Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

ĐÁNH GIÁ LẠI VỀ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM: CÁI NHÌN KHÁC VỀ MIỀN NAM

Vẫn nằm trong loạt bài đánh giá về nhân vật Ngô Đình Diệm nhân 45 năm ngày xảy ra cuộc đảo chính tháng 11.1963, xin giới thiệu với quý vị bài viết của tiến sĩ Kathryn Statler, Phó Giáo sư Khoa Lịch sử, Đại học San Diego, Hoa Kỳ.

Trong cuốn sách của tôi, Thay thế Pháp: Nguồn gốc của sự can thiệp của Mỹ ở Việt Nam, tôi đánh giá cách người Mỹ thay Pháp ở miền Nam sau Hội nghị Geneva 1954.

#Kathryn C. Statler
Hiệp định Geneva đã tạm tái lập hòa bình giữa lực lượng của Hồ Chí Minh và Pháp, và chia đôi Việt Nam ở vĩ tuyến 17. 

Các lãnh đạo Pháp tin rằng họ sẽ duy trì ảnh hưởng ở Nam Việt Nam, nhưng không được khi người Mỹ bắt đầu chiếm các vị trí trước đây nằm trong tay Pháp. 

Khôn hơn người ta tưởng

Có lẽ yếu tố quan trọng nhất định hình sự chuyển đổi ảnh hưởng từ Pháp sang Mỹ chính là Diệm. Sau khi đã loại bỏ được ảnh hưởng của Pháp ở miền Nam, ông lại xoay sang mục tiêu tìm kiếm độc lập trước người Mỹ. 

Các quan chức Mỹ ủng hộ Diệm sau Geneva vì họ bị thu hút bởi nhãn hiệu chống tham nhũng, chống cộng, thân phương Tây, Thiên Chúa giáo. Nhưng hóa ra Diệm, một cách có hệ thống, đã phá ngang các yêu cầu của Mỹ ở miền Nam, tuyên bố ông là một lãnh đạo Á châu tự chủ. 

Lúc Diệm trở thành Thủ tướng, cả đồng minh lẫn kẻ thù đều nghĩ Diệm là một người có đạo đức, nguyên tắc, trung thực nhưng không khôn lắm về chính trị. 

CHỦ NGHĨA NHÂN VỊ: CON ĐƯỜNG MỚI, CON ĐƯỜNG CỦA TIẾN BỘ

Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Tấn

Viết cho ngày giỗ 2007 
Ông Ngô-Đình-Diệm đã đi vào lịch-sử Việt-nam với tư-cách là vị Tổng-Thống dân-cử đầu-tiên của nền Đệ-Nhất Cộng-Hòa.  Một nhà lãnh đạo với một viễn-kiến rõ rệt và độc-đáo về một mô-hình phát-triển xã-hội Việt-nam thời hậu thuộc-địa.  Trong một bài điểm sách, Giáo-sư Sử-gia Edward Miller viết: 
“Ngô Đình Diệm là một người có hoài bão.  Với tư cách là người lãnh đạo miền Nam từ 1954 đến 1963, Diệm mong muốn trở thành nhà lãnh đạo hàng đầu trong việc xây dựng chính quyền quốc-gia, Ông cương quyết tìm ra một đường lối khác biệt với con đường mà Hồ Chí minh và Đảng Cộng-Sản Việt-nam đang theo đuổi.”  (2003) 
Và Sử gia Henry Fairbanks đã tóm tắt sự thật lịch sử này bằng lời lẽ khách quan, trong một bài báo tưạ đề “The Enigma of Ngô Đình Diệm”, được đăng trong tờ Commonweal, như sau:

LỜI TUYÊN BỐ CỦA CHÍ SỸ NGÔ ĐÌNH DIỆM NGÀY 16 THÁNG 6 NĂM 1946

Tổng Thống Ngô Đình Diệm Và Cựu Hoàng Bảo Đại
Mấy lúc gần đây, người ta hay nhắc tên tôi trong những thông cáo, trong những buổi truyền thanh hay trên mặt báo chí: người ta bàn đến sự tổ chức một chính phủ Ngô Đình Diệm, và rồi người ta cũng tuyên bố hoãn lại. Người ta còn nêu ra lý nọ lý kia phần nhiều là bịa đặt do những bộ óc giàu tưởng tượng.


Những người có thiện cảm với tôi cũng như những người có ác cảm, đã bàn tán mông lung về thái độ của tôi. Muốn tránh những hiểu lầm; tôi tưởng nên nói tóm lại ba điểm sau đây, mong rằng những ý kiến nêu ra có thể đem lại đôi chút êm dịu trong lòng người, và góp sức vào việc tạo nên một nền tảng vững chắc, ngõ hầu những đồng bào có tâm huyết có thể dùng để hoàn thành công cuộc tranh thủ độc lập cho Tổ quốc và đem lại thuận hoà giữa quốc dân.

CHÍN NĂM BÊN CẠNH TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM

Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Vua Thái Lan
Mạn đàm với cựu Đổng Lý Quách Tòng Đức
Tuy là bạn tâm giao với người viết từ lâu, ông Quách Tòng Đức luôn luôn tỏ ra dè dặt và thận trọng khi nhắc đến những năm dài làm Đổng Lý Văn Phòng cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm, vị lãnh tụ khai sáng nền Đệ Nhứt Cộng Hoà Việt Nam. Sau chính biến 1.11.1963, ông Đức trở lại ngành Tư Pháp và được thăng trật Chủ Tịch Tham Chính Viện năm 1969. Tháng 4.1975, Sàigòn thất thủ, ông và gia đình xin tị nạn chánh trị tại Paris. Chánh phủ Pháp tuyển dụng ông vào Phòng Tố Tụng Tổng Quát của thị xã Paris, thời thị trưởng Jacques Chirac. Ông về hưu đầu năm 1984. Nay 89 tuổi, trí tuệ còn minh mẩn tuy sức khỏe không tốt như trước. Gần đây, trong những lần gặp nhau lại ở Pháp cũng như qua nhiều cuộc điện đàm có ghi âm, ông Đức đã chịu thố lộ với người viết nhiều điều liên hệ đến giai đoạn chín năm phục vụ vị nguyên thủ quốc gia bị sát hại năm 1963.

Lần đầu gặp Chí Sĩ Ngô Đình Diệm

VỀ MỘT BÀI THƠ CỤ PHAN BỘI CHÂU TẶNG ÔNG NGÔ DÌNH DIỆM

Gần đây, một vài vị khán giả của đài truyền hình STBN có liên lạc với người viết để hỏi thăm thêm về một bài thơ của cụ Phan Bội Châu tặng cho ông Ngô Đình Diệm vào năm 1933 mà họ đã nghe được trong một buổi nói chuyện giữa người viết và ký giả Tường Thắng, người phụ trách Chương Trình Lịch Sử Cận Đại trên đài truyền hình STBN, hồi mấy tháng về trước.

Người viết xin mượn bài viết này để trả lời cho câu hỏi đó.

Trong số những nhà cách mạng chống lại thực dân Pháp trong lịch sử Việt Nam thời đầu thế kỷ thứ 20, có hai người cùng họ Phan được toàn dân xem như là hai nhà cách mạng vĩ đại nhất, đó là cụ Phan Sào Nam tức là Phan Bội Châu và cụ Phan Tây Hồ tức là Phan Chu Trinh. Cụ Phan Chu Trinh từ trần tại Sài Gòn vào năm 1926 và Cụ Phan Bội Châu từ trần vào năm 1940, sau hơn 15 năm bị quản thúc tại Bến Ngự, Huế.

VONG THƯ TỪ QUẦN ĐẢO HOÀNG SA

Lời Tác Giả:  Luật Biển VN được Quốc Hội nước CHXHCN VN thông qua ngày 21/6/2012 đã thừa nhận quần đảo Hoàng Sa là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam. Vậy có nghĩa là, những ai đã hi sinh trong các cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa trước giặc ngoại xâm đều là những Liệt Sĩ hi sinh vì Tổ Quốc. Thế tại sao, 74 người lính VNCH hi sinh trong Hải Chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974, mới cách đây 39 năm thôi mà chưa được nhà nước Việt Nam hay một cấp chính quyền địa phương nào công nhận họ là những Liệt Sĩ? Phải chăng, việc hi sinh của thiếu tá Ngụy Văn Thà và 73 đồng đội của anh đã đi ngược lại ý nguyện của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng và chủ tịch Hồ Chí Minh đã được thể hiện trong bức công hàm gửi chính phủ Trung Quốc ngày 14/9/1958, nên nhà nước CHXHCN Việt Nam không dám chấp nhận?


Nhân ngày Hoàng Sa, 19/1/2013, kính xin gửi tới quí vị độc giả gần xa. 

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

LỜI THƯƠNG TỪ BÀ QUẢ PHỤ NGỤY VĂN THÀ


Lời Tác Giả:  Chỉ còn đúng một ngày nữa là tròn 39 năm ngày Hoàng Sa bị quân xâm lược Trung Quốc cưỡng chiếm. Ngày 19/1/1974 đó đã được đánh dấu bằng một trận Hải Chiến Hoàng Sa oanh liệt giữa Hải Quân VNCH với quân Trung Quốc xâm lược. Do phía Trung Quốc có lực lượng đông, chuẩn bị kĩ lại được Hoa Kỳ bật đèn xanh và Miền Bắc làm ngơ, nên Hải Quân VNCH đã thất bại! Nhưng tấm gương chiến đấu dũng cảm và xả thân vì Tổ Quốc của các chiến sĩ ta thì muôn đời sau sẽ được lịch sử ghi danh.

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

XIN ĐỪNG LÃNG QUÊN NGƯỜI TÙ BẤT KHUẤT XUYÊN THẾ KỶ TRẦN TƯ


Tù Nhân Chính Trị Trần Tư tại nhà tù nhỏ BA SAO
Nguyễn Thu Trâm - Xuân lại về, một mùa đoàn viên nữa lại về trên quê hương Việt Nam. Dù tất bật mưu sinh trên khắp mọi miền của đất nước, dù cơm vẫn chưa đủ no, áo vẫn chưa đủ lành, nhưng Xuân về Tết đến mọi người Việt Nam đều trở lại quê nhà để sum họp với gia đình để vui Xuân, đón Tết, để tống cựu, nghênh tân, để tiễn đưa những buồn đau, những đen đủi những bất hạnh của năm cũ và đón nhận những niềm vui, những phước hạnh và những điều an lành trong năm mới. Xuân về, Tết đến cũng là dịp để người ta dành cho nhau những lời chúc tụng tốt đẹp cùng những ước vọng cho một năm mới, ấm no hơn, hạnh phúc hơn, tự do hơn, dân chủ hơn và nhân quyền hơn. Vì vậy, dù trong hoàn cảnh nào đi nữa thì những ngày Xuân ở quê nhà cũng ấm cúng hơn gấp vạn lần so với những ngày Tết đến, Xuân về nơi khám lạnh của những người đã dấn thân vì nền tự do, dân chủ nhân quyền cho quê hướng đất nước và vì quyền sống, quyền làm người của 90 triệu đồng bào mà phải lụy vòng lao lý.

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

MẬU THÂN 1968: KẺ ĐỒ TỂ VÀ NHÂN CHỨNG SỐNG


Vũ Thế Phan (Danlambao) - Lời người đăng: Tôi không là người Huế cũng chẳng quen biết anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường và Hoàng Phủ Ngọc Phan, nhưng qua những tài liệu tôi sưu tầm được về họ trong sự kiện Mậu Thân 1968 ở Huế và sau khi đối chiếu, tôi nghĩ phải cho đăng bài này chỉ để chứng minh cùng cư dân mạng rằng hai anh em nhà Hoàng Phủ là hai tay bất nhất, nói láo. Dám làm mà không dám chịu: công thì đã lãnh, tội thì vẫn chối quanh! Nếu họ có oán tôi thì tôi xin chịu, nhưng họ nên oán Internet thì đúng hơn! 

ĐỪNG KHOE TÔI... HÃY CHỤP DÙNG TÔI...

Đừng khoe tôi, hỡi người bạn tài hoa,
Những tấm ảnh mang ra từ địa ngục,
Nơi bạn mới về rong chơi hạnh phúc,
Dù bao người vẫn tủi nhục xót xa.
Đừng khoe tôi hình ảnh một quê nhà,
Mà bạn nghĩ đang trên đà “đổi mới”,
Những thành thị xưa hiền như bông bưởi,
Nay bỗng dưng rã rượi nét giang hồ. 
 
Đừng khoe tôi những cảnh tượng xô bồ,
Những trụy lạc giờ vô phương cứu chữa.
Đất nước đã từ lâu không khói lửa,
Sao rạc rài hơn cả thuở chiến chinh.
Đừng khoe tôi những yến tiệc linh đình,
Những phố xá ngập phồn vinh giả tạo,
Nơi thiểu số tung tiền như xác pháo,
Khi dân nghèo không muỗng cháo cầm hơi.
Đừng khoe tôi cảnh tụ họp ăn chơi,
Của những kẻ đã một thời chui nhủi,

Bỏ tất cả, trong đêm dài thui thủi,
Ngược xuôi tìm đường xăm xúi vượt biên.
Đừng khoe tôi những con phố “bưng biền”,
Những quảng cáo, những mặt tiền nham nhở,
Những khách sạn ánh đèn màu rực rỡ,
Trơ trẽn bày, dụ dỗ khách phương xa.
Đừng khoe tôi chốn thờ phượng nguy nga,
Những dinh thự xa hoa nằm choán ngõ,
Những màu sắc lam, vàng, đen, tím, đỏ,
Đang uốn mình theo gió đón hương bay.
Đừng khoe tôi ảnh Hà Nội hôm nay,
Thành phố đã chết từ ngày tháng đó,
Khi bị ép khoác lên màu cờ đỏ,
Khi triệu người phải trốn bỏ vô Nam.
Đừng khoe tôi những cảnh tượng giàu sang,
Đã được bạn tóm càn vô ống kính,
Những hình ảnh mà kẻ thù toan tính,
Muốn tung ra để cố phỉnh gạt người.

o O o

Bạn thân ơi, sao không chụp giùm tôi,
Nỗi thống khổ của triệu người dân Việt,
Nửa thế kỷ trong ngục tù rên xiết,
Oán hờn kia dẫu chết chẳng hề tan
Bỏ tất cả, trong đêm dài thui thủi,
Ngược xuôi tìm đường xăm xúi vượt biên.
Đừng khoe tôi những con phố “bưng biền”,
Những quảng cáo, những mặt tiền nham nhở,
Những khách sạn ánh đèn màu rực rỡ,
Trơ trẽn bày, dụ dỗ khách phương xa.
Đừng khoe tôi chốn thờ phượng nguy nga,
Những dinh thự xa hoa nằm choán ngõ,
Những màu sắc lam, vàng, đen, tím, đỏ,
Đang uốn mình theo gió đón hương bay.
Đừng khoe tôi ảnh Hà Nội hôm nay,
Thành phố đã chết từ ngày tháng đó,
Khi bị ép khoác lên màu cờ đỏ,
Khi triệu người phải trốn bỏ vô Nam.
Đừng khoe tôi những cảnh tượng giàu sang,
Đã được bạn tóm càn vô ống kính,
Những hình ảnh mà kẻ thù toan tính,
Muốn tung ra để cố phỉnh gạt người.

o O o

Bạn thân ơi, sao không chụp giùm tôi,
Nỗi thống khổ của triệu người dân Việt,
Nửa thế kỷ trong ngục tù rên xiết,
Oán hờn kia dẫu chết chẳng hề tan
Chụp giùm tôi đàn thiếu nữ Việt nam,
Thân trần trụi xếp hàng chờ được lựa,
Hay bầy trẻ mặt chưa phai mùi sữa,
Bị bán làm nô lệ ở phương xa.
Chụp giùm tôi đôi mắt mẹ, mắt cha,
Mà suối lệ chỉ còn là máu đỏ,
Khóc con cháu ra đi từ năm đó,
Biển dập vùi, đà tách ngõ u minh.
Chụp giùm tôi số phận những thương binh,
Đã vì nước quên mình trên chiến trận,
Mà giờ đây ôm hận,
Tấm thân tàn lận đận giữa phong ba.
Chụp giùm tôi hình ảnh những cụ già,
Bọn đầu nậu gom ra đường hành khất,
Để đêm đến, nộp hết tiền góp nhặt,
Đổi chén cơm dầm nước mắt nuôi thân.
Chụp giùm tôi xác chết những ngư dân,
Bị Tàu giết bao lần trên biển rộng,
Hay những chiếc quan tài chưa kịp đóng,
Chở cha, anh lao động Mã Lai về.
Chụp giùm tôi thảm cảnh những dân quê,
Chịu đánh đập chán chê dù vô tội,
Hay cảnh những anh hùng không uốn gối
Gánh đọa đày trong ngục tối bao la.
Chụp giùm tôi mốc biên giới Việt Hoa,
Lấn vào đất của ông cha để lại,
Hay lãnh thổ cao nguyên còn hoang dại,
Lũ sài lang hèn nhát lạy dâng Tàu.
Chụp giùm tôi những nghĩa địa buồn đau,
Chúng tàn phá, chẳng còn đâu bia mộ.
Kẻ sống sót đã đành cam chịu khổ,
Người chết sao cũng khốn khó trăm đường.

o O o

Hãy chụp giùm tôi hết những tang thương,
Hình ảnh thật một quê hương bất hạnh,
Nơi mà bạn, xưa đêm trường gió lạnh,
Đã căm hờn quyết mạnh dạn ra khơi.
Chiếc thuyền con, ca nước lã cầm hơi,
Mạng sống nhỏ đem phơi đầu sóng dữ.
Rồi tha phương lữ thứ,
Tháng năm dài, quá khứ cũng dần phai.
Lòng người chóng nguôi ngoai,
Tháng Tư đến, có mấy ai còn nhớ!

Trần Văn Lương

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013

BẢY ĐẠI TRIẾT GIA THỜI CHU - TẤN: VII. HÀN PHI TỬ


VII. Hàn Phi Tử
280 – 233 trước Công Nguyên

1. SƠ YẾU CUỘC ĐỜI.

Hàn Phi, phỏng chừng sinh vào năm 280 trước CN. vốn thuộc dòng dõi quý tộc nước Hàn, tuy có theo hợc đạo Nho dưới môn Tuân Tử cùng Lý Tư, nhưng lại có tư tưởng khác biệt với thầy. Tuân Tử chú trọng về việc giáo hóa Lễ Nghĩa, còn Hàn Phi cùng Lý Tư thì nặng về pháp chế và quyền thuật, đi theo con đường hoàn toàn trái ngược với đạo Nho. Hàn Phi từng bảo: "Ngô ái ngô sư, ngô bưu ái chân lý". (Ta mến thầy ta, nhưng ta càng chuộng chân lý hơn). Hàn Phi viết rất nhiều sách, và đã nhiều lần dâng kiến nghị lên vua Hàn, nhưng chẳng được trọng dụng. Khi tác phẩm của Hàn Phi truyền sang nước Tần, lúc vua Tần đọc tới hai thiên "Cô phẩn" và "Ngũ xuẩn", thấy rất hạp với ý tưởng của mình, đã thán phục rằng: "Chao ôi, nếu trẫm mà có duyên gặp được người này, thì có chết cũng chẳng còn ân hận ".

BẢY ĐẠI TRIẾT GIA THỜI CHU - TẦN: VI. MẶC TỬ

VI. Mặc Tử
Khoảng 479 – 381 trước Công Nguyên

1. SƠ YẾU CUỘC ĐỜI.

Mặc Tử tên Địch, người nước Lỗ. Cho đến nay, vẫn chưa xác định được năm sanh và năm mất, chỉ biết khoảng chừng vào thời sau Khổng Tử, trước Mạnh Tử. Ban đầu có theo học đạo Nho, nhưng về sau cho rằng, "Nhân nghĩa" của nhà Nho gần như lẩm cẩm, "Lễ nhạc" của nhà Nho quá ư phiền toái, nên tự khởi xướng ra học thuyết mới, nặng về công lợi và giá trì thực dụng. 

BẢY ĐẠI TRIẾT GIA TRUNG QUỐC THỜI CHU - TẦN: V. TUÂN TỬ

V. Tuân Tử

 298 – 238 trước Công Nguyên

 1. SƠ YẾU CUỘC ĐỜI.

 Tuân Tử tên Huống , tự Khanh, cũng tự Tôn Khanh. Đời Hán đặt tên sách của Tuân Tử là "Tôn Khanh Tử", sang thời Đường mới đổi lại xưng hô "Tuân Tử". Tuân Tử người nước Triệu, sanh vào năm nào không được rõ, chỉ biết "Niên giám Tuân Tử", bắt đầu ghi chép sự tích của Người từ năm Triệu Huệ Văn Vương nguyên niên, tức 298 tr. KN. TL và mất vào năm thứ 25 Sở Khảo Liệt Vương, tức 238 tr. CN. Đại để là, trước 40 tuổi, Tuân Tử chuyên tâm về việc trau dồi học vấn, khoảng trước sau 50 tuổi đi du hành qua các nước, từ 60 tuổi trở đi, những năm đầu làm huyện lệnh Lan Lăng của nước Sở, những năm sau thì mở lớp dạy học, y như Khổng Tử, Mạnh Tử thuở trước. Đúng vào năm 50 tuổi, Tuân Tử đến nước Tề. Tuy được người Tề hết sức kính nể, đã trước sau ba lần cử làm "Tế tửu , một danh hiệu vinh dự trong buổi "quốc yến", nhưng rốt cuộc chẳng được trọng dụng. Sau khi rời Tề sang Tần, Tuân Tử được gặp tể tướng Phạm Tuy. Lúc đó Tần là một cường quốc, thường ỷ thế mạnh đe dọa chư hầu. Phạm Tuy hỏi cảm nghĩ của khách ra sao, đối với Tần. Đáp lại câu hỏi đó, trước hết, Tuân Tử ca ngợi Tần là một nước có tập tục tốt, núi non đẹp, hơn nữa là, quan lại dốc lòng vì dân, triều đình làm việc mau mắn. Nhưng tiếp theo thì vuốt mặt chẳng nể mũi, thẳng lời phê bình nước Tần hãy còn khiếm khuyết đạo Nho. Chiếu theo tiêu chuẩn của Tuân Tử thì, thiếu đạo Nho tức là thiếu Lễ nghĩa, mà lễ nghĩa là linh hồn của quốc gia. Tuân Tử khen điều hay, chê điều dở của Tần một cách thẳng thắn, chẳng ngại mếch lòng ai như vậy là thái độ nhận chân nghiêm túc, phải là phải, trái là trái của con người Nho học. Song cũng vì thế, nên Tuân Tử đã thiếu dịp may thi thố tài đức, thực hiện lý tưởng chính trị của mình, đành phải trở về cố quốc. Ở Triệu là nơi nước nhà, Tuân Tử từng biện luận phép dụng binh với Lâm Vũ Quân, trước mặt Triệu Hiếu Thành Vương. Lâm Vũ Quân dựa vào nguyên tắc "xuất kỳ bất ý, công kỳ bất bị" của Tôn Tử binh pháp, cho ràng kẻ dùng binh giỏi, bao giờ cũng "quyền mưu thế lợi " và "công đoạt biến trá", nghĩa là không từ bỏ bất cứ thủ đoạn gian trá nào. Ngược lại, Tuân Tử có quan điểm khác hẳn, Người nhấn mạnh kẻ giỏi về quân sự là biết "thiện phụ dân", tức là dựa vào sức mạnh của dân một cách hiệu quả. Tuân Tử cho rằng, được dân ủng hộ mới nắm chắc phần thắng, cho nên "thiện phụ dân", là cái vốn quý nhất của người điều khiển chiến tranh.

BẢY ĐẠI TRIẾT GIA TRUNG QUỐC THỜI CHU- TẦN: IV. TRANG TỬ

IV. Trang Tử
1.     SƠ YẾU CUỘC ĐỜI.
 Trang Tử tên Chu, người nước Tống gần như cùng thời với Mạnh Tử, nhưng vì là một "ẩn giả", cho nên đời sau chẳng được rõ làm về thân thế cùng đời tư của Trang Tử. Tuy nhiên, trong giới trí thức Trung Quốc, xưa cũng như nay, ít có ai lại chẳng biết đến Trang Tử, bởi Người đã có trước tác để lại trên trăm ngàn lời, trong đó có rất nhiều truyện ngụ ngôn, liên quan tới đời sống bản thân của Trang Tử. Dù cho những truyện đó có thật hay giả tạo, cũng đã dựng lên một hình bóng Trang Tử sống động trong lòng người, lưu truyền trên lịch sử Trung Quốc hơn hai ngàn năm nay. Thật ra phần đông người Trung Hoa vẫn chưa rõ lắm về triết lý nhân sinh của Trang Tử, nhưng ai nấy đều thích nghe truyện Trang Tử. Từ đó, người ta cũng đã hiểu được phần nào, Trang Tử là một con người ra sao. 

BẢY ĐẠI TRIẾT GIA TRUNG QUỐC THỜI CHU - TẦN: III. MẠNH TỬ

III. Mạnh Tử
372 – 289 trước Công Nguyên 

1. SƠ YẾU CUỘC ĐỜI

Mạnh Tử họ Mạnh tên Kha, tự Tử Dư, sanh vào năm thứ tư Chu liệt Vương, 372 tr. CN. Sau 107 năm, tính từ khi Khổng Tử qua đời. Người ta được biết về thân thế của Mạnh Tử, có phần ít hơn Khổng Tử, nhất là chẳng ai được rõ đời sống thời thơ ấu của Người ra sao. Tục truyền về truyện "Mạnh mẫu (mẹ thân sanh Mạnh Tử) tam thiên". (Để chọn láng giềng tốt cho Mạnh Tử, bà mẹ đã phải dời chỗ ở những ba lần), theo kết quả khảo cứu, thì chẳng có sự thật đó.

BẢY ĐẠI TRIẾT GIA TRUNG QUỐC THỜI CHU - TẦN: II. LÃO TỬ

II. Lão Tử
570 trước Công Nguyên 

1. SƠ YẾU CUỘC ĐỜI 

Lão Tử họ Lý, tên Nhĩ, tự Bá Dương, người Khổ huyện, nước Sở, sinh vào đầu năm Chu Linh Vương, khoảng 570 tr. CN tuy cùng thời với Khổng Tử, nhưng lớn hơn mười chín tuổi. Một việc mà người đời sau hay nhắc tới, là có lần Khổng Tử thỉnh giáo cùng Lão Tử. Cứ theo sách cổ ghi lại, thì nội dung cuộc hội đàm đó như sau (dịch theo ý chính cổ văn Hán): 

BẢY ĐẠI TRIẾT GIA TRUNG QUỐC ĐỜI CHU - TẦN: I KHỔNG TỬ

I KHỔNG TỬ

551 – 479 trước Công Nguyên 

1 . SƠ YẾU CUỘC ĐỜI 

Khổng Tử họ Khổng tên Khâu, tự Trọng Ni nguyên quán ở Làng Xương Bình, nước Lỗ đời Chu. Nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông. Cha tên Hột, là một lực sĩ trứ danh đương thời. Có lần nước Tề tiến công nước Lỗ, quân Lỗ bị vây. Vào đêm, Khổng Hột chỉ huy 300 dũng sĩ phá được vòng vây, cứu thoát quan Đại Phu là Tạng Hột. Sau đó, cưới bà Nhan Thị, thân sinh Khổng Tử.

Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2013

BA MƯƠI TRIẾT GIA TÂY PHƯƠNG

1. Socrates (469-399 TCN)
Triết gia Hi Lạp. Người thành Athens.

Socrates được xem là người khai mở thời kỳ thứ hai của triết học Hi Lạp và bắt đầu triết học Tây phương từ gần 25 thế kỷ nay. Có người so sánh ông với Khổng Tử, vị vạn thế sư biểu á đông.

QUẺ SƠN THỦY MÔNG



4. Quẻ Sơn Thủy Mông

Quẻ số 3 là Truân, lúc vạn vật mới sinh. Lúc đó vạn vật còn non yếu, mù mờ, cho nên quẻ 4 này là Mông. Mông có hai nghĩa: non yếu và mù mờ 


Thoán từ :
蒙: 亨, 匪我 求 童 蒙, 童 蒙 求 我 . 
初 筮 告, 再 三 瀆, 瀆 則 不 告 .利 貞 . 
Mông: Hanh, Phỉ ngã cầu đồng mông, đồng mông cầu ngã.
Sơ phệ cáo, tái tam độc, độc tắc bất cáo. Lợi trinh.
Dịch: trẻ thơ được hanh thông. Không phải ta tìm trẻ thơ mà trẻ thơ tìm ta. Hỏi (bói) một lần thì bảo cho, hỏi hai ba lần thì là nhàm, nhàm thì không bảo. Hợp với đạo chính thì lợi (thành công).

QUẺ THỦY LÔI TRUÂN

Quẻ Thủy Lôi Truân

3. Quẻ Thủy Lôi Truân


Theo Tự quái truyện thì sở dĩ sau hai quẻ Càn, Khôn tới quẻ Truân là vì có trời đất rồi vạn vật tất sinh sôi nảy nở đầy khắp, mà lúc sinh sôi đó là lúc khó khăn. 

Chữ Truân [屯] có cả hai nghĩa đó: đầy và khó khăn 
屯 : 元, 亨, 利, 貞, 勿 用 有 攸 往, 利 建 侯 . 

Truân: Nguyên, hanh, lợi , trinh, vật dụng hữu du vãng, lợi kiến hầu. 

Dịch: Gặp lúc gian truân, có thể hanh thông lắm (nguyên hanh), nếu giữ vững điều chính (trái với tà) và đừng tiến vội, mà tìm bậc hiền thần giúp mình (kiến hầu là đề cử một người giỏi lên tước hầu). 

QUẺ THUẦN KHÔN



2. Quẻ Thuần Khôn

坤 : 元, 亨, 利, 牝 馬 之 貞 . 君 子 有 攸 往 . 先 迷 後 得. 主 利 . 西 南 得 朋 . 東 北 喪 朋 . 安 貞 吉 . 
Khôn: Nguyên, hanh , lợi, tẫn mã chi trinh. Quân tử hữu du vãng, tiền mê hậu đắc, chủ lợi. Tây nam đắc bằng, đông bắc táng bằng. An trinh, cát. 



Dịch: Khôn có đức đầu tiên và lớn, hanh thông, thích đáng, đức chính và bền của con ngựa cái. Người quân tử có việc làm mà thủ xướng thì lầm, để người khác thủ xướng mà mình theo sau thì được. chỉ cốt lợi ích cho vạn vật. đi về phía tây nam thì được bạn, về phía đông bắc thì mất bạn. An lòng giữ đức bên vững, tốt. 

QUẺ THUẦN CÀN

1. Quẻ Thuần Càn

乾: 元, 亨, 利, 貞. 
Càn: Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh.anghiệp . . .nhờ vậy mà thấu được đạo lý, giữ được điều nghĩa làm được sự nghiệp tới cùng, ở địa vị cao mà không kiêu, địa vị thấp mà không lo (coi tòan văn ở phần I, Chương II . .. )Lời khuyên đó cũng tựa như lời khuyên ở hào 2 


Dịch : Càn (có bốn đức – đặc tính): đầu tiên và lớn, hanh thông, thích đáng, chính và bền. 
Giảng: Văn Vương cho rằng bói được quẻ này thì rất tốt, hanh thông, có lợi và tất giữ vững được cho tới lúc cuối cùng. 九 四: 或 躍, 在 淵, 无 咎. 
Cửu tứ: Hoặc dược, tại uyên, vô cữu.


Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

TỔ CHỨC PHÓNG VIÊN KHÔNG BIÊN GIỚI CÓ THỂ CHỨNG MINH BLOGGER ĐÃ BỊ KẾT ÁN TÙ LÊ SƠN LÀ VÔ TỘI

Hình Paulus Lê Sơn đang tham dự chương trình đào tạo
của Phóng viên Không Biên giới ở Bangkok vào tháng 7/2011.
Ngày 11/1/2013 
Phóng viên Không Biên giới kinh hoàng bởi sự buộc tội vô căn cứ của tòa án thành phố Vinh, phía bắc VN, dành cho tám blogger và những người bất đồng chính kiến ​​online. Họ nằm trong số tổng cộng 14 nhà hoạt động Công giáo bị kết án phạt tù từ 3 đến 13 năm.

Tổ chức chủ trương tự do báo chí chúng tôi sẵn sàng chứng minh sự vô tội của blogger Paulus Lê Sơn, bị cáo buộc tham gia vào các hoạt động của đảng đối lập Việt Tân ở Bangkok vào năm 2011.

MỤC SƯ NGÔ ĐẮC LŨY MẤT TÍCH Ở CAMPUCHIA


Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA

Tin từ thủ đô Phnom Penh của Xứ Chùa Tháp cho biết Mục Sư Ngô Ðắc Lũy, người hoạt động cho nhân quyền và đang cai quản Hội Thánh Tin Lành Menonite Vietnam ở Campuchia đã mất tích từ chiều Chủ Nhật vừa rồi.

Ðể tìm hiểu vụ việc, khuya hôm qua, Nguyễn Khanh của Ban Việt Ngữ chúng tôi đã liên hệ với Phụ Tá của Mục Sư Lũy là ông Nguyễn Phùng Phong, xin mời quý vị cùng nghe.


Nguyễn Khanh: Thưa anh Phong, câu chuyện như thế nào?

CÔNG AN MẬT VỤ VIỆT NAM SANG CAMPUCHIA TRUY LÙNG MỤC SƯ NGÔ ĐẮC LŨY


Pastor Lũy, Đại Đức Thích Giác Luận, NP PHONG
Thanh Quang, phóng viên đài RFA

Từ Campuchia những người tị nạn Việt Nam đang tá túc nơi đây nói rằng Mục sư Ngô Đắc Luỹ, thuộc Liên Hữu Cơ Đốc Việt Nam, đang ẩn náu tại xứ này bị mật vụ Việt Nam truy lùng gắt gao, trong khi thân nhân của Mục sư Luỹ ở quê nhà cũng bị nhiều áp lực đáng ngại. Thanh Quang tìm hiểu về tình cảnh của Mục sư Ngô Đắc Luỹ và được ông Nguyễn Phùng Phong, đại diện 74 người Việt tị nạn tại xứ Chùa Tháp, cho biết:

Phần âm thanh
Ông Nguyễn Phùng Phong: Dạ, tôi là đại diện cho nhóm 74 người tị nạn cộng sản Việt Nam xin trả lời cho anh Thanh Quang về tình trạng của Mục sư Luỹ. Từ Thứ Ba tuần trước đến giờ Mục Sư bị nguy khốn bởi nhiều áp lực, nhất là từ Việt Nam. Gia đình của bà mục sư đã bị công an Việt Nam đến tại nhà sách nhiễu và ban tổ chức và điều hành tại trường mà bà mục sư đang dạy buộc bà phải làm đơn ly dị ông Mục sư Luỹ với lý do là ông đã đi rao giảng Tin Lành của Chúa và tham gia các tổ chức đấu tranh cho nhân quyền.