Trước tình thế cực kỳ sôi bỏng hiện nay đang diễn
ra trong quốc nội; trước tinh thần quật khởi truyền thống rất dũng mãnh của
toàn dân Việt ba miền Bắc- Trung- Nam qua những cuộc biểu tình của hàng triệu
người dân xuống đường chống Cộng Sản Việt Nam phản quốc đan tiến hành bán ba
Đặc Khu có giá trị chiến lược của đất nước cho Tàu cộng là kẻ thù truyền kiếp
của dân tộc; trước tình trạng vô cùng nguy hiểm là Tàu cộng đang từng bước xâm
lăng đất nước thân yêu của chúng ta nhờ sự tiếp tay đắc lực của đảng CSVN.
“Kẻ hèn nhát hỏi: ‘Có an toàn không?’ Kẻ cơ hội hỏi: ‘Có khôn khéo không?’ Kẻ rởm đời hỏi: ‘Có được tiếng tăm gì không?’ Nhưng, người có lương tâm hỏi: ‘Có là lẽ phải không?’ Và có khi ta phải chọn một vị trí không an toàn, không khôn khéo, không để được tiếng tăm gì cả, nhưng ta phải chọn nó, vì lương tâm ta bảo ta rằng đó là lẽ phải.”
Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018
HỒI KÝ THÁNG BA GÃY SÚNG CỦA CAO XUÂN HUY - PHẦN 1
Tựa
Tôi không phải là một nhà văn, mà tôi
chỉ là một người lính, lính tác chiến đúng nghĩa của danh từ, và những điều tôi
viết trong quyển sách này chỉ là một câu chuyện, câu chuyện thật một trăm phần
trăm được kể lại bằng chữ. Tôi viết những điều mà những thằng lính chúng tôi đã
trực tiếp tham dự nhưng không ai viết lại, trong khi nhiều người đã viết về những
chuyện chiến trường thì hình như chẳng có ai dự.
HỒI KÝ THÁNG BA GÃY SÚNG CỦA CAO XUÂN HUY - PHẦN 2
Phần 3
Huế
đang là một thành phố chết và đang là một thành phố bị bỏ ngỏ. Cả thành phố chỉ
còn lại vài ba ngọn đèn đường, cái sáng cái tối, đạn pháo Việt Cộng nã đều vào
cầu Trường Tiền và khách sạn Hương Giang, đó đây người ta đang đạp xe ba bánh,
xe xích lô đi hôi của.
Ði
lối cầu mới thì được an toàn, nhưng tôi sẽ đi lối cầu Trường Tiền mặc dù cầu
này đang bị pháo. Một chút lãng mạn trong người tôi nổi dậy, chẳng gì cũng chỉ
còn là lần chót. Ngay đầu cầu, một chiếc M-48 nằm chình ình, máy vẫn còn nổ mà
không có người. Lên đến giữa cầu, tôi nói với mấy thằng lính đệ tử.
HỒI KÝ THÁNG BA GÃY SÚNG CỦA CAO XUÂN HUY - PHẦN CUỐI
Phần 5
Lên
đến trên tàu, không khí quá nặng nề ngột ngạt. Không phải nặng nề ngột ngạt vì
số người trên tàu quá đông, mà vì cả tàu đang bị bao trùm bằng mùi giết chóc,
căng thẳng.
Huy
mập nhét vào tay tôi khẩu súng ngắn, dặn dò:
"Súng
tôi lên đạn sẵn, ông giữ cẩn thận."
"Còn
gì nữa để mà phải thủ súng lên đạn sẵn?"
"Thì
ông cứ giữ đề phòng. Biết đâu có lúc phải xài tới."
Chưa
kịp tìm chỗ ngồi, tôi nghe một tiếng súng nổ.
Hai
người lính Thủy Quân Lục Chiến cúi xuống khiêng xác một người lính Bộ Binh vừa
bị bắn chết ném xuống biển. Một người lính Thủy Quân Lục Chiến khác đang gí
súng vào đầu một trung úy Bộ Binh ra lệnh:
"Ðụ
mẹ, có xuống không?"
"Tôi
lạy anh, anh cho tôi đi theo với."
"Ðụ
mẹ, tao đếm tới ba, không nhảy xuống biển tao bắn."
"Tôi
lạy anh mà, tôi đâu có gia đình ở ngoài này."
"Ðụ
mẹ, một."
"Tôi
lạy anh mà, anh đừng bắt tôi ở lại, anh muốn lạy bao nhiêu cái tôi cũng lạy hết.
Tôi lạy anh, tôi lạy anh."
"Ðụ
mẹ, hai."
"Trời
đất, mình đồng đội với nhau mà, anh không thương gì tôi hết. Tôi lạy anh
mà."
"Ðụ
mẹ, ba."
Tiếng
ba vừa dứt, tiếng súng nổ.
Người
trung úy Bộ Binh ngã bật ngửa ra, mặt còn giữ nguyên nét kinh hoàng. Viên đạn
M-16 chui vào từ đỉnh đầu. Xác của anh ta được hai người lính Thủy Quân Lục Chiến
khác khiêng ném xuống biển.
TÔ HẢI - HỒI KÝ CỦA MỘT THẰNG HÈN KỲ 1
Như một lời di chúc dặn vợ con, khi tôi đã...
chết!
Nhạc sĩ Tô Hải
Tới năm 2003, mang bản thảo ra đọc lại, thấy
ngòi bút của mình sao vẫn còn rụt rè, vẫn còn lấp lửng. Mới biết mình vẫn còn
chưa hết sợ sức mạnh tàn bạo của nền “chuyên chính vô sản” mà mình từng nếm
trải. Nhất là sợ rồi đây vợ con mình sẽ phải chịu đựng những đòn thù bẩn thỉu
của bầy dã thú đội lốt người, nếu chẳng may những gì mình viết ra rơi vào tay
chúng.
TÔ HẢI - HỒI KÝ CỦA MỘT THẰNG HÈN - KỲ 2
HỌC VĂN HÓA TÂY ĐỂ ĐÁNH TÂY
Đúng lúc tôi chập chững bước vào lớp Đồng Ấu (Enfantin) trường tiểu học là lúc bố tôi được bổ nhiệm về làm phó chủ sự bưu điện tỉnh lẻ, tỉnh Thái Bình. Thời gian ấy Thái Bình là tỉnh đói nghèo nhất nước và cũng là nơi được người Pháp cai trị với bàn tay sắt nhất! Lý do: quá nhiều vụ nổi loạn!
Về sau, khi đã trưởng thành, tôi mới vỡ lẽ vì sao mảnh đất “bị
gậy khắp nơi tung hoành” ([1]) này lại sinh ra quá nhiều con người khác nhau,
cách mạng thì cách mạng đến cuồng tín, đối kháng thì đối kháng đến cùng cực!
Cũng từ môi trường này, xuất hiện những gương mặt lá phải lá trái, đổi trắng
thay đen đến không ngờ: những người gặp vận may, những tên cơ hội, cách mạng
giả hiệu, cả những “con rối” được cách mạng tạo nên để sau này làm khổ cho cả
ngàn vạn con người!
TÔ HẢI - HỒI KÝ CỦA MỘT THẰNG HÈN - KỲ 4
MỘT CUỘC CHIẾN THẢM BẠI
Cái ngày mong chờ đến một cách khá bất ngờ.
Điều hiển nhiên mà ai cũng biết là quân đội
miền Nam sau thất bại Ban Mê Thuột, đã chẳng còn một tí tinh thần chiến đấu
nào. Với số quân và vũ khí do Mỹ để lại, nếu trong tay bất kỳ một tướng nào có
tí lý tưởng, có tí thể diện của con nhà võ, miền Bắc đâu có thể “chẻ tre”,
“thần tốc” đến thế! Nói cho ngay: Chính “phía bên kia” đã... gác súng, không
chiến đấu nữa. Y như một trận bóng mà một bên đã tự nguyện cởi áo rời sân cỏ!
Chẳng thế mà Lê Linh, một vị tướng tư lệnh Quân Đoàn 4 đã nói rất thật với đám
văn nghệ chúng tôi: “Chúng tớ chỉ có chạy và chạy thẳng về Sài Gòn! Quân,
tướng, đơn vị xáo trộn, thất lạc nhau lung tung! Y như một tấm giẻ rách! Làm
quái gì có ai chỉ huy ai mà cứ cãi nhau hoài.” Câu nói muốn nhắc đến hai cuốn
sách chửi nhau về ai thật sự có công của hai vị tướng miền Nam và miền Bắc mà
thắng lợi thuộc về ông tướng... miền Bắc.
TÔ HẢI - HỒI KÝ CỦA MỘT THẰNG HÈN - KỲ CUỐI
Kể từ ngày quyết dứt bỏ nỗi Hèn Nhát đáng
khinh để bắt tay vào viết cuốn Hồi Ký Của Một Thằng Hèn (1995), rồi lại bổ sung
một chương Tôi Đã Hết Hèn (2002) tới nay là đúng 4 năm nữa, tập hồi ký vẫn chưa
được công bố!
Tôi giấu kín nó như...thuốc phiện lậu trong
nhà và cẩn thận đề bằng bút dạ ngoài cái túi đựng nó “Để xuất bản năm 2010”.
Đây cũng là cái năm mà tôi tin tưởng:
—1/ Chủ nghĩa cộng sản quái quỉ này đã...“mồ
không yên mả không đẹp” bởi cái hố mà nó tự đào không đủ sâu đến nỗi nhân dân
đã đẩy nó xuống, nó vẫn bốc mùi đểu cáng thối tha đến mức ngày nào cũng có hàng
vạn người quật chúng lên để rắc vôi bột!
—2/ Tôi đã...chết rồi! Nghiã là nếu chẳng may
cho đất nước này, tới năm 2010 mà bọn lưu manh còn tại vị thì chúng cũng chẳng
thể bỏ tù tôi với các tội “phản quốc”, “gián điệp” cho nước ngoài...như chúng
đã bỏ tù các vị Hoàng Minh Chính, Phạm Quế Dương. Lê Hồng Hà... !
Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2018
THẦN TƯỚNG TRÌNH MINH THẾ
Điện Thần Việt tôn thờ chư tướng thần
Sinh ra là Tướng chết đi thành thần
Thế, Ân, Thanh, Trí, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam
Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.
Sinh ra là Tướng chết đi thành thần
Thế, Ân, Thanh, Trí, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam
Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.
Trình Minh Thế (1922 - 3 tháng 5 năm 1955) (một số tài liệu viết là Trịnh Minh Thế) là một người theo chủ nghĩa dân tộc và là một thủ lĩnh quân sự trong thời gian cuối của cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, đầu cuộc Chiến tranh Việt Nam.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)