Thi Sỹ Bùi Giáng |
Từ Kế Tường
Đối với giới
văn nghệ Sài Gòn, Bùi Giáng là một hiện tượng thơ độc đáo. Cuộc đời của ông giống
cõi rong chơi của một hiền giã mà ở đó ông mới an nhiên tự tại. Trong suốt cuộc
rong chơi này chỉ mình Bùi Giáng hiểu ông điên như thế nào và lúc nào thì ông tỉnh.
Còn người khác thì thua.
Nhưng ngẫm lại
Bùi Giáng điên hay tỉnh thì cũng chẳng ăn nhập gì tới cõi thế gian, bởi ông
không xem đó là quan trọng. Và cuối cùng thì Bùi Giáng mất đi hay thật sự bước
về cái “cõi riêng” của riêng ông cũng chỉ mình ông biết được mà thôi. Nhưng cuộc
đời thì có được thảm lá vàng mộng tưởng mà trên đó là những bài thơ xuất thần
và nhiều giai thoại về tình yêu theo cách của Bùi Giáng để lại. Và đó là những
câu chuyện không bao giờ dứt…
BÙI GIÁNG DỊCH TRUYỆN KIẾM HIỆP
Bùi Giáng là một nhà thơ xứ Quảng nhưng lại ở Sài Gòn từ trước năm 1975 và mãi những năm sau ngày Giài phóng, ông mới mất vài năm nay. Cuộc đời và thơ của Bùi Giáng là một triền miên những sự kiện để người ta bàn cãi, tranh luận theo những cái nhìn khác, nhau, góc độ khác nhau và yêu thích, ghét bỏ cũng khác nhau. Nhưng có một điều ai cũng phải công nhận là Bùi Giáng rất vui, rất hồn nhiên làm thơ và “vào cuộc điên” như cách gọi của chính Bùii Giáng và nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà báo, bác sĩ, học giả, phê bình, nhà khoa học, nghệ sĩ, người trí thức đến cả giới bình dân, lao động, ông đạp xích lô, anh chạy xe ôm, chị quét rác, nhặt ve chai và…dân nhậu lề đường, bờ kè quán cà phê cóc, cà phê hộp, nhà hàng sang trọng đều biết và ở đâu đó, trong những trường hợp nào đó chợt nhớ tới, nhắc đến và trở thành những câu chuyện, vui, những giai thoại độc đáo, thậm chí “không đụng hàng”. Nên có thể nói một cách không cường điệu là Bùi Giáng quá nổi tiếng không chỉ vì thơ mà là cả cuộc đời lẫn phong cách sống của ông.
Nhưng Bùi Giáng không chỉ là một nhà thơ, mà còn là học giả, nghiên cứu, phê bình, dịch thuật, giáo sư dạy học ( trước năm 1975, dạy cấp tiểu học gọi là thầy giáo, cấp THPT đã được gọi là giáo sư, trường tư hoặc trường công đều không phân biệt thậm chí thầy giỏi ở trường công mới được mời chạy sô ở trường tư thục). Bùi Giáng không chỉ nghiên cứu, địch thuật về Heidegger, Nietzche, André Gide, Albert Camuus, Simone Weil, René Char, Gérard de Nerval, Wall Whitman, St Exupéry…mà cả Nguyễn Du, Lão, Trang, Khổng Tử, Phật Thích Ca, Chúa Jésu, Kitô giáo mà còn dịch cả…truyện chưởng. Ngày tôi làm ở nhật báo Sống của ông Chu Tử, Búi Giáng đã dịch “Kim kiếm điêu linh” của Ngọa Long Sinh đăng từ kỳ mỗi ngày theo dạng feuilleton (phơi-giơ-tông). Bùi Giáng dịch chuyện kiếm hiệp Tàu mà không biết ông dịch thật hay phịa ra vì nâhn vật võ hiệp của ông thỉnh thoảng…làm thơ, ngâm thơ, nhất là nữ hiệp sĩ, nữ kiếm khách thì đều xinh đẹp và rấ thơ mộng từ tán tỉnh, yêu đượng đến…đánh nhau. Nhưng công nhận là Bùi Giáng dịch rất hay, không giống những dịch thuật gia chuyển chưởng khác thời bấy giờ.
Ông Chu Tử là giáo sư, nhà văn, nhà báo còn có bút danh Kha Trấn Ác thủ mục phiếm luận “Ao thả vịt” trên nhật báo Sống, đồng thời là chủ nhiệm, chủ bút nhật báo Sống một hôm đi đánh xì phé về tạt ngang qua tòa soạn vào buổi tối lấy tờ báo mới in xong để sáng mai phát hành, thấy tôi trực ở tòa soạn kiểm tra bản in thử cuối cùng và canh kiểm duyệt của Bộ thông tin lúc đó có d0ục bỏ gì không đã hỏi tôi:
- Bùi Giáng dịch truyện kiếm hiệp cậu có hiểu gì không?
- Nói thiệt với
bác cháu không hiểu gì cả. Nhưng thấy hay, thơ mộng lắm.
Ông Chu Tử chỉ
cười rồi nói:
- Có khi chính
do Bùi Giáng dịch chẳng ai hiểu mà bán được báo đấy.
Tôi cũng cười,
phụ họa:
- Có thể bác nói đúng, dịch truyện kiếm hiệp cho nhân vật đánh nhau chí chóe,
Giữa rừng gươm
biển giáo mà…ngâm thơ tán đào thì làm sao mà đánh?
BÙI GIÁNG YÊU CÁC BÓNG HỒNG NỔI TIẾNG, XINH ĐẸP
BÙI GIÁNG YÊU CÁC BÓNG HỒNG NỔI TIẾNG, XINH ĐẸP
TRONG NƯỚC CHO ĐẾN …NƯỚC NGOÀI
Ai cũng biết
Bùi Giáng yêu tất tần tật từ Thẩm Thúy Hằng, Thanh Nga, kỳ nữ Kim Cương hoa hậu
Lambretta Thu Trang, các ni cô Trí Hải…cho đến Nam Phương hoàng hậu, rồi cả người
đẹp, tài tử nổi tiếng xinh đẹp, “bốc lửa” nước ngoài như Brigite Bardot,
Marilyn Monroe. Với Nam Phương hoàng hậu thì Bùi Giáng yêu kiểu chiêm ngưỡng một
trang” Quốc sắc thiên hương”, quý trọng như ông mô tả:” …Nhưng tại sao từ cổ
chí kim, chỉ riêng nhịp bước khoan tai của Nam Phương hoàng hậu là nhu mì, kiều
diễm mà thôi?”. Có nghĩa ý Bùi Giàng nói là từ xưa tới nay không ai có tướng đi
đẹp, quyển rũ mà nhu mì, yêu kiều, diễm lệ như Nam Phương hoàng hậu. Còn đối với
ni cô Trí Hải thì Bùi Giáng yêu kiểu khác, cung kính gọi là “mẫu thân”, không
đùa cợt. Có lẽ Bùi Giáng xem ni cô Trí Hải vừ đẹp, vừa thánh thiện như ni cô
Nghi Lâm của phái Nga Mi trong truyện võ hiệp “Tếu ngạo giang hồ” của Kim Dung.
Với Thẩm Thúy Hằng, Thanh Nga Bùi Giáng yêu một cách khác, và đặc biệt với kỳ nữ
Kim Cương thì vừa yêu, vừa thân mật, thậm chí đùa cợt mà nhiều lần Kim Cương…chịu
không nổi nhưng không hề giận.
Một lần, Bùi Giáng đi ngang nhà Kim Cương vừa gọi tên, vừa la rùm trời khắp xóm: “ Cô Kim Cương có ba cái…”. Kim Cương lúc đó đang có nhà, nghe Bùi Giáng la thế Kim Cương hết hồn liền mở cửa gọi Bùi Giáng quay lại, mời ông vào nhà:
- Anh Giáng anh vào trong nhà Kim nói cái này…
Không đợi Bùi Giáng kịp bước vào nhà, Kim cương đã kéo tay ông lôi vào, mời ngồi ghế, uống nước rồi… năn nỉ:
- Anh Giáng ơi, Kim van anh, anh đừng nói thế nữa. Anh cứ oang oang như thế,
Bọn trẻ thấy
Kim nơi đâu cũng réo như vậy Kim chịu sao nổi?
Bùi Giáng đã
nghe ra, xin lỗi Kim Cương, hứa không “nói bậy vậy nữa” vội uống 2 chén trà rồi
ra đi. Nhưng Kim Cương là người mà Bùi Giáng “yêu quý” nhất, vì quá yêu quý nên
ông mới dám trêu chọc, đũa giỡn. Và Kim Cương cũng rất quý ông nên không hề giận.
Một hôm Nguyễn Thùy, giáo viên, người bạn chí cốt và chịu đựng tính khí của Bùi
Giáng nhất trong số bạn bè của ông đã nới với Kim Cương:
- Cô Kim, hay là cô lấy Bùi Giáng làm chồng đi. Biết đâu cô sẽ giúp anh Giáng bớt khùng và sẽ viết lách đàng hoàng, chĩnh chạc, dễ hiểu hơn?”
Nhưng Kim
Cương cười ngất, đáp:
- Trới đất, anh Thùy ơi, anh Giáng ảnh sống kỳ cục lắm, với lại ảnh co yêu Kim đâu, ảnh chỉ thương mến thôi. Anh xem, anh Giáng chỉ ngồi nói chuyện chỉ 5,10 phút rồi rồi chạy ra đường múa may rồi trở lại ngồi chơi. Ảnh không bao giờ chịu ngồi với Kim hay bất cứ cô nào được lâu đâu. Kim cũng muốn giúp ảnh nhiều nhưng ảnh có nhận đâu. Ảnh vẫn chứng nào tật nấy, thích đi lông bông, nhảy múa ngoài đường chọc lũ chó sủa um xùm mà thôi.
Còn với Brigite Bardot thì Bùi Giáng viết trong “Ngày tháng ngao du”:
Một hôm,
Bregite Bardot chạy tới ôm chầm Bùi Giáng rồi bảo:
- anh yêu ơi! Hôm nay em mới rõ là anh yêu em nhiều, thật nhiều hơn cả chị Moroe.
- Sao “nường” biết?
- Thì đây này,
thư anh viết cho em dở ẹt, còn anh viết cho chị Moroe thì văn hoa, bay bướm
không thể tả.
- Thư tôi viết
cho cô dở ẹt, sao cô bảo tôi yêu cô nhiều hơn Moroe?
- “Huynh đài”
còn giả vờ nữa, thư viết dở ẹt thì tình mới thật, mới chân thành, còn thư viết
bay bướm thì chỉ là lời tán tỉnh chứ tình đâu có thật?
BÙI GIÁNG CHỌC THU BỒN
Nhà thơ Huy Tưởng mở một quán cà phê cóc ở lề đường Bà Lê Chân gần chợ Tân Định kế bên một cái đình. Cái quán nhỏ tí, bày vài ba cái bàn, có bàn kê luôn ngoài lề đường. Nhưng “tao nhân, mặc khách”, “nam thanh nữ tú” nói chung là giới văn nghệ thường tới “ngồi đồng” vừa uống cà phê vùa nhìn thiên hạ qua lại, tán dóc. Nơi ấy Bùi Giáng cũng thường tới ngồi đồng.
Một hôm Bùi Giáng ngồi một mình ở bàn phía ngoài, nhà thơ Thu Bồn và một cô gái tên Thu Ba ngồi phía trong, nhưng quán nhỏ bằng bằng bụm tay nên cô Thu Ba “tán” Thu Bồn ra sao, Bùi Giáng ngồi ngoài nghe tất. Thu Ba tán Thu Bồn rằng:
- Anh là nhà thơ lớn, tất cả đều hâm mộ. anh vào Nam tôi nghĩ nghĩ anh có thể dạy cho người miền Nam biết làm thơ chứ lâu nay thơ ca miền Nam chẳng ra gì. Có Bùi Giáng khả dĩ được chút xíu, nhưng xem ra cũng chẳng đáng giá gì mấy.
Bùi Giáng nghe tức khí, liền làm mấy câu thơ cấp tốc rồi khúm núm đi vào gặp Thu Bồn nhỏ nhẹ nói:
- Thưa anh,
thưa cô, tôi là bùi Giáng. Xin lỗi lúc nãy tôi có nghe cô nói anh là nhà thơ lớn
miền Bắc, không ai sánh kịp. cô có bào là miền Nam, thơ ca chẳng ra gì. Đúng vậy,
tôi cũng thấy như thế. Nếu anh dạy cho người miền Nam làm thơ thì quý hóa quá.
Lúc nãy cô co nhã ý nhắc đên tôi, thú thật thơ tôi cũng chẳng đáng gọi là thơ.
Nhưng thói quen cứ muốn học đòi làm thơ nên lúc nãy, ngồi nhâm nhi chút c2 phê
có làm được hai câu mà không rõ có phải là thơ không vì đọc lại chẳng có vần điệu
gì cả. Xin anh và cô cho phép tôi đọc hai câu thơ đó và xin anh là nha thơ lớn
sửa hộ. Hai câu thơ thế này:
“Thu Ba ca ngợi Thu Bồn
Thu Bồn khoái chí sờ… tay Thu Ba”.
Đúng là hai câu thơ nghe chẳng ra làm sao cả. Xin anh và cô vui lòng sửa hộ cho ăn vần Giáng tôi xin muôn vàn cảm tạ, cảm tạ..”!
Bùi Giáng điên
hay tỉnh? cho đến nay vẫn còn tranh cãi và có lẽ cuộ tranh cãi này sẽ còn kéo
dài bất tận dù hiện nay Bùi Giáng đã về cõi thiên thu, hay nói đúng hơn về cõi
điên, cõi thơ của ông. Riêng cá nhân tôi tuy không phải là bạn bè, quen biết
nhiều với ông, nhưng đã từng gặp, tiếp xúc với Bùi Giáng trước năm 1975 ở mấy tờ
báo và sau 1975 ở quán cà phê của Huy Tưởng, ở báo Công an TPHCM vì Bùi Giáng
thường ghé chơi với Huỳnh Bá Thành, không có Huỳnh Bá Thành thì tôi ra tiếp nên
còn rất nhiều chuyện về Bùi Giáng rất thú vị. Và tôi có thể nói rằng Bùi Giáng
không điên mà rất tỉnh. Ông chỉ điên khi nào muốn…”vào cuộc điên” mà thôi, và
đó cũng là một cuộc chơi của Bùi Giáng. Ông điên mà tỉnh và khi tỉnh ấy là lúc
Bùi Giáng… điên mà thôi!
Riêng thơ ông thì ai cũng biết hầu như bài nào vô đầu cũng bình thường, và thơ bình thường nhưng có đoạn ông “điên” lên, bay bổng tận chín tần mây, và lúc đó ông có những câu thơ xuất hồn (chứ không phải xuất thần), rất tuyệt mà chỉ có Bùi Giáng mới có được.
Ví dụ:
“ Người nằm đó tự nghìn thu thấp thóang
Tôi bước qua từ ngữ rụng hai lần
Tờ sa mạc như bồi phong tẩy địa
Trút linh hồn từng như thể nhu thân”.
Đó là thương hiệu riêng của Bùi Giáng. Nhiều người đã giả làm thơ như Bùi Giáng, nhưng thơ giả như Bùi Giáng thì biết ngay.
“Thu Ba ca ngợi Thu Bồn
Trả lờiXóaThu Bồn khoái chí tay ...sờ Thu Ba”.
- Và Bùi Giáng đảo ngữ "sờ tay " chọc giận "
Thu bồn biết thế mà đành phải im re.