Phó Giáo Sư, Tiến Sỹ NGUYỄN VĂN ĐỆ, Hiệu Trưởng Đại
Học Đồng Tháp Chuyển Tin – ĐÀN CHIM VIỆT: Thơ năm chữ, còn gọi là thơ
Ngũ Ngôn, một dạng biến thể của thơ Đường luật, gồm có Ngũ ngôn Tứ cú (5 chữ, 4
câu), Ngũ ngôn Bát cú (5 chữ, 8 câu) và Ngũ ngôn Trường thiên (5 chữ, dài hơn
16 câu). Đại diện cho thể thơ Ngũ ngôn Trường thiên được nhiều người biết đến
là nhà thơ Thái Bá Tân với những bài thơ diễn tả thực trạng chế độ, xã hội Việt
Nam dưới sự cai trị của đảng CS. Ngoài những bài thơ ngắn, nhà thơ Thái Bá Tân
có một bài thơ 5 chữ, dài 392 câu, đăng trên trang mạng Tinh Hoa, có tựa đề:
“Thơ 5 chữ” Thái Bá Tân và mong muốn xã hội Việt Nam nhìn lại chính mình. Nội
dung bài thơ chê văn hóa Tầu, đề cao văn hóa phương tây, đặc biệt là Mỹ.
Những
bài thơ này nhanh chóng lan truyền trong nước cũng như hải ngoại vì dễ đọc, dễ
nhớ, lại diễn tả đúng tình trạng suy đồi văn hóa, kinh tế, an ninh, xã hội,
cũng như về ngoại giao, quốc phòng ở Việt Nam. Có lẽ vì thế mà nhà thơ Thái Bá
Tân nổi tiếng trong giới tranh đấu, trở thành một nhà thơ phản kháng chế độ.
Có một
điểm đặc biêt nhiều người không nhận ra, có thể do không để ý, đó là những bài
thơ của Thái Bá Tân dù phê phán, chỉ trích chế độ cai trị, chỉ trích đảng CSVN
nặng nề, nhưng tác giả không hề bị công an hăm dọa, thẩm vấn hay giam giữ, điều
tra…, chỉ có một số dư luận viên hoặc bồi bút của chế độ viết bài đả kích, chửi
bới, vu khống.
So
sánh mức độ đã kích, phê bình trong các bài thơ của Thái Bá Tân với bài thơ Đất
Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh của cô giáo Trần Thị Lam, trường Trung học PT
Hà Tĩnh, thơ của Thái Bá Tân có lời lẽ mạnh mẽ hơn, tác động rõ ràng đến tư duy
người khác nhiều hơn, ảnh hưởng qua đó cũng nghiêm trọng hơn nhưng Thái Bá Tân
chưa hề bị công an bắt giữ, điều tra hay bị côn đồ hành hung, hăm dọa trong lúc
Trần Thị Lam bị công an mời lên thẩm vấn, đe dọa, suýt bị mất việc.
Cho đến
khi Thái Bá Tân bất ngờ phổ biến trên facebook một bài thơ ca tụng đảng, ca tụng
chế độ, lãnh đạo liêm khiết… có tựa Đôi Lời. Bài thơ gần như gián tiếp phủ nhận
tất cả những gì Thái Bá Tân đã viết, phổ biến, làm nhiều người chưng hửng, ngơ
ngác, không tin đó là thơ Thái Bá Tân.
Có lẽ
cảm thấy bài thơ Đôi Lời chưa đủ sức phá vỡ ấn tượng của cộng đồng mạng, Thái
Bá Tân bắn thêm một viên đạn… đại bác 130 ly nữa bằng bài thơ Ghi Nhận. Đúng với
tựa dề, nội dung bài thơ này “ghi nhận công ơn” của ĐCSVN đã đem đến cho Thái
Bá Tân cùng gia đình hạnh phúc đang có.
Nhiều
người cho rằng Thái Bá Tân bị áp lực của công an hay ban tuyên giáo nên phải
làm 2 bài thơ nói trên. Tuy nhiên sau đó, Thái Bá Tân phủ nhận chuyện bị công
an đe dọa hay sách nhiễu bằng một bài viết cải chính: Thông Điệp Hôm Nay.
Chuyện
Thái Bá Tân đột ngột đổi hướng 180° thật ra không lạ, nếu mọi người hiểu được
đó chỉ là hội chứng Stockholm (Stockholm syndrome). Hội chứng Stockholm là gì?
Khái
niệm về Hội chứng Stockholme (Stockholm syndrome) được hiểu như một trạng thái
tâm lý, không phải là một căn bệnh về tinh thần hay thể chất rõ rệt với những
triệu chứng khác thường. Hội chứng này lần đầu tiên được biết đến vào năm 1973,
nơi xẩy ra vụ bắt giữ con tin tại một nhà băng chuyên về tín dụng (Credit Bank)
ở thủ đô Stockholm, Thụy Điển.
Sự việc
bắt đầu khi Jan Erik Olsson, một tù nhân đang trốn thoát đã xâm nhập vào nhà
băng Norrmalmstorg ở Stockholm, Thụy Điển. Cảnh sát được gọi tới và sau một
cuôc chạm súng ngắn ngủi, một trong hai cảnh sát chạy đến đầu tiên đã bị
thương. Sau đó, Olsson bắt giữ 4 con tin là Birgitta Lundblad, Elisabeth
Oldgren, Kristin Enmark và Sven Säfström và đưa ra những yêu cầu như sau:
1. Chính
phủ Thụy Điển phải thả tội phạm đang bị giam trong nhà tù nổi tiếng là Clark
Olofsson, đưa đến nhà băng gặp Olsson.
2. Trả
cho Olsson 3.000.000 Krone (300.000 USD)
3. Đem đến
2 khẩu súng, áo giáp chống đạn, nón an toàn và một xe hơi để di chuyển.
Sau khi Clark Olofsson được đưa đến nhà băng thì Olsson cùng với
Olofsson lập một hàng rào phòng thủ với 4 con tin trong tay.
Vụ bắt giữ con tin kéo dài 5 ngày, từ 23 tới 28.08.1973. Trong lúc điều
đình câu giờ, cảnh sát khoan được một lỗ trên mái của nhà băng, đưa camera đến
theo dõi được mọi diễn tiến bên trong vào ngày 26.08. Sau đó họ quyết định dùng
hơi ngạt làm bất tỉnh 2 tên tội phạm, và đưa con tin qua lỗ hổng khoan trên mái.
Việc giải thoát con tin chấm dứt một cách êm thắm, không có thiệt hại
nhân mạng. Olsson bị kết án 10 năm tù, nhưng chỉ ở tù 8 năm thì được ân xá.
Clark Olofsson lúc đầu bị kết án 6 năm nhưng sau đó tha bổng vì hoàn toàn thụ động
trong vụ bắt giữ tù nhân ngoài ý muốn.
Điều cần nói ở đây là thái độ của con tin trong thời gian 5 ngày bị bắt
giữ. Qua những giao tiếp với kẻ bắt giữ mình như xin phép đi vệ sinh, tiếp tế thực
phẩm, ăn uống… các con tin đã không sợ hãi Olsson và Olofsson bằng sợ cảnh sát
tấn công vào nhà băng giải thoát cho họ.
Những giao tiếp gần gũi đã khiến cho các con tin sau đó đã bày tỏ nhiều
thiện cảm với kẻ bắt giữ. Họ cám ơn Olsson và Olofsson đã buông tha họ, đến
thăm hai người này trong nhà giam, kêu gọi chính quyền khoan dung 2 tội phạm
này…
Nhưng sự thật như thế nào? Phải chăng vì thời gian án binh bất động, kéo
dài thương thuyết, đã khiến cho những nhượng bộ nhỏ nhoi của kẻ bắt giữ đối với
con tin như nới lỏng dây trói, cho đi làm vệ sinh, cho thêm một ít thức ăn, nước
uống… trở thành những ân huệ to lớn, đáng quý, khiến cho các con tin cảm thấy gần
gũi, thân cận với kẻ bắt giữ hơn là với cảnh sát?
Lý do nào các con tin quên đi sự hành hạ thể xác, kềm kẹp tinh thần,
không khí trấn áp trong những ngày bị giam giữ để trở nên thân thiện với kẻ bắt
giữ mình?
Các nhà tâm lý học đã gọi đó là hội chứng Stockholm. Thay vì cám ơn cảnh
sát đã làm đủ mọi cách để giải cứu họ, các con tin đã cám ơn, bày tỏ cảm tình với
kẻ bắt giữ, đầy đọa mình hơn 5 ngày.
Có thể nói không sợ sai lầm rằng, đa số người Việt Nam có nguồn gốc là
khách thợ, du sinh ở các nước Đông Âu cũ, ra đi từ miền Bắc XHCN, sau khi bức
tường Berlin sụp đổ, được chính phủ Đức, Ba Lan, Tiệp… cho ở lại đều mắc phải hội
chứng Stockholm. Nói thế không có nghĩa là tất cả những người miền Bắc đều mắc
hội chứng Stockholm hoặc người miền Nam thì được miễn nhiễm.
Sinh ra, lớn lên và được đào tạo trong môi trường xã hội chủ nghĩa, những
người này có thể là dân vượt biên Hải Phòng, dân đi lao động bên Đông Đức, Tiệp-Khắc,
Liên xô cũ… nay được ở lại làm ăn, sinh sống luôn nơi xứ người, có đời sống yên
ổn, khá giả hơn nhiều người dân khốn khổ trong nước.
Nhiều người trong số này, dù hiện nay được sống trong chế độ dân chủ tự
do như ở Đức, Ba Lan, Tiệp-Khắc (nay chia thành 2 nước Tiệp – Czech và Khắc –
Slovakia)… nhưng suy nghĩ của họ về đảng cộng sản VN, về chế độ xã hội chủ
nghĩa không hề thay đổi.
Sống một thời gian dài mấy chục năm trong một chế độ sắt máu, lấy tuyên
truyền dối trá và bạo lực làm phương tiện cai trị, tinh thần bị kềm kẹp, lèo
lái… đầu óc họ trì trệ trong suy nghĩ, phán đoán, trẻ cũng như già, có học cũng
như ít học.
Họ không tìm hiểu, suy nghĩ nguyên nhân nào họ phải xa xứ, phải chạy chọt,
luồn lọt, xin xỏ, tốn kém, mắc nợ… để được ra nước ngoài làm việc, rồi khi bức
tường Berlin sụp đổ họ đã khốn đốn trong một thời gian dài, nhiều người cả chục
năm không có nghề nghiệp, việc làm, nơi cư trú ổn định, sống lây lất, chùm đụp
với nhau trong những căn hộ chung cư tối tăm, chật hẹp nằm trong các chúng cư…
Chính phủ Đức (*), Ba Lan, Tiệp-Khắc… với những quyết định sáng suốt,
khôn ngoan, những chính sách đúng đắn, kịp thời đã giúp họ có lại cuộc sống
bình yên. Trong số những người đó, có nhiều người khá giả, đời sống vật chất hầu
hết đã ổn định, không còn thiếu thốn, khốn khổ, nhọc nhằn như ở quê nhà, không
còn sự quấy nhiễu, vòi vĩnh quà cáp, tiền bạc, được tự do bày tỏ tư tưởng,
chính kiến mà không sợ bị trả thù, trù ẻo, bầm dập.
Qua tiếp xúc, nói chuyện với họ, người ta có thể thấy ngay, thay vì cám
ơn chính phủ và người dân Đức, Ba Lan, Tiệp… họ chỉ cám ơn chế độ Hà Nội và đảng
cộng sản Việt Nam đã cho họ cuộc đời hôm nay qua chính sách cho ra nước ngoài
làm lao động thuê.
Hơn 25 năm sau, hội chứng Stockholm ở những người này chẳng những không
hề thuyên giảm mà còn có triệu chứng nặng hơn. Họ vẫn tiếp tục ca tụng đảng cộng
sản, ca tụng ông Hồ chí Minh, vẫn ước mong sự tồn tại, lãnh đạo của đảng CSVN
kéo dài vĩnh viễn cho dù mỗi khi cần đến giấy tờ hộ tịch, hoặc có việc liên
quan đến tòa đại sứ, phải đến lãnh sự quán cộng sản Việt Nam, họ vẫn gặp khó
khăn, phiền phức, bị hạch hỏi, làm khó dễ hay phải trả nhiều khoản tiền lệ phí
quái đản cho những dịch vụ ma quỷ. Mỗi khi về Việt Nam họ lại bị xét hỏi, phải
quà cáp cho công an, bị theo dõi ngấm ngầm…
Cho rằng đó là thói quen, do tuyên truyền đã ăn sâu vào trong tiềm thức,
tim óc của họ là không đúng, bởi thế giới ngày hôm nay với thông tin bùng nổ
qua internet, smartphone… ai cũng có thể truy cập, tìm hiểu, kiểm chứng thông
tin một cách dễ dàng.
Người viết bài này cũng đã gặp nhiều người miền Bắc có bằng kỹ sư, tiến
sĩ (thật sự) tốt nghiệp ở nước ngoài. Mỗi khi nói về Việt Nam, họ gân cổ lên,
tìm mọi cách bênh vực cuộc chiến tranh xâm chiếm miền Nam do ông Hồ Chí Minh và
đảng cộng sản VN khởi xướng, đồng thời lên án Mỹ là đế quốc thực dân mới.
Nói đến tình trạng tụt hậu, sự tham nhũng, hối lộ, rút ruột công trình,
bán đất, bán biển, sự tàn ác, hoành hành của công an, sự hèn hạ của lãnh đạo trước
thái độ hung hăng, hiếu chiến của Tầu cộng… họ luôn có đầy đủ lý lẽ để bào chữa.
Khi đưa ra những dữ kiện, những bài báo, hình ảnh, tin tức quốc tế không thể chối
cãi được, thì họ chế nhạo, cho rằng báo chí truyền thông phương tây cũng nói
láo như báo chí Việt Nam.
Hiểu được nguyên nhân hội chứng này thì sẽ đánh giá thái độ của Thái Bá
Tân là bình thường, nó chỉ khác các nạn nhân ở nhà băng Norrmalmstorg một điều:
Thái Bá Tân lúc đầu ra vẻ lên án, chán ngán chế độ CS để thu hút người đọc
trong một thời gian dài, sau đó mới thay đổi thái độ.
Để kết luận, cách hành xử của Thái Bá Tân chỉ nằm ở một trong hai trường
hợp sau:
1. Thái
Bá Tân thật sư bị hội chứng Stockholm nhưng khôn ngoan hơn người khác. Cố gắng
tạo cho mình thương hiệu, một vùng ảnh hưởng với những bài thơ phản kháng, sau
đó mới quyết định phản công. Đây là một thủ đoạn cực kỳ thâm độc, có tính toán
kỹ lưỡng từng bước.
2. Thái
Bá Tân bị công an hăm dọa hành hung, giết hay gia đình sẽ bị hãm hại từ lâu
nhưng không dám nói ra. Đến thời điểm này vì sức ép quá mạnh nên buộc lòng phủ
nhận tất cả những gì mình đã viết, đồng thời tỏ vẻ ăn năn, hối lổi, đoái công
chuộc tội bằng hai bài thơ Đôi Lời, Ghi Nhận và cuối cùng chấm dứt nghiệp thơ
ngũ ngôn của mình bằng bài viết Thông Điệp Hôm Nay.
Dù nằm ở trường hợp nào thì
Thái Bá Tân cũng đã tự mình phủ nhận tư cách, nhân phẩm cũng như chỗ đứng của
mình trong lòng dân tộc đã xây dựng trong nhiều năm qua. Bởi khi đã dấn thân,
lên tiếng phản đối chế độ thì phải chấp nhận hi sinh, chấp nhận hậu quả xẩy đến
cho mình hoặc cho gia đình. Còn nếu vừa đé…o vừa run thì nên im lặng từ đầu.
Hơn thế nữa, nếu chỉ nhận định hời hợt, sẽ
không thấy được sự tác hại trong hành động của Thái Bá Tân, và nếu chịu khó suy
nghĩ sâu xa, người ta sẽ thấy ảnh hưởng trong vụ Thái Bá Tân sẽ lan rất rộng.
Những người tranh đấu cho tự do, dân chủ, cho dân oan, công đoàn độc lập…, nói
chung là các phong trào xã hội dân sự sẽ dấy lên những sự nghi ngờ, đố kị lẫn
nhau. Nhiều người sẽ đặt câu hỏi: Ai là người thật tâm trong tranh đấu? Những
người đang có những phát biểu nẩy lửa, những hành động, lời nói mạnh mẽ đối lập
với chế độ CS, bao giờ sẽ trở cờ? Từ đó đưa đến thái độ nghị kị, dè chừng, đề
phòng lẫn nhau, làm giảm đi sức mạnh của phong trào, tổ chức.
Đó mới là điều đáng nói và đáng sợ.
ĐÀN CHIM
VIỆT
Phó Giáo Sư, Tiến Sỹ NGUYỄN VĂN ĐỆ, Hiệu
Trưởng Đại Học Đồng Tháp Chuyển Tin
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét