Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

HỒI KÝ MẶT THẬT CỦA BÙI TÍN - KỲ 1


1      2      3      4     5     6
MẶT THẬT


Tác giả quý mến tặng cuốn sách này tới
các bạn trẻ Việt Nam trong và ngoài nước
• với niềm ân hận của thế hệ đi trước
thành tích ít, lỗi lầm nhiều
• với lòng tin cậy ở thế hệ đang là động
lực chính đưa đất nước vào kỷ nguyên dân
chủ, xây dựng một xã hội dân sự - lỗ hổng
tai hại của chủ nghĩa Mác-Lênin.

Lời Nhà Xuất Bản

Chúng tôi trân trọng giới thiệu tập hồi ký chính trị của nhà báo Thành Tín đến quý độc giả trong và ngoài nước. Những hồi tưởng, ghi nhận, tài liệu, hình ảnh trong này, như ông khẳng định, là sự thật, là khuôn mặt thật của chế độ xã hội chủ nghĩa Việt nam. Và tiếng nói của ông - người cống hiến gần suốt một đời để chiến đấu và xây dựng chủ nghĩa xã hội, những điều ông từng yêu thương và tin tưởng - hôm nay là những lời bộc trực, thẳng thắn phản tỉnh, và kêu gọi phản tỉnh, cứu xét và kêu gọi cứu xét từng căn nguyên cuộc khủng hoảng hiện nay, cũng hoàn toàn là vì ông yêu thương sự thật; và tin tưởng vào sức mạnh của sự thật sẽ cứu được cả dân tộc đang cận kề phá sản.

Nhà báo Thành Tín, tên thật Bùi Tín, nguyên đại tá Quân đội nhân dân Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, sinh năm 1927. Chức vụ cuối cùng trước khi ông ly khai là Phó Tổng Biên Tập báo Nhân Dân, Trưởng ban Biên tập báo Nhân Dàn Chủ Nhật. Tháng 9.1990, ông qua Pháp; bấy giờ các phong trào dân chủ ở Liên xô và Đông Âu đang thắng thế, và Việt nam đang tiến trình vừa mở cửa kinh tế, vừa xiết chặt các lĩnh vực chính trị, văn hóa. Tháng 11.1990, Bùi Tín phổ biến bản văn Kiến Nghị Của Một Công Dân, nội đung kêu gọi chính quyền Việt nam tiến hành đổi mới thực sự, để xây dựng một xã hội thực sự dân chủ, thực sự tự do, đưa cả nước tiến theo kịp thế giới. Bản văn này được đài phát thanh BBC của Anh truyền về Việt nam, và đài này đã phỏng vấn ông liên tục từ tháng 11.90 tới 1.91, tổng cộng khoảng 200 phút trong 14 tuần lễ. Ngay lập tức, những suy nghĩ của Bùi Tín được đồng bào trong nước thu băng và phổ biến nơi nhiều thành phố lớn. Đảng bộ của ông, theo lệnh trên, chính thức khai trừ ông. Và ngoài nước, cuộc tranh luận về trường hợp ông lại càng sôi nổi. Nhiều người tìm phương tiện cho ông quảng bá tư tưởng và lý luận trong bản Kiến Nghị trên, vì đánh giá ông là người cấp tiến, nhìn trước được những đổ vỡ tương tự như Đông Âu, và thấy cần có những giải pháp triệt để, quyết liệt cho con bệnh Việt nam. Nhưng cũng có nhiều người chống ông, vì quá khứ của ông.

Từ cuối năm 1991, ông đi nhiều nơi trên thế giới - thử kể một số nước như Hoa Kỳ, Canada, Anh, Tiệp, Đức, Bỉ, Hà Lan... - tiếp xúc với những nhà hoạt động dân chủ Việt nam và quốc tế, với các tổ chức chính tri, báo giới, sinh viên, trong khi vẫn thường xuyên quan hệ với bằng hữu. ở quê nhà. Ông đã được các đài truyền hình hoặc phát thanh các nước như Anh, Pháp, Đức, Nga, Nhật, ý, Thụy Sĩ, úc, Canađa, Mỹ phỏng vấn, cũng như các báo Le Monde, Le Point, Liberation, Los Angeles Times, Washington Post, WAU Street Joumal, và nhĩeu báo Việt nam phỏng vấn. Và chính ông cũng viết nhiều bài tiểu luận trên các báo Việt ngữ như Diễn Đàn, Thông Luận... và báo Mỹ như Washington Post. Tư tưởng của ông, để tóm gọn, như một lần ông nói là, "Dân chủ là một cây cầu phải đi qua, trong trật tự, không hỗn loạn, và sẽ đỡ mất thời gian hòa nhập với thế giới. Tất cả những điều tôi viết là thật lòng, không hận thù, và bằng trọn lương tâm. Nếu mọi người, kể cả các nhà lãnh đạo đương quyền, thật lòng thương dân, thật lòng yêu nước, thì sẽ tìm ra giải pháp tốt đẹp." Nhiều người theo thói quen đã tìm cách xếp loại ông, hoặc là cánh tả cấp tiến, hoặc là tả ly khai, nhưng hiển nhiên với chính quyền thì ông đã hoàn toàn là người của phe hữu, hoặc nặng lời hơn, như báo Nhàn Dân chính thức kết án ông, "đã đi dần vào đường phản bội," "bị bọn phản động trong cộng đồng người Việt lôi kéo," "bị bọn đế quốc mua chuộc.:." Có lẽ những cách phân loại ngày hôm nay đều không còn chính xác nữa, vì những khái niệm cũ cũng đang đổi dần, cũng hệt như những khái niệm về chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa xã hội được đặt định từ đầu thế kỷ này. Có lẽ chúng ta không nên nhìn nhau bằng những khái niệm trong nghĩa rộng và mơ hồ đó, mà nên hỏi, nên cứu xét về lập trường vấn đề một. Cũng như, ngày hôm nay, nếu gọi Hoa Kỳ là chủ nghĩa tư bản, như định nghĩa của Marx, và gọi nhà nước Hoa Kỳ là nhà nước đại diện cho quyền lợi tư bản - nghĩa là phải tiến tới một thứ chủ nghĩa đế quốc thì điều này hẳn có nhiều phần sai lầm. Ngược lại, nếu chúng ta vẫn cầm chiếc bản đồ lý luận trước 1975, để gọi nhà nước Việt nam hiện nay là nhà nước xã hội chủ nghĩa thì hoàn toàn sai lầm. Cần phải xét từng vấn đề một để nhìn rõ sự thật, và khi khảo sát tìm sự thật thì không có vần đề tả hay hữu; tìm sự thật là vấn đề của khoa học; trong khoa học chỉ có chuyện đúng hay sai mà không có chuyện tả hay hữu. Có lẽ, vấn đề nhãn hiệu sẽ nằm trong cách giải quyết vấn đề, nghĩa là một phần của dự tri tương lai. Nhưng trước tiên vẫn phải nhìn cho ra sự thật.

Thí dụ, vấn đề về tự do ván hóa. Sự thật là nước mình chưa có tự do văn hóa. Dù là phe tả hay hữu đều thấy đây là tổn thương lớn nhất của dân tộc, phải nhận ra sự thật này. Dĩ nhiên, cái thời kỳ mới sau 1975, khi các nhà khoa học trong nước viết bài ca ngợi rau muống bổ hơn thịt bò thì không còn nữa. Nhưng trong khi trẻ em thế giới được học những sự kiện được trung thực ghi trong sách sử, hay được đọc những tranh luận đối nghịch nhau trong thư viện nhà trường, báo chí, thì trẻ em Việt vẫn học những điều bị bóp méo, chưa được "đổi mới" vì cấm kỵ. Làm sao đo hết được những tổn thương này? Có những cấm kỵ trừu tượng - nghĩa là chưa gần với đời sống hàng ngày như cơm áo như sự thật về Staline, về lý luận dân chủ đa nguyên, nhưng còn những của dân mình- như sự thật về Nhàn Văn Giai Phẩm, về cải cách ruộng đất, về các chính sách cải tạo, về tính "ưu việt" của chủ nghĩa cộng sản... là những gì chính bố mẹ các em đã trả giá, sao chưa được học các sự thật này ? Với những thông tin sai lầm như vầy, sau rồi các em sẽ lý luận thế nào khi tới tuổi vào đời? Đó là chưa nói tới đau khổ của người cầm bút khi phải tránh nói lên những điều tin tưởng cho các em. ở đây, dù có tự nhận là cánh tả hay cánh hữu đều thấy, nếu biết tôn trọng con người thì phải biết tôn trọng sự thật. Thí dụ như, về nhu cầu một nền pháp trị. Sự thật ở đây ra sao? Ngay cả chính quyền cũng nhận là nước mình chỉ cai trị bằng sắc lệnh, nghị quyết, mà chưa có luật, và do nhu cầu kêu gọi đầu tư cũng đang soạn một số bộ luật căn bản. Điều chúng ta muốn đặt vấn đề ở đây là, lý luận nào khai sinh vì hiện tượng thiếu luật? Trước tiên là lý luận về nhu cầu một nền độc tài toàn trị. Một số người tin rằng phải có một thánh vương, một nhà độc tài mới, trong sạch, đạo đức, để đưa đất nước vào trật tự, tránh hỗn loạn. Lý luận này cực kỳ nguy hiểm, vì hoàn toàn dựa vào nhân cách một người (chẳng may như Hitler, Staline thì hỏng), hoặc vào phẩm chất một tổ chức (chẳng may giáo điều, cuồng tín, chống sự thật như đảng CS hay các tổ chức khủng bố của Hồi giáo thì lại tệ hơn). Lý luận này phi đạo đức nhất, vì nhìn thấy chỉ một người hoặc một tổ chức sinh ra để cai trị, và mọi người phải chịu cai trị. Tuy nhiên, lý luận này dễ thuyết phục được trẻ con và những người thiếu trình độ. Thứ nhì, nguy hiểm nữa của hiện tượng thiếu luật là, sẽ không khai sinh được các xã hội dân sự cần thiết, mà chỉ đẻ ra các xã hội mafia. Các xã hội dân sự cần thiết cho một quốc gia phải cần có môi trường trưởng thành, nhất là đang ở giai đoạn non yếu này. Các tổ chức tôn giáo, các hội thiện nguyện, các tổ hợp kinh doanh tư nhân, các cơ sở văn hóa độc lập, các cơ quan truyền thông ngoài- chính- phủ... sẽ quân bình được cái ý chí toàn trị phi đạo đức của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào. Nhưng trong một môi trường thiếu nền tảng pháp trị thì chính các xã hội mafia mới thực sự nắm quyền lực, và tài sản cả nước sẽ rơi vào tay vài trăm gia đình và các nhà tư sản nước ngoài. Đó là sự thật phải nhận ra.

Tập hồi ký chính trị của tác giả Thành Tín ghi nhận những sự thật lịch sử quan yếu, ngõ hầu giúp người đọc trong và ngoài nước có cơ sở để cùng thảo luận tìm giải pháp. Cũng như Hoa Xuyên Tuyệt, tập này đã được tác giả viết với lòng chân thực, điềm tĩnh, mổ xẻ tận tường những vết thương lớn của dân tộc, phân tích từng vụ án bí mật sau bức màn tre xã hội chủ nghĩa, kể lại vụ thanh trừng vây cánh ông Võ Nguyên Giáp, cũng như mạng lưới công an dầy đặc khắp nước. Trong này cũng tường trình về những phụ nữ trong đời ông Hồ Chí Minh, vụ ông Võ Đại Tôn họp báo ở Hà Nội, vụ tàn sát nhiều ngàn người ở Huế nam Mậu Thân, vụ Đảng CSVN tổ chức vượt biên bán chính thức để lấy vàng, và nhiều vụ án khác... cũng như các khủng hoảng hiện nay.

Nhà xuất bản trân trọng giới thiệu tác phẩm này tới bạn đọc, hy vọng sẽ góp thêm sức đẩy mạnh tiến trình dân chủ cho Việt nam và nhìn vào những sự thật đang bị che giấu.

Nhà xuất bản SAIGON PRESS





LỜI MỞ ĐẦU

Năm 1991, tôi viết cuốn Hoa Xuyên Tuyết được người đọc trong và ngoài nước chú ý đôi chút.


Có người tìm đọc Hoa Xuyên Tuyết vì đây là cuốn sách của một cán bộ lâu năm trong đảng Cộng sản, một người lính lâu năm trong Quân đội nhân dân nhìn lại cuộc đời của mình, cũng là nhìn lại một chế độ chính trị trong một thời kỳ lịch sử để đưa ra những nhận định tổng quát. Cuốn sách đi đến kết luận: dân chủ đa nguyên là một yêu cầu cấp bách, là chìa khóa để mở ra giải pháp cho những cuộc khủng hoảng của đất nước. Điều tốt nhất là những người lãnh đạo cao nhất của đảng Cộng sản nhận rõ trách nhiệm của mình, nhận ra một cách sâu sắc những nhầm lẫn và lỗi lầm của đảng Cộng sản trong quá khứ, đặc biệt trong 18 năm qua, chủ động đổi mới thật sự về kinh tế và chính trị, thực hiện dân chủ. đa nguyên, hòa nhập với thế giới hiện đại. Tác giả cuốn Hoa Xuyên Tuyết đã nhận được hơn ba trăm lá thư phê bình và nhận xét. Khá nhiều báo chí tiếng Việt ở hải ngoại, thuộc các màu sắc chính trị khác nhau, có những bài nhận .xét, tranh luận đôi khi sôi nổi về nội dung cuốn sách và tác giả. Những lời khen, chê đều rất quý báu và bổ ích cho người viết.

Gần một trăm lá thư của bạn đọc trong nước là sự khích lệ quý giá nhất cho tác giả. Các bộ máy an ninh, tư tưởng và văn hóa của chính quyền trong nước truy lùng, ngăn chặn để Hoa Xuyên Tuyết không đến được với đồng bào. Họ nhận định: đây là một cuốn sách vào loại nguy hiểm. Cuốn sách bằng nhiều con đường khác nhau, bởi những tấm lòng tha thiết với sự nghiệp dân chủ ở Việt nam, vẫn về được Hà Nội, Sài Gòn và nhiều nơi khác. Phần lớn những cán bộ ở những cương vị chủ chốt, các nhà báo, anh chi em văn nghệ sĩ các trí thức quan tâm đến thời cuộc, với động cơ và nhận thức khác nhau, cũng như khá đông bạn trẻ, đã tìm đọc Hoa Xuyên Tuyết. Cuốn sách do bị cấm, vẫn đang được truyền tay nhau một cách kín đáo, hào hứng và xúc động. Một cơ sở phô- tô- cóp- pi ở Sài Gòn của các nhóm sinh viên chụp lại từng phần của cuốn Hoa Xuyên Tuyết để tạo thuận lợi cho sự truyền tay. Người cầm đầu Ban Tư Tưởng Và Văn Hóa của đảng và người đứng đầu báo Nhân dần nhận định: tiếp theo "Bản Kiến Nghị Của Một Công Dân", tác giả Hoa Xuyên Tuyết thêm một bước trên con đường phản bội! Người viết thật không ngờ rằng bông Hoa Xuyên Tuyết mảnh mai đơn sơ lại làm mất ngủ đến thế cho cả một bộ máy ngày càng tha hóa; họ sợ sự thật và lẽ phải, nhất là khi họ cảm thấy nền đất dưới chần họ đang rung chuyển...

Một số bạn đọc gửi thư cũng có người có dịp sang đến Pháp, tìm gặp tác giả, đưa ra hai nhận xét.

Một là: với những bản kiến nghi, một số cuốn sách, bài báo, những lời phát biểu trên đài BBC, RFI, VOA, radio Irina.... đã hình thành một thế lực đối lập, buộc những người cầm đầu đảng và Chính quyền phải tính đến và đối phó, trong khi họ vẫn một mực bác bỏ quan điểm dần chủ đa nguyên. Một lực đối trọng đã hình thành trên thực tế, tạo nên sức ép đẩy lùi từng bước sự ù lỳ bảo thủ. Đồng bào tuy còn e ngại, dè đặt, vần tỏ ra khoái chí, hả lòng hả dạ vì đã có một số người viết và nói lớn lên được những suy nghĩ thầm kín của chính mình.

Hai là: cuốn Hoa Xuân Tuyết còn có một số thiếu sót và nhược điểm: nội dung còn dàn trải, chưa tập trung phơi bày và phê phán những quan điểm hệ trọng nhất làm nền móng cho chế độ. Đó là nền chuyên chính vô sản, quan điểm đấu tranh giai cấp không khoan nhượng, quan điểm bạo lực thẳng cánh được áp dụng rộng khắp, xuyên suốt thời gian, lan khắp không gian. Đó là bộ máy đàn áp rộng lớn và tinh vi theo kiểu KGB lộng hành bất chấp luật pháp và dư luận, chà đạp quyền tự do của công dân, khống chế con người và xã hội, tạo nên nỗi sợ thường trực và dai dẳng. Đó là hệ thống đặc quyền đặc lợi của một tầng lớp, hoặc một lớp người là hiện thân của chế độ, là Nomenclature theo danh từ Tây Phương; đó là giới thượng lưu mới của xã hội "xã hội chủ nghĩa", một tầng lớp quan liêu ăn bám, bóc lột xã hội theo kiểu riêng của nó, từ đó tạo nên cả một lớp "tư bản đỏ" trong thời kỳ thoái trào, rã đám hỗn loạn, bát nháo hiện nay... Ngoài ra, một số nhân vật của chế độ cần được đánh giá rõ hơn, sâu hơn, trên cơ sở một số tư liệu mới phát hiện và với sự lắng đọng qua thời gian. Chỉ có nhìn rõ hơn, sâu sắc hơn cả một thời gian dài đã qua và hiện tại mới có thể hình thành giải pháp đúng trước mắt và phương hướng đúng cho tương lai.

Cuốn sách này được viết theo những gợi ý nói trên. Những gợi ý này trùng hợp với ý kiến một số bạn đọc ở nước ngoài. Người viết vẫn cố giữ thái độ tỉnh táo, bình tĩnh, có trách nhiệm. Viết theo điều mình nghĩ, bằng cái đầu "lạnh" của chính mình, không a dua, không nói theo, không bôi đen hoặc tô hồng, công bằng với cả những người mình lên án. Nội dung cuốn sách có mang tính chất sám hối, do tác giả đã từng ở trong bộ máy đảng, nhà nước cầm quyền, từng vừa là thành viên, vừa là nạn nhân của bộ máy ấy. Đây là sự sám hối tự nguyện và tự giác, đối với lương tâm và đồng bào mình, không bị dồn ép bởi bất cứ ai. Tôi đã thanh thản, vui mừng từ biệt đảng cộng sản nhưng không hề tuyệt giao với những người cộng sản lương thiện, ước mong rằng họ cũng cùng tôi sám hối về những lỗi tâm của mình, trong khi vẫn giữ mềm tự hào về những đóng góp xứng đáng của mình vào cuộc đấu tranh kiên cường của dân tộc

Đối với những bạn đọc từng ở chiến tuyến đối lập trước đây, tôi cũng mong chờ một thái độ hiểu biết. Họ có thể nhìn rõ hơn mặt trái mang bản chất của một chế độ họ từng căm ghét và lên án. Họ có thể cảm thấy khoái trá, hả lòng hả dạ. Nhưng xin chớ dừng lại ở chỗ đó. Dù trước đây họ có tham gia một chính quyền nào đó hay không, hoặc có tham gia đảng phái nào đó hay không, cũng xin coi nội dung cuốn sách này là một tấm gương để soi lại mình. Những người cộng sản, đặc biệt là những người cộng sản bình thường, ở cơ sở, không toàn thiện, toàn mỹ, cũng không toàn ác, toàn xấu. Như là ở mọi cộng đồng, ở mọi tập thể vậy. Họ không giữ độc quyền về tội lỗi, về thói hư, tật xấu. Mỗi người hãy tự nhìn lại chính mình, và với lòng yêu thương dân tộc mình, nhân dân khổ đau của mình, tự sám hối trong thâm tâm mình về quá khứ của mỗi người.

Để từ nay, đất nước ta không còn bị khốn khổ, lầm than, mất tự do, lạc hậu vì những đồng bào ruột thịt hành hạ nhau và chém giết nhau, ghét bỏ và thù hận nhau đo áp dụng máy móc những nguyên lý ngoại lai, do thoái hóa khi nắm quyền lực. Hãy cùng nhau học thuộc những bài học lịch sử! Thành những kinh nghiệm chung.

Tôi viết cuốn sách này với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc nhìn lại quá khứ với đôi mắt phê phán. Trong một xã hội độc đoán ảnh hưởng nặng của thói gia trưởng, người dân quen nếp vâng lời, nghe theo quyền lực, ít dám cãi lại, không quen cãi lại, không quen có chính kiến của riêng mình.

Cái gọi là tinh thần tập thể xã hội chủ nghĩa và kỷ luật sắt bóp nghẹt mọi nhận xét của cá nhân. Đồng phục ở ngoài đời, đồng phục trong tư duy. Khởi đầu, tôi dự định tên cuốn sách sẽ là Mặt Thật, phơi bày một cách khách quan những điều chế độ cố tình che giấu, theo kiểu "tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại." Viết gần xong, nhìn lại cả một quá trình lịch sử, đọc lại những sách có tính kinh điển của Marx, Engels, Lênin... thấy rằng các vị ấy phê phán rất nặng chế độ tư bản về cái tội đã tha hóa giai cấp công nhân và toàn xã hội (aliénation de toute la société); các vị tự đặt cho mình và cho xã hội cộng sản chủ nghĩa sứ mệnh chắp cánh cho mọi ước mơ cao (đẹp nhất của loài người, biến thành hiện thực mọi ước vọng vươn cao về trí tuệ, về sáng tạo nghệ thuật, về tình nhân ái của con người, đi đến một xã hội tràn đầy sản phẩm chất lượng cao, không còn bóc lột, bất công; người với người là bạn, tứ hải giai huynh đệ... Đó là sứ mệnh cao quý cởi bỏ sự tha hóa (desaliénation).

Thực tế phủ phàng, chủ nghĩa xã hội hiện thực đã không chắp cánh, mà còn cắt cánh mọi mơ ước, vùi dập trí tuệ, tự do, sức sáng tạo của toàn xã hội. Đó là bi kịch lớn, đẫn đến sự sụp đổ tất yếu. Đầu đề Cất cánh nảy ra từ đó, với chương cuối Để Cất Cánh... nhằm góp ý kiến về lối ra, về giải pháp trước mắt. Tuy nhiên tôi vắn giữ nhan sách là Mặt Thật để nhấn mạnh nghĩa, những dòng chữ này chỉ để nói lên sự thật, sự thật và chỉ sự thật về một chế độ đã đưa nước mình, dân mình vào một trong những thời kỳ đen tối nhất của lịch sử. Cuốn sách xem xét lại tình hình đất nước trong mấy chục năm qua; người viết cố giữ một cách nhìn tỉnh táo, khách quan, trung thực. Tuy có đề cập đến một số nhân vật, tác giả không có tham vọng thẩm định cặn kẽ về mỗi một nhân vật, chỉ cốt làm rõ cái bản chất của chế độ, của cơ chế, của bộ máy cầm quyền lộng hành nghiêng ngửa một thời. Cuốn sách được viết trong điều kiện ở xa đất nước, tài liệu khó khăn, dựa vào trí nhớ, không tránh khỏi những sơ xuất và nhầm lẫn, mong được độc giả trong và ngoài nước lượng thứ. Người viết chỉ có tấm lòng thành của mình đối với đồng bào thân yêu, đặc biệt là các bạn trẻ, một động lực khỏe khoắn trong tiến trình giành quyền dân chủ, quyền tự do cho công dân, chắp cánh cho đất nước ta vươn tới những chân trời mới.

Paris, mùa thu 1993.

Thành Tín






Phần I


CỖ MÁY NGHIỀN

Sự sụp đổ của hàng loạt nước xã hội chủ nghĩa kéo theo sự tan vỡ nhanh chóng của hệ thống xã hội chủ nghĩa hiện thực là một hiện tượng ngẫu nhiên hay là tất yếu, hợp quy luật? Đây là một câu hỏi lớn được đặt ra từ mấy năm nay, đặc biệt là từ cuối năm 1989.


Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết được thành lập từ tháng 12.1922, là sự mở rộng đầu tiên của nước Nga Xô Viết sau cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917. Cuối cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, khối xã hội chủ nghĩa hình thành với một loạt nước được Hồng quân Liên xô "giải phóng" ở Đông Âu; Việt nam, Bắc Triều Tiên giành được độc lập từ mùa thu 1945. Triều Tiên bị chia cắt từ 1952, Bắc Triều Tiên thuộc phe xã hội chủ nghĩa. ở Việt nam, đất nước bị chia cắt từ 1954, miền Bắc thuộc phe xã hội chủ nghĩa; sau 30- 4- 1975, cả nước Việt nam nằm trong phe này. Trung Quốc rộng lớn đông dân nhất thế giới gia nhập phe này từ ngày 1 tháng 10 năm 1949. Đến tháng Giêng 1959, Cu Ba là nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên xuất hiện ở Châu Mỹ. ở Châu Phi, E- thi- ô- pia, Ang- gô- la, Mô- dăm- bích trong những năm trước đây, theo chế độ một đảng và công nhận chủ nghĩa Mác Lênin, được Liên xô coi là những nước "dự bị" xã hội chủ nghĩa, trong khi Ma- đa- ga- xca và Nam Yê- men là những "ứng cử viên" xã hội chủ nghĩa gần gũi. Hai nước Lào và Cam Bốt (dưới chính quyền Hun Xen) cũng thường được xem như là các nước cộng sản. Các nhà lý luận và tuyên truyền theo chủ nghĩa Mác chính thống cố chứng minh rằng phe xã hội chủ nghĩa xuất hiện theo quy luật tất yếu từ không đến có, từ nhỏ đến lớn từ ít đến nhiều, từ yếu đến mạnh... để rồi sẽ bao gồm toàn thể trái đất và loài người. Đó là "bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên quy mô toàn thế giới", được coi là đặc điểm và nội dung cơ bản của thế giới ngày nay. Luận điểm cơ bản này gắn liền với luận điểm cơ bản thứ hai về sự rẫy chết tất yếu hiện tại của chủ nghĩa tư bản thế giới.






Tháng 9- 1990, tôi đi máy bay Aeroflot Liên xô từ Hà Nội đến Moscơw, và đến trụ sở báo Prada (Sự Thật) của Đảng Cộng sản Liên xô để nhận vé máy bay đi Pari. Đã thành lệ nước Việt nam nhỏ bé, nghèo hèn phải đi bằng chân người khác". Tại đây một phóng viên của Ban Quốc tế kể một câu chuyện để đùa vui một lát. Chuyện rằng khi ông Nguyễn Văn Linh, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt nam, đi dự lễ Quốc khánh lần thứ 40 nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức (tháng 10- 1989) ở Berlin, ông Gorbachev, Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên xô đã lịch sự ngả mũ, cười khẩy, chào rằng: "Kẻ cơ hội lởn nhất của hành tính xin chào ngài!" Người phiên dịch Việt nam giật mình, mặt đỏ gay, ấp úng dịch lời chào này cho ông Linh. Hôm sau, Ngài Tổng bí thư ốm, bị liệt dây thần kinh số 7 ở má phải, mồm méo xệch. Cái lạnh âm 12 độ khi đứng trên lễ đài dự duyệt binh lớn hay là lời chào bất ngờ trên đây đã làm cho Ngài cảm lạnh và ốm?


Câu chuyện anh phóng viên Nga kể không làm cho tôi sửng sốt, vì tôi đã nghe câu chuyện y như thế khi còn ở Hà Nội. Lời chào này chỉ có 3 người biết: ông Gorbachev, ông Linh và anh phiên dịch. Vậy mà ở Hà Nội và ở Moscou nhiều người biết và truyền cho nhau. Có bao nhiêu phán trăm sự thật?

Tôi biết rõ 2 sự thật liên quan đến lời chào độc đáo này.

Tại Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Việt nam lần thứ 7 và lần thứ 8 sau sự kiện Thiên An Môn (tháng 6- 1989) và sự sụp đổ của bức tường Berlin (cuối năm 1989), tình hình Liên xô và Đông Âu được nhận định và phân tích kỹ lưỡng.

Nhận định có nhiều nội dung, điều quan trọng nhất là: trong nội bộ lãnh đạo của Liên xô, có một thế lực rất nguy hiểm, mang sai lầm nặng nề của chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh đầu hàng chủ nghĩa đế quốc, tiêu biểu là Gorbachev. Những người phê phán nặng nề nhất Gorbachev vẫn là các vị từng lên án gắt gao nhất Trần Xuân Bách, như: Đào Duy Tùng, Nguyễn Đức Bình, Nguyễn Hà Phan, Nông Đức Mạnh, Lê Phước Thọ... Có người còn đưa ra giả thuyết: Gorbachev phải chăng là tay chân của CIA, con bài của đế quốc Mỹ? Chắc chắc nhận định trên đây được phổ biến ở hội trường Ba Đình, ở cách sứ quán Liên xô có chửng 500 mét đã đến tai những người trong sứ quán Liên xô, mặc dầu những người dự nghe đã được dặn là không được ghi chép.

Sự thật thứ hai là ông Nguyễn Văn Linh, từng có cách nhìn thoáng đạt khi mới nhận chức Tổng bí thư cuối năm 1986, từng khuyến khích các văn nghệ sĩ tự mình cởi trói, tự cứu lấy mình, không uốn cong ngòi bút trước bất kỳ sức ép nào; ông đã từng cay dắng bị đưa ra ngoài Bộ Chính trị ở Đại Hội 5 (1982), có lúc phải nhận cái chức không mấy thực chất Chủ tịch Tổng công đoàn, nên thông cảm với số phận của những người bị chèn ép. Vậy mà sau sự kiện Thiên An Môn và bức tường Berlin sụp đổ, người ta thấy ở ông Nguyễn Vãn Linh một con người khác. Ông trở lại nguyên si là người bảo vệ cơ chế, bảo vệ sự trì trệ bằng mọi giá, bảo vệ những quan điểm bảo thủ nhất. Sự đe dọa mất quyền lực đã làm sống dậy trong ông tiềm thức tự vệ mãnh liệt.

Hồi 1986, khi ông hết lời ca ngợi Perestroika (đổi mới) và Glasnot (trong sáng) của Liên xô, có người mong chờ ở ông một Gorbachev Việt nam. Nhưng họ đã vỡ mộng! Cờ đã đến tay ông thì ông run tay, sợ hãi? Ông trở về với bản chất nguyên si của mình: người của cơ chế, sống chết với cơ chế, một apparatchik (theo tiếng Nga: công chức trung thành của bộ máy quan liêu) toàn tâm toàn ý phục vụ bộ máy, bất chấp sự thật và chân lý. Đầu tháng 9- 1989, tại mít tinh lớn mừng Quốc khánh, lẽ ra ông Võ Chí Công đọc diễn văn chính, nhưng ông Linh yêu cầu chính mình đứng ra đọc, vì "chúng ta đứng trước một tình hình rất đặc biệt". Trong diễn văn, thông điệp quan trọng nhất của ông là: lịch sử đã giao phó cho Đảng cộng sản Việt nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo cuộc cách mạng ở Việt nam, trước kia là thế, hiện nay là thế và mãi mãi về sau vẫn sẽ là như thế. Đó là quy luật tất yếu! Đa nguyên trở nên bị cấm kỵ một cách tuyệt đối. Tôi từng thấy các phóng viên Pháp, Nga, Mỹ, Đức, Nhật... bịt mũi, phì cười, rồi nhún vai, lắc đầu trợn trừng mắt khi nghe lời khẳng định cái quy luật tất yếu quá ư là kỳ khôi ấy.

Qua lời kể của Nguyễn Xuân Tùng, trợ lý của Tổng bí thư hồi ấy (hiện là Phó bí thư Thành ủy Hà Nội), việc đi Berlin dự lễ mừng Quốc khánh Đức lẽ ra các ông Chủ tịch Hội Đồng Nhà nước Võ Chí Công và Chủ tịch Hội Đồng Bộ trưởng Đỗ Mười đi dự mới phải, thế nhưng lại chính ông Linh tự đề xuất: Phải chính tôi đi mới được? Để tôi còn có dịp cố thuyết phục đồng chí Honecker và nhất là trao đổi ý kiến với Gorbachev. Phải cố thuyết phục họ, nếu không tình hình sẽ vô cùng nguy hiểm...

Và thế là chưa kịp thuyết phục ông Gorbatchev, ông đã được một lời chào độc đáo,bất ngờ, làm ông đứng ngẩn ra một lúc như... trời trồng vậy. Chuyện kể hồi ấy rằng sau khi dự lễ quốc khánh, duyệt binh và ôm hôn ông Honecker ở Berlin về rồi được tin ông Honecker "ngã ngựa", và sau khi nhận lời chào của "kẻ cơ hội lớn nhất hành tinh", ông Linh ốm. Bác sĩ của ông cho biết bệnh đái dắt thêm nặng và mồm ông méo khi nói khi cười khi súc miệng nước phun cả ra ngoài. Vợ ông rất lo. Và bà từng lãnh đạo Hội phụ nữ Sài Gòn ấy bỗng đi xem bói! Thầy bói phán: "Hướng cổng không ổn? Thần thổ địa không hài lòng. Thế là ngay sau đó cổng nhà ông trông ra phố Phan Đình Phùng phải đóng chặt. Đội xây đựng của Ban Tài Chính Quản trị Trung ương Đảng trổ ra cổng mới, trông ra phố Nguyễn Cảnh Chân, nhìn chếch sang nhà ông Trường Chinh (cũ) và nhà ông Hoàng Quốc Việt. Ông khỏi bệnh; nhờ châm cứu hay nhờ hướng cổng mới ? Từ hướng Bắc (nhìn sang Trung Quốc) chuyển sang hướng Đông (nhìn ra đại dương, sang Hoa Kỳ?)...

ÁM ẢNH CÓ THẬT


Trong suy nghĩ của nhưng người lãnh đạo chóp bu ở Hà Nội, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên xô và Đông Âu chỉ mang tính chất tạm thời. Một tai nạn, một bất trắc bất ngờ! VI nó là ngẫu nhiên, không mang tính chất tất yếu không theo quy luật, nên chỉ là tạm thời. Các bài xã luận trên báo Nhân Dân, báo Quân Đội Nhân Dân, tạp chí Cộng sản... đều phản ánh quan điểm chính thống ấy. Đây chỉ là một cơn gió bão, rồi trời sẽ quang, mây sẽ tạnh. Đây chỉ là một đám mây đen, rồi đám máy ấy sẽ trôi qua. Đây chỉ là một cơn sốt cảm cúm, tuy nặng nhưng rồi sẽ được khôi phục, rồi phong trào Cộng sản sẽ được củng cố và phát triển vững mạnh. Quy luật là quy luật, không ai xóa bỏ được. Họ vẫn nhắc đến cái nội dung và đặc điểm cơ bản của thế giới ngày nay là: sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội trên khắp hành tinh này(?). Ông Đào Duy Tùng gọi đây là một khúc quanh tạm thời, một trục trặc tạm thời trên quá trình phát triển. Qua cơn sốt vỡ da này, phong trào thêm mạnh, thêm trưởng thành.


Đó. Do tư duy cứng nhắc, khô cằn, lại hay ảo tưởng, lấy mong muốn chủ quan làm hiện thực, cộng thêm tật duy ý chí, không có gì là không làm được, nên họ vẫn giữ niềm tin mù quáng. Cũng có thể trong thâm tâm họ, niềm tin đã lung lay, hoặc tắt ngấm, nhưng họ vẫn nói như thế, vẫn viết như thế. Nói và viết theo nghị quyết là vậy.

Không phải ngẫu nhiên mà cuộc biểu tình bỏ túi ở một quảng trường nhỏ ở Moscou nhân dịp kỷ niệm Cách Mạng Tháng Mười dân thứ 76 (ngày 7 tháng 11 năm 1992) vừa rồi, vài trăm người, phần lớn là tuổi cao, các bà nội trợ, giương những tấm ảnh cũ của Mác, Lênin, cả Staline nữa... đã được Thông tấn xã Việt nam chộp vội lấy, đưa tin và các báo đăng lại! Những tin quý, hiếm ấy là những chiếc phao níu giữ những niềm hy vọng... hão huyền.

Cần chứng minh cho đông đảo bà con ta ở trong nước, cho cả phần lớn những người còn trong đảng cộng sản rằng bão táp lớn, cơn lốc lịch sử diễn ra trong mấy năm qua ở Liên xô và Đông du mang tính tất yếu và không thể nào đảo ngược được nữa - nó mang tính quy luật của quan hệ nhân quả Người nông dân gieo gì thì gặt nấy. Gieo gió gặp bão là cầu ngạn ngữ dân gian. Tất cả nội dung tôi viết trong cuốn sách này cũng là nhằm góp phần nào soi tỏ điều ấy.

Tôi vừa nhận được bài "ám ảnh có thật" do một anh làm báo trẻ ở Hà nội gửi sang. Bài báo của Trần Huy Quang, một nhà văn trẻ, khá nổi tiếng qua những truyện ngắn làm sôi nổi dừ luận một thời: Ông Vua Lốp, Lời khai của bị can, Mối tình hoang dã, Người làm chứng... Bài "Linh Nghiệm" của anh "lách" đăng trên tuần báo Văn Nghệ trong tháng 7- 1992 đã bị phê phán rất nặng, vì dám ám chỉ một cách... thẳng thừng đến Chủ tịch Hồ chí Minh. Số báo bị thu hồi để hủy gấp. Anh bị mất việc, treo bút trong 2 năm, mất luôn chức Chi hội trưởng Chi Hội Nhà Báo của báo Văn Nghệ, với nhiều phiền toái khác đi theo đó. Tổng biên tập Hữu Thỉnh phải làm một bản kiểm điểm dài và chỉ bị cảnh cáo vì "mới đi vắng xa về, không được tỉnh táo?" Còn một việc khác ít ai biết đến- Đó là báo Tiền Phong, trong số ra ngày 30- 6- 1992 - trước có 2 tuần số báo Văn Nghệ nói trên đã có một bài nữa cũng của Trần Huy Quang mang nhan đề "ám ảnh có thật". Bài báo này cũng bị phê phán rất nặng, số báo Tiền Phong này cũng bị thu hồi để hủy. Nội dung truyện cực ngắn này (chỉ hơn một nghìn chữ) kể về một cô gái ở nông thôn tên là Thơm, có chồng chết ở mặt trận tử lâu. Cô gặp một anh lính giải ngũ người cùng làng, chưa vợ và hai người yêu nhau. Điều này bị Bí thư chi bộ xã coi là không lành mạnh, không được phép, là bất chính, vì chính hắn ta cũng thèm muốn cô Thơm! Một tối, hai anh chị lẻn ra một thửa ruộng xa xóm làng để tâm sự. Bí thi chi bộ huy động lực lượng dân quân xã "mở cuộc chiến đấu truy lùng, nhằm bắt quả tang. Anh cựu chiến sĩ ta lanh lẹn thoát khỏi "vòng vây". Họ trói tù binh là cô Thơm giải về trụ sở. Bí thư Chi bộ Xã lấy khẩu cung, quát nạt, xỉ vả, đe đọa cô gái. Cô Thơm cứng cỏi không nhận gì hết vì không có chứng cớ. Bí thư chi bộ ra lệnh cho dân quân: "Con đĩ già mồm! Các đồng chí dân quán, hãy khám nó. Có tinh dịch đàn ông trong ấy là nó trắng mắt ra". Cô gái phẫn uất vì bị xúc phạm, tự vẫn ngay đêm ấy trong ao làng. Hai năm sau, Bí thư Chi bộ: "...tự nhiên hai con mắt nổ tung con ngươi ra ngoài. Đi khắp nơi không chữa được."

Ngắn gọn. Rõ ràng. Thông điệp của nhà văn trẻ thông minh và nhạy cảm này là: kẻ nắm quyền lực độc đoán chà đạp lên quyền sống của thường dân đến mức người dân không thể sống nổi. Nhưng ác giả ác báo, và quả báo ấy là nhãn tiền!

Bí thư chi bộ cộng sản lộng hành ở một xã, cũng có thể ám chỉ Đảng cộng sản lộng hành trong một nước, hoác cả các đảng cộng sản lộng hành trong phe xã hội chủ nghĩa. Và ác giả ác báo. Kẻ ác phải trả nợ đời. Chẳng phải chờ lâu! Bài báo thật thâm thúy. ở ngay thời điểm lịch sử hiện tại. Nó lý giải số phận của các đảng cộng sản. Bằng đạo lý dân gian truyền thống, thành gần như quy luật mang tính tất yếu: ở hiền gặp lành, kẻ gian ác bị trừng phạt; thường là nhỡn tiền, ngay trước mắt.

Nhìn lại, có thể thấy đảng cộng sản Việt nam trong khi lãnh đạo cuộc kháng chiên của dân tộc đã có một số thành tích. Những thành tích ấy từ truyền thống dân tộc và sự hy sinh khôn xiết của nhân dân! Không thể viện ra để xóa bỏ vô vàn thành tích bất hảo về vi phạm quyền con người, quyền công dân. Trong chiến đấu, cần hy sinh, cần xả thân cứu nước, xã hội có thể châm chước, thể tất phần nào cho những hiện tượng xâm phạm tự đo của công dân; nhưng hòa bình rồi, không thể cứ chà đạp lên số phận người dân theo kiểu thô bạo độc ác như người Bí thư chi bộ trong truyện ngắn này được! Hắn ta bị nổ cả hai con mắt là nghiệp báo, và nghiệp báo ngay nhãn tiền. Ngay trong cuộc đời hắn.

Đảng cộng sản Liên xô, sau 74 năm cầm quyền, không phải là lâu. Và ở Việt nam, đảng cộng sản cầm quyền được gần 50 năm ở miền Bắc, và cũng chỉ mới hơn 18 năm trong cả nước! Một đời người, một phần ba của đời người... Karl Marx, ông tổ của chủ nghĩa Mác, không bao giờ có thể nghĩ rằng chủ nghĩa xã hội hiện thực sống yểu như thế này! Ông từng lạc quan cho rằng: ngày diệt vong của chủ nghĩa tư bản không xa! Ông dóng chuông: giờ tận số của chủ nghĩa tư bản đã điểm! Những kẻ đi tước đoạt đã đến lúc bị tước đoạt!

Trong Chống During, F. Engels cũng lạc quan chẳng kém. Ông nhận định, chế độ nô lệ kéo dài ba nghìn năm, chế độ phong kiến một nghìn năm, nhưng tuổi thọ của chủ nghĩa tư bản không vượt quá 300 năm. Mới đây, khi đi qua Berlin, tôi nghe một anh bạn nhà báo Đức kể câu chuyện vui kiểu tiếu lâm. Khi chủ nghĩa xã hội hiện thực cáo chung ở Liên xô, người dân trong quán bia Berlin kháo nhau, 74 tuổi rồi còn gì nữa! Thế là quá mất 9 năm rồi đó, vì tuổi về hưu ở Liên xô được quy định là 65 tuổi. Chấm dứt hoạt động ở tuổi 74 là quá lắm rồi! Người ta còn đố nhau: Gần đây trong lịch sử cái gì dài nhất và cái gì ngắn nhất? Thì ra dài nhất là con đường đi tới chủ nghĩa xã hội ngắn nhất là lịch sử của chính chủ nghĩa xã hội? Một chế độ xã hội không có sức sống! Trái hẳn với mong muốn, hy vọng của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác: chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản là chế độ vĩnh cửu, mùa xuân bất tận của nhân loại!

