Năm 1950. Ở Hà Nội, tôi 10 tuổi, mới dậu xong
bằng tiểu học, sửa soạn thi vào lớp đệ thất ( lớp 6 bây giờ ) trường trung học
Chu Văn An. Nghĩa là sẽ trở thành học sinh trường bưởi danh tiếng xưa kia đấy.
Nhưng là tuổi ăn tuổi chơi. Ba tháng hè, tôi tham gia tất cả những trò chơi trẻ
con ở Hà Nội. Đánh đinh, đánh đáo, sưu tầm programes ở những rạp chiếu phim,
xem ciné và đọc truyện.
Có lẽ thứ mà tôi đam mê nhất là đọc truyện. Tôi đọc lung tung đủ thứ truyện, từ truyện kiếm hiệp đến mọi loại tiểu thuyết, in thành từng tập mỏng phát hành mỗi tuần mà cha tôi gọi là tiể thuyết ba xu. Gom góp từng tập mỏng ấy để đóng lại thành pho sách dầy. Những truyện đăng trên báo tôi cũng cắt đóng lại thành từng tập. Không kể việc sưu tầm từng cuốn tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn mà tôi rất ngưỡng mộ. Tất cả những cuốn sách cũ, đôi khi nát phải tự phục chế. Lý do đơn giản là tôi không có tiền để mua những cuốn tiểu thuyết tinh còn thơm mùi mực in.
Tôi ngưỡng mộ biết bao
nhiêu tác giả. Mơ ước ngaynào đó mình được như họ. Tôi mê đến độ, có thể đọc
tiểu thuyết bất cứ lúc nào không phải chỉ ở những ngày rảnh rỗi. Thường xúc
động về tình huống số phận của các nhân vật. Mùa rét nằm trogn chăn bông đọc tiểu
thuyết. Tôi nhớ đọc cuốn " người anh cả " của Lê Văn Trương, tôi cũng
là anh cả trong gia đình nhỏ bé của mình, thế là tôi xúc động. Chui vào torng
chăn khóc thoả thích. Khóc sưng cả mắt, vì thương thân phận người anh cả trogn
tiểu thuyết đó quá. Sau này, và đến bây giờ tôi vẫn thường mủi lòng trước những
hoàn cảnh, có thể trong tiểu thuyết, đời thật hay phim ảnh. Nếu bạn bè tôi có
nhận xét về tôi : Trông con người nó hung hãn như vậy, nhưng tâm hồn thì yếu
đuối.
Thuở bé xem phim Charlot. Phim The Kid ( dịch ra tiếng Việt là Gà trống
nuôi con ) khi Charlot lạc mất đức con nuôi, Charlot buồn ngẩn người ra. Tôi
cũng chảy nước mắt. Còn nhiều, rất nhiều tình huống khác, torng tiểu thuyết hay
trong phim ảnh làm cho tôi mủi lòng, đến rơi lệ.
Không biết đó có phải là con đường gai góc mà tôi đã chọn khi cầm bút không
? Khi ở Hà Nội, tôi trao lại cho thằng em họ tủ sách. Ra đi nhưng vẫn thăm hỏi
về những cuốn tiểu thuyết. Sau năm 1954 thì viết bưu thiếp, cho đến lúc bặt
tin. Rồi nhiều chục năm qua....tôi trở thành nhà báo, nhà văn......Cũng là một
đời lỡ mà thôi. Nhưng tôi hãnh diện làm sao khi chọn nghề cầm bút.
Sau năm 1975. Miền Nam bại trận, người chiến thắng vào thành phố. Những
cuốn sách in ấn phát hành ở miền Nam bị kết tội phản động, bèn được đem ra thiêu
đốt. Tôi đứng nhìn tro tàn khói bay, cầu xin cho nó được phiêu diêu miền cực
lạc. Tôi cũng đã chứng kiến nhiều tác giả khóc những cuốn sách trên đống tro
tàn. Người buôn bán sách, nhưng suốt một đời yêu quý sách, nên làm sách, in ấn
sách, đứng ngẩn như người mất hồn trước nhà sách, mà chính là kho sách vĩ đại
của mình ở đại lộ Lê Lợi. Nhà sách Khai Trí nay đã đổi tên chủ.
Tôi muốn nói ông Khai Trí, Nguyễn Hùng Trường. Một đời ông dành cho những
cuốn sách, không phải mình là tác giả mà của nhiều người khác. Ông có cái đam
mê của ông, đam mê đến cuối đời. Mấy ai đã được sống đến trăm tuổi, nay tuổi
ông Khai Trí đã 80. Hơn nửa đời người kinh doanhsách, nhưng không thể gọi ông
từ hạ đẳng là " đầu nậu sách. Như có lần sau khi nhà sách Khai Trí tịch biên,
tôi đã nghe lời miệt thị ấy của một nhà văn muốn lập công. Ví như loài cỏ
" đuôi chó " mà ông Phan Khôi đã viết hồi nào trong Nhân Văn Giai
Phẩm. Tôi nói ít ai thọ được trăm tuổi. Học giả Vương Hồng Sển đã là thọ mà chỉ
sống được 94 tuổi. Không như điều mơ ước của cụ, thọ tròn một thế kỷ để nhìn
cho rõ hơn " nhân tình thế thái ". Năm ngoái, tôi gặp học giả Giản
Chi. Cụ đã 94. Người yếu lắm rồi, cụ đi phải có người dìu. Nhưng tôi nghe nói
cụ vẫn đọc sách, vẫn nghiên cứu. Cụ đọc sách bằng kính lúp soi trê ntrang giấy.
Đáng quý lắm sao.
Cách nay một năm tôi gặp ông Khai Trí trong bữa giỗ ông Chu Tử. Tôi hỏi ông
rằng cái nhà sách Khia Trí của ông ở đường Lê Lơi ông đã xin lại được chưa ?
Sau khi ông từ Mỹ về và đã hòi tịch trở lại người Việt Nam. Ông cười và trả lời
:
- Sẽ xin lại được, thời hạn trả lại là năm 3000.
Tôi chưa lẩm cẩm đến độ không hiểu nổi câu trả lời ấy là lời chua chát của
một người kiên tâm với cái nghiệp của mình nay đã quá chán nản.
Câu chuyện văn nghêvọng vòng, tôi nhắc đến một bài mới đây viết trên báo
chi nhắc ông Khai Trí, có người nhà văn, cũng ông đó, đã hết lòng ca tụng sự
hào sảng của ông chủ nhà sách danh tiếng. Ông Khai Trí đã chậm rãi trả lời :
- Tôi biết anh đó, khi tôi ngồi ở Chí Hoà anh ta đi với phái đòan vào thăm
từ. Anh từng biết tôi, nhưng hôm ấy anh ta nhìn tôi như nhìn những người tù
khác chưa hề quen biết. Vì khi đó tất cả chúng ta đều là kẻ ngã ngựa, bị kết
án....
Tôi thoáng nhìn thấy nụ cười ruồi của ông Khai Trí:
- Nhắc lại làm chi không biết nữa.
Đúng vậy, nhắc lại làm ch, nói theo thổ ngữ Nam Kỳ.
Tôi suy nghĩ hoài về câu nói ấy. Một câu nói thóang nghe thì tầm thường,
nhưng suy nghĩ thì nó đòi hỏi ở người cầm bút thật nhiều đấy. Tuổi đời, kinh
nghiệm đời không chưa đủ, còn đòi ngưòi cầm bút có một điều kiện khác. Có xứng
đáng để cầm bút mà viết không ?
Đã rất nhiều đêm tôi ngồi trên căn gát bút suy nghĩ. Nên cầm lại cây bút
hoặc không nên. Cuối cùng thì tôi đã có quyết định. bây giờ thì dĩ vãng dồn dậy
trong tôi.
Trước đây tôi đã viết dang dở tập hồi ký " thuở mơ làm văn sĩ " ở
một tuần báo thiếu nhi trước năm 75. Sau đó tôi viết lại, những mong "
đăng báo " được. Nhưng bị đánh giá thấp qua biên tập. Tập hồi ký chẳng ca
tụng được caí gì. Chỉ ca tụng một giấc mơ, giấc mơ của một kẻ mơ làm văn sĩ.
Tôi đành gác bút.....
Gần nửa đời người làm việc cầm bút. Đến nay không giữ được quyển sách nào
của mình viết ra. Trận hoả tai năm 75, không phải riêng tôi bị thiệt hại mà
nhiều bạn bè đồng nghiệp của tôi cũng cùng chung số phận và còn trở thành tội
phạm, bị đem ra trưng bày tại phòng trưng bày " tội ác Mỹ Nguỵ "
Nhiều năm dài những cuốn sách của tôi, của chúng tôi bị cầm tù. Tôi không có
tiền, lộ phí, không có giấy tờ tuỳ thân đàng hoàng. Đến bây giờ tôi cũng không
đi. Phải chăng tôi muốn giữ mãi hình ảnh của Hà Nội, của những con đường những
tỉnh miền Bắc tôi đã đi qua nguyên vẹn như thuở nào ? Tôi không trả lời của
chính câu hỏi mình tự đặt ra.
Tôi như nhìn thấy mình thuở mới bước qua tuổi trẻ thơ mang ước mơ mình trở
thành văn sĩ. Ôi giấc mơ mới đẹp và ngọt ngào làm sao. Đến bây giờ cũng vậy,
tôi không coi giấc mơ đó là oan nghiệt hay nghiệp chướng phủ phàng.
Muỗi đêm nay sao ra nhiều thế, nó cắn tôi nhoi nhói. Không biết có con muỗi
nào mang mầm bệnh không ? Nếu có chắc chắn là nó truyền cho tôi căn bệnh nào đó
ác tính chứ không phải mãn tính. Muỗi Sài Gòn từng có tiếng cắn đau từ xưa. Tôi
nhớ thuở ở Hà Nội, có một ký giả chuyên viết film du jour trên nhật báo lấy bút
hiệu là Muỗi Sài Gòn.
Tôi sống với giấc mơ đẹp của tôi. Một đọan ngắn thôi " thuở mơ làm văn
sĩ ". Xin mời bước vào tập hồi ký này.
1999.
CHƯƠNG BẢY
Các cụ la
thường hẹn với bạn bè chí cối thuở thiếu thời rằng:
- Khi già thế nào tôi cũng đến thăm bác, dù có phải chống gậy đi thăm, hay phải đi cáng đi đò
Chuyện đó xưa như trái đất, và cũng là truyền thống của dân tộc, có từ đời thuở nào không biết. Một lời hẹn như đinh đóng cột. Tuổi già gặp lại nhau, có khi đi xa ngàn vạn dặm để ôn lại những kỷ niệm xưa thời trai trẻ, khi còn là anh khóa anh đồ. Nói chung là thuở hàn vi. Đường đời mỗi người một ngả, đi tìm sự nghiệp tương lai, nhưng tình bạn vẫn thấm đượm, vẫn thiêng liêng, có thể gọi là keo sơn gắn bó. Không nghĩ đến bạn nữa là lỗi đạo. Bạn mất trước mình, nhớ thương bạn, thốt nên lời thành thơ như Nguyễn Khuyến khóc Dương Khuê:
Bác Dương thôi đã xa rồi.
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta
Bạn đau ốm thăm hỏi bạn. Gặp nhau để hàn huyên đôi điều, đánh một ván cờ, đọc cho nhau nghe một bài thơ, uống với nhau ấm trà ngon, cũng có khi uống với nhau chén rượu, nói phét đôi điều cho đo chán đời.
Học theo gương người xưa để giữ lấy cái đạo bằng hữu thật đơn giản nhưng cũng thật khó khăn. Tôi 62 tuổi, bạn tôi 63 tuổi, nhà thơ Tú Kều, một thi sĩ xứ Sơn Tây, nổi danh một thời trước 30-4-75.
Sau năm 1975 anh ở tù liền tù tì 12 năm trời, thời thượng gọi là "học tập cải tạo". Vợ trẻ con thơ. Khi Tú Kều trở về, chị Phượng (vợ Tú Kều) đã là một người đàn bà đứng tuổi. Chị sinh thêm cho anh hai đứa con nữa, một trai và một gái út. Hai con trai lớn của anh đã trưởng thành nhờ công bên ngoại nuôi dậy. Mức án 18 năm tù của anh được giảm xuống còn 12 năm do anh "học tập tốt được sớm trở về đoàn tụ với gia đình, Người ta nói thế, không biết có thật vậy không. Trại tù mang bí số K3 ở Gia Rai, dưới chân núi Chứa Chan. Tôi đã từng ở đó nên rất biết. Tú Kều ra khỏi tù, tôi mừng cho anh vì gia đình nhà vợ nay đã khá giả. Anh không phải như tôi tối tăm mặt mũi đi kiếm ăn nuôi vợ con. Buổi sáng tôi thường gặp Tú Kều đi bộ từ nhà loanh quanh mấy con đường rồi tới sạp báo của Nguyễn Kinh Châu ngồi uống trà, đọc báo. Trước sạp báo của Nguyễn Kinh Châu là chi nhánh liệm trà Tiến Đạt của gia đình Tú Kều đường Bà Huyện Thanh Quan.
ở sạp báo này anh gặp lại nhiều bạn bè là văn nghệ sĩ thời chế độ cũ, cùng thời với anh, trong đó có tôi. Anh em cũ chúng tôi chính thức gặp lại nhau vào ngày giỗ nhà văn Chu Tử, chủ nhiệm báo Sống, là chủ nhiệm hầu hết anh em chúng tôi. Bữa giỗ được tổ chức ở nhà Đằng Giao-Chu Vị Thủy, con gái và con rể của Chu Tử. Ông Chu Tử tử nạn ngày 30-4-75, xác thủy táng ở cửa biển Cần Giờ, hôm ấy nhằm 19 tháng 3 âm hạch. Sau này Giao và Thủy lấy ngày giỗ âm lịch cho tiện. Ba năm trở lại đây, Tú Kều vắng mặt trong bữa giỗ ấy. Anh bị căn bệnh quái ác là bệnh quên. Bệnh quên của anh càng ngày càng nặng, nhiều khi trở thành cổ quái. Quên cả mình là ai, đừng nói chi đến người khác. Anh không ở nhà đường Điện Biên Phủ trước bệnh viện Bình Dân nữa mà lên Lâm Đồng dưỡng bệnh. Cũng thời gian này tôi nghe nhiều chuyện về căn bệnh quên của Tú Kều. Người ta đặt tên cho căn bệnh ấy là Alzheimer, tên của vị bác sĩ khám phá ra căn bệnh.
Tôi vẫn mong có dịp lên thăm Tú Kều.
Khốn nỗi hai mươi năm nay tôi không ra khỏi thành phố. Điều đơn giản vì tôi không có mảnh giấy tùy thân nào trong người. Tôi mới có thẻ Chứng Minh Thư Nhân Dân hôm 15-8- 1999. Hôm 23-8-1999 tôi ra bến xe Miền Đông mua vé xe đò lên đường, sau khi đã điện thoại hỏi rọ đường đi nước bước với chị Phượng, vợ anh Kều. Người thân của gia đình Tú Kều nói:
- Thôi bác đừng lên, bác hỏi thăm vậy là quí rồi, chúng tôi sợ ông ấy không nhận ra bác đâu dù bác có là bạn thân, đến người ở trong nhà cũng chẳng nhận ra nữa là...
- Tôi hiểu, nhưng chẳng quan trọng gì, nhìn thấy nhau là quí, dù không đọc cho nhau nghe được một bài thơ. ấy thơ thì ông ấy nhớ đấy.
Tôi mừng húm.
Thế là buổi sáng tôi lên đường thăm Tú Kều, trong túi xách của tôi có mang theo tập thơ ánh mắt người Sơn Tây của Quang Dũng, nhà thơ cùng quê hương với Tú Kều, một nhà thơ mà anh rất ngưỡng mộ, hồi xưa anh từng đọc cho tôi nghe. Anh đọc ánh mắt người Sơn Tây, Đôi Bờ, Tây Tiến. ở căn gác thuê đường Bắc Hải, nhìn ra nghĩa địa Đô Thành, nay là công viên Lê Thị Riêng. Đêm mưa rầm tháng bảy Âm Lịch nằm trên căn gác quạnh hiu nhìn ra mồ mả nhấp nhô, ánh đèn vàng vọt ở nhà xác nghe Tú Kều ngâm Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh của Nguyễn Du cảm giác vừa thú vị vừa rùng rợn. Khi đó chúng tôi còn trẻ lắm. Tuổi trên hai mươi. Tiệt tháng bảy mưa dầm sùi sụt... Lạnh heo may...
Dĩ vãng ập vào đầu tôi khi xe leo lên đèo Bảo Lộc, sương mù giăng trắng đục cả đồi núi bên đèo, có căn nhà nào đó mờ nhạt trong sương.
Gió lạnh đầy ắp không khí cao nguyên. Tôi không thể ngủ gà ngủ vịt như một số người đồng hành mà giương mắt nhìn cảnh bên đèo. Tôi thấy như thuở nào đó, xa xôi lắm rồi ngồi lóc cóc xe ngựa đổ đèo tận miền thượng du Bắc Việt như không khí thơ của Quang Dũng thời dân tộc Việt nam kháng chiến chống Pháp:
Chợt mưa phùn gió lạnh
Càng lạnh cành hoa mai
Càng nhớ xa xôi lắm
Những con đường chạy dài
Hoặc hùng tráng như Tây Tiến:
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha luông mưa xa khơi
Tai tôi ù khi xe leo lên đỉnh đèo rồi đổ dốc. Chưa thấm tháp vào đâu, nhưng tôi cũng bôi vào hai bên thái dương miếng dầu Con ó, mũi hít ngửi mùi bạc hà của ống hít mũi.
Xe đổ dốc đèo Bảo Lộc, tôi phải trả thêm năm ngàn đồng nữa cho chú lơ xe đò để được đưa tới Lộc An, trước công ty trà Tiến Đạt. Nơi đó chưa tới Điều Linh. Cũng đã lâu lắm rồi tôi mới đi lên vùng cao. Đối với tôi lúc này trở nên lạ lẫm, lạ bắt đầu từ Ngã Ba Dầu Giây, chắc đường lên Đà Lạt còn nhiều điều lạ hơn nữa. Tôi thầm hẹn có lần đi chơi xa hơn lên vùng gió núi mưa ngàn.
Bước chân vào nhà Tú Kều, cũng là cửa hàng Trà Tiến Đạt. Người thứ nhì sau cô bán hàng là chị Phượng rồi Tú Kều. Gặp chị, tôi hỏi:
- Chị còn nhớ tôi không?
Chị Phượng cười tươi:
Gớm, anh làm như tôi cũng bệnh quên như anh Tú Kều ấy, tôi nhớ chứ, nhớ tất cả bạn bè của anh ấy. Anh ấy thì lúc nhớ lúc quên, có lúc nhắc hoài...
Tôi nắm bàn tay mảnh dẻ của Tú Kều, nhìn sâu vào mắt anh:
- Kều, mày có nhận ra tao không?
Đôi mắt ấy thoáng chút ngơ ngác, giọng trở nên lễ phép, từ tốn, lịch sự:
- Cám ơn bố không quản đường xá xa xôi đến thăm con.
Đến lượt tôi ngơ ngác:
- Mày nói thật hay đùa đấy, mày không nhận ra tao thật à? Tao là Long, bạn mày, quen biết nhau từ hồi ở trại học sinh Phú Thọ năm 54.
- Trại học sinh Phú Thọ?... Phải rồi, dầu sao con cũng nhớ bố lắm, bố không quản đường xá xa xôi...
Chị Phượng biết chồng lên cơn bệnh quên, bằng cách nào cũng không thể để anh nhớ ra được. Chị pha một ấm trà hoa lài thơm ngát, hai tách cà phê sữa.
Tôi mời Tú Kều hút thuốc lá, anh hút ngay, thưởng thức cà phê là, khen ngon. Chị Phượng kể về bệnh trạng của anh. Chị nói thời gian sau này anh thường than nhức đầu, rồi mỗi ngày một quên dần, lẫn lộn lung lung.
- Đến hai thằng con lớn mà anh ấy cũng không nhận ra, hỏi mãi anh ấy nói là đàn em của anh ấy thôi. Bệnh quên này anh ấy mới phát ra hai ba năm nay thôi, nặng thì từ hồi Tết đến giờ. Mất cả mọi ý niệm, sống như hoang tưởng... Đi ra đường anh ấy quên cả lối về, nên không dám đưa anh ấy về Sài Gòn vì anh ấy đi lạc ngay. Đó anh thấy sức khỏe anh Kều rất bình thường. Nhưng anh ấy mất hút mọi ý niệm, về chuyện ăn uống một ngày anh ăn nhiều bữa, ăn rồi quên ngay thấy rằng mình chưa ăn gì hết. Nhà đông công nhân, họ ăn cơm theo ca làm việc. Nên khi đũa bát dọn ra, anh Kều lại thấy rằng mình chưa ăn cơm từ sáng đến giờ... Cứ thế mỗi ngày anh ấy ăn dăm bảy bữa là chuyện thường, ăn sáng cũng tới hai lần, tuy rằng mỗi lần ăn không nhiều...
- Nhưng ở trong nhà anh ấy cũng nhớ người nào đó chứ?
Ông anh con chú bác với chị Phượng trả lời thay:
- Có thứ nhất là Phượng, thứ hai là cháu gái nhỏ, thứ ba là ông bố của Phượng. Còn ngay bà mẹ vợ, anh ấy cũng quên luôn mà chỉ thấy quen quen...
Tôi an tâm rằng Tú Kều đã quên tôi rồi, như quên một số bạn bè thân thiết khác, cùng chung lưng đấu cật với nhau trong nghiệp dĩ văn chương. Không thể giận bạn được mà thương bạn bao nhiêu cho đủ.
Tôi lại hỏi Tú Kều:
- Này cậu có nhớ Nguyễn Huy Nhiên là ai không?
Tú Kều chỉ ngay ngực mình:
- Chính là ta đây.
- Thế còn Hoàng Bình Sơn, Trần Đức Uyển?
Cũng là ta, Tú Kều nữa.
Khi nói chuyện, Tú Kều nhìn tôi đăm đăm như cố vận dụng trí nhớ, bỗng dưng nói:
- Này tôi thấy bác này quen quen, giống cậu Cảnh ra phết, không biết có phải cậu Cảnh không?
Chị Phượng không để tôi ngơ ngác, giải thích ngay:
- Cậu Cảnh là ông cậu của anh Kều, ở ngoài Bắc quê Sơn Tây. Anh ấy lẫn lộn đó. Tôi chợt nhớ ra, tôi tặng Kều tập thơ ánh mắt người Sơn Tây của Quang Dũng. Anh thuộc thơ của mình và của người khác. Anh đọc thơ Quang Dũng làu làu. Rồi Tú Kều bỗng đọc một bài thơ khác:
Ta con ông Công cháu ông Nghè
Nói chuyện trên trời dưới đất nghe
Sức khỏe Hạng Vương cho một đấm
Cờ cao Đế Thích chấp đôi xe
Lội phăng xuống biển tôi tàu lại
Chạy thốc lên non bắt cọp về
Bữa nọ vào chơi nơi trướng phủ
Ba ngàn cung nữ chạy ra ve.
Tôi hỏi thử Tú Kều:
- Này ông đọc thơ của ông hay của ai thế
- Không biết nữa, tự nhiên thôi.
Quả nhiên Tú Kều không nhớ thật, thấy giọng thơ huênh hoang của một ông nhà nho hết thời hồi cuối thế kỷ thứ mười chín bước sang đầu thế kỷ hai mươi thì nhập tâm. Cái cao ngạo sẵn có trong máu làm thơ của mình như của nhà nho kia, cũng giống khẩu khí của Tú Kều. Anh nhập tâm chứ không đạo thơ. Tác giả của Thơ Đen, Thơ Chì, Thơ Xám và hàng ngàn bài thơ chưa ấn hành, làm vào thời gian sau này. Khi anh còn tỉnh táo, tôi đã có dịp được đọc riêng với anh. Những câu thơ thật khốc liệt mà để thất lạc thì uổng phí quá. Tôi tự nguyện phải tìm kiếm và thu thập lại.
Tú Kều khoe với tôi:
- Thơ nhiều lắm, cả mấy tập dày thế này.
Hồi trước, khi Tú Kều mới đi tù về, anh có nhờ tôi đi tìm những tập thơ của anh ở hàng sách cũ hoặc nhà người quen, cuối cùng anh nói anh có tìm thấy mấy tập thơ dấu ở dưới chuồng gà nhà anh, anh cũng chẳng biết ai giấu cho anh nữa. Lục trong đống giấy cũ trong nhà tôi, tôi còn tìm thấy một ít bài thơ Tú Kều làm sau này. Ngồi với nhau, hứng lên, Tú Kều bèn làm thơ. Khoảng năm 1990, khi Tú Kều đi tù về.
Tôi nhớ những buổi sáng, sau một thùa đi bộ, Tú Kều đến ngã tư Bà Huyện Thanh
Quan, dừng chân ngồi uống nước trà ở sạp báo của Nguyễn Kình Châu, sạp báo nhìn
sang tiệm trà Tiến Đạt, góc đường Tú Xương - Bà Huyện Thanh Quan là bệnh viện
Saint Paul. Xưa kia căn nhà kín mít chỉ có hàng cửa chấn song sắt trên cao là
nhà xác có lối cửa sau ra đường Tú Xương. Tôi cũng từng đưa tiễn người thân ở
nhà xác ấy. Bây giờ bệnh viện Sainl Paul chuyên khoa mắt, không hiểu nhà xác
kia còn sử dụng hay không, nhưng lối cửa sau vẫn đóng im ỉm, vẫn giữ nguyên vẻ
thâm u bí mật. Buổi tối gái đứng đường rải rác trên hai con đường ấy. Tôi nhớ đến
không khí trong thơ của thi sĩ Jacques Préverl.
Đường phố Sài Gòn trong hai mươi năm nay đổi tên cũng nhiều mà riêng hai con đường ấy vẫn mang tên hai thi sĩ bậc thầy trong văn học sử Việt Nam.
Một thế kỷ sau ngày Tú Xương mất, ở góc đường mang tên ông lại có một thi sĩ ngồi nhìn trời đất và cuộc đời. Tú Kều. Đã chán chường tất cả muốn gác bút mà anh không gác được, âu cũng là nghiệp dĩ.
Những hoạt cảnh, như những thước phim quay chậm cho ta nhìn thấy rõ nhiều cảnh sống sau khi hòa bình về trên quê hương. Chỉ ở một góc đường thôi trong thành phố đã hiện ra đủ cảnh đủ vẻ. Những buổi sáng gặp nhau ở sạp báo góc đường, chúng tôi ngồi với nhau. Nói là chúng tôi, không nhiều nhặn gì, chỉ vài thằng văn nghệ sĩ hết thời: thằng thì nguyên thi sĩ, thằng nguyên nhà văn, thằng nguyên ca sĩ nghiệp dư, thằng nhà báo, chủ nhân sạp báo cũng hết thời luôn. Nhìn cảnh đời diễn ra trước mặt mỗi thằng có một ý nghĩ riêng.
Chúng tôi không hề có những buổi họp văn nghệ có tổ chức, có thiệp mời để nghe đọc thơ để hát ca trù, để được phái biểu về vấn đề hay đường lối văn nghệ dao lo búa lớn, để nghe những "chùm" thơ của nhà thơ này, những mảng" văn của nhà văn kia. Không có, hoàn toàn không, chúng tôi đến với nhau vì nhớ nhau, cũng chẳng hẹn trước, ai đến thì đến, ai đi thì đi. Cũng ít khi bầy ra cuộc ăn nhậu nào. Nhà thơ Khoa Hữu có bệnh đau bao tử kinh niên, lúc nào trong túi cũng có lọ thuốc, Tú Kều thiếu máu trầm trọng, áp huyết quá thấp, tôi áp huyết cao, có lần suýt chết vì bị tai biến mạch máu não, nhà văn Lý Hoàng Phong người dệu dà dệu dạo vì bị bệnh gì đó không biết, buồn thỉu buồn thiu vì sắp mất nhà. Duy Trác làm nghề bán "căng tin" trường học con nhà giầu sắp sửa đi nước ngoài theo diện H.O.
Kịch tác gia Trần Lê Nguyễn bị tai biến mạch máu não, bán thân bất toại nói năng ngọng líu ngọng lô, thỉnh thoảng đi xích lô đến, nói năng chẳng ai hiểu gì cả, chỉ tưởng tượng ra anh đang nói chuyện văn nghệ, bộ môn hội họa. Thế là Trần Lê Nguyễn lấy làm mãn nguyện lại lên xe ra về.
Thỉnh thoảng thi sĩ Bùi Giáng đi qua, ghé vô chơi, đọc thơ lung tung beng rồi lại ra đi, ông sang câu lạc bộ Văn Nghệ ở con đường gần đó uống rượu say la đà. Vì ở đây chẳng thằng nào uống rượu hết. Nói đúng ra còn ham sống, sợ chết nên... kiêng.
Ngày Duy Trác ra đi nước ngoài, đến góc đường Tú Xương - Bà Huyện Thanh Quan từ giã anh em. Tú Kều có làm bốn câu thơ "tiễn bạn xuất cảnh:
Này hãy nâng ly cạn chén mời
Chúng mình sắp sửa lại chia phôi
Mi sang bên ấy vui đời mới
Ta ở bên này dạ rối bời
Những bài thơ của Tú Kều đến với tôi, hoặc thuộc nó cũng tình cờ thôi. Như bốn câu thơ "viếng Trạng Đớp", thi sĩ cùng thời làm thơ với Tú Kều, chết ngày 15-8-1992:
Tuổi thọ ông về Tiên Phật
Tôi còn lẽo đẽo trần gian
Mẹ bố cuộc đời vật chất
Búa đời muốn đập cho tan
Những bài thơ của Tú Kều, thời gian anh ra khỏi tù, anh làm thơ trên bất cứ mảnh giấy nào, không phải những bài thơ anh in trong những tập thơ trang trọng.
Sự nghiệp làm thơ của Tú Kều thế này, đã có lần tôi thấy ở một mảnh giấy học trò. Bài Đời Thơ. Cũng có thể coi là lý lịch của Tú Kều, sự chẳng đặng đừng của kẻ mang nghiệp dĩ
Năm nay ta đã tuổi năm lăm
Ba chục năm dư sống kiếp tằm
Thơ phú chen chân mười sáu tuổi
Trời cao mắt nhỏ đường xa xăm
Những đêm thức trắng hồn rong ruổi
Bay lượn tìm quanh nhất ý thơ
Gục thiếp trên bàn óc đã mỏi
Thấy toàn tơ nhện giăng trong mơ
Quả nhiên điềm mộng báo ta hay
Cái kiếp yêu thơ kiếp đọa đầy
Mưa xám nắng xanh đường bút vẽ
Biển vàng hoa trắng ở trong tay
Đã nhiều lúc bút cùn toan gác
Như mối tình thiêng gác từ đây
Tình riêng cắt được thơ sao cắt-
Bài thơ còn khá dài nhưng tôi không nhớ hết, nên đành cắt ra một đoạn.
Thập niên 1980 -1990, Sài gòn vì kiếm sống, những kẻ tài hèn đành phải ra nghề kiếm ăn, trong đó có hai nghề chính dễ làm nhất là nghề ve chai (thu mua răng vàng bạc vụn) và nghề kẹo kéo.
Hai nghề này coi như thứ nghề hạ cấp chốn "chợ trời ". Từng đàn từng lũ thanh niên nam nữ ra nghề, luôn vào khắp hang cùng ngõ hẻm trong thành phố. Chính kẻ viết tập hồi ký này cũng đã ở một trong hai bộ môn "nghệ thuật thương mại" đó.
Đám kẹo kéo thì "trang bị" khoa học kỹ thuật hơn. Người bán kẹo kéo phần đông là nữ, ăn mặc đầy vẻ mô đen chợ trời, loại quần áo của tàn dư Mỹ- ngụy bầy bán ở chợ trời. Đẩy xe đạp trên có một thỏi kẹo kéo, một cái máy cái sét, hát ngậu xị khắp phố phường, phần nhiều là điệu Lambada hay điệu gì đó rất tếu nhộn. Quà rẻ, trẻ con bu đến mua ăn. Chỉ năm hào thôi có thể mút được một que kẹo ngọt lừ, thơm tho, giòn rum vì có nhân bằng mấy viên đậu phong rang.
Nhà thơ Tú Kều đã thấy cảnh đó, anh ghi lại bằng thơ, bài Hai nàng kẹo kéo:
Khá khen hai gái má hồng
Tuổi xuân mơn mởn đã chồng hay chưa?
Tuổi xanh nghị lực có thừa
Đẩy xe kẹo kéo, nhạc khua phố phường
Người rằng thương, ta rằng thương
Gót chân liệu châm cổng trường bao lâu?
Me cha nay đã bạc đầu?...
Có chăng vất vả thân trâu kiếp lừa?
Hay là nặng nhọc sớm trưa
Bảo nhau khuất bóng, bây giờ mồ côi?
Này hai cô bé kia ơi!
Thoáng nghe tiếng nhạc, tim người
nhói đau
Đời này vàng lẫn với thau
Tim càng hãy giữ bền lâu với đời
Nàng đi kéo kẹo cho đời
Tơ tầm ta kéo dâng lời thủy chung
Suốt những năm 1992 tới 95. Nghĩa là thời gian Tú Kều còn tỉnh táo, anh làm khá nhiều thơ, những hoạt cảnh anh thấy sau khi ra khỏi tù, trên những ngả đường anh từng đi qua. Từ nàng bán kẹo kéo, cô gái đứng đường, đến người ăn mày tật nguyền. Ông lão đứng ngẩn ngơ bên đường, phải chăng là tâm sự của mình:
ông lão bên đường đứng ngẩn ngơ
Chờ xe qua hết để sang bờ
Nhưng xe nườm nượp sao qua hết
Mãi tới chiều buông vẫn đứng chờ
Mệt quá đi, suy nghĩ mãi cũng chẳng ích chi, nhìn cảnh đời đổi thay càng thêm chán nản. Tú Kều không thèm suy nghĩ nữa, nhưng đầu thì đã nhức rồi:
Lẩn quẩn suy tư nhức cái đầu
Cái đầu nghĩ mãi lại càng đau
Quanh co thếsự hồn tơi tả
ấ m ớ dân sinh dạ nát nhàu
Chỉ ít phút dành cho hồi tường những kỷ niệm với Tú Kều, để hiểu anh và thương anh hơn. Thời gian dưỡng bệnh của Tú Kều không biết đến bao giờ, nhưng hiện nay may mắn là anh còn đầy đủ tình nghĩa gia đình, trong yêu thương, thủy chung.
Khối người đã thiếu thốn cả những điều ấy. Tất cả chúng ta đã già, đầu bạc rồi, kể cả chị Phượng. Tôi nhìn thấy những chân tóc bạc dưới mái tóc nhuộm của chị. Mới ngày nào chồng bị bắt, chị còn trẻ, ôm hai con nhỏ dại ngồi bán thuốc lá lẻ ở góc đường Bà Huyện Thanh Quan, phía sau ngôi giáo đường đường Tú Xương, hỏi ngày về của anh, chị không biết, như mọi thiếu phụ có chồng đi ở tù khác, có khác nhau chăng là ở ìmh chung thủy.
Bây giờ chị ngồi bên anh, chị được đền đáp lại bằng một sự nghiệp thơ của anh. Điều đó tôi không tin là điều mơ hồ với riêng chị và cả với những đứa con của anh chị.
Trời xế chiều, tôi từ giã gia đình Tú Kều về Sài Gòn.
Tú Kều tỏ ra tỉnh táo, tiễn tôi ra tận cửa, chúc tôi thượng lộ bình an. Nhưng thâm tâm tôi thì chắc chắn một điều rằng anh vẫn không nhận ra bạn anh. Như đã không nhận ra nhiều bạn bè khác. Vì chúng nó đã chết hết cả rồi. Anh nói thế.
Tôi ngồi trên xe đò trở về thành phố, sương mù buổi chiều dâng cao ở đỉnh đèo, ờ, sao tôi thấy ngậm ngùi.
Tú Kều vẫn còn sống đó, nhưng ngất ngư...
- Khi già thế nào tôi cũng đến thăm bác, dù có phải chống gậy đi thăm, hay phải đi cáng đi đò
Chuyện đó xưa như trái đất, và cũng là truyền thống của dân tộc, có từ đời thuở nào không biết. Một lời hẹn như đinh đóng cột. Tuổi già gặp lại nhau, có khi đi xa ngàn vạn dặm để ôn lại những kỷ niệm xưa thời trai trẻ, khi còn là anh khóa anh đồ. Nói chung là thuở hàn vi. Đường đời mỗi người một ngả, đi tìm sự nghiệp tương lai, nhưng tình bạn vẫn thấm đượm, vẫn thiêng liêng, có thể gọi là keo sơn gắn bó. Không nghĩ đến bạn nữa là lỗi đạo. Bạn mất trước mình, nhớ thương bạn, thốt nên lời thành thơ như Nguyễn Khuyến khóc Dương Khuê:
Bác Dương thôi đã xa rồi.
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta
Bạn đau ốm thăm hỏi bạn. Gặp nhau để hàn huyên đôi điều, đánh một ván cờ, đọc cho nhau nghe một bài thơ, uống với nhau ấm trà ngon, cũng có khi uống với nhau chén rượu, nói phét đôi điều cho đo chán đời.
Học theo gương người xưa để giữ lấy cái đạo bằng hữu thật đơn giản nhưng cũng thật khó khăn. Tôi 62 tuổi, bạn tôi 63 tuổi, nhà thơ Tú Kều, một thi sĩ xứ Sơn Tây, nổi danh một thời trước 30-4-75.
Sau năm 1975 anh ở tù liền tù tì 12 năm trời, thời thượng gọi là "học tập cải tạo". Vợ trẻ con thơ. Khi Tú Kều trở về, chị Phượng (vợ Tú Kều) đã là một người đàn bà đứng tuổi. Chị sinh thêm cho anh hai đứa con nữa, một trai và một gái út. Hai con trai lớn của anh đã trưởng thành nhờ công bên ngoại nuôi dậy. Mức án 18 năm tù của anh được giảm xuống còn 12 năm do anh "học tập tốt được sớm trở về đoàn tụ với gia đình, Người ta nói thế, không biết có thật vậy không. Trại tù mang bí số K3 ở Gia Rai, dưới chân núi Chứa Chan. Tôi đã từng ở đó nên rất biết. Tú Kều ra khỏi tù, tôi mừng cho anh vì gia đình nhà vợ nay đã khá giả. Anh không phải như tôi tối tăm mặt mũi đi kiếm ăn nuôi vợ con. Buổi sáng tôi thường gặp Tú Kều đi bộ từ nhà loanh quanh mấy con đường rồi tới sạp báo của Nguyễn Kinh Châu ngồi uống trà, đọc báo. Trước sạp báo của Nguyễn Kinh Châu là chi nhánh liệm trà Tiến Đạt của gia đình Tú Kều đường Bà Huyện Thanh Quan.
ở sạp báo này anh gặp lại nhiều bạn bè là văn nghệ sĩ thời chế độ cũ, cùng thời với anh, trong đó có tôi. Anh em cũ chúng tôi chính thức gặp lại nhau vào ngày giỗ nhà văn Chu Tử, chủ nhiệm báo Sống, là chủ nhiệm hầu hết anh em chúng tôi. Bữa giỗ được tổ chức ở nhà Đằng Giao-Chu Vị Thủy, con gái và con rể của Chu Tử. Ông Chu Tử tử nạn ngày 30-4-75, xác thủy táng ở cửa biển Cần Giờ, hôm ấy nhằm 19 tháng 3 âm hạch. Sau này Giao và Thủy lấy ngày giỗ âm lịch cho tiện. Ba năm trở lại đây, Tú Kều vắng mặt trong bữa giỗ ấy. Anh bị căn bệnh quái ác là bệnh quên. Bệnh quên của anh càng ngày càng nặng, nhiều khi trở thành cổ quái. Quên cả mình là ai, đừng nói chi đến người khác. Anh không ở nhà đường Điện Biên Phủ trước bệnh viện Bình Dân nữa mà lên Lâm Đồng dưỡng bệnh. Cũng thời gian này tôi nghe nhiều chuyện về căn bệnh quên của Tú Kều. Người ta đặt tên cho căn bệnh ấy là Alzheimer, tên của vị bác sĩ khám phá ra căn bệnh.
Tôi vẫn mong có dịp lên thăm Tú Kều.
Khốn nỗi hai mươi năm nay tôi không ra khỏi thành phố. Điều đơn giản vì tôi không có mảnh giấy tùy thân nào trong người. Tôi mới có thẻ Chứng Minh Thư Nhân Dân hôm 15-8- 1999. Hôm 23-8-1999 tôi ra bến xe Miền Đông mua vé xe đò lên đường, sau khi đã điện thoại hỏi rọ đường đi nước bước với chị Phượng, vợ anh Kều. Người thân của gia đình Tú Kều nói:
- Thôi bác đừng lên, bác hỏi thăm vậy là quí rồi, chúng tôi sợ ông ấy không nhận ra bác đâu dù bác có là bạn thân, đến người ở trong nhà cũng chẳng nhận ra nữa là...
- Tôi hiểu, nhưng chẳng quan trọng gì, nhìn thấy nhau là quí, dù không đọc cho nhau nghe được một bài thơ. ấy thơ thì ông ấy nhớ đấy.
Tôi mừng húm.
Thế là buổi sáng tôi lên đường thăm Tú Kều, trong túi xách của tôi có mang theo tập thơ ánh mắt người Sơn Tây của Quang Dũng, nhà thơ cùng quê hương với Tú Kều, một nhà thơ mà anh rất ngưỡng mộ, hồi xưa anh từng đọc cho tôi nghe. Anh đọc ánh mắt người Sơn Tây, Đôi Bờ, Tây Tiến. ở căn gác thuê đường Bắc Hải, nhìn ra nghĩa địa Đô Thành, nay là công viên Lê Thị Riêng. Đêm mưa rầm tháng bảy Âm Lịch nằm trên căn gác quạnh hiu nhìn ra mồ mả nhấp nhô, ánh đèn vàng vọt ở nhà xác nghe Tú Kều ngâm Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh của Nguyễn Du cảm giác vừa thú vị vừa rùng rợn. Khi đó chúng tôi còn trẻ lắm. Tuổi trên hai mươi. Tiệt tháng bảy mưa dầm sùi sụt... Lạnh heo may...
Dĩ vãng ập vào đầu tôi khi xe leo lên đèo Bảo Lộc, sương mù giăng trắng đục cả đồi núi bên đèo, có căn nhà nào đó mờ nhạt trong sương.
Gió lạnh đầy ắp không khí cao nguyên. Tôi không thể ngủ gà ngủ vịt như một số người đồng hành mà giương mắt nhìn cảnh bên đèo. Tôi thấy như thuở nào đó, xa xôi lắm rồi ngồi lóc cóc xe ngựa đổ đèo tận miền thượng du Bắc Việt như không khí thơ của Quang Dũng thời dân tộc Việt nam kháng chiến chống Pháp:
Chợt mưa phùn gió lạnh
Càng lạnh cành hoa mai
Càng nhớ xa xôi lắm
Những con đường chạy dài
Hoặc hùng tráng như Tây Tiến:
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha luông mưa xa khơi
Tai tôi ù khi xe leo lên đỉnh đèo rồi đổ dốc. Chưa thấm tháp vào đâu, nhưng tôi cũng bôi vào hai bên thái dương miếng dầu Con ó, mũi hít ngửi mùi bạc hà của ống hít mũi.
Xe đổ dốc đèo Bảo Lộc, tôi phải trả thêm năm ngàn đồng nữa cho chú lơ xe đò để được đưa tới Lộc An, trước công ty trà Tiến Đạt. Nơi đó chưa tới Điều Linh. Cũng đã lâu lắm rồi tôi mới đi lên vùng cao. Đối với tôi lúc này trở nên lạ lẫm, lạ bắt đầu từ Ngã Ba Dầu Giây, chắc đường lên Đà Lạt còn nhiều điều lạ hơn nữa. Tôi thầm hẹn có lần đi chơi xa hơn lên vùng gió núi mưa ngàn.
Bước chân vào nhà Tú Kều, cũng là cửa hàng Trà Tiến Đạt. Người thứ nhì sau cô bán hàng là chị Phượng rồi Tú Kều. Gặp chị, tôi hỏi:
- Chị còn nhớ tôi không?
Chị Phượng cười tươi:
Gớm, anh làm như tôi cũng bệnh quên như anh Tú Kều ấy, tôi nhớ chứ, nhớ tất cả bạn bè của anh ấy. Anh ấy thì lúc nhớ lúc quên, có lúc nhắc hoài...
Tôi nắm bàn tay mảnh dẻ của Tú Kều, nhìn sâu vào mắt anh:
- Kều, mày có nhận ra tao không?
Đôi mắt ấy thoáng chút ngơ ngác, giọng trở nên lễ phép, từ tốn, lịch sự:
- Cám ơn bố không quản đường xá xa xôi đến thăm con.
Đến lượt tôi ngơ ngác:
- Mày nói thật hay đùa đấy, mày không nhận ra tao thật à? Tao là Long, bạn mày, quen biết nhau từ hồi ở trại học sinh Phú Thọ năm 54.
- Trại học sinh Phú Thọ?... Phải rồi, dầu sao con cũng nhớ bố lắm, bố không quản đường xá xa xôi...
Chị Phượng biết chồng lên cơn bệnh quên, bằng cách nào cũng không thể để anh nhớ ra được. Chị pha một ấm trà hoa lài thơm ngát, hai tách cà phê sữa.
Tôi mời Tú Kều hút thuốc lá, anh hút ngay, thưởng thức cà phê là, khen ngon. Chị Phượng kể về bệnh trạng của anh. Chị nói thời gian sau này anh thường than nhức đầu, rồi mỗi ngày một quên dần, lẫn lộn lung lung.
- Đến hai thằng con lớn mà anh ấy cũng không nhận ra, hỏi mãi anh ấy nói là đàn em của anh ấy thôi. Bệnh quên này anh ấy mới phát ra hai ba năm nay thôi, nặng thì từ hồi Tết đến giờ. Mất cả mọi ý niệm, sống như hoang tưởng... Đi ra đường anh ấy quên cả lối về, nên không dám đưa anh ấy về Sài Gòn vì anh ấy đi lạc ngay. Đó anh thấy sức khỏe anh Kều rất bình thường. Nhưng anh ấy mất hút mọi ý niệm, về chuyện ăn uống một ngày anh ăn nhiều bữa, ăn rồi quên ngay thấy rằng mình chưa ăn gì hết. Nhà đông công nhân, họ ăn cơm theo ca làm việc. Nên khi đũa bát dọn ra, anh Kều lại thấy rằng mình chưa ăn cơm từ sáng đến giờ... Cứ thế mỗi ngày anh ấy ăn dăm bảy bữa là chuyện thường, ăn sáng cũng tới hai lần, tuy rằng mỗi lần ăn không nhiều...
- Nhưng ở trong nhà anh ấy cũng nhớ người nào đó chứ?
Ông anh con chú bác với chị Phượng trả lời thay:
- Có thứ nhất là Phượng, thứ hai là cháu gái nhỏ, thứ ba là ông bố của Phượng. Còn ngay bà mẹ vợ, anh ấy cũng quên luôn mà chỉ thấy quen quen...
Tôi an tâm rằng Tú Kều đã quên tôi rồi, như quên một số bạn bè thân thiết khác, cùng chung lưng đấu cật với nhau trong nghiệp dĩ văn chương. Không thể giận bạn được mà thương bạn bao nhiêu cho đủ.
Tôi lại hỏi Tú Kều:
- Này cậu có nhớ Nguyễn Huy Nhiên là ai không?
Tú Kều chỉ ngay ngực mình:
- Chính là ta đây.
- Thế còn Hoàng Bình Sơn, Trần Đức Uyển?
Cũng là ta, Tú Kều nữa.
Khi nói chuyện, Tú Kều nhìn tôi đăm đăm như cố vận dụng trí nhớ, bỗng dưng nói:
- Này tôi thấy bác này quen quen, giống cậu Cảnh ra phết, không biết có phải cậu Cảnh không?
Chị Phượng không để tôi ngơ ngác, giải thích ngay:
- Cậu Cảnh là ông cậu của anh Kều, ở ngoài Bắc quê Sơn Tây. Anh ấy lẫn lộn đó. Tôi chợt nhớ ra, tôi tặng Kều tập thơ ánh mắt người Sơn Tây của Quang Dũng. Anh thuộc thơ của mình và của người khác. Anh đọc thơ Quang Dũng làu làu. Rồi Tú Kều bỗng đọc một bài thơ khác:
Ta con ông Công cháu ông Nghè
Nói chuyện trên trời dưới đất nghe
Sức khỏe Hạng Vương cho một đấm
Cờ cao Đế Thích chấp đôi xe
Lội phăng xuống biển tôi tàu lại
Chạy thốc lên non bắt cọp về
Bữa nọ vào chơi nơi trướng phủ
Ba ngàn cung nữ chạy ra ve.
Tôi hỏi thử Tú Kều:
- Này ông đọc thơ của ông hay của ai thế
- Không biết nữa, tự nhiên thôi.
Quả nhiên Tú Kều không nhớ thật, thấy giọng thơ huênh hoang của một ông nhà nho hết thời hồi cuối thế kỷ thứ mười chín bước sang đầu thế kỷ hai mươi thì nhập tâm. Cái cao ngạo sẵn có trong máu làm thơ của mình như của nhà nho kia, cũng giống khẩu khí của Tú Kều. Anh nhập tâm chứ không đạo thơ. Tác giả của Thơ Đen, Thơ Chì, Thơ Xám và hàng ngàn bài thơ chưa ấn hành, làm vào thời gian sau này. Khi anh còn tỉnh táo, tôi đã có dịp được đọc riêng với anh. Những câu thơ thật khốc liệt mà để thất lạc thì uổng phí quá. Tôi tự nguyện phải tìm kiếm và thu thập lại.
Tú Kều khoe với tôi:
- Thơ nhiều lắm, cả mấy tập dày thế này.
Hồi trước, khi Tú Kều mới đi tù về, anh có nhờ tôi đi tìm những tập thơ của anh ở hàng sách cũ hoặc nhà người quen, cuối cùng anh nói anh có tìm thấy mấy tập thơ dấu ở dưới chuồng gà nhà anh, anh cũng chẳng biết ai giấu cho anh nữa. Lục trong đống giấy cũ trong nhà tôi, tôi còn tìm thấy một ít bài thơ Tú Kều làm sau này. Ngồi với nhau, hứng lên, Tú Kều bèn làm thơ. Khoảng năm 1990, khi Tú Kều đi tù về.
Nguyễn Thụy Long |
Đường phố Sài Gòn trong hai mươi năm nay đổi tên cũng nhiều mà riêng hai con đường ấy vẫn mang tên hai thi sĩ bậc thầy trong văn học sử Việt Nam.
Một thế kỷ sau ngày Tú Xương mất, ở góc đường mang tên ông lại có một thi sĩ ngồi nhìn trời đất và cuộc đời. Tú Kều. Đã chán chường tất cả muốn gác bút mà anh không gác được, âu cũng là nghiệp dĩ.
Những hoạt cảnh, như những thước phim quay chậm cho ta nhìn thấy rõ nhiều cảnh sống sau khi hòa bình về trên quê hương. Chỉ ở một góc đường thôi trong thành phố đã hiện ra đủ cảnh đủ vẻ. Những buổi sáng gặp nhau ở sạp báo góc đường, chúng tôi ngồi với nhau. Nói là chúng tôi, không nhiều nhặn gì, chỉ vài thằng văn nghệ sĩ hết thời: thằng thì nguyên thi sĩ, thằng nguyên nhà văn, thằng nguyên ca sĩ nghiệp dư, thằng nhà báo, chủ nhân sạp báo cũng hết thời luôn. Nhìn cảnh đời diễn ra trước mặt mỗi thằng có một ý nghĩ riêng.
Chúng tôi không hề có những buổi họp văn nghệ có tổ chức, có thiệp mời để nghe đọc thơ để hát ca trù, để được phái biểu về vấn đề hay đường lối văn nghệ dao lo búa lớn, để nghe những "chùm" thơ của nhà thơ này, những mảng" văn của nhà văn kia. Không có, hoàn toàn không, chúng tôi đến với nhau vì nhớ nhau, cũng chẳng hẹn trước, ai đến thì đến, ai đi thì đi. Cũng ít khi bầy ra cuộc ăn nhậu nào. Nhà thơ Khoa Hữu có bệnh đau bao tử kinh niên, lúc nào trong túi cũng có lọ thuốc, Tú Kều thiếu máu trầm trọng, áp huyết quá thấp, tôi áp huyết cao, có lần suýt chết vì bị tai biến mạch máu não, nhà văn Lý Hoàng Phong người dệu dà dệu dạo vì bị bệnh gì đó không biết, buồn thỉu buồn thiu vì sắp mất nhà. Duy Trác làm nghề bán "căng tin" trường học con nhà giầu sắp sửa đi nước ngoài theo diện H.O.
Kịch tác gia Trần Lê Nguyễn bị tai biến mạch máu não, bán thân bất toại nói năng ngọng líu ngọng lô, thỉnh thoảng đi xích lô đến, nói năng chẳng ai hiểu gì cả, chỉ tưởng tượng ra anh đang nói chuyện văn nghệ, bộ môn hội họa. Thế là Trần Lê Nguyễn lấy làm mãn nguyện lại lên xe ra về.
Thỉnh thoảng thi sĩ Bùi Giáng đi qua, ghé vô chơi, đọc thơ lung tung beng rồi lại ra đi, ông sang câu lạc bộ Văn Nghệ ở con đường gần đó uống rượu say la đà. Vì ở đây chẳng thằng nào uống rượu hết. Nói đúng ra còn ham sống, sợ chết nên... kiêng.
Ngày Duy Trác ra đi nước ngoài, đến góc đường Tú Xương - Bà Huyện Thanh Quan từ giã anh em. Tú Kều có làm bốn câu thơ "tiễn bạn xuất cảnh:
Này hãy nâng ly cạn chén mời
Chúng mình sắp sửa lại chia phôi
Mi sang bên ấy vui đời mới
Ta ở bên này dạ rối bời
Những bài thơ của Tú Kều đến với tôi, hoặc thuộc nó cũng tình cờ thôi. Như bốn câu thơ "viếng Trạng Đớp", thi sĩ cùng thời làm thơ với Tú Kều, chết ngày 15-8-1992:
Tuổi thọ ông về Tiên Phật
Tôi còn lẽo đẽo trần gian
Mẹ bố cuộc đời vật chất
Búa đời muốn đập cho tan
Những bài thơ của Tú Kều, thời gian anh ra khỏi tù, anh làm thơ trên bất cứ mảnh giấy nào, không phải những bài thơ anh in trong những tập thơ trang trọng.
Sự nghiệp làm thơ của Tú Kều thế này, đã có lần tôi thấy ở một mảnh giấy học trò. Bài Đời Thơ. Cũng có thể coi là lý lịch của Tú Kều, sự chẳng đặng đừng của kẻ mang nghiệp dĩ
Năm nay ta đã tuổi năm lăm
Ba chục năm dư sống kiếp tằm
Thơ phú chen chân mười sáu tuổi
Trời cao mắt nhỏ đường xa xăm
Những đêm thức trắng hồn rong ruổi
Bay lượn tìm quanh nhất ý thơ
Gục thiếp trên bàn óc đã mỏi
Thấy toàn tơ nhện giăng trong mơ
Quả nhiên điềm mộng báo ta hay
Cái kiếp yêu thơ kiếp đọa đầy
Mưa xám nắng xanh đường bút vẽ
Biển vàng hoa trắng ở trong tay
Đã nhiều lúc bút cùn toan gác
Như mối tình thiêng gác từ đây
Tình riêng cắt được thơ sao cắt-
Bài thơ còn khá dài nhưng tôi không nhớ hết, nên đành cắt ra một đoạn.
Thập niên 1980 -1990, Sài gòn vì kiếm sống, những kẻ tài hèn đành phải ra nghề kiếm ăn, trong đó có hai nghề chính dễ làm nhất là nghề ve chai (thu mua răng vàng bạc vụn) và nghề kẹo kéo.
Hai nghề này coi như thứ nghề hạ cấp chốn "chợ trời ". Từng đàn từng lũ thanh niên nam nữ ra nghề, luôn vào khắp hang cùng ngõ hẻm trong thành phố. Chính kẻ viết tập hồi ký này cũng đã ở một trong hai bộ môn "nghệ thuật thương mại" đó.
Đám kẹo kéo thì "trang bị" khoa học kỹ thuật hơn. Người bán kẹo kéo phần đông là nữ, ăn mặc đầy vẻ mô đen chợ trời, loại quần áo của tàn dư Mỹ- ngụy bầy bán ở chợ trời. Đẩy xe đạp trên có một thỏi kẹo kéo, một cái máy cái sét, hát ngậu xị khắp phố phường, phần nhiều là điệu Lambada hay điệu gì đó rất tếu nhộn. Quà rẻ, trẻ con bu đến mua ăn. Chỉ năm hào thôi có thể mút được một que kẹo ngọt lừ, thơm tho, giòn rum vì có nhân bằng mấy viên đậu phong rang.
Nhà thơ Tú Kều đã thấy cảnh đó, anh ghi lại bằng thơ, bài Hai nàng kẹo kéo:
Khá khen hai gái má hồng
Tuổi xuân mơn mởn đã chồng hay chưa?
Tuổi xanh nghị lực có thừa
Đẩy xe kẹo kéo, nhạc khua phố phường
Người rằng thương, ta rằng thương
Gót chân liệu châm cổng trường bao lâu?
Me cha nay đã bạc đầu?...
Có chăng vất vả thân trâu kiếp lừa?
Hay là nặng nhọc sớm trưa
Bảo nhau khuất bóng, bây giờ mồ côi?
Này hai cô bé kia ơi!
Thoáng nghe tiếng nhạc, tim người
nhói đau
Đời này vàng lẫn với thau
Tim càng hãy giữ bền lâu với đời
Nàng đi kéo kẹo cho đời
Tơ tầm ta kéo dâng lời thủy chung
Suốt những năm 1992 tới 95. Nghĩa là thời gian Tú Kều còn tỉnh táo, anh làm khá nhiều thơ, những hoạt cảnh anh thấy sau khi ra khỏi tù, trên những ngả đường anh từng đi qua. Từ nàng bán kẹo kéo, cô gái đứng đường, đến người ăn mày tật nguyền. Ông lão đứng ngẩn ngơ bên đường, phải chăng là tâm sự của mình:
ông lão bên đường đứng ngẩn ngơ
Chờ xe qua hết để sang bờ
Nhưng xe nườm nượp sao qua hết
Mãi tới chiều buông vẫn đứng chờ
Mệt quá đi, suy nghĩ mãi cũng chẳng ích chi, nhìn cảnh đời đổi thay càng thêm chán nản. Tú Kều không thèm suy nghĩ nữa, nhưng đầu thì đã nhức rồi:
Lẩn quẩn suy tư nhức cái đầu
Cái đầu nghĩ mãi lại càng đau
Quanh co thếsự hồn tơi tả
ấ m ớ dân sinh dạ nát nhàu
Chỉ ít phút dành cho hồi tường những kỷ niệm với Tú Kều, để hiểu anh và thương anh hơn. Thời gian dưỡng bệnh của Tú Kều không biết đến bao giờ, nhưng hiện nay may mắn là anh còn đầy đủ tình nghĩa gia đình, trong yêu thương, thủy chung.
Khối người đã thiếu thốn cả những điều ấy. Tất cả chúng ta đã già, đầu bạc rồi, kể cả chị Phượng. Tôi nhìn thấy những chân tóc bạc dưới mái tóc nhuộm của chị. Mới ngày nào chồng bị bắt, chị còn trẻ, ôm hai con nhỏ dại ngồi bán thuốc lá lẻ ở góc đường Bà Huyện Thanh Quan, phía sau ngôi giáo đường đường Tú Xương, hỏi ngày về của anh, chị không biết, như mọi thiếu phụ có chồng đi ở tù khác, có khác nhau chăng là ở ìmh chung thủy.
Bây giờ chị ngồi bên anh, chị được đền đáp lại bằng một sự nghiệp thơ của anh. Điều đó tôi không tin là điều mơ hồ với riêng chị và cả với những đứa con của anh chị.
Trời xế chiều, tôi từ giã gia đình Tú Kều về Sài Gòn.
Tú Kều tỏ ra tỉnh táo, tiễn tôi ra tận cửa, chúc tôi thượng lộ bình an. Nhưng thâm tâm tôi thì chắc chắn một điều rằng anh vẫn không nhận ra bạn anh. Như đã không nhận ra nhiều bạn bè khác. Vì chúng nó đã chết hết cả rồi. Anh nói thế.
Tôi ngồi trên xe đò trở về thành phố, sương mù buổi chiều dâng cao ở đỉnh đèo, ờ, sao tôi thấy ngậm ngùi.
Tú Kều vẫn còn sống đó, nhưng ngất ngư...
CHƯƠNG TÁM
Buổi chiều
ngày 12-9-1999 mới chính thức là ngày cuối cùng tôi chia tay với Uyên Thao, người
bạn đồng nghiệp viết văn làm báo và là bạn tù với tôi. Tám giờ sáng mai, anh và
gia đình lên đường sang Hoa Kỳ định cư. Những lo lắng, những lao đao, những dịch
vụ gì đó vô cùng tôi thôi đã khép lại sau lưng gia đình anh. Nhưng anh vẫn nói
với tôi, như bao nhiêu người đã nói:"Khi nào máy bay cất cánh mới thật sự
an lòng. "
Đúng vậy, buổi chia tay này vẫn có thể coi là "tạm thời" cho đúng thủ tục mà thôi. Điều chắc chắn là bây giờ tôi và Uyên Thao ngồi với nhau ở đầu chung cư Nguyễn Chiến Thuật, hút với nhau những điếu thuốc Bastos nội hóa. Nói chuyện và những nhắn nhủ lào lao giữa kẻ ở người đi.
Chúng tôi còn quá ít thời giờ để ăn với nhau một bữa cơm chia tay ở quán cơm Bà Cả Đọi như tôi đã hẹn với Uyên Thao. Từ nay đến sáng mai còn mươi tiếng đồng hồ nữa chứ mấy.
Tôi hứa với Uyên Thao:
- Tao tin rằng mấy chục năm nay tao không sống vô ích và cũng sẽ không vô ích vào những ngày còn lại. Tao và mày chẳng dám hứa sẽ còn gặp nhau ngày nào đó, vì tụi mình già cả rồi, biết sao mà hẹn. Hãy ghi nhận lại hình ảnh cuối cùng của nhau chiều hôm nay, uống từng lời nói của nhau.
Uyên Thao nói:
- Tao còn một điều ân hận là không lo được cho Đoàn Tường, hắn ta yếu lắm rồi, ngày hôm trước hắn nói như trăn trối với bạn bè như người sắp chết. Tháng cuối cùng ở Việt Nam, tao cố gắng làm việc, vừa dịch vừa gõ máy thuê hy vọng kiếm ra được ba triệu đồng, tao dùng hơn một triệu trả nợ, một triệu kia để lại cho Đoàn Tường chữa bệnh, mà cuối cùng người ta trả cho tao có hơn một triệu. Tao trả nợ không đủ... Mày ở lại đến thăm hắn cho tao. Hắn hiện đang ở trên làng Báo Chí.
Đoàn Tường lức là nhà văn Lý Hoàng Phong, anh ruột của thi sĩ Quách Thoại, một nhà thơ nổi tiếng thuở nhóm Sáng Tạo ở miền nam Việt Nam. Lý Hoàng Phong, tức Đoàn Tường nay đã 75 tuổi, trước kia từng là chủ nhiệm tuần báo Văn Nghệ, biên lập viên bình luận Đài Phát Thanh Sài Gòn, chủ nhiệm nguyệt san Quê Hương, tuần báo Thế Kỷ 20, Hiện Đại. Tác giả tập truyện ngắn Người giết người, truyện dài Sau cơn Mưa. Anh có danh, nổi tiếng ở khoảng thời gian trước năm 1975. Sau năm 1975 anh im hơi lặng lặng như nhiều anh em văn nghệ chuyên nghiệp miền Nam khác. Có chuyện đau lòng xảy ra cho gia đình anh, chỉ đến ngày anh phải mang vợ con về Làng Báo Chí bên kia cầu Sài Gòn, mà trước đây gọi là cầu Xa Lộ. Nơi trú ẩn cuối cùng của những người có dính dáng đến nghiệp báo chí, văn nghệ nếu căn nhà nào đó của mình ở làng còn. Đoàn Tường vẫn còn chút may mắn.
Tôi hứa với Uyên Thao:
- Tao sẽ đến thăm Đoàn Tường, giữa tao và anh ấy cũng có chỗ thân lình và hiểu hoàn cảnh của nhau.
Buổi sáng hôm sau, ngày Uyên Thao và gia đình lên đường ở phi trường Tân Sơn Nhất, tôi cũng lên đường bằng chiếc xe Vélo Solex ra xa lộ vượt cầu Sài Gòn sang làng Báo Chí thăm Đoàn Tường.
Làng Báo Chí, quê hương thứ hai của những người hành nghề báo chúng tôi thuở trước, nay thay đổi nhiều. Nhiều nhà cửa, vi-la mọc lên, kiểu cọ lùm lum. Chủ nhân đích thực của những căn nhà trong làng bây giờ chẳng còn bao nhiêu, đếm trên đầu ngón tay, những chủ nhân mới tôi hoàn toàn không biết. Xưa kia tôi cũng có một căn nhà trong làng, rồi vật đổi sao dời... Tôi đành quên, như người khác đã quên nhiều anh chị em làm báo. Nhưng làng đó đến nay vẫn mang tên là làng Báo Chí. Hỏi đến, ai ở vùng đó cũng biết. Tôi đã vào làng và phải hỏi thăm đường, điều đó chứng thực cho lời nói của tôi.
Căn nhà của Đoàn Tường ở dẫy 1, bên cạnh mấy căn nhà cao tầng, kiểu cọ rất mô đen. Căn nhà đó nguyên trạng như căn nhà Nghiệp Đoàn Báo Chí trao cho anh em ký giả hội viên hồi 40 năm về trước. Mái tôn, gạch lốc xi măng, một khoảng sân nhỏ trước mặt nhà, khoảng tường dệu dạo ngăn cách.
Tôi đứng trước cổng nhà Đoàn Tường tức Lý Hoàng Phong gọi cửa một lúc lâu. Chó bị nhốt trong nhà xua rộn lên, một lát, đứng ngoài cổng tôi thấy một người lom khom đi ra... Đúng là anh Lý Hoàng Phong. Cánh cửa ra vào được mở, Lý Hoàng Phong gầy rộc, trắng xanh, giọng anh mệt mỏi:
- Ai đó?
Tôi xưng lên, tự tay mở cổng vào sân. Anh đưa tôi vào nhà, anh thật sự mệt mỏi, nói nhát gừng:
- Tôi mệt, mệt lắm, thằng con tôi mới đi chợ mua đồ ăn cho tôi. Bác sĩ nói tôi cứ ăn cơm gạo lức muối mè, đừng ăn chuối nữa. Tôi ăn chuối thay cơm bí cả đường tiểu tiện đại tiện.
Quái lạ thật, tôi nghe anh nói như thế là lần đầu. Tại sao vậy? Tôi không biết nữa, và cũng không hỏi tới. Tôi biết anh mệt gần như người kiệt sức. Anh cho biết anh ăn riêng. Tôi hỏi anh nấu lấy ăn à? Anh trả lời không, thằng con trai thất nghiệp của anh đi mua cơm gạo lức người ta nấu sẵn bán.
Tôi đoan chắc một điều là anh hoàn toàn suy dinh dưỡng, có nhiều lần anh nhịn ăn đến kiệt sức. Anh trở nên xa lạ với thịt cá và đồ ăn bổ dưỡng khác. Thực tế anh lấy đâu ra tiền để tự bồi bổ cho mình. Lòng tôi quặn thắt trước tình trạng ấy. Anh như một người bị bỏ quên, và tự an phận trong sự bỏ quên ấy.
Tôi nhìn quanh căn phòng khách, không có một thứ gì đáng giá. Không có tivi, radio. Chỉ có một tủ sách với những ngăn trống huếch và một tủ thờ bố mẹ anh.
Anh kể với tôi, giọng vẫn mệt mỏi rằng căn nhà ở làng này sở dĩ còn là do bố mẹ anh về ở đến lúc chết, mấy năm gần đây. Nếu không thì anh cũng chẳng biết về đâu...
Tôi hiểu hoàn cảnh thật của Đoàn Tường- Lý Hoàng Phong từ sau ngày 30-4-75. Gia đình anh có nhà ở gần cổng xe lửa Trương Minh Giảng (nay là đường Lê văn Sĩ ). Mảnh đất ấy của bố mẹ vợ anh. Anh lấy vợ, về ở nhà vợ, cùng vợ xây dựng nên một căn nhà khang trang. Chủ quyền căn nhà vẫn là tên bố mẹ vợ anh. Bố mẹ vợ mất, căn nhà ấy như của con cái, rồi ngày 30-4-75 người chiến thắng vào thành phố, trong đó có người anh ruột thịt của vợ anh từ miền Bắc vào, đoàn tụ gia đình sau nhiều năm xa cách, tìm cách giúp đỡ lẫn nhau trong xã hội mới có lại cuộc đời, nếu không nói là thuở "quân hồi vô phèng".
Người anh, lúc đó là cán bộ, trong khi chờ đợi nhà nước cấp nhà, vào chung hộ khẩu với nhà Đoàn Tường. Chuyện đương nhiên thôi, và ông ta như một lá chắn che cho gia đình Đoàn Tường.
Gia đình Đoàn Tường được hưởng ít nhiều ân huệ của người chiến thắng. Anh Tường không phải đi tập trung học tập cải tạo như những anh em văn nghệ sĩ, ngụy quân, ngụy quyền. Con trai lớn của anh trúng tuyển nghĩa vụ quân sự đi chiến đấu làm nghĩa vụ quốc tế ở bên Căm Pu Chia, do bọn Khờ Me đỏ đang làm chuyện diệt chủng man rợ chính dân tộc chúng, là dân tộc anh em với dân tộc ta, môi hở răng lạnh. Gia đình Đoàn Tường tình nghĩa anh em như thể tay chân, vậy cũng được đi. Trong hoàn cảnh dầu sôi lửa bông, anh em nào đỡ được cũng mừng cho anh em ấy. Tôi nhớ có lần cách đây hơn hai mươi năm, thuở tôi còn lang thang chợ trời. Tôi và Trần Lê Nguyễn có ngồi uống cà phê với Đoàn Tường, trước một ngân hàng ở mé Chợ Cũ, nơi Đoàn Tường được tiếp tục công tác ". Ai cũng mừng cho anh gặp may mắn. Mặt tiền căn nhà của anh trở thành quán cà phê do vợ và con gái anh đứng bán.
Khoảng năm 1990, khi Tú Kều đi tù về, chính tôi đưa Tú Kều đến thăm anh tại liệm cà phê trên. Đời sống anh khi ấy cũng bình thường trong kinh tễ thị trường. Mặt ngoài thì như thế nhưng bên trong có vẻ gì khúc mắc. Tôi biết tin đứa con trai lớn của anh đi
nghĩa vụ quân sự không về nữa, không phải cháu đã bỏ mình vì nghĩa cả, mà cháu thề rằng không bao giờ trở về căn nhà ấy. Chúng tôi không tiện hỏi sâu, cặn kẽ hơn.
Cho đến những buổi sáng, cách nay chừng mười năm. Tôi thấy Lý Hoàng Phong gần như có mặt thường xuyên mỗi sáng ở sạp báo của Nguyễn Kinh Châu. Chúng tôi vừa ngồi uống trà vừa đọc báo giải khuây. Vì hầu hết anh em chúng tôi mất sức lao động cả rồi, nên phải nhờ vả vợ con, đôi khi bạn bè ở nơi xa giúp đỡ Thường gọi là cứu đói, cứu thôi chứ không xóa được ở tại nơi đó cũng là chỗ thông tin chd nhau, kẻ còn người mất, kẻ sống ngất ngư như con tầu lướt sóng, kẻ ở người đi hoặc biết với nhau về hoàn cảnh gia đình của nhau. Không biết vì cảnh giác cao hay tất cả anh em chán chuyện thời thế, nên quyết nhiên không ai bảo ai đều lánh xa những tin thời sự có tính cách chính trị nên chẳng bao giờ có chuyện bị đánh giá là phản động". Có sự theo dõi nào không tôi không biết, cũng chẳng cần biết thì đúng hơn, nhưng nếu có thì chỉ là chuyện vô ích mà thôi.
Tại địa điểm này, tôi được biết gia đình Đoàn Tường có chuyện chia chác gia tài giữa vợ anh và người anh ruột.
Ông anh ruột là cán bộ nhà nước đã được nhà nước cấp nhà ra ở riêng, nhưng chính căn nhà của cha mẹ để lại, ông ta thấy cũng phải được chia phần theo luật thừa kế.
Thế là căn nhà mà gia đình Đoàn Tường đang ở, đang sinh sống phải bán đi để chia gia tài. Chính vì vậy đứa con trai lớn của Đoàn Tường từ Căm Pu Chia về bất mãn mới nổi khùng lên rồi bỏ nhà ra đi biền biệt với một lời thề không bao giờ quay trở lại. Đứa con gái bị dẹp quán cà phê to tiếng với mẹ rồi bị tâm thần. Đoàn Tường trở thành kẻ đứng ngoài, sáng sáng ngồi ở sạp báo Nguyễn Kinh Châu buồn hiu hắt. ít khi anh nói gì, anh tiêu cực hay chán nản chẳng ai biết, nhưng nỗi đau chắc là có đấy. Có người gặng hỏi, anh chỉ trả lời vắn tắt, tôi chẳng có gì, mặc họ với nhau.
Một thời gian sau vắng bóng Đoàn Tường ở sạp báo của Nguyễn Kinh Châu. Anh em nói chuyện chia chác nhà, ra lòa kiện tụng cũng đã xong, anh Tường cùng đứa con gái điên lên làng báo chí ở. Tôi biết về Đoàn Tường - Lý Hoàng Phong có thế thôi.
Hôm nay ngồi trước mặt anh, tôi chỉ thấy anh suy nhược quá rồi. Căn nhà của anh lặng lẽ, dù rằng anh có vợ và có con cùng chung một mái nhà. nhưng hình như ai cũng sống riêng với mình. Bên cạnh phòng khách có hai phòng nhỏ, cửa đóng kín mít, một lát cánh cửa phòng bên ngoài mở, một cô con gái từ đó đi ra. Anh Tường nói là con gái anh, cô ta lặng lẽ xuống nhà rồi ới lên ngay, lại trở về căn phòng của mình đóng kín. Một lát sau nữa, cánh cửa phòng thứ nhì mở, một người đàn bà đi ra. Đó là chị Đoàn Tường, chị chào hỏi khách hoạt bát, rồi chị lấy xe đạp ra đi. Anh Đoàn Tường hỏi bà đi chợ đấy à, chị không nói. Một lúc sau chị lại trở về, chiếc giỏ xe trống rỗng. Chị vào trong phòng, khóa cửa cẩn thận. Theo như Uyên Thao nói với tôi thì chị cũng man man mất rồi.
Tôi nhìn căn nhà trống trếnh loang, căn nhà như không có sinh khí...
Đoàn Tường hỏi tôi Uyên Thao đâu, tôi chỉ tay lên trời. Anh có vẻ ngạc nhiên. Tôi nói rõ hơn:
- Hắn đang bay trên trời, hắn đi Mỹ.
- à à tôi có nghe nói.
Câu chuyện chúng tôi nói với nhau chỉ ấm ớ như thế cho đến lúc trời sắp về trưa, tôi lên đường trở về thành phố.
Lần sau tôi lên làng báo chí, cũng với mục đích thăm Đoàn Tường, mang quà cứu trợ của anh em ở nơi xa gửi về cho anh.
Cũng dáng chậm chạp ấy, hôm nay thì cậu con trai có nhà, gọi là cậu bé nhưng cũng phải trên hai mươi tuổi, bảnh trai ra phết, như Đoàn Tường ngày xưa, thuở tôi mới gặp anh. Anh giới thiệu cháu bây giờ thất nghiệp, ở nhà với anh. Tôi ra vẻ khuyên cháu chịu khó săn sóc bố. Cháu vâng dạ thật lễ phép, hỏi thăm về gia đình tôi, công việc làm ăn của tôi, tôi nói chú "làm thinh", chú cháu mình đều làm thinh. Tôi thấy Lý Hoàng Phong thoáng mỉm cười. Hình như nụ cười của anh thật hiếm hoi.
Tôi thấy ngổn ngang trên bàn những cuốn sách. Tôi lật xem, lất cả đều là sách dậy nấu ăn, những món sơn hào hải vị. Anh hoặc cháu đang đọc những cuốn sách ấy, đang tự chế biến những món ăn ngon của ba miền đất nước, những món ăn hàm thụ.
Quà cáp của anh em đây, anh có thể thực hiện được một vài món ăn cho thạp khẩu vị, anh không cần phải thưởng thức món ngon bằng cách hàm thụ nữa. Tôi chắc chắn những món ăn đó phải ngon lành vì có chất ngọt của tình nghĩa bạn bè.
Anh viết một mảnh giấy cám ơn anh em, rằng quà cáp mặn nồng đó đã đến tay anh. Tôi ra về cũng thấy lòng thơ thới hân hoan.
Đúng vậy, buổi chia tay này vẫn có thể coi là "tạm thời" cho đúng thủ tục mà thôi. Điều chắc chắn là bây giờ tôi và Uyên Thao ngồi với nhau ở đầu chung cư Nguyễn Chiến Thuật, hút với nhau những điếu thuốc Bastos nội hóa. Nói chuyện và những nhắn nhủ lào lao giữa kẻ ở người đi.
Chúng tôi còn quá ít thời giờ để ăn với nhau một bữa cơm chia tay ở quán cơm Bà Cả Đọi như tôi đã hẹn với Uyên Thao. Từ nay đến sáng mai còn mươi tiếng đồng hồ nữa chứ mấy.
Tôi hứa với Uyên Thao:
- Tao tin rằng mấy chục năm nay tao không sống vô ích và cũng sẽ không vô ích vào những ngày còn lại. Tao và mày chẳng dám hứa sẽ còn gặp nhau ngày nào đó, vì tụi mình già cả rồi, biết sao mà hẹn. Hãy ghi nhận lại hình ảnh cuối cùng của nhau chiều hôm nay, uống từng lời nói của nhau.
Uyên Thao nói:
- Tao còn một điều ân hận là không lo được cho Đoàn Tường, hắn ta yếu lắm rồi, ngày hôm trước hắn nói như trăn trối với bạn bè như người sắp chết. Tháng cuối cùng ở Việt Nam, tao cố gắng làm việc, vừa dịch vừa gõ máy thuê hy vọng kiếm ra được ba triệu đồng, tao dùng hơn một triệu trả nợ, một triệu kia để lại cho Đoàn Tường chữa bệnh, mà cuối cùng người ta trả cho tao có hơn một triệu. Tao trả nợ không đủ... Mày ở lại đến thăm hắn cho tao. Hắn hiện đang ở trên làng Báo Chí.
Đoàn Tường lức là nhà văn Lý Hoàng Phong, anh ruột của thi sĩ Quách Thoại, một nhà thơ nổi tiếng thuở nhóm Sáng Tạo ở miền nam Việt Nam. Lý Hoàng Phong, tức Đoàn Tường nay đã 75 tuổi, trước kia từng là chủ nhiệm tuần báo Văn Nghệ, biên lập viên bình luận Đài Phát Thanh Sài Gòn, chủ nhiệm nguyệt san Quê Hương, tuần báo Thế Kỷ 20, Hiện Đại. Tác giả tập truyện ngắn Người giết người, truyện dài Sau cơn Mưa. Anh có danh, nổi tiếng ở khoảng thời gian trước năm 1975. Sau năm 1975 anh im hơi lặng lặng như nhiều anh em văn nghệ chuyên nghiệp miền Nam khác. Có chuyện đau lòng xảy ra cho gia đình anh, chỉ đến ngày anh phải mang vợ con về Làng Báo Chí bên kia cầu Sài Gòn, mà trước đây gọi là cầu Xa Lộ. Nơi trú ẩn cuối cùng của những người có dính dáng đến nghiệp báo chí, văn nghệ nếu căn nhà nào đó của mình ở làng còn. Đoàn Tường vẫn còn chút may mắn.
Tôi hứa với Uyên Thao:
- Tao sẽ đến thăm Đoàn Tường, giữa tao và anh ấy cũng có chỗ thân lình và hiểu hoàn cảnh của nhau.
Buổi sáng hôm sau, ngày Uyên Thao và gia đình lên đường ở phi trường Tân Sơn Nhất, tôi cũng lên đường bằng chiếc xe Vélo Solex ra xa lộ vượt cầu Sài Gòn sang làng Báo Chí thăm Đoàn Tường.
Làng Báo Chí, quê hương thứ hai của những người hành nghề báo chúng tôi thuở trước, nay thay đổi nhiều. Nhiều nhà cửa, vi-la mọc lên, kiểu cọ lùm lum. Chủ nhân đích thực của những căn nhà trong làng bây giờ chẳng còn bao nhiêu, đếm trên đầu ngón tay, những chủ nhân mới tôi hoàn toàn không biết. Xưa kia tôi cũng có một căn nhà trong làng, rồi vật đổi sao dời... Tôi đành quên, như người khác đã quên nhiều anh chị em làm báo. Nhưng làng đó đến nay vẫn mang tên là làng Báo Chí. Hỏi đến, ai ở vùng đó cũng biết. Tôi đã vào làng và phải hỏi thăm đường, điều đó chứng thực cho lời nói của tôi.
Căn nhà của Đoàn Tường ở dẫy 1, bên cạnh mấy căn nhà cao tầng, kiểu cọ rất mô đen. Căn nhà đó nguyên trạng như căn nhà Nghiệp Đoàn Báo Chí trao cho anh em ký giả hội viên hồi 40 năm về trước. Mái tôn, gạch lốc xi măng, một khoảng sân nhỏ trước mặt nhà, khoảng tường dệu dạo ngăn cách.
Tôi đứng trước cổng nhà Đoàn Tường tức Lý Hoàng Phong gọi cửa một lúc lâu. Chó bị nhốt trong nhà xua rộn lên, một lát, đứng ngoài cổng tôi thấy một người lom khom đi ra... Đúng là anh Lý Hoàng Phong. Cánh cửa ra vào được mở, Lý Hoàng Phong gầy rộc, trắng xanh, giọng anh mệt mỏi:
- Ai đó?
Tôi xưng lên, tự tay mở cổng vào sân. Anh đưa tôi vào nhà, anh thật sự mệt mỏi, nói nhát gừng:
- Tôi mệt, mệt lắm, thằng con tôi mới đi chợ mua đồ ăn cho tôi. Bác sĩ nói tôi cứ ăn cơm gạo lức muối mè, đừng ăn chuối nữa. Tôi ăn chuối thay cơm bí cả đường tiểu tiện đại tiện.
Quái lạ thật, tôi nghe anh nói như thế là lần đầu. Tại sao vậy? Tôi không biết nữa, và cũng không hỏi tới. Tôi biết anh mệt gần như người kiệt sức. Anh cho biết anh ăn riêng. Tôi hỏi anh nấu lấy ăn à? Anh trả lời không, thằng con trai thất nghiệp của anh đi mua cơm gạo lức người ta nấu sẵn bán.
Tôi đoan chắc một điều là anh hoàn toàn suy dinh dưỡng, có nhiều lần anh nhịn ăn đến kiệt sức. Anh trở nên xa lạ với thịt cá và đồ ăn bổ dưỡng khác. Thực tế anh lấy đâu ra tiền để tự bồi bổ cho mình. Lòng tôi quặn thắt trước tình trạng ấy. Anh như một người bị bỏ quên, và tự an phận trong sự bỏ quên ấy.
Tôi nhìn quanh căn phòng khách, không có một thứ gì đáng giá. Không có tivi, radio. Chỉ có một tủ sách với những ngăn trống huếch và một tủ thờ bố mẹ anh.
Anh kể với tôi, giọng vẫn mệt mỏi rằng căn nhà ở làng này sở dĩ còn là do bố mẹ anh về ở đến lúc chết, mấy năm gần đây. Nếu không thì anh cũng chẳng biết về đâu...
Tôi hiểu hoàn cảnh thật của Đoàn Tường- Lý Hoàng Phong từ sau ngày 30-4-75. Gia đình anh có nhà ở gần cổng xe lửa Trương Minh Giảng (nay là đường Lê văn Sĩ ). Mảnh đất ấy của bố mẹ vợ anh. Anh lấy vợ, về ở nhà vợ, cùng vợ xây dựng nên một căn nhà khang trang. Chủ quyền căn nhà vẫn là tên bố mẹ vợ anh. Bố mẹ vợ mất, căn nhà ấy như của con cái, rồi ngày 30-4-75 người chiến thắng vào thành phố, trong đó có người anh ruột thịt của vợ anh từ miền Bắc vào, đoàn tụ gia đình sau nhiều năm xa cách, tìm cách giúp đỡ lẫn nhau trong xã hội mới có lại cuộc đời, nếu không nói là thuở "quân hồi vô phèng".
Người anh, lúc đó là cán bộ, trong khi chờ đợi nhà nước cấp nhà, vào chung hộ khẩu với nhà Đoàn Tường. Chuyện đương nhiên thôi, và ông ta như một lá chắn che cho gia đình Đoàn Tường.
Gia đình Đoàn Tường được hưởng ít nhiều ân huệ của người chiến thắng. Anh Tường không phải đi tập trung học tập cải tạo như những anh em văn nghệ sĩ, ngụy quân, ngụy quyền. Con trai lớn của anh trúng tuyển nghĩa vụ quân sự đi chiến đấu làm nghĩa vụ quốc tế ở bên Căm Pu Chia, do bọn Khờ Me đỏ đang làm chuyện diệt chủng man rợ chính dân tộc chúng, là dân tộc anh em với dân tộc ta, môi hở răng lạnh. Gia đình Đoàn Tường tình nghĩa anh em như thể tay chân, vậy cũng được đi. Trong hoàn cảnh dầu sôi lửa bông, anh em nào đỡ được cũng mừng cho anh em ấy. Tôi nhớ có lần cách đây hơn hai mươi năm, thuở tôi còn lang thang chợ trời. Tôi và Trần Lê Nguyễn có ngồi uống cà phê với Đoàn Tường, trước một ngân hàng ở mé Chợ Cũ, nơi Đoàn Tường được tiếp tục công tác ". Ai cũng mừng cho anh gặp may mắn. Mặt tiền căn nhà của anh trở thành quán cà phê do vợ và con gái anh đứng bán.
Khoảng năm 1990, khi Tú Kều đi tù về, chính tôi đưa Tú Kều đến thăm anh tại liệm cà phê trên. Đời sống anh khi ấy cũng bình thường trong kinh tễ thị trường. Mặt ngoài thì như thế nhưng bên trong có vẻ gì khúc mắc. Tôi biết tin đứa con trai lớn của anh đi
nghĩa vụ quân sự không về nữa, không phải cháu đã bỏ mình vì nghĩa cả, mà cháu thề rằng không bao giờ trở về căn nhà ấy. Chúng tôi không tiện hỏi sâu, cặn kẽ hơn.
Cho đến những buổi sáng, cách nay chừng mười năm. Tôi thấy Lý Hoàng Phong gần như có mặt thường xuyên mỗi sáng ở sạp báo của Nguyễn Kinh Châu. Chúng tôi vừa ngồi uống trà vừa đọc báo giải khuây. Vì hầu hết anh em chúng tôi mất sức lao động cả rồi, nên phải nhờ vả vợ con, đôi khi bạn bè ở nơi xa giúp đỡ Thường gọi là cứu đói, cứu thôi chứ không xóa được ở tại nơi đó cũng là chỗ thông tin chd nhau, kẻ còn người mất, kẻ sống ngất ngư như con tầu lướt sóng, kẻ ở người đi hoặc biết với nhau về hoàn cảnh gia đình của nhau. Không biết vì cảnh giác cao hay tất cả anh em chán chuyện thời thế, nên quyết nhiên không ai bảo ai đều lánh xa những tin thời sự có tính cách chính trị nên chẳng bao giờ có chuyện bị đánh giá là phản động". Có sự theo dõi nào không tôi không biết, cũng chẳng cần biết thì đúng hơn, nhưng nếu có thì chỉ là chuyện vô ích mà thôi.
Tại địa điểm này, tôi được biết gia đình Đoàn Tường có chuyện chia chác gia tài giữa vợ anh và người anh ruột.
Ông anh ruột là cán bộ nhà nước đã được nhà nước cấp nhà ra ở riêng, nhưng chính căn nhà của cha mẹ để lại, ông ta thấy cũng phải được chia phần theo luật thừa kế.
Thế là căn nhà mà gia đình Đoàn Tường đang ở, đang sinh sống phải bán đi để chia gia tài. Chính vì vậy đứa con trai lớn của Đoàn Tường từ Căm Pu Chia về bất mãn mới nổi khùng lên rồi bỏ nhà ra đi biền biệt với một lời thề không bao giờ quay trở lại. Đứa con gái bị dẹp quán cà phê to tiếng với mẹ rồi bị tâm thần. Đoàn Tường trở thành kẻ đứng ngoài, sáng sáng ngồi ở sạp báo Nguyễn Kinh Châu buồn hiu hắt. ít khi anh nói gì, anh tiêu cực hay chán nản chẳng ai biết, nhưng nỗi đau chắc là có đấy. Có người gặng hỏi, anh chỉ trả lời vắn tắt, tôi chẳng có gì, mặc họ với nhau.
Một thời gian sau vắng bóng Đoàn Tường ở sạp báo của Nguyễn Kinh Châu. Anh em nói chuyện chia chác nhà, ra lòa kiện tụng cũng đã xong, anh Tường cùng đứa con gái điên lên làng báo chí ở. Tôi biết về Đoàn Tường - Lý Hoàng Phong có thế thôi.
Hôm nay ngồi trước mặt anh, tôi chỉ thấy anh suy nhược quá rồi. Căn nhà của anh lặng lẽ, dù rằng anh có vợ và có con cùng chung một mái nhà. nhưng hình như ai cũng sống riêng với mình. Bên cạnh phòng khách có hai phòng nhỏ, cửa đóng kín mít, một lát cánh cửa phòng bên ngoài mở, một cô con gái từ đó đi ra. Anh Tường nói là con gái anh, cô ta lặng lẽ xuống nhà rồi ới lên ngay, lại trở về căn phòng của mình đóng kín. Một lát sau nữa, cánh cửa phòng thứ nhì mở, một người đàn bà đi ra. Đó là chị Đoàn Tường, chị chào hỏi khách hoạt bát, rồi chị lấy xe đạp ra đi. Anh Đoàn Tường hỏi bà đi chợ đấy à, chị không nói. Một lúc sau chị lại trở về, chiếc giỏ xe trống rỗng. Chị vào trong phòng, khóa cửa cẩn thận. Theo như Uyên Thao nói với tôi thì chị cũng man man mất rồi.
Tôi nhìn căn nhà trống trếnh loang, căn nhà như không có sinh khí...
Đoàn Tường hỏi tôi Uyên Thao đâu, tôi chỉ tay lên trời. Anh có vẻ ngạc nhiên. Tôi nói rõ hơn:
- Hắn đang bay trên trời, hắn đi Mỹ.
- à à tôi có nghe nói.
Câu chuyện chúng tôi nói với nhau chỉ ấm ớ như thế cho đến lúc trời sắp về trưa, tôi lên đường trở về thành phố.
Lần sau tôi lên làng báo chí, cũng với mục đích thăm Đoàn Tường, mang quà cứu trợ của anh em ở nơi xa gửi về cho anh.
Cũng dáng chậm chạp ấy, hôm nay thì cậu con trai có nhà, gọi là cậu bé nhưng cũng phải trên hai mươi tuổi, bảnh trai ra phết, như Đoàn Tường ngày xưa, thuở tôi mới gặp anh. Anh giới thiệu cháu bây giờ thất nghiệp, ở nhà với anh. Tôi ra vẻ khuyên cháu chịu khó săn sóc bố. Cháu vâng dạ thật lễ phép, hỏi thăm về gia đình tôi, công việc làm ăn của tôi, tôi nói chú "làm thinh", chú cháu mình đều làm thinh. Tôi thấy Lý Hoàng Phong thoáng mỉm cười. Hình như nụ cười của anh thật hiếm hoi.
Tôi thấy ngổn ngang trên bàn những cuốn sách. Tôi lật xem, lất cả đều là sách dậy nấu ăn, những món sơn hào hải vị. Anh hoặc cháu đang đọc những cuốn sách ấy, đang tự chế biến những món ăn ngon của ba miền đất nước, những món ăn hàm thụ.
Quà cáp của anh em đây, anh có thể thực hiện được một vài món ăn cho thạp khẩu vị, anh không cần phải thưởng thức món ngon bằng cách hàm thụ nữa. Tôi chắc chắn những món ăn đó phải ngon lành vì có chất ngọt của tình nghĩa bạn bè.
Anh viết một mảnh giấy cám ơn anh em, rằng quà cáp mặn nồng đó đã đến tay anh. Tôi ra về cũng thấy lòng thơ thới hân hoan.
CHƯƠNG CHÍN
Có người
hỏi, viết lách của cậu bây giờ ra sao rồi? Tôi trả lời viết lách bây giờ là
chuyện khó, nhất là đối với các nhà văn nhà báo thuộc chế độ cũ, hòa nhập được
là chuyện rất khó, vì không được "đào tạo trưởng thành trong chế độ cách mạng",
nói theo danh từ thời thượng. Vô hình chung họ bị gạt ra ngoài lề. Mặc dầu vẫn
nghe lời tuyên truyền xoen xoét "rằng thì là " cửa ngõ văn nghệ mở rộng
như cửa chùa, ai muốn vào thì vào, ai ra thì ra. Ra thì dễ chứ vào thì khó đấy,
bao nhiêu cửa ải phải vượt qua, có thể có đến "thập bát La Hán" trấn
cửa. Lọt qua được cũng phờ râu tôm, cuối cùng mềm như bột, người ta muốn bóp nặn
theo hình dạng nào cũng được.
Viết và lách, danh từ này không biết có từ đời thuở nào, nhưng cũng đúng ra phết. Có thể có từ thuở nước Đại Việt có trường thi cho các cụ đồ muốn thi cử đậu đạt để được ra làm quan. Làm một bài văn thi cử, phải nghiêm túc, lời lẽ trác tuyệt là lẽ đương nhiên mà còn phải biết kỵ húy, thí sinh phải nhớ tên nhớ tuổi cả dòng họ nội ngoại nhà vua, cả một triều vua đến bao nhiêu đời. Bị phạm húy là sổ toẹt, cho dù văn sách của anh hay đến mấy, anh vẫn bị "dê rô" điểm, ôm lều chõng về quê đuổi gà chăn lợn cho vợ muốn thi cử nữa thì ăn năn hối cải rồi tiếp tục dùi mài kinh sử. Một lời ngông cuồng thôi cũng đáng phạt đòn, nhẹ thì cứ tú đụp tú kép đến mãn đời ông dở ông, thằng dở thằng.
Bất mãn thì làm thơ, làm câu đối chửi đời cho đỡ vã, như nhà thơ Tú Xương ở thành Nam. Hoặc như Ba Giai, Tú Xuất đẻ ra chuyện tiếu lâm giễu đời chơi ở đất Hà thành:
Trời sinh ông Tú Cát
Đất nứt con bọ hung
Thuở đổ tưởng đã xa xôi rồi, một thế kỷ đã trôi qua. Nay sắp bước sang thế kỷ thứ 21, năm 2000. Thế giới kêu gọi tự do dữ lắm, nhưng đó là chuyện của thế giới. Tự do hay gì gì không phải là con "vi rút" muốn xâm nhập đâu cũng được. Có người ở hành tinh xanh chúng ta đã nói như thế. Nói theo kiểu dân giả thì cứ "phép vua thua lệ làng " cho tiện. Tôi chịu thôi chẳng nói nữa là hơn.
Có một vị đầu nậu chuyên nghề in sách ở thành phố Hồ Chí Minh, anh ta giàu bạc tỉ, thấy tôi nghèo khổ lại mất sức lao động, không lài cán bon chen với đời. Bèn tỏ lòng thương hại, đề nghị với tôi:
- Chú có lay nghề, chú viết đi, cháu in cho, trả tiền nhuận bút chú đàng hoàng. Mình là người viết chuyên nghiệp thì phải biết lách, đừng bỏ phí chất xám mà chú có...
Cha mẹ nội ngoại nhà tôi ơi! Tôi phải làm sao đây, lách kiểu nào cho lọt? Vị đầu nậu đề nghị tôi viết tiểu thuyết diễm tình, ướt át, chẳng đụng chạm gì suất cả, tránh luôn cả những chuyện gì đụng chạm đến chính trị, phản động. Tôi chịu thua, không làm được chuyện đó. Vì tôi mà viết tiểu thuyết diễm tình thì chỉ thối hoăng lên thôi. Vị đầu nậu lại đề nghị tôi để tên khác, chẳng ai biết mà lại tiện việc sổ sách. Tôi lại thua nữa.
Vị đầu nậu là người tốt vẫn còn thương hoàn cảnh tôi, bèn đề nghị cho tôi một việc khác, có trả lương. Tôi sáng vác ô đi tối xách ô về, y như một công nhân viên chân chỉ hạt bột ở ngay cơ sở của ngài.
Tôi cao lm62, xấp bản thảo ngài đầu nậu giao cho tôi đọc cao một thước tám, tròm trèm hai thước. Ngài nói liền không đáy, văn chương đắt giá, chú là người có tay nghề mới giao cho chú đọc. Ngài lệnh cho tôi đọc trong vòng một tháng, được quyền sửa lỗi chính tả, sửa chữa nội dung chút đỉnh, ngài xin giấy phép xuất bản ngay từ bây giờ, tôi đọc và sửa chữa xong là có giấy phép liền. Kho sách hết lại có, không sợ hết việc, những nhà văn tự do của ta làm việc kinh lắm, luôn luôn vượt chỉ tiêu.
Tôi thất kinh khi dí đôi mắt cận thị vào chồng bản thảo ấy. Từng bộ liệu thuyết kiếm hiệp rõ ràng là của Tầu mà nay nó biến thành truyện võ hiệp của đất Lạc Việt, các hiệp khách Lạc Việc đánh chưởng với các đại võ sư danh trấn giang hồ của Mông Cổ thời nhà Nguyên ở bên Tầu. Mới sáng nay còn nhận lệnh của Đinh Tiên Hoàng đế ở kinh đô thành Đại La, chiều đã phi hành cái rẹc đến sa mạc Gô bi ở Mông Cổ đánh chưởng mù trời với đại sư Tây Tạng, đại sư Tây Tạng tết đuôi sam giống quan quân nhớ Mãn Thanh. Ngược lên mạn Bắc cực đấu kiếm với võ sĩ Samurai của Minh Trị Thiên Hoàng Nhật Bổn. Cuối cùng bằng một chiêu thức bí truyền của dân lộc, hiệp sĩ Lạc Việt trắng trận ròn rã. Công chúa xứ Tây Vực cảm kích bèn cưới làm phò mã. Kinh thế đấy, sử liệu không biết nhà văn lấy ở đâu ra mà lung tung beng, tôi điên cái đầu
Lại một truyện khác nữa, bộ này coi có vẻ đường được dù là mang một tên khác nhưng tôi cũng nhận ra bộ Mười hai sứ của Vũ Ngọc Đĩnh, một ông bạn già của tôi. Tội nghiệp anh! Tôi chỉ biết thất kinh và làm đơn xin nghỉ việc vì tôi bất tài mà những tác phẩm vĩ đại như vậy còn quá nhiều. Vị đầu nậu tức cành hông, chửi vào mặt tôi:
- Muốn thương chú mà thương không nổi, chú thật vô tích sự. Rõ ràng tác giả viết đề cao tinh thần dân tộc như vậy còn đòi gì nữa, mà có phải chú viết đâu mà rộn lên vậy. Chú không làm thì tôi thuê người khác, thiếu gì. Chú làm thiệt hại tôi bạc triệu, giấy phép có rồi mà không có đầu sách ra, bao nhiêu là chầu bia ôm, bao thơ. Biết thế tôi đi làm sách giáo khoa hay kỹ thuật cho xong, làm văn nghệ khổ thế đấy.
Tôi nhận lỗi và xin lỗi vị đầu nậu, không quên hứa hẹn:
- Chừng nào anh lại thu mua phế liệu ve chai như hồi ở vương quốc ve chai Tân Phú, tôi sẽ mang bọc ni lông nhặt được bán cho anh.
Tôi bị mắng một trận vì dám xúc phạm đến một người làm nên vóc dáng văn nghệ dù tôi chỉ vô tình nhắc tới sự thật về liền thân vị đầu nậu này nguyên là ông chủ thu mua phế liệu ở Tân Phú.
Tôi thuở còn sức lao động đi nhặt bao ni lông từng bán hàng cho anh, vài ba ký ni-lông hàng hắc quẩy mỗi ngày có là bao. Một ngày kia tôi nghe xúi dại cầm lại bút, nhưng tôi thất bại ê chề. Trong trận văn rừng bút, tôi gặp lại ông chủ vựa ve chai, nay là một ngài đầu nậu văn nghệ kiêm nghề xuất bản theo cách thuê mướn tên nhà xuất bản, gọi là chuyện làm ăn. Tôi được chiêu hiền đãi sĩ, kiểu như thế.
Nhưng chuyện thuê mướn cái kiểu này không phải chỉ có mình tôi gặp.
Nhà văn Uyên Thao cũng đã tâm sự với tôi, anh từng được những tay đầu nậu văn nghệ đề nghị thuê mướn để biến một bộ tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung với giá hai chục triệu đồng, rất không may là anh lại từ chối món hời đó. Lý Phật Sơn từng đi viết thuê... ăn khoai luộc gọi là chiêu hiền đãi sĩ". Rất ít văn nghệ sĩ cũ ở miền Nam có chỗ ngồi coi tạm được. Chuyện này phải gọi là kinh doanh nghề viết hơn là làm văn nghệ hay sáng tác, dù anh có được đưa đi tập huấn ở trại sáng tác, có đi thực tế. Chuyện sáng tác lối tác là chuyện khác, chẳng nên nói đến cho xong. Chuyện cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm thiếu gì. Bây giờ tôi nói sang một chuyện khác, chuyện cải lương, cũng dính dáng đến văn nghệ vậy.
Gần đây cơ quan tuyên truyền văn hóa thông tin của nhà nước kêu gọi nên phục hồi nền cải lương mà quần chúng mộ điệu dần quên lãng. Nguy cơ cho nền văn nghệ có một thuở vàng son ấy bị chết dấm chết dúi, rạp cải lương thì tiêu điều xuống cấp trầm trọng, dù có hát chùa cũng chẳng ai xem. Các nghệ sĩ nói chung, đào hát kép hát hàng đầu lui dần vào bóng tối. Lớp tài năng trẻ chưa xuất hiện. Hãy đẩy mạnh phong trào lên. Nếu cần thì mở cửa rạp cho quần chúng coi chùa, phục hồi thuở vàng son của sân khấu cải lương. Món ăn tinh thần mà người Nam bộ nào cũng khoái, cũng say mê. Nhưng sao đến nay vẫn chẳng rôm rả tí nào. Chẳng ai làm nổi nền văn nghệ cải lương phục hồi nói chi đến chuyện đi lên.
Người viết lập hồi ký này vào miền Nam rất sớm, chính xác là sống tại Sài Gòn vào thuở thịnh thời của cải lương. Quần chúng say mê cải lương đến độ đi đến đâu cũng nghe lời ca tiếng hát, khắp hang cùng ngõ hẻm. Người người vẫn có những mơ ước trở thành đào cải lương tài sắc, hoặc "kép độc" cải lương.
Thuở đó có những đào kép sáng chói trên sân khấu cải lương, những soạn giả vang danh, chỉ cần tên tuổi của anh ghi ngoài "băng đờ rôn" là rạp hát không đủ chỗ chứa khách mộ điệu, dù rằng một ngày có tới mấy xuất diễn. Điều đó đương nhiên nảy sinh ra nạn vé chợ đen, nhưng khán giả chấp nhận. Tiền cát sê của nghệ sĩ, đào kép, soạn giả, đạo diễn cao không ngờ, phải tính bằng kim cương hột xoàn. Kép út Trà ôn chơi bi da bằng kim cương, những ông vua, những bà hoàng cải lương. Nhớ thuở nào đào Bạch Tuyết được coi là "cải lương chi bảo", rồi Thanh Nga, Thành Được, Hữu Phước, Hùng Cường và bao nhiêu tên buổi khác. Những tên tuổi cải lương coi như báu vật, được tôn vinh. Một thuở vàng son không thể nào quên.
Tuổi nhỏ, tôi ở trong con hẻm sở rác Nguyễn Tấn Nghiệm (nay là đường Trần Đình Xu) chung xóm với một thằng bạn có tên là Hùng Cường. Hùng Cường là thằng Bắc Kỳ "dồn " như tôi. Nó có khiếu ca hát, giật giải nhất thi hát ở đài phát thanh Pháp á. Đầu tiên nó thành công trong ca tân nhạc, sau nó xoay sang ca cải lương và rồi nó trở thành một nghệ sĩ lẫy từng lên tuổi.
Sau năm 1975, tôi gặp nó ở Cà Mâu. Nó mưu đồ vượt biên, bỏ quê hương. Tôi hỏi nó sao vậy? Nó trả lời không sống được bằng nghề nó hằng đeo đuổi, cải lương chết mất. Tôi lại hỏi tại sao? Nó nói cứ nhìn khán giả vào rạp cải lương thì biết, vắng hoe à. Đâu còn những tay chuyên nghiệp đi bán vé chợ đen nữa. Tuồng tích dở quá, ai còn thèm xem nữa. Mấy vở diễn như Đời cô Lựu cũ mèm cũng không vực dậy nổi sân khấu cải lương đang tụt dốc. Bây giờ toàn luồng tuyên truyền thì cần chi đến nghệ sĩ tài danh. Nhiều năm rồi suy nghĩ lại về những lý do ấy tôi thấy có lý. Sự vực dậy, làm sống lại sân khấu cải lương quả là khó khăn.
Nguyên nhân chẳng cần tìm đâu xa, không thể đổ "tại, bị " gì được hết. Nguyên nhân là tự nó thôi.
Khách mộ điệu miền Nam phải bỏ cải lương, quên dần những thần tượng của họ cũng đau lòng lắm.
ở ven thành phố bây giờ có một viện dưỡng lão cho các nghệ sĩ. Sống được là nhờ lình thương của nhiều người, không thuần là khán giả mộ điệu cải lương, sân khấu.
ở đó có nhiều tên tuổi từ hồi nào đến giờ. Họ là những cụ già neo đơn, ngồi hồi tưởng lại thuở vàng son dưới ánh đèn sân khấu. Thấy sân khấu cả trong giấc mơ già. Gảy lên những tiếng đàn ghi ta phím lõm. Giọng ca mùi rêu thuở nào nay đã run giọng, ít hơi, xuống nổi câu xề muốn đứt hơi luôn.
Các cụ như những di tích để trong viện bảo làng, cho đời sau con cháu còn "tham quan". ở thế kỷ đó, tại mảnh đất Nam bộ Việt Nam đã từng sinh ra một nền văn nghệ sân khấu cải lương. Có những tên tuổi đào kép v.v và v.v... Nền cải lương ấy đã chết, lý do có Trời biết.
Viết và lách, danh từ này không biết có từ đời thuở nào, nhưng cũng đúng ra phết. Có thể có từ thuở nước Đại Việt có trường thi cho các cụ đồ muốn thi cử đậu đạt để được ra làm quan. Làm một bài văn thi cử, phải nghiêm túc, lời lẽ trác tuyệt là lẽ đương nhiên mà còn phải biết kỵ húy, thí sinh phải nhớ tên nhớ tuổi cả dòng họ nội ngoại nhà vua, cả một triều vua đến bao nhiêu đời. Bị phạm húy là sổ toẹt, cho dù văn sách của anh hay đến mấy, anh vẫn bị "dê rô" điểm, ôm lều chõng về quê đuổi gà chăn lợn cho vợ muốn thi cử nữa thì ăn năn hối cải rồi tiếp tục dùi mài kinh sử. Một lời ngông cuồng thôi cũng đáng phạt đòn, nhẹ thì cứ tú đụp tú kép đến mãn đời ông dở ông, thằng dở thằng.
Bất mãn thì làm thơ, làm câu đối chửi đời cho đỡ vã, như nhà thơ Tú Xương ở thành Nam. Hoặc như Ba Giai, Tú Xuất đẻ ra chuyện tiếu lâm giễu đời chơi ở đất Hà thành:
Trời sinh ông Tú Cát
Đất nứt con bọ hung
Thuở đổ tưởng đã xa xôi rồi, một thế kỷ đã trôi qua. Nay sắp bước sang thế kỷ thứ 21, năm 2000. Thế giới kêu gọi tự do dữ lắm, nhưng đó là chuyện của thế giới. Tự do hay gì gì không phải là con "vi rút" muốn xâm nhập đâu cũng được. Có người ở hành tinh xanh chúng ta đã nói như thế. Nói theo kiểu dân giả thì cứ "phép vua thua lệ làng " cho tiện. Tôi chịu thôi chẳng nói nữa là hơn.
Có một vị đầu nậu chuyên nghề in sách ở thành phố Hồ Chí Minh, anh ta giàu bạc tỉ, thấy tôi nghèo khổ lại mất sức lao động, không lài cán bon chen với đời. Bèn tỏ lòng thương hại, đề nghị với tôi:
- Chú có lay nghề, chú viết đi, cháu in cho, trả tiền nhuận bút chú đàng hoàng. Mình là người viết chuyên nghiệp thì phải biết lách, đừng bỏ phí chất xám mà chú có...
Cha mẹ nội ngoại nhà tôi ơi! Tôi phải làm sao đây, lách kiểu nào cho lọt? Vị đầu nậu đề nghị tôi viết tiểu thuyết diễm tình, ướt át, chẳng đụng chạm gì suất cả, tránh luôn cả những chuyện gì đụng chạm đến chính trị, phản động. Tôi chịu thua, không làm được chuyện đó. Vì tôi mà viết tiểu thuyết diễm tình thì chỉ thối hoăng lên thôi. Vị đầu nậu lại đề nghị tôi để tên khác, chẳng ai biết mà lại tiện việc sổ sách. Tôi lại thua nữa.
Vị đầu nậu là người tốt vẫn còn thương hoàn cảnh tôi, bèn đề nghị cho tôi một việc khác, có trả lương. Tôi sáng vác ô đi tối xách ô về, y như một công nhân viên chân chỉ hạt bột ở ngay cơ sở của ngài.
Tôi cao lm62, xấp bản thảo ngài đầu nậu giao cho tôi đọc cao một thước tám, tròm trèm hai thước. Ngài nói liền không đáy, văn chương đắt giá, chú là người có tay nghề mới giao cho chú đọc. Ngài lệnh cho tôi đọc trong vòng một tháng, được quyền sửa lỗi chính tả, sửa chữa nội dung chút đỉnh, ngài xin giấy phép xuất bản ngay từ bây giờ, tôi đọc và sửa chữa xong là có giấy phép liền. Kho sách hết lại có, không sợ hết việc, những nhà văn tự do của ta làm việc kinh lắm, luôn luôn vượt chỉ tiêu.
Tôi thất kinh khi dí đôi mắt cận thị vào chồng bản thảo ấy. Từng bộ liệu thuyết kiếm hiệp rõ ràng là của Tầu mà nay nó biến thành truyện võ hiệp của đất Lạc Việt, các hiệp khách Lạc Việc đánh chưởng với các đại võ sư danh trấn giang hồ của Mông Cổ thời nhà Nguyên ở bên Tầu. Mới sáng nay còn nhận lệnh của Đinh Tiên Hoàng đế ở kinh đô thành Đại La, chiều đã phi hành cái rẹc đến sa mạc Gô bi ở Mông Cổ đánh chưởng mù trời với đại sư Tây Tạng, đại sư Tây Tạng tết đuôi sam giống quan quân nhớ Mãn Thanh. Ngược lên mạn Bắc cực đấu kiếm với võ sĩ Samurai của Minh Trị Thiên Hoàng Nhật Bổn. Cuối cùng bằng một chiêu thức bí truyền của dân lộc, hiệp sĩ Lạc Việt trắng trận ròn rã. Công chúa xứ Tây Vực cảm kích bèn cưới làm phò mã. Kinh thế đấy, sử liệu không biết nhà văn lấy ở đâu ra mà lung tung beng, tôi điên cái đầu
Lại một truyện khác nữa, bộ này coi có vẻ đường được dù là mang một tên khác nhưng tôi cũng nhận ra bộ Mười hai sứ của Vũ Ngọc Đĩnh, một ông bạn già của tôi. Tội nghiệp anh! Tôi chỉ biết thất kinh và làm đơn xin nghỉ việc vì tôi bất tài mà những tác phẩm vĩ đại như vậy còn quá nhiều. Vị đầu nậu tức cành hông, chửi vào mặt tôi:
- Muốn thương chú mà thương không nổi, chú thật vô tích sự. Rõ ràng tác giả viết đề cao tinh thần dân tộc như vậy còn đòi gì nữa, mà có phải chú viết đâu mà rộn lên vậy. Chú không làm thì tôi thuê người khác, thiếu gì. Chú làm thiệt hại tôi bạc triệu, giấy phép có rồi mà không có đầu sách ra, bao nhiêu là chầu bia ôm, bao thơ. Biết thế tôi đi làm sách giáo khoa hay kỹ thuật cho xong, làm văn nghệ khổ thế đấy.
Tôi nhận lỗi và xin lỗi vị đầu nậu, không quên hứa hẹn:
- Chừng nào anh lại thu mua phế liệu ve chai như hồi ở vương quốc ve chai Tân Phú, tôi sẽ mang bọc ni lông nhặt được bán cho anh.
Tôi bị mắng một trận vì dám xúc phạm đến một người làm nên vóc dáng văn nghệ dù tôi chỉ vô tình nhắc tới sự thật về liền thân vị đầu nậu này nguyên là ông chủ thu mua phế liệu ở Tân Phú.
Tôi thuở còn sức lao động đi nhặt bao ni lông từng bán hàng cho anh, vài ba ký ni-lông hàng hắc quẩy mỗi ngày có là bao. Một ngày kia tôi nghe xúi dại cầm lại bút, nhưng tôi thất bại ê chề. Trong trận văn rừng bút, tôi gặp lại ông chủ vựa ve chai, nay là một ngài đầu nậu văn nghệ kiêm nghề xuất bản theo cách thuê mướn tên nhà xuất bản, gọi là chuyện làm ăn. Tôi được chiêu hiền đãi sĩ, kiểu như thế.
Nhưng chuyện thuê mướn cái kiểu này không phải chỉ có mình tôi gặp.
Nhà văn Uyên Thao cũng đã tâm sự với tôi, anh từng được những tay đầu nậu văn nghệ đề nghị thuê mướn để biến một bộ tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung với giá hai chục triệu đồng, rất không may là anh lại từ chối món hời đó. Lý Phật Sơn từng đi viết thuê... ăn khoai luộc gọi là chiêu hiền đãi sĩ". Rất ít văn nghệ sĩ cũ ở miền Nam có chỗ ngồi coi tạm được. Chuyện này phải gọi là kinh doanh nghề viết hơn là làm văn nghệ hay sáng tác, dù anh có được đưa đi tập huấn ở trại sáng tác, có đi thực tế. Chuyện sáng tác lối tác là chuyện khác, chẳng nên nói đến cho xong. Chuyện cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm thiếu gì. Bây giờ tôi nói sang một chuyện khác, chuyện cải lương, cũng dính dáng đến văn nghệ vậy.
Gần đây cơ quan tuyên truyền văn hóa thông tin của nhà nước kêu gọi nên phục hồi nền cải lương mà quần chúng mộ điệu dần quên lãng. Nguy cơ cho nền văn nghệ có một thuở vàng son ấy bị chết dấm chết dúi, rạp cải lương thì tiêu điều xuống cấp trầm trọng, dù có hát chùa cũng chẳng ai xem. Các nghệ sĩ nói chung, đào hát kép hát hàng đầu lui dần vào bóng tối. Lớp tài năng trẻ chưa xuất hiện. Hãy đẩy mạnh phong trào lên. Nếu cần thì mở cửa rạp cho quần chúng coi chùa, phục hồi thuở vàng son của sân khấu cải lương. Món ăn tinh thần mà người Nam bộ nào cũng khoái, cũng say mê. Nhưng sao đến nay vẫn chẳng rôm rả tí nào. Chẳng ai làm nổi nền văn nghệ cải lương phục hồi nói chi đến chuyện đi lên.
Người viết lập hồi ký này vào miền Nam rất sớm, chính xác là sống tại Sài Gòn vào thuở thịnh thời của cải lương. Quần chúng say mê cải lương đến độ đi đến đâu cũng nghe lời ca tiếng hát, khắp hang cùng ngõ hẻm. Người người vẫn có những mơ ước trở thành đào cải lương tài sắc, hoặc "kép độc" cải lương.
Thuở đó có những đào kép sáng chói trên sân khấu cải lương, những soạn giả vang danh, chỉ cần tên tuổi của anh ghi ngoài "băng đờ rôn" là rạp hát không đủ chỗ chứa khách mộ điệu, dù rằng một ngày có tới mấy xuất diễn. Điều đó đương nhiên nảy sinh ra nạn vé chợ đen, nhưng khán giả chấp nhận. Tiền cát sê của nghệ sĩ, đào kép, soạn giả, đạo diễn cao không ngờ, phải tính bằng kim cương hột xoàn. Kép út Trà ôn chơi bi da bằng kim cương, những ông vua, những bà hoàng cải lương. Nhớ thuở nào đào Bạch Tuyết được coi là "cải lương chi bảo", rồi Thanh Nga, Thành Được, Hữu Phước, Hùng Cường và bao nhiêu tên buổi khác. Những tên tuổi cải lương coi như báu vật, được tôn vinh. Một thuở vàng son không thể nào quên.
Tuổi nhỏ, tôi ở trong con hẻm sở rác Nguyễn Tấn Nghiệm (nay là đường Trần Đình Xu) chung xóm với một thằng bạn có tên là Hùng Cường. Hùng Cường là thằng Bắc Kỳ "dồn " như tôi. Nó có khiếu ca hát, giật giải nhất thi hát ở đài phát thanh Pháp á. Đầu tiên nó thành công trong ca tân nhạc, sau nó xoay sang ca cải lương và rồi nó trở thành một nghệ sĩ lẫy từng lên tuổi.
Sau năm 1975, tôi gặp nó ở Cà Mâu. Nó mưu đồ vượt biên, bỏ quê hương. Tôi hỏi nó sao vậy? Nó trả lời không sống được bằng nghề nó hằng đeo đuổi, cải lương chết mất. Tôi lại hỏi tại sao? Nó nói cứ nhìn khán giả vào rạp cải lương thì biết, vắng hoe à. Đâu còn những tay chuyên nghiệp đi bán vé chợ đen nữa. Tuồng tích dở quá, ai còn thèm xem nữa. Mấy vở diễn như Đời cô Lựu cũ mèm cũng không vực dậy nổi sân khấu cải lương đang tụt dốc. Bây giờ toàn luồng tuyên truyền thì cần chi đến nghệ sĩ tài danh. Nhiều năm rồi suy nghĩ lại về những lý do ấy tôi thấy có lý. Sự vực dậy, làm sống lại sân khấu cải lương quả là khó khăn.
Nguyên nhân chẳng cần tìm đâu xa, không thể đổ "tại, bị " gì được hết. Nguyên nhân là tự nó thôi.
Khách mộ điệu miền Nam phải bỏ cải lương, quên dần những thần tượng của họ cũng đau lòng lắm.
ở ven thành phố bây giờ có một viện dưỡng lão cho các nghệ sĩ. Sống được là nhờ lình thương của nhiều người, không thuần là khán giả mộ điệu cải lương, sân khấu.
ở đó có nhiều tên tuổi từ hồi nào đến giờ. Họ là những cụ già neo đơn, ngồi hồi tưởng lại thuở vàng son dưới ánh đèn sân khấu. Thấy sân khấu cả trong giấc mơ già. Gảy lên những tiếng đàn ghi ta phím lõm. Giọng ca mùi rêu thuở nào nay đã run giọng, ít hơi, xuống nổi câu xề muốn đứt hơi luôn.
Các cụ như những di tích để trong viện bảo làng, cho đời sau con cháu còn "tham quan". ở thế kỷ đó, tại mảnh đất Nam bộ Việt Nam đã từng sinh ra một nền văn nghệ sân khấu cải lương. Có những tên tuổi đào kép v.v và v.v... Nền cải lương ấy đã chết, lý do có Trời biết.
° ° °
Đầu niên
học nào cũng vậy, tôi xanh xao cả người, chạy lo cho ba đứa con đi ăn học. Ba
cháu đều học trường công, tức là trường của nhà nước lập ra cho dân. Nhưng cũng
mệt lắm, tốn kém lắm. Có năm tôi phải mang giấy nhà đi cầm để có tiền đóng góp
cho con đi học. Mảnh giấy cầm nhà đó tôi vẫn giữ làm kỷ niệm. Từ đầu hè, chờ
cho các con được đủ điểm lên lớp hay lưu ban cũng phải "chõm" vào một
mối nào đó lo tiền học cho con. Hoặc gia đình ăn mắm mút dòi để dành dụm cho
con nhập học. Thôi thì đủ thứ đóng góp cho nhà trường, trong ngày hội cờ rong trống
mở ấy, truyền hình quay phim, báo chí đăng, nhất định đó là một ngày trọng đại.
Kìa trống trường điểm, đích thân thầy hiệu trưởng đánh trống khai mạc cho niên
học mới, diễn văn nêu cao thành tích đạt được trong niên học cũ, năm nay thì phải
đạt chỉ tiêu mà trên đã đề ra.
Quán tính thôi, các vị phụ huynh cứ tự động lo, chẳng có thông cáo nào báo trước hết. May nhờ dại chịu, y như là đánh số đề, may thì trúng không may thì trật. Tôi nói gì mà làm xàm vậy? Tôi xin được giải thích mà tự tin rằng không phải là ngụy biện. rút kinh nghiệm đã nhiều lần, biết bao nhiêu lần trật vuột, mới hiền khô mới dễ ăn dễ bảo như ngày hôm nay, những mong ăn mày được tí chữ thánh hiền" cho con cái. Tôi muốn nói đến chương trình học của học sinh và các loại sách giáo khoa các cấp mà bây giờ in ấn, xuất bản tràn lan, kể cả in lậu. Tôi không hiểu tại sao, lý do gì mà người ta lại giấu chương trình học mỗi năm và các cuốn sách dành cho bầy trẻ như giấu bí mật quốc phòng. Mãi đến lúc nhập học rồi, các cháu mới biết tên các cuốn sách phải mua cho đúng. Ai mua trước may ra thì trúng mà không may ra thì trật, như tôi đã nói. Hàng năm việc phát hành sách giáo khoa là việc của Bộ Giáo Dục và Sở Giáo Dục. Hai cơ quan này thường xuyên đấu đá nhau vì quyền lợi phát hành sách quá lớn lao. Bao nhiêu triệu học sinh và cần bấy nhiêu triệu cuốn sách trên toàn quốc. Sách gần như thay đổi qua từng niên học, nên sách của con chị đã học qua không thể để lại cho thằng em. Đất nước tiến bộ mà, không phải thuở lỗi thời ôm mãi cuốn Quốc văn Giáo Khoa Thư từ thế hệ này sang thế hệ khác. Rồi đồng phục, giày dép, mũ mãng, quần áo thể thao, mỗi trường một khác. Toàn là những màn trình diễn cho có vẻ văn minh tiến bộ.
Khổ nhất bao giờ cũng là phụ huynh học sinh. Đóng góp đủ thứ tiền, thu nhập của cha mẹ lại không cao. Như hoàn cảnh tôi, mỗi niên học đều phải cầm thế giấy chủ quyền nhà với lãi xuất cao để đóng góp cho các con ăn học, không có một sự giảm thiểu nào. Nhiều trẻ phải bỏ học, cha mẹ không lo nổi, mặc dầu nhà nước ra rả kêu gọi xóa nạn mù chữ. Nhưng đó là chuyện ai nấy làm.
Hàng năm nhà nước vẫn có những con số triệu triệu các học sinh tới trường. Không lẽ tôi là người trong cuộc mà lại nói sai, nói láo. Xuân thu nhị kỳ họp phụ huynh học sinh. Dầu niên học họp một thùa kêu gọi phụ huynh đóng hội phí. Cuối niên học họp một thùa nữa tổng kết. Tổng kết cái gì? Chẳng gì cả!
Những ý kiến đóng góp của phụ huynh học sinh đầu niên học có ghi biên bản, nếu nói một cách tiêu cực thì chẳng giải quyết gì. Đâu vẫn hoàn đấy, kêu gọi và đóng góp, điệp khúc ấy trở nên nhàm chán. Nhiều phụ huynh học sinh chán chẳng còn phát biểu gì nữa, thụ động và chẳng muốn tham gia vào bất cứ một lời kêu gọi nào. Vô tình tôi cũng trở thành một thứ phụ huynh học sinh như vậy.
Tôi mất sức lao động lại chuyên nghề làm thinh, nên thu nhập không là bao. Bạn bè nhiều người thương mà giúp đỡ. Có ông bạn đầu niên học giúp cho cháu bộ sách giáo khoa, nhưng đến ngày nhập học mới được biết, năm nay cháu không dùng sách của Sở mà dùng sách của Bộ. Lại một thùa chạy liền mua sách cho con. Cùng một chương trình, nhưng sách này và sách kia chỉ sai khác một dấu chấm, phẩy cũng không được... Đầu năm các cháu ghi chép vào sổ báo bài dài dằng dặc những món liền đóng góp để các cháu trở thành học sinh: Bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm y tế, giúp học sinh nghèo vùng sâu vùng xa... Bố ai biết được nó như thế nào. Học sinh đi đái đi ỉa cũng phải đóng tiền vệ sinh. Trong trường học không có phòng y tế, cũng chẳng có lấy một lọ dầu cù là bố thí, nhưng vẫn phải đóng liền bảo hiểm tai nạn. Bảo hiểm y tế đóng không nhiều lắm nhưng nếu có được bồi thường chỉ có một số bệnh trạng nào đó do hãng bảo hiểm qui định... Chuyện lấy được tiền bảo hiểm cũng trầy da tróc vẩy.
Đầu niên học này, tôi nhận được giấy mời đi họp hội phụ huynh học sinh. Tôi chán nản quá, tính chỉ đến nộp sổ liên lạc của con rồi về. Vì tất cả những gì nhà trường cần đến đều đã ghi vào sổ báo bài. Thầy cô giáo mời mãi, nể quá tôi đành vào họp. Chẳng có gì khác như gần mười năm nay tôi từng đi họp. Phần phụ huynh phát biểu, hình như chẳng ai muốn nói gì, cuối cùng có một vị đứng lên.
Ông ta hết lòng ca tụng nên giáo dục liên tiến, ca tụng sự kêu gọi đóng góp rất hợp lý của nhà trường, ca tụng thầy cô và nhiều điều muốn ca tụng khác, như kêu gọi phụ huynh nên đóng góp cho bảo hiểm y tế...
Toàn thể phụ huynh, tôi là 39 người ngơ ngác nhìn nhau. Thật gần mười năm trời nay tôi mới thấy một vị phụ huynh học sinh năng nổ như vậy. Một vị phụ huynh ngồi cạnh, nói với tôi:
- Lại có một con chim mồi.
Ông ta hót hay lắm, hay đến đi ra ngoài luồng luôn, chẳng ai buồn nói gì, nhưng món bảo hiểm y tế vẫn ế khứa... Cô giáo thì than trời vì từng bị phụ huynh tới hạch sách về chuyện đóng góp cho nhà trường. Cô chỉ làm theo lệnh... trên. Lương của cô giáo chỉ được hai trăm ngàn đồng một tháng mà thôi, cô dậy học vì yêu nghề. Tôi có ba đứa con theo học mà từ nhiều năm nay tôi chưa từng biết vị hội trưởng và chi hội trưởng. Mãi đến cuối niên học, các vị ấy mới xuất hiện, tặng sách vở cho các cháu nghèo. Cũng nằm trong tiền hội phí của phụ huynh học sinh đóng góp. Tiền liên hoan chia tay thầy trò bạn bè cũng do học sinh nã tiền bố mẹ đóng góp.
ở đây tôi chỉ nói sơ qua về nền giáo dục, tôi không thể nói nhiều được vì có nói gì cũng không lại.
Tôi mang những chuyện này tâm sự với ông cụ Mạnh. Ông bạn già Mạnh là một vị đức cao vọng trọng. Ông pha một bình trà ngồi uống với tôi lắng nghe tôi nói. Cụ chậm rãi nói:
- Như thế hệ chúng ta, cho con cái học mong cho ấm thân chúng nó, may mắn thì chúng đỗ đạt ra làm quan. Nhưng nay thì khác, làm quan rồi mới đi học. Anh không thấy bao nhiêu là lớp bổ túc văn hóa cho các quan chức đó sao. Giữ những chức vụ quan trọng về kinh tế mới học về kinh tế tại chức.
Ông cụ đứng nhìn vườn cây cảnh và hòn giả sơn mà cụ khoe mới đắp. Cụ khuyên tôi nên giữ gìn sức khỏe vì biết tôi có bệnh cao áp huyết. Đời này thiếu gì kẻ múa rối mà tưởng mình vũ ballet.
Quán tính thôi, các vị phụ huynh cứ tự động lo, chẳng có thông cáo nào báo trước hết. May nhờ dại chịu, y như là đánh số đề, may thì trúng không may thì trật. Tôi nói gì mà làm xàm vậy? Tôi xin được giải thích mà tự tin rằng không phải là ngụy biện. rút kinh nghiệm đã nhiều lần, biết bao nhiêu lần trật vuột, mới hiền khô mới dễ ăn dễ bảo như ngày hôm nay, những mong ăn mày được tí chữ thánh hiền" cho con cái. Tôi muốn nói đến chương trình học của học sinh và các loại sách giáo khoa các cấp mà bây giờ in ấn, xuất bản tràn lan, kể cả in lậu. Tôi không hiểu tại sao, lý do gì mà người ta lại giấu chương trình học mỗi năm và các cuốn sách dành cho bầy trẻ như giấu bí mật quốc phòng. Mãi đến lúc nhập học rồi, các cháu mới biết tên các cuốn sách phải mua cho đúng. Ai mua trước may ra thì trúng mà không may ra thì trật, như tôi đã nói. Hàng năm việc phát hành sách giáo khoa là việc của Bộ Giáo Dục và Sở Giáo Dục. Hai cơ quan này thường xuyên đấu đá nhau vì quyền lợi phát hành sách quá lớn lao. Bao nhiêu triệu học sinh và cần bấy nhiêu triệu cuốn sách trên toàn quốc. Sách gần như thay đổi qua từng niên học, nên sách của con chị đã học qua không thể để lại cho thằng em. Đất nước tiến bộ mà, không phải thuở lỗi thời ôm mãi cuốn Quốc văn Giáo Khoa Thư từ thế hệ này sang thế hệ khác. Rồi đồng phục, giày dép, mũ mãng, quần áo thể thao, mỗi trường một khác. Toàn là những màn trình diễn cho có vẻ văn minh tiến bộ.
Khổ nhất bao giờ cũng là phụ huynh học sinh. Đóng góp đủ thứ tiền, thu nhập của cha mẹ lại không cao. Như hoàn cảnh tôi, mỗi niên học đều phải cầm thế giấy chủ quyền nhà với lãi xuất cao để đóng góp cho các con ăn học, không có một sự giảm thiểu nào. Nhiều trẻ phải bỏ học, cha mẹ không lo nổi, mặc dầu nhà nước ra rả kêu gọi xóa nạn mù chữ. Nhưng đó là chuyện ai nấy làm.
Hàng năm nhà nước vẫn có những con số triệu triệu các học sinh tới trường. Không lẽ tôi là người trong cuộc mà lại nói sai, nói láo. Xuân thu nhị kỳ họp phụ huynh học sinh. Dầu niên học họp một thùa kêu gọi phụ huynh đóng hội phí. Cuối niên học họp một thùa nữa tổng kết. Tổng kết cái gì? Chẳng gì cả!
Những ý kiến đóng góp của phụ huynh học sinh đầu niên học có ghi biên bản, nếu nói một cách tiêu cực thì chẳng giải quyết gì. Đâu vẫn hoàn đấy, kêu gọi và đóng góp, điệp khúc ấy trở nên nhàm chán. Nhiều phụ huynh học sinh chán chẳng còn phát biểu gì nữa, thụ động và chẳng muốn tham gia vào bất cứ một lời kêu gọi nào. Vô tình tôi cũng trở thành một thứ phụ huynh học sinh như vậy.
Tôi mất sức lao động lại chuyên nghề làm thinh, nên thu nhập không là bao. Bạn bè nhiều người thương mà giúp đỡ. Có ông bạn đầu niên học giúp cho cháu bộ sách giáo khoa, nhưng đến ngày nhập học mới được biết, năm nay cháu không dùng sách của Sở mà dùng sách của Bộ. Lại một thùa chạy liền mua sách cho con. Cùng một chương trình, nhưng sách này và sách kia chỉ sai khác một dấu chấm, phẩy cũng không được... Đầu năm các cháu ghi chép vào sổ báo bài dài dằng dặc những món liền đóng góp để các cháu trở thành học sinh: Bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm y tế, giúp học sinh nghèo vùng sâu vùng xa... Bố ai biết được nó như thế nào. Học sinh đi đái đi ỉa cũng phải đóng tiền vệ sinh. Trong trường học không có phòng y tế, cũng chẳng có lấy một lọ dầu cù là bố thí, nhưng vẫn phải đóng liền bảo hiểm tai nạn. Bảo hiểm y tế đóng không nhiều lắm nhưng nếu có được bồi thường chỉ có một số bệnh trạng nào đó do hãng bảo hiểm qui định... Chuyện lấy được tiền bảo hiểm cũng trầy da tróc vẩy.
Đầu niên học này, tôi nhận được giấy mời đi họp hội phụ huynh học sinh. Tôi chán nản quá, tính chỉ đến nộp sổ liên lạc của con rồi về. Vì tất cả những gì nhà trường cần đến đều đã ghi vào sổ báo bài. Thầy cô giáo mời mãi, nể quá tôi đành vào họp. Chẳng có gì khác như gần mười năm nay tôi từng đi họp. Phần phụ huynh phát biểu, hình như chẳng ai muốn nói gì, cuối cùng có một vị đứng lên.
Ông ta hết lòng ca tụng nên giáo dục liên tiến, ca tụng sự kêu gọi đóng góp rất hợp lý của nhà trường, ca tụng thầy cô và nhiều điều muốn ca tụng khác, như kêu gọi phụ huynh nên đóng góp cho bảo hiểm y tế...
Toàn thể phụ huynh, tôi là 39 người ngơ ngác nhìn nhau. Thật gần mười năm trời nay tôi mới thấy một vị phụ huynh học sinh năng nổ như vậy. Một vị phụ huynh ngồi cạnh, nói với tôi:
- Lại có một con chim mồi.
Ông ta hót hay lắm, hay đến đi ra ngoài luồng luôn, chẳng ai buồn nói gì, nhưng món bảo hiểm y tế vẫn ế khứa... Cô giáo thì than trời vì từng bị phụ huynh tới hạch sách về chuyện đóng góp cho nhà trường. Cô chỉ làm theo lệnh... trên. Lương của cô giáo chỉ được hai trăm ngàn đồng một tháng mà thôi, cô dậy học vì yêu nghề. Tôi có ba đứa con theo học mà từ nhiều năm nay tôi chưa từng biết vị hội trưởng và chi hội trưởng. Mãi đến cuối niên học, các vị ấy mới xuất hiện, tặng sách vở cho các cháu nghèo. Cũng nằm trong tiền hội phí của phụ huynh học sinh đóng góp. Tiền liên hoan chia tay thầy trò bạn bè cũng do học sinh nã tiền bố mẹ đóng góp.
ở đây tôi chỉ nói sơ qua về nền giáo dục, tôi không thể nói nhiều được vì có nói gì cũng không lại.
Tôi mang những chuyện này tâm sự với ông cụ Mạnh. Ông bạn già Mạnh là một vị đức cao vọng trọng. Ông pha một bình trà ngồi uống với tôi lắng nghe tôi nói. Cụ chậm rãi nói:
- Như thế hệ chúng ta, cho con cái học mong cho ấm thân chúng nó, may mắn thì chúng đỗ đạt ra làm quan. Nhưng nay thì khác, làm quan rồi mới đi học. Anh không thấy bao nhiêu là lớp bổ túc văn hóa cho các quan chức đó sao. Giữ những chức vụ quan trọng về kinh tế mới học về kinh tế tại chức.
Ông cụ đứng nhìn vườn cây cảnh và hòn giả sơn mà cụ khoe mới đắp. Cụ khuyên tôi nên giữ gìn sức khỏe vì biết tôi có bệnh cao áp huyết. Đời này thiếu gì kẻ múa rối mà tưởng mình vũ ballet.
° ° °
Hình như
đất nước tôi năm nào cũng có bão lụt thiên tai, dân cư khổ trăm bề. Những ngày
tháng cuối năm, từ tháng 7 âm lịch trở đi, bão táp thiên tai hơi nhiều, liên tiếp
hết cơn bão này đến cơn bão khác. Đầu tiên thì gọi là áp thấp nhiệt đới Những
cơn mưa dầm dề tối trời thối đất rồi mới tới những cơn bão, tùy nó đến đâu và đổ
bộ vào đâu.
Sài Gòn mấy ngày nay mưa dầm dề, tôi không thể ra đường hoặc đi đâu được. Tôi đành ngồi nhà.
Ngồi nhà thì buồn quá, tôi phải giải trí gì cho đỡ buồn. Tôi lục tìm trong đống băng Vidéo, bắt gặp vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ. Đúng rồi, một vở kịch hay, tôi cũng đã xem, bây giờ xem lại nữa cũng chẳng sao. Vở kịch hay, nếu khen ngợi thì tôi chỉ còn biết nói là hết ý.
Câu chuyện dựa theo một chuyện cổ Việt Nam, lại biến thành kịch. Tài năng và bút pháp của kịch tác gia xuất thần, một con người đầy kinh nghiệm sống đã làm nên một kịch bản tuyệt vời. Tôi nhớ nội dung của câu chuyện cổ chỉ là chuyện lầm lẫn của Thiên Tào và Bắc Đẩu bắt lầm hồn của ông Trương Ba, sai thì phải sửa sai, bèn cho ông Trương Ba sống lại, mượn xác của một người mới chết, anh hàng thịt. Tâm hồn, đúng của ông Trương Ba, nhưng thể xác lại là anh hàng thịt, một tay đồ tể chuyên nghiệp. Cái rắc rối là ở đó.
Tác giả đã dẫn dắt người xem từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Giàn diễn viên nhà nghề, tài năng đã đưa vở kịch lên đỉnh cao. Nói được lất cả những gì tác giả muốn nói, những lầm lẫn, những mẩu đời sống thật mà thời nào cũng có, cũng giống nhau đã được thể hiện mạch lạc chặt chẽ, khiến người xem cười ra nước mắt. Tác giả của vở kịch bây giờ không còn nữa, anh đã chết cùng vợ con trong một tai nạn thảm khốc.
Tôi đã được xem một đoạn phim phóng sự về bà mẹ già của Lưu Quang Vũ nước mắt ngắn, nước mắt dài cắm nhang lên bàn thờ của con, dâu và cháu nội, một người già neo đơn, số phận phải như vậy. Cuối vở kịch, hồn Trương Ba, trong thể xác anh hàng thịt phải gào lên:"Sống như thế này mà là sống à?". Cuối cùng Trương Ba xin được chết, trả lại cái xác cho anh hàng thịt.
Có đầu thai nữa hay không cũng cóc cần. Trong nhiều năm nay, tôi ít khi xem được một vở kịch hay như vậy, tôi cũng không hiểu tại sao vở kịch đó lại ra đời được, như một số sách, truyện, phim khác mà nhiều người mến mộ, nhắc đến như nói chuyện bí mật.
Việt Nam còn nhiều tác phẩm hay lắm. Rất nhiều tài năng còn ở đâu đó, vì vốn sống của Việt Nam khá nhiều và khá phong phú trong một chiều dài lịch sử đất nước bi thương có thừa. Văn nghệ nó sẽ phản ảnh tất cả.
Hãy chờ xem.
Sài Gòn mấy ngày nay mưa dầm dề, tôi không thể ra đường hoặc đi đâu được. Tôi đành ngồi nhà.
Ngồi nhà thì buồn quá, tôi phải giải trí gì cho đỡ buồn. Tôi lục tìm trong đống băng Vidéo, bắt gặp vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ. Đúng rồi, một vở kịch hay, tôi cũng đã xem, bây giờ xem lại nữa cũng chẳng sao. Vở kịch hay, nếu khen ngợi thì tôi chỉ còn biết nói là hết ý.
Câu chuyện dựa theo một chuyện cổ Việt Nam, lại biến thành kịch. Tài năng và bút pháp của kịch tác gia xuất thần, một con người đầy kinh nghiệm sống đã làm nên một kịch bản tuyệt vời. Tôi nhớ nội dung của câu chuyện cổ chỉ là chuyện lầm lẫn của Thiên Tào và Bắc Đẩu bắt lầm hồn của ông Trương Ba, sai thì phải sửa sai, bèn cho ông Trương Ba sống lại, mượn xác của một người mới chết, anh hàng thịt. Tâm hồn, đúng của ông Trương Ba, nhưng thể xác lại là anh hàng thịt, một tay đồ tể chuyên nghiệp. Cái rắc rối là ở đó.
Tác giả đã dẫn dắt người xem từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Giàn diễn viên nhà nghề, tài năng đã đưa vở kịch lên đỉnh cao. Nói được lất cả những gì tác giả muốn nói, những lầm lẫn, những mẩu đời sống thật mà thời nào cũng có, cũng giống nhau đã được thể hiện mạch lạc chặt chẽ, khiến người xem cười ra nước mắt. Tác giả của vở kịch bây giờ không còn nữa, anh đã chết cùng vợ con trong một tai nạn thảm khốc.
Tôi đã được xem một đoạn phim phóng sự về bà mẹ già của Lưu Quang Vũ nước mắt ngắn, nước mắt dài cắm nhang lên bàn thờ của con, dâu và cháu nội, một người già neo đơn, số phận phải như vậy. Cuối vở kịch, hồn Trương Ba, trong thể xác anh hàng thịt phải gào lên:"Sống như thế này mà là sống à?". Cuối cùng Trương Ba xin được chết, trả lại cái xác cho anh hàng thịt.
Có đầu thai nữa hay không cũng cóc cần. Trong nhiều năm nay, tôi ít khi xem được một vở kịch hay như vậy, tôi cũng không hiểu tại sao vở kịch đó lại ra đời được, như một số sách, truyện, phim khác mà nhiều người mến mộ, nhắc đến như nói chuyện bí mật.
Việt Nam còn nhiều tác phẩm hay lắm. Rất nhiều tài năng còn ở đâu đó, vì vốn sống của Việt Nam khá nhiều và khá phong phú trong một chiều dài lịch sử đất nước bi thương có thừa. Văn nghệ nó sẽ phản ảnh tất cả.
Hãy chờ xem.
° ° °
Phải
chăng tôi là một anh già hay gây gổ và lắm điều? Thật ra tôi không hẳn như vậy.
Có gì đó tôi mới ra lời, nếu không tôi làm thinh cho yên. Tôi muốn yên vì tôi
lười, đơn giản thế thôi. Vậy mà có những chuyện chẳng đặng đừng, muốn yên mà
không yên được.
Mới ngày hôm qua đây thôi, tôi lái chiếc xe Vélo Solex của tôi trên đường đông, có một chị trông cũng bảnh lắm lái xe Dream. Lúc qua mặt tôi, chị nhổ một bãi nước bọt, bãi nước bọt có lẽ của người bị ho gà nên có đờm. Bãi nước bọt bay thẳng vào mặt tôi dính nhằng nhằng. Tôi lộn liệt, nhả hết ga đuổi theo, cũng may gặp đèn đỏ ở đầu đường, tất cả xe cộ phải dừng lại. Tôi đuổi kịp chị la. Tôi nói một câu rất là có văn hóa:
- Này chị coi, bận sau đi xe trên đường không nên nhổ nước bọt bừa bãi như thế, vừa mất vệ sinh vừa không lịch sự
Chị ta nhìn thẳng tôi, lầu bầu câu gì đó trong miệng, tôi tưởng sẽ nhận được một lời xin lỗi nhưng không, chị khạc thêm một câu khác vào mặt tôi:
- Biết là mất vệ sinh sao không chùi đi, lại còn lo bắt lỗi, muốn bắt đền hả, rõ là lắm điều.
Tôi sững sờ, chưa kịp có phản ứng gì thì đèn xanh bật. xe cộ nối đuôi nhau chạy mất. Tôi dạt vào trong lúc, đứng chùi bãi nước bọt trên mặt. Tôi đã không kịp nổi nóng, như đã mất nhiều dịp nổi nóng, mọi chuyện xảy ra nhanh quá.
Hồi đầu giải phóng tôi từng bị anh cán bộ cưỡi xe đạp chẹt tôi ngã văng cả kính trắng còn mắng cho một trận vì không chịu nghe tiếng "ếp ếp của anh, sau này dắt xe qua đường suýt nữa bị một ông trẻ mà làm lớn lái ô tô con xồ đến cán phải, còn bị chửi là thằng già chán sống. Đại khái là những việc như thế, tôi chẳng biết phải làm sao. Tôi muốn lắm điều mà không thể lắm điều được tốt hơn hết là làm thinh.
Tôi dừng thiên hồi ký ở đây. nhưng tôi chưa gác bút.
Gác Bút 12.1999
Mới ngày hôm qua đây thôi, tôi lái chiếc xe Vélo Solex của tôi trên đường đông, có một chị trông cũng bảnh lắm lái xe Dream. Lúc qua mặt tôi, chị nhổ một bãi nước bọt, bãi nước bọt có lẽ của người bị ho gà nên có đờm. Bãi nước bọt bay thẳng vào mặt tôi dính nhằng nhằng. Tôi lộn liệt, nhả hết ga đuổi theo, cũng may gặp đèn đỏ ở đầu đường, tất cả xe cộ phải dừng lại. Tôi đuổi kịp chị la. Tôi nói một câu rất là có văn hóa:
- Này chị coi, bận sau đi xe trên đường không nên nhổ nước bọt bừa bãi như thế, vừa mất vệ sinh vừa không lịch sự
Chị ta nhìn thẳng tôi, lầu bầu câu gì đó trong miệng, tôi tưởng sẽ nhận được một lời xin lỗi nhưng không, chị khạc thêm một câu khác vào mặt tôi:
- Biết là mất vệ sinh sao không chùi đi, lại còn lo bắt lỗi, muốn bắt đền hả, rõ là lắm điều.
Tôi sững sờ, chưa kịp có phản ứng gì thì đèn xanh bật. xe cộ nối đuôi nhau chạy mất. Tôi dạt vào trong lúc, đứng chùi bãi nước bọt trên mặt. Tôi đã không kịp nổi nóng, như đã mất nhiều dịp nổi nóng, mọi chuyện xảy ra nhanh quá.
Hồi đầu giải phóng tôi từng bị anh cán bộ cưỡi xe đạp chẹt tôi ngã văng cả kính trắng còn mắng cho một trận vì không chịu nghe tiếng "ếp ếp của anh, sau này dắt xe qua đường suýt nữa bị một ông trẻ mà làm lớn lái ô tô con xồ đến cán phải, còn bị chửi là thằng già chán sống. Đại khái là những việc như thế, tôi chẳng biết phải làm sao. Tôi muốn lắm điều mà không thể lắm điều được tốt hơn hết là làm thinh.
Tôi dừng thiên hồi ký ở đây. nhưng tôi chưa gác bút.
Gác Bút 12.1999
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét