Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhân Vật Lịch Sử. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhân Vật Lịch Sử. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

BÙI GIÁNG ĐIÊN HAY TỈNH

Thi Sỹ Bùi Giáng
Từ Kế Tường

Đối với giới văn nghệ Sài Gòn, Bùi Giáng là một hiện tượng thơ độc đáo. Cuộc đời của ông giống cõi rong chơi của một hiền giã mà ở đó ông mới an nhiên tự tại. Trong suốt cuộc rong chơi này chỉ mình Bùi Giáng hiểu ông điên như thế nào và lúc nào thì ông tỉnh. Còn người khác thì thua.

TUYỂN TẬP THƠ BÙI GIÁNG - PHẦN 1


AI ĐI TU

Trời sầu đất muộn thế ru
Ban đầu em đã đi tu vội vàng
Chân trời oán hận tràn lan
Lỗi từ phương trượng u hàn niềm hoa
Bây giờ ngó lại người ta
Gẫm rằng thiên hạ ai là đi tu.

ĂN MẶC NÂU SÒNG

Thấy nàng ăn mặc nâu sồng 

NGƯỜI VỢ CỦA BÙI GIÁNG

Bùi Giáng
Đọc thơ Bùi Giáng, người ta nghĩ ông chỉ có những tình yêu viễn mộng. Ít ai biết ông đã có một người vợ đẹp và những bài thơ tình hay nhất của ông là dành cho vợ. Người phụ nữ ấy chỉ sống với ông trên đời có 3 năm.

Tháng 7.2012, tôi trở lại thăm quê nhà ông - làng Thanh Châu (xã Duy Châu, Duy Xuyên, Quảng Nam). Ghé thăm nhà thờ tộc Bùi, được người phụ nữ chăm lo hương khói nơi đây cho xem gia phả của tộc. Qua câu chuyện, tôi khẳng định một điều mới mẻ: Nhà thơ Bùi Giáng đã có vợ. Hình tượng của bà và tình thương yêu, tiếc nuối ông dành cho bà là nội dung chủ đạo trong 4 tập thơ của ông: Mưa nguồn, Lá hoa cồn, Ngàn thu rớt hột và Màu hoa trên ngàn (in tại Sài Gòn từ năm 1962 - 1964).

BÙI GIÁNG - THƠ TIÊN HAY THƠ ĐIÊN? - PHẦN 1


 Trước khi Sài Gòn sụp đổ, tôi đã có một thời gian dài sống tại Lăng Cha Cả, gần nhà thờ Tân Sa Châu. Để đến được trung tâm Sài Gòn, từ Lăng Cha Cả phải đi qua những con đường Trương Minh Ký – Trương Minh Giảng (nay là đường Lê Văn Sĩ). Ở đoạn chân cầu Trương Minh Giảng có một cái chợ mang cùng tên và sau này, ở bên kia đường, Đại học Vạn Hạnh của Phật giáo được xây dựng. Có một thời, đây là nơi nhà thơ Bùi Giáng thường xuất hiện. Phan Nhiên Hạo trong bài viết Bùi Giáng Như Tôi Thấy có nhiều chi tiết khá lý thú:

Ông là một nhân vật khá nổi đình đám ở khu vực cầu Trương Minh Giảng. Có những buổi chiều đông đặc xe cộ, tôi ngồi uống cà phê bên đường nhìn ông đứng làm cảnh sát giao thông nơi đầu cầu Trương Minh Giảng. Ông đội một chiếc quần lót đỏ chói trên đầu, áo quần te tua, tay cầm chiếc roi tre dài, xoay ngang xoay dọc chỉ đường cho xe cộ. Người ta đi qua, cố gắng tránh xa ngọn roi tre dài, nhưng không ai chú ý đến ông. Ông loay hoay như vậy giữa dòng xe cộ hàng giờ liền, rồi chán, bỏ đi.

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

BẢO ĐẠI, VỊ VUA CUỐI CÙNG CỦA TRIỀU ĐÌNH HUẾ


Vua Bảo Đại tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy , sinh ngày 22 tháng 10 năm 1913 tại Huế . Lên ngôi vào ngày 08 tháng 01 năm 1926 và trở lại Pháp học tiếp và ngày 08 tháng 04 năm 1932 hồi loan về nước lo việc Triều chính kế tục Vua cha Khải Định .
Vua Bảo Đại là vị Hoàng đế thứ 13 và cuối cùng của triều Nguyễn , cũng là vị vua cuối cùng của Chế độ Quân chủ Việt Nam . Ông đồng thời cũng là quốc trưởng đầu tiên của Đế quốc Việt Nam (1945) và Quốc gia Việt Nam (7/1949).

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

NHỮNG CÁI CHẾT CỦA 15 VỊ TƯỚNG QLVNCH TỪ 1955 ĐẾN TRƯỚC VÀ SAU QUỐC HẬN 30/4/1975

THIẾU TƯỚNG TRÌNH MINH THẾ
Sinh năm 1922, tỉnh Tây Ninh Việt Nam . Ngày 3-5-1955, trong lúc đang theo dõi các đơn vị của mình (quân đội Cao Đài) phối hợp với quân đội chính phủ tấn công lực lượng Bình Xuyên ở khu cầu Tân Thuận, tướng Trình minh Thế đứng trên một xe jeep tại dốc cầu, phía bên Sàigòn. Giữa tiếng nỗ của nhiều loại súng cách xa nơi ông đứng khoảng hơn 100m, có một viên đạn duy nhất không rõ ai bắn, đã trúng ngay đầu tướng Trình Minh Thế làm ông chết tại chỗ.

Cái chết chẳng ai ngờ của thiếu tướng Trình Minh Thế vừa làm đau lòng, lẫn đau đầu cho người sống. Kẻ nổ phát súng ấy là ai? Và tại sao? Từ năm 1955 cho đến nay, 2010, đã có nhiều bài viết (kể cả sách) đưa ra các câu trả lời khác nhau về "thủ phạm" bắn tướng T.M.T., nhưng hầu hết các tác giả đó đều dựa trên sự suy luận mà không đưa ra được một chứng tích nào về văn bản, chứng từ, hoặc chứng nhân v.v... Duy nhất có một người tự nhận mình là kẻ tổ chức ám sát tướng Trình Minh Thế. Ông ta đã từng lập một lời thề, sẽ giết tướng Trình Minh Thế để trả thù cho một vị chỉ huy mà ông ta kính trọng đã bị tướng Trình Minh Thế tổ chức giết chết. Tuy ông nầy cũng chẳng trưng ra được chứng tích nào, nhưng nhận thấy lời ông kể nghe có lý hơn các câu trả lời từ trước đến nay. Chúng tôi xin phép được trích đăng lại từ nhiều nguồn tham khảo ở sách, báo tiếng Việt ở Mỹ có nói đến người nhận mình giết tướng Trình Minh Thế.

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

ÔNG NGHĨ GÌ KHI ĐỨC GIÁO HOÀNG XIN THOÁI VỊ?

 Tiến Sỹ Đặng Huy Văn (Viết tặng một người bạn học cùng trường, cùng tuổi)               

Ông nghĩ gì lúc nghe tin Đức Giáo Hoàng xin thoái vị?
Khi Ngài vừa mới tiếp ông cách đó hai mươi ngày[1]
Trải sáu trăm năm rồi mới có một lần như thế
Một vị Giáo Hoàng xin từ chức hôm nay!

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013

DANH TƯỚNG NGUYỄN VĂN HIẾU

Danh Tướng Nguyễn Văn Hiếu
Nguyễn Văn Hiếu

23 tháng 6, 1929 - 8 tháng 4, 1975(45 tuổi)



Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu
Tiểu sử
Nơi sinhThiên Tân, Trung Quốc
Binh nghiệp
Thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Năm tại ngũ1951-1975
Cấp bậc Thiếu tướng
Chỉ huy Quân đội Quốc gia Việt Nam
 Quân lực Việt Nam Cộng hòa



Nguyễn Văn Hiếu (1929 – 1975) là một tướng lĩnh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Ông được nhiều người đánh giá là một vị tướng liêm khiết, từng được cử giữ chức Phụ tá Đặc trách trong Ủy ban Chống Tham nhũng thuộc Phủ Phó Tổng thống Trần Văn Hương. Ở vị trí công tác này, ông đã làm mất lòng nhiều đồng nghiệp mà họ vốn có nhiều tai tiếng tham nhũng. Nhiều người cũng cho rằng đây là lý do dẫn đến cái chết bí ẩn của ông trong văn phòng tại bản doanh Quân đoàn III tại Biên Hòa ngày 8 tháng 4 năm 1975, khi đang giữ chức Tư lệnh phó Hành quân Quân đoàn.

HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG TÊN ĐẠI ĐỒ TỂ HUẾ MẬU THÂN 1968

Triết Gia Đức M. Heidegger từng ví con người như một Être Pour La Mort, coi đó như một sinh thể cho tử vong tử diệt, giống như quan niệm trong triết học Phật Giáo, cho rằng đời là bể khổ trong cõi thế vốn vô thường, để rồi rốt cục ai cũng phải chết. Tóm lại sinh tử là lẽ tất yếu của con người không ai tránh khỏi, nhưng để yên tâm bước vào cõi vĩnh hằng, hầu như ai cũng cố gắng giữ trọn đạo làm người, tốt cho mình, ích cho đời và lưu danh cùng sông núi.



Sau ngày 30-4-1975, cộng sản Hà Nội huênh hoang tuyên bố tất cả những trò lừa bịp chính trị đã làm từ năm 1930 là thời gian mà đảng cộng sản quốc tế chính thức xâm nhập vào VN, cho tới khi dùng bạo lực cưỡng chiếm được toàn thể quê hương. Để chia chung tội danh thiên cổ đã làm hủy hoại đất nước Lạc Hồng suốt bao năm qua, VC đểu cáng, đã lôi bọn Việt gian VNCH, từng giúp giặc đâm sau lưng người lính miền nam, vào chung xuồng, tung hê ca tung bọn ăn chén đá bát này khi viết lại lịch sử cận đại bằng chủ thuyết Mác-Lê cộng với những huyền thoại hoang tưởng, về cái gọi là chiến thắng ba đại đế quốc Pháp, Nhật, Mỹ.. 

Thứ Hai, 11 tháng 2, 2013

BÀI GIẢNG ĐÁNG NGHE ĐÁNG XEM CỦA LINH MỤC NGUYỄN NGỌC TỈNH VỀ HIỆN TÌNH ĐẤT NƯỚC VÀ BỔN PHẬN CỦA CÔNG DÂN

LM Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh
- Hôm nay, Chúa nhật sau lễ Giáng Sinh, Hội Thánh mừng lễ Thánh Gia,mừng Con Thiên Chúa làm người, sinh ra và lớn lên trong một gia đình, gia đình Đức Mẹ Ma-ri-a và Thánh Giu-se.

Bài Tin Mừng ngày mùng 1 tháng Giêng ghi lại biến cố xảy ra 8 ngày sau lễ Giáng Sinh, đó là việc Hài Nhi chịu phép cắt bì theo đúng luật Mô-sê để đích thực trở thành một con dân Ít-ra-en, mang tên là Giê-su.

Còn bài Tin Mừng hôm nay thì ghi lại một biến cố xảy ra khi Đức Giê-su lên 12 tuổi, cùng với cha mẹ trẩy hội đền Giê-ru-sa-lem mừng lễ Vượt Qua. Sau đó gia đình trở về Na-da-rét là nơi Đức Giê-su sinh sống cho đến lúc ra hành đạo. Sau này khi nói về Đức Giê-su người ta thường thêm “người Na-da-rét”, hẳn là để phân biệt với những người khác cùng tên.

THỤY KHUÊ NÓI CHUYỆN VỚI HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG VỀ BIẾN CỐ MẬU THÂN Ở HUẾ

Thụy Khuê: Thưa anh Hoàng Phủ Ngọc Tường, đây là lần đầu tiên anh đến Pháp? Lý do gì đã khiến anh được đi? Xin anh cho biết cảm tưởng của anh.

Hoàng Phủ Ngọc Tường: Đúng là lần đầu tiên tôi tới Pháp. Tôi sang Pháp qua cửa ngõ của nước Đức, ở đấy tôi đã nhận được sự bảo trợ của hiệp hội Schmitz Stiftung để đi dự tuần Việt Nam của tổ chức "Chung Một Thế Giới" ở thành phố Freiberg. Tiếp theo tôi đi dự hội thảo Euro-Việt III tại Amsterdam. Và sau đó tôi sang Pháp chơi. Ấn tượng mạnh nhất của tôi sau gần một tháng lãng du bên Tây là như thế này: Trước mắt tôi là một cuốn sách mà tưởng chừng như tôi đã biết hết mọi cái ở trong đó, nhưng chính lúc này tôi lại đang giở ra những trang đầu. Cuốn sách đó tên gọi là Châu Âu.
 

Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2013

BLOGGER ĐIẾU CÀY BỊ GIAM Ở KHU K 3 - TRẠI XUYÊN MỘC - BÀ RỊA VŨNG TÀU


VRNs (09.02.2013) - Bà Rịa, Vũng Tàu - Sáng hôm qua, 08.02.2013, sau hơn hai ngày vất vả tìm kiếm và đấu lý, cuối cùng công an, quản giáo trại giam Xuyên Mộc đã thừa nhận blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải đang bị giam tại khu K3, trại Xuyên Mộc, thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Bà Dương Thị Tân cho biết: “Tôi cùng con trai là Nguyễn Trí Dũng đã đến trại giam Xuyên Mộc, trình với công an thông tin do trại giam Bố Lá cung cấp là ông Nguyễn Văn Hải đang bị giam tại đây và đề nghị cho thăm gặp và gởi đồ. Nhưng công an ở đây chối rằng không có!”

Thứ Năm, 7 tháng 2, 2013

THƯ CỦA PHONG TRÀO CON ĐƯỜNG VIỆT NAM CHÀO MỪNG LUẬT SƯ LÊ CÔNG ĐỊNH VỪA THOÁT KHỎI NHÀ TÙ NHỎ

Hôm nay là một ngày thật đặc biệt đối với phong trào Con Đường Việt Nam: ngày luật sư Lê Công Định bước ra khỏi nhà tù để trở về với vòng tay gia đình và bạn bè. Một ngày mà rất nhiều người chúng ta đã đón chờ từ lâu.

Trước đó vài ngày, chúng tôi nhận được tin anh sẽ về vào ngày 26 Tết. Trong tâm trạng chờ đợi, chúng tôi chỉ biết cùng nhau cầu mong cho điều này trở thành sự thực. Tất cả mọi người đã từng mừng hụt vào năm ngoái, khi nhà cầm quyền có ý định trả tự do cho anh Định nhưng sau đó rút lại quyết định này vào phút cuối.

Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

TUYÊN BỐ CỦA PHONG TRÀO CON ĐƯỜNG VIỆT NAM VỀ TRƯỜNG HỢP CÔNG DÂN LÊ ANH HÙNG


Như đa số mọi người quan tâm vụ việc đều được biết, ngày 24 tháng 1/2013, một số giới chức công an mặc thường phục và quân phục đã đến tận nơi làm việc của công dân Lê Anh Hùng để đưa ông đi một nơi nào không rõ. Sau đó, các thân nhân và bằng hữu của công dân Lê Anh Hùng tìm ra rằng: ông bị đưa vào Trại Tâm Thần, nơi dành riêng điều trị những bệnh nhân tâm thần tại Viên An, Ứng Hoà, Hà Nội.

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

VÀI LỜI CUỐI CHO BÁC SỸ TRƯƠNG THÌN

Bác sỹ Trương Thìn
Nguyễn Thu Trâm

Đã khá lâu tôi không nhắc đến tên của bác sỹ Trương Thìn trong các bài viết của tôi, bởi khi hai nhạc sỹ trẻ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình bị đưa ra tòa xét xử và kết án vào ngày 30 tháng 10 năm 2012, trong  một bài viết để lên tiếng về sự việc đó, tôi đã đặt câu hỏi “Sao Không Xuống Đường?” trong đó tôi đã nêu đích danh các nhân sỹ trí thức, các dân biểu, nghị sỹ, các tu sĩ, các giáo sư đối kháng với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa chuyên xuống đường biểu tình, chống đối… và tôi cũng đã hỏi Bác sỹ Trương Thìn và một số cựu sinh viên “cấp tiến” của miền Nam rằng sao các anh không xuống đường để đòi hỏi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trả tự do cho hai nhạc sỹ trẻ yêu nước, như các anh đã từng xuống đường, đã tuyệt thực để đòi hỏi chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trả tự do cho những sinh viên cộng sản Dương Văn Đầy, Đỗ Hữu Bút, Nguyễn Ngọc Phương , Cao Thị Quế Hương, Huỳnh Tấn Mẫm…  bị bắt vào ngày 10 tháng 3 năm 1970 khi cơ quan công lực đã có đủ bằng chứng rằng đó là những đoàn viên, đảng viên cộng sản, là cán bộ thành đoàn được mặt trận giải phóng cài cắm vào đội ngũ sinh viên học sinh để lèo lái tập thể sinh viên Sài Gòn tham gia vào nhiều hình thức đấu tranh chống chính quyền, phá rối hậu phương của Việt Nam Cộng Hòa…  Rồi không lâu sau khi bài viết được đăng tải trên các báo mạng, thì từ Sài gòn một thân hữu của bác sỹ Trương Thìn đã gửi email cho tôi báo tin rằng hiện bác sỹ Trương Thìn đang bệnh rất nặng, có thể là những ngày cối đời và ông cũng hết sức ray rức về những việc làm của mình trong thời trai trẻ lạc lầm. Thân hữu của Bác sỹ Trương Thìn cũng mong tôi đừng nhắc lại chuyện quá khứ của ông và nhóm sinh viên do ông phụ trách nữa. Từ đó, tôi đã không còn nhắc gì đến chuyện buồn về những việc làm của một số nhân sỹ trí thức miền Nam và của nhóm sinh viên học sinh ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản đó cho đến nay.

DIỄN VĂN TUYÊN THỆ NHẬM CHỨC NHIỆM KỲ II CỦA TỔNG THỐNG OBAMA


 “Đồng bào thân mến, lời tuyên thệ tôi đã đưa ra trước đồng bào hôm nay, giống như lời tuyên thệ đã được  đưa ra bởi những người  phục vụ tại điện Capitol, là một lời thề đưa ra với Thượng Đế và đất nước, không đưa ra với đảng hoặc phe nhóm; do đó, chúng ta phải thực thi một cách trung thành lời thề đó trong suốt thời gian chúng ta phục vụ.”

Cuối bài diễn văn có câu:

“Xin cảm ơn, cầu xin Thượng Đế ban phúc lành cho mọi người, và xin Ngài mãi mãi ban phúc lành cho Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ.”
Các “vệ tinh” của nhóm Giao Điềm sẽ chống?

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

THƯ GỬI NGUYỄN ĐẮC XUÂN - NGƯỜI BẠN HỌC NGỒI CÙNG BÀN NĂ XƯA

Thành phố Houston, Tiểu bang Texas, Hoa Kỳ, ngày 20 tháng 12 năm 2010

Này Nguyễn Đắc Xuân,
Lấy tình bạn học ngồi cùng bàn, cùng lớp một thời với mày, tao viết thư này cho mày để trả lời cái email mới nhất của mày gửi cho tao hôm nay. Tao sẽ nhờ trang mạng toàn cầu đăng thư này lên để những thằng bạn học cũ ở trường Quốc Học năm xưa được dịp đọc (bạn ở trong nước lẫn bạn ở ngoài nước). Dưới đây là nguyên văn thư mày:



“Âu ơi,

NGỒI LẠI BÊN NHAU


Giao Chỉ - San Jose

Cứ 10 năm một lần:

Sau cuộc chiến phe nào cũng có các cựu chiến binh. Trận chiến tranh Nam Bắc Việt Nam thực sự có thể kể từ Genève 1954 đất nước chia đôi cho đến 1975. Trải qua 21 năm từ chuẩn bị cho đến cuộc chiến nổi dậy, du kích chiến, vận động chiến rồi tấn công quy ước. Cuối cùng quân nhân Việt Nam Cộng Hòa tan hàng theo mệnh nước. Tiếp theo là di tản, tù đày, vượt biên, HO và đoàn tụ. Số phận cựu chiến binh cộng sản sau 75 cũng không khá, ngoại trừ một số cán bộ và đảng viên. Trong khi sĩ quan miền Nam đi tù thì sĩ quan miền Bắc phục viên cũng không có tương lai. “Ðầu đường đại tá vá xe, cuối đường thiếu tá bán chè đậu đen”.