CÁC ÔNG TÂY NHIỀU RÂU


Thảm họa khủng hoảng nặng nề và lạc hậu của Việt nam hiện nay bắt nguồn từ đâu?


Đây là một câu hỏi phức tạp, trả lời không thể đơn giản. Nó có khá nhiều nguyên nhân, giấn tiếp và trực tiếp, về lý luận cũng như trên thực tế, ngược đòng của lịch sử mấy chục năm qua.

Tôi nhớ lại, từ hồi 1950 biên giới Việt Trung mở ra càng ngày càng rộng. Chuyên gia Trung Quốc, vũ khí Trung Quốc, hàng hóa gồm vải vóc, thuốc men, phích nước, xe đạp Trung Quốc tràn vào theo đường xe lửa qua Bằng Tường, Đồng Đăng... Đến sau Điện Biên Phủ, tất cả các thứ trên ào ạt nhập vào nhiều hơn, khi các đoàn xe lửa dài phóng xuống đến Yên Viên (bắc Hà nội), rồi vào ga Hà nội và đi xuống Thanh Hóa, Vinh, Đồng Hới... Các đoàn xe ô tô vận tải Trung Quốc cũng theo đường số 1 đi theo từng đoàn "nhập Việt". Đường xe lửa Hải Phòng- Lào Cai- Vân Nam Phủ được khôi phục nhanh.

Các thành phố Thái Nguyên, Việt Trì mang dần màu sắc Trung Quốc. Khu gang thép Thái Nguyên rộng lớn được bắt đầu xây đựng sau khi hơn 30 ngọn đồi được ủi phẳng làm mặt bằng. Bên sông Hồng và sông Lô, thị trấn Việt Trì lớn lên nhanh chóng với các nhà máy điện, mì chính, thuốc trừ sâu, đường, giấy, bánh kẹo, cơ khí, dệt... đều do Trung Quốc bỏ vốn, trang bị kỹ thuật, đào tạo công nhân. Cầu xe lửa Việt Trì cũng là cầu đường bộ, được đoàn công nhân Trung Quốc từ Vũ Hán sang xây dựng... Đi cùng theo đó, ít ai thấy, là hàng ngàn, chục ngàn rồi cả trăm ngàn "các ông Tây" được nhập Việt và tỏa rộng đến khắp các làng xã từ Cao Bằng, Lạng Sơn đến Vĩnh Linh.

Đó là những tập ảnh màu cỡ 80x60 cm hoặc 60X40 cm in hình các cụ già Karl Marx, Engels, hình Lénine, Staline, Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh... in từ Bắc Kinh, Nam Ninh (Quảng Tây) hoặc Quảng Châu (Quảng Đông), quà tặng của Trung Quốc. ở bất kỳ trụ sở ủy ban nhân dân xã, chi bộ Đảng cộng sản xã, các cơ quan kinh tế, văn hóa, quân sự, xã hội ở xã, huyện, tỉnh, trung ương nào cũng đều treo trong khung gỗ một loạt hình chân dung ấy. Sau đó được thêm ảnh Malenkov của Liên xô. Trừ ông Mao và ông Malenkov cằm và mép nhẵn thín, còn tất cả đều có râu, tuy kiểu râu có khác nhau. ở nông thôn, nhà mỗi người dân cũng thường được treo những bức chân dung xanh đỏ như thế. Dạo ấy ảnh gia đình ở nông thôn còn rất hiếm, các ảnh ấy là những thứ có màu sắc duy nhất đập vào mắt mọi người khi bước vào nhà. Trên là ảnh các cụ có râu, dưới mới là bàn thờ của gia đình.

Sự trang trí độc đáo ấy đánh dấu cả một thời. Hồi ấy bộ đội đóng quăn di động ở các vùng nông thôn. Đã thành quen, tôi thường nghe các em bé xíu hỏi bố mẹ: "Ai kia, ai kia?" Và thường được trả lời: "Các cụ ta đó. Các cụ lãnh đạo đó... Tôi bấm bụng nín cười khi có dân nghe một anh nông dân trẻ trả lời con nhỏ: "Các ông Tây có râu của ta đó." Lập trường ta địch hồi đó thật là rõ ràng, không một ai có thể mơ hồ.

Về sau, một loạt tranh đệt bằng tơ lụa hóa học xuất hiện, dệt tử Quảng Châu, Trung Quốc, được các hiệu sách Nhân Dân bân với giá cực rẻ, theo nhiều cỡ, một màu hoặc nhiều màu, cũng theo bộ: chân dung Marx, Engels, Lenine, Staline, Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông... Đi theo còn có những bộ 12 lá cờ của các "nước xã hội chủ nghĩa anh em", với bộ chân dung của 12 lãnh tụ cao nhất của 12 nước ấy. Nhà in Tiến Bộ, Trần Phú, Nhân Dân cũng tổ chức in theo qui mô lớn, ảnh màu của các nhân vật nói trên, bán theo kiểu tuyên truyền đại chúng, vừa bán vừa cho.

Vào dịp cải cách ruộng đất, ở một vùng nông thôn Nghệ An, một số bần cố nông được vội vã kết nạp vào đảng. Có nhưng chuyện buồn cười. Anh em cán bộ đi tham gia các đội cải cách về kể lại. Khi làm lễ tuyên thệ vào đảng, có anh nông dân chất phác xúc động quá nên lúng túng không biết phát hiểu thế nào, liền thốt ra: "Tôi, Lê Văn A, xin thề, trên có các ông tây, có cụ Hồ, dưới là bàn thờ Tổ Quốc..." "Các ông Tây", "các ông Tây râu rậm , một thời đầy rẫy trong các căn nhà Việt nam ấy quả thật đã in một dấu ấn sâu đậm trong cuộc sống xã hội và thật sự có ảnh hưởng quyết định đến số phận của cả một dân tộc, của mỗi gia đình cũng như đến mỗi con người Việt nam. Đã đến lúc cần đánh giá cho rõ ràng, minh bạch là ảnh hưởng quyết định ấy tốt hay là xấu, may mắn hay tai hại.

Đó. Do tư duy cứng nhắc, khô cằn, lại hay ảo tưởng, lấy mong muốn chủ quan làm hiện thực, cộng thêm tật duy ý chí, không có gì là không làm được, nên họ vẫn giữ niềm tin mù quáng. Cũng có thể trong thâm tâm họ, niềm tin đã lung lay, hoặc tắt ngấm, nhưng họ vẫn nói như thế, vẫn viết như thế. Nói và viết theo nghị quyết là vậy.

Không phải ngẫu nhiên mà cuộc biểu tình bỏ túi ở một quảng trường nhỏ ở Moscou nhân dịp kỷ niệm Cách Mạng Tháng Mười dân thứ 76 (ngày 7 tháng 11 năm 1992) vừa rồi, vài trăm người, phần lớn là tuổi cao, các bà nội trợ, giương những tấm ảnh cũ của Mác, Lênin, cả Staline nữa... đã được Thông tấn xã Việt nam chộp vội lấy, đưa tin và các báo đăng lại! Những tin quý, hiếm ấy là những chiếc phao níu giữ những niềm hy vọng... hão huyền.

Cần chứng minh cho đông đảo bà con ta ở trong nước, cho cả phần lớn những người còn trong đảng cộng sản rằng bão táp lớn, cơn lốc lịch sử diễn ra trong mấy năm qua ở Liên xô và Đông du mang tính tất yếu và không thể nào đảo ngược được nữa - nó mang tính quy luật của quan hệ nhân quả Người nông dân gieo gì thì gặt nấy. Gieo gió gặp bão là cầu ngạn ngữ dân gian. Tất cả nội dung tôi viết trong cuốn sách này cũng là nhằm góp phần nào soi tỏ điều ấy.

Tôi vừa nhận được bài "ám ảnh có thật" do một anh làm báo trẻ ở Hà nội gửi sang. Bài báo của Trần Huy Quang, một nhà văn trẻ, khá nổi tiếng qua những truyện ngắn làm sôi nổi dừ luận một thời: Ông Vua Lốp, Lời khai của bị can, Mối tình hoang dã, Người làm chứng... Bài "Linh Nghiệm" của anh "lách" đăng trên tuần báo Văn Nghệ trong tháng 7- 1992 đã bị phê phán rất nặng, vì dám ám chỉ một cách... thẳng thừng đến Chủ tịch Hồ chí Minh. Số báo bị thu hồi để hủy gấp. Anh bị mất việc, treo bút trong 2 năm, mất luôn chức Chi hội trưởng Chi Hội Nhà Báo của báo Văn Nghệ, với nhiều phiền toái khác đi theo đó. Tổng biên tập Hữu Thỉnh phải làm một bản kiểm điểm dài và chỉ bị cảnh cáo vì "mới đi vắng xa về, không được tỉnh táo?" Còn một việc khác ít ai biết đến- Đó là báo Tiền Phong, trong số ra ngày 30- 6- 1992 - trước có 2 tuần số báo Văn Nghệ nói trên đã có một bài nữa cũng của Trần Huy Quang mang nhan đề "ám ảnh có thật". Bài báo này cũng bị phê phán rất nặng, số báo Tiền Phong này cũng bị thu hồi để hủy. Nội dung truyện cực ngắn này (chỉ hơn một nghìn chữ) kể về một cô gái ở nông thôn tên là Thơm, có chồng chết ở mặt trận tử lâu. Cô gặp một anh lính giải ngũ người cùng làng, chưa vợ và hai người yêu nhau. Điều này bị Bí thư chi bộ xã coi là không lành mạnh, không được phép, là bất chính, vì chính hắn ta cũng thèm muốn cô Thơm! Một tối, hai anh chị lẻn ra một thửa ruộng xa xóm làng để tâm sự. Bí thi chi bộ huy động lực lượng dân quân xã "mở cuộc chiến đấu truy lùng, nhằm bắt quả tang. Anh cựu chiến sĩ ta lanh lẹn thoát khỏi "vòng vây". Họ trói tù binh là cô Thơm giải về trụ sở. Bí thư Chi bộ Xã lấy khẩu cung, quát nạt, xỉ vả, đe đọa cô gái. Cô Thơm cứng cỏi không nhận gì hết vì không có chứng cớ. Bí thư chi bộ ra lệnh cho dân quân: "Con đĩ già mồm! Các đồng chí dân quán, hãy khám nó. Có tinh dịch đàn ông trong ấy là nó trắng mắt ra". Cô gái phẫn uất vì bị xúc phạm, tự vẫn ngay đêm ấy trong ao làng. Hai năm sau, Bí thư Chi bộ: "...tự nhiên hai con mắt nổ tung con ngươi ra ngoài. Đi khắp nơi không chữa được."

Ngắn gọn. Rõ ràng. Thông điệp của nhà văn trẻ thông minh và nhạy cảm này là: kẻ nắm quyền lực độc đoán chà đạp lên quyền sống của thường dân đến mức người dân không thể sống nổi. Nhưng ác giả ác báo, và quả báo ấy là nhãn tiền!

Bí thư chi bộ cộng sản lộng hành ở một xã, cũng có thể ám chỉ Đảng cộng sản lộng hành trong một nước, hoác cả các đảng cộng sản lộng hành trong phe xã hội chủ nghĩa. Và ác giả ác báo. Kẻ ác phải trả nợ đời. Chẳng phải chờ lâu! Bài báo thật thâm thúy. ở ngay thời điểm lịch sử hiện tại. Nó lý giải số phận của các đảng cộng sản. Bằng đạo lý dân gian truyền thống, thành gần như quy luật mang tính tất yếu: ở hiền gặp lành, kẻ gian ác bị trừng phạt; thường là nhỡn tiền, ngay trước mắt.

Nhìn lại, có thể thấy đảng cộng sản Việt nam trong khi lãnh đạo cuộc kháng chiên của dân tộc đã có một số thành tích. Những thành tích ấy từ truyền thống dân tộc và sự hy sinh khôn xiết của nhân dân! Không thể viện ra để xóa bỏ vô vàn thành tích bất hảo về vi phạm quyền con người, quyền công dân. Trong chiến đấu, cần hy sinh, cần xả thân cứu nước, xã hội có thể châm chước, thể tất phần nào cho những hiện tượng xâm phạm tự đo của công dân; nhưng hòa bình rồi, không thể cứ chà đạp lên số phận người dân theo kiểu thô bạo độc ác như người Bí thư chi bộ trong truyện ngắn này được! Hắn ta bị nổ cả hai con mắt là nghiệp báo, và nghiệp báo ngay nhãn tiền. Ngay trong cuộc đời hắn.

Đảng cộng sản Liên xô, sau 74 năm cầm quyền, không phải là lâu. Và ở Việt nam, đảng cộng sản cầm quyền được gần 50 năm ở miền Bắc, và cũng chỉ mới hơn 18 năm trong cả nước! Một đời người, một phần ba của đời người... Karl Marx, ông tổ của chủ nghĩa Mác, không bao giờ có thể nghĩ rằng chủ nghĩa xã hội hiện thực sống yểu như thế này! Ông từng lạc quan cho rằng: ngày diệt vong của chủ nghĩa tư bản không xa! Ông dóng chuông: giờ tận số của chủ nghĩa tư bản đã điểm! Những kẻ đi tước đoạt đã đến lúc bị tước đoạt!

Trong Chống During, F. Engels cũng lạc quan chẳng kém. Ông nhận định, chế độ nô lệ kéo dài ba nghìn năm, chế độ phong kiến một nghìn năm, nhưng tuổi thọ của chủ nghĩa tư bản không vượt quá 300 năm. Mới đây, khi đi qua Berlin, tôi nghe một anh bạn nhà báo Đức kể câu chuyện vui kiểu tiếu lâm. Khi chủ nghĩa xã hội hiện thực cáo chung ở Liên xô, người dân trong quán bia Berlin kháo nhau, 74 tuổi rồi còn gì nữa! Thế là quá mất 9 năm rồi đó, vì tuổi về hưu ở Liên xô được quy định là 65 tuổi. Chấm dứt hoạt động ở tuổi 74 là quá lắm rồi! Người ta còn đố nhau: Gần đây trong lịch sử cái gì dài nhất và cái gì ngắn nhất? Thì ra dài nhất là con đường đi tới chủ nghĩa xã hội ngắn nhất là lịch sử của chính chủ nghĩa xã hội? Một chế độ xã hội không có sức sống! Trái hẳn với mong muốn, hy vọng của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác: chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản là chế độ vĩnh cửu, mùa xuân bất tận của nhân loại!

CÁC MÁC VÀ CHỦ NGHĨA MÁC


ở Việt nam, có một học sinh, sinh viên, trí thức, đảng viên, cán bộ, đoàn viên thanh niên nào mà không học, đọc và biết ít nhiều về Các Mác và chủ nghĩa Mác? Đây là một môn học bắt buộc. ở Bộ Giáo Dục Phổ Thông có một vụ giáo dục chính trị, trong đó có một phòng giáo dục về chủ nghĩa Mác- Lênin, làm nhiệm vụ biên soạn, đào tạo giảng viên, chọn đề thi, chỉ đạo việc học tập chủ nghĩa Mác- Lênin ở tất cả các trường học. Các trường đại học đều có một phòng giáo dục Mác- Lênin. Khi 2 bộ Giáo dục Phổ thông và bộ Đại Học và Trung cấp Chuyên nghiệp nhập vào nhau thành Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, các cơ quan giáo dục chủ nghĩa Mác- Lênin cũng được nhập vào nhau. Khi thi tốt nghiệp, mọi sinh viên đều phải học ôn và thi môn Mác- Lênin


- Đây là môn cơ bản nhất được tính để xét đỗ hay trượt, lên lớp hay lưu ban.

Trong những năm 1966 và 1967, sau một thời gian làm giảng viên lý luận của quân khu 4 rồi về công tác ở Cục tuyên huấn, tôi nhận được quyết định của Bộ Quốc Phòng giao nhiệm vụ tham gia Ban chấm thi nhà nước để chấm thi tốt nghiệp Trường Sy Quan Lục Quân, môn chính trị. Các trung đội trưởng và đại đội trưởng tương lai phải hiểu biết sâu sắc và vững vàng về chủ nghĩa Mác- Lênin. Theo quy định, môn học chủ nghĩa Mác gồm có môn Triết học (gồm Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử), môn Lịch sử Đảng (gồm Lịch sử Đảng cộng sản Liên xô, Đảng cộng sản Việt nam và Lịch sử Phong trào cộng sản Quốc tế) và môn Chủ nghĩa Xã hội Khoa học. Các cuộc thi đều có cả thi viết và thi ấn đáp quy định của Bộ chính trị cũng như của Ban Tổ Chức và Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng (về sau Ban này mang tên Ban Tư Tưởng và Văn Hóa), cán bộ Đảng và nhà nước ở bậc cán sự đều phải trải qua một khóa học ở Trường Đảng Sơ Cấp, cán bộ ở bậc chuyên viên đều phải trải qua một khóa học ở Trường Đảng Trung Cấp và các chuyên viên cấp cao từ bậc 7 trở lên đều phải qua Trường Nguyễn ái Quốc Trung ương. Không có bằng tốt nghiệp về chính trị, về chủ nghĩa Mác- Lênin thì không thể thành cán bộ. Cán bộ nào được chọn đi học Trường Đảng là có thể bắt tay chúc nhau, mở liên hoan nâng cốc chúc mừng nhau, báo tin cho bố mẹ, vợ con để chia vui, với niềm tin rằng đã được đảng chấm, lựa chọn để đưa lên bậc cao hơn, trở thành "cán bộ nguồn", có nghĩa là cán bộ trong danh sách riêng được coi là nguồn dự trữ để cất nhắc ngay trước mắt.

Cho nên muốn hiểu thấu đáo tình hình chính trị ở Việt nam không thể không xem xét việc truyền bá có hệ thống chủ nghĩa Mác- Lênin đã được thực hiện ra sao, để từ đó giải quyết nhận thức của một bộ phận cực lớn và cực kỳ quan trọng trong xã hội như thế nào trong tình hình mới, khi chủ nghĩa Mác- Lênin đã phơi bày tất cả mặt trái sai tâm và tệ hại của nó, khi cuối cùng nó không thể tìm nổi sức sống trong thực tế.

Có một cách đối xử với chủ nghĩa Mác rất thịnh hành trên không ít sách báo tiếng Việt ở hải ngoại. Đó là chửi bới, phỉ báng, vứt bỏ cả gói bằng tất cả chữ nghĩa thô tục nhất, và gọi Mác là thằng già có tội chửa hoang với người ở, đáng chặt đầu, đáng đào mả để băm vằm cho hả giận. Thật ra xác Các Mác đã được thiêu ở một vùng ngoại ô Luân Đôn. Cách làm cũng vậy, dù là có đốt hết sách vở của Mác cũng chẳng khó gì, nhưng không phải là cách giải quyết vấn đề tận gốc, có chính trị và văn hóa. Phần lớn những người ấy không hiểu gì về nội dung chủ nghĩa Mác. Họ chống theo cảm tính. Họ cũng đáng thương hơn là đáng chê.

Các Mác là nhà nghiên cứu, nhà triết học và tư tưởng, cũng là nhà chính trị. Ông nghiên cứu về xã hội rất sâu sắc. Sức làm việc của ông, sức nghĩ, sức viết thật lớn lao. Ông có thiện tâm, cố tìm ra con đường giải phóng giai cấp cần lao, xây dựng một xã hội không còn có bóc lột, của cải dồi dào. Tư Bản Luận của ông là công trình đồ sộ, mổ xẻ xã hội tư bản từ mọi phía, dựa trên vô vàn quan sát thực tế với cơ man nào là con số, tỷ lệ, thống kê, so sánh. Ông là một nhà bác học uyên thâm. Tôi nghĩ chính vì thế đến nay, người Đức, ở bất cứ trận tuyến chính trị nào, đều tự hào và đánh giá cao về ông, một người con lớn của nước Đức. Tháng 8- 1992 tôi ghé qua Berlin, ở phía Đông Đức cũ, còn nguyên tượng đài Mác- Engels ở ngay trung tâm Alexander gần tháp vô tuyến độc đáo. Tượng Stalin bị phá từ hồi 1956, tượng Lênin bị kéo đổ đầu năm 1990, nhưng tượng Mác và Engels vẫn còn. Và ở Đức theo tôi tìm hiểu không có ai đòi phá đi những bức tượng ấy. Điều rất lạ đối với một số người, và không có gì là lạ đối với một số người khác, là ở bên Tây Berlin, có một đại lộ loại bự nhất mang tên Đại lộ Các Mác. Đó, ở một địa bàn chống cộng mạnh mẽ nhất, tên tuổi của Các Mác vẫn được giữ gìn trân trọng.

ở Berlin cũng như ở Paris tôi nói chuyện với một số nhà báo, một số giáo sư đại học về Mác, về phép biện chứng duy vật và về sự mổ xẻ hàng hóa, sức lao động, tiền lương, lợi nhuận... của Các Mác để xác lập học thuyết về giá trị thặng dư. Tác phẩm của Mác vẫn là tài liệu nghiên cứu và tham khảo bắt buộc của sinh viên, nghiên cứu sinh môn kinh tế và kinh tế chính trị ở Đức cũng như ở Pháp, ở Anh, ở Hoa Kỳ...

Suốt 2 năm nay, tôi đã để công sức vào các thư viện đọc lại sách của Mác, sách của nhiều học giả phương Tây về chủ nghĩa Mác, và nhận thấy thiếu sót và sai lầm của Mác có thể ở 2 phần: một phần là sai lầm và thiếu sót của chính Mác, và phần nữa là sai lầm và thiếu sót của những người tự nhận là đồ đệ của Mác, những người Mác- xít ở khắp nơi, đã tiếp thu và đối xử với chủ nghĩa Mác thế nào.

Cái sai lầm lớn nhất của chính Mác có lẽ là ở phần duy vật lịch sử. Mác đã đơn giản hóa sự phát triển xã hội theo mô hình phát triển từ xã hội cộng sản nguyên thủy lên xã hội nô lệ, xã hội nông nô, rồi xã hội phong kiến, lên xã hội tư bản và sau đó là lên xã hội xã hội chủ nghĩa... Các chế độ trước chủ nghĩa xã hội xem ra là hợp lý vì quan sát, ghi nhận những điều đã trở thành hiện thực, đã có thật rồi. Mối quan hệ qua lại tác động lẫn nhau giữa sức sản xuất và quan hệ sản xuất là khá rõ ràng, có thể chứng minh được cho đến chủ nghĩa tư bản, chế độ mà Mác sống. Phần từ chủ nghĩa tư bản chuyển lên chủ nghĩa xã hội và nội dung của chủ nghĩa xã hội là có vấn đề. Sai lầm và thiếu sót của Mác khá rõ ở những vấn đề này.

Trong thực tế, tình hình các xã hội ngay từ khi Mác còn sống phức tạp hơn rất nhiều so với những mô hình xã hội của Mác. ít có xã hội nào thuần túy thuộc một phương thức sản xuất duy nhất. Có nơi tàn dư của chế độ nô lệ còn rớt lại trong một chế độ phong kiến, chung sống với một vài phương thức tư bản thời sơ khai, tất cả cài vào nhau, đan chéo với nhau. Chính Mác đã tỏ ra lúng túng, không rõ ràng khi nhận định về phương thức sản xuất Châu á. Các phương thức sản xuất ở châu Phi cũng phức tạp, rối rắm, đan lồng vào nhau, không thể tìm ra lời giải ở mô thức quá đơn giản của Mác.

Cái sai lầm nữa của Mác là đã đơn giản, chủ quan, nôn nóng nhận định về chủ nghĩa đế quốc, cho rằng chủ nghĩa đế quốc là sự phát triển tột đỉnh của chủ nghĩa tư bản, tới mức phát triển đó là chủ nghĩa tư bản đi xuống để bị diệt vong rồi! Lênin đã phát triển chủ ý này của Mác. Thật ra giai đoạn đế quốc chỉ thuộc giai đoạn đầu hoặc giai đoạn giữa của chủ nghĩa tư bản. Qua thời kỳ xâm chiếm và bóc lột thuộc địa, chủ nghĩa tư bản đã mở rộng, củng cố phương thức sản xuất của mình, tạo nên điều kiện để phát triển hơn nữa chủ nghĩa tư bản với mức độ tập trung và tích tụ tư bản lớn, ngay cả sau khi đã phi thực dân hóa, đã từ bỏ các thuộc địa. Điều này ở ngoài dự kiến của Mác. Thêm nữa, khi tư bản quốc tế phát triển thành đế quốc kinh tế kiểu thực dân mới nó vẫn tạo được đà phát triển.

Cái sai lớn nữa của Mác là đã đề cao một chiều bạo lực và chuyên chính vô sản, coi dùng bạo lực như là phương thức duy nhất để chuyển sang chế độ chính trì mới, từ đó coi nhẹ các hình thức đấu tranh khác. Trong cuốn Nội Chiến pháp, Mác đã nhiều lần nhận định: "Bạo lực là bà đỡ của cách mạng." Lý luận về giai đoạn sau khi khởi nghĩa thành công, Mác đã coi nhẹ hẳn phần củng cố thắng lợi bằng xây dựng một chế độ dân chủ mới, một xã hội dân sự, bằng sự thức tỉnh của mỗi một công dân và từ đó của toàn thể công dân, trên cơ sở quyền công dân được xử dụng rộng rãi như một vũ khí đấu tranh có ý nghĩa quyết định. Điều này A. Gramsci đã nhận ra, phê phán và bổ xung.

Mác nhận thấy tính chất quốc tế hóa của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện đại cũng như xu thế quốc tế hóa của phong trào công nhân. Thế nhưng ông vẫn chủ quan và đơn giản, không thấy được sự phức tạp và khó khăn của phong trào công nhân bị xâu xé bởi quá nhiều xu hướng từ cải lương đến quá khích, cản trở việc làm cách mạng vô sản đồng thời ở các nước phát triển cao nhất, trong khi chủ nghĩa tư bản sớm thực hiện được xu thế liên minh, liên kết quốc tế khá là chặt chẽ. Cái khái niệm "giai cấp công nhân quốc tế của ông cho đến nay vẫn chưa thành hiện thực. Luận điểm về bần cùng hóa tuyệt đối giai cấp công nhân cung là một luận điểm sai lầm do suy luận chủ quan có tính chất giáo điều. Mác không dự đoán được rằng khi sản xuất phát triển, với phát minh khoa học kỹ thuật mới, năng xuất xã hội lên khá cao, đời sống của công nhân vẫn có thể được cải thiện rõ, và qua đấu tranh hợp pháp họ có thể dành những quyền lợi đáng kể (giảm giờ lao động trong tuần: từ 82 giờ, 75 giờ một tuần xuống 48 giờ rồi 42 hoặc 39 giờ hiện nay; 1 tuần nghỉ 2 ngày, 1 năm nghỉ ăn lương từ 2 đến 3 tuần). Những phụ cấp thất nghiệp, phụ cấp mất việc, bảo hiểm sức khoẻ, người lao động đã đấu tranh để giành được là những thành tựu mà Mác không thể dự đoán nổi. Nó thật sự to lớn và chắc chắn còn lớn hơn nữa qua củng cố những quyền lợi của công dân, của lao động trong một xã hội dân sự. Những quyền lợi trên rất nhiều mặt, kể không hết, vì có quá nhiều quy định cụ thể, tỷ mỷ ấy, ở thời của Mác có mơ tưởng cũng không hình dung nổi. Mác cũng không nghĩ rằng đông đảo người lao động có thể trở thành những người tham gia bằng cổ phần, cổ phiếu vào vốn kinh doanh và thành một kiểu chủ nhân của công ty.

Những thiếu sót khác của chủ nghĩa Mác thì có nhiều. Bởi vì dù có bộ óc thông minh, suy luận và dự đoán tài giỏi, Mác vẫn bị hoàn cảnh lịch sử cụ thể chi phối. Không ai có thể là thầy bói, là nhà tiên tri dự đoán nổi sự phát triển của kinh tế và xã hội mấy chục năm sau một cách chính xác được. Các Mác sinh năm 1818 và mất năm 1883 khi 65 tuổi. Ông chỉ biết sức mạnh kỳ diệu của hơi nước, của điện. Ông không hề biết sức mạnh của nguyên tử, của khinh khí. Ông không hề biết về sự phát triển sau này của máy tính điện tử tốc độ vừa đến tốc độ cực lớn; ông không hề biết về vệ tinh nhân tạo, các con tàu vũ trụ, tên lửa vượt đại châu... mà ngày nay các em bé cũng biết và học sinh trung học đều hiểu về nguyên lý chế tạo và sử dụng. Nếu đột nhiên sống lại và tỉnh đậy, ông sẽ bàng hoàng nhìn chiếc máy vô tuyến truyền hình màu mà em bé 6 tuổi ngày nay cũng biết tắt và mở. Cho nên một sai lầm lớn nữa của chủ nghĩa Mác theo tôi lại là ở sự đối xử của người đời với chủ nghĩa Mác sau khi ông chết. Họ đề cao ông, thần thánh hóa ông, tâng bốc ông là nhà tiên tri dự kiến được rõ ràng tất cả chuyển biến của thế giới ngày nay. Chắc chắn rằng nếu ông sống cho đến nay thì ông đã bổ xung, sửa chữa chủ nghĩa Mác ở rất nhiều điểm rồi. Là nhà nghiên cứu khoa học, phái hiện và tuân theo phép biện chứng duy vật, coi mọi sự vật đều phát triển không ngừng với những đột biến về chất, chắc chắn những ý kiến, quan điểm, lập luận của ông cũng đã phát triển, thay đổi, rất có thể có những đột biến (phủ định của phủ định) khác hẳn với những nội dung ông để lại khi từ trần. Chắc chấn cái chủ nghĩa Mác của ông đã khác, sẽ khác rất nhiều với cái mà hiện nay người ta vẫn gọi là chủ nghĩa Mác... Ông mất đã 110 năm. Bao nhiêu là biến động? Dự đoán 10 năm sau đã khó. Dự đoán 100 năm sau chỉ là điều mạo hiểm, viễn vông.

LÊ NIN, ÔNG Ở NƯỚC NGA...


ở vùng Đông Nam á, chỉ có một bức tượng duy nhất của Lênin ở Hà nội, trong vườn hoa Canh nông cũ, bên đường Điện Biên Phủ. . Lênin đứng, một tay cầm ve áo khoác, một tay chỉ về phía trước, trông sang Cột Cờ cổ và Bảo tàng Quân Đội. ở Hà nội, hồi khai mạc bức tượng nhân kỷ niệm 70 năm cách mạng tháng Mười (1917- 1987), đã có những câu thơ tiếu lâm vỉa hè:


Lênin ông ở nước Nga .

Cớ sao ông đến vườn hoa nước này?

Ông ngửng mặt, ông chỉ tay.

Chủ nghĩa xã hội nước này còn lâu

Có người còn mỉa mai, châm biếm trước thảm cảnh đạo đức suy đồi ăn cắp, hối lộ tràn lan: Lênin vừa bước chân đến Hà nội đã một tay giữ túi đựng ví tiền, một tay chỉ trỏ hô hoán, "Ôi? kẻ cắp! kẻ cắp! Bắt lấy nó!" Dịp Quốc Khánh mồng 2 tháng 9 năm 1991, có người đã lẻn trèo lên bệ tượng và đội cho ông Lênin một chiếc nón rách. Khi trời đã sáng bạch, mấy chú công an phải trèo lên cất chiếc nón mê cho cụ. Người Việt nam vốn có tính trào lộng, đùa rất chính trị như vậy đó. Lãnh tụ vô sản mà lỵ. Cùng với Các Mác, Lênin (1870- 1924) là nhân vật có ảnh hưởng sâu đậm nhất đối với Đảng cộng sản Việt nam và cuộc sống của nhân dân Việt nam trong gần nửa thế kỷ qua.

Lênin luôn tự nhận là người học trò trung thành của Mác và được xưng tụng như người đã phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác, áp dụng chủ nghĩa Mác trong đấu tranh thực tiễn đố mở ra kỷ nguyên mới, "Kỷ nguyên Cách Mạng Tháng Mười ở Liên xô và trên toàn thế giới." Luận điểm của Lênin khác với Mác, và có thể nói trái hẳn với Mác, là cách mạng vô sản có thể thành công trong một nước, ở lại một khâu yếu nhất của chủ nghĩa đệ quốc, như ở nước Nga. Trong khi ấy Mác cho rằng cách mạng vô sản chỉ có thể thắng lợi đồng thời ở một số nước kinh tế phát triển nhất, với đội ngũ đông đảo và đã thức tỉnh của giai cấp công nhân sản nghiệp lớn, như ở các nước Tây Âu chẳng hạn. Luận điểm của Lênin đúng hay sai? Sự tan vỡ của Liên Bang Xô Viết và của đảng cộng sản Liên xô đem lại bằng chứng thể nghiệm rằng luận điểm ấy là một sai lầm mang tính chất chủ quan, nóng vội và gượng ép, tiêu biểu cho căn bệnh duy ý chí. Lênin cũng áp dụng một cách cực đoan quan điểm bạo lực và học thuyết đấu tranh giai cấp, dẫn đến thái độ cường điệu vai trò của khởi nghĩa vũ trang, và nội chiến. Vai trò của đảng cộng sản cũng được tuyệt đối hóa một cách quá đáng, tách nó khỏi giai cấp vô sản, ra khỏi đời sống kinh tế xã hội, với cách nghĩ chủ quan duy ý chí rằng một đảng tiên phong có thể lôi cuốn một giai cấp công nhân nhỏ yếu trong một nước chậm tiến vào một cuộc cách mạng vô sản thắng lợi!

Có thể nhận thấy sự "có mặt" của Lênin ở Việt nam tai hại nhất là ở chỗ đảng cộng sản Việt nam đã cường điệu vai trò của chính mình trong một nước kinh tế nông nghiệp lạc hậu, một giai cấp công nhân nhỏ xíu; ở sự cường điệu đấu tranh giai cấp đến độ làm lu mờ các vấn đề dân tộc; ở thái độ nôn nóng vội đốt cháy giai đoạn, đi lên chủ nghĩa xã hội không cần đến một thời kỳ phát triển tư bản chủ nghĩa! Cái giá phải trả thật là đắt! Việc coi rất nhẹ, thậm chí phớt lờ yêu cầu xây dựng một xã hội dân sự, một nền dân chủ thật sự trên nền tảng quyền công dân rộng rãi theo pháp chế dân chủ ở Việt nam cũng là do ảnh hưởng của chủ nghĩa Lênin. Đảng đặt trên nhà nước, đảng là tối cao, đảng chiếm đoạt mi quyền lực của nhà nước, đảng trùm lên đến độ bóp nghẹt nhà nước, đến mức đảng là pháp luật đảng, là nhà nước (Parti- état) cũng là điều Đảng cộng sản học được từ Liên xô và Lênin. Cái sai lầm này quá sâu, quá nặng, đến nay dù có quyết định tách đảng ra khỏi nhà nước mà 2 thực thể này vấn cứ dính chặt vào nhau một cách tệ hại.

Theo chiều suy nghĩ trên đây, Lênin cũng đưa ra quan niệm về dân chủ tập trung, hay nói rõ hơn là nền tập trung mang tính chất dân chủ, hạn chế quyền dân chủ, cả trong nội bộ đảng và trong xã hội, dẫn đến nạn độc đoán, chuyên quyền, bóp nghẹt dân chủ một cách tai hại. Cho nên Lênin đã tự mâu thuẫn với chính mình khi khẳng định rằng nền dân chủ Xô Viết là một nghìn dân cao hơn nền.dân chủ tư bản? Điều này đã trở nên mỉa mai đến lố bịch! Ơ Việt nam tác hại do quan niệm dân chủ tập trung cho cả xã hội không sao lường hết? Dân chủ trong Đảng cộng sản Việt nam là con số không, ở trong xã hội cũng lại là một quả trứng lớn?

Đó. Lênin, từng được những người đứng đầu đảng cộng sản coi là bậc thầy của cách mạng để hãnh diện tự nhận là những học trò trung thành, đã có mặt ở Việt nam trong những sai lầm như vậy đó. Đã đến lúc không thể mù quáng mãi được nữa. Đã đến lúc cần nhìn rõ bộ mặt Lênin một cách khách quan, tỉnh táo, đúng như nó có. Trong di chúc của ông Hồ Chí Minh, có nói rằng: "Phòng lúc tôi đi gặp cụ Mác, cụ Lênin..."; nó đánh dấu cả một thời kỳ lịch sử coi học thuyết chuyên chính vô sản là hòn đá tảng của các chính sách lớn, coi đấu tranh giai cấp là sợi chỉ đỏ xuyên suốt sự phát triển của xã hội Việt nam... Hai điều đó hợp lại thành cỗ máy nghiền nát tình đoàn kết dân tộc, tinh thần nhân ái truyền thống, quyền dân chủ của công dân, nếp sống trong luật pháp... dẫn đến thảm cảnh bần cùng và lạc hậu hiện nay. Đó là những nguyên nhân sâu xa, đã đến lúc tất cả những đảng viên cộng sản, cán bộ và nhân dân ta từng được giáo dục sâu rộng theo chủ nghĩa Mác- Lênin, nhận cho rõ, bằng tất cả sự tỉnh táo, cũng như bằng tât cả nỗi khổ sở, nhọc nhằn, mồ hôi và cả xương máu của bà con mình!

Tôi đã từng ngắm bức tượng lớn, cao đến 6 mét của Lênin ở quảng trường trung tâm Adis Abéba, thủ đô Ethiopia, tận Châu Phi. Bức tượng nhìn vào trụ sở bề thế của Tổ chức các nước Châu Phi. Mười năm trước, ông Mengistu Sélassié Quốc trưởng cũng là Chủ tịch đảng theo chủ nghĩa Mác- Lênin của Ethiopia khánh thành bức tượng đó và hoan hỉ xác định: "Lênin và học thuyết Lênin đã đến bén rễ ở Châu Phi." Thế mà cuối năm 1991, bức tượng áy đã bị kéo đổ xuống và ngài Mengistu Sélassié, từng nhiều lần sang Moscow và một lần sang thăm Hà nội, đã bỏ trốn chạy khỏi đất nước Ethiopia hồi tháng 6 năm 1992 để xin cư trú ở Dimbabuê! Những thăng trầm lịch sử đáng để suy ngẫm. : ở Moscow, đang lưu truyền những chuyện vui kiểu tiếu lâm về Lênin. Một hôm vào lăng Lênin người ta sửng sốt không thấy thi hài Lênin đâu. Đến gần, thấy trên bệ một mảnh giấy ghi: "Tôi đã lên đường trở lại Thụy Sĩ, tất cả phải làm lại từ đầu!" Ký tên: Lênin. (đầu năm 1917 Lênin ở Thụy Sĩ để nắm tình hình và chỉ đạo phong trào trong nước). Lại một câu chuyện khác do một nhà văn Nga trẻ kể lại cho tôi. Một hôm văn hào Nga Maxim Gorki rủ Lênin đi uống rượu. Hai người vừa sống lại và vui vẻ gặp nhau. Lênin suy nghĩ một lát rồi trả lời: "Vâng, rất vui lòng đồng chí Maxim thân mến ạ. Thế nhưng rút kinh nghiệm thời xưa, hôm nay tôi chỉ xin uống nửa rúp rượu vodka thôi. Hồi trước, tôi uống đến 1 rúp, quá chén, nên lỡ lời ba hoa về chủ nghĩa cộng sản sẽ một mình thắng trọn vẹn ở nước Nga cho vô sản hồi ấy nghe. Tôi xin nhận lỗi là bốc đồng vì men rượu và xin chừa..." Đó, lại thêm một nét văn học dân gian hóm hỉnh mà thâm thúy.
BẢN BÁO CÁO MẬT CÒN ĐƯỢC GIẤU KÍN

Việc thành phố Lêningrad được đổi tên, lấy trở lại tên Pêtrôgrad hoặc Pêtécbua năm 1990 chỉ được bộ máy tuyên truyền ở Hà nội nói thoáng qua. Những người lãnh đạo giáo điều bảo thủ vẫn còn cố ghi trong bản Hiến Pháp mới thông qua ngày 15- 4- 1992 tên của Mác Lênin đến 2 lần. Trong lời nói đầu, họ vẫn lắp lại câu: "Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh..."; rồi ở Chương 1 (Chế Độ Chính Trị) điều 4 họ vẫn tụng lại câu: "Đảng cộng sản Việt nam, đội tiên phong của giai cáp công nhân Việt nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhãn, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội". Do đó họ nghĩ rằng việc đổi tên thành phố nói trên ở nước Nga là sai lầm, nông nổi, mang tính chất cơ hội hữu khuynh, ăn phải bả của đế quốc. Họ không thể hiểu những ý nghĩ và tình cảm chân thực của trí thức, công dân có lương tâm ở nước Nga trước một quyết định sâu sắc như thế, lấy lại cái tên cũ Pi- e đại đế cho thành phố tuyệt vời ấy. Do vậy, những người đấu tranh cho một nền dân chủ thật sự mang bản chất dán tộc ở Việt nam còn phải làm rất nhiều để nhân dân ta hiểu thật đúng tình hình chính trị của nước Nga gần đây đang bị che dấu và xuyên tạc.


Một vấn đề không thể không làm rõ là về Stalin. Giữa năm 1990, đã có chỉ thị của Ban Văn Hóa Và Tư Tưởng cấm tất cả các báo, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình không được nói đến 2 chữ: đa nguyên là một, Stalin là hai. Đó là 2 điều cấm kỵ. Ai không tuân sẽ bị phạt nặng, mất chức như chơi.

Tại sao Stalin là điều húy kỵ lớn đến vậy? Bởi vì cùng với Mác và Lênin, nhưng đã bỏ rất xa Mác và Lênin, Stalin (1879- 1953) đã in rất sâu dấu ấn của mình ở mảnh đất xa xôi tận Đông Nam á này. Bởi vì từ vườn trẻ, em bé Việt nam đã phải trìu mến, kính cẩn ngắm ảnh ông Stalin có bộ ria vểnh, hát múa dưới ảnh ông ta. Vẫn lại thơ của Tố Hữu, nhà thơ cung đình của chế độ:

Stalin! Stalin!

Yêu ông biệt mấy, nghe con tập nói

Tiếng đầu lòng con gọi : Stalin!

(Nhà thơ có phịa, bốc đồng không đây? Vì trẻ con ta mới bập bẹ, rất khó nói từ: Stalin!). Rồi, vẫn lại Tố Hữu, xưng tụng trong bài "Bài Ca Tháng Mười":

Hoan hô Stalin

Đời đời cây đại thụ

Rợp bóng mát hòa bình

Đứng đầu sóng ngọn gió...

Tấm lòng, nhận thức hôm nay của Tố Hữu đối với Stalin ra sao? Có thay đổi chút ít? Hay vẫn thế? hay còn hơn thế? Công nhận một lầm lỡ, quả thật không dễ dàng, nhất là khi quả tạ của quá khứ còn quá nặng.

Tôi nghĩ đến một điều rất cần là nhân dân ta, các đảng viên cộng sản ở Việt nam được biết, được đọc một vãn kiện quan trọng về Stalin: bản báo cáo mật về Stalin do N. Khrushev đọc trước Đại hội Đảng cộng sản Liên xô tháng 2 năm 1956. Vì là báo cáo mật nên Liên xô không công bố. Phía Liên xô có phân phát tận tay cho mỗi Trưởng đoàn Đại biểu các đảng anh em một bản với yêu cầu không phổ biến rộng theo nguyên văn. Ông Trường Chinh, Trưởng đoàn Đại biểu Đảng Lao Động Việt nam (tên hồi ấy của Đảng cộng sản) đã cất kỹ trong cặp tập tài liệu độc đáo ấy.

Tài liệu này tỷ mỹ hơn nhiều so với bản báo cáo về chống sùng bái cá nhân Stalin cũng do Khrushchev trình bày ở Đại hội 20. Ngay sau Đại hội, bản báo cáo mật này bị tiết lộ trọng Đảng cộng sản Ba Lan do Zambrowski trong đoàn đại biểu Ba Lan dự Đại Hội 20 về phổ biến trong đảng. ở các đảng khác, trong đó có Đảng cộng sản Việt nam, tài liệu này được giữ kín, các ủy viên Bộ Chính Trị truyền tay nhau đọc, không phổ biến nguyên văn cho Ban Chấp Hành Trung ương Đảng, họ rất sợ gây chấn động dây chuyền vì ít nhiều đảng nào cũng có tệ sùng bái cá nhân. Họ sợ phản ứng mạnh của đảng viên thường và của quần chúng. Dân chủ, nhưng là dân chủ tập trung, ắt phải thế. Sang đến Pháp, gần đây, tôi mới có được nguyên văn toàn bộ bản tài liệu mật dày hơn 50 trang này.

Những tội ác, vâng, phải gọi là tội ác của Stalin được một ủy ban đặc biệt của đảng cộng sản Liên xô sưu tầm, điều tra, xác minh, thật là kinh khủng! Chính Stalin là người đầu tiên chụp mũ tất cả nhưng ai khác ý kiến với mình là kẻ thù của nhân dân". Chính Stalin cho phép dùng đủ mọi cực hình nhằm buộc những người đó phải viết những "bản thú tội trong đe dọa của nhục hình, tra tấn. Các đại biểu dự Đại Hội 20 đã sửng sốt đến kinh hoàng khi được biết rằng Đại Hội Đảng lần thứ 17 họp năm 1934 đã bầu ra 139 uỷ viên trung ương chính thức và dự khuyết thì sau đó, nhất là vào 2 năm 1937 và 1938, đã có 98 người bị tống giam và xử bắn vì là "kẻ thù của nhân dân". Trong số 1.956 đại biểu dự Đại Hội Đảng lần thứ 17, thì sau đó 1.108 đại biểu bị bắt và bị khép án "phản cách mạng" bởi Stalin? Có nghĩa là hơn một nửa!

Vụ án Kirov năm 1933 là do Stalin dựng lên để thủ tiêu một lãnh tụ bất đồng ý kiến. Về sau những người nhúng tay vào vụ ám sát này đều lần lượt bị xử bắn nhằm xóa bỏ dấu vết. Stalin dùng rất tùy tiện, bừa bãi danh từ "phản động", "kẻ thù của đảng", "kẻ thù của nhân dân", "gián điệp, tay sai của đế quốc để đàn áp quy mô ngày càng lớn mọi người không đồng tình với thái độ độc đoán tàn ác ấy, dựa trên luận điểm trứ danh: càng xây dựng chủ nghĩa xã hội thì cuộc đấu tranh giai cấp càng thêm gay gắt, kẻ thù càng nhiều hơn và nguy hiểm hơn! Stalin đích thân thúc ép bộ máy mật vụ, an mình lao vào bắt bớ, tra tấn và thủ tiêu không chút e ngại người ngay thật và lương thiện. Ông ta ra lệnh, mọi án xử bắn đều phải thi hành ngay. không được phép chống án và xử lại! Staline đã thúc bộ hạ kê những danh sách "Kẻ phản bội" một cách bịa đặt, dựng đứng, tràn lan và đích thân duyệt để hành quyết hàng chục nghìn người trong 383 danh sách ấy! Stalin cung đe dọa cả Bộ Trưởng An Ninh (lgnatiev - đến 1956 vẫn còn sống và dự đại hội 20) rằng: "Tôi sẽ chặt đầu anh nếu anh không lấy được lời thú nhận tội trạng của bọn bác sĩ," trong vụ án lớn "Các bác sĩ phản nghịch" tiếp sau vụ án lớn ở Leningrade. Chính Stalin đã ra lệnh giết hơn 25 ngàn sĩ quan Ba lan trung khu rừng Katin rồi đổ vấy cho là phát xít Đức giết. Mới đây một viên sĩ quan Liên xô gần 90 tuổi từng tham dự cuộc tàn sát man rợ này đã kể lại vụ này trên vô tuyến truyền hình Moscow. Đó là chưa kể những cuộc đầy ải hàng triệu gia đình Cu- lắc (phú nông) - thực tế phần lớn là trung nông lớp trên, giỏi nghề nông nhất của xã hội, đi tới vùng tuyết lạnh xa xôi ở Xi- bê- ri, nhân danh chế độ Xô Viết ưu việt và nhân đạo? Nhà khoa học Sakharov khi nhắc đến những tội ác tày trời của Stalin trên đây đã nhận xét rằng, cái tội không kém phần nghiêm trọng nữa của Stalin là đã làm tê liệt mọi xúc động của toàn xã hội Liên xô trước tội ác tràn lan của mình. (Tôi nhớ đèn mấy trăm trại cải tạo ở Việt nam sau 1975 mà rùng mình. Hàng mấy trăm ngàn người bị đầy ải, lao động cực nhọc quá sức, ốm chết trong trại, vợ con nheo nhóc, gia đình tan nát, thế mà chính quyền vẫn cứ nhơn nhơn là nhân đạo quá rồi! Và phản ứng của xã hội thật sự bị tê liệt! Thật đáng sợ, khi con người không còn phản ứng trước nỗi đau thê thảm của đồng loại, đồng bào!)

ảnh hưởng của Staline đối với Việt nam là cực lớn. Cuốn Tóm Tắt Lịch Sử Đảng cộng sản Liên xô dày cộp, khổ lớn, hơn 600 trang, do Stalin đích thân duyệt và sửa, do nhà xuất bản Sự Thật in đi in lại đến hơn chục lần, là cuốn sách gối đầu giường của các cán bộ cộng sản cấp cao ở Việt nam. Cuốn sách này được ông Hồ Chí Minh dịch ra tiếng Việt khi ông còn ở trong hang Pác Bó, tỉnh Cao Bằng. Qua cuốn sách ấy lịch sử đã bị bóp méo theo ý đồ tự đề cao mình của Stalin. Quan điểm bạo lực đơn thuần, nguyên lý cực đoan về chuyên chính vô sản, luận điểm càng đi lên chủ nghĩa xã hội đấu tranh giai cấp càng thêm gay gắt... được Stalin tô rất đậm. Cần thấy rõ, do nhuốm nặng chủ nghĩa giáo điều, Đảng cộng sản Việt nam và dặc biệt là bộ phận lãnh đạo của đảng đã mang tính chất Stalinít sâu nặng vào loại nhất so với các đảng cộng sản khác. Tinh thần sùng bái Stalin một cách mù quáng không phải chỉ có ở nhà thơ Tố Hữu. Nó luôn còn rất nặng ở ngay trong bộ chính trị và han chấp hành trung ương hiện tại.

Cuốn sách lớn của Stalin, Những vấn đề kinh tế của chủ nghĩa xã hội, cũng là sách gối đầu giường của cán bộ cộng sản toàn thế giới. Quy luật cơ bản và 9 quy luật tất yếu của chủ nghĩa xã hội, do Stalin tìm ra, trình bày và giải thích, chính là một ngọn nguồn tai họa và bế tắc của chủ nghĩa xã hội hiện thực. Từ quy luật công nghiệp hóa, lấy công nghiệp nặng làm trung tâm, đến cải tạo quan hệ sản xuất, tiêu diệt chế độ tư hữu đến kế hoạch hóa tràn lan, cứng đờ, máy móc, cho đến đảng độc quyền lãnh đạo, gò bó sự nghiệp văn hóa trong một hình thức duy nhất hiện thực xã hội chủ nghĩa... đều là những sai lầm cơ bản gây cơ man nào là tổn thất, rối loạn, đổ vỡ cho sản xuất xã hội, giam hãm nhân dân trong ìâm than, đói khổ và lạc hậu?

Một giáo sư Nga tôi gặp ở Trường Đại Học Berkeley ở California (Mỹ) kể rằng, Stalin nguyên học ở một trường dòng, không được học có hệ thống về tự nhiên cũng như xã hội, nhưng tự cho mình là biết hết và can thiệp rất liều vào khoa học. Chính Stalin khẳng định rằng: "Không có ở đâu cái gọi phương thức sản xuất Châu á," và cấm bàn vấn đề này. Ông ta cũng kết luận một cách vũ đoán là không có khoa xã hội học (sociologie), vấn đề này nằm trong khoa duy vật lịch sử rồi? ông cũng kết luận không có vấn đề toán trong kinh tế? (Ai cũng biết môn toán kinh tế đang phát triển rất mạnh hiện nay, với khoa toán kinh tế đặc sắc). Ông ta ra lệnh điều các nhà nghiên cứu môn này hồi ấy sang ủy Ban Thống Kê, từ đó Liên xô trở nên rất lạc hậu về môn toán kinh tế. Liên xô trở nên rất lạc hậu về môn toán kinh tế là điều dễ hiểu! Stalin còn viết cuốn Chủ nghĩa Mác và vấn đề ngôn ngữ, phê phán một cách bừa bãi, kém trí thức quan điểm của nhà ngôn ngữ học Marx rất tài giỏi về môn này. Trong sinh học, nhà "bác học Stalin" nhận định: ai theo quan điểm gen (gène) trong sinh học là kẻ phản động! Ông đưa nhà nghiên cứu dỏm" Lyssenko lên mây xanh và đưa xử bắn nhà sinh học tài giỏi là Vavilov. Phương pháp suy nghĩ duy ý chí của Stalin đã làm hại dân tộc Việt nam không xiết kể. Các nhà lãnh đạo Việt nam theo nếp nghĩ duy ý chí giải quyết rất ẩu vấn đề kỹ thuật của công trình thủy điện sông Đà, bắn khoan vào lòng đá cho nước chảy, đề phòng chiến tranh nguyên tử (!!!), tốn kém thời gian, chất nổ, tiền của không tính xiết. Việc dựng đường dây cao thế Bắc Nam hiện nay để đưa điện từ Hòa Bình vào Sài Gòn và Cần Thơ, cũng theo cung cách Stalin, quyết định ẩu cấm cãi lại, chính trị là thống soái, cán bộ kỹ thuật là hầu hạ, điếu đóm, phải vâng dạ, thế thôi! Stalin cũng viết cuốn Chủ nghĩa Mác và vấn đề dân tộc, nhưng cũng chính Stalin lại phạm sai lầm nhất thống vấn đề dân tộc. Sau nội chiến, ông ra lệnh cho nhiều dân tộc thiểu số di dân từ nơi họ sinh sống từ lâu đi nơi khác, đầy ải từng dân tộc vào những vùng xa xôi, như dân tộc Karatchai, các dân tộc Chechene và Ingouche, dân tộc Balkar... Những xung đột chủng tộc hiện nay ở vùng Karabak là hậu quả của chính sách cưỡng bức di dân thời đó của Stalin. Thái độ độc đoán, khinh thị trí thức, coi cán bộ kỹ thuật là kẻ thừa hành, khinh thị dân tộc, lấy "chính trị làm thống soái đã được truyền sang các nước xã hội chủ nghĩa anh em, và được nhập vào Việt nam khá là sâu đậm.

Theo gót Stalin, các nhà lãnh đạo của đảng cộng sản Việt nam ít được học chu đáo, thậm chí học kém vẫn ngang nhiên phát biểu đủ thứ, lên lớp dạy bảo các nhà khoa học theo quan điểm chính trị là thống soái. Việc phi Staline hóa về nhận thức lý luận trở nên rất cấp bách. Thế nhưng các vị lãnh đạo chóp bu của Đảng cộng sản Việt nam lại, cấm không cho đụng đến Stalin, coi đó là húy kỵ, nhằm bảo vệ cái thần tượng hão huyền ấy? Đây là một thái độ vô trách nhiệm đối với dân tộc và nhân dân. Họ còn duy trì sự sùng bái này bao lâu nữa? Trong khi chính ngay ở Liên xô, Stalin đã bị hạ bệ từ lâu rồi.

Cái luận điểm mà các ông Đào Duy Tùng và Nguyễn Đức Bình, ủy viên Bộ Chính Trị Trung ương Đảng, đến năm 1992, vẫn còn cứ cãi chày cãi cối rằng, dù sao "đồng chí Stalin" công lao vẫn lớn hơn thiếu sót (họ không dám dùng chữ tội ác); dù sao trong chiến thắng chống Phát Xít, đại nguyên soái Liên xô Stalin vẫn lập công đầu... thật là lạc lõng!

Họ vẫn ù ù cạc cạc, không biết rằng ở Liên xô, các nhà viết sử chiến tranh, các nhà lý luận, các nhà chính trị trung thực đã viết hàng chục cuốn sách, hàng trăm bài báo để chứng minh rằng: Trong chiến tranh công của Stalin đã được thêu dệt, tâng bốc quá đáng, còn khuyết điểm đã được che dấu kỹ. Stalin đã hoàn toàn chủ quan, ảo tưởng về "thiện chí", sự "biết điều của Hit- le tôn trọng hiệp ước Đức Xô, để đến mức tê liệt cảnh giác ngay trong đại bản doanh, làm cho Liên xô bị động, bị tấn công bất ngờ, phải lui quân trên quy mô lớn, bị tổn thất hàng triệu sinh mạng nhân dân và binh sĩ. Chiến công lớn về sau toàn là thuộc về tài thao lược của các tướng tài, như Giukov (về sau thống chế Giucov bị Stalin đối xử xấu với thái độ phải nói là hèn hạ, vì đã "dám" tỏ ra tài nàng hơn Stalin). Cướp công của hơn một chục vị tướng có thực tài là một tội lớn của Stalin, đã được chứng minh rõ. Vậy thì các vị cộng sản giáo điều ở Hà nội còn có lý gì để bảo vệ sự thiêng liêng của "đại" lãnh tụ Stalin và cấm đoán toàn đảng và xã hội không được đụng đến chân lông của kẻ mà chính người Liên xô vạch mặt chỉ tên như một tên khát máu man rợ nhất, một con thú dữ lộng hành suốt hơn 30 năm cầm quyền, một kẻ gây tai họa cực lớn cho xã hội, nhân dân Liên xô và thế giới.

ở Moscơw đang lưu truyền chuyện tiếu lâm trên vỉa hè phố Arbat rằng: Stalin chuẩn bị đi săn và xác định rằng chỉ đi săn gấu mà thôi. Lập tức mọi động vật khác, cho đến cả thỏ hiền lành và sóc nhút nhát cũng chạy trốn hết. Vì cái máu Stahn là giết, là bắn mọi động vật đang động đậy, và hắn rêu rao chỉ bắn gấu là để có thể giết được nhiều loại động vật nhất!

Stalin đã tạo nên nhưng tay đô tể dưới trướng hắn như Beria. Truyện rằng một hôm Stalin gọi Beria đến và bảo: Ta vừa mất cái tẩu hút thuốc, phải truy bắt lập lức thủ phạm!" Nửa giờ sau, Stalin gọi Beria vào phòng, nói: "Tẩu thuốc lá đã tìm thấy, ta để quên trong ngăn kéo kia." Beria nhanh nhảu:. "Kính thưa đồng chí Stalin vĩ đại, xin trình đồng chí đây là đúng 200 bản tự thú nhận của những kẻ đã dám lấy cắp cái tẩu vô giá của đồng chí..."

Nội dung chuyện có thể vô lý nhưng lại rất thực, lột tả cái tâm địa tàn ác, đần độn của chính Stalin và bộ hạ. Cái thâm của chuyện tiếu làm là ở đó. Lại một chuyện nữa. Stalin vừa chết. Ban Chấp Hành Trung ương họp khẩn cấp. Molotơv báo tin buồn: "Stalin đã tắt thở." Mọi người yên lặng. Bỗng tiếng của một ủy viênbộ Chính trị cất lên, run rẩy: "Thật là nghiêm trọng! Vậy thì ai trong chung ta dám báo cáo cái tin khủng khiếp này đến đồng chí Stalin vĩ đại?" Truyện phịa, không có thật, nhưng để nhấn mạnh rằng đến khi chết rồi, Stalin vẫn còn gây sợ hãi cho bộ hạ đến vậy!
MẶT TRỜI LÊN, MẶT TRỜI LẶN:

Một thời bài hát Tàu rất được thịnh hành:


Mao tsé Tung

Thai vang sâng

rung Hoa su leo cơ Mao Tsé Tung

Phiên theo chữ Hán là:

Mao Trạch Đông .

Thái Dương thăng

Trung Hoa xuất liễu cá Mao Trạch Đông...

nghĩa là:

Mao Trạch Đông

Mặt trời lên

ở nước Trung Hoa xuất hiện Mao Thạch Đông...

Câu cuối là: Người là cứu tinh của nhân dân"

Một thời, cái thời từ 1950 đến tận 1978, sách ông Mao tràn ngập các cửa hàng bán sách Nhân Dân và các tủ sách công cộng; trong Thư viện Quốc gia Hà nội, sách của Mao được xếp vào loại kinh điển cơ bản nhất. Thư viện các cơ quan cho đến tủ sách ở các khu phố, trường học, xí nghiệp... đều tràn đầy sách của Mao. Cuốn Trì cửu chiến (Chiến tranh lâu dài), Tân cân chủ luận (Bàn về cân chủ mới), Thực tiễn luận (Luận về thực tiễn), Mâu thuẫn luận (Bàn về mâu thuẫn), Vấn đề mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân... là những cuốn sách được in với số lượng cực lớn, ở trong chương trình học tập chính thức của đảng viên, cán bộ từ sơ cấp đến trung cáp và cao cấp.

Sự sùng bái mù quáng Mao đạt đỉnh cao nhất vào tháng 12 năm 1951, tại Đại Hội Đảng dân thứ 2 họp trên căn cứ Việt Bắc, trăm phần trăm đại biểu giơ tay thông qua điều lệ mới của đảng ghi rõ trên giấy trắng mực đen: Đảng Lao Động Việt nam lấy chủ nghĩa Mác- Angels- Lênin- Stalin và tư tưởng Mao Trạch Đông làm nền tảng. Mặt trời chói lọi ấy chỉ ít lâu sau đã chiếu rọi khắp đồng quê miền Bắc, với những cuộc đấu tố kinh hoàng giai cấp "địa chủ (mà phần lớn chỉ là phú nông hoặc trung nông lớp trên); vợ tố chồng, con tố cha, con dâu tố bố mẹ chồng, anh chị em đấu tố nhau... Họ đều được biểu dương là lập trường giai cấp vững chắc và đứt khoát, giác ngộ giai cấp sâu sắc, là những đảng viên trung kiên của đảng, thấm nhuần tận xương tủy chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông, được nêu gương để toàn đảng học tập. Những chữ "Tàu hoặc mang màu sắc Tàu xuất hiện rất tự nhiên: địa chủ cường hào, địa chủ ác bá, tố khố, mạn đàm, tọa đàm, tâm đắc, kiểm thảo, phản tỉnh, liên hệ, liên quan, thành khán nhận tội, thành khẩn hối hận, thành khẩn và ngoan cố, đầu hàng giai cấp, tình cảm giai cấp, Phân loại thành phần, phân loại tư tưởng, cốt cán, bắt rễ xâu chuỗi, phát động cám thù, phát động tư tưởng... Hơn 10 nghìn người đã bị bắn trong các tòa án nhân dân vừa hừng hực khí thế kích động cảm thù, vừa mù quáng kỳ quặc; một chiều theo kiểu a dua của đám đông- những cơn động kinh của đám cuồng tín ít học. Mao Trạch Đông từng vỗ ngực tự nhận là kẻ cầm đầu của mấy trăm triệu nông dân Đông Nam Châu á.

Những phái viên kiệt xuất của Mao chủ tịch là những ông chủ thật sự của cải cách ruộng đất. Đó là "đồng chí Thiế,t đồng chí Triệu, đồng chí Vương"... mà mỗi lời phán, gợi ý, đề xuất được coi là mệnh lệnh, là chỉ lệnh của Mao chủ tịch vĩ đại! Điều lệ Đảng đã ghi lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm nền tảng thì dù có điều gì các học trò Việt nam cảm thấy là lạ, kạ kỳ, thậm chí vô lý... cũng cứ phải cúi đầu vâng dạ mà chấp hành cho sớm.

Những học trò ấy trước hết là. ai? Là ông Trường Chinh, Tổng bí thư của đảng đảm nhận chức Trưởng Ban chí đạo Cải cách ruộng đất, là ông Hoàng Quốc Việt, ủy viên thường vụ trung ương đảng (như ủy viên Bộ chính trị), Trưởng ban chỉ đạo thí điểm cải cách ruộng đất ở Thái Nguyên; là ông Lê Văn Lương, Trường ban tổ chức trung ương kiêm Trưởng ban Chỉ đạo chỉnh đốn tổ chức, mà thí điểm được làm ở Thanh hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh; là ông Hồ Viết Thắng, ông Chu Văn Biên, ủy viên thường trực của Ban chỉ đạo trung ương.

Mỗi lần các vị học trò" này gặp đoàn "phái viên quý báu của Mao Chủ Tịch" về Thủ ti cải cớ (Thổ địa cải cách, theo tiếng Bắc Kinh), họ chỉ có thái độ tiếp nhận ý kiến của chuyên gia, không dám hỏi lại cũng không dám cãi lại! Anh bạn của tôi làm ở văn phòng Ban Chỉ Đạo hồi ấy (năm 1954, 1956) kể lại: "Triết cố vấn", Triệu cố ván" và Vương cố vấn" chuyên ngồi dựa vào ghế bành lớn, ưỡn bụng ra phía trước, có lúc gác đại cả 2 chân lên bàn, tay cầm ly rượu mao đài, nhổ nước hót ồn ào xuống đất, để phán bảo cho những người nắm vận mệnh của đất nước Việt nam. Thật thê thảm cho đất nước này!

Có một câu chuyện rất đáng chú ý. Khi đội phát động đến vùng đồn điền Đồng Bẩm sát ngoại ô thành phố Thái Nguyên làm thí điểm phát động nông dân, chủ đồn điền là bà Nguyễn Thị Năm. Bà từng ủng hộ các chiến sĩ cộng sản từ thời bí mật từ những năm 1937- 1938... Chính các ông Trường Chinh và Hoàng Quốc Việt đã được bà che chở, nuôi dưỡng. Hai con trai bà hoạt động Việt Minh từ thời bí mật, đi bộ đội giải phóng và đến 1954, một anh tên Nguyễn Công là Chính ủy Trung đoàn, một anh tên Nguyễn Hanh là Đại đội phó Bộ đội Thông tin. Cố vấn Trung Quốc nhận định bừa rằng đây là mụ địa chủ ác bá, có nghĩa là cần lấy đầu. Một số nông dân chất phác ngây thơ, kể rằng bà Năm rất tốt, nhân từ, hay đi chùa, làm việc thiện, có nhiều cán bộ chiến sĩ là con nuôi của bà, bà có công với kháng chiến, nên xếp là địa chủ kháng chiến. Những người ấy bị cố vấn Tàu và ông Đội trưởng quê ở Nghệ An kết tội là tay sai, đình bênh che, chạy tội cho địa chủ. Không khí ngột ngạt bắt đầu, sau bắt rễ xâu chuỗi, đến bước đau tranh trực diện của nông dân, kể tội và luận tội về kinh tế và chính trị, chuẩn bị cho tòa án nhân dân với màn xử bắn.

Ông Hoàng Quốc Việt kể lại rằng hồi ấy, ông chạy về Hà nội, báo cáo việc hệ trọng này với ông Hồ Chí Minh. Ông Hồ chăm chú nghe rồi phát biểu: "Không ổn! Không thể mở đầu chiến dịch bằng cách nổ súng vào một phụ nữ, và lại là người từng nuôi cán bộ cộng sản và mẹ một chính ủy trung đoàn Quân đội Nhân dân đang tại chức." Ông hẹn sẽ can thiệp, sẽ nói ông Trường Chinh về chuyện hệ trọng và cấp bách này!

Thế nhưng không có gì động đậy theo hướng đó cả! Bởi vì người ta mượn cớ là đã quá chậm. Các phóng viên báo chí, các nhà văn hạ phóng tham gia cải cách đã viết sẵn bài tố cáo, lên án, kết tội bà Nam rồi. Lập luận của những "phái viên đặc biệt của Mao chủ tịch" là: "Việc con mụ Năm đã làm chỉ là giả dối nhằm chui sâu, leo cao vào hàng ngũ cách mạng để phá hoại. Bản chất của giai cấp địa chủ là rất ngoan cố xảo quyệt tàn bạo, chúng không từ một thủ đoạn nào để chống phá cách mạng. Nông dân phải luôn luôn sáng suốt nhận rõ kẻ thù của mình, dù chúng dở thủ đoạn nào." Tôi hỏi ông Hoàng Quốc Việt vậy thì ông nghĩ sao về câu chuyện này? Lúc ấy là năm 1987, đã có "đổi mới", "nói thẳng và nói thật". Ông nói: "Đến bác Hồ biết là không đúng cũng không dám nói với họ!" Ông than? Thế rồi sang chuyện khác. "Họ" là các ông con trời, đặc phái viên của Mao. Tôi nghĩ việc này có rất nhiều ý nghĩa. Trước hết ông Hồ Chí Minh có lỗi lớn. Thà rằng không biết gì về chuyện này; và dù không biết, là Chủ tịch nước, Chủ tịch đảng, ông vẫn phải chịu phần trách nhiệm. Huống gì ông đã biết rõ cụ thể, ông nhận định là bà Năm bị xử trí oan, thế mà ông giữ im lặng, ông không can thiệp.ì Đây là thái độ vô trách nhiệm. ống không can thiệp thì còn ai có thể can thiệp? Ông đã để mặc cho nước của ông, đảng của ông bị một số kẻ nước ngoài lũng đoạn, lộng hành. Trên thực tế, ông đã từ nhiệm vị trí, trách nhiệm của mình.

Giả thử ông quyết can thiệp hết mình, đến nơi đến chốn vì đây là trường hợp thí điểm, thì biết đâu cả cuộc cải cách ruộng đất sẽ diễn ra khác hẳn. Chẳng phải chính ông, trước đó đã có lần nhận định rằng lòng yêu nước của dân tộc ta rất sâu rộng, cho đến vua quan như Hàm Nghi, Duy Tân, Thành Thái cũng chống thực dân Pháp; biết bao địa chủ là địa chủ kháng chiến, biết bao nhân sĩ là nhân sĩ dân chủ, có biết bao thân sỹ yêu nước ở khắp nơi...

Sùng bái "mặt trời phương Đông", nể sợ "thiên triều Bắc kinh, ông Hồ đã truyền cho những người lãnh đạo khác quanh ông, cho cả đảng cộng sản một thái độ thụ động vô lý, mất hết khả năng phản kháng và tự vệ. Chính ông cũng bị cỗ xe Mác- Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông đè lên đầu, trong khi cả Đảng cộng sản và xã hội bị cỗ xe ấy nghiền nát. Thảm trạng hiện nay của đất nước bắt nguồn một phần không nhỏ từ "mặt trời" ấy, thái độ "đầu hàng" tai hại ấy, dù cho "mặt trời ấy đã lặn vào bóng đêm dày đặc của lịch sử từ hơn 1 chục năm nay (ông Mao đã chết năm 1976). Báo Nhân Dân hồi đó đã có một bài xã luận ở trang một, khóc lóc tiếc thương "người thầy vĩ đại của cách mạng Trung Quốc, người bạn lớn của nhân dân Việt nam."
CHIA THEO TỶ LỆ ANH EM

ở Ba Lan, từ trước khi chủ nghĩa xã hội hiện thực sụp đổ lưu hành một chuyện cười dân gian. Một anh Liên xô đi cùng anh bạn Ba Lan trên phố vắng, bỗng cùng chộp được một túi tiền. Anh Liên xô hớn hở nói: "Nào, đến vườn hoa kia mở ra hai ta sẽ chia theo tình anh em." Anh Ba Lan lập lức trả lời: "Không, không thể thế được, phải chia theo tỷ lệ 50/50 kia đấy!" Hai người đồng ý, bất tay nhau cười vang. Vì sao? Vì quan hệ bất bình đẳng vốn dĩ là tự nhiên, thành nếp giữa Liên xô và các nước "em" phụ thuộc như Ba Lan. Cho nên chia theo tình anh em ắt phải là 55/45, hay 70/30, thậm chí 90/10! Hãy quan sát hai em bé chia kẹo khi bố mẹ bảo đứa anh: chia đều cho em nhé. Người anh ăn tham sẽ chia "đều theo tỷ lệ 55/45, hoặc có thể hơn, hơn nhiều nữa. Cho nên anh chàng Ba Lan lập tức bác bỏ nguyên tắc chia theo "tình" anh em mà nghi ngay đến tỷ lệ chia đều chuẩn xác 50- 50.


Bình đẳng giữa các nước anh em! Thật hay và đẹp, cao quý tồn tại... ở trên giấy. Mới đây khi Tổng Thống Pháp Miterrand sang thăm chính thức Việt nam thì dư luận thế giới nhìn lại mới thấy rằng cho đến nay, sau hơn 47 năm Đảng cộng sản nắm trọn chính quyền ở miền Bắc rồi trong cả nước, chưa có "Tổng Thống" Liên Xô hay Trung Quốc nào sang thăm Hà nội cả! Ông Gorbachev năm 19S2 có sang thàm Việt nam khi còn là nhân vật số 5, đặc trách về chương trình nông nghicp. Các nhân vật Stalin, Khrushchev, Brejnev, Andropov, Chernenko... cũng như Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân... đều chưa hề đặt chân đến Việt nam. Còn các ông Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười... thì đã biết bao lần đến Bắc Kinh và Moscow! Tội nghiệp cho người em út trong quan hệ với những ông anh lớn! Chỉ riêng trước và sau Đại Hội 7, các vị lãnh đạo cao nhất của Việt nam tới tấp sang Trung Quốc: Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Lê Đức Anh... Vậy mà gần đây chỉ có Lý Bằng ghé sang! Và Lê Đức Anh chỉ được tiếp ở Thành Đô tại một tỉnh địa phương. Báo Hồng kông nhận xét, vì Đặng muốn dằn mặt Lê Đức Anh rằng: tội chú to lắm đấy, dám gây sự với người anh em Khơ Me đỏ của ta, ta chưa quên việc ấy đâu.

Vậy mà ở Trường Đảng cao cấp Nguyễn ái Quốc có cả một bài giảng dài lòng thòng về mối quan hệ mới về chất giữa các nước anh em trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, dựa trên tình quốc tế vô sản, hoàn toàn bình đẳng và không mảy may vụ lợi! Họ giấu kỹ tất cả những hiện tượng rành rành và khẳng định những điều không có thật với thái độ không một chút ngượng nghịu. Cái vững vàng, kiên định, kiên trì chán lý của họ là thế! Thật ra chủ nghĩa Mác- Lênin trong hành động thực tế đã nghiền nát nền độc lập và chủ quyền dân tộc bởi thái độ đàn anh, chuyên quyền, áp đặt và gia trưởng. Hãy nghe câu nói của Stalin rất tiêu biểu: "Ta chỉ cần đơ ngón tay út là tên Ti- tô phải lăn kềnh!" (Theo báo cáo mật của Khrushchev ở Đại Hội 20 đảng cộng sản Liên xô).

Việc Đảng cộng sản Việt nam đưa gần 20 vạn quân vào Cam bốt và ở lỳ tại đó đúng 10 năm chính là áp dụng khái niệm "chủ quyền hạn chế kỳ quặc của Brejnev, người đã từng được tâng bốc là thiên tài quân sự, xứng đáng với quân hàm nguyên soái toàn Liên xô, mà thành tích quân sự mới nhất là đưa quân đội Liên xô vào Afghanistan hồi 1979, với biết bao sinh linh bị giết hại ở cả hai phía. Họ lập luận theo hai nội dung với hai đối tượng khác nhau. Trong đảng, họ giải thích đây là làm nghĩa vụ quốc tế vô sản, củng cố và mở rộng phong trào cách mạng sang nước khác. Trong nhân dân và đối với quốc tế, họ trưng ra lời yêu cầu của một phong trào một mặt trận, một chính quyền tại chỗ mà họ dựng nên! Cố nghĩa là, tự mình mời mình vào nhà người khác! Việc Quân Đội việt Nam ở lại suốt 10 năm ở Cam Bốt bất chấp sự phản đối dai dẳng của số đông áp đảo ở Liên hiệp Quốc và sự tẩy chay, trửng phạt của thế giới, là theo tấm gương của người anh Liên xô, là ở sự học tập và thi đua với nước anh em Cu ba đưa quân tình nguyện sang tận Angôla, Ethiopia, Mojambique...

Việc bọn cộng sản Khờ Me Đỏ gây ra sự bắn giết tàn ác đồng bào ta ở giải biên giới phía Nam từ Kiên Giang, An Giang, qua Long An, Tây Ninh lên tới Lâm Đồng... và chính sách diệt chủng của chúng ở Cam Bốt đã tạo nên lý do cho việc đưa hộ đội Việt nam vào Cam bốt. Nhân dân Cam bốt nhiệt thành hoan nghênh việc này là sự thật. Họ thoát khỏi chết, thoát khỏi chế độ giết người hàng loạt, chấm dứt chế độ kỳ quái không thành phố, không tiền nong, không chợ và trường học, không cả gia đình. Nếu bộ đội Việt nam rút khỏi Cam Bốt sau hai đến 3 năm ổn định tình thế, giao lại việc ổn định tiếp cho người Cam Bốt và cộng đồng quốc tế (qua Liên Hiệp Quốc) thì hợp lý, cao thượng biết mấy! Họ đã cố trọn ở lại 10 năm, vì ý định xây dựng khối liên minh cộng sản gồm 3 nước Đông Dương hấp dẫn quá. Họ rất chủ quan trong suy tính về chiến lược. Họ bắt dân trả giá về cuộc phiêu lưu này không sao kể xiết: tính mạng của hơn 50 nghìn chiến sĩ trẻ, gần 200 nghìn bị thương, số người Cam Bốt chết và bị thương còn cao hơn những con số ấy; ngân sách quân sự cực lớn bị ném vào lửa chiến; họ duy trì quân đội từ 1 triệu đến 1,7 triệu một thời gian dài... Tất cả tạo nên nguyên nhân trực tiếp cho cuộc khủng hoàng chính trị, kinh tế, tài chính tâm lý xã hội ngày càng nặng nề cho đến tận bây giờ. Cả thế giới xúm lại trừng phạt, cấm vận, phong tỏa Việt nam về cuộc phiêu lưu này... Tội lỗi của người cầm quyền trong cuộc chiến tranh này rất lớn. Nhất là đã có nhưng lời đề xuất rất sớm là nên rút ra khỏi bãi lầy này từ những năm 1982, 1983 và cả nhưng lời kiến nghị khẩn thiết rằng nếu không rút ngay thì e rằng sẽ là quá chậm Thái độ độc đoán, không dân chủ thật tai hại khôn lường?

Tư tưởng nước lớn, kiêu ngạo của phần lớn chuyên gia Việt nam ở các ngành, các cấp, kể từ các vị ở cấp cao nhất như các ông Lê Đức Thọ, Lê Đức Anh... dã xúc phạm niềm tự trọng của người Cam Bốt. Tôi đã kể về một số biểu hiện lớn, kiêu ngạo ấy trong Hoa Xuyên Tuyết. Điều cần nói thêm là những thái độ đàn anh, miệt thị người Cam Bốt ấy giống hệt như thái độ người Liên Xô đối với các nước Đông Âu, vì cùng đúc từ một khuôn mang tên chủ nghĩa quốc tế vô sản, tình nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc bình đẳng vô tư... nghe rất kêu. Tôi được các bạn Cam Bốt cho biết việc truất ông Pen Xô Van, Tổng bí thư Đảng cộng sản kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng là do hai ông Đức Thọ và Lê Đức Anh quyết định trước, được Bộ Chính Trị Đảng cộng sản Việt nam thông qua trước rồi hai ông nói trên mới "gợi ý cho một số người tin cậy nhất của họ trong Bộ chính trị Đảng cộng sản Cam Bốt tiến hành. Giống như việc hạ bệ ông Dubcek ở Tiệp Khắc mùa xuân Pra- ha được quyết định trong điện Kremlin vậy. Chẳng còn là những điều bí mật, vì người Cam Bốt nào quan tâm đến thời cuộc cũng biết ông Pen Xô Van vốn là viên chức làm việc trong cơ quan Đài Phát Thanh Tiếng Nói Việt nam hàng chục năm, trên cương vị Trưởng Phòng Phát Thanh tiếng Khờ Me; ông Chăn Xi đầu năm 1979 bất ngờ được chọn sang Nom Penh nhận chức Chủ nhiệm Tổng cục Chính Trị rồi Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, rồi lên tới chức Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng, sau đó bị chết bệnh đột ngột hồi 1985, vốn là đảng viên cộng sản Việt nam, phụ trách một phân xưởng tại nhà máy nhiệt điện Việt Trì ở tỉnh Vĩnh Phú; ông Bu Thoáng, ủy viên Bộ Chính Trị đảng cộng sản Cam bốt lúc đầu phụ trách trưởng ban Tuyên Huấn Trung ương, về sau được đưa gấp lên Bộ Trưởng Quốc Phòng với Quân Hàm Đại Tướng, kiêm Phó Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng, thì hồi 1978 còn là huyện đội xưởng mang quân hàm đại úy ở huyện Sa Thầy ở một tỉnh Tây Nguyên Việt nam. Cô y tá ở Quân Khu 7 quê ở Trà Vinh mới 26 tuổi tên là Miên Xam On đảng viên đảng Công Sản Việt nam được ông Lê Đức Thọ đưa vọt lên đến mức kỳ lạ: vào Ban Chấp Hành Trung ương, nhận chức Trưởng Ban Tuyên Huấn Trung ương Đảng, rơi vào luôn cả Bộ Chính Trị của "đảng bạn" trước khi "rơi ngã" khi bộ đội Việt nam rút về. Cô ta là cấp trên của tiến sĩ Vandi Caon tốt nghiệp từ đại học Sorbonne, Paris, phụ trách môn Khoa học xã hội của Ban Tuyên Huấn. Người Cam Bốt không hề tham gia việc đưa ông Pen Xô- van lên rồi hạ ông ta xuống. Lỗi ông ta là gì? Tội ông ta ở đâu? Qua kể lại của một chuyên gia Việt Nam về tổ chức cán bộ thì ông đâu có chống Việt nam, đâu có chống lại đảng mình! Ông chỉ mời tỏ ra không hài lòng vì là Tổng bí thư kiêm Bộ Trưởng Quốc Phòng mà không có chút ít thực quyền, ông cũng tỏ ra khó chịu khi bị ông Lê Đức Anh lấn át quyền quyết định về quân sự. Các ông Lê Đức Thọ và Lê Đức Anh cần những người biết vâng lời. Ông không học thuộc bài học vỡ lòng ấy. Bị mất chức, ông còn bị đưa về Việt nam để bị quản thúc 10 năm. Gần đây, vào giữa năm 1992, tình hình Cam Bốt đã chuyển khác, đã có chính quyền lâm thời của Liên Hiệp Quốc, ông mới được trở về Ta Keo. Cuốn hồi ký của ông nếu ông có ý định viết sẽ vô cùng hấp dẫn. Ông vốn là cán bộ quân báo, rất kín đáo, ít nói, ít cười, có nhiều suy tư, hay đọc sách báo rồi trầm ngâm suy nghĩ. Tôi nghĩ con người như thế rất khó đóng trọn vai trò kẻ có chức vụ cao mà trong tay không mảy may có quyền lực

Theo "truyền thống" đã thành nếp sống của chủ nghĩa quốc tế vô sản, của chủ nghĩa Mác- Lênin trong hành động, thì điện Kremlin luôn cần những người như ông Tođo Gipcov ở Sôfia, Bungari, nghĩa là dù cho ở Sofia trời quang mây tạnh thì vẫn vui vẻ giương ô lên che không biết ngượng, vì...lúc ấy trời đang mưa ở Moscou? Đây là chuyện vui dân gian ở Sofia. Cái tội của ông Pen Xô- van có thể là ở chỗ hôm ấy ở Hà Nội đang mưa to, ở Phnom Penh trời quang quẻ, vậy mà ông đi trên đại lộ Hồ Chí Minh lại quên che ô. Hai ông Lê Đức đã nhìn thấy cảnh ấy và nổi giận!
SỰ KIỆN SIAM REAP

Các bậc sáng lập ra chủ nghĩa Mác- Lênin quên khuấy không dạy kỹ về xây dựng một nền dân chủ thật sự trên cơ sở một xã hội dân sự có đầy đủ quyền công dân nên các nước xã hội chủ nghĩa hiện thực vừa khan hiếm hàng tiêu dùng, vừa khan hiếm tự do. Khan hiếm tự do, bình đẳng trong mỗi nước, nên quan hệ quốc tế của họ ắt cũng khan hiếm tự đo và bình đẳng. Đó là quan hệ anh em. Bố mẹ nghèo bảo hai anh em chia đều quả chuối thì người anh đã tinh ranh lấy ngón tay chặn làm cỡ chỉ cho chú em được cắn một mẩu nhỏ! Cái kiểu cách Stalin dơ ngón tay út để trừng phạt Ti- to, cái kiểu quân đội Liên Xô kéo ồ ạt vào Budapest, Hungari hồi 1956 - khách không mời mà đến- rồi ở lại hoài hoài (Đến bao giờ? Chuyện vỉa hè ở Budapest nói rằng chỉ đến khỉ họ tìm thấy ai mời họ vào); cái kiểu bộ đội Việt nam vào Cam bốt rồi ở lại 10 năm; cái kiểu Đặng Tiểu Bình tháng 2- 1979 cho quân xông vào các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh... đều phản ánh chuyện lộn xộn, bát nháo trong một gia đình lớn không có nề nếp, đạo lý, đầy hà hiếp bất công. Nó mang tính tất yếu. Đặng Tiểu Bình cư xử như một người anh, nọc chứ em ra đánh mấy roi lằn mông vì chú đã hà hiếp thằng em nhỏ mà anh ta đang cưng. Cũng là để trả thù gián tiếp: người anh cả Liên Xô đã nện anh ta đau bên sông Issouri hồi nào. Vì thế, chủ nghĩa Mác- Lênin với học thuyết chuyên chính vô sản, đấu tranh giai cấp, quan hệ quốc tế vô sản... thành cỗ máy nghiền, xéo nát tự do trong mỗi nước, cũng nghiền luôn cả chủ quyền của các nước anh em, các nước "đồng minh của nhau! Sự kiện Siam Reap in dấu ấn rất đậm vào mối quan hệ giữa đảng cộng sản Việt nam và Đảng Nhân Dân Cách Mạng Cam bốt cũng như trong quan hệ giữa hai nước.


Chuyện xảy ra vào hồi 1984, nếu sự nhớ lại của tôi không nhầm. Lúc ấy, ông Lê Đức Thọ, người chịu trách nhiệm về tình tình Cam Bốt trong Bộ Chính Trị Đảng cộng sản Việt nam còn thường xuyên ở Phnom Penh, trong một biệt thự ở sau điện Chăm Ca Mon, bên bờ sông Mê Ông. Ông Lê Đức Anh là Tư lệnh của lực lượng Quân Tinh Nguyện, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của các đơn vị bộ đội Việt nam ở Cam Bốt. Giúp ông về quân sự là Tham mưu trưởng Hoàng Hoa, từng là cố vấn quân sự cho đoàn đại biểu Việt nam tham gia thương lượng với phía Hoa kỳ ở Paris do ông Xuân Thủy cầm đầu, ông Lê Đức Thọ làm "cố vấn", trên thực tế là lãnh đạo, trùm lên hai đoàn của ông Xuân Thủy và bà Bình. Chính ông Lê Đức Thọ đã có ý kiến đưa ông Hoàng Hoa (tên thật là Hồ Quang Hóa) vào Ban Chấp Hành Trung ương trong Đại Hội Đảng 5 hồi cuối năm 1982 và cử ông sang Cam Bốt, với quân hàm Thiếu tướng. Một tương lai thành đạt lớn mở ra cho ông Hoàng Hoa, thì... sự kiện Siam Reap xảy ra! Hồi đó quân Khơ Me Đỏ phần lớn đóng ở vùng sát biên giới Thái Lan. Bỗng trong nhân dân Siam Reap có tin đồn Khờ Me Đỏ đã có cơ sở ở nhiều nơi trong tỉnh, nhiều người trong chính quyền Phnom Penh làm việc cho Khờ Me Đỏ. Họ gọi đó là chính quyền hai mặt, ngày làm cho Phnom Penh, đêm làm cho Khờ Me Đỏ. Tình hình trở nên căng thẳng, nghi ngờ nhau lan rộng.

Một hôm ở đơn vị 479 quân tình nguyện, anh Nuôi, một thanh niên Khờ Me đến tự thú rằng anh vốn là cán bộ xã đã trót làm việc cho Khờ Me Đỏ. Cán bộ quân báo cơ quan tham mưu của đơn vị liền hỏi cung thật kỹ, vì chộp được người trong chính quyền hai mặt đây rồi? Anh ta kể trong chuyến đi buôn ở biên giới, bọn Khờ Me Đỏ bắt giữ anh và ép làm việc cho chúng. Anh đã trót dại, nay xin báo cáo với bộ đội Việt nam. Những điều anh kể về lính Khờ Me Đỏ là hoàn toàn đáng tin cậy. Cán bộ quân tình báo ở Bộ chỉ huy quân tình nguyện ở Phnom Pênh được báo cáo chuyện này liền phóng về Siam Reap bày mưu tính kế khai thác thêm. Thế là anh luôn được phóng lên lại vùng biên giới, nhập lại vào hàng ngũ Khờ Me Đỏ để lấy tin tức cho bộ đội Việt Nam.

Ba tuần sau, anh trở lại Siam Reap báo cáo cho cán bộ quân báo Việt nam: tình hình khẩn cấp! Khờ Me Đỏ đã đưa về vùng bắc Siam Reap tám trăm khẩu súng có 20 khẩu cối; chúng đã tạo được chính quyền hai mặt ở các huyện và đặc biệt ở cơ quan cấp tỉnh đã có hơn 20 cán bộ nhận làm việc cho chúng. Lúc ấy là tháng 4, chúng định tháng 8 sẽ nổi dậy, cướp chính quyền, ngoài đánh vào, trong khởi nghĩa... Anh kể rằng viên Trung đoàn trưởng của trung đoàn 2, sư đoàn 906 Khờ Me Đỏ đã tín nhiệm cử anh làm Trưởng ban Bảo vệ của trung đoàn, luôn mắc võng bên cạnh Trung đoàn trưởng và Chính ủy, do đó anh nghe được những điều cơ mật hai người bàn bạc với nhau. Lời cáp báo này ăn khớp với lời đồn loan truyền trong nhân dân rằng Khờ Me Đỏ đang chuẩn bị tiến công lớn, chúng đã "lót ổ được những kho súng trong nhiều xã, và trong chính quyền ở huyện và tỉnh, Khờ Me Đỏ đã có một số nhân mối. Anh Nuôi lại được phái trở về hàng ngũ địch làm tiếp nhiệm vụ. Đúng tuần sau, trong 1 trận đánh ở phía tây thị xã Siam Reap gần hồ Tonle Sap, bộ đội Việt nam bắt được 6 tù binh Khờ Me Đỏ, trong đó có một đại đội phó. Sau một số "biện pháp nghiệp vụ của quân báo Việt nam, tên này khai rõ những nội dung gần khớp với báo cáo của anh Nuôi. Cuối cùng cán bộ quân báo của Bộ chỉ huy ở Phnom Pênh trực tiếp khai thác tù binh để thẩm tra lại một lần nữa, và khoái chí thấy đã nắm được chắc phương án hành động của địch. Một kế hoạch phá phủ đầu địch trước khi chúng kịp hành động được vạch ra. Được bộ chỉ huy ở Phnom Pênh duyệt, việc làm đầu tiên là tìm cho ra bọn cán bộ hai mặt ở cấp tỉnh. Hai cán bộ khả nghi ở Nông Nghiệp và Ty Văn Hóa tỉnh bị bắt giữ. Sau mấy ngày khai thác bằng "biện pháp nghiệp vụ họ thú tội, viết ra giấy và ký tên. Họ khai thêm "đồng bọn". Thế là hàng loạt người bị bắt. Cho đến khi Trưởng ty Giáo dục, Trưởng ty Giao thông, Phó chủ tịch ủy ban Hành chính Tỉnh, Chánh vãn phòng Tỉnh ủy, Thường vụ anh ủy... bị bắt. Xe com măng ca của bộ đội Việt nam đến đâu là các cơ quan tỉnh khiếp sợ.

Một không khí khủng bố hao trùm. Ai cũng có thể là tay sai của Khờ Me đỏ, ai cũng có thể bị các sỹ quan Việt nam bắt đưa vào một khu rừng rồi bặt tin... Cho đến khi Bí thư Tỉnh ủy - người cán bộ được coi là cấp cao nhất trong tỉnh cỡ lớn Siam Reap, nơi có khu đền Ang- co Vát và Ang- co Thom cổ kính - tự sát. Khi thấy chiếc xe của bộ đội Việt Nam đi vào cổng cơ quan, rồi vị sĩ quan Việt nam nghiêm trang bước lên thềm theo sau hai chiến sĩ mang súng tiểu liên Nga, ông Bí thư Tỉnh ủy mất bình tĩnh, giọng run run hỏi lại: "Các ông bảo tôi đi, nhưng tôi xin hỏi Trung ương đảng tôi có biết chuyện này không? Sao Phnom Pênh không có ý kiến gì với tôi?" Viên sĩ quan Việt nam thúc dục: "Có hay không ông cứ đi theo tôi, rồi tết cả mọi chuyện sẽ rõ." Ông Bí thư Tỉnh ủy liền nói: Được, xin chờ chút xíu, cho lôi lên phòng tôi một phút thôi." Ông bước lên thang gác, vào phòng, khóa chặt cửa. Chỉ một lát, một tiếng súng nhỏ nổ đanh. Phá cửa vào, người ta thấy ông Bí thư Tỉnh ủy nằm trên giường, áo quần chỉnh tề, ca vát ở cổ, dầu quẹo sang một bên, máu từ thái dương đang chảy ra. Khẩu súng ngắn còn ở đầu giường. Trên bàn, một mảnh giấy: Các đồng chí bộ đội Việt nam làm sai. Tôi và các đồng chí của tôi là người cách mạng trung thành. Đảng Nhân Dân Cách Mạng Cam Bốt muôn năm!"

Được tin nghiêm trọng này, người của Bộ Nội Vụ chính phủ Hun Xen tới, chuyên gia Việt nam cấp cao thuộc đủ các ngành: nội vụ, an ninh, tham mưu, quân báo, kiểm sát, thanh tra đến. Kết luận khá nhanh. Tất cả hơn 40 người bị bắt đều không ai có tội gì cả. Khờ Me Đỏ - - chắc hẳn được cố vấn Tàu bày vẽ - đã dựng lên một cái bẫy để bên ta đánh bạn mình". Anh chàng Muôn, ngờ nghệch, hay chính là người của Khờ Me Đỏ thực hiện âm mưu gây rối loạn trong quan hệ Việt nam- Khờ Me. Sai lầm lớn thuộc quân báo bộ đội Việt nam vì ham thành tích lã mớm cung cho tù binh. Các biện pháp nghiệp vụ chính là dùng tra tấn, nhục hình tinh vi: không cho ngủ, tra hỏi liên tục làm thần kinh cực kỳ căng thẳng; bắt nhịn đói, nhịn khát rồi dử thú nhận thì cho ăn, cho uống... Cho đứng vào thùng khuy sắt lớn, gõ ở ngoài cho inh tai nhức óc, không sao chịu nổi... Kiểu chúa ngục Côn đảo? Kiểu KGB? Kiểu Stasi ở Cộng Hòa Dân Chủ Đức cũ? Kiểu Việt nam sáng tạo? Tổng hợp các kiểu. Rồi lấy thú nhận "ép" người này buộc người kia nhận tội tiếp. Điều rõ nhất là họ đã làm theo kiểu thịnh hành thời Stalin. Điều nghiêm trọng hơn nữa là trong khi tra hỏi, các sĩ quan Việt Nam tha hồ chửi bới, miệt thị cả dân tộc Khờ Me người ta, đồ này đồ nọ... Và quan trọng gấp bội là phía Việt nam tự ý làm hết cả, không hề báo tin và không mảy may bàn bạc gì với chính phủ và đảng bạn" cả. Chủ quyền của bạn" bị các bạn quý láng giềng bỏ túi" hết trọi!

Chuyện vỡ lở, làm nổ" rất mạnh khắp vùng Siam Reap và cả thủ đô Phnom Pênh rồi lan ra cả nước. Bực tức, oán giận và khinh thường. Sao cán bộ cấp cao của bộ đội Việt Nam lại nhẹ dạ, ấu trĩ, bị Khờ Me Đỏ dễ dàng đưa vào tròng đến vậy? Vì sao họ lại bộc lộ tinh thần khinh thị dân tộc xúc phạm danh dự của người Khờ Me đến thế!

Hà nội lo sợ, phát hoảng lên, tìm cách ếm nhẹm việc này, tính đến chuyện xuất Tổng bí thư Lê Duẩn sang "xin lỗi", nhận tội"... Nhưng sau thấy có vẻ hơi ổn họ phái ông đại tướng Chu Huy Mân, ủy viên Bộ Chính Trị, Chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị của quân đội sang nhận lỗi, xoa dịu phía Cam Bốt. Hai viên tướng chỉ huy mặt trận 479 ở phía Tây Cam Bốt bị kỷ luật, hạ xuống đại tá và trở về Quân Khu 7. Viên đại tá quân báo của Bộ tư lệnh quân tình nguyện trực tiếp làm vụ này bị đuổi ra khỏi đảng, đuổi ra khỏi quân đội, đuổi về Việt nam, lãnh tôi nặng nhất cùng với 6 sĩ quan quân báo khác. Thiếu tướng Hoàng Hoa, Tham mưu trưởng quân tình nguyện bị kỷ luật: đưa ra khỏi Ban chấp hành Trung ương đảng, hạ xuống cấp đại tá, về Thủ Đức (Sài gòn) nhận nhiệm vụ Hiệu trưởng Trường Lục Quân 2, chuyên đào tạo sy quan cho các đơn vị ở phía Nam.

Hai vị ở chóp bu, lẽ ra là phải chịu trách nhiệm lớn nhất: Lê Đức Thọ, Lê Đức Anh thì lại yên ổn, không ai đụng đến, chỉ nhận "thiếu sót" là để cấp dưới làm sai, viện "cớ" rằng lúc ấy đang đi vắng, đi chữa bệnh, về nước họp, vân vân và vân vân... Đã thành lệ, có hai thước đo về trách nhiệm và kỷ luật, một cho cấp trên, một cho cấp dưới; và khi khen thưởng, nhận thành tích thì cũng có hai thước đo khác nhau...

Chế độ độc đoán nào chả vậy!
TIỂU LIÊN NGA CHĨA VÀO GÁY 5 VỊ ỦY VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ

Câu chuyện Giam Reap đâu phải riêng biệt. ông Alexander Dubcek, Tổng bí thư đảng Cộng Sản Tiệp Khắc trong một thời gian ngắn ngủi, là nhân vật chủ chốt làm nên Mùa xuân Praha năm 1968. Ông chết đột ngột tháng 12/1992 vừa rồi trong một tai nạn xe ô tô, để lại chương tiếc vô cùng trong lòng nhân dân Tiệp Khắc. Đúng lúc ấy tôi ở Praha được thấy tại chỗ cuộc sống mới của nhân dân Tiệp và gặp một số nhân vật trong tổ chức Hiến chương 77, những người hơn 20 năm sau mùa xuân Praha đa thực hiện một cuộc đổi mới thật sự đầy khó khăn và cũng mang nhiều hứa hẹn. Mọi người đều biết ông Dubcek đang viết cuốn hồi ký vô cùng hấp dẫn về Mùa Xuân Praha. Tiếc rằng ông chưa hoàn thành tác phẩm ấy. Nhưng cũng mừng rằng chỉ còn thiếu phần kết luận. Và tác phẩm dở dang ấy được đưa ra lập tức trên báo với những đoạn trích lớn mang đầu đề chung: "Tiểu thuyết đen tối về mùa xuân Praha". Hồi ký, nhưng lại là "tiểu thuyết" vì tất cả sự thật trăm phần trăm được trình bày tỷ mỹ, xác thực, với những chi tiết không ai ngờ, không ai tưởng tượng được, cứ như là "bịa" trong tiểu thuyết vậy! Cuốn sách mang tên: "Cuối cùng, hy vọng đã chết".


Vâng! Có ai ngờ rằng ngày 19 tháng 7 năm 1968, Liên Xô đã gửi "Bức Thư Varsovie" cho Tiệp Khắc, thực chất là một bức tối hậu thư, lên án quan điểm của Dubcek: "Không có dân chủ thì không có chủ nghĩa xã hội", là lạc lõng không thể chấp nhận được. Bức thư cũng bác bỏ yêu câu của Dubcek là quân đội Liên Xô bắt đầu rút khỏi Tiệp Khắc. Cùng lúc một người đến báo cáo với cảnh sát rằng có 5 gói lớn đựng 20 khẩu tiểu liên Mỹ và nhiều băng đạn được giấu dưới một chiếc cầu ở phía Tây Bôhêmia. Báo Nga và Cộng Hòa Dân Chủ Đức liền đưa ra nhận định đế quốc Mỹ đang tiếp sức cho "bọn phản động" ở Tiệp Khắc trước cả khi lực lượng an ninh đến thu hồi số vũ khí ấy. Sau khi nghiên cứu, Bộ trưởng Nội vụ Tiệp Khắc báo cáo cho Dubcek rằng điều rất kỳ lạ, là trong các khẩu súng Mỹ ấy mỡ lại là mỡ Liên Xô, điều này không thể sai được. Có nhiều khả năng súng đó từ Cộng Hòa Dân chủ Đức đưa vào bởi những kẻ cộng tác với Liên Xô ! Họ luôn luôn muốn chứng minh Dubcek là tay sai của đế quốc Mỹ !

Brejnev còn giao cho Janos Kadar lãnh tụ cao nhất của đảng Cộng Sản Hungari tryền "lệnh" cho Dubcek phải thiết lập lại sự kiểm duyệt đối với báo chí và sách, phải cấm các tổ chức của những người tù chính trị cũ và của những người ngoài đảng Cộng Sản. Janos Kadar cũng thông báo về hội nghị 5 thành phần (gồm Liên Xô, Cộng Hòa Dân Chủ Đức, Hungari, Bungari, Ba Lan) ở Moscou ngày 18 tháng 7, tại đó Brejnev đưa ra nhận định vu cáo: Dubcek đã liên minh với lực lượng phái hữu, cơ hội hữu khuynh ! Kadar giấu kín quyết định của cuộc họp đó là: chuẩn bị ngay một cuộc xâm chiếm Tiệp Khắc bằng lực lượng quân sự của 5 nước. Có ai ngờ rằng lúc ấy, tất cả việc chuẩn bị cho cuộc xâm chiếm đã hoàn thành, các đoàn xe tăng của 5 nước "anh em" đã ở vị trí xuất phát.

Ngày thứ ba 20 tháng 7.1968, Bộ Chính Trị họp tiếp để chuẩn bị cho Đại Hội Đảng dân thứ 14, tại đó sẽ quyết định đường lối đổi mới và bầu các cơ quan lãnh đạo mới, điều mà Brejnev phản đối và ngăn chặn. Giữa cuộc họp có báo cáo khẩn cấp: nhiều đơn vị của các nước đồng minh đang hành quân đến sát biên giới Tiệp Khắc và đang có hoạt động khác thường ở Đại Sứ Quán Liên Xô. Lát sau, vào chập tối, Bộ trưởng Quốc phòng Djur báo cáo qua điện thoại cho thủ tướng Cemik đang dự phiên họp: ông ta bị một toán lính Liên Xô cầm giữ tại Bộ Quốc Phòng; bộ đội Liên Xô chiếm giữ trụ sở của Bộ Quốc Phòng. Không khí cuộc họp trở nên căng thẳng. Vậy mà vẫn có một ủy viên Bộ Chính Trị ủng hộ cuộc đổi mới của Dubcek, nói mỉa mai giữa cuộc họp rằng, ngày nay "có những kẻ làm chiến tranh chỉ vì những bức tranh châm biếm trên báo!" (Chẳng là Brejnev rất căm tức vì trên báo Tiệp đã có những bức tranh châm biếm ông ta, đại nguyên soái dỏm của Liên Xô, người ham mê sưu tầm các kiểu xe ô tô của Mỹ, Pháp, Thụy Điển, Anh và Cộng Hòa Liên Bang Đức...)

Dubcek kiến nghị với Bộ Chính Trị ra ngay một lời kêu gọi nhân dân, tỏ rõ thái độ trước tình thế cực kỳ khẩn cấp này. Ông viết: Liên Xô đã dựng đứng lên rằng ở Praha đã có một cuộc phản cách mạng để xông vào cùng 4 nước khác đè bẹp chúng tôi. Nhân dân Tiệp Khắc đang tỏ rõ thái độ ủng hộ cuộc đổi mới sẽ chống trả bằng mọi cách nếu chúng tôi kêu gọi họ, thế nhưng làm như vậy sẽ không ổn, một cuộc hỗn loạn, tàn sát rộng lớn sẽ xảy ra mà thế lực quân sự của chúng tôi thì yếu so với họ. Thế nhưng phải tỏ thái độ rõ ràng lên án cuộc xâm chiếm bằng vũ lực. Dự thảo được thảo luận, bổ xung rồi biểu quyết.

Bộ Chính Trị có 11 người thì 7 người tán thành, 4 người phản đối mà những người phản đối này không đưa ra một đừ thảo nào khác. Bảy người tán thành là: Simkovsky, Kriegel, Spacck, Cemik, Piller, Barbinek và Dubcek. Bốn người chống lại: Bilak, Kalder, Svestho và Rigo. Phần lớn Ban bí thư Trung ương Đảng tán thành, chỉ có 3 người chống lại là: Jakes, Kapek, và lndra. Về sau được biết những người phản đối nói trên đã được phía Liên Xô thông báo bí mật về cuộc xâm chiếm này ! Liên Xô còn yêu cầu số người này đưa ra một "lý đo hợp pháp" cho hành động vũ lực này, nhưng những người này không dám mà cũng không thể làm nổi. Họ thất bại lớn ở điều này. Moscou lúng túng to vì Brejnev đã ra lính cho hãng thông tấn Tass đưa tin rằng hành động này được thực hiện "thể theo lời yêu cầu của đảng và nhà nước Tiệp Khắc anh em". (Vẫn lại là kiểu cách: tự mình mời chính mình vào ngôi nhà người láng giềng!)

Dubcek viết: "Đêm ấy, một vài người chúng tôi đã nghĩ đến hướng rút vào bí mật để cầm đầu một phong trào đề kháng, thế nhưng chúng tôi nghĩ lại là phải ở lại để phản đối họ, nếu không họ sẽ lập tức thay chúng tôi bằng những kẻ phản bội. Họ có thể thay thế chúng tôi bằng vũ lực, nhưng chúng tôi không từ bỏ nhiệm vụ. Thật đau lòng khi đêm đó, những đám đông, phần lớn là thanh niên, tụ tập ở dọc bờ sông ngay trước trụ sở trung ương nơi chúng tôi đang họp, gương cao cờ tổ quốc, hát quốc ca, hát cả quốc tế ca (thật là mỉa mai) và hô lớn tên tôi!"

Bốn giờ sáng, một đoàn xe ô tô Volga đen và xe tăng, xe bọc thép liên váo sân trụ sở trung ương đảng. Đám đông đứng nguyên. Xe tăng Liên Xô nổ một tràng súng máy vào đám dông, một thanh niên chết. Những tốp lính dù Nga nhảy xuống xe, vây quanh tòa nhà. Tất cả đường dây điện thoại bị cắt đứt. Gần 9 giờ sáng ngày 21 tháng 7, 8 lính cùng 2 hạ sĩ quan Nga xông vào phòng họp. Như những tên cướp ! Dubcek, bằng một phản ứng đột nhiên, với tay cầm ống nói điện thoại. Một lính Nga giật mạnh lấy ống nói, giật đứt cả giây cắm vào tường, chĩa khẩu tiểu liên vào Dubcek. Một viên đại tá KGB, người bé choắt, ngực mang đầy huân chương cùng một người phiên dịch bước vào. Hắn cầm một bản danh sách những người lãnh đạo Tiệp, chấm bút vào đó rồi tuyên bố: "Từ nay các vị được đặt dưới sự bảo vệ của chúng tôi!" Dubcek cay đắng viết: "Được hảo vệ như vậy đó, mỗi ủy viên Bộ Chính trị theo phái đổi mới đều được hưởng một khẩu tiểu liên Nga chĩa vào gáy."

Thế là ban lãnh đạo đổi mới của Tiệp Khắc bị bắt đưa sang Ba Lan, rồi Liên xô... Sau đó Dubeck bị đưa đến Moscou, bị quản thúc tại đó...

Những gì diễn ra ở Budapest hồi 1956 lại diễn ra ở Praha năm 1968 trắng trợn và ngang ngược hơn, xâu xa và nhục nhã hơn cho những người theo chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản. Đó là cỗ máy nghiền, nghiền nát chủ quyền quốc gia và quyền sống tự do của người khác, "dưới ánh sáng của tình nghĩa anh em bền chặt trong hệ thống xã hội chủ nghĩa".

Hungari đã mất thêm từ l956 đến 1989 là 33 năm, Tiệp Khắc cũng mât thêm từ 1968 đến 1989 là 21 năm để thoát khỏi cô máy nghiền có vẻ êm đềm mà kinh khủng ấy. Chủ nghĩa Mác-Lênin trong thực tế đã thúc đẩy lịch sử hay là đã kìm hãm, kéo lùi lịch sử ? Dưới ánh sáng của thực tế rõ ràng, tưởng không còn là vấn đề tranh luận nữa...
ĐẢNG VĨ ĐẠI NGAY CẢ TRONG SAI LẦM?

Chủ nghĩa Mác- Lênin trong chương trình giáo dục của các đảng cộng sản có một bộ phận quan trọng nói về Đảng cộng sản. Đó là phần lý luận về nguồn gốc của Đảng cộng sản, bản chấp giai cấp của Đảng cộng sản, vai trò lịch sử của đảng, phương thức và kinh nghiệm xây dựng Đảng cộng sản. Tất cả tạo nên cả một học thuyết về xây dựng đảng. ở Trường đảng Nguyễn ái Quốc trung ương ở Hà nội có một đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, chuyên lên lớp về học thuyết xây đảng. Trong lớp học dài hạn hai năm, họ để ra hơn 4 tháng để chỉ học về xây dựng đảng, cuối chương trình có thi kiểm tra cho điểm.


Cho đến nay, dù cho nhiều đảng cộng sản đã tan vỡ, phơi bày cả sự lừa dối, tệ giáo điều về học thuyết xây dựng đảng, những giảng viên ấy cũng vẫn giữ nguyên giáo trình cũ, với những lập luận vòng vo, loanh quanh nhằm bảo vệ những luận điểm sai lầm, dối trá về Đảng. Họ cố truyền bá những điểm cơ bản: sự xuất hiện của đảng cộng sản là hiện tượng quan trọng nhất, vĩ đại nhất trong lịch sử của đất nước; tất cả các đảng chính trị khác đều sai lầm, thoái hóa, thất bại vì theo đường lối cải lương, đầu hàng, chỉ có đảng cộng sản là cách mạng nhất, sáng suốt và đúng đắn duy nhất nên thắng lợi; đảng cộng sản là đồng nghĩa với lẽ phải, chân lý, lương tâm và trí tuệ của thời đại; để bảo đảm thắng lợi cho cách mạng và tổ quốc, sự lãnh đạo của đảng cộng sản làthường xuyên, toàn diện, tuyệt đối và duy nhất. Điều này có nghĩa là đảng phải có mặt ở mọi nơi, mọi lúc, giữ độc quyền lãnh đạo, không chia sẻ với bất cứ ai.

Đảng mang tính tiền phong của giai cấp và dân tộc, bao gồm những người hăng hái, tiến bộ nhất, có nghĩa là người đảng viên là tốt hơn, có ý chí và tài năng lớn hơn người ngoài đảng. Đảng viên phải vừa hồng vừa chuyên, có nghĩa là vừa có đạo đức tư tưởng và tinh thần cao, lại vừa giỏi về chuyên môn, là mẫu mực trong xã hội. ở Paris, nhiều anh bạn hỏi tôi: Sau khi phát hiện sai lầm trong cải cách ruộng đất, trong xã hội nổi lên oán hận, vậy uy tín của đảng giảm sút thế nào? Quan hệ với Trung Quốc ra sao? Nhân dân có căm giận Trung Quốc không? Chính điều này đã làm tôi để tâm quan sát rất nhiều. Tôi cố nhớ lại để dựng lại trong tưởng tượng tình hình thật hồi ấy. Rất tiếc chưa ai viết phóng sự hay tiểu thuyết về phong trào sửa sai, cuộc vận động sửa sai, diễn ra trong hai nam 1956 và 1957. Vì sao sai lầm nghiêm trọng đến thế, tổn thất về nhân mạng và tài sản lớn đến vậy mà đảng vẫn cứ điềm nhiêm giữ được quyền lãnh đạo, xã hội không hề bị xáo trộn? Cần nhớ rằng khi phát hiện ra sai lầm của cải cách ruộng đất thì cuộc cải cách ấy chưa mở rộng ra toàn bộ địa bàn miền Bắc. Sau đợt thí điểm, làm 4 đợt thì sang giữa đợt thứ 5 phát hiện ra sai lầm. Lệnh ngừng lại, rồi rút các đợt phát động về. Nhiều nơi làm dở dang.

Cần thấy rõ rằng, nếu ngay từ đợt thí điểm ở Thái Nguyên người lãnh đạo Việt nam sớm thấy rằng tình hình Trung Quốc và tình hình Việt nam khác xa nhau, cần vận dụng thận trọng những kinh nghiệm của Trung Quốc, làm chủ công việc của mình không để cho cố vấn Trung Quốc lộng hành, thì tình hình đã khác và tránh được biết bao tổn thất về sinh mạng! Mặt khác nếu sang đợt 5 mà không phát hiện sai lầm, ra lệnh dừng lại để sửa sai, cứ thế làm tới thì tình hình còn bi đát, kinh khủng đến mức nào!

Khi bắt đầu sửa sai, người ta đem các bài giảng của cố vấn Trung Quốc ra đọc lại, nghiên cứu lại thì thấy rõ các điểm sau:

1. Các bài giảng của "các đồng chí phái viên đặc biệt về cải cách thổ địa của Mao chủ tịch" đều khẳng định ở Trung Quốc, Quốc Dân Đảng là đảng vốn có thế lực cực lớn ở Hoa Nam, bắt rễ khá sâu trong xã hội Trung Quốc. ở phần lớn địa bàn, lực lượng ấy vượt xa, áp đảo lớn những cơ sở của đảng cộng sản đang còn quá yếu. Có rất nhiều khu vực trắng, chỉ có chính quyền và cơ sở đảng của Quốc Dân Đảng mà không có ai biết về đảng cộng sản. Số người của Quốc Dân Đảng bỏ chạy sang Đài Loan hoặc ra nước ngoài rất ít so với số dân khổng lồ. Có một số người chỉ trốn chạy loanh quanh, tạm lánh rồi trở lại quê hương. Cho nên cải cách ruộng đất là biện pháp cơ bản để phát hiện rồi triệt hạ hết mọi tổ chức Quốc Dân Đảng và vô vàn tổ chức thanh niên, phụ nữ, xã hội, tôn giáo, từ thiện, thể thao, nghệ thuật có dính đến Quốc Dân Đảng, một đảng cầm quyền suốt một thời gian dài... Ruộng đất ở Trung Quốc cũng ở mức tập trung cao, có địa chủ lớn hàng vài ngàn héc ta, chiếm tỷ lệ khá cao trong các hộ nông thôn. ở miền Bắc nước ta, số địa chủ có nhiều ruộng đất là rất hiếm, có người 10 héc ta, 6 héc ta, thậm chí 3 héc ta, hai héc ta cũng bị quy là địa chủ! Bằng con mắt Trung Quốc, các cố vấn Tàu nhìn xã hội Việt nam, có định kiến trước: Tất cả tổ chức của đảng cộng sản ở những vùng mới giải phóng (vùng tạm chiến cũ) ở Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Đông, Sơn Tây... đều do địch dựng lên, hoặc là Quốc Dân Đảng, hoặc là do Phòng Nhì Pháp cấy lại, giăng bẫy... Họ trông gà hóa cuốc, đâu cũng là địch cả.

2. Về chỉnh đốn tổ chức, những bài giảng của các cố vấn chóp bu như "đồng chí Triết", "đồng chí Triệu, "đồng chí Vương"... đều nhấn mạnh đến tình hình ở Trung Quốc là tay chân của Quốc Dân Đảng hoặc liên quan đến Quốc Dân Đảng thâm nhập rất sâu, leo lên rất cao, cần cảnh giác phát hiện và nếu cần, giải thể hết bộ máy cu, tạo nên bộ máy hoàn toàn mới, gồm những trung kiên, cốt cán, phát hiện và được rèn luyện trong cuộc đấu tranh "long trời lở đất" này. Họ nhìn bộ máy đảng, chính quyền, chuyên môn ở Việt nam bằng con mắt đầy định kiến ấy!

Sẵn ý thức tự ty, sùng bái Trung Quốc, sùng bái Mao Trạch Đông (Điều Lệ Đảng đã ghi rõ từ tháng 12- 1951 là nền tảng chính trị của Đảng cộng sản Việt nam là tư tưởng Mao Trạch Đông) nên không một ai dám nghi ngờ những kinh nghiệm, lời chỉ giáo vàng ngọc của các thầy đồ Tàu hiện đại cả? Cả một thời mụ mẫm. Tôi đã viết trong Hoa Xuyên Tuyết rằng người ta đã đổ một lọ mực tàu đen ngòm lên trang giấy trắng tinh mà ngỡ rằng đó là ánh sáng chói chang của chân lý! Thời kỳ ấy quả là như vậy. Tội này của ai? Lại một câu trả lời không bình thường. Chỉ người trong cuộc mới hiểu nổi khi cố nhớ lại tất cả. Các bạn ở Pháp, ở Hoa Kỳ, Canada hiện nay, và ở miền Nam hồi trước không thể nào hình dung nổi.

Tội, trách nhiệm của phía Trung Quốc? Lẽ ra phải là như thế. Nhưng không, hãy dở lại những bài giảng của các "đồng chí Triết", "đồng chí Triệu, "đồng chí Vương"... Mở đầu và kết luận bao giờ cũng là những câu rất sáo, rất công thức, rất nhún nhường: tôi kinh nghiệm không có nhiều, trình độ rất có hạn, xin mạo muội giới thiệu để tùy các đồng chí sử dụng..." Rồi: "Tôi không hiểu tình hình Việt nam, xin trình bày để các đồng chí tham khảo, may ra có ích một phần nhỏ." Ôi! Cái trịch thượng, kẻ cả, hống hách kiêu ngạo rất là Tàu, còi dân phía Nam là man di, mọi rợ, lại lồng trong một cái vỏ ngôn ngữ cực kỳ sáo rỗng, tỏ vẻ nhún nhường và khiêm tốn đến cùng cực. Ai từng hiểu các quan Tàu mà không thấy ra điều ấy. Cứ nói nhũn như con chi chi, nhưng đối với mỗi trường hợp cụ thể thì họ ra lịnh, cưỡng ép, dứt khoát không để người ta cụ cựa.

Cho nên nghị quyết sửa sai của Trung ương tránh né, không đụng đến chân lông đoàn cố vấn Tàu, phái viên kiệt xuất của Mao chủ tịch, mặc dầu tất cả cái sai là khởi đầu từ đó. Nghị quyết khẳng định rằng, sai lầm "là do ta", do bệnh không xuất phát từ thực tế, giáo điều, tả khuynh. Việc rút ra bài học kinh nghiệm do đó không nghiêm chỉnh, chân thật! Uy tín của đảng qua sai lầm cải cách ruộng đất có bị sứt mẻ, giảm sút không? Tôi nhớ lại và thật khó trả lời cho đúng.

Xin kể lại cả thời ấy. Sau nghị quyết sửa sai, lại thành lập những đoàn cán bộ sửa sai, công bố cả một loạt tài liệu quy đinh các bước sửa sai, phát hành rộng rãi những văn kiện có lính pháp luật về sửa sai. Lại một lô tài liệu chồng chất về sửa sai. Cuộc sửa sai được tiến hành ráo riết, mỗi nơi là chừng 4 tháng, có nơi hơn 6 tháng. Các bước sửa sai đi cùng với cung cố tổ chức đảng và chính quyền ở cơ sở. Những người bị giam giữ oan ức được trả lại tự do, sau những buổi học thanh minh và xin lỗi theo nội dung: đảng không cố tình mà vô tình làm sai, do không kiểm tra cấp dưới; đảng rất đau xót nhận sai lầm; đảng xin lỗi mỗi đồng chí, đồng bào và khôi phục danh dự và quyền lợi của các đồng chí, đồng bào. Trong cơn khó khăn này, đảng mong mỗi đồng chí sát cánh cùng đảng sửa sai đến nơi đến chốn, mà đóng góp lớn nhất của đồng chí là thông cảm với đảng, cùng đảng sửa sai và ổn định tình hình, không gây thêm bất kỳ khó khăn nào cho đảng. Êm tai. Ngọt ngào.

Số đảng viên ốm yếu được bồi dưỡng, tấm bổ trước khi trở về nhà. Những người mắc bệnh được giới thiệu đi bệnh viện với sự chăm sóc và thuốc men khá là đặc biệt. Số bị qui sai thành phần nhận giấy chứng nhận về thành phần xã hội đã hạ xuống, địa chủ hạ xuống phú nông hoặc trung nông; địa chủ phản động được gỡ mũ phản động...) Những thứ tịch thu sai được trả lại: nhà cửa, đồ đạc như bàn ghế, giường tủ, đồ đồng..., được trở về chủ cũ (tất nhiên không thể nguyên vẹn và đầy đủ). Đảng viên bị khai trừ oan được làm lễ phục hồi đảng tịch. Con em họ còn được ưu tiên nhận vào các cơ sở đào tạo và nhà máy.

Còn số người chết oan? Những gia đình này được cán bộ cấp huyện và chủ tịch xã đến thăm viếng, nhận lỗi và an ủi. Giấy minh oan được mang đến cặn nơi, với những chứng nhận phục hồi đảng tịch (nếu là đảng viên), trả lại huân chương, bằng khen, còn được tặng thêm ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh có đóng dấu của tỉnh. Mộ người chết oan được dân quân đắp lại, việc xây mộ được đặt ra, và lễ phát tang được làm lại với cỗ bàn tử tế, có bà con họ hàng, làng xót cùng các vị chức sắc địa phương tham dự.

Cuối năm 1956 có lúc tình hình khá căng thẳng, một số gia đình oan ức chưa được sửa sai kéo về Hà nội trước trụ sở trung ương đảng, trước cả Phủ Chủ Tịch (Phủ Toàn Quyền cũ) đưa đơn, chờ đợi trả lời với thái độ phẫn uất, có người chít khăn tang, dắt trẻ nhỏ lếch thếch cũng đội khăn trắng. Phải tổ chức nơi tiếp đón, nhận đơn, giải thích, chuyển về địa phương... dần dần mới dịu. Đặc biệt là sau cuộc gặp gỡ các đại điện những gia đình bị tổn thất lớn trên toàn Miền Bắc ngày 29- 10- 1956 tại sân vận động Hàng Đẫy, đại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính Trị đứng ra nhận tội, xin lỗi, đưa ra phương án sửa sai khẩn cấp thì không khí dịu hẳn lại.

Tại cuộc họp lớn này, người ta đẩy cụ Bùi Kỷ, một nhân sĩ trong Mặt Trận Tổ Quốc ra đọc lời khai mạc. Sau đó đại tướng Võ Nguyên Giáp lên tiếng thuyết phục. Cái lý sự để thuyết phục ở mặt trận, nhất là mặt trận Điện Biên Phủ, chiến sĩ ta còn lấy thân chèn pháo bất kể sinh mạng mình, hàng ngàn chiến sĩ bỏ mình... thì việc tổn thất trong cải cách ruộng đất tuy là đáng tiếc nhưng cũng là đóng góp cho cách mạng tiến lên. ít lâu sau báo Quân Đội Nhân Dân đưa ra xã luận, chỉ rõ "Chính trong sai lầm mà nhân dân ta càng thêm vĩ đại, đảng ta càng thêm vĩ đại", lập luận rằng: Một đảng có gan nhận sai lầm và nhận trách nhiệm, bắt tay vào sửa sai một cách khẩn trương, chu đáo là thể hiện sức mạnh của toàn đảng đó chứng minh sự vĩ đại của đảng! Mối quan hệ bản chất ruột thịt giữa đảng và nhăn dân càng thêm bền chặt qua thử thách lớn này.

Đó, thế có tài thánh không! Ngay cả khi đảng phạm tội giết bừa hàng chục ngàn sanh mạng nhân danh chủ nghĩa Mác- Lênin và cách mạng vô sản, thì đảng vẫn cứ là vĩ đại! Đảng vĩ đại ngay cả trong sai lầm khủng khiếp nhất. Lẽ phải, chân lý, sự đúng đắn vĩnh viễn nằm trong tay đảng! Ngay sau đó, chế độ "ngày đảng", còn gọi là "đảng nhật" được áp dụng, theo kiểu Tàu. Cứ ngày thứ bảy, thường là sáng thứ bảy, lất cả các cơ quan xí nghiệp đều họp chi bộ. Trong quân đội, tôi còn nhớ, đó là cả ngày thứ bảy. Anh em ngoài đảng thì làm vệ sinh, sửa chữa doanh đại, nhà cửa, đi làm công tác giúp dân (gọi là dân vận), cán bộ đảng viên thì học tập về đảng, tự phê bình và phê bình, tu dưỡng tư tưởng. Riêng tài liệu của Cục Tuyên Huấn biên soạn: "Đảng lãnh đạo thường xuyên, liên tục, toàn diện và tuyệt đối quân đội ta , phải tiến hành học tập trung 3 buổi đảng nhật, có lên lớp phát hiện thắc mắc, thảo luận tổ, liên hệ cá nhân, giải đáp thắc mắc, làm thu hoạch và tổng kết cuối cùng. Các tổ trưởng đều phải ghi biên bản thảo luận và tổng kết, phát hiện những "ý kiến sai trái" và những người có ý kiến sai trái, có nhận thức "không đúng", "lộn xộn", "không rõ ràng", "lập trường không vững", "ảnh hưởng của tư tưởng phi vô sản", "không thông suốt"; hoặc nếu hay cãi thì: có thái độ "không tiếp thu thậm chí "ngoan cố, "chống đảng". Những người này lập tức được các cơ quan tổ chức cán bộ chú ý, gạch chéo trong danh sách, nằm trong số cán bộ cá biệt: "không thuần", "không thông đường lối và chính sách", "có nhận thức chống đối nguy hiểm", cần đặc biệt chú ý...

Và suốt đời họ sẽ "được" chiếu cố!

Cho nên mặc dù có khẩu hiệu "tự do tư tưởng", "người nói không có tội, người nghe lấy để răn mình", nhưng rất ít ai dám nói lên ý kiến thật của mình, việc học tập hết sức là xuôi chiều, tán tụng, nói theo, chỉ nói ra những điều mình không hoàn toàn nghĩ như thế, giữ kín những suy nghĩ lành mạnh, những thắc mắc ngay thật theo lương tri của mỗi người. Cái tệ con người "hai mặt", giả dối, khôn ngoan, giữ mình, "bị điều kiện hóa" dần dần hình thành, ngày càng nặng nề và tệ hại giết bao người nhẹ dạ, cả tin, nêu lên những thắc mắc về tư tưởng Mao Trạch Đông, về nguồn gốc sai lầm trong cải cách ruộng đất là tư tưởng nông dân, nghi ngờ về chính sách cải tạo công thương nghiệp, nói đến bệnh sùng bái cá nhân của Stalin và Mao, "không thông suốt về đường lối cán bộ lấy công nông làm cốt cán", để rồi từ dó cứ bị định kiến, theo dõi, không được lên chức, lên cấp, lên lương nữa...

Nói và làm của đảng cộng sản luôn cách xa nhau vời vợi...

Khá nhiều bạn ở nước ngoài đọc lại những bài đăng trên các số báo Giai Phẩm Mùa Thu, Giai Phẩm Mùa Xuân, Nhân Văn, Trăm Hoa... hồi ấy thốt lên: nội dung có gì đâu mà họ làm dữ dằn như vậy? Hàng bốn, năm chục văn nghệ sĩ bị tra hỏi, bắt giữ, đi lao động cải tạo, treo bút, đuổi khỏi Hội Nhà Văn, bị xa lánh như bị bệnh hủi và có người bị truy tố ra trước vành móng ngựa, mất trắng cả một đời người, với vô vàn hậu quả cho bố mẹ, vợ con, bạn hữu... Sao kỳ vậy?

Quả vậy, nếu so với hiện nay, khi xã hội giành lại, dù chỉ mới là bước đầu, quyền ăn nói, quyền được trung thực với chính mình, nói thẳng nói thật... thì nội dung bị lên án hồi đó chỉ là chuyện nhỏ xíu. Phải đặt trong khung cảnh hồi ấy, khi mọi người sống gần y như nhau, mặc áo quần đại cán như nhau (cho đàn ông) và mặc quần vải đen áo trắng như nhau (cho đàn bà), cả xã hội như mặc đồng phục, nói năng cũng giống y như nhau, buộc phải nghĩ như nhau, thì chỉ một người đeo cà vát, một chị phụ nữ phi- dê (uốn tóc) đã là một cái gì khác lạ, kỳ quái, đối với một số người... Huống gì là nhận thức và tư tưởng... Cũng như hiện nay, hai điều cấm kỵ là nói tới Stalin và đa nguyên. Vô lý đến độ kỳ quái. Thế nhưng chuyện cấm kỵ ấy đối với không ít người đã hiểu biết chỉ con là trò trẻ con nhảm nhí, chuyện vô lý mà có thật, để lại một vết nhớ hằn sâu ở những người hiện đang còn cố bịt mồm xã hội!

1      2      3      4     5     6

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét