Bọn khung
bệnh xá và K.4 chào mừng lễ quốc khánh 2 tháng 9 năm 1978 của chúng bằng một
cái chết thê thảm của một vệ binh. Buổi chiều trước ngày lễ, chả hiểu chúng bị
thanh tra thế nào, thằng thủ trưởng sai hai thằng vệ binh dẫn mấy con heo nuôi
lậu giấu nơi cái connex nằm bên ngoài hàng rào. Chẳng hiểu ma đưa lối quỷ dẫn
đường ra sao, một thằng đạp trúng ngay quả lựu đạn gài của bọn an ninh vòng đai
trại. Ôi thôi! Cỏ cây hoa lá bỗng một thoáng nhuộm đầy máu me Việt cộng lẫn máu
heo lậu. Tiếng nổ vang lên vào lúc bọn Vĩnh đang chờ chích thuốc trên phòng
khám bệnh. Tất cả bỗng ngừng tay và ùa về phía hàng rào sau K.30, nơi gần nhất
chỗ phát ra tiếng nổ. Lúc ấy quả bọn tù bệnh và bọn thợ mộc chưa ai rõ là chuyện
gì, chỉ khi từ hàng rào bò vào một thằng máu me cùng mình, mọi người mới biết
là lũ cháu ngoan bác Hồ có thằng lâm nạn.
Kẻ bị thương chỉ bò được qua hàng rào, đến trước cái connex chỗ chúng từng giam và đánh chết người tù tên Hiền của K.4 trước đây, tên Việt cộng con hết bò nổi và xỉu tại trận. Có một điều lạ, và có lẽ lạ nhất đối với bọn tù, ấy là cách chỗ nổ không quá năm mươi thước, một đám vệ binh đang dợt bóng chuyền với nhau, dù đã biết rằng hiện đang có một hai đồng chí của chúng lâm nạn, nhưng tuyệt nhiên không thằng nào nghĩ tới chuyện tiếp cứu. Chúng chỉ ngừng tay ngó về hướng tiếng nổ phát ra, rồi như đã đoán được rằng có một hai thằng bạn nữa vừa rơi vào tình trạng sinh Bắc tử Nam, chúng lại thản nhiên quay trở về với quả bóng, với vuông sân và với tiếng cười đùa ồn ào đến độ không ai có thể ngờ được!
Phải một lúc sau đó mới có một thằng quản giáo từ văn phòng khung K.4 hộc tốc chạy ra quan sát chỗ nổ. Quan sát xong hắn quay lại hét mấy thằng vệ binh tiếp cứu, nhưng rõ ràng bọn chúng đã tỏ lộ thái độ cháy nhà hàng xóm bình chân như vại. Rốt cuộc tên quản giáo phải đâm bổ vào khu bệnh xá của tù. Kế đó, dưới sự hướng dẫn của tên quản giáo, bác sỹ Thiết cùng mấy anh bạn tù khỏe mạnh bên khối mộc xách băng ca chạy ra tiếp cứu. Tên bị xây xát nhẹ được khênh lên khu bệnh xá của cai tù, còn tên bị thương nặng được khênh ngay vào phòng nhận bệnh của bệnh xá tù để được các ông bác sỹ "ngụy" cấp cứu. Tên này được nhận diện ngay tức khắc. Nó là "môn đệ" của nhạc sỹ Nguyễn Văn Đông. Quả lựu đạn nổ làm bay mất một bàn tay trái, gẫy chân phải và ngực bụng bị soi thủng nhiều lỗ. Sau khi băng bó và chích đến năm bảy mũi thuốc một lúc, tên vệ binh từ từ tỉnh dậy. Bọn Vĩnh đứng quẩn quanh tò mò quan sát. Anh Đông đã được thông báo, được Nông Hải Sơn cõng lên phòng nhận bệnh và được đặt ngồi ngay đầu tấm phản cho nạn nhân nằm. Tên vệ binh từ từ mở mắt. Không một nét đau đớn hay lo sợ được nhìn thấy trong đôi mắt nó, mà lạ lùng thay, Vĩnh và các bạn đều nhìn thấy trong đôi mắt ấy một nét buồn ghê gớm. Trên khuôn mặt nhợt nhạt mất máu, vẻ quái quỷ và hung tợn thường ngày đã biến mất, nhường vào đó một nét chịu đựng lạ thường được phơi bày không che giấu một người Việt Nam không may muôn thủa!
Ông Khái cúi xuống hỏi khẽ nạn nhân một điều gì đó. Vĩnh đứng gần cái TV của bệnh xá và lắng nghe lời bàn nho nhỏ của ông Nam và ông Cường.
- Chịu! Vô phương!
Ngay lúc ấy Vĩnh ngó thấy hai hàng nước mắt lăn trên khuôn mặt xanh yếu của anh Nguyễn Văn Đông. Anh giơ tay quẹt thật nhanh. Lòng Vĩnh tự nhiên ngổn ngang nhiều ý nghĩ...
Nạn nhân chợt mở to mắt ngó mấy người đứng gần. Nó thều thào mấy câu mà suốt đời, không hẳn chỉ riêng Vĩnh nhưng nhất định với tất cả những người đã hiện diện nơi đây vào thời điểm này, đều không thể nào quên được.
- Em... cám ơn các anh... Em ân hận quá... Em đã không nghe lời dặn dò của... mẹ... em... khinh suất nên em chết. Các anh là những người tốt... Em biết... Tốt lắm... Các anh biết thương em muốn cứu... em. Em biết các anh không xấu...
Nói tới đây nạn nhân ngước nhìn nhạc sỹ Đông, thều thào tiếp. Thầy ơi... em chết rồi... cầu Trời phù...
Sức nạn nhân chỉ đến đó thôi. Nó quẹo đầu sang một bên để vĩnh biệt tất cả.
Cái ý nghĩ ngổn ngang lúc nãy về giọt nước mắt của anh Đông chợt tan biến hoàn toàn trong lòng Vĩnh, vì ngay lúc ấy, chính Vĩnh cũng cảm thấy ngậm ngùi khôn tả; và nếu như không bước nhanh ra ngoài, ai biết đâu chính Vĩnh cũng có thể...
Từ lúc ấy cho đến tối, Vĩnh không sao xua đuổi được nỗi thương xót hướng về người quá cố. Chẳng vì những lời nói tử tế sau cùng của người quá cố dành cho bọn Vĩnh, nhưng vì Vĩnh đã một lần nữa thấy rõ rằng thằng nhỏ ấy, vâng, nó chỉ là một thằng nhỏ đáng tuổi em út anh, còn có một con người nguyên vẹn trong lòng. Con người dấu kín trong nó vẫn biết điều ơn nghĩa, vẫn biết tình thầy trò, biết ham học hỏi... Nhưng nó đã bất hạnh. Nó sinh ra và chưa một lần có dịp được sống bằng con người thật của nó. Vĩnh nghẹn ngào với ý nghĩ không biết đến bao giờ anh và các bạn mới có đủ điều kiện, đủ phương tiện để cứu những thế hệ lầm than vô cùng đang thương xót ấy ra khỏi cái guồng máy cộng sản phi nhân, tăm tối và bạo tàn kia!?
Một tuần kế tiếp, theo sau cái chết của tên vệ binh, một hiện tượng khác lại xảy ra làm lũ tù bệnh, đám bác sỹ "ngụy" lẫn khối mộc đều kinh ngạc, và có lẽ còn kinh ngạc hơn buổi nhìn thấy bọn vệ binh chơi bóng chuyền cứ lờ tịt đi chuyện cấp cứu một đồng chí đang lâm nạn; sự kinh ngạc ấy là, tên trung úy chính trị viên của K.4 đi cùng quản giáo của khối mộc, xuống tận khối mộc và kêu khối trưởng ra giao ban đột xuất. Sau khi giao ban, khối trưởng quay vào nhà và chọn mấy anh chàng khéo tay nhất khối hội ý.
- Theo ước vọng của người quá cố được các anh vệ binh kể lại, rằng người quá cố đã nhiều lần ước ao có được một cây đàn guitar. Nay ban chỉ huy và ban quản giáo K.4 kiêm bệnh xá và K.30 chỉ thị khối mộc phải thực hiện gấp trong hai ngày một cây đàn guitar. Cây đàn ấy sẽ được đốt cúng trên phần mộ của người quá cố!
Kẻ bị thương chỉ bò được qua hàng rào, đến trước cái connex chỗ chúng từng giam và đánh chết người tù tên Hiền của K.4 trước đây, tên Việt cộng con hết bò nổi và xỉu tại trận. Có một điều lạ, và có lẽ lạ nhất đối với bọn tù, ấy là cách chỗ nổ không quá năm mươi thước, một đám vệ binh đang dợt bóng chuyền với nhau, dù đã biết rằng hiện đang có một hai đồng chí của chúng lâm nạn, nhưng tuyệt nhiên không thằng nào nghĩ tới chuyện tiếp cứu. Chúng chỉ ngừng tay ngó về hướng tiếng nổ phát ra, rồi như đã đoán được rằng có một hai thằng bạn nữa vừa rơi vào tình trạng sinh Bắc tử Nam, chúng lại thản nhiên quay trở về với quả bóng, với vuông sân và với tiếng cười đùa ồn ào đến độ không ai có thể ngờ được!
Phải một lúc sau đó mới có một thằng quản giáo từ văn phòng khung K.4 hộc tốc chạy ra quan sát chỗ nổ. Quan sát xong hắn quay lại hét mấy thằng vệ binh tiếp cứu, nhưng rõ ràng bọn chúng đã tỏ lộ thái độ cháy nhà hàng xóm bình chân như vại. Rốt cuộc tên quản giáo phải đâm bổ vào khu bệnh xá của tù. Kế đó, dưới sự hướng dẫn của tên quản giáo, bác sỹ Thiết cùng mấy anh bạn tù khỏe mạnh bên khối mộc xách băng ca chạy ra tiếp cứu. Tên bị xây xát nhẹ được khênh lên khu bệnh xá của cai tù, còn tên bị thương nặng được khênh ngay vào phòng nhận bệnh của bệnh xá tù để được các ông bác sỹ "ngụy" cấp cứu. Tên này được nhận diện ngay tức khắc. Nó là "môn đệ" của nhạc sỹ Nguyễn Văn Đông. Quả lựu đạn nổ làm bay mất một bàn tay trái, gẫy chân phải và ngực bụng bị soi thủng nhiều lỗ. Sau khi băng bó và chích đến năm bảy mũi thuốc một lúc, tên vệ binh từ từ tỉnh dậy. Bọn Vĩnh đứng quẩn quanh tò mò quan sát. Anh Đông đã được thông báo, được Nông Hải Sơn cõng lên phòng nhận bệnh và được đặt ngồi ngay đầu tấm phản cho nạn nhân nằm. Tên vệ binh từ từ mở mắt. Không một nét đau đớn hay lo sợ được nhìn thấy trong đôi mắt nó, mà lạ lùng thay, Vĩnh và các bạn đều nhìn thấy trong đôi mắt ấy một nét buồn ghê gớm. Trên khuôn mặt nhợt nhạt mất máu, vẻ quái quỷ và hung tợn thường ngày đã biến mất, nhường vào đó một nét chịu đựng lạ thường được phơi bày không che giấu một người Việt Nam không may muôn thủa!
Ông Khái cúi xuống hỏi khẽ nạn nhân một điều gì đó. Vĩnh đứng gần cái TV của bệnh xá và lắng nghe lời bàn nho nhỏ của ông Nam và ông Cường.
- Chịu! Vô phương!
Ngay lúc ấy Vĩnh ngó thấy hai hàng nước mắt lăn trên khuôn mặt xanh yếu của anh Nguyễn Văn Đông. Anh giơ tay quẹt thật nhanh. Lòng Vĩnh tự nhiên ngổn ngang nhiều ý nghĩ...
Nạn nhân chợt mở to mắt ngó mấy người đứng gần. Nó thều thào mấy câu mà suốt đời, không hẳn chỉ riêng Vĩnh nhưng nhất định với tất cả những người đã hiện diện nơi đây vào thời điểm này, đều không thể nào quên được.
- Em... cám ơn các anh... Em ân hận quá... Em đã không nghe lời dặn dò của... mẹ... em... khinh suất nên em chết. Các anh là những người tốt... Em biết... Tốt lắm... Các anh biết thương em muốn cứu... em. Em biết các anh không xấu...
Nói tới đây nạn nhân ngước nhìn nhạc sỹ Đông, thều thào tiếp. Thầy ơi... em chết rồi... cầu Trời phù...
Sức nạn nhân chỉ đến đó thôi. Nó quẹo đầu sang một bên để vĩnh biệt tất cả.
Cái ý nghĩ ngổn ngang lúc nãy về giọt nước mắt của anh Đông chợt tan biến hoàn toàn trong lòng Vĩnh, vì ngay lúc ấy, chính Vĩnh cũng cảm thấy ngậm ngùi khôn tả; và nếu như không bước nhanh ra ngoài, ai biết đâu chính Vĩnh cũng có thể...
Từ lúc ấy cho đến tối, Vĩnh không sao xua đuổi được nỗi thương xót hướng về người quá cố. Chẳng vì những lời nói tử tế sau cùng của người quá cố dành cho bọn Vĩnh, nhưng vì Vĩnh đã một lần nữa thấy rõ rằng thằng nhỏ ấy, vâng, nó chỉ là một thằng nhỏ đáng tuổi em út anh, còn có một con người nguyên vẹn trong lòng. Con người dấu kín trong nó vẫn biết điều ơn nghĩa, vẫn biết tình thầy trò, biết ham học hỏi... Nhưng nó đã bất hạnh. Nó sinh ra và chưa một lần có dịp được sống bằng con người thật của nó. Vĩnh nghẹn ngào với ý nghĩ không biết đến bao giờ anh và các bạn mới có đủ điều kiện, đủ phương tiện để cứu những thế hệ lầm than vô cùng đang thương xót ấy ra khỏi cái guồng máy cộng sản phi nhân, tăm tối và bạo tàn kia!?
Một tuần kế tiếp, theo sau cái chết của tên vệ binh, một hiện tượng khác lại xảy ra làm lũ tù bệnh, đám bác sỹ "ngụy" lẫn khối mộc đều kinh ngạc, và có lẽ còn kinh ngạc hơn buổi nhìn thấy bọn vệ binh chơi bóng chuyền cứ lờ tịt đi chuyện cấp cứu một đồng chí đang lâm nạn; sự kinh ngạc ấy là, tên trung úy chính trị viên của K.4 đi cùng quản giáo của khối mộc, xuống tận khối mộc và kêu khối trưởng ra giao ban đột xuất. Sau khi giao ban, khối trưởng quay vào nhà và chọn mấy anh chàng khéo tay nhất khối hội ý.
- Theo ước vọng của người quá cố được các anh vệ binh kể lại, rằng người quá cố đã nhiều lần ước ao có được một cây đàn guitar. Nay ban chỉ huy và ban quản giáo K.4 kiêm bệnh xá và K.30 chỉ thị khối mộc phải thực hiện gấp trong hai ngày một cây đàn guitar. Cây đàn ấy sẽ được đốt cúng trên phần mộ của người quá cố!
°
Sau cái
biến cố giấu heo lậu khiến một vệ binh chết, rồi đưa đến chuyện cán bộ Đảng
công khai chơi trò "duy tâm" kiểu "ngụy", bọn tù bệnh xôn
xao nghe ngóng những biến chuyển xảy ra nơi các trại từ K.1 đến K.5. Đầu tiên một
số lớn anh em từ Katum được chuyển về và hầu hết được dồn vào K.4; kế đó một số
khác từng được đưa đi lao động ở Trảng Bom cũng được triệu hồi về lại các K.
Riêng bên bệnh xá, đùng một cái ông bác sỹ Các được thả (?) cùng lượt với ông già Lợi tê liệt và anh chàng Chiêu bị thương nơi bộ phận sinh dục. Tin từ K.5 đưa qua cho Vĩnh biết Kim xã xệ, người bạn đồng quân chủng với Vĩnh cũng đã được thả với mấy người khác. Chuyện có một số người được thả lại một lần nữa được bọn quản giáo các K đồng loạt dùng làm lợi khí tuyên truyền và mở những đợt thi đua làm sạch làm đẹp nơi ăn chốn ở. Thối nhất là việc chúng dùng hệ thống loa được gắn trên tất cả các K, để tường thuật những kết quả của bọn vệ binh đang lập các thành tích (bọn tù không đoán nổi là loại thành tích gì!) để được tham dự một cuộc chạy đua tưởng tượng. Cuộc đua này có tên là Cuộc Đua Về Thủ Đô Thăm Lăng Bác. Ban đêm đã khó ngủ, lại cứ phải nằm nghe "đồng chí A tổ Quyết Thắng của T3 ngày qua đã đạt thành tích 250 điểm, tính ra cây số là 25, vị chi từ ngày khởi hành đồng chí chỉ còn cách thủ đô dấu yêu 460 cây số!". Hoặc giả "đồng chí B tổ Tiến Nhanh ngày qua đã lập kỷ lục mới 360 điểm, tính ra cây số là 36, đồng chí B rất có thể sẽ bắt kịp đồng chí C, người đang dẫn đầu hiện nay trên đoạn đường Nghệ Tĩnh - Thanh Hóa."...
Bọn tù rầu rĩ than thở với nhau.
- Xã hội này từ ăn, mặc, yêu đương đến cả vấn đề du lịch cũng đều xảy ra trong tưởng tượng cả!
Nhưng rồi những chuyện bực mình ấm ớ về đêm như vậy không có lý do để tồn tại. Bọn tù khắp nơi hầu như dồn hết thì giờ vào việc tụm năm tụm ba bàn tán những tin tức mà những anh em từ Katum đưa đến. Theo những anh em này cho biết, sở dĩ họ bị lôi đi khỏi vùng biên giới Việt-Miên vì chiến tranh giữa hai nước "anh em ruột thịt xã hội chủ nghĩa" đã bắt đầu khởi sự. Từ biến cố này, bọn tù "ngụy" tha hồ suy luận và bắt đầu mơ ước trở lại.
Một buổi sáng trung tuần tháng Chín, Vĩnh thình lình được kêu lên ban chỉ huy bệnh xá và K.30. Trước khi rời cổng bệnh xá, Chung Văn Nhỏ chúc mừng vài câu và bác sỹ Châu nháy mắt nói nhỏ.
- Bệnh xá đề nghị cho anh coi như hiệu quả rồi đấy. Nhớ trước khi họ khám, ráng kín đáo lén ra chỗ vắng nhảy cò cò cho tôi năm mươi cái nghe chưa?
Vĩnh đi theo thằng vệ binh dẫn đường. Ít phút sau anh đã được đưa vào ngồi trong một gian nhà tranh nhỏ phía sau ban chỉ huy. Gian nhà tranh trống cả bốn phía vách. Ngồi nơi đây Vĩnh có thể nhìn xéo ra khu nghĩa địa, nơi chôn rất nhiều anh em tù của Suối Máu trong hơn ba năm qua. Anh cũng có thể nhìn thấy một đoạn đường rày xe hỏa chạy trên một thế đất cao, thấp thoáng qua một khu rừng lau lách. Những ngọn gió đưa tới gian nhà tranh mùi phân, mùi nước tiểu, mùi những luống rau ngò rau răm, mùi hôi của lợn và chó, mùi tanh tanh của những xâu đuôi kỳ nhông chưa khô hẳn móc phơi trên một hàng rào thép gai gần đó, mùi ẩm mốc của những nền nhà đắp đất... Vĩnh ngồi xuống một cái ghế đẩu, tự lắng nghe những câu hỏi đang nẩy ra trong đầu. Quang cảnh này bỗng một lần nữa nhắc Vĩnh nhớ đến hồi ở Trảng Lớn, được cách mạng ưu ái mời vào một gian nhà tranh để hỏi tội về cái hồ sơ man khai tí đỉnh. Nhưng dù sao cái gian nhà ấy kín đáo hơn, và câu chuyện lại xảy ra vào lúc tối trời. Quang cảnh này có lẽ giống hồi ở An Dưỡng. Lúc ấy Vĩnh cũng từ phòng cách ly của bệnh xá được thằng an ninh trại 4 lôi lên một căn nhà trống tương tự căn nhà này bợp tai đá đít về tội... xì ke (!), theo đúng như lời báo cáo của ông bạn đồng thân phận Phạm An Toàn. Tệ hơn hồi Trảng Lớn, thằng an ninh còn tặng vào mồm Vĩnh một báng súng và phải gửi lại nơi ấy một cái răng nanh làm kỷ niệm suốt đời.
Vĩnh cố lắc đầu xua đuổi những trận đòn ấy ra khỏi đầu óc. Anh tự nhủ: Không! Mình đang được ra trình diện hội đồng y khoa của tụi nó mà!
Rồi thì "hội đồng y khoa" sau cùng cũng xuất hiện. Chúng cũng gồm ba thằng. Ba thằng này đều lạ mặt với Vĩnh cả. Thực ra, từ hồi nằm bệnh xá, Vĩnh chưa hề biết mặt thằng quản giáo của bệnh xá là thằng nào. Mang máng một lần, trong lúc ngồi trên phòng khám bệnh đợi chích thuốc, một thằng mang quân hàm chuẩn úy bước vào nói chuyện với mấy ông bác sỹ "ngụy". Không hiểu vì chuyện gì, một lúc sau hắn hồn nhiên hỏi bác sỹ Cường.
- Này anh Cường! Trong các anh ở đây đã có anh nào có cấp bằng tiểu học chưa nhỉ?
Nghe hỏi, không riêng ông Cường mà các ông khác đều nghệt mặt ra. Sau cùng, ông Cường đánh trống lảng bằng cách quay lại bọn tù bệnh, hỏi khơi khơi.
- Này mấy anh! Anh quản giáo hỏi mấy anh ở đây đã có ai có bằng tiểu học chưa?...
Lần ấy là lần duy nhất Vĩnh thoáng nhìn thấy khuôn mặt đần độn của thằng quản giáo. Từ đó về sau, anh không có dịp nào gặp lại nên quên mất. Bây giờ ngồi nhìn ba thằng Việt cộng trước mặt, quả Vĩnh không biết chúng là cái gì. Bác sỹ? Quản giáo?
Thế nhưng chỉ vài phút sau Vĩnh không thể không than thầm trong bụng. Câu nói của cổ nhân quả đúng tuyệt đối. Họa vô đơn chí! Ba thằng trước mặt Vĩnh chẳng phải là bác sỹ, cũng chẳng phải quản giáo; chúng là bọn cán bộ an ninh từ "trên" xuống làm việc!
Sau khi giáo đầu phần mục đích yêu cầu, một thằng nhập đề ngay.
- Mấy ngày nay anh đã thấy rõ chính sách khoan hồng trước sau như một của cách mạng thể hiện cụ thể ở trại ta, và trước mắt ở ngay bệnh xá. Anh Các, rồi mấy anh gì nữa nhỉ? À anh Chiêu này, rồi cái anh tê liệt nữa; mấy anh ấy do sự thành khẩn khai báo, thành khẩn ăn năn xám hối những tội lỗi đã phạm với đảng với nhân dân, đã tích cực phấn đấu học tập lao động cải tạo tốt, đã được cách mạng cho về đoàn tụ gia đình, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ Quốc. Riêng anh, đáng lý anh cũng được cách mạng chiếu cố lần vừa qua đấy! Nhưng vì trong hồ sơ còn vài điểm lấn cấn chưa thông suốt, nên Trên quyết định sẽ cho về đoàn tụ ngay sau khi anh khắc phục mọi khó khăn, thành khẩn khai báo lại một lần cuối bản tự khai của anh.
Tên cán bộ an ninh nói tới đây ngó đăm vào Vĩnh, hỏi tiếp. Sao? Yêu cầu của cách mạng như thế anh thấy thế nào?
Vĩnh cố bình tĩnh.
- Vâng, có gì thì tôi đã khai hết từ lâu rồi. Nếu cách mạng muốn tôi khai lại tôi sẵn sàng ngay.
Tên an ninh ngồi giữa bỗng chen vào.
- Ba năm qua anh đã làm 14 bản tự khai. Chúng tôi biết đọc mà. Thế nên cách mạng biết các bản tự khai của anh có nhiều ưu điểm là khá giống nhau và cự li sai biệt không xa nhau lắm. Nói chung chung là tốt. Thế nhưng sau lần làm việc của ban an ninh trại L4T3, bản tự khai của anh vẫn khuyết một điểm quan trọng chưa được bồi dưỡng. Vậy thì là hôm nay, Cách mạng gọi anh lên đây để yêu cầu anh khai chi tiết về những cơ sở văn hóa đồi trụy và phản động của ngụy mà anh từng cộng tác hoặc được biết tới. Nói rõ nhiệm vụ, chức năng và lợi nhuận mà anh từng được hưởng khi cộng tác với các cơ sở văn hóa ấy. Anh đã viết bao nhiêu bài báo đả kích bôi nhọ cách mạng? Đã viết và in bao nhiêu sách? Loại gì? Số quyển lưu hành? Nộp lưu chiếu ở đâu? Ngày tháng nào? Nhất là...
Nói tới đây hắn lại ngó đăm đăm vào mặt Vĩnh, rồi giở giọng ve vãn tiếp. Nhất là khai báo thành khẩn bọn cầm đầu các ổ tuyên truyền phản động, tay sai bọn CIA gài lại hoạt động chống phá cách mạng.
Rồi thì bọn chúng bỏ đi, để lại Vĩnh với mấy tờ giấy và bút mực. Một lần nữa, Vĩnh phải khai bổ túc vài điểm về "văn hóa đồi trụy" cho các bản tự khai trước đó. Dĩ nhiên bản bổ túc của Vĩnh chẳng có gì nhiều hơn một số sách của anh đã viết hoặc dịch từng được xuất bản dưới chế độ cũ. Bản bổ túc, sau cùng được nộp vào lúc các trại sắp phát cơm trưa. Tên an ninh tiếp nhận bản tự khai với một chút nhíu mày nhưng thật may mắn, hắn cho Vĩnh trở về bệnh xá mà không đòi hỏi thêm một cái gì nữa.
Với sự buồn bực trong lòng, Vĩnh trở lại bệnh xá trước sự thăm hỏi của các bác sỹ và các bạn.
Ông Châu hý hửng.
- Theo đúng bài bản đấy chứ!
Vĩnh ngao ngán.
- Ông thầy muốn nói bài bản gì?
- Thì phải nhảy cò cò chừng năm mươi cái!
Vĩnh bỏ ra khỏi phòng khám bệnh, nói khẽ.
- Tôi đã ra hội đồng an ninh chứ không phải hội đồng y khoa, bác sỹ ạ!
Khi về phòng, Vĩnh thấy thêm một bệnh nhân vừa được khênh từ K.5 sang. Hai người khênh võng còn ngồi dựa lưng vào vách tôn của dãy cách ly nghỉ mệt. Một người chợt thấy Vĩnh chợt reo lên.
- Vĩnh!
Vĩnh nhận ngay ra người gọi mình là Phạm Ngọc Đông, hải quân trung úy từng ở đội 19 hay 20 bên K.5. Đông tính tình hiền lành, mặt rỗ hoa, vóc dáng cao lớn khỏe mạnh. Vĩnh không chơi thân với Đông nhưng Đông lại chơi thân với Kim. Thỉnh thoảng gặp nhau nói dăm ba câu chuyện về thời thế rồi thôi. Thình lình gặp nơi đây, Đông thuật lại vài chuyện cho Vĩnh nghe về tình hình chung bên K.5. Đông cũng xác quyết với Vĩnh là gia đình Kim đã chạy hết mười lượng vàng mới cứu được Kim ra khỏi vòng rào trại cải tạo kỳ rồi. Cũng trong lúc trò chuyện tay đôi, Đông cho Vĩnh biết một kế hoạch rất mơ hồ, theo đó có một số anh em trẻ đang ngấm ngầm liên kết với nhau làm cuộc nổi loạn lớn trong tương lai ngay tại trại Suối Máu này. Đông cũng hỏi Vĩnh có quen ai thân bên K.30 không? Nghe Đông nói những chuyện mơ hồ như vậy, quả tình Vĩnh cũng chỉ nghe để mà nghe. Anh lắc đầu và nói rằng không quen ai quá thân bên K.30 cả, trừ một người tên Nông Hải Sơn, nhưng hắn là một nhà tử vi và rất tin vào tướng số. Chắc chắn Sơn sẽ không bao giờ cãi số để bạo loạn một khi hắn đã từng khẳng định rằng số hắn còn lâm vòng lao lý lâu dài.
Riêng bên bệnh xá, đùng một cái ông bác sỹ Các được thả (?) cùng lượt với ông già Lợi tê liệt và anh chàng Chiêu bị thương nơi bộ phận sinh dục. Tin từ K.5 đưa qua cho Vĩnh biết Kim xã xệ, người bạn đồng quân chủng với Vĩnh cũng đã được thả với mấy người khác. Chuyện có một số người được thả lại một lần nữa được bọn quản giáo các K đồng loạt dùng làm lợi khí tuyên truyền và mở những đợt thi đua làm sạch làm đẹp nơi ăn chốn ở. Thối nhất là việc chúng dùng hệ thống loa được gắn trên tất cả các K, để tường thuật những kết quả của bọn vệ binh đang lập các thành tích (bọn tù không đoán nổi là loại thành tích gì!) để được tham dự một cuộc chạy đua tưởng tượng. Cuộc đua này có tên là Cuộc Đua Về Thủ Đô Thăm Lăng Bác. Ban đêm đã khó ngủ, lại cứ phải nằm nghe "đồng chí A tổ Quyết Thắng của T3 ngày qua đã đạt thành tích 250 điểm, tính ra cây số là 25, vị chi từ ngày khởi hành đồng chí chỉ còn cách thủ đô dấu yêu 460 cây số!". Hoặc giả "đồng chí B tổ Tiến Nhanh ngày qua đã lập kỷ lục mới 360 điểm, tính ra cây số là 36, đồng chí B rất có thể sẽ bắt kịp đồng chí C, người đang dẫn đầu hiện nay trên đoạn đường Nghệ Tĩnh - Thanh Hóa."...
Bọn tù rầu rĩ than thở với nhau.
- Xã hội này từ ăn, mặc, yêu đương đến cả vấn đề du lịch cũng đều xảy ra trong tưởng tượng cả!
Nhưng rồi những chuyện bực mình ấm ớ về đêm như vậy không có lý do để tồn tại. Bọn tù khắp nơi hầu như dồn hết thì giờ vào việc tụm năm tụm ba bàn tán những tin tức mà những anh em từ Katum đưa đến. Theo những anh em này cho biết, sở dĩ họ bị lôi đi khỏi vùng biên giới Việt-Miên vì chiến tranh giữa hai nước "anh em ruột thịt xã hội chủ nghĩa" đã bắt đầu khởi sự. Từ biến cố này, bọn tù "ngụy" tha hồ suy luận và bắt đầu mơ ước trở lại.
Một buổi sáng trung tuần tháng Chín, Vĩnh thình lình được kêu lên ban chỉ huy bệnh xá và K.30. Trước khi rời cổng bệnh xá, Chung Văn Nhỏ chúc mừng vài câu và bác sỹ Châu nháy mắt nói nhỏ.
- Bệnh xá đề nghị cho anh coi như hiệu quả rồi đấy. Nhớ trước khi họ khám, ráng kín đáo lén ra chỗ vắng nhảy cò cò cho tôi năm mươi cái nghe chưa?
Vĩnh đi theo thằng vệ binh dẫn đường. Ít phút sau anh đã được đưa vào ngồi trong một gian nhà tranh nhỏ phía sau ban chỉ huy. Gian nhà tranh trống cả bốn phía vách. Ngồi nơi đây Vĩnh có thể nhìn xéo ra khu nghĩa địa, nơi chôn rất nhiều anh em tù của Suối Máu trong hơn ba năm qua. Anh cũng có thể nhìn thấy một đoạn đường rày xe hỏa chạy trên một thế đất cao, thấp thoáng qua một khu rừng lau lách. Những ngọn gió đưa tới gian nhà tranh mùi phân, mùi nước tiểu, mùi những luống rau ngò rau răm, mùi hôi của lợn và chó, mùi tanh tanh của những xâu đuôi kỳ nhông chưa khô hẳn móc phơi trên một hàng rào thép gai gần đó, mùi ẩm mốc của những nền nhà đắp đất... Vĩnh ngồi xuống một cái ghế đẩu, tự lắng nghe những câu hỏi đang nẩy ra trong đầu. Quang cảnh này bỗng một lần nữa nhắc Vĩnh nhớ đến hồi ở Trảng Lớn, được cách mạng ưu ái mời vào một gian nhà tranh để hỏi tội về cái hồ sơ man khai tí đỉnh. Nhưng dù sao cái gian nhà ấy kín đáo hơn, và câu chuyện lại xảy ra vào lúc tối trời. Quang cảnh này có lẽ giống hồi ở An Dưỡng. Lúc ấy Vĩnh cũng từ phòng cách ly của bệnh xá được thằng an ninh trại 4 lôi lên một căn nhà trống tương tự căn nhà này bợp tai đá đít về tội... xì ke (!), theo đúng như lời báo cáo của ông bạn đồng thân phận Phạm An Toàn. Tệ hơn hồi Trảng Lớn, thằng an ninh còn tặng vào mồm Vĩnh một báng súng và phải gửi lại nơi ấy một cái răng nanh làm kỷ niệm suốt đời.
Vĩnh cố lắc đầu xua đuổi những trận đòn ấy ra khỏi đầu óc. Anh tự nhủ: Không! Mình đang được ra trình diện hội đồng y khoa của tụi nó mà!
Rồi thì "hội đồng y khoa" sau cùng cũng xuất hiện. Chúng cũng gồm ba thằng. Ba thằng này đều lạ mặt với Vĩnh cả. Thực ra, từ hồi nằm bệnh xá, Vĩnh chưa hề biết mặt thằng quản giáo của bệnh xá là thằng nào. Mang máng một lần, trong lúc ngồi trên phòng khám bệnh đợi chích thuốc, một thằng mang quân hàm chuẩn úy bước vào nói chuyện với mấy ông bác sỹ "ngụy". Không hiểu vì chuyện gì, một lúc sau hắn hồn nhiên hỏi bác sỹ Cường.
- Này anh Cường! Trong các anh ở đây đã có anh nào có cấp bằng tiểu học chưa nhỉ?
Nghe hỏi, không riêng ông Cường mà các ông khác đều nghệt mặt ra. Sau cùng, ông Cường đánh trống lảng bằng cách quay lại bọn tù bệnh, hỏi khơi khơi.
- Này mấy anh! Anh quản giáo hỏi mấy anh ở đây đã có ai có bằng tiểu học chưa?...
Lần ấy là lần duy nhất Vĩnh thoáng nhìn thấy khuôn mặt đần độn của thằng quản giáo. Từ đó về sau, anh không có dịp nào gặp lại nên quên mất. Bây giờ ngồi nhìn ba thằng Việt cộng trước mặt, quả Vĩnh không biết chúng là cái gì. Bác sỹ? Quản giáo?
Thế nhưng chỉ vài phút sau Vĩnh không thể không than thầm trong bụng. Câu nói của cổ nhân quả đúng tuyệt đối. Họa vô đơn chí! Ba thằng trước mặt Vĩnh chẳng phải là bác sỹ, cũng chẳng phải quản giáo; chúng là bọn cán bộ an ninh từ "trên" xuống làm việc!
Sau khi giáo đầu phần mục đích yêu cầu, một thằng nhập đề ngay.
- Mấy ngày nay anh đã thấy rõ chính sách khoan hồng trước sau như một của cách mạng thể hiện cụ thể ở trại ta, và trước mắt ở ngay bệnh xá. Anh Các, rồi mấy anh gì nữa nhỉ? À anh Chiêu này, rồi cái anh tê liệt nữa; mấy anh ấy do sự thành khẩn khai báo, thành khẩn ăn năn xám hối những tội lỗi đã phạm với đảng với nhân dân, đã tích cực phấn đấu học tập lao động cải tạo tốt, đã được cách mạng cho về đoàn tụ gia đình, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ Quốc. Riêng anh, đáng lý anh cũng được cách mạng chiếu cố lần vừa qua đấy! Nhưng vì trong hồ sơ còn vài điểm lấn cấn chưa thông suốt, nên Trên quyết định sẽ cho về đoàn tụ ngay sau khi anh khắc phục mọi khó khăn, thành khẩn khai báo lại một lần cuối bản tự khai của anh.
Tên cán bộ an ninh nói tới đây ngó đăm vào Vĩnh, hỏi tiếp. Sao? Yêu cầu của cách mạng như thế anh thấy thế nào?
Vĩnh cố bình tĩnh.
- Vâng, có gì thì tôi đã khai hết từ lâu rồi. Nếu cách mạng muốn tôi khai lại tôi sẵn sàng ngay.
Tên an ninh ngồi giữa bỗng chen vào.
- Ba năm qua anh đã làm 14 bản tự khai. Chúng tôi biết đọc mà. Thế nên cách mạng biết các bản tự khai của anh có nhiều ưu điểm là khá giống nhau và cự li sai biệt không xa nhau lắm. Nói chung chung là tốt. Thế nhưng sau lần làm việc của ban an ninh trại L4T3, bản tự khai của anh vẫn khuyết một điểm quan trọng chưa được bồi dưỡng. Vậy thì là hôm nay, Cách mạng gọi anh lên đây để yêu cầu anh khai chi tiết về những cơ sở văn hóa đồi trụy và phản động của ngụy mà anh từng cộng tác hoặc được biết tới. Nói rõ nhiệm vụ, chức năng và lợi nhuận mà anh từng được hưởng khi cộng tác với các cơ sở văn hóa ấy. Anh đã viết bao nhiêu bài báo đả kích bôi nhọ cách mạng? Đã viết và in bao nhiêu sách? Loại gì? Số quyển lưu hành? Nộp lưu chiếu ở đâu? Ngày tháng nào? Nhất là...
Nói tới đây hắn lại ngó đăm đăm vào mặt Vĩnh, rồi giở giọng ve vãn tiếp. Nhất là khai báo thành khẩn bọn cầm đầu các ổ tuyên truyền phản động, tay sai bọn CIA gài lại hoạt động chống phá cách mạng.
Rồi thì bọn chúng bỏ đi, để lại Vĩnh với mấy tờ giấy và bút mực. Một lần nữa, Vĩnh phải khai bổ túc vài điểm về "văn hóa đồi trụy" cho các bản tự khai trước đó. Dĩ nhiên bản bổ túc của Vĩnh chẳng có gì nhiều hơn một số sách của anh đã viết hoặc dịch từng được xuất bản dưới chế độ cũ. Bản bổ túc, sau cùng được nộp vào lúc các trại sắp phát cơm trưa. Tên an ninh tiếp nhận bản tự khai với một chút nhíu mày nhưng thật may mắn, hắn cho Vĩnh trở về bệnh xá mà không đòi hỏi thêm một cái gì nữa.
Với sự buồn bực trong lòng, Vĩnh trở lại bệnh xá trước sự thăm hỏi của các bác sỹ và các bạn.
Ông Châu hý hửng.
- Theo đúng bài bản đấy chứ!
Vĩnh ngao ngán.
- Ông thầy muốn nói bài bản gì?
- Thì phải nhảy cò cò chừng năm mươi cái!
Vĩnh bỏ ra khỏi phòng khám bệnh, nói khẽ.
- Tôi đã ra hội đồng an ninh chứ không phải hội đồng y khoa, bác sỹ ạ!
Khi về phòng, Vĩnh thấy thêm một bệnh nhân vừa được khênh từ K.5 sang. Hai người khênh võng còn ngồi dựa lưng vào vách tôn của dãy cách ly nghỉ mệt. Một người chợt thấy Vĩnh chợt reo lên.
- Vĩnh!
Vĩnh nhận ngay ra người gọi mình là Phạm Ngọc Đông, hải quân trung úy từng ở đội 19 hay 20 bên K.5. Đông tính tình hiền lành, mặt rỗ hoa, vóc dáng cao lớn khỏe mạnh. Vĩnh không chơi thân với Đông nhưng Đông lại chơi thân với Kim. Thỉnh thoảng gặp nhau nói dăm ba câu chuyện về thời thế rồi thôi. Thình lình gặp nơi đây, Đông thuật lại vài chuyện cho Vĩnh nghe về tình hình chung bên K.5. Đông cũng xác quyết với Vĩnh là gia đình Kim đã chạy hết mười lượng vàng mới cứu được Kim ra khỏi vòng rào trại cải tạo kỳ rồi. Cũng trong lúc trò chuyện tay đôi, Đông cho Vĩnh biết một kế hoạch rất mơ hồ, theo đó có một số anh em trẻ đang ngấm ngầm liên kết với nhau làm cuộc nổi loạn lớn trong tương lai ngay tại trại Suối Máu này. Đông cũng hỏi Vĩnh có quen ai thân bên K.30 không? Nghe Đông nói những chuyện mơ hồ như vậy, quả tình Vĩnh cũng chỉ nghe để mà nghe. Anh lắc đầu và nói rằng không quen ai quá thân bên K.30 cả, trừ một người tên Nông Hải Sơn, nhưng hắn là một nhà tử vi và rất tin vào tướng số. Chắc chắn Sơn sẽ không bao giờ cãi số để bạo loạn một khi hắn đã từng khẳng định rằng số hắn còn lâm vòng lao lý lâu dài.
°
Buồn vui,
khóc cười, nhục nhằn, cơ cực nơi trại tù Suối Máu bỗng kết thúc thật bất ngờ
hai ngày sau khi Vĩnh bị an ninh gọi lên bổ túc bản tự khai. Ngày 18 tháng 9
năm 1978, cả bệnh xá chỉ có một người ho lao ra máu là Phạm Vĩnh được lệnh thu
đồ đạc thật nhanh vào bao bị. Tất cả những gì rườm rà như lon cóng, đàn địch...
phải bỏ lại hết.
- Về!
- Mày được về rồi Vĩnh ơi!
- Mừng cho cậu!
- Ráng giữ sức khỏe. Khi nào rảnh biên thư vào thăm anh em nhé!
- Tây đi! Đừng dại dột mò vào đây nữa!
Mười ba tháng ở Suối Máu. Và nơi đây, nơi cái bệnh xá có ba dãy nhà tôn và một dãy nhà bếp, có cái giếng nước giữa sân, có cái cầu tiêu dòi bò trắng đất... Vĩnh đã sống đến tám tháng trời. Ra đi thình lình thế này, quả Vĩnh xúc động không cầm được nước mắt. Những người bạn tốt bụng bên khối mộc; những ông bác sỹ tuổi đời lẫn tuổi lính đều vào bậc niên trưởng tận tình chăm sóc anh em trong cơn đau yếu; những người bạn lê lết bên khu thường bệnh; những người bạn sống cũng như chết rồi bên khu cách ly...; tất cả như những vết mực tàu hảo hạng xâm đậm nét ngay trong trái tim yêu thương của Vĩnh. Về ư? Chưa biết nhưng mong như thế quá sức. Nhưng dù về hay gì gì đi nữa, những con người và cái bệnh xá Suối Máu này sẽ suốt đời không bao giờ phai nhạt trong tâm khảm Vĩnh.
Phút cuối cùng nhất, có một điều hơi phiền xảy ra cho Vĩnh. Cái túi thực phẩm khô do gia đình tiếp tế cho anh, vì bị ướt một góc, anh đem móc phơi trên hàng rào giữa khu cách ly và K.4, quay đi quay lại đã biến mất. Tiếc một điều là trong đó có cả một ít giấy tờ lẫn hình ảnh vợ con anh.
Rồi thì Vĩnh được hướng dẫn trở về K.5. Khi xách đồ ra khỏi dãy cách ly, Vĩnh đi thật nhanh để thoát cặp mắt rươm rướm của Chung Văn Nhỏ. Vĩnh thoáng thấy hình như bên K.4 cũng có vài người đã sắp sẵn đồ đạc và ngồi đợi một cái gì ngay nơi cổng trại, kế hàng rào chỗ Vĩnh vừa mất túi thực phẩm khô. Họ cũng được thả như mình chăng? Vĩnh tự hỏi.
K.5 lại hiện ra trước mắt Vĩnh. Ba cái Molotova đã đậu sẵn nơi vuông sân cát trước bộ chỉ huy tự bao giờ. Vĩnh mệt mỏi băng qua cổng trại rồi tiến về phía hội trường, nơi xưa kia Vĩnh từng quét dọn mỗi ngày với Huy, Ý, Dương. Khi bước vào hội trường, anh thấy trong đó đã có sẵn cả trăm người xếp hàng tư ngay ngắn. Dưới chân họ cũng có những túi quần áo gọn gàng như của Vĩnh. Vĩnh nhận ngay ra trong số người ấy có cả Huy, Ý, Dương và cả Điểu. Anh thầm nghĩ trong bụng thôi thế là đủ bộ rồi! Bạn bè cũ đưa những ánh mắt nửa thăm hỏi, nửa chào đón.
Ngoài sân, một vài người đang lồng lên chưa biết giải quyết ra sao với những bầy gà không thể rượt bắt lại của họ. Đây là những con gà, họ từng nuôi những tháng ngày qua, giờ đã sinh con đẻ cái tùm lum...
Vào quãng chín giờ sáng, một tên quản giáo từ khung K.5 xuống đọc nội quy quy định một số điểm mà những người sắp ra đi phải nghiêm chỉnh chấp hành. Bản nội quy cho mọi người biết chắc rằng, có một trại mới nào đó ở một nơi nào đó, đang chờ họ đến để tiếp tục phát huy niềm tin tuyệt đối vào chính sách khoan hồng cải tạo của cách mạng vẫn luôn luôn trước sau như một!
- Về!
- Mày được về rồi Vĩnh ơi!
- Mừng cho cậu!
- Ráng giữ sức khỏe. Khi nào rảnh biên thư vào thăm anh em nhé!
- Tây đi! Đừng dại dột mò vào đây nữa!
Mười ba tháng ở Suối Máu. Và nơi đây, nơi cái bệnh xá có ba dãy nhà tôn và một dãy nhà bếp, có cái giếng nước giữa sân, có cái cầu tiêu dòi bò trắng đất... Vĩnh đã sống đến tám tháng trời. Ra đi thình lình thế này, quả Vĩnh xúc động không cầm được nước mắt. Những người bạn tốt bụng bên khối mộc; những ông bác sỹ tuổi đời lẫn tuổi lính đều vào bậc niên trưởng tận tình chăm sóc anh em trong cơn đau yếu; những người bạn lê lết bên khu thường bệnh; những người bạn sống cũng như chết rồi bên khu cách ly...; tất cả như những vết mực tàu hảo hạng xâm đậm nét ngay trong trái tim yêu thương của Vĩnh. Về ư? Chưa biết nhưng mong như thế quá sức. Nhưng dù về hay gì gì đi nữa, những con người và cái bệnh xá Suối Máu này sẽ suốt đời không bao giờ phai nhạt trong tâm khảm Vĩnh.
Phút cuối cùng nhất, có một điều hơi phiền xảy ra cho Vĩnh. Cái túi thực phẩm khô do gia đình tiếp tế cho anh, vì bị ướt một góc, anh đem móc phơi trên hàng rào giữa khu cách ly và K.4, quay đi quay lại đã biến mất. Tiếc một điều là trong đó có cả một ít giấy tờ lẫn hình ảnh vợ con anh.
Rồi thì Vĩnh được hướng dẫn trở về K.5. Khi xách đồ ra khỏi dãy cách ly, Vĩnh đi thật nhanh để thoát cặp mắt rươm rướm của Chung Văn Nhỏ. Vĩnh thoáng thấy hình như bên K.4 cũng có vài người đã sắp sẵn đồ đạc và ngồi đợi một cái gì ngay nơi cổng trại, kế hàng rào chỗ Vĩnh vừa mất túi thực phẩm khô. Họ cũng được thả như mình chăng? Vĩnh tự hỏi.
K.5 lại hiện ra trước mắt Vĩnh. Ba cái Molotova đã đậu sẵn nơi vuông sân cát trước bộ chỉ huy tự bao giờ. Vĩnh mệt mỏi băng qua cổng trại rồi tiến về phía hội trường, nơi xưa kia Vĩnh từng quét dọn mỗi ngày với Huy, Ý, Dương. Khi bước vào hội trường, anh thấy trong đó đã có sẵn cả trăm người xếp hàng tư ngay ngắn. Dưới chân họ cũng có những túi quần áo gọn gàng như của Vĩnh. Vĩnh nhận ngay ra trong số người ấy có cả Huy, Ý, Dương và cả Điểu. Anh thầm nghĩ trong bụng thôi thế là đủ bộ rồi! Bạn bè cũ đưa những ánh mắt nửa thăm hỏi, nửa chào đón.
Ngoài sân, một vài người đang lồng lên chưa biết giải quyết ra sao với những bầy gà không thể rượt bắt lại của họ. Đây là những con gà, họ từng nuôi những tháng ngày qua, giờ đã sinh con đẻ cái tùm lum...
Vào quãng chín giờ sáng, một tên quản giáo từ khung K.5 xuống đọc nội quy quy định một số điểm mà những người sắp ra đi phải nghiêm chỉnh chấp hành. Bản nội quy cho mọi người biết chắc rằng, có một trại mới nào đó ở một nơi nào đó, đang chờ họ đến để tiếp tục phát huy niềm tin tuyệt đối vào chính sách khoan hồng cải tạo của cách mạng vẫn luôn luôn trước sau như một!
TRẠI HÀM TÂN
9/78 - 2/80
9/78 - 2/80
NĂM MƯƠI BẢY
Nguy nga,
quy củ và sạch như lau như ly!
Quang cảnh mới hiện ra trước mắt không khỏi làm non ba trăm tù từ Suối Máu đến nẩy sinh những cảm giác e dè đến sợ hãi. Dần dần cảm giác e dè đến sợ hãi ấy dẫn qua sự kinh ngạc. Quả thế! Không ai có thể ngờ được ngay giữa cái rừng buông mù mịt này lại có thể có một tòa nhà xây, mái lợp ngói đỏ, có những hành lang lót gạch hoa bóng lộng rộng rãi như thế kia! Bên ngoài tòa nhà ngói đỏ ấy, phía dẫn xuống những dãy nhà tranh ngăn nắp dưới kia là một vuông sân lát gạch đỏ y như loại gạch Bát Tràng rộng thênh thang thường tìm thấy ở những gia trang giàu có ngoài Bắc thời xưa.
Vĩnh ngồi trong hàng, giữa các bạn, ngó tòa nhà ngói đỏ, ngó những tên cán bộ cộng sản mặc đồng phục vàng, đội nón cối vàng trông lạ mắt đang lặng lẽ đi qua đi lại trên dãy hành lang. Hết ngó tòa nhà Vĩnh lại ngó cái cổng trại gỗ cao ngất với hai trạm gác hai bên. Nhìn sâu vào bên trong Vĩnh thấy hai bên một giải sân rộng là những dãy nhà nằm cách nhau bằng những khoảng cách đều đặn. Những dãy nhà này cao và dài hơn những dãy nhà mà Vĩnh và các bạn từng lưu ngụ trong những năm qua. Chúng được lợp tôn, vách ván và vây chung quanh từng hai dãy một có hàng rào tre bao bọc. Bên trong, có lẽ hiện tại đang là giờ lao động nên có rất ít bóng người qua lại. Vĩnh nhìn dọc theo lớp hàng rào trồng toàn bằng tre gai chạy dài hai bên cổng trại. Phía bên trái Vĩnh chưa thể biết được nó dẫn về đâu, nhưng phía bên phải hình như dẫn xuống một cái trũng thật thấp. Xa xa nơi bìa rừng, nằm về phía bên kia cái trũng thấp ấy, Vĩnh thấy thấp thoáng những bóng người mờ nhạt. Hình như nơi đó là những hiện trường lao động...
Nhờ cái bảng treo ngang cổng sơn đỏ chữ vàng, có vẽ cả dấu quốc huy của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam to tướng, mọi người được biết đây là trại cải huấn Hàm Tân. Một người thì thầm.
- Bỏ mẹ! Mình bị giao cho công an rồi! Thế này là tù thực rồi, tù mịt mù mất thôi!
Một giọng khác.
- Chứ bộ từ trước đến nay mình đi du lịch và ở Hotel Hilton của bọn quân quản chắc!?
Lại một giọng khác nữa.
- Nhìn mặt mũi tụi công an lạnh lùng quá, chắc kỳ này tiêu!
Một giọng có vẻ tự an ủi.
- Tái ông thất mã. Hơi đâu lo lắng cho mệt!
Bây giờ việc bàn giao có lẽ đã xong. Lũ bộ đội của trại Suối Máu đã lần lượt leo lên những chiếc Molotova và đoàn xe từ từ lăn bánh trở lại con đường đất dẫn ra quốc lộ. Một tên cán bộ công an từ một căn nhà tranh nhỏ nằm xế nơi cổng trại bước tới trước lũ tù với một tờ danh sách trên tay. Thấp thoáng phía trước căn nhà tranh ấy có mấy người mà qua y phục, Vĩnh đoán họ cũng là tù, duy họ chỉ khác đám Vĩnh ở điểm họ đều mặc đồ xọc xanh trắng như nhau. Đặc biệt hơn, sau lưng áo mỗi người đều có đóng một con dấu màu sơn đỏ với hàng chữ số CTZ-30C.
CTZ-30C là cái gì? Hàng chữ số thốt nhiên biến thành một ẩn số lạ lùng, bí hiểm và ngầm chút đe dọa mà nhất thời chưa tên tù nào có thể giải ra!
Anh Huy ngồi sau lưng Vĩnh thầm thì hỏi Vũ Duy Dương.
- Dương, ông đoán ra hàng chữ số ấy là gì không?
Dương cười.
- Anh đoán thử coi?
- Tôi đoán CT là chính trị, tức tù chính trị. Còn Z và 30C chắc là cái bí số riêng của trại này. Ông nghĩ sao?
Dương nhún vay.
- Chả nghĩ sao cả. Tôi đoán hơi nôm na. CTZ-30C rất có thể là Cu To Dzài 30 Centimètres!
Anh Huy hơi nặng tai kể từ thời bị đánh ở An Dưỡng, hỏi giật.
- Cái gì?
Dương chưa kịp lập lại câu nói thì thằng cán bộ áo vàng đã dõng dạc cất tiếng, giọng có vẻ vui.
- Sao, đường xa các anh có mệt lắm không? Có đói không?
Vài giọng tù trả lời nhát gừng.
Tên cán bộ công an lại tiếp. Thôi để tôi tranh thủ quán triệt các anh vài điểm quan trọng trước mắt phải chấp hành đã nhé. Rồi sẽ cho hướng dẫn các anh về phòng nghỉ ngơi sửa soạn ăn cơm chiều.
Nói tới đây tên cán bộ lại ngoắc gọi một anh tù đang đứng chầu chực trước cái nhà tranh. Anh tù chạy ngay đến và giở nón chào kính rất lễ độ. Dù trong bộ quần áo sọc tù tội, Vĩnh vẫn nhận ra người tù ấy quen mặt lắm. Nhất định anh đã gặp anh ta một hai lần. Vĩnh cố nhớ nhưng chịu. Anh không thể nhớ ra mình từng gặp người ấy ở đâu! Tên công an nói nhỏ với người tù vài điều, kế anh ta quầy quả đi vào trong trại, và trước khi vượt qua cổng, anh vẫn không quên giở nón lễ phép chào hai thằng Kiki ngồi chễm trệ trên hai trạm gác hai bên cổng.
Tên công an đã quay lại với đám tù. Hắn nói tiếp. Hôm nay, thay mặt ban giám thị trại cải tạo Hàm Tân, tôi chào mừng các anh được cách mạng chuyển tiếp về đây để tiếp tục phấn đấu học tập cải tạo. Điều trước tiên tôi muốn quán triệt các anh là, ở đâu không biết, riêng ở đây, khi bước qua cổng trại kia là coi như các anh bắt đầu một mốc mới trên con đường phấn đấu học tập cải tạo. Tôi cũng cho các anh biết rõ, mỗi mốc phấn đấu ở trại này được tính bằng thời gian ba năm!
Có những tiếng xầm xì to nhỏ trong bọn tù. Tên công an phớt lờ đi và vẫn tiếp tục. Điều thứ hai tôi muốn quán triệt các anh là, ở đây, chế độ quân quản hoàn toàn chấm dứt. Các anh bắt đầu được sống dưới chế độ giáo dục của các cán bộ công an nhân dân. Việc xưng hô cũng không còn giống như bên quân quản. Các anh sẽ gọi chúng tôi là cán bộ và xưng tôi. Chúng tôi sẽ gọi các anh bằng anh và xưng tôi. Hắn cười cười một chút rồi tiếp. Dĩ nhiên chúng tôi chỉ anh anh tôi tôi với những người học tập tốt, không vi phạm nội quy trại mà thôi. Các anh nhớ cho điều này! Điều thứ ba là, các anh phải biết trại ta thống thuộc Bộ Nội Vụ. Và để cho thẳng thắn, chúng tôi nói thẳng nơi đây là trại giam. Các anh là can phạm. Còn chúng tôi là cán bộ giám thị. Điều này có nghĩa là Ban Giám Thị trại có đầy đủ mọi quyền hành đề nghị trực tiếp lên Trên xét thả những người có hạnh kiểm tốt, học tập lao động tốt; và dĩ nhiên, chúng tôi cũng có đủ quyền tiếp tục giam giữ để cải hóa những kẻ không chịu tiến bộ, hoặc chưa tiến bộ đủ, thêm ba, hoặc năm, hoặc mười, hoặc mười lăm cái "mốc" nữa cũng không chừng. Cứ nhớ một điều ở trại Hàm Tân này, dưới chế độ quản lý của lực lượng công an nhân dân, chúng tôi có đủ cách giúp các anh ngay sớm mai được rời cổng trại về đoàn tụ gia đình; ngược lại, chúng tôi cũng có đủ quyền lưu giữ các anh ở đây vô thời hạn.
Một hai ngày nữa, các anh sẽ được hướng dẫn lên hội trường để học bản nội quy, lúc ấy các anh sẽ được quán triệt đầy đủ hơn về các mặt sinh hoạt, học tập và lao động ở trại này.
Tên cán bộ công an còn nói thêm vài điều nữa trước khi hắn ngoắc gọi mấy tay tù khác cũng đang đứng chầu chực nơi gian nhà tranh gần đấy lại gần. Rồi thì với bản danh sách có sẵn trong tay, hắn đọc tên từng người và cứ bốn mươi người lập thành một nhóm. Những anh bạn tù trong ban tiếp nhận mà Vĩnh đoán là hàng chức sắc nơi đây, lần lượt tiếp nhận từng nhóm một.
Mươi phút sau, người hướng dẫn đưa nhóm Vĩnh vượt qua cánh cổng, vượt qua vuông sân dài rộng thênh thang để tiến về một trong những dãy nhà nằm góc trong cùng bên cánh phải. Đứng tập họp trước dãy nhà, Vĩnh có thể quan sát kỹ hơn nội cảnh của trại Hàm Tân này. Bên tay mặt của Vĩnh, phía trong cùng, một dãy nhà ba gian nằm ngang cắt đứt giải sân rộng là nhà y tế. Nhìn qua những khung cửa sổ vào trong, Vĩnh thấy có giường chiếu và dăm ba người nằm. Có lẽ họ là những tù bệnh. Nơi góc trái, chỗ giao tiếp giữa nhà y tế và những dãy trại ở, xa mút gần lớp hàng rào tre bao bọc trại, Vĩnh nhận thấy có những dãy nhà thấp tè và lợp tôn tứ bề. Thực ra gọi những dãy này là nhà thì hơi quá, mà phải gọi là những dãy chuồng chó có lẽ đúng hơn. Nó có chiều cao không tới thước rưỡi, bề ngang của mỗi gian trong dãy rộng chừng sáu mươi phân. Vĩnh chưa thể đoán ra những dãy chuồng này dùng để làm gì vì nó được vây kín mít chung quanh.
Sự quan sát của Vĩnh phải ngừng lại vì anh chàng tiếp nhận đã mở cửa phòng và quay trở lại lên tiếng với bọn mới đến.
- Cán bộ khi nãy đã quán triệt sơ bộ các anh những điểm cơ bản. Giờ trước khi nhập phòng, tôi nhấn mạnh vài điểm nội quy tạm thời quy định để các anh quán triệt và yêu cầu trước mắt chấp hành cho tốt.
Bọn Vĩnh chẳng mấy người mà không lộn tiết nghe cái giọng của anh chàng tù đại diện. Hắn bắt chước ngôn ngữ của bọn cán bộ Việt cộng không sai lấy một chữ!
Tay tiếp nhận bỗng nhiên chỉ tay về phía dãy "chuồng chó", dọa. Các anh có biết mấy dãy nhà nho nhỏ kia là cái gì không?
-.....?
- Đó là khu cachots, tức hầm tối. Ở đây vi phạm nội quy là cầm bằng nằm cachot. Mong các anh đừng phải vào đó. Vừa nóng, vừa tối, vừa khát, lại nhiều muỗi, nhiều kiến lửa, bị cùm chân lên trên vách nằm chết một chỗ và nhất là bị hạ khẩu phần ăn rất nhiều!
Đe dọa một hơi rồi như thấy mình lạc đề, tay tiếp nhận quay trở lại vấn đề chính. Hắn tiếp. Khi ở trong phòng, tuyệt đối không được cãi vả đánh lộn, không được tụ tập bàn tán chuyện phản động, không được nổi lửa nấu nướng linh tinh, không được ca hát đàn địch nhạc vàng, không được...
Sau khi hắn lôi ra một lô những cái tuyệt đối không được, hắn ngừng lại nhìn vào nhóm bốn mươi người một lúc ra dáng suy nghĩ. Kế hắn tiếp. Cũng cho các anh biết ở đây cứ bốn mươi người lập thành một đội. Mỗi đội sẽ có một cán bộ quản giáo phụ trách. Để điều hành đội, đội sẽ có một đội trưởng, một đội phó. Đội sẽ được chia làm bốn tổ, mỗi tổ có tổ trưởng tổ phó. Hiện giờ chưa đến lúc bầu bán, để có người trực tiếp làm việc tạm thời với tôi trong vấn đề tiếp nhận cơm canh cho anh em, vấn đề nhận và truyền lại những chỉ thị của cán bộ quản giáo vân vân và vân vân, tôi đề nghị một anh nào đó tự nguyện đứng lên nhận trách nhiệm này. Có anh nào tình nguyện không?
Chẳng ai tình nguyện!
Tay tiếp nhận cũng biết rõ sẽ chẳng ai tình nguyện trong trường hợp này, thế nên hắn chỉ luôn một người đứng ở đầu hàng bên trái. Anh này! Anh trông khỏe mạnh nhất đám, tạm thời làm đại diện nghe chưa!
Câu nói nửa đề nghị nửa ra lệnh khiến người mới đến không dám từ chối. Hắn lại tiếp. Anh tên gì?
Người mới đến nhỏ nhẹ trả lời.
- Dạ tôi tên là Lê Văn Tầm.
- Được rồi. Kể từ bây giờ anh Tầm sẽ là đại diện tạm thời của đội này. Bây giờ anh cho anh em vào phòng sắp xếp và ổn định chỗ nằm. Nằm phòng này chắc cũng chỉ tạm thời...
Ít phút sau bọn Vĩnh đã được phép đặt chăn mùng mền vào đúng nơi ấn định cho mình. Anh chàng tân đại diện tên Tầm giờ đang xăng xái chạy tới chạy lui điều động anh em dù rằng thực tế chẳng có gì cần điều động. Anh ta lúc này đã cởi phăng chiếc áo ra, tuồng như không phải vì nóng nực mà vì muốn khoe cái tấm thân lực sỹ của anh. Quả thực Tầm có một thân hình thật đẹp của một người từng có dĩ vãng trung thành với những phòng tập thẩm mỹ. Hắn trông còn trẻ, bảnh trai; sau này chưa biết sao chứ hiện tại ăn nói khá nhỏ nhẹ.
Khi anh em đã có chỗ ngả lưng, Vĩnh bắt đầu ngồi quan sát căn phòng. Nơi đây hoàn toàn khác biệt với Trảng Lớn, An Dưỡng hoặc ngay cả Suối Máu. Nói chung trại tù này là một trại tù hoàn toàn mới được dựng lên sau ngày 30 tháng Tư năm 75, và nó chẳng có tí dây mơ rễ má nào với chế độ cũ cả. Dãy nhà hiện tại Vĩnh vừa được đưa vào cũng giống như mười lăm dãy khác nằm song song nhau hai bên sân trại. Mỗi dãy có chiều rộng chừng 6 thước, chiều dài chừng 20 thước, nằm cách nhau chừng 10 thước và đặc biệt có hàng rào làm bằng cọc tre đan mắt cáo cao hơn đầu người vây quanh từng hai dãy một. Khu Vĩnh hiện đang ở gồm hai dãy mang số 8 và 9. Phía bên dãy số 9 còn để trống.
Bên trong phòng quang cảnh và cách sắp xếp cũng khác hẳn các trại trước. Hiện cảnh cho Vĩnh đoán biết từ đây bọn anh đã thực sự "được hưởng" quy chế tù của xã hội mới. Linh tính cho Vĩnh biết sẽ chẳng còn cái cảnh đêm đêm anh em được tụm năm tụm ba ngồi bên một cái lò than nhỏ ngoài sân trại tán gẫu, hoặc giả được đi lồng từ nhà này sang nhà khác tìm gặp bạn bè chia xẻ hạt múi cục đường. Kinh khủng hơn, Vĩnh và các bạn đang khởi sự được sống dưới một chế độ khét tiếng thế giới: Chế độ công an của các nhà nước cộng sản!
Đúng như sự quan sát của Vĩnh từ lúc còn ngồi ngoài vuông sân trước cổng trại, dãy nhà bên trên lợp tôn, vách ván, có nhiều khung cửa sổ với chấn song sắt. Bên trong lòng nhà có một lối đi chính giữa chạy suốt từ cửa chính (và cũng là cửa duy nhất) cho tới cuối dãy, được kết thúc bằng một cầu tiêu có ba lỗ. Hai bên lối đi là chỗ nằm của tù. Chỗ nằm được dựng thành hai tầng và hoàn toàn làm bằng gỗ giác xần xùi không được bào láng. Mùi gỗ giác thấm mồ hôi người, mùi chuột bọ, mùi phân và nước tiểu nơi những thùng chứa cuối phòng không được dọn sạch tỏa ra làm ngầy ngật người mới tới. Quang cảnh cũng cho Vĩnh biết những người cũ đã mới di chuyển khỏi phòng này giỏi lắm được hai ngày.
Mãi mười lăm phút sau Vĩnh mới ngừng quan sát cảnh vật chung quanh và bắt đầu quen với không khí ẩm thấp hôi thối nơi đây. Và cũng đến lúc này anh mới để ý tới các bạn. Vĩnh nhận ra nằm cùng dãy tầng trên bên cánh phải với anh có anh Huy và Dương. Nằm tầng trên phía đối diện có Ý và Điểu. Thôi thế cũng tạm yên, có bạn cũ bên cạnh đời đỡ cô đơn và cũng có thể đỡ vất vả. Vĩnh tính nhắm mắt lại ngủ đại một lát cho đỡ mệt, nhưng giọng người đại diện đã cất lên nơi đầu phòng.
- Nè! Xin anh em chú ý. Nè! Xin anh em làm ơn chú ý giùm cho.
Nghe giọng ra lệnh hơi... nhà quê của anh chàng Tầm Vĩnh không khỏi buồn cười. Nhưng rồi những câu kế tiếp của người đại diện làm Vĩnh và mọi người phải chú ý. Nè! Tôi thông báo anh em theo Trên cho biết, tụi mình sẽ nằm yên trong này cho đến khi có lệnh mới. Cửa phòng đã khóa. Cấm...
Đến lúc này mọi người mới nhìn ra hai cánh cửa phòng to lớn và chắc chắn đã được khóa chặt. Anh bạn tù trong ban tiếp nhận ban nãy không còn thấy mặt mũi đâu. Vĩnh nằm lan man nhớ lại những ngày đầu tiên nhập trại Trảng Lớn. Thời ấy cũng bị nhốt kín như bây giờ, dù bây giờ, dưới chế độ công an, mọi việc xảy ra có vẻ từ tốn hơn, nhẹ nhàng hơn nhưng Vĩnh có cảm giác ghê sợ hơn vì thấy mình đã hoàn toàn lọt vào tay một bọn cai tù ác độc chuyên nghiệp. Bọn này trong mấy chục năm thống trị miền Bắc hẳn đã nhuần nhuyễn những quái chiêu kềm kẹp mà người quốc gia khó có thể hình dung ra trước được. Bỗng nhiên, thật buồn cười, Vĩnh lại thấy "tiếc" cái thời quân quản vừa trôi qua.
Phạm Xuân Huy đã bò qua chỗ Vĩnh nằm với cục bột luộc mang theo từ Suối Máu. Anh nhẩn nha nhai cục bột và hỏi Vĩnh xem có biết tí gì về địa danh nơi đây không. Khi nãy ngồi trong hàng Vĩnh chỉ nghe lõm được hai anh em khác trò chuyện với nhau, rằng Hàm Tân là một quận huyện cận duyên, nằm về hướng Đông Sài Gòn và trực thuộc tỉnh Thuận Hải (trước năm 75 là tỉnh Phước Tuy)
Anh Huy lại cất tiếng khơi khơi đúng với cái lối mỉa mai cố hữu của anh.
- Mẹ bố tụi này nó chơi chữ độc lắm! Một "mốc cải tạo" có giá trị thời gian ba năm. Thế rồi mình sắp sửa tiến bộ đủ sau một quá trình phấn đấu gần chết, thi đua lao động, thi đua tố giác nhau, thi đua... ăn cứt cho chúng nó, để đến khi sắp hết một cái mốc, chúng nó lại chuyển mình đến một nơi khác để khởi sự cho một cái mốc mới! Ôi thôi! Năm bảy cái mốc như thế là xong cuộc đời!
Vĩnh cười.
- Trốn nữa?
Anh Huy nhìn qua khung cửa sổ trên đầu chỗ nằm ra vuông sân bên ngoài, than thở.
- Tôi có hỏi Ý. Hắn lắc đầu, nói vùng này hắn mù tịt và hình như có cọp.
Vĩnh lại cười.
- Lạ nhỉ! Tôi nghe nói "cọp Tuy Hòa ma Bình Thuận". Nơi đây rất gần với Bình Thuận, tôi tưởng chỉ có ma thôi chứ!?
Anh Huy như chẳng chú ý tới câu nói đùa của Vĩnh, anh vẫn tiếp tục.
- Nói thì nói vậy. Hà chính mãnh ư hổ. Thà để cọp ăn sướng hơn ở với lũ phi cầm phi thú này! Tôi nghe nói vượt rừng buông chừng mười lăm cây số là ra tới biển...
- Tính chơi trò Bướm Vượt Ngục sao đây?
Anh Huy vẫn tỏ ra bình tĩnh trước lối đùa của Vĩnh.
- Không, không thể ra biển được. Tụi này dân bộ binh. Đôi chân phải làm chủ vận mệnh. Chỉ có cách lội ngược về hướng Tây Bắc, đi qua Xuân Lộc lên Định Quán. Tôi có bà con ruột thịt ở Di Linh. Ta sẽ nấn ná ở đó một thời gian rồi tìm đường lên vùng Tam Biên.
- Lên vùng Tam Biên làm gì trên đó?
Bị hỏi thình lình, anh Huy lại ú ớ.
- À... à... thì mình tìm cách vọt sang Thái Lan.
- Nếu không vào rừng tìm kháng chiến mà muốn sang Thái Lan sao không đi đường dưới cho gần? Về Sài Gòn rồi băng qua ngả Tây Ninh.
Anh Huy lại mơ mộng.
- Ấy! Người ta nói bên ngoài bây giờ nếu muốn vượt biên chỉ có hai cách, một bằng đường thuyền hai bằng đường bộ. Riêng đường bộ phải đi bằng ngả Tam Biên mới chắc ăn!
Nghe Anh Huy bàn chuyện vượt biên bằng ngả Tam Biên quả Vĩnh không biết nói sao. Vĩnh chỉ ậm ừ góp thêm vài câu cho qua chuyện. Đã có lúc Vĩnh tính đùa anh Huy một câu rằng đường Biên Hòa Sài Gòn bằng cái tí teo, ấy thế mà anh còn bị chúng nó vồ trở lại; giờ còn đến cả chuyện mình trần trôn chả bò lên tới vùng Tam Biên nghe nó làm sao ấy! Nghĩ thế nhưng Vĩnh không nói ra. Anh sợ anh Huy mích lòng. Anh Huy nhìn Vĩnh một thoáng. Đôi mắt anh hơi bối rối như người đang ân hận về một điều lầm lỗi ngày qua. Anh nói nhỏ. Kỳ này có đi thì nhất định phải có ông bằng mọi giá.
Vĩnh nhẹ cười.
- Thôi cám ơn anh. Nói anh đừng giận. Giờ đây tôi kiệt sức thật rồi!
Anh Huy có vẻ buồn. Anh đứng lên lom khom đi về chỗ nằm. Bên phía đối diện Ý đã lôi điếu cầy ra. Nhiều người bu lại hút nhờ điếu. Vĩnh đứng lên, nắm cái đà dọc lấy đà tung mình nhảy sang dãy sạp gỗ đối diện. Chưa kịp ngồi xuống, Vĩnh đã thấy cái sạp bên dưới có tiếng người la.
- Ý trời đất ơi! Mấy cha nằm trên làm cái gì vậy?
Có mấy tiếng lục cục rồi tiếng la chợt đổi giọng hẳn, vừa thất thanh vừa giận dữ. Ý mèng đéc ông bà tui ơi! Tụi bây đổ nước điếu xuống đầu tao hả?
Tiếng la thất thanh vừa dứt thì một cái đầu từ tầng dưới đã ló lên tầng trên. Một bộ mặt hầm hầm ngó vào đám người đang ngồi quanh cái điếu cầy chỗ Ý nằm như tìm kiếm một cái gì. Vĩnh đã hiểu ra nguyên do. Một anh chàng vụng tay gạt đổ cái điếu, và cái thứ nước điếu hôi hám ấy chảy xuống tưới cả lên đầu người nằm tầng dưới. Biết anh bạn cáu lắm nên mọi người đều lên tiếng xin lỗi giùm cho anh chàng vô ý. Người nằm dưới biết là có la hét mấy thì cũng không làm gì khác hơn được. Anh ta ngồi thụp xuống, chui vào chỗ nằm, miệng vừa lẩm bẩm chửi thề vừa lấy một cái bao cát rách lau đầu lau cổ và lau luôn mấy miếng ván lót dưới chỗ nằm của anh.
Vĩnh hút xong điếu thuốc lại nhảy về chỗ. Anh ngó ra ngoài vuông sân lần nữa. Từ chỗ này Vĩnh có thể nhìn thấy nhà y tế thật rõ ràng. Hơn thế, Vĩnh còn có thể nhìn qua lớp hàng rào tre gai sau nhà y tế, chỗ ấy hiện có nhiều bóng người đang cuốc hay đào một cái gì đó.
Đang lơ mơ nghĩ ngợi, giọng của người đại diện phòng bỗng lại cất lên.
- Nè! Yêu cầu mấy người chú ý giùm cho! Anh đại diện vừa nói qua kẽ vách chút xíu nữa phòng ta sẽ cử năm người xuống bếp khiêng cơm canh về phát cho anh em. Giờ mình chưa có đội tổ gì ráo trọi, vậy anh nào thấy mình khỏe mạnh thì tình nguyện đi với tui.
Vĩnh rất muốn tình nguyện để được đi thăm thú một vòng, tuy nhiên nhìn lại tấm thân hiện tại cân không tới 40 kgs của mình Vĩnh lại thôi. Chắc chắn chẳng có ai dám cho anh đi theo xuống bếp khênh cơm, điều ấy rất có thể sẽ khiến cả đội đói nhăn răng vì máng cơm tuột tay rơi xuống đất.
Vĩnh lại tiếp tục nằm quan sát quang cảnh bên ngoài khung cửa sổ. Một người nằm cạnh Vĩnh lục túi đồ của anh ta và nhón ra một cục đường thẻ nằm nhâm nhi. Vĩnh bỗng thấy mình vô sản đến cùng cực. Anh tự trách mình sơ hở, phút cuối thay vì chỉ đem phơi mấy vắt mì bị ướt mốc, anh đã móc cả cái túi thực phẩm khô lên hàng rào giữa dãy cách ly và K.4, để đến nỗi bị một anh chàng nhám tay nào đó thuổng mất cả. Vĩnh tiếc nhất là tấm ảnh chụp ba thằng con trai của anh mà vợ anh mới đưa cho trong lần thăm kỳ Tết.
Quang cảnh mới hiện ra trước mắt không khỏi làm non ba trăm tù từ Suối Máu đến nẩy sinh những cảm giác e dè đến sợ hãi. Dần dần cảm giác e dè đến sợ hãi ấy dẫn qua sự kinh ngạc. Quả thế! Không ai có thể ngờ được ngay giữa cái rừng buông mù mịt này lại có thể có một tòa nhà xây, mái lợp ngói đỏ, có những hành lang lót gạch hoa bóng lộng rộng rãi như thế kia! Bên ngoài tòa nhà ngói đỏ ấy, phía dẫn xuống những dãy nhà tranh ngăn nắp dưới kia là một vuông sân lát gạch đỏ y như loại gạch Bát Tràng rộng thênh thang thường tìm thấy ở những gia trang giàu có ngoài Bắc thời xưa.
Vĩnh ngồi trong hàng, giữa các bạn, ngó tòa nhà ngói đỏ, ngó những tên cán bộ cộng sản mặc đồng phục vàng, đội nón cối vàng trông lạ mắt đang lặng lẽ đi qua đi lại trên dãy hành lang. Hết ngó tòa nhà Vĩnh lại ngó cái cổng trại gỗ cao ngất với hai trạm gác hai bên. Nhìn sâu vào bên trong Vĩnh thấy hai bên một giải sân rộng là những dãy nhà nằm cách nhau bằng những khoảng cách đều đặn. Những dãy nhà này cao và dài hơn những dãy nhà mà Vĩnh và các bạn từng lưu ngụ trong những năm qua. Chúng được lợp tôn, vách ván và vây chung quanh từng hai dãy một có hàng rào tre bao bọc. Bên trong, có lẽ hiện tại đang là giờ lao động nên có rất ít bóng người qua lại. Vĩnh nhìn dọc theo lớp hàng rào trồng toàn bằng tre gai chạy dài hai bên cổng trại. Phía bên trái Vĩnh chưa thể biết được nó dẫn về đâu, nhưng phía bên phải hình như dẫn xuống một cái trũng thật thấp. Xa xa nơi bìa rừng, nằm về phía bên kia cái trũng thấp ấy, Vĩnh thấy thấp thoáng những bóng người mờ nhạt. Hình như nơi đó là những hiện trường lao động...
Nhờ cái bảng treo ngang cổng sơn đỏ chữ vàng, có vẽ cả dấu quốc huy của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam to tướng, mọi người được biết đây là trại cải huấn Hàm Tân. Một người thì thầm.
- Bỏ mẹ! Mình bị giao cho công an rồi! Thế này là tù thực rồi, tù mịt mù mất thôi!
Một giọng khác.
- Chứ bộ từ trước đến nay mình đi du lịch và ở Hotel Hilton của bọn quân quản chắc!?
Lại một giọng khác nữa.
- Nhìn mặt mũi tụi công an lạnh lùng quá, chắc kỳ này tiêu!
Một giọng có vẻ tự an ủi.
- Tái ông thất mã. Hơi đâu lo lắng cho mệt!
Bây giờ việc bàn giao có lẽ đã xong. Lũ bộ đội của trại Suối Máu đã lần lượt leo lên những chiếc Molotova và đoàn xe từ từ lăn bánh trở lại con đường đất dẫn ra quốc lộ. Một tên cán bộ công an từ một căn nhà tranh nhỏ nằm xế nơi cổng trại bước tới trước lũ tù với một tờ danh sách trên tay. Thấp thoáng phía trước căn nhà tranh ấy có mấy người mà qua y phục, Vĩnh đoán họ cũng là tù, duy họ chỉ khác đám Vĩnh ở điểm họ đều mặc đồ xọc xanh trắng như nhau. Đặc biệt hơn, sau lưng áo mỗi người đều có đóng một con dấu màu sơn đỏ với hàng chữ số CTZ-30C.
CTZ-30C là cái gì? Hàng chữ số thốt nhiên biến thành một ẩn số lạ lùng, bí hiểm và ngầm chút đe dọa mà nhất thời chưa tên tù nào có thể giải ra!
Anh Huy ngồi sau lưng Vĩnh thầm thì hỏi Vũ Duy Dương.
- Dương, ông đoán ra hàng chữ số ấy là gì không?
Dương cười.
- Anh đoán thử coi?
- Tôi đoán CT là chính trị, tức tù chính trị. Còn Z và 30C chắc là cái bí số riêng của trại này. Ông nghĩ sao?
Dương nhún vay.
- Chả nghĩ sao cả. Tôi đoán hơi nôm na. CTZ-30C rất có thể là Cu To Dzài 30 Centimètres!
Anh Huy hơi nặng tai kể từ thời bị đánh ở An Dưỡng, hỏi giật.
- Cái gì?
Dương chưa kịp lập lại câu nói thì thằng cán bộ áo vàng đã dõng dạc cất tiếng, giọng có vẻ vui.
- Sao, đường xa các anh có mệt lắm không? Có đói không?
Vài giọng tù trả lời nhát gừng.
Tên cán bộ công an lại tiếp. Thôi để tôi tranh thủ quán triệt các anh vài điểm quan trọng trước mắt phải chấp hành đã nhé. Rồi sẽ cho hướng dẫn các anh về phòng nghỉ ngơi sửa soạn ăn cơm chiều.
Nói tới đây tên cán bộ lại ngoắc gọi một anh tù đang đứng chầu chực trước cái nhà tranh. Anh tù chạy ngay đến và giở nón chào kính rất lễ độ. Dù trong bộ quần áo sọc tù tội, Vĩnh vẫn nhận ra người tù ấy quen mặt lắm. Nhất định anh đã gặp anh ta một hai lần. Vĩnh cố nhớ nhưng chịu. Anh không thể nhớ ra mình từng gặp người ấy ở đâu! Tên công an nói nhỏ với người tù vài điều, kế anh ta quầy quả đi vào trong trại, và trước khi vượt qua cổng, anh vẫn không quên giở nón lễ phép chào hai thằng Kiki ngồi chễm trệ trên hai trạm gác hai bên cổng.
Tên công an đã quay lại với đám tù. Hắn nói tiếp. Hôm nay, thay mặt ban giám thị trại cải tạo Hàm Tân, tôi chào mừng các anh được cách mạng chuyển tiếp về đây để tiếp tục phấn đấu học tập cải tạo. Điều trước tiên tôi muốn quán triệt các anh là, ở đâu không biết, riêng ở đây, khi bước qua cổng trại kia là coi như các anh bắt đầu một mốc mới trên con đường phấn đấu học tập cải tạo. Tôi cũng cho các anh biết rõ, mỗi mốc phấn đấu ở trại này được tính bằng thời gian ba năm!
Có những tiếng xầm xì to nhỏ trong bọn tù. Tên công an phớt lờ đi và vẫn tiếp tục. Điều thứ hai tôi muốn quán triệt các anh là, ở đây, chế độ quân quản hoàn toàn chấm dứt. Các anh bắt đầu được sống dưới chế độ giáo dục của các cán bộ công an nhân dân. Việc xưng hô cũng không còn giống như bên quân quản. Các anh sẽ gọi chúng tôi là cán bộ và xưng tôi. Chúng tôi sẽ gọi các anh bằng anh và xưng tôi. Hắn cười cười một chút rồi tiếp. Dĩ nhiên chúng tôi chỉ anh anh tôi tôi với những người học tập tốt, không vi phạm nội quy trại mà thôi. Các anh nhớ cho điều này! Điều thứ ba là, các anh phải biết trại ta thống thuộc Bộ Nội Vụ. Và để cho thẳng thắn, chúng tôi nói thẳng nơi đây là trại giam. Các anh là can phạm. Còn chúng tôi là cán bộ giám thị. Điều này có nghĩa là Ban Giám Thị trại có đầy đủ mọi quyền hành đề nghị trực tiếp lên Trên xét thả những người có hạnh kiểm tốt, học tập lao động tốt; và dĩ nhiên, chúng tôi cũng có đủ quyền tiếp tục giam giữ để cải hóa những kẻ không chịu tiến bộ, hoặc chưa tiến bộ đủ, thêm ba, hoặc năm, hoặc mười, hoặc mười lăm cái "mốc" nữa cũng không chừng. Cứ nhớ một điều ở trại Hàm Tân này, dưới chế độ quản lý của lực lượng công an nhân dân, chúng tôi có đủ cách giúp các anh ngay sớm mai được rời cổng trại về đoàn tụ gia đình; ngược lại, chúng tôi cũng có đủ quyền lưu giữ các anh ở đây vô thời hạn.
Một hai ngày nữa, các anh sẽ được hướng dẫn lên hội trường để học bản nội quy, lúc ấy các anh sẽ được quán triệt đầy đủ hơn về các mặt sinh hoạt, học tập và lao động ở trại này.
Tên cán bộ công an còn nói thêm vài điều nữa trước khi hắn ngoắc gọi mấy tay tù khác cũng đang đứng chầu chực nơi gian nhà tranh gần đấy lại gần. Rồi thì với bản danh sách có sẵn trong tay, hắn đọc tên từng người và cứ bốn mươi người lập thành một nhóm. Những anh bạn tù trong ban tiếp nhận mà Vĩnh đoán là hàng chức sắc nơi đây, lần lượt tiếp nhận từng nhóm một.
Mươi phút sau, người hướng dẫn đưa nhóm Vĩnh vượt qua cánh cổng, vượt qua vuông sân dài rộng thênh thang để tiến về một trong những dãy nhà nằm góc trong cùng bên cánh phải. Đứng tập họp trước dãy nhà, Vĩnh có thể quan sát kỹ hơn nội cảnh của trại Hàm Tân này. Bên tay mặt của Vĩnh, phía trong cùng, một dãy nhà ba gian nằm ngang cắt đứt giải sân rộng là nhà y tế. Nhìn qua những khung cửa sổ vào trong, Vĩnh thấy có giường chiếu và dăm ba người nằm. Có lẽ họ là những tù bệnh. Nơi góc trái, chỗ giao tiếp giữa nhà y tế và những dãy trại ở, xa mút gần lớp hàng rào tre bao bọc trại, Vĩnh nhận thấy có những dãy nhà thấp tè và lợp tôn tứ bề. Thực ra gọi những dãy này là nhà thì hơi quá, mà phải gọi là những dãy chuồng chó có lẽ đúng hơn. Nó có chiều cao không tới thước rưỡi, bề ngang của mỗi gian trong dãy rộng chừng sáu mươi phân. Vĩnh chưa thể đoán ra những dãy chuồng này dùng để làm gì vì nó được vây kín mít chung quanh.
Sự quan sát của Vĩnh phải ngừng lại vì anh chàng tiếp nhận đã mở cửa phòng và quay trở lại lên tiếng với bọn mới đến.
- Cán bộ khi nãy đã quán triệt sơ bộ các anh những điểm cơ bản. Giờ trước khi nhập phòng, tôi nhấn mạnh vài điểm nội quy tạm thời quy định để các anh quán triệt và yêu cầu trước mắt chấp hành cho tốt.
Bọn Vĩnh chẳng mấy người mà không lộn tiết nghe cái giọng của anh chàng tù đại diện. Hắn bắt chước ngôn ngữ của bọn cán bộ Việt cộng không sai lấy một chữ!
Tay tiếp nhận bỗng nhiên chỉ tay về phía dãy "chuồng chó", dọa. Các anh có biết mấy dãy nhà nho nhỏ kia là cái gì không?
-.....?
- Đó là khu cachots, tức hầm tối. Ở đây vi phạm nội quy là cầm bằng nằm cachot. Mong các anh đừng phải vào đó. Vừa nóng, vừa tối, vừa khát, lại nhiều muỗi, nhiều kiến lửa, bị cùm chân lên trên vách nằm chết một chỗ và nhất là bị hạ khẩu phần ăn rất nhiều!
Đe dọa một hơi rồi như thấy mình lạc đề, tay tiếp nhận quay trở lại vấn đề chính. Hắn tiếp. Khi ở trong phòng, tuyệt đối không được cãi vả đánh lộn, không được tụ tập bàn tán chuyện phản động, không được nổi lửa nấu nướng linh tinh, không được ca hát đàn địch nhạc vàng, không được...
Sau khi hắn lôi ra một lô những cái tuyệt đối không được, hắn ngừng lại nhìn vào nhóm bốn mươi người một lúc ra dáng suy nghĩ. Kế hắn tiếp. Cũng cho các anh biết ở đây cứ bốn mươi người lập thành một đội. Mỗi đội sẽ có một cán bộ quản giáo phụ trách. Để điều hành đội, đội sẽ có một đội trưởng, một đội phó. Đội sẽ được chia làm bốn tổ, mỗi tổ có tổ trưởng tổ phó. Hiện giờ chưa đến lúc bầu bán, để có người trực tiếp làm việc tạm thời với tôi trong vấn đề tiếp nhận cơm canh cho anh em, vấn đề nhận và truyền lại những chỉ thị của cán bộ quản giáo vân vân và vân vân, tôi đề nghị một anh nào đó tự nguyện đứng lên nhận trách nhiệm này. Có anh nào tình nguyện không?
Chẳng ai tình nguyện!
Tay tiếp nhận cũng biết rõ sẽ chẳng ai tình nguyện trong trường hợp này, thế nên hắn chỉ luôn một người đứng ở đầu hàng bên trái. Anh này! Anh trông khỏe mạnh nhất đám, tạm thời làm đại diện nghe chưa!
Câu nói nửa đề nghị nửa ra lệnh khiến người mới đến không dám từ chối. Hắn lại tiếp. Anh tên gì?
Người mới đến nhỏ nhẹ trả lời.
- Dạ tôi tên là Lê Văn Tầm.
- Được rồi. Kể từ bây giờ anh Tầm sẽ là đại diện tạm thời của đội này. Bây giờ anh cho anh em vào phòng sắp xếp và ổn định chỗ nằm. Nằm phòng này chắc cũng chỉ tạm thời...
Ít phút sau bọn Vĩnh đã được phép đặt chăn mùng mền vào đúng nơi ấn định cho mình. Anh chàng tân đại diện tên Tầm giờ đang xăng xái chạy tới chạy lui điều động anh em dù rằng thực tế chẳng có gì cần điều động. Anh ta lúc này đã cởi phăng chiếc áo ra, tuồng như không phải vì nóng nực mà vì muốn khoe cái tấm thân lực sỹ của anh. Quả thực Tầm có một thân hình thật đẹp của một người từng có dĩ vãng trung thành với những phòng tập thẩm mỹ. Hắn trông còn trẻ, bảnh trai; sau này chưa biết sao chứ hiện tại ăn nói khá nhỏ nhẹ.
Khi anh em đã có chỗ ngả lưng, Vĩnh bắt đầu ngồi quan sát căn phòng. Nơi đây hoàn toàn khác biệt với Trảng Lớn, An Dưỡng hoặc ngay cả Suối Máu. Nói chung trại tù này là một trại tù hoàn toàn mới được dựng lên sau ngày 30 tháng Tư năm 75, và nó chẳng có tí dây mơ rễ má nào với chế độ cũ cả. Dãy nhà hiện tại Vĩnh vừa được đưa vào cũng giống như mười lăm dãy khác nằm song song nhau hai bên sân trại. Mỗi dãy có chiều rộng chừng 6 thước, chiều dài chừng 20 thước, nằm cách nhau chừng 10 thước và đặc biệt có hàng rào làm bằng cọc tre đan mắt cáo cao hơn đầu người vây quanh từng hai dãy một. Khu Vĩnh hiện đang ở gồm hai dãy mang số 8 và 9. Phía bên dãy số 9 còn để trống.
Bên trong phòng quang cảnh và cách sắp xếp cũng khác hẳn các trại trước. Hiện cảnh cho Vĩnh đoán biết từ đây bọn anh đã thực sự "được hưởng" quy chế tù của xã hội mới. Linh tính cho Vĩnh biết sẽ chẳng còn cái cảnh đêm đêm anh em được tụm năm tụm ba ngồi bên một cái lò than nhỏ ngoài sân trại tán gẫu, hoặc giả được đi lồng từ nhà này sang nhà khác tìm gặp bạn bè chia xẻ hạt múi cục đường. Kinh khủng hơn, Vĩnh và các bạn đang khởi sự được sống dưới một chế độ khét tiếng thế giới: Chế độ công an của các nhà nước cộng sản!
Đúng như sự quan sát của Vĩnh từ lúc còn ngồi ngoài vuông sân trước cổng trại, dãy nhà bên trên lợp tôn, vách ván, có nhiều khung cửa sổ với chấn song sắt. Bên trong lòng nhà có một lối đi chính giữa chạy suốt từ cửa chính (và cũng là cửa duy nhất) cho tới cuối dãy, được kết thúc bằng một cầu tiêu có ba lỗ. Hai bên lối đi là chỗ nằm của tù. Chỗ nằm được dựng thành hai tầng và hoàn toàn làm bằng gỗ giác xần xùi không được bào láng. Mùi gỗ giác thấm mồ hôi người, mùi chuột bọ, mùi phân và nước tiểu nơi những thùng chứa cuối phòng không được dọn sạch tỏa ra làm ngầy ngật người mới tới. Quang cảnh cũng cho Vĩnh biết những người cũ đã mới di chuyển khỏi phòng này giỏi lắm được hai ngày.
Mãi mười lăm phút sau Vĩnh mới ngừng quan sát cảnh vật chung quanh và bắt đầu quen với không khí ẩm thấp hôi thối nơi đây. Và cũng đến lúc này anh mới để ý tới các bạn. Vĩnh nhận ra nằm cùng dãy tầng trên bên cánh phải với anh có anh Huy và Dương. Nằm tầng trên phía đối diện có Ý và Điểu. Thôi thế cũng tạm yên, có bạn cũ bên cạnh đời đỡ cô đơn và cũng có thể đỡ vất vả. Vĩnh tính nhắm mắt lại ngủ đại một lát cho đỡ mệt, nhưng giọng người đại diện đã cất lên nơi đầu phòng.
- Nè! Xin anh em chú ý. Nè! Xin anh em làm ơn chú ý giùm cho.
Nghe giọng ra lệnh hơi... nhà quê của anh chàng Tầm Vĩnh không khỏi buồn cười. Nhưng rồi những câu kế tiếp của người đại diện làm Vĩnh và mọi người phải chú ý. Nè! Tôi thông báo anh em theo Trên cho biết, tụi mình sẽ nằm yên trong này cho đến khi có lệnh mới. Cửa phòng đã khóa. Cấm...
Đến lúc này mọi người mới nhìn ra hai cánh cửa phòng to lớn và chắc chắn đã được khóa chặt. Anh bạn tù trong ban tiếp nhận ban nãy không còn thấy mặt mũi đâu. Vĩnh nằm lan man nhớ lại những ngày đầu tiên nhập trại Trảng Lớn. Thời ấy cũng bị nhốt kín như bây giờ, dù bây giờ, dưới chế độ công an, mọi việc xảy ra có vẻ từ tốn hơn, nhẹ nhàng hơn nhưng Vĩnh có cảm giác ghê sợ hơn vì thấy mình đã hoàn toàn lọt vào tay một bọn cai tù ác độc chuyên nghiệp. Bọn này trong mấy chục năm thống trị miền Bắc hẳn đã nhuần nhuyễn những quái chiêu kềm kẹp mà người quốc gia khó có thể hình dung ra trước được. Bỗng nhiên, thật buồn cười, Vĩnh lại thấy "tiếc" cái thời quân quản vừa trôi qua.
Phạm Xuân Huy đã bò qua chỗ Vĩnh nằm với cục bột luộc mang theo từ Suối Máu. Anh nhẩn nha nhai cục bột và hỏi Vĩnh xem có biết tí gì về địa danh nơi đây không. Khi nãy ngồi trong hàng Vĩnh chỉ nghe lõm được hai anh em khác trò chuyện với nhau, rằng Hàm Tân là một quận huyện cận duyên, nằm về hướng Đông Sài Gòn và trực thuộc tỉnh Thuận Hải (trước năm 75 là tỉnh Phước Tuy)
Anh Huy lại cất tiếng khơi khơi đúng với cái lối mỉa mai cố hữu của anh.
- Mẹ bố tụi này nó chơi chữ độc lắm! Một "mốc cải tạo" có giá trị thời gian ba năm. Thế rồi mình sắp sửa tiến bộ đủ sau một quá trình phấn đấu gần chết, thi đua lao động, thi đua tố giác nhau, thi đua... ăn cứt cho chúng nó, để đến khi sắp hết một cái mốc, chúng nó lại chuyển mình đến một nơi khác để khởi sự cho một cái mốc mới! Ôi thôi! Năm bảy cái mốc như thế là xong cuộc đời!
Vĩnh cười.
- Trốn nữa?
Anh Huy nhìn qua khung cửa sổ trên đầu chỗ nằm ra vuông sân bên ngoài, than thở.
- Tôi có hỏi Ý. Hắn lắc đầu, nói vùng này hắn mù tịt và hình như có cọp.
Vĩnh lại cười.
- Lạ nhỉ! Tôi nghe nói "cọp Tuy Hòa ma Bình Thuận". Nơi đây rất gần với Bình Thuận, tôi tưởng chỉ có ma thôi chứ!?
Anh Huy như chẳng chú ý tới câu nói đùa của Vĩnh, anh vẫn tiếp tục.
- Nói thì nói vậy. Hà chính mãnh ư hổ. Thà để cọp ăn sướng hơn ở với lũ phi cầm phi thú này! Tôi nghe nói vượt rừng buông chừng mười lăm cây số là ra tới biển...
- Tính chơi trò Bướm Vượt Ngục sao đây?
Anh Huy vẫn tỏ ra bình tĩnh trước lối đùa của Vĩnh.
- Không, không thể ra biển được. Tụi này dân bộ binh. Đôi chân phải làm chủ vận mệnh. Chỉ có cách lội ngược về hướng Tây Bắc, đi qua Xuân Lộc lên Định Quán. Tôi có bà con ruột thịt ở Di Linh. Ta sẽ nấn ná ở đó một thời gian rồi tìm đường lên vùng Tam Biên.
- Lên vùng Tam Biên làm gì trên đó?
Bị hỏi thình lình, anh Huy lại ú ớ.
- À... à... thì mình tìm cách vọt sang Thái Lan.
- Nếu không vào rừng tìm kháng chiến mà muốn sang Thái Lan sao không đi đường dưới cho gần? Về Sài Gòn rồi băng qua ngả Tây Ninh.
Anh Huy lại mơ mộng.
- Ấy! Người ta nói bên ngoài bây giờ nếu muốn vượt biên chỉ có hai cách, một bằng đường thuyền hai bằng đường bộ. Riêng đường bộ phải đi bằng ngả Tam Biên mới chắc ăn!
Nghe Anh Huy bàn chuyện vượt biên bằng ngả Tam Biên quả Vĩnh không biết nói sao. Vĩnh chỉ ậm ừ góp thêm vài câu cho qua chuyện. Đã có lúc Vĩnh tính đùa anh Huy một câu rằng đường Biên Hòa Sài Gòn bằng cái tí teo, ấy thế mà anh còn bị chúng nó vồ trở lại; giờ còn đến cả chuyện mình trần trôn chả bò lên tới vùng Tam Biên nghe nó làm sao ấy! Nghĩ thế nhưng Vĩnh không nói ra. Anh sợ anh Huy mích lòng. Anh Huy nhìn Vĩnh một thoáng. Đôi mắt anh hơi bối rối như người đang ân hận về một điều lầm lỗi ngày qua. Anh nói nhỏ. Kỳ này có đi thì nhất định phải có ông bằng mọi giá.
Vĩnh nhẹ cười.
- Thôi cám ơn anh. Nói anh đừng giận. Giờ đây tôi kiệt sức thật rồi!
Anh Huy có vẻ buồn. Anh đứng lên lom khom đi về chỗ nằm. Bên phía đối diện Ý đã lôi điếu cầy ra. Nhiều người bu lại hút nhờ điếu. Vĩnh đứng lên, nắm cái đà dọc lấy đà tung mình nhảy sang dãy sạp gỗ đối diện. Chưa kịp ngồi xuống, Vĩnh đã thấy cái sạp bên dưới có tiếng người la.
- Ý trời đất ơi! Mấy cha nằm trên làm cái gì vậy?
Có mấy tiếng lục cục rồi tiếng la chợt đổi giọng hẳn, vừa thất thanh vừa giận dữ. Ý mèng đéc ông bà tui ơi! Tụi bây đổ nước điếu xuống đầu tao hả?
Tiếng la thất thanh vừa dứt thì một cái đầu từ tầng dưới đã ló lên tầng trên. Một bộ mặt hầm hầm ngó vào đám người đang ngồi quanh cái điếu cầy chỗ Ý nằm như tìm kiếm một cái gì. Vĩnh đã hiểu ra nguyên do. Một anh chàng vụng tay gạt đổ cái điếu, và cái thứ nước điếu hôi hám ấy chảy xuống tưới cả lên đầu người nằm tầng dưới. Biết anh bạn cáu lắm nên mọi người đều lên tiếng xin lỗi giùm cho anh chàng vô ý. Người nằm dưới biết là có la hét mấy thì cũng không làm gì khác hơn được. Anh ta ngồi thụp xuống, chui vào chỗ nằm, miệng vừa lẩm bẩm chửi thề vừa lấy một cái bao cát rách lau đầu lau cổ và lau luôn mấy miếng ván lót dưới chỗ nằm của anh.
Vĩnh hút xong điếu thuốc lại nhảy về chỗ. Anh ngó ra ngoài vuông sân lần nữa. Từ chỗ này Vĩnh có thể nhìn thấy nhà y tế thật rõ ràng. Hơn thế, Vĩnh còn có thể nhìn qua lớp hàng rào tre gai sau nhà y tế, chỗ ấy hiện có nhiều bóng người đang cuốc hay đào một cái gì đó.
Đang lơ mơ nghĩ ngợi, giọng của người đại diện phòng bỗng lại cất lên.
- Nè! Yêu cầu mấy người chú ý giùm cho! Anh đại diện vừa nói qua kẽ vách chút xíu nữa phòng ta sẽ cử năm người xuống bếp khiêng cơm canh về phát cho anh em. Giờ mình chưa có đội tổ gì ráo trọi, vậy anh nào thấy mình khỏe mạnh thì tình nguyện đi với tui.
Vĩnh rất muốn tình nguyện để được đi thăm thú một vòng, tuy nhiên nhìn lại tấm thân hiện tại cân không tới 40 kgs của mình Vĩnh lại thôi. Chắc chắn chẳng có ai dám cho anh đi theo xuống bếp khênh cơm, điều ấy rất có thể sẽ khiến cả đội đói nhăn răng vì máng cơm tuột tay rơi xuống đất.
Vĩnh lại tiếp tục nằm quan sát quang cảnh bên ngoài khung cửa sổ. Một người nằm cạnh Vĩnh lục túi đồ của anh ta và nhón ra một cục đường thẻ nằm nhâm nhi. Vĩnh bỗng thấy mình vô sản đến cùng cực. Anh tự trách mình sơ hở, phút cuối thay vì chỉ đem phơi mấy vắt mì bị ướt mốc, anh đã móc cả cái túi thực phẩm khô lên hàng rào giữa dãy cách ly và K.4, để đến nỗi bị một anh chàng nhám tay nào đó thuổng mất cả. Vĩnh tiếc nhất là tấm ảnh chụp ba thằng con trai của anh mà vợ anh mới đưa cho trong lần thăm kỳ Tết.
CHƯƠNG NĂM MƯƠI TÁM
Hình như
có nợ nần gì từ kiếp trước với con số 17, sau gần hai mươi tiếng đồng hồ bị
giam trong phòng, Vĩnh và các bạn được dẫn đi tắm sau khi đã chính thức trở
thành một đơn vị của trại tù Hàm Tân dưới tên Đội 17.
Đội trưởng đội 17 dĩ nhiên vẫn là Lê Văn Tầm. Đội phó, thật đáng ngại, lại là một ông chức sắc vốn ở trại này từ mấy năm qua, được "biệt phái" sang làm đội phó đội 17. Ông này tên Đặng Xuân Hùng, cựu thiếu úy cảnh sát "ngụy" và cũng là người gọi Trường Chinh Đặng Xuân Khu bằng chú ruột!
Đội 17 hiện cũng đã được chia ra làm bốn tổ. Vĩnh nằm trong tổ của đội phó kiêm tổ trưởng tổ 4 Đặng Xuân Hùng. Anh Huy và Ý cũng được sắp chung tổ với Vĩnh.
Từ nhà 8 (tức dãy phòng hiện Vĩnh đang ở), cả bọn được dẫn lên hội trường. Nếu tính từ cổng trại vào thì hội trường tọa lạc ngay bên tay phải. Lên tới hội trường, Vĩnh đã nhìn thấy các anh em từ Suối Máu ngồi đầy trên những hàng băng ghế. Ngó quang cảnh hội trường, Vĩnh thấy nơi đây có vẻ "văn minh văn hóa" hơn ba trại trước rất nhiều. Điểm nổi bật là sự ngăn nắp sạch sẽ. Cái gì cũng như có công thức, có quy mô cả. Bỗng dưng Vĩnh nghĩ một cách chua chát rằng Thế Giới Tự Do làm sao ngờ cho được ở Việt Nam ngày nay, trong những vùng rừng sâu như thế này, lại có những trại tù được sắp xếp một cách khoa học, tinh vi đâu vào đấy như nơi đây!
Gặp nhau nơi hội trường, những người từng là bạn nhau gọi nhau ơi ới và liên hệ qua lại rất là linh tinh trước mấy cặp mắt bực bội của mấy ông chức sắc trại. Rồi thì sau đó ít phút, xuất hiện trên sân khấu một ông tù chức sắc người tầm thước, dáng điệu từ tốn. Ông này chính là người mà hôm mới đến, ngồi ngoài cổng trại, Vĩnh đã nhận ra mặt mà không nhớ ra tên. Vĩnh đập trán cái bốp. Đúng rồi. Vĩnh không khỏi reo thầm trong bụng. Anh ta là Hùng, Nguyễn Quốc Hùng, tay làm phú mà theo Vĩnh có thời bảnh nhất miền Nam dưới bút hiệu Thầy Khóa Tư. Hùng còn là dịch giả của bộ sách đồ sộ Hồng Lâu Mộng.
Trên sân khấu Hùng đã bắt đầu lên tiếng. Dù không dùng máy vi âm nhưng hội trường ít người dồn cả lên gần chân sân khấu, nên Vĩnh vẫn nghe rõ mồn một những lời Hùng nói với giọng khá nghiêm khắc và lãnh đạm.
- Thay mặt Ban Giám Thị và thay mặt anh em trong Ban Trật Tự trại Hàm Tân, tôi chào mừng các anh về học tập ở trại này. Như cán bộ trực ban đã nói, khi bước qua cổng trại Hàm Tân tức là các anh đã được cách mạng tạo thêm điều kiện để phấn đấu thêm ba năm nữa trong học tập cải tạo, để phát huy những thành quả đã đạt được trong quá khứ...
Suy nghĩ một lát như để lựa lời, Hùng tiếp. Với chức năng trưởng ban Trật Tự trại, tôi chỉ nhắc nhở anh em làm sao chấp hành nội quy cho tốt, đừng làm cái gì có hại cho đời sống sinh hoạt tập thể. Nếu anh nào ngoan cố vi phạm nội quy, mà các anh sẽ được học nay mai, Ban Trật Tự chúng tôi buộc lòng phải báo cáo lên trên để có biện pháp xử lý. Bây giờ, Ban Giám Thị cho các anh đi tắm. Tôi nhắc nhở trước rằng các anh phải đi theo đội hình từng đội một. Không được rời hàng ngũ. Đội trưởng đội phó, các tổ trưởng tổ phó phải nắm vững tình trạng nhân số đội tổ của mình. Các tổ viên cũng phải cảnh giác những thành phần xấu bên cạnh có thể có những hành động như trốn trại, gây tổn thương đến thành tích phấn đấu chung của cả tập thể. Dứt khoát chỉ tắm nơi quy định. Không được liên hệ với những người cũ trên đường nếu gặp và dù quen biết...
Hùng còn nhắc nhở thêm một lô quy định tạm thời nữa. Và rồi sau cùng, ai cũng thấy vui trong lòng vì biết sẽ được dẫn ra suối tắm. Óc tưởng tượng của mọi người được dịp thả đi xa. Quãng ba trăm người từ Suối Máu lên cứ hàng hai lần lượt rời hội trường. Bước qua cổng trại, tất cả phải đi chậm hẳn lại để Ban Trật Tự và hai thằng công an ngồi chễm trệ trên trạm canh đếm số kiểm tra. Đoàn người được hướng dẫn quẹo trái khi ra khỏi cổng. Tất cả vừa đi vừa nhìn ngắm cảnh vật chung quanh. Ngoài tòa nhà lợp ngói đỏ nằm theo hình chữ U và có lót sân gạch nung, giờ đây bọn tù mới đến còn nhìn thấy một lô trang trại khác nữa tọa lạc về phía phải dọc theo con đường đi xuống suối. Đây là những dãy nhà vách ván, mái tranh, nền đất. Vĩnh đoán chừng những dãy nhà này là chốn ngủ nghê của bọn công an. Đi một lát, nhìn sang cánh trái, dọc theo lớp hàng rào tre gai bên hông trại, ở mút đầu kia, bọn Vĩnh thấy một công trường xây cất đang trong tình trạng kiến tạo. Quanh khu ấy có rất nhiều tù đang lao động. Vì bị những bụi tre cao ngất che khuất nên mọi người khó nhận ra quang cảnh công trường ấy một cách rõ rệt để mà sợ; nhưng gần hơn, cách chỗ đoàn tù đi tắm chừng mươi thước, một số người mình trần trùng trục đang giơ cao những cái búa "tài xồi" to lớn đập xuống những tảng đá trên lề đường...
Vượt qua chỗ đập đá ít bước bắt đầu gặp những thân buông già. Những tiếng ầm ầm bắt đầu vọng tới tai bọn tù. Con đường khởi sự đổ dốc và khi xuống tới cuối con dốc, tất cả đều tự động dừng chân lại tức thì. Dưới ấy, một con suối đang cuồn cuộn chảy. Nơi những khúc quanh, giòng nước tông vào đá xủi bọt trắng và tạo những tiếng động nặng trầm. Hiện nay đang mùa mưa, có lẽ vì thế mà bề rộng con suối khá lớn, phải rộng đến hai mươi thước hoặc hơn. Một cây cầu gỗ khá vững chắc bắc ngang con suối. Vĩnh nhìn sang bờ bên kia. Anh phát hiện ra nhiều nhóm người đang lao động bên đó. Những nhác cuốc giơ lên hạ xuống cho Vĩnh đoán biết bên đó phải là một nông trường. Nhìn mặt trời chiếu chênh chếch, Vĩnh định phương hướng và biết nông trường này nằm về hướng Tây của trại. Cái công trình xây cất ban nãy nằm về hướng Nam. Dãy nhà ngói đỏ hình chữ U nằm về hướng Đông Bắc. Riêng về hướng Đông Vĩnh chưa thể hình dung ra được nơi ấy có cái gì.
Tới bờ suối, một tay trong Ban Trật Tự tập họp tất cả lại và nhắc nhở vài điều phải cẩn trọng trong lúc tắm. Mùa mưa nước lớn rất dễ chết đuối và đã có người chết đuối. Anh ta cũng cho bọn mới đến biết trong rừng buông phía bên kia suối có cọp. Những người lao động trong đội lâm sản đã rất nhiều lần nhìn thấy dấu chân cọp và cả phân cọp. Thế nên, anh ta khuyên đừng ai dại dột mò sang vùng bên kia bờ suối... Rồi thì lệnh cho tắm bắt đầu. Cả ba trăm tù đồng loạt cởi quần áo và phóng xuống suối bất kể nông sâu. Mấy năm nhốt nơi các trại giam thành phố, thấy suối ai cũng muốn được vùng vẫy bơi lội một lúc cho dù có chân đi không muốn nổi vì sức khỏe yếu kém. Vĩnh "khỏa thân" theo bạn bè và phóng mình xuống suối. Trời chiều trong rừng buông vốn đã âm u lạnh, nước suối chảy qua các ghềnh đá còn lạnh hơn; Vĩnh tự biết sức mình, anh tắm vội và là một trong vài người leo lên bờ mặc quần áo sớm nhất. Kiếm một gốc cây ngồi tựa lưng, Vĩnh thả mắt quan sát chung quanh. Nơi một gốc buông gần đấy, Vĩnh thấy một người không xuống suối tắm mà ngồi ủ rũ ngó về phía tòa nhà chữ U. Một thoáng anh ta quay lại và Vĩnh nhận ngay ra anh là Trương Hồng, người bạn tù không hẳn điên cũng không hẳn tỉnh từ dạo còn ở An Dưỡng. Biết có bắt chuyện anh cũng chẳng thèm trả lời, nên Vĩnh lại hướng mắt về phía các bạn dưới suối.
Quả nhiên thiên nhiên làm mọi người trẻ lại. Những mệt mỏi như biến mất hết. Trong một khoảng khắc người ta như quên hẳn đi kiếp người tù tội còn đeo nặng trên vai. Họ bơi, họ cười nói và họ đùa giỡn. Nơi một vũng nước sâu và lặng nhất, Vĩnh để ý thấy một người bơi tới bơi lui một cách say mê. Lối sải của anh ta đẹp và nhẹ của một tay bơi nhà nghề. Khi anh ngừng bơi và leo lên bờ, Vĩnh mới biết anh ta là Tầm, đương kim đội trưởng.
Nơi chân cầu, Vĩnh cũng vừa mới phát hiện ra Phạm Xuân Huy và Nguyễn Văn Ý. Nhìn dáng dấp của Ý, Vĩnh không khỏi không ngạc nhiên. Trông kiểu cách Ý đứng dưới nước và lần mò từng bước trên giòng suối, Vĩnh biết chắc chắn anh là người không biết bơi. Thế tại sao hồi sửa soạn vượt ngục An Dưỡng,Ý không nói ra điều này? Bỗng dưng Vĩnh thấy quý Ý hơn. Tay ấy quả thực có nhiều đức tính của một người đàn ông đích thực: Điềm đạm, can đảm và kín đáo.
Cũng ở dưới một chân cầu khác, Phạm Điểu đang tập cho Vũ Duy Dương bơi. Dương to và khỏe như gấu, nhưng những ngụm nước suối đục ngầu uống phải trong những lúc hụt chân đã khiến mặt mày hắn nhợt nhạt hẳn ra.
Vĩnh đảo mắt quan sát thêm chung quanh. Từ bên kia bờ suối, trên một lối mòn, ba bốn người đang ỳ ạch đẩy một cái xe cải tiến. Theo sau xe đẩy có hai cái bóng áo kaki vàng. Một lúc sau hai cái bóng ấy biến vào một gốc buông lớn. Chiếc xe cải tiến cũng ngừng lại ở đầu cầu. Một người tù rách rưới đứng ngay đầu cầu bên kia nói lớn xuống suối.
- Nè! Mấy đội trưởng đâu? Cho anh em lên bờ mặc quần áo lẹ lẹ lên. Nữ cán bộ ra lệnh đó. Giờ này còn là giờ lao động sao tắm truồng sấp lượt vậy? Cản trở lối đi lại của nữ cán bộ.
Nghe câu hò hét đó, anh chàng Trật Tự 1 ngồi chơi trên bờ suối chợt đứng ngay lên. Anh ta hét ầm ỷ.
- Lên bờ hết! Chấm dứt tắm! Mặc quần áo nhanh lên! Cho các anh ba phút!
Dưới suối đã có người bò lên. Có nhiều tiếng xầm xì bàn tán.
- Ủa! Ở đây có nữ công an nữa ta?
- Kệ mẹ nó! Mình cứ tắm xem nó làm gì?
- Thích ngó thấy mẹ còn bày đặt láu cáu.
- ĐM. tụi nó "hộ lý" không hà! Làm bộ làm tàng cho có!
Anh chàng Trật Tự thấy bọn tù mới đến còn lắm kẻ nhì nhằng dưới suối, anh ta cáu chửi um sùm. Có lúc anh lượm mấy quả buông ném sang những người còn bơi nơi bờ suối bên kia. Anh hét.
- ĐM. mấy cha không lên tui xin lệnh cùm mấy cha ráng chịu!
Mặc cho tay Trật Tự chửi rủa đe dọa, phải mười phút sau bọn tù mới kéo hết lên bờ và mặc quần áo vào người. Bên kia bờ suối, như đã được thông báo, hai mụ nữ công an rời khỏi gốc buông và tiến tới đầu cầu lù lù như hai con gấu. Chúng lầm lũi tiến lên cầu và đi thẳng một lèo sang bên này bờ suối. Khi thấy có nhiều tên tù đang chiếu những cặp mắt "ăn tươi nuốt sống" vào hai cái tấm thân nở nang quá độ của mình, hai ả nhăn mặt bực bội nhưng vẫn thẳng bước về phía dãy nhà tranh vách ván. Trên cầu bây giờ tới lượt ba ông tù đẩy xe cải tiến chở đầy bí ngô qua suối. Cầu ván như chòng chành dưới sức nặng của cái xe. Xe chưa qua hết cầu Vĩnh lại thấy đầu cầu bên kia lần lượt xuất hiện rất nhiều người. Họ đi từng cặp một để gánh những sọt rau muống và củ cải nặng trĩu. Nhìn những đòn tre cong lại dưới sức nặng ước tính cả tạ của các sọt rau, Vĩnh thấy lạnh mình. Ở đây sao anh em tù lại có thể gánh nặng đến thế? Rồi thì lần lượt, những người gánh rau cũng qua cầu hết và họ ì ạch đi về phía vuông sân lót gạch.
Những đội tù mới đến đã chấm dứt buổi tắm. Lúc này trời cũng đã phải bốn giờ chiều. Anh chàng trong Ban Trật Tự cho so hàng. Anh cằn nhằn một lúc về chuyện ồn ào thái quá dưới suối, chuyện không tuân lệnh lên bờ mặc quần áo thật nhanh khi có nữ cán bộ đi qua. Anh răn đe.
- Ở đây, ngoài những hình phạt có ghi trong nội quy, còn nhiều loại hình phạt khác mà các anh coi chừng sẽ vướng phải. Các cán bộ quản giáo có thể cấm tắm trong nhiều ngày...
Trên đường trở về sau buổi tắm suối đầu tiên ở trại Hàm Tân, Vĩnh đồng ý hoàn toàn với sự nhận xét của Ý.
- Trại này tháp cánh cũng khó bay thoát. Nó nằm dưới đáy một lòng chảo. Bắc giáp quốc lộ. Một vòng bán nguyệt ôm lấy đường kính quốc lộ đều là rừng buông già. Kiểu này gay lắm!
Buổi lãnh cơm chiều nay không như hôm qua phải kêu gọi người tình nguyện, tổ 1 trực đã tự động cắt năm người xuống bếp khi kẻng báo phát cơm vang lên vào lúc năm rưỡi. Có lẽ đây là những bữa đầu đi lãnh cơm, nên đội phó Hùng cũng lẽo đẽo đi theo để hướng dẫn. Nhìn thấy Điểu nằm trong bán tổ đi lãnh cơm, Vĩnh vội chạy theo nói nhỏ.
- Điểu! Để tao đi lãnh cơm cho. Xem có ai bà con dưới đó không.
Điểu chưa kịp trả lời thì một người trong đám đã vui vẻ lên tiếng.
- Thêm một tay khênh đỡ mệt chứ gì. Nhào vô!
Thế là Vĩnh được nhập bán tổ đi nhận cơm để có dịp quan sát một vòng nhà bếp. Nhà bếp tập thể của trại Hàm Tân cũng quy mô hơn tất cả các trại cũ. Nó nằm gần hội trường và chiếm một vị trí khá rộng rãi. Điều hành nhà bếp có nguyên một đội anh nuôi 40 người. Ông trưởng bếp hiện tại, theo Đặng Xuân Hùng cho biết, là một nhân vật Chiêu Hồi khá nổi tiếng trước kia: Huỳnh Cự 2.
Vĩnh đứng ngó Huỳnh Cự. Anh ta có nước da xậm màu, to con và trên lưng có một vết sẹo dài...
Hùng còn cho đám Vĩnh biết bếp tập thể hiện nay đang nuôi gần 1.600 tù kể cả những người mới đến.
Trong lúc đợi lãnh phần ăn, Hùng còn nói thêm.
- Các anh trước ở quân quản hả? Tôi cũng vậy. Hùng suy nghĩ tí chút như tìm lời. Ở quân quản dù sao tập thể cũng tương đối thống nhất. Ở đây thập cẩm! Chính trị gia có, văn nghệ sỹ có, các đấng phụ mẫu chi dân có (chỉ những công chức xuất thân Quốc Gia Hành Chánh), sỹ quan có, chiêu hồi có, cảnh sát như tôi có, tù vượt biên bị bắt lại có, và ngay thứ đâm cha chém chú cũng có! Tôi muốn nói đến bọn hình sự. Phiền toái lắm!
Trong câu chuyện làm quen, Hùng còn cho bọn Vĩnh biết trại Hàm Tân hiện còn một phân trại nữa, đó là phân trại B. Phân trại B ở về phía bên kia con suối và cách suối một cây số đường rừng. Trong ấy hiện chỉ có chừng hơn trăm tù. Họ là những người, theo sự đánh giá của cán bộ, không nguy hiểm, cho sang đó canh tác và xây dựng cơ sở doanh trại mới. Trong tương lai, phân trại B cũng sẽ lớn như phân trại A là nơi mình đang ở. Tuy nhiên, một sự tiết lộ khác của Hùng làm bọn Vĩnh không khỏi bận tâm. Hùng nói. Khi nãy đi tắm các anh có thấy những dãy nhà đang xây về hướng Nam không? Rồi đây, theo lời các cán bộ, chúng ta đều "được" ở nhà xây tử tế...
Bọn Vĩnh chỉ đứng yên nghe. Một lúc sau Hùng hỏi khẽ mọi người. Mấy anh có biết gì về anh Tầm không?
Một người hỏi lại.
- Tầm nào?
- Thì anh đội trưởng của mình ấy.
Nghe Hùng hỏi, quả thực Vĩnh hơi gờm gờm. Đây là một lối điều tra có kỹ thuật cao, hay chỉ là một câu hỏi vô tình xảy ra giữa những người đồng hội đồng thuyền?
Dù sao câu hỏi của Hùng không được ai trả lời. Và khi thấy anh em đều ơ hờ trước câu hỏi cả mình. Hùng vui vẻ nói. Đội mình chắc sẽ khá. Theo kinh nghiệm của tôi, cứ đội nào có cái đầu tầu to con, khỏe mạnh là thế nào cũng lập thành tích cao trong lao động. Anh Tầm có thân hình đẹp đấy chứ! Nghe anh ấy nói anh ấy là hạ sỹ nhất người nhái. Hùng nhún vai. Chà! Người nhái coi vậy mà dữ lắm nha! Trước đây tôi nghe nói để trở thành người nhái phải tập luyện cực khổ lắm. Muốn ra trường phải trải qua một đoạn đường thật gian khổ, chẳng hạn phải lặn ngụp chui lòn sao cho qua được cái hệ thống cống của thành phố Sài Gòn. Nói tới đây Hùng bỗng quay sang Vĩnh, hỏi khơi khơi. Đúng không anh Vĩnh? Hình như anh là hải quân mà?
Kể từ giây phút đó dù hồn có mây gió đến đâu, Vĩnh cũng bắt đầu ớn nhợn ông tổ trưởng kiêm đội phó của mình. Mới chân ướt chân ráo đến đây, mới gặp nhau chưa quá nửa ngày, vì đâu mà ông đội phó đã thông suốt tiểu sử của các đội viên, tổ viên của mình nhanh và tài đến thế?
Trên con đường khênh cơm khênh rau về phòng, băng qua vuông sân rộng giờ đầy người qua lại, Vĩnh vừa đi vừa cố gắng hết sức để tìm xem có người nào quen biết hay không. Thế nhưng trong cái đám người rách rưới, lù đù, đang đi tới đi lui ngoài sân trại chờ giờ phát cơm ấy, Vĩnh chưa nhận ra được một người nào từng quen biết cả.
Mấy tháng qua trại Suối Máu liên tiếp cho tù ăn mỗi bữa một cục bột, bữa ăn đầu nơi trại mới được ăn Bo Bo trở lại bỗng nhiên thấy ngon miệng. Tuy nhiên ngon miệng là đối với những người còn hai hàm răng tốt, riêng với Vĩnh, dù tuổi mới trên ba mươi nhưng qua ba năm tù đã mất đi bốn cái răng hàm và một răng nanh, do đó anh nhìn bát bo bo còn nguyên mày mà ngao ngán.Vừa lúc đó anh Huy và Ý đã khênh vào một nồi mì vật nấu với tôm khô. Vĩnh, Dương và Điểu đều xúm cả lại nhưng chưa ai kịp múc ra bát thì kẻng điểm danh chiều đã vang rền ngoài sân trại. Diễn tiến này bọn Vĩnh đã biết từ chiều hôm qua. Lúc ấy bọn anh đang còn bị nhốt kín trong phòng, nhưng nằm nhìn ra ngoài sân, Vĩnh và các bạn đã hiểu rằng ở đây, tất cả đều trở về từ hiện trường lao động muộn nhất là năm rưỡi chiều. Tù được nhận phần ăn, được cho phép nửa tiếng nấu nướng nơi những cái ông Táo bắc nơi vuông sân đàng sau mỗi phòng. Khi tiếng kẻng 6 rưỡi vang lên, đám Trật Tự túa vào các khu hò hét bắt tắt lửa để sửa soạn tập họp điểm danh. Sau khi giám thị trực đến từng khu nhận báo cáo nhân số, giám thị và trật tự đứng kiểm soát từng cặp hàng hai lần lượt chui vào "chuồng". Khi cặp cuối cùng bước qua ngưỡng cửa, Trật Tự sẽ đóng ngay và khóa chặt phía bên ngoài. Đến lúc này bọn tù mới bắt đầu thoải mái ngồi ăn uống với nhau dưới một ánh điện tù mù.
Vĩnh ngồi ăn và lắng nghe những nhóm anh em bên cạnh vừa ăn vừa trò chuyện. Nằm gần chỗ Vĩnh có một số anh em còn rất trẻ tuổi. Họ ăn uống thật nhanh và kéo mấy cây guitar tự chế ra hòa nhạc với nhau. Nghe họ chơi nhạc trẻ thật nhuyễn, Vĩnh đoán biết đám này hẳn đã phải ở với nhau lâu ngày trên Suối Máu. Một cái đầu từ dưới chợt trồi lên tầng trên, chỗ mấy người hòa nhạc, cự nự.
- Mấy cha đừng chơi nhạc vàng chứ. Kẹt cho tui lắm nghe!
Một giọng phát ra từ đám người hòa nhạc.
- Nhạc vàng hồi nào? Đỏ au không thấy sao?
Người đứng bên dưới đã ló hẳn mặt lên tầng trên, Vĩnh nhận ra anh ta là Tầm. Câu nói kế tiếp của Tầm làm nhiều người chung quanh đều cảm thấy bất bình.
- ĐM. nói đàng hoàng không nghe tui oánh à...
Có một anh bạn trẻ rất cao, người chơi guitar solo trong đám, chợt hầm hầm buông đàn tính đứng dậy. Tuy nhiên mấy người bạn vội níu anh ta ngồi xuống.
- Đừng nóng mày Hòa. Điều nghiên kỹ đã mày. Dù không tấp thôi. Tấp ăn trùm mới tấp.
Bây giờ Vĩnh đã biết đám anh em trẻ ấy thuộc gia đình Dù.
Đội trưởng đội 17 dĩ nhiên vẫn là Lê Văn Tầm. Đội phó, thật đáng ngại, lại là một ông chức sắc vốn ở trại này từ mấy năm qua, được "biệt phái" sang làm đội phó đội 17. Ông này tên Đặng Xuân Hùng, cựu thiếu úy cảnh sát "ngụy" và cũng là người gọi Trường Chinh Đặng Xuân Khu bằng chú ruột!
Đội 17 hiện cũng đã được chia ra làm bốn tổ. Vĩnh nằm trong tổ của đội phó kiêm tổ trưởng tổ 4 Đặng Xuân Hùng. Anh Huy và Ý cũng được sắp chung tổ với Vĩnh.
Từ nhà 8 (tức dãy phòng hiện Vĩnh đang ở), cả bọn được dẫn lên hội trường. Nếu tính từ cổng trại vào thì hội trường tọa lạc ngay bên tay phải. Lên tới hội trường, Vĩnh đã nhìn thấy các anh em từ Suối Máu ngồi đầy trên những hàng băng ghế. Ngó quang cảnh hội trường, Vĩnh thấy nơi đây có vẻ "văn minh văn hóa" hơn ba trại trước rất nhiều. Điểm nổi bật là sự ngăn nắp sạch sẽ. Cái gì cũng như có công thức, có quy mô cả. Bỗng dưng Vĩnh nghĩ một cách chua chát rằng Thế Giới Tự Do làm sao ngờ cho được ở Việt Nam ngày nay, trong những vùng rừng sâu như thế này, lại có những trại tù được sắp xếp một cách khoa học, tinh vi đâu vào đấy như nơi đây!
Gặp nhau nơi hội trường, những người từng là bạn nhau gọi nhau ơi ới và liên hệ qua lại rất là linh tinh trước mấy cặp mắt bực bội của mấy ông chức sắc trại. Rồi thì sau đó ít phút, xuất hiện trên sân khấu một ông tù chức sắc người tầm thước, dáng điệu từ tốn. Ông này chính là người mà hôm mới đến, ngồi ngoài cổng trại, Vĩnh đã nhận ra mặt mà không nhớ ra tên. Vĩnh đập trán cái bốp. Đúng rồi. Vĩnh không khỏi reo thầm trong bụng. Anh ta là Hùng, Nguyễn Quốc Hùng, tay làm phú mà theo Vĩnh có thời bảnh nhất miền Nam dưới bút hiệu Thầy Khóa Tư. Hùng còn là dịch giả của bộ sách đồ sộ Hồng Lâu Mộng.
Trên sân khấu Hùng đã bắt đầu lên tiếng. Dù không dùng máy vi âm nhưng hội trường ít người dồn cả lên gần chân sân khấu, nên Vĩnh vẫn nghe rõ mồn một những lời Hùng nói với giọng khá nghiêm khắc và lãnh đạm.
- Thay mặt Ban Giám Thị và thay mặt anh em trong Ban Trật Tự trại Hàm Tân, tôi chào mừng các anh về học tập ở trại này. Như cán bộ trực ban đã nói, khi bước qua cổng trại Hàm Tân tức là các anh đã được cách mạng tạo thêm điều kiện để phấn đấu thêm ba năm nữa trong học tập cải tạo, để phát huy những thành quả đã đạt được trong quá khứ...
Suy nghĩ một lát như để lựa lời, Hùng tiếp. Với chức năng trưởng ban Trật Tự trại, tôi chỉ nhắc nhở anh em làm sao chấp hành nội quy cho tốt, đừng làm cái gì có hại cho đời sống sinh hoạt tập thể. Nếu anh nào ngoan cố vi phạm nội quy, mà các anh sẽ được học nay mai, Ban Trật Tự chúng tôi buộc lòng phải báo cáo lên trên để có biện pháp xử lý. Bây giờ, Ban Giám Thị cho các anh đi tắm. Tôi nhắc nhở trước rằng các anh phải đi theo đội hình từng đội một. Không được rời hàng ngũ. Đội trưởng đội phó, các tổ trưởng tổ phó phải nắm vững tình trạng nhân số đội tổ của mình. Các tổ viên cũng phải cảnh giác những thành phần xấu bên cạnh có thể có những hành động như trốn trại, gây tổn thương đến thành tích phấn đấu chung của cả tập thể. Dứt khoát chỉ tắm nơi quy định. Không được liên hệ với những người cũ trên đường nếu gặp và dù quen biết...
Hùng còn nhắc nhở thêm một lô quy định tạm thời nữa. Và rồi sau cùng, ai cũng thấy vui trong lòng vì biết sẽ được dẫn ra suối tắm. Óc tưởng tượng của mọi người được dịp thả đi xa. Quãng ba trăm người từ Suối Máu lên cứ hàng hai lần lượt rời hội trường. Bước qua cổng trại, tất cả phải đi chậm hẳn lại để Ban Trật Tự và hai thằng công an ngồi chễm trệ trên trạm canh đếm số kiểm tra. Đoàn người được hướng dẫn quẹo trái khi ra khỏi cổng. Tất cả vừa đi vừa nhìn ngắm cảnh vật chung quanh. Ngoài tòa nhà lợp ngói đỏ nằm theo hình chữ U và có lót sân gạch nung, giờ đây bọn tù mới đến còn nhìn thấy một lô trang trại khác nữa tọa lạc về phía phải dọc theo con đường đi xuống suối. Đây là những dãy nhà vách ván, mái tranh, nền đất. Vĩnh đoán chừng những dãy nhà này là chốn ngủ nghê của bọn công an. Đi một lát, nhìn sang cánh trái, dọc theo lớp hàng rào tre gai bên hông trại, ở mút đầu kia, bọn Vĩnh thấy một công trường xây cất đang trong tình trạng kiến tạo. Quanh khu ấy có rất nhiều tù đang lao động. Vì bị những bụi tre cao ngất che khuất nên mọi người khó nhận ra quang cảnh công trường ấy một cách rõ rệt để mà sợ; nhưng gần hơn, cách chỗ đoàn tù đi tắm chừng mươi thước, một số người mình trần trùng trục đang giơ cao những cái búa "tài xồi" to lớn đập xuống những tảng đá trên lề đường...
Vượt qua chỗ đập đá ít bước bắt đầu gặp những thân buông già. Những tiếng ầm ầm bắt đầu vọng tới tai bọn tù. Con đường khởi sự đổ dốc và khi xuống tới cuối con dốc, tất cả đều tự động dừng chân lại tức thì. Dưới ấy, một con suối đang cuồn cuộn chảy. Nơi những khúc quanh, giòng nước tông vào đá xủi bọt trắng và tạo những tiếng động nặng trầm. Hiện nay đang mùa mưa, có lẽ vì thế mà bề rộng con suối khá lớn, phải rộng đến hai mươi thước hoặc hơn. Một cây cầu gỗ khá vững chắc bắc ngang con suối. Vĩnh nhìn sang bờ bên kia. Anh phát hiện ra nhiều nhóm người đang lao động bên đó. Những nhác cuốc giơ lên hạ xuống cho Vĩnh đoán biết bên đó phải là một nông trường. Nhìn mặt trời chiếu chênh chếch, Vĩnh định phương hướng và biết nông trường này nằm về hướng Tây của trại. Cái công trình xây cất ban nãy nằm về hướng Nam. Dãy nhà ngói đỏ hình chữ U nằm về hướng Đông Bắc. Riêng về hướng Đông Vĩnh chưa thể hình dung ra được nơi ấy có cái gì.
Tới bờ suối, một tay trong Ban Trật Tự tập họp tất cả lại và nhắc nhở vài điều phải cẩn trọng trong lúc tắm. Mùa mưa nước lớn rất dễ chết đuối và đã có người chết đuối. Anh ta cũng cho bọn mới đến biết trong rừng buông phía bên kia suối có cọp. Những người lao động trong đội lâm sản đã rất nhiều lần nhìn thấy dấu chân cọp và cả phân cọp. Thế nên, anh ta khuyên đừng ai dại dột mò sang vùng bên kia bờ suối... Rồi thì lệnh cho tắm bắt đầu. Cả ba trăm tù đồng loạt cởi quần áo và phóng xuống suối bất kể nông sâu. Mấy năm nhốt nơi các trại giam thành phố, thấy suối ai cũng muốn được vùng vẫy bơi lội một lúc cho dù có chân đi không muốn nổi vì sức khỏe yếu kém. Vĩnh "khỏa thân" theo bạn bè và phóng mình xuống suối. Trời chiều trong rừng buông vốn đã âm u lạnh, nước suối chảy qua các ghềnh đá còn lạnh hơn; Vĩnh tự biết sức mình, anh tắm vội và là một trong vài người leo lên bờ mặc quần áo sớm nhất. Kiếm một gốc cây ngồi tựa lưng, Vĩnh thả mắt quan sát chung quanh. Nơi một gốc buông gần đấy, Vĩnh thấy một người không xuống suối tắm mà ngồi ủ rũ ngó về phía tòa nhà chữ U. Một thoáng anh ta quay lại và Vĩnh nhận ngay ra anh là Trương Hồng, người bạn tù không hẳn điên cũng không hẳn tỉnh từ dạo còn ở An Dưỡng. Biết có bắt chuyện anh cũng chẳng thèm trả lời, nên Vĩnh lại hướng mắt về phía các bạn dưới suối.
Quả nhiên thiên nhiên làm mọi người trẻ lại. Những mệt mỏi như biến mất hết. Trong một khoảng khắc người ta như quên hẳn đi kiếp người tù tội còn đeo nặng trên vai. Họ bơi, họ cười nói và họ đùa giỡn. Nơi một vũng nước sâu và lặng nhất, Vĩnh để ý thấy một người bơi tới bơi lui một cách say mê. Lối sải của anh ta đẹp và nhẹ của một tay bơi nhà nghề. Khi anh ngừng bơi và leo lên bờ, Vĩnh mới biết anh ta là Tầm, đương kim đội trưởng.
Nơi chân cầu, Vĩnh cũng vừa mới phát hiện ra Phạm Xuân Huy và Nguyễn Văn Ý. Nhìn dáng dấp của Ý, Vĩnh không khỏi không ngạc nhiên. Trông kiểu cách Ý đứng dưới nước và lần mò từng bước trên giòng suối, Vĩnh biết chắc chắn anh là người không biết bơi. Thế tại sao hồi sửa soạn vượt ngục An Dưỡng,Ý không nói ra điều này? Bỗng dưng Vĩnh thấy quý Ý hơn. Tay ấy quả thực có nhiều đức tính của một người đàn ông đích thực: Điềm đạm, can đảm và kín đáo.
Cũng ở dưới một chân cầu khác, Phạm Điểu đang tập cho Vũ Duy Dương bơi. Dương to và khỏe như gấu, nhưng những ngụm nước suối đục ngầu uống phải trong những lúc hụt chân đã khiến mặt mày hắn nhợt nhạt hẳn ra.
Vĩnh đảo mắt quan sát thêm chung quanh. Từ bên kia bờ suối, trên một lối mòn, ba bốn người đang ỳ ạch đẩy một cái xe cải tiến. Theo sau xe đẩy có hai cái bóng áo kaki vàng. Một lúc sau hai cái bóng ấy biến vào một gốc buông lớn. Chiếc xe cải tiến cũng ngừng lại ở đầu cầu. Một người tù rách rưới đứng ngay đầu cầu bên kia nói lớn xuống suối.
- Nè! Mấy đội trưởng đâu? Cho anh em lên bờ mặc quần áo lẹ lẹ lên. Nữ cán bộ ra lệnh đó. Giờ này còn là giờ lao động sao tắm truồng sấp lượt vậy? Cản trở lối đi lại của nữ cán bộ.
Nghe câu hò hét đó, anh chàng Trật Tự 1 ngồi chơi trên bờ suối chợt đứng ngay lên. Anh ta hét ầm ỷ.
- Lên bờ hết! Chấm dứt tắm! Mặc quần áo nhanh lên! Cho các anh ba phút!
Dưới suối đã có người bò lên. Có nhiều tiếng xầm xì bàn tán.
- Ủa! Ở đây có nữ công an nữa ta?
- Kệ mẹ nó! Mình cứ tắm xem nó làm gì?
- Thích ngó thấy mẹ còn bày đặt láu cáu.
- ĐM. tụi nó "hộ lý" không hà! Làm bộ làm tàng cho có!
Anh chàng Trật Tự thấy bọn tù mới đến còn lắm kẻ nhì nhằng dưới suối, anh ta cáu chửi um sùm. Có lúc anh lượm mấy quả buông ném sang những người còn bơi nơi bờ suối bên kia. Anh hét.
- ĐM. mấy cha không lên tui xin lệnh cùm mấy cha ráng chịu!
Mặc cho tay Trật Tự chửi rủa đe dọa, phải mười phút sau bọn tù mới kéo hết lên bờ và mặc quần áo vào người. Bên kia bờ suối, như đã được thông báo, hai mụ nữ công an rời khỏi gốc buông và tiến tới đầu cầu lù lù như hai con gấu. Chúng lầm lũi tiến lên cầu và đi thẳng một lèo sang bên này bờ suối. Khi thấy có nhiều tên tù đang chiếu những cặp mắt "ăn tươi nuốt sống" vào hai cái tấm thân nở nang quá độ của mình, hai ả nhăn mặt bực bội nhưng vẫn thẳng bước về phía dãy nhà tranh vách ván. Trên cầu bây giờ tới lượt ba ông tù đẩy xe cải tiến chở đầy bí ngô qua suối. Cầu ván như chòng chành dưới sức nặng của cái xe. Xe chưa qua hết cầu Vĩnh lại thấy đầu cầu bên kia lần lượt xuất hiện rất nhiều người. Họ đi từng cặp một để gánh những sọt rau muống và củ cải nặng trĩu. Nhìn những đòn tre cong lại dưới sức nặng ước tính cả tạ của các sọt rau, Vĩnh thấy lạnh mình. Ở đây sao anh em tù lại có thể gánh nặng đến thế? Rồi thì lần lượt, những người gánh rau cũng qua cầu hết và họ ì ạch đi về phía vuông sân lót gạch.
Những đội tù mới đến đã chấm dứt buổi tắm. Lúc này trời cũng đã phải bốn giờ chiều. Anh chàng trong Ban Trật Tự cho so hàng. Anh cằn nhằn một lúc về chuyện ồn ào thái quá dưới suối, chuyện không tuân lệnh lên bờ mặc quần áo thật nhanh khi có nữ cán bộ đi qua. Anh răn đe.
- Ở đây, ngoài những hình phạt có ghi trong nội quy, còn nhiều loại hình phạt khác mà các anh coi chừng sẽ vướng phải. Các cán bộ quản giáo có thể cấm tắm trong nhiều ngày...
Trên đường trở về sau buổi tắm suối đầu tiên ở trại Hàm Tân, Vĩnh đồng ý hoàn toàn với sự nhận xét của Ý.
- Trại này tháp cánh cũng khó bay thoát. Nó nằm dưới đáy một lòng chảo. Bắc giáp quốc lộ. Một vòng bán nguyệt ôm lấy đường kính quốc lộ đều là rừng buông già. Kiểu này gay lắm!
Buổi lãnh cơm chiều nay không như hôm qua phải kêu gọi người tình nguyện, tổ 1 trực đã tự động cắt năm người xuống bếp khi kẻng báo phát cơm vang lên vào lúc năm rưỡi. Có lẽ đây là những bữa đầu đi lãnh cơm, nên đội phó Hùng cũng lẽo đẽo đi theo để hướng dẫn. Nhìn thấy Điểu nằm trong bán tổ đi lãnh cơm, Vĩnh vội chạy theo nói nhỏ.
- Điểu! Để tao đi lãnh cơm cho. Xem có ai bà con dưới đó không.
Điểu chưa kịp trả lời thì một người trong đám đã vui vẻ lên tiếng.
- Thêm một tay khênh đỡ mệt chứ gì. Nhào vô!
Thế là Vĩnh được nhập bán tổ đi nhận cơm để có dịp quan sát một vòng nhà bếp. Nhà bếp tập thể của trại Hàm Tân cũng quy mô hơn tất cả các trại cũ. Nó nằm gần hội trường và chiếm một vị trí khá rộng rãi. Điều hành nhà bếp có nguyên một đội anh nuôi 40 người. Ông trưởng bếp hiện tại, theo Đặng Xuân Hùng cho biết, là một nhân vật Chiêu Hồi khá nổi tiếng trước kia: Huỳnh Cự 2.
Vĩnh đứng ngó Huỳnh Cự. Anh ta có nước da xậm màu, to con và trên lưng có một vết sẹo dài...
Hùng còn cho đám Vĩnh biết bếp tập thể hiện nay đang nuôi gần 1.600 tù kể cả những người mới đến.
Trong lúc đợi lãnh phần ăn, Hùng còn nói thêm.
- Các anh trước ở quân quản hả? Tôi cũng vậy. Hùng suy nghĩ tí chút như tìm lời. Ở quân quản dù sao tập thể cũng tương đối thống nhất. Ở đây thập cẩm! Chính trị gia có, văn nghệ sỹ có, các đấng phụ mẫu chi dân có (chỉ những công chức xuất thân Quốc Gia Hành Chánh), sỹ quan có, chiêu hồi có, cảnh sát như tôi có, tù vượt biên bị bắt lại có, và ngay thứ đâm cha chém chú cũng có! Tôi muốn nói đến bọn hình sự. Phiền toái lắm!
Trong câu chuyện làm quen, Hùng còn cho bọn Vĩnh biết trại Hàm Tân hiện còn một phân trại nữa, đó là phân trại B. Phân trại B ở về phía bên kia con suối và cách suối một cây số đường rừng. Trong ấy hiện chỉ có chừng hơn trăm tù. Họ là những người, theo sự đánh giá của cán bộ, không nguy hiểm, cho sang đó canh tác và xây dựng cơ sở doanh trại mới. Trong tương lai, phân trại B cũng sẽ lớn như phân trại A là nơi mình đang ở. Tuy nhiên, một sự tiết lộ khác của Hùng làm bọn Vĩnh không khỏi bận tâm. Hùng nói. Khi nãy đi tắm các anh có thấy những dãy nhà đang xây về hướng Nam không? Rồi đây, theo lời các cán bộ, chúng ta đều "được" ở nhà xây tử tế...
Bọn Vĩnh chỉ đứng yên nghe. Một lúc sau Hùng hỏi khẽ mọi người. Mấy anh có biết gì về anh Tầm không?
Một người hỏi lại.
- Tầm nào?
- Thì anh đội trưởng của mình ấy.
Nghe Hùng hỏi, quả thực Vĩnh hơi gờm gờm. Đây là một lối điều tra có kỹ thuật cao, hay chỉ là một câu hỏi vô tình xảy ra giữa những người đồng hội đồng thuyền?
Dù sao câu hỏi của Hùng không được ai trả lời. Và khi thấy anh em đều ơ hờ trước câu hỏi cả mình. Hùng vui vẻ nói. Đội mình chắc sẽ khá. Theo kinh nghiệm của tôi, cứ đội nào có cái đầu tầu to con, khỏe mạnh là thế nào cũng lập thành tích cao trong lao động. Anh Tầm có thân hình đẹp đấy chứ! Nghe anh ấy nói anh ấy là hạ sỹ nhất người nhái. Hùng nhún vai. Chà! Người nhái coi vậy mà dữ lắm nha! Trước đây tôi nghe nói để trở thành người nhái phải tập luyện cực khổ lắm. Muốn ra trường phải trải qua một đoạn đường thật gian khổ, chẳng hạn phải lặn ngụp chui lòn sao cho qua được cái hệ thống cống của thành phố Sài Gòn. Nói tới đây Hùng bỗng quay sang Vĩnh, hỏi khơi khơi. Đúng không anh Vĩnh? Hình như anh là hải quân mà?
Kể từ giây phút đó dù hồn có mây gió đến đâu, Vĩnh cũng bắt đầu ớn nhợn ông tổ trưởng kiêm đội phó của mình. Mới chân ướt chân ráo đến đây, mới gặp nhau chưa quá nửa ngày, vì đâu mà ông đội phó đã thông suốt tiểu sử của các đội viên, tổ viên của mình nhanh và tài đến thế?
Trên con đường khênh cơm khênh rau về phòng, băng qua vuông sân rộng giờ đầy người qua lại, Vĩnh vừa đi vừa cố gắng hết sức để tìm xem có người nào quen biết hay không. Thế nhưng trong cái đám người rách rưới, lù đù, đang đi tới đi lui ngoài sân trại chờ giờ phát cơm ấy, Vĩnh chưa nhận ra được một người nào từng quen biết cả.
Mấy tháng qua trại Suối Máu liên tiếp cho tù ăn mỗi bữa một cục bột, bữa ăn đầu nơi trại mới được ăn Bo Bo trở lại bỗng nhiên thấy ngon miệng. Tuy nhiên ngon miệng là đối với những người còn hai hàm răng tốt, riêng với Vĩnh, dù tuổi mới trên ba mươi nhưng qua ba năm tù đã mất đi bốn cái răng hàm và một răng nanh, do đó anh nhìn bát bo bo còn nguyên mày mà ngao ngán.Vừa lúc đó anh Huy và Ý đã khênh vào một nồi mì vật nấu với tôm khô. Vĩnh, Dương và Điểu đều xúm cả lại nhưng chưa ai kịp múc ra bát thì kẻng điểm danh chiều đã vang rền ngoài sân trại. Diễn tiến này bọn Vĩnh đã biết từ chiều hôm qua. Lúc ấy bọn anh đang còn bị nhốt kín trong phòng, nhưng nằm nhìn ra ngoài sân, Vĩnh và các bạn đã hiểu rằng ở đây, tất cả đều trở về từ hiện trường lao động muộn nhất là năm rưỡi chiều. Tù được nhận phần ăn, được cho phép nửa tiếng nấu nướng nơi những cái ông Táo bắc nơi vuông sân đàng sau mỗi phòng. Khi tiếng kẻng 6 rưỡi vang lên, đám Trật Tự túa vào các khu hò hét bắt tắt lửa để sửa soạn tập họp điểm danh. Sau khi giám thị trực đến từng khu nhận báo cáo nhân số, giám thị và trật tự đứng kiểm soát từng cặp hàng hai lần lượt chui vào "chuồng". Khi cặp cuối cùng bước qua ngưỡng cửa, Trật Tự sẽ đóng ngay và khóa chặt phía bên ngoài. Đến lúc này bọn tù mới bắt đầu thoải mái ngồi ăn uống với nhau dưới một ánh điện tù mù.
Vĩnh ngồi ăn và lắng nghe những nhóm anh em bên cạnh vừa ăn vừa trò chuyện. Nằm gần chỗ Vĩnh có một số anh em còn rất trẻ tuổi. Họ ăn uống thật nhanh và kéo mấy cây guitar tự chế ra hòa nhạc với nhau. Nghe họ chơi nhạc trẻ thật nhuyễn, Vĩnh đoán biết đám này hẳn đã phải ở với nhau lâu ngày trên Suối Máu. Một cái đầu từ dưới chợt trồi lên tầng trên, chỗ mấy người hòa nhạc, cự nự.
- Mấy cha đừng chơi nhạc vàng chứ. Kẹt cho tui lắm nghe!
Một giọng phát ra từ đám người hòa nhạc.
- Nhạc vàng hồi nào? Đỏ au không thấy sao?
Người đứng bên dưới đã ló hẳn mặt lên tầng trên, Vĩnh nhận ra anh ta là Tầm. Câu nói kế tiếp của Tầm làm nhiều người chung quanh đều cảm thấy bất bình.
- ĐM. nói đàng hoàng không nghe tui oánh à...
Có một anh bạn trẻ rất cao, người chơi guitar solo trong đám, chợt hầm hầm buông đàn tính đứng dậy. Tuy nhiên mấy người bạn vội níu anh ta ngồi xuống.
- Đừng nóng mày Hòa. Điều nghiên kỹ đã mày. Dù không tấp thôi. Tấp ăn trùm mới tấp.
Bây giờ Vĩnh đã biết đám anh em trẻ ấy thuộc gia đình Dù.
--------------------------------
Ban Trật Tự: để áp dụng triệt để chính sách dùng tù cai trị
tù, nơi các trại giam dưới chế độ công an, bọn cai tù đã lập ra một ban đặc
biệt gọi là Ban Trật Tự. Ban này gồm những tù nhân được chọn lọc, được hưởng
nhiều ưu tiên và đặc biệt được tự do lai vãng bất cứ chỗ nào trong phạm vi trại.
Họ không phải lao động, đêm ngủ không bị khóa cửa phòng; nếu lập nhiều thành
tích sẽ được đi phép thăm gia đình. Nhiệm vụ chính của họ là kiểm soát, đôn đốc,
o ép anh em về nhiều mặt trong đời sống tù; đặc biệt họ thiết lập hệ thống
ăng ten ở tất cả các đội các nhà...
|
|
Trước năm 1975 Huỳnh Cự làm việc tại Bộ Chiêu Hồi của chính phủ
VNCH. Khi ra chiêu hồi anh khai mang quân hàm trung tá của cộng sản. Sau 30
tháng Tư năm 75, Cự bị bắt giam như tất cả các anh em chiêu hồi khác. Khi ở
Hàm Tân, có lần bị giam cùng phòng với Cự, Vĩnh thấy cái nhãn dán nơi đầu chỗ
năm của Cự đề hàng chữ Huỳnh Cự, cựu trung úy mà không phải là cựu trung tá.
|
CHƯƠNG NĂM MƯƠI CHÍN
Sau tháng
đầu với những thay đổi bắt buộc về chỗ ở, có khi cả về nhân sự; hiện tại đội 17
được đưa về nhà 5, ở chung với đội 13 và đội 7. Ở nhà 4 nằm chung trong một
vòng rào có ba đội bạn là đội 25, đội 5 và đội 30. Điểm mặt hầu hết "nhân
vật" của sáu đội này, không ai nói ra nhưng cả trại đều ngầm công nhận rằng
đây là những đội gồm những kẻ "xấu", nếu không có thành tích trốn trại
thì cũng phải có thành tích âm mưu... đốt trại. Công tác lao động của sáu đội
này tuy giản dị nhưng nặng nề. Họ không được thoải mái như đội văn nghệ kiêm
canh tác rau xanh; chẳng được tin yêu như đội lâm sản, sáng vác rìu đi tối vác
về và trên lưng anh nào cũng lủng lẳng mấy cái măng rừng để bồi dưỡng; không
ngon lành như đội mộc hoặc đội cơ giới (sửa công xa cho trại), được ở một khu
riêng biệt ngoài vòng rào trại và tự do lai vãng đó đây; đội càng không được
"quơ tay cũng có tí no lòng" như đội anh nuôi... Nói tóm, sáu đội
trong hai dãy nhà số 4 và số 5 chỉ lao động quanh trại và khu xây cất mà thôi.
Chưa bao giờ Vĩnh, trong một tháng qua, có dịp bước sang vùng đất bên kia con
suối.
Riêng đội 17, nhiệm vụ hiện tại là đào ao và đắp một con đường từ cuối khu trại đang ở sang tới khu trại mới đang bắt đầu được xây cất. Công tác đào ao nơi đây quả không dễ ăn! Trước khi thi công đào ao, bọn tù phải khai quang cả một vùng đất rộng lớn. Khai quang ở đây lại cũng không phải là thứ khai quang ở Trảng Lớn hay An Dưỡng. Làm công tác khai quang nơi đây là suốt ngày bì bõm dưới những bãi lầy có từ thời... tạo thiên lập địa - nơi có đầy đỉa, vắt và muỗi mòng - để đào cho bật gốc những thân buông già trăm tuổi. Khi thân buông đổ xuống rồi, cả đội lại xúm vào dùng sức lăn thân buông trên những bãi lầy đến một nơi quy định.
Bọn công an gác tù nơi đây ác có lông bụng. Chuyện đánh đập, bắt quỳ hoặc kêu Trật Tự trói dẫn về trại nhốt cachot là chuyện cơm bữa. Nhưng chuyện ấy chưa hẳn đã làm một con người phải đau đớn. Chuyện đau đớn là, nơi đây, như được hưởng sự giáo dục đặc biệt của một chế độ đặt căn bản trên sự oán thù, bọn công an có lối mạt sát mà chỉ đến ngày xuôi tay nhắm mắt mới có thể hết thấy đau. Vĩnh không sao quên được tuần rồi, trong lúc bọn anh đang khênh những ki đá tảng nặng nề đến công trường xây cất, thì đội 30 làm công tác bên cạnh bờ suối; chẳng hiểu cuốc đất thế nào, ông Lý Trung Dung, một bác sỹ tuổi đã gần lục tuần, bị một thằng công an vệ binh tuổi chừng 17, 18 kêu đến trình diện. Bác sỹ Dung bỏ cuốc, đến trình diện thằng công an đang ngồi trên một cái ghế đẩu tránh nắng dưới một gốc buông rợp bóng mát. Thằng công an hầm hầm nhìn ông bác sỹ già, chỉ tay ra lệnh.
- Ngồi xuống!
Bác sỹ Dung đành ngồi xuống đất, bó gối ngước mắt nhìn lên thằng công an. Lấy một ngón tay chỉ chỉ vào mặt ông Dung, nó hằn học lên lớp. Anh già kia! Nơi đây tôi đại diện đảng giáo dục anh, thì tôi là thầy anh, có phải không?
Bác sỹ Dung khẽ nhắm mắt thay cho một cái gật đầu. Tên công an lại tiếp. Nơi đây không có bố mẹ anh, tôi thay mặt bố mẹ anh chăm cơm chăm áo cho anh học tập, thì tôi có phải là bố nuôi của anh không?
Nghe nó chửi một ông già nặng nề như thế, mấy thằng tù trẻ đứng quanh quất uất hận tràn hông. Nhưng ông già Dung vẫn chỉ khẽ gật đầu, nói lý nhí vài câu gì đó. Lắng nghe ông Dung nói xong, thằng công an bỗng đứng vùng lên, khoa chân múa tay. Đấy! Nó tiếp. Tôi vừa là thầy anh lại vừa là bố anh, thế mà tôi chỉ yêu cầu anh cuốc cho đều tay, lát nào cho ra lát ấy, tại sao anh vẫn tỏ thái độ ngoan cố chống bố chống thầy?
Ít phút sau, dù chữ nhẫn của ông có thể đã to gấp đôi chữ nhẫn của đức Phật, bác sỹ Lý Trung Dung vẫn bị trói dẫn về nhốt hầm tối...
Bọn Vĩnh lúc này đang phải quần quật khổ dịch dưới những đôi mắt giám sát của bọn công an gian ác như thế. Mặc khác, đội trưởng Tầm với sự trợ giúp "rất có kỹ thuật" của đội phó Hùng, hiện không còn nhỏ nhẹ dễ thương như những ngày đầu nữa. Một mặt nó lấy sức vóc của một lực sỹ để lao động làm gương, một mặt nó đeo sát anh em để báo cáo với thằng Thường, cán bộ quản giáo hiện tại của đội 17, về tất cả những gì đã xảy ra trong ngày. Gần đây, do sự tiến bộ quá nhanh của Tầm, nhanh đến độ đội phó Hùng là người của Ban Giám Thị công khai gài vào đội 17 cũng thấy bực mình. Đã có đôi lần, hai tay chức sắc này kéo nhau ra một chỗ kín đáo gấu ó nhau về lề lối điều động anh em trong công tác lao động. Sở dĩ Hùng cự nự cũng có lý. Hùng dù gì cũng là một anh tù không được to con cho lắm. Nếu đem cân giỏi lắm Hùng cũng chỉ hơn cái "trung tâm y tế toàn khoa Phạm Vĩnh" đôi ba ký là cao. Chưa kể anh ta tuổi tác đã vào cỡ 45. Mặc khác nữa, theo như anh em đoán già đoán non, Tầm đã dám qua mặt Hùng trong những công tác báo cáo về tình hình đội cho Ban Trật Tự. Điều này hẳn Tầm đã dẫm chân bạn một cách trắng trợn vì qua tìm hiểu, cả đội biết Hùng vốn là gà nòi của Ban Trật Tự.
Ngày tháng cứ lầm lũi trôi qua dưới những cơn mưa mù tháng Mười Một. Cả một khoảng rừng buông giờ đã biến thành một vùng đầm lầy nước đỏ như ráng trời và tanh chua như mùi mẻ hư. Theo đúng quy hoạch, khi việc khai quang trong một diện tích quy định đã xong, đội 17 phải bắt tay ngay vào việc đào ao và đắp đường.
Bốn tổ hiện nay của đội như hòa vào làm một cho công tác cực nhọc này. Người tay leng, người tay xẻng xúc từng tảng đất sình lầy quăng lên con đường đắp mỗi ngày một cao thêm. Phía bên này con đường đứng gần Vĩnh là Huy, Ý, Điểu, Trương Hồng, Dũng, Thương (hai người này là người cũ ở đây, mỗi người đều có thành tích trốn trại hai lần nhưng lần nào cũng bị bắt lại!)... Phía bờ bên kia, đối diện với bọn Vĩnh là đám Hóa, Dũng, Danh, Tuyến... mấy tay này đều là những sỹ quan và hạ sỹ quan trẻ tuổi, rất đoàn kết, vui nhộn và hay hòa nhạc với nhau.
Bọn quản giáo và công an vệ binh sợ bùn văng nên hiện nay chúng thường kiếm một chỗ ngồi khá xa nơi bọn tù lao động, nhờ vậy, cả đội lao động tương đối thoải mái, càng thoải mái hơn khi gần đây, do hậu quả lao động quá nhiều để làm gương, đội trưởng Tầm chịu không nổi cái đói, đã thường xuyên bỏ mặc đội lao động, lần mò sang những gốc buông bị đốn ngã để tìm nấm. Phải nói rằng Tầm là một người săn tìm nấm rất hay. Trại này đã nhiều tay trong dĩ vãng chết thê thảm vì ăn nhằm nấm độc, nhưng những mẻ nấm Tầm kiếm được không hề độc tí nào, bằng chứng chiều nào lao động về, Tầm cũng ngồi trước một xoong nấm xào thơm phức để ăn chung với chén bo bo của nhà bếp phát. Tuy nhiên, sự thoải mái nhất của bọn tù đội 17 là vừa đắp đường vừa tự do nghe anh chàng Tài xún răng kể chuyện chưởng. Tay này từng là một hạ sỹ địa phương quân dưới vùng 4. Chả hiểu vì cớ gì cũng tù tội từ 75 đến nay. Hắn "mồ côi" không ai thăm nuôi, nhưng nhờ có tài kể chuyện chưởng và tính tình dễ thương, Tài luôn luôn được anh em cung cấp đủ thuốc hút và rủng rỉnh mì vắt tôm khô nấu ăn mỗi ngày không kém ai. Mặc khác, cũng có một số anh em rất thích nghe những câu chuyện kể "rất hoang đường" của Tuyến về nước Mỹ, vùng đất Hứa của những con người thiếu thốn và khao khát Tự Do. Dù rằng trong đội có nhiều người từng du học Mỹ, nhưng những câu chuyện "dựng đứng" một cách hồn nhiên của cậu ấm Tuyến - con trai của đại tá Tồn cựu tỉnh trưởng Gia Định - vẫn làm mọi người hồi hộp theo dõi. Những câu chuyện Tuyến kể đại loại "trời Đông Bắc Hoa Kỳ sương mù và tuyết lạnh ghê gớm. Sương và tuyết đến độ có dạo cùng một lượt 4 cái phản lực cơ đã tông vào tượng Nữ Thần Tự Do, ấy thế mà chỉ có bức tượng bị rụng đầu còn bốn chiếc máy bay vẫn không bị xây xát một tí nào!".
Nghe ngứa lỗ tai, có người lên tiếng.
- Chuyện phong thần!
Tuyến vẫn hồn nhiên và nói như thật.
- Mày không biết thì im mồm đi. Khi nào về, mày lục tìm tờ New York Time số... bộ... ngày tháng năm... có tường thuật đầy đủ câu chuyện này lúc ấy mày sẽ tin tao. Nói tới đây, Tuyến xuống giọng thật hề. Anh tiếp. Nói chưa hết chuyện đã cãi! Bốn phản lực cơ vĩ đại ấy đều được chế tạo từ xưởng máy bay vĩ đại của miền Bắc xã hội chủ nghĩa vĩ đại chở phái đoàn Đảng và nhà nước ta vĩ đại đi tham dự hội nghị Liên Hợp Quốc vĩ đại!...
Trong không khí lao động như vậy, dù đói lạnh, ao đào vẫn mỗi ngày mỗi rộng mỗi sâu và đường đắp mỗi ngày mỗi dài mỗi cao. Tuy nhiên quản giáo Thường không phải là một người dễ tính. Hắn còn trẻ, tuổi độ 21 hoặc 22. Một lần nhìn thấy lề lối lao động của đội, hắn đã nổi giận đùng đùng và tập họp đội lại chửi bới một trận. Sau lần chửi bới này, chẳng hiểu do tranh chấp quyền lực thế nào, đội trưởng Tầm bị gọi làm tự kiểm vì cái tội bỏ bê đội đi kiếm ăn, và ban giám thị trại đọc lệnh bổ nhậm Đặng Xuân Hùng làm đội trưởng. Tổ trưởng tổ 2 là Mai Văn Lễ, một thiếu úy địa phương quân ở Thủ Đức trước kia, một thanh niên có sức khỏe như trâu được đôn lên làm đội phó. Đội trưởng là cháu Trường Chinh, đội phó là em một đại tá đang tại chức phục vụ trong BTL Quân Khu 7. Cả hai ông chức sắc này bắt đầu đưa đội 17 vào một "bước ngoặc quan trọng" ở tương lai.
Khi con đường đã nối được hai khu vực theo đúng kế hoạch, và trên mặt ao bắt đầu được thả rau muống thì bọn Vĩnh được chuyển công tác. Công tác mới là xén cắt những thế đất cao đổ vào thế đất thấp để biến một vùng đồi thành một giải đất bằng phẳng, làm nền cho những dãy trại sẽ được xây dựng sau này.
Mùa mưa đã bắt đầu lui dần để nhường lại cái lạnh của rừng rú ập đến với lũ tù vào những ngày tháng cuối năm. Công tác đào, khênh, đổ, đập đất chẳng thua gì công tác đào ao; nó cũng rất cực khổ cho lũ tù đói lạnh. Lại nữa, đây là một công tác lớn có nhiều trăm tù tham dự, do đó, chuyện thi công là chuyện không thể tránh khỏi. Nhưng với đội 17, hoặc 5, hoặc 13 thì chuyện có thi công hay không thi công thì cũng đến thế mà thôi. Anh em nhất định chấp hành tốt một câu nói lỡ của cách mạng, rằng "lao động tùy sức hưởng tùy lực". Một số đội già yếu được biệt phái làm gần những đội như 17, 5... dần dần cũng bị tiêm nhiễm cái phong thái làm cầm chừng. Trong lúc đứng xúc đất đổ lên những chiếc xe cải tiến cho anh em "chạy hàng", Vĩnh khoái trá nhìn mấy ông già của đội 47 và 12. Hiện tai nhìn họ lao động, bọn Vĩnh phải thú nhận mấy ông già ấy vừa bắt chước nhưng đã qua mặt ngay bọn trẻ. Họ cuốc đất nhát đực nhát cái và chủ yếu đứng nói chuyện gẫu với nhau. Chỉ trừ khi có người báo động "kiki đến!" họ mới tỏ ra lao động tốt, bằng không cứ thế mà cơm chúa múa tối ngày. Cái không khí phè này đã khiến những tay chức sắc kỳ cựu nơi đây phải lắc đầu, điển hình là đội trưởng Hùng của đội 17. Trong những lúc ngồi hút thuốc lào với nhau, vui miệng Hùng đã nói.
- Mấy ông già trước đây lao động hăng lắm đấy. Gần mấy ông đổ đốn ra!
Nhớ lời than thở có vẻ chịu đựng của Hùng, Vĩnh liếc nhìn mấy ông già lao động gần chỗ anh. Họ là ai? Kìa cha Bộ, vị linh mục cựu giám đốc Trung Tâm Fatima, người gần đây đã khẳng định với anh em rằng 30 tháng Tư tới đây, ông sẽ về làm lễ ở nhà thờ Bình Triệu... Cầm cuốc nhìn trời nhìn mây bên cạnh cha Bộ là cha Tường, vị linh mục khá béo tốt, vui vẻ nhưng lại rất ít nói. Cạnh đấy còn có ông Lê Sáng, một trong những người sáng lập ra môn phái Vovinam. Ông Mão, theo như ông nói, từng là một trong những nhân vật quan trọng hàng đầu của ban quản trị Việt Nam Thương Tín. Nhà báo già Lam Giang. Ông Đại móm, phó quản đốc trại cải huấn Đà Lạt, người mà cả mồm chỉ còn ba cái răng hàm và hai cái răng cửa nhưng nói tục còn dòn hơn cả bọn trẻ. Bác sỹ Lý Trung Dung, người một thời từng tổ chức hội chợ Thị Nghè, cầu sập chết bao nhiêu người. Ông cựu trung tá Thức, người tình nổi tiếng của vũ nữ nổi tiếng Cẩm Nhung. Đứng cạnh ông Thức là ông cha Thục, cựu giám đốc trường Chân Phước Liêm và nhiều trường công giáo khác, đã hoàn tục khi tuổi sắp về chầu Chúa!...
Nói chung chung, quý vị sồn sồn hay cao niên ấy đều lao động không lấy gì làm hồ hởi phấn khởi cả, cho dù có nhiều đội trưởng rất tích cực, lắm khi tích cực còn hơn cả bọn kiki trong việc đôn đốc anh em học tập tốt, lao động tốt. Nhưng dù có đôn đốc cách gì, đến thời điểm này các vị chức sắc cũng đều nhận thấy sự bất lực của chính mình. Đã ba năm rưỡi trời tù tội, cái sợ phải học tập lâu dài, nếu có, đã giảm đi quá nửa; cái hy vọng học tập tốt, lao động tốt, cải tạo tốt để được về sớm, nếu có, cũng đã mất đi chín lăm chín bảy phần trăm. Chưa cùi còn sợ ghẻ. Cùi rồi còn sợ gì? Mà giả như có sợ đi nữa, thì chắc bọn tù chỉ có hai cái sợ. Sợ cấm thăm nuôi và cấm... tắm cả đội.
Vĩnh còn nhớ trong hơn hai tháng trầm mình dưới bùn đào ao, chỉ vì cả đội không đạt chỉ tiêu và gặp ngày quản giáo Thường không vui, đã hai lần hắn cấm cả đội không cho ra suối tắm. Thật là kinh khủng. Bốn mươi người đã phải đem cả cái thân mình lẫn quần áo đầy bùn lầy hôi thối về phòng vốn đã chật như nêm cõi... Đó là chưa kể trường hợp vi phạm nội quy trong lao động, quản giáo có quyền cúp phép thăm nuôi một kỳ, hai kỳ hoặc ba kỳ liên tiếp không chừng.
Ba tháng qua, bọn Suối Máu vẫn chưa mấy người được gia đình lên thăm, dù trại Hàm Tân, dưới chế độ công an quản lý, những phạm nhân không vi phạm nội quy đều được gia đình lên thăm đều đặn mỗi hai tháng một lần (tỉ như gia đình có đủ sức lên thăm!). Có lẽ sự chậm trễ này là lỗi của con rùa bưu điện, vì chỉ sau hai tuần đầu, hầu hết bọn Suối Máu đều đã được phép viết thư về gia đình báo tin nơi ở để gia đình lo thủ tục giấy tờ đi thăm. Nhưng dù chưa được thăm, bọn Vĩnh vẫn không đến nỗi mù mờ tin tức như thời còn ở các trại cũ. Nơi đây, ngày nào cũng có người được thăm, do đó tin tức bên ngoài đưa vào nghe không hết. Những lúc đứng cuốc đất, Vĩnh có thể nghe được đủ loại tin tức do anh em đưa ra bàn. Tuy nhiên nghe để mà nghe, bọn Suối Máu hầu như đều mất đi cái thú... bình luận những tin đồn. Có lẽ vì trên này nhiều tin quá nên chán không muốn nghe nữa? Vĩnh không biết. Chỉ biết rằng chính anh cũng đang rơi vào tình trạng muốn buông xuôi hoàn toàn, mà triệu chứng rõ ràng nhất là mọi tin đồn nghe xong đều được bỏ ngoài tai tức thì.
Nhưng trong bọn Vĩnh có một người không bao giờ chịu nghe xong rồi bỏ ngoài tai. Anh ta nghe rồi là giữ cứng lấy nó và đem nó về phòng ngủ để quấy rầy bạn bè. Người ấy là Phạm Xuân Huy. Từ ngày di chuyển về Hàm Tân, anh Huy đổi chứng và giao du rất bừa bãi. Gặp ai anh cũng moi ruột ra để lấy cảm tình mà... khai thác tin tức. Nhóm ăn từ trước chỉ có năm người gồm anh Huy, Ý, Điểu, Dương và Vĩnh; bỗng một ngày mọi người miễn cưỡng nhận thêm một ông bạn mới của anh Huy tên là Nguyễn Tú Cường. Thực ra anh em chẳng ai ghét Cường, quý là đàng khác vì Cường trẻ và gan dạ. Hạt muối cục đường Cường thường được thỏa mãn mỗi khi cần đến. Chỉ kẹt cái tội Cường hay ba hoa, chưa kể cái dĩ vãng hơi bất thường của anh khiến đa số anh em khó chịu mỗi khi Cường hồn nhiên đem ra khoe. Cường vốn là một hạ sỹ đào ngũ, tuy nhiên đã lấy được một cô vợ con nhà giàu nhờ mấy năm trời qua lại bằng cái lon đại úy giả. Sau khi mất nước, vợ chồng Cường đã có đâu hai ba con. Cường bỗng dưng ở vào cái thế khá kẹt vì cả xóm ai cũng biết Cường là... đại úy. Ngay vợ con anh cũng không hề ngờ anh đã mang lon đại úy giả mấy năm trời. Cuối cùng, Cường bấm bụng đi trình diện học tập theo diện đại úy với ý nghĩ rằng thôi thì đi mười ngày rồi trở về làm thường dân sống nuôi vợ con. Ai ngờ cách mạng nói vậy mà không phải vậy! Tù tới năm thứ hai Cường chịu hết thấu, bèn xin gặp cai tù khai thật hoàn cảnh. Chả hiểu may hay rủi, bọn cai tù liên lạc với địa phương yêu cầu gia đình Cường xác nhận Cường là đại úy hay là hạ sỹ. Sau khi được địa phương kêu lên hỏi, vợ Cường một mực khai rằng chồng tôi là đại úy. Sau vụ đó Cường bị bọn cai tù lôi lên đập cho một trận rồi đem nhốt cachot cả tháng trời. Anh Huy cảm kích cái dĩ vãng nằm cachot ấy bèn kéo Cường vào ăn cùng nhóm. Trong bữa ăn, cả bọn vừa nhai bo bo vừa lắng nghe Cường nói đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, nhất là những "tin tức quan trọng" mới thu thập được trong ngày, thứ tin tức rất hợp "khẩu vị" của anh Huy.
Chiều nay, khi các đội được lệnh cho ra suối tắm như mọi chiều, Cường trang trọng thông báo một cái tin nóng hổi mà anh ta mới thu thập được, theo đó nay mai trại Hàm Tân sẽ nhận lãnh thêm một số tù nhân quan trọng khác nữa.
Cái tin nóng hổi của Cường không làm cho Dương và Ý đổi ý chiều nay phải bơi nhiều hơn chiều qua; không làm cho Điểu thôi cằn nhằn rằng nhóm ăn đã không còn một hạt muối nào; và nhất là không làm cho Vĩnh mất đi sự bình thản tắm xong lên một hòn đá ngồi nhìn sang bờ suối bên kia. Bên ấy, xa xa là bìa rừng, chỗ mà Thương và Dũng đã nói với Vĩnh rằng trông vậy đấy, chứ bên trong nó có đầy chốt của tụi công an. Mấy lần trốn trại Thương và Dũng hầu như thua chỉ vì những cái chốt ấy...
Riêng đội 17, nhiệm vụ hiện tại là đào ao và đắp một con đường từ cuối khu trại đang ở sang tới khu trại mới đang bắt đầu được xây cất. Công tác đào ao nơi đây quả không dễ ăn! Trước khi thi công đào ao, bọn tù phải khai quang cả một vùng đất rộng lớn. Khai quang ở đây lại cũng không phải là thứ khai quang ở Trảng Lớn hay An Dưỡng. Làm công tác khai quang nơi đây là suốt ngày bì bõm dưới những bãi lầy có từ thời... tạo thiên lập địa - nơi có đầy đỉa, vắt và muỗi mòng - để đào cho bật gốc những thân buông già trăm tuổi. Khi thân buông đổ xuống rồi, cả đội lại xúm vào dùng sức lăn thân buông trên những bãi lầy đến một nơi quy định.
Bọn công an gác tù nơi đây ác có lông bụng. Chuyện đánh đập, bắt quỳ hoặc kêu Trật Tự trói dẫn về trại nhốt cachot là chuyện cơm bữa. Nhưng chuyện ấy chưa hẳn đã làm một con người phải đau đớn. Chuyện đau đớn là, nơi đây, như được hưởng sự giáo dục đặc biệt của một chế độ đặt căn bản trên sự oán thù, bọn công an có lối mạt sát mà chỉ đến ngày xuôi tay nhắm mắt mới có thể hết thấy đau. Vĩnh không sao quên được tuần rồi, trong lúc bọn anh đang khênh những ki đá tảng nặng nề đến công trường xây cất, thì đội 30 làm công tác bên cạnh bờ suối; chẳng hiểu cuốc đất thế nào, ông Lý Trung Dung, một bác sỹ tuổi đã gần lục tuần, bị một thằng công an vệ binh tuổi chừng 17, 18 kêu đến trình diện. Bác sỹ Dung bỏ cuốc, đến trình diện thằng công an đang ngồi trên một cái ghế đẩu tránh nắng dưới một gốc buông rợp bóng mát. Thằng công an hầm hầm nhìn ông bác sỹ già, chỉ tay ra lệnh.
- Ngồi xuống!
Bác sỹ Dung đành ngồi xuống đất, bó gối ngước mắt nhìn lên thằng công an. Lấy một ngón tay chỉ chỉ vào mặt ông Dung, nó hằn học lên lớp. Anh già kia! Nơi đây tôi đại diện đảng giáo dục anh, thì tôi là thầy anh, có phải không?
Bác sỹ Dung khẽ nhắm mắt thay cho một cái gật đầu. Tên công an lại tiếp. Nơi đây không có bố mẹ anh, tôi thay mặt bố mẹ anh chăm cơm chăm áo cho anh học tập, thì tôi có phải là bố nuôi của anh không?
Nghe nó chửi một ông già nặng nề như thế, mấy thằng tù trẻ đứng quanh quất uất hận tràn hông. Nhưng ông già Dung vẫn chỉ khẽ gật đầu, nói lý nhí vài câu gì đó. Lắng nghe ông Dung nói xong, thằng công an bỗng đứng vùng lên, khoa chân múa tay. Đấy! Nó tiếp. Tôi vừa là thầy anh lại vừa là bố anh, thế mà tôi chỉ yêu cầu anh cuốc cho đều tay, lát nào cho ra lát ấy, tại sao anh vẫn tỏ thái độ ngoan cố chống bố chống thầy?
Ít phút sau, dù chữ nhẫn của ông có thể đã to gấp đôi chữ nhẫn của đức Phật, bác sỹ Lý Trung Dung vẫn bị trói dẫn về nhốt hầm tối...
Bọn Vĩnh lúc này đang phải quần quật khổ dịch dưới những đôi mắt giám sát của bọn công an gian ác như thế. Mặc khác, đội trưởng Tầm với sự trợ giúp "rất có kỹ thuật" của đội phó Hùng, hiện không còn nhỏ nhẹ dễ thương như những ngày đầu nữa. Một mặt nó lấy sức vóc của một lực sỹ để lao động làm gương, một mặt nó đeo sát anh em để báo cáo với thằng Thường, cán bộ quản giáo hiện tại của đội 17, về tất cả những gì đã xảy ra trong ngày. Gần đây, do sự tiến bộ quá nhanh của Tầm, nhanh đến độ đội phó Hùng là người của Ban Giám Thị công khai gài vào đội 17 cũng thấy bực mình. Đã có đôi lần, hai tay chức sắc này kéo nhau ra một chỗ kín đáo gấu ó nhau về lề lối điều động anh em trong công tác lao động. Sở dĩ Hùng cự nự cũng có lý. Hùng dù gì cũng là một anh tù không được to con cho lắm. Nếu đem cân giỏi lắm Hùng cũng chỉ hơn cái "trung tâm y tế toàn khoa Phạm Vĩnh" đôi ba ký là cao. Chưa kể anh ta tuổi tác đã vào cỡ 45. Mặc khác nữa, theo như anh em đoán già đoán non, Tầm đã dám qua mặt Hùng trong những công tác báo cáo về tình hình đội cho Ban Trật Tự. Điều này hẳn Tầm đã dẫm chân bạn một cách trắng trợn vì qua tìm hiểu, cả đội biết Hùng vốn là gà nòi của Ban Trật Tự.
Ngày tháng cứ lầm lũi trôi qua dưới những cơn mưa mù tháng Mười Một. Cả một khoảng rừng buông giờ đã biến thành một vùng đầm lầy nước đỏ như ráng trời và tanh chua như mùi mẻ hư. Theo đúng quy hoạch, khi việc khai quang trong một diện tích quy định đã xong, đội 17 phải bắt tay ngay vào việc đào ao và đắp đường.
Bốn tổ hiện nay của đội như hòa vào làm một cho công tác cực nhọc này. Người tay leng, người tay xẻng xúc từng tảng đất sình lầy quăng lên con đường đắp mỗi ngày một cao thêm. Phía bên này con đường đứng gần Vĩnh là Huy, Ý, Điểu, Trương Hồng, Dũng, Thương (hai người này là người cũ ở đây, mỗi người đều có thành tích trốn trại hai lần nhưng lần nào cũng bị bắt lại!)... Phía bờ bên kia, đối diện với bọn Vĩnh là đám Hóa, Dũng, Danh, Tuyến... mấy tay này đều là những sỹ quan và hạ sỹ quan trẻ tuổi, rất đoàn kết, vui nhộn và hay hòa nhạc với nhau.
Bọn quản giáo và công an vệ binh sợ bùn văng nên hiện nay chúng thường kiếm một chỗ ngồi khá xa nơi bọn tù lao động, nhờ vậy, cả đội lao động tương đối thoải mái, càng thoải mái hơn khi gần đây, do hậu quả lao động quá nhiều để làm gương, đội trưởng Tầm chịu không nổi cái đói, đã thường xuyên bỏ mặc đội lao động, lần mò sang những gốc buông bị đốn ngã để tìm nấm. Phải nói rằng Tầm là một người săn tìm nấm rất hay. Trại này đã nhiều tay trong dĩ vãng chết thê thảm vì ăn nhằm nấm độc, nhưng những mẻ nấm Tầm kiếm được không hề độc tí nào, bằng chứng chiều nào lao động về, Tầm cũng ngồi trước một xoong nấm xào thơm phức để ăn chung với chén bo bo của nhà bếp phát. Tuy nhiên, sự thoải mái nhất của bọn tù đội 17 là vừa đắp đường vừa tự do nghe anh chàng Tài xún răng kể chuyện chưởng. Tay này từng là một hạ sỹ địa phương quân dưới vùng 4. Chả hiểu vì cớ gì cũng tù tội từ 75 đến nay. Hắn "mồ côi" không ai thăm nuôi, nhưng nhờ có tài kể chuyện chưởng và tính tình dễ thương, Tài luôn luôn được anh em cung cấp đủ thuốc hút và rủng rỉnh mì vắt tôm khô nấu ăn mỗi ngày không kém ai. Mặc khác, cũng có một số anh em rất thích nghe những câu chuyện kể "rất hoang đường" của Tuyến về nước Mỹ, vùng đất Hứa của những con người thiếu thốn và khao khát Tự Do. Dù rằng trong đội có nhiều người từng du học Mỹ, nhưng những câu chuyện "dựng đứng" một cách hồn nhiên của cậu ấm Tuyến - con trai của đại tá Tồn cựu tỉnh trưởng Gia Định - vẫn làm mọi người hồi hộp theo dõi. Những câu chuyện Tuyến kể đại loại "trời Đông Bắc Hoa Kỳ sương mù và tuyết lạnh ghê gớm. Sương và tuyết đến độ có dạo cùng một lượt 4 cái phản lực cơ đã tông vào tượng Nữ Thần Tự Do, ấy thế mà chỉ có bức tượng bị rụng đầu còn bốn chiếc máy bay vẫn không bị xây xát một tí nào!".
Nghe ngứa lỗ tai, có người lên tiếng.
- Chuyện phong thần!
Tuyến vẫn hồn nhiên và nói như thật.
- Mày không biết thì im mồm đi. Khi nào về, mày lục tìm tờ New York Time số... bộ... ngày tháng năm... có tường thuật đầy đủ câu chuyện này lúc ấy mày sẽ tin tao. Nói tới đây, Tuyến xuống giọng thật hề. Anh tiếp. Nói chưa hết chuyện đã cãi! Bốn phản lực cơ vĩ đại ấy đều được chế tạo từ xưởng máy bay vĩ đại của miền Bắc xã hội chủ nghĩa vĩ đại chở phái đoàn Đảng và nhà nước ta vĩ đại đi tham dự hội nghị Liên Hợp Quốc vĩ đại!...
Trong không khí lao động như vậy, dù đói lạnh, ao đào vẫn mỗi ngày mỗi rộng mỗi sâu và đường đắp mỗi ngày mỗi dài mỗi cao. Tuy nhiên quản giáo Thường không phải là một người dễ tính. Hắn còn trẻ, tuổi độ 21 hoặc 22. Một lần nhìn thấy lề lối lao động của đội, hắn đã nổi giận đùng đùng và tập họp đội lại chửi bới một trận. Sau lần chửi bới này, chẳng hiểu do tranh chấp quyền lực thế nào, đội trưởng Tầm bị gọi làm tự kiểm vì cái tội bỏ bê đội đi kiếm ăn, và ban giám thị trại đọc lệnh bổ nhậm Đặng Xuân Hùng làm đội trưởng. Tổ trưởng tổ 2 là Mai Văn Lễ, một thiếu úy địa phương quân ở Thủ Đức trước kia, một thanh niên có sức khỏe như trâu được đôn lên làm đội phó. Đội trưởng là cháu Trường Chinh, đội phó là em một đại tá đang tại chức phục vụ trong BTL Quân Khu 7. Cả hai ông chức sắc này bắt đầu đưa đội 17 vào một "bước ngoặc quan trọng" ở tương lai.
Khi con đường đã nối được hai khu vực theo đúng kế hoạch, và trên mặt ao bắt đầu được thả rau muống thì bọn Vĩnh được chuyển công tác. Công tác mới là xén cắt những thế đất cao đổ vào thế đất thấp để biến một vùng đồi thành một giải đất bằng phẳng, làm nền cho những dãy trại sẽ được xây dựng sau này.
Mùa mưa đã bắt đầu lui dần để nhường lại cái lạnh của rừng rú ập đến với lũ tù vào những ngày tháng cuối năm. Công tác đào, khênh, đổ, đập đất chẳng thua gì công tác đào ao; nó cũng rất cực khổ cho lũ tù đói lạnh. Lại nữa, đây là một công tác lớn có nhiều trăm tù tham dự, do đó, chuyện thi công là chuyện không thể tránh khỏi. Nhưng với đội 17, hoặc 5, hoặc 13 thì chuyện có thi công hay không thi công thì cũng đến thế mà thôi. Anh em nhất định chấp hành tốt một câu nói lỡ của cách mạng, rằng "lao động tùy sức hưởng tùy lực". Một số đội già yếu được biệt phái làm gần những đội như 17, 5... dần dần cũng bị tiêm nhiễm cái phong thái làm cầm chừng. Trong lúc đứng xúc đất đổ lên những chiếc xe cải tiến cho anh em "chạy hàng", Vĩnh khoái trá nhìn mấy ông già của đội 47 và 12. Hiện tai nhìn họ lao động, bọn Vĩnh phải thú nhận mấy ông già ấy vừa bắt chước nhưng đã qua mặt ngay bọn trẻ. Họ cuốc đất nhát đực nhát cái và chủ yếu đứng nói chuyện gẫu với nhau. Chỉ trừ khi có người báo động "kiki đến!" họ mới tỏ ra lao động tốt, bằng không cứ thế mà cơm chúa múa tối ngày. Cái không khí phè này đã khiến những tay chức sắc kỳ cựu nơi đây phải lắc đầu, điển hình là đội trưởng Hùng của đội 17. Trong những lúc ngồi hút thuốc lào với nhau, vui miệng Hùng đã nói.
- Mấy ông già trước đây lao động hăng lắm đấy. Gần mấy ông đổ đốn ra!
Nhớ lời than thở có vẻ chịu đựng của Hùng, Vĩnh liếc nhìn mấy ông già lao động gần chỗ anh. Họ là ai? Kìa cha Bộ, vị linh mục cựu giám đốc Trung Tâm Fatima, người gần đây đã khẳng định với anh em rằng 30 tháng Tư tới đây, ông sẽ về làm lễ ở nhà thờ Bình Triệu... Cầm cuốc nhìn trời nhìn mây bên cạnh cha Bộ là cha Tường, vị linh mục khá béo tốt, vui vẻ nhưng lại rất ít nói. Cạnh đấy còn có ông Lê Sáng, một trong những người sáng lập ra môn phái Vovinam. Ông Mão, theo như ông nói, từng là một trong những nhân vật quan trọng hàng đầu của ban quản trị Việt Nam Thương Tín. Nhà báo già Lam Giang. Ông Đại móm, phó quản đốc trại cải huấn Đà Lạt, người mà cả mồm chỉ còn ba cái răng hàm và hai cái răng cửa nhưng nói tục còn dòn hơn cả bọn trẻ. Bác sỹ Lý Trung Dung, người một thời từng tổ chức hội chợ Thị Nghè, cầu sập chết bao nhiêu người. Ông cựu trung tá Thức, người tình nổi tiếng của vũ nữ nổi tiếng Cẩm Nhung. Đứng cạnh ông Thức là ông cha Thục, cựu giám đốc trường Chân Phước Liêm và nhiều trường công giáo khác, đã hoàn tục khi tuổi sắp về chầu Chúa!...
Nói chung chung, quý vị sồn sồn hay cao niên ấy đều lao động không lấy gì làm hồ hởi phấn khởi cả, cho dù có nhiều đội trưởng rất tích cực, lắm khi tích cực còn hơn cả bọn kiki trong việc đôn đốc anh em học tập tốt, lao động tốt. Nhưng dù có đôn đốc cách gì, đến thời điểm này các vị chức sắc cũng đều nhận thấy sự bất lực của chính mình. Đã ba năm rưỡi trời tù tội, cái sợ phải học tập lâu dài, nếu có, đã giảm đi quá nửa; cái hy vọng học tập tốt, lao động tốt, cải tạo tốt để được về sớm, nếu có, cũng đã mất đi chín lăm chín bảy phần trăm. Chưa cùi còn sợ ghẻ. Cùi rồi còn sợ gì? Mà giả như có sợ đi nữa, thì chắc bọn tù chỉ có hai cái sợ. Sợ cấm thăm nuôi và cấm... tắm cả đội.
Vĩnh còn nhớ trong hơn hai tháng trầm mình dưới bùn đào ao, chỉ vì cả đội không đạt chỉ tiêu và gặp ngày quản giáo Thường không vui, đã hai lần hắn cấm cả đội không cho ra suối tắm. Thật là kinh khủng. Bốn mươi người đã phải đem cả cái thân mình lẫn quần áo đầy bùn lầy hôi thối về phòng vốn đã chật như nêm cõi... Đó là chưa kể trường hợp vi phạm nội quy trong lao động, quản giáo có quyền cúp phép thăm nuôi một kỳ, hai kỳ hoặc ba kỳ liên tiếp không chừng.
Ba tháng qua, bọn Suối Máu vẫn chưa mấy người được gia đình lên thăm, dù trại Hàm Tân, dưới chế độ công an quản lý, những phạm nhân không vi phạm nội quy đều được gia đình lên thăm đều đặn mỗi hai tháng một lần (tỉ như gia đình có đủ sức lên thăm!). Có lẽ sự chậm trễ này là lỗi của con rùa bưu điện, vì chỉ sau hai tuần đầu, hầu hết bọn Suối Máu đều đã được phép viết thư về gia đình báo tin nơi ở để gia đình lo thủ tục giấy tờ đi thăm. Nhưng dù chưa được thăm, bọn Vĩnh vẫn không đến nỗi mù mờ tin tức như thời còn ở các trại cũ. Nơi đây, ngày nào cũng có người được thăm, do đó tin tức bên ngoài đưa vào nghe không hết. Những lúc đứng cuốc đất, Vĩnh có thể nghe được đủ loại tin tức do anh em đưa ra bàn. Tuy nhiên nghe để mà nghe, bọn Suối Máu hầu như đều mất đi cái thú... bình luận những tin đồn. Có lẽ vì trên này nhiều tin quá nên chán không muốn nghe nữa? Vĩnh không biết. Chỉ biết rằng chính anh cũng đang rơi vào tình trạng muốn buông xuôi hoàn toàn, mà triệu chứng rõ ràng nhất là mọi tin đồn nghe xong đều được bỏ ngoài tai tức thì.
Nhưng trong bọn Vĩnh có một người không bao giờ chịu nghe xong rồi bỏ ngoài tai. Anh ta nghe rồi là giữ cứng lấy nó và đem nó về phòng ngủ để quấy rầy bạn bè. Người ấy là Phạm Xuân Huy. Từ ngày di chuyển về Hàm Tân, anh Huy đổi chứng và giao du rất bừa bãi. Gặp ai anh cũng moi ruột ra để lấy cảm tình mà... khai thác tin tức. Nhóm ăn từ trước chỉ có năm người gồm anh Huy, Ý, Điểu, Dương và Vĩnh; bỗng một ngày mọi người miễn cưỡng nhận thêm một ông bạn mới của anh Huy tên là Nguyễn Tú Cường. Thực ra anh em chẳng ai ghét Cường, quý là đàng khác vì Cường trẻ và gan dạ. Hạt muối cục đường Cường thường được thỏa mãn mỗi khi cần đến. Chỉ kẹt cái tội Cường hay ba hoa, chưa kể cái dĩ vãng hơi bất thường của anh khiến đa số anh em khó chịu mỗi khi Cường hồn nhiên đem ra khoe. Cường vốn là một hạ sỹ đào ngũ, tuy nhiên đã lấy được một cô vợ con nhà giàu nhờ mấy năm trời qua lại bằng cái lon đại úy giả. Sau khi mất nước, vợ chồng Cường đã có đâu hai ba con. Cường bỗng dưng ở vào cái thế khá kẹt vì cả xóm ai cũng biết Cường là... đại úy. Ngay vợ con anh cũng không hề ngờ anh đã mang lon đại úy giả mấy năm trời. Cuối cùng, Cường bấm bụng đi trình diện học tập theo diện đại úy với ý nghĩ rằng thôi thì đi mười ngày rồi trở về làm thường dân sống nuôi vợ con. Ai ngờ cách mạng nói vậy mà không phải vậy! Tù tới năm thứ hai Cường chịu hết thấu, bèn xin gặp cai tù khai thật hoàn cảnh. Chả hiểu may hay rủi, bọn cai tù liên lạc với địa phương yêu cầu gia đình Cường xác nhận Cường là đại úy hay là hạ sỹ. Sau khi được địa phương kêu lên hỏi, vợ Cường một mực khai rằng chồng tôi là đại úy. Sau vụ đó Cường bị bọn cai tù lôi lên đập cho một trận rồi đem nhốt cachot cả tháng trời. Anh Huy cảm kích cái dĩ vãng nằm cachot ấy bèn kéo Cường vào ăn cùng nhóm. Trong bữa ăn, cả bọn vừa nhai bo bo vừa lắng nghe Cường nói đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, nhất là những "tin tức quan trọng" mới thu thập được trong ngày, thứ tin tức rất hợp "khẩu vị" của anh Huy.
Chiều nay, khi các đội được lệnh cho ra suối tắm như mọi chiều, Cường trang trọng thông báo một cái tin nóng hổi mà anh ta mới thu thập được, theo đó nay mai trại Hàm Tân sẽ nhận lãnh thêm một số tù nhân quan trọng khác nữa.
Cái tin nóng hổi của Cường không làm cho Dương và Ý đổi ý chiều nay phải bơi nhiều hơn chiều qua; không làm cho Điểu thôi cằn nhằn rằng nhóm ăn đã không còn một hạt muối nào; và nhất là không làm cho Vĩnh mất đi sự bình thản tắm xong lên một hòn đá ngồi nhìn sang bờ suối bên kia. Bên ấy, xa xa là bìa rừng, chỗ mà Thương và Dũng đã nói với Vĩnh rằng trông vậy đấy, chứ bên trong nó có đầy chốt của tụi công an. Mấy lần trốn trại Thương và Dũng hầu như thua chỉ vì những cái chốt ấy...
CHƯƠNG SÁU MƯƠI
Mỗi đội đều
có một cái kho nhỏ chứa cuốc leng xẻng nằm ngay phía sau khu đan tre. Mỗi sáng
sau khi rời cổng trại, những đội làm nhiệm vụ đào xới hoặc đắp đường đắp đê phải
đến kho nhận đồ nghề, cũng như chiều về tổ trực đều phải kiểm kê và đem nộp về
kho cho đầy đủ. Mọi hư hỏng phải báo cáo để được đội sáng chế và bảo quản dụng
cụ sản xuất sửa chữa kịp thời. Nhưng gần đây, những "dụng cụ sản xuất"
cứ từ từ không cánh mà bay. Đội 17 có 40 người lao động mà dần dần chỉ còn độ nửa
số người được trang bị cuốc xẻng. Công tác do đó ngày mỗi chậm lại đến độ Ban
Giám Thị trại phải lưu ý. Bọn quản giáo các đội chả hiểu vì cớ gì, dù được đội
trưởng báo cáo rất thường xuyên nhưng chúng vẫn lờ đi, coi như sự thất thoát nằm
ngoài trách nhiệm của chúng.
Riêng bọn tù các đội càng thấy vui khi sự thất thoát đồ nghề ngày càng nhiều. Không cuốc xẻng để hai tay được nghỉ ngơi một cách hợp pháp không sướng hơn hay sao? Suốt ngày, vừa dựa dẫm cho qua chuyện vừa nghe anh Huy nhai nhải hát một bài ca cách mạng bằng lời ca mới. "Cây cuốc cong thì cầu mong cây cuốc gãy. Cây cuốc gãy thì ta thảy nó vô lò..." mà đâm vui. Hơn thế, vì đói lại rảnh rang, anh Huy khởi sự bắt chước nhiều anh em khác lùng bắt cắc kè, kỳ nhông, cào cào, châu chấu nướng ăn tại chỗ. Dù cũng đói lê lết như các bạn nhưng Vĩnh vẫn không cách gì ăn được những thứ ấy. Cứ nhìn hình ảnh Dũng nhảy dù ngồi ăn rắn thằn thằn Vĩnh đã muốn phát lợm. Hắn chụp được một con thằn lằn có chửa ném ngay vào đống lửa. Con rắn sau vài cái giẫy giụa bắt đầu bốc mùi khét và như nở lớn ra. Dũng vội cầm lên. Hắn phành bụng con rắn và ghé mồm vào mút cái chụt. Cả một bộ đồ lòng lẫn cái thai rắn chui luôn vào bụng Dũng. Ăn xong bộ đồ lòng, Dũng ngả người tựa lưng vào một thế đất cao, chậm rãi lột da và ăn luôn phần thịt rắn còn lại vốn đã cháy nham nhở. Bên cạnh đấy anh Huy và những ông bạn phàm ăn khác ngồi nhai rau ráu những con cào cào nướng cháy. Gần đây, cũng có lúc Nguyễn Tú Cường len lỏi ra chỗ mấy thân buông đổ nát gần ao cạnh tranh với Tầm - kẻ giờ đây cả đội đều ghét bởi cái tật để quản giáo chửi hoài chuyện đi kiếm ăn linh tinh - để tìm nấm. Cũng có chiều Cường đem về cả túi nấm và đem luộc. Tuy nhiên mớ nấm ấy chỉ có Cường, anh Huy và Dương ăn với nhau. Vĩnh, Điểu và Ý tuyệt nhiên không đụng đũa. Hình ảnh những anh chàng chết vì nấm độc, ngũ khếu đều xuất huyết, nằm la hét cào cấu và giẫy giụa cho đến chết, không cách gì phai mờ được trong óc Vĩnh.
Thế nên, dù hiện nay thiếu đồ nghề lao động, Vĩnh vẫn không thể nào có được những giờ phút "thần tiên" như anh Huy hay như vài người bạn khác. Vĩnh đứng làm việc cầm chừng, hoặc chạy xe cải tiến, hoặc đứng nghe Lợi nghe Tuyến kể chuyện, hoặc suy nghĩ nhớ nhung vẩn vơ. Tất cả những hình ảnh của ngày qua một lần nữa trôi qua óc Vĩnh, nhiều cái thật rõ nét, nhiều cái lại mập mờ như những tấm phim hư... Tại sao mình không tìm cách mua chuộc bọn công an quản giáo nhỉ? Trại này, như Đặng Xuân Hùng tiết lộ, trước đây đã có hai lần tù móc ngoặc và mua chuộc được cán bộ quản giáo. Bọn quản giáo đã cung cấp đồng phục công an cho tù, rồi dẫn tù đi đường tắt trốn khỏi trại; sau đó, hai tên quản giáo cũng đào ngũ luôn. Chuyện này đã gây chấn động lớn trong giới công an đến độ tên thượng tá Đào Lưỡng, kẻ chỉ huy tổng quát các trại tù Chí Hòa, Suối Máu, Hàm Tân và Tống Lê Chân (sau này coi luôn một số trại ngoài miền Trung) phải cho nhân viên thân tín xuống điều tra nhưng không hề tìm ra manh mối. Ban Giám Thị trại hầu như đều bị phạt dây chuyền vì đã không quản lý tốt lẫn nhau, nhất là để cho hai tên đồng bọn đào ngũ đem theo cả súng cá nhân... Nhung mua chuộc chúng bằng cách nào? Vàng ư? Đào đâu ra vàng? Tên quản giáo hiện thời của đội 17 không còn là tên Thường nữa. Thằng ấy đã đi phép về Bắc và nghe nói sẽ đi luôn đến đơn vị mới. Quản giáo hiện thời của đội 17 là một anh chàng mập mạp tên là Phú. Hầu như cả buổi lao động Phú ngồi lỳ trong nhà lo đọc chưởng. Tay này phải nói là một tay mê đọc sách. Bọn Vĩnh không hiểu trình độ văn hóa của hắn tới đâu, nhưng thấy hắn mê đọc sách đến độ lơi là cả việc kiểm soát tù lao động, cũng thấy có cảm tình với hắn. Không hiểu hắn có đọc tiểu sử tù hay không, bỗng một ngày quản giáo Phú gọi Vĩnh vào nhà lô hỏi han chuyện trên trời dưới đất, sau cùng hỏi đến chuyện sách báo miền Nam. Thấy Phú ăn nói tương đối biết điều, Vĩnh bấm bụng đi một tràng tuyên truyền. Phú ngồi nghe say mê ra mặt. Hồi lâu, Phú hỏi.
- Vậy tủ sách cá nhân của anh chắc cũng phải trăm quyển?
Vĩnh cười.
- Nói thật với cán bộ, sách của tôi trước khi cách mạng cho phường đội vào tận nhà tịch thu, ít ra cũng phải ngàn quyển, đủ loại.
- Tịch thu hết?
- Vâng, tịch thu hết!
Quản giáo Phú có vẻ tiếc rẻ. Sau cùng, hắn thở dài và an ủi Vĩnh một câu.
- Thôi anh cũng cứ lấy làm vui đi. Số sách ấy chẳng mất đâu. Để nhân dân làm chủ tập thể cũng tốt thôi...
Chẳng hiểu sao Vĩnh không cầm lòng được, anh nói toạc ra luôn.
- Cán bộ không biết đấy thôi! Nếu mà được nhân dân làm chủ tôi đã chẳng lấy làm tiếc; đàng này, đám thanh niên thiếu nữ ở phường đội đưa mấy xe ba gác đến tận nhà tôi, tự động gỡ hết các sách trên kệ xuống và vứt vào một đống như cái núi giữa nhà. Sách rách bươm hết. Sau đó họ hốt từng đống quăng lên xe ba gác như quăng đồ rác rưới. Đi dọc đường đồng bào trong xóm chạy theo xin xỏ. Họ quăng đại cho mỗi người ít cuốn để xe đỡ nặng. Tôi biết chắc đồng bào khu tôi ở chẳng ai tiếc gì những quyển sách ấy mà giữ gìn. Buổi giao thời thiếu củi lửa, họ xin mà nhóm bếp đấy thôi!
Từ đó, quản giáo Phú càng tỏ ra có cảm tình đặc biệt với Vĩnh. Hắn hay gọi Vĩnh đến nói chuyện cho qua những giờ lao động. Quả tình trong thâm tâm, Vĩnh rất ngại phải ngồi nói chuyện tay đôi với bất cứ thằng cộng sản nào trong hoàn cảnh này. Trong lao tù, phải nói rằng không có gì dễ gây ngộ nhận cho anh em bằng việc cứ thường xuyên phải tiếp xúc với cai tù. Chẳng hiểu có lần nào Vĩnh tỏ một thái độ khó chịu hay không, mà Phú có lần nói.
- Tôi thấy anh là người yếu nhất đội. Lại đang ho ra máu. Ban y tế nơi đây lại không có chỗ nằm cho người bệnh lao... Thôi thì ráng khắc phục vậy. Nói rồi Phú tươi cười. Để giúp đỡ riêng anh, tôi cho phép anh lao động tùy sức... Khỏe thì làm, yếu thì nghỉ.
Thế rồi chả hiểu sao, sau một lúc suy nghĩ, Phú nhìn Vĩnh, tiếp. Tôi hiểu các anh bất mãn nhiều với chế độ! Nhưng tôi cũng nói để anh nghe, những điều họ đang làm hiện nay là đang phá nát giấc mơ của bác (!?). Tôi bảo thật đấy. Giai đoạn này đúng ra cách mạng đâu có cần chuyên chính triệt để như thế này nữa!...
Dù có kinh ngạc trước lời tâm sự ngang xương của thằng cộng sản, Vĩnh cần thấy thương ngược cho tên quản giáo. Số nó u tối thì đến chết vẫn u tối! Đến ngày nay nó vẫn tưởng bác Hồ của nó ghê gớm lắm, nhân đạo lắm, tài ba lắm! Nó đâu có biết rằng già Hồ mà còn sống, chưa chắc gì đất nước này đã có trại tù Hàm Tân mà là cái nghĩa địa Hàm Tân không chừng!
Từ buổi đó, Phú cũng không kêu Vĩnh nói chuyện khơi khơi nữa.
Đang thơ thẩn cuốc đất và nhớ lại những ngày qua, Vĩnh bỗng giật mình vì một tiếng gọi lớn từ con đường chạy giữa những lũy tre và giòng suối.
- Anh Hà Thúc Sinh!
Vĩnh ngó ra con đường. Anh nhận ra người gọi mình là Tân Dân. Dân đang đứng thở dốc bên một gánh rau rất nặng. Bên cạnh Dân còn có một người bạn nữa cũng đứng thở dốc như Dân.
Vĩnh bước vài bước tới gần hàng rào tre, nói nhỏ.
- Làm gì đứng đây?
Dân vui vẻ.
- Sang khu A gánh rau về cho bếp bên đó anh! Anh khỏe không!
Vĩnh gật đầu.
Tân Dân mới biên chế sang khu B chừng ba tuần nay. Trước Dân ở cùng nhà với Vĩnh. Dân chơi thân với Thương và Dũng. Thực ra, hồi mới dời vào nhà 5 chính Dân là người nhận ra Vĩnh. Rồi nhờ đôi ba câu chuyện. Dân kể lại một cách nồng nhiệt sau đó, Vĩnh mới biết rằng đã có lần anh và Dân gặp nhau nơi cái quán cà phê cơm tấm đối diện với tòa soạn báo Sóng Thần... Bẵng đi tám chín năm sau, Vĩnh và Dân lại gặp nhau trong tù. Dân vẫn trẻ và... lùn như xưa, duy có gầy đi thật nhiều. Quả tình Vĩnh không đi sâu lắm vào đời từ của Dân trong thời gian hai người ở cùng nhà, nhưng qua lời kể, Vĩnh biết sơ qua tiểu sử của Dân có vợ một con và nhà cửa ở Vũng Tàu. Dân bị bắt theo diện phục quốc, từng bị giam ở Chí Hòa trước khi chuyển về đây. Dù sao đám ba tay trẻ ăn chung với nhau là Thương, Dũng và Dân là một cái gì đáng lưu ý cho mọi người. Ba người đều trầm tĩnh và ít nói trước tuổi. Ngồi ăn cơm với nhau và ít khi thấy họ mở miệng cười đùa hay chuyện trò thân mật như những đám khác. Ngoài Dũng và Thương đã có thành tích trốn trại, còn Dân thì chưa thử lửa lần nào. Tuy nhiên, Vĩnh đoán biết thế nào cũng có ngày Dân vượt ngục. Điều ước ao thầm của Vĩnh là đừng bao giờ Dân vượt ngục theo cái kiểu điên rồ mà Dân từng hỏi ý Vĩnh trong một lần tắm dưới suối. Liệu lúc mình tắm lên, tụi nó đang sơ hở, mình có thể phóng chạy vào bìa rừng đàng kia không anh? Nghe Dân hỏi Vĩnh tưởng hắn đùa. Anh ước lượng khoảng cách từ rừng buông tới bờ suối, đáp. Đạn AK nhất định nhanh hơn đôi chân cậu!
Nghe Vĩnh nói, Tân Dân bỗng đăm chiêu và nói một câu thật nghiêm chỉnh.
- Sẽ có lần tôi thử xem cái nào nhanh hơn cái nào...
Sau đó Dân được chuyển sang phân khu B. Thỉnh thoảng có lúc nằm nhớ tới Dân, nhớ tới tính tình của hắn và lời hắn nói, Vĩnh không khỏi e ngại sẽ có ngày Dân chạy đua thử với độ nhanh của đạn AK như hắn từng nói...
Giờ lại gặp Dân chỗ này. Hai người nhìn nhau chẳng biết nói gì hơn. Dân và người bạn gánh rau đã ngồi bệt xuống lề đường. Hình như họ chờ những người bạn khác từ phía sau. Vĩnh hỏi.
- Lấy rau từ đội nào vậy?
- Rau đội văn nghệ đó anh!
- Có gặp anh Nhật Bằng không?
Sở dĩ Vĩnh hỏi thế vì Vĩnh biết đội trưởng đội văn nghệ kiêm canh tác rau xanh là nhạc sỹ Nhật Bằng. Hồi mới về đây, Vĩnh có gặp anh ta một hai lần nhưng lâu nay không có dịp gặp lại. Vĩnh cũng biết Nhật Bằng không ở tù theo diện trình diện cải tạo (dù anh là sỹ quan cấp úy làm việc lâu năm cho đài phát thanh của cục tâm lý chiến). Chẳng rõ vì lý do gì, theo lời anh kể, bọn công an thành đã Sài Gòn xuống tận Biên Hòa bắt anh tại nhà. Về trại Hàm Tân, bọn giám thị đưa anh vào đội văn nghệ và anh giữ chức đội trưởng đội này, dưới tay có một ông tiến sỹ âm nhạc từng tốt nghiệp tại Nga, đã trốn qua tây phương và chiêu hồi VNCH từ giữa thập niên 60.
Dân đã chui qua bụi tre, ngồi tụt vào một thế đất thấp ngay trước mặt Vĩnh. Hắn nói.
- Ngồi đại đây nói chuyện anh. Lâu nay có tin gì lạ không? Thằng Thương thằng Dũng có lao động gần đây không?
Vĩnh chỉ tay về phía những người tù đang đẩy xe cải tiến, nói.
- Hai thằng khỉ nó đang chạy xe cải tiến đầu ấy. Bên phân khu B lúc này ra sao?
- Cũng vậy thôi anh. Đang trong tình trạng dựng thêm nhiều dãy nhà ở nữa. Cũng tốt thôi! Nhưng nổi lửa đốt nó được thì tốt hơn!
Ngay lúc ấy Vĩnh phải chấm dứt câu chuyện. Đội phó Mai Văn Lễ đã tiến lại gần Vĩnh. Hắn nói khẽ.
- Vệ binh nhìn anh từ nãy đến giờ. Anh coi chừng họ cùm anh vì tội liên hệ linh tinh đấy.
Nghe một người lên tiếng báo động, Dân vội vàng chui qua hàng rào ra đường và thúc người bạn đồng hành quang gánh lên vai. Hắn chỉ giơ cao cái nón lá rách bươm lên ngoắc chào Vĩnh rồi cùng người bạn gánh gánh rau bỏ đi. Theo lời yêu cầu khéo của đội phó, Vĩnh quay trở lại chỗ có đông anh em đang cuốc xới những thế đất cao quá đầu người.
Nhưng rồi Vĩnh chẳng cuốc thêm được mấy lát nữa thì kẻng tập họp đã nổi lên. Khắp nơi, như những xác chết vùng sống dậy, bọn tù đều nhanh chóng thu đồ nghề và kéo đến vị trí tập họp. Một ngày kết thúc đem đến niềm vui khó tả cho bọn tù khổ sai vô hạn định như bọn Vĩnh. Cũng như mọi ngày, trừ khi có một hiện tượng vi phạm nội quy trong lao động quá rõ ràng đến độ quản giáo Phú không thể tránh khỏi chuyện lên lớp, đội 17 thường là đội được dẫn ra suối tắm trước nhất. Quả thực niềm vui nơi đây chỉ xảy ra khi một ngày sắp tàn. Vùng vẫy dưới suối mươi mười lăm phút, cái mệt nhọc tích tụ trong ngày như trôi hết theo giòng nước. Rồi kế đó trở về trại, nhận phần ăn, có gì thì xúm lại nấu nướng với nhau một chút trước khi bị dồn hết vào chuồng. Đêm đến, chỗ đàn địch, chỗ cờ tướng, chỗ domino, chỗ kể chuyện kiếm hiệp...
Vĩnh đứng tắm dưới suối và như mọi ngày, anh ngó quang cảnh với mọi biến chuyển đang xảy ra chung quanh. Dù đã bao lần cố gắng, chả hiểu sao Vĩnh không tài nào tham dự hay chia xẻ được tí niềm vui vào một cuối ngày của anh em. Lòng Vĩnh cứ trơ ra như đá. Có lúc anh Huy, với bản tính hay đùa giỡn, lặn từ xa đến nắm chân Vĩnh kéo mạnh đến hụt hơi uống nước, Vĩnh vẫn không thể nào bắt được cái đà đùa giỡn với các bạn. Nghĩ tới lúc về phòng, ngồi nhai bo bo với những cọng rau muống già cỗi Vĩnh còn buồn hơn và thốt phát rùng mình. Những cọng rau muống! Thật kinh khủng! Vĩnh chợt nhớ tới những buổi sáng, đám tù trực lấy phân nhào đến các dãy cầu tiêu giành giật từng thùng phân để đổ vào thùng của tổ mình. Những thùng phân ấy đầy ắp những hạt bo bo to gần bằng hạt ngô, vẫn căng mọng, vẫn óng ánh màu vàng, an toàn trong lớp mày dày như nylon dù nó đã trải qua một quá trình tiêu hóa trong bụng dạ con người.
Những thùng phân bo bo ấy được cung cấp cho các đội rau xanh lấy bón ao rau; nói bón cho đẹp đẽ, thực ra các đội rau xanh đem rải lền khên xuống các ao rau và dù mưa nắng dập vùi cả tuần, hạt bo bo vẫn chưa có dấu hiệu nào tiêu tán. Khi cơn mưa làm cho các ao rau muống dâng nước lên, các hạt bo bo nổi lềnh bềnh và bám vào lá, vào thân cây rau muống.
Mỗi ngày, đội rau xanh thu hoạch rau muống từ các ao rau về cung cấp cho đội anh nuôi. Với không quá năm người được cắt cử việc nhặt, rửa và luộc rau để cung cấp cho 1.600 khẩu phần; có ba đầu sáu tay năm người ấy cũng không thể nào chấp hành công tác một cách vệ sinh đầy đủ được. Từ chỗ thiếu vệ sinh vì phải làm thật nhanh cho kịp giờ ấy, mỗi chiều, khi tổ trực xuống bếp nhận khẩu phần về phát lại cho anh em, Vĩnh và các bạn ngồi trong bóng chiều nhá nhem lọt qua chấn song của phòng giam khóa kín, chậm rãi nhai chén bo bo với những cọng rau muống cũng dính những hạt bo bo như thế; tuy nhiên Vĩnh thừa biết những hạt bo bo ấy đã từng bị trải qua nhiều lần tiêu hóa!
Dù sao chuyện ăn chưa đáng buồn bằng chuyện ngủ nơi đây! Trảng Lớn và An Dưỡng dù sao còn được nằm trên nền xi măng của "Mỹ ngụy" để lại! Suối Máu dù có phải trở về với truyền thống dân tộc kiểu Hồ Chí Minh, nghĩa là nằm đất, nhưng cuộc đời coi vậy mà đỡ thê thảm. Ngày nay sống dưới chế độ văn minh văn hóa kiểu công an, cuộc đời bọn tù bước vào một bước ngoặt vĩ đại, ấy là ban đêm không chỉ phải đánh vật với cơn buồn, mà còn phải đánh vật với ba kẻ thù khác nữa: Muỗi, chuột và rệp!
Muỗi thì tương đối trị được khi bọn tù có mùng. Chuột cũng trị được khi cả phòng không thiếu người thèm thịt. Riêng rệp thì chịu thua! Chịu thua hoàn toàn! Rệp đã, trên thực tế, biến thành cơn ác mộng của bọn tù trại Hàm Tân!
Nơi đây nằm sạp hai tầng. Sạp được làm bằng gỗ giác (tức lớp gỗ vỏ được đội mộc của trại thải ra). Vì lâu ngày, gỗ giác thấm mồ hôi của tù, cộng với không khí ẩm thấp của rừng buông, gỗ giác bắt đầu sinh rệp. Đã nhiều chủ nhật, bọn tù tự phát động phong trào diệt rệp, bằng cách nấu nước sôi đem đổ vào những kẽ ván. Bọn giám thị trại cũng có lần cung cấp cho tù một ít bột DDT để dùng vào công tác diệt rệp; tuy nhiên, sau những lần dội nước sôi hoặc rắc bột DDT, không hiểu có phải làm như thế là tăng thêm độ nóng cần thiết cho hàng tỉ cái trứng rệp nở ra hay không, mà rệp trong các phòng sinh sản còn dữ dội hơn trước thập phần. Trước giờ ngủ, một trăm hai mươi người của mỗi dãy phòng đều giở chăn chiếu mùng mền ra bắt rệp. Suốt ngày đi lao động, phòng yên lặng và rệp tha hồ rúc vào những chăn những chiếu nằm mai phục sẵn. Khi bọn tù mở ra, rệp bị giết hàng loạt. Có đêm, chỉ nội một cái màn, Vĩnh bắt và giết chừng bốn mươi con rệp. Sáng ngủ dậy, vừa mở mắt ra, trên đỉnh màn rệp đã bám đen như rải đậu. Có khác chăng là những con rệp buổi sáng to hơn, đen hơn vì trong bụng chúng đều đã có chứa một lượng máu người!
Rệp! Nỗi sợ rùng mình, cơn ác mộng khôn nguôi của tù trại Hàm Tân, một thứ kẻ thù lỳ lợn, dai dẳng và hút máu mủ con người bạo tàn không thua gì kẻ thù cộng sản. Có thể nói rệp là một thứ ký sinh trùng có nhiều điểm giống cộng sản nhất, và người ta chỉ thực sự diệt được nó khi có can đảm đốt hết, đốt sạch tất cả để rồi sẽ chấp nhận làm lại tất cả.
Với hai cái ăn và ngủ nơi đây cũng làm cho người ta thấy cuộc đời "kém vui" rồi, đùa giỡn tươi cười thế nào được nữa!?
Tắm xong, Vĩnh leo lên bờ mặc quần áo và ngồi đợi anh em. Đội trưởng Hùng bỗng xà tới chỗ Vĩnh ngồi, kể lể đôi ba câu chuyện. Anh ta lôi cái điếu cầy đặt bên hông ra và bật lửa kéo một điếu. Vĩnh cũng kéo ké một hơi. Hùng lùng bùng than thở mấy chuyện xảy ra trong đội, nào là Lê Văn Tầm mất tư cách quá, nào là đám Hòa Danh Tuyến lúc này đêm nào cũng hòa tấu nhạc vàng, nào là trong nay mai Hùng có thể sẽ được sang đội khác để được sinh hoạt hợp với tuổi tác của anh ta hơn... Trong những câu chuyện kể lan man của Hùng, có một câu chuyện Vĩnh lưu ý nhất. Khi trưa, Ban Giám Thị trại có bắt giữ mấy người dân từ ngoài quốc lộ mò vào đào xới ăn cắp khoai mì. Tệ hại hơn, những cuốc xẻng mấy người dân này sử dụng đều được nhận diện là cuốc xẻng của trại từng bị đánh cắp. Nghe nói qua lời khai của những người bị bắt, có một số cán bộ trại bị liên lụy vì chính họ đã ăn cắp dụng cụ sản xuất của trại, bán rẻ cho nhân dân bên ngoài lấy tiền bỏ túi...
Riêng bọn tù các đội càng thấy vui khi sự thất thoát đồ nghề ngày càng nhiều. Không cuốc xẻng để hai tay được nghỉ ngơi một cách hợp pháp không sướng hơn hay sao? Suốt ngày, vừa dựa dẫm cho qua chuyện vừa nghe anh Huy nhai nhải hát một bài ca cách mạng bằng lời ca mới. "Cây cuốc cong thì cầu mong cây cuốc gãy. Cây cuốc gãy thì ta thảy nó vô lò..." mà đâm vui. Hơn thế, vì đói lại rảnh rang, anh Huy khởi sự bắt chước nhiều anh em khác lùng bắt cắc kè, kỳ nhông, cào cào, châu chấu nướng ăn tại chỗ. Dù cũng đói lê lết như các bạn nhưng Vĩnh vẫn không cách gì ăn được những thứ ấy. Cứ nhìn hình ảnh Dũng nhảy dù ngồi ăn rắn thằn thằn Vĩnh đã muốn phát lợm. Hắn chụp được một con thằn lằn có chửa ném ngay vào đống lửa. Con rắn sau vài cái giẫy giụa bắt đầu bốc mùi khét và như nở lớn ra. Dũng vội cầm lên. Hắn phành bụng con rắn và ghé mồm vào mút cái chụt. Cả một bộ đồ lòng lẫn cái thai rắn chui luôn vào bụng Dũng. Ăn xong bộ đồ lòng, Dũng ngả người tựa lưng vào một thế đất cao, chậm rãi lột da và ăn luôn phần thịt rắn còn lại vốn đã cháy nham nhở. Bên cạnh đấy anh Huy và những ông bạn phàm ăn khác ngồi nhai rau ráu những con cào cào nướng cháy. Gần đây, cũng có lúc Nguyễn Tú Cường len lỏi ra chỗ mấy thân buông đổ nát gần ao cạnh tranh với Tầm - kẻ giờ đây cả đội đều ghét bởi cái tật để quản giáo chửi hoài chuyện đi kiếm ăn linh tinh - để tìm nấm. Cũng có chiều Cường đem về cả túi nấm và đem luộc. Tuy nhiên mớ nấm ấy chỉ có Cường, anh Huy và Dương ăn với nhau. Vĩnh, Điểu và Ý tuyệt nhiên không đụng đũa. Hình ảnh những anh chàng chết vì nấm độc, ngũ khếu đều xuất huyết, nằm la hét cào cấu và giẫy giụa cho đến chết, không cách gì phai mờ được trong óc Vĩnh.
Thế nên, dù hiện nay thiếu đồ nghề lao động, Vĩnh vẫn không thể nào có được những giờ phút "thần tiên" như anh Huy hay như vài người bạn khác. Vĩnh đứng làm việc cầm chừng, hoặc chạy xe cải tiến, hoặc đứng nghe Lợi nghe Tuyến kể chuyện, hoặc suy nghĩ nhớ nhung vẩn vơ. Tất cả những hình ảnh của ngày qua một lần nữa trôi qua óc Vĩnh, nhiều cái thật rõ nét, nhiều cái lại mập mờ như những tấm phim hư... Tại sao mình không tìm cách mua chuộc bọn công an quản giáo nhỉ? Trại này, như Đặng Xuân Hùng tiết lộ, trước đây đã có hai lần tù móc ngoặc và mua chuộc được cán bộ quản giáo. Bọn quản giáo đã cung cấp đồng phục công an cho tù, rồi dẫn tù đi đường tắt trốn khỏi trại; sau đó, hai tên quản giáo cũng đào ngũ luôn. Chuyện này đã gây chấn động lớn trong giới công an đến độ tên thượng tá Đào Lưỡng, kẻ chỉ huy tổng quát các trại tù Chí Hòa, Suối Máu, Hàm Tân và Tống Lê Chân (sau này coi luôn một số trại ngoài miền Trung) phải cho nhân viên thân tín xuống điều tra nhưng không hề tìm ra manh mối. Ban Giám Thị trại hầu như đều bị phạt dây chuyền vì đã không quản lý tốt lẫn nhau, nhất là để cho hai tên đồng bọn đào ngũ đem theo cả súng cá nhân... Nhung mua chuộc chúng bằng cách nào? Vàng ư? Đào đâu ra vàng? Tên quản giáo hiện thời của đội 17 không còn là tên Thường nữa. Thằng ấy đã đi phép về Bắc và nghe nói sẽ đi luôn đến đơn vị mới. Quản giáo hiện thời của đội 17 là một anh chàng mập mạp tên là Phú. Hầu như cả buổi lao động Phú ngồi lỳ trong nhà lo đọc chưởng. Tay này phải nói là một tay mê đọc sách. Bọn Vĩnh không hiểu trình độ văn hóa của hắn tới đâu, nhưng thấy hắn mê đọc sách đến độ lơi là cả việc kiểm soát tù lao động, cũng thấy có cảm tình với hắn. Không hiểu hắn có đọc tiểu sử tù hay không, bỗng một ngày quản giáo Phú gọi Vĩnh vào nhà lô hỏi han chuyện trên trời dưới đất, sau cùng hỏi đến chuyện sách báo miền Nam. Thấy Phú ăn nói tương đối biết điều, Vĩnh bấm bụng đi một tràng tuyên truyền. Phú ngồi nghe say mê ra mặt. Hồi lâu, Phú hỏi.
- Vậy tủ sách cá nhân của anh chắc cũng phải trăm quyển?
Vĩnh cười.
- Nói thật với cán bộ, sách của tôi trước khi cách mạng cho phường đội vào tận nhà tịch thu, ít ra cũng phải ngàn quyển, đủ loại.
- Tịch thu hết?
- Vâng, tịch thu hết!
Quản giáo Phú có vẻ tiếc rẻ. Sau cùng, hắn thở dài và an ủi Vĩnh một câu.
- Thôi anh cũng cứ lấy làm vui đi. Số sách ấy chẳng mất đâu. Để nhân dân làm chủ tập thể cũng tốt thôi...
Chẳng hiểu sao Vĩnh không cầm lòng được, anh nói toạc ra luôn.
- Cán bộ không biết đấy thôi! Nếu mà được nhân dân làm chủ tôi đã chẳng lấy làm tiếc; đàng này, đám thanh niên thiếu nữ ở phường đội đưa mấy xe ba gác đến tận nhà tôi, tự động gỡ hết các sách trên kệ xuống và vứt vào một đống như cái núi giữa nhà. Sách rách bươm hết. Sau đó họ hốt từng đống quăng lên xe ba gác như quăng đồ rác rưới. Đi dọc đường đồng bào trong xóm chạy theo xin xỏ. Họ quăng đại cho mỗi người ít cuốn để xe đỡ nặng. Tôi biết chắc đồng bào khu tôi ở chẳng ai tiếc gì những quyển sách ấy mà giữ gìn. Buổi giao thời thiếu củi lửa, họ xin mà nhóm bếp đấy thôi!
Từ đó, quản giáo Phú càng tỏ ra có cảm tình đặc biệt với Vĩnh. Hắn hay gọi Vĩnh đến nói chuyện cho qua những giờ lao động. Quả tình trong thâm tâm, Vĩnh rất ngại phải ngồi nói chuyện tay đôi với bất cứ thằng cộng sản nào trong hoàn cảnh này. Trong lao tù, phải nói rằng không có gì dễ gây ngộ nhận cho anh em bằng việc cứ thường xuyên phải tiếp xúc với cai tù. Chẳng hiểu có lần nào Vĩnh tỏ một thái độ khó chịu hay không, mà Phú có lần nói.
- Tôi thấy anh là người yếu nhất đội. Lại đang ho ra máu. Ban y tế nơi đây lại không có chỗ nằm cho người bệnh lao... Thôi thì ráng khắc phục vậy. Nói rồi Phú tươi cười. Để giúp đỡ riêng anh, tôi cho phép anh lao động tùy sức... Khỏe thì làm, yếu thì nghỉ.
Thế rồi chả hiểu sao, sau một lúc suy nghĩ, Phú nhìn Vĩnh, tiếp. Tôi hiểu các anh bất mãn nhiều với chế độ! Nhưng tôi cũng nói để anh nghe, những điều họ đang làm hiện nay là đang phá nát giấc mơ của bác (!?). Tôi bảo thật đấy. Giai đoạn này đúng ra cách mạng đâu có cần chuyên chính triệt để như thế này nữa!...
Dù có kinh ngạc trước lời tâm sự ngang xương của thằng cộng sản, Vĩnh cần thấy thương ngược cho tên quản giáo. Số nó u tối thì đến chết vẫn u tối! Đến ngày nay nó vẫn tưởng bác Hồ của nó ghê gớm lắm, nhân đạo lắm, tài ba lắm! Nó đâu có biết rằng già Hồ mà còn sống, chưa chắc gì đất nước này đã có trại tù Hàm Tân mà là cái nghĩa địa Hàm Tân không chừng!
Từ buổi đó, Phú cũng không kêu Vĩnh nói chuyện khơi khơi nữa.
Đang thơ thẩn cuốc đất và nhớ lại những ngày qua, Vĩnh bỗng giật mình vì một tiếng gọi lớn từ con đường chạy giữa những lũy tre và giòng suối.
- Anh Hà Thúc Sinh!
Vĩnh ngó ra con đường. Anh nhận ra người gọi mình là Tân Dân. Dân đang đứng thở dốc bên một gánh rau rất nặng. Bên cạnh Dân còn có một người bạn nữa cũng đứng thở dốc như Dân.
Vĩnh bước vài bước tới gần hàng rào tre, nói nhỏ.
- Làm gì đứng đây?
Dân vui vẻ.
- Sang khu A gánh rau về cho bếp bên đó anh! Anh khỏe không!
Vĩnh gật đầu.
Tân Dân mới biên chế sang khu B chừng ba tuần nay. Trước Dân ở cùng nhà với Vĩnh. Dân chơi thân với Thương và Dũng. Thực ra, hồi mới dời vào nhà 5 chính Dân là người nhận ra Vĩnh. Rồi nhờ đôi ba câu chuyện. Dân kể lại một cách nồng nhiệt sau đó, Vĩnh mới biết rằng đã có lần anh và Dân gặp nhau nơi cái quán cà phê cơm tấm đối diện với tòa soạn báo Sóng Thần... Bẵng đi tám chín năm sau, Vĩnh và Dân lại gặp nhau trong tù. Dân vẫn trẻ và... lùn như xưa, duy có gầy đi thật nhiều. Quả tình Vĩnh không đi sâu lắm vào đời từ của Dân trong thời gian hai người ở cùng nhà, nhưng qua lời kể, Vĩnh biết sơ qua tiểu sử của Dân có vợ một con và nhà cửa ở Vũng Tàu. Dân bị bắt theo diện phục quốc, từng bị giam ở Chí Hòa trước khi chuyển về đây. Dù sao đám ba tay trẻ ăn chung với nhau là Thương, Dũng và Dân là một cái gì đáng lưu ý cho mọi người. Ba người đều trầm tĩnh và ít nói trước tuổi. Ngồi ăn cơm với nhau và ít khi thấy họ mở miệng cười đùa hay chuyện trò thân mật như những đám khác. Ngoài Dũng và Thương đã có thành tích trốn trại, còn Dân thì chưa thử lửa lần nào. Tuy nhiên, Vĩnh đoán biết thế nào cũng có ngày Dân vượt ngục. Điều ước ao thầm của Vĩnh là đừng bao giờ Dân vượt ngục theo cái kiểu điên rồ mà Dân từng hỏi ý Vĩnh trong một lần tắm dưới suối. Liệu lúc mình tắm lên, tụi nó đang sơ hở, mình có thể phóng chạy vào bìa rừng đàng kia không anh? Nghe Dân hỏi Vĩnh tưởng hắn đùa. Anh ước lượng khoảng cách từ rừng buông tới bờ suối, đáp. Đạn AK nhất định nhanh hơn đôi chân cậu!
Nghe Vĩnh nói, Tân Dân bỗng đăm chiêu và nói một câu thật nghiêm chỉnh.
- Sẽ có lần tôi thử xem cái nào nhanh hơn cái nào...
Sau đó Dân được chuyển sang phân khu B. Thỉnh thoảng có lúc nằm nhớ tới Dân, nhớ tới tính tình của hắn và lời hắn nói, Vĩnh không khỏi e ngại sẽ có ngày Dân chạy đua thử với độ nhanh của đạn AK như hắn từng nói...
Giờ lại gặp Dân chỗ này. Hai người nhìn nhau chẳng biết nói gì hơn. Dân và người bạn gánh rau đã ngồi bệt xuống lề đường. Hình như họ chờ những người bạn khác từ phía sau. Vĩnh hỏi.
- Lấy rau từ đội nào vậy?
- Rau đội văn nghệ đó anh!
- Có gặp anh Nhật Bằng không?
Sở dĩ Vĩnh hỏi thế vì Vĩnh biết đội trưởng đội văn nghệ kiêm canh tác rau xanh là nhạc sỹ Nhật Bằng. Hồi mới về đây, Vĩnh có gặp anh ta một hai lần nhưng lâu nay không có dịp gặp lại. Vĩnh cũng biết Nhật Bằng không ở tù theo diện trình diện cải tạo (dù anh là sỹ quan cấp úy làm việc lâu năm cho đài phát thanh của cục tâm lý chiến). Chẳng rõ vì lý do gì, theo lời anh kể, bọn công an thành đã Sài Gòn xuống tận Biên Hòa bắt anh tại nhà. Về trại Hàm Tân, bọn giám thị đưa anh vào đội văn nghệ và anh giữ chức đội trưởng đội này, dưới tay có một ông tiến sỹ âm nhạc từng tốt nghiệp tại Nga, đã trốn qua tây phương và chiêu hồi VNCH từ giữa thập niên 60.
Dân đã chui qua bụi tre, ngồi tụt vào một thế đất thấp ngay trước mặt Vĩnh. Hắn nói.
- Ngồi đại đây nói chuyện anh. Lâu nay có tin gì lạ không? Thằng Thương thằng Dũng có lao động gần đây không?
Vĩnh chỉ tay về phía những người tù đang đẩy xe cải tiến, nói.
- Hai thằng khỉ nó đang chạy xe cải tiến đầu ấy. Bên phân khu B lúc này ra sao?
- Cũng vậy thôi anh. Đang trong tình trạng dựng thêm nhiều dãy nhà ở nữa. Cũng tốt thôi! Nhưng nổi lửa đốt nó được thì tốt hơn!
Ngay lúc ấy Vĩnh phải chấm dứt câu chuyện. Đội phó Mai Văn Lễ đã tiến lại gần Vĩnh. Hắn nói khẽ.
- Vệ binh nhìn anh từ nãy đến giờ. Anh coi chừng họ cùm anh vì tội liên hệ linh tinh đấy.
Nghe một người lên tiếng báo động, Dân vội vàng chui qua hàng rào ra đường và thúc người bạn đồng hành quang gánh lên vai. Hắn chỉ giơ cao cái nón lá rách bươm lên ngoắc chào Vĩnh rồi cùng người bạn gánh gánh rau bỏ đi. Theo lời yêu cầu khéo của đội phó, Vĩnh quay trở lại chỗ có đông anh em đang cuốc xới những thế đất cao quá đầu người.
Nhưng rồi Vĩnh chẳng cuốc thêm được mấy lát nữa thì kẻng tập họp đã nổi lên. Khắp nơi, như những xác chết vùng sống dậy, bọn tù đều nhanh chóng thu đồ nghề và kéo đến vị trí tập họp. Một ngày kết thúc đem đến niềm vui khó tả cho bọn tù khổ sai vô hạn định như bọn Vĩnh. Cũng như mọi ngày, trừ khi có một hiện tượng vi phạm nội quy trong lao động quá rõ ràng đến độ quản giáo Phú không thể tránh khỏi chuyện lên lớp, đội 17 thường là đội được dẫn ra suối tắm trước nhất. Quả thực niềm vui nơi đây chỉ xảy ra khi một ngày sắp tàn. Vùng vẫy dưới suối mươi mười lăm phút, cái mệt nhọc tích tụ trong ngày như trôi hết theo giòng nước. Rồi kế đó trở về trại, nhận phần ăn, có gì thì xúm lại nấu nướng với nhau một chút trước khi bị dồn hết vào chuồng. Đêm đến, chỗ đàn địch, chỗ cờ tướng, chỗ domino, chỗ kể chuyện kiếm hiệp...
Vĩnh đứng tắm dưới suối và như mọi ngày, anh ngó quang cảnh với mọi biến chuyển đang xảy ra chung quanh. Dù đã bao lần cố gắng, chả hiểu sao Vĩnh không tài nào tham dự hay chia xẻ được tí niềm vui vào một cuối ngày của anh em. Lòng Vĩnh cứ trơ ra như đá. Có lúc anh Huy, với bản tính hay đùa giỡn, lặn từ xa đến nắm chân Vĩnh kéo mạnh đến hụt hơi uống nước, Vĩnh vẫn không thể nào bắt được cái đà đùa giỡn với các bạn. Nghĩ tới lúc về phòng, ngồi nhai bo bo với những cọng rau muống già cỗi Vĩnh còn buồn hơn và thốt phát rùng mình. Những cọng rau muống! Thật kinh khủng! Vĩnh chợt nhớ tới những buổi sáng, đám tù trực lấy phân nhào đến các dãy cầu tiêu giành giật từng thùng phân để đổ vào thùng của tổ mình. Những thùng phân ấy đầy ắp những hạt bo bo to gần bằng hạt ngô, vẫn căng mọng, vẫn óng ánh màu vàng, an toàn trong lớp mày dày như nylon dù nó đã trải qua một quá trình tiêu hóa trong bụng dạ con người.
Những thùng phân bo bo ấy được cung cấp cho các đội rau xanh lấy bón ao rau; nói bón cho đẹp đẽ, thực ra các đội rau xanh đem rải lền khên xuống các ao rau và dù mưa nắng dập vùi cả tuần, hạt bo bo vẫn chưa có dấu hiệu nào tiêu tán. Khi cơn mưa làm cho các ao rau muống dâng nước lên, các hạt bo bo nổi lềnh bềnh và bám vào lá, vào thân cây rau muống.
Mỗi ngày, đội rau xanh thu hoạch rau muống từ các ao rau về cung cấp cho đội anh nuôi. Với không quá năm người được cắt cử việc nhặt, rửa và luộc rau để cung cấp cho 1.600 khẩu phần; có ba đầu sáu tay năm người ấy cũng không thể nào chấp hành công tác một cách vệ sinh đầy đủ được. Từ chỗ thiếu vệ sinh vì phải làm thật nhanh cho kịp giờ ấy, mỗi chiều, khi tổ trực xuống bếp nhận khẩu phần về phát lại cho anh em, Vĩnh và các bạn ngồi trong bóng chiều nhá nhem lọt qua chấn song của phòng giam khóa kín, chậm rãi nhai chén bo bo với những cọng rau muống cũng dính những hạt bo bo như thế; tuy nhiên Vĩnh thừa biết những hạt bo bo ấy đã từng bị trải qua nhiều lần tiêu hóa!
Dù sao chuyện ăn chưa đáng buồn bằng chuyện ngủ nơi đây! Trảng Lớn và An Dưỡng dù sao còn được nằm trên nền xi măng của "Mỹ ngụy" để lại! Suối Máu dù có phải trở về với truyền thống dân tộc kiểu Hồ Chí Minh, nghĩa là nằm đất, nhưng cuộc đời coi vậy mà đỡ thê thảm. Ngày nay sống dưới chế độ văn minh văn hóa kiểu công an, cuộc đời bọn tù bước vào một bước ngoặt vĩ đại, ấy là ban đêm không chỉ phải đánh vật với cơn buồn, mà còn phải đánh vật với ba kẻ thù khác nữa: Muỗi, chuột và rệp!
Muỗi thì tương đối trị được khi bọn tù có mùng. Chuột cũng trị được khi cả phòng không thiếu người thèm thịt. Riêng rệp thì chịu thua! Chịu thua hoàn toàn! Rệp đã, trên thực tế, biến thành cơn ác mộng của bọn tù trại Hàm Tân!
Nơi đây nằm sạp hai tầng. Sạp được làm bằng gỗ giác (tức lớp gỗ vỏ được đội mộc của trại thải ra). Vì lâu ngày, gỗ giác thấm mồ hôi của tù, cộng với không khí ẩm thấp của rừng buông, gỗ giác bắt đầu sinh rệp. Đã nhiều chủ nhật, bọn tù tự phát động phong trào diệt rệp, bằng cách nấu nước sôi đem đổ vào những kẽ ván. Bọn giám thị trại cũng có lần cung cấp cho tù một ít bột DDT để dùng vào công tác diệt rệp; tuy nhiên, sau những lần dội nước sôi hoặc rắc bột DDT, không hiểu có phải làm như thế là tăng thêm độ nóng cần thiết cho hàng tỉ cái trứng rệp nở ra hay không, mà rệp trong các phòng sinh sản còn dữ dội hơn trước thập phần. Trước giờ ngủ, một trăm hai mươi người của mỗi dãy phòng đều giở chăn chiếu mùng mền ra bắt rệp. Suốt ngày đi lao động, phòng yên lặng và rệp tha hồ rúc vào những chăn những chiếu nằm mai phục sẵn. Khi bọn tù mở ra, rệp bị giết hàng loạt. Có đêm, chỉ nội một cái màn, Vĩnh bắt và giết chừng bốn mươi con rệp. Sáng ngủ dậy, vừa mở mắt ra, trên đỉnh màn rệp đã bám đen như rải đậu. Có khác chăng là những con rệp buổi sáng to hơn, đen hơn vì trong bụng chúng đều đã có chứa một lượng máu người!
Rệp! Nỗi sợ rùng mình, cơn ác mộng khôn nguôi của tù trại Hàm Tân, một thứ kẻ thù lỳ lợn, dai dẳng và hút máu mủ con người bạo tàn không thua gì kẻ thù cộng sản. Có thể nói rệp là một thứ ký sinh trùng có nhiều điểm giống cộng sản nhất, và người ta chỉ thực sự diệt được nó khi có can đảm đốt hết, đốt sạch tất cả để rồi sẽ chấp nhận làm lại tất cả.
Với hai cái ăn và ngủ nơi đây cũng làm cho người ta thấy cuộc đời "kém vui" rồi, đùa giỡn tươi cười thế nào được nữa!?
Tắm xong, Vĩnh leo lên bờ mặc quần áo và ngồi đợi anh em. Đội trưởng Hùng bỗng xà tới chỗ Vĩnh ngồi, kể lể đôi ba câu chuyện. Anh ta lôi cái điếu cầy đặt bên hông ra và bật lửa kéo một điếu. Vĩnh cũng kéo ké một hơi. Hùng lùng bùng than thở mấy chuyện xảy ra trong đội, nào là Lê Văn Tầm mất tư cách quá, nào là đám Hòa Danh Tuyến lúc này đêm nào cũng hòa tấu nhạc vàng, nào là trong nay mai Hùng có thể sẽ được sang đội khác để được sinh hoạt hợp với tuổi tác của anh ta hơn... Trong những câu chuyện kể lan man của Hùng, có một câu chuyện Vĩnh lưu ý nhất. Khi trưa, Ban Giám Thị trại có bắt giữ mấy người dân từ ngoài quốc lộ mò vào đào xới ăn cắp khoai mì. Tệ hại hơn, những cuốc xẻng mấy người dân này sử dụng đều được nhận diện là cuốc xẻng của trại từng bị đánh cắp. Nghe nói qua lời khai của những người bị bắt, có một số cán bộ trại bị liên lụy vì chính họ đã ăn cắp dụng cụ sản xuất của trại, bán rẻ cho nhân dân bên ngoài lấy tiền bỏ túi...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét