Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

“VIỆT NAM ĐIÊU TÀN-BẤT HẠNH” (Phần Một, Giai Đoạn Ba/I)

PHẦN MỘT
SỰ XUẤT HIỆN CỦA HỒ CHÍ MINH
Giai Đoạn 3: Từ Năm 1945 – 1954
I) Hồ Chí Minh Cướp Quyền, Gây Tai Họa Cho Đất Nước Và Dân Tộc
Qua thời gian dài chịu nhục, chịu đựng sự cai trị của thực dân Pháp, của phong kiến qua các triều đại vua chúa Việt Nam. Toàn dân Việt Nam mong chờ có một cơ hội vùng lên để giành lại độc lập cho nước nhà, và tự do, hạnh phúc cho dân tộc.
Người ta nghĩ rằng Nhật đánh Pháp sẽ đem lại cơ hội tốt cho người Việt Nam qua lời tuyên bố của Nhật trong chương trình Ðại Ðông Á.

Nhưng rồi các Tổ chức thân Nhật, chống Pháp của người Việt cũng bị Nhật phản bội, bỏ rơi làm mồi cho Pháp khủng bố, đàn áp, dẫn đến tan vỡ và gây nhiều tan thương cho các nhà yêu nước.
Nhà cầm quyền Trung Hoa (Quốc Dân Ðảng), nơi tạm dung thân của các nhà cách mạng Việt Nam không Cộng sản cũng không tận tình hỗ trợ cho Việt Nam Quốc Dân Ðảng và các Ðoàn thể, Tổ chức của người Việt yêu nước. Trong lúc đó, Trung Cộng lại hỗ trợ cho Hồ Chí Minh với tinh thần Quốc tế Cộng sản.
Trận đói kinh hoàng có hàng triệu người Việt Nam chết đói năm 1945 cũng do bọn Pháp, bọn Nhật gây ra.
Thảm trạng của nạn chết đói càng làm cho người Việt Nam nhận thức rằng không giải trừ được họa ngoại bang thống trị thì dân tộc còn phải gánh chịu nhiều đau thương…!
Lòng căm phẫn tột cùng trước khổ nạn ngoại xâm là một nguyên do chính khiến người dân Việt Nam phải dấn thân vào con đường “Cách mạng giải phóng dân tộc”, nên người dân Việt không cần biết rõ là do ai lãnh
Chính vì vậy, Hồ Chí Minh đã “đại thắng” nhờ có đủ
yếu tố thuận lợi bất ngờ của tình thế.
Bất hạnh thay, cái “đại thắng” của Hồ Chí Minh nó lại là nguyên nhân của sự “đại họa” mà dân tộc Việt Nam phải gánh chịu kể từ ngày 19-08-1945 cho mãi đến ngày nay (Năm 2008, khi hoàn tất Thiên Tài liệu Lịch sử nầy).
Hãy bình tĩnh, vô tư và thận trọng để rút ra những bài học lịch sử cho các thế hệ mai sau lấy đó làm kinh nghiệm. “Giữ nước và Dựng nước”.
Vì thế, người viết quyển sách nầy dành nhiều thì giờ tra cứu, tham khảo các tài liệu hiện có ở các thư viện, các sách, báo, những bài tham luận, tham khảo, chuyên kể lại những điều “Mắt thấy Tai nghe” của nhiều cán bộ đã về hưu, đã ly khai đảng Cộng sản Việt Nam. Hoặc những bài viết phê bình, sự độc tài, độc Ðảng và nhiều ý kiến xây dựng, quan tâm đến đất nước, đến dân tộc… Trong số tài liệu đó: lên án Ðảng CSVN, lên án Hồ Chí Minh… Mới đây các tài liệu liên quan đến Nhân văn Giai phẩm – Thanh trừng nội bộ Ðảng – Thuế Nông nghiệp – Thương nghiệp – Cải cách ruộng đất – Ðánh tư sản – Tù cải tạo – Kinh tế mới – Hợp tác xã – Thời kỳ đổi mới để tồn tại – Kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa – Tình trạng xã hội – Giàu nghèo – Quốc nạn tham nhũng v.v…
Ðể duy trì quyền lực, duy trì chế độ Xã hội Chủ nghĩa đảng Cộng sản lại tung ra : Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, duy trì chủ nghĩa Mac-Lenin.
Ðể độc giả thấy rõ, nhất là giới trẻ Việt Nam có đủ tài liệu suy xét, phê phán…
Người viết xin lần lược nêu các sự việc lớn mà Hồ Chí Minh đã thực hiện trên đất nước Việt Nam từ khi cướp đoạtvà nắm lấy quyền hành từ năm 1945.
Hồ Chí Minh là một người thông minh, quyền biến, nhạy bén, đa mưu, lanh lợi, đóng kịch tài tình… Nếu so sánh thì Hồ Chí Minh là người xuất sắc nhất trong các nhà cách mạng Việt Nam. Nhưng tiếc thay, Hồ Chí Minh không đem tài năng của mình để phục vụ cho quê hương, dân tộc Việt Nam, mà ngược lại Hồ Chí Minh đã đem tài năng xuất chúng của mình phục vụcho Ðệ tam Quốc tế Cộng sản. Quê
hương của Lenin (Nga Sô).
Qua quá trình hoạt động của Hồ Chí Minh đều nhắm vào mục đích duy nhất là bành trướng chủ nghĩa Cộng sản. Các chủ trương, chính sách do Hồ Chí Minh chỉ đạo áp dụng từ khi còn hoạt động tại Trung Quốc đến lúc cướp được quyền hành lãnh đạo đất nước năm 1945 :
- Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ huy Việt Cộng, áp dụng kinh nghiệm và phương pháp của Trung Cộng để dựng lên một chiêu bài “Mặt trận dân tộïc theo kiểu Trung Cộng”.
- Qua sự hỗ trợ của Trung Cộng, Hồ Chí Minh đã tổ chức, huấn luyện các cán bộ trọng yếu qua cái lò huấn luyện của Trung Cộng. Khi Pháp bại trận ở Châu Âu, Nhật Bản đổ bộ lên Việt Nam và ủng hộ các thế lực người Việt thân Nhật, chống Pháp. Tháng 9 năm 1940, trong cuộc xung đột ở Lạng Sơn giữa quân Nhật và quân Pháp, Hồ Chí Minh chỉ thị cho các cán bộ Việt Cộng gia nhập “Mặt trận dân tộc” trà trộn vào số người Việt do Nhật yểm trợ để chống Pháp.
- Tại Việt Nam, khi Nhật và Pháp đi đến chỗ thỏa hiệp,đình chỉ xung đột, thì thế lực của phái thân Nhật cũng dần dầntan rã vì bị Nhật phản bội, bỏ rơi… Khi phái thân Hoa trở nên có thế lực mạnh, Hồ Chí Minh lại chỉ thị cho Việt Cộng kết hợp với thế lực thân Hoa (Trung Hoa) để mưu đồ chi phối và phân hóa thế lực thân Hoa (như đã trình bày ở phần trước).
Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục lợi dụng lá cờ Ðộc lập Ðồng Minh Hội để tổ chức “Mặt trận Việt Minh”. Hồ Chí Minh áp dụng những kinh nghiệm cùng cách thức của Trung Cộng để hoạt động tại Việt Nam như Tổ chức của quần chúng, phát triển vũ lực và căn cứ địa du kích.
- Từ khi chiến cuộc Thái Bình Dương bộc phát, hoạt động của các đảng cách mạng Việt Nam tại Trung Quốc có chiều hướng phát triển và được sự hỗ trợ của nhà cầm quyền Trung Quốc (Quốc Dân Ðảng . Lúc này Hồ Chí Minh cũng lén sang Quảng Tây và bị nhà cầm quyền Trung Quốc bắt. Nhờ sự đấu tranh của các Tổ chức không Cộng sản và sự che dấu tông tích Cộng sản của Hồ Chí Minh.
- Tháng 9 năm 1943, Hồ Chí Minh được trả tự do. Nhờ sự khéo léo diễn kịch, Hồ Chí Minh được gia nhập Việt Nam Cách Mạng Ðồng Minh Hội và được yểm trợ khi Hồ trở về Việt Nam hoạt động. Hồ Chí Minh và đồ đảng Việt Cộng đã lợi dụng sự mâu thuẫn và xung đột lẫn nhau giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Pháp tại Việt Nam để thao túng, khiến cho các đảng phái theo chủ nghĩa dân tộc bị lu mờ.
- Thế lực Việt Minh phát triển nhờ sự xung đột giữa hai thế lực Pháp và Nhật, nhất là biến cố ngày 9-3-1945. Quân Nhật lật đổ nền thống trị của Pháp tại Việt Nam là một cơ hội thuận lợi cho sự phát triển của Việt Minh (Cộng sản).
Ðó là sự kiện quan trọng nhất đã giúp cho Hồ Chí Minh cơ hội cướp đoạt chính quyền vào ngày 19 tháng 8 năm 1945.
- Trong mấy chục năm lưu vong, Hồ Chí Minh đã tiếp thu được những kinh nghiệm đấu tranh ở các nước Cộng sản. Mỗi hành động của Hồ Chí Minh đều nhằm phục vụ cho ý đồ của mình nên Hồ Chí Minh thường nắm phần chủ động trong mọi tình huống, bất cứ điều gì thích hợp với nhu cầu của Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh sẽ không ngần ngại lợi dụng mọi cơ hội để kết hợp và tranh thủ nắm lấy. Ngược lại bất cứ cái gì làm trở ngại cho sự phát triển thế lực, Hồ Chí
Minh sẽ dùng mọi thủ đoạn thâm độc, gian ác để bài trừ hoặc tiêu diệt đối phương tận gốc.
Bởi vậy, mỗi một hành động của Hồ Chí Minh đều chứng tỏ Hồ Chí Minh là một người cơ hội chủ nghĩa, chỉ biết lấy sự sinh tồn, lợi hại của bản thân mình làm mục tiêu chính – nói rõ hơn là phục vụ cho mục tiêu mà Hồ Chí Minh đã chọn…
Ngày 6 tháng 8 năm 1945, Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima hàng vạn người Nhật ra tro bụi. Dân Nhật chưa hoàn hồn thì quả bom nguyên tử thứ hai đã rơi xuống Nagasaki. Quân đội Liên Xô tiến công vào Mãn Châu. Hạm đội Mỹ đã gần tới bờ biển Nhật, sửa soạn đổ bộ lên đất liền… Ðế quốc Nhật lâm vào đường cùng nên ngày 15
tháng 8 năm 1945, Thiên Hoàng Nhật tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Quân Nhật khắp nơi đều phải hạ khí giới.
Thế chiến thứ II chính thức kết thúc.
Nhưng tình hình rối ren, phức tạp tại Việt Nam lại bắt đầu mở màn bởi sự xuất hiện của Hồ Chí Minh.
Việt Minh hoạt động ráo riết, ra sức tuyên truyền với khẩu hiệu “Chống Pháp, chống Nhật, giành Ðộc lập” Việt Minh còn xuyên tạc với luận điệu “Ðại Việt Quốc Gia Liên Minh” hợp tác với Nhật và cho rằng Ðại Việt đồng nghĩa với phát xít Nhật.
Việt Minh vội vã lập các Ủy ban với chiêu bài “Ủy ban Nhân dân Cứu quốc” các địa phương gần Hà Nội.

A12. Hồ Chí Minh cướp chính quyền.
Tại Hà Nội có một cuộc biểu tình do các Công chức tổ chức trước Nhà Hát Lớn, lúc 15 giờ ngày 17 tháng 8 năm 1945, trời kéo cơn mưa, nhưng có hàng vạn công chức đã sắp thành đoàn đứng chật đường Paul Bert, kéo dài suốt xuống Hàng Trống. Dân chúng tới xem, chen chúc trên các ngả phụ cận, Bobillot và Amiral Courbet.

Trên bao-lơn Nhà Hát, cờ vàng ba vạch gãy Quẻ Ly được từ từ kéo lên, trong điệu đồng ca vang dội “Tiếng gọi Thanh niên…”, sau đó trên loa phát thanh “Mặt trời tỏ, một niềm vui”… Hôm nay, chúng ta họp mặt tại đây để mừng cho chủ quyền đã thâu hồi trọn vẹn và hoan hô:
- Hoan hô: “Chính phủ Trần Trọng Kim”…
- Hoan hô: “Việt Nam độc lập muôn năm”.
- Hoan hô: “Việt Nam muôn năm”.
Lại xen kẽ có tiếng hoan hô: Việt Minh.
Nhưng đa số vẫn mãi hô to:
- Hoan hô: “Việt Nam độc lập muôn năm”.
Rồi đoàn biểu tình chuyển bước tuần hành qua nhiều đường lớn, nhưng mỗi lúc có những tiếng hô lạ tai (hoan hô Việt Minh) khi nãy lại được gào thét nhiều hơn. Tới ngã Sáu cửa Nam, vài người áo cộc, quần đen, chắc chắn không phải là Công chức, vừa chạy vừa phất lá cờ đỏ ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, người khác giơ khẩu súng lục bắn chỉ thiên như để thị uy, Anh em hãy cùng tôi hô: “Mặt trận giải phóng muôn năm”. Mọi người ngơ ngác hoảng sợ rồi cũng hô: “muôn năm”. Mãi cho đến khi giải tán vào khoảng sáu, bảy giờ chiều cùng ngày.
Sau cuộc biểu tình chiều qua (17-8-1945), trên đường phố Hà Nội, có nhiều truyền đơn và có nhiều người đi từng nhà bảo: “Quân giải phóng đã về, treo cờ đỏ sao vàng để đón tiếp”. Họ đưa cho cả cờ giấy nên sáng nay có rất nhiều nhà treo cờ. Lúc này, hàng trăm người đủ mọi giới và các tuổi tác, xông vào Bắc Bộ Phủ vừa reo hò, vừa hô to: “Ðả đảo Phát Xít, hoan hô Giải phóng,” và phá phách đồ đạc, đập tan cửa kính, v.v… Không thấy Khâm Sứ đâu cả, có lính canh, nhưng lính không dám bắn. Lính Nhật cầm súng đứng gác bên nhà băng Ðông Dương cũng chỉ nhìn trơ như tượng gỗ, không can thiệp.
Ý đồ cướp chính quyền tại Hà Nội của Việt Minh đã thấy rõ: Việt Minh đã cho người đến vận động Khâm sai Phan Kế Toại và Bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ. Ðồng thời Việt Minh cũng đã dụ được đa số Bảo An Binh theo Việt Minh.
Dưới mắt đa số người dân chỉ thấy Việt Minh là một Tổ chức cách mạng có tiếng tăm, có hoạt động.
Về phía các Ðảng phái Quốc gia:
- Ðại Việt Quốc Gia Liên Minh.
- Việt Nam Quốc Dân Ðảng.
- Ðại Việt Quốc Dân Ðảng…
Cũng đã họp khẩn cấp để đối phó với tình hình đang biến chuyển, nhưng ý kiến phân vân, lưng chừng không đi tới được một quyết định chung để đối phó với tình thế phức tạp, hiểm nguy đang xảy ra tại Hà Nội.
- Một Tổ chức chủ trương lợi dụng quân đội Nhật để chiếm lấy quyền hành ngay tại Hà Nội.
- Một Tổ chức thì phản đối vì làm như vậy sợ Ðồng Minh nghi ngờ, không thừa nhận.
- Một Tổ chức tin rằng Phan Kế Toại và Nguyễn Xuân Chữ sẽ giữ vững được quyền lực và Việt Minh không đủ sức để đảo chánh cướp quyền.
- Còn có người lạc quan, cho là dù Việt Minh có cướp được quyền cũng không thành vấn đề lớn, vì lực lượng của Việt Minh không có bao nhiêu. Nếu họ làm sai trái, ta sẽ vận động nhân dân truất họ đi. Hơn nữa, quân Trung Hoa sắp tới tiếp thu đầu hàng của Nhật. Việt Minh sẽ gặp khókhăn với Trung Hoa Quốc Dân Ðảng.
- Một số người lại cương quyết hành động để giữ lấy chính quyền. Có chính quyền mới có Bảo An Binh, không sợ Việt Minh đảo chánh. Nếu để Việt Minh nắm lấy quyền lực thì sẽ gặp nhiều khó khăn vô cùng, nên đã cử ngay Ông Phan Trâm đến liên lạc với Bảo An Binh. Nhưng Việt Minh đã nhanh tay hơn giữ lấy lực lượng Bảo An Binh.
Kết cuộc là các Ðảng phái Quốc gia không có hành động cương quyết và kịp thời, để lỡ mất cơ hội ngàn năm một thuở… cho nên Việt Minh mới thừa cơ lợi dụng lòng tin của dân chúng và thái độ thụ động của chính phủ Trần Trọng Kim và vua Bảo Ðại, phát động cuộc biểu tình và tuần hành ngày 19 tháng 8 năm 1945 để cướp chính quyền.
Sự kiện này Việt Minh (Cộng sản) vẫn gọi là “Cách mạng tháng Tám”.
Nhưng thực chất có phải là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giành được độc lập trong tay hai đế quốc Pháp và Nhật hay không? Ðảng Cộng sản lớn tiếng tuyên truyền từ trước đến nay gọi là “Cách mạng tháng Tám”, có đúng hay không?
Khách quan nhìn vào khía cạnh lịch sử, gạt bỏ lối nhìn Ðảng phái thiên kiến mà nhận xét, thì cái gọi là “Cách mạng tháng Tám”, chỉ là một cuộc đảo chánh và cuộc đảo chánh này đã đưa đến một chế độ chuyên chế độc tài gây tai họa cho quê hương, cho dân tộc, một thời kỳ bi đát hơn nửa thế kỷ, đến nay vẫn chưa kết thúc.
Ngày 19-8-1945, không phải là một cuộc cách mạng giành được độc lập, vì lúc đó Pháp đã bỏ chạy, Nhật đã đầu hàng. Chính phủ Trần Trọng Kim – Bảo Ðại là cơ cấu quản trị đất nước, dân tộc Việt Nam đã được độc lập thật sự không phải vì Việt Minh cướp được quyền hành trong tay Phan Kế Toại, Nguyễn Xuân Chữ mà Việt Nam mới có độc lập. Người ta có thể cho rằng Bảo Ðại – Trần Trọng Kim vốn là bù nhìn của Pháp, của Nhật, nhưng lúc Nhật đầu hàng, chính phủ đó có tự do hành động, có quân đội… Chỉ vì tự cho mình là yếu kém nên mới khiếp nhược mà nhường quyền lực cho Việt Minh. Chỉ có thế thôi !
Nếu không có Hồ Chí Minh (Cộng sản) xuất hiện, Trần Trọng Kim can đảm cầm quyền sau khi Nhật đầu hàng thì Việt Nam vẫn giành được độc lập. Xương máu người dân Việt Nam không bị phí phạm từ năm 1945 đến năm 1975.
Bất hạnh cho dân tộc là:
* Hồ Chí Minh xuất hiện.
* Chính phủ Trần Trọng Kim khiếp nhược nhường quyền cho Việt Minh.
* Vua Bảo Ðại vội vàng thoái vị một cách thiếu suy nghĩ!
(Sẽ trình bày rõ ở chương sau về các nhà lãnh đạo quốc gia)
Ðiều vừa nêu trên là xác thực qua việc ngày 25 tháng 8 năm 1945. Bảo Ðại trịnh trọng trao Quốc Ấn, Quốc Kiếm cho đại biểu của Việt Minh là Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận. Hoàng đế Bào Ðại trở thành “Công dân Vĩnh Thụy” ! Thế là kết thúc chế độ Quân chủ của Hoàng triều Nhà Nguyễn.
Không còn một trở lực nào trong việc cướp lấy chính quyền, nhưng trước nguy cơ Ðồng Minh sẽ nhập Việt – Việt Minh ráo riết và cấp tốc chuẩn bị thành lập một Chính phủ Lâm thời với mục đích củng cố quyền lực và cũng để có quyền ăn nói với quốc tế, nhất là Ðồng Minh dù là Tàu, Mỹ hay Anh trước một sự đã rồi.
Trên báo chí có đăng danh sách một Chính phủ mới ra đời gồm có những tên và chức vụ như sau:
* Hồ Chí Minh, Chủ tịch kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao
* Võ Nguyên Giáp Bộ trưởng Nội Vụ
* Chu Văn Tấn Bộ trưởng Quốc Phòng
* Phạm Văn Ðồng Bộ trưởng Tài Chánh
* Nguyễn Mạnh Hà Bộ trưởng Kinh Tế
* Lê Văn Hiếu Bộ trưởng Lao Ðông
* Dương Ðức Hiền Bộ trưởng Thanh Niên
* Ðặng Thái Mai Bộ trưởng Giáo Dục
* Vũ Trọng Khánh Bộ trưởng Tư Pháp
* Ðào Trọng Kim Bộ trưởng Giao Thông Công Chánh
* Phạm Ngọc Thạch Bộ trưởng Y Tế
* Nguyễn Văn Tố Bộ trưởng Xã Hội
* Trần Huy Liệu Bộ trưởng Tuyên Truyền
* Cù Huy Cận Bộ trưởng Không Bộ
* Nguyễn Văn Xuân Bộ trưởng Không Bộ
Nhìn danh sách chính phủ, chẳng có nhân vật nào trong Ðảng phái Quốc gia. Thế mà Hồ Chí Minh lại dùng xảo thuật che dấu tông tích Cộng sản để đánh lừa quần chúng. Khi cho công bố chi tiết các Ðảng phái của các nhân vật trong chính phủ đăng trên tờ báo Ðộc Lập : “Cơ quan tuyên truyền, tranh đấu, nghị luận của Việt Nam Dân Chủ Ðảng trong Mặt Trận Việt Minh” lại loan tin :
“Ngày Ðộc Lập đã thu hút 50 vạn dân Thành phố Hà Nội quanh vườn hoa Ba Ðình”. Ngoài ra còn đăng danh sách của “Chính phủ Quốc gia Liên hiệp kết tinh của sự đoàn kết và thống nhất” như sau:
* Hồ Chí Minh thuộc “Ðảng Quốc gia”
* Võ Nguyên Giáp “Văn hóa Cứu quốc”
* Trần Huy Liệu “Ðảng Cộng sản”
* Lê Văn Hiến “Ðảng Cộng sản”
* Dương Ðức Hiền “Ðảng Dân chủ”
* Nguyễn Văn Xuân “Quốc Dân Ðảng”
* Phạm Văn Ðồng “Không Ðảng phái”
* Nguyễn Văn Tố “Không Ðảng phái”
* Phạm Ngọc Thạch “Không Ðảng phái”
* Ðào Trọng Kim “Không Ðảng phái”
* Nguyễn Mạnh Hà “Không Ðảng phái”
* Vũ Trọng Khánh “Không Ðảng phái”
* Chu Văn Tấn “Dân tộc Thiểu số”
Người ta thắc mắc vì không biết Hồ Chí Minh là ai ? Một số đoán rằng Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc, lãnh tụ Ðảng Cộng sản, đã từng bị Pháp truy nã nhiều lần. Lại có nhiều người bảo là không đúng, vì Nguyễn Ái Quốc đã bị ho lao và chết trong đề lao tô giới Pháp ở Thượng Hải. Bàn tán xôn xao về sự xuất hiện của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời là Hồ Chí Minh. Nên có người lại nói như xóa đi sự bàn tán: “Cần gì phải băn khoăn ? Anh thợ hồ Hitler trước năm 1932 thì danh tiếng gì ? Bất kỳ ai, nắm được chính quyền là hơn người rồi. Chỉ e ngại Ông ta là “Cộng sản” thì nguy hại cho dân tộc, cho đất nước…”. Ðó là sự quan tâm của một số người hiểu biết. Còn nói chung, dân chúng thì đa số chẳng quan tâm. Ai giành được độc lập là hoan hô và ủng hộ, không cần biết người đó là ai ?
Nhờ sự căm thù thực dân Pháp, quân phiệt Nhật của dân chúng mà Việt Minh đã lợi dụng để huy động được sự ủng hộ của toàn dân Việt Nam.
Báo chí, truyền đơn hô hào rằng: “Dân chúng đi dự lễ tuyên thệ, ra mắt của Chính phủ Lâm thời vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại Quảng trường Ba Ðình – Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập…”
Ðến giờ phút này, Hồ Chí Minh đã đạt được sự thành công, thắng lợi. Sau bao năm lăn lộn hoạt động từ ngày xuống tàu tại Bến Nhà Rồng, Sàigon và nay làm Chủ tịch Nhà Nước có tên là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Nhưng bất hạnh thay cho người dân Việt Nam. Ngày này 2-9-1945 là ngày đánh dấu thoát được Ðế quốc Thực dân Trắng (Pháp) và cũng chính ngày này đặt nước Việt Nam vào tay Ðế quốc Ðỏ (Liên Xô).

Những hành động mở màn 
Nhiều người trong guồng máy chính quyền mới đã có ý phân chia “giai cấp…”. Không thành thực đối với những người chỉ có tư tưởng quốc gia, dân tộc, không muốn phục thiện mà chỉ đòi người ta phục tòng, khuynh hướng độc đoán đã thể hiện.

Hà Nội, những ngày đầu tháng 10-1945, một sự kiện đặc biệt lôi cuốn người Hà Nội chú ý. Tòa nhà ở góc đường Quan Thánh và phố Hàng Bún đặt một cái loa lớn, ngày nào cũng ra rả lớn tiếng hô hào độc lập, tự do, dân chủ… Chỉ trích chính sách độc tôn của chính phủ Hồ Chí Minh. Có rất đông người hiếu kỳ đứng nghe trên hè phố, đa số là
công chức, giới trí thức, trung lưu, thương mại, đủ từng lớp dân chúng đều quan tâm đến vấn đề nầy.
Trong tòa nhà đó lại có những Vệ Binh mặt quần áo màu đen, trong đó có cả nữ binh. Ðó là Trụ sở của Việt Nam Cách Mạng Ðồng Minh Hội, gọi tắt là “Việt Cách”.
Việt Nam Quốc Dân Ðảng gọi tắt là “Việt Quốc” cũng đã có Trụ sở ở Trường Tiểu học Ðỗ Hửu Vị (Cơ sở này là nơi đóng binh của Nhật trước đây). Tại đây cũng có toán Vệ sĩ mang súng canh phòng. Trên thực tế đây là Trụ sở của ba Ðảng (Việt Nam Quốc Dân Ðảng – Ðại Việt Quốc DânÐảng – Ðại Việt Dân Chính).
Có phát hành báo, truyền đơn… Chính phủ Hồ Chí Minh ra lệnh cấm ra báo. Hai bên đã đấu khẩu dữ dội với lý lẽ rõ ràng nên chính phủ Hồ Chí Minh phải nhượng bộ và hủy bỏ lệnh cấm ra báo. Nhưng lại áp dụng thủ đoạn hèn hạ như tịch thu và hăm dọa những đứa trẻ đi bán báo.
Hà Nội đang xẩy ra thảm cảnh khủng bố, đe dọa, tình hình bất ổn… Một số người quốc gia có lập trường chống Chính phủ Hồ Chí Minh (Cho rằng Hồ Chí Minh là Cộng sản) đã bị bắt cóc, hay đột ngột mất tích. Thỉnh thoảng lại nghe có tiếng súng nổ…
Chính phủ Hồ Chí Minh thực sự cũng đang ngồi trên đống lửa. Sự chống đối không phải chỉ xẩy ra ở Miền Bắc. Ngay cả Miền Trung, Miền Nam đều có những Lực lượng Cách mạng Quốc gia chống đối.
Tại Miền Nam có nhiều nhóm dân quân không chịu sự chỉ huy của Việt Minh. Ðệ Tam Sư đoàn do ông Nguyễn Hòa Hiệp, Ðảng viên Việt Nam Quốc Dân Ðảng, Chỉ huy là một Lực lượng đáng kể và đã đối đầu trong nhiều trận lớn với quân Pháp, nay cũng chống lại Việt Minh.
Quân Ðồng Minh sẽ vào Việt Nam tước khí giới của quân Nhật (Quân Tàu Miền Bắc, quân Anh Miền Nam và lấy vĩ tuyến 16 làm giới tuyến Nam – Bắc).

Quân Trung Hoa vào Miền Bắc
Tướng Lữ Hán, Chỉ huy hai mươi vạn quân từ Vân Nam vào Miền Bắc để giải giáp quân Nhật và một đơn vị do Tướng Tiêu Văn chỉ huy từ Quảng Tây vào, thi hành mật lệnh của Trùng Khánh (Tưởng Giới Thạch) kín đáo giúp đỡvào việc thành lập một chính quyền Quốc Gia Việt Nam do những nhà cách mạng chống Cộng, thân Trùng Khánh. Nên giả thử quân đội Trung Hoa vào Miền Bắc sớm vài tuần, có lẽ tình hình Việt Nam sẽ đi hướng khác có lợi cho phe Quốc Gia không Cộng sản. Hồ Chí Minh không thể cướp chính

quyền được một cách dễ dàng như nêu trên.
Thực tế khi quân đội Trung Hoa vào Việt Nam chẳng những không đem lại cho phe Quốc gia chống Cộng sản, mà còn gây ảnh hưởng bất lợi cho các nhà Cách mạng Việt Nam qua những sự thật đã xẩy ra:
Khi quân Trung Hoa tiến vào Hà Nội thiếu hẳn oai phong, hùng tráng với áo len bông, xù xù, xà cạp lỏng lẻo quấn bắp đùi ống sậy, dáng đi mệt mỏi và kỳ quái nhất là theo đuôi mỗi đơn vị, lại khệ nệ vài người khiêng nồi, niêu, soong, chảo lớn đường kính hơn một thước rưỡi. Ðồ nấu ăn thế nầy chắc các món ăn không mấy “hẩu xực”.
Trông thấy lắm người gầy còm, ốm nhom, người Hà Nội lo lắng, sợ rằng Hà Nội phải chịu đói khát thêm một lần nữa. Những người nầy ăn quá nhiều mà khả năng ẩm thực thì có giới hạn ! Những bữa tiệc linh đình và liên tiếp tổ chức để chào mừng các anh hùng Tàu đã thắng Nhật của Hoa Kiều tại Hội Quán và các Tiệm Cao Lâu lớn đường Hàng Buồm. Các vị Tướng tá tha hồ thưởng thức !
Mỗi sáng sớm từng đoàn xe vận tải tới mua vội những đống chuối, đống rau quả ở chợ Ðồng Xuân, chợ Hôm về chất đầy các cơ sở do Nhật chuyển lại. Những nơi nầy sặc mùi xào nấu, pha mùi rác rưới hoặc thuốc phiện mà trước kia quân Nhật chiếm đóng tuyệt nhiên không ai ngửi thấy mùi hôi thối nồng nặc như thế. Hàng trăm, hàng ngàn con vịt khô ép bẹp, thường treo lên mốc ở các tiệm chạp phô
biến mất mau lẹ trong vài tuần lễ qua.
Nhiều người ở Hà Nội, nhất là giới trẻ không chịu nỗi cảnh tồi tệ của một quân đội ô hợp mà lại mang danh là đại cường quốc. Dù là bại trận nhưng quân đội Nhật vẫn nghiêm chỉnh, giữ được kỷ luật quân đội hơn là quân Tàu rất xa.
Chính vì hình ảnh của quân Tàu khiến người ta lại ghét lây cả những nhân vật Việt Nam thân Tàu. Do đó nên có câu nói: “Dựa vào ai, chớ dựa vào các ông Vân Nam, Quảng Ðông, Tàu phù, Tàu ô thì quả là dại dột”.
Quân Tàu quá cần tiền nên vớ được cái gì là đem bán lấy tiền. Như thế trách gì hạ cấp không ô hợp ! Tướng Lữ Hán, Tướng Tiêu Văn đã nhận nhiều tặng vật của các phú thương Hoa Kiều bị buộc tội thân Nhật trong thời kỳ 1940- 1945 và cả tặng phẩm của phía Việt Nam như bộ đồ hút thuốc phiện đúc toàn bằng vàng.
Một hành động trắng trợn của Tướng Lư Hán như bắt buộc nhà băng Ðông Dương phải đổi tiền Tàu ra tiền bản xứ với giá rất thấp như: Ðồng Quan kim ở Liễu Châu hay Nam Ninh chỉ có giá trị 1/6 đồng bạc nay được đổi không hạn chế và theo giá 1$50 = 1 QK, nên hàng chục quân xa chở Quan kim sang Hà Nội để đổi tiền. Biết bao nhiêu triệu bạc lời. Sau đó họ dùng số tiền này mua hàng và đồ quý chuyển về bên Tàu. Cộng sản Việt Nam cũng bắt chước áp dụng kiểu ăn cướp cạn này khi chiếm được Miền Nam 1975. Ðổi tiền, mua hàng và chở tất cả đồ quý, kể cả vàng ra Miền Bắc. Thậm chí như bàn ghế, tủ lạnh, tivi, quạt máy, v.v… cũng không chừa. Từng đoàn xe chở tất cả từ Nam ra Bắc suốt cả năm trời.
Khi rút ra khỏi Việt Nam, quân Tàu mang theo từ ngà voi, bình sứ đến các vật dụng như bàn ghế… Có rất nhiều ngôi nhà khi giao lại chỉ còn nhà trống không, đến nỗi cửa sổ cũng biến mất. Tất cả cái gì tháo gỡ được là chở đi hết, chỉ chừa lại đống rác, ống nhổ và các chất nặng mùi hôi thối mà thôi.
Nhưng đối với Hồ Chí Minh lại là một cơ hội tốt:
- Hồ Chí Minh cho Cán bộ Việt Minh đi mua vũ khí từ quân Tàu. Một khẩu súng chỉ bán với giá 50 đồng, tương đương vài ba tô hoành thánh mì !
- Hồ Chí Minh dùng vàng quyên góp hối lộ cho Tướng Tàu nới tay với Việt Minh và làm ngơ để cho Việt Minh đối phó với các Ðảng phái Quốc gia mạnh tay hơn.
- Biết Tướng Tàu không những ham tiền mà còn ham gái, Hồ Chí Minh cung ứng đủ mọi nhu cầu của họ nên các Tướng Tàu buộc các Ðảng phái không Cộng sản ngồi lại hợp tác cùng với Hồ Chí Minh để lập Chính phủ Liên Hiệp Lâm Thời.
- Hồ Chí Minh còn dùng xảo thuật để đánh lừa các Tướng Tàu như Tiêu Văn, Lư Hán và các nhà Cách mạng Quốc gia Việt Nam bớt lo ngại. Ngày 11 tháng 11 năm 1945, Hồ Chí Minh công khai tuyên bố: “Ðảng Cộng sản Ðông Dương” tự giải tán. Ðây là thủ đoạn thâm sâu của Hồ Chí Minh để làm cho tình hình bớt căng thẳng vì ai ai cũng
tưởng lầm rằng ông ta có thiện chí đoàn kết quốc gia.

Tuần lễ vàng
Ðể thấy rõ hành động gian ác xảo quyệt của Hồ Chí Minh đã thể hiện qua “Tuần lễ vàng”, theo tài liệu của Việt Cộng:

Ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh với danh xưng Chủ tịch Chính phủ Lâm thời, đọc bản tuyên ngôn Ðộc Lập. Liền sauđó Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Nội Vụ báo cáo cho biết“Ngân quỹ nhà nước thiếu hụt trầm trọng” nên Chính phủLâm thời phải ban hành Sắc lệnh thiết lập “Ngân quỹ”nhằm quyên góp tiền bạc, tài sản của nhân dân. Việc đầu
tiên cấp bách là phát động chiến dịch quyên góp trực tiếp là “Tuần lễ vàng” trên toàn quốc vào ngày 19-9-1945.
Vì tha thiết với nền độc lập, Hồ Chí Minh che dấu bộ mặt thật tay sai Cộng sản Quốc tế, nên đại đa số nhân dân Việt Nam từ Bắc chí Nam đều tích cực, nồng nhiệt tham gia đóng góp, tự xem như là một bổn phận của mình. Tinh thần yêu nướccủa dân chúng lên rất cao vì một viễn tượng độc lập của nướcnhà sau gần một thế kỷ bị nô lệ Pháp; có người tặng vàng thẻ,vàng lá, nhiều người lột cả nữ trang ra tặng.
Hồ Chí Minh nắm được yếu tố quần chúng lồng vào trong chiến dịch “Tuần lễ vàng” với một thủ đoạn gian manh cực kỳ độc ác với “Bàn tay sắt bọc nhung”, Hồ Chí Minh kêu gọi, tuyên truyền, rồi tung ra một chiến dịch khác là khủng bố, giết chóc nhắm vào thành phần khá giả từ thành thị đến nông thôn như phú thương, doanh thương, địa chủ, phú nông, thân hàonhân sĩ, nhất là các gia đình giàu có, của chìm, của nổi…
Ðể đạt đến mục đích cướp của ban ngày, Hồ Chí Minh tung tin: “lên án các thành phần phá hoại – rồi cho xử tử công khai”, nhằm uy hiếp tinh thần rộng khắp cả nước. Ðiển hình ở Quảng Ngãi, cán bộ Việt Minh đã giết tập thể hàng ngàn tín đồ Cao Ðài ngay trong sân vận động của Thị xã (theo tài liệu và bằng chứng của Cao Ðài).
Lợi dụng tình hình rối loạn, khi Nhật đầu hàng, Hồ Chí Minh cho Cán bộ đi cướp các kho bạc gọi là Ty Ngân Khố. Việt Minh đã thu được một số tiền lớn – trên 10 triệu đồng. Chưa kể số thu mà Cán bộ Việt Minh dấu lại ở địa phương?
Còn “Tuần lễ vàng”, theo Việt Minh tiết lộ bởi Bộ trưởng Tài Chánh : “Ðã thu được trên 370 ký-lô vàng và trên 20 triệu đồng Ðông Dương ?” Ngay tại Nam Bộ, dân chúng tặng vàng trên 12 bao bố chỉ xanh (mỗi bao bố đựng 100 ký gạo) do ông Huỳnh Thiện Lộc đại diện dân Nam Kỳ đem ra trao cho chính phủ Việt Minh (Hồ Chí Minh). Chắc chắn là số thu nhiều hơn vì Cán bộ Việt Minh các địa phương đều dấu lại một số để làm quỹ hoạt động hoặc vào túi riêng bọn Cán bộ Cộng sản ?
Ngay từ đầu, Hồ Chí Minh đã lừa dối nhân dân Việt Nam. Hồ Chí Minh dùng “Vàng và Tiền” để mua chuộc các Tướng lãnh Trung Hoa để rảnh tay đàn áp các Ðảng Phái Quốc Gia và Người Dân Lương Thiện không chấp nhận Chủ Nghĩa Cộng Sản.

Giải pháp Hợp tác

Chính phủ Liên Hiệp
Ngày 19 tháng 11 năm 1945, Tướng Tiêu Văn đứng ra tổ chức một cuộc Hội nghị hòa giải gồm có:

- Việt Nam Quốc Dân Ðảng
- Việt Nam Cách Mạng Ðồng Minh Hội
- Việt Minh.
Sau khi thảo luận và đi đến thỏa thuận: Thành lập Chính phủ Liên hiệp và Tổng tuyển cử để bầu ra Quốc Hội vào ngày 6 tháng 1 năm 1946.
Các Ðảng phái Quốc gia đã mất thế chủ động, dưới áp lực của các Tướng Trung Hoa, nhất là Tướng Tiêu Văn, áp lực của dư luận dân chúng muốn thấy sự đoàn kết để giành độc lập thật sự cho đất nước Việt Nam. Vậy tạm quên Việt Minh vì Việt Minh cũng đánh Pháp. Ngược lại không hợp tác cũng không được vì không đủ lực lượng để chống lại Việt Minh. Dù biết rằng sự hợp tác sẽ mang một bộ mặt tốt
đẹp cho Hồ Chí Minh để lung lạc quốc dân và quốc tế.
Tướng D.D. Gracey, Tổng Tư lệnh quân Ðồng Minh đóng ở Miền Nam Ðông Dương đến Sàigòn làm nhiệm vụ giải giới quân Nhật từ Sàigòn đến vĩ tuyến 16.
Trung tá Rivier, Chỉ huy Lực lượng Biệt kích (Commando) Pháp tháp tùng theo Tướng D.D.Gracey. Thực sự, quân Pháp đã theo chân quân Anh vào Miền Nam với ý đồ tái xâm lăng đất nước Việt Nam của Pháp đã quá rõ ràng.
Tình hình đã đi đến thế chống Pháp, nên bắt buộc phải “Ðoàn kết” để chống Pháp là điều chính nghĩa. Không còn con đường nào khác hơn !
Chính ngay Hồ Chí Minh cũng phải nhờ cái phao “Ðoàn kết” để tồn tại nắm quyền lãnh đạo.
Vì lý do đó, nên Hồ Chí Minh, Nguyễn Hải Thần và Vũ Hồng Khanh đã ký một văn bản “Ðoàn kết”, nguyên văn như sau:
Ngày 24-12-1945, chúng tôi là Hồ Chí Minh, Nguyễn Hải Thần và Vũ Hồng Khanh thay mặt cho Việt Minh, Quốc Dân Ðảng và Cách Mạng Ðồng Minh Hội cùng ký tên công nhận những điều ước sau đây:
1. Ðộc lập trên hết, đoàn kết trên hết. Căn cứ vào thái độ thân ái, tín thành cùng nhau thảo luận để giải quyết hết thẩy những vấn đề khó khăn trước mắt. Ai dùng vũ lực gây nên những cuộc nội loạn sẽ bị quốc dân ruồng bỏ.
2. Kể từ ngày 25-12-1945, đôi bên phải ủng hộ một cách thiết thực cuộc Tổng tuyển cử Quốc Hội và Kháng Chiến.
3. Bắt đầu từ ngày 25-12-1945, đôi bên đều đình chỉ hết thẩy những công việc công kích nhau bằng ngôn luận và hành động.
Ký tên: Hồ Chí Minh
Nguyễn Hải Thần
Vũ Hồng Khanh
Ngày 1-1-1946, Chính phủ Liên hiệp Lâm thời ra mắt tại Nhà Hát Lớn, Hà Nội với thành phần nhân sự và chức vụ cùng các Ðảng phái như sau:
* Hồ Chí Minh (Việt Minh) Chủ tịch
* Nguyễn Hải Thần (Việt Cách) Phó Chủ tịch
* Võ Nguyên Giáp (Việt Minh) Bộ Nội Vụ
* Chu Văn Tấn (Việt Minh) Bộ Quốc Phòng
* Lê Văn Hiến (Việt Minh) Bộ Lao Ðộng
* Phạm Văn Ðồng (Việt Minh) Bộ Tài Chánh
* Dương Ðức Hiền (Dân Chủ) Bộ Thanh Niên
* Vũ Ðình Hòe (Dân Chủ) Bộ Giáo Dục
* Cù Huy Cận (Dân Chủ) Bộ Canh Nông
* Nguyễn Tường Long (Việt Quốc) Bộ Kinh Tế
* Trương Ðình Trị (Việt Cách) Bộ Vệ Sinh
* Trần Huy Liệu (Việt Minh) Bộ Tuyên Truyền
* Nguyễn Văn Tố (Ðộc Lập) Bộ Xã Hội
* Vũ Trọng Khánh (Ðộc Lập) Bộ Tư Pháp
* Nguyễn Văn Xuân (Ðộc Lập) Quốc Vụ Khanh
Hội Ðồng Quốc Phòng :
* Võ Nguyên Giáp, Chủ tịch (Việt Minh)
* Vũ Hồng Khanh, Phó Chủ tịch (Quốc Dân Ðảng)
* Vũ Kim Thành, Ủy viên (Ðộc Lập)
Nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ Liên hiệp Lâm thờilà tổ chức Bầu cử Quốc Hội và ổn định tình hình.
Dù đã có văn kiện ký giữa Hồ Chí Minh (Việt Minh), Nguyễn Hải Thần (Việt Cách) và Vũ Hồng Khanh (ViệtQuốc) cùng đoàn kết lại.

Dù Chính phủ Liên Hiệp Lâm thời được thành lập, nhưng tình hình chung vẫn rối ren, không sáng sủa hơn chút nào. Chẳng những không thay đổi tốt hơn mà lại vẫn tiếptục kéo dài sự chống đối ầm ỹ tệ hại hơn giữa hai phe :Cộng sản và phe không chấp nhận Cộng sản.

Tại Hà Nội, Ðài phát thanh vẫn ra rả lên án nhau; truyền đơn vẫn tung bay khắp trời, nạn bắt cóc, thủ tiêu vẫntiếp tục xẩy ra hàng giờ, hằng ngày, hằng đêm…!
Còn lại một cái phao duy nhất “Ðoàn kết chống Pháp”, vì quân Pháp đã vào Miền Nam.
Hồ Chí Minh đã khai thác triệt để chủ trương “Ðoàn kết chống Pháp” làm cứu cánh và lý do để duy trì quyền lực.
Ngày 2-3-1946, Quốc Hội Việt Nam khai mạc.
Ông Ngô Tử Hạ, người lớn tuổi nhất được bầu làm Chủ tịch kỳ họp thứ nhất.
Nguyễn Ðình Thi và Ðào Thiện Thi trẻ nhất, làm Thư ký.
Hồ Chí Minh đọc diễn văn khai mạc. Sau đó giới thiệu 70 Ðại biểu đại diện Việt Quốc và Việt Cách.
Chính phủ Liên Hiệp Lâm thời từ chức. Quốc Hội ủy nhiệm cho Hồ Chí Minh thành lập Chính phủ mới.
Tiếp theo đó, Chính phủ Liên Hiệp Kháng chiến ra mắt và trình diện các nhận vật có chức vụ trong Nội Các như sau :
* Hồ Chí Minh (Việt Minh) Chủ tịch
* Nguyễn Hải Thần (Việt Cách) Phó Chủ tịch
* Huỳnh Thúc Kháng (Ðộc Lập) Bộ Nội Vụ
* Nguyễn Tường Tam (Ðại Việt) Bộ Ngoại Giao
* Phan Anh (Trung Lập) Bộ Quốc Phòng
* Vũ Ðình Hòe (Dân Chủ) Bộ Tư Pháp
* Ðặng Thái Mai (Việt Minh) Bộ Giáo Dục
* Nguyễn Văn Tạo (Việt Minh) Bộ Lao Ðộng
* Trương Ðình Trí (Việt Cách) Bộ Xã Hội – Y Tế
* Lê Văn Hiến (Việt Minh) Bộ Tài Chánh
* Chu Bá Phương (Việt Quốc) Bộ Kinh Tế
* Trần Ðăng Khoa (Dân Chủ) Bộ Công Chánh
* Bồ Xuân Luật (Việt Quốc) Bộ Canh Nông
Một số nhân vật giữ chức vụ Thứ trưởng:
* Tạ Quang Bửu * Ðỗ Ðức Dục* Nghiêm Kế Tố * Nguyễn Văn Hương* Ðặng Phúc Thông * Ðỗ Tiệp* Trịnh Văn Bính * Hoàng Minh Giám.
Ủy Ban Kháng Chiến gồm có :
* Võ Nguyên Giáp (Việt Minh) Chủ tịch
* Vũ Hồng Khanh (Việt Quốc) Phó Chủ tịch
* Vũ Kim Thành (Ðộc lập) Ủy viên
Ban Cố Vấn :
* Vĩnh Thụy (Bảo Ðại) Cố Vấn Tối Cao.
Ban Thường Trực Quốc Hội :
* Nguyễn Văn Tố Chủ tịch
* Lê Tư Lành Ủy viên
* Trần Tấn Thọ Ủy viên
Chính phủ Liên Hiệp Kháng chiến chính thức ra đời để đương đầu ngay với tình thế quá khó khăn, nặng nề về đối nội cũng như đối ngoại.
Trung Quốc và Pháp đã thỏa hiệp giữa hai nước qua Hiệp ước ký tại Trùng Khánh ngày 28-2-1946. Theo Hiệp ước này, Tàu chịu cho Pháp tiến lên vĩ tuyến 16 với lý do chính là thay quân Tàu tước khi giới quân Nhật. Pháp phải nhượng hẳn cho Tàu quãng đường xe lửa Lao-Kay, Vân Nam Phủ trả hết các tô giới cũ và ưu đãi Hoa Kiều ở Ðông Dương.
Sự thỏa hiệp cho thấy khi tiện việc cho Tàu, Tàu thuậncho Pháp tái lập uy quyền, cũng như tiện việc cho Nhật để lại cho Pháp quản lý Ðông Dương.

Hơn nữa sự hỗ trợ cho các Ðảng phái Quốc gia hoạt động trên đất Tàu không thuộc một chính sách nhất định và thành thực, chỉ tùy sự biến chuyển của tình thế và thái độ cá nhân của vài Tư lệnh được cử sang Việt Nam. Tướng Tiêu Văn muốn giúp đỡ, còn Tướng Lư Hán bị Việt Minh mua chuộc, nên để mặc cho Việt Minh rộng tay đối phó với các Nhóm Quốc gia. Những Nhóm Quốc gia lại không thống nhất và cũng không lôi cuốn được quần chúng. Tưởng Giới Thạch thấy rõ dù có can thiệp cũng vô ích,nhưng không lẽ để Việt Nam rơi vào tay Cộng sản, nên làm lơ để cho Pháp trở lại Ðông Dương. Như thế miền Hoa Nam cũng sẽ được yên như suốt trong thời Pháp bảo hộ Bắc Kỳ.

Việc quân Trung Hoa rút đi là một điều mong muốn của Hồ Chí Minh. Sự hiện diện của quân Tàu làm trở ngại cho kế hoạch đàn áp phe Quốc gia, vì chủ trương của quân Tàu là xây dựng một Chính phủ Liên hiệp. Trong lúc đó, thế lực của Hồ Chí Minh cũng chưa đủ mạnh nên ông ta đã dùng mọi thủ đoạn mua chuộc quân Trung Hoa. Bên ngoài Hồ Chí Minh tạm hòa hoãn với phe Quốc gia để kéo dài
thời gian xây dựng, phát triển lực lượng cho lớn mạnh hơn. Hồ Chí Minh ra sức tuyên truyền để thu phục quần chúng và nhờ thế mà phần đông dân chúng hướng về Hồ Chí Minh nhiều hơn là các nhà Cách mạng Quốc gia như:
- Nguyễn Hải Thần
- Vũ Hồng Khanh
- Nguyễn Tường Tam
Hai phe Việt Minh và Quốc gia tuy đã hợp tác trong một Chính phủ Liên hiệp, nhưng đó chỉ là “Ðồng sàng dị mộng”. Mỗi bên đều có hậu ý riêng.
Mộng của Việt Minh là mong các ông Tướng Tàu sớm rút đi để tự do thanh toán phe Quốc gia đang đối địch với Việt Minh. Mục tiêu hàng đầu của phe Việt Minh là bằng mọi cách phải tiêu diệt cho được phe Quốc gia đối lập.

Còn mộng của phe Quốc gia là làm sao có được nhiều quân, nhiều vũ khí, mở rộng căn cứ địa để chiến đấu và để tiếp tục đấu tranh với phe Việt Minh.

Hồ Chí Minh đã gây ra một điều mâu thuẫn kỳ lạ là sau khi đất nước đã được độc lập, mối đe dọa hàng ngày không phải từ người ngoại quốc tới; không phải từ quân Trung Hoa – vì họ sẽ rút đi, không phải từ quân Pháp – vì họ chưa tới, mà dù họ tới thì chiến đấu sống chết đâu có quan hệ gì ! Ðiều mà Hồ Chí Minh quan tâm hàng đầu lại chính ngay từ người mình cùng một dân tộc Việt Nam đang chống
Pháp. Qua thủ đoạn tuyên truyền, lừa bịp quần chúng, thì những người bị bắt, bị thủ tiêu là những người bị gán ghép, ngụy tạo cho cái tội phản động, cường hào ác bá, là Việt gian bán nước, tay sai cho Pháp…
Phải nhìn nhận thủ đoạn tuyên truyền và lời vu cáo của Việt Minh rất lợi hại, thâm độc nhất, vô đạo đức nhất trên đời! Thêm vào đó, trình độ hiểu biết của dân chúng chưa đủ để nhận ra sự thật, nhất là giới thanh niên nhẹ dạ, dễ nghe theo lời dụ dỗ của Việt Minh. Còn việc tuyên truyền của phe Quốc gia chỉ giới hạn vào giai tầng trí thức, trung lưu… nhưng họ lại rất vô tư như khách bàng quan, chỉ muốn yên thân, sợ khó, sợ khổ, sợ chết nên không thể trở thành một phong trào quần chúng vững mạnh để đối đầu lại với Việt Minh và với tinh thần đó, lẽ dĩ nhiên phe Quốc gia dễ phải chịu lép vế, nhận sự thất bại !
Tình hình vẫn căng thẳng giữa Việt Minh và Quốc Gia. Quân Pháp thì muốn sớm đặt chân lên đất Bắc và chờ đợi quân Tàu rút khỏi Miền Bắc rồi sau đó muốn làm gì mà chẳng được. Tại Miền Nam, quân Pháp đã dựng một chính quyền bù nhìn “Hội Ðồng Tư Vấn Nam Kỳ”.
Dã tâm của Pháp vẫn là muốn trở lại Ðông Dương dưới hình thức tự trị của ngày nào. D’Argenlieu là một tay ma đầu, nhiều kinh nghiệm trong vấn đề cai trị Ðông Dương nên hắn cố tình để cho hai phe Việt Minh và Quốc Gia tàn sát lẫn nhau để hắn ngồi không hưởng lợi.
Trước tình hình dầu sôi lửa bỏng, nỗi lo thao thức khác của Hồ Chí Minh tự biết rõ lực lượng Việt Minh còn quá yếu kém, không thể đương đầu với phe Quốc gia và thực dân Pháp.

A13.Hồ Chí Minh và Pháp ký Hiệp định Sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946.
Hồ Chí Minh gạt bỏ quyền lợi của tổ quốc Việt Nam, mà chỉ bảo vệ quyền lợi bản thân gắn bó với Chủ nghĩa Cộng sản. Do đó, Hồ Chí Minh âm thầm thỏa hiệp đàm phán với Pháp.

Cũng có thể nói, nếu Hồ Chí Minh không đủ lực lượng để khống chế Việt Nam thì Hồ Chí Minh muốn thà nhường cho Pháp tiếp tục thống trị đất nước Việt Nam thêm một thời gian nữa, chứ không muốn cho các Ðảng phái Việt Nam khác đứng ra lãnh đạo một đất nước Việt Nam độc lập không Cộng sản.
Với mưu tính từ đầu, Hồ Chí Minh muốn tránh một sự đụng chạm rất có thể đưa tới sự tan rã của Việt Minh. Ðó là nguyên nhân tại sao Hồ Chí Minh vội vã tiếp nhận những điều kiện do Sainteny đưa ra. Chỉ trong một tuần sau, một Hiệp định sợ bộ đã được ký kết với Pháp, ngày 6-3-1946.
Hiệp định sơ bộ này bất lợi cho phía Quốc gia, dù rằng Pháp công nhận Chính phủ Liên hiệp Việt Nam là một thực thể có chính quyền tự trị trong khuôn khổ Liên Hiệp Pháp, với một tư thế có mỹ danh là “Tự do” chứ không phải là “Ðộc lập” như toàn dân hằng mong đợi !
Ký kết Hiệp định sơ bộ này thực ra là một hành động rất mạo hiểm. Không có gì bảo đảm rằng quân Pháp sẽkhông mượn cớ nầy, cớ khác để dẹp hẳn Quân lực Việt Nam và đặt lại nền thống trị như cũ ở Nam Bộ. Trước sau cũng sẽ xẩy ra chiến tranh và không được sự can thiệp của thế giới bên ngoài, vì Việt Nam đã nằm trong Liên Hiệp Pháp
Việc ký kết Hiệp định này xem như là chưa đánh mà đã đầu hàng và tạo thế thuận lợi cho Pháp trở lại Việt Nam.
Các Ðảng phái Quốc gia và Dân chúng đều lên án và phản đối qua khẩu hiệu :
- Phản đối hiệp định đầu hàng
- Phản đối quân Pháp đổ bộ.
Ký hiệp định hợp tác với Pháp coi như là một sự phản bội hiển nhiên. Thời gian thực dân Pháp dày xéo, bóc lột dân ta quá lâu, quá nhiều… Nay Pháp đã bị lật đổ rồi, sao còn có thể ký hiệp định chung với họ và đồng ý cho họ ở lại? Các cơ sở, xí nghiệp của Pháp, chúng ta cứ tha hồ mà tịch thu, mà xử dụng… Tài sản này là do xương máu của dân ta, sao phải trả lại cho Pháp ?
Bây giờ đất nước Việt Nam đã độc lập, tự do, có chính phủ, có quân, có dân, có tài nguyên. sao lại phải ký Hiệp định hợp tác với Pháp ?
Tại sao không hô hào đoàn kết toàn dân để đánh Pháp giành lại chủ quyền toàn vẹn cho đất nước ?
Hồ Chí Minh là người xảo quyệt đã khôn khéo lôi kéo được Vũ Hồng Khanh (Việt Quốc) cùng ký tên vào Hiệp định để chứng tỏ mọi phe phái đều đã đồng ý. Hồ Chí Minh thật là thâm hiểm, gây nên sự rạn nức, chia rẽ trong các Ðảng phái Quốc gia. Cụ thể nhất là Nguyễn Tường Tam phản đối bằng cách xin từ chức Bộ trưởng Ngoại Giao. Sựviệc xảy ra cho thấy phe Quốc gia thiếu kinh nghiệm, không đủ thận trọng trong một sự kiện lịch sử trọng đại đầy hiểm nguy mà để cho Vũ Hồng Khanh cùng đồng ký với Hồ Chí Minh, vào Hiệp định sơ bộ với Pháp.
Ký được Hiệp định, Hồ Chí Minh tạm rảnh tay với Pháp và ra sức tấn công vào các Phe phái Quốc gia. Thế là cuộc nội chiến trên Miền Bắc Việt Nam đã bùng nổ và đưa đến sự thất bại của phe Quốc gia. Tiếp theo đó là “Chínhphủ Liên hiệp” tan rã !

Người Việt quốc gia đã bỏ lỡ một cơ hội ngàn vàng trong những năm 1945-1946, cho nên phải ôm hận mãi đến ngày nay (2008) vẫn chưa giải quyết được.

(Phần này sẽ nói ở Chương sau về các nhà lãnh đạo quốc gia)
Hồ Chí Minh với danh nghĩa Chủ tịch Chính phủ của một quốc gia (xem như Tổng thống hay Thủ tướng) tiếp xúc với các giới chức Pháp.
Ngày 19-4-1946, Hội nghị Pháp Việt tại Ðà Lạt khai mạc tại Trường Yersin để bàn tiếp các điều khoản trong Hiệp định sơ bộ.
Ngay lúc vào họp đã lâm vào tình trạng bế tắc. Phái đoàn Pháp đã giằng co muốn rút lại các điều khoản đã ký kết trong Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946. Các nhà cách mạng quốc gia do Nguyễn Tường Tam cầm đầu có lập trường quốc gia vững chắc không thể nhượng bộ để chính quyền Bảo hộ Pháp tái lập trên xứ sở này dưới danh từ mới.

A14.Hồ Chí Minh đến tận Pháp để điều đình.
Hồ Chí Minh đại diện Chính phủ Liên hiệp bèn yêu cầu được sang tận Pháp để điều đình.

Sở dĩ Hồ Chí Minh muốn đến Pháp để điều đình với ý đồ thủ lợi cho cá nhân Hồ Chí Minh :
- Hồ Chí Minh đến tận Pháp như là sự công khai ra mắt chính phủ Pháp. Hồ Chí Minh sẽ nhờ sự giúp đỡ của các chính khách tả phái mà Hồ Chí Minh đã quen trước đây để tranh thủ đến mức tối đa, hơn nữa không khí chính trị ở Ba Lê phóng khoáng hơn, không ngột ngạc như giữa hai giới thực dân Pháp – Nhật ở Việt Nam.
- Nếu gặp khó khăn, trở ngại từ phía Pháp quá mạnh mà phải chấp nhận những điều kiện bất lợi về phía Việt Nam, thì các phe phái quốc gia tại Việt Nam cũng không kịp ngăn cản, sự chống đối sẽ vô hiệu vì đứng trước sự việc đã rồi.
Hồ Chí Minh đã tiên đoán đúng cả hai mục đích :
1. Hồ Chí Minh đã được các Tả phái Pháp đón tiếp nồng nhiệt. Các chính khách Tả phái cũng tận tình giúp đỡ
2. Quyền lợi của Pháp, tham vọng thực dân Pháp khó lay chuyển. Các cuộc đàm phán ở Fontainebleau vẫn vướng vấp phải các yêu sách quá đáng của Pháp nên sau nhiều buổi tranh luận kịch liệt, cuối cùng Phái đoàn Việt Namxuống tàu về nước.
(Hội nghị Fontainebleau khai mạc tại Pháp ngày 6-7-1946 và Hội nghị tan vỡ ngày 10-9-1946).
Hồ Chí Minh tự cảm nhận đã đi đến tận nước Pháp để điều đình chẳng lẽ về không thì còn gì uy tín của một Chủ tịch nước. Do đó, Hồ Chí Minh đã táo bạo, bất chấp mình là Chủ tịch Chính phủ Việt Nam, bất chấp danh dự, Hồ Chí Minh thân chinh đến nhà Bộ trưởng Hải Ngoại Marius Moulet để ký nhận vào giờ phút chót (nửa đêm 14-9-1946), bản Tạm ước thừa nhận cho Pháp nhiều đặc quyền quan
trọng trên lãnh thổ Việt Nam.
(Hồ Chí Minh đến Pháp ngày 31-5-1946, về lại Việt Nam ngày
16-9-1946)
Các diễn biến cho thấy Hồ Chí Minh không quan tâm đến Tổ quốc Việt Nam, không đặt nặng đến quyền lợi của quốc gia. Dù thua thiệt cũng mặc kệ, miễn sao Hồ Chí Minh đạt được ý đồ của cá nhân Hồ Chí Minh là mãn nguyện.
Ẩn ý của Hồ Chí Minh là hoản binh với Pháp để có thời gian xây dựng cơ sở vững chắc, phát triển lực lượng thêm vững mạnh… Ðiểm ưu tiên đặc biệt là đối phó và tiêu diệt tận gốc các thành phần quốc gia. Nếu để lực lượng quốc gia lớn mạnh, Hồ Chí Minh làm sao áp đặt được Chủ nghĩa Cộng sản trên đất nước Việt Nam. Ðó là sự quan tâm đặc biệt và cũng là mục đích phải đạt cho bằng được của Hồ Chí Minh.
Ðiều này được thấy rõ, Hồ Chí Minh đã chỉ thị cho Cán bộ Việt Minh (Cộng sản) ở nhà lợi dụng lúc Hồ Chí Minh vắng mặt ra tay đàn áp, thủ tiêu các Thành phần Quốc gia Chân chính chống Cộng sản:
- Ngày 12-7-1946, Võ Nguyên Giáp cho Công an Xung phong tấn công đồng loạt nhiều cơ sở của Việt Nam Quốc Dân Ðảng ở Hà Nội.
- Việt Minh trưng bày bằng cớ ngụy tạo vu cáo Việt Nam Quốc Dân Ðảng cướp của, giết người…
- Súng đã nổ ở Vĩnh Yên, Việt Trì, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Kai, Hà Giang giữa Vệ Quốc Quân (Việt Minh) và quân của Việt Quốc, Việt Cách.
Hầu hết các tỉnh Miền Trung, Miền Nam đều có tiếng súng nổ, danh từ Việt gian, phản động đã được Việt Minh dùng để đàn áp bắt bớ, thủ tiêu…
Ðây là giai đoạn khởi đầu cho đại nạn của dân tộc :
Bắt bớ, tra tấn, tù đày, ức hiếp, thủ tiêu…. “Cảnh nồi da xáo thịt” này đều do bởi hai thế lực gây ra: Việt Minh (Cộng sản), thực dân Pháp và tay sai.
- Ban đêm : Việt Minh (Cộng sản).
- Ban ngày : Thực dân Pháp và tay sai.

Người dân lành phải gánh chịu cảnh đời thống khổ : “Một cổ hai tròng”.

Hồ Chí Minh dùng nhiều thủ thuật thâm độc, cương có, nhu có, để nhằm mục đích củng cố quyền hành.
Bản chất của thực dân Pháp tham lam đâu dễ bỏ qua quyền lợi và quyền hành trên toàn cõi đất nước Việt Nam, nên quân Pháp đã ngang nhiên dùng thủ đoạn xâm phạm các điều khoản đã được ký kết trong Hiệp định sơ bộ.

A15 Hồ Chí Minh kêu gọi kháng chiến chống Pháp.
Hồ Chí Minh không còn cách nào khác hơn là rút ra khỏi Hà Nội và công bố trên Ðài phát thanh Bạch Mai lời kêu gọi toàn dân tham gia kháng chiến chống Pháp, với nộidung lừa bịp như sau :

“Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng làm tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa. Không, chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào !
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giao, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy, gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân ! Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước.
Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định sẽ về dân tộc ta”
Tạm lấy hai sự kiện làm chứng lời kêu gọi của Hồ Chí Minh có phải là mâu thuẫn hay không ?
1. Ngày 6-3-1946, Thỏa hiệp với Pháp qua Hiệp định sơ bộ và tiếp tục đàm phán với Pháp, đi đến tận nước Pháp để điều đình, nay kêu gọi chống Pháp.
2. Ngày 12-7-1946, Võ Nguyên Giáp cho Công an xung phong tấn công đồng loạt nhiều cơ sở của Việt Nam Quốc Dân Ðảng ở Hà Nội và các tỉnh Miền Bắc nay kêu gọi đoàn kết .
Gần đến Tết Ðinh Hợi, Bộ đội và Tự vệ đã rút hết, Pháp làm chủ cả Hà Nội và lấn chiếm ra các vùng lân cận.
Chính phủ (Việt Minh) đã lùi xa hơn về phía Trúc Sơn, Chùa Trầm, Sơn Tây, Phú Thọ…
Tình hình rối ren, bất ổn, nên có lệnh rời khỏi Hà Ðông cách xa 30 cây số được truyền đi khắp nơi.
Một số đông thanh thiếu niên chưa kịp rời khỏi Hà Nội thì đã bị Pháp sát hại hàng trăm người và đem chôn vùi bên cạnh Tòa án. Quân Pháp bắn giết bừa bãi gây đau thương tang tóc cho dân lành, vì đối với Pháp ai cũng là Việt Minh.
Nếu không có Hồ Chí Minh (Cộng sản) xuất hiện thì đất nước Việt Nam không điêu tàn, dân tộc Việt Nam không bị bất hạnh. Qua các sự kiện sau đây sẽ là không có:
- Không có chiến tranh với các nước ngoại bang.
- Không có Ðình Chùa, nhà Thờ, nhà cửa, cầu cống, đường sá bị phá hoại.
- Không có kháng chiến.
- Không có trận chiến khốc liệt tại Ðiện Biên Phủ – Biết bao Thanh niên Việt Nam đã chết trong trận chiến này.
- Không có chia đôi đất nước 1954.
- Không có bom đạn ngoại bang cày nát quê hương.
- Không có máu xương Người Việt tạo thành sông núi.
- Không có đấu tố, cải cách ruộng đất
- Biết bao nhiêu nhân tài và người dân vô tội đã chết trong chiến dịch này.
- Không có đói nghèo, lạc hậu và chậm tiến.
- Không có cảnh đau thương, gần một triệu người từ Bắc vào Nam để tìm tự do vào năm 1954.
- Không có trại tù dành cho người dân.
- Không có ăn cướp công khai qua chiến dịch “đánh tư sản” – Biết bao nhiêu tài sản do người dân tạo dựng đã mất trong chiến dịch ăn cướp này ?
- Không có hàng triệu Thanh niên miền Bắc phải chết vì chiêu bài “Giải phóng miền Nam”.
- Không có đày đi vùng hoang vu nước độc gọi là kinh tế mới.
- Không có cướp của người dân qua việc đổi tiền.
- Không có bán đàn bà con gái cho người nước ngoài để làm vợ, làm điếm, làm đầy tớ…
- Không có bán sức lao động ra nước ngoài làm thuê.
- Không có cấm đoán, đàn áp tín ngưỡng tôn giáo.
- Không có bị đảo lộn trật tự xã hội.
- Không có đấu tranh giai cấp và phân chia giai cấp.
- Không có con cháu đấu tố cha ông, anh em, vợ chồng đấu tố lẫn nhau, người giúp việc đấu tố chủ nhà.
- Không có chôn sống người dân vô tội tại Huế năm Mậu Thân 1968 – Trận tấn công này có hàng chục ngàn người chết kể cả Miền Nam và Bộ Ðội miền Bắc.
- Không có bom Mỹ tàn phá Hà Nội, miền Bắc.
- Không có bom đạn Liên Xô, Trung Cộng tàn phá Miền Nam.
- Không có Mùa Hè đỏ lửa 1972 tại Miền Nam.
- Không có Hòa đàm Paris.
- Không có biến cố năm 1975 – không có tù cải tạo.
- Không có chết trên biển, chết trong rừng sâu… vì vượt biên tìm tự do sau khi Cộng sản chiếm Miền Nam 1975, có trên một triệu người đã chết vì đi tìm tự do.
- Không có chuyện đem hàng chục ngàn Thanh niên Việt chết trên chiến trường Cao Miên, từ năm 1979 đến 1988 và bị quốc tế lên án.
- Không có chuyện Trung Cộng tấn công miền Bắc năm 1979, gây thiệt hại nhân mạng và tài sản của dân lành Việt Nam trong 6 tỉnh miền Bắc.
- Không có chuyện Trường Sa và Hoàng Sa bị mất.
- Không có chuyện Vịnh Bắc Bộ bị chia cắt.
- Không có chuyện phần đất giáp ranh Trung Hoa bị xâm lấn qua sự thỏa thuận của Việt Cộng.
- Không có chuyện cắt đất cho Trung Cộng để duy trì chế
độ độc tài, độc Ðảng của Cộng sản tại Việt Nam.
- ….
Nếu không có Hồ Chí Minh xuất hiện thì qua các sự kiện rất thuận lợi cho Việt Nam được độc lập, tự do và ổn định – Ðất nước Việt Nam không điêu tàn – Dân tộc Việt Nam không chịu bất hạnh triền miên, bởi vì :
- Ngày 9-3-1945, Nhật lật đổ chính quyền Pháp.
- Ngày 11-3-1945, Bảo Ðại tuyên bố Ðộc lập và hủy bỏ Hiệp ước Patenôtre năm 1884 với Pháp.
- Ngày 16-4-1945, Bảo Ðại ủy quyền cho Trần Trọng Kim thành lập Chính phủ.
- Ngày 17-4-1945, Trần Trọng Kim trình diện thành phần Chính phủ.
- Ngày 4-5-1945, Họp bàn thảo chương trình hoạt động của Chính phủ Trần Trọng Kim.
- Ngày 15-8-1945, Nhật đầu hàng vô điều kiện.
- Ðồng Minh sẽ vào Việt Nam tước khí giới Nhật.
- Ngày 21-8-1945, Quân Nhật chính thức buôn súng.
Trong thời gian này có thể đủ để cho Chính phủ Trần Trọng Kim tổ chức, xây dựng các cơ sở điều hành guồng máy quốc gia.
Nếu Ðồng Minh vào Việt Nam tước khí giới thì không có sự hỗn loạn ở Miền Bắc, vì có các Ðảng phái Quốc gia chống Pháp hoạt động tại Trung Hoa trở về hỗ trợ cho Chính phủ Trần Trọng Kim. Tại Miền Nam, dù Pháp dựa vào quân Anh nhưng cũng khó khăn, vì còn có quốc tế can thiệp. Nếu Pháp ngang ngược (điều này đã xẩy ra ở Nam Dương (Indonésia) nhờ quốc tế can thiệp nên Nam Dương được độc lập vào ngày 27-12-1947 mà không tốn xương máu).
Chính ngày 19-8-1945, là ngày công chức và dân chúng Hà Nội biểu tình ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim, chứ không phải ủng hộ Việt Minh.
Nhưng bất hạnh cho dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh (Việt Minh – Cộng sản) xuất hiện nên có ngày 19-8-1945.
- Ngày 2-9-1945 và ngày 20-12-1946, kêu gọi toàn dân kháng chiến để tạo nên cuộc chiến đau thương 1945-1954
- Hồ Chí Minh lại tạo ra cuộc chiến thứ hai không cần thiết từ 1954 -1975 !
Sự việc đang diễn ra là thực dân Pháp đã tái chiếm toàn cõi nước Việt Nam và đặt nền đô hộ lần thứ hai. Các Ðô thị, Tỉnh lỵ, Thành phố, đều do Pháp kiểm soát.
Hồ Chí Minh (Việt Minh – Cộng sản) đã rút vào rừng núi lập chiến khu, hoạt động du kích chiến ở các vùng thôn quê hẻo lánh và vùng rừng núi.
Thi hành kế sách của Trung Cộng là du kích chiến, “Lấy thôn quê bao vây thành thị” và chính sách “Tiêu thổ kháng kháng chiến” và với khẩu hiệu “Trường kỳ kháng chiến”.
Hồ Chí Minh đã chiếm được thế độc quyền chống Pháp với chiêu bài giành “Ðộc lập”.
Giai đoạn này Hồ Chí Minh thẳng tay tiêu diệt theo thứ tự ưu tiên:
1. Các thành phần quốc gia.
2. Các thành phần lưng chừng.
3. Thực dân Pháp và tay sai.
Hồ Chí Minh có quan niệm rằng nội thù (các Ðảngphái Quốc gia và các Thành phần lưng chừng) còn nguy hiểm hơn là ngoại thù (thực dân Pháp).
Quân Pháp càng tấn công, khủng bố mạnh, càn quét, bắt bớ, tra khảo, hiếp dâm, cướp của, đốt nhà nhiều hơn, Hồ Chí Minh càng có lợi vì người dân căm thù giặc Pháp càng thêm sâu đậm thì quần chúng phải theo Hồ Chí Minh (Việt Minh – Cộng sản), chứ còn theo ai bây giờ.
Các thành phần quốc gia, lưng chừng không còn đất sống phải chạy vào vùng Pháp, dù trong lòng vẫn chống đối Pháp, không muốn theo Pháp. Nhưng không còn con đường nào khác để tránh né Việt Minh để bảo toàn sự sống.
Hồ Chí Minh liền ghép thành phần quốc gia, lưng chừng là Việt gian phản động theo Pháp. Khi đó, Việt Minh tha hồ mà chém giết, thủ tiêu… Mọi tội lỗi đổ lên đầu người dân lành Việt Nam.
Người dân sống trong vùng Việt Minh, quân Pháp cho là Cộng sản nên tha hồ bắt bớ, đánh đập, tra khảo, bắn giết… Lính Lê Dương của Pháp tha hồ hãm hiếp.
Người dân trong vùng Pháp, Việt Minh cho là Việt gian phản động tha hồ bắt bớ, đánh đập, tra khảo, thủ tiêu, bắn giết… cướp bóc của cải, tài sản của dân lành.
Người dân Việt không còn lối thoát, , đành phải chấp nhận tai họa từ hai phía Việt Minh và Pháp để sống còn.
Hồ Chí Minh gặp dịp may lịch sử năm 1949, Trung Cộng chiếm Hoa Lục đẩy phe quốc gia Tưởng Giới Thạch chạy ra đảo Ðài Loan.
Các căn cứ của Hồ Chí Minh (Việt cộng) đã liên lạc được với Trung Cộng nên mọi hoạt động của Hồ Chí Minh đều được phát triển. Hồ Chí Minh có căn cứ địa để nương tựa và được viện trợ đủ mọi thứ từ quân trang, quân dụng, lương thực, vũ khí, thuốc men, cố vấn…
Người dân thôn quê rất chất phác và thật thà. Hồ Chí Minh đã dựa vào nông thôn để bao vây thành thị. Việt Cộng núp bóng nơi thôn quê, được người dân hiền lành giúp đỡ mọi phương tiện: Nhân lực, vật lực, tài lực đều được tài trợ… Với mục đích cao cả nhưng đơn giản là quyết tâm đánh thực dân Pháp để giành lấy Ðộc lập cho nước nhà.
Với một hậu phương rộng lớn từ Nam ra Bắc, Hồ Chí Minh áp dụng chiến tranh du kích là hình thức đấu tranh của một dân tộc nghèo, thiếu phương tiện và vũ khí nhưng bù đắp bằng can đảm, ý chí, sáng kiến và chấp nhận hy sinh không giới hạn. Hồ Chí Minh đã khôn khéo và quỷ quyệt vận dụng lòng ái quốc để xích hóa đất nước. Hồ Chí Minh vừa đánh vừa tổ chức, xây dựng, phát triển, nên các khu an
toàn nhất là miền Núi được mở rộng.
Hồ Chí Minh dụ dỗ, ép buộc người dân, tổ chức thành Ủy ban Kháng chiến Hành chánh để kiểm soát.
- Về Quân sư, ngoài quân Chính quy, còn ở Ðịa phương thì có Thôn đội, Xã đội, Huyện đội, Tỉnh đội.
- Về Quần chúng thì Mặt trận Liên Việt thay cho Mặt trận Việt Minh kiểm soát các Tổ chức, Thanh thiếu niên, Phụ nữ, Phụ lão Nông hội.
- Về an ninh thì có Công an theo dõi từng bữa ăn và tất cả hành động của người dân.
- Mỗi địa phương đều có Ðội du kích.
Song song với sự tuyên truyền nhồi sọ, đàn áp, khủng bố, tù đày, xử tử công khai hay thủ tiêu bí mật, thực hiện rào làng chiến đấu. Nhưng thực chất là bao vây, giữ chân người dân khó ra khỏi làng, vì chỉ có một cổng ra vào và có Du kích hay Thanh niên canh giữ. Những người này có súng và sẵn sàng nhã đạn ! Nếu có ai muốn chạy sang vùngPháp chiếm đóng cũng không phải là chuyện dễ dàng.
Ban đầu, quân Pháp đã chiếm hầu hết các yếu điểm và thực hiện lùng quét tận gốc nên cũng đã chiếm được thêmnhiều khu phố lân cận. Nhưng các vùng Pháp chiếm vẫn có sự đấu tranh chống Pháp, vì người dân Việt Nam căm thù thực dân Pháp, chứ không phải vì Việt Minh mà chống Pháp.
Cho nên, càng ngày Pháp càng bối rối. Hồ Chí Minh đã dựa vào Trung Cộng và cả Khối cộng Liên Xô nên đã mở nhiều chiến dịch phản công.
Các vùng biên giới gần Trung Cộng bị tấn công qua sự tham chiến của Khối Cộng sản Quốc tế. Ðịa bàn chiếm đóng của Pháp càng ngày càng co rút lại. Do đó, quân Pháp ngày càng lộ rõ bản chất thực dân thủ lợi nên Pháp gần như bị cô lập mặc dù có Ðoàn quân Bản xứ như lính Bảo an, Bảo vệ hay Việt binh đoàn cũng mang danh tay sai cho thực dân Pháp, Việt gian, bán nước qua sự tuyên truyền của Hồ Chí Minh, nên phần đông dân chúng cũng xa lánh vì sợ Hồ Chí Minh ra lệnh bắt bớ, tù đày, thủ tiêu, ghép tội Việt gian. Các vùng quê, Hồ Chí Minh bày trò Tòa án Nhân dân xét xử và bắn ngay tại chỗ, có khi bị chặt đầu, chôn sống…
Tình hình chiến sự càng ngày càng lâm nguy, các Tướng tài của Pháp khi đến Việt Nam đều thất bại cả. Dân chúng Việt Nam cương quyết đánh Pháp giành Ðộc lập.
Dù Hồ Chí Minh (Cộng sản) gian xảo thế nào đi nữa cũng là người Việt Nam. Ðiểm này là lợi thế lớn nhất của Hồ Chí Minh để tập họp quần chúng đánh Pháp.
Nếu Hồ Chí Minh không là Cộng sản, thì đất nước Việt Nam, người Việt Nam đâu có lâm cảnh “Ðiêu tàn và Bất hạnh”.
Việt Nam là con rồng vàng Á Châu từ lâu, đâu đến nỗi lạc hậu, nghèo khổ, chậm tiến như ngày nay, để rồi Thế giới sắp hạng Việt Nam là một trong những nước nghèo đói, lạc hậu, chậm tiến, thật là nhục nhã.
Thực dân Pháp thực sự thấm đòn nên đã vội vàng tìm ra “Giải pháp Bảo Ðại”. Ðây cũng chỉ là giải pháp cứu nguy cho nước Pháp. Vì trong đầu óc Thực dân Pháp cũng chẳng thật lòng muốn trả lại độc lập cho Việt Nam, nên giải pháp này cũng chỉ tồn tại trong khoản thời gian hơn 6 năm (1948-1954) để rồi thực dân Pháp và Hồ Chí Minh lại chia đôi đất nước Việt Nam.
Giai đoạn nầy khởi sự lại một cuộc chiến đẫm máu hơn giữa hai phe Quốc – Cộng (Quốc gia – Cộng sản) kéo dài từ năm 1954 đến năm 1975.
Những sự việc nêu trên cũng chỉ xẩy ra vì có Hồ Chí Minh xuất hiện và chủ xướng.
Chiến tranh thực sự đã xảy ra giữa Thực dân Pháp và Hồ Chí Minh (Cộng sản) không còn cách nào tránh khỏi.
Mặc dù Hồ Chí Minh đã xoay xở, vận dụng trăm mưu, ngàn kế nhằm thỏa hiệp với Thực dân Pháp nên đã mạo hiểm ký Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 và vội vàng thân hành đến Pháp để thỏa hiệp với chính phủ Pháp dù sự thỏa hiệp đó chỉ đem lại những bất lợi cho Việt Nam.
Hồ Chí Minh chỉ nhắm vào mục đích thỏa hiệp được với Pháp để rảnh tay thanh toán các Ðảng Phái Quốc Gia và những thành phần không chấp nhận Chủ nghĩa Cộng sản, đã ra mặt chống đối.
Hơn thế nữa, Hồ Chí Minh muốn thỏa hiệp với Pháp để hợp thức hóa vai trò lãnh đạo của Hồ Chí Minh tại Việt Nam dù cho có thua thiệt về phía Việt Nam, Hồ Chí Minh chẳng cần quan tâm.
Về phía Pháp, trên 80 năm đô hộ, Pháp đã khai thác tài nguyên, nhân lực, làm chủ cả một giang san màu mỡ với địa thế thuận lợi, đột nhiên bị Nhật đảo chánh phải chịu nhục nhã một thời gian, nay Nhật đã đầu hàng Ðồng Minh vô điều kiện.
Vận may đến với Pháp để trở lại chiếm cứ Việt Nam. Việc Pháp trở lại Việt Nam lại được sự đồng tình của Anh quốc. Nên quân Pháp đã theo quân Anh vào tước khi giới quân Nhật ở Miền Nam. Dù Hoa Kỳ không ra mặt, nhưng không phản đối và sau đó còn viện trợ cho Pháp.
Nguyên nhân cũng chỉ vì Hồ Chí Minh xuất hiện – Bởi vì Thế giới Tự do (Anh và Hoa Kỳ) biết rõ tông tích của Hồ Chí Minh là tay sai đắc lực và trung thành của Stalin, Ðệ Tam Quốc Tế Cộng Sản, nên thuận cho Pháp chiếm Việt Nam còn hơn để cho Cộng sản (Hồ Chí Minh) chiếm Việt Nam.
Ðiều này được thấy rõ hơn Tưởng Giới Thách chấp nhận rút quân khỏi Miền Bắc khi qua giải giới quân Nhật và giao lại cho Pháp khi đã được thỏa hiệp giữa Trung Hoa và Pháp. Tưởng Giới Thạch, nhà lãnh đạo Trung Hoa cũng quan niệm: “Thà để Pháp chiếm miền Bắc, Trung Hoa an tâm hơn là để cho Cộng sản (Hồ Chí Minh) chiếm Miền Bắc thì nguy hiểm, vì lúc đó Tưởng Giới Thạch đang chống Mao Trạch Ðông (Trung Cộng).
Dù Pháp là bọn Thực dân đem quân tái chiếm thuộc địa nhưng lại được thuận lợi. Vì thế giới Tự do (Anh, Hoa Kỳ, Trung Hoa) so sánh giữa Pháp và Cộng sản (Hồ Chí Minh) thì Pháp còn hơn Hồ Chí Minh. Nên Pháp khai thác thuận lợi không có sự chống đối của Anh, Hoa Kỳ và Trung Hoa. Do đó Pháp đã dùng quân sự tái chiếm Miền Nam, rồi đến Miền Trung và Miền Bắc. Pháp dùng sức mạnh xóa bỏ
Hiệp định và các thỏa hiệp giữa Pháp và Hồ Chí Minh, đồng loạt tấn công tái chiếm. Hồ Chí Minh chỉ còn con đường chạy vào rừng núi và kêu gọi: “Kháng chiến chống Pháp”.
Vì bản chất thực dân Pháp chỉ dùng vũ lực đàn áp, bắt bớ, tra tấn, bắn giết lung tung. Mọi người đều bị nghi ngờ là Việt Minh – Việt Cộng… Các cuộc hành quân lùng bắt người dân lành Việt Nam, còn Việt Minh thì đã trốn chạy, chỉ còn bắt đàn bà, con gái hãm hiếp, giết trâu bò, heo, gà vịt, phá hoại mùa màng. Quân Pháp đi đến đâu gieo tan tóc, chết chóc đến đó. Nhà cửa bị quân Pháp đốt cháy nếu có tiếng súng của du kích Việt Minh (Việt Cộng) !
Hành động tàn ác của Thực dân Pháp vô tình bị Cộng sản (Hồ Chí Minh) lợi dụng để tuyên truyền gây căm thù thâm sâu trong lòng người dân Việt Nam. Do đó, người dân Việt Nam chỉ còn một con đường duy nhất là chiến đấu chống Thực dân Pháp bằng mọi phương tiện sẵn có kể cả mạng sống của con người.
Muốn chống Pháp có hiệu quả thì không còn cách nào khác hơn là hợp tác với Việt Minh (Hồ Chí Minh).
Nhờ đó mà Hồ Chí Minh mới đạt được kết quả trong công cuộc kêu gọi: “Kháng chiến chống Pháp”.
(Trích đăng một phần trong sách Bộ Mặt Thật của Hồ Chí Minh do Nguyễn Thuyên biên soạn, xuất bản năm 1990, tái bản năm 2000, trang 171, 187,200 và 208) như sau :

Công cuộc kháng chiến chống Pháp
Vai trò Việt Minh Cộng sản đã được củng cố, uy tín Hồ Chí Minh được đề cao, công cuộc kháng chiến chống Pháp có rất nhiều thuận lợi. Trong hoàn cảnh ấy, lãnh đạo Cộng sản Việt Nam không nhất thiết là một con người có kiến thức uyên thâm, tài ba xuất chúng mà chỉ một người bình thường cũng thành công nhờ các yếu tố sau đây:

- Sau Thế Chiến thứ II, tình hình quốc tế đã thay đổi hẳn,khiến cho cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa hoàn toàn không thể nào thực hiện được.
- Thực dân Pháp đã rơi vào lạc hậu lỗi thời, vô tình làm cho Cộng sản thuộc địa tay sai của Ðệ tam Quốc tế có cơ hội núp dưới chiêu bài tranh thủ độc lập, tiêu diệt Quốc Gia, bành trướng chủ nghĩa đế quốc Cộng sản,bao vây các nước thế giới tự do.
- Chủ nghĩa Mác-Xít vừa mới lạ, vừa có tính chất cấp tiến dễ thu hút những phần tử trí thức có lý tưởng Quốc Gia nông nỗi, đồng thời huy động được đa số quần chúng bị trị, bằng những hứa hẹn con đường tắt đưa đến bình đẳng, tự do, có một mức sống cao hơn, không còn cảnh người bóc lộtngười, v.v…
- Cách mạng vô sản Nga thành công, Ðệ tam Quốc tế đã rút được những kinh nghiệm về chiến lược, chiến thuật, biến ảo, lúc thì tự nhận là Quốc Gia, khi thì hiện hình là Cộng sản tùy theo tình thế, nhưng luôn luôn giữ kín mục tiêu “đế quốc mới, thực dân mới” của mình.
Chính vì vậy, Hồ Chí Minh thành lập Thanh Niên Cách mạng Ðồng Chí Hội, tuyển mộ các đảng viên đầu tiên trong các nhóm Quốc Gia yêu nước sang Trung Hoa. Mãi đến ngày cướp được chính quyền tại Hà Nội năm 1945, dưới ngọn cờ Việt Minh, Hồ Chí Minh vẫn còn đội lốt một nhà lãnh tụ Quốc Gia chân chính. Hồ Chí Minh thành công là
nhờ có tính kín đáo cần thiết, vừa đóng vai trò lãnh tụ nửa Quốc Gia nửa Cộng sản.
Suốt 80 năm lịch sưoe dân tộc Việt Nam chống Pháp, không một ai nghe biết tên Hồ Chí Minh. Ðột nhiên từ ngày Việt Minh cướp chính quyền năm 1945, báo chí loan tin và công bố thành phần chính phủ lâm thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà do Hồ Chí Minh làm Chủ Tịch, mọi người đều thắc mắc về cái tên kỳ lạ đó. Nhiều người cho rằng cái tên đó văn hoa quá nhất định không phải tên thật mà chỉ là tên hiệu.
Về lý lịch Hồ Chí Minh, ngay cả các nhân viên trong thành phần chính phủ lâm thời cũng băn khoăn, không rõ được. Tất cả từ trong đến ngoài, từ trên xuống dưới, mọi người đều nóng lòng muốn biết rõ Hồ Chí Minh là ai và tên thật là gì. Sau một thời gian có tin đồn Hồ Chí Minh là tên mới của Nguyễn Ái Quốc, con người bí mật từng khai sinh “đảng Cộng sản Việt Nam”. Nhiều người dân còn thắc mắc Nguyễn Ái Quốc là ai, và còn bàn tán, đồn đãi mãi.
Sau khi có tin đồn Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc, sở Mật thám tại miền Nam lục lọi hồ sơ để tìm ảnh Nguyễn Ái Quốc so với những tấm ảnh Hồ Chí Minh bày bán đầy đường Hà Nội, để tìm sự thật. Riêng Hồ Chí Minh lúc nào cũng đánh lộn con đen, không nhận mình là Nguyễn Ái Quốc. Nhưng báo chí Thông Tấn Xã của Cộng Ðảng lại thường công khai thú nhận Hồ Chí Minh chính là Nguyễn
Ái Quốc.
Dù là Hồ Chí Minh hay Nguyễn Ái Quốc chăng nữa, thì cuộc kháng chiến chống Pháp nghiễm nhiên mang một ý nghĩa giành độc lập, bảo vệ Tổ Quốc, nên được toàn dân ủng hộ. Tiếc thay, Hồ Chí Minh thực ra chỉ là tay sai, một công cụ của đế quốc Cộng sản và Cộng đảng thuộc địa chỉ cần thi hành mệnh lệnh của Ðệ tam Quốc tế. Cho nên, kế hoạch, tài nguyên và nhân lực của cuộc kháng chiến chống
Pháp tại Việt Nam không hẳn là riêng Việt Nam, mà là của một tập đoàn Cộng sản quốc tế yểm trợ toàn diện do Nga cầm đầu để biến Việt Nam thành một chư hầu.
Về quân sự, Cộng đảng Việt Nam sử dụng chiến thuật chiến tranh nhân dân lấy nông thôn bao vây thành thị, vừa khai thác nhân, tài, vật lực trong nhân dân, vừa cô lập các đồn bót của địch. Ngoài số vũ khí đạn được đánh lấy được của Pháp, còn có các loại quân trang quân dụng của Pháp nhập cảng vào giúp cho Việt Minh Cộng sản chiến thắng gồm:
- Thuốc sốt rét dùng trong vùng nước độc, rừng núi.
- Nylon nhẹ, dùng che mưa, bọc quần áo, thức ăn, làm phao bơi qua sông rạch

-Vỏ xe hơi cũ, dùng làm dép, để trèo đèo lội suối.

- Xe đạp để thồ lương thực và đạn dược.
- Dầu hỏa để thắp đèn.

Các thứ này Pháp nhập vào Việt Nam, các con buôn mang ra hậu phương bán cho bộ đội Việt Cộng dùng nên cuộc chiến có thể kéo dài, cũng vì vậy mà Hồ Chí Minh đã tuyên bố: “Trường kỳ kháng chiến”.
Nguyễn Thuyên
(Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét