Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

HỒI KÝ MẶT THẬT CỦA BÙI TÍN - KỲ 4


1      2      3      4     5     6
XÍCH TAY ĐẤT THỦ RỒI THÁCH ĐẤU?

Vào quãng cuối năm 1990 dưới trang 3 của báo Nhân Dân đăng một bài luận văn dài hơn 3000 chữ với đầu đề: "Đi dưới bảng chỉ đường của trí tuệ là theo sự lãnh đạo đúng đắn của đảng cộng sản". Bài báo ký tên Quang Cận. Nhà "lý luận" quân sự trứ danh kể trên lại xuất trận? Bài báo nhằm bác bỏ một bài báo khác có đầu đề là: "Dắt tay nhau đi dưới những tấm biển chỉ đường của trí tuệ (hay: Thử giải bài toán lô gíc xã hội, mọi điều rắc rối bắt nguồn từ đâu?), bài báo ký tên Tú Xuân Hà Sĩ Phu.

Đây là một bài báo không được đăng báo. Tác giả lần lượt gởi đăng một số báo lớn, kể cả Ban chuẩn bị Đại Hội nhà văn dân thứ 4, nhưng chẳng có một lời hồi âm, ngoài một công văn của Hội Nhà Văn Việt nam, từ chối khéo rằng: "Tuy nhiên, thời gian ở đại hội hạn hẹp rất khó có điều kiện để trình bày phát biểu này".


ở báo Nhân Dần chắc hẳn ban chính trị có nhận được bài này, nhưng đã xếp vào hồ sơ của những "bài báo đen" "chống Đảng"!

Tú xuân Hà Sĩ Phu là ai? Đó là một sĩ phu Bắc Hà, phó tiến sĩ sinh học Nguyễn Xuân Tụ, ở viện khoa học Việt nam, đang công tác tại một cơ sở của viện đặt ở thị xã Đà Lạt, nhà anh ở 4E đường Bùi Thị Xuân. Anh viết bài báo này vào tháng 9 năm 1988. Không nơi nào nhận đăng bài báo dài 10 trang đánh máy này, Hà Sĩ Phu liền nghĩ ra cách phổ biến khá nguy hiểm cho anh: phô- tô- cô- pi bản đánh máy, gởi cho bè bạn thân quen, có ghi rõ nơi gửi là: bạn bè, những người hiểu biết, quan tâm và có trách nhiệm, để xin ý kiến trao đổi.

Đây là một bài báo rất thú vị, của một trí thức có chiều sâu suy nghĩ, tự tin, có trình độ nghiên cứu, lại hóm hỉnh. Một con người quý, hiếm, có tư duy độc lập.

Trong lời mở đầu, tác giả cho rằng mình đã "cả gan lạm bàn chuyện quốc gia đại sự!", và nhấn mạnh: "Những điều này nói ra hôm nay đã là quá muộn".

Câu đầu bài viết là: "Hãy thử để cho trí tuệ được vài phút hoàn toàn tự do, xem nó có thể mách bảo ta điều gì?"

Đó là:

- Hệ thống mà ta đang khảo sát chứa đựng quá nhiều "nghịch lý nếu chưa muốn nói là cấu thành bởi toàn những nghịch lý". Những nghịch lý ấy là:

- Hệ thống dân chủ gấp triệu lần lại vướng mắc chính vấn đề dân chủ!

- Hệ thống tiêu biểu cho sự thật, có các nhà xuất bản sự thật, thì đang phải cố chữa bệnh nói dối!

- Hệ thống ưu việt tiêu biểu cho sự giải phóng con người thì lại không ưu việt về quyền con người!

- Hệ thống tiêu biểu cho Nhân loại, tính tập thể thì lại xuất hiện nhiều ví dụ về tệ sùng bái cá nhân.

- Hệ thống tiêu biểu cho sức sáng tạo của trí thức thì vấn đề trí thức lại cứ cộm lên như một hạt nhân của toàn bộ cái hiện thực cần cải tổ.

- Chúng ta vẫn nói tới thắng thua giữa các chế độ rút cuộc là ở năng suất lao động thì ta lại thua quá xa!

- Hệ thống xã hội chủ nghĩa được mô tả là đầy sức sống, còn chủ nghĩa tư bản thì đang "giãy chết", vậy mà trong tất cả trường hợp quốc gia bị chia cắt làm hai thì dù chia theo kiểu nào, nửa thuộc phía "giãy chết" cũng có năng xuất lao động và chất lượng sản phẩm hơn nửa kia!...

Tác giả phê phán chủ nghĩa Mác về 2 luận điểm cơ bản là "đấu tranh giai cấp" và "chuyên chính vô sản", và phân tích tình hình xã hội theo 3 quan niệm: duy lý, duy tín và duy lợi

Tác giả nêu bật ý nghĩa của trí tuệ, của trí thức, yếu tố năng động nhất ở con người, mà con người lại là yếu tố năng động nhất của sức sản xuất xã hội...

Trong phê phán chế độ hiện thời, Hà Sỹ Phu có phán xét thâm thúy, ngay thật vạch trần sự phi lý của nó: "Chủ nghĩa bình quân gắn chặt với tư tưởng lật đổ. Khi chưa có thì muốn lật đổ để cào bằng, cào bằng cho được rồi lại muốn mình giàu hơn người khác, lật đổ vua nhưng rồi mình lại làm vua!" Tác giả lên án chủ nghĩa cơ hội, thái độ bạc nhược quay mặt đi một cách vô trách nhiệm, ngậm miệng ăn tiền, trì hoãn, thậm chí độc ác lì lợm, cố thủ của một số gọi là trí thức, và nhận xét:. "Trong bức tranh chung về sự tha hóa, cái bệnh chung nói dối cứ như con bạch tuộc ôm ghì lấy xã hội , chẳng để cho ai thoát ra...

Tôi trích ra khá nhiều, mà vẫn còn muốn trích thêm để bạn đọc hiểu rõ về một trí thức sớm "dấn thân" theo kiểu của mình, điềm tĩnh, rỉ rả phê phán những sai lầm đã qua một cách sâu sắc riêng của mình, một cách thật thâm thúy, và đồng thời chỉ ra lối thoát là nhìn thẳng vào sự thật, chấm dứt sự lừa dối, trở về với sự thông minh, với trí tuệ. Rất mong bài viết từ năm 1988 ấy sớm đến được với bạn đọc trong và ngoài nước nguyên vẹn để bạn đọc thưởng thức một suy nghĩ mớí, và hiểu rằng ở trong nước đang có những bộ óc cần mẫn sáng tạo rất đáng trân trọng và tin cậy. Ví dụ của anh về đôi giày với người chủ của đôi giày lau bóng đôi giày ấy kẹp nách rồi vấp ngã, chân tóe máu vẫn ôm ấp đôi giày, quả là một ví dụ cười ra nước mất. Ban tư tưởng và văn hóa lúc ấy do hai ông Trần Trọng Tân và Thái Ninh cầm đầu lập tức cho những cây bút được họ coi là nổi danh nhất phang cho Hà Sỹ Phu những chùy nặng trên báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân và Tuổi Trẻ, lên án tác giả là có dụng ý xấu, bôi đen chế độ, đả kích vào đảng; là: đưa ra những quan điểm mơ hồ và mỵ dân về duy lý, duy tín và duy lợi; là: mang tâm lý thất bại chủ nghĩa và bi quan, bối rối trước thời cuộc; rồi còn là: ăn phải bả luận điệu của đế quốc... Nghĩa là đủ mọi thứ mũ.

Cách làm tướng "đổi mới" vẫn theo một lối cũ, rất cũ. Đó là hô hoán toáng lên đối tượng định "phang", thế nhưng lại giấu rất kỹ không để công luận biết được nhưng luận điểm của bài báo ấy, cấm chỉ sự lưu truyền và tịch thu mọi bản đang được truyền tay, coi đó là tài liệu phản động, đồ quốc cấm!

Đây phải nói thẳng là các làm theo lối "ăn gian", khinh thị công luận, có tính chất hèn nhát, không cho đối thủ của mình được trình bày chính kiến! Họ sợ tranh luận công khai.

Họ đã mất hẳn tự tin và tự biết trước là họ đuối lý. Trận đấu này dù sao so với thời lên án Nhân Văn Giai Phẩm cũng có khác. Đó là vài bài báo phản bác viết sơ sài, bôi bác, tác giả không một ai có chút uy tín nào, trừ bài của Quang Cận đăng trên báo Nhân Dân là độc giả còn có người biết đến cái tên. Nhưng bài báo này đã mang lại cho tác giả "phần thưởng" xứng đáng, sự khinh thị và chê cười. Một cậu học trò lớp mười phổ thông con bạn tôi đọc xong, liền nói ngay với tôi trước mặt bố: "Họ cứ nói lấy được; lại cả vú lấp miệng em đây. Sao họ không đăng bài của ông ấy để mọi người biết và đánh giá. Lên án thế này thì thật vộ tích sự! Chú cố tìm cho cháu mượn bài của ông Sĩ Phu Bắc Hà này chú nhé. Cháu muốn đọc lắm! Lúc ấy ai có lý mới rõ được" Chú học trò sinh năm 1975, lúc ấy mới 15 tuổi mà đã khôn thế đấy.

Tất nhiên là phó tiến sĩ Nguyễn Xuân Tụ bị hành đủ kiểu. Sự trả thù của cơ chế không phải là thường! Anh bị chụp mũ, bị xỉ vả, bị bôi nhọ ở Hà nội, Sài Gòn, Đà Lạt. Vợ con anh bị chỉ trỏ, thầm thì, khinh miệt bởi một số kẻ cơ hội. Anh không được tín nhiệm như trước ở cơ quan. Cuộc sống gia đình khó khăn, anh phải mở một quán giải khát bình dân, bán nước chè, thuốc lá, bánh kẹo để sinh sống. Họa vô đơn chí, anh vừa bị một tai nạn nhỏ, trượt chân ngã, trẹo cả cẳng. Anh chịu đựng sự đối xử xấu chơi của cơ chế với niềm tự tin của một trí thức chân chính.

Gần đây anh sử dụng quyền tự vệ, sao thêm bài viết của anh và các bài lên án anh để cho công luận rộng đường suy xét. Họ im lắng. Họ cố quên! ở bất cứ nước nào có tự do báo chí và tự do ngôn luận, ắt hẳn chuyện in bài của cả 2 phía đã được thực hiện ngay từ đầu. Nhân dân, người đọc báo, công luận xã hội sẽ là trọng tài công minh, đáng tin cậy nhất. Hơn thế nữa, ở một xã hội có luật pháp, anh Tú Xuân Hà Sỹ Phu có thể phát đơn kiện về những bài báo đã xuyên tạc, vu cáo chụp mũ anh, và những Trần Trọng Tân, Thái Ninh, Quang Cận đều phải đính chính trên báo chí công khai, ngay trên báo nào mà họ đã vu khống, phải xin lỗi và còn phải đền tiền bồi thường danh dự cho anh Hà Sĩ Phu. Cái thời đảng là luật pháp, ngồi xổm trên luật pháp sẽ qua, đang qua, đang trôi dần vào dĩ vãng...

NHỮNG NGƯỜI GÁC CỔNG CẦN MẪN

Có một dạo những cán bộ tuyên huấn và an ninh văn hóa được phân công theo dõi các sách xuất bản và báo chí nhằm phát hiện những "lệch lạc", "sai lầm", tìm ra những "tên thủ phạm" chống đảng, mơ hồ đấy tranh giai cấp, dùng biểu tượng hai mặt để nói xấu lãnh đạo (vì lãnh đạo có thể có gì là xấu được!) đả kích vào cơ quan lãnh đạo nhằm trừng trị thẳng tay. Họ được đặt cho cái tên vinh dự(?), "những người gác cổng canh giữ an toàn cho đảng". Từ đó đẻ ra những sự tô vẽ: đó là người lính canh cẩn mật, tỉnh táo, đó là "tiêu binh" sáng suốt sớm phát hiện âm mưu của chúng từ trong trứng? Họ là lính gác luôn thức để đảng và nhân dân ngủ ngon! Và khi đảng dạy rằng kẻ thù luôn ở quanh ta, luôn luồn lách vào hàng ngũ của ta, có khi ranh ma chui sâu, luồn cao... thì đáu cũng có thể có, cũng có thể là kẻ thù cả. Mà đã là địch thì không còn là dân, phải đánh "không thương tiếc. Căm thù địch đã được dạy từ bé, trong các lớp mẫu giáo, phải bắn chúng, giết chúng không chút do dự. Căm thù phải nằm trong các nội dung học. Dạy căm thù đã được nâng lên thành khoa học, thành nghệ thuật!



Nhà thơ Việt Phương suýt chết chỉ vì dám nói mỉa mai rằng "trăng của ta" luôn tròn hơn "trăng của địch!". Rằng đồng hồ Trung Quốc tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ. Nói mỉa chế độ đó chứ không phải mỉa mai vài người lẩm cẩm! Nói sỏ "đảng ta" đó chứ đâu phải đả một vài hiện tượng giáo điều cái kiểu suy luận của những ông "lính gác" xem ai cũng có thể là địch thật là dễ sợ! ở quân khu 4, tôi đã dự một buổi lên lớp chính trị của một chính trị viên cấp tiểu đoàn, xuất thân từ bần cố nông ở đất Nghi Lộc, vùng rất nghèo ven biển Nghệ An, giọng nói anh nặng trịch, nghe quen lắm mới hiểu. Anh nói con cá với quả cà không khác gì nhau. Anh lên lớp cho một đại đội lính mới. Thế rơi có hai chú ngủ gật. Thế là anh dừng lại phân tích! Chính trị viên nguyên là cố nông, mới thoát mù chữ, lính thì số đông là lớp 8, lớp 9 phổ thông! Anh càng phân tích, linh càng bấm nhau cười, cười mà không thành tiếng. Anh càng bực, càng làm ra vẻ nghiêm trang và có trình độ cao! Anh phân tích rằng ngủ gật là thiếu tinh thần kỷ luật, là thiếu ý chí. Làm cách mạng thì phải có ý chí. Địch muốn ru ngủ ta, ta ngủ gật là mắc mưu địch, là làm hại sự nghiệp cách mạng, là làm giảm sút ý chí của quân đội, làm giảm sức chiến đấu của quân đội, rồi còn là thiếu tinh thần thi đua tập thể...


Chính tướng Chu Huy Mân hồi ấy là Chính uỷ Quân khu 4, xuất thân từ cố nông đi gặt thuê ở vùng Nam Đàn, Thanh Chương, sau này nổi tiếng về một "thư viện trong nhà luôn bóng lên vì hầu như không hề động đến, chỉ để trang trí... đã khuyến khích việc đào tạo chính trị viên từ bần cố nông. Anh emn ấy có khổ có căm thù bóc lột, sẽ là chính trị viên giỏi cho mà xem.

Theo suy luận của những người như chính uỷ Mân và anh chính trị viên tiểu đoàn "Cà" thì ngủ gật có thể là "tội ác , là một sai lầm có hại cho hòa bình thế giới...

Quả tình tôi nói không ngoa. Tôi còn nhớ ở báo Quân Đội Nhssn Dân, có một vị phó tổng nguyên là thừa phái ở một huyện miền Trung hồi 1944. Anh ta giấu kỹ thành phần xuất thần này, cố leo lên đến chức bí thư đảng uỷ kiêm phó tổng biên tập đặc trách nội bộ. Anh ta luôn lên gân về lập trường giai cấp. Cứ cách một tuần anh ta lại duyệt các bài báo, duyệt trình bày báo một tuần. Năm 1969, một hôm trình bày báo ở trang nhất, trên cùng ở góc trái là ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp khách. ở góc dưới cùng bên phải là ảnh một đơn vị pháo cao xạ 37 ly vừa tham gia trận chống máy bay Mỹ. ở giữa hai bức ảnh ấy là 6, 7 bài báo khác, là 5 cột báo và một bức ảnh về một nhà máy! Vị phó tổng nhà ta trong khi duyệt khám phá ra một "sai lầm lớn" của anh đại uý ở Ban Thư Ký tòa soạn và của anh họa sĩ trình bày báo. Kéo dài bảng bút chì đỏ nòng súng cao xạ từ góc dưới chéo lên góc trên thì vết chì ấy đụng đến... chân chủ tịch Hồ Chí Minh! Anh đại uý tái mặt nhận ra "tội" của mình Anh họa sĩ sợ quá vội tẩy gấp chỗ trình bày hai bức ảnh, rút tờ giấy khác ra để thay hẳn cách trình bày! Chuyện cứ như đùa, mà là có thật! Có thật hoàn toàn, được vị bí thư đảng uỷ kiêm phó tổng nêu lên thành bài học hẳn hoi! Thế là từ đó mọi bức ảnh có súng đều được kéo dài bằng nòng súng trong tưởng tượng ra xem có ai bị trúng đạn không?

Chuyện không dừng lại ở đó! Vê sau, ông phó tổng ấy còn mở cả hai trang báo ra để xem mối liên quan giữa các bức ảnh ở trang 1 và trang 4 cũng như ở trang 2 và trang 3 có xâm phạm gì nhau không? Nghĩa là nếu ảnh ở trên cao bên phải trang 1 có các vị lãnh đạo mà ở trang 4 góc dưới bên trái có khẩu súng lớn nhỏ nào thi cũng phải coi chừng vì đạn có thể "bắn từ xa", vượt qua hàng chục cột báo, để trúng vào người các cụ thì thật là nguy tai! Phải là người lính cần mẫn, bảo vệ các vi lãnh tụ ngay từ những nguy cơ hoàn toàn tưởng tượng đến oái oăm như thế mới thật là có tinh thần cảnh giác cao.

Tôi còn nhớ có lần ông phó tổng ấy còn xạt muối" một vị thiếu tá ở thư ký tòa soạn về chuyện: trang 1 đăng ảnh và hai lại có bài thơ đả kích chống bệnh quan liêu! Khi dơ lên trời để soi thì mới thấy hai bài ấy dính vào nhau, dựa lưng vào nhau! Không thể thế được. Kẻ địch chúng ta nó thâm tắm. Không thể để chúng nó dán một bài đả kích trên lưng các cụ được. Từ đó, các ông thư ký tòa soạn còn phải soi lên trời xem mặt sau các bài và ảnh có các vị lãnh đạo có dính với một bài thơ đả kích hay một bài châm biếm nào không? Cho đến cái đuôi tiếp sang trang 4 cũng vậy, không thể để cho bài của các cụ hay là bài nói đến hoạt động của các cụ đứng sát bên một bài nói đến một hiện tượng tiêu cực nào đó... Có ở trong nghề và có hiểu trách nhiệm người lính gác mẫn cán như vậy mới thấy hết cái ngóc ngách đến oái oăm như kể trên. Tôi cũng chưa thấy báo của Đảng cộng sản Liên xô hay Trung Quốc có những kinh nghiệm độc đáo dị kỳ như thế. Thế mà vị nguyên phó tổng ấy hiện lại là phó tổng thư ký của Hội nhà báo Việt nam, tội nghiệp cho cả làng báo. Có một thời, bệnh sính chức tước của các cụ lãnh đạo được thể hiện một cách nặng nề và lộ liễu trên mặt báo. Trong một tin có khi chức tước của các cụ phô ra dài hơn nội dung của hoạt động . Có khi trong một số báo có đến 6, 7 tin tức hoại động của các vị, như khi tiếp một đoàn đại biểu quốc tế nào đó, tin đón ở sân bay, tin đến nhà khách chính phủ, tin hội đàm, tin chiêu đãi, tin mít tinh... tất cả chức tước của chủ và khách đều phải đưa ra bằng hết trong mỗi một tin! Chỉ khổ cho anh chị em ở ban thư ký tòa soạn, phải có một bảng liệt kê đủ mọi chức tước của các cụ để tỉnh táo dò lại cho thật kỹ. Một người đọc, một người dò, rồi nghe cứ như là tụng kinh lắp đi lắp lại không biết chán vậy! Người đọc báo, người nghe đài cứ như là bị tra tấn ở mắt, ở tai, ở thần kinh bởi: biết rồi khổ lắm, cứ nói lắp đi lắp lại hoài!

Có lần tin hoạt động của ông Nguyễn Thanh Bình thiếu một chức trong 3 chức của ông, thế là văn phòng thành uỷ Hà nội gọi điện sang báo Nhân Dân "thăm hỏi" tại sao? Thủ trưởng chúng tôi bị mất chức trong ban bí thư rồi sao? Họ không thể chịu được rằng hai chức của ông là uỷ viên bộ chính trị trung ương đảng và bí thư thành uỷ Hà nội lại không đi kèm với chức bí thư trung ương đảng nữa! Thật là một kiểu kỳ mục cũ phải kể cho hết mọi chức và tước: ông Nguyễn Văn A, nguyên chánh tổng, đương kim chánh hương hội, hàn lâm thị độc, Kim tiền hạng 3, tòng cửu phẩm văn giai... Còn chuyện thứ bực cũng thật phiền toái. Trong Bộ Chính Trị phải theo đúng trật tự từ số 1 đến số 13. Khi xếp hàng tiếp khách và khi in trên báo cũng thế. Dạo sau Đại hội 4 (năm 1976) ông Võ Nguyên Giáp bỗng nhiên lùi xuống sau ông Lê Đức Thọ. Thông tấn xã điện hỏi báo Nhân Dân ai quy định vậy. Báo Nhân Dân trả lời: đây là chỉ thị của trên, từ nay cứ như thế. Rồi đột nhiên ông Tố Hữu đầu năm 1982 được xếp trên ông Nguyễn Văn Linh, lại được giải thích: đây là quy định của trên, ông Linh sắp ra khỏi Bộ Chính Trị rồi, chỉ còn phụ trách Tổng công đoàn thôi?

Sự xếp đặt tôn ti trật tự kiểu kỳ mục cũ, ngồi chiếu trên, chiếu dưới, an phần tiên chỉ ở đình làng, không phải chỉ áp dụng cho người vẫn sống mà còn dùng cho những người chết, cho những thây ma nữa?

TÔN TY TRẬT TỰ CHO NHỮNG XÁC CHẾT

Ông Trần Tử Bình từng được Đảng cộng sản Việt nam coi là một công thần của đảng. Ông xuất thân từ phu đồn điền cao su Phú Riêng, Nam Bộ, lãnh đạo phong trào đấu tranh đòi quyền lợi của phu đồn điền từ hồi 1930, 1931. Ông bị tù đày đi Côn Đảo, sau Tổng khởi nghĩa 1945 ông vào quân đội, làm chính uỷ trường Lục Quân, về sau được bầu vào ban chấp hành trung ương đảng tại đại hội 3 (tháng 12- 1960) rồi nhận chức vụ rất quan trọng: dại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt nam Dân Chủ Cộng Hòa ở Bắc Kinh, thay cho ông Hoàng Văn Hoan vừa vào Bộ chính trị. Ông mất vì bệnh sau khi làm nhiệm vụ thắt chặt tình hữu nghị Việt - Trung gần 10 năm .



Lẽ ra ông được chôn cất ở nghĩa trang Mai Dịch, nơi dành cho những cán bộ được đánh giá là có công của đảng và nhà nước. Trong quân đội phải là cấp tướng mới được nằm trong nghĩa trang ấy. Thế nhưng ông chỉ được nằm yên nghỉ ở Văn Điển, với dân thường. Có lẽ ông là uỷ viên trung ương đảng cực kỳ hiếm hoi bị thất sủng đột ngột. Lý do vì sao? Chẳng ai giải thích cả. Có người cho rằng vì ông bị kết tội là Mao- ít quá nhiều, quá nặng. Oan cho ông, vì điều lệ đảng từ năm 1951 ở Đại hội lần thứ hai trên Việt Bắc đã ghi rõ tư tưởng Mao Trạch Đông là cơ sở lý luận của Đảng lao động Việt nam kia mà! Hoặc vì ông không ép nổi phía Trung Quốc thực hiện cam kết từ năm 1963 rằng nếu Mỹ đụng vào miền Bắc bằng không quân, hải quân hay bộ binh thì Trung Quốc sẽ lập tức tham chiến bằng hành động và lực lượng tương đương, bằng máy bay, tàu chiến hoặc các sư đoàn chính quy tùy theo tình hình. Sau này ông Mao bị chất vấn, đã trả lời xuề xòa rằng: ấy, các đồng chí lãnh đạo quân sự của chúng tôi đã tỏ ra hăng hái quá đáng? (Theo lời kể của tướng Lê Quang Đạo với một số sĩ quan quân đội). Vong linh ông Trần Tử Bình vẫn có thể bình yên khi biết rằng ông Thượng tướng Chu Văn Tấn, con hùm Bắc Sơn, người sáng lập ra đội du kích Bắc Sơn hồi 1943 cũng không có chỗ ở nghĩa trang Mai Dịch. Ông chết ở quân y viện 108, lặng lẽ, không một lời cáo phó trên báo. Còn tệ hơn thế, khi gia đình ông đem bức ảnh thờ ông mặc quân phục với quân hàm thượng tướng, 3 sao vàng chóe trên nền kim tuyến, 20 huân chương và huy hiệu trên ngực thì liền bị một cán bộ của cục bảo vệ quân đội giật lấy, xé đôi và gọi ông là: tên phản bội?


Tướng Đặng Kim Giang, phó chủ nhiệm Tổng chục hậu cần, trực tiếp đảm nhận việc tiếp tế hậu cần cho chiến dịch Điện Biên Phủ cũng vậy. Ông chết trong tù trước năm 1975, đám ma lèo tèo mấy chục người, không kèn không trống, không điếu văn! Các vị trên đây không hề bị xử ở tòa án nào, không ai bị tước quân tịch, nhưng vẫn bị coi như là phạm pháp! Rồi đây ai sẽ khôi phục danh dự cho các ông. Tôi cũng nhớ đến đám tang của nhà văn lão thành 73 tuổi giáo sư Phan Khôi ở Hà nội dạo nào, chỉ có 5, 7 người thân đi đưa đám.

Có chuyện ngược đời là nhiều nhà văn, nhà thơ, trí thức có tài, uyên bác, đóng góp khá lớn cho nền văn hóa, học thuật trong nước thì bị coi thường, khi mất lại bị phân biệt đối xử, cho nằm nghỉ ở Văn Điển. Tất nhiên nhiều vị có đức độ, không màng công danh, không đòi gì cho riêng mình, nhưng đây là điều phi lý trong xã hội. Một Đào Duy Anh, một Vũ Ngọc Phan, một Nguyễn Công Hoan, một Nguyên Hồng, một Nguyễn Quân, cho đến một tác gia Lưu Quang Vũ, một giáo sư Bùi Huy Đáp, một nhà nông học Lương Đình Của, một họa sĩ Bùi Xuân Phái, một họa sĩ Nguyễn Gia Trí, một nhà nghiên cứu Bùi Công Trừng, kể ra còn có công lao và thành tích hơn biết bao vị nằm trong nghĩa trang Mai Dịch. Có lần một anh bạn nhà báo ở Sở Công An Hà nội cho biết, với giọng thoải mái ít thấy ở ngành an ninh:

- Ông ơi, báu gì cái nghĩa trang Mai Dịch mà nhiều ông cứ nhăm nhe để giữ chỗ. Ông có biết không? Khu đó ở gần nơi ở của nhiều đoàn văn công: Cứ đêm thứ bảy là các năm nữ tài tử họ vào trong ây để dở đủ các trò cho các cụ xem! Cả số học sinh trường thương nghiệp, trường đại học sư phạm cũng đèo nhau tới đó! Mai Dịch hay là dịch của ngày nay đó!

Rồi anh ta rỉ tai tôi:

- Xin báo để ông biết, một số người bất mãn không biết thổ lộ nỗi uất của mình ở đâu, còn chui hàng rào vào đó viết bậy rồi còn "bậy" cả lên mộ các cụ lớn nhất. Có một cụ lớn lắm, tôi không tiện nói tên, nhưng chắc là trù úm trong ngành tổ chức quá lắm nên bị đến mấy lần? Chỉ khổ cho anh em , gác ở đó, phải gánh nước đến rửa cọ làm vệ sinh, có khi còn phải gọi cả xe bơm nước của Sở vệ sinh thành phố đến dọn dẹp cả buổi nữa chứ! Các cụ nhà ta xưa nay thâm thúy thật, chúc nhau sau này được mồ yên, mả đẹp, để phúc đức lại cho con cháu được hưởng, quả là đã từng có nhiều kinh nghiệm.

Trên báo Đảng đã có quy định rất tỉ mỉ khi có quan chức qua đời, ai được đăng ở trang nhất, ai ở trang tư. Ai được ở đầu trang, ai ở giữa trang, ai ở gần cuối trang. Ai thì có ảnh và tiểu sử kèm theo, ảnh cỡ bao nhiêu, tiểu sử dài bao nhiêu. Cho đến tên gọi cũng phân biệt. Vị này trở lên thì được gọi là Cáo Phó, vị kia trở xuống thì gọi là Tin Buồn. Cáo phó là tiếng Tàu, cao hơn, quý phái hơn tiếng ta nôm na, bình dân! Cho đến lời phát biểu trước mộ cũng phân chia ra là: Điếu văn là cao nhất, Lời điếu là trung bình, trích phát biểu là thấp hơn, không đăng gì hết là thấp nhất! Hồi năm 1978, 1979, thành uỷ và uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định giải tỏa Nghĩa Trang Mạc Đĩnh Chi, một số thư của nhân dân, trong đó có cả gia đình đảng viên tập kết ra Bắc trở về khiếu nại, can ngăn, gửi tới báo Quân Đội Nhân Dân. Chúng tôi chuyển những thư ấy đến văn phòng thành uỷ và ghi rõ: Nên cân nhắc rất kỹ, việc này không nên làm vì thất nhân tâm quá, sẽ để lại hậu quả xấu rất lâu dài vì nhân dân ta có truyền thống quan tâm đến mồ mả. . Nhưng việc đã quyết định, cứ làm! Theo quan niệm của một số người lãnh đạo cộng sản thì "ngụy" mãi là "ngụy", cả người sống và người đã chết, là công dân loại 2, hay không thể coi là công dân được. Nhường chỗ cho công dân loại 1, và cả người chết cũng phải đời đi để đó chướng mắt quá! Trong nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi có mấy trăm ngôi mộ. Từ tổng thống, bộ trưởng, đại tướng, trung tướng của chế độ cũ đến viên chức, nhà buôn, trí thức, thường dân. Tất cả phải dời đi trong thời gian ngắn. Quá hai tháng thì nhà nước sẽ làm, ủi phẳng phiu để xây dựng công viên Lê Văn Tám cho thiếu nhi. Thế là các cháu thiếu nhi ngây thơ được kéo vào một việc làm thất đức, thất nhân tám, mù quáng, đúng bản chất của những người lãnh đạo cộng sản cực đoan, chủ quan, kiêu ngạo, mất hết tình nhân ái vốn là truyền thống của dân tộc. Theo họ, lãnh tụ cao nhất thì có lăng, các vị quần thần thì có nghĩa trang lớn, rộng, đầy hoa và cây thông, dán thường thì ở nơi xa, đất xấu, luộm thuộm, còn dân "ngụy" thì vứt đi, tống đi thật xa cho khuất mất! Đây còn là một kiểu trả thù trịch thượng và ngu đốt, tự chuốc thêm thù oán. Tôi được biết rõ ông Mai Chí Thọ là người đề xướng và rắp tâm làm việc này không chút đắn đo, trên cương vị chủ tịch thành phố. Nghe nói quỹ đen của thành uỷ thu được nhiều vàng từ một số mộ. Ông Mười Hương, phó bí thư thành uỷ hồi đó, sau ra Hà nội làm Phó bí thư Thành ủy Hà nội, sau này là Trưởng ban Tổ chức chính quyền, cũng rất hãng hái trong việc "di dân đã chết" tàn ác này. ở Hà nội ông còn đóng vại chủ chốt trong chiến dịch X30, hồi giữa năm 1983, tịch thu một loạt nhà và xưởng tư nhân, trong đó có cơ sở của ông vua lốp Chẩm, của mấy anh lái máy bay và một thuyền trưởng ở làng Ngọc Hà, trên đường Nguyễn Du và phố chợ Hôm... Việc tịch thu không mảy may qua xét xử của tòa án, đến tận năm 1990 mới trả lại cho chủ cũ không một lời xin lỗi, sau khi đã tàn phá những cơ sở đó rồi. Phó bí thư thành ủy mà có quyền ra lệnh tịch thu nhà cửa của công dân, thật quả chưa ở đâu có. Tôi hỏi chuyện này một luật sư ở Hà nội vốn là chánh án tòa án nhân dân Hà nội đã nghỉ hưu. Ông ta lắc đầu, ngao ngán: thế là công dân Trần Quốc Hương tịch thu nhà của 30 công dân khác, theo đúng pháp luật mà nói là thế. Và cũng theo đúng pháp luật thì ông ta phải vào hỏa lò vì lạm quyền, hồ đồ, làm bậy! Cũng cần nói lên chính sách trả thù của một số người lãnh đạo ở đia phương đối với nghĩa trang. quân đội cũ ở giữa đường xa lộ từ Sài Gòn đi Biên Hòa. ở đây có cả ngàn mộ thuộc đủ các cấp từ binh nhì đến cấp tướng chết trong chiến tranh. Sau ngày 30- 4- 1975, khu vực này không còn được quản lý như trước nữa, ở trong hoàn cảnh gần như bị tàn phá, bỏ mặc cho gió mưa. Ngay từ hồi 1976, chúng tôi ghé thăm nơi đây gặp ông phó chủ tịch quận Thủ Đức còn rất trẻ và góp ý rằng: nên duy trì và mở rộng việc bán hương nến và hoa cho bà con đến viếng mộ của thân nhân; rằng những ngày lễ Tết, chính quyền địa phương nên tạo điều kiện cho xe đò phục vụ thêm chuyến. Người đã chết rồi càng không nên phân biệt đối xử. Vừa qua cuộc chiến tranh mang tính chất huynh đệ tương tàn, nên có cách nhìn thoáng rộng để gắn bó con dân một nước thành một khối, mọi sự phân biệt đều có hại? Thế nhưng sau một thời gian, khu vực này càng xuống cấp một cách tệ hại. Đã đến lúc nhìn lại tất cả những đối xử theo kiểu "lập trường giai cấp" cứng nhắc, máy móc và cực đoan như thế, bắt cả những người chết cũng bị phân biệt đối xử và trừng phạt. một thái độ trái đạo đức mà cũng thiếu khôn ngoan!

LẤY OÁN BÁO ÂN

Một số vùng càn cứ cũ từng nuôi dưỡng cán bộ và một số đơn vị bộ đội trong chiến tranh cho đến nay vẫn ở trong tình trạng đói nghèo và lạc hậu. Những lúc khó khăn nhất, bà con mang tài sản ra cống hiến, có khi không kể đền mạng sông của mình. Đến nay những nơi xa xôi hẻo lánh ấy như hoàn toàn bị lãng quên.



Có những trường hợp còn tệ hơn thế, nghĩa là coi những người từng giúp đỡ mình như kẻ thù, đối xử với họ thật tàn nhẫn. Ví như trường hợp của linh mục Chân Tín và ông Nguyễn Ngọc Lan. Tôi được quen biết hai ông từ khi tôi ở trong trại Davis đầu năm 1973, qua mấy nhà báo Pháp và Tây Đức. Linh mục Chân Tín rất quan tâm đến công bằng xã hội, đến hoàn cảnh bị đày đọa của tù nhân bị nhốt ở Côn Đảo ở khám lớn Sài Gòn, đặc biệt là anh chị em tù nhân cộng sản. Linh mục đã quyên góp nhiều tiền nong, áo quần, thuốc men để chuyển vào cho anh chị em bị tù ở khám lớn Sài Gòn, ở Côn Đảo và cả ở Phú Quốc nơi có hơn 2000 tù quân nhân, phần lớn sĩ quan và binh lính các đơn vị miền Bắc bị bắt trong chiến tranh. Linh mục đã đưa ra những kiến nghị sắc sảo đòi cải thiện chế độ lao tù, từ chỗ cấm chỉ nhục hình, tra tấn tù nhân đến chỗ khám bệnh, chữa bệnh, gửi thuốc men những người tù bị thương và đau ốm... Ông đòi cho tù nhân được thân nhân đến thăm nuôi, tiếp nhận thư từ gia đình gửi đến cũng như gửi thư của người lù về các gia đình họ... Linh mục cũng rất quan tâm đến cuộc sống của những tù chính trị. Ông Nguyễn Ngọc Lan khi còn là linh mục ở nhà thờ Kỳ Đồng cũng cố tìm cách liên lạc với đoàn đại biểu miền Bắc, biểu thị lòng mong muốn đất nước thanh bình, cả dân tộc được hòa hợp, phát huy nền văn hóa dân tộc phát triển giáo dục... Ông không dấu thiện cảm đối với những việc làm tốt ở miền Bắc hồi ấy như dạy ở các trường đại học bằng tiếng Việt, công việc khảo cổ, việc xuất bản các sách quý của các danh nhân dân tộc... Ông rất mong nhận được những tạp chí chuyên ngành khoa học của miền Bắc. Ông cũng từng ra căn cứ của quân giải phóng ở Bến Lức để bàn về chánh sách hòa hợp. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi lại có dịp gặp gỡ hai ông, nói chuyện khá lâu ở trong dinh Độc Lập.


Về sau, hai ông rất băn khoăn về chính sách triệu tập những sĩ quan và viên chức cũ đi "học cải tạo" quá lâu, "không khác chi bị bất giam", xem chừng không ổn, không có lợi "trái với những điều quý ông đã nói trước đây", "làm xấu đi hình ảnh của nước mình với quốc tế ... Hai ông đều không có lập trường chống cộng mà chỉ là phê phán những sai lầm của đảng cộng sản. Linh mục Chân Tín kêu gọi những người cầm quyền hãy "sám hối", nghĩa là công khai thừa nhận sai lầm để sửa chữa, có khác gì điều mà những người cộng sản thường nói: thành khẩn tự phê bình để tiến bộ! Thế mà hai ông bị chụp mũ là kêu gọi giáo dân lật đổ chế độ, gáy rối, để rồi bị quản thúc suốt 3 năm!

Ông Nguyễn Ngọc Lan gầy nhưng không yếu. Tinh thần ông rất khỏe khoắn, lại hóm hỉnh. Đọc hồi ký của ông có thể thấy rõ bản lĩnh sống của một người công giáo dấn thân cho dân tộc. Ông thường nhắc hai câu của Nguyễn Trãi "Ung dung ta nói điều ta nghĩ, Cúi ngửa theo người quyết chẳng theo. Khi cán bộ công an đọc tập nhật ký của ông và tra hỏi thêm chi tiết, ông điềm tĩnh trả lời: "Không ai đọc nhật ký của người khác lại hỏi thêm chi tiết!". Khi họ hỏi vặn: bữa cơm ấy có những ai? Ông đáp: Tôi không quen tường trình về khách bạn của tôi. Khi họ chất vấn: sao ông lại gửi nhật ký ra nước ngoài? ông cười: Các ông tịch thu của tôi, nay tôi càng thấy gửi ra nước ngoài là đúng: (ông đã sao một bản để gửi đi từ trước khi bị bắt). Mấy cậu công an lo ngại: ở ngoài họ sẽ in! Ông lại cười mũi: không lẽ tôi viết để dành cho những người cưỡng đoạt nhật ký của tôi đọc một mình! Thật là khẩu khí bỡn cợt mà đĩnh đạc. Đến khi họ đưa bút, giấy, bắt ông khai thêm trên giấy tờ, ông đáp: Tôi sẽ không viết gì cả, 2000 trang nhật ký là quá nhiều rồi!

Họ bắt ông nói, tay họ sẵn sổ để ghi chép, ông vẫn cười gằn: Tôi không nói, tôi ở tư thế bị dí súng vào họng, không có tự do thì có gì để mà nói!

Cuối cùng cán bộ an ninh đấu dịu, nói với linh mục Chân Tín mời ông cộng tác với chúng tôi, chúng tôi sẽ giao ông việc lớn. Linh mục đáp: 3 bài giảng sám hối của tôi là cộng tác với nhà nước rồi đó chớ? Thú vị thật, hai vị mất quyền công dân, bị quản thúc lại tự do ăn nói, đàng hoàng tự tin hơn bao giờ hết, còn những người cầm quyền trừng phạt họ thì bối rối, đuối lý và lép vế hẳn. Đối với một số vị cầm đầu đạo Phật cũng thế. Đảng và nhà nước xử sự tùy tiện, theo yêu cầu chính trị của riêng mình lừng lúc một, chưa bao giờ thật lòng tôn trọng tự do tín ngưỡng cả. Mấy lần đi qua Huế, tôi đều ghé thăm Hòa Thượng Thích Đôn Hậu, người đã được mời tham gia Mặt Trận Giải Phóng từ Tết Mậu Thân 1968. Hồi 1987, Hòa thượng còn quắc thước khi đã hơn 80 tuổi, trông rất hiền, đẹp lão hai tai dày to, chảy dài xuống vai, đôi mát sáng mà dịu. Chữ Hán cụ viết rất cứng cỏi, lại có hoa tay. Cụ giải thích cho chúng tôi mấy câu đối chứ Hán treo ở trên chùa. Cụ thích nói chuyện văn thơ, từ thơ của vua Tự Đức đến thơ của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khi nói đến chính trị thì cụ cứ lắc đầu hoài! Cụ than: tôi chán lắm, ngán lắm rồi. Ban tôn giáo của chánh phủ coi chúng lôi là trẻ nít. Họ cứ muốn bắt đạo Phật làm tôi mọi cho họ! Họ coi đạo Phật như là của họ, họ chọn người đặt lên đầu chúng tôi. Tôi ngán quá rồi. Rồi cụ mỉa mai là: Công giáo cũng có công giáo quốc doanh; Phật giáo cũng có Phật giáo quốc doanh, họ chia rẽ các tôn giáo để họ dễ cai trị!

Cụ nói trước: Dạo này sức yếu quá cũng vì tôi buồn cho đạo không có tự do! Nếu tôi có về chầu Phật tổ, tôi cũng xin miễn trước là chớ có nhắc gì cái chức vụ họ giao cho tôi hồi Mậu Thân mà cũng xin nhà nước khỏi phúng viếng gì hết. Nếu có quý trọng tôi, chỉ xin để cho đạo Phật tui được tự do trong khuôn viên nhà chùa...

Cũng vẫn là chánh sách "lấy oán báo ân" của những người lãnh đạo cộng sản giáo điều và bảo thủ. Tôi đã gặp một ni cô rất trẻ người Huế từng dự phiên tòa ở Sài Gòn kết án lử hình đại đức Thích Trí Siêu, một trí thức cỡ lớn của đạo Phật. Cô kể: Lúc tuyên án, bọn lôi khóc ơi là khóc, vậy mà Ngài vẫy tay về phía chúng tôi, cười rất to, mặt rạng lên thiệt là lạ! Ngài nói: họ chà lên luật pháp, họ là kẻ gian, kẻ ác, mình quang minh thì sợ gì ai? Rồi ngài cười. Họ đâu dám giết Ngài!

Những người lãnh đạo mù quáng "còn lấy oán báo ân" với cả trí thức. Ngay ở trong đảng, trí thức vẫn luôn bị thành kiến, đảng viên trí thức cứ như là đảng viên loại hai? Còn trí thức ngoài đảng thì bị thành kiến nặng nề. Họ cũng bị coi như là công dân loại 2. Một câu chuyện tôi thường nhớ đến. Đó là sự cư xử của họ đối với ông Trương Đình Du. Các bạn từng ở miền Nam đều biết đến luật sư Trường Đình Du. Có dân ông đã ra tranh cử tổng thống, định đọ sức với trung tướng Nguyễn Văn Thiệu. Ông nổi tiếng là một trí thức ngay thật, liêm khiết, ông lên tiếng mạnh mẽ tố cáo tệ tham nhũng của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, vạch mặt những cận thần chuyên ăn bẩn như tướng Đặng Văn Quang, người tin cẩn của tướng Thiệu. Đông đảo trí thức và học sinh, sinh viên ủng hộ ông. Thế rồi chính quyền Thiệu kiếm cớ bắt giam ông. Ông bị tù, bị buộc tội vu khống, nói xấu chính quyền... Ông có con trai là Trương Đình Hùng, học ở Mỹ, từng tham gia phong trào học sinh, sinh viên phản chiến ở Sài Gòn và ở Hoa Kỳ. Anh Hùng học giỏi, có cảm tình với Mặt Trận Giải Phóng, thường liên lạc với cơ quan đại diện nước Việt nam dân chủ cộng hòa ở Liên Hiệp Quốc đóng lại New York. Có vài lần anh Hùng đã gặp ông Đinh Bá Thi, đại diện của Hà nội ở New York. Chính vì chuyện ấy mà anh Hùng bị 7 năm tù giam ở Hoa Kỳ về tội "làm gián điệp cho Việt cộng" rồi bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ, anh sang Hà Lan và hiện vẫn còn ở đó.

Sau 30 tháng 4 năm 1975, tôi gặp luật sư Trương Đình Du trong một buổi nói chuyện do Hội Trí Thức yêu nước tổ chức ở đường Nguyễn Thông, Sài Gòn. Do uy tín của ông, có lần ông được cử làm tổ trưởng một tổ nghiên cứu về chính trì, hướng đẫn anh chị em thảo luận, ông còn nhiệt tình tham gia nghiên cứu một số chuyên đề kinh tế và luật pháp, theo yêu cầu của một số cơ quan các Bộ và uỷ ban nhân dân hành phố. Thế rồi, bỗng nhiên ông bị đưa đi an trí? Anh chị em trí thức Sài Gòn sửng sốt. Một con người liêm khiết, trung thực, muốn hòa giải dân tộc, sao lại bị giữ? Tôi tìm hiểu ở Bộ nội vụ tại cơ quan đại diện phía Nam. Thì ra trong các năm 1977 và 1978, một số tổ chức chống đối bị vỡ, số bị bắt có người khai rằng nếu việc họ thành đạt thì sẽ giới thiệu ông Trương Đình Du ra làm tổng thống. Thế là những cái đầu hăm hở tóm cổ địch của cơ quan công an liền nhận xét: nó đây rồi! Nó đích thị là tay chân CLA cỡ bự nằm vùng rồi! Thế là ông bị giữ! Không có chứng cớ gì rõ cả nên hồ sơ không sao dựng nên nổi. Rồi ông bị bí mật đưa ra miền Bắc, không ai đưa ra một lời giải thích nào cả! Hè 1987, ông được họ cho trở về Sài Gòn trong tình trạng ốm yếu nậng. Ông mất năm 1991 trong niềm uất hận không nguôi, gia đình ly tán, nhà cửa và tài sản gần như tiêu ma.

Tôi nghĩ trong bản danh sách dài của những người tù chính trị còn lại, bên cạnh những bác sĩ Nguyễn Đan Quế, giáo sư Đoàn Viết Hoạt, các vị Thích Trí Siêu, Thích Tuệ Sỹ, cần nêu thêm tên luật sư Trương Đình Du từng bị giữ suốt mười năm mà không được xét xử. Đây có thể là một vụ án lớn, bắt người vô cớ, trót bắt rồi không dám đưa ra xét xử, để cho nạn nhân cao tuổi ốm yếu chờ chết . Người chết thì thôi không còn cãi được! Họ lập luận như vậy?

MỘT CỤ GIÀ 50 TUỔI

ở ngoài nước, khá nhiều người Việt nam biết đến Nguyễn Chí Thiện. ở trong nước, ngược lại rất nhiều người không biết anh là ai cả. Báo chí trong nước không hề nhắc đến anh, trong khi tin tức về anh, ảnh của anh, thơ của anh, trả lời phỏng vấn của anh và sách in gần 200 bài thơ của anh được phố biến khá rộng ở ngoài nước. Điều rất tiếc là tuổi trẻ ở trong nước có thể nói cho đến nay, chẳng biết gì về anh cả! Cho nên xin được nói đôi điều về anh. Anh năm nay chừng 50 tuổi. Hơn 27 năm trong nhà lù của chế độ "Việt nam Dân Chủ Cộng Hòa, Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc" (!). Nghĩa là cả thời thanh xuân và trưởng thành của một con người ở trong 4 bức tường, với công việc gần như khổ sai. Anh mất hết, mất học vần, tuy 20 tuổi anh học cực giỏi, từng đọc sách nhiễu, thơ văn khá, tiếng Pháp nói và viết rất chuẩn. Mất nghề nghiệp, nay hỏi anh khi đã 50 tuổi anh làm nghề gì? Nghề ngồi tù! Mất hạnh phúc gia đình, không vợ, không con, 50 tuổi mà trông như cụ già 70, mắt mờ, đi lại khó, đau khớp, buộc óc, đau dạ dày, yếu tim, đủ thứ. Anh mất sức khỏe, mất tuổi trẻ. Mất quá nhiều thứ, mất hết cả đời người. Anh nói chậm, vì 30 năm không có bạn để trao đổi tâm tình.



Từ nhiều năm, tổ chức ân Xá Quốc Tế Amnesty International yêu cầu chính phủ Hà nội trả tự do cho anh. Người ta im, không trả lời. Coi như anh không có trên đời. Anh mới được ra tự do năm 1992, có lẽ họ chờ anh chết, nhưng tuy ốm và cực yếu, anh sống đai dẳng bằng nghị lực khác thường. Họ buộc phải trả tự do. Bất đắc dĩ, vì họ rất sợ anh. Một anh bạn ở lâu năm trong ngành luật ở Hà nội sang Paris gặp tôi, nói về chuyện anh được tự do, nhận xét: họ buộc phải thả anh Thiện là do sức ép của quốc tế. "Các cụ bị bóp..: (xin lỗi bạn đọc, tôi viết rõ nguyên văn) dái nên mới phải nhả ra đó! Cũng như Cam Bốt cũng thế? Không thì chớ hòng!


Anh là một quả bom "nổ chậm" đối với họ. Ai biết rõ chế độ lao tù cộng sản Việt nam bằng anh? Cả đời anh là hiện thân của một chính sách độc đoán tàn ác mất hết tính người. Anh là hiện thân của một bản cáo trạng lên án chế độ mà không ai bênh vực nổi nữa. Cuộc đời anh khơi dậy sự phần nộ, sự căm giận, sự khinh bỉ đối với cả một chế độ đang suy tàn.

Tội anh là gì? Theo một nguồn chưa đầy đủ cậu học sinh Hải phòng rồi Hà nội (trường Albert Sarraut) ấy từng đọc Voltaire, Victor Hu go, Diderot, Jean Jacques Rousseau... và hiểu tự do quý giá ra sao. Anh khoái đọc những tờ Giai Phẩm đầu năm 1956, chuẩn bị ra tờ báo Vì Dân thì đầu năm 1958 anh bị bắt. Các vị ở sở công an Hải Phòng không thể chịu nổi một cậu học sinh non choẹt dám nói là nước ta chưa có tự do. Rằng các ông độc đoán! Rằng quyền ăn nói là vốn có của mỗi người khi sanh ra trên đời, không thể bị lược đoạt! "Một tên phản động bướng bỉnh!" Thế là anh bị coi là phần tử cực kỳ nguy hiểm! Và anh được gửi lên Hà nội. Lại khẩu cung, lại: ông nói ông nghe, tôi nói tôi nghe. Họ, các quan chức an ninh, không chịu anh, tất nhiên! Còn anh, anh không đầu hàng họ. Anh tự tin, và tin ở chân lý. Đã có lúc họ định xử án để bỏ tù anh. Nhưng chẳng có một bằng chứng gì về bất cứ một hoạt động gì của anh cả. Một gia đình nhà giáo, cầu học sinh say mê đọc sách, học giỏi, ít giao du, moi đâu ra tội? Tạo đâu ra chứng cớ. Đem ra xử thì chỉ cãi lý, mà họ không có lý.

Sau gần 20 năm giam anh, chế độ "cho" anh tự do vào năm 1978, không xét xử, không xin lỗi, chỉ đe và dọa: về nằm yên, ngo ngoe là chết! Anh không nằm yên. Anh chép lại vào vừa đúng 192 bài thơ làm trong gần 20 năm. Đưa cho bạn bè thì dễ lộ, bị tịch thu, bị hủy. Anh nghĩ mãi, phải gửi ra nước ngoài. Hải Phòng là cửa biển, nhưng không một chiếc tàu nào đi ra một nước có ít nhiều tự do. Chỉ đi Tàu, đi Nga. Anh liền lên Hà nội, đi qua ngôi nhà của Đại sứ quán nước Anh. Đi thẳng vào, đưa cả tập thơ cùng một lá thư. Anh bị công an bắt. Lúc ấy là tháng 4 năm 1979. Họ lại bỏ tù anh, vẫn không xét xử, trong hơn 10 năm nữa. Đến tháng 10 năm 1991 anh được tự do. Sứ quán Anh nhất định không trao tập thơ cho chính quyền Việt nam. Họ gửi về Luân Đôn. Và cuốn sách in 192 bài thơ của anh được chào đời, tên tác giả: Khuyết danh. Vì tránh để chế độ độc đoán có cớ để trả thù anh bức thư gửi kèm theo tập thơ, có câu: "Từ cuộc đời tan nát của tôi, tôi chỉ có một mơ ước: là được thấy đông đảo người hiểu rõ được rằng chủ nghĩa cộng sản là một tai họa lớn của loài người."

Nguyên văn tiếng Pháp: De ma vie, brisée, il ne reste quun seul rêve, cest de voi le plus grand nombre possible dhommes prendre conscience de ce que le communisme est ùn grand fléau de lhumanité.

Vũ khí chống chọi lại độc đoán là thơ. Anh viết dõng dạc như một tuyên ngôn:

Giữa lao tù, bệnh hoạn, cơ hàn

Thơ vẫn bạn, và thừa dư sức bạn.

Anh nói rõ:

Thơ của tôi không có gì là đẹp

Như cướp vồ, cùm kẹp, máu, ho lao.

Thơ của tôi không có gì là cao

Như chết chóc, mồ hôi, báng súng

Thơ của tôi là những gì kinh khủng

Như đảng đoàn, lãnh tụ, trung ương

Thơ của tôi kém phần tướng tượng

Nó thật như tù, đói, đau thương

Thơ của tôi chỉ để đám dân thường

Nhìn thấu suốt tim đen phường quỷ đỏ...

Giọng thơ phẫn uất, hờn căm là do họ gây nên trong anh, ai cũng dễ thông hiểu điều ấy. Trong tù, anh suy nghĩ:

Từ vượn lên người mất mấy triệu năm

Từ người xuống vượn mất bao năm?

Xin mời thế giới tới thềm

Những trại tập trung núi rừng sâu thẳm

Tù nhân ở truồng từng bày đứng tắm

Khoai sắn tranh dành, cùm, bạn, chém, băm...

Đánh đập tha hồ, chết quẳng chuột gặm.

Anh có những bạn tù lên 8 tuổi:

Một tay em trổ. "Đời xua đuổi "

Một tay em trổ. "Hận vô bờ"

Thế giới ơi người có thể ngờ.

Đó là một tù nhân 8 tuổi

Anh tâm sự với mỗi người chúng ta:

Anh có biết giữa lao tù cay đắng

Rét không quần, không áo, đập hàm răng

Đói! Xương sườn xương sống trồi căng .

ốm không thuốc, thân tàn xem khó chúng

Tôi vẫn có những đêm dài thức trắng

Tạo vần thơ câm lặng anh ơi!

Nghĩ về anh, tôi bỗng muốn có dịp hỏi cựu thủ tướng Phạm Văn Đồng: Ông nghĩ ra sao về người tù Nguyễn Chí Thiện? Anh Thiện có lẽ trạc tuổi với Phạm Văn Dương con trai duy nhất của ông. Ông có biết trường hợp này không? Nay ông thấy chế độ cần đối xử với anh Thiện ra sao? Có thể có một lời xin lỗi không? Lương tâm ông có yên ổn không? Nếu không hối hận thì cả bài luận văn ông từng viết về Nguyễn Trãi, xin hủy đi cho, xem như không có, vì ông không còn một chút tư cách nào để nói đến tấm lòng kiên dung vằng vặc và lòng nhân ái cao sâu của Nguyễn Trãi cả.

CHÚ RỂ Ở TUỔI 62

Cuộc đời tan nát của anh thanh niên Nguyễn Chí Thiện từ tuổi 20 đến tuổi 50 làm tôi nhớ đến một câu chuyện khác. Đó là chuyện đời anh đại tá Nguyễn Cận, nhiều cán bộ trong quần đội miền Bắc biết đến. Anh người Nghệ An, học trường Quốc Học, Vinh, vào bộ đội ngay sau cách mạng tháng tám. Anh là đại đội trưởng, rồi tiểu đoàn trường ở trung đoàn 57. Là học sinh tiêu tư sản, anh có khá nhiều tài. Chơi đàn ghi ta, hát hay, đá bóng khá, rất chăm đọc sách văn học tiếng Việt và tiếng pháp. Hồi 1954 anh là trung đoàn phó ở sư đoàn 304.



Chuyện gia đinh anh mang bi kịch lớn cho anh, anh có vợ từ khi hơn 16 tuổi, do gia đình gán ghép theo kiểu phong kiến. Vợ anh bơn anh 3 tuổi, nhà khá giả ở nông thôn, một mắt bị hỏng vì đậu mùa hồi nhỏ. Anh rất buồn vì không có tình yêu. Chi bộ anh (anh vào đảng hồi 1948) quản rất chặt chuyện này. Chuyện bỏ vợ bất cứ vì lý do gì bị coi là vô đạo đức. Chính uỷ sư đoàn và quân khu khi có dịp lại "ngăn chặn tư tưởng xấu xuất hiện ở nơi anh, khuyên bảo anh nên yêu vợ để có con cho vui vẻ hai bên gia đình. Anh không thể thông, đành câm lặng, lấy bộ đội làm cuộc sống gia đình duy nhất. Năm 1960 trong khung cảnh hòa bình, được bạn bè góp ý anh làm đơn xin ly dị. Chi bộ lại họp, buộc anh phải rút đơn. Bà vợ lúc ấy đã làm cán bộ ở ngân hàng nhà nước viết đơn tố cáo anh có tư tưởng ruồng lẫy vợ, gửi cho Tổng Cục Chính Trị và cho hội liên hiệp phụ nữ. Việc làm "vô đạo đức này của một sĩ quan bị đưa lên mặt báo Phụ Nữ để phân tích. Người ta lên án anh là bị tư tưởng tư sản thâm nhập, chuộng hình thức, thích hưởng lạc... Anh ruột anh làm Bộ trưởng cũng khuyên can anh chớ tìm cách ly dị vợ, ông ta sợ ảnh hưởng đến mình! Tổng cục chính trị nhận được thơ của Chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ Việt nam yêu cầu Tổng cục phải giáo dục cán bộ của mình, ngăn chặn việc làm sai trái, nhất là Nguyễn Cận đã là một đại tá.


Bà vợ nghĩ rằng tuy chồng mình không yêu mình, nhưng rồi ngăn chặn tất cả ngả đường, rồi thì tổ chức sẽ buộc chồng mình vào khuôn phép. Anh có chạy đằng trời! Đảng, Hội phụ nữ, Quân đội đều bênh vực chị, lo gì chị chẳng thắng. Thế rồi một lần ra họp ở Hà nội, anh làm quen, mến rồi yêu một chị cán bộ làm ở báo Nhân Dân. Bà vợ biết được càng lồng lộn tố cáo với đơn vị của anh, báo cáo với Tổng cục chính trị, với Hội liên hiệp phụ nữ. Anh bị bủa vây, bị kiểm soát thư từ, bị cầm chân ở phía Nam. Bà vợ anh quyết phá cho bằng được, dù ông ta không còn là của bà thì "bà cũng không cho chúng nó có hạnh phúc với nhau?" Bà quyết phá đến cùng.

Cả cơ chế cũng ủng hộ bà. Những người thông cảm với anh chỉ còn biết an ủi anh, thương hại cho anh. Anh phải gánh chịu một tình hình phi lý từ thời phong kiến, được chế độ "cách mạng" duy trì một cách độc ác và phi lý, nhân danh nhân dân, nhân danh "chủ nghĩa xã hội ưu việt". Đến tận năm 1986, khi làn gió đổi mới từ Liên xô thổi đến, làm lung lay chút ít chế độ độc đoán già nua, anh mới ly dị được bà vợ khôn ngoan và đáo để. Lúc này anh đã 62 tuổi, bắt đầu bị bịnh Packinson, hai bàn tay bị run, tóc đã bạc trắng hơn nửa mái dầu. Người yêu của anh, chị Hà Hoa nay là Trưởng Ban biên tập về lưu thông phân phối của báo Nhân Dân, cũng đã 56 tuổi! Anh nhận công tác quân sự ở Tổng cục dầu khí tại Vũng Tàu. Chị xuống với anh sau mấy tháng ốm khá nặng, dạ dày và thần kinh đều có vấn đề! Anh và chị tổ chức một bữa an thân tình với mấy bạn bè gần gũi, coi như một đám cưới trễ tràng. Chị ở với anh được hai tuần rồi ra Hà nội làm việc. Hai tháng sau chị lại phải vào viện; anh hằng ngày đến thăm chị, tình nghĩa đằm thắm. Được hơn 1 tháng thì chị mất.

Anh chị em ở báo Nhân Dân đi dự đám tang của chị Hà Hoa với tất cả lòng xót thương và ái ngại cho một đôi vợ chồng gian truân suốt hơn 20 năm trời thương yêu nhau mà vẫn buộc phải xa cách, vẫn mặc cảm tội lỗi. Để rồi khi được thuộc về nhau thì người đã 62, người đã 56, tuổi về hưu? Và hạnh phúc vợ chồng ngắn ngủi có máy tháng trời trong cảnh cả hai đều đau ốm...Trong khi anh Nguyễn Cận lẻ loi, cô độc, trên thực tế không có vợ, không có hạnh phúc gia đình suốt hơn 40 năm thì các cụ lớn, từ cụ Ba đến cụ Sáu đã có đến hai bà, chưa kể đến các bà "dự bị", và con gái cụ Ba còn được khuyến khích có thêm chồng Nga ở nước Nga... thật là cảnh khủng hoảng thừa ở trên, khủng hoảng thiếu ở dưới. Mà lại dưới, không phải là quá xa, ở ngay tầng lớp cán bộ trung cao thôi. Vẫn có những thước đo khác nhau cho mỗi tầng lớp! Trước đây, những người lãnh đạo của đảng thường giải thích rằng tất cả những thiếu thốn, đau khổ của nhân dân đều bắt nguồn từ thiên tai và địch họa, đều là do kẻ thù là phong kiến, đế quốc và bọn phản động gây nên, còn tất cả những gì là tốt đẹp, là hạnh phúc đều là do đảng đem lại. Vậy thì trong bi kịch làm tan vỡ hạnh phúc lứa đôi ở trên, rất tiêu biểu cho chế độ, nguyên nhân đau khổ của con người từ đâu? Từ địch họa nào? Nếu không phải từ một chế độ nói thì hay, nhưng về bản chất là độc đoán, chà đạp lên quyền sống tự do của con người! Phải chăng bi kịch bắt nguồn từ bản chất nông dân thiếu văn hóa và trí tuệ của những người lãnh đạo. Họ nói luôn mồm đến "cách mạng" nhưng trên thực tế lại duy trì sự lạc hậu triền miên của đất nước, giam hãm xã hội trong cảnh thiếu tự do kéo dài về mọi mặt?

BỀ RỘNG CỦA NỖI KHỔ ĐAU

Thoạt nhìn bề nổi thì ở Việt nam, dưới chính quyền cộng sản, hình như không có những vụ thanh trửng nội bộ ác liệt những vụ chủ tâm giết hại hàng loạt người như ở Liên xô thời Stalin, như ở Cam bốt thời Khờ me đỏ. Hơn 10 triệu người bị giết và bị đày ải ở Liên xô. Những vụ xử bắn hàng loạt. Hơn một triệu người bị đập vỡ sọ, bị giết bằng dao, gậy, cuốc, xẻng, bị chôn chung trong những hố đất, bị vứt xuống ao, xuống sông trong những nấm từ 1975 đến 1978 ở Cam Bốt . Năm 1993 ở Liên xô, báo chí Moscou lại đề cập đến vụ án "Những bác sĩ giết người trong điện Kremlin" hơn 40 năm trước. Người ta nhắc lại rằng hồi ấy, báo Pravda đăng thông báo của Bộ nội vụ Liên xô cho biết vừa khám phá ra một vụ án cực lớn của những kẻ mặc áo blu- dơ trắng. Đó là những bác sĩ ưu tú, tài giỏi, làm nhiệm vụ ở bệnh viện đặc biệt trong điện Kremlin chuyên chữa trị cho các cán bộ cao nhất của Liên xô, từ Maxime Gorki, Andréi Jdanov cho đến chính Stalin. Phần lớn họ là người gốc Do Thái. Đó là các giáo sư bác sĩ: Vovsi, Kogan, Fieldman, Grinstein, Elinguer... Về sau người ta mới biết rõ rằng người đứng ra tố cáo vụ án này là nữ bác sĩ Lydia Tymachouk, được Stalin ký ngay lệnh ban thưởng Huân chương Lénin. Chính Stalin mớm lời cho Lydia vu cáo dựng đứng vụ này, tố điêu rằng họ đã cố tình giết Andréi Jdanov, ông trùm tư tưởng tay chân đắc lực của Stalin và đang định ám hại lãnh tụ tối cao Stalin nữa... Tất cả các giáo sư bác sĩ tài giỏi ấy đều bị xử bắn, và từ đó mở ra những cuộc khủng bố tàn sát những trí thức nổi tiếng gốc Do Thái. Tội ác sinh ra từ người lãnh đạo cao nhất như thế đó!



Cũng lại tháng 4- 1993 vừa rồi, ở Mỹ, người ta chính thức hồi phục danh dự cho vợ chồng hai nhà bác học Mỹ Ethel và Julius Rosenberg, cũng người gốc Do Thái, bị buộc tội hồi ấy là làm gián điệp cho Liên xô, cung cấp những bí mật về phát minh khoa học liên quan đến qui trình chế tạo bom nguyên tử. Hai vợ chồng nhà bác học bị tòa án liên bang Hoa Kỳ kết tội tử hình vì phản quốc và bị ngồi ghế điện ngây 19 tháng 6 năm 1953, cách đây vừa 40 năm tròn. Vụ giết người này đo cánh cực đoan Mac Carthy trong chính quyền Mỹ đạo diễn, bịa đặt ra nhằm kích động tinh thần chống cộng, chống Liên xô, khủng bố những người Do Thái tiến bộ. Nhân dịp này, báo Mỹ đưa ra lời tuyên bố của phó chưởng lý Tòa án Liên Bang hồi ấy Rơy Cohn, chỉ rõ là không có một bằng chứng nào xác đáng để có thể kết tội hai nhà bác học nói trên. Người ta còn nhớ rằng trong vụ này, giáo hoàng Pie XII, nữ hoàng nước Anh, tổng thống Pháp Vincent Auriol và hàng trăm trí thức cỡ lớn của thế giới lên tiếng đòi hủy án tử hình hai nhà bác học ấy mà không có kết quả! Hiện đang có dư luận mạnh mẽ đòi tổng thống Clinton và quốc hội Mỹ chính thức ra lệnh xét lại hồ sơ của vụ án và chính thức minh oan cho hai vợ chồng Rosenberg, dù cho vụ này xảy ra đã 40 năm.


ở Việt nam bề rộng và bề sâu của những nỗi khổ đau và oan ức dưới chính quyền của đảng cộng sản không phải là ít. Những người lãnh đạo cố che dấu, ỉm đi, cho qua tất cả. Họ rất sợ dư luận nhân dân và dư luận quốc tế. Đã vậy, họ luôn tự do tự đại, nói lấy được: Không có gì phải xem xét lại hết! Các vụ án cũ đều đã được xử nghiêm minh, chính xác công bằng. Cho đến nay họ vẫn giữ một cách nói trịch thượng: sau 30- 4- 1975, việc triệu tập những người trong chính quyền và quân đội cũ đi học tập cải tạo là cần thiết, lại còn là quá nhân đạo nữa! Tội họ là tội đáng chết, đáng tù cả? Cho sống là may rồi! Không có truy tố ra tòa án là may rồi? Còn đòi hỏi gì nữa? Nay tất cả đã được ra tự do, còn được cho phép xuất ngoại sang Hoa Kỳ theo chương trình H.O. nữa rồi, thế là quá nhân đạo rồi chớ! Họ vấn còn có thể nói những điều vô lý, ngang ngược như trên là vì dư luận trong nước vẫn còn e dè, nể sợ uy quyền của họ, vì dư luận nước ngoài chưa hiểu rõ và phê phán đến mức cần thiết. Họ vẫn núp sau nguyên lý về chủ quyền quốc gia, người nước ngoài không được can thiệp vào công việc nội bộ các nước để trốn trách nhiệm.

Các trại học tập ấy có thật là trại học tập không? Hay thật ra là hệ thống trại giam, tất cả đều trực thuộc Cục quản lý trại giam của Bộ Nội vụ, mà thủ trưởng hồi 1975 là thiếu tướng Lê Phú Qua.

Phương pháp học tập ấy ra sao? Nếu là học tập thì người học có quyền tự do tư tưởng, có quyền thảo luận dân chủ. Thế nhưng khi người học không thông, nói ý kiến của mình khác với người lên lớp thì liền bị biệt giam, bị cùm chân, có khi cùm chéo chân một kiểu cực hình tàn ác Đó có thể gọi là học tập bình thường không? Chính quyền thường khoe rằng chế độ học tập cải tạo rất nhân đạo, học viên được gia đình thăm nuôi, được chăm sóc thuốc men, được lao động để tự cải thiện đời sống. Vậy số người chết trong trại do đau yếu không được chăm sóc, như ông Phan Huy Quát như luật sư Trần Văn Tuyên, như nhà văn Nguyễn Mạnh Côn... là bao nhiêu người? Tỷ lệ nữ... là bao nhiêu? Và có bao nhiêu người bị ốm nặng, gần chết thì được họ cho về nhà để... chết, như ông Hồ Hữu Tường, như nhà thơ nổi tiếng Vũ Hoàng Chương? Những người lãnh đạo của đảng cộng sản còn chống chế rằng không thể có cách làm nào khác để giữ gìn trật tự an ninh vì đã có những mầm mống chống đối, gây hỗn loạn, sau đó lại có xung đột với Khờ me đỏ ở Cam bốt, rồi tiếp nữa là chiến tranh với Trung quốc, rồo những âm mưu của các tổ chức Hoàng Cơ Minh, Võ Đại Tôn... nên không thể không có biện pháp quản lý chặt chẽ những mầm mống nổi loạn ấy.

Cần có một cuộc thảo luận rộng rãi trong xã hội để làm rõ vấn đề này: phải chăng có thể có một cách đề cập khác, một giải pháp khác, một cách làm khác, đối với hơn 200 ngàn viên chức và sĩ quan thuộc chế độ cũ đã bị bắt buộc ở tù từ 2,3 năm đến 13, 14 năm?

Cách làm khác ấy có thể tạo nên một cuộc hòa giải và hòa hợp dân tộc rộng lớn được không? Có thể tận dụng sớm được trí thức, hiểu biết, kinh nghiệm của những đối tượng ấy cho công cuộc xây dựng đất nước không? Từ đó có thể tranh thủ sâu sắc hơn số người đông đảo ấy trên tinh thần dân tộc, đoàn kết dân tộc và phục vụ dân tộc được không? Có thể giảm bớt rất nhiều những chết chóc đau khổ, ốm đau, thiệt thòi cũng như nhưng đỗ vỡ có tính chất bi kịch gia đình của số người đông đảo ấy không?

Tóm lại có thể có một chính sách khôn ngoan, sáng suốt và nhân đạo hơn là chính sách đã thực hiện hay không? Tôi tin chắc là có, ngay từ những tuần lễ sau 30- 4- 197 tôi đã đến các trại giam các viên tướng Sài Gòn ở trại Quang Trung. Tôi đã đến trại Long Thành, các trại ở Long An, Cần Thơ, Hàm Tân, Quảng Ngãi, tôi cũng đã đến trại Tân Lập, Tuyên Quang, rồi mấy trại ở Hà Nam Ninh, Thanh Hóa. Tôi đã hỏi chuyện hàng trăm cán bộ quản giáo. Tướng Lê Phú Qua đã mời tôi dự nhiều cuộc họp của cán bộ quản giáo toàn quốc (từ 1978 đến 1983). Tôi cũng đã hỏi chuyện hàng trăm đối tượng cải tạo, từ gần 40 viên tướng, các bộ trưởng, thứ trưởng, người lãnh đạo các đảng phái cho đến những sĩ quan và hạ sĩ quan... Có người đã nói thẳng với tôi rằng: thà rằng quý ông lập tòa án để xét xử một cách hợp pháp, chớ đày đọa bọn tôi như vầy thì vô lý quá, không ai biết còn ở tù bao lâu nữa! Cũng có người nói: đây là việc rất thất nhân tâm đối với mỗi người chúng tôi, đối với cả gia đình, bè bạn chúng tôi; người thắng trận mà làm thế này thì chỉ nhận được thêm hận thù mà thôi! Có người cho rằng bên Pháp sau khi ông De Gaulle thắng, giải phóng được nước Pháp họ ân xá hết mọi người Collabo (người hợp tác với Đức). Họ xử ông Pétain, tuyên án tử hình mà rồi giảm án, cho ông ta ở cả một lâu đài, vì tuổi cao cho đến khi ông ta chết. Chỉ những kẻ tội phạm giết người mới bị truy tố và xét xử theo luật pháp hẳn hoi...

Có người gặp tôi, chân thành phàn nàn, chúng tôi học đâu có vô. Vì lo ở nhà vợ con cực khổ quá chừng. Cũng có người phàn nàn về mấy cậu quản giáo: có một anh trung úy lên lớp cho chúng tôi, khoe rằng Liên xô tài giỏi, giúp cho Việt nam một thứ tên lửa rất tân kỳ, tên lửa đó nằm phục trong mây, không có màu sắc, khi máy bay Mỹ tới, tên lửa tự động phóng vào máy bay Mỹ, trúng tới cả trăm phần trăm. Tôi có học về nguyên lý tên lửa mà không hiểu nổi. Vậy mà đâu dám hỏi lại. Thì ra mấy cậu lên lớp không được bồi dưỡng, trình độ quá thấp, nói tùy tiện, lại còn có người ba hoa khoác lác đến thế! Sau này có mấy ông H.O. sang Mỹ cũng kể với tôi và phàn nàn y như thế. Một viên trung tá kể rằng một dân ở trại Long Khánh một quản giáo bắt được giấy chép thơ. Đây là mấy bài thơ Đường do anh bạn ở phòng khác chép cho. Thế là anh quản giáo tra hỏi, ai chép thơ này? Đỗ Phủ là ai? Nó ở buồng nào? Khi anh này trả lời, thưa cán bộ, trong di chúc cụ Hồ có nói tới ông này, thì bị cự lại là, nói láo, dám đưa cụ Hồ ra nói giỡn à.

Tôi cho rằng việc đày đọa hàng trăm ngàn con người trong các trại học tập, thực tế là trại giam rất hà khắc, với việc học tập hình thức kiểu nhồi sọ, là một chủ trương thất đức, thật nhân tâm, mang tính chất trả thù, gây không biết bao đau khổ, chết chóc, tật bệnh, có khi cả tan vỡ gia đình, làm đau khổ cả đến vợ con, bố mẹ, thân nhân họ. Đây là một sai lầm lớn từ chủ trương đến thực hiện, xúc phạm truyền thống nhân ái của dân tộc, đầy ải không biết bao nhiêu con người, làm tăng thêm hận thù và cừu oán khôn nguôi. Những người lãnh đạo cộng sản một mực cãi lại nhận định ấy. Cần có những cuộc họp ở trong nước và trên trường quốc tế để làm rõ đúng sai, sáng tỏ, rút ra những kinh nghiệm bổ ích chung cho đất nước.

CUNG CÁCH RA MỘT QUYẾT ĐỊNH

Một trong những nguyên nhân phạm những sai lầm lớn nằm trong cung cách ra những quyết định ấy. Tôi cho rằng đây là một kinh nghiệm cơ bản của đất nước. Một quyết định đúng đắn trước hết phải là một quyết định được cân nhắc, đắn đo kỹ lưỡng, được suy tính chu đáo, bày ra nhiều giải pháp khả dĩ rồi chọn lấy phương án tối ưu. Muốn vậy, phải tập trung những chuyên gia giỏi trong lãnh vực ấy lại cần tham khảo kinh nghiệm của nước khác, cả kinh nghiệm thành công và thất bại. Đó là ý thức dân chủ, thái độ dân chủ của người có trách nhiệm ra một quyết định. Có ý thức dân chủ rồi chưa đủ. Lại còn phải có cơ chế bảo đảm dân chủ. Trong mấy chục năm qua, tình hình không phải như vậy. Trong chiến tranh, tuy chiến đấu gay go, căng thẳng, nhưng việc ra quyết định có phần giản đơn hơn là trong xây dựng đất nước thời bình. Trước hết là cổ vũ tinh thần chiến đâu, nêu cao linh thần bất khuất của toàn dân tộc, kêu gọi lòng hy sinh của mỗi người. Truyền thống này đã có sẵn, chỉ cần khơi dậy. Ta chiến đấu trên đất nước ta, ta có chính nghĩa. Mọi trang bị, vũ khí được Liên xô, Trung Quốc... chi viện. Từ máy xay, tên lửa đến khẩu súng viên đạn, cho đến cả giày dép, mũ, thắt lưng... đều được giúp. Cho đến cả gạo, đường, thuốc men, thực phẩm cũng đều là từ nước ngoài kìn kìn chở về qua đường biển, đường sắt, đường bộ. Tất cả chỉ là xuân thu nhị kỳ cử các đoàn đi ký kết viện trợ, rồi tổ chức tiếp nhận, phân phối. Đạo đức trong sáng là phổ biến, hầu như không có tham nhũng, nên công việc ít phức tạp. Tất cả là vạch kế hoạch chiến đấu cho các mùa: Đông Xuân rồi Hè Thu ở chiến trường miền Nam... Việc quyết định thường là ở Bộ chính trị. Trung ương đảng ít họp. Quốc hội chỉ họp một cách hình thức, không có thảo luận, tranh luận. Cứ gần như lớp học nghị quyết!



Nếp làm việc thời chiến tranh vẫn hầu như không thay đổi trong hòa bình. Thời chiến, sinh hoạt phân tán. Mỗi. ủy viên Bộ Chính trị làm việc "tại gia"? Lại ở cách xa nhau. Mỗi nhà ở là một cơ quan lớn gồm có: văn phòng, thư ký, văn thư, trợ lý, bảo vệ, lái xe, quản lý, bác sĩ, y tá, truyền tin, liên lạc, tiếp phẩm, nấu bếp, phục vụ... Rồi vợ con, thân nhân ở chung một chỗ cả. Trong Bộ chính trị cũng chỉ có Tổng bí thư và 1,2 đến 3 người nữa làm "hạt nhân lãnh đạo", có nghĩa là chi phối cả tập thể. Cá nhân Tổng bí thư đề ra theo "sáng kiến cá nhân" rồi trao đổi với 1,2 người gần gũi, thân cận, hợp ý nhau, thế là coi như xong. Các cuộc họp ít thảo luận, không có tranh luận thật sự, thường là xuôi chiều. Theo tính chất gia trưởng phong kiến, mọi người đều nể nang nhau, dĩ hòa vi quý, theo truyền thống "đoàn kết"? Vì không có ý thức dân chủ, lại không có cơ chế bảo đảm cho dân chủ nên dưới chờ trên ra quyết định. Đã có trên nghĩ rồi. Trên bao giờ cũng tài giỏi, sáng suốt... Dưới chỉ có ngồi học để ghi chép, quán triệt, chấp hành, thực hiện... Các buổi phổ biến nghị quyết, nhận định, các buổi phổ biến tình hình đều quy định chặt chẽ những ai đến dự. Và sau khi dự ở trên về lại họp cán bộ để phổ biến xuống dưới. Ai được nghe trên phổ biến và có nhiệm vụ phổ biến cho dưới luôn tự cho là nhân vật quan trọng, rất quan trọng? Vì tự cho mình là nắm được ý trên, của Tổng bí thư, của Bộ Chính Trị, của Trung ương để phổ biến cho dưới.


Cả bộ máy của đảng là thế. Trên suy nghĩ, làm ra quyết định vâ nghị quyết. Dưới tiếp nhận. Cứ trên "mớm" đến đâu lại về "nhả" ra cho dưới đến đó. Hàng tuần, đó gọi là các cuộc "giao ban". Ghi chép "giao bạn" kín hàng chục, hàng trăm cuốn sổ như vở học sinh. Khi ghi chép, vẻ mặt luôn tỏ ra quan rong. ổ biến xuống dưới thì dưới chỉ có úếp thu và chấp hành. Kỷ luật đảng là vậy Nghị quyết là công trình tập thể, không thề thiếu sót và sai lầm. Họ bắt buộc các cấp phải nghĩ như vậy!

Do cách làm việc còn mang tính chất thủ công, lạc hậu, lại chủ quan tự mãn nên có những vấn đề quốc gia cực lớn, một thời gian dài không có ai quản cả. Ví dụ như vấn đề quân số, nghĩa là vấn đề tổng số quân đội. ở các nước, đây là một số liệu then chốt, liên quan đến chính trị, kinh tế, ngân sách, quốc phòng... phải do Tổng thống, Quốc hội, ủy ban Quốc phòng, Hội đồng nhà nước, hoặc Hội đồng an ninh hoặc nội các quản. Tôi tìm hiểu vấn đề này từ năm 1985, sau khi tham dự một chuyến đi của đoàn đại biểu quân sự cấp cao do Bộ trưởng quốc phòng cầm đầu tham ấn Độ và Indonesia. Tại đó họ rất chú trọng đến tỷ lệ tổng số quân đội tại ngũ trên tổng số dân. ở ấn Độ là 1 triệu trên 720 triệu (l/720); ở Indonésia là 0,8 triệu trên 180 triệu (chừng l/150); ở Việt nam lúc ấy là 1 triệu 6 trên 62 triệu (chừng l/40); còn ở Trung Quốc lúc ấy là 4 triệu/1000 triệu (chừng l/250). Như vậy là so sánh tỷ lệ cực kỳ hệ trọng này của quốc gia thì Việt nam đứng đầu, vượt xa các nước khác, cao gấp hơn 6 lần Trung Quốc, gấp 4 dân Indonesia và gấp 18 lần ấn Độ. Tỷ lệ trung bình của thế giới là 1/100. Ai cũng biết Nhật và Cộng hòa Liên bang Đức có tỷ lệ này cực kỳ thấp, do bị cấm không được xây dựng lực lượng quân sự tiến công sau chiến tranh thế giới dân thứ 2, nên họ đã phát triển vượt bậc về kinh tế, với một ngân sách quân sự không đáng kể, dưới 1 phần trăm ngân sách quốc gia. Tôi đã dựa vào niên giám quân sự của Viện nghiên cứu chiến lược Anh ở Luân Đôn vào năm 1984 và 1985 để thống kê tỷ lệ nói trên của các nước Đông Nam á gửi cho Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và viết 1 bài báo nói đến tỷ lệ cực kỳ hệ trọng này. Thế nhưng việc giảm quân số chỉ được chú ý từ năm 1989 mà lại thực hiện rất nửa vời vì việc giải ngũ binh sĩ gặp khó khăn. ở nước ta, không 1 đại biểu quốc hội nào nghĩ đến tỷ lệ này, và không một ai chất vấn hay lưu tâm chính phủ về vấn đề này cả.

Nhiều lần theo dõi các phiên họp của Quốc hội ở Ba Đình, có lúc tôi cảm thấy thương hại cho các ông nghị nước ta. Tội nghiệp cho họ! Họ được chính phủ cho biết điều gì thì được biết điều ấy. Họ chẳng bao giờ hỏi han, chất vấn hoặc nêu lên vấn đề để tranh luận. Họ đến hội trường rất thụ động, như đến lớp học vậy. Các cuộc thảo luận ở tổ, đại biểu mỗi thành phố hay tỉnh lớn hoặc đại biểu ở 2,3 tỉnh nhỏ họp thành một tổ rất xuôi chiều. Mà quốc hội chỉ họp xuân thu nhị kỳ, mỗi năm hai lần, mỗi lần hơn 1 tuần lễ! Tôi quan sát thấy có đến quá nửa số đại biểu suốt nhiệm kỳ 4 năm không hề đứng dậy phát biểu một dân nào ở hội trường? Bao giờ cũng là các tổ trưởng, người đứng đầu các tỉnh, thành phố, khu vực phát biểu theo kiểu tham luận tập thể. Rất hiếm khi một đại biểu nói lên ý kiến cá nhân. Cho đến cuộc thảo luận về Hiến pháp mới năm 1990 và 1991 có sôi nổi đôi chút nhưng vẫn không phản ánh ý kiến rộng rãi của nhân dân, của xã hội!

Tôi hỏi chuyện khá nhiều vị đại biểu quốc hội. Họ không biết gì đến sự kiện Tết Mậu Thân 1968 khi cuộc tiến công đó nổ ra. Mãi đến tháng 6- 1968 họ mới được thông báo, không khác gì người dân bình thường khác. Sự kiện cuối năm 1978 đầu năm 1979 tiến công vào lãnh thổ Cam Bốt, các đại biểu quốc hội cũng chẳng biết, vì bí mật quân sự. Điều này cũng chẳng có gì lạ. Vì trong quốc hội, có những thành phần mặt trận, là đại biểu Công giáo, Phật giáo, đạo Tin Lành có đại biểu nhà tư sản, đại biểu hợp tác xã, đại biểu một số dân tộc thiểu số... Họ chỉ được coi là đại biểu quốc hội loại 2, loại dự bị, làm trang sức cho chế độ hơn là làm đại biểu quốc hội thật sự!

Tôi cứ nghĩ, nếu có nền nếp dân chủ thì các cuộc họp quốc hội sẽ diễn ra sôi nổi và bổ ích bao nhiêu! Sẽ có những cuộc chất vấn nghiêm chỉnh về các vấn đề cơ bản, tránh được những sai lầm kéo dài. Như vấn đề "Tù binh Mỹ và người Mỹ mất tích trong chiến tranh", các đại biểu quốc hội cũng ù ù cạc cạc như người dân thường. Hồi 1988, khi tôi xuống thành phố Nam Định, một đại biểu quốc hội hỏi tôi: ta đã trao trả hết chưa hay còn giữ lại làm "vốn" để mặc cả với phía Mỹ? Họ cho rằng một quan chức ở báo Nhân Dân ắt phải biết rõ hơn là một đại biểu quốc hội! Tôi đã trả lời theo sự hiểu biết của tôi là đã trao trả hết với mục đích hồi ấy là để tiếp nhận được nhanh, gọn tất cả người của ta bị phía bên kia giam giữ.

Có một dạo quốc hội bàn tán sôi nổi về vấn đề thi tuyển chọn quốc ca mới. Nếu tôi không nhầm thì đó là vào 2 năm 1983 và 1984. Ông Trường Chình, lúc ấy là Trưởng ban Thường vụ Quốc Hội, rất hăng hái đề ra chủ trương này. Lý do là đất nước đã thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, nên cần quốc ca mới. Lý do được giải thích thêm trong đảng là vì tác giả quốc ca cũ - nhạc sỹ Văn Cao- có dính đến "bọn phản động Nhân Văn Giai phẩm" hồi 1956, 1957 nên cần thay đổi. Nhạc sĩ Văn Cao đã từ lâu không được mời dự buổi khai mạc các kỳ họp quốc hội ở Hội trường Ba Đình là vì lẽ đó

Khi vấn đề này được đặt ra, có đại biểu quốc hội (tôi không còn nhớ tên) phát biểu rằng: quốc ca các nước thường xuất hiện trong một cao trào cách mạng của quần chúng, như bài quốc ca Pháp "La Marseillaise", như "Tiến quân ca" của Việt nam. Thật khó mà làm quốc ca trong phòng kín, trong một cuộc thi tuyển kiểu này?

Lập tức ông Trường Chinh phê phán là chưa làm đã mang tâm lý thất bại! Cứ làm rồi sẽ thấy kết quả và thành công to lớn! Rồi ta sẽ có quốc ca rất hay, rất hào hùng cả về lời và nhạc, cả về chính trị và nghệ thuật! Để dẹp tan số người phản đối và dè dặt, ông đứng dậy ở giữa phiên họp quốc hội, hỏi lớn: "Tôi lấy biểu quyết, ai về phe phản đối làm quốc ca mới, giơ tay!". Thế là im re. Nghị quyết được thông qua một cách rất "dân chủ tập trung"! Một ban duyệt và chấm quốc ca mới được thành lập. Gần một nghìn bài được gửi về. Chọn ra được 200 bài, sau đó tuyển được 17 bài hay nhất. Quốc hội họp hai đêm liền để nghe dàn "Quân nhạc" lần lượt trình diễn cả 17 bài được chọn. Bộ văn hóa tốn không biết bao nhiêu tiền của để in hàng chục triệu bản 17 bài nhạc ấy. Vô tuyến truyền hình truyền đi liên tiếp hai tháng trời 17 bài nhạc, chơi đi chơi lại, để lấy ý kiến nhân dân trên các phiếu trưng cầu ý kiến.

Sau đó một vài bài báo nhận xét về một vài bài nhạc khá, để rồi tất cả ồn ào một dạo rơi tõm vào sự yên lặng và lãng quên. Quốc hội không nói đến nữa. Im re. Không kết luận, không kết thúc, không tuyên bố hoãn hay hủy bỏ chủ trương làm quốc ca. Và tất nhiên là không tuyên bố giải tán "phe chủ trương làm quốc ca mới" do ông Chủ tịch ủy ban thường vụ quốc hội cầm đầu... Đúng là đầu voi đuôi chuột. Và không bao giờ xin lỗi nhân dân là đã lãng phí bao nhiêu thời gian, giấy má để tổ chức một cuộc thi vô duyên đến thế. Thật cứ như chuyện đùa! Và cũng chẳng ai qua đó công nhận ý kiến chính xác của một đại biểu quốc hội dám cho rằng không thể thi sáng tác và tuyển chọn quốc ca trong phòng kín.

Cái cung cách thông qua chủ trương xây dựng đường giây cao thế tải điện từ Bắc vào Nam trong phiên họp quốc hội tháng 4 năm 1992 cũng vậy. Đây là một quyết định chính thức của Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt nam, thông qua một cách hấp tấp, vội vã rồi đưa ra "ép" quốc hội! Nghĩ giản đơn rằng, miền Nam thiếu điện, một tuần cúp điện 3 ngày thì các công ty nước ngoài vào sẽ chán nản không muốn đầu tư; miền Bắc lại thừa điện. Tải từ chỗ thừa đến chỗ thiếu, như đưa điện từ cột điện vô nhà! Các đại biểu quốc hội đâu biết đây là vấn đề rất phức tạp về kỹ thuật; tốn kém không thể là 300 triệu đô la mà có thể lên tới 500 triệu. Lại rất khó bảo đảm việc vận hành an toàn! Người lên tiếng can ngăn một cách tha thiết là chuyên gia có tâm huyết, chuyên giảng dạy nghiên cứu về đường dây tải điện loại dài trên một ngàn kilômét, từng phụ trách toàn ngành điện ở miền Nam trước năm 1975. Đó là ông Nguyễn Khắc Nhẫn, hiện là giáo sư môn lưới điện Viện đại học bách khoa Grenoble, chuyên gia ở Tổng công ty điện lực Pháp EDF; ở trong nước họ cho rằng giáo sư Nguyễn Khắc Nhắn không đáng tin cậy, không hiểu rõ tình hình trong nước, sùng bái kỹ thuật phương Tây? Họ đã động viên việc xây dựng lớn này, coi như là một chiến dịch tốc quyết và tốc thắng, quả quyết sẽ hoàn thành vào cuối năm 1993 này, trước sự sửng sốt của các chuyên gia Pháp, Mỹ, Nhật. Nhà báo Mỹ Murray Hiebert của tuần báo FEER (Far Eastern Economic Review)viết bài trong tháng 2- 1993 rằng, các nhà đầu tư nước ngoài phát sợ khi thấy chính quyền Việt nam liều lĩnh ném vào công trình này chừng nửa tỷ dô la, mà tất cả kế hoạch xây đựng và tài liệu kỹ thuật chỉ vẻn vẹn có 16 trang giấy! Coi thường kỹ thuật, ẩu đến thế là cùng! Cũng giống như quyết định xây dựng nhà máy thủy điện cỡ lớn ở Hòa Bình, do Liên xô bỏ vốn; Bộ Chính trị chọn phương án đắt tiền nhất, kéo dài thời gian nhất, phức tạp nhất về kỹ thuật là khoan vào trong lòng đá để đặl 8 ống nước chảy lớn, nhằm đề phòng một cuộc chiến tranh nguyên tử! Giá đắt hơn gấp đôi, thời gian (11 năm) hơn gấp ba so với bình thường, đến nay vẫn chưa hoàn thành! Cái giá mà nhân dân phải cúi đầu chấp nhận và còng lưng chịu đựng do cung cách hạ một quyết định lớn mà coi thường kỹ thuật thật khủng khiếp!

Tôi đã chí tâm dò hỏi một số ủy viên trung ương, một số ủy viên Ban bí thư và cả 3 vị ủy viên Bộ chính trị của đảng, và thấy ra những chuyện thật kinh hoàng. Những vấn đề lớn, một số chủ trương lớn, chính sách lớn đụng chạm đến toàn xã hội không hề được đưa ra cân nhắc, thảo luận và tranh luận khi cần ở các cơ quan lãnh đạo ấy? Vấn đề cải tạo công thương nghiệp ở miền Nam sau 1975, chủ trương "cải tạo" bằng trại giam hàng trám nghìn người thuộc chế độ cũ ngay sau 30- 4- 1975 cũng như kế hoạch lớn thu vàng lá để cho người Hoa và những người khác di tản nửa hợp pháp, đưa quân vào Cam bốt và ở lâu tại đó đến 10 năm... đều như vậy. Chỉ có 2,3 vị ở chóp bu tùy hứng nghĩ ra và quyết định...

NGÀNH BẢO VỆ TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

Đây là ngôi nhà 6 tầng lớn nhất thủ đô. Lớn nhất về trang bị kỹ thuật, lớn nhất về uy lực của nó. Trụ ở chính của Bộ là Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương cũ nay vẫn là trường Mỹ Thuật trông tiêu điều, đổ nát. Nó được xây dựng từ năm 1973 đến 1982 thì khánh thành. Do Bộ nội vụ Liên xô giúp xây dựng cho Bộ nội vụ Việt nam. Tổng cục an ninh và Tổng cục phản gián đóng đô ở ngôi nhà mới này, cùng với văn phòng của Bộ Trưởng và các thứ trưởng. Ngôi nhà cũ của Bộ nội vụ ở phố Trần Bình Trọng cách đó không xa, nay là nơi làm việc của Tổng cục Hậu Cần, Tổng cục xây dựng lực lượng của Bộ nội vụ. Cạnh đó, trên đường Trần Hưng Đạo là trụ sở của Sở Công An Hà Nội.



Lực lượng quân đội đã quá lớn, lực lượng công an cũng không kém. Công an và cảnh sát. Có công an mặc sắc phục, có công an mặc thường phục, công an nổi và công an chìm. Có công an chính trị, công an kinh tế, công an văn hóa, công an đối với người ngoại quốc. Có công an hộ khẩu, công an đường phố, có công an lưu động. Cảnh sát cũng đủ loại cảnh sát khóm, rồi công an đường sắt, công an hải cảng, công an sân bay...


Năm 1978 khi xảy ra vấn đề người Hoa, lực lượng công an và cảnh sát ở cơ sở được tăng vọt lên. Trụ sở công an phường trở nên bề thế. Điều không bình thường là các cơ sở giáo dục, y tế, nhà trẻ, nhà mẫu giáo, nơi giải trí của thanh niên, thiếu nhi... thì chật hẹp, nhơ bẩn, tiêu điều, xuống cấp đến tệ hại thì các cơ quan công an cảnh sát lại tăng thêm diện tích, nhà cửa bề thế, sang trọng hẳn lên ! Nhà khách của Bộ Nới Vụ ở phố Nguyễn Thượng Hiền, khách sạn của Bộ nội vụ ở Nguyễn Du nổi bật hẳn lên so với các ngôi nhà ở xung quanh.

Tôi ước mong sau này sẽ đến lúc nhân dân ta biết được vô vàn hồ sơ mật được giữ kỹ trong trụ sở của ngành an ninh, để dư luận trung thực trong và ngoài nước hiểu thêm về những vụ án vô lý, bất công cho đến nay vẫn chưa được nhìn nhận lại và giải oan cho đương sự.

Cần lưu ý đến một ngành an ninh rất ít người biết đến. Đó là ngành bảo vệ trong quân đội. ở cơ quan Tổng Cục Chính Trị của Quân đội nhân dân có một ngành an ninh được đặt tên là ngành bảo vệ gồm có Cục bảo vệ do một viên tướng làm cục trưởng, thường là 3 đến 4 cục phó; ở mỗi quân khu và quân đoàn có một Ban Bảo Vệ trong Cục Chính Trị; ở mỗi sư đoàn có một Phòng Bảo vệ trong Ban Chính Trị, ở các trung đoàn có trợ lý bảo vệ trong cơ quan chính trị. ở các cơ quan lớn như Bộ Quốc Phòng, Bộ Tổng Tham Mưu, Học Viện, Trường Quân Sự cũng đều có Ban Bảo Vệ. Cán bộ bảo vệ luôn cùng với cán bộ tổ chức là loại cán bộ được vị nể nhất, có quyền hành lớn nhất, nghĩa là quyền sinh quyền sát đối với sinh mạng chính trị của cán bộ, bất kể thuộc cấp bậc và chức vụ nào.

Nhiệm vụ của ngành Bảo vệ là bảo đảm sự trung thành tuyệt đối của sĩ quan, đơn vị đối với đảng, theo dõi, điều tra, phát hiện những người không thông suốt với đường lối chính sách của đảng để có biện pháp xử trí. Dạo những năm 1965 đến 1967, khi có chủ trương đi tìm những phần tử xét lại thân Liên xô, tôi ở báo Quân Đội Nhân Dân, thỉnh thoảng lại có cán bộ bảo vệ của Tổng cục chính trị ra làm việc và có lúc họ cho xe ô tô con bịt kín đến, đọc lệnh bắt người rồi đưa đi luôn. Đó là trường hợp bắt đưa đi Tổng biên tập trung tá Hoàng Thế Dũng, thay cho thượng tá Văn Doãn ở lại Liên xô sau khi học trường chính trị ở Moscou; và sau đó là các trung tá Trần Thư, trung tá Mai Luân, thiếu tá Đinh Chân, thiếu tá Mai Hiến, trung tá Đặng Cần, Trung tá Nguyễn Cận... Họ bị đưa đi biệt tích luôn. Không ai nhắc đến và hỏi đến họ, hiểu ngầm với nhau rằng đây là những người dính đến "quan điểm xét lại", đồng tình với đường lối của đảng Liên xô... Vài năm sau họ trở về, nhưng bị điều đến đơn vị khác, hoặc cho chuyển ngành, giải ngũ, và cũng không còn ai dám nhắc đến họ nữa. Hỏi hay nhắc đến họ có thể mang vạ vào thân, sẽ bị lập tức nghi ngờ là "có liên quan", "cùng quan điểm"...

Những người nói trên khi bị hỏi cung, chất vấn bởi cán bộ bảo vệ, thường buộc phải khai: Đã đến nhà tướng Giáp hao giờ? Để làm gì? Viết bài gì? Trao đổi ý kiến những gì, có những ai dự, v..v.. Điều này để nói lên cán bộ bảo vệ có quyền rất lớn, giám sát cả đại tướng Bộ trưởng Bộ quốc phòng, người mà trên danh nghĩa là Thủ trưởng của họ! Quyền lực của ngành bảo vệ quân đội còn ở chỗ ngành ấy có quan hệ với Bộ nội vụ và đặt dưới quán chỉ đạo về nghiệp vụ an ninh của Bộ trưởng nội vụ, hồi ấy là ông Trần Quốc Hoàn, về sau là ông Phạm Hùng, sau nữa là ông Mai Chí Thọ và nay là ông Bùi Thiện Ngộ. Ai cũng biết ông Mai Chí Thọ không qua hệ thống đào tạo sĩ quan an ninh gì cả, từ bên ngoài nhập vào ngành là được phong luôn quân hàm đại tướng công an với những quyền hành rất rộng lớn. Nhưng người giám sát quân đội rất chặt chẽ, mà bản thân không thuộc hệ thống quân đội là ông Lê Đức Thọ, ủy viên Bộ Chính Trị, Trưởng ban tổ chức trung ương. Với chức vụ này ông nắm toàn bộ tổ chức của hệ thống chuyên chính vô sản của chế độ bao gồm: đảng, chính quyền nhà nước, quân đội, công an, an ninh, mặt trận... Ông còn trực tiếp phụ trách công tác tình báo chiến lược, công tác phản gián. Như đã nói ở trên, ông không phải quân nhân, không phải sĩ quan, nhưng ông lại ứng cử và bầu cử trong đảng bộ quân đội nghiễm nhiên là một ủy viên của quân ủy trung ương, trong khi Tổng bí thư Lê Duẩn kiêm luôn chức Bí thư quân ủy trung ương, Đại tướng Võ Nguyên Giáp về mặt Đảng, chỉ là một phó bí thư quân uỷ trung ương. Cho nên nhóm lãnh đạo gồm các ông Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Mai Chí Thọ, Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu cùng với các ông Trần Quốc Hoàn, Văn Tiến Dũng... trên thực tế đã chi phối toàn bộ tình hình chính trị, quân đội và ngoại giao trong thời kỳ chiến tranh. Thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ có tấm lòng ngay thật, đôi khi thật thà đến ngây thơ, lại cả nể, nhu nhược, chỉ còn biết than thân trách phận vì không có thực quyền. ở gần 40 năm trên cương vị Thủ tướng, ông chẳng có chính kiến gì rõ rệt, luôn tỏ ra nhu nhược và bất lực. Người ta chê ông, thương hại ông và không ai tỏ ra nể sợ ông cả. Một số trí thức cho rằng ông Phạm Văn Đồng làm một nhiệm vụ về văn hóa thì thích hợp và có thể thành đạt hơn, như ông Tố Hữu nếu chỉ làm một nhà thơ, một nhà văn hóa thì có ích hơn, có lợi cho ông ta hơn. Ông ta muốn trở nên một nhà kinh tế, một nhà chính trị cho nên bị vỡ mộng một cách cay đắng. Thì ra cái khó của một con người vẫn là tự hiểu khả nàng của mình để có một hoài vọng đúng mức.

Ông Lê Đức Thọ là loại người có tham vọng lớn, có tự tin lớn. Ông "bao sân" rất ghê: tổ chức cán bộ, quân sự, an ninh, ngoại giao... Ông gắn bó với ông Lê Duẩn và do đó tha hồ vùng vẫy. Chính cái ngành tổ chức cán bộ, ngành ông chịu trách nhiệm chính, thì lại là ngành bảo thủ nhất, cổ hủ nhất, có định kiến với cán bộ trí thức nhất, và tác hại xấu nhất cho toàn bộ sự nghiệp đất nước. Có lúc trong đảng rất nhiều người nghĩ rằng ông sẽ là người thay ông Lê Duẩn ở cương vi Tổng bí thư; về sau có người nghĩ rằng ông Đức Thọ đã chuẩn bị cho ông Tố Hữu lên thay ông Lê Duẩn... Thế nhưng sự đổi mới của Liên xô dưới thời Gorbachev đã làm thay đổi tất cả. Ông Nguyễn Văn Linh được "ngờ" là con người của đổi mới! Lại một sự ngộ nhận! Và đến nay ông Đỗ Mười vô cùng thủ cựu lại được ngỡ" là con người của đổi mới, cùng với ông Đức Anh bảo thủ cũng không kém? Thật là nỗi bất hạnh lớn của đảng cộng sản, dẫn đến nỗi bất hạnh lớn của đất nước.

Nhìn lại tất cả bộ mặt lãnh đạo mới, tôi nhớ đến tình hình của đảng cộng sản cuối năm 1989 và đầu năm 1990. Hồi đó tình hình nổi cộm nhất là đánh giá tình hình Liên xô và Đông Âu. Vì sao sụp đổ? Vì nguyên nhân bên trong hay vì nguyên nhân bên ngoài? Và ta phải rút ra từ đó bài học gì? ông Trần Xuân Bách khi đó lập được ra một văn phòng gồm những cán bộ chuyên thu nhận và phân tích thông tin từ các nước ngoài (Đông âu, Liên xô và phương tây) nên có điều kiện hiểu tình hình một cách khách quan và toàn diện, nhận ra rằng nguyên nhân bên trong (quan liêu, thiếu dân chủ, kinh tế tập trung cứng nhắc theo kế hoạch nên kém phát triển, hàng tiêu dùng thiếu, đảng xa rời nhân dân) là chính và bài học rút ra là phải đi bằng hai chân: chân kinh tế là tự do thị trường và chân chính trị là dân chủ và đa nguyên. Ông viết báo, nói chuyện, truyền bá quan điểm của mình. Lập tức các vị giáo điều bảo thủ nhất trong đảng nhao nhao lên phản đối. ở hội nghị trung ương lần thứ tám, những tiếng nói giận giữ nhất trút lên đầu ông Trần Xuân Bách là của các ông: Đào Duy Tùng, Nguyễn Đức Bình, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Hà Phan, Lê Đức Anh, Đoàn Khuê, Vũ Oanh, Lê Phước Thọ...Họ cho ý kiến của ông Bách là nguy hiểm, theo quan điểm của kẻ thù của xã hội chủ nghĩa, mang tính chất cơ hội hữu khuynh và xét lại... Bộ chính trị chỉ dự định đề nghị trung ương thi hành kỷ luật đưa ông Bách ra khỏi Bộ Chính Trị và Ban Bí Thư, nhưng các vị trên đây nhất định đòi là phải ra khỏi trung ương; lại còn có vị đưa ra ý kiến là với chính kiến và thái độ vô kỷ luật trong phát ngôn như thế, ông Bách không còn có tư cách là một đảng viên thường nữa . Ông Đào Duy Tùng vốn là Tổng biên tập Tạp Chí Cộng Sản, chính do thái độ cứng rắn ấy mà nay ông nhận trách nhiệm ủy viên Bộ Chính Trị, thường thực Ban Bí Thư, thay ông Nguyễn Thanh Bình. Đây là một vị trí vô cùng quan trọng, quyền hạn lớn, thay mặt Bộ Chính Trị giải quyết mọi công việc hàng ngày, một chức vụ vẫn được coi như phó Tổng bí thư trung ương đảng. Chính ông đã phổ biến các nghị quyết 7, 8 và 9 hồi 1989 và 1990 trong các hội nghị cán bộ đảng ở Hội trường Ba Đình.

Ông Nguyễn Đức Bình là phó hiệu trưởng trường Nguyễn ái Quốc được đưa lên hiệu trưởng trường này từ năm 1985. Năm 1987, ông cầm đầu một đoàn cán bộ lý luận sang Liên xô để trao đổi ý kiến về dự thảo cương lĩnh mới của đảng chuẩn bị cho Đại Hội 7 của đảng. Trong khi trao đổi ý kiến với phía Liên xô, các quan điểm chủ quan, giáo điều của bản dự thảo đã bị cán bộ Liên xô phê phán và yêu cầu loại bỏ, nhất là quan điểm về đặc điểm chủ yếu của thời đại ngày nay là sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản tiến lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới, về sự giẫy chết hiện tại của chủ nghĩa tư bản, về sự bần cùng hóa của lao động trong xã hội tư bản, về tính ưu việt và tốc độ phát triển cao của chủ nghĩa xã hội...

Các bài phát biểu gay gắt phê phán ông Trần Xuân Bách của các ông: Nông Đức Mạnh, Đoàn Khuê, Lê Đức Anh, Nguyễn Hà Phan, Vũ Oanh, Lê Phước Thọ... đã được chú ý từ đó để đi đến hình thành một hạt nhân lãnh đạo cứng rắn và cứng nhắc hiện nay, nhằm duy trì bằng mọi giá đường lối giáo điều và bảo thủ về cơ bản, tuy có đổi mới và tự do hóa đáng kể về kinh tế. Các vị này đã được "khen thưởng xứng đáng" trong một tập hợp mới. Ông Nguyễn Hà Phan khi ấy còn là ủy viên dự khuyết trung ương, đã được đưa ngay lên ủy viên trung ương chính thức để rồi sau Đại Hội 7 vào luôn Ban Bí Thư.

Chính những nhân vật bảo thủ cực đoan nhất nói trên đang chi phối tình hình chính trị ở Việt nam vì ông Lê Đức Anh đã trở thành chủ tịch nước và trực tiếp nắm cả các ngành quốc phòng, an ninh và đối ngoại, coi Bộ trưởng nội vụ Bùi Thiện Ngộ là người dưới quyền mình. Ngôi nhà lớn ở phố Yết Kiêu, trụ sở của Bộ Nội Vụ luôn có nhiệm vụ lớn nhất là bảo vệ sự lãnh đạo của đảng cộng sản; nhiệm vụ ấy được đặt cao hơn là bảo vệ an ninh quốc gia, cao hơn công cuộc bảo vệ sự phát triển của đất nước trong pháp luật.

TỪ BỘ TRƯỞNG TRỞ XUỐNG ĂN PHẢI QUẢ LỪA

Ngành an ninh có số người làm việc rất đông. Càng ở bên dưới, anh chị em sống và công tác trong điều kiện thiếu thốn, vất vả. Do lương thấp, sống không nổi một cách bình thường, gia đình khó khăn, không ít người sa vào tội lỗi, lợi dụng những quyền hạn của mình để sách nhiễu nhân dân. Tuyển vào ngành công an thường phải có thần thế. Trước hết là con em trong ngành. Không ít gia đình bố, mẹ, vợ con, anh chị em đều ở trong ngành công an và cảnh sát. Thời chiến, người trong ngành công an còn có lợi thế là không phải đi linh, không phải cầm súng ra trận, tránh bị hy sinh ngoài chiến trường. Con cháu các vị trong Bộ Chính Trì cũng thường được nhận vào bộ máy công an. Lê Trung, con trai ông Lê Duẩn dù học kém, hạnh kiểm yếu ở trường phổ thông, văn được đưa vào đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh theo kiểu ép (để đồng chí Tổng bí thư yên tâm phục vụ cách mạ ng) rồi vào học trường 500 (đại học an ninh), để được phong trung úy công an khi ra trường.



Ngành an ninh có một số cán bộ tận tụy, có trình độ chuyên môn khá, thông minh và tháo vát. Như ông Hai Tân, quê ở đồng bằng sông Cửu Long, được phong anh hùng các lực lượng an ninh do thành tích cùng với đồng đội đã phá kê hoạch thâm nhập vũ đang của một số tổ chức chính trị từ nước ngoài, được một số tổ chức Trung Quốc hỗ trợ. Lực lượng an ninh Việt nam cũng đã chặn bắt được một số tốp thâm nhập vũ trang từ Thái Lan vượt sông Mê công qua đất Lào, những tốp vũ trang này định về tới Việt nam nhưng đã bị bắt trên đất Lào, ở một vùng Hạ Lào thuộc tỉnh Saravane. Nhưng cũng cần chỉ ra rằng có vụ an ninh Việt nam bị hớ. Họ bị thua trong cuộc đấu trí với đối phương. Do kiêu ngạo, tự phụ, rất chủ quan, có khi họ bị thua đau. Chính trong vụ Võ Đại Tôn họ bị một keo khá nặng. Dư luận chưa biết ro việc này. Tôi theo dõi vụ Võ Đại Tôn ngay sau khi ông ta bị bắt. Cả nhóm ông ta được đưa vê vùng gần Hà nội. Ông ta khai báo rất dễ dàng, đầy đủ. Ông ta tỏ ra "phục thiện" khá nhanh, "chân thành nhận tội", chân thành hối hận". Ông ta viết ra một tập tài liệu dày gần 100 trang, nói rõ hệ thống tổ chức chí nguyện quân phục quốc ở Mỹ, ở úc, ở Thái Lan..., cuộc thâm nhập liều lĩnh, diễn biến từng ngay cuộc thâm nhập và kết thúc bi thảm của nó. Ông ta ca ngợi cụ Hồ Chí Minh, "thú tội với vong linh của Cự và "xin được cải tạo để trở thành người công dân lương thiện", "để làm lại cuộc đời.


Cục quản lý trại giam của Bộ Nội Vụ, Tổng cục an ninh vui mừng, tự hào là đã "cải tạo được một tên trùm phản động cỡ lớn vào loại nhất!" Thứ trưởng Trần Đông và Bộ trưởng Phạm Hùng được báo cáo, thích thú quá! Hai vị liền thu xếp để trực tiếp gặp người tù tiến bộ Võ đại Tôn, tự mình kiểm tra trường hợp này. Qua thẩm tra, không nghi ngờ gì cả, đây là một trường hợp cực hiếm, "chính nghĩa đã nhanh chóng thu phục được nhân tâm một tên trùm phản động. Phải tận dụng kết quả để thủ tiêu hoàn toàn ý chí phản động của những kẻ còn làm le thâm nhập gây bạo động." Một kế hoạch được phác họa, do đích thân Bộ trưởng Phạm Hùng gợi ý: "Sẽ tổ chức một cuộc họp báo quốc tế; nhử một số phóng viên báo chí vô tuyến truyền hình Mỹ, Pháp, Nhật bản... vào, để cho Võ Đại Tôn trả lời phỏng vấn của họ. Cuối tháng 6- 1982, nhân một cuộc họp Quốc Hội, Bộ Nội Vụ mời một số quan chức trung ương và địa phương có mặt ở Hà nội đến trụ sở mới toanh vừa hoàn thành ở giữa phố Yết Kiêu để giới thiệu bộ mặt mới, bề thế và hiện đại của Bộ Nội vụ mà không một bộ nào khác so sánh nổi. Gần một trăm vị chức sắc tràm trồ nhìn ngắm cơ ngơi to rộng và thiết bị tối tân, có hệ thống lưu giữ hàng chục triệu dấu ngón tay, nhằm so sánh để tìm ra thủ phạm một cách chính xác và cực nhanh. Trong phòng khách lớn ở tầng 2, Bộ trưởng Phạm Hùng cao hứng giới thiệu "kết quả cải tạo một tên trùm phản động cỡ lớn nhất xưa nay" và báo tin Bộ đang chuẩn bị cho con người này họp báo quốc tế? Mọi người hân hoan phấn chấn, nhưng có đại biểu cất tiếng hỏi: "Xin đồng chí cho biết đây là ta họp báo giới thiệu thành tích của ta hay ta cho phép Võ Đại Tôn họp báo."

Bộ trưởng đứng dậy nói lớn:"Ta cho nó họp báo chớ! Dậy mới cao tay chớ, các đồng chí. Nó sẽ làm cho bọn nhà báo Mỹ, Pháp, Nhật... khiếp đảm ấy chớ! Vì nó sẽ nhận hết tội đã qua và tự nó nói lên cách mạng đã cải tạo nó sâu sắc ra sao!

Một đại biểu khác, phó tổng biên tập tạp chí Cộng Sản Hồng Chương đứng dậy: "Thưa các đồng chí, làm vậy có mạo hiểm không? Vì có thể khi thấy các nhà báo quốc tế hắn quay lại chửi mình thì sao?". Ông Phạm Hùng đứng dậy, vạch cả chiếc áo sơ mi đã cỡi hết khuy ra vì trời rất nóng, để lộ chiếc may ô bên trong, la lớn: Khỏi lo, khỏi lo! Tui đã gặp nó hai lần rồi. Tôi nắm chắc chuyện này rồi, hiểu không? Tui nè, tui nắm nó sau ót (gáy) rồi! Khỏi lo mà! Một số nhà báo ngay sau đó được phép đến gặp Võ Đại Tôn tại một ngôi nhà riêng, ở ngoại ô Hà nội, gần con đường cái đi lên thị xã Sơn Tây, gần Nhổn. Cả một tốp của Tổng cục an ninh ở trong ngôi nhà nhỏ hai tầng ở giữa làng: hai cán bộ quản giáo, bác sĩ, nấu ăn, bảo vệ. Võ Đại Tôn đọc sách báo, nghe đài, dạo chơi ngoài vườn; được hưởng tiêu chuẩn đặc biệt. Bộ áo quần mới may đo, giày dép, rất mới; cứ như một viên thứ trưởng. Người "tù binh đã giác ngộ" này ở một mình một buồng trên gác, chuẩn bị gấp cho cuộc họp báo. Ông ta béo đỏ, tóc lốm đốm bạc. Tôi hỏi chuyện Võ Đại Tôn suốt một buổi chiều; ông ta nói lại những điều đã được ghi trong hồ sơ. Thêm một vài cảm tưởng: Thưa ông, tối nào tôi khó ngủ, bà bác sĩ lên hỏi han, gài mùng rồi cho thuốc, tôi nghĩ xưa mẹ tôi chăm sóc cho lôi cũng đến như vậy thôi! Người bác sĩ cách mạng thật như mẹ hiền, được vô viếng thăm lăng Bác Hồ, tôi coi là kỷ niệm đẹp nhất đời mình. Trước thi hài bác, tui tự nhủ mình là đứa cháu hư, xin hứa với bác phấn đấu để trở thành người cháu ngoan của bác...

Tôi không mảy may hoài nghi gì về những lời nói ấy, Tối ngày 9 tháng 7- 1982, cuộc họp báo "nội bộ" được tổ chức rầm rộ ở trụ sở Mặt Trận Tổ Quốc Trung ương trên đường Tràng Thi. Các báo, đài truyền hình, đài phát thanh của trung ương và Hà nội đều tới dự, chật kín phòng họp lớn. Sau khi đại diện Bộ Nội Vụ giới thiệu, Vỡ Đại Tôn điềm tĩnh, "xúc động" kể lại cuộc đời mình, "một cuộc đời lầm đường lạc lối", nay "may mắn được cách mạng giáo dục cải tạo, Chừng 10 câu hỏi được đặt ra, Võ Đại Tôn trả lời, đôi phắt chớp chớp vì xúc động, giọng run run, nhắc đến "cuộc vào viếng Lăng Bác Hồ" và hứa hẹn trở thành người tiến bộ để chuộc lỗi lầm cũ.

Mọi người vỗ tay ran! Có người cho điểm: 21 trên 20! Có nghĩa là vượt mọi sự phỏng đoán và chờ đợi. An ninh giỏi thật. Cảm hóa được một kẻ sừng sỏ loại nhất! . Tối ấy, ở làng nhỏ ngoại thành, Võ Đại Tôn được thưởng, liên hoan với anh chị em an ninh cháo gà thơm ngon và bia Hà nội, bóc thuốc lá thơm ba con 5,... Cần giữ sức để giành thắng lợi trong tiết mục chủ yếu vào tuần lễ sau: buổi họp báo quốc tế.

Mọi người yên chí và phấn chấn, dự kiến mọi câu hỏi cánh nhà báo nước ngoài có thể đặt ra và thống nhất với "ông bạn Võ Đại Tôn" nội dung trả lời sao cho tự nhiên, thâm thúy. Cuộc họp báo "nội bộ" là bước chuẩn bị thiết thực, là cuộc tập dượt rất bổ ích cho cuộc họp báo quốc tế. Nhiều cán bộ đoán: Võ Đại Tôn sẽ không còn phải ở tù, còn chuẩn bị được nhận công tác! Có thể là ở Mặt Trận Tổ Quốc chẳng hạn.

Chiều 13- 7- 1982, tại Câu Lạc Bộ Quốc Tế, trên đường Hùng Vương, cách lăng Hồ Chí Minh không đầy một cây số. Có hơn một chục nhà báo quốc tế từ Băng Kok sang, cùng với mấy chục nhà báo Đông Âu, Liên xô, phương Tây đã có mặt từ trước. Phòng họp chật cứng. Những chiếc đèn chiếu của các đoàn quay phim rực sáng. Chủ tọa cuộc họp báo của Võ Đại Tôn là thứ trưởng thông tin Lê Thành Công, phó tổng cục trưởng an ninh Dương Thông và đại diện vụ báo chí Bộ Ngoại Giao tôi không còn nhớ tên.

Vô Đại Tôn mặc áo quần mới màu be, chững chạc, vẻ xúc động. Thứ trưởng Lê Thành Công tuyên bố cuộc họp bắt đầu và yêu cầu Võ Đại Tôn tự giới thiệu và "tự do trả lời các nhà báo quốc tế. Võ Đại Tôn nói về hành động thâm nhập gây bạo loạn, bị bắt trên đất Lào. Đúng là nói như sách, thuộc lòng theo qui định trước. Bỗng đến câu thứ ba thì lạc đề! Phải nói là "sai quyển" thì đúng hơn. Ông ta cao giọng:

"Quân đội chúng tôi được tuyển từ những thanh niên yêu nước từ Hoa Kỳ, Pháp, úc Châu, Châu á để trở về giải thoát đồng bào khỏi sự cai trị của cộng sản!"

Ba vị đoàn chủ tịch bối rối! Điện bị hỏng ngay sau đó. Xin tạm nghỉ một chút để chuẩn bị thêm.

Võ Đại Tôn được dẫn vào phòng nhỏ phía sau. Dương Thông nghiến răng, đập bàn, chất vấn:

- Sao nói lung tung vậy! Hả! Chuẩn bị thêm mấy ngày nay rồi mà vẫn không nhớ à?

Tôi thấy Võ Đại Tôn bình tĩnh, mỉm cười:

- Quý ông sao mà nóng vậy! Phải hiểu tâm lý bọn phóng viên Phương Tây chớ! Tôi phải nói cho họ tin rồi sau đó mới nói sự chuyển biến của tui chớ! Các ông không hiểu sao? Phải biết tạo nên cao trào rồi rập một cái nói đến sự chuyển biến của mình. Vậy mới gây ấn tượng sâu chớ. Các ông yên lâm, tôi sẽ làm các ông hoàn toàn hài lòng cho mà coi. Bọn này ghê lắm, nói như cuộc họp báo nội bộ, chúng nó làm sao mà tin được.

Mọi người tuy vẫn lo nhưng bỗng thấy nhẹ bớt một phần; vả lại thấy lời Võ Đại Tôn có vẻ hợp lý. Sau lời dặn Thôi! Cứ phải nói như đã chuẩn bị và thông qua, nghe không!, cuộc họp lại tiếp tục. Vừa cầm lấy mi- crô, nghe câu hỏi của một phóng viên Mỹ, Võ Đại Tôn nói mạnh, nói nhanh: "Sự nghiệp chúng tôi là đấu tranh để chống lại chế độ độc đoán. Chúng tôi tin ở thăng lợi!

Lê Thành Công và ông Dương Thông đứng dậy, tuyên bố kết thúc cuộc họp báo! Mọi người sửng sốt, nhốn nháo. Hai chiến sĩ bảo vệ giải Võ Đại Tôn ra xe, không về ngôi nhà cũ mà đi theo con đường vào thị xã Hà Đông, đến gần nhà máy cao su, thì rẽ trái, về trại giam Thanh Liệt. Tại đó lập tức bộ áo quần đo may màu "be" bị lột, trước sự bực tức giận dữ của tất cả cán bộ ngành an ninh. Võ Đại Tôn bị trừng phạt về tội ngang ngược, "tráo trở" bất ngờ, không ai đoán trước được hôm ấy.

Các phóng viên nước ngoài không hiểu rõ ý định của ngành an ninh là cho Võ Đại Tôn họp báo để khoe thành tích một con người được cách mạng chính nghĩa cải tạo và chinh phục để trở thành "con người mới", ăn năn hối cải về tội lỗi cũ, nên họ không tỏ ra sửng sốt gì như tất cả cán bộ an ninh, báo chí, tuyên huấn, ngoại giao có mặt. Các bài báo viết sẵn phải sửa chữa lại, bỏ hết các đoạn thú nhận tội lỗi và ân hận hối cải... liên quan đến cuộc họp báo nội bộ tuần trước. Thế là cả hệ thống an ninh, từ viên tướng cầm đầu hệ thống trại giam cho đến hệ thống cán bộ quản giáo, đến quyền tổng cục trưởng an ninh, đến các thứ trưởng và điều đáng chú ý nhất là cả ngài bộ trưởng nội vụ đích thân "nấm chắc sau ót" đối tượng này đã bị một cú bất ngờ đau điếng. Đây là một ngày đen của ngôi nhà phố Yết Kiêu. Nhưng sau đó không có một buổi nhận xét, một cuộc rút kinh nghiệm nào cả. Mọi việc biến mất trong im lặng. Người ta chỉ nhìn nhau, nhún vai, tỏ vẻ chê sự nhẹ dạ, vụng về, ấu trĩ của ngành an ninh, thế nhưng không ai dại gì mà nói đến sự kiện ấy. Đụng đến bộ máy ấy thì chỉ có lỗ!

Một con người có niềm tin ở những giá trị và mục đích của ninh, biết xử xử một cách mưu lược trong tình trạng đơn độc bị mất tự do, dù sao cũng là một con người đáng nể. Tôi hoàn toàn bác bỏ và chống lại phương thức dùng bạo lực vì chỉ có hại và không được nhân dân tán thành, nhưng tôi vẫn giữ một thái độ khách quan trong đánh giá dũng khí và mưu lược của người tù Võ Đại Tôn hôm ấy trong một cuộc họp báo công khai ở Hà nội, cách đây 11 năm.

HỒ SƠ VÀNG VÀ MÁU

Biết bao hồ sơ oan trái mà chế độ "vô sản chuyên chính" ở Việt nam đã dựng lên đối với công dân nước mình, đối với đảng viên đảng cộng sản! Công lý xã hội, lẽ phải trong cuộc sống đòi hỏi phải xem xét lại từng trường hợp và kết luận lại một cách công minh. Sự nghiệp "đổi mới", chủ trương đổi mới về pháp lý, sống theo luật pháp càng đòi hỏi sự xem xé lại một cách đầy đủ vô vàn hồ sơ ấy. Quy luật kế thừa của lớp người cầm quyền và lãnh đạo xác định trách nhiệm của những người nắm chính quyền hiện nay phải làm điều đó Họ không thể từ bỏ trách nhiệm, làm lơ hoặc ỉm đi được. Hồ sơ cuối cùng được nêu lên trong cuốn sách này là hồ sơ về những người "thuyền nhân". Vì có người muốn bênh vực, chạy hết tội cho chế độ chính trị vừa qua ở Việt nam thường nêu lên rằng nó rất khác chế độ chính trị ở Liên xô, càng khác chế độ chính trị ở Trung Quốc vì nó có bộ mặt "người" hơn, nhân đạo và nhân ái hơn! Quả thật chế độ Stalin đẫm máu kinh khủng, tàn ác kinh khủng, với hàng chục triệu sinh linh bị đày đọa, khủng bố, bắn giết, thủ tiêu. Quả thật cải cách ruộng đất và cách mạng văn hóa ở Trung Quốc dã man, điên loạn, kỳ quặc, phi lý cũng đến tận cùng. Những cuộc bắn giết, truy lùng địa chỉ ác bá, bắn chết gục rồi đá xuống hố, không cho họ hàng người thân nhận xác, rồi giải cả các quan chức cấp cao cũ đội mũ lừa lê lết lên đường phố để nhân dân hò hét chửi bới, nhổ nước bọt, bạt tai... thì thật là "Tàu Trung Cộng". Liên xô có những màn giết Kirốp, Bukhanine, ám sát Trôsky, bắt giết Beria, hạ bệ Khrushchev thì Trung quốc có màn bắn lãnh tụ cộng sản vùng Đông Bắc là Cao Cương, không kích bắn chết vợ chồng Lâm Bưu, hạ bệ tống giam lũ 4 tên, trong đó cả cả đệ nhất phu nhân Giang Thanh, giải đi tuần hành làm nhục chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ... Việt nam quả thật không có những cuộc thanh toán và hạ nhục ly kỳ đến như vậy. Thế nhưng không phải vì vậy mà bỏ qua những hành động phi lý, phi pháp (theo tiêu chuẩn pháp lý quốc tê) ở Việt nam được. Nó chiếm số lượng không nhỏ, và mặt ác độc nào đó không phải là không nặng nề, phi nhân tính.



Hồ sơ "thuyền nhân" từ 30- 4- 1975 đến tận gần đây là một chồng hồ sơ nhức nhối. Báo chí quốc tế đã viết rất nhiều tin tức phóng sự về "boat people". Việt nam đã sáng tạo nên một danh từ mới không vẻ vang gì! Tổng cộng đã có tới khoảng 1 triệu rưỡi người mang danh hiệu "thuyền nhân". Họ ra đi bằng đường biển, đi ra đại dương. Họ đi trên thuyền gỗ thuyền buồm, mảng, tàu lớn, tàu nhỏ. Già trẻ lớn bé đều có mặt. Có phụ nữ còn đẻ con trên tàu, trên bãi đổ bộ. Họ quê ở Sài gòn, Chợ Lớn, quê Cần Thơ, Vĩnh Long, Cà Mau, Phú Quốc... Họ quê ở Hải Phòng, Móng Cái, Hà nội... Nghĩa là từ mọi tỉnh, thành phố của đất nước. Họ làm đủ nghề: viên chức, sĩ quan chế độ miền Nam cũ, nhà buôn bán, công nhân, thợ thủ công, sinh viên, học sinh, bà nội trợ cho đến trí thức, nhà văn, nhà báo, sĩ quan quân đội, cán bộ, đảng viên cộng sản... Chưa có một công trình nghiên cứu về họ. Họ đi về phía Nam, dạt vào Thái Lan, Indonesia, Malaisia, xuống tận Châu úc... Họ sang Philippin, họ đi lên Ma cao, Hong Long, Nhật Bản... rồi sang tận Hoa Kỳ, Tây Âu...


Luận điệu thường được nhà tầm quyền ở Hà nội nói lên vấn đề này là: đó là những người phạm tội, phạm pháp, những người từ bỏ tổ quốc mình. Thậm chí có quan chức cộng sản thóa mạ: bọn đó là đồ bỏ, đồ chạy theo địch, đi tìm bơ sữa, là khúc ruột thừa ung thối, cắt đi cho khỏe. Hãy quên những kẻ chạy trốn ấy đi.

Rất cần, ngay từ bây giờ, một cuộc điều tra tỷ mỹ, khoa học, khách quan và chuẩn xác về sự kiện "di tản khổng lồ" này, một sự kiện chưa từng có trong lịch sử Việt nam (cùng với cuộc di tản từ Bắc vào Nam hồi 1954), một hành động tập thể bi thảm trước và sau ngày "giải phóng miền Nam", làm cho chữ "giải phóng" mang một ý nghĩa mỉa mai, chua xót

Cần làm rõ những số liệu sau đây: đã có bao nhiêu "thuyền nhân vượt biển trước và sau 30- 4- 75? Họ thuộc những thành phần xã hội, nghề nghiệp tôn giáo, độ tuổi, địa phương nào? Họ đã phải chi bao nhiêu vàng, của cải, tiền bạc? Và bao nhiêu là phải nộp cho "chính quyền cách mạng", cho công an... để mua bãi, mua tàu thuyền và cống nạp? Đã có bao nhiêu người bị đắm vì tai nạn, giông bão, tàu hư hỏng, bị hải tặc cướp? Đã có bao nhiêu phụ nữ bị hãm hiếp? Và nguyên nhàn của một thảm họa dân tộc này là ở đâu ?

Lẽ ra phải có một cuộc điều tra và kết luận về cái kế hoạch 2, còn gọi là kế hoạch B của bộ nội vụ, của ngành công an: bán bãi, cho đi gọi là nửa hợp pháp để thu vàng "bỏ vào công quỹ , ép các tàu thuyền nhận quá tải để thu vàng tối đa, gây nên vô vàn thảm họa. Pháp luật quốc lề và dư luận quốc tế cần biết rõ về sự kiện khủng khiếp này. Không ai có thể ỉm đi, chôn vùi trong quên lãng thảm họa kinh khủng này! Đã có vài cuốn sách cũng như hàng trăm bài báo viết về người di tản, các trại di tản, nhưng chưa có một cuộc tổng kết đầy đủ và cần thiết. Đây sẽ là một công trình tập thể của chính hàng triệu bà con di tản, của các nhà báo, nhà văn, nhà thơ, nhà luật học quốc tế, nhà xã hội học...

Tôi đã gặp những người di tản cho biết đã phải nộp 6 lạng vàng, có người 2 lạng, có người lên đến 32 lạng (một gia đình 3 người nộp gần 100 lạng vàng) để di tản. Có người phải đi đến lần thứ 3, ìân thứ 4, thậm chí lần thứ 5 mới thoát, vì bị công an bắt đi bắt lại để làm tiền tối đa. Rồi cả người đi tiễn cung có khi bị công an khám người, tịch thu vàng, tiền, nhẫn, trang sức, cho đến cả xe tô, xe gắn máy của họ, nếu không sẽ không cho người thân đi thoát. Rồi tài sản: nhà cửa, đồ đạc để lại bị tịch thu- Một phần nhỏ cho "nhà nước", một phàn lớn cho bọn tham quan ô lại. Những gia đình bị tan nát qua di tản, xa nhau, lạc nhau, bỏ nhau, người sống kẻ chết... cũng không sao kể xiết.

(Để bắt đầu thu lượm dần hồ sơ về thuyền nhân", người viết cuốn sách này xin đề nghị lất cả bà con ở trong cuộc và hiểu biết vấn đề này ghi lại tóm tắt sự kiện bản thân mình biết theo những nội dung trên đây và gửi về: Thành Tín. Sài gòn Press. Box 4995. Irvine. CA 92716, UA. Kèm theo hàng chữ: Hồ sơ di tản. Xin cám ơn)

Bi kịch của người ra đi, của người ra đi không lọt, của người ở các trại tị nạn, của những người bị cưỡng bức trở về thật không sao kể xiết. Tôi đã gặp những phụ nữ khi kể lại bi kịch gia đình than khóc và cả gào thét lên một cách thê thảm về nỗi đau lòng giằng xé tâm can. Có người kể rằng sau đó đến 5,6 năm, không hề dám nhìn ra biển, không dám đến nơi gần đại dương, vì chỉ nghe tiếng sóng, nhìn thấy bọt biển là hiện lên những thảm cảnh máu và nước mắt, xác chết, người chết lả vì đói khát, người hấp hối không có cách gì cứu chữa, phải thả xác người thân xuống biển cả... Những cảnh ở tận cùng của sức chịu đựng của con người, không còn có thể vượt qua nổi nữa...

Trong khi giới cầm quyền ở Hà nội chụp mũ tất cả những người di tản là phạm pháp, là từ bỏ tổ quốc và đất nước, đi theo các nước phương Tây, mất gốc, tìm lõi thoát riêng cho bản thân mình một cách ích kỷ... thì cần chỉ rõ chính họ là một nguyên nhân, thậm chí nguyên nhân gốc của thảm kịch này. Giả thử như không có chính sách bắt giam đày đọa hàng tràm ngàn người trong cái gọi là "các lớp cải tạo , không có những chủ trương cải tạo công thương nghiệp vội vã, tràn lan, độc đoán, không có những định kiến về ngụy quân, ngụy quyền, ngụy dân, không có thái độ kỳ thị với các tôn giáo, đối với trí thức, không có chiến dịch xua đuổi. người Hoa một cách ào ạt... thì vấn đề di tản hàng loạt đã chắc chắn không xảy ra. Chính quyền đã tự mình phạm pháp khi chủ trương thu vàng và tổ chức đi tản, "xuất khẩu những công dân loại 2", một chủ trương bán chính thức mà quốc hội không hề được biết. Đây là một vụ tham nhũng cực lớn, tàn bạo, đầy máu và nước mắt, một vụ phạm pháp ô nhục của hệ thống chính quyền, đày đọa nhân dân mình không ai có thể bênh vực và lấp liếm được.

Gọi là thuyền nhân nhưng thật ra còn có cả những bộ

nhân", người di tản bằng đường bộ từ Việt Nam Nam sang Lào,

Cam bốt, Thái Lan) và gần đây có cả không nhân", nghĩa

là người di tản hằng đường hàng không, theo con đường du lịch, sang Nga, các nước Liên xô cũ, Ba Lan, Tiệp Khắc, Bungari, Đức, Pháp, Hà Lan, Bỉ... Chính các cơ quan ngoại giao, lãnh sự, công an, du lịch ở Hà Nội là đầu mối của đường dây xuất khẩu lao động, thanh niên, sinh viên, nghiên cứu sinh cũ ở các nước này, bán hộ chiếu (giả mà thật), bán vé máy bay, định giá (từ Hà Nội đi Moscou là 3.800 đô la một người); từ Hà Nội đi Cộng Hòa Liên Bang Đức là 4.400 đô la một người...) Cuối tháng 12- 1992 ở Quốc hội, Thủ tướng chính phủ báo cáo rằng nạn dí tản đã chấm dứt cũng vẫn là nói dối, là che dấu các cuộc di tản do một bộ phận chính quyền tổ chức một cách phi pháp các "không nhân nói trên. Tội lỗi của họ vẫn đang còn chồng chất?

Động cơ của nhưng người di tản có nhiều. Có người vì không sống nổi dượt một thc chế mà họ cho là độc đoán, không dân chủ; có người vì không thể kinh doanh một cách ngay thật được; có người vì lương lai của con cái, mong chúng được học hành chu đáo, thành tái thật sự; có người để sum họp gia đình; có người vì lương tâm ngay thật, không muốn sống trong môi trường lừa dối, ô nhiễm về đạo đức; rất ít kẻ vì phạm pháp sợ bị trừng trị, bỏ trốn; còn có cả trí thức trung thực; thanh niên có hoài bão; đảng viên Cộng Sản cũ có lương tâm không thc tự do nói lên ý nghĩ chính trị bộc trực của mình mà không bị trừng phạt nên buộc lòng phải tạm ra nước ngoài để đấu tranh cho một nền dân chủ thật sự trên đất nước mình. Không thể vơ đũa cả nắm, nói theo kiểu vu khống của một số người trong chính quyền là họ đều là những người quay lưng lại quê hương, theo đế quốc, ăn phải bã chiến tranh tâm lý của phương Tây!

Trên đây đã nói đến một số "hồ sơ" của các vụ, việc từng diễn ra tuồng mấy chục năm qua. Tuy kể ra cũng khá nhiều, nhưng vẫn còn rất không đầy đủ. Từ vụ sát phạt các đảng phái đối lập, rồi "sai lầm" trong Cải cách ruộng đất, đến các nạn nhân trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm, rồi từ các vụ "xét lại , "chống đảng", đến các chiến dịch cải tạo xóa bỏ chế độ tư hữu, cho đến các vụ đàn áp tôn giáo, cũng như "các trại cải tạo, vô vàn "thuyền nhân", những người đấu tranh cho dân chủ... tất cả nêu lên một bức tranh nặng nề khủng khiếp mà nguyên nhân gốc là xã hội không có dân chủ và tự do. Sự đánh giá về nguyên nhân và trách nhiệm liên quan đến các hồ sơ này đang rất khác nhau, trái ngược nhau, chưa được kết luận minh bạch. Tác giả nêu lên để mong các sự kiện trên sẽ dần dần được phân tích và đánh giá đúng đắn. Đó là mong muốn của toàn xã hội, nhất là của hàng vạn, hàng vạn người ở trong cuộc, của những người liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến các vụ, việc trên đây. Để các hồ sơ còn trợn trừng mắt vì oan ức chất chứa chưa được giải, cuối cùng có thể khép lại, cho vào kho lưu trữ của lịch sử sau khi sự thật được sáng tỏ và công bằng được thực hiện.

1      2      3      4     5     6

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét