Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

HỒI KÝ BA PHÚT SỰ THẬT CỦA PHÙNG QUÁN - KỲ 1


 1      2     3      4

Lời nói đầu


Phùng Quán (1932- 1995) là nhà văn để lại nhiều dấu ấn khó quên trong lịch sử văn học Cách mạng Việt Nam từ nửa sau thế ký XX. Anh là một nhà văn chiến sĩ trọn đời trung thành với lý tưởng mà mình đã chọn từ thuở thiếu thời: Đi theo Vệ quốc Đoàn chiến đấu vì Tổ quốc vì nhân dân. Dù phải vượt qua vô vàn tai ương đau khổ suốt 30 năm trời, từ sau vụ "Nhân văn giai phẩm"; dù phải đi lao động cải tạo từ Thái Nguyên, Việt Trt, Thanh Hóa, Thái Bình, không nhà cửa, lấy nhau có hai con rồi mà 20 năm ròng không có chỗ trú thân. Tên không được in trên sách, phải "cá trộm, rượu chịu, văn chui". 
Thế mà anh không hề thù oán ai, vẫn cặm cụi viết và vẫn viết "dòng đầu thẳng ngay như dòng cuối", luôn xưng tụng đất nước, xưng tụng nhân dân, xưng tụng cách mạng, xưng tụng tình yêu bằng những tác phẩm văn chương cuốn hút bốc lửa và thiêí tha, nhân bản. Phùng Quán đã để lại trong lòng bạn bè, đồng nghiệp mộl nhân cách cao cả, một lòng tin yêu đồng đội và nhân dân sâu sắc, một tấm gương lao động hêt mình, tới hàng chục tác phẩm thơ, trường ca, truyện thơ, tiểu thuyết được nhiều thế hệ bạn đọc mến mộ… 

Một Phùng Quán - Văn với tiểu thuyết "Vượt Côn Đảo". Cho đến bộ tiểu thuyết ngót ngàn trang "Tuổi thơ dữ dội", được tái bản lần thứ chín (lần tái bản gần đây nhât do Nhà xuất bản Kim Đồng thực hiện năm 2005). Tuổi thơ dữ dội được đạo diễn Vinh Sơn dựng thành phim cùng tên làm xúc động hàng triệu khán giả Việt Nam trong và ngoài nước. Phim được giải thưởng 


của Liên hoan phim Việt Nam và Tổng Cục Chính trị, Bộ Quốc phòng. "Tuổi thơ dữ dội" xuất hiện 32 năm sau sự kiện "Nhân văn", được giải thướng Hội Nhà văn, chứng tỏ sự thủy chung, gan ruột trước sau như một của ngòi bút Phùng Quán đối với con đường mà anh đã chọn! 


Một Phùng Quán - Thơ coi "thơ là lý lịch, là mạng sống đời tôi "; với những bài thơ gan ruột như bài thơ "Lời mẹ dặn" nổi tiếng một thời: 


Yêu ai cứ bảo là yêu 

Ghét ai cứ bảo là ghét. 


Dù ai ngon ngọt nuông chiều 

Cũng không nói yêu thành ghét. 

Dù ai cầm dao dọa giết 

Cũng không nói ghét thành yêu… 


Và những bài thơ "Hôn", "Trăng Hoàng Cung", "Đêm Nghi Tàm đọc Đỗ Phủ cho vợ nghe"… đọc lên như nghe lời kinh cầu nguyện cho thân phận con người: 


Thơ ai như thơ ông 

Mỗi chữ đều như róc 


Từ xương thịt cuộc đời 

Từ bi thương phẫn uất… 

Đã đi với nhân dân 

Thì thơ không thể khác 

Dân máu lệ khốn cùng 

Thơ chết áo đắp mặt?… 


Ngoài tiểu thuyết, trường ca, thơ, Phùng Quán còn có hàng chục bài ký thấm đẫm chất nhân văn viết về những người thân, về đồng đội, đồng nghiệp nôỉ tiếng của mình như Tố Hữu, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Hữu Đang, Văn Cao, Hồ Vi, Phùng Cung, Trần Đức Thảo, Tuân Nguyễn…; viết về những chiến sĩ cách mạng Cuba; những hồi ức về những ngày đánh Pháp ở Huế, những ngày đi lao động cải tạo ở công trường Cổ Đam, Thái Bình.v.v… Một số bài viết đã được giới thiệu trên các báo, nhưng cũng có những bài viết chưa công bố bao giờ. 



Chúng tôi chọn lọc và tập hợp những bài viết ấy thành cuốn sách "Phùng Quán- Ba phút sự thật". Tất cả những áng văn âý được viết với một giọng văn pha hài rất chuyên nghiệp, kêt cấu khúc chiêt, dẫn người đọc đi từ bât ngờ này đến bất ngờ khác. Đọc "Phùng Quán - Ba phút sự thật" bạn đọc sẽ hiểu thêm số phận bi tráng mà cao thượng của những người trí thức; càng hiểu thêm sự nhân hậu của cây bút, "một đời lao lực, một đời cay cực, một đời thơ" Phùng Quán. 


Để có được cuốn sách, chị Vũ Thị Bội Trâm, người vợ thúy chung, người mà khi yêu Phùng Quán, gia đình và cơ quan khuyên "không nên lấy đứa nhân văn", đã khắng khái: "Tôi tin anh ấy là người tốt, thời gian sẽ trả lời". Chị Bội Trâm năm nay 74 tuổi, cách đây hơn 20 năm chị bị ung thư vú, thế mà đêm đêm lục tìm, đọc và chép lại lừng tờ di cảo của chồng, để giúp chúng tôi có thêm những bài viết mới của Phùng Quán. Từ hơn 11 năm nay, có tư liệu nào về Phùng Quán, của Phùng Quán là chúng tôi sưu tầm cho bằng được, rồi cất giữ, chờ ngày công bố. Chúng tôi tin rằng cuốn sách "Phùng Quán - Ba phút sự thật " sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều chi tiết mới mẻ, cảm động về đời thường của những nhân vật "nổi tiếng" mà lâu nay chúng ta ít có điều kiện tìm hiểu. Đọc sách chúng ta càng trân trọng tài viết ký và tấm lòng thủy chung như nhất của Phùng Quán. 


Phùng Quán là nhà văn có số phận đặc biệt. Tên tuổi và cuộc đời anh luôn gắn liền với những giai thoại pha chút huyền thoại. Vì vậy chắc chắn còn một số bài viết và tác phẩm của anh bị "thất lạc" đâu đó trong giới bạn bè. Chúng tôi rất mong sẽ tiếp tục nhận được những lai cảo của anh để bổ sung trong những lần tái bản sau. 


Gác Phổ Minh, Xuân Bính Tuất 






Trong cuộc đời làm văn của tôi, tôi mắc phải một khuyết điểm trầm trọng: Diễn đạt dài dòng. 


Người đầu tiên dạy cho tôi sự hàm súc, cô đọng trong nghệ thuật ngôn từ là một thanh niên Cuba. Anh tên là Angtôniô Ếchxêvania, biệt danh là Măngđana (Quả táo). Anh mới 22 tuổi, sinh viên khoa ngữ văn. Ngày đó đất nước Cuba còn sống dưới chế độ độc tài Batitsta. Thói dối trá, đạo đức giả, lừa bịp được bọn Batítsta chọn làm quốc sách cai trị dân. Quốc sách này được lũ khuyển ưng văn hóa, văn nghệ tô vẽ, dệt gấm thêu hoa, nên ngày càng trở nên độc hại, ru ngủ không ít người Cuba vốn hào hiệp, cả tin, nhiệt tâm và lương thiện. 


Măngdana tham gia tổ chức bí mật nhằm lật đổ chế độ Batítsta. Anh cùng với mấy người bạn thân tín trong tổ chức hoạch định một kế hoạch xé toạc bức màn quốc sách lừa mỵ của bọn độc tài và nói rõ sự thật với nhân dân. Kế hoạch khá mạo hiểm: Đánh chiếm Đài phát thanh quốc gia vào giờ phát thanh ca nhạc, giờ mà không một người dân Cuba nào không ngồi bên máy thu thanh. Sau khi đã dự liệu tính toán kỹ lưỡng đến cả những chi tiết nhỏ nhặt nhất trong kế hoạch đánh chiếm, Măngdana cùng với bạn anh biết chắc rằng chỉ chiếm nổi đài phát thanh trong vòng 3 phút, có nghĩa là 180 giây đồng hồ, sau đó bọn bảo vệ dài sẽ tiêu diệt anh… Vậy là bài nói chuyện của anh sẽ phải chấm hết ở giây đồng hồ thứ 181. Anh đặt tên cho kế hoạch mạo hiểm này là "Ba phút sự thật". 


Điều làm Măngdana lo lắng nhất không phải là việc đánh chiếm Đài phát thanh, cũng không phải là cái chết. Cái khó là anh phải nói được sự thật với nhân dân chỉ trong vòng ba phút! 


Kết quả, Măngdana cùng các bạn anh, với lòng dũng cảm siêu phàm và tn thông minh tuyệt vời của tuổi trẻ, đã thực hiện chiến công thần kỳ này một cách toàn vẹn đúng như kế hoạch đã định: Bài nói của anh chấm hết vào đúng vào lúc những loạt đạn tiểu liên bắn thẳng vào ngực anh, vào tim anh ở giây thứ 181. 



Sau ngày Cách mạng Cuba thành công, Ăngtôniô Ếchxêvania được nhà nước xã hội chủ nghĩa Cuba truy tặng danh hiệu Anh hùng dân tộc. Chiến công của anh được nhà thơ Nga Xô viết Éptusenkô viết thành bản tráng ca nổi tiếng "Ba phút sự thật". Câu chuyện về Măngdana dạy tôi một bài học lớn về nghệ thuật ngôn từ. Cả những đề tài lớn lao nhất như sự thật, như chân lý, đều có thể diễn đạt nó trong vòng 180 giây đồng hồ với điều kiện tác giả phải sẵn sàng đem mạng sống trả giá cho những giây đồng hồ quý báu đó. 
 
Sài Gòn 13-2-1993

2. Xông Đất Nhà Thơ Tố Hữu


Sáng mùng một Tết năm Canh Ngọ. Như thường lệ, vợ chồng chúng tôi xuất hành vào 9 giờ sáng, đến chúc Tết các gia đình họ hàng nội ngoại. Năm đó chúng tôi quyết định xông đất đầu tiên gia đình nhà thơ Tố Hữu. 

Trong mối liên hệ gia tộc, tôi gọi nhà thơ bằng cậu. Theo phong tục miền Bắc, tôi phải gọi bác, vì nhà thơ là anh em cô cậu ruột với mẹ tôi. Cậu là con út trong gia đình, hàng cháu chúng tôi vẩn quen gọi cậu út. Mọi năm, trên đường đi chúc Tết, tôi thường vẫn đi xe đạp ngang qua trước cổng biệt thự của nhà thơ trên đường Phan Đình Phùng. Cảnh tượng tưng bừng, tấp nập trước cổng biệt thự tôi không tả nổi; chỉ đoán chắc cả Hà Nội cũng chỉ năm bảy nhà sánh kịp mà thôi. ô tô con đủ hình dáng, màu sắc, nhãn hiệu, choáng lộn như vừa xuất xưởng, đỗ một hàng dài san sát. Những bó hoa tươi thật lớn, thật rực rỡ, được đưa từ trên xe xuống… Công an mặc lễ phục đi lại dọc vỉa hè. Lính cảnh vệ oai nghiêm bồng súng đứng gác bên cổng sắt đồ sộ. Người ra người vào nườm nượp, mặc toàn đồ lớn, nét mặt hồng hào rạng rỡ, đầy vẻ trịnh trọng có pha chút khúm núm. Ngang qua đó, không hiểu sao tôi cứ có cảm giác sờ sợ, đầu không khiến mà chân cứ tự động đạp xe dạt sang bên kia đường. 


Nhưng Tết này, trước cổng biệt thự của nhà thơ quang cảnh vắng teo. Không có chiếc ô tô con nào, không công an cũng chẳng lính cảnh vệ. Cái cổng sắt mọi ngày nom như hẹp hẳn lại, hai cánh cửa khép hờ, ai vào cứ việc đẩy cửa mà vào y như thể dân thường. Hai vợ chồng chúng tôi xuống xe đạp đửng tần ngần một lúc trước cổng sắt. 


"Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo 

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương… 


Hai câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan bỗng đột ngột hiện ra trong trí nhớ của tôi với toàn bộ vẻ đẹp u trầm và sâu sắc đến kinh người của nó. 


"Tết này là đúng ba mươi hai cái Tết anh không đến chúc Tết cậu" - tôi nói với vợ, tay khẽ khàng đẩy cánh cổng sắt. Chúng tôi dắt xe qua khoảng sân lốm đốm những mảnh rêu, dựa xe vào tường dãy nhà ngang dài tít tắp, cuối dãy nhà là gara ô tô. Dãy nhà ngang này, mới năm ngoái năm kia, còn người ra người vào tấp nập, vang vang tiếng chuông điện thoại, tiếng "Alô, tôi nghe đây", tiếng máy chữ lách cách liên hồi; trong gara ngự một chiếc ôtô đen choáng lộn, nhìn thắng ra cổng với cặp mắt đèn pha sáng quắc, uy nghi. Bây giờ các cửa phòng đều đóng kín, trong gara đậu một chiếc xe con nhỏ thó, màu trắng đục. 

Tôi bâng khuâng đưa mắt nhìn cây táo già và cây hồng tơ đứng sát bên rào sắt trước tiền sảnh biệt thự. Đây là hai cái cây nổi tiếng đã đi vào thơ. 

Cành táo đầu hè rung rinh quả ngọt", "Quả son nhún nhẩy đèn lồng cành tơ". Nhìn cây tôi bỗng chạnh nhớ đến anh lính trẻ thương binh Hoàng Cát viết văn. Chỉ vì cây táo này mà có lần anh phải mang họa vào thân. Anh viết truyện thiếu nhi "Cây táo ông Lành" và đã bị trừng phạt vì có dụng ý nói xấu cán bộ lãnh đạo cao cấp. Giá hồi đó anh đổi thành "cây nhót hay cây ổi ông Lành" chắc đã không phải khổ. Tôi nghĩ vậy và thầm tiếc cho anh. Chúng tôi bước vào phòng khách rộng lớn, thấy nhà thơ đang tiếp mấy vị khách ăn mặc xuềnh xoàng như chúng tôi, trong đó có một phụ nữ đứng tuổi, gương mặt thanh thoát, sắc sảo, cởi mở. Sau đó tôi mới được biết người phụ nữ này là chị Nẻ, vợ đồng chí Võ Chí Công. 

"Thưa cậu, năm mới vợ chồng cháu xin đến chúc Tết, mừng tuổi cậu mợ và các anh chị…". Sau ba mươi hai năm không gặp lại, nhà thơ vẫn nhận ra tôi. "Vợ chồng Phùng Quán" nhà thơ nói như muốn giới thiệu luôn với mấy người khách - "Sao lâu nay cháu không đến cậu?" Giọng nhà thơ ân cần, có pha chút trách cứ của bậc bề trên. 

Tôi thoáng một giây bối rối, nhưng nhờ mấy chén rượu xuân trước lúc xuất kích, nên đầu óc tôi trở nên mẫn tiệp. "Thưa cậu" - tôi chắp tay cung kính, ý thức sâu sắc rằng tôi không chì nói riêng với nhà thơ mà với cả khách khứa đang có mặt - "Cháu biết như vậy là rất có lỗi với cậu, nhưng mong cậu hiểu cho. Trước đây, lúc cậu còn là uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thứ nhất, cháu chỉ đến với mục đích duy nhất là để thăm, chúc Tết cậu mợ, nhưng bạn hữu và những người quen biết cháu sẽ đinh ninh Phùng Quán đến để cầu cạnh, xin xỏ Tố Hữu điều gì, và Tố Hữu gọi Phùng Quán đến để sai bảo điều gì. Tấm lòng thật của cháu dù biện minh đến ngàn lần cũng chẳng ai tin. Miệng lười thế gian dữ dằn lắm cậu ạ. "Ai biết đâu ma ăn cỗ!". Bây giờ mọi việc đã xong rồi, vợ chồng cháu lại được đến chúc Tết cậu mợ…". 

Nhà thơ nhìn tôi với ánh mắt vừa thương hại vừa cười cợt. "Thôi, được rồi, hai vợ chồng ngồi xuống đây - nhà thơ chỉ hai cái ghế trống sát bên cạnh. Tôi là anh của mẹ Phùng Quán" - nhà thơ giới thiệu tôi với mấy người khách, trong đó có anh Hồ Ngọc Đại, nhà giáo dục cách tân nổi tiếng. Chúng tôi niềm nở bắt tay nhau. "Cậu có đọc bàỉ thơ "Đêm Nghi Tàm đọc Đỗ Phủ cho vợ nghe" - nhà thơ nói - Bài thơ được lắm". Tôi thực sự ngạc nhiên trước lời khen về bài thơ đó. Đến chúc Tết nhà thơ tôi ngại nhất là chuyện này. Tôi thầm hy vọng nhà thơ chưa đọc. 

Em ơi nếu Tử Mỹ - Nhà ở rộng mười gian - Rào sắt với cổng son - Thềm cao đá hoa lá - Chắc ông không thể làm - Mưa thu mái nhà tốc… 

Những câu thơ như thế có thể làm nhà thơ nghĩ rằng có sự ám chỉ cá nhân… Lời khen bất ngờ này toát ra vẻ đẹp trong trắng của tâm hồn nhà thơ: với thơ bao giờ cũng hoàn toàn vô tư. 

Nhân nhắc đến chuyện thơ, chị Nẻ bỗng ngừng câu chuyện với người khách ngồi cạnh, quay sang hỏi nhà thơ với giọng thẳng thắn bộc trực: "Sao lâu nay anh ít làm thơ thế? Anh đừng để tâm gì nhiều đến những chuyện đã qua. Tôi nói thật, mất đi mười ông Phó Thủ tướng tôi cũng chắng tiếc bằng mất một nhà thơ như anh. Tuổi thanh niên tôi lao vào hoạt động cách mạng một phần cũng do đọc thơ anh. Ngày đó, bao nhiêu bài thơ trong tập Từ ấy tôi thuộc làu làu. Hồi bí mật, bọn mật thám bắt tôi, chúng nó tra tấn treo ngược tôi lên, bắt tôi khai báo. Tôi trả lời chúng bằng cách đọc thơ anh, đọc bài này tiếp bài khác, đọc suốt đêm. Sáng hôm sau chúng nó sợ phải cởi trói cho tôi… Không phải chúng nó sợ tôi đâu, mà sợ thơ anh đấy…". 

Cũng là người làm thơ, nghe người phụ nữ kiên cường này nói về sức mạnh lớn lao của thơ, tôi thầm ao ước cả đời mình chỉ nhận được một phần mười của lời khen tặng đó - "Mọi năm, Tết nào anh cũng có thơ Xuân - chị Nẻ lại hỏi tiếp - Sao vài năm nay anh không có thơ Xuân?". "Tết này tôi cũng có làm một bài, ngắn thôi, thơ tứ tuyệt…". Vợ tôi nói: "Xin cậu đọc cho chúng cháu nghe với". Nhà thơ cười cười, đọc bài thơ với giọng Huế đặc sệt: "Đầu đề bài thơ là "Anh bộ đội mua đồng hồ". Xin lưu ý là "anh bộ đội" nghe: Có anh bộ đội mua đồng hồ - Thiệt giả không rành anh cứ lo - Đành hỏi cô nàng, cô tủm tỉm; từ "tủm tỉm" của tôi là đắt lắm đấy. "Giả mà như thiệt khó chi mô!". Nhà thơ đọc lại lần thứ hai, nhấn mạnh từng từ một.

Khách khứa nghe cũng đều cười tủm tỉm, nhưng không ai bình luận gì hết. Tôi thì đoán họ đều như bị hẫng. Vì giọng thơ khác lạ biết bao so với giọng thơ quen thuộc của nhà thơ trước đây. Chào 61 đỉnh cao muôn trượng, câu thơ sáng khoái của nhà thơ trong "Bài ca Xuân 61" được nhiều người hệt vào những câu thơ sấm ngữ. Riêng tôi, bài thơ này làm tôi nghĩ ngợi phân vân: có lẽ nào một nhà chính trị, một nhà thơ từng trải, thông minh như cậu mà mãi cho đến lúc bước vào tuổi bảy mươi mới bắt đầu ngấm cái đòn-giả-thật? Hay cậu đã ngấm từ lâu nhưng phải đến hôm nay, khi không còn hệ lụy gì nữa, mới có dịp bộc bạch với mọi người? "Các cháu ăn mứt đi - nhà thơ quay sang nói với vợ chồng tôi". "- Thưa cậu cháu không quen ăn ngọt. Cậu có rượu chi ngon cho cháu uống, cháu xin uống ngay". "Rượu à? Cạnh cái chân lò sưởỉ có chai rượu gì đó người ta biếu, cháu xem có uống được không?". "A, Rượu Nga? Ararat". Tôi vặn nút rót một ly đầy và uống cạn - Rượu ngon tuyệt cậu ạ. Thế mà vừa rồi nghe đâu Goocbachôp lại ra lệnh cấm rượu, Goocbachốp cùng tuổi với cháu, tuổi Tân Mùi". "Cấm rượu, nhà thơ dằn giọng - Do đó mới làm thiệt mất của đất nước một trăm mấy chục tỷ rúp". Gương mặt của nhà thơ đang vui vụt sa sầm, cặp mắt đang vui chợt lóe lên ánh tức giận trước một tổn thất quá lớn về của cải của một đất nước mà nhà thơ yêu mến từ thuở thiếu thời và đã từng viết nên những vần thơ xao xuyến lòng người. Nhà thơ nói tiếp: "Sự đúng đắn và lố bịch nhiều khi chỉ cách nhau một sợi tóc". 



Sau khi khách khứa ra về, chỉ còn lại ba cậu cháu. Tôi đã uống đến ly Ararat thứ năm. Rượu bắt đầu ngấm làm tôi trở nên mạnh dạn. Tôi hỏi nhà thơ câu hỏi tôi muốn hỏi từ lâu: "Thưa cậu, cháu rất muốn biết, bây giờ thực sự cậu mong muốn điều gì?". Một thoáng trầm ngâm, nhà thơ nói: "Cậu ao ước còn đủ sức khỏe, đạp một chiếc xe đạp về trong quê mình, sống lại kỷ niệm của thời ấu thơ, thời hoạt động sục sôi của tuổi thanh niên, rồi đặt những bài vè như Mẹ Suốt, Ba mươi năm đời ta có Đảng, Nước non ngàn dặm… tìm đến nơi có đồng bào, bà con tụ tập, đọc lên cho bà con nghe… Cậu mong muốn được làm người hát rong của nhân dân". 


Nhà thơ ngồi yên lặng một lúc lâu. ánh mắt nhà thơ trở nên tĩnh lặng thâm trầm như mặt vực nước của một dòng suối lớn lắng lại sau khi chảy qua biết bao ghềnh thác dữ dội của cuộc sống và cách mạng. "Nhưng cậu còn bận vào việc phải hoàn thành công tác Đảng giao. Vả lại sức khỏe cũng kém đi nhiều, nên cái điều ao ước đó e khó lòng thực hiện được…" 


Nghe nhà thơ tâm sự mắt tôi tự dưng mờ lệ, lòng quặn thắt cảm thương người cậu của tôi sang Xuân này, bước vào tuổi bảy mươi đã trở lại nguyên vẹn một nhà thơ, một NHÀ THƠ viết hoa. 


Có lúc nhà thơ đã đạt đến chức Tam Công trong bộ máy quyền lực của đất nước, nhưng cuối đời lại chỉ mong ước được làm một nghệ sĩ hát rong của nhân dân mà không hy vọng thực hiện được. Trong khoảnh khắc đó, lần đầu tiên tôi lĩnh hội được hết vẻ cao sang của thi ca đích thực. 


Vợ chồng tôi xin phép cậu ra về để còn đi chúc tết nhiều gia đình khác. Nhà thơ đứng lên tiễn chúng tôi và dặn: "Khi nào có thì giờ hai vợ chồng đến chơi với cậu. Cậu thường rảnh vào buổi chiều". Nhà thơ khoác vai tôi một bên, vợ tôi một bên lững thững đi ra cổng. Bước xuống khỏi những bậc tam cấp nhà thơ nói với vợ tôi: "Thằng Quán nó dại…". Khi ra gần đến cổng sắt, nhà thơ dừng lại, nói tiếp như vẫn không dứt dòng suy nghĩ của mình: "… mà cậu cũng dại…". Mấy ly rượu Ararát làm cái lưỡi tôi trở nên phóng túng, tôi bật cười to: "Thưa cậu, thì chính cậu đã viết điều đó thành thơ từ nửa thế kỷ trước: Ai nên khôn mà chẳng dại một đôi lần!" 


Xuân Tân Mùi, 1992

3. Cuộc viếng thăm bất chợt nhà thơ Tố Hữu

Cách đây ba năm, vào dịp hè, tôi được thư của nhà thơ Phạm Hổ mời đến nói chuyện với các cháu dự Trại sáng tác văn học thiếu nhi do Trung ương Đoàn phối hợp với Hội Nhà văn tổ chức. Tôi đã đến trò chuyện với các cháu về tác phẩm Tuổi thơ dữ dội, và cùng với ban lãnh đạo trại tổ chức cho các cháu xem phim dựa theo tác phẩm. Sau lần đó, các cháu thường kéo đến nhà tôi chơi, đọc cho tôi nghe thơ, truyện mới sáng tác. Tình bằng hữu, thi hữu trẻ già này cho đến hôm nay vẫn còn nguyên vẹn.
° ° °

Một buổi tối trời lạnh, mưa lất phất, một tốp bảy cháu kéo đến nhà tôi. Ba cháu ở Hà Nội, hai cháu đồng bằng sông Cửu Long, một cháu Tây Ninh, một cháu Tây Nguyên - người dân tộc Êđê, "Chà, trời mưa gió tối tăm thế này mà các cháu chịu khó đến chơi, làm bác cảm động muốn chết!" - Tôi cười nói. Một cháu người Hà Nội láu lỉnh tiếp lời: "Bác đừng chết vội, Bác phải còn viết tiếp Tuổi thơ dữ dội cho chúng cháu xem". "Bây giờ thế này nhé. Cách đây không xa, có cái quán bán xôi nóng thịt kho, ngon lắm. Hôm nay bác đang có tiền, bác xin khao mỗi đứa một bát. Đồng ý chưa Ta đi đi không họ bán hết mất". Cháu gái ở Tây Ninh rụt rè thưa: "Chúng cháu được bác Định Hải cho biết, bác là cháu của nhà thơ Tố Hữu. Chúng cháu muốn được bác dẫn đến thăm nhà thơ, nghe nói nhà cũng ở gần đây…". Tôi hơi sững một chút. Tôi đang ứng xứ với các cháu theo cung cách của người già với con nít. Các cháu lại đang đặt cho tôi một yêu cầu nghiêm túc của người lớn. Tôi hỏi: "Nhưng các cháu nghĩ thế nào mà lại cương quyết từ chối việc hấp dẫn là ăn xôi nóng thịt kho để đến thăm nhà thơ vào cái lúc đêm hôm mưa gió thế này?". Một cháu ở đồng bằng sông Cửu Long nói: "Chúng cháu ao ước được gặp nhà thơ đã làm ra thơ Mẹ Tơm, Mẹ Suốt, Sáng tháng năm, Bác ơi, Nươc non ngàn dặm…" 

"Đó là một lý do đẹp! Nhưng… tôi nhìn lên đồng hồ - tám giờ. Bây giờ đến thăm nhà thơ kể cũng hơi muộn. Bác chỉ sợ nhà thơ đã đi nghỉ, không tiếp… Nhưng nếu các cháu đã quyết tâm như vậy, bác cũng xin dẫn đường. Nếu nhà thơ đồng ý tiếp thì bác cháu ta vào. Nếu không thì bác cháu ta kéo nhau đi ăn xôi nóng với thịt kho". Cháu gái người Êđê có gương mặt rất xinh, và cái miệng cười rất hóm, cúi xuống ngắm cái lọ hoa cắm mấy bông hồng bạch để trên bàn nói: "Bác cho cháu xin bông hồng nho nhỏ này nhé". Cháu cầm bông hoa hát lên một câu gì đó bằng tiếng Êđê nhưng vẻ mặt lại nghiêm trang như lời đọc phù chú. Cháu bẻ từng cánh hoa một, vừa bẻ vừa nói theo kiểu bói hoa: "Tiếp - không tiếp - tiếp - không tiếp… Cuối cùng cháu reo lên vẻ mừng rỡ thật sự: Nhất định nhà thơ sẽ tiếp bác ạ". Thế là mấy bác cháu tôi đội mưa đội gió từ Hồ Tây đến đường Phan Đình Phùng. Các cháu đứng nép sát vào nhau trước cánh cổng sắt, im thin thít, có vẻ hồi hộp lắm. Tôi cũng hồi hộp không kém, vừa nhẩm lại câu bói hoa của cháu gái Êđê, "Tiếp - không tiếp…" vừa đưa tay bấm chuông. Lát sau có một người đàn ông đi ra mở cổng. Tôi lễ phép hỏi: "Xin lỗi anh, nhà thơ Tố Hữu có nhà không ạ?". "Có ạ ". "Không biết nhà thơ đã đi nghỉ chưa?". "Vừa mới đi nghỉ". Tôi thoáng một chút bối rối, đưa tay vuốt nước mưa trên mặt, nói: "Tôi muốn nhờ anh vào nhà thưa lại với nhà thơ, có các cháu ở Trại sáng tác văn học thiếu nhi, người Hà Nội, miền Nam, Tây Nguyên… muốn được gặp thăm nhà thơ. Nhà thơ có thể tiếp được không?". Một lát sau, anh trở ra: "Nhà thơ mời các cháu vào". Anh đi trước dẫn đường. Tôi đi theo anh. Các cháu xúm quanh, níu chặt lấy hai cánh tay tôi, như kiểu trẻ con sợ bị lạc đường, líu ríu băng qua cái sân rải sỏi ướt nước mưa và loang lổ bóng cây. Đèn phòng khách bật sáng. Chúng tôi bước vào. Các cháu đứng dồn vào một góc, nét mặt lo lắng, căng thẳng, ngóng về phía cửa ra vào. 


Một phút sau, nhà thơ từ trên gác xuống, ăn mặc chỉnh tề như sắp đi dự họp hoặc đến nói chuyện với một cơ quan nào đó, nét mặt tươi cười. "Cậu ạ! ông ạ!" Chúng tôi líu ríu, cung kính chắp tay chào. "Các cháu ngồi xuống cả đi, sao lại đứng thế" - nhà thơ chỉ hàng ghế trước mặt, và ngồi đối diện với các cháu. Người nhà bưng khay trà, bánh ngọt kẹo ra, bày lên bàn. Tôi đứng dậy thưa với nhà thơ lý do cuộc viếng thăm bất chợt này, và giới thiệu với các cháu nhà thơ. Nhà thơ hỏi các cháu về trại sáng tác, sở trường sáng tác của mỗi cháu, kết quả của trại… Nhà thơ chăm chú nghe các cháu trả lời. Không khí phút chốc trở nên cởi mở, đầm ấm, giống cảnh tượng một người ông âu yếm trò chuyện với đàn cháu nội, ngoại từ các nơi xa về thăm. 



Chính giữa phòng là cái lò sưởi xây. Trên bệ đặt một chiếc nhà rông, pho tượng Lênin, và một cặp ngà voi tuyệt đẹp gắn trên giá gỗ. Một cháu người Hà Nội xuýt xoa: "Sừng con gì mà đẹp quá". Cháu gái người Êđê nói với bạn: "Không phải sừng - ngà voi đấy". "Thưa cậu, cháu này ở Tây Nguyên, người dân tộc Êđê - Tôi chỉ cháu gái nói - cháu 15 tuổi vừa làm thơ vừa sáng tác cả ca khúc. Nhà thơ nói: "Ngày trạc tuổi cháu, bác cũng đã làm thơ - nhà thơ cười - nhưng không được vào trại sáng tác mà làm thơ như các cháu đâu… Quê cháu có gần làng Rô không? Hồi trẻ bác đã từng sống và hoạt động ở đó…". "Thưa ông, bản cháu các làng Rô khá xa nhưng cháu đã được đến thăm làng Rô mấy lần., đi thực tế sáng tác. Cháu nghe người làng Rô kể hồi ông còn trẻ măng đã đến vùng này tuyên truyền, gây cơ sở cách mạng. Một cụ già làm nghề bẫy sập voi, thương ông như con đẻ. Cụ già hứa bẫy được con voi có cặp ngà thật đẹp để tặng ông. Khi cụ già bẫy được voi thì ông bị bọn Pháp bắt vào nhà tù. Cụ già trước lúc mất, trao cặp ngà voi cho người con trai cả và dặn: "Cặp ngà này là để tặng cho một người cộng sản và là một nhà thơ, tên là Tố Hữu. Con phải giữ cẩn thận và phải tìm được cho được Tố Hữu trao tận tay. Có như vậy cha chết mới được yên lòng". Người con sau đó đi du kích đánh Pháp, bị Pháp đánh trọng thương. Trước lúc hy sinh người con trao lại cặp ngà voi cho con trai nhỏ của mình, dặn lại lời trăn trối của ông nội. "Con cứ tìm đi rồi sẽ gặp người cộng sản Tố Hữu. Cha tin chắc nhà thơ đó vẫn sống và đang sống đâu đó trên đất nước này…". Hồi đánh Mỹ ông đi chiến trường miền Nam, làm thơ "Nước non ngàn dặm", trở lại thăm làng Rô. Cháu nội cụ già săn voi lớn lên nối nghiệp cha làm du kích đánh Mỹ gùi cặp ngà voi đến, trao tận tay ông… "Thưa ông có phải đúng cặp ngà voi này không ạ?". "Đúng đấy cháu ạ". Cháu gái Tây Ninh viết truyện ngắn, đứng lên, mắt rưng rưng: "Thưa ông từ ngày cháu đi học cấp một, cháu chỉ thầm ao ước một lần trong đời được nhìn thấy tận mắt "Đứa con của vạn nhà - Em của vạn kiếp phôi pha - Anh của vạn đầu em nhỏ - Không áo cơm cù bất cù bơ". Thế mà đêm nay không ngờ…" Cặp môi nhỏ của cháu chợt run lên, nghẹn lời, lặng lẽ quệt nước mắt. Cháu gái người Êđê lấy trong túi áo ngực ra bốn quả táo vàng ươm xếp vào cái tách trà, hai tay cung kính bưng lại đặt trước mặt nhà thơ: "Cháu xin phép được tặng ông mấy quả táo ạ". Nhà thơ cầm một quả táo lên ngắm nghía hỏi: "Cháu nghĩ thế nào mà lại tặng táo?". "Dạ thưa vì ông đã làm được câu thơ đẹp như quả táo. Cành táo đầu hè rung rinh quả ngọt ạ". "Cám ơn cháu - nhà thơ trầm ngâm nói - quả táo thế hệ bác còn bé tý, đến thế hệ các cháu nó đã lớn lên bằng ngần này… Cuộc sống thật là tốt đẹp". 

Tôi nói: "Thưa cậu, hai giờ chiều mai, trại sáng tác của các cháu làm lễ bế mạc. Nếu cậu không bận việc cháu xin thay mặt trại mời cậu đến dự với các cháu?". "Hai giờ chiều à? Được, cậu sẽ đến. Tổ chức ở đâu thế? "Dạ Hội trường khách sạn Khăn quàng đỏ đường Hoàng Hoa Thám. Cháu sẽ xin đến dẫn đường". "Cậu sẽ hỏi anh lái xe, chắc anh ấv biết chỗ thôi". 

Trên đường trở về nhà, các cháu nổ ra một cuộc tranh luận về thơ khá sôi nổi.

° ° °

Đúng hai giờ chiều hôm sau nhà thơ đã có mặt ở hội trường. Tôi đến muộn mấy phút. Bước vào đã thấy nhà thơ ngồi sau dãy bàn kê trên bục đối diện với các cháu, cùng với nhà văn Vũ Tú Nam, nhà thơ Phạm Hổ, và đồng chí cán bộ lãnh đạo Trung ương Đoàn. Nhà văn Vũ Tú Nam đứng lên giới thiệu: "Trại sáng tác chúng ta hôm nay được một vinh dự và một phần thưởng rất lớn. Nhà thơ Tố Hữu đến thăm chúng ta. Về tuổi tác thì nhà thơ vào bậc ông nội, ông ngoại của các cháu. Nhà thơ là người đã sáng lập ra Hội Văn nghệ Việt Nam, sáng lập ra Hội Nhà văn - và trại sáng tác của chúng ta hôm nay cũng là một phần công lao đóng góp của nhà thơ…". 


Tôi từ hàng ghế cuối cùng bước lên cùng dãy bàn, chắp tay nói: "Xin phép ban lãnh đạo trại, cho tôi được mạn phép nói một lời, trước khi nhà thơ trò chuyện với các cháu". Tôi kể vắn tắt cuộc viếng thăm nhà thơ tối qua. Và chính nhờ cuộc viếng thăm bất chợt này mà nhà thơ hôm nay có mặt với chúng ta. Kính thưa nhà thơ Tố Hữu, các vị đại biểu, và các cháu. Sau cuộc viếng thăm nhà thơ tối qua, trên đường cùng các cháu trở về nhà, tôi bỗng nhận ra một điều vô cùng thấm thía: "Thì ra nhân dân không quên một điều gì hết, việc hay eũng như việc dở. Việc dữ cũng như việc lành. Bất cứ ai làm được một việc tốt cho đất nước, dù việc nhỏ cũng được ghi khắc vào ký ức nhân dân. Nguồn ký ức này được truyền từ đời này sang đời khác, thế hệ này sang thế hệ khác. Giống như một dòng sông chảy lặng lẽ, tha thiết trong tiềm thức của nhân dân, vì càng chảy qua nhiều thế hệ dòng s.ông càng được thanh lọc, mỗi ngày mỗi thêm sâu thẳm, thêm xanh đằm, thêm rộng lớn… Lòng biết ơn là một phẩm cách vô cùng lớn lao của dân tộc chúng ta". Nhà thơ Tố Hữu trò chuyện với các thế hệ nhà văn nhà thơ tương lai về thơ, về cuộc đời, với giọng chan chứa hy vọng và niềm thương mến. Nhà thơ tặng mỗi cháu một tập thơ Từ ấy vừa được tái bản không rõ lần thứ bao nhiêu. 

1993 


Bài viết này là di cảo của Phùng Quán, được bà Vũ Thị Bội Trâm (bà quả phụ Phùng Quán) vô tình phát hiện trong kẹt tủ khi chuyển nhà tử bên Hồ Tây về chung cư Vĩnh Phúc. Phía trên bài viết bằng chữ bút sắt với nét mực tím này có đề rõ "Kính gửi Ban Biên tập Tiền Phong Chủ nhật". Bà Trâm đã chuyển di cảo đến đúng địa chỉ mà tác giả muốn gửi gắm. Và đã được báo Tiền Phong Chủ nhật đăng trên số 32 ngày 10-8-2003. Vậy là sau gần 10 năm bài viết mới đến được nơi cần đến. (BT)

4. Một thoáng Văn Cao


Hồi còn đánh Mỹ, tôi làm việc ở Vụ Văn hóa quần chúng. Chị Băng, vợ anh Văn Cao làm ở Ban B, cùng trong ngôi nhà 51- Ngô Quyền, Bộ Văn hóa. Hồi ấy giá gạo ngoài ở Thái Bình lên đến 3 đồng một ký. Người Thái Bình đói kéo nhau về Hà Nội ăn xin. Một buổi trưa tôi ngồi uống nước chè chén 5 xu (ghi sổ nợ) ở cái quán xế bên cửa Bộ. Chợt nhìn thấy Văn Cao cùng với Đoàn Văn Chúc - Giảng viên Trường Đại học Văn hóa vịn vai nhau, chếnh choáng, xỉêu vẹo đi ngang qua. Tôi ơi ới gọi hai anh vào uống nước, hút thuốc. Lâu không gặp Văn Cao, tôi sửng sốt thấy gương mặt anh bạc trắng như tờ giấy, hai má hóp sâu, chòm râu lơ thơ làm cho khuôn mặt anh càng thêm nhọn hoắt. Trong quán lúc này có bốn năm người khách. Họ đều nhìn anh. Và tôi biết chắc là họ không biết anh là ai. 

- Anh hút thuốc lào đi. Tôi đưa điếu cày cho anh, nói với chị chủ quán: - Chị cho tôi gói thuốc lào 

Văn Cao chậm rãi thông điếu, hỏi chị chủ quán: 

- Thuốc lào của chị là thuốc lào Tây hay thuốc lào ta? 

Chị chủ quán ngơ ngác: 

- Làm gì có thuốc lào Tây ạ? 


Tôi cười giải thích: 


- Ý anh ấy muốn hỏi thuốc lào của chị là thuốc lào mậu dịch hay thuốc lào chui. Thuốc lào mậu dịch là thuốc lào Tây. 


Chị chủ quán nói: 


- Thế thì thưa ông anh, thuốc lào Tây ạ, em không có thuốc lào ta. 


Một ông khách móc túi lấy gói thuốc lào bọc trong túi giấy bóng, đưa cho anh: 


- Tôi có thuốc lào ta đây. Chính hiệu Tiên Lãng, mời ông ăn thử. 


Văn Cao đỡ gói thuốc lào, vê một điếu bỏ vào nõ, nói với ông khách: 


- "Ăn thuốc" đó mới đúng là ngôn ngữ của người ghiền thuốc lào - Văn Cao rít một hơi tận sức, từ từ nhả khói - Đúng là chính hiệu Tiên Lãng, ông cho tôi xin thêm điếu nữa? 


- Mời ông cứ tự nhiên. 


Văn Cao hỏi tôi: 


- Quán có tiền đó không, cho mình vay 5 đồng. Hai thằng từ sáng đến giờ chỉ toàn rượu suông, muốn đi ăn bát cháo. 


- Em chỉ có ba đồng, anh cầm tạm. 


Văn Cao bỏ tiền vào túi. Hai người đứng lên, lại vịn vào nhau, xiêu vẹo dắt nhau đi. 


Ông khách cho thuốc lào ái ngại nhìn theo hai người đi khuất ở ngã tư Ngô Quyền - Trần Hưng Đạo: 


- Nhìn cái nước da trắng bệch của ông ta mà tôi phát sợ. Chắc chẳng còn sống được bao lâu nữa. 


Tôỉ hỏi ông: 


- Ông có biết ông ấy là ai không? 


- Không, tôi đoán là dân ở Thái Bình mới lên. Từ hôm gạo lên 3 đồng một ký, dưới đó nhiẻu người đứt bữa… 


Tôi nói: 


- Ông ta là người đã viết một bài hát mà mỗi lần hát ìên, cả nước phải đứng nghiêm, kể cả cụ Hồ. 


Ông khách trợn tròn mắt: 


- Ông ta là nhạc sĩ Văn Cao? 

- Đích thị là Văn Cao! 

Ông khách đang uống dở hớp nước, ngồi ngẩn ra một lúc lâu như người bị nghẹn, rồi buông lửng một câu: 


- Thế thì còn ra thế nào nữa…! 

Lát sau chị Băng từ trong cửa Bộ đi ra. Vừa nhìn thấy tôi, chị túm lấy hỏi: 

- Từ sáng tới giờ anh có thấy anh Văn đi ngang qua đây không? 

- Anh vừa đi cách đây hai mươi phút. Anh hỏi vay tôi năm đồng, tôi chỉ có ba đồng đưa cho anh. 

- Có khổ thân tôi không! Ở nhà khách người ta đợi suốt từ sáng tới gần trưa. 

- Khách ở đâu đến mà quan trọng thế? Chắc là nhà báo quốc tế đến phỏng vấn anh về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác. 

Chị Băng nhăn nhó khổ sở: 

- Khách từ Hà Giang xuống, ở Xí nghiệp chế biến chè. Họ muốn nhờ anh Văn vẽ cho cái nhãn chè. Người ta đem xuống 50 đồng với 10 gói chè loại 1. Chờ mãi không được thế là người ta đem tiền, đem chè đi nhờ họa sĩ khác. 

Nghe chị kể tôi cũng thầm tiếc cho anh. 50 đồng với 10 gói chè Hà Giang loại 1. Chao ôi, thật đáng tiếc! 


Hôm sau tôi gặp Văn Cao, kể lại chuyện hôm qua, hỏi anh: 

- Sao anh lại bỏ dở một cái đơn đặt hàng ngon lành thế? Hay anh quên? 

- Mình nhớ chứ, chỉ cần ngoạch trong nửa tiếng là có 50 đồng… Nhưng mình bỏ đi lang thang uống rượu suông với thằng Chúc và phải hỏi vay con gái. 

Anh lắc đầu: 

- Mình rất cần tiền mà cũng vô cùng chán tiền…

° ° °
Tôi được quân đội cách mạng giáo dục từ ngày còn là một thiếu niên: "Nhân tài là báu vật của Tổ Quốc. Những người lính chúng ta có nhiệm vụ phải chăm nom, săn sóc, bảo vệ họ như con ngươi của mắt mình". 

Năm tôi 17 tuổi là lính trinh sát của Trung đoàn 101. Tôi được cử vào đội bảo vệ cho một nhóm văn nghệ sĩ có tên tuổi ở vùng tự do khu Bốn đi thực tế chiến trường. Chính uỷ trung đoàn Trần Quý Hai đã đến chỉ thị và dặn dò chúng tôi như vậy. Lúc đó chiến trường Thừa Thiên bom đạn đầy trời, chật đất. Sau hơn một tháng đội chúng tôi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên giao. Hơn một chục trận càn vây ráp lớn nhỏ nhưng bọn giặc không đụng được cái lông chân của văn nghệ sĩ. Đội bảo vệ chúng tôi có 8 người, hy sinh mất hai. Còn tôi thì bị thương ở cẳng chân, suýt nữa phải cưa trên đầu gối. Bao nhiêu năm tháng trôi qua, tôi đã trở thành người lính già đầu bạc, nhưng lời dặn dò của chính uỷ ngày đó vẫn còn tươi nguyên trong ký ức của tôi. 


Năm nhạc sĩ Văn Cao 60 tuổi, tôi có làm bài thơ chúc thọ anh, trong đó có đoạn như sau: 


Chúng tôi thường mơ đến anh 

Như trẻ nhỏ mơ đến những anh hùng, truyền thuyết 


Chúng tôi thường mơ 

Một hôm nào đó nhạc sĩ Văn Cao bị bốn 

bề vây súng giặc 

Chúng tôi sẽ xông ra lấy ngực che đạn 

cho anh 

Chúng tôi thường mơ 

Trên chiến trường quê hương Trị Thiên 

Chúng tôi sẽ đánh một trận lừng danh 

đất nước 

Trên sông Hương, sông Thạch Hãn, sông Bồ 

Để anh về anh viết trường ca 

Như Trường ca Sông Lô!… 

5. Chuyện vui về triết gia Trần Đức Thảo 


Anh Cao Xuân Hạo, nhà ngôn ngữ học, bạn tôi từ mấy chục năm nay. Anh vừa là học trò, vừa là hàng xóm của triết gia Trần Đức Thảo, trước ở ngõ Hàng Chuối và sau này ở khu tập thể Kim Liên. 

Anh kể: 


- Mình đang ngồi dịch sách bỗng ngửi thấy mùi cháy khét. Nhìn sang buồng thầy Thảo, thấy khói tuôn ra các ngách cửa. Mình hốt hoảng xô cửa vào. Cả gian buồng mờ mịt khói. Lạ lùng nhất là thầy Thảo đang đứng bên cửa sổ, giữa đám khói, hai tay vung vẩy, miệng lẩm bẩm độc thoại, như đang trình bày một vấn đề gì đó với cả đám đông vô hình trước mặt. Mình gọi giật: "Anh Thảo! Anh Thảo! Buồng anh cái gì cháy thế?". Anh Thảo giật mình vẻ ngơ ngác như vừa bị đánh thức khỏi cơn mê ngủ: "Cháy à? Cái gì cháy; ở đâu nhỉ? Ờ… ờ… khói ở đâu mà nhiều thế?". "Thì khói ngay trong buồng anh chứ đâu". Mình xông vào giữa đám khói, tìm quanh gian buồng. Một lúc mới phát hiện ra cái bếp dầu nằm khuất sau tủ sách, trên bếp một cái xoong nhôm bị nung đỏ rực. Té ra thầy nấu cơm, cơm cạn, quên cả đậy vung, quên cả tắt bếp. Xoong cơm nấu một bữa ăn cả ngày, cháy thành than và đang bốc mùi mù khét lẹt. Phải vất vả lắm mình mới tắt được cái bếp dầu nóng rẫy, và bưng được cái xoong than cơm ra khỏi buồng. Mình không bưng thì thầy có thể dùng tay không mà bê cái xoong… "Anh đang làm gì mà mải mê thế?". Mình hỏi. Thầy gỡ cặp kính ra khỏi mắt, lau lau vào vạt áo, nói: "Mình đang chú giải một chương hết sức lý thú và quan trọng trong toàn bộ trước tác của Hê-ghen…". Rồi thầy ngồi luôn vào bàn viết… như không còn nhớ gì đốn vụ hỏa hoạn chết người suýt nữa xáy ra. 


Thầy ở tầng gác ba. Các gian buồng ở khu tập thể được thiết kế rất giống nhau. Một buổi trưa thầy đi chợ về, tay xách cái làn đựng mớ rau muống, mấy bìa đậu phụ, chai nước mắm… Mới trèo lên đến tầng hai, thấy gian buồng cạnh cầu thang cửa khép hờ, thầy đẩy cửa bước vào; cửa buồng của thầy cũng thường khép hờ như vậy. 

Người đãng trí thì thi thoáng cũng có thể vào nhầm buồng. Nhưng vừa bước vào họ đã nhận ra ngay. Thầy Thảo thì không. Mặc dầu vật dụng trong buồng này sang trọng gấp mười vật dụng trong buồng của thầy. Riêng cái giường của thầy, hẹp mà trải chiếc chiếu mốc meo. Còn buồng này giường rộng gấp đôi, trải vải hoa sặc sỡ. Thầy thản nhiên để cái làn xuống nhà, nằm lăn ra giường, mắt lơ đãng nhìn lên trần nhà, và thượng cả hai chân lấm bụi lên vải hoa. Chị chủ nhà quét tước ngoài hành lang, bước vào, trố mắt nhìn: "Anh Thảo vào chơi lúc nào mà em không để ý?". Thầy hơi ngẩng đầu lên, nhìn chị chủ nhà, mặt nhăn lại, nói: "Xin lỗi chị, tôi vừa đi về hơi mệt. Có gì cần trao đổi, mời chị đến chiều…". "Nhưng đây là phòng nhà em kia mà?". Thầy hốt hoảng ngồi dậy, nhìn quanh buồng, vẻ ngơ ngác: "Ừ nhỉ, chết thật! Đúng là tôi nhầm… Thành thật xin lỗi chị…". 

"Một hôm, thầy gọi mình sang - Hạo kể - Tôi đọc em nghe cái này, rồi em góp ý kiến xem, tôi viết thế đã được chưa"… Mình chuẩn bị để nghe một thiên khảo luận triết học. 

Nhưng té ra là một bức thư gửi Uỷ ban nhân dân khu phố và ban lãnh đạo khối phố. Thư được viết với văn phong chuẩn mực, chính xác của một thiên bút ký triết học. Nội dung tóm tắt của bức thư như sau: "Sau khi bố tôi mất, trong khu phố có dư luận Trần Đức Thảo đối xử với bố không tốt, bố ốm không thuốc men; chăm sóc không chu đáo nên bệnh tình ngày càng trầm trọng… Tôi xin thanh minh là dư luận đó không đúng. Tôi đã nuôi dưỡng bố tôi rất tận tình, lúc bố tôi ốm, tôi lo chạy chữa thuốc men đầy đủ, mặc dầu hoàn cảnh kinh tế rất eo hẹp. Nếu cần thiết, Uỷ ban cho người đến điều tra các hộ hàng xóm để xác minh ý kiến trình bày của tôi v.v…". Mình ngồi ngẩn ra, nhìn thầy và tự hỏi: "Không biết thầy đã điên chưa đây?". Mình hỏi: "Nhưng việc này cần thiết gì mà thầy phải mất công đến như vậy?". Thầy nhìn mình, mắt chớp chớp sau cặp kính trắng, có vẻ lấy làm lạ sao cậu học trò mình lại đặt ra một câu hỏi ngu ngốc thế? Thầy cẩn thận gấp bức thư đút vào phong bì, nói: "Việc này theo tôi rất cần thiết. Để chính quyền người ta khỏi hiểu nhầm đạo đức của người trí thức". 

Sau ngày ông cụ mất ít lâu, thầy muốn dẹp bỏ những vật dụng thường dùng của bố, vì gian buồng quá chật chội. Nhưng một mình thầy không đủ sức chuyển những vật dụng khá nặng từ tầng gác ba xuống sân. 

Một buổi trưa, thầy đi đâu về, thấy mấy chị buôn chè chai đồng nát ngồi túm tụm trên bãi cỏ, soạn xếp những vật dụng mua được. Thầy quan sát có rất nhiều thứ mà mình đang muốn bỏ đi. Thầy nói với các chị: "Tôi có một số đồ đạc bỏ đi giống những thứ này, nhưng không mang xuống được. Tôi muốn nhờ các chị khiêng giúp, có được không?". 

Các chị vui vẻ nhận lời ngay. Giường, tủ buýp-phê, ghế đẩu, ghế tựa, chậu thau, chăn màn, áo quần, giày dép… được đưa xuống, chất thành một đống lớn. Các chị lại còn giúp thầy quét tước gian buồng khá tươm tất. Thầy rất cảm động trước lòng tốt và nhiệt tình của các chị. Thầy nói: "Tôi muốn phiền các chị mang những đồ đạc đó ra khỏi sân. Vứt ngổn ngang ở đó, bà con trong khu tập thể họ phê bình làm mất trật tự, vệ sinh công cộng. Tiền công bao nhiêu, các chị cho tôi biết". Các chị nói: "Chị em chúng tôi thấy hoàn cảnh bác neo đơn, dọn dẹp giúp bác, chẳng phải công xá gì đâu ạ". Một giáo sư đại học ở tầng trên, nhìn xuống đống đồ đạc dưới sân, tiếc ngẩn người: "Giường tủ, chăn màn còn tốt thế kia, sao ông ấy lại không nhờ mình khiêng giúp!". Còn thầy thì phấn khởi ra mặt vì khỏi tốn đồng tiền công nào mà giải quyết được một việc sức mình không sao giải quyết nổi. 

Thầy gọi Cao Xuân Hạo sang xem gian buồng vừa được dọn sạch đồ đạc gật gù đắc ý: "Bà con lao động thật tốt, thật từ tâm, thật đáng kính trọng". 

Dễ có đến hai năm tôi không đến khu tập thể Kim Liên. Lần này trở lại, tôi ngạc nhiên thấy cái quán của bà cụ móm dưới gốc xà cừ, mà mười năm trước tôi thường ghé hút thuốc uống nước, vẫn còn nguyên ở đó. Tôi vào quán uống chén rượu thay bữa ăn sáng. Bà cụ đang rôm rả nói chuyện với mấy anh xích lô, chắc là những khách quen… "Con cháu nhà tôi nó vừa sắm được cái ti vi màu nội địa. Tối hôm kia, bắt dây dợ xong, bật lên thấy đang chiếu cánh tang lễ một ông tên là gì gì Thảo đó. Người ta giới thiệu cái ông Thảo này là nhà triết học nổi tiếng thế giới, làm đến sáu, bảy chức, chức nào cũng dài dài là, chắc là toàn chức to được tặng huân chương Độc lập hạng hai. Ông ta sang tận bên Tây mà chết, cả Tây cả ta đều làm lễ truy điệu, toàn bộ cấp cao, có danh giá đến dự… Trong khu nhà B6 đằng kia cũng có một ông tên Thảo, nhưng lôi thôi nhếch nhác quá mấy anh công nhân móc cống. Mùa rét thì áo bông sù sụ, mùa nực thì bà ba nâu bạc phếch, quần ống cao ống thấp, chân dép cao su đứt quai, đầu mũ lá sùm sụp, cư ỡi cái xe đạp "Pơ-giô con vịt" mà mấy bà đồng nát cũng chê. Thật đúng như anh hề làm xiếc? Mặt cứ vác lên trời, đạp xem thinh thoảng lại tủm tỉm cười một mình như anh dở người… Một buổi trưa nắng chang chang, ông ghé vào quán uống cốc nước chè xanh, tôi hỏi: "Ông đi đâu về mà nắng nom vất vả thế… ế… ế…". Ông nói: Lên chợ Hàng Bè mua củi đun. Tôi hỏi: Thế củi ông để đâu cả rồi? Ông quay lại nhìn cái "poócbaga", mặt cứ ngẩn tò te. Chỉ còn có sợi dây buộc! Củi ná rơi đâu hết dọc đường, chẳng còn lấy một que… Nghĩ cũng tội, già ngần ấy tuổi đầu mà phải nấu lấy ăn, không vợ, không con… Đấy, cũng là Thảo cả đấy, mà Thảo một đằng thì chết danh, chết giá, còn Thảo này thì sống cơ cực trần ai". Bà cụ chép miệng thương cảm: "Một vài năm nay không thấy ông đạp xe ngang qua đây, dễ chết rồi cũng nên…". 

Tôi uống cạn chén rượu, cười góp chuyện: "Cái ông Thảo mà bà kể đó chính là cái ông Thảo người ta chiếu tang lễ trên ti vi…". Bà già bĩu môi: "Ông đừng tưởng tôi già cả mà nói lỡm tôi!".

6. Hành trình cuối cùng của một triết gia

Cái chết là một điều khủng khiếp. Không ai không nguyền rủa cái chết. Nhưng lần này tôi phải tạ ơn cái chết. Vì một lẽ, nhờ cái chết mà tôi và rất nhiều người khác trong nước, qua các báo chí: Nhân dân, Văn nghệ, Giáo dục thời đại… được biết rằng đất nước chúng ta đã từng sinh ra một triết gia tầm cỡ quốc tế… Vì đây là "một con người siêu việt của Việt Nam đã đành, mà còn đáng cho nền văn hóa Pháp tự hào. Con người đó cũng có phần cấu thành của chung nhân loại" (Lời giáo sư đại học Nguyễn Đình Chú trong một bài viết của ông). 

Chúng tôi được biết nhiều tác phẩm triết học của triết gia đã được xuất bản ở Pháp, ở Anh, ở Mỹ, ở Tây Ban Nha, ở Nhật, ở Đức, ở Hunggari… Một số nước ở châu âu đề nghị được mời triết gia sang nước họ để viết thêm những tác phẩm triết học khác, Viện Hàn lâm Đức muốn mời triết gia sang để trao đổi vấn đề con người, về Hêghen. Chúng tôi được biết, ngay sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, trong một cuộc họp báo tại Paris một phóng viên hỏi triết gia: "Nếu quân đội viễn chinh Pháp đổ bộ lên đất nước ông, thì nhân dân ông sẽ đón tiếp như thế nào?". Triết gia trả lời: "Nổ súng!". Và vào năm 1949-1950, khi những người lính chúng tôi, nhiều người vừa đọc vừa đánh vần và không ít người chưa thoát nạn mù chữ, thì tại đất Pháp, triết gia luận bàn với ông J.P. Sartre - một trong những cây đại thụ triết học và văn học Pháp về chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa hiện sinh. Triết gia ấy đã bảo vệ một cách kiên quyết sự đúng đắn toàn vẹn, vô song của chủ nghĩa Mác… Triết gia đã cầm vũ khí triết học chia lửa cùng quê hương trong cuộc kháng chiến trường kỳ. Cảm thấy như vậy vẫn chưa đủ, năm 1952, triết gia đã từ bỏ tất cả vinh quang, tiền bạc, tiện nghi và phương tiện nghiên cứu học thuật, trở về Tổ quốc theo con đường Paris - Luân Đôn - Praha - Matxcơva - Bắc Kinh - Việt Bắc để cùng được ăn rau tàu bay chấm muối với chiến sĩ và cùng run những cơn sốt rét rừng… Và triết gia đã nhận công tác tại văn phòng Tổng bí thư rồi uỷ viên ban Văn sứ địa - nay là Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Phó giám đốc Trường Đại học Sư phạm Văn khoa, chủ nhiệm khoa Sử trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, chuyên viên cao cấp Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. 



Năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi, triết gia đã bay sang Pháp để hoàn thành tác phẩm triết học Mácxit quan trọng của đời mình: "Vấn đề con người và chủ nghĩa lý luận không có con người". Triết gia đã trút hơi thở cuối cùng nơi đất khách quê người, khi tác phẩm còn viết dở dang… Triết gia có tên là Trần Đức Thảo. Lần này triết gia trở về Tổ quốc trong khoang hành lý máy bay, chiếm một chỗ hết sức khiêm nhường. Triết gia đã hóa thân thành tro nằm trong cái bình bằng kim loại sơn màu xanh thẫm hơi giống một chiếc cúp bóng đá và cũng to bằng cỡ đó. 


Về đến Hà Nội, vì không gia đình vợ con và không có cơ quan nào và trường đại học nào trước đây triết gia đã từng công tác và giảng dạy nhận về để nhờ hoặc để quản, nên triết gia phải tạm trú dưới cái gầm cầu thang của nhà tang lễ thành phố 125 đường Phùng Hưng, Hà Nội. 


Được biết tin này tôi tìm đến thắp hương và lễ triết gia với lòng ngưỡng mộ sâu sa đối với một nhân tài của đất nước. 


Gầm cầu thang nhà tang lễ thành phố từa tựa cái hang và được ngăn thành ba hốc, mỗi cái hốc là một phòng dành cho cả các bình tro hài cốt tạm trú trước khi có người đến nhận. Ba phòng trú phần thiết kế và trang trí nội thất đều giống nhau. Mỗi phòng rộng chừng bảy, tám thước vuông. Trần phòng thấp, đổ dốc về phía trong theo độ dốc cửa cầu thang. Một cái bệ xi măng, quét vôi vàng và giữa trần là một quầng đen ám khói hương. Bên trên trần là những bậc cầu thang lên tầng hai của ngôi nhà. Tiếng giày, tiếng guốc lên xuống, lên xuống rậm rịch… 


Triết gia tạm trú ở phòng số ba, kể từ ngoài cửa vào. Tuy các phòng không đề số phòng, nhưng không có cửa nên cũng dễ tìm. Bình tro đặt trong cái hộp các-tông xung quanh phết giấy điều. Trước bình tro là bát hương, sau bình tro, trên tường dán tấm giấy điều với mấy chữ nho nguệch ngoạc. Lúc tôi đến thì hai phòng một, hai đều bỏ trống, và hình như đã lâu không có ai thuê, vì cả hai bát hương đều gầy guộc chân hương. 


Nhìn cái bệ xi măng, bát hương, hộp các-tông đựng bình tro, tấm giấy điều dán trên tường với mấy chữ nho nguệch ngoạc, nghe tiếng giày guốc rậm rịch, sát ngay trên đỉnh đầu, tôi bỗng chợt nhớ câu thơ của Oantơ Uýtman trong tập "Lá Cỏ" thiên tài của ông: Nếu chết, tôi xin phó thân cho bùn đất để tái sinh làm ngọn cỏ tôi yêu, hãy tìm dưới đế giày của các bạn. Tôi được biết, triết gia là người chiếm kỷ lục thời gian tạm trú ở đây. Năm mươi ngày đêm. Và mỗi ngày đêm tiền thuê phòng là 5 ngàn đồng. Tôi nói vui với một cán bộ của công ty: "Thế này thì giá tiền phòng đắt bằng khách sạn ba sao rồi còn gì, Anh ta cãi: "Đắt sao bằng. Tiền phòng khách sạn ba sao mỗi ngày đêm ít nhất là một trăm năm chục ngàn. Nếu khách quốc tế thuê, trả bằng đô thì giá còn cao hơn…". Tôi nói: "Nhưng diện tích phòng các anh là diện tích tranh thủ, chưa đầy mét vuông, không gian chỉ hơn nứa thước khối. Khách thuê phòng không phải dùng đến giường, đệm, chăn màn, ti vi, tủ lạnh, điện thoại riêng, máy điều hòa nhiệt độ, toa-lét, nhân viên phục vụ… tính chi li, theo tôi còn đắt hơn cả khách sạn 5 sao". 



Triết gia phải tạm trú lâu như vậy là để chờ quyết định trên, có được đưa vào Mai Dịch hay về Văn Điển. Tôi tính rằng nếu tro trong bình kia biết nói thì tro sẽ nói: "Người cách mạng không nên đòi hỏi hường thụ quá những tiêu chuẩn mà cách mạng đã quy định. Tôi mới đủ tiêu chuẩn Văn Điển sao lại cứ đòi hưởng vượt tiêu chuẩn Mai Dịch? Thói đặc quyền đặc lợi đã làm hư hỏng biết bao nhiêu con người tốt! Nên đưa tôi đi sớm ngày nào hay ngày ấy để đỡ tốn kém tiền của nhân dân!"


Sau năm mươi ngày chờ đợi, tốn mất hai trăm năm chục ngàn tiền phòng, triết gia đã được trên quyết định đưa về mai táng tại khu A Văn Điển, khu vĩnh viễn, hưởng thụ đúng tiêu chuẩn quy định. Sáng ngày 20-6-1993, tôi may mắn được cùng với bà con thân thích, mấy người học trò xưa, người vợ cũ từng tốt nghiệp đại học Sorbonne của triết gia, và một số cán bộ lãnh đạo của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, đưa tiễn triết gia đoạn hành trình cuối cùng của đời ông. 

Khu A nghĩa trang Văn Điển có hàng nghìn ngôi mộ xếp thành hàng thẳng tăm tắp, được xây giống nhau, giống hệt những căn hộ khép kín của các khu nhà lắp ghép. 

Các hàng mộ cũ đều đã kín chỗ, nên mộ của triết gia "được đánh giá là một trong những nhà triết học hàng đầu của thế kỷ" "Tuần báo Văn Nghệ tháng 5- 1993), tác giả phương pháp hiện tượng học của Hussen, hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguồn gốc ngôn ngữ và ý thức triết học đã đi đến đâu là ngôi mộ mở đầu cho một hàng mới. 

Nhìn ngôi mộ đơn độc đang xây trát dở dang, tôi thầm nghĩ "Triết gia nằm ngay ở đầu hàng lại hóa hay, giống như ở tầng trệt của khu nhà tập thể cao tầng. Ông sẽ tránh được cái nạn và.o nhầm mộ người khác, như ngày còn ở khu tập thể Kim Liên, ông ở tầng ba nên ông thường xuyên vào nhầm phòng ở các tầng dưới". 

Mộ của ông khá đặc biệt. Bình tro được đặt trong tiểu sành, tiểu sành được đặt dưới khuôn huyệt bên trên có nắp bê tông đậy kín. Như vậy là ông được mai táng theo cách các nhà giàu có xưa: trong quan ngoài quách. Đây có lẽ là sự xa xl độc nhất trong cuộc đời triết gia quá ư thanh bạch của ông, mà nếu biết được, tôi tin chắc ông sẽ kịch liệt phản đối 

Lúc bình tro hạ huyệt, tôi châm nén hương lễ ông, và khấn thầm: "Anh Thảo ơi, xin anh đừng quá nghiệt ngã với bản thân đến thế… Với tất cả công tích, tài năng, trí tuệ trác việt và những tác phẩm triết học mà anh đã trọn đời dâng hiến cho Tổ quốc, cho nhân dân, cho sự toàn vẹn vô song của chủ nghĩa Mác, thì anh cũng có quyền được hưởng một chút xíu xa xỉ như vậy…".



1      2     3      4

3 nhận xét:

  1. 1 Giáo sư đại học mien Bắc mà đời song vật chất ko bang 1 giáo viên tiểu học mien Nam , vậy mà đòi giải phóng , ăn cướp thì đúng hơn .

    Trả lờiXóa
  2. thói dối trá , đạo đức giả được phát huy tối đa trong chế độ cộng sản

    Trả lờiXóa
  3. Tố Hữu là nhà thơ bưng bô điếu đóm , cuộc đời lên voi xuống chó như thế đúng là quả báo nhãn tiền , can bộ cộng sản nên học tập cái gương này

    Trả lờiXóa