Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

ĐÊM GIỮA BAN NGÀY - CHƯƠNG 35

1    2    3    4     5     6     7   8    9     10    11   12     13    14    15  16    17    18    19    20    21     22    23    24    25    26    27    28   29    30     31    32    33    34    35    36    37   38    39   40    41  CHƯƠNG KẾT

CHƯƠNG 35
- Sắp xếp đồ đoàn ! - viên quản giáo nói. Y đứng đuồn đuỗn trong khung cửa vừa được mở ra, thân hình lỏng khỏng in những nét sắc lên nền trời trắng bệch. Lại chuyển chỗ, tôi nhìn y chán ngán. Chuyển phòng hay chuyển trại đây ? Cuối năm 1971 quản giáo bộ đội không mở cửa cho chúng tôi nữa. Thay chân họ là một tay công an. Anh chàng trẻ măng, mặt mũi hiền lành, có phần hơi ngây ngô, với giọng nói ràn rạn của cậu bé vừa vỡ tiếng. Trong chiếc sơ-mi màu trứng sáo, quần âu màu lam thẫm, y giống học sinh năm thứ nhất trường trung cấp nông lâm hơn là quản giáo trại giam. Anh tù đưa cơm thì thào báo cho tôi biết cha tôi và tướng Giang đều đã bị đưa đi khỏi chỗ cũ, hình như tới một nơi nào đó cũng nằm trong khu vực trại này, nhưng anh không có phận sự tới đó, không biết có đúng như vậy không. Mấy ngày sau anh tù tốt bụng cũng biến mất.

ĐÊM GIỮA BAN NGÀY - CHƯƠNG 36

1    2    3    4     5     6     7   8    9     10    11   12     13    14    15  16    17    18    19    20    21     22    23    24    25    26    27    28   29    30     31    32    33    34    35    36    37   38    39   40    41  CHƯƠNG KẾT

CHƯƠNG 36
Sau cuộc nói chuyện với Hán Còi trong khu kỷ luật, tôi không thiết làm việc gì nữa. Trong việc bắt tôi, chính quyền có thể sai lầm, hãy độ lượng thêm một lần để cho rằng như thế. Nhưng trong việc tước bỏ quyền được luật pháp bảo hộ của công dân, chính quyền chứng tỏ nó không phải chính quyền của dân nữa. Nó không vì dân, nó không bảo vệ dân. Nó chỉ vì nó, nó chỉ bảo vệ chính nó. Trong Hỏa Lò tôi chỉ nghĩ về nỗi đau của mình, về số phận mình. Tôi là nạn nhân của nền độc tài, là điều rõ ràng. Ðiều không rõ ràng là trong khi phục vụ chính quyền chuyên chế tôi còn là thủ phạm. Trước tòa án lương tâm, tôi là kẻ có tội. Sự phạm tội trong tình trạng vô thức được coi như tình tiết giảm nhẹ, nhưng không phải là cái để cãi trắng, để được tha bổng.

ĐÊM GIỮA BAN NGÀY - CHƯƠNG 37

1    2    3    4     5     6     7   8    9     10    11   12     13    14    15  16    17    18    19    20    21     22    23    24    25    26    27    28   29    30     31    32    33    34    35    36    37   38    39   40    41  CHƯƠNG KẾT
CHƯƠNG 37
Tù chính trị ở trại Tân Lập đông chứ không phải ít. Tại nơi tôi được đưa tới, sau mới biết tên là Trại A, có tới trên hai trăm người. Sáng hôm sau, khi người ta chỉ cho tôi ra sân trại để nhập vào cái khối xám xịt lúp xúp nón mê đang ngồi xổm úp mặt vào lưng nhau chờ bị gọi đi lao động, tôi thật sự sửng sốt :"Thế này mà là những người làm chính trị ư ?!!". Những nhà chính trị bị bỏ tù, chính trị phạm, nay gọi là trại viên số lẻ, sống trong mấy nhà giam. Những ngôi nhà bề ngoài bình thường, hơi dài một chút, tường quét vôi trắng, nền cao, với những cửa sổ lớn. Phân biệt với nhà ở là cái cửa ra vào - nó không có hai cánh mà chỉ có một, nhưng rất dày, chắc nịch, bằng gỗ lim, lốm đốm những bù loong, then, chốt đen xì.

ĐÊM GIỮA BAN NGÀY - CHƯƠNG 38

1    2    3    4     5     6     7   8    9     10    11   12     13    14    15  16    17    18    19    20    21     22    23    24    25    26    27    28   29    30     31    32    33    34    35    36    37   38    39   40    41  CHƯƠNG KẾT

CHƯƠNG 38
Ở Hỏa Lò tôi đã được nghe Thành kể về con người huyền thoại đã ở liền một mạch hai mươi hai năm trong tù. Anh nói có lần chưa hoàn cung anh bị đưa đi trại chung, tôi không nhớ trại nào, tại đây anh gặp những người đã ở chung với một tù nhân có thâm niên cao nhất : tù suốt từ 1946 cho tới tận bây giờ (tức năm 1968). Kỷ lục ấy chưa có ai vượt qua. Vì sự chịu đựng ghê gớm ông ta được mệnh danh là "Jean Valjean(1) gọi bằng cụ". Tôi nghe, nhưng không tin. Tin làm sao được chuyện tào lao đến thế ! Chúng tôi đang sống giữa thế kỷ XX, chứ đâu phải thời Trung cổ. Không ngờ chuyện đó có thật và rồi tôi được gặp "Jean Valjean gọi bằng cụ" bằng xương bằng thịt ở trại A Tân Lập.

ĐÊM GIỮA BAN NGÀY - CHƯƠNG 39

1    2    3    4     5     6     7   8    9     10    11   12     13    14    15  16    17    18    19    20    21     22    23    24    25    26    27    28   29    30     31    32    33    34    35    36    37   38    39   40    41  CHƯƠNG KẾT
CHƯƠNG 39
Nguyễn Xuân Cao được ra trại bất thình lình. Một sáng, toàn trại đang ngồi ngoài sân chờ đi lao động thì phó giám thị kiêm cán bộ phụ trách giáo dục gọi tên Cao. Cao lững thững đi lên trước hàng. Bao giờ cậu ta cũng lững thững như thế. mặc dầu cán bộ trại uốn nắn nhiều lần. Cái dáng đi ngang tàng như có ý nói :"Tao đây ! Chúng mày muốn gì ?" Tôi ngồi ở hàng không nghe được họ nói gì với nhau. Chỉ thấy Cao quay lại nhìn tôi rồi đi theo cán bộ giáo dục. Lát sau, từ phía nhà giam Cao cắp quần áo chạy như bay về phía tôi. Một quản giáo chặn Cao lại. - Em đi nhááá ! - Cao kêu lên từ xa. - Ði đâu ? - tôi hỏi với. - Em được thaaa... ! Viên quản giáo nắm lấy tay Cao lôi tuột về phía cổng.

ĐÊM GIỮA BAN NGÀY - CHƯƠNG 40

1    2    3    4     5     6     7   8    9     10    11   12     13    14    15  16    17    18    19    20    21     22    23    24    25    26    27    28   29    30     31    32    33    34    35    36    37   38    39   40    41  CHƯƠNG KẾT

CHƯƠNG 40
So với mấy cuộc chuyển trại trước, cuộc chuyển trại cuối năm 1973 đến với tôi hoàn toàn không bất ngờ. Từ mấy hôm trước tôi trong trại đã có tiếng xì xào về một sự kiện không bình thường. Trên văn phòng Ban Giám thị người ta khuân ra khuân vào những chồng hồ sơ cao ngất. Việc rõ ràng bí mật, cho nên công an tự làm lấy. Mấy cái máy chữ gõ rào rào không nghỉ. Những người tù là những người mơ mộng cực kỳ. Có khi chuyến này đại xá, họ thì thào, mặt tươi nở. Tại sao lại không thể có đại xá trong khi những chiến thắng giòn giã cứ theo nhau mà phơi phới mà tưng bừng trên mặt báo ? Hội nghị bốn bên ở Paris (1973) đã buộc người Mỹ phải ngừng ném bom miền Bắc, phải rút quân Mỹ về từ mấy tháng trước. Ðã lâu, năm nào Nhà nước cũng có đặc xá, thì nay có đại xá cũng không phải là điều không thể xảy ra.