Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

TOÀN VĂN BÀI PHÁT BIỂU CỦA TỔNG THỐNG BARACK OBAMA TẠI HÀ NỘI


Xin chào! Xin chào Việt Nam! 
Cảm ơn, cảm ơn rất nhiều. Cám ơn chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho tôi sự đón tiếp nồng hậu và lòng hiếu khách trong chuyến viếng thăm này.

HOA KỲ GỠ BỎ LỆNH CẤM VẬN VŨ KHÍ, NHƯNG KÈM ĐIỀU KỆN NHÂN QUYỀN VỚI CỘNG SẢN VIỆT NAM


Phó Giáo Sư, Tiến Sỹ Nguyễn Văn Đệ - Hiệu Trưởng Đại Học Đồng Tháp Chuyển Tin: Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vừa tuyên bố gỡ bỏ lệnh cấm vũ khí sát thương đối với CSVN, nhưng kèm theo đó sẽ là những yêu cầu nghiêm ngặt về nhân quyền. 

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016

PHÁT HIỆN CÁ CHẾT XẾP LỚP DƯỚI ĐÁY BIỂN Ở QUẢNG BÌNH


Tiến Sỹ NGUYỄN VĂN ĐỆ, Hiệu Trưởng Đại Học Đồng Tháp Chuyển Tin - Ngày 5/5, ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, các mẫu phân tích về cá chết ở các tỉnh Bắc Trung bộ của bộ này đã có kết quả.
Tấm lưới cũ thành “mới” sau khi thả xuống đáy biển của ngư dân Quảng Bình.

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2016

CHUYỆN CÁ CHẾT LÀ DO SỨC ÉP CỦA ÂM THANH, SÓNG VÀ ĐỘNG ĐẤT…

Chuyện xảy ra trong bữa cơm của vợ chồng Hoàng Dương Tùng (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường).
- Dương Tùng (xuýt xoa): "Chà, hôm nay bà nấu ăn ngon quá, nhất là món cá chiên. Cá mua ở đâu mà ngon thế, hả bà?".

ĐẠI HỘI 12 MỘT BƯỚC THỰC HIỆN LỜI HỨA TẠI HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ

Tâm Việt-Trong lúc Đại hội 12 của Đảng CSVN đang diễn ra với những tin đồn mâu thuẫn nhau kịch liệt, ngày 24/1 bỗng có một nguồn tin từ trong nước đưa ra khá giựt gân với nội dung như sau: 
“Vào cuối tuần qua, một hiệp ước mật được Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSVN ký dành cho Nguyễn Tấn Dũng... là miễn TRUY TỐ và cho phép được hạ cánh an toàn, được ở lại Việt Nam.
“Nguyễn Phú Trọng sẽ nắm thêm nửa nhiệm kỳ nữa và sau đó sẽ trao lại cho Nguyễn Sinh Hùng nửa nhiệm kỳ sau. Đây là kết quả do Tập Cận Bình đề nghị và Hoa Nam sắp xếp.
“Chức vụ Thủ Tướng sẽ do Nguyễn Xuân Phúc và chủ tịch nước sẽ là Trần Đại Quang, Nguyễn Thị Kim Ngân làm Chủ Tịch Quốc Hội.”

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016

BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN I - GIẢI PHÓNG - CHƯƠNG I

I   2 A    2 B    3   4   5   6   7   8   9   10   11 12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   KẾT


hông ai có thể đi đến tương lai một cách vững chắc nếu không hiểu trung thực về quá khứ, nhất là một quá khứ mà chúng ta can dự và có phần cộng đồng trách nhiệm.
*****
Published by
OsinBook∘2012
Copyright 2012 by Huy Đức & OsinBook∘2012
ISBN: 978-1-4675-5790-0
Huy Đức & OsinBook∘2012 giữ bản quyền
Thiết kế bìa và trình bày:
Phùng Văn Vinh & Trần Minh Triết
Bản giấy in tại California, USA
ISBN: 978-1-4675-5791-7
Phát hành toàn cầu

BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN I - GIẢI PHÓNG - CHƯƠNG 2 a

I   2 A    2 B    3   4   5   6   7   8   9   10   11 12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   KẾT
Phần I: MIỀN NAM
Chương 2a: CẢI TẠO 


au hai mươi năm chia cắt, lịch sử đã đặt nhiều gia đình miền Nam vào những tình huống vô cùng nghiệt ngã. Có những gia đình trong khi vui mừng đón đứa con “nhảy núi” trở về thì đứa con “nguỵ” đang phấp phỏng nằm chờ trên gác; có những cán bộ cao cấp từ Hà Nội vô mới biết đứa con mà khi tập kết mình để lại đã trở thành “lính nguỵ”. Dù 175 nghìn khẩu súng các loại đã được giao nộp ngay trong mấy ngày đầu tiên sau 30-4, nhưng hơn nửa triệu sỹ quan, binh lính Việt Nam Cộng Hòa tan rã thì vẫn đang nhà ai nấy ở. Tất cả đều căng ra chờ đợi.

BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN I - GIẢI PHÓNG - CHƯƠNG 2b

I   2 A    2 B    3   4   5   6   7   8   9   10   11 12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   KẾT
Phần I: MIỀN NAM
Chương 2b:  CẢI TẠO - TÙ CẢI TẠO

Cho dù ở tù hay cải tạo thì đều là thân phận của những người mất tự do. Nhưng được chuyển từ Đề lao Gia Định hay Chí Hòa ra trại “cải tạo” vẫn là những gì mà những “người tù” thèm khát.
Duyên Anh viết: “Nếu tôi đã phục vụ (trong quân đội) như Thanh Tâm Tuyền, Phan Nhật Nam, Tô Thùy Yên…97, tôi sẽ đóng một khoản tiền ăn mười ngày cho đơn vị tôi trình diện học tập ở trường Gia Long, ở trường Lasan Taberd hay ở cô nhi viện Don Bosco, chẳng hạn. Rồi tôi chờ đợi xe Molotova, xe GMC, xe đò nữa, chở tôi đến trại nào đó ở Long Giao, ở Suối Máu, ở Long Thành. Tôi đi tù với hàng ngàn, hàng vạn bạn bè, tôi không việc gì mà sợ hãi. Ít ra, hai ba năm đầu, bộ đội họ quản lý tôi cũng dễ dãi hơn công an. Tôi đi lại thong thả khắp trại và đêm đêm cửa phòng tôi không bị khóa chặt. Nhưng tôi đã thiếu vinh hạnh làm sĩ quan quân lực Việt Nam  Cộng Hòa, tôi là nhà văn phản động và công an đã đến còng tay tôi, đưa tôi đi một mình”98.

BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN I - GIẢI PHÓNG - CHƯƠNG 3

I   2 A    2 B    3   4   5   6   7   8   9   10   11 12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   KẾT
Phần I: MIỀN NAM
Chương 3: ĐÁNH TƯ SẢN
 au khi hàng trăm ngàn binh lính đã được “học tập”, đã nhận thấy “tội lỗi” của mình, còn các sỹ quan thì đã bị giữ trong các trại cải tạo, Sài Gòn lại náo động bởi chiến dịch đánh tư sản mại bản. Theo nhận thức của những người cộng sản, đánh đổ giai cấp tư sản là bước đi tất yếu, là nhiệm vụ của “cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân”. Chưa đầy ba năm sau khi chủ nghĩa xã hội được áp dụng ở miền Nam, các nhà doanh nghiệp, với tên gọi mới là “tư sản”, đã phải trải qua hai lần bị “đánh”.

BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN I - GIẢI PHÓNG - CHƯƠNG 4

I   2 A    2 B    3   4   5   6   7   8   9   10   11 12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   KẾT

Phần I: MIỀN NAM

Chương 4: NẠN KIỀU

  ăm 1978, Hà Nội phát hiện Bắc Kinh hậu thuẫn cho Pol Pot quấy phá biên giới Tây Nam. Hơn một triệu người Hoa ở Việt Nam đã trở thành mối lo “con ngựa thành Troy” cho một cuộc chiến tranh khi ấy được tin là không tránh khỏi. Ba “phương án” đưa người Hoa ra khỏi Việt Nam đã được triển khai. Bắc Kinh tố cáo Việt Nam gây ra vụ “nạn Kiều”. Việt Nam tố cáo Bắc Kinh “kích động”. Ở giữa “hai làn đạn”, cộng đồng người Hoa ở Việt Nam đã phải trải qua cơn biến động không kể hết đau thương.

BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN I - GIẢI PHÓNG - CHƯƠNG 5

I   2 A    2 B    3   4   5   6   7   8   9   10   11 12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   KẾT

Phần I: MIỀN NAM

Chương 5: CHIẾN TRANH


 ặc dù từ giữa năm 1977, Pol Pot bắt đầu được nói tới như những bóng ma áo đen, đêm đêm cầm dao quắm lẻn sang giết chóc dọc biên giới Tây Nam, nhưng người dân Việt Nam vẫn sững sờ khi ngày 25-1-1978, tình trạng chiến tranh được Chính phủ công khai thừa nhận. Kể từ khi Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập, đất nước trải qua ba mươi năm chiến tranh liên tiếp chiến tranh. Chưa kịp hưởng một ngày thực sự yên vui, trai tráng lại phải khoác lên vai cây súng, lần này là đánh nhau với những “người anh em” Cộng sản.

BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN I - GIẢI PHÓNG - CHƯƠNG 6

I   2 A    2 B    3   4   5   6   7   8   9   10   11 12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   KẾT   
Phần I: Miền Nam

Chương 6: VƯỢT BIÊN


gày 7-8-1987, khi Trần Minh Triết292 lên thuyền, anh kể: “Tôi thấy chuyến vượt biên còn có hai thầy giáo và hai người bạn học cùng lớp của mình”. Những năm ấy, người dân miền Nam nói: “Nếu cây cột đèn mà biết đi chắc nó cũng đã bứng đất mà đi mất”. Nếu như những gì xảy ra trong các trại cải tạo có thể được giữ kín, thì vượt biên lại là vấn đề gây chú ý ngay sau khi có các thuyền nhân tới được vùng biển quốc tế. Những chiếc thuyền đánh cá nhỏ nhoi chở hàng trăm người đối chọi với sóng dữ, với cướp biển, với sự thờ ơ của các quốc gia lân bang đã gây rúng động dư luận.

BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN I - GIẢI PHÓNG - CHƯƠNG 7

I   2 A    2 B    3   4   5   6   7   8   9   10   11 12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   KẾT
Chương 7: “GIẢI PHÓNG”
  hiều người Việt đã cầm súng với niềm tin họ chiến đấu là để giải phóng miền Nam. Trong suốt nhiều thập niên, truyền thông nhà nước đã lặp đi lặp lại điều này như là chân lý. “Giải phóng” là cách nói để mô tả sự kiện kết thúc vào ngày 30-4-1975. “Giải phóng” là từ không chỉ được dùng bởi những người đi từ trong các chiến khu mà còn được nói như một phản xạ tự nhiên của không ít người dân. Có hàng triệu người đã bỏ nước ra đi, nhưng hàng chục triệu người miền Nam vẫn chọn con đường ở lại, rồi chính họ sẽ có những trải nghiệm đáng nhớ về “giải phóng”.

BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN I - GIẢI PHÓNG - CHƯƠNG 8

I   2 A    2 B    3   4   5   6   7   8   9   10   11 12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   KẾT

Phần II: Thời Lê Duẩn 

Chương 8: THỐNG NHẤT

on gái ông Lê Duẩn, bà Lê Thị Muội, viết: “Gần trưa [30-4] tôi hay tin là ta đã chiếm Dinh Độc Lập… Tôi hấp tấp ra khỏi Viện Di truyền, phóng xe máy về nhà vàlao thẳng vào phòng ba tôi. Ở đấy, một mình ba tôi đang ngồi lặng lẽ… Người ngước mắt cười với tôi, rồi nước mắt bỗng trào ra… Đột nhiên, tôi thấy thời gian nhưngưng lại và ánh sáng trong căn phòng cũng không còn là thứ ánh sáng thông thường của trời đất nữa”382. Nếu như ngày 19-1-1974, Quần đảo Hoàng Sa không bị Trung Quốc chiếm đi, thì Việt Nam dưới thời ông Lê Duẩn đã bao gồm những gì mà Hoàng đế Gia Long mở mang và thâu tóm được. Thống nhất giang sơn đã khó nhưng còn khó hơn khi thống nhất lòng người. Nếu “thời gian ngưng lại” ở thời điểm 30-4-1975, lịch sử chắc chắn sẽ có một cách nhìn khác về vai trò Lê Duẩn.

BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN I - GIẢI PHÓNG - CHƯƠNG 9

I   2 A    2 B    3   4   5   6   7   8   9   10   11 12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   KẾT
Chương 9: XÉ RÀO
    í thư Thành ủy Võ Văn Kiệt từng nói trước Hội đồng Nhân dân: “Khác với tất cả các xã hội có giai cấp trước đây, nhà nước xã hội chủ nghĩa chịu trách nhiệm đầy đủ đối với đời sống của nhân dân, vì vậy nhà nước phải nắm toàn bộ khâu lưu thông phân phối, đặc biệt là những nhu cầu thiết yếu đối với đời sống, liên quan đến bữa ăn hàng ngày của nhân dân lao động”452. Chỉ mấy năm sau, những người như ông Kiệt nhận ra chính tham vọng tốt đẹp đó đã như những bức tường, những hàng rào, giam hãm sự năng động của toàn xã hội. Những nỗ lực “đục thủng” cơ chế “tập trung quan liêu bao cấp” đó về sau sẽ được gọi là “xé rào”.