Thứ Ba, 12 tháng 9, 2017

HỒI KÝ ĐƯỜNG ĐI KHÔNG ĐẾN CỦA XUÂN VŨ - KỲ 1

1      2      3      4      5
CẢM NGHĨ về “ĐƯỜNG ĐI KHÔNG ĐẾN” của Xuân Vũ

Bác sĩ Hồ Văn Châm

Tôi nghĩ rằng khi đọc xong tập hồi ký vượt Trường Sơn này của nhà văn Xuân Vũ, mỗi độc giả tùy theo thân thế và tâm sự riêng biệt của mình, có thể có những cảm nghĩ rất khác nhau. Người thích phiêu lưu mạo hiểm, say mê những chân trời xa lạ, những câu chuyện sôi nổi được tác giả ghi chú rất linh động trong tập sách. Kẻ ưa mơ mộng, thương cảm nỗi vất vả nhọc nhằn của người nữ vũ công có đôi bàn chân sáp đúc trầy trụa vì đá tai mèo trên những đỉnh núi cụng trời. Chính khách thời thượng gật gù khen nội dung tốt. Độc giả khó tính tặc lưỡi cho là sách tuyên truyền.

HỒI KÝ ĐƯỜNG ĐI KHÔNG ĐẾN CỦA XUÂN VŨ - KỲ 2

1      2      3      4      5
 - 7 -
Nghĩ quanh nghĩ quẩn mãi rồi cũng không thoát khỏi cái cực hình kéo dài không biết bao giờ chấm dứt: đó là ĐI. Phải đi! Và đi tới nghĩa là không thể lùi lại.
Dù sao thì cũng phải đi. Mà đi bằng cặp chân và cây gậy sau những cơn sốt và nằm ngoài mưa, kể ra cũng không phải là chuyện vui.
Nằm mà nhìn cảnh vật thì trông thấy cái cây, sườn núi cái gì cũng nghiêng như sắp đổ. Còn ngồi mà nhìn thì thấy nó xoay vần. Cây cối và sườn núi như cứ chạy quanh như vây chặt lấy mình.
Mắt tôi quen nhìn cái đầu võng của Thu. Ở trên đó có cái chân đau của Thu gác lên với những băng bó trắng xoá. Màu trắng gây thêm cảm giác buồn của thương tật.

HỒI KÝ ĐƯỜNG ĐI KHÔNG ĐẾN CỦA XUÂN VŨ - KỲ 3

1      2      3      4      5
- 13-
Chúng tôi về đến trạm được một lúc thì anh trạm trưởng và cậu Chân ra chơi. Hai người tỏ vẻ vui mừng khi trông thấy mớ thực phẩm sống của chúng tôi rất phong phú.
Tôi hỏi một cách rất ngây ngô:
- Ở đây sao các anh không đi đổi về dùng?
- Chúng tôi biết chớ, nhưng thú thật với các anh, chúng tôi đâu có cái gì để đổi chác?
Anh trạm trưởng tiếp:
- Các đồng chí thấy đó, ở trong vùng rừng núi này sắt đá gỗ lim còn mục nữa là quần áo. Quần áo của chúng tôi không đủ mặc, lấy gì mà đổi? Tôi làm trạm trưởng gần hai năm chỉ lãnh được một bộ đồ.
Công tác giao liên, các đồng chí coi đó, dầm nước mưa, nước suối suốt ngày, đâu có mấy tháng thì rã hết. Trước kia chúng tôi còn có một bộ nghiêm một bộ nghỉ. Đi về thì thay bộ đồ tác chiến ra treo trên nhánh cây đó, mặc bộ đồ khô vào, sáng hôm sau, bộ kia có khô hay chưa khô cũng cứ tra vào.. Cả năm này tháng nọ như thế. Nhưng bây giờ tụi tôi mỗi đứa chỉ còn một bộ, hễ ướt cởi ra phơi thì phải mặc “bộ đồ da”. Anh biết “đồ da” chưa? …

HỒI KÝ ĐƯỜNG ĐI KHÔNG ĐẾN CỦA XUÂN VŨ - KỲ 4

1      2      3      4      5
- 21-
Bộ đội ở ngoài rừng nấu nướng lửa đỏ rực khắp nơi. Anh giao liên đã trở về. Tự nãy giờ anh đi la ó vể việc tắt lửa mỗi khi có máy bay đến. Anh vừa leo lên thang vừa càu nhàu:
- Vô kỷ luật nhất là bộ đội! Ông nội ai bây giờ la hét cũng không nỗi. Máy bay tới bên đít mà thổi còi muốn lạc giọng cũng không chịu tắt lửa cho! Mặc kệ mẹ, tao không thèm la nữa, thí mạng cùi đó. Thằng nào muốn làm gì thì làm!
Ông Chín không tán thành cái thái độ của anh giao liên. Ông ta chúa sợ máy bay, làm sao ông nằm im được với cái cảnh bếp núc lửa khói loạn xạ như vậy?
Ông leo xuống thang và quờ quạng đi ra nhóm bộ đội gần nhất ở ven rừng. Giao liên không cho họ vô tới đây, nhưng họ không nghe, cứ chỗ nào thuận tiện thì họ tới. Thấy ông Chín đi dẹp cái trận “hoả công”, anh giao liên phì cười:

HỒI KÝ ĐƯỜNG ĐI KHÔNG ĐẾN CỦA XUÂN VŨ - KỲ CUỐI

1      2      3      4      5
- 28-
Tôi đang nằm suy nghĩ một lúc hằng trăm chuyện thì có một chú lính từ xa đi tới đập võng tôi và gọi tên tôi.
Tôi ngóc đậy. Cậu lính vỗ vỗ ngực:
- Cháu là Thiên đây, con của nhà thơ X. Nhà ở phố Hàng V… Hồi Tết năm ngoái chú có đến uống rượu với ba cháu đấy.
Tôi còn đang ngơ ngác thì cậu ta nhắc:
- Chú uống rượu còn ba cháu ngâm thơ. Ba cháu đem cái cốc đặc biệt ra uống Mao Đài tửu đấy.
Tôi đập vào đùi cậu thanh niên thật mạnh: