PHẦN HAI
SỰ XUẤT HIỆN CỦA HỒ CHÍ MINH
Giai Đoạn 3: Từ Năm
1945 – 1954
Hồ Chí Minh Cướp Quyền,
Gây Tai Họa Cho Đất Nước Và Dân Tộc
II) Vai trò Liên Xô –
Trung Cộng trong chiến tranh Việt Nam
A16. Hồ Chí Minh cầu
viện Nga Tàu
Theo thời gian các tài
liệu mật liên quan đến cuộc chiến tại Việt Nam được giải mật. Thêm vào đó
các nhân vật liên quan đến cuộc chiến như Đại tướng Võ Nguyên Giáp
qua quyển hồi ức “Điện Biên Phủ – điểm hẹn lịch sử - xuất bản tại Hà
Nộì/2001”. Võ Nguyên Giáp tiết lộ từ đầu năm 1948, Hồ Chí Minh đã tiếp xúc
với Đảng Cộng sản Trung Quốc để phối hợp hoạt động.
Hồ Chí Minh cũng xin
Liên Xô trang bị cho 10 Đại đoàn bộ binh và một Trung đoàn pháo binh cao
xạ. Stalin nói: “Yêu cầu của Hồ Chí Minh không lớn. Nên có sự
phân công của Trung Quốc và Liên Xô. Liên Xô hiện đang phải cung cấp
nhiều cho các nước Đông Âu. Trung Cộng sẽ giúp cho Hồ Chí Minh những thứ
đang cần thiết. Và nói rõ: Những thứ gì Trung Quốc chưa có, thì hãy lấy
trong số hàng Liên Xô đã viện trợ cho Trung Quốc, chuyển cho Việt
Nam (Hồ Chí Minh) và sẽ được Liên Xô hoàn trả”.
Stalin nói đùa vui:
“Trung Quốc sẽ không thiệt vì trao cho Việt Nam những thứ đã dùng rồi, sẽ
nhận lại ở Liên Xô những thứ mới”. Trong quan hệ quốc tế phải có đi có
lại.
Liên Xô viện trợ cho
Trung Quốc một xe tăng, Trung Quốc trả lại một con gà, một khẩu pháo, một
quả trứng. Việt Nam trả cho Trung Quốc thế nào thì tùy… (ĐBPû, tr. 14)
Vượt qua thời gian
chiến đấu gian khổ 1946-1950, cơ hội đến với Hồ Chí Minh khi Mao Trạch
Đông chiếm được Hoa Lục. Mùa hè năm 1950, Hồ Chí Minh quyết định mở
chiến dịch tại Cao Bằng, một căn cứ chiến lược “Tiến khả dĩ
công, thoái khả dĩ thủ”, nằm sát biên giới Quảng Tây (Trung Quốc) là
đầu mối của trục đường Hoa – Việt cực kỳ quan trọng.
Trong giai đoạn nầy,
quân số Việt Cộng thua kém quân đội Viễn Chinh Pháp (166.000/18.000) và trang
bị của quân đội Việt Cộng cũng thiếu thốn, yếu kém
Tháng 3 năm 1950, Hồ
Chí Minh đến Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa cầu xin viện trợ
Trung Cộng cam kết
trang bị 5 Trung đoàn cho Hồ Chí Minh và công nhận chính phủ do Hồ Chí Minh làm
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn xin Mao Trạch Đông gởi Cố vấn đến Việt Nam.
Đáp ứng yêu cầu của Hồ
Chí Minh, Trung Cộng cử La Quý Ba đến Việt Bắc với cương vị Đại sứ Trung
Cộng đầu tiên và Trưởng phái đoàn cố vấn gồm có Tướng Vi Quốc
Thanh (quân sự), Mai Gia Sinh (công tác tham mưu), Mã Tây Phu (công
tác hậu cần), về sau có thêm Đại tướng Trần Canh. Các cố vấn đều có mặt
trong những trận đánh quan trọng.
Trong sách Điện Biên
Phủ, trang 108-109, Võ Nguyên Giáp ghi: “Trong toàn chiến dịch Cao Bắc
Lạng, các chiến sĩ hậu cần đã cung cấp 1.886 tấn gạo, thực phẩm, 41
tấn đạn, cấp cứu 1,200 thương binh, nuôi ăn 3.500 tù binh. Sức chịu
đựng của họ thật là kỳ lạ. Đây là công lớn của Trần Đăng Ninh, Chủ nhiệm
Tổng cục Cung cấp… cho tới hết năm 1950 đã tiếp nhận của Trung Quốc 1.020
tấn vũ khí và đạn dược, 180 tấn quân trang, quân dụng, 2.634 tấn gạo,
20 tấn thuốc và dụng cụ quân y, 30 ô tô, 120 tấn xăng dầu và phụ tùng ô
tô. Viện trợ của Trung Quốc là nguồn cung cấp quan trọng và hiệu quả của
chiến dịch”.
Đoàn cố vấn Trung Cộng
đầu tiên đến Việt Bắc vào tháng 7 năm 1950, có đến 70 người ngụy trang
dưới danh hiệu “Nhóm công tác Nam Hải”. Các cố vấn đến công tác
tận Tiểu đoàn, Trung đoàn, Sư đoàn đặt kế hoạch và nắm quyền chủ động
trong các chiến dịch Biên giới năm 1950, Tây Bắc năm 1952, Thượng Lào năm
1953 và Điện Biên Phủ từ 16-1-1954 đến 7-5-1954. Quân lệnh được nhận
thẳng từ Bắc Kinh. Tại Điện Biên Phủ, Bắc Kinh viện trợ cho Bắc Việt:
200 xe vận tải, 10.000 thùng dầu, 3.000 súng đủ loại, 2.400.000 tấn đạn
dược, 60.000 tấn đạn đại bác và khoảng 1.700.000 tấn thóc. Một Sư đoàn
Pháo (Trung Cộng tham chiến theo hồi ký của Ye Fei, trang 644-645). Bắc
Kinh còn khuyến khích không nên tiết kiệm đạn và còn thúc đẩy áp dụng
chiến thuật biển người.
Mao Trạch Đông chấp
nhận ủng hộ hết lòng cho Hồ Chí Minh để chiến thắng Pháp. Mao Trạch Đông
và Bộ Tham Mưu gồm có Châu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ và Bành Đức Hoài đã
dốc tâm trí và tài nguyên dành cho Hồ Chí Minh (Theo bản phúc trình “China
and the First Indochina War 1950-1954” căn cứ vào các tài liệu được Bắc
Kinh giải mật về vai trò của Trung Quốc trong cuộc chiến giữa Pháp và
Việt Minh)
Năm 1949, Hồ Chí Minh
đề cử Hoàng Văn Hoan, Ủy viên Trung Ương Đảng để phát triển mối hữu nghị
Việt Hoa và là Đại sứ Việt Nam đầu tiên. Hồ Chí Minh vẫn thường qua
triều yết Mao Trạch Đông để nhận lệnh và cầu viện.
Có ít nhất 3 lần được
ghi nhận:
- Tháng 3 năm 1950
- Tháng 9 năm 1952
- Tháng 7 năm 1954.
Đó là chưa kể những lần
yết kiến bí mật, còn Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Duẫn… qua lại như con
thoi. Sau này Lê Đức Anh, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Võ Văn Kiệt,
Nông Đức Mạnh, Trần Đức Lương, Nguyễn Văn An, Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng…
Nói chung, Hồ Chí Minh và Tập đoàn Cộng sản Việt Nam đã dựa vào Trung Cộng để
tồn tại. Hồ Chí Minh thắng Pháp năm 1954, tiếp theo Tập đoàn Cộng sản Việt Nam
chiếm được Miền Nam 1975 đều nhờ vào sự hỗ trợ hết mình của Trung Cộng.
Cuộc chiến kết thúc với
sự thất trận Điện Biên Phủ
Vì dựa vào quan niệm
quân sự cổ điển của Tây Phương nên quân Pháp đã lâm vào thế bị động và không
sao giữ nổi Điện Biên Phủ. Điện Biên Phủ là một căn cứ, một tiền đồn quan trọng
giữa Lào, Việt Nam và Trung Hoa, nên đã được Trung Cộng tận tình giúp đỡ, kể cả
quân đội, lương thực, vũ khí đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, thuốc
men và tướng Trung Cộng cố vấn trong xây dựng, tổ chức và chỉ huy do các Tướng
Lê Quý Ba, Đại tướng Trần Canh và Nguyên soái Vi Quốc Thanh. Các đơn vị Sư
đoàn, Trung đoàn đều có cố vấn của Trung Cộng.
Quân Pháp hoàn toàn
thất bại, phải ký một hiệp định ngưng chiến với Việt Cộng tại hội nghị Genève
ngày 20-07-1954, thừa nhận chủ quyền của chính phủ Hồ Chí Minh trên toàn miền
Bắc Việt Nam; miền Nam tạm thời giao cho Pháp lần lượt rút quân và sau hai năm
sẽ tổ chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
Về chính trị và văn
hóa, Việt Minh cũng đạt được những tiến bộ tương tự như về quân sự. Bắt đầu từ
năm 1945, Việt Minh áp dụng chính sách cưỡng bách giáo dục, bắt mọi người phải
biết đọc, biết viết Việt Ngữ, để lồng vào việc học chính trị. Từ một số khá
đông viên chức, chuyên viên, cán bộ mù chữ thiếu kinh nghiệm, đảng Lao Động
(Cộng sản) đã đào tạo được hàng ngàn viên chức, cán bộ chuyên môn và một đội
ngũ khổng lồ của đảng phụ trách việc kiểm soát đời sống hàng ngày của mọi
tầng lớp dân chúng. Công việc kiểm soát dân chúng là một công tác vĩ đại nhất
của Cộng sản.
Có kiểm soát được dân
chúng, thì mới thực hiện được chủ nghĩa Mác-Lê. Hồ Chí Minh chấp nhận làm tay
sai cho Cộng sản Quốc tế, nên Hồ Chí Minh đã triệt để áp dụng chính sách của
Quốc tế Cộng sản tại Việt Nam qua các giai đoạn sau đây:
A17*. Hồ Chí Minh áp dụng các thủ đoạn :
* Giai đoạn Phản Đế (1946-1949)
Hồ Chí Minh vừa chiếm
được cái quyền tối cao (Chủ Tịch) trên đe dưới búa, Hồ hết sức ve vãn mọi thành
phần, đề ra khẩu hiệu: “Toàn dân đoàn kết – Tổ Quốc trên hết”,v.v.. Để lôi kéo
giới trí thức , tiểu tư sản, tiểu nông, tiểu thương, tiểu chủ, v.v… có thành
kiến với Cộng sản, Hồ tuyên bố “giải tán đảng Cộng sản Đông Dương” và kêu gọi
“đoàn kết toàn dân ủng hộ chính phủ kháng chiến chống Pháp”. Ngoài ra Hồ còn
trịnh trọng trao quyền lãnh đạo chính trị cho Mặt Trận Liên Việt gồm các đảng
phái liên kết lại, (nhưng thực sự chỉ là Việt Minh, cũng giống kiểu mà đồ đệ
của Hồ bày ra Mặt Trận Tổ Quốc). Quyền tư hữu tài sản được triệt để tôn trọng
(cái kiểu nhân dân làm chủ). Trí thức được trìu mến (như Hội Trí Thức để
ca tụng và phục vụ nhà nước). Hồ Chí Minh còn bày ra nhiều đảng như đảng Dân
Chủ để nắm đầu địa chủ và phú thương, đảng Xã Hội, để kiểm soát giới trí thức
và các đảng phái, tôn giáo.
Thực ra, những tổ chức
này chỉ là “hữu danh vô thực” là bình phong để cho Cộng sản ẩn núp để giật giây
và lộng hành, mà không phải chịu trách nhiệm. Vì là bù nhìn, các đảng này hoàn
toàn không có uy tín với dân chúng. Riêng cái tên gọi là “Mặt Trận” đã đổi đến
ba lần : Từ Mặt Trận Việt Minh, đến Mặt trận Liên Việt đến Mặt Trận Tổ Quốc.
Mỗi lần đổi tên thì bản cương lĩnh cũng thay đổi đôi chút, tráo qua trở lại cho
phù hợp với mưu đồ của Cộng sản từng giai đoạn và gỡ gạc uy tín với dân chúng.
Nên người ta thường hay chế diễu (như Mặt Trận Việt Minh, viết tắt VM, đọc tắt
nhanh thành “VẸM”. Thành ngữ Việt Nam: “Nói như vẹt” được đổi lại: “Nói như
“VẸM” để chỉ cán bộ Việt Minh học thuộc lòng nói thao thao đầy giả dối và thủ
đoạn gian manh lừa bịp). Từ đó, Hồ Chí Minh đổi thành Liên Việt, giả vờ liên
kết tất cả lại viết tắt là LV. Dân chúng đã thấy tổ chức này càng bù nhìn hơn
nên đã đọc theo lối truyền bá quốc ngữ là “Lờ Vờ” để mỉa mai nhiều vị a tòng
theo Cộng sản vào cái tổ chức này chỉ ù ù cạc cạc, hoặc làm tay sai chẳng ích
lợi gì cho dân chúng.
Trong giai đoạn này,
mặc dù Hồ Chí Minh dùng nhiều thủ đoạn để lừa tất cả đảng phái Quốc Gia, trí
thức, tiểu thương, tiểu chủ, v.v… vào cái chuồng do Cộng sản quản lý, Hồ vẫn
chưa dám làm mạnh vì quyền hành chưa được củng cố, dân chúng còn nghi ngờ,
không ưa thích gì chế độ Cộng sản.
* Giai đoạn Phản Phong (1950-1955)
Sau thời gian vừa dụ
dỗ, vừa thanh toán tất cả các thành phần Quốc Gia yêu nước, quyền hành đã vững
chắc, Hồ Chí Minh bắt đầu thay đổi chính sách mới, phản trắc hơn, quyết liệt
hơn, độc tài hơn, vội vã gỡ mặt nạ đảng Cộng sản, thay cái tên mới đảng Lao Động
và đề ra khẩu hiệu mới: “Tích cực Phản Phong song song với Phản Đế”.
Lúc bấy giờ Hồ Chí Minh
đưa Phản Phong ngang với Phản Đế, vì những năm trước cần sự tập họp mọi giới,
mọi thành phần trong nước để ưu tiên kháng chiến chống Pháp.
Sau những chiến thắng quân
Pháp tại Lạng Sơn 1950 và nhiều chiến thắng nhỏ liên tiếp khắp các chiến
trường, nhất là mở rộng được vòng đai sát biên giới Hoa Việt, dễ dàng liên hệ
chặt chẽ và nhận giúp đỡ của Trung Cộng (Mao Trạch Đông), Hồ Chí Minh đề
ra công tác Phản Phong cũng ưu tiên như Phản Đế
* Dân chúng không hiểu Phản Phong là gì ?
Cán bộ đảng Cộng sản tổ
chức nhiều cuộc học tập để định nghĩa, giải thích mà chủ đích là gây căm thù
giữa người này với người khác, giữa giai cấp này với giai cấp khác, v.v… và mục
tiêu chính là tiêu diệt trí thức, địa chủ ;bất cứ ai không ưa thích Cộng sản
đều bị ghép là “phong kiến, thực dân, phản động – kẻ thù của vô sản”.
Hồ Chí Minh cho thi
hành chiến dịch “Cải cách ruộng đất”. Chiến dịch nầy chia làm hai giai đoạn:
- Thứ nhất là thuế Nông
Nghiệp, Công Thương Nghiệp, nhằm bần cùng hóa nhân dân, biến Việt
Nam thành một xã hội bần cố, mọi người phải ngoan ngoãn cúi đầu tùng phục
đảng Cộng sản, để thiết lập chế độ độc tài vô sản chuyên chính.
Thuế Nông Nghiệp và
Công Thương Nghiệp dựa vào sự ước định của cán bộ đảng về mức thu hoạch và lợi
tức, rồi giả vờ đưa ra nhân dân bình nghị cho có hình thức dân chủ, nên chẳng
ai dám sửa sai . Ngoài ra, có những người trong xóm làng ganh ghét nhau sẵn,
hoặc muốn lập công với Cộng sản, tỏ ra giác ngộ v.v.. phát biểu nâng số thóc
(lúa) thu và đóng thuế thêm lên, bắt phải è cổ ra đóng thuế tăng lên, không đủ
thóc lúa, phải bán tư trang vật dụng cho đủ tiền đóng thuế đúng thời hạn định
sẵn. Nhiều nông dân phải bán trâu bò đóng thuế, đến vụ mùa sau phải kéo cày thay
trâu bò. Kẻ làm công nghiệp phải bán dần phương tiện (máy may, máy dệt…) cho
đến lúc phải làm bằng tay. Thương gia phải bán phố, bán nhà, che lại lều tranh
kiếm sống qua ngày.
Tất cả tài sản lọt vào
tay ông chủ mới là Cộng sản.
Riêng thành phần khá giả
hơn, Cộng sản ghép cho tội “Địa chủ”. Đối với người có ruộng đất nhiều, hoặc
không nhiều, nhưng nhân lực không đủ tự canh tác, phải cho kẻ khác làm đóng tô,
Cộng sản gán cho cái tội “bóc lột”. Thành phần ở thành thị có đời sống cao hơn,
do sự kinh doanh, thương mại thì Cộng sản ghép là “Tư bản, tư sản” cũng mang
cái tội “Bóc lột nhân dân”.
Nói chung, bắt cứ thành
phần nào có một đời sống khá giả, Cộng sản đều gán cho cái tội “Bóc lột”. Bóc
lột là kẻ thù của giai cấp công nhân lao động, cần phải tiêu diệt. Cho nên, lúc
bấy giờ Hồ Chí Minh và đảng của Hồ đề ra khẩu hiệu : “Đoàn kết bần, cố nông,
liên kết trung nông, lôi kéo phú nông, tiêu diệt địa chủ” (không thấy khẩu hiệu
về công và thương nghiệp vì Việt Nam hết 95% là nông nghiệp). Tuy nhiên, Cộng
sản cũng có đặt các thứ thuế: Công nghiệp, Thương nghiệp, Sát sinh, Lâm thổ sản
và Xuất nhập cảng, không bỏ sót một thành phần nào. Bắt cứ ai có tiền, có đời
sống khá giả là đều bị ghép vào “Địa chủ, Tư bản, Phản động”, có tội “Bóc lột”.
Vì vậy có nhiều người
thèm thịt, bắt con gà mình nuôi làm thịt phải dấu kỹ, ăn lén, chôn lông, sợ
người chung quanh biết, cán bộ cộng sản biết sẽ bị quy vào thành phần khá giả,
bóc lột, v.v…
Chính sách thuế Nông
nghiệp và Công, Thương nghiệp do Hồ Chí Minh đề xướng và áp dụng lúc bấy giờ,
Đảng của Hồ luôn luôn khoe khoang đề cao là tiến bộ bậc nhất từ trước tới giờ,
vì vừa giản dị vừa hợp tình hợp lý và chính xác.
Song song với thuế khóa
khắc nghiệt đó, Hồ Chí Minh và Đảng của Hồ còn đề ra chính sách “Giảm tô” và
thu thuế.
Để xoa dịu số đông là
thành phần bần cố, vốn đã nghèo nàn thiếu thốn, lại phải đóng thuế càng cực khổ
hơn trước, Hồ Chí Minh dùng chính sách: Ban ơn trước mặt, móc túi sau lưng,
bằng cách cưỡng bách phú nông, địa chủ giảm tô cho người cày cấy nghĩa là trước
phải đóng tô cho chủ ruộng 50% nay còn 30, 20, 10% số thu hoạch tùy theo thành
phần, để rồi tổng nhập số lợi tức người nông dân thực thụ phải chịu thuế, rốt
cuộc người dân cày cấy chỉ là kẻ trung gian lấy thêm của chủ ruộng đem nộp cho
Đảng nhà nước.
Để bần cùng hóa giới
phú nông, tiêu diệt lẹ thành phần địa chủ, (là phản động, là kẻ thù), Hồ Chí
Minh và Đảng còn đặt ra thuế Phụ trội. Ngoài thuế chính ngạch phải nộp cho
chính phủ, còn phải đóng thứ thuế Phụ trội cho Đảng, nghĩa là tùy theo bậc thuế
đã được quy định sẵn từ bậc 1 đến bậc 41, nếu là bậc trung bình 20 chẳng hạn,
thì thuế chính ngạch phải đóng là 50% số lợi tức thu hoạch cho chính phủ, còn
lại 50% phải đóng thuế Phụ trội cho Đảng là 30% số còn lại. Nếu thuộc bậc 41
thì nhất định không còn gì để mà ăn. Lại có khi số thu hoạch bị ấn định cao hơn
mức thực thu vì cán bộ thuế cố tình ước định cao hoặc vì bị bình nghị không
chính xác. Hơn nữa, thành phần được xếp vào bậc thuế cao bị coi như là kẻ thù
của Đảng. Do đó, không cần phải định thuế chính xác, trái lại còn cần phải áp
dụng mọi hình thức đàn áp. Thậm chí không đủ thóc lúa để nộp, Đảng và nhà nước
không nhận tiền, bắt buộc phải mua lúa chợ đen với giá cao (của giới bần cố
nông còn dư chút ít) để nộp thuế
Thường thì giới khá giả
ở thôn quê có mảnh vườn chung quanh để trồng cây ăn trái, chăn nuôi súc vật tự
túc, cũng bị quy ra ruộng lúa để tính thuế với sản lượng cao nhất. Nhưng chưa
phải là xong, họ lại còn chịu thuế lợi tức chăn nuôi gà, vịt, heo, thỏ, dê,
v.v…
Thuế Nông Nghiệp, mỗi
năm thu hai lần (vụ mùa và vụ chiêm). Mỗi vụ mùa, trước khi thu thuế đều phát
động một chiến dịch học tập, hô hào mọi người dân thi đua “Phơi khô, quạt kỹ,
nộp nhanh”.
Vì cán bộ Việt Minh đã
có kinh nghiệm khi Nhật chiếm đóng, có đề ra thu thóc của nhân dân, chính họ đã
xúi dân ngâm thóc vào nước cho nặng cân và trộn lúa lép vào, nên lần này, họ
ngại dân thi đua quen nếp cũ. Chẳng những bắt dân thi đua Phơi khô, Quạt kỹ mà
còn phải nộp nhanh.
Những thành phần bần cố
nông, tá điền vừa thuế ít nên mang gánh lúa đến kho gọn lẹ, vừa là gương mẫu vì
đã thành cán bộ đảng, hoặc ít ra cũng làm được ông nọ bà kia trong Ủy Ban Hành
Chánh, Đoàn thể, Hiệp hội địa phương. đã thi hành đúng tiêu chuẩn thi đua. Vì
vậy, phú nông, điạ chủ dù có cố gắng hết sức, vợ chồng con cái đều mang gánh thóc
lúa đến kho cũng không kịp được ngày giờ ấn định bởi địa phương ấp xã. Vì vậy,
không kịp nên họ phi đem đến kho của Huyện, Tỉnh xa hơn vài chục cây số. Lúa
thóc mang đến kho xong, không hẳn đã nộp được ngay, còn phải chờ đợi từ ngày
này qua ngày khác, vì cán bộ thu thuế xét lý lịch người nào được ưu tiên theo
thứ tự nộp thóc vào kho. Trong mọi trường hợp Cộng sản đều có sự biệt đãi, ví
như vào bệnh viện, con cái vào trường học, thi cử, vào cửa hàng quốc doanh,
v.v…. Vấn đề thi đua do đảng và chính quyền Việt Minh đề ra, giới khá giả không
có cách nào đạt được nên họ tự nhận là “Thua Đi” thì bị ghép là châm biếm phản
động. Họ cảm thấy cùng quẩn, muốn làm thành bần cố nông cho đỡ khổ, tự giác đem
ruộng đất tài sản hiến cho Đảng, Chính phủ, nhưng cũng không phải là dễ mà phải
xin phép Nông Hội điạ phương cứu xét kỹ xem có còn của cải kín hay không (vàng,
châu báu) mới có thể “nhận giùm cho”, kèm theo nông cụ, trâu bò và một số vốn
để mua thóc giống và phân bón, chưa có chế độ nào tàn ác bằng Cộng sản. Thực ra
nhiều người đã kiệt quệ, không còn đâu mà bới ra thêm được nữa, bởi những năm
đầu Đảng và chính quyền Việt Minh hô hào “Tuần lễ vàng” để kháng chiến chống
Pháp, nào thi đua nhận bộ đội làm con nuôi,v.v… họ đã hăng hái thi hành triệt
để, vì nhiệt tâm yêu nước chống Pháp lúc ban đầu, đã dốc ra hết để được đề
cao “Chiến sĩ thi đua” nên cũng trở thành “khánh kiệt thực sự” mà Đảng và chính
quyền vẫn không tin.
Một số phú nông, địa
chủ đành phải liều mạng, không còn có cách nào làm vừa lòng Đảng và chính quyền
Việt Minh đã nằm ì ra tới đâu thì tới, cán bộ đảng và chính quyền cho dân đến
nhà xúc, khiêng mang về nhà lao nhốt, đưa giấy có mẫu sẵn, tự điền vào, hết
phần tự kiểm đến phần tự nguyện dâng hiến tất cả tài sản nhà cửa, không được
xách cầm ra một cái gì, dù lớn hay nhỏ, thì ruộng đất mới được Nông Hội địa
phương nhận giùm, để rồi phải đến ở nhờ chuồng bò hàng xóm bỏ trống. Đảng và
chính quyền tha, cho người đó là “tiến bộ”. Một số ít phú nông, địa chủ tìm
cách trốn ra vùng Pháp chiếm để thoát nạn, cán bộ đảng và chính quyền địa
phương mở phiên toà xử án tử hình khuyết tịch đương sự về tội Việt gian, bắt
các thân nhân liên hệ còn lại đứng nghiêm trước phiên xử từ đầu đến cuối, rồi
buộc phải ký tên thừa nhận bản án. Còn số đồng bào đến dự chỉ hô những khẩu
hiệu do cán bộ Việt Minh hướng dẫn như: “Đả đảo Việt gian phản quốc”, hô: “Đả
đảo; Hoan hô Chủ tịch Hồ Chí Minh, hô: Hoan hô”. Vì số đông người đả đảo và
hoan hô tới tấp nên tiếng đả đảo lẫn tiếng hoan hô,lắm khi chỉ nghe: Chủ tịch
Hồ Chí Minh: Đả đảo, đả đảo… át mất tiếng Việt gian hoặc tiếng hoan hô quá ít.
Nhiều người bàn tán thầm thì: “Đả đảo Hồ Chí Minh cũng đúng như đả đảo Việt
gian”.
Sau đó, tinh thần nhân
dân đã trở nên khiếp nhược. Hồ Chí Minh và Đảng bèn đưa ra chính sách “Điều
chỉnh diện tích ruộng đất”, vì nghĩ rằng dưới thời đô hộ của Pháp nông dân tha
hồ man khai diện tích để trốn thuế, nhất là phú nông, địa chủ là thành phần
cường hào ác bá có quyền lung lạc địa phương.
Cộng sản dùng cán bộ
cốt cán bắt nông dân phải khai tăng diện tích ruộng đất, để gia tăng sản lượng
thu hoạch, gia tăng thuế. Trước hết các cán bộ đảng (thành phần bần nông có độ
ba sào ruộng) phải gương mẫu tự khai tăng từ 15-30% diện tích để điển hình bắt
dân chúng phaoei theo. Sau đó, đảng viên tập họp dân chúng từng vùng lại, xúi cán
bộ cốt cán tự giác khai giữa cuộc họp là anh ta có hai sào ruộng, theo sản
lượng tính thuế có 260 ký lô thóc, nhưng thật sự anh gặt được 390 ký lô. Như
vậy diện tích anh có 3 sào là đúng. Cán bộ đội trưởng còn đưa ra lời hăm dọa:
“Nếu không khai báo đúng sẽ bị tịch thu ruộng đất và tài sản. Ruộng đất giao
cho đội sản xuất phân phối canh tác, tài sản bù vào thất thu số thuế từ trước”.
Do đó ai nấy đều lo sợ, tự khai nâng diện tích lên l mẫu thành l mẫu 5 sào, thu
hoạch 1,300 ký lúa, phải tăng lên 1,950 ký để tính thuế.
Thành phần phú nông,
địa chủ chịu bậc thuế cao, thiếu thóc để đóng thuế đã đành, còn bần nông thì
chỉ thu hoạch vừa đủ đóng thuế. Tình hình này khiến số đông bần cố nông vốn là
thành phần cốt cán cũng ngấm ngầm bất mãn, tiêu cực công tác làm ảnh hưởng đến
chính sách của Đảng. Hồ Chí Minh và Đảng đề ra đợt điều chỉnh diện tích, bằng
hình thức tự kiểm thảo của mỗi giới. Lúc bấy giờ, nhiều người trong giới bần cố
nông cốt cán mới dám nói thật, nào là: Tôi điển hình phải khai như vậy, kẻ
khác: Tôi được cán bộ bồi dưỡng chính sách ép làm theo đường lối của Đảng, kẻ
kia: Tôi ngượng với nhân dân, không dám phản đối, chỉ nghe theo, v.v…
Song song với đợt điều
chỉnh diện tích, Đảng lại đề ra “Thi đua tăng năng suất” từ một mẫu ruộng thu
hoạch 1.300 ký lô, thi đua thách bắt, tăng lên 1.600 ký lô thóc. Giai đoạn này
là điều chỉnh sản lượng, càng có lắm ý kiến bàn cãi, vì số cán bộ cốt cán vẫn
giữ vai trò điển hình gương mẫu, làm cho mọi người nhao nhao đồng ý. Chỉ có một
vài người thuộc thành phần lỡ trung nông, lỡ bần nông, tự bàn bạc với nhau: Cải
cách đã sửa sai rồi, bây giờ lại theo như cải cách thì sửa sai cái gì? Nhưng
không ai dám nói gì, đành bóp bụng chịu.
*
Thuế Công Thương Nghiệp
Hồ Chí Minh và đảng của
Hồ chủ trương bao vây kinh tế vùng Pháp chiếm đóng, tạo khó khăn về lương thực
và vật dụng đối với quân đội Pháp cũng như dân chúng sống trong những vùng ấy.
Vì vậy, việc buôn lậu giữa hậu phương và vùng Pháp chiếm bị ngăn cấm tuyệt đối.
Những người buôn lậu bị bắt, bị giam tù và hàng lậu bị tịch thu. Tuy vậy, việc
buôn hàng lậu không tài nào ngăn cấm được triệt để, bởi nạn cán bộ hạ tầng của
đảng quá thiếu thốn, nên có sự thông đồng với con buôn để chia lợi, hoặc hàng
bắt gặp không báo cáo công khai, chỉ chia nhau dùng và đem biếu cán bộ cấp
trên.
Do đó, việc buôn bán
rất thịnh hành, con buôn có đời sống cao hơn nông dân. Hơn nữa, nhờ có con buôn
lậu mà hậu phương mới có được những hoá phẩm cần thiết như các loại thuốc tây,
xăng, dầu, nguyên vật liệu để chế biến sản xuất, v.v.. Thấy vậy Hồ Chí Minh và
Đảng bèn hạn chế phong tỏa kinh tế để đề ra hai chính sách “thuế Công Thương
Nghiệp” và lập “Mậu dịch quốc doanh”.
Thuế Công Thương Nghiệp
cũng giống như thuế Nông Nghiệp đánh trên lợi tức thu được hàng tháng. Ước định
số thu của mỗi Công Thương gia hàng tháng, tùy theo nghề làm, loại buôn để xếp
hạng phải đóng thuế bao nhiêu phần trăm lợi nhuận. Nếu số lợi nhuận cao, các
Công Thương Nghiệp cũng phải chịu lũy tiến gia tăng (giống như địa chủ phú nông
đóng thêm thuế phụ trội) là bao nhiêu phần trăm (từ 15-30%). Mỗi Công Thương
gia phải mua nơi chính quyền một cuốn sổ chi, thu, có ghi sẵn các tiết mục đầy
đủ. Mỗi lần mua món gì, bao nhiêu, mỗi lần bán ra món gì, giá bao nhiêu (dù là
bán nước, bán trầu, v.v… sản xuất ra cái gáo dừa, nồi đất, v.v…) đều phải làm
ba hoá đơn (1 giữ, 1 giao người mua, 1 nộp cho Ban Thuế). Tuy nhiên, sổ sách và
những hóa đơn này chỉ giữ lại để mỗi khi chính quyền cần kiểm tra, hoặc trình
báo địa phương, chứ không phải để tính thuế. Công việc tính thuế là việc của
nhân dân, không phải của chính quyền. Dưới chế độ dân chủ tiến bộ, nhân dân làm
chủ mọi công việc,
chính quyền chỉ quản lý thu và giữ mà thôi. Còn việc tính thuế, thu và nạp là
việc của nhân dân. Với luận điệu Cộng sản, vì đảng luôn luôn tin vào sự giác
ngộ, sáng suốt của nhân dân, không cần căn cứ vào sổ sách giấy tờ, vì giấy tờ
chỉ là hình thức không xác thực. Đảng coi việc chấp nhận mức thuế, nạp các loại
thuế là một “hân hạnh” khác với nước tư bản là một nghĩa vụ. Việc đóng thuế là
thể hiện lòng yêu nước, nên việc đóng thuế là một hân hạnh. Nếu ai không xứng
đáng với đặc ân đó, hoặc vì lý do gì không làm tròn “hân hạnh” đó thì nhân dân
có bổn phận đối xử với họ, chính quyền và Đảng chỉ thi hành biện pháp của nhân
dân đề ra.
Ban đầu nhân dân còn
thắc mắc chưa rõ được “hân hạnh” và “đặc ân”. Sau những cuộc học tập gọi là
“bồi dưỡng” do đảng và chính quyền tổ chức để đả thông tư tưởng của nhân dân,
họ mới được rõ:
Tại sao nộp thuế là
“một hân hạnh – một đặc ân” ?
Dưới chế độ “Dân chủ
Nhân dân”, người công dân không có quyền kinh doanh tự do; đây là đặc điểm quan
trọng khác chế độ tư bản, vì kinh doanh là phạm vi của Mậu dịch Quốc doanh.
Nhưng vì hoàn cảnh chung, chính quyền và Đảng thương lượng với cơ quan Mậu dịch
Quốc doanh, đặc ân cho những thành phần nào, những việc kinh doanh nào tư nhân
được làm, chứ không phải ai cũng được, việc gì cũng được. (Địa chủ chẳng hạn
không được bán hàng cơm, cắt tóc, v.v.. vì rất nguy hiểm cho sinh mạng của nhân
dân). Vì vậy, đơn xin hành nghề Công, Thương phải nộp cho Ủy Ban
Hành Chánh, nhưng quyền cho phép hay không là quyền của Chi bộ Đảng, vì
chỉ có Đảng mới biết rõ lập trường chính trị của đương đơn. Sau đó, quyền kiểm
soát dịch vụ chuyên môn liên hệ và tùy theo nhu cầu của Mậu dịch Quốc doanh
điều khiển. Do đó không phải hễ ai được hân hạnh nộp thuế là được đặc ân kinh
doanh. Tự do kinh doanh cao quý hơn tất cả mọi tự do khác. Chính vì sợ chết đói
mà toàn dân không dám cưỡng lại luận điệu hàm hồ của chính quyền Cộng sản.
*
* *
Vì tầm mức quan trọng,
bổn phận của nhân dân phải làm gì ?
- Cán bộ hô hào, nhân
dân phải tập họp đông đủ, có mặt những người hành nghề Công, Thương trong địa
phương, để mổ xẻ công việc làm ăn của mỗi Công , Thương rồi lập danh sách thứ
tự từ người thu hoạch nhiều nhất xuống dần kẻ thu hoạch ít nhất, gọi là “Bình
Dọc”, nghĩa là những người làm Công Thương được vào sổ hành nghề Công Thương.
- Tiếp đến cuộc họp thứ
hai, các Công Thương tự mổ xẻ nhau mức lợi tức thu hoạch, bình nghị ai hơn ai
kém giữa cuộc họp có đông đủ nhân dân địa phương chứng kiến và cuối cùng tất cả
đều có quyền giơ tay “biểu quyết” xác định mức lợi tức hằng tháng của mỗi Công
Thương, xếp vào bậc cao hay thấp để chịu thuế từ 60% xuống đến 20% lợi tức được
gọi là “Bình Ngang” có nghĩa là các Công Thương tự bới móc nhau, cạnh tranh,
ganh tị, tố cáo nhau chứ không phải ai khác bên ngoài giới Công Thương ước tính
chỉ định mức thuế. Chính quyền và nhân dân chỉ là kẻ chứng kiến và thi hành việc
thu thuế mà thôi.
Qua các kiểu “Dân Chủ”
thủ đoạn trên, Đảng của Hồ Chí Minh tha hồ khai thác sự xích mích, thù hằn giữa
những người dân trong làng xóm trả thù nhau nhân dịp “Bình thuế”. Do đó hầu hết
mức thực thu đều bị “Kích lên” gấp đôi, gấp ba lần. Vì vậy, người dân bỏ công
sức ra làm mà không được ăn lại phải bán dần đồ đạc tư trang để nộp thuế, dần
dần họ phải kiệt quệ. Cuối cùng họ tìm mọi cách trốn sang vùng Pháp kiểm soát
để nương thân sống tạm, mặc cho Mậu dịch Quốc doanh ban ân xuống phước.
Vì chính sách thuế Nông
Nghiệp và Công Thương Nghiệp của Hồ Chí Minh và bè đảng của Hồ quá thủ đoạn,
khắt khe, nhằm bóc lột và đàn áp nên toàn dân đã trở thành bần cố, chỉ ngoan
ngoãn làm công cụ cho chính quyền do Đảng Cộng sản lãnh đạo, núp dưới danh từ “Đảng
Lao Động”, một cái Đảng quái gở, độc tài, hà khắc, dã man nhất trong thế giới
loài người từ xưa tới nay. Đảng Lao Động do Hồ Chí Minh lãnh đạo là một quái
thai của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay đã lộ nguyên hình, chỉ là công cụ
thuộc địa, tay sai cho đế quốc Cộng sản Nga Sô, đang lảm nhảm đề cao thủ
đoạn vụng về, ấu trĩ “Nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý, Đảng lãnh đạo”, tức
là nhân dân phảii cúi đầu làm nô lệ dưới hai tầng áp bức và bóc lột tận cùng
xương tủy.
Đây là giai đoạn các
vùng do Hồ Chí Minh kiểm soát gọi là “Vùng giải phóng” hoặc “vùng tự do”. Từ
năm 1946 đến giữa năm 1954, khi ký Hiệp định Genève.
Có thể nói, trước thời
gian này rất nhiều người nhiệt tình theo kháng chiến chống Pháp, vì tinh thần
yêu nước, nên có thiện cảm với Việt Minh Cộng sản, nay đã mất hết tin tưởng. Họ
nhận thấy rõ Hồ Chí Minh chỉ là tên tay sai của Cộng sản Quốc tế chỉ biết tôn
thờ Đảng Cộng sản, đàn áp dân tộc bằng những chính sách ngoại lai dã man ác
nghiệt từ ngàn xưa dưới bất cứ thời đại nào Việt Nam cũng chưa từng có. Mọi
tầng lớp dân chúng bắt đầu bàn tán xôn xao và cho rằng Hồ Chí Minh và Đảng của
Hồ đã nắm trọn quyền hành trong tay, thanh toán các đảng phái yêu nước, lại còn
dùng thủ đoạn trừng trị thành phần bình dân chất phát nông thôn bằng “phát động
quần chúng”, gán ghép bất cứ ai không phải là đảng viên Cộng sản, là đối
phương. Thủ đoạn ấy quả thật vô cùng tiểu nhân, ác độc.
Do đó, mọi tầng lớp
quần chúng đều có một nhận xét tương tự rằng “Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản sẽ
không bao giờ áp dụng chính sách nhân đạo, công bằng để trị dân, đem lại cơm no
áo ấm và tiến bộ cho đất nước và dân tộc Việt Nam”. Cho nên, dần dần một số
đông quần chúng chán nản, thất vọng và luôn luôn phập phồng lo sợ phải sống mãi
dưới một chế độ độc ác lạc hậu. Ngày đêm người dân bị bắt buộc đến các nơi tập
trung để cán bộ Cộng sản nhồi nhét thứ chính trị Mác Xít Leninít nhàm chán,
nhưng mọi người không dám có ý kiến, chỉ biết có một câu “đồng ý nhất trí” bất
cứ lý luận nào, hoặc chủ trương nào của đảng Cộng sản đề ra. Mọi người dân sống
trong vùng Việt Minh Cộng sản gần như mất lý trí, vì bị nhồi sọ, vì quá sợ hãi
nên phải câm lặng chịu đựng.
Đời sống mọi tầng lớp
dân chúng mỗi ngày một kiệt quệ, tinh thần ngao ngán bơ phờ, nên họ lần lượt
trốn sang vùng Pháp kiểm soát để tạm sống qua cơn khủng hỏang. Đó là đường cùng
chứ không phải theo Pháp. Đa số dân chúng đã từng ủng hộ Việt Minh Cộng sản
chống Pháp, nay ân hận vì đã sáng mắt biết rõ Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản
cũng chỉ là một thứ đế quốc, phát xít còn độc ác, khắc nghiệt hơn bất cứ loại
đế quốc, phát xít nào từ xưa đến nay. Họ kết luận: Chủ nghĩa Cộng sản là con
rắn độc nhất của dân tộc Việt Nam và chính Hồ Chí Minh là người “Cõng rắn cắn
gà nhà – Rước voi về dầy mả tổ”.
Dân chúng có sự so sánh
chế độ cộng sản với chế độ thực dân ngày trước và cho rằng: Tuy chế độ thực dân
thiếu tự do, không công bằng, nhưng ít ra chế độ ấy cũng còn có một vài hình
thức pháp lý để trị dân. Họ cũng bắt bớ tù đày, giết người bằng máy, nhưng
không bắt dân lành quê mùa chất phát làm nô lệ cả tinh thần lẫn thể xác như
những tù nhân bằng thủ đoạn “phát động quần chúng” thù hằn chém giết dần mòn
lẫn nhau như Cộng sản. Ngay những đảng viên đã từng trung thành với đảng Cộng
sảnn cũng bắt đầu ngờ vực. Họ tự hỏi, nếu gây quần chúng căm thù lẫn nhau, thì
cuộc cách mạng dù có thành công sẽ đi về đâu ? Họ nghĩ rằng, một xã hội mà
người mạnh dùng quyền lực ức hiếp kẻ yếu; người giàu có bóc lột, đày đọa người
dân nghèo là một thảm họa, là sự bất ổn triền miên. Họ càng không tin ở cái xã
hội trong đó kẻ dốt nát nghèo kém, lại ra tay đánh đập tàn nhẫn người khá hơn
để xây dựng một đất nước, theo chủ thuyết Mác Xít. “Thiên đường” kiểu Cộng sản
trên mặt đất là hoàn toàn trái ngược không thể thực hiện được.
Do sự mất tin tưởng của
đảng viên Cộng sản và tình trạng ngấm ngầm bất mãn trong dân chúng, Hồ Chí Minh
và đồ đệ vội vã áp dụng biện pháp vừa đánh tan luồng tư tưởng tác hại trên, vừa
tung ngón đòn mạnh để áp đảo tinhthần người dân:
1. Hồ Chí Minh ra lệnh
tổ chức ngay một chiến dịch “cải tạo tư tưởng” cho cán bộ đảng viên cộng sản
học tập thấu triệt chủ trương “Phóng tay phát động quần chúng” tuy có những sai
lầm lặt vặt, nhưng vẫn đạt được chính sách “hợp tình hợp lý”. Lý luận, hợp tình
ở chỗ, mọi người dân được quyền vạch mặt chỉ tên bọn phong kiến bóc lột, không
sợ một áp lực nào – Hợp lý ở chỗ, người dân có quyền trừng trị bọn chúng, không
phải do chính quyền nhúng tay, v.v…
2. Hồ Chí Minh vội vã
cho thành lập tại mỗi tỉnh một tòa án quân sự để xét xử những người bị giam giữ
trong các vụ đấu tố với mục đích gán ghép là Việt gian, chứng minh cho dân
chúng thấy rằng nhân dân giác ngộ, sáng suốt tự động tố giác Việt gian phản động,
tay sai cho giặc Pháp. Lấy cớ đó Đảng cho đầy ải, thủ tiêu những phần tử Quốc
Gia hoặc bất cứ thành phần nào không ưa thích Cộng sản, nhằm uy hiếp tinh thần
dân chúng dù ngấm ngầm bất mãn cũng phải cúi đầu ngoan ngoãn làm nô lệ cho Việt
Minh Cộng sản.
Sau chiến dịch học tập
cải tạo tư tưởng lập trường cho đảng viên Cộng sản và khủng bố đồng bào bằng
tòa án quân sự điển hình, tất cả đảng viên và cán bộ chính quyền Việt Minh Cộng
sản nắm giữ vai trò lãnh đạo và quản lý, mọi việc chính trị, kinh tế, xã hội,
quân sự, v.v… bắt nhân dân phải làm để đảng hưởng – được thì đảng nhờ, sai
thì nhân dân phải chịu (đồng nghĩa ngồi mát ăn bát vàng). Đảng viên cảm thấy có
quyền uy lợi lộc, làm chủ nhân ông, bắt đầu hăng hái, bi đa số bọn họ là thành
phần thất học nghèo kém vào bậc thang thấp nhất trong các thời đại trước, nay
được ăn trên ngồi trước và được hưởng đủ thứ quyền lợi đặc ân… Đó là miếng mồi
câu một số người thấp kém khác, chiếm đa số trong xã hội, dù lưng chừng vẫn xin
gia nhập hàng ngũ cảm tình viên đảng Cộng sản, đi đầu thúc đẩy mọi chủ trương
công tác Đảng đề ra, nhằm lập công để được vào Đảng, có quyền, có lợi…
Hồ Chí Minh thấy được
thành công trong việc củng cố, phát triển đảng mạnh hơn trước, nên đề ra chính
sách mở rộng đảng bằng khẩu hiệu: Liên kết thành phần trung nông, lôi kéo phú
nông, chỉ cô lập thành phần thiểu số là địa chủ, trí thức, tư bản, cho họ là
ngoan cố, bởi khó phỉnh dụ cho họ tiêm nhiễm chủ thuyết Mác Xít ngoại lai.
từ đó, sự phân biệt giai cấp tại những vùng Việt Minh Cộng sản kiểm soát thật
chặt chẽ, khắt khe. Những ai bị chính quyền Việt Minh, đảng Cộng sản liệt vào
tư bản, trí thức, địa chủ ngoan cố, phản động, tức thì bị bao vây cô lập về mọi
sinh hoạt đời sống, kể cả việc kết hôn giữa giai cấp này với giai cấp nọ cũng
bị cấm đoán tuyệt đối. Ai may mắn chưa vào tù, cũng chỉ nằm yên tại nhà như án
treo chung thân, chờ ngày bị bắt đi đày ải, hoặc giết chết, nên không ai dám
liên hệ, dù là bà con thân thích. Lắm lúc, họ muốn trốn thoát sang vùng Pháp
chiếm, nhưng việc này rất khó khăn, vì ra khỏi nhà, tai mắt theo dõi khít khao,
bắt cóc giữa đường, thủ tiêu không ai hay biết. Hơn nữa, từ nhà đến vùng Pháp
kiểm soát quá nhiều chướng ngại – chông gai hầm hố.. chông, mìn, trạm canh gác.
Ngoài ra, cầu đường đều bị phá hủy..v.v nên ai ai cũng đành chấp nhận thân phận
“cá trên thớt”, “chim trong lồng”.
Những người này tuy may
mắn chưa bị giết trong các cuộc đấu tố hoặc đày ải trong trại tù, nhưng cũng
chỉ chờ ngày “tai bay hoạ gởi”. Bởii vậy họ luôn luôn hồi hộp lo âu. Quả thật,
sau những vụ Pháp bỏ bom phá hủy đê điều thủy lợi, hoặc nhà cửa của dân gần
vùng họ, tức thì họ bị bắt tra tấn, ghép là Việt gian phản động, tiếp tay chỉ
điểm, vẽ bản đồ cung cấp cho Pháp. Nếu Pháp bỏ bom nhằm kho lúa nông nghiệp của
đảng và chính quyền Việt Minh thì họ càng bị tội to lớn nặng nề và bị xử bắn
ngay tại chỗ.
Ai cũng biết rằng toàn
bộ bản đồ Việt Nam và Đông Dương đầu thế kỷ 20 là do Pháp vẽ, hệ thống đê điều
dẫn thủy nhập điền do Pháp xây dựng; thế mà Việt Minh Cộng sản lại đổ tội cho
những người thất thế, hoặc không ưa thích Việt Minh Cộng sản làm Việt gian vẽ
bản đồ và chỉ điểm cho Pháp. Sự kiện hoàn toàn phi lý, khôi hài này đã nói lên
được tính cách tiểu nhân bỉ ổi của Cộng sản. Nhưng đối với Cộng sản, tiểu nhân
là bản chất, phi lý không phải là một trở ngại cho mưu đồ của họ. Cộng sản
chỉ cần có quyền, có sức mạnh, lý luận theo một chiều, bắt mọi người phải nghe,
phải công nhận là phải, đúng. Nếu ai ngây thơ thắc mắc ngược lại, sẽ bị ghép
tội Việt gian phản động và chịu muôn ngàn đau khổ chồng chất.
Vì vậy, mặc dù bấy giờ
vẫn có rất nhiều người ý thức, chính Hồ Chí Minh và bè đảng là Việt gian phản
quốc số một, nhưng họ không dám nói ra. Tại sao ?
- Hồ Chí Minh và đảng
Cộng sản đề ra chủ trương Phản Phong tức nhằm mục tiêu tiêu diệt sạch mọi thành
phần yêu nước, không chịu làm tay sai cho đế quốc Cộng sản, vốn chủ trương áp
đặt chế độ độc tài, dã man trên đất nước Việt Nam.
- Chính sách cai trị
của Hồ Chí Minh hoàn toàn đảo lộn luân thường đạo lý, nhân, nghĩa, lễ, trí, tín
mà cha ông đã dày công vun xén từ trước đến giờ, để phục vụ cho một chính sách
ngoại lai. Chính sách phản đế của Hồ Chí Minh đưa ra nhằm tuyên truyền che đậy
việc làm tay sai cho đế quốc Cộng sản Quốc tế.
Hồ Chí Minh thực hiện
chiến thuật “vừa ăn cướp, vừa la làng” bằng hình thức chống thực dân Pháp, hoặc
đế quốc Mỹ là người nước ngoài, nên kể hươu kể vượn, gán ghép thế nào cũng
được, chỉ cốt làm dân chúng tối tăm mù tịt, dễ bề áp dụng chính sách độc tài và
ngu dân. Thời đó Hồ Chí Minh đã đặt công tác tuyên truyền chiếm hai phần ba
công cuộc kháng chiến chống Pháp, đến nỗi trong nhà trường sơ học cũng tuyên
truyền nhồi nhét vào đầu lớp trẻ thơ chín mười tuổi làm cho chúng chỉ biết ca
tụng “Bác và Đảng”. Đề bài toán cũng mang màu sắc tuyên truyền và có khi rất
phi lý đến nỗi 1 viên đạn của cán bộ dân quân phục kích bắn một toán quân Pháp
đi lùng chết một lượt 3 tên. Nếu bắn tiếp 3 viên nữa, sẽ hạ sát bao nhiêu địch
?
Mặc dù lối tuyên truyền
của Cộng sảnn là ngây ngô và phi lý, họ chủ trương lập đi lập lại mãi tại bất
cứ đâu có sinh hoạt của nhân dân, như vậy, lâu ngày nhân dân sẽ nhập tâm rồi cứ
cho là thực để được yên thân.
Hồ Chí Minh rất tiểu
xảo gian manh, cầm nắm thành phần thất học chiếm đa số, áp đảo thiểu số và đặt
nặng công tác nhồi sọ thế hệ trẻ bằng mọi hình thức đầu độc trường kỳ.
Do bản chất lưu manh và
hành động tiểu xảo, Hồ Chí Minh chẳng những cầm nắm thành phần thất học làm căn
bản, xúi giục thi hành chính sách phi dân tộc, mà còn dùng đến những tên gian
manh trộm cướp, lừa gạt, cờ bạc, hút xách, bê bối tại mỗi địa phương ra tay
hành động bất lương để thay thế cán bộ đảng viên, hành hạ dân lành.
Tình trạng hỗn loạn tại
nông thôn vùng Việt Minh Cộng sản kiểm soát càng ngày càng lan rộng, vì những
phần tử dốt nát, lưu manh luôn luôn đố kỵ kẻ tài đức, đứng đắn nên chẳng những
sẵn sàng tố giác họ là Việt gian phản động, mà chúng sẵn sàng đánh đập họ tàn
nhẫn để lấy lòng đảng và thị uy với nhân dân. Kẻ thất học và lưu manh, chẳng
hiểu gì “tư bản, đế quốc, thực dân”. Bọn ngu dốt, lưu manh thường bị những
người hiểu biết và lương thiện khinh rẻ, nên thừa cơ hội này bọn chúng có thể
trả thù bằng cách vu cáo họ là “phản động Việt gian” !
Hồ Chí Minh chẳng những
có thủ đoạn tiểu xảo, mà còn biết áp dụng “Ngưu tầm ngưu – Mã tầm mã” để
đạt đến ý đồ tiêu diệt mọi thành phần khác, độc quyền cai trị dân bằng đường
lối Cộng sản.
Sau mỗi chiến dịch
khủng bố dân chúng, Hồ Chí Minh ra lệnh kiểm thảo, gọi là “công tác tư tưởng”
nhằm đẩy mạnh tinh thần đảng viên, tránh né những lỗi lầm làm căm tức người dân
và đổ tội cho những ai chống đối lại Cộng sản để loại trừ ra khỏi hàng ngũ
kháng chiến.
Do đó, Hồ Chí Minh khi
ấy tuy đã nắm trọn quyền trong tay vẫn còn ra lệnh cho đảng viên thực hiện
phương châm “Thà giết lầm còn hơn bỏ sót”. Những người trí thức hợp tác với
Việt Minh Cộng sản chống Pháp cũng không nghĩ rằng Hồ nỡ lòng trở mặt và cũng
không ngờ Hồ Chí Minh nghiên cứu triết lý “phụ người hơn người phụ”, nên họ chỉ
biết tham gia kháng chiến chống Pháp tranh đấu độc lập cho xứ sở. Một số trí
thức chỉ nghĩ rằng sự hy sinh của họ sẽ mang lại “Độc lập, Tự do, Công bằng”
cho Tổ Quốc Việt Nam thân yêu.
Nhưng liên tiếp qua các
cuộc đấu tố chính trị, đảng Cộng sản đã tàn sát biết bao người từng cộng tác
với Việt Minh, nhưng lại gian xảo cho rằng đó là do “quần chúng tự động”. Giới
trí thức từng cộng tác trong cuộc kháng chiến chống Pháp theo dõi và nhận thấy
rằng chính sách và chủ trương của Hồ Chí Minh thay đổi từng lúc, chẳng xác
định được đâu là cách mạng, đâu là phản động nên họ rất hoang mang. Từ đó, một
câu hỏi được đặt ra trong đầu óc giới trí thức: Một người, một đảng bá đạo như
vậy làm sao có thể thực hiện cách mạng vì dân vì nước, và chợt nghĩ đến thuyết
hoài nghi của Montaigne “cái gì bên này tà thuyết thì bên kia chân lý”. Thậm
chí đảng viên Cộng sản có suy nghĩ cũng cảm thấy ai oán trong lòng, vì trước
đây họ nghĩ rằng giới công nhân và nông dân cũng có thể trị quốc một cách công
bình nhân đạo, bởi họ cũng là con người. Nhưng giờ dây, họ mới thấy rõ, công
nhân,nông dân chỉ là một công cụ cho chế độ ngoại lai, mệnh danh là “công nông
chuyên chính” giả hiệu.
Thủ đoạn của Hồ Chí
Minh không những lừa gạt giới công nhân, nông dân mà còn lừa gạt cả thành phần
trí thức từng cộng tác đắc lực với Hồ. Qua phong trào Trăm Hoa Đua Nở, Hồ Chí
Minh đã tẩy trừ một số người từng đóng góp rất nhiều cho kháng chiến và Đảng
Cộng sản. Các thanh niên được gửi sang Trung Quốc, các nước Cộng sảnn Đông Âu
để học tập kỹ thuật, lúc trở về chỉ được dùng một thời gian khi tình trạng
chuyên viên kỹ thuật còn thiếu thốn và vai trò của họ còn cần thiết. Sau đó, họ
lần lượt bị đào thaoei, vì theo Cộng sản, họ là con cái trí thức cũ hấp thụ tư
tưởng thực dân đế quốc khó giác ngộ chủ nghĩa Mác Xít. Hồ Chí Minh luôn luôn
hoài nghi giới trí thức, coi trọng công tác tư tưởng Mác Xít vào bậc nhất,
vì đã hấp thụ lời tuyên bố của Mao Trạch Đông: “Trí thức không giác ngộ chủ
nghĩa Mác Xít, không lợi ích bằng một cục phân”.
Thủ đoạn của Hồ
Chí Minh là dùng người từng giai đoạn, mỗi giai đoạn nhằm tiêu diệt ngầm một kẻ
thù theo thứ tự ưu tiên với chính sách “Vắt chanh bỏ vỏ”.
Nguyễn Thuyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét