(Nhật ký)- Hà Nội đã
vào tháng chạp 1972. Hàng ngày cứ căng thẳng rồi lại bình thường. Nhưng với tâm
lý muốn bình yên thì tưởng tượng của người ta ngả về bình yên nhiều hơn. Đường
phố đông người khác thường, hình như ai cũng ra đường. Vẫn giục từng nhà đi sơ
tán. Nhưng trong bụng người giục cũng cho là nếu có bom xuống thì hoạ may người
ta mới đi.
Họp khối phố, thu được
150 đ, hôm nào thu đủ thì đem lên khu lấy tem phiếu đợt 1. Nửa đêm, tiếng bom
bên kia sông phía Gia Lâm. Tháng vừa rồi yên yên, lại ra vẻ bắt đầu đây. Gần
sáng, tiếng bom kéo dài nặng nề hơn. Phúc thức giấc, nói: “Con nghe như tiếng
B52". Nó có kinh nghiệm chiến trường. Mình đoán vu vơ: “Không có lẽ".
Tiếng bom đến tận tảng sáng, trời cứ vừa hửng vừa sẫm lại.
Bom B52 đã ném suốt dọc
sông Hồng, Yên Viên, Giang Biên, Đông Anh...
Nửa đêm, lại một đợt
bom đến sáng. B52 đánh vào tận Đuôi Cá, hay phía nảo, như tiếng trên trời say thóc
ỳ ỳ.
B52 dội Khâm Thiên.
Gần sáng, phố và đường
không một người. Dạo một vòng thấy rõ ràng những quả B52 đầu tiên ném xuống bờ
hồ Thiền Cuông rồi rải qua bến xe Kim Liên vắt sang vùng Khâm Thiên. Hố bom chi
chít nhưng nông lòng. Một cái ô tô chở khách đỗ nghỉ đêm ven đường văng xuống
hồ. Khúc đường nhựa cong lên như cái cầu vồng một màu đen. Biến mất dãy cây si
buông rễ trông sang cổng công viên.
Sáng sớm, đài Tiếng nói
Hoa Kỳ đưa tin Ních ra lệnh ngừng ném bom ngoài vĩ tuyến 20 từ sáng 30.
Trông ra phố, đã thấy
trẻ con gánh chăn, nồi xoong, nhanh thế, ở đâu về không biết. Đến trưa, người
đã đông bộn lên xếp hàng mua gạo, mua dầu. Tấp nập khác mọi khi.
áp Tết, việc khu phố:
- Giải quyết cho 6
thanh niên tòng quân đợt này. Cố gắng đi được cả. Lên đưòng ngày 6, đêm 5 phố
liên hoan tiễn.
- Soát lại con số gia
đình khó khăn, bổ sung cứu tế, trợ cấp. Mở rộng diện: năm ngoái 2, năm nay 12.
- Treo đèn ra cửa trụ
sở. Tuần tra canh gác bắt đầu đêm 28.
- Tổ phục vụ nấu bánh
chưng. Nhận gói 0. 15. Nấu O. 05. Chuẩn bị than. Tới 27 đã nhận gói và nấu 2.
700 chiếc.
- Tổng vệ sinh. Trọng
tâm: các hầm nổi, hố cá nhân.
- Mùng một Tết, chúc
Tết các gia đình liệt sĩ, thương binh, quân nhân tại ngũ. 7 giờ sáng tập trung
nhà trưởng ban. Đến tổ nào có tổ trưởng đi cùng. Nếu Hoài vắng, cụ Trượng thay,
đi với các cụ Ninh, cụ Bính.
Trên bàn thờ mỗi nhà
mâm cỗ cúng gần giống nhau: cái bánh chưng, đĩa xôi gấc, đĩa thịt gà luộc, bát
canh bóng.
Trưa mùng một, ra vườn
hoa Thống Nhất. Những cây quất thi được giải, quả chín vàng thậm trong lá.
Không trông thấy cây
mộc mà mùi hoa mộc ngan ngát trong mưa bụi.
Lên hồ Gươm. Cây và hồ
nước, sóng hồ xanh kỳ lạ Đã quen mắt cả đòì, từ khóm lộc vừng, cảy mõ, cây gạo-
trong lòng, trong kỷ niệm. Khác phong cảnh nước ngoài, thấy mà không thấy.
Tối làm va li. Chuyến
máy bay chậm, được thêm một ngày ở nhà ăn Tết. Cô Phụng văn phòng hôm cuối năm
nhờ mua dây mai- xo bếp điện, mấy cái cũng được.
Mai đi Bucaret.
Lại IL 18 bay giữa trưa
Gia Lâm. Thảnh thơi. Có lẽ vì Ních ngừng ném bom. Trời trở lạnh.
Mỗi lần đến Matxcơva,
muốn mua gì. Tôi lại kê một tờ sớ dài đưa cho Thiên, cho Hân nhờ mua. Các bạn
Marich hay Vlat và cả cô Ina nữa không thể xoay xoả mua nhanh được. Một lần, có
lẽ Marich cũng áy náy, Marich nói: “Có một cửa hàng bách hoá tên là Một nghìn
thứ lặt vặt, hay lắm. Cái gì không tìm thấy ở đâu thì ở đây có, mà đều ở một
chỗ. Chúng ta đi xem. “Cửa hàng Một nghìn thứ lặt vặt, quả là một cửa hàng xén
lắm thứ linh tinh, từ cái đinh vít, cái búa đanh đến cái bát, thỏi xà phòng
giặt. Chỉ phải cái vẫn ba nấc sắp hàng, lấy phiếu, ra quĩ trả tiền rồi trở lại
nhận. Cả buổi sáng, Marich mua cho tôi được con dao phay. Các bạn ấy chẳng đến
chỗ này bao giờ, không như Hân, như Thiên, cả trăm cửa hàng, các nơi bán đồ cũ,
bán vải mảnh- cửa hàng bán vải mảnh ở Matxcơva và xe đạp Phượng Hoàng phế phẩm
ở Bắc Kinh đều đông khách hàng Việt Nam. Lắm người chịu khó đến đọi mua từ sớm
chưa mở cửa. ở nhà chỉ mong và dặn những thứ ấy và túi tôi thì sang nhất cũng
mua được cái đồng hồ đeo tay, cái đồng hồ báo thức. Những búp bê gỗ matriôtca
đồ chơi Nga một con đẻ ra năm con tôi chẳng đụng đến bao giờ.
Thiên hỏi tôi: “Bác có
giấy vào cửa hàng quốc tế không?”. Tôi đáp: “Không. Có cửa hàng quốc tế a?” -
“Có chứ. Vào đấy có nhiều hàng hiếm: máy khâu Nhật, nồi áp suất, các thứ vải
đẹp... Các cán bộ theo các anh sang hay vào cửa hàng đặc biệt này”
Tôi không được biết cửa
hàng Tôn Đản ở Matxcơva ở đâu. Mỗi ngày, hội nhà văn hay cơ quan uỷ ban hoà
bình đưa cho tôi 5 rúp hay 10 rúp, ấy là ở Nga, còn đi các nước châu Phi, các
nước Trung Đông, Nam á thì chẳng đâu đưa tiền tiêu vặt. Chắc người ta không
nghĩ mình ra thế giới mà không có đồng nào. Những khi đường xa, cây chà là, cây
thết nết, chùm hoa vàng hây như hoa cau, thèm bẻ xuống làm bát nước ngọt, đương
khát nước. Cả khi ở Nga thì số tiền hàng ngày nhận cũng không ăn nổi ra bữa,
chỉ mua được bánh mì và trứng luộc. Ngày nào cũng xuống buýp phê mua, đã quen
mặt những cô bán, nhớ cả lượt họ thay ca.
Không thể xuống phòng
ăn, bởi hai trăm gam cô nhắc, uống cho đủ liều thì chỉ rượu đã hết cả ngày tiền
ăn. ở khách sạn Ukraina, có hôm tôi trả tiền ăn, Phan Tứ cám ơn và nói: “Xin
lỗi, hôm nay chúng tôi ăn của anh hết hai cái bàn là". Nghe tục và thảm
quá, nhưng mà thật vậy. Tôi xuống Bacu thăm Đan Thanh, con gái tôi học dưới ấy.
Nó đi tìm mua một cái mâm nhôm, rồi lấy vải thô, dây gai chằng lại. Cái mâm vào
bí mật bỗng thanh nhã như chiếc đàn bạn tặng lưu niệm. Chiếc mâm nhôm vững chãi
đã thọ nửa thế kỷ, - cái mâm luyện bột chẳng bao giờ thủng, bây giờ vẫn hàng
ngày hầu hạ trong bữa ăn ở nhà tôi.
Những tờ kê cả chục thứ
mua, đưa cho Hân, cho Thiên đại khái những là quạt tai voi- có dạo quạt tai voi
và bàn là điện hiếm, thấy bảo vì Việt Nam mua nhiều, phải đợi chuyến tải từ các
nước Trung á lên.
Sắm quần áo giầy dép
thì Hân đưa đến cửa hàng thiếu nhi. Cái quần, cái áo vét của tôi chỉ bằng đứa
trẻ mười ba mười bốn. Mọi thứ cho thiếu nhi giá rẻ nửa đồ người lớn. Rồi thì
đem về làm quà cái khoá cửa, nan hoa, líp xe đạp, một nắm ruột bút bi, chia tặng
mỗi người một hai cái. Qua Bắc Kinh, ca sĩ Mai Khanh mua cho lọ Hà sa đại tảo
hoàn, lại cân thang thuốc và chép kèm cái đơn “thuốc bổ của bác Mao". ở
Pnôm Pênh, ở Angiêri về thì hộp chà là khô, lụa bombay, xì líp, xú chiêng...
Nhứng năm tám mươi, các thứ đem đi cho đủ cân thì áo gió, áo bay, áo phông, cả
túi khuy đồng quần áo bò Lơvit, nhờ bán để sắm những cái không mua được ở nhà,
cả đến lưỡi dao cạo râu...
Nếu không có khi mênh
mông tưởng tượng bay lên trời trên biển Hắc Hải, thì những chuyến đi đây cứ lầm
lũi, cặm cụi như thế. ở hội nghị ra, dạo phố, khách đi tìm mua các thứ lưu niệm
còn ta thì chưa bao giờ.
Làm thế nào.
Cũng như, mỗi lần gặp
lại Hân và Thiên tôi mừng hú, chỉ vì các cậu ấy mua được chóng vánh và chịu khó
nhặt nhạnh từ cuộn chỉ trắng và đủ loại kim khâu, dây mai- xo... trong khi Hân
đương bảo vệ bằng tiến sĩ ngữ ngôn vào loại những người đầu tiên ở nước ta và
chỉ có Phan Hồng Giang dịch Pautôpski tôi mới đọc được. Và Thiên, Trần Mai
Thiên, tiến sĩ cá nước ngọt nước lợ ở viện Cá Lêningrat- mà Nguyên Hồng gọi là
thằng đốc Chép. Tất cả đều là những kiệt hiệt hơn người. Nhưng hãy để đấy, để
đấy, giúp tôi đã, giúp tôi.
Đi Yanta, lại ra người
phong lưu nhàn nhã rồi và lại đi với Vlat. Trong những nơi nghỉ tôi ưa ở vùng
đồi Sinaia nước Rumani và các thành phố trên Hắc Hải. Nhà ở, đồi núi và bãi
biển liền nhau. Lúc nào cũng là đi tắm, quần đùi áo may ô dạo phố Vanta mua báo
hàng ngày và uống bia hơi Tiệp máy bay tải tới.
Ba tuần lễ ở đồi Sinaia
giữa mùa phấn thông vảng. Bây giờ mới thật thấy ngày đêm phơi phới nồng nàn mưa
phấn thông vàng của Xuân Diệu. Nhưng hàng ngày cũng lắm lo toan đột ngột như
cái hôm giày bị vấp há mõm. Cố nhiên, không phải là chiếc giày, mà là cái khó
chịu đáng yêu của bà phiên dịch Madari.
Madari chạc trong ngoài
năm sáu mươi, phốp pháp, phúc hậu, xôm xốp như người nặn bằng tuyết ở biển băng
Bắc Cực.
Tôi cũng đem bản thảo
Chuyện nỏ thần đương viết. Trời cao nguyên mát rượi vào mùa hạ thuận cho công
việc viết. Nhưng làm được hay không, có thể lại bởi cái bà hồi xuân này.
Tôi chuyện với Madari:
- Ba tuần lễ, không
biết tôi có sáng tác được không".
- Cửa buồng anh trông
ra rừng thông đương mưa phấn thế kia, sẽ gây cho anh nhiều hứng thú.
- Nhưng tôi ốm, nhiều
bệnh. Bà cho tôi đi kiểm tra xem thế nào.
Madari đưa tôi đến
phòng khám bệnh viện quận dưới chân đồi.
Người bác sĩ đã đứng
tuổi, đo áp huyết rồi bảo:
- Ông bình thường. Ông
có thể yên tâm nghỉ ở vùng núi.
ở Bucaret nhiều người
nói tiếng Pháp. Các báo ở Pari hàng ngày được máy bay đưa tới. Tôi ngần ngừ:
- Tôi hay đau đầu, mết
ngủ. Ông có thể cho tôi...
Người bác sĩ nhìn bà
Madan ngồi ngoài cửa, rồi đột ngột hỏi tôi:
- Ông muốn uống thuốc
cường dương?
Tôi cười, lắc đầu:
- Không, tôi đến Sinaia
nghỉ và làm việc.
- Tôi hiểu, tôi hiểu.
Ông bảo bà phiên dịch là ông phải chữa bệnh áp huyết, hàng ngây đến đây tiêm B1.
- Sao lại Bl?
- Chỉ cần ông không
được nói tên thuốc với bà ấy, ông hiểu chưa?
Ngày ngày, tôi ra trạm
tiêm. Không ngờ mà tôi lại giống cái ông giả vờ ốm muốn ở lại nhà an dưỡng trên
Tây Hồ, bị tiêm những mũi B1 ăn khỏe của một thầy thuốc tốt bụng và tinh quái.
Tôi được biết nghệ thuật tiêm của các cô y tá khéo tay. Các cô vỗ cánh tay tôi
một cái, thì mũi tiêm cũng vửa xong.
Madari viết thư cho
tôi, lần nào cũng hỏi thăm bệnh và gửi thuốc, khuyên tôi giữ gìn. Người thật
hiền và dễ tin. Rồi nghe tin Rumani phải một trận động đất dữ dội, thành phố
Bucaret bị đổ nhíều dãy phố. Người con gái Madari cho biết mẹ cô chẳng may đã
chết trong trận dộng đất rồi..
Marich đã biết lần
trước chuyến đi Lêningrat với Vlat tiêu lung tung hết tiền mà Marich cho là
Vlat đã uống hết. Lần này chỉ nhận tiền hàng tuần, tuần sau lại gửi. Tôi đưa
Vlat giữ. Của đáng tội, tiền có là bao, chẳng khi nào Vlat tiêu cái gì khác,
chỉ lỡ miệng uống quá, mà uống thì cả tôi uống. Nhưng Vlat chửi Marich đã xui
kế toán hảnh chúng tôi: “Thằng Do Thái, nó gửi tiền từng tuần lễ, chỉ đủ ăn
không có uống. Nhưng không lo, không thể đói rượu được, đã có cách. Chúng ta sẽ
lao động làm ra tiền, người lao động chân chính là chúng ta".
Chưa biết cách gì. Trên
Lêningrat thì chắe lại đến ăn vạ Vêrônica. ở đây Vlat cũng có một Vêrônica
chăng.
Rồi có hôm nó bảo tôi
đi nói chuyện ở nhà trẻ quốc tế Atếch, lại khi đi đài phát thanh đài truyền
hình thành phố và viết bài cho báo đía phương. Tôi biết thế là lao động những
cách ấy. Dù sao cũng không còn lo lắng nhờ các mẹo vặt của Vlat.
Nhà sáng tác ở biệt
thực trên đồi, dinh cơ của một nhà quí tộc trước kia. Thành phố bờ biển, những
thắng cảnh và di tích lịch sử. Các trang đài của vua Nga, lâu đài Livađia nơi
hội nghị Yanta của thủ lĩnh ba cường quốc Anh, Mỹ, Liên Xô trong chiến tranh
thế giới lần thử hai, vườn bách thảo nhiệt đới, biệt thự của Sêkhốp, hòn núi
Gấu đẫm mình trên mặt biển...
Tôi tha thẩn một mình
ven bờ, lắm hôm tận khuya ở bãi tắm và xem cảng thức suốt đêm có người đi câu
ngồi im lặng. Cát trắng lẫn những hòn sỏi thuỷ tinh huyền ảo rạt rào trong
tiếng sóng.
Chúng tôi ghé hầm rượn
vang đỏ nhãn hiệu Rừng Crưm, vang ngon. Những khúc gỗ, những cặp sừng hươu
trong bóng nhập nhoạng ánh điện giả lửa sưởi, như những người thợ săn ở cửa
rừng ra, gác súng bên gốc cây, làm cốc vang chát cho ấm người. Vách giả đá như
tường hầm, người ngồi lên các thùng vang rông. Ô hay hôm nay lắm các bà xuống
hầm rượu. Các bà các cô uống và hát. Ngoài phố, cờ búa liềm đỏ phấp phới. à các
bà các chị rượu mừng Quốc Khánh. Ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng mười Nga năm thứ
52.
Vlat và tôi cũng mừng
Quốc Khánh với hai người thợ mỏ vùng Đông Bắc ra nghỉ biển. Họ hát như gào liên
tiếp những bài dân ca về tình yêu và chiến tranh.
Mười giờ đêm vẫn còn
quán bia hơi máy bay Praha chở đến. Đến đâu lại hợp thổ ngơi ấy, bia Sinha Thái
lan, chai Stema Ai Cập cũng đường được, nhưng vẫn nhờ bia Kon nhãn vẽ hình móng
ngựa của Hà Lan. Uống từ bao giờ ở Pnôm Pênh nay vẫn nhớ vị nó. Nhưng ở đây
chúng tôi đứng uống bia hơi quán Cua Bể. Đấy là treo biển vẽ con cua- chứ không
có cua bán, quán mở cửa từ bảnh mắt, cho người đến uống bia súc miệng. Nhưng
chẳng có bảng hiệu cũng có thể biết có quán bia vì các chân tường quanh bên đều
quét chữ hắc ín dòng chữ: cấm đái. Ra ở đâu uống vào cũng đái bậy. Một bàn dài
suốt gian nhà, không phải lồi lõm vì mối mọt, mà bỏi vết bào mấp mô làm vẻ thô
kệch.
Các bợm bia uống đứng
hai bên. Những chiếc cốc to tổ bố nâng lên phải đỡ hai tay, thật khoái. Chiếc
bánh vòng ròn xốp cho thấm bia, uống được nhiều. Đôi khi có người câu cá dưới
biển lên lẻn vào bán dúi con cá ướp muối, mặn thì càng uống tốt. Nhưng cũng chỉ
có thế khác ở ta. Cụ tổ bia có sống lại mà đến Hà Nội cũng phải trợn mắt vì
cách uống bia của ta. Nước giải khát có cồn được gọi thẳng là rượu bia và uống
nhắm đậu rán, lòng lợn, tiết canh, phở, thít chó, thịt dê. Cái cốc gọi là cái
vại và các bợm Hà Nội uống cả chục vại bia vẫn ngồi bần thần.
Vlat lấy bia uống một
hơi rồi ra đứng ngoài phố.
Tôi tưởng Vlat chỉ uống
rượu mạnh, nhưng một lát đã thấy vào, uóng cốc nữa, rồi lại ra. Vlat bảo: “Tao
không thể đến cạnh những thằng giâ ở Yanta, tao chỉ muốn đấm vào mặt chúng nó.
Bọn ấy trong chiến tranh đã chạy chết ở các nơi về Yanta. Em tao bỏ xác ngoại ô
Matxcơva, chúng nó trốn đến đây rồi thành triệu phú, có nhà cho thuê nghỉ mát”.
Vlat đã chỉ cho tôi những biệt thự rải rác thấp thoáng sau những hàng rào lila.
Nhìn ra mặt biển, hôm
trời quang trông thấy núi Gấu. Hệt cái đầu gấu đen thẫm vục mõm xuống mặt nước.
Bao giờ cho chàng Gấu si tình trong cổ tích kia uống cạn nước Hắc Hải để cho
Gấu có đường đi tìm người yêu. Dọc xuống chân đồi, những ổ mèo hoang trong bụi
lila. Cũng quây quần như chuồng mèo ở nhà ấm áp, mèo mẹ vờn mèo con dưới chùm
hoa lila đung đưa mới nở tím ngát cho đến khi hoa tàn màu nhàn nhạt. Mai kia
mùa lạnh, tuyết sa phủ khắp vườn cây, mẹ con nhà mèo đi đâu? Đứng đây cũng nghe
tiếng sóng. Không phải sóng cát âm thầm mà tiếng những hòn thuỷ tinh được đổ
xuống bãi giả sỏi. Sau đồi, tiếng chó sủa trăng. Đêm trăng suông, mặt đất tựa
hồ đâu cũng như nhau. Tưởng như những đêm xóm Đồng ra biển Diêm Điền dưới Thái
Ninh, mặt nước sông Diêm lờ lững ngoài chân tre cũng thế này.
Nhiều nhà văn nước
ngoài được mời đến đây nghỉ và sáng tác. Đêm đêm phảng phất rào rào tiếng máy
chứ ở một buồng nào. Mỗi khách một buồng, có người đi cả gia đình. Người phiên
dịch đi theo khách thì ở tập thể phòng tầng dưới. Vlat hay ngủ ngay ở buồng
tôi, Vlat kêu: thằng ở cùng buồng tao ngáy to quá, không chịu được. Vlat nằm ra
sàn. Tôi rút khăn trải giường đắp cho.
Vlat uống lắm thế,
nhưng không có thì thôi. Nhiều hôm cũng thương, tôi rủ xuống quán ăn dưới phố.
Tiền chỉ đủ ăn, không có uống. Ra hàng mà không uống thà ăn trại lính ở nhà cho
gọn bữa. Vlat nháy mắt:
- Cách thần diệu, nhớ
ra rồi.
Tôi nhìn xem cách thần
diệu ra sao.
Nhà hàng dưới đường ven
biển, Vlat đưa tôi tới một buồng nhỏ trước khi vào phòng ăn. Khách sạn này tôi
vẫn đi qua, nhưng không biết cái phòng nhỏ là chỗ bán rượu. Có thể vào đấy mua
rượu uống trước. Đứng làm một tợp mỗi cốc rồi ra. Nhiều người uống như thế, có
lúc khách đông nối đuôi. Rượu không có hầu bàn, rẻ khác hẳn trong quán, vẫn
vôtca, vẫn cô nhắc nhãn ấy.
Uống rồi vào phòng ăn
hay đi đâu, không ai để ý.
Có ăn lại cả uống, đôi
khi cũng vào cho biết. Nhưng cũng không dám la đà tiêu không đếm, bởi tiền gửi
xuống đều đặn mà quá ngặt. Hôm trở về, Marich hỏi:
- “Ông có giận tôi
không? Tôi bảo gứi thế cho thằng Vlat mất tiêu hoang". Tôi đáp: “Không
sao. Ngày ngày vẫn ăn và uống bình thường". Tôi kể Marich cái sáng kiến
mua rượu uống trước của Vlat.
- à ở Matxcơva các quán
ăn cũng đều có bán rượu uống trước như thế.
Có lúc Vlat cho tôi xem
thư của nhà văn nhiều nước châu Phi mà Vlat đem theo để làm việc. Lắm khi nửa
đêm Vlat dậy thức suốt sáng. Những năm về sau, Vlat yếu và mắc chứng ho. Nếu
không nương nhờ được cô Lọ Lem thì khốn đốn. Nhưng Vlat vẫn là tay giỏi xoay.
Marich bảo Vlat chơi bida rất nghề. ở câu lạc bộ, khoảng chín giờ tối trở ra,
người ta đánh bida ăn tiền. Hôm nào Vlat cũng được bida. Vlat về bằng taxi.
Buổi sáng dậy muộn, cô Lọ Lem đi làm rồi. Vlat ra vẫy xe cứu hoả. Gần phố ấy có
nhà chứa xe cứu hoả. Vlat lên xe, đưa tiền. Xe cứu hoả bon bon hết cỡ, đến gần
cơ quan, thả Vlat xuống. ít lâu sau, Vlat ốm bệnh rồi mất. Một lần kia, Ina đã
đưa cụ Nguyễn Tuân, người bao giờ cũng chu đáo, đem hoa đến nghĩa trang viếng
mộ Vlat. Hội nhà văn Liên Xô mời Nguyễn Tuân đi nghỉ. Nguyên Hồng cũng đi dự kỷ
niệm về Puskin. Nhưng Nguyễn Tuân chỉ đến Matxcơva rồi ở lại đấy ngắm đầu mùa
thu tuyết rơi.
Hôm tôi trở lại
Matxcơva, Nguyễn Tuân và Nguyên Hồng đã trở về Hà Nội. Mà Nguyễn về trước cả
thời gian được ở lại. Nguyễn Tuân chưa đến Yanta bao giờ, nhưng mà mỏi chân
quá, cũng chẳng thiết nữa rồi.
Tôi bỗng nhớ cái buồng
bỏ hoang của Vlat trong hẻm chân tường Kremli. Quyển sách nói về mèo, tôi vẫn
giữ. ở Yanta hay khi đi vùng di tích Samakan ở Trung á, Vlat thấy tôi cứ nghe
tiếng máy bay thì nhìn lên trời. Vlat hỏi: “ ở Việt Nam không có máy bay?” Tôi
bảo: “Nhiều lắm, máy bay Mỹ. Tôi phải nhìn nó để liệu hướng chạy tránh bom”-
Đây không phải máy bay Mỹ- Mà tôi thành thói quen chạy rồi.
Vlat bảo: “Việt Nam
nhiều cái lạ, tôi phải sang Việt Nam một lần mới được. Mỗi bạn nuôi tôi một
ngày rượu, có ở được tuần lễ không, anh tính xem". Vlat chưa đến Việt Nam
lần nào. Vlat chẳng bao giờ đến Việt Nam được nữa.
Lại xuống Yanta, đi với
Hêlena. Người không đậm, không nhạt chỉ phải cái hút thuốc lá thở khói như kéo
bễ. Hêlena nói: “Bây giờ trên thế giới, đàn bà hút thuốc kỷ lục hơn đàn
ông".
Các bạn ăn tiễn ở nhà
hàng Bắc Kinh. Dẫu chỉ đi ít tuần, nhưng đến với biền khi nào tôi cũng trân
trọng và háo hức như được đến với những mới mẻ, mặc dầu đã biết. Chỉ có một lần
chối quá, bỏ đi ngay.
ấy là ở bờ biển Vacna
nước Bun. Gặp nhà văn Ba Lan Giucôpxki- người đã đến mặt trận Điện Biên Phủ làm
phóng viên, Giucôpxky bảo tôi:
- Tôi đưa anh đến nhà
dưỡng lão, cũng ở Vacna này. Anh thích thì ở lại đấy cũng được.
Rồi lại nói:
- Quan sát những người
già cởi truồng.
- Không sao!
Vùng bãi này có rào
chắn cách với các khu khác.
Tôi trông thấy thật
đông những đàn ông đàn bà nằm, ngồi và đi lại trên cát, mọi người đều lông lá
trần truồng.
Toàn người có tuổi như
chúng tôi, lễ mễ, lôm nhôm như cái xác. Tôi ngán như vừa ra cửa gặp mụ Digan
mời chìa tay để xem tướng. ở La Havana, đến sàn nhảy Tropicana khiêu vũ cởi
truồng, nhìn người nhảy như con ếch, chán ngắt, tôi chẳng đụng đậy mảy may.
Tôi quay ra, bảo
Giucôpxky:
- Đi thôi.
- Không bằng lòng a?
- Xem làm gì những con
trâu con bò về già. Tôi chưa muốn trông thấy tôi như thế, ông bạn ạ.
Uống cô nhắc, nhắm thịt
cừu nướng. Bàn bên, hai gă Ba Lan và một cô Nga. Ngỡ thế, vì thấy chúng nó gọi
bia Ba Lan. Chắc đoán tôi là người Nhật, họ chào lễ phép. Người Nhật đến đây
thì đượ giá. Những cô chiêu đãi viên hàng không Nhật ở sân bay về khách sạn
Ukraina nghỉ, đồng phục mũ và váy áo tím than, các cô yểu điệu xinh như mộng,
ẩn chiếc xe va li nhỏ, ai đi qua cũng ngoái nhìn lại. Tôi ra dạo công viên
khách sạn, một cô điếm Nga mặt nhợt nhạt gọi: “Giapan... Giapan... Ông già Nhật
Bản rởm này vẫn im lặng đi.
Ba giờ sáng ra sân bay.
Hêlena chỉ đi hai tuần rồi về trước để đi nghỉ biển ở Riga với chồng.
Lại xuống Ximphêrôpôn.
Những mảnh nắng rải vàng dịu. Ga mới ra vẻ ga trời quốc tế không mộc mạc cái ga
tỉnh lẻ mọi khi. Cây táo hoang, Vlat đã ra ngắt quả xanh ăn cho dã rượu đã bị
chặt, cũng chết- cái cây không phải chết bệnh. Hồ nước mênh mang, không cạn như
mọi khi. Ra đến Yanta giữa trưa, mặt biển còn sương mù bốc lên quanh núi Gấu.
Bản thảo tiểu thuyết Đảo hoang của tôi, đem theo ra đây lần trước mà đoạn mở
đầu tôi ngồi viết trên núi đá hang Phai Vệ giữa thị xã Lạng Sơn- cái hang tôi
ngồi viết tránh bom máy bay, tôi tả hệt cái hang đá nhà An Tiêm bị tạm giam
trước khi bị đầy ra đảo. Đến yanta, cỏ tích núi Gấu cung đã vào tiểu thuyết tôi
thành nhân vật anh em Gấu ở đảo hoang với cả nhà An Tiêm. Lần này, tôi đi Luang
Prabang về, đến Yanta cùng với bản thảo Họ Giàng ở Phìn Xa đương viết.
Trên đường, ngọn núi
giống hình mặt người từ đời nào đã được đặt tên là mặt nàng Catêrin, tuyết phủ
mờ mờ tảng trán. Các làng ven núi trồng táo và những luống dàn nho. Nhớ thế,
nhớ Xín Vàng, Vằn Chải, Sùng Đô bao giờ các xóm núi ở ta có mái ngói, có nước
máy thế này?
Mây mù mây tảng dâng từ
mặt nước lên các vườn nho lan ra tận mép bãi. Hệt trên đường từ Bâyrút sang
Đamát, những dây nho được chặt gốc, nho đợi nảy mầm ủ trong băng qua mùa đông.
Hoàng hôn thành phố
biển. Máy bay phản lực gầm thét- những tiếng rống của công nghiệp và quân sự
hiện đại. Bờ bên kia là nước Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ đặt những bệ phóng tên lửa vượt đại
châu ở nước Thổ. Nhưng tiếng cuộc đời muôn thuở vẫn đây. Con chim gì thấp thoáng
hót nho nhỏ trong lá. Cây bạch dương càng vàng lá thì thân cây càng trắng như
bột. Từng đàn hải âu bay qua trên cột ống khói tàu vào đậu cảng Yanta. Tiếng
trẻ đùa râm ran bên kia bờ tường. Trước mặt, sương xuống đậm hơn, những dãy đèn
màu lên lóng lánh, như những cây Noen giữa không trung.
Một ngôi sao dưng dưng
mọc bên trời nước Thổ. Vẫn như năm năm trước, mười năm trước, dinh thự nhà sáng
tác hai tầng, trông ra biển, cơ ngoỉ này đã xây năm 1916. Nhà ăn vẫn hai món
chí cốt trại lính: súp cải bắp và thịt băm viên. Cô nhà bàn như nhân vật tiểu
thuyết Poil de Carotte, cái mũi vẫn đỏ hơi xẫm. Chỉ khác đã già úa và đẫy ra.
Cô hỏi thăm Vlat. Không nói Vlat đã chết, tôi bảo: “Ông ấy có việc không đi
được". Chẳng nên để ai bận lòng hơn.
ăn sáng xong tôi lên buồng
sửa soạn những dòng đầu tiên một chương mới, trong khi Hêlena xuống bãi sớm.
Tôi đương nhớ lại những làng người Mông mà mới tháng trước đi qua. ở Luang
Prabang, người Mông sinh sống đông hơn người Lào. Tôi lại nghĩ loăng quăng về
dân tộc Mông mà từ lâu tôi đã định viết trình bày với Quốc Hội về những hiểu
biết và đề nghị của tôi.
Thế là lại ngồi vẩn vơ,
tôi chưa gọi được hồn các làng xóm vùng cao ở Phìn Sa có họ Giàng, nhưng cứ đặt
bút lấy đà.
Nửa đêm chập chờn như
mới chập tối, tiếng hát dưới cửa sổ. Chắc là rượu hát.
Dọc đường biển, cây hoa
ô môi nở hồng. ở bờ hồ Gươm cũng có một cây ô môi, rồi cây ô môi cổ thụ ấy bị
đàn đi từ lúc nào. Có lẽ vì cái thân cây già lão còng rạp xuống mặt cỏ. Người
ta không để ý cây ô môi hoa mùa hè, miền Nam nhiều, cả Hà Nội chỉ có vài ba
cây. Thế mà tôi chiêm bao vẫn thấy Bờ Hồ có cây ô môi còng lưng.
Đường dốc lên, những
gốc mận mọc hoang, quả chín vàng chín đỏ. Nẫu ra thì rụng, chẳng ai hai đến,
như cây táo ở sân bay Ximphêrôpôn. Chặp tối- theo mẹo của Vlat dè xẻn tiêu
tiền, xuống phố làm trước cốc 200 gam vôtka rồi lên phòng ăn. Cô Hêlena không
uống, đi theo xem tôi uống. Quán rượu có cốc tay chanh, Hêlena lấy một cốc. Ông
già làm rượu hỏi: Có đi với ông người Nga năm trước không? Hêlena dịch câu trả
lời của tôi: “Ông ấy chết rồi". Ông già nói: “Tội nghiệp, ông ấy chết
trẻ". Hêlena nói trêu: “Sang năm tôi cũng chết, cụ cũng chết, ông Việt Nam
này giết được nhiều người lắm". Ông già nói: “Tôi chết là vừa phải, còn cô
thì nên cố uống vài triệu cái cốctay nữa hẵng chết”. Rồi ông rót ba cốc vôtca
không tính tiền. ông mời chúng tôi uống không chạm cốc. Chúng tôi uống tưởng
niệm Vlat.
Cũng như ở mâm rượn với
bạn, Vạn Lịch hay để ra cái bát, đôi đũa và châm nén hương, bảo để mời thằng
Nguyễn Sáng. Phong tục nhớ người đã khuất, đâu cũng tương tự. Vạn Lịch ơi, bây
giờ mày chết rồi thì ai mời mày. Nhưng phút tưởng niệm Vlat cũng chỉ giây lát,
bỏi người uống rượu chay đã vào đông và những thùng loa nhạc trong phòng ăn và
sàn nhảy trên kia đã oang oang hết cỡ. Thế giới bây giờ, tiếng nhạc đâu cung ầm
ĩ rên la, chói tai.
Bãi tắm của du lịch
Inturit riêng một góc, nhưng ở Yanta chưa có bãi tắm truồng như bên Vacna. Bãi
đây nhiều sỏi thuỷ tinh nhân tạo ít cát, tôi xách một mảnh giường ván đi nằm
đâu cũng được. Hêlena đã mua vé cho tôi cả tháng.
Hôm qua Hêlena ngâm
nước nhiều, kêu chán nước, chỉ ngồi khoả chân, hút thuốc và lại trêu tôi: “Trái
đất quay ngược, bây giờ chỉ có đàn bà hút thuốc". Chẳng khác trước hôm
xuống đây, phải đi kiểm tra, tôi kêu tôi ít ngủ. Ông bác sĩ già nói: “Ông đừng
lo. Ngày nay trái đất quay cũng khác, cả thế giới đều ngủ ít như ông". Tôi
có nhận xét tưởng tượng người Nga vào thế kỷ này hay triết lý châm biếm chán
chường.
Cô nhà bàn mũi đỏ mỗi
bữa bưng cho tôi một đĩa hanh ngâm dấm, ngoài những món cố định đã có trong
thực đơn. Cô ấy thật nhớ lâu, cả người và thức ăn.
Mới đến, cô đã bảo
Hêlena: “Tôi đã biết ông khách này như người Mỹ không thích ăn cá, mỗi hôm ông
đòi một đĩa hành, cá mới đắt, còn hành thì dễ quá.”
Hêlena đi trong mưa,
không mang đồ tắm. Cô ấy lên rủ tôi ra mua vé máy bay cô về Matxcơva. Chóng thế
đã hết hai tuần. Chúng tôi ở đại lý hàng không ra, xuống quán hầm rượu vang
Rừng Crưm. Vẫn đông nghịt và những mẩu gỗ, những thùng gỗ làm ghế. ánh đèn mờ
mờ trong những cây nến giả. Hêlena uống hai cốc. Cô ấy không thích rượu mạnh,
nhưng vang thì uống tốt. Nhớ Vlat lạ lùng. Bố chết oan, em chết trận, mẹ chết
già, Vlat thì chết một mình.
Hêlena đi rồi, tôi
xuống bãi tắm đã quen. Cái may- ô, cái quần lửng với cái mũ quần rách- chả là ở
đầu phố Hàng Gai có cụ chủ hiệu mũ Triphooca ngày trước, bây giờ cụ khâu mũ
thuê. Đưa đến cụ cái quần kaki rách gối cụ may cho cái mũ vải. Cụ lấy công bằng
chỗ vải thừa. Cứ cái mũ vải quần rách tôi tha thẩn dưới bãi lên phố, mua báo,
bia, người ta tưởng một ông già Nhật đi du lịch. Tôi cũng cố đóng vai lão Nhật,
lặng im như hôm gặp cô gái điếm ở vườn khách sạn Ukraina.
Vào quán, ai nâng cốc,
tôi cũng nói được “cạn chén” tiếng Tàu can pây, “can cây” tiếng Nhật giả cày.
Tôi yêu Yanta đêm nhiều
hơn, không phải vì hay thức đêm viết. Mà đêm Yanta nghe sóng rồi xuống giỡn
được với sóng ngay dưới kia. Ban đêm nghe tiếng sóng nhởn nhơ dễ tưởng như hồi
còn thơ dại. Khuya trong nhà lều người Mông Cổ ở cánh đồng Đakhan, gió hú trên
ống khói bếp nhớ thuở bé bẻ cong chiếu làm tùm hum chui vào bóng tối, hai tai
dỏng lên. Đêm ở làng chài Nghi Sơn, Biện Sơn bờ biển Quảng Xương, tiếng sóng
bủa quanh mình chỉ nghe thế thôi, không dám thò chân ra. Những con rắn hổ lửa
hay quăng mình đi ăn đêm. Tiếng đêm thăm thẳm, con cú rúc từng hồi trên búi tre
lép nhà ông Ngải ở xóm Đồng. Đêm Yanta, tiếng sóng và sáng điện hiền lành, bình
yên, tôi lững thững đi bên mép nước... Nửa đêm đã thưa tiếng xe, bấy giờ mới
nghe thấy rảm ran tiếng dế kêu.
Gió thổi vào những cành
liễu trước cửa sổ. Gió thu xào xạc rụng lá khác gió vờn trong cây mùa hạ. Có cô
Galina ở Matxcơva xuống thay Hêlena. Đi tắm, bà già giữ cửa hỏi giấy tôi. Vừa
hay, Galina tới. Cũng chạc Hêlena, nhưng Galina gầy, võ vàng. ở bãi lên mua chai
vang uống mừng Galina. Galina không phải cây thuốc lá, mà là một cái ông rượu
không đáy. Galina kể trên Matxcơva đã lạnh, nửa đêm tuyết rơi.
Tôi hẹn với nhà văn
Tiệp Khắc Givi Vôrisêch và cô phiên dịch của ông ngày mai đến quán thịt nướng
Lơnôi hồ Kavagon giữa rừng, năm trước tôi và Vlat đã đến đấy vớt vợ chồng
Simônôp. Ngồi ăn giữa những khẩu súng săn treo trên vách, như kiểu những người
thợ săn vừa ở rừng ra. Lá bạch dương vào thu đã vàng choé. Những bụi hoa lila
nở chậm khác lila ở Bucaret bên hồ Hêrêch trên gió thổi bay hoa “tuyết mùa hè”,
nở tím bạt ngàn từ tháng năm. Mưa tầm tã, nhưng người đi tắm đi chơi không biết
mưa.
Ba giờ sáng trở dậy.
Trăng vằng vặc trước cửa sổ. Còn hai chương nữa thì xong Họ Giàng ở Phìn Sa.
Làm sao cho những chương cuối nổi lên được vấn đề người Mỹ mà cụ thể là bọn
biệt kích Cia mũ nồi xanh mạo hiểm đến vùng dân tộc Mông hoang sơ. Họ nhảy dù
xuống, lấy tư cách người văn minh đem đến những cái hiện đại: tàu bay, súng
đạn, quần áo, mũ, rượu và đòi ngủ với đàn bà. Người ta thất kinh. Và đến khi
chúng nó ở lâu, thì con người với con người chỉ còn có căm thù.
Bà nhà văn Đức Indơ
Richte và ông Tiệp sang chơi. Bà 81 tuổi. Chỉ bánh mì đen mà bà ngoạm khoẻ như
thần trùng. Bà kể đêm qua nhà văn Tiệp đi chơi ba giờ đêm mới về. Ông trèo cửa
sổ buồng cô Tania phiên dịch. Tôi hỏi ông Tiệp: ông vào ngủ với Tania?
ông Tiệp nói:
- Tôi đi chơi với nhà
văn Ukraina mới tới. Tôi chỉ trèo nhờ tường buồng cô Tania, tôi về buồng tôi.
ông ấy cười. Tôi khoe
đã viết xong chương cuối tiểu thuyết. Ông hỏi:
- Ông viết chữ Trung
Quốc?
- Không, chữ Việt Nam
- Tôi thấy các nhà văn
Nhật viết chữ Trung Quốc.
- Không, chữ Nhật đấy.
Tôi mở tập bản thảo.
Hai nhà vãn Indơ và Giri cùng nhìn và reo lên:
- ơ, chữ Việt Nam cũng
giống chữ Tiệp, chữ Đức
- Chữ nước tôi đã
latinh hoá từ lâu.
- Tôi sai lầm quá, cứ
tưởng chứ Trung Quốc cũng là chữ Nhật, chữ Việt Nam.
Rồi ông nói to:
- Viết xong chương cuối
một tác phẩm tôi phải ngủ với một người đàn bà để tự thưởng. Anh thế nào?
- Bà hàng xóm tôi 81
tuổi.
- Hêlena thì chưa già,
được lắm.
- Hêlena về Moscou rồi,
Galina vừa mới tới.
- Cô nào cũng thế.
Galina đẹp đấy, uống mừng một cốc nào.
Chúng tôi uống cô nhắc
với mận ngắt ngoài vườn, mận còn chát phải chấm muối. Các nhà văn nước Tiệp,
nước Ukraina, nước Đức đều chúa rượu cả.
CHƯƠNG XIX
Tối ấy, tôi viết một
thư gửi Quốc Hội.
Yanta 28- 8...
Kính gửi Hội đồng Dân
tộc của quốc hội khoá 7
Sau kỳ họp thứ nhất
Quốc hội khoá 7 tôi đã đề đạt nguyện vọng cho tôi được đổi từ ủy ban Văn hoá
Giáo dục của Quôc hội sang làm thành viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội. Nguyện
vọng của tôi đã được Quốc hội biểu quyết thông qua ở kỳ họp Quôc hội vừa qua.
Tôi chân thành cám ơn.
Tôi xin trình bày một
số hiểu biết và đề nghị của tôi về vấn đề dân tộc Mông ở nước ta.
l
Trong giai đoạn nước ta
thuộc Pháp nhíều quan cai trị và những người truyền giáo đạo Gia Tô thường chú
ý nghiên cúu các vấn đề dân tộc. Sabachiê công sứ Đắc Lắc sưu tầm dân ca Đam
San và viết nhiều về các dân tộc ở Tây Nguyên; Cờretxông, công sứ Yên Bái nghiên
cứu dân tộc Tày, quan ba Bôniphaxi biết chữ Hán đã viết về dân tộc Dao. Linh
mục Savina tu ở Sapa đã soạn từ điển Pháp- Mèo và Lịch sử dân tộc Mèo linh mục
Hiền (tên Việt Nam) đã tu ở Nghĩa Lộ (Yên Bái) từ 1924 tới 1950, soạn Từ điển
Pháp- Mèo. Tât nhiên, những việc làm về học thuật trên đều có liên quan tới vấn
đề chính trị, xã hội.
Dân tộc Mông có ước
chừng trên hai triệu người cư trú ở 5 nước nhưng liền một khu vực (Trung Quốc,
Lào, Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện), đông nhất ở Trung Quôc (hai tỉnh Quí Châu,
Vân Nam) và ở Lào (ba tỉnh phía bắc). Về tính cách và những đặc điểm của người
Mông: trung thực, lao động, dũng cảm cưỡi ngựa, bắn súng giỏi. Họ ở tập trung,
tin tưởng và phục tùng dòng họ, ít quan hệ các dân tộc xung quanh, đem thuôc
phiện đi chợ chỉ cần đổi muôí, mua muôí. Người Mông tin tưởng (cách mạng) hay
không tin tưởng phản động) rõ ràng và hiếm khi thay đổi.
Trong thời Pháp đô hộ,
cho tới 1919, dân tộc Mông đã nhiều lần nổi dậy. Chiến tranh thế giới lần thứ
nhất 1914- 1918, linh mục Savina viết trong Lịch sử dân tộc Mèo: đế quốc Đức đã
tìm cách giúp người Mông chống Pháp ở Đông Dương. ở Hà Giang (Việt Nam), ở
Xiêng khoảng (Lào) binh lính Pháp phải đi đánh dẹp, linh mục Sa vina làm cố vấn
chính trị trong các binh đoàn.
Cuối năm 1919, Sa vina
đã họp được với các vua Mèo ở bắc Việt Nam và Lào ở Xiêng Khoảng. Hội nghị này
công bố một hiệp định của chính phủ Pháp ký với các thủ lĩnh Mèo có mặt và đại
diện. Trong văn bản hiệp định, điều khoản 1 là: (nguyên văn) Từ nay dân tộc Mèo
ở Đông Dương thuộc quyền bảo hộ của nước Pháp, không thuộc các quan lại annam,
thổ, thái... Người thay mặt nước Pháp ở mỗi tỉnh là quan công sứ: (Hiệp định
này in toàn văn trong quyển Lịch sử dân tộc Mèo của Savina).
Chế độ bảo hộ này đã có
ảnh hưởng thực tế. Năm 1973, tôi lên Sùng Đô (Nghĩa Lộ) còn nghe người già ca
ngợi và khoe mỗi năm đến Tết, người Mèo được “đến chơi nhà quan công sứ”. Người
Mèo ở Phìn Hồ được sang nước Pháp chơi. Gần đây, nhà thờ Phìn Hồ không có cha
xứ, đến tết Nôen nhiều người Mông đã về lễ tận nhà thờ Hà Nội, như vợ chồng nhà
Pàng Dơ (Nghĩa Lộ).
Không phải ngẫu nhiên,
giữa chiến dịch giải phóng Tây Bắc 1952, quan ba tình báo Pháp Givơ đã đem toán
biệt kích nhảy dù xuống vùng người Mông ở Thượng Bằng La (Nghĩa lộ).
Âm mưu của địch đối với
các vùng Mông là liên tục. Những vụ người Mông xưng vua trên biên giới phía
bắc, tây bắc năm 1955 là một mưu lược rõ rệt suốt từ Hà Giang qua Lào Cai sang
Lai Châu, Son la.
2
Từ 1975, nước ta đã
hoàn toàn thống nhất, cách mạng Lào đã thành công, nhưng mọi thủ đoạn và những
âm mưu vẫn tồn tại và phát triển. Con cháu Vàng Pao vua Mèo ở Lào được đưa về
Mỹ học trường quân sự cao cấp. Người Mèo di cư ra nước ngoài tập trung thành
làng ở đảo Guyan do Mỹ nuôi có linh mục Pháp tới truyền giáo (phóng sự báo Express
1988). Nếu trước kia thủ đoạn của Pháp chỉ có tính cách đối phó- như hiệp định
Xiêng Khoảng, thì nay Mỹ có chủ trươg và kế hoạch lâu dài. Trên thế giới có bốn
đài phát thanh hàng ngày có giờ phát tin tức và ca nhạc tiếng Mông. Các đài:
Tiếng nói Hoa Kỳ, Châu á tự do, Manila, Vatican. Nhiều báo Pháp thường bàn tới
một nước Mông, người Mông đương ở 5 nước hiện nay, cho là vùng này có thể trở
thành một nước “Itxraen phương Đông”. ý đồ đó không phải một phương hướng hành
động mà họ đã làm cụ thể, như kể ở trên. Và như trong kháng chiến, người Mỹ đã
soạn và in sách học chữ Mèo latinh hoá, từ Lào đã phổ biến sang vùng người Mông
ở Kỳ Sơn, Mường Xén (Nghệ An. Nhiều nơi ở bắc Lào, Mỹ đã tổ chức những đội mũ
nồi xanh” (quân riêng của CIA). Phóng sự Lính mũ nồi xanh của nhà báo A.
Villiers đã miêu tả biệt kích Mỹ được thả dù xuống làng Mèo để huấn luyện đánh
du kích chống quân đội Lào.
Miền Bắc nước ta, người
Mông ở trên biên giới phía bắc, giáp Lào và Trung Quốc có trên 30 vạn người dân
số đứng hàng thứ tư trong 54 dân tộc anh em. Từ trước tới nay, với chế độ ta
người Mông trung thực, một lòng một dạ.
Tuy nhiên, từ Cách mạng
tháng Tám 1945 tới nay chưa hình thành được một đội ngũ cán bộ người Mông thật
sự có trình độ chính trị, văn hoá, chuyên môn vững chắc. Việc đi học, đi công
tác với người Mông chưa thâý phải là đòi hỏi và cần thiết. Đi học, đi công tác
hay ở làng, làm nương cũng thế, chẳng thành một băn khoăn so sánh đi công tác
hay ở nhà.
Về văn hoá, chữ Mông đã
đuợc đặt ra, đã in sách giáo khoa, đã mở lớp học tiếng mẹ đẻ và tiếng phổ
thông, nhưng không qui định biện pháp sử dụng, mọi giấy tờ từ xã lên vẫn chỉ
dùng tiếng phổ thông. Cho nên, học thì biết rất nhanh rồi bỏ đấy.
Về sản xuât và đời sống
vật chất có vấn đề trồng cây thuốc phiện.
Kinh tế thuốc phiện
không phải chỉ một khu vực mà là vấn đề kinh tế và chính trị người Mông ở cả 5
nước, đã nổi tiếng thuốc phiện và bạch phiến khu “Tam giác vàng” ra khắp thế
giới...
Sự sinh sống của người
Mông xưa nay trông vào 3 nguồn chủ yêu: trồng ngô lấy cái ăn, nuôi lợn lấy thịt
và mỡ làm dầu thắp; làm nương cây thuốc phiện để có tiền mua sắm. Ta đã vận độn
không trồng cây thuốc phiện vì thuốc phiện khó về trị an (trộm cắp, buôn lậu)
và hại cho sức khoẻ vì mắc nghiện... Theo nhận xét của tôi, người Mông cũng
không thiết trồng thuốc phiện, nhất là chị em phụ nữ. Vì người đàn ông nghiện
thì ốm yêú bỏ sản xuất. Nhưng không trồng thuốc phiện thì cây gì thay thế để
bán cho có tiền mua sắm. Đã được khuyến khích và hướng dẫn trồng tam thất, đậu
tương xuyên khung, hạt giống rau... đều không thành công vì cây chết, vì giá
quá rẻ. Trong khi, vài đồng cân thuốc phiện đã bán được một nắm tiền và cái
nương thuốc phiện thì nhỏ bé, dễ làm... Người ta vẫn trồng thuốc phiện khi nào
ngơi lệnh cấm thì trồng ở vườn, khi nào cấm ngặt thì trồng lậu trên các đỉnh
núi cao.
Lại những tình cờ tôi
đã gặp ngót bốn mươi năm trước, lần đầu tiên đến Matxcơva bây giờ nhớ lại mà
như gặp lại, cái gì không bao giờ còn có thì lại như có.
Cụ Lêôn Chức hay cụ
Hồng, ông lão giác ngộ cách mạng ở Pháp năm 1923 trốn sang nước quê Cách mạng
tháng Mưòi. Thế nào mà rồi ông lại theo phái tờ rốt kít. Ông bị bắt, bị đày
chung thân đến Xibêri. Hơn hai mươi năm sau ông được thả, ông lấy vợ người dân
tộc Cômi ở giữa đồng hoang taiga. Mãi đến năm ấy, nghe tin nước nhà độc lập,
ông lặn lội về Matxcơva tìm đến sứ quán ta. Ông chỉ còn nói tiếng Việt lơ lớ,
ông kể quê ở Thái Bình. Ông già yếu quá rồi. Ông ngồi khóc. Ông cũng không có
nguyện vọng về nước.
ông không còn nhớ hẳn
tên ông là Hồng hay là Lêôn Chức, là Lêôn. Người bé nhỏ, bước lủi thủi. Nhà
nghiên cứu văn học Niculin có viết về cụ Lêôn Hồng trong một bài bút ký. Tôi đã
được gặp cụ lần ấy nầm 1957. Về sau tôi hỏi thăm, ở sứ quán ta nói không thấy
ông đến nữa. Chắc ông khuất núi đã lâu rồi.
Cũng một cảnh đi đày,
trong chuyến những người tờ rốt kít bị bắt đày đi Xibêri có Tưởng Kinh Quốc,
con trai Tưởng Giới Thạch. Ông thống chế Quốc dân đảng này gửi con sang du học
Liên Xô. Hoạt động tờ rốt kít, cũng bị bắt tù luôn. Sau nhờ bố can thiệp, Tưởng
Kinh Quốc được thả. Tưởng Kinh Quốc về Trung Quốc, đem theo người vợ Nga quê ở
Sveclôp. Bà Tatiana đã ăn ở với chồng đến đầu bạc răng long. Khi tổng thống Đài
Loan Tưởng Kinh Quốc chết, bà đi sau xe tang.
Báo chí thế giới đã đưa
tin về chuyện lạ ông tổng thống Tàu lấy vợ Nga này.
ông Lêôn Hồng, ông
Tưởng Kinh Quốc, những tay rờ rốt kít phải đi đày, nhưng khác nhau, số phận và
những tình cờ.
Nhưng số phận khác
nhau. Tôi quen Platôn từ năm ấy. Platôn quê ở Ukraina vùng Cuốc cách thành phố
Kiep sáu mươi cây số. Tốt nghiệp trung học hai mươi tuổi, Platôn tòng quân. Năm
1942, cả binh đoàn vào trận đánh, bị bao vây và bị phát xít Đức bắt ở Khacôp.
Tù binh Platôn phải
giải về Đức, học lái xe rồi làm tù binh lái xe tải của quân đội Đức đóng ở Đan
Mạch.
Phát xít Đức thua trận.
Tù binh Nga được giải phóng. Platôn cũng đượe về nước, nhưng phải nhốt trong
toa tàu những tù binh đã cộng tác với địch. Platôn sẽ phải ra toà án quân sự.
Đến một ga xe lửa giữa
đường gần biên giới Nga, Platôn nhảy xuống, chạy trở lại. Platôn sang Pháp.
Thấy các nơi dán áp phích lấy lê dương, Platôn vào lính lê dương Pháp. Năm
1947, đội quân lê dương ấy bị đưa sang mặt trận Đông Dương. Đơn vị của Platôn
đóng ở Phú Nhuận rồi Bến Tre, rồi Vĩnh Long. Vào lê dương, Platôn lại làm nghề
cũ. Ngày ngày lái xe tải chở thức ăn uống, dây thép gai, dây điện thoại đi các
bốt. Cuộc đời phiêu đãng khốn cùng, chỉ còn biết uống rượu giải khuây. Platôn
kể: thường nhờ người vào mua rượu trong làng, vì vậy Platôn liên lạc bắt mối
được với du kích Việt Minh. Du kích đưa cho Platôn xem tài liệu về Việt Nam
kháng chiến, thế nào là chiến tranh chính nghĩa, là phi nghĩa. Và truyền đơn
kêu gọi binh lính phản chiến, đòi trở về quê hương. Platôn quyết định ra vùng
tự do, đã định ra ở Phú Nhuận, nhưng rồi mối hỏng. Rồi xuống Bến Tre, Platôn
tìm bắt liên lạc được với một du kích tên là Mô, Platôn theo du kích Mô ra vùng
kháng chiến. Chèo thuyền suốt đêm mới tới được điểm hẹn. Platôn đem theo được
hai khẩu súng trường làm chiến lợi phẩm.
Platôn kể với tôi là
vừa tháng trước, Platôn được quân đội ta mời sang Bến Tre dự lễ kỷ niệm ngày
thành lập tiểu đoàn 307. Platôn gặp lại du kích Mô. Mô đã già, rụng hết tóc, đã
lẫn cẫn. Một lúc mới nhớ ra Platôn, thế là ôm Platôn, hai người khóc hu hu.
Platôn được tên là
Nguyễn Văn Thành, phiên chế vào chủ lực tiểu đoàn. Cấp trên cứ ngỡ là Pháp, là
Đức, là Nga tất nhiên phải biết về súng nặng. Thành được ngay chức khầu đội
trưởng súng cối. Thành đâu biết cái khầu súng cối ra sao. Nhưng mầy mò rồi cũng
bắn được cói, cối hóc Thành cũng chữa được. Đội trưởng Thành nghiễm nhiên hóa
ra tay thạo và đã đánh nhiều trận. Có trận chỉ thổi tin cho nguy biết trận này
có Tây bắn súng cối, bên kia đã bỏ đồn chạy êm. ở khu giải phóng đan cài vùng
địch vùng ta, tiểu đoàn cũng có quê mỗi khi dưỡng quân, luyện quân- đấy là một
phố tản cư bên sông ven rừng dừa. Anh em làm mối vợ cho Thành. ở đấy có một bà
trước kia là vợ một người Pháp lai Mangat đã đi lính rồi làm công chức nhà dây
thép tỉnh. Không ai biết ông Tây dây thép bỏ bà ấy về Pháp hay ông bị Nhật đem
đi giết khi đảo chính. Chỉ có một bà ấy và cô con gái ở bờ kênh trong khu giải
phóng. Cô Mai còn có tên Tây là Côlet. Tuổi dậy thì xinh đẹp, mắt nâu, tóc vàng
óng. Nhiều chàng trai mê cô nhưng đương đánh Tây, không chàng nào dám bập vào
cô Tây lai. Thế là Thành được xe duyên. Đám cưới bộ đội giản dị, nhưng cũng
tiệc bánh kẹo, rượu đế và đàn ca hò hát cả đêm.
Vợ Thành về thị xã ở
cữ, sinh được con gái. Thành ở đơn vị được tin, nửa đêm bí mật vào gặp vợ. Con
gái giống bố quá. Thành đặt tên con là Giênhia. Thành ẵm con được một lúc, lại
đi. Mẹ vợ rất qui cháu Giênhia và con rể. Trong cuộc đời gian truân của Platôn
chưa bao giờ Platôn được những ngày mong nhớ yêu thương như mỗi khi có dịp về
hậu cứ thuở ấy.
Một ngày kia, Thành về.
Mẹ ẵm cháu Giênhia ra đón, chỉ khóc mà không nói. Những người hàng xóm đến an
ủi, cho Thành biết Côlet đã bỏ con lại, đi theo người thợ bạc về Sài Gòn. Thành
làm sao trốn đơn vị đi tìm vợ được!
Vả chăng, nó đã tham
vàng, tham bạc bỏ ngãi đi theo người ta, bắt về được nao. Thế là rồi Thành lại
lăn lộn trận mạc với khẩu moochiê.
Chiến tranh kết thúc.
Bộ đội tập kết, Thành cũng được ra Bắc. Mẹ vợ và cả Côet Mai ở Sài Gòn nghe
tin; cũng xuống Năm Căn tiễn Thành. Côlet đã có hai con với người thợ bạc.
Giênhia thì đã lên sáu tuổi, bà cho đi với bố.
Thành và con gái
Giênhia ra Bắc. Những chuyến tàu Nga, tàu Ba Lan đưa bộ đội và cán bộ từ các
mũi tập kết đi. Cả mấy tháng trời Platôn được giao nhiệm vụ làm phiên dịch trên
những chuyến tàu ra Sầm Sơn.
Rồi hai bố con ở Hà Nội
có đến hai năm. Không phải lưu luyến nhớ cảnh nhớ người ở đây mà tù hàng binh
Platôn phải ở lại lo giấy tờ gửi về nước trình bày nông nỗi, toà án quân sự bên
Nga xem xét huỷ cho tù binh Platôn cái án tử hình đã cộng tác với phát xít Đức.
Rồi cũng xong. Năm
1956, hai bố con về Matxcova.
Rồi Giênhia đến tuổi
trưởng thành vào làm đài phát thanh Matxcơva nói tiếng Việt. Platôn cung xin
vào đài, nhưng không được nhận, vì lý lịch phức tạp. Buồn nông nỗi, trở về quê
ở Cuốc. Cả vùng quê không ai ngờ Platôn còn sống. Mẹ Platôn chỉ mới mất cách
đấy hai năm.
Rồi sau Platôn cũng
được làm ở đài, nhưng chỉ làm hợp đồng. Hợp đồng ba mươi năm cho đến năm ngoái
mới nghỉ, Platôn tự nhận xét và an ủi: “Ba mươi năm người ta viết cho tôi ngồi
đọc, chỉ có cái miệng làm việc. Vậy chỉ hợp đồng cũng phải".
Đến năm 1980, được tin
mẹ Côlet mất. Còn Côlet, chỉ sau khi Thành tập kết ra Bắc ít lâu Côlét chết
bệnh ở Sài Gòn. Mẹ già sống cô đơn, từ ngày miền Nam thống nhất. ở Matxcơva,
Thành vẫn thường gửi biếu tiền, có khi là vải, đồng hồ và quần áo về Bến Tre.
Thành thương mẹ vợ như ngày ở chiến khu.
Vừa rồi, được trở lại
Bến Tre dự kỷ niệm ngày thành lập tiểu đoàn 307, khấu đội trưởng moochiê Platôn
Nguyễn Văn Thành đã đi thăm mộ mẹ và vợ. Hai ngôi mộ mẹ con được đưa về đặt
cạnh nhau trong nghĩa trang. Thành đưa cho tôi xem cái ảnh Thành thắp hương
đứng chắp tay vái giữa hai ngôi mộ, người mẹ hiền từ và người vợ bạc phận ở
nghĩa trang Hanh Thông Tây. Cuộc đời lưu lạc đứt từng quãng, nhưng trong một
con người lúc nào cũng có sợi dây vô hình nối thắt lại quãng đau, quãng vui,
quãng ngậm ngùi.
Nhà Platôn ở gần đường
ra sân bay quốc tế giữa một rừng cây castan. Đương mùa lá castan rụng vàng rơii
xung quanh ngôi nhà các căn hộ ở năm tầng. Giênhia đã lấy chồng, Platôn ở với
bà vợ goá một ông tướng, hai người đều đã ngoài bảy mươi. Bà ơgiêni trưóc là
giáo viên dạy tiếng Pháp. Truyện thiếu nhi tính ác của tôi năm trước Platôn đã
dịch chữ sang chữ rồi ơgiêni dịch ra tiếng Nga. Sách đã in từ hơn mười năm
trước bây giờ mới gặp và tôi thành bạn của hai dịch giả.
Hôm chúng tôi đi Alma
Ata, Platôn đem quyển Tính ác xuống cho một nhà xuất bản ở Cadăcstan dịch in ra
tiếng Cadăc.
Tôi đã đi với Platôn ba
lần, một lần họp ở Alma Ata, hai lần ra bờ Hắc Hải nghỉ ở Pitsunđa. Platôn tự
giới thiệu: Tôi là Thành, hai Thành, Nguyễn Văn Thành, Platôn Thành.
Platôn nói, giọng và
tiếng hoạt bát hệt một người Việt Nam, hai người Việt Nam trò chuyện, cả những
hấm hứ cưười mũi, cười khẩy và các thứ tiếng lóng. Platôn đã chung đụng, lăn
lộn nhiều năm từ Nam ra Bắc.
Platôn lại kể chuyện
Bến Tre, mà Platôn đã nói mấy lần rồi, lại bày ra cho tôi xem những bút máy,
bút bi, đồng hồ, sổ tay, huy hiệu ma các bạn đồng đội 307 mới cho và được đơn
vị tặng.
Platôn cao hứng lỗ mỗ
hát vang:
Ba trăm lẻ bảy! Ba trăm
lẻ bảy! Cửu Long giang sông trào nước xoáy! Ba trăm lẻ bảy! Anh hùng biết mấy!
Đánh đâu được đấy! Ba trăm lẻ bảy! Lẻ bảy!
Platôn sinh 1922, người
cao lớn phốp pháp, vẻ ra trễ tràng và khệ nệ của một người về già. Không thể
tưởng tượng được ra con người mà cuộc đời đã chìm nổi đến như thế. Ông lão hiền
hiền, trầm ngâm ít nói. Đôi khi, Platôn nhấp một chén rượu, phảng phất thấy
Platôn thuở nào ở những bước khiêu vũ như vờn của thời trẻ, một hôm chúng tôi
đi chơi núi. Nhanh nhẹn nhẹ nhàng, uyển chuyển ông lão nhảy sánh vai với một cô
gái trẻ nhất hội.
Tôi lại đem ra bài mua
rượu uống trước khi vào phòng ăn của Vlat hồi đi Yanta. Platôn chẳng lạ khoé ấy.
- Platôn uống bao
nhiêu, mấy trăm gam?
- Cho tôi 50 gam.
- ít thế. ở Bến Tre,
Platôn nốc một ngày mấy chai đế cơ mà?
- Ngày xưa với bây giờ
khác. Hai Thành đi tu đã lâu, lên sư ông rồi.
Platôn đột nhiên kể:
- Tôi có một người bạn
Việt Nam làm ở nhà xuất bản Tiến Bộ.
- Tên là gì?
- Tên Nga là thằng Ivan.
Tôi đoán là Văn Doãn
hay Lê Vinh Quốc mà có lần Marich kể họ hay đến thư viện câu lạc bộ Hội Nhà văn
mượn sách.
- Có phải thằng Văn
Doãn?
- Anh quen nó a? Nó nói
chuyện rất vui.
- Tôi chỉ biết, chưa hề
gặp.
- Platôn muốn rủ nó đi
Pitsunđa. Nhưng Ivan tự tử rồi.
- Sao nó chết?
- Không biết. Những
ngườii uống rượu nhiều hay tự tử. Có lẽ tôi bớt uống rượn vì thế.
- Platôn thì chết sao
được. Nếu chết, chắc Platôn chết đã lâu rồi.
Hôm sắp đi, Platôn hỏi
tôi:
- Tôi đem một bà bạn đi
được không?
Tôi cười:
- Platôn đi tu lên sư
ông rồi cơ mà.
- Mục sư Tin Lành vẫn
có vợ, có bồ, tôi là mục sư. Anh lấy làm phiền thì thôi.
- Chẳng bận đến tôi,
anh cứ cho bà bạn đi.
Tôi hỏi:
- Cái năm Platôn đi
Pitsunđa với Nguyễn Văn Bổng Platôn có đem bồ đi không?
- Có.
- Giới thiệu với Nguyễn
Văn Bổng?
- Không. Phải bí mật
chớ.
Platôn kể: “Đi đường
tôi chỉ chuyện với bà ấy như người trên tàu xe làm quen với nhau. Tôi ở nhà
nghỉ với anh Bổng, bà ấy trọ ở nhà vườn trong đồi, nhà nào ở Pitsunđa cũng có
nghề chứa trọ người đi chơi biển. Thỉnh thoảng chúng tôi ra biển gặp nhau, chui
vào bụi lila, đắp chăn cát. Có vậy thôi".
Platôn đã giới thiệu bà
ấy với tôi trên một chuyến xe điện ngầm. Người đàn bà không còn trẻ, cũng chưa
già mấy. Nhưng rồi bà ấy không đi. Platôn bảo người ta bận việc nhà. Phải thế
không hay thế nào, tôi không biết.
Chợ nông trường ở
Pitsunđa. Hàng quán lèo tèo mầy bàn thịt bò, thịt cừu. Những giỏ đào, giỏ mận.
Treo cao cao từng tảng sáp tổ ong cả khoái. Platôn uống đúng một trăm gam rượu
trắng và nói một câu triết lý: “Lắm lúc tôi nhớ Bến Tre, không muốn nhớ mà
không được. Anh biết tại sao không?” Chẳng hỏi cũng biết đấy là những ngày hạnh
phúc, những ngày đau đớn, những kỷ niệm gậm nhấm mòn mỏi cả đời người không thể
bao giờ quên đi được cuộc sống xã hội mà người lính, người tù, người lê dương
giang hồ đã trải. Chẳng có ngày tháng ai bằng phẳng, chỉ nhìn nhận thế nào,
sống thế nào cho còn là thằng người nữa mà thôi.
Không hiểu tại sao, tôi
đương viết về chợ nông trường Pitsunđa, lại nghĩ đến Trần Đức Thảo và Đặng Đình
Hưng. Tôi phải nói lại hai người ấy không hề bận đến nhau, chỉ có tôi quen hai
người. Họ chìm nổi mà họ cũng phẳng lặng, lẫn lữa như dửng dưng vào cuộc sống
như Platôn, buồn quá đến không biết thế nào là buồn.
Những cuộc đờì một mình
thui thủi. Mỗi người mỗi khác, biết hay không biết, nhưng chung một nỗi buồn.
Là Trần Đức Thảo, là Trần Huyền Trân, là Trọng Hứa, là Vạn Lịch hay Platôn Hai
Thành, ai thấu cho, mà biết thế nào được. Hay là những chuyến đi của tôi nặng
nhọc, vớ vẩn và buồn. Không phải có những chuyện không muốn nhớ, không bao giờ
muốn nhớ mà cứ nhớ, cái sự đời thế vậy, ấy là lần sau cùng qua Matxcơva bỗng
rồi Liên Xô thành “Liên Xô cũ”, hỡi ôi, và những lần ấy đến Mông Cổ, qua Trung
Quốc.
Bốn mươi năm trước với
bây giờ khác quá mà không tự biết, cuộc sống xã hội và đời mình. Tuổi nhiều thì
ngại đổi thay, mà cứ như định mệnh không tránh được.
Đi Mông Cổ lần này khác
trước rồi. Tôi đã đến Mông Cổ có lần với Nguyễn Quang Sáng, có chuyến với Vi
Hồng và bây giờ đi một mình.
Đến Ulan Bato với
Nguyễn Quang Sáng phải chạy máy bay Mỹ bom ga Đồng Đăng, thì cũng là chuyến đi
trọn vẹn. Với Vi Hồng, ở Hà Nội đến Matxcơva rồi từ đấy vòng sang. Thế là đã có
khó khăn, hai phen Mông Cổ hai sự tình đi khác nhau. Đến lần này, còn thế nào nữa
hơn, chưa biết. Đón tôi ở Ulan Bato, Somon Đacsơven có tên Việt là Viên. Viên
tốt nghiệp đại học văn ở Hà Nội và là người dịch Dế mèn phiêu lưu ký in ở Mông
Cổ.
Hôm nay Mông Cổ lại đã
khác những ngày xưa và Đacsơven đương kim chủ tịch hội hữu nghị Mông Cổ- Việt
Nam, cũng như Gadunôp hội hữu nghị Nga- Việt bây giờ, Gadunôp đã dịch tiểu
thuyết áo trắng của Nguyễn Văn Bồng, hai hội hữu nghị thật năng động, dẫu thời
thế đã qua rồi, vẫn còn thấy được cái tìh cái nghĩa của các bạn đối với đất
nước ta thấm đằm nhường nào.
Đi một mình đã là oái
ăm, lại đi tàu hoả, lại vào cuối năm 1979 trời đất khác trước. Tàu hoả Hà Nội
Bắc Kinh liên vận quốc tế nhưng ở Hà Nội đi vẫn đường Sắt hẹp. Sang Bằng Tường
tàu đổi ỳ ạch cỡ lớn hơn. Thế mà Mỹ đánh bom, không còn cây cầu nhỏ nào sống
sót. Đến cầu Bắc Lệ sau cùng phải bỏ tàu, ôtô tăng bo lên Đồng Đăng. Máy bay
giặc vẫn đuổi eo, thả bom từng hố sâu ngay trước cửa quan Hữu nghị đã chặp tối,
còn vài bước chân thì sang đất Trung Quốc. Cỏ tranh bị vùi trong hố bom đất đỏ
như miệng giếng mới đào. Những đợt trước ném bom miền Bắc chưa khi nào máy bay
Mỹ lên tàn phá tận đây.
Ven sườn núi biên giới
trời còn tối đất, đến Bằng Tường đã le lói sáng những ngọn điện. ở đâu kéo ra
dòng người sang chợ đêm bên Đồng Đăng. áo váy, tay nải chàm dưới vành nón lá,
người Tày người Nùng hai bên biên giới về chợ. Hầu như cũng tự nhiên, cột mốc
thì đánh dấu phân chia, nhưng dòng sông Kỳ Cùng mải miết chảy không biết đâu
đất nào nước nào. Hai bên núi cũng là núi, người lấy vợ lấy chồng, họ nội họ ngoại,
tắt lửa tối đèn đi lại thế. Năm trước, tôi đây có lần đã lên Khơ Đa đi với Mã
Hợp sang ăn cỗ đám cưới bên ải Khẩu. Làng Lũng Nghìu bên ấy cũng dân tộc Nùng,
thời kỳ đen tối trước 1945, đồn Tây ở Đồng Đăng lùng bắt, ông Mã Thành Nhân bố
Mã Hợp đã đem các con chạy sang nương náu ở Lũng Nghìu bên ải Khẩu.
Người thị xã Lạng Sơn
còn kể trên cửa quan Hữu Nghị năm ngoái năm kia, nhà mậu bên Bằng Tường đã lên
mở hiệu cao lâu bán mỳ vằn thắn. Ngày chợ Đồng Đăng và chủ nhật, cả người dưới
phố thị xã cũng nô nức lên nếm vằn thắn Tàu, tuyệt ngon so với vằn thắn Hà Nội
chỉ có sợi mì gạo và lá kiệu thay lá hẹ. Chỉ vài bước về xuôi, máy bay Mỹ đêm
ngày bắn phá, phở chua chợ Kỳ Lừa không còn thì được húp cái nước dùng vằn thắn
ấy đã tỉnh người- đào đâu ra các thứ thiệt không thấy bóng cả ở phố phường Hà
Nội lúc ấy.
Trên cửa quan Hữu Nghị
có còn quán vằn thắn ngon không, lại một câu hỏi ngao ngán. Tàu hoả lượn vào
trông lên sườn núi tường thành thấy lơ thơ dây dợ ăng ten. Lên trên kia, bên
này Da Bai Can hay ga Nhị Liên, các ga biên giới, mái nhà và chim bồ câu thảnh
thơi đồn biên phòng hai bên, bây giờ chất ngất những gò đống dây thép gai xám
như sương mù. Rừng núi ngoài kia chắc cũng thế, lại trở lại Trấn Nam quan, Mục
Nam quan có phải không?
Đã lâu mới đi xe hoả-
như bốn mươi năm trước, lần đầu tiên qua Trung Quốc, tầu lên Đông Bắc, cơm trên
tàu ngon như cỗ ngày Tết. Bây giờ cũng vẫn trang nhã thế, người nhà tàu lễ
phép, lịch sự. Cửa sổ trông ra phong cảnh dọc đường. Những gốc liễu rủ, những
cây cầu thảnh thơi như trong truyện Tam Quốc, Thuỷ Hử. Tưởng như không có những
khó khăn và xích mích, bởi chỉ thấy cảnh đẹp vẫn như bao giờ.
Nhưng chỉ một lát đã ập
đến những cái lo, những ngần ngại. Người công an trách nhiệm an ninh toa tàu
bưới tới. Anh chạc ngoài hai mươi tuổi, dáng người Hoa Trung, Hoa Bắc cao lớn
đẹp trai, quần áo sắc phục mới. Anh đến trước buồng tôi, giơ tay chào thân mật.
Anh nói được tiếng
Pháp. Tôi đã ngợ về hiện tượng hiếm có ấy. Tàu quốc tế vắng teo. Ban chiều, qua
cầu Bắc Lệ đã bị đổ gục, vài người khách ôtô tăng bo đi tiếp sang ga Bằng Tường
không có khách lên.
Anh công an xin phép
vào buồng tôi chơi. Một lát, nói:
- Xin lỗi đồng chí...
đồng chí có thể cho tôi hỏi.
Đồng chí cứ tự nhiên.
Tôi đọc báo thấy tin
Việt Nam và Campuchia có chiến tranh. Tại sao các đồng chí đánh đồng chí Pôn
Pốt?
- Tôi cũng chỉ biết
trên báo như đồng chí đã đọc.
Nửa ngày đường, cho tới
Nam Ninh, chốc anh lại đến chơi lại xin lỗi, lại hỏi một câu tương tự và tôi
cũng trả lời đại khái vậy. Đích là người công an đã được chọn làm trách nhiệm
toa này.
Tôi bảo:
- Ta nói chuyện khác
nhé.
- Chuyện gì?
- Đồng chí được đến Hà
Nội chưa?
- Tôi chưa biết Hà Nội.
Đồng chí nên đến Hà Nội.
- Hà Nội đẹp lắm a?
- Cũng như Vũ Hán, như
Bắc Kinh.
- Thế thì tôi biết rồi.
- Có điều đồng chí chưa
biết. Con gái Hà Nội rất đẹp.
- à!
Từ lúc ấy, câu chuyện
lạc ra ngoài những hỏi đáp lăng nhăng phức tạp vừa rồi. Đất nước Việt Nam và vẻ
đẹp con gái Hà Nội mà người con trai quê gốc Hoa Trung theo gia đình lên lập
nghiệp vùng kinh tế mới Tân Cương cứ hỏi tôi mãi mà chưa hết chuyện.
Ga Nam Ninh, ga địa đầu
làm thủ tục vào Trung Quốc. Nghỉ đây lâu, mọi lần đều như vậy. Khi tàu đương
vào ga, người trưởng tàu đến bảo tôi:
- Các thứ hành lý đều
mang xuống.
Tôi lặng lẽ làm như lòì
dặn. Nhưng mọi khi, chỉ một mình xuống với chiếc cặp xách tay. Tôi cũng không
hỏi, e phiền phức. Bây giờ không phải như trước. ở phòng hải quan có cả chục
nhân viên. Tôi gặp lại niềm vui quen thuộc mọi khi. Những người đi lại trước
mặt tôi đều chào lịch sự, họ nói tiếng Việt. Các khách nội địa đã ra cửa ga. Trong
phòng hải quan trơ trọi cái và li và tôi
Một người bước đến chào
tôi:
- Đồng chí đi một mình?
- Vâng, tôi đi một mình
- Đồng chí ra bàn ngồi
đợi.
Một người hải quan khác
thân mật:
- Chào đồng chí. Trông
đồng chí không được vui?
Tôi cười như đùa, nhưng
nói thật:
- Mọi khi ngồi đợi tàu
chạy được uống nước, hút thuốc.
- Xin lỗi, xin lỗi.
Một cốc trà có nắp đậy
và bao Đại Tiền Môn được đưa ngay ra. Tôi nhấp ngụm nước chè nóng. Đến lúc làm
việc, người cán bộ hải quan bảo:
- Mời đồng chí vào. Đem
cả va li.
Tôi biết là phòng khám.
Nhưng tôi cũng biết, bình thường ra, đi máy bay hay tàu hoả, không khám dọc
đường Tôi lại biết bây giờ khác. Trong phòng có ghế ngồi lịch sự. Cái va li
được đặt giữa tôi và người hải quan. Tôi lấy chìa khoá.
Người hải quan ấy giơ
tay như cản lại và nói:
- Tôi không khám. Lát
nữa chúng ta sẽ cùng ra.
- Có ai hỏi, đồng chí
nói là khám rồi.
ở mỗi ga lớn mà tàu
dừng, từ Vũ Hán lên Trường Sa, đều có nơi tổ chức khám. Nhưng lệ nghiêm ngặt
chỉ ở bàn giấy và khi một tổ hai ba người, còn một người với nhau thì cười,
không khám. Cái va li của tôi chỉ bị mở có một lần và hai người hải quan cũng
nhìn qua, không đụng vào một thứ gì.
Bấy lâu qua lại, cứ khi
xa lại khi gần mỗi lúc. Điều đó khiến tôi vừa xúc động lại vừa buồn. Dường như
ở đâu cũng tương tự, những khúc quanh của tình thế cứ qua đi, chỉ có tấm lòng
con người vẫn ấm và đượm lại. Mấy năm ấy, dẫu có những ngăn ngại và éo le,
nhưng đường từ Hà Nội ra nước ngoài, vẫn quá giang qua Bắc Kinh, qua Matxcơva,
tôi đã chứng kiến những xử xự biết bao phức tạp, cái thì nhìn thấy, cái thì
chính mình trải nếm trên đường đi.
Hoàng Trung Thông và
tôi đi Cận Đông, chặng nghỉ đầu tiên ở Bắc Kinh. Trước sân hội nhà văn Bắc Kinh
có hai lò luyện thép xây đá, ống khói tuôn ngùn ngụt, tấp nập người đi lấy
than, người ra kéo bễ. Ngoài đường, phấp phới như bướm đỏ bay, mỗi chiếc xe đạp
cắm trên ghi đông một lá quốc kỳ xinh xinh. Chín giờ sáng, mọi người đứng ra
ngoài trời, cầm quyển Mao tuyển bìa đỏ, kể cả ở sân bay các đội bay đương sửa
soạn đi. Nghe nói thắng cảnh Di Hoà Viên không còn, ở đấy đã dựng lên những
khẩu hiệu “công nghiệp gang thép 20 năm đuổi kịp nước Anh. Chúng tôi đã chơi
Thập Tam lăng và Di Hoà viên. Đó là lời đồn thổi nặng nề, những cảnh đẹp và di
tích vẫn nguyên vẹn. Chỉ có, nếu để ý kỹ thấy đôi chỗ trên tường, trên bức
hoành ở một vài đền đài còn mờ mờ vết mực hay sơn đen xoá chưa được sạch hẳn mà
thôi.
Ngủ lại Hán Khẩu ở một
khách sạn cũ của người Anh. Từng đoàn hồng vệ binh sắp hàng mười hai mươi, bước
đi khi thế ngùn ngụt và trong khách sạn, trên mặt tường phòng ngủ, phòng ăn đều
kẻ khẩu hiệu đả đảo đế quốc. Nhưng hai bên vỉa hè, người ta vẫn đi lại bình
thường và chặp tối những bà lão ngồi lẳng lặng ngâm chân vào chậu nước nóng.
Trên các ụ súng ở tường thành lẫm liệt nhô ra khẩu cao xạ, đại bác nghênh nòng
hướng phía biển. Bên kia xa xa ấy là các đảo Kim Môn, Mã Tổ ngoài Đài Loan- đôi
khi xảy ra những trận đấu pháo liền mấy ngày đêm. Đến khuya, hàng phố đã đóng
cửa, dưới lòng đường, các đoàn hồng vệ binh vào thành phố vẫn cuồn cuộn như con
trăn quăng mình.
Trên Bắc Kinh đương dán
các áp phích báo chữ to, Hoàng Trung Thông đọc báo là báo và khẩu hiệu đả đảo
tác giả tiểu thuyết Đá đỏ.
Những vụ án văn, từ hồi
Đinh Linh rồi Triệu Thụ Lý và những ai, cũng không thấy rợn nữa, vì nhiều. Vả
lại, đến ông Đặng Tiểu Bình mà còn bị đày đi Tân Kiến ở Giang Tây, từ 1969 đến
1973, năm năm làm thợ sửa chữa xưởng máy kéo. May mà thuở trẻ ở Pari, ông đã
học cơ khí. Kiên gan kiên tâm đến thế, mỗi tối trở về ở cái nhà “lều trâu”,
trước khi ngủ, ông đi bách bộ. Mấy năm trời trong vườn cỏ vệt nhẵn một lối đi.
Cái lạnh sa mạc Gô Bi
đã đưa về Bắc Kinh buốt xám ngắt. Chặp tối, một bà lão mặc áo bông xách cái làn
mây ra các bức tường bóc những mảng báo chữ to giấy đỏ đã khô cong, đem về đốt
sưởi. Vào khu chợ Đông An cũng những bức tường, có người đeo túi đi gỡ mảng báo
cũ, bên cạnh những tờ giấy đỏ, giấy trắng mới được dán lên. Sáng sớm, những
đoàn hồng vệ binh đi thâu đêm ở xa về không biết từ vùng nào, vẫn đông nghịt.
Trên máy bay, các cô
chiêu đãi viên đồng loạt tóc cắt ngắn, áo quần xanh công nhân. Máy bay lên tới
độ cao, khách được thoải mái đi đứng rồi. Hoàng Trung Thông ra chỗ mượn báo anh
nói chuyện với các cô chiêu đãi. Được biếu một quyển Mao tuyển sách đỏ. Lại
được uống bia Thanh Đảo và cả một cốc Mao Đài.
Bởi Hoàng Trung Thông
đã bút đàm, lại hát lơ lớ được Đông phương hồng bằng tiếng Trung Quốc. Khi
Hoàng Trung Thông hát tiếng Việt thì tất cả các cô đều hát nhịp đệm. Thế là
thưởng rượu, thưởng rượu và tôi cũng được ơn thưởng lây.
Trông Hoàng Trung Thông
mặt rượu đỏ lựng bao giờ tôi cứ ái ngại. Tôi không lo Thông say, mà có say cũng
rất vui và khi tỉnh thì khi nào anh cũng nói dài, tỏ ra ta chưa say. Và lý sự
những cái đúng trong cái say. Nhớ hôm ở khách sạn Thắng Lợi trên hồ Tây, Thông
nâng cốc với Ina Dimônina chúc sức khoẻ Lêon Lêon đã chết từ năm trước. Lúc ấy
Ina lặng im và cúi mặt.
Hôm sau, ở quán rượu
phố Huế, tôi kể với Thông câu chuyện Ina đã nói với tôi.
Tôi bảo:
- Ina không nên buồn.
Ông ấy không biết nên đã lỡ lời.
- Tôi không buồn đâu.
Khi người ta không gặp nhau thì chết rồi cũng vẫn là như còn sống.
- Vả lại, Lêon có tốt
gì với Ina. Hãy quên đi.
Tôi ở với anh àý đã
mười một năm, tôi phải nhớ, quên thế nào! ông tàn nhẫn quá. Ông Thông biết
thương người hơn ông.
Hoàng Trung Thông sảng
khoái, giơ chén: Đấy, đấy con bé triết lý và kết luận hay. Câu chúc của mình có
ý nghĩa vưọt vũ trụ chứ". Tôi lại nhớ một hôm ở cơ quan. Chúng tôi họp
đảng uỷ buổi trưa. Mặt Hoàng Trung Thông cũng đỏ phừng phừng. Mùi rượu sực nức.
Tôi thường khó chịu khi
ngửi hơi rượu ở miệng mình hay mùi rượu quanh người khác. Tôi không ngại Hoàng
Trung Thông rượu vào rồi nói lằng nhằng ở một cuộc họp nghiêm chỉnh. Trông thì
tôi biết Hoàng Trung Thông uống lệ, uống giữ, không thể bao giờ mỗi chốc anh đã
nói không chủ động. Nhưng không thể có mùi cồn ở cuộc họp vài ba người mà lại
có phụ nữ, chị Vũ Thị Thường.
Một lúc khác, tôi bảo
Thông:
- Đi họp đừng uống rượu.
Hoàng Trung Thông không
nhìn tôi và lặng im.
Cũng lúc ấy, anh tặng
tôi tập Thơ Mao Trạch Đông anh dịch, nhà xuất bản Văn Học in đã lâu. Đưa tôi
tập thơ đã đề tặng, Hoàng Trung Thông nói:
- Tôi rất yêu, rất phục
Trung Quốc. Tôi rất buồn về tình hình Trung Quốc, Trung Quốc với ta, tôi buồn
lắm.
Tôi thật không phải. Có
thể tôi mang lỗi với cả người đã khuất. Tôi vẫn nghĩ anh nghiện rượu vì quen
miệng thôi, không phải bởi những cái yêu ghét to tát và sâu xa kia.
Máy bay đỗ xuống sân
bay Trường Sa, khách xuống nghỉ lữ quán. Các chiêu đãi viên vào phòng trong cởi
thay áo đại cán xanh Sĩ Lâm, các cô đã hoá ra những nàng tiên sơ mi trắng nõn,
má đỏ, cổ tay trắng ngần.
Thế nào thì con gái vẫn
có cách làm đẹp của con gái. Lần này tôi một mình qua Bắc Kinh khác nhiều những
lần ấy, kể cả tôi đương trên đường. Xung quanh đường như hớn hở, tâm sự mình
thì không được vui, lạnh lẽo thế nào. Bắc Kinh cổ kính và Bắc Kinh hiện đại lại
lồ lộ sức sống, vừa uy nghiêm vừa trẻ trung. Những bức tường nào không chi chít
báo chữ to thì lộ ra hàng gạch vồ nghìn năm chân phương. Tửu lầu lừng danh đặc
sản tái dê lẩu dê Đông Lai Thuận lại mở cửa, hai chiếc đèn lồng chao nghiêng
thắm đỏ.
Trên cột đèn có chỗ còn
vết dán kẻ chữ đổi tên phố mớt ở nhưng tờ giấy gió tuyết quét còn sót lại từ
bao giờ. Những cây hoè cổ thụ, Vũ Xương toàn cây thông, Hán Khẩu những hàng
dương liễu, Bắc Kinh thành phố cây hoè, và những cây bồ liễu cành quang đãng
đương ủ mầm sắp sang xuân.
Bắc Kinh đã phảng phất
hơi xuân thì trên Ulan Bato vào trong giá rét kinh hồn. Mặt đất đóng băng trắng
toát, nhà lều và người ủ trong hộp băng. Nửa đêm, đội quân cảnh xô viết tuần
tra bước rào rạo, như đàn gấu trắng đi ngoài hè. Tôi lại ở nhà khách chân núi
Chúa như cái lần đi với Ina. Nhưng hồi ấy tháng tám mặt trời rực rỡ tận chặp
tối- tháng ấy nhiều nắng nhất trong năm, những đàn nai nuôi trên đồi cỏ tranh
nhởn nhơ rỡn vào tận thềm. Bây giờ lạnh quá, cái lạnh khiến chỗ nào cũng khô
cong bật ra điện. Cởi áo len, điện loé xanh tanh tách như nổ sọt. Cầm chốt cửa,
điện giật thót ngón tay. Người ta như không ai để ý, còn tôi phải lấy khăn lót
tay mỗi lần mở cửa, cho đến hôm quen.
Trong phòng, ngồi một
phụ nữ váy đỏ sẫm, trông đã thấy ấm. Chị nhà buồng quay ra, mỉm cười. Tôi hiểu
có thể cô gái này ở lại với tôi. Tôi lắc đầu, chắp hai tay. Cô ấy đứng dậy lấy
áo khoác và xỏ đôi bốt. Tôi đưa cô ra quầy buýp phê. Tôi uống vôtka chống lạnh.
Cô ấy dùng một cốc nước chè sữa, rồi đi. Hôm sau, Đácxơvên đến, tôi kể lại
chuyện. Anh hồn nhiên nói: “Không phải gái điếm. Có khi người ta muốn lấy giống
của anh".
Chúng tôi đến sứ quán
Việt Nam. Đại sứ trò chuyện thân mật ngay. Ông hỏi tôi: “Thế nào, anh Lê Nguyên
Hồng hồi này có khoẻ không?”. Đại sứ đã đứng tuổi, ngày trước đã phải phát vãng
đi tù căng Bắc Mê với Nguyên Hồng. Tôi đáp: “Anh Lê Nguyên Hồng rất khoẻ, vẫn
uống rượu tốt". Ông cười to, nói: “Hôm nào anh về tôi gửi biếu Lê Nguyên
Hồng chai vôtca Mông Cổ. Cái này quí lắm, bên Nga khan rượu phải sang đây mua
đấy". Và ông đại sứ vẫn gọi Nguyên Hồng với họ Lê. Chắc ông thuộc sử Tàu
hồi đầu thế kỷ, các nhân vật lẫn lộn Nguyên Hồng với những Lý Hồng Chương
Trương Học Lương, Bạch Sùng Hy...
ông đại sứ vui tính,
tôi lây ngay cái vui của ông. Quần áo tôi không thể chống nổi cái lạnh phương
bắc. Ông đem ở kho ra đôi ủng da, cái áo lông cừu cổ lông kín nửa mặt. Kho sứ
quán trữ những thứ ấy cho mượn, nếu khách đến vào lúc quá rét, nhưng cũng tuỳ
công tác tùy người mới được mượn. Lạnh đến đỗi hôm trở về tôi vẫn áo lông và
bốt cao cổ thế lên khoang tàu. Ông đại sứ phải vào tận buồng, tôi mới cởi áo và
bốt đưa ông cất vào túi ni lông đã mang theo sẵn. Đến đây có hai cái hãi, mùa
đông dữ tợn và sinh viên ta sang học chăn nuôi sợ bị lây bệnh cừu khó chữa vì ở
nước ta không có bệnh cừu.
Tôi thì hợp hơi cừu,
thịt cừu. Mùi cừu ấm người, ăn thịt cừu như thịt chó và thở ra mùi cừu. ở cửa
hàng, trên ô tô, trong khách sạn đâu cũng thoang thoảng mùi cừu ấm áp. Cừu nấu
cari ngon chẳng khác thịt chó rựa mận Đông Lỗ trứ danh. Lạnh đến không cần tủ
lạnh. Tôi đã đến một nông trang trong thung lũng Đakhan, trước mỗi cổng nhà lều
có cái móc xích treo một con cừu đã mổ sẵn. Mỗi hôm, cầm dao ra xẻo thịt, chặt
khúc xương, đem vào bếp nấu nướng. Cứ nhờ những bữa ăn ả Rập và Mông Cổ thịt
cừu, sữa cừu, nước chè cừu. Trên thế giới này, người chén thịt cừu nhiều lắm
chứ.
Đại hội Hội nhà văn
Mông Cổ. Thong thả, bài diễn văn đọc tại hội trường đã viết và được dịch từ
nhà. Chẳng nhớ hội nghị thế nào, cũng không có gì phải nhớ. Tôi làm hội Hữu
nghị á Phi, đã dạo hầu khắp các nước châu á, châu Phi, đã gặp nhiều ông tên
tuổi bây giờ còn rầm rĩ, tổng thống Ađam Hutxen nước Irắc, nước Syri thì tổng
thống Atxat, Hailê Mariam chủ tịch cuối cùng nước Êtiôpi tiến bộ, chẳng qua
trời sai đi đâu thì đi đấy, nên chưa khi nào đến Tây âu, Bắc Mỹ, Bắc á, chẳng
biết những nước Pháp, nước Mỹ, ở đâu.
Đácsơven đã cho in lại
Dế mèn phiêu lưu ký vào dịp này, có lời tựa tôi viết cho bản in mới. Vợ chồng
anh ấy và con nhỏ, chúng tôi ăn mừng Dế Mèn lại sang Mông Cổ. Ngoài kia, thành
phố nhà tầng và nhà lều vẫn một màu băng trắng long lanh và tuyết lại rơi.
Viên nói:
- Tôi sẽ lấy tiền bản
quyền cho anh. Có ít thôi nhưng ở Ulan Bato không có gì mua hợp đem về Hà Nội.
Tôi lấy ngân phiếu, anh về Bắc Kinh đổi ra nhân dân tệ, ở Bắc Kinh có nhiều
thứ, anh biết rồi.
Viên học và ở Hà Nội
năm năm, đã thạo cả. Viên lo cho tôi còn hơn những cái tôi có thể làm. Đấy, tôi
đã vào bách hoá Ulan Bato, thấy quần bò rẻ quá. Mua một chiếc đem về xem cái
nhãn trong cạp quần, mảnh vải có chữ: Nhãn hiệu Việt Nam Hà Nội.
Tàu rời trong gió tuyết
tơi bời. Xe lửa xuyên Xibêri đến quãng này có hai nhánh, đường trên quanh hồ
Bai Can, được xem mùa đông đóng băng phủ con hồ lớn nhất trái đất. Đường dưới
này chắc chỉ những ai có việc đến Ulan Bato mới đi, bởi mênh mông mịt mù ngày đêm
rừng và đồng hoang. Những khách cùng toa thoạt đầu tôi tưởng người Mông Cổ, áo
dài lót lông cừu, thắt lưng bụng nhụng cả trước mặt sau lưng như cái túi tròn
quanh mình, có thể nhét vào lấy ra cả cái bánh mì, tảng thịt xấy bọc giấy bóng.
Nhưng rồi nghe nói tiếng Trung Quốc, mới nhớ Hoa kiều ở Mông Cổ cũng nhiều. Tôi
cùng buồng với hai người, đoán là vợ chồng.
Những người ra ga tiễn
vác từng bịch lớn cất dưới gầm ghế, bên trên để các túi quần áo, chăn và những
bọc quả táo đỏ. Chúng tôi chuyện với nhau bằng miệng cười và bàn- tay, ngón
tay. Chẳng bao lâu, tôi cũng biết những bịch cất trong gầm ghế là những bao gạo.
Vừa xảy ra trận động
đất nặng nề ở vùng Đường Sơn cách Bắc Kinh có trên trăm cây số, nhiều người sợ
chạy xuống thành phố. Hôm tàu lên Mông Cổ tôi đã thấy khoảng hè đường ngay ở
ngoại ô Bắc Kinh những cái hố đào ngang lòng đất, đắp mái lên chống tuyết-
những hang hốc trợ thời như mùa đông ở các sa mạc Đông Bắc. Các ngả đường khác
thế nào không biết, nhưng gạo và bột mì ở Mông Cổ tải về nhiều. Không biết hàng
lậu hay đi tự do, nhưng dường như có khám xét, mà cũng trễ tràng thôi.
Anh ấy làm hiệu tay nhấc
tôi đứng dậy rồi chỉ xuống nguyên chỗ. Tôi hiểu anh muốn bảo tôi cứ ngồi đấy,
công an và hải quan không khám tôi. Mọi người đều phải ra ngoài cửa. Công an
xem hộ chiếu tôi rồi giơ tay mời tôi vào chỗ cũ, chỗ mà dưới gầm chất những bì
gạo của vợ chồng nhà kia.
Tàu chạy, anh ấy bắt
tay tôi, nói rối rít. Anh xuống toa ăn mua về cả chục cái quẩy. Quẩy trên tàu
ròn nhai gau gáu. Thấy thế đã ngon, lâu rồi ở Hà Nội bán quẩy bột sắn nặn rắn
như hòn cuội.
Địa đầu Mông Cổ, ga
Đường Lạc Đà Chamôuti. Sang Nhị Liên, đã vào đất Trung Quốc. Không được biết ga
này xưa kia yên lành thế nảo, bây giờ chỉ thấy mịt mùng dây thép gai. Xa xa,
nhấp nhô những doanh trại mái tôn, những ụ pháo lạnh lùng không một ý nghĩa.
Vào ga Nhị Liên tàu dừng lại hai giờ. Xuống tàu, mọi người được mời vâo hội
trường mười lăm phút xem phim. Những tranh ảnh và khẩu hiệu chống chủ nghĩa xét
lại và cuốn phim miêu tả bọn xét lại Liên Xô đã làm hại các nhà máy, đường xá
và đồng ruộng Trung Quốc như thế nào. Trong lúc khách xuống sân ga thì hải quan
lên khám các toa.
Hai vợ chồng người láng
giềng và tôi cùng xuống.
Anh không bảo tôi phải
đóng vai ngồi lên chỗ giấu những bao gạo. Trong khi chúng tôi thu gọn hành lý
để xuống, người chồng đưa cho tôi nhìn một phong bì cứng có chữ Kodax, chắc
những cuộn phim. Rồi anh nhét cái phong bì dầy cộm ấy xuống dưới cái gối của
tôi rồi anh chắp hai tay quì xuống vái tôi. Tôi không biết làm thế nào. Những
người hải quan đã nhấp nhô lên bậc thang sắt cửa tàu. Tôi đành bước ra, rồi thế
nào thì thế nào. Có đến một tiếng sau, trở lên tàu, mọi thứ ở chỗ của tôi vẫn
nguyên như cũ. Người chồng cầm lên cái phong bì Kodax dưới gối tôi. Anh chàng
lại cuống quít chạy đi mua quẩy, lần này mua mấy chục cái.
Về Bắc Kinh một đêm một
ngày nữa, nhưng không còn trạm khám.
Tôi chẳng bụng dạ nào
cắn nổi cái quẩy như lúc trước. Tôi đưa tiền, ra hiệu bảo anh ấy đi mua cho tôi
chai bia Sin Tao. ở dưới nhà khách ga, tôi vừa bị ăn một quả đau. Chuyến đi đã
lường sẽ khó khăn, mà không lường hết. Tôi có cái ngân phiếu Viên đưa cho để đổi
ra nhân dân tệ. Tôi nghĩ cẩn thận: đem ngân phiếu nước ngoài về tận Bắc Kinh có
thể bị khó dễ, bởi ở ga Nhị Liên đã có bàn đổi ngoại tệ. Tôi đổi ở đây.
Tôi phải giữ gìn và
đúng luật. Trong quầy đổi tiền, người cán bộ tiếp tôi, nói tiếng Việt như tôi.
Sự ấy không làm cho tôi mừng mà lại chột dạ, như hôm đi gặp người công an nói
tiếng Pháp. Tận cùng trời, vẫn nghe được tiếng mình, tôi vừa lo vừa mừng.
- Tôi có một ngân phiếu
Mông Cổ muốn đổi lấy nhân dân tệ.
Người ấy cầm tờ ngân
phiếu, vào trong. Trên bàn trước mặt tôi có cốc nước đậy nắp, bao Đại Tiền Môn
mới đã bóc sẵn. Tôi ngồi yên, không biết tôi có khát, tôi có muốn hút thuốc
không. Tôi chăm chắm nhìn vào cửa phòng, chiếc màn cánh sáo che khuất.
Không một tiếng động.
Không biết trong ấy có bàn bạc, có gọi điện thoại, tôi chẳng là cái gì mà sao
người ta phải để tâm thế. Khách xem phim, khách xem mua đồ lưu niệm, uống giải
khát đã lục tục lên tàu. Trưởng toa nghiêm túc, cẩn thận, bao giờ cũng đứng
dưới thềm đợi khách lên hết. Tôi cũng bồn chồn, dường như trắc trở thế nào đây.
Người quầy đổi tiền
thong thả trờ ra, tử tốn nhẹ nhàng. Vẫn chỉ một mình như lúc nãy, nhưng không
giấy tờ không bút, không thấy cầm tờ ngân phiếu của tôi.
Thưa đồng chí, chúng
tôi xin lỗi. Chúng tôi đã thôi trao đổi loại ngân phiếu này với Mông Cổ từ một
năm nay. Tôi đã hỏi lại Bắc Kinh. Bắc Kinh xác nhận thế không có ngoại lệ,
không đổi được.
Tôi lặng im rồi nói:
Cho tôi lại tờ ngân
phiếu.
- Chúng tôi xin phép
được giữ.
- Tôi để làm kỷ niệm
thôi.
- Tôi đã được điện của
cơ quan yêu cầu thế.
Người ấy nói tiếng Việt
như tôi, tôi nghe rõ mồn một, không lạc chữ nào, tôi cũng không muốn nói nữa.
Người ta đã bàn ở đâu
rồi, nói lại cũng thế.
Đi qua quầy nước, tôi
muốn uống bia. Nhưng lại sợ trong kia trông thấy, biết mình còn tiền người ta
ra ra khám lấy hết vài đồng trong túi thì từ giờ đến Bắc Kinh phải nhịn đói là
cái chắc.
Tàu chạy ra khỏi ga Nhị
Liên tôi mới uống giải phiền chai Sin Tao nhờ đi mua.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét