Phần cuối này nêu lên một số nội đung của giải pháp trước mắt, cũng là từ sự đánh giá về quá khứ.

Các vấn đề về Hiến Pháp mới, chế độ chính trị mới sẽ được thảo luận thật sự rộng rãi trong nhân dân. Không nên coi một chế độ ở một nước nào làm mẫu mực, khuôn phép. ở Tây Phương chế độ chính trị ở Anh khác xa ở Đức, ở Hoa Kỳ khác xa ở Pháp; ở Thụy Điển lại khác hẳn ở Y. Mỗi nước cần tìm ra hình thức thích hợp nhất với điều kiện của mình. Không có nước nào đạt được nền dân chủ hoàn thiện, cũng như không một con người nào có thể hoàn thiện như ông Thánh cả. Bản chất con người luôn có mặt tốt và mặt xấu.

Xã hội cũng vậy. Mục tiêu dân chủ luôn ở phía trước, mỗi ngày một hoàn thiện cho đến mãi mãi, vô cùng... Cái thú vị, hào hứng của dân chủ là ở đó. Cuộc sống, vận mệnh của dân tộc và đất nước đặt ra vấn đề xây dựng dân chủ như một cửa mở tất yếu trên con đường phát triển, ổn định và phồn vinh, hòa nhập vào cộng đồng thế giới. Có qua cửa mở này, mọi tiềm năng nhân lực và tài nguyên, bao gồm cả ý chí, trí tuệ, hiểu biết, kinh nghiệm và tài sản của các tầng lớp nhân dân cùng với của chìm của nổi của đất nước, mới được phát huy nhằm mục tiêu thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu, đi đến dân giàu, nước mạnh. Một thời kỳ thịnh trị sẽ có thể mở ra. Cũng sẽ là thời kỳ dân tộc Việt nam tìm lại thấy mình, tự làm giàu thêm bằng những giá trị mới: thương yêu nhau thay cho thù hận, cùng nhau hòa giải và hòa hợp sau chiến tranh huynh đệ tương tàn, để đàn em chúng ta, con cháu chúng ta tin yêu nhau chung lòng chung sức trong nhiệm vụ xây dựng quê hương.

Trên đôi cánh độc lập và dần chủ, đất nước ta sẽ cất cánh để rồi bay cao và bay xa, trong đội ngũ những con chim báng khỏe khoắn, can trường của bầu trời nhân loại.
Bắt đầu viết ngày rằm tháng giêng Xuân Quý Dậu,
Hoàn thành ngày Trung Thu 1993


THÀNH TÍN

1      2      3      4     5     6

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét