Nguyễn Thuyên
PHẦN HAI
Giai Đoạn 3 : Từ Năm 1955 – 1963
T.T. Ngô Đình Diệm
Giai Đoạn 3 : Từ Năm 1955 – 1963
T.T. Ngô Đình Diệm
Biến Cố Phật Giáo Bắt Đầu Ngày 8-5-1963
Kể từ ngày Thủ tướng Ngô
Ðình Diệm về Việt Nam chấp chánh 7-7-1954. Tại Nam Kỳ nói chung, Sàigòn,
Gia Ðịnh, Chợ Lớn nói riêng, có nhiều biến động từ phía Thực dân
Pháp, các Phe Nhóm, Ðảng Phái : Tướng Nguyễn Văn Hinh, Tướng Nguyễn Văn
Vỹ, Tướng Bảy Viễn (Bình Xuyên), Tướng Nguyễn Thành Phương (Cao Ðài),
Tướng Trần Văn Soái (Hòa Hảo) …
Miền Trung yên lặng. Huế chẳng những rất yên
mà còn ủng hộ Ngô Ðình Diệm.
Từ ngày 7-7-1954 đến ngày 7-5-1963, tại Huế trời thanh biển lặng. Có vài
sự bắt bớ gọi là Gián điệp Pháp do Ðoàn Công tác Miền Trung thực hiện.
Về Tôn giáo thì phẳng lặng như nước Sông Hương. Riêng về Phật Giáo lại bình thản chẳng có gì đáng kể.
Duy chỉ có Dụ số 10 do Quốc trưởng Bảo Ðại cùng với Pháp ban hành. Thật là một hành động vô ý thức, xem Phật giáo như là một Hiệp Hội, chứ không phải là một Tôn Giáo như Thiên Chúa Giáo. Nhưng Phật Giáo vẫn âm thầm chịu đựng với sự bất công của dụ số 10 và cũng chẳng có cuộc đấu tranh nào trong suốt thời gian Chính phủ Ngô Ðình Diệm cầm quyền. Ngay cả sự giao hảo giữa Cố vấn Ngô Ðình Cẩn và các nhà lãnh đạo Phật Giáo tại Huế cũng rất tốt đẹp, thân thiện suốt cả thời gian dài không có chuyện gì xảy ra. Mãi đến biến cố 8-5- 1963 cũng không phải phát xuất từ Phật Giáo, mà lại do từ Chính quyền Ngô Ðình Diệm qua lệnh “cấm treo cờ Phật Giáo”. Ðúng là “cây muốn lặng, nhưng gió không ngừng”.
Người viết quê tại Huế, sinh ra và lớn lên cũng tại nơi đây, nên muốn trình bày rõ cội nguồn để đánh tan các dư luận vô tình hay cố ý bóp méo sự thật của những người mang danh “trí thức” nhưng “kiến thức” lại quá hời hợt !
Nên viết lách thiếu thận trọng, thiếu trung thực gây nên sự mất đoàn kết giữa các Tôn giáo. Cuộc chiến chống Chủ nghĩa Cộng sản đang còn dang dỡ. Sự đoàn kết của các Tôn giáo lại là một điều rất quan trọng và tối cần thiết cho đường lối chính trị của một chế độ trong tương lai.
Câu chuyện khởi đầu từ một nguyên nhân rất tầm thường mà không ngờ đưa đến hậu quả khôn lường. Theo các nhân viên Cảnh sát và nhân chứng vẫn thường theo chân Tổng Giám mục Ngô Ðình Thục trong những chuyến đi đây đi đó có tiền hô hậu ủng, thì vào hôm trước ngày lễ Phật Ðản, Tổng Giám mục ngồi xe từ La Vang về, thấy cờ Phật Giáo treo nhiều quá. Ông cảm thấy khó chịu. Ông cho gọi Ðại biểu Chính phủ Hồ Ðắc Khương tới Tòa Tổng Giám mục và phiền trách sao đã có lệnh cấm treo cờ Tôn giáo và Ðoàn thể ngoài đường phố mà cứ để cho người ta treo bừa bãi như vậy ? Sau đó, Ông có gọi điện thoại cho Ông em Tổng thống để cằn nhằn ? Chính ông Quách Tòng Ðức là Ðổng lý Văn phòng Phủ Tổng thống cũng không biết, vì đó là chuyện riêng của những người cùng trong gia đình. Còn ý kiến cho rằng Tổng Giám mục Ngô Ðình Thục đánh điện vào Phủ Tổng thống nói về chuyện cờ quạt là không đúng. Nhưng có công điện từ Tòa Ðại biểu Chính phủ ngoài Huế gởi vào, xin chỉ thị của Trung Ương, vì tại đây treo nhiều cờ Phật giáo. Sở dĩ có chuyện như vậy, vì Ðại biểu Chính phủ, ông Hồ Ðắc Khương là người Phật giáo, cháu của Sư bà Diệu Không, cho nên Ông cũng phải nể Phật giáo.
Tại sao lại phải xin chỉ thị ? Bởi vì, trước đấy một thời gian, trong một dịp Tổng thống Ngô Ðình Diệm đi kinh lý miền Trung, tại Huế nhân có lễ lạc bên Công giáo. Ông đã nổi giận và ra lệnh qui định lại việc treo cờ Tôn giáo. Khi tới phi trường, Tổng thống Ngô Ðình Diệm thấy đầy những cờ của Tòa thánh Vatican. Tổng thống Diệm không xuống máy bay và ra lệnh dẹp bỏ hết cờ ông mới xuống. Ông nói: “Ông là Tổng thống nước Việt Nam Công Hòa chứ không phải là viên chức của nước Vatican”. Có lẽ tại các tín đồ hoặc giới chức thẩm quyền cấp thấp bên Công giáo không biết nên đã đem toàn cờ Vatican ra treo để đón Tổng thống.
Nhân dịp này, Tổng thống Ngô Ðình Diệm ra lệnh: “Bất cứ có lễ lạc gì thì cờ Tôn giáo chỉ treo trong khuôn viên Chùa hay Nhà Thờ. Tuy nhiên, người ta vẫn cứ làm trái với chỉ thị, nhất là vào dịp lễ kỷ niệm ngày nhậm chức của Giám mục Phạm Ngọc Chi trước lễ Phật Ðản không bao lâu; cờ Công giáo treo đầy đường mà không ai nói gì. Thế cho nên, lần này đến ngày Phật Ðản, dân theo đạo Phật cũng treo cờ ra ngoài khuôn viên, trên đường phố.
Khi bức điện văn ngoài Huế do Tòa Ðại biểu Chính phủ gởi vào Sàigòn, chẳng may lại trùng vào dịp cuối tuần, Ông Ngô Ðình Nhu đi Ðà Lạt săn bắn. Mọi lần, khi ông Quách Tòng Ðức lên trình việc với Tổng thống, ông Diệm ra lệnh miệng rồi ông Ðức ghi vào sổ, đem trình ông Cố vấn Ngô Ðình Nhu duyệt lại. Bình thường, tất cả những lệnh miệng của Tổng thống Diệm là những lời nói nhiều khi nôm na không thành câu cú gì cả, có khi tối nghĩa. Do đó ông Nhu có nhiệm vụ sửa lại, rồi ông Quách Tòng Ðức mới cho đánh máy và chuyển đi. Lần này vì vắng ông Nhu, nên ông Quách Tòng Ðức nghe Tổng thống bảo đại khái: “Thì cứ thi hành cái lệnh cũ qui định việc treo cờ”. Ông Quách Tòng Ðức vốn là một công chức cao cấp rất gương mẫu, bèn cho đánh điện ra Huế nguyên văn theo lời của Tổng thống.
Thực ra, khi bảo ông Quách Tòng Ðức nhắc lại cái chỉ thị cũ, Tổng thống Ngô Ðình Diệm không hề có ý chèn ép Phật Giáo mà chỉ nghĩ đơn giản: “Ừ thì đã có lệnh cũ rồi, cứ theo đó mà làm, còn phải hỏi gì nữa!” Ông quên mất yếu tố là cờ đã treo rồi, nay thi hành lệnh cũ thì phải bắt dẹp bỏ hết cờ đi. Mà việc này thì đám thừa hành tại địa phương rất sốt sắng, vì nhiều lý do ! Cho nên, điện văn từ Phủ Tổng thống đánh ra Huế, Ðại biểu Chính phủ và Tỉnh trưởng đều không biết vì hôm đó là ngày nghỉ, nhưng chùa Từ Ðàm đã biết, vì có tay trong làm việc tại Tòa Ðại biểu Chính phủ. Bên Phật giáo cho rằng Chính phủ cố tình chèn ép mình. Việc đến tai ông Cẩn. Ông Cẩn ra lệnh cho ông Tỉnh trưởng Thừa Thiên Nguyễn Văn Ðẳng cho xe phát thanh đi nói rằng sẽ không có việc hạ cờ Phật Giáo, để trấn an. Nhưng rồi ở một số nơi, cờ Phật Giáo vẫn cứ bị hạ. Thế là sinh ra lớn chuyện ! Vì số người nịnh bợ, bất tài, nhưng rất tài để lập công.
Tổng thống Ngô Ðình Diệm thấy chuyện trở thành rắc rối, nên đã ra lệnh cho ông Cao Xuân Vỹ gọi điện thoại mời ông Cố vấn Ngô Ðình Nhu từ Ðà Lạt về gấp. Trong thời gian ông Vỹ đón ông Nhu từ phi trường về Dinh Gia Long, ngồi trên xe, ông Vỹ trình bày rõ ràng hết nội vụ cho ông Nhu nghe. Ông Cố vấn Ngô Ðình Nhu lẩm bẩm:
- “Mình chết rồi ! Hắn (Mỹ) đưa Tôn giáo vào trong chính trị là mình chết rồi ! Chuyện ni mình khó gỡ lắm ! Ðây là cái đại nạn cho Chính phủ”.
Rồi ông Cao Xuân Vỹ cũng được hai ông Diệm, Nhu nhờ về Huế giàn xếp vì ông Vỹ là người đạo Phật, nhưng không thành công. (NHTVST. VP. tr. 281.2.3)
Dù cho đến ngày xóa bỏ Chủ nghĩa Cộng sản trên đất nước Việt Nam, vấn đề đoàn kết các Tôn giáo cũng rất cần thiết và là một nhu cầu tối quan trọng để xây dựng lại đất nước Việt Nam, vì Chủ nghĩa Cộng sản đã hủy diệt tình dân
tộc và niềm tin nơi Tôn giáo đến tận gốc rể.
Không biết tai họa từ đâu đến hay vận xui của đất nước, của chế độ nên đã xảy ra chuyện bất bình thường như thế. Thực ra chẳng có gì là trầm trọng cả.
Nói một cách rõ ràng: Ðừng có lệnh cấm treo cờ Phật Giáo. Và nếu cần phải có lệnh, thì lệnh ấy sẽ ban hành sau tháng 5, tháng 6, tháng 7 thì chẳng có gì xẩy ra. Sự việc đơn giản đến như thế thôi !
Thử đặt vấn đề ông Quách Tòng Ðức, Ðổng lý Vănphòng Phủ Tổng thống nêu lên ở đây không phải là để kết tội, nhưng để tìm ra sự sai trái, yếu kém về mặt suy xét, phán đoán sự việc quá nông cạn của nhân viên thừa hành đã làm cho một sự việc không có gì quan trọng, đưa đến một hậu quả tai hại khôn lường.
Tổng thống Ngô Ðình Diệm chỉ ban “khẩu lệnh”, có nghĩa là sự việc không có tính cách quan trọng mà cũng không khẩn cấp gì cả. Tổng thống Diệm không ban “bút lệnh”, không phê, không ký một bản văn nào, mà chỉ nói miệng thôi. Ông
Ðổng lý Văn phòng không có bổn phận hay trách nhiệm gì phải thi hành ngay bằng “công điện hỏa tốc”, khi biết rằng Lễ Phật Ðản hàng năm đang cử hành trên toàn quốc.
Ông Quách Tòng Ðức có thể hoãn lại việc gởi “công điện” đến sau ngày Lễ Phật Ðản để chờ Cố vấn Ngô Ðình Nhu duyệt lại. Vì đây là vấn đề rất hệ trọng liên quan đến Tôn giáo, có ảnh hưởng sâu xa đến đường lối chính trị của một chế độ. Thế mà ông Quách Tòng Ðức không hỏi ý kiến bất cứ ai. Với chức vụ cao, Ðổng Lý Văn Phòng Phủ Tổng Thống, người ta không nghĩ rằng Ông không đủ sáng suốt để suy đoán được hậu quả tai hại khi Tổng thống Ngô Ðình Diệm là người Thiên Chúa Giáo mà ban lệnh cấm treo cờ Phật Giáo ? Xét cho kỹ, ông Quách Tòng Ðức đã làm một việc tắc trách, tạo thêm rối ren cho Miền Trung, gây thêm mâu thuẫn, hiểu lầm giữa Tôn giáo và chính quyền, nhất là Phật Giáo ?
Cho nên lỗi lầm trước tiên là do ông Quách Tòng Ðức phải gánh chịu, vì trong chức vụ Ðồng Lý Văn Phòng Phủ Tổng Thống, không có thẩm quyền để gởi một công điện hệ trọng như thế được. Công điện này phải do Bộ trưởng Phủ Tổng Thống, và cần phải nghiên cứu, cân nhắc cho kỹ trước khi trình lên Tổng Thống xét duyệt mới gởi đến các nơi liên hệ thi hành. Và nếu biết suy tính về thời gian, có thể kéo dài qua khỏi Lễ Phật Ðản, cờ Phật Giáo cũng đã hạ xuống rồi, thì đâu có chuyện gì xảy ra.
Thêm một điều lạ khó hiểu là tại sao không chờ Cố vấn Ngô Ðình Nhu về giải quyết, vì đây là vấn đề tối quan trọng của đất nước. Thật là một chuyện rất khó hiểu ? Tổng thống có thể trong cơn bốc đồng ra “khẩu lệnh” như thế, nhưng là nhân viên hành chánh cao cấp bên cạnh Tổng thống, ông Quách Tòng Ðức phải có trách nhiệm trình bày thiệt hơn. Nếu cảm thấy bất tiện thì trình với Tổng thống để xin ý kiến của Cố vấn Ngô Ðình Nhu. Ông Ðức có thể trình bày với Tổng thống – đó là chỉ thị của Cố vấn Ngô Ðình Nhu. Lẽ nào Ông lại tự tiện gởi đi một công điện tối quan trọng như vậy ?
Một nghi vấn khác – phải chăng ông Quách Tòng Ðức có liên hệ với Tình báo Mỹ – khi thấy Tổng thống có ban lệnh gì sai trái thì thi hành ngay để tạo sự mâu thuẫn và phẫn nộ của quần chúng. Hơn thế nữa, đối với Cơ quan Tình báo Mỹ có ai mà họ không mốc nối được. Ngay cả Ðại tướng Trần Thiện Khiêm, Trung tướng Ðặng Văn Quang đều là người của CIA Hoa Kỳ.
Bản công điện đó là nguyên do tạo ra biến cố đầu tiên, là một mồi lửa châm vào cuộc đấu tranh của Phật Giáo tại Huế. Ðối với Phật Giáo, công điện đó là một nguyên nhân, một chứng cớ chính đáng để Phật Giáo phát động cuộc đấu tranh ngay tại Ðại Lễ Phật Ðản sáng ngày 8-5-1963 tại Chùa Từ Ðàm, Huế.
Như đã nói về Dụ số 10 đặt Phật Giáo như là một Hiệp hội, không phải là một Tôn giáo như Thiên Chúa Giáo. Gần 9 năm cầm quyền, Chính phủ Ngô Ðình Diệm không hủy bỏ hay tu chỉnh, sửa đổi những sai lầm… Ðiều đó khiến cho phía Phật Giáo có sự bất mãn âm thầm chịu đựng cho đến khi có “công điện” cấm treo cờ Phật Giáo nhân ngày Ðại Lễ Phật Ðản thì phía Phật Giáo không còn chịu đựng được nữa những sự bất công của chính quyền. Chính vì hành động vô ý thức đã hạ cờ Phật Giáo đã gây nên sự xúc động lan rộng trong quần chúng, Phật Tử và các Tôn giáo khác.
Huế lại là trung tâm tín ngưỡng của Phật Giáo Việt Nam, đặc biệt là Phật Giáo miền Trung đặt hết niềm tin vào sự lãnh đạo của Tổng Hội Phật Giáo tại Huế.
Về tổ chức các Cơ sở Phật Giáo rất chặt chẽ từ Khuôn Hội đến Tỉnh Hội, đặc biệt là Tổ chức Gia đình Phật Tử một sức mạnh của Giáo Hội được đào tạo, giáo dục với tinh thần
“Bi – Trí – Dũng”.
Cho nên khi phát động cuộc đấu tranh, tất cả đều tích cực tham gia và tất cả quần chúng Phật Tử tự cho mình có bổn phận cần làm sáng tỏ sự bất công của chính quyền đối với Phật Giáo, trong suốt thời gian dài (1954-1963).
Ðể sáng tỏ thêm từ đâu lại có khẩu lệnh của Tổng thống Ngô Ðình Diệm:
Có nhiều người đồng ý rằng trong cuộc khủng hoảng tình hình ở Miền Trung có liên quan đến Phật Giáo. Người lãnh đạo quốc gia lúc đó là Tổng thống Ngô Ðình Diệm, nhưng thực ra Ông chỉ là nạn nhân của những hành xử không hợp lẽ thường của hai người trong gia đình Tổng thống là ông Anh (Giám mục Ngô Ðình Thục) và người em dâu (Bà Ngô Ðình Nhu).
Chính người cháu gọi ông Diệm bằng cậu là ông Nguyễn Văn Thành, hiện ở Virginia, một trong năm người trong gia đình đã nhận xác hai ông Diệm, Nhu vào chiều tối ngày 2 tháng 11 năm 1963, phải nói:
- “Lúc đó Phật Giáo đang tìm một cơ hội để làm lớn chuyện. Lệnh cấm treo cờ là bằng chứng cụ thể để Phật Giáo có lý do phát động phong trào tranh đấu đòi hỏi sự công bằng trong Tôn giáo. Chính quyền thiếu cân nhắc, thiếu suy xét nên ban hành lệnh cấm treo cờ là một sai lầm lớn. Người đầu tiên tỏ ra không hài lòng vì thấy cờ Phật giáo treo nhiều ngoài đường phố là Ðức cha Ngô Ðình Thục. Do đó, chính Ðức cha Thục là người chịu trách nhiệm đầu tiên trao ngòi nổ cho phía Phật Giáo châm ngòi !”
Ông Nguyễn Văn Thành cũng đồng ý là nếu Ðức cha Thục không về Huế, làm giảm ảnh hưởng của ông Cẩn, thì ông Cẩn có thể giải quyết vụ Phật Giáo. Ông Cẩn tuy ít học nhưng khôn khéo, biết người biết ta, và nhất là có thân tình với Thượng Tọa Thích Trí Quang như chỗ bạn bè. Ngay khi vụ Phật Giáo bùng nổ, ông Cẩn đã gặp Thượng Tọa Thích Trí Quang và trách:
- “Tại sao Thầy làm như vậy ? Có gì sao Thầy không nói với tôi ?” (NHTVST. VP. tr. 281).
Về Tôn giáo thì phẳng lặng như nước Sông Hương. Riêng về Phật Giáo lại bình thản chẳng có gì đáng kể.
Duy chỉ có Dụ số 10 do Quốc trưởng Bảo Ðại cùng với Pháp ban hành. Thật là một hành động vô ý thức, xem Phật giáo như là một Hiệp Hội, chứ không phải là một Tôn Giáo như Thiên Chúa Giáo. Nhưng Phật Giáo vẫn âm thầm chịu đựng với sự bất công của dụ số 10 và cũng chẳng có cuộc đấu tranh nào trong suốt thời gian Chính phủ Ngô Ðình Diệm cầm quyền. Ngay cả sự giao hảo giữa Cố vấn Ngô Ðình Cẩn và các nhà lãnh đạo Phật Giáo tại Huế cũng rất tốt đẹp, thân thiện suốt cả thời gian dài không có chuyện gì xảy ra. Mãi đến biến cố 8-5- 1963 cũng không phải phát xuất từ Phật Giáo, mà lại do từ Chính quyền Ngô Ðình Diệm qua lệnh “cấm treo cờ Phật Giáo”. Ðúng là “cây muốn lặng, nhưng gió không ngừng”.
Người viết quê tại Huế, sinh ra và lớn lên cũng tại nơi đây, nên muốn trình bày rõ cội nguồn để đánh tan các dư luận vô tình hay cố ý bóp méo sự thật của những người mang danh “trí thức” nhưng “kiến thức” lại quá hời hợt !
Nên viết lách thiếu thận trọng, thiếu trung thực gây nên sự mất đoàn kết giữa các Tôn giáo. Cuộc chiến chống Chủ nghĩa Cộng sản đang còn dang dỡ. Sự đoàn kết của các Tôn giáo lại là một điều rất quan trọng và tối cần thiết cho đường lối chính trị của một chế độ trong tương lai.
Câu chuyện khởi đầu từ một nguyên nhân rất tầm thường mà không ngờ đưa đến hậu quả khôn lường. Theo các nhân viên Cảnh sát và nhân chứng vẫn thường theo chân Tổng Giám mục Ngô Ðình Thục trong những chuyến đi đây đi đó có tiền hô hậu ủng, thì vào hôm trước ngày lễ Phật Ðản, Tổng Giám mục ngồi xe từ La Vang về, thấy cờ Phật Giáo treo nhiều quá. Ông cảm thấy khó chịu. Ông cho gọi Ðại biểu Chính phủ Hồ Ðắc Khương tới Tòa Tổng Giám mục và phiền trách sao đã có lệnh cấm treo cờ Tôn giáo và Ðoàn thể ngoài đường phố mà cứ để cho người ta treo bừa bãi như vậy ? Sau đó, Ông có gọi điện thoại cho Ông em Tổng thống để cằn nhằn ? Chính ông Quách Tòng Ðức là Ðổng lý Văn phòng Phủ Tổng thống cũng không biết, vì đó là chuyện riêng của những người cùng trong gia đình. Còn ý kiến cho rằng Tổng Giám mục Ngô Ðình Thục đánh điện vào Phủ Tổng thống nói về chuyện cờ quạt là không đúng. Nhưng có công điện từ Tòa Ðại biểu Chính phủ ngoài Huế gởi vào, xin chỉ thị của Trung Ương, vì tại đây treo nhiều cờ Phật giáo. Sở dĩ có chuyện như vậy, vì Ðại biểu Chính phủ, ông Hồ Ðắc Khương là người Phật giáo, cháu của Sư bà Diệu Không, cho nên Ông cũng phải nể Phật giáo.
Tại sao lại phải xin chỉ thị ? Bởi vì, trước đấy một thời gian, trong một dịp Tổng thống Ngô Ðình Diệm đi kinh lý miền Trung, tại Huế nhân có lễ lạc bên Công giáo. Ông đã nổi giận và ra lệnh qui định lại việc treo cờ Tôn giáo. Khi tới phi trường, Tổng thống Ngô Ðình Diệm thấy đầy những cờ của Tòa thánh Vatican. Tổng thống Diệm không xuống máy bay và ra lệnh dẹp bỏ hết cờ ông mới xuống. Ông nói: “Ông là Tổng thống nước Việt Nam Công Hòa chứ không phải là viên chức của nước Vatican”. Có lẽ tại các tín đồ hoặc giới chức thẩm quyền cấp thấp bên Công giáo không biết nên đã đem toàn cờ Vatican ra treo để đón Tổng thống.
Nhân dịp này, Tổng thống Ngô Ðình Diệm ra lệnh: “Bất cứ có lễ lạc gì thì cờ Tôn giáo chỉ treo trong khuôn viên Chùa hay Nhà Thờ. Tuy nhiên, người ta vẫn cứ làm trái với chỉ thị, nhất là vào dịp lễ kỷ niệm ngày nhậm chức của Giám mục Phạm Ngọc Chi trước lễ Phật Ðản không bao lâu; cờ Công giáo treo đầy đường mà không ai nói gì. Thế cho nên, lần này đến ngày Phật Ðản, dân theo đạo Phật cũng treo cờ ra ngoài khuôn viên, trên đường phố.
Khi bức điện văn ngoài Huế do Tòa Ðại biểu Chính phủ gởi vào Sàigòn, chẳng may lại trùng vào dịp cuối tuần, Ông Ngô Ðình Nhu đi Ðà Lạt săn bắn. Mọi lần, khi ông Quách Tòng Ðức lên trình việc với Tổng thống, ông Diệm ra lệnh miệng rồi ông Ðức ghi vào sổ, đem trình ông Cố vấn Ngô Ðình Nhu duyệt lại. Bình thường, tất cả những lệnh miệng của Tổng thống Diệm là những lời nói nhiều khi nôm na không thành câu cú gì cả, có khi tối nghĩa. Do đó ông Nhu có nhiệm vụ sửa lại, rồi ông Quách Tòng Ðức mới cho đánh máy và chuyển đi. Lần này vì vắng ông Nhu, nên ông Quách Tòng Ðức nghe Tổng thống bảo đại khái: “Thì cứ thi hành cái lệnh cũ qui định việc treo cờ”. Ông Quách Tòng Ðức vốn là một công chức cao cấp rất gương mẫu, bèn cho đánh điện ra Huế nguyên văn theo lời của Tổng thống.
Thực ra, khi bảo ông Quách Tòng Ðức nhắc lại cái chỉ thị cũ, Tổng thống Ngô Ðình Diệm không hề có ý chèn ép Phật Giáo mà chỉ nghĩ đơn giản: “Ừ thì đã có lệnh cũ rồi, cứ theo đó mà làm, còn phải hỏi gì nữa!” Ông quên mất yếu tố là cờ đã treo rồi, nay thi hành lệnh cũ thì phải bắt dẹp bỏ hết cờ đi. Mà việc này thì đám thừa hành tại địa phương rất sốt sắng, vì nhiều lý do ! Cho nên, điện văn từ Phủ Tổng thống đánh ra Huế, Ðại biểu Chính phủ và Tỉnh trưởng đều không biết vì hôm đó là ngày nghỉ, nhưng chùa Từ Ðàm đã biết, vì có tay trong làm việc tại Tòa Ðại biểu Chính phủ. Bên Phật giáo cho rằng Chính phủ cố tình chèn ép mình. Việc đến tai ông Cẩn. Ông Cẩn ra lệnh cho ông Tỉnh trưởng Thừa Thiên Nguyễn Văn Ðẳng cho xe phát thanh đi nói rằng sẽ không có việc hạ cờ Phật Giáo, để trấn an. Nhưng rồi ở một số nơi, cờ Phật Giáo vẫn cứ bị hạ. Thế là sinh ra lớn chuyện ! Vì số người nịnh bợ, bất tài, nhưng rất tài để lập công.
Tổng thống Ngô Ðình Diệm thấy chuyện trở thành rắc rối, nên đã ra lệnh cho ông Cao Xuân Vỹ gọi điện thoại mời ông Cố vấn Ngô Ðình Nhu từ Ðà Lạt về gấp. Trong thời gian ông Vỹ đón ông Nhu từ phi trường về Dinh Gia Long, ngồi trên xe, ông Vỹ trình bày rõ ràng hết nội vụ cho ông Nhu nghe. Ông Cố vấn Ngô Ðình Nhu lẩm bẩm:
- “Mình chết rồi ! Hắn (Mỹ) đưa Tôn giáo vào trong chính trị là mình chết rồi ! Chuyện ni mình khó gỡ lắm ! Ðây là cái đại nạn cho Chính phủ”.
Rồi ông Cao Xuân Vỹ cũng được hai ông Diệm, Nhu nhờ về Huế giàn xếp vì ông Vỹ là người đạo Phật, nhưng không thành công. (NHTVST. VP. tr. 281.2.3)
Dù cho đến ngày xóa bỏ Chủ nghĩa Cộng sản trên đất nước Việt Nam, vấn đề đoàn kết các Tôn giáo cũng rất cần thiết và là một nhu cầu tối quan trọng để xây dựng lại đất nước Việt Nam, vì Chủ nghĩa Cộng sản đã hủy diệt tình dân
tộc và niềm tin nơi Tôn giáo đến tận gốc rể.
Không biết tai họa từ đâu đến hay vận xui của đất nước, của chế độ nên đã xảy ra chuyện bất bình thường như thế. Thực ra chẳng có gì là trầm trọng cả.
Nói một cách rõ ràng: Ðừng có lệnh cấm treo cờ Phật Giáo. Và nếu cần phải có lệnh, thì lệnh ấy sẽ ban hành sau tháng 5, tháng 6, tháng 7 thì chẳng có gì xẩy ra. Sự việc đơn giản đến như thế thôi !
Thử đặt vấn đề ông Quách Tòng Ðức, Ðổng lý Vănphòng Phủ Tổng thống nêu lên ở đây không phải là để kết tội, nhưng để tìm ra sự sai trái, yếu kém về mặt suy xét, phán đoán sự việc quá nông cạn của nhân viên thừa hành đã làm cho một sự việc không có gì quan trọng, đưa đến một hậu quả tai hại khôn lường.
Tổng thống Ngô Ðình Diệm chỉ ban “khẩu lệnh”, có nghĩa là sự việc không có tính cách quan trọng mà cũng không khẩn cấp gì cả. Tổng thống Diệm không ban “bút lệnh”, không phê, không ký một bản văn nào, mà chỉ nói miệng thôi. Ông
Ðổng lý Văn phòng không có bổn phận hay trách nhiệm gì phải thi hành ngay bằng “công điện hỏa tốc”, khi biết rằng Lễ Phật Ðản hàng năm đang cử hành trên toàn quốc.
Ông Quách Tòng Ðức có thể hoãn lại việc gởi “công điện” đến sau ngày Lễ Phật Ðản để chờ Cố vấn Ngô Ðình Nhu duyệt lại. Vì đây là vấn đề rất hệ trọng liên quan đến Tôn giáo, có ảnh hưởng sâu xa đến đường lối chính trị của một chế độ. Thế mà ông Quách Tòng Ðức không hỏi ý kiến bất cứ ai. Với chức vụ cao, Ðổng Lý Văn Phòng Phủ Tổng Thống, người ta không nghĩ rằng Ông không đủ sáng suốt để suy đoán được hậu quả tai hại khi Tổng thống Ngô Ðình Diệm là người Thiên Chúa Giáo mà ban lệnh cấm treo cờ Phật Giáo ? Xét cho kỹ, ông Quách Tòng Ðức đã làm một việc tắc trách, tạo thêm rối ren cho Miền Trung, gây thêm mâu thuẫn, hiểu lầm giữa Tôn giáo và chính quyền, nhất là Phật Giáo ?
Cho nên lỗi lầm trước tiên là do ông Quách Tòng Ðức phải gánh chịu, vì trong chức vụ Ðồng Lý Văn Phòng Phủ Tổng Thống, không có thẩm quyền để gởi một công điện hệ trọng như thế được. Công điện này phải do Bộ trưởng Phủ Tổng Thống, và cần phải nghiên cứu, cân nhắc cho kỹ trước khi trình lên Tổng Thống xét duyệt mới gởi đến các nơi liên hệ thi hành. Và nếu biết suy tính về thời gian, có thể kéo dài qua khỏi Lễ Phật Ðản, cờ Phật Giáo cũng đã hạ xuống rồi, thì đâu có chuyện gì xảy ra.
Thêm một điều lạ khó hiểu là tại sao không chờ Cố vấn Ngô Ðình Nhu về giải quyết, vì đây là vấn đề tối quan trọng của đất nước. Thật là một chuyện rất khó hiểu ? Tổng thống có thể trong cơn bốc đồng ra “khẩu lệnh” như thế, nhưng là nhân viên hành chánh cao cấp bên cạnh Tổng thống, ông Quách Tòng Ðức phải có trách nhiệm trình bày thiệt hơn. Nếu cảm thấy bất tiện thì trình với Tổng thống để xin ý kiến của Cố vấn Ngô Ðình Nhu. Ông Ðức có thể trình bày với Tổng thống – đó là chỉ thị của Cố vấn Ngô Ðình Nhu. Lẽ nào Ông lại tự tiện gởi đi một công điện tối quan trọng như vậy ?
Một nghi vấn khác – phải chăng ông Quách Tòng Ðức có liên hệ với Tình báo Mỹ – khi thấy Tổng thống có ban lệnh gì sai trái thì thi hành ngay để tạo sự mâu thuẫn và phẫn nộ của quần chúng. Hơn thế nữa, đối với Cơ quan Tình báo Mỹ có ai mà họ không mốc nối được. Ngay cả Ðại tướng Trần Thiện Khiêm, Trung tướng Ðặng Văn Quang đều là người của CIA Hoa Kỳ.
Bản công điện đó là nguyên do tạo ra biến cố đầu tiên, là một mồi lửa châm vào cuộc đấu tranh của Phật Giáo tại Huế. Ðối với Phật Giáo, công điện đó là một nguyên nhân, một chứng cớ chính đáng để Phật Giáo phát động cuộc đấu tranh ngay tại Ðại Lễ Phật Ðản sáng ngày 8-5-1963 tại Chùa Từ Ðàm, Huế.
Như đã nói về Dụ số 10 đặt Phật Giáo như là một Hiệp hội, không phải là một Tôn giáo như Thiên Chúa Giáo. Gần 9 năm cầm quyền, Chính phủ Ngô Ðình Diệm không hủy bỏ hay tu chỉnh, sửa đổi những sai lầm… Ðiều đó khiến cho phía Phật Giáo có sự bất mãn âm thầm chịu đựng cho đến khi có “công điện” cấm treo cờ Phật Giáo nhân ngày Ðại Lễ Phật Ðản thì phía Phật Giáo không còn chịu đựng được nữa những sự bất công của chính quyền. Chính vì hành động vô ý thức đã hạ cờ Phật Giáo đã gây nên sự xúc động lan rộng trong quần chúng, Phật Tử và các Tôn giáo khác.
Huế lại là trung tâm tín ngưỡng của Phật Giáo Việt Nam, đặc biệt là Phật Giáo miền Trung đặt hết niềm tin vào sự lãnh đạo của Tổng Hội Phật Giáo tại Huế.
Về tổ chức các Cơ sở Phật Giáo rất chặt chẽ từ Khuôn Hội đến Tỉnh Hội, đặc biệt là Tổ chức Gia đình Phật Tử một sức mạnh của Giáo Hội được đào tạo, giáo dục với tinh thần
“Bi – Trí – Dũng”.
Cho nên khi phát động cuộc đấu tranh, tất cả đều tích cực tham gia và tất cả quần chúng Phật Tử tự cho mình có bổn phận cần làm sáng tỏ sự bất công của chính quyền đối với Phật Giáo, trong suốt thời gian dài (1954-1963).
Ðể sáng tỏ thêm từ đâu lại có khẩu lệnh của Tổng thống Ngô Ðình Diệm:
Có nhiều người đồng ý rằng trong cuộc khủng hoảng tình hình ở Miền Trung có liên quan đến Phật Giáo. Người lãnh đạo quốc gia lúc đó là Tổng thống Ngô Ðình Diệm, nhưng thực ra Ông chỉ là nạn nhân của những hành xử không hợp lẽ thường của hai người trong gia đình Tổng thống là ông Anh (Giám mục Ngô Ðình Thục) và người em dâu (Bà Ngô Ðình Nhu).
Chính người cháu gọi ông Diệm bằng cậu là ông Nguyễn Văn Thành, hiện ở Virginia, một trong năm người trong gia đình đã nhận xác hai ông Diệm, Nhu vào chiều tối ngày 2 tháng 11 năm 1963, phải nói:
- “Lúc đó Phật Giáo đang tìm một cơ hội để làm lớn chuyện. Lệnh cấm treo cờ là bằng chứng cụ thể để Phật Giáo có lý do phát động phong trào tranh đấu đòi hỏi sự công bằng trong Tôn giáo. Chính quyền thiếu cân nhắc, thiếu suy xét nên ban hành lệnh cấm treo cờ là một sai lầm lớn. Người đầu tiên tỏ ra không hài lòng vì thấy cờ Phật giáo treo nhiều ngoài đường phố là Ðức cha Ngô Ðình Thục. Do đó, chính Ðức cha Thục là người chịu trách nhiệm đầu tiên trao ngòi nổ cho phía Phật Giáo châm ngòi !”
Ông Nguyễn Văn Thành cũng đồng ý là nếu Ðức cha Thục không về Huế, làm giảm ảnh hưởng của ông Cẩn, thì ông Cẩn có thể giải quyết vụ Phật Giáo. Ông Cẩn tuy ít học nhưng khôn khéo, biết người biết ta, và nhất là có thân tình với Thượng Tọa Thích Trí Quang như chỗ bạn bè. Ngay khi vụ Phật Giáo bùng nổ, ông Cẩn đã gặp Thượng Tọa Thích Trí Quang và trách:
- “Tại sao Thầy làm như vậy ? Có gì sao Thầy không nói với tôi ?” (NHTVST. VP. tr. 281).
o0o
Nói thêm cho rõ, từ ngày Ðức cha Ngô Ðình Thục
thụ phong Tổng Giám Mục tại Huế (11/4/1961), ảnh hưởng và uy thế của
Cố vấn Ngô Ðình Cẩn bị giảm dần. Các tay chân, bộ hạ, các vị chức quyền,
kể cả quân đội cũng như hành chánh đều quy tụ về với Tổng Giám Mục Ngô
Ðình Thục. Vì lẽ đó, Ngô Ðình Cẩn cảm thấy bị mất quyền hành nên
chẳng muốn can dự vào việc rối ren này. Theo lời ông Nguyễn Văn Thành cháu
của ông Cẩn, thì ông Diệm đã nói:“Nếu Ðức cha Thục không về Huế làm giảm ảnh
hưởng của ông Cẩn thì ông Cẩn có thể giải quyết vụ Phật Giáo”.
Ngay bức thư của ông Cẩn gởi vào cho Tổng thống, yêu cầu Tổng thống cẩn thận tối đa. Vào năm 1963 là năm mà về phong thủy, ngôi mộ của Cụ Ngô Ðình Khả sẽ có biến chuyển đưa đến những tai họa thảm khốc cho toàn thể gia đình.
Ðức cha Ngô Ðình Thục khi nghe chuyện đó thì bảo ông Cẩn “ba láp” (tiếng Huế cho đó là bậy bạ, chẳng có gốc gác chân lý gì cả) không nên tin. Cấm ông Cẩn đưa ra các ý kiến đó nữa và đề nghị Tổng thống dẹp bỏ Văn phòng Cố vấn Chỉ đạo Miền Trung của ông Ngô Ðình Cẩn.
Cho nên việc ban “khẩu lệnh” hay gởi “công điện”, các nguồn tin đều cho rằng: Tổng Giám Mục Ngô Ðình Thục thông báo cho Tổng thống Ngô Ðình Diệm về việc Cờ Phật Giáo bay rợp trời ở Huế. Nhưng Tổng Giám Mục quên rằng trong những ngày Lễ Thiên Chúa Giáo thì cờ Vatican cũng bay rợp trời cả nước. Ngày kỷ niệm 300 năm của Thiên Chúa Giáo, Cờ Vatican treo đầy tại Sàigòn và ngay trong Dinh Ðộc Lập gần cả tuần lễ thì có sao đâu ! Chẳng có ai tỏ ra phiền muộn hay cảm thấy bị tổn thương gì cả. Cả Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo, cả nước cho như thế là chuyện vui mừng trong một đất nước được tự do.
Nếu Tổng Giám Mục Ngô Ðình Thục mà chỉ lo chuyện Ðạo như Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình ở Sàigòn thì chẳng có chuyện gì xẩy ra. Ðạo, Ðời đều được an lành !
Tổng thống Ngô Ðình Diệm tuy là Tổng thống, người lãnh đạo quốc gia, nhưng vẫn tôn trọng Tổng Giám Mục Ngô Ðình Thục trong cương vị “Quyền huynh thế phụ” và cũng là bề trên trong đạo, nên việc gì Ông đề nghị, Tổng thống đều cho là hợp lý và chấp nhận tuân theo.
Vụ Tổng Giám Mục thông báo cho Tổng thống về việc Cờ Phật Giáo bay rợp trời tại Huế, vô tình đã thúc đẩy Tổng thống sớm ban hành “khẩu lệnh” cấm treo Cờ Phật Giáo. Ðáng lý ra, Tổng thống phải biết quần chúng Phật Tử đang tổ chức Ðại Lễ Phật Ðản, cũng như Ðại Lễ Giáng Sinh…
Việc gì còn có đó, để lại sau ngày Lễ rồi quyết định đâu có mất mát gì ? Quyết định một vấn đề về quốc gia chỉ vì tình cảm gia đình và vì ông anh của Tổng thống lại can dự vào việc nước khi ông không có chức vụ gì cả thì thật là một “đại sai lầm”.1
Ngay bức thư của ông Cẩn gởi vào cho Tổng thống, yêu cầu Tổng thống cẩn thận tối đa. Vào năm 1963 là năm mà về phong thủy, ngôi mộ của Cụ Ngô Ðình Khả sẽ có biến chuyển đưa đến những tai họa thảm khốc cho toàn thể gia đình.
Ðức cha Ngô Ðình Thục khi nghe chuyện đó thì bảo ông Cẩn “ba láp” (tiếng Huế cho đó là bậy bạ, chẳng có gốc gác chân lý gì cả) không nên tin. Cấm ông Cẩn đưa ra các ý kiến đó nữa và đề nghị Tổng thống dẹp bỏ Văn phòng Cố vấn Chỉ đạo Miền Trung của ông Ngô Ðình Cẩn.
Cho nên việc ban “khẩu lệnh” hay gởi “công điện”, các nguồn tin đều cho rằng: Tổng Giám Mục Ngô Ðình Thục thông báo cho Tổng thống Ngô Ðình Diệm về việc Cờ Phật Giáo bay rợp trời ở Huế. Nhưng Tổng Giám Mục quên rằng trong những ngày Lễ Thiên Chúa Giáo thì cờ Vatican cũng bay rợp trời cả nước. Ngày kỷ niệm 300 năm của Thiên Chúa Giáo, Cờ Vatican treo đầy tại Sàigòn và ngay trong Dinh Ðộc Lập gần cả tuần lễ thì có sao đâu ! Chẳng có ai tỏ ra phiền muộn hay cảm thấy bị tổn thương gì cả. Cả Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo, cả nước cho như thế là chuyện vui mừng trong một đất nước được tự do.
Nếu Tổng Giám Mục Ngô Ðình Thục mà chỉ lo chuyện Ðạo như Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình ở Sàigòn thì chẳng có chuyện gì xẩy ra. Ðạo, Ðời đều được an lành !
Tổng thống Ngô Ðình Diệm tuy là Tổng thống, người lãnh đạo quốc gia, nhưng vẫn tôn trọng Tổng Giám Mục Ngô Ðình Thục trong cương vị “Quyền huynh thế phụ” và cũng là bề trên trong đạo, nên việc gì Ông đề nghị, Tổng thống đều cho là hợp lý và chấp nhận tuân theo.
Vụ Tổng Giám Mục thông báo cho Tổng thống về việc Cờ Phật Giáo bay rợp trời tại Huế, vô tình đã thúc đẩy Tổng thống sớm ban hành “khẩu lệnh” cấm treo Cờ Phật Giáo. Ðáng lý ra, Tổng thống phải biết quần chúng Phật Tử đang tổ chức Ðại Lễ Phật Ðản, cũng như Ðại Lễ Giáng Sinh…
Việc gì còn có đó, để lại sau ngày Lễ rồi quyết định đâu có mất mát gì ? Quyết định một vấn đề về quốc gia chỉ vì tình cảm gia đình và vì ông anh của Tổng thống lại can dự vào việc nước khi ông không có chức vụ gì cả thì thật là một “đại sai lầm”.1
Ðài Phát Thanh Huế
Chương trình phát thanh buổi Ðại Lễ Phật Ðản
hàng năm đều diễn ra sau buổi lễ. Từ Tổ Ðình Từ Ðàm thường vào khoảng
5 hay 6 giờ chiều.
Năm nay cũng vậy, nhưng năm nay ngoài chương trình Ðại Lễ Phật Ðản còn có phần giải thích các “biểu ngữ” được treo trong khuôn viên Chùa Từ Ðàm.
Nội dung các biểu ngữ như sau:
- Cờ Phật Giáo Quốc tế không thể bị triệt hạ.
- Yêu cầu chính phủ thi hành chính sách “Tôn Giáo bình đẳng”.
- Chúng tôi đã đến lúc bị bắt buộc phải tranh đấu cho chủ trương “Tôn Giáo bình đẳng”.
- Chúng tôi không từ chối một hy sinh nào !
Thượng Tọa Thích Trí Quang đích thân lên Lễ Ðài đọc các biểu ngữ và giải thích các “Nguyện vọng” của toàn thể Phật Tử, trước sự hiện diện của phái đoàn Chính phủ gồm có:
- Ông Hồ Ðắc Khương, Ðại Biểu Chính phủ
- Thiếu tướng Lê Văn Nghiêm, Tư Lệnh Quân Khu I
- Ông Nguyễn Văn Ðẳng, Tỉnh trưởng Thừa Thiên, Huế.
Ban đầu, phần giải thích các biểu ngữ, có tiếng hô hoan hô và đả đảo. Thượng Tọa Thích Trí Quang ra lệnh cấm hô “hoan hô hay đả đảo” và nói thêm ở đây: “Chúng ta không hoan hô ai và cũng không được đả đảo ai. Chúng ta giữ trật tự, yên lặng để tránh sự phá hoại của kẻ xấu. Ðâylà buổi lễ, chứ không phải cuộc biểu tình”. Từ đó mọi người đều yên lặng.
Tiếp theo là chính thức cử hành Ðại Lễ Phật Ðản trong một bầu không khí trang nghiêm, hoàn toàn không có bất cứ một sự phản đối công khai nào của tập thể Phật Tử đang dự lễ. Như vậy trong phần thu băng buổi lễ để phát thanh có phần giải thích các biểu ngữ của Thượng tọa Thích Trí Quang.
Lẽ tất nhiên chính quyền không muốn tất cả chuyện này được truyền ra trên làn sóng điện từ Ðài Phát Thanh Huế.
Sự việc này diễn tiến ra sao cũng tùy cách giải quyết của chính quyền:
- Ðại biểu Chính phủ : Hồ Ðắc Khương
- Tỉnh trưởng Thừa Thiên : Nguyễn Văn Ðẳng
- Trưởng Ty Thông Tin Huế
- Giám Ðốc Ðài Phát Thanh Huế.
Nếu các cấp chính quyền vừa nêu trên là những người “có tài quyền biến, linh động” thì vụ Phát thanh Ðại Lễ Phật Ðản tại Ðài Phát Thanh Huế không gây nên cảnh tượng chết chóc, không tạo ra sự xúc động lớn lao trong quần chúng Phật Tử Huế nói riêng và trong toàn quốc nói chung.
Việc phát thanh chương trình Ðại Lễ Phật Ðản là chuyện hiển nhiên không thể cấm đoán được, vì đây là thông lệ hàng năm đều có như vậy.
Vậy thì, cấp chính quyền phải liên hệ với Giáo Hội Phật Giáo tại Tổ Ðình Từ Ðàm để thảo luận, bàn bạc cho chương trình phát thanh vào tối hôm 8/5/1963 về Ðại Lễ Phật Ðản năm nay, vì có xảy ra biến cố: “Lệnh hạ Cờ Phật Giáo”.
Vấn đề này có thể giải quyết được, bởi vì các nhà lãnh đạo Phật Giáo tại Huế gồm các Thượng Tọa Thích Thiện Minh, Thích Trí Quang, Thích Mật Nguyên, Thích Thiện Siêu, Thích Ðôn Hậu, Thích Mật Hiển đều là các vị lãnh đạo có kiến thức rộng rải, sáng suốt và ôn hòa. Ðiều này được thấy rõ qua 9 năm cầm quyền của Chính phủ Ngô Ðình Diệm, không hủy bỏ “Dụ số 10, cho Phật Giáo là một Hiệp Hội, ngược lại chỉ có Thiên Chúa Giáo là Tôn Giáo mà thôi”.
Cũng như trong Quân đội, đa số quân nhân đều là Phật Tử. thế mà không có Cơ quan Tuyên úy Phật Giáo, mà chỉ có Cơ quan Tuyên úy Thiên Chúa Giáo độc nhất.
Chính vì đại cuộc của quốc gia, các nhà lãnh đạo Phật Giáo vẫn lặng yên chịu đựng được, nay chính quyền xin đừng phát thanh lại phần giải thích biểu ngữ và chỉ phát thanh phần Ðại Lễ Phật Ðản, thì đâu có vấn đề gì gọi là quá khó khăn không thể giải quyết được ?
Mọi chuyện có thể được giải quyết như sau:
Thời gian thương lượng, bàn thảo từ sau khi Ðại Lễ Phật Ðản chấm dứt đến 5 hoặc 6 giờ chiều ngày 8-5-1963 là thời gian quá dài để hai bên : “Phật Giáo và Chính quyền thương lượng”. trong chương trình phát thanh.
Nếu đạt được một thỏa thuận nào đó, thì chắc chắn không có biến cố chết người vào đêm 8-5-1963
Ðằng này chính quyền không thương thảo trước mà để đến giờ Phát thanh chương trình Ðại Lễ Phật Ðản, Giám đốc Ngô Ganh, Ðài Phát thanh Huế, Trưởng Ty Thông Tin tỉnh Thừa Thiên chẳng có thảo luận gì, đến phút chót mới có quyết định không sáng suốt, làm cho sự bất mãn của Phật Tử bộc phát một cách bất bình thường.
Khách quan mà nhận xét, do các cấp chính quyền địa phương, trong đó có:
- Tòa Ðại biểu Chính phủ
- Tỉnh trưởng Thừa Thiên, Huế
- Trưởng Ty Thông Tin tỉnh Thừa Thiên
- Giám đốc Ðài Phát thanh Huế.
Nguyên do bởi sự giải quyết mờ ám của những Cơ quan trên đã để xẩy ra biến cố ở Ðài Phát thanh, chứ chưa phải là Phó Tỉnh trưởng Nội An, Thiếu tá Ðặng Sĩ. Vì thấy rằng Thiếu tá Ðặng Sĩ chỉ đến sau khi vấn đề phát thanh đang xẩy ra chuyện rắc rối: “được phát thanh và không được phát thanh”, nên đã dẫn đến chuyện lớn là sự tập họp quần chúng Phật Tử càng lúc càng đông tại Ðài Phát thanh Huế.
“Thượng Tọa Thích Trí Quang cũng tới nơi để hỏi nguyên nhân sao không cho phát thanh lại buổi Lễ Phật Ðản. Lúc đầu nhân viên Ðài Phát thanh còn nói chuyện loanh quanh, nhưng sau phải trả lời thực “Chính quyền không cho phép”. Khi biết rõ sự thật, lòng tin của tín đồ Phật Giáo đối với Chính quyền đột nhiên tan biến. Bởi vậy khi ông Nguyễn Văn Ðẳng, Tỉnh trưởng Thừa Thiên kiêm Thị trưởng Thành phố Huế tới thì Ông này bị Phật Tử phản đối dữ dội”. (PGVN. QT. tr. 44)
Như đã nói ở trên, lỗi lầm nghiêm trọng là do ở nơi chính quyền địa phương, kể cả Ban Kiểm Duyệt của Ty Thông Tin Thừa Thiên, Ban Kiểm Duyệt của Ðài Phát Thanh Huế, phải có ý thức trách nhiệm ngay từ khi buổi lễ bế mạc. Xin kiểm lại cuốn băng đã thu để phát thanh hầu xem có điều chi bất thường, để bàn thảo cắt xén, sửa chữa, thêm bớt cho hợp với hoàn cảnh, quan điểm của Ðài Phát Thanh. Nếu có gì rắc rối không giải quyết ngay tại chỗ được, thì đề đạt lên cấp Tỉnh,Ðại biểu Chính phủ để bàn thảo với cấp lãnh đạo của Giáo Hội Phật Giáo hầu được giải quyết thỏa đán. Trường hợp không thuận tiện cho phát thanh vì lý do an ninh, chính trị hay vì lý do kỹ thuật Ðài bị hư, v.v… thì cũng phải thông báo trước mấy giờ, lúc đó không có tập họp chờ đợi tại địa điểm Ðài Phát thanh để xẩy ra chuyện chết chóc, đổ máu như thế. Sai lầm nầy gây ra đại họa phát xuất từ Ðài Phát thanh Huế và đó là vấn đề then chốt đưa đến biến cố kinh hoàng chưa từng thấy trong lịch sử Phật Giáo ở Huế.
Sự việc đáng lý có thể thương thảo được mà lại để cho xẩy ra và gây nên một trận cuồng phong ghê sợ có máu đổ, thịt rơi… Tất cả đều do sự “bất tài và thiếu sáng suốt” của cấp lãnh đạo chính quyền.
Biến cố trong đêm 8-5-1963 tại Ðài Phát thanh Huế đã gây nên 9 người thiệt mạng, trong đó có 7 người dưới 18 tuổi và 2 người trên 20 tuổi (xác không toàn vẹn) và 14 người bị thương.
Người viết được đọc nhiều sách báo diễn tả cảnh đàn áp, giải tán cuộc biểu tình tại Ðài Phát thanh Huế thật là dã man, ghê rợn ! Mỗi bài viết về vụ đàn áp đám đông này, nhất là những tiếng nổ gây chết người. Có nhiều lập luận cho rằng:
- Do Việt Cộng trà trộn trong nhóm Phật Tử rồi ném chất nổ gây chết người để tạo nên sự hiểu lầm giữa Phật Giáo và Chính quyền.
- Do CIA Mỹ, bởi Ðại úy James Scott gây nên.
- Do Thiếu tá Ðặng Sĩ gây nên (Chính quyền).
Ðiều này không rõ ràng nên người viết không đi sâu vào vấn đề. Nhưng dù lập luận thế nào đi nữa, sự việc đã xẩy ra có người chết và bị thương mà vị trí xẩy ra tại Ðài Phát thanh, ngay giữa trung tâm Thành phố Huế, nên sự việc đó bất cứ từ đâu đến, Chính quyền phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và phải cấp bách giải quyết, nhất là các nạn nhân bị chết, bị thương…
Ðằng này, Chính quyền các cấp không nhanh chóng giải quyết mà chờ đến khi nạn nhân khiếu nại thì chín quyền Trung Ương lại trả lời đang chờ kết quả điều tra của Bộ Nội Vụ. Tổng thống lại trả lời như thế. Thông thườngmột người bị tai nạn lưu thông, việc đầu tiên và cấp bách là băng bó vết thương cho cầm máu, chở gấp nạn nhân đến Bệnh viện gần nhất. Mọi việc điều tra để tìm ai gây ra tai nạn là việc làm sau, nếu nói chờ điều tra thì nạn nhân chảy hết máu mà chết mất.
Sự giải quyết của Tổng thống như vậy mà có người mang danh là trí thức còn viết sách ca tụng, cho đó là “Giải quyết chính thống” của Tổng thống Ngô Ðình Diệm. Ðúng là “mèo khen mèo dài đuôi !” Chính vì hạng người nịnh bợ, binh cho chủ một cách ngu xuẩn đã đưa chế độ Ngô Ðình Diệm đến chỗ sụp đổ. Vì chung quanh Tổng thống không có người nói sự thật, mà chỉ toàn là lời nói “theo”, nịnh bợ làm cho Tổng thống không còn sáng suốt để giải quyết việc hệ trọng của quốc gia dân tộc.
Bởi vì chính quyền còn phải lo đến sự an toàn cho dân chúng, nên người dân gặp lâm nguy bất cứ lý do nào ? Chính quyền phải sẵn sàng cứu giúp, an ủi, ủy lạo người dân, Chính quyền không phải là Hãng Bảo Hiểm để nói lý, điều tra nhằm trốn tránh trách nhiệm bồi thường.
Ðến giờ phút này, Chính quyền biết giải quyết là lo việc an táng cho nạn nhân, xuất quỹ xã hội tặng (không phải là bồi thường) gấp cho các gia đình nạn nhân đã chết hoặc bị thương một số hiện kim tương đối để họ có tiền hầu lo cho việc gia đình.
Ðề cử ngay một Phái đoàn (những nhân vật có thẩm quyền) trực tiếp gặp các vị lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo để phân trần, nhận một phần trách nhiệm và hứa sẽ giải quyết thỏa đáng các nguyện vọng của Phật Giáo đồ.
Ra một bản thông cáo chung nhằm trấn an hàng Phật Tử và cũng là để ngăn ngừa các việc đáng tiếc có thể xẩy ra.
Làm được chừng đó việc, thì Phong trào Ðấu tranh, nếu có cũng không lan rộng như đã xẩy ra.
Các việc cần làm lại không làm mà chỉ lo tuyên truyền các cơ sở truyền thông của chính phủ vội vã cho rằng vụ nổ tại Ðài Phát thanh Huế là do Việt Cộng phá hoại. Vì sự bất tài trong cách giải quyết, không bình tĩnh truy tìm nguyên nhân mà vội vàng ghép cho Việt Cộng phá hoại. Ðiều này gây ra một sai lầm lớn hơn nữa là làm mất uy tín về an ninh quốc phòng. Vì cho là Việt Cộng phá hoại ngay giữa Thành phố Huế thì chẳng khác gì Việt Cộng ra vào Thành phố như chỗ không người. Ðài Phát thanh Huế gần trường Ðại học Huế, gần Tiểu khu Thừa Thiên, sát bên cầu Trường Tiền, bên cạnh Sở Công Chánh Trung Phần ở đường Lê Lợi, Huế.
Về phía chính phủ, không rõ vô tình hay cố ý mà khi có chuyện gì xẩy ra cũng đều đổ tội cho Việt Cộng.
Chính phủ làm như thế, một mặt để chạy tội, mặt khác tạo ra một hình ảnh quốc gia bị phá hoại và chính phủ cần có biện pháp mạnh để đối phó với tất cả mọi vấn đề. Do đó, người nào lên tiếng chỉ trích việc sai trái của chính phủ cũng được ghép vào tội Việt Cộng. Cái gì cũng là Việt Cộng hoặc CIA Mỹ, phá hoại ? Vì thế, chính phủ chẳng có biện pháp gì hơn ngoài bắt bớ, tra khảo, giam cầm…
Nên khi sự việc xẩy ra, chính quyền địa phương cũng như trung ương đều im lặng, chẳng có biện pháp nào cả. Tổng thống và Cố vấn Ngô Ðình Nhu lại không đồng nhất quan điểm về vấn đề lãnh đạo, nên việc giải quyết các nguyện vọng của Phật giáo không rõ ràng, không dứt khoát, tạo nên sự hiểu lầm, rồi gán ép cho rằng có bàn tay Việt Cộng phá hoại – đây là sự sai lầm tai hại.
Ngay tại Washington DC ngày 10-5-1963, Ngoại trưởng Rusk chỉ thị Ðại sứ Mỹ yêu cầu Tổng thống Ngô Ðình Diệm:
- Không nên đàn áp Phật Tử.
- Bày tỏ cảm tình với các gia đình nạn nhân và tặng tiền mai táng.
- Sử dụng những biện pháp thích nghi để vãn hồi trật tự.
- Tạo tinh thần thân ái giữa các Tôn giáo.
(FRUS. 1961-1963 – III: 283 – VNNB. CÐ. tr. 281)
- Ngày 10-5-1963, tại Huế có gần 6.000 Phật Tử biểu tình tại Chùa Từ Ðàm. Có Tỉnh trưởng kiêm Thị trưởng Nguyễn Văn Ðẳng hiện diện. Thượng Tọa Thích Trí Quang đọc diễn văn, kêu gọi bất bạo động. Sau đó Giáo Hội Phật Giáo trao tận tay Ông Nguyễn Văn Ðẳng, một thỉnh nguyện đòi hỏi 5 điểm:
1. Tự do được treo Cờ Phật Giáo
2. Bình đẳng Tôn Giáo
3. Chấm dứt bắt bớ, giam giữ Phật Tử
4. Tư do Tín ngưỡng, Hành đạo
5. Bồi thường xứng đáng cho các nạn nhân ngày 8 tháng 5 và trừng trị những nhân vật có trách nhiệm.
Ký tên: Thích Tường Vân, Thích Mật Nguyện, Thích Trí Quang, Thích Thiện Siêu…
Nhưng 5 đòi hỏi của Phật giáo vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng bởi thái độ của Chính quyền không tỏ thiện chí giải quyết, kể cả Tổng thống Ngô Ðình Diệm - Chính phủ không muốn nhận trách nhiệm.
- Ngày 18 tháng 5 năm 1963, Ðại sứ Mỹ Nolting đến gặp Tổng thống Ngô Ðình Diệm, yêu cầu Tổng thống Diệm cần thỏa mãn nguyện vọng của Phật Giáo để ổn định tình hình. Chính quyền chịu trách nhiệm về biến cố ở Huế, bồi thường cho các nạn nhân và tái khẳng định chính sách bình đẳng Tôn Giáo và không kỳ thị.
Tổng thống Diệm không có thái độ rõ ràng mà muốn kéo dài thời gian. Tổng thống Diệm còn cho rằng:
“Biến cố ở Huế là do các lãnh tụ Phật Giáo khích động”.
Như đã trình bày ở trên về “Công điện cấm treo Cờ Phật Giáo và sự đàn áp Phật Tử một cách dã man tại Ðài Phát thanh Huế”. Mọi sai lầm đều do sự bất tài và kém sáng suốt của các cấp thừa hành ở chính quyền địa phương. Thế mà nay Tổng thống Diệm vẫn không thừa nhận và cho biến cố đó là do “các lãnh tụ Phật Giáo khích động”. Thật là chuyện trái ngược với thực tế !
- Ngày 21 tháng 5 năm 1963, Phong trào Ðấu tranh của Phật Giáo đã lan rộng đến Sàigòn. Có trên 600 Tu sĩ Phật Giáo biểu tình, diễn hành trên đường phố từ Chùa Ấn Quang đến Chùa Xá Lợi tại Thủ đô Sàigòn.
- Ngày 29 tháng 5 năm 1963, Lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo tại Huế tuyệt thực, khoảng 3.000 Phật Tử tham gia tranh đấu tại Tổ Ðình Từ Ðàm bị bao vây, cô lập bằng rào kẽm gai.
Cùng ngày tại Sàigòn, 350 Tăng Ni biểu tình trước Quốc Hội VNCH và tuyên bố sẽ tuyệt thực.
- Ngày 31 tháng 5 năm 1963, Ðại tá Lâm Văn Phát, Tư Lệnh Sư Ðoàn 2 Bộ Binh ra lệnh chuẩn bị chống biểu tình của Phật Tử tại Ðà Nẵng.
- Ngày 01 tháng 6 năm 1963, nhiều Phật Tử tụ họp ở một số địa điểm trong Thành phố Huế.
- Phật Tử biểu tình trong vòng trật tự tại Ðà Nẵng
- Phật tử biểu tình trong ôn hòa tại Quảng Trị
- Ngày 2 tháng 6 năm 1963, Phật Tử ở Quảng Trị lại tiếp tục biểu tình. Chính quyền địa phương đàn áp bằng lưu đạn cay – Ðường giao thông đến Huế bị ngăn chặn.
- Ngày 3 tháng 6 năm 1963, có trên 500 thanh niên tụ tập trước Tòa Ðại Biểu Miền Trung bị đàn áp. Các nẻo đường dẫn đến chùa Từ Ðàm, chùa Bảo Quốc bị phong tỏa, cấm đi lại. Chung quanh có thép gai chận đường không cho Phật Tử vào Chùa. Phật Tử biểu tình ngồi. Binh sĩ dùng lựu đạn cay để giải tán.
Lúc 6 giờ chiều cùng ngày, Quân đội lại tấn công mạnh, dùng cả chất hóa học (blister gas) để giải tán nhóm Phật Tử biểu tình. Có 67 người bị thương, nôn mửa vì trúng phải chất hóa học.
- Bộ Ngoại Giao Mỹ chỉ thị cho Ông Trueheart, Xử lý Thường Vụ Tòa Ðại sứ Mỹ, yêu cầu chính phủ Ngô Ðình Diệm tìm cách hòa giải với Phật Giáo và báo cáo rõ ràng về khói hóa học đã sử dụng để đàn áp nhóm Phật Tử tại Tòa Ðại biểu Miền Trung, chùa Từ Ðàm và chùa Bảo Quốc.
- Ngày 04 tháng 6 năm 1963, Ông Trueheart Xử lý Thường Vụ Tòa Ðại sứ Mỹ tại Sàigòn đến gặp Ông Nguyễn Ðình Thuần, Bộ trưởng Phủ Tổng thống và nói thẳng với Ông Thuần rằng: “Mỹ có thể ngưng viện trợ nếu Tổng thống Ngô Ðình Diệm còn đàn áp Phật Giáo nữa”.
Sau đó Tổng thống Ngô Ðình Diệm tuyên bố thành lập Ban Ðại Diện Chính Phủ để cứu xét các đòi hỏi của Phật Giáo, gồm có:
1. Ông Nguyễn Ngọc Thơ, Phó Tổng thống.
2. Ông Nguyễn Ðình Thuần, Bộ trưởng Phủ Tổng thống
3. Ông Bùi Văn Lượng, Bộ trưởng Nội vụ.
Ngày 5 tháng 6 năm 1963, biểu tình lại diễn ra tại Huế. Chính quyền địa phương lại đàn áp cuộc biểu tình gây ra:
- 4 Phật Tử chết, hơn 100 Phật Tử bị thương, hơn 1.000 người biểu tình bị bắt và 2 Sinh viên bị mất tích.
Trong cuộc biểu tình lần này có 3 Bác sĩ người Ðức và 2 Bác sĩ người Mỹ đang phục vụ tại Bệnh viện Trung Ương Huế đã tích cực giúp đỡ những người biểu tình.
Sau đó 2 Bác sĩ người Ðức (Germany) là Erich Wulff và Hans Holtercheidt, được lệnh phải rời Huế và bị trục xuất khỏi Việt Nam.
Tại Sàigòn, Ban Ðại Diện Chính Phủ gặp Phái đoàn Ðại diện Phật Giáo, với Thượng Tọa Thích Thiện Minh, Thích Thiện Hoa… nhưng không đạt được kết quả mong muốn, vì hai bên còn phê bình nhau là “thiếu thiện chí”.
Tuy nhiên cũng đạt được một Thông cáo chung.
Thượng tọa Thích Thiện Minh trở về Huế để tường trình lên Giáo Hội Phật Giáo về những thỏa thuận với Ban Ðại Diện Chính Phủ.
Bộ trưởng Phủ Tổng thống đệ trình kết quả lên Tổng thống Ngô Ðình Diệm để xét duyệt.
Tổng thống Ngô Ðình Diệm sẵn sàng chấp nhận.
Năm nay cũng vậy, nhưng năm nay ngoài chương trình Ðại Lễ Phật Ðản còn có phần giải thích các “biểu ngữ” được treo trong khuôn viên Chùa Từ Ðàm.
Nội dung các biểu ngữ như sau:
- Cờ Phật Giáo Quốc tế không thể bị triệt hạ.
- Yêu cầu chính phủ thi hành chính sách “Tôn Giáo bình đẳng”.
- Chúng tôi đã đến lúc bị bắt buộc phải tranh đấu cho chủ trương “Tôn Giáo bình đẳng”.
- Chúng tôi không từ chối một hy sinh nào !
Thượng Tọa Thích Trí Quang đích thân lên Lễ Ðài đọc các biểu ngữ và giải thích các “Nguyện vọng” của toàn thể Phật Tử, trước sự hiện diện của phái đoàn Chính phủ gồm có:
- Ông Hồ Ðắc Khương, Ðại Biểu Chính phủ
- Thiếu tướng Lê Văn Nghiêm, Tư Lệnh Quân Khu I
- Ông Nguyễn Văn Ðẳng, Tỉnh trưởng Thừa Thiên, Huế.
Ban đầu, phần giải thích các biểu ngữ, có tiếng hô hoan hô và đả đảo. Thượng Tọa Thích Trí Quang ra lệnh cấm hô “hoan hô hay đả đảo” và nói thêm ở đây: “Chúng ta không hoan hô ai và cũng không được đả đảo ai. Chúng ta giữ trật tự, yên lặng để tránh sự phá hoại của kẻ xấu. Ðâylà buổi lễ, chứ không phải cuộc biểu tình”. Từ đó mọi người đều yên lặng.
Tiếp theo là chính thức cử hành Ðại Lễ Phật Ðản trong một bầu không khí trang nghiêm, hoàn toàn không có bất cứ một sự phản đối công khai nào của tập thể Phật Tử đang dự lễ. Như vậy trong phần thu băng buổi lễ để phát thanh có phần giải thích các biểu ngữ của Thượng tọa Thích Trí Quang.
Lẽ tất nhiên chính quyền không muốn tất cả chuyện này được truyền ra trên làn sóng điện từ Ðài Phát Thanh Huế.
Sự việc này diễn tiến ra sao cũng tùy cách giải quyết của chính quyền:
- Ðại biểu Chính phủ : Hồ Ðắc Khương
- Tỉnh trưởng Thừa Thiên : Nguyễn Văn Ðẳng
- Trưởng Ty Thông Tin Huế
- Giám Ðốc Ðài Phát Thanh Huế.
Nếu các cấp chính quyền vừa nêu trên là những người “có tài quyền biến, linh động” thì vụ Phát thanh Ðại Lễ Phật Ðản tại Ðài Phát Thanh Huế không gây nên cảnh tượng chết chóc, không tạo ra sự xúc động lớn lao trong quần chúng Phật Tử Huế nói riêng và trong toàn quốc nói chung.
Việc phát thanh chương trình Ðại Lễ Phật Ðản là chuyện hiển nhiên không thể cấm đoán được, vì đây là thông lệ hàng năm đều có như vậy.
Vậy thì, cấp chính quyền phải liên hệ với Giáo Hội Phật Giáo tại Tổ Ðình Từ Ðàm để thảo luận, bàn bạc cho chương trình phát thanh vào tối hôm 8/5/1963 về Ðại Lễ Phật Ðản năm nay, vì có xảy ra biến cố: “Lệnh hạ Cờ Phật Giáo”.
Vấn đề này có thể giải quyết được, bởi vì các nhà lãnh đạo Phật Giáo tại Huế gồm các Thượng Tọa Thích Thiện Minh, Thích Trí Quang, Thích Mật Nguyên, Thích Thiện Siêu, Thích Ðôn Hậu, Thích Mật Hiển đều là các vị lãnh đạo có kiến thức rộng rải, sáng suốt và ôn hòa. Ðiều này được thấy rõ qua 9 năm cầm quyền của Chính phủ Ngô Ðình Diệm, không hủy bỏ “Dụ số 10, cho Phật Giáo là một Hiệp Hội, ngược lại chỉ có Thiên Chúa Giáo là Tôn Giáo mà thôi”.
Cũng như trong Quân đội, đa số quân nhân đều là Phật Tử. thế mà không có Cơ quan Tuyên úy Phật Giáo, mà chỉ có Cơ quan Tuyên úy Thiên Chúa Giáo độc nhất.
Chính vì đại cuộc của quốc gia, các nhà lãnh đạo Phật Giáo vẫn lặng yên chịu đựng được, nay chính quyền xin đừng phát thanh lại phần giải thích biểu ngữ và chỉ phát thanh phần Ðại Lễ Phật Ðản, thì đâu có vấn đề gì gọi là quá khó khăn không thể giải quyết được ?
Mọi chuyện có thể được giải quyết như sau:
Thời gian thương lượng, bàn thảo từ sau khi Ðại Lễ Phật Ðản chấm dứt đến 5 hoặc 6 giờ chiều ngày 8-5-1963 là thời gian quá dài để hai bên : “Phật Giáo và Chính quyền thương lượng”. trong chương trình phát thanh.
Nếu đạt được một thỏa thuận nào đó, thì chắc chắn không có biến cố chết người vào đêm 8-5-1963
Ðằng này chính quyền không thương thảo trước mà để đến giờ Phát thanh chương trình Ðại Lễ Phật Ðản, Giám đốc Ngô Ganh, Ðài Phát thanh Huế, Trưởng Ty Thông Tin tỉnh Thừa Thiên chẳng có thảo luận gì, đến phút chót mới có quyết định không sáng suốt, làm cho sự bất mãn của Phật Tử bộc phát một cách bất bình thường.
Khách quan mà nhận xét, do các cấp chính quyền địa phương, trong đó có:
- Tòa Ðại biểu Chính phủ
- Tỉnh trưởng Thừa Thiên, Huế
- Trưởng Ty Thông Tin tỉnh Thừa Thiên
- Giám đốc Ðài Phát thanh Huế.
Nguyên do bởi sự giải quyết mờ ám của những Cơ quan trên đã để xẩy ra biến cố ở Ðài Phát thanh, chứ chưa phải là Phó Tỉnh trưởng Nội An, Thiếu tá Ðặng Sĩ. Vì thấy rằng Thiếu tá Ðặng Sĩ chỉ đến sau khi vấn đề phát thanh đang xẩy ra chuyện rắc rối: “được phát thanh và không được phát thanh”, nên đã dẫn đến chuyện lớn là sự tập họp quần chúng Phật Tử càng lúc càng đông tại Ðài Phát thanh Huế.
“Thượng Tọa Thích Trí Quang cũng tới nơi để hỏi nguyên nhân sao không cho phát thanh lại buổi Lễ Phật Ðản. Lúc đầu nhân viên Ðài Phát thanh còn nói chuyện loanh quanh, nhưng sau phải trả lời thực “Chính quyền không cho phép”. Khi biết rõ sự thật, lòng tin của tín đồ Phật Giáo đối với Chính quyền đột nhiên tan biến. Bởi vậy khi ông Nguyễn Văn Ðẳng, Tỉnh trưởng Thừa Thiên kiêm Thị trưởng Thành phố Huế tới thì Ông này bị Phật Tử phản đối dữ dội”. (PGVN. QT. tr. 44)
Như đã nói ở trên, lỗi lầm nghiêm trọng là do ở nơi chính quyền địa phương, kể cả Ban Kiểm Duyệt của Ty Thông Tin Thừa Thiên, Ban Kiểm Duyệt của Ðài Phát Thanh Huế, phải có ý thức trách nhiệm ngay từ khi buổi lễ bế mạc. Xin kiểm lại cuốn băng đã thu để phát thanh hầu xem có điều chi bất thường, để bàn thảo cắt xén, sửa chữa, thêm bớt cho hợp với hoàn cảnh, quan điểm của Ðài Phát Thanh. Nếu có gì rắc rối không giải quyết ngay tại chỗ được, thì đề đạt lên cấp Tỉnh,Ðại biểu Chính phủ để bàn thảo với cấp lãnh đạo của Giáo Hội Phật Giáo hầu được giải quyết thỏa đán. Trường hợp không thuận tiện cho phát thanh vì lý do an ninh, chính trị hay vì lý do kỹ thuật Ðài bị hư, v.v… thì cũng phải thông báo trước mấy giờ, lúc đó không có tập họp chờ đợi tại địa điểm Ðài Phát thanh để xẩy ra chuyện chết chóc, đổ máu như thế. Sai lầm nầy gây ra đại họa phát xuất từ Ðài Phát thanh Huế và đó là vấn đề then chốt đưa đến biến cố kinh hoàng chưa từng thấy trong lịch sử Phật Giáo ở Huế.
Sự việc đáng lý có thể thương thảo được mà lại để cho xẩy ra và gây nên một trận cuồng phong ghê sợ có máu đổ, thịt rơi… Tất cả đều do sự “bất tài và thiếu sáng suốt” của cấp lãnh đạo chính quyền.
Biến cố trong đêm 8-5-1963 tại Ðài Phát thanh Huế đã gây nên 9 người thiệt mạng, trong đó có 7 người dưới 18 tuổi và 2 người trên 20 tuổi (xác không toàn vẹn) và 14 người bị thương.
Người viết được đọc nhiều sách báo diễn tả cảnh đàn áp, giải tán cuộc biểu tình tại Ðài Phát thanh Huế thật là dã man, ghê rợn ! Mỗi bài viết về vụ đàn áp đám đông này, nhất là những tiếng nổ gây chết người. Có nhiều lập luận cho rằng:
- Do Việt Cộng trà trộn trong nhóm Phật Tử rồi ném chất nổ gây chết người để tạo nên sự hiểu lầm giữa Phật Giáo và Chính quyền.
- Do CIA Mỹ, bởi Ðại úy James Scott gây nên.
- Do Thiếu tá Ðặng Sĩ gây nên (Chính quyền).
Ðiều này không rõ ràng nên người viết không đi sâu vào vấn đề. Nhưng dù lập luận thế nào đi nữa, sự việc đã xẩy ra có người chết và bị thương mà vị trí xẩy ra tại Ðài Phát thanh, ngay giữa trung tâm Thành phố Huế, nên sự việc đó bất cứ từ đâu đến, Chính quyền phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và phải cấp bách giải quyết, nhất là các nạn nhân bị chết, bị thương…
Ðằng này, Chính quyền các cấp không nhanh chóng giải quyết mà chờ đến khi nạn nhân khiếu nại thì chín quyền Trung Ương lại trả lời đang chờ kết quả điều tra của Bộ Nội Vụ. Tổng thống lại trả lời như thế. Thông thườngmột người bị tai nạn lưu thông, việc đầu tiên và cấp bách là băng bó vết thương cho cầm máu, chở gấp nạn nhân đến Bệnh viện gần nhất. Mọi việc điều tra để tìm ai gây ra tai nạn là việc làm sau, nếu nói chờ điều tra thì nạn nhân chảy hết máu mà chết mất.
Sự giải quyết của Tổng thống như vậy mà có người mang danh là trí thức còn viết sách ca tụng, cho đó là “Giải quyết chính thống” của Tổng thống Ngô Ðình Diệm. Ðúng là “mèo khen mèo dài đuôi !” Chính vì hạng người nịnh bợ, binh cho chủ một cách ngu xuẩn đã đưa chế độ Ngô Ðình Diệm đến chỗ sụp đổ. Vì chung quanh Tổng thống không có người nói sự thật, mà chỉ toàn là lời nói “theo”, nịnh bợ làm cho Tổng thống không còn sáng suốt để giải quyết việc hệ trọng của quốc gia dân tộc.
Bởi vì chính quyền còn phải lo đến sự an toàn cho dân chúng, nên người dân gặp lâm nguy bất cứ lý do nào ? Chính quyền phải sẵn sàng cứu giúp, an ủi, ủy lạo người dân, Chính quyền không phải là Hãng Bảo Hiểm để nói lý, điều tra nhằm trốn tránh trách nhiệm bồi thường.
Ðến giờ phút này, Chính quyền biết giải quyết là lo việc an táng cho nạn nhân, xuất quỹ xã hội tặng (không phải là bồi thường) gấp cho các gia đình nạn nhân đã chết hoặc bị thương một số hiện kim tương đối để họ có tiền hầu lo cho việc gia đình.
Ðề cử ngay một Phái đoàn (những nhân vật có thẩm quyền) trực tiếp gặp các vị lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo để phân trần, nhận một phần trách nhiệm và hứa sẽ giải quyết thỏa đáng các nguyện vọng của Phật Giáo đồ.
Ra một bản thông cáo chung nhằm trấn an hàng Phật Tử và cũng là để ngăn ngừa các việc đáng tiếc có thể xẩy ra.
Làm được chừng đó việc, thì Phong trào Ðấu tranh, nếu có cũng không lan rộng như đã xẩy ra.
Các việc cần làm lại không làm mà chỉ lo tuyên truyền các cơ sở truyền thông của chính phủ vội vã cho rằng vụ nổ tại Ðài Phát thanh Huế là do Việt Cộng phá hoại. Vì sự bất tài trong cách giải quyết, không bình tĩnh truy tìm nguyên nhân mà vội vàng ghép cho Việt Cộng phá hoại. Ðiều này gây ra một sai lầm lớn hơn nữa là làm mất uy tín về an ninh quốc phòng. Vì cho là Việt Cộng phá hoại ngay giữa Thành phố Huế thì chẳng khác gì Việt Cộng ra vào Thành phố như chỗ không người. Ðài Phát thanh Huế gần trường Ðại học Huế, gần Tiểu khu Thừa Thiên, sát bên cầu Trường Tiền, bên cạnh Sở Công Chánh Trung Phần ở đường Lê Lợi, Huế.
Về phía chính phủ, không rõ vô tình hay cố ý mà khi có chuyện gì xẩy ra cũng đều đổ tội cho Việt Cộng.
Chính phủ làm như thế, một mặt để chạy tội, mặt khác tạo ra một hình ảnh quốc gia bị phá hoại và chính phủ cần có biện pháp mạnh để đối phó với tất cả mọi vấn đề. Do đó, người nào lên tiếng chỉ trích việc sai trái của chính phủ cũng được ghép vào tội Việt Cộng. Cái gì cũng là Việt Cộng hoặc CIA Mỹ, phá hoại ? Vì thế, chính phủ chẳng có biện pháp gì hơn ngoài bắt bớ, tra khảo, giam cầm…
Nên khi sự việc xẩy ra, chính quyền địa phương cũng như trung ương đều im lặng, chẳng có biện pháp nào cả. Tổng thống và Cố vấn Ngô Ðình Nhu lại không đồng nhất quan điểm về vấn đề lãnh đạo, nên việc giải quyết các nguyện vọng của Phật giáo không rõ ràng, không dứt khoát, tạo nên sự hiểu lầm, rồi gán ép cho rằng có bàn tay Việt Cộng phá hoại – đây là sự sai lầm tai hại.
Ngay tại Washington DC ngày 10-5-1963, Ngoại trưởng Rusk chỉ thị Ðại sứ Mỹ yêu cầu Tổng thống Ngô Ðình Diệm:
- Không nên đàn áp Phật Tử.
- Bày tỏ cảm tình với các gia đình nạn nhân và tặng tiền mai táng.
- Sử dụng những biện pháp thích nghi để vãn hồi trật tự.
- Tạo tinh thần thân ái giữa các Tôn giáo.
(FRUS. 1961-1963 – III: 283 – VNNB. CÐ. tr. 281)
- Ngày 10-5-1963, tại Huế có gần 6.000 Phật Tử biểu tình tại Chùa Từ Ðàm. Có Tỉnh trưởng kiêm Thị trưởng Nguyễn Văn Ðẳng hiện diện. Thượng Tọa Thích Trí Quang đọc diễn văn, kêu gọi bất bạo động. Sau đó Giáo Hội Phật Giáo trao tận tay Ông Nguyễn Văn Ðẳng, một thỉnh nguyện đòi hỏi 5 điểm:
1. Tự do được treo Cờ Phật Giáo
2. Bình đẳng Tôn Giáo
3. Chấm dứt bắt bớ, giam giữ Phật Tử
4. Tư do Tín ngưỡng, Hành đạo
5. Bồi thường xứng đáng cho các nạn nhân ngày 8 tháng 5 và trừng trị những nhân vật có trách nhiệm.
Ký tên: Thích Tường Vân, Thích Mật Nguyện, Thích Trí Quang, Thích Thiện Siêu…
Nhưng 5 đòi hỏi của Phật giáo vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng bởi thái độ của Chính quyền không tỏ thiện chí giải quyết, kể cả Tổng thống Ngô Ðình Diệm - Chính phủ không muốn nhận trách nhiệm.
- Ngày 18 tháng 5 năm 1963, Ðại sứ Mỹ Nolting đến gặp Tổng thống Ngô Ðình Diệm, yêu cầu Tổng thống Diệm cần thỏa mãn nguyện vọng của Phật Giáo để ổn định tình hình. Chính quyền chịu trách nhiệm về biến cố ở Huế, bồi thường cho các nạn nhân và tái khẳng định chính sách bình đẳng Tôn Giáo và không kỳ thị.
Tổng thống Diệm không có thái độ rõ ràng mà muốn kéo dài thời gian. Tổng thống Diệm còn cho rằng:
“Biến cố ở Huế là do các lãnh tụ Phật Giáo khích động”.
Như đã trình bày ở trên về “Công điện cấm treo Cờ Phật Giáo và sự đàn áp Phật Tử một cách dã man tại Ðài Phát thanh Huế”. Mọi sai lầm đều do sự bất tài và kém sáng suốt của các cấp thừa hành ở chính quyền địa phương. Thế mà nay Tổng thống Diệm vẫn không thừa nhận và cho biến cố đó là do “các lãnh tụ Phật Giáo khích động”. Thật là chuyện trái ngược với thực tế !
- Ngày 21 tháng 5 năm 1963, Phong trào Ðấu tranh của Phật Giáo đã lan rộng đến Sàigòn. Có trên 600 Tu sĩ Phật Giáo biểu tình, diễn hành trên đường phố từ Chùa Ấn Quang đến Chùa Xá Lợi tại Thủ đô Sàigòn.
- Ngày 29 tháng 5 năm 1963, Lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo tại Huế tuyệt thực, khoảng 3.000 Phật Tử tham gia tranh đấu tại Tổ Ðình Từ Ðàm bị bao vây, cô lập bằng rào kẽm gai.
Cùng ngày tại Sàigòn, 350 Tăng Ni biểu tình trước Quốc Hội VNCH và tuyên bố sẽ tuyệt thực.
- Ngày 31 tháng 5 năm 1963, Ðại tá Lâm Văn Phát, Tư Lệnh Sư Ðoàn 2 Bộ Binh ra lệnh chuẩn bị chống biểu tình của Phật Tử tại Ðà Nẵng.
- Ngày 01 tháng 6 năm 1963, nhiều Phật Tử tụ họp ở một số địa điểm trong Thành phố Huế.
- Phật Tử biểu tình trong vòng trật tự tại Ðà Nẵng
- Phật tử biểu tình trong ôn hòa tại Quảng Trị
- Ngày 2 tháng 6 năm 1963, Phật Tử ở Quảng Trị lại tiếp tục biểu tình. Chính quyền địa phương đàn áp bằng lưu đạn cay – Ðường giao thông đến Huế bị ngăn chặn.
- Ngày 3 tháng 6 năm 1963, có trên 500 thanh niên tụ tập trước Tòa Ðại Biểu Miền Trung bị đàn áp. Các nẻo đường dẫn đến chùa Từ Ðàm, chùa Bảo Quốc bị phong tỏa, cấm đi lại. Chung quanh có thép gai chận đường không cho Phật Tử vào Chùa. Phật Tử biểu tình ngồi. Binh sĩ dùng lựu đạn cay để giải tán.
Lúc 6 giờ chiều cùng ngày, Quân đội lại tấn công mạnh, dùng cả chất hóa học (blister gas) để giải tán nhóm Phật Tử biểu tình. Có 67 người bị thương, nôn mửa vì trúng phải chất hóa học.
- Bộ Ngoại Giao Mỹ chỉ thị cho Ông Trueheart, Xử lý Thường Vụ Tòa Ðại sứ Mỹ, yêu cầu chính phủ Ngô Ðình Diệm tìm cách hòa giải với Phật Giáo và báo cáo rõ ràng về khói hóa học đã sử dụng để đàn áp nhóm Phật Tử tại Tòa Ðại biểu Miền Trung, chùa Từ Ðàm và chùa Bảo Quốc.
- Ngày 04 tháng 6 năm 1963, Ông Trueheart Xử lý Thường Vụ Tòa Ðại sứ Mỹ tại Sàigòn đến gặp Ông Nguyễn Ðình Thuần, Bộ trưởng Phủ Tổng thống và nói thẳng với Ông Thuần rằng: “Mỹ có thể ngưng viện trợ nếu Tổng thống Ngô Ðình Diệm còn đàn áp Phật Giáo nữa”.
Sau đó Tổng thống Ngô Ðình Diệm tuyên bố thành lập Ban Ðại Diện Chính Phủ để cứu xét các đòi hỏi của Phật Giáo, gồm có:
1. Ông Nguyễn Ngọc Thơ, Phó Tổng thống.
2. Ông Nguyễn Ðình Thuần, Bộ trưởng Phủ Tổng thống
3. Ông Bùi Văn Lượng, Bộ trưởng Nội vụ.
Ngày 5 tháng 6 năm 1963, biểu tình lại diễn ra tại Huế. Chính quyền địa phương lại đàn áp cuộc biểu tình gây ra:
- 4 Phật Tử chết, hơn 100 Phật Tử bị thương, hơn 1.000 người biểu tình bị bắt và 2 Sinh viên bị mất tích.
Trong cuộc biểu tình lần này có 3 Bác sĩ người Ðức và 2 Bác sĩ người Mỹ đang phục vụ tại Bệnh viện Trung Ương Huế đã tích cực giúp đỡ những người biểu tình.
Sau đó 2 Bác sĩ người Ðức (Germany) là Erich Wulff và Hans Holtercheidt, được lệnh phải rời Huế và bị trục xuất khỏi Việt Nam.
Tại Sàigòn, Ban Ðại Diện Chính Phủ gặp Phái đoàn Ðại diện Phật Giáo, với Thượng Tọa Thích Thiện Minh, Thích Thiện Hoa… nhưng không đạt được kết quả mong muốn, vì hai bên còn phê bình nhau là “thiếu thiện chí”.
Tuy nhiên cũng đạt được một Thông cáo chung.
Thượng tọa Thích Thiện Minh trở về Huế để tường trình lên Giáo Hội Phật Giáo về những thỏa thuận với Ban Ðại Diện Chính Phủ.
Bộ trưởng Phủ Tổng thống đệ trình kết quả lên Tổng thống Ngô Ðình Diệm để xét duyệt.
Tổng thống Ngô Ðình Diệm sẵn sàng chấp nhận.
Trần Thị Lệ Xuân, người đàn bà làm tiêu
tan cả một chế độ
Khi Bộ trưởng Phủ Tổng thống Nguyễn Ðình Thuần
đệ trình lên Tổng thống Ngô Ðình Diệm, thì Tổng thống Diệm nói với Bộ
trưởng Thuần: “Những chuyện này là chuyện chính quyền vẫn tôn trọng”.
Tổng thống Diệm sẵn sàng chấp nhận, không có gì khó khăn. Nhưng lúc đó Bà Ngô Ðình Nhu bước vào và Bà tỏ ra bực mình, nói với Tổng thống Diệm:
- “Những người này, họ là cái gì mà Tổng thống ký ngang hàng với họ ? Sao Tổng thống lại ký ngang hàng với một Ông Sư ?”
Vì trong bản Thông cáo chung, một bên là Tổng thống Ngô Ðình Diệm, một bên là Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, cùng ký vào bản thông cáo.
Bà Nhu không chịu để cho Tổng thống Diệm ký. Hành động này của Bà Nhu, tự nhiên làm khơi động lòng tự cao, tự đại của Ông Diệm. Có thể lúc đó Ông nghĩ rằng: “Ừ, mình là một vị Tổng thống (như là Vua của một nước), sao lại ký ngang hàng với đại diện một Hiệp hội”. (Dụ số 10 do Pháp và Bảo Ðại ban hành, chỉ có Thiên Chúa Giáo là Tôn Giáo, còn Phật Giáo xem như là một Hiệp Hội).
Có thể vì hồi sau này, Bà Nhu đã lấn lướt xen vào việc quốc gia, ngang nhiên đưa ý kiến có ảnh hưởng nhiều đối với anh em Ông Diệm, nên khiến Ông Diệm tần ngần chưa chịu ký. Ðợi Bà Nhu ra khỏi phòng rồi, Ông Thuần nói: “Chuyện đã đến thế này rồi, đã có thỏa thuận dễ dàng, xin Tổng thống ký đi”.
Ông Diệm nghe vậy, đồng ý ký, nhưng để chiều ý Bà Nhu, và có thể cũng để giữ thể diện (?) Ông Diệm không ký vào chỗ trống dành sẵn, mà lại ký sang một bên, theo kiểu như “bút phê” trong các lịnh văn (!) Ðại khái: “Những điều này là những điều Chính phủ vẫn thì hành với Phật Giáo”.
Cho thấy giọng kẻ cả, người trên, chứ không phải là Ông ký vào như một người ngang hàng với Ông Sư !
Tới đây Bác sĩ Trần Kim Tuyến lại gặp khó khăn. Liệu bên Phật Giáo có chịu chấp nhận kiểu “bút phê” này không?
Thành ra đêm hôm đó, hai ông Trần Kim Tuyến và
Trương Khuê Quan lại phải tìm đến thuyết phục Thượng tọa Thích Thiện Minh, rằng: “Bản tính Ông Diệm là như vậy chứ thực tâm không có gì, xin Thượng tọa đừng thắc mắc”.
May quá, phía Phật Giáo rất dễ dàng, đã chấp thuận.
(Xin giải thích: Bác sĩ Trần Kim Tuyên xem như bị thất sủng, đang chờ đi làm Tổng Lãnh sự tại Cairo, Thủ đô Ai Cập. Chưa đi, Tổng thống Diệm gọi vào hỏi ý kiến và ông Tuyến nhận làm trung gian giữa Phật Giáo và Chính Quyền. Vì ông Tuyến
quen thân với Bác sĩ Trung tá Trương Khuê Quan, Hiệu trưởng Trường Quốc Gia Nghĩa Tử. Bác sĩ Quan là đệ tử của các Thượng tọa Thích Thiện Minh, Thích Trí Quang nên Bác sĩ Tuyến nhờ với tinh thần bạn bè để Bác sĩ Quan ra Huế thuyết phục Thượng tọa Thích Thiện Minh và Thích Trí Quang.
Bác sĩ Trương Khuê Quan ra Huế bằng một chuyến máy bay quân sự do Bộ trưởng Nguyễn Ðình Thuần cấp. Hai ngày ở lại Huế, bàn thảo với Thượng tọa Thích Thiện Minh và Thích Trí Quang, Bác sĩ Quan trở lại Sàigòn và cho biết, trên nguyên tắc hai Thượng tọa Thích Thiện Minh và Thích Trí Quang bằng lòng vào Sàigòn để thương thảo.
Kết quả có được dễ dàng ngoài sự tưởng tượng của Bác sĩ Tuyến: Hai bên (Phật Giáo và Chính Quyền) thỏa thuận một cách dễ dàng và đi đến Bản Thông Cáo Chung)
Như thế, tưởng là mọi chuyện được êm đẹp, chỉ một vài ngày là giải quyết xong xuôi. Nếu biến cố Phật Giáo Miền Trung đến đây chịu giải quyết ổn thỏa thì đâu đến nỗi cả chế độ bị lung lay, dẫn đến Mỹ và Quân Ðội chống đối. Cả ba anh em, Ông Diệm, Ông Nhu và Ông Cẩn mất mạng một cách oan uổng, còn người gây ra tai họa rắc rối (Bà Nhu) phải bỏ nước ra đi, sống lêu bêu, nhục nhã nơi nước ngoài.
Tổng thống Diệm sẵn sàng chấp nhận, không có gì khó khăn. Nhưng lúc đó Bà Ngô Ðình Nhu bước vào và Bà tỏ ra bực mình, nói với Tổng thống Diệm:
- “Những người này, họ là cái gì mà Tổng thống ký ngang hàng với họ ? Sao Tổng thống lại ký ngang hàng với một Ông Sư ?”
Vì trong bản Thông cáo chung, một bên là Tổng thống Ngô Ðình Diệm, một bên là Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, cùng ký vào bản thông cáo.
Bà Nhu không chịu để cho Tổng thống Diệm ký. Hành động này của Bà Nhu, tự nhiên làm khơi động lòng tự cao, tự đại của Ông Diệm. Có thể lúc đó Ông nghĩ rằng: “Ừ, mình là một vị Tổng thống (như là Vua của một nước), sao lại ký ngang hàng với đại diện một Hiệp hội”. (Dụ số 10 do Pháp và Bảo Ðại ban hành, chỉ có Thiên Chúa Giáo là Tôn Giáo, còn Phật Giáo xem như là một Hiệp Hội).
Có thể vì hồi sau này, Bà Nhu đã lấn lướt xen vào việc quốc gia, ngang nhiên đưa ý kiến có ảnh hưởng nhiều đối với anh em Ông Diệm, nên khiến Ông Diệm tần ngần chưa chịu ký. Ðợi Bà Nhu ra khỏi phòng rồi, Ông Thuần nói: “Chuyện đã đến thế này rồi, đã có thỏa thuận dễ dàng, xin Tổng thống ký đi”.
Ông Diệm nghe vậy, đồng ý ký, nhưng để chiều ý Bà Nhu, và có thể cũng để giữ thể diện (?) Ông Diệm không ký vào chỗ trống dành sẵn, mà lại ký sang một bên, theo kiểu như “bút phê” trong các lịnh văn (!) Ðại khái: “Những điều này là những điều Chính phủ vẫn thì hành với Phật Giáo”.
Cho thấy giọng kẻ cả, người trên, chứ không phải là Ông ký vào như một người ngang hàng với Ông Sư !
Tới đây Bác sĩ Trần Kim Tuyến lại gặp khó khăn. Liệu bên Phật Giáo có chịu chấp nhận kiểu “bút phê” này không?
Thành ra đêm hôm đó, hai ông Trần Kim Tuyến và
Trương Khuê Quan lại phải tìm đến thuyết phục Thượng tọa Thích Thiện Minh, rằng: “Bản tính Ông Diệm là như vậy chứ thực tâm không có gì, xin Thượng tọa đừng thắc mắc”.
May quá, phía Phật Giáo rất dễ dàng, đã chấp thuận.
(Xin giải thích: Bác sĩ Trần Kim Tuyên xem như bị thất sủng, đang chờ đi làm Tổng Lãnh sự tại Cairo, Thủ đô Ai Cập. Chưa đi, Tổng thống Diệm gọi vào hỏi ý kiến và ông Tuyến nhận làm trung gian giữa Phật Giáo và Chính Quyền. Vì ông Tuyến
quen thân với Bác sĩ Trung tá Trương Khuê Quan, Hiệu trưởng Trường Quốc Gia Nghĩa Tử. Bác sĩ Quan là đệ tử của các Thượng tọa Thích Thiện Minh, Thích Trí Quang nên Bác sĩ Tuyến nhờ với tinh thần bạn bè để Bác sĩ Quan ra Huế thuyết phục Thượng tọa Thích Thiện Minh và Thích Trí Quang.
Bác sĩ Trương Khuê Quan ra Huế bằng một chuyến máy bay quân sự do Bộ trưởng Nguyễn Ðình Thuần cấp. Hai ngày ở lại Huế, bàn thảo với Thượng tọa Thích Thiện Minh và Thích Trí Quang, Bác sĩ Quan trở lại Sàigòn và cho biết, trên nguyên tắc hai Thượng tọa Thích Thiện Minh và Thích Trí Quang bằng lòng vào Sàigòn để thương thảo.
Kết quả có được dễ dàng ngoài sự tưởng tượng của Bác sĩ Tuyến: Hai bên (Phật Giáo và Chính Quyền) thỏa thuận một cách dễ dàng và đi đến Bản Thông Cáo Chung)
Như thế, tưởng là mọi chuyện được êm đẹp, chỉ một vài ngày là giải quyết xong xuôi. Nếu biến cố Phật Giáo Miền Trung đến đây chịu giải quyết ổn thỏa thì đâu đến nỗi cả chế độ bị lung lay, dẫn đến Mỹ và Quân Ðội chống đối. Cả ba anh em, Ông Diệm, Ông Nhu và Ông Cẩn mất mạng một cách oan uổng, còn người gây ra tai họa rắc rối (Bà Nhu) phải bỏ nước ra đi, sống lêu bêu, nhục nhã nơi nước ngoài.
* Sự việc do Bà Nhu phá hoại như sau :
Sáng hôm sau Bản Thông Cáo Chung được đưa lên
Ðài Phát Thanh Sàigòn đọc và các Báo đều có đăng tải đầy đủ.
Ai ngờ, chuyện động trời lại xẩy ra, cùng lúc Bà Ngô Ðình Nhu họp Hội Phụ Nữ Liên Ðới và ra một Tuyên cáo với giọng điệu mạ lỵ Phật Giáo, đả kích Bản Thông Cáo Chung. Bà Nhu đưa bản Tuyên cáo đó sang bên Thông Tin và Việt Tấn Xã và bắt buộc phải đăng tải.
Ông Phan Văn Tạo, Tổng Giám Ðốc Thông Tin và Ông Nguyễn Ðình Thuần, Bộ trưởng Phủ Tổng thống, hết sức ngạc nhiên, bối rối vì Ðài Phát Thanh và Báo chí vừa mới loan báo về lập trường của Chính phủ, nay Bà Nhu đưa ra Tuyên cáo trái ngược lại, thì còn biết nói làm sao đây ?
Bác sĩ Trần Kim Tuyến lại phải nói với Ông Thuần vào trình bày sự việc trái ngược với Tổng thống.
Ông Thuần vào trình Tổng thống Diệm về việc Ông Phan Văn Tạo than phiền về lệnh của Bà Nhu. Tổng thống Diệm ngồi bần thần một lúc rồi sau đó nói: “Bảo bên đó (Thông Tin và Việt Tấn Xã) họ ngưng lại”.
Nhưng Bà Ngô Ðình Nhu đâu chịu để yên, Bà gọi điện thoại la lối, khiển trách Ông Tạo và bắt buộc phải thi hành đúng theo lệnh của Bà. Chưa hết, Bà Nhu còn chạy đến gặp Tổng thống và Bà nói: “Tại sao họ là một Hội tư mà họ lên tiếng được, còn Phụ Nữ Liên Ðới cũng là một Ðoàn thể, lại không cho tôi lên tiếng ?” (NHTVST. VP. tr. 288.9)
Thế là chỉ vì Bà Nhu mà Tổng thống Ngô Ðình Diệmbị coi là nuốt lời hứa, vừa mới ký chưa ráo mực đã thay đổi lập trường và từ đó Phật Giáo không còn tin nơi Tổng thống Ngô Ðình Diệm nữa. Ôi là oan nghiệt !
Chưa hết, ngày 8 tháng 6 năm 1963, Bà Ngô Ðình Nhu (Lệ Xuân) đả kích Phật Giáo, lên án các cuộc biểu tình của Phật Giáo và cáo buộc Phật Giáo đã bị Cán bộ Cộng sản xâm nhập.
- Ông Trueheart, Xử lý Thường vụ Tòa Ðại sứ Mỹ tại Việt Nam có đến gặp Ông Nguyễn Ðình Thuần, Bộ trưởng Phủ Tổng thống, để hỏi qua về Tuyên cáo của Bà Ngô Ðình Nhu, Phong trào Liên Ðới Phụ Nữ.
Ông Thuần nói: “Bất lực, không giải quyết được gì”.
- Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ chỉ thị cho Ông Trueheart, Xử lý Thường vụ Tòa Ðại sứ Mỹ tại Việt Nam: “Yêu cầu ông Diệm hay ông Thuần bác bỏ Tuyên cáo của Phong trào Liên Ðới Phụ Nữ, sử dụng đặc quyền rút bỏ Dụ số 10 và xác nhận lời tuyên bố của Lệ Xuân có được chính phủ duyệt trước hay không ? Lời tuyên bố của Lệ Xuân làm suy giảm vị thế VNCH và làm tổn hại uy tín của Mỹ, có thể gây khó khăn cho việc tiếp tục yểm trợ VNCH tại Quốc Hội cũng như dư luận Mỹ” (Ibid… tài liệu 158).
- Ngày 9 tháng 6 năm 1963, tại Chùa Từ Ðàm, Phật Tử bị phong tỏa đã 3 ngày mà không có nước uống, thực phẩm và thuốc men.
Một số tư nhân mang thực phẩm, nước uống đến Chùa Từ Ðàm. Phía chính quyền chụp hình, loan báo cho đó là do chính phủ cung cấp.
- Tại Sàigòn “Ông Trueheart, Xử lý Thường vụ Tòa Ðại sứ Mỹ gặp lại Ông Nguyễn Ðình Thuần, Bộ trưởng Phủ Tổng thống để thông báo cho Ông Thuần biết, theo khuyến cáo của Bộ Ngoại Giao Mỹ, chỉ trích việc Chính phủ đang chuẩn bị tổ chức một cuộc phản biểu tình vào ngày 10 hay 11 tháng 6 này. Kế hoạch phản biểu tình của Ông Ngô Trọng Hiếu này gồm có những thủ thuật xử dụng “Sư giả” từ các tỉnh Miền Nam, “Thanh Niên Cộng Hòa” và bọn “Tệ đoan xã hội” ở Chợ Lớn giả làm Sư. Ông Trueheart cảnh cáo rằng việc làm này rất tai hại, cần chấm dứt ngay”.
Ông Trueheart, Xử lý Thường vụ Tòa Ðại sứ Mỹ nêu lên tiếp vấn đề 4 ký giả Mỹ (Michaud của AFP, Sheehan của UPI, Browne của AP và Parry của Báo NY Times) đã bị bắt giữ 1 giờ đồng hồ tại Quận 3. Ông Trueheart nói thẳng với Ông Nguyễn Ðình Thuần rằng: “Hành động này là khùng” (VNNB. CÐ. tr. 294)
- Ngày 10 tháng 6 năm 1963, Ông Nguyễn Ðình Thuần, Bộ trưởng Phủ Tổng thống, có đến gặp Ông Trueheart, Xử lý Thường vụ Tòa Ðại sứ Mỹ và nói: “Ðã trình bày với Tổng thống Ngô Ðình Diệm và Cố vấn Ngô Ðình Nhu về những đề nghị của Mỹ. Tổng thống Diệm cho biết:
- Dụ số 10, Tổng thống Diệm không có quyền rút lại.
- Tuyên cáo của Phong trào Liên Ðới Phụ Nữ không phải Tuyên cáo của Bà Nhu mà là của “một Tổ chức đại chúng”.
Tại Huế, phi cơ của chính quyền rải truyền đơn ở Huế, tố cáo Thượng Tọa -Thích Trí Quang, Phó Chủ tịch Phong trào Phật Tử tranh đấu, là Cộng sản.
Ai ngờ, chuyện động trời lại xẩy ra, cùng lúc Bà Ngô Ðình Nhu họp Hội Phụ Nữ Liên Ðới và ra một Tuyên cáo với giọng điệu mạ lỵ Phật Giáo, đả kích Bản Thông Cáo Chung. Bà Nhu đưa bản Tuyên cáo đó sang bên Thông Tin và Việt Tấn Xã và bắt buộc phải đăng tải.
Ông Phan Văn Tạo, Tổng Giám Ðốc Thông Tin và Ông Nguyễn Ðình Thuần, Bộ trưởng Phủ Tổng thống, hết sức ngạc nhiên, bối rối vì Ðài Phát Thanh và Báo chí vừa mới loan báo về lập trường của Chính phủ, nay Bà Nhu đưa ra Tuyên cáo trái ngược lại, thì còn biết nói làm sao đây ?
Bác sĩ Trần Kim Tuyến lại phải nói với Ông Thuần vào trình bày sự việc trái ngược với Tổng thống.
Ông Thuần vào trình Tổng thống Diệm về việc Ông Phan Văn Tạo than phiền về lệnh của Bà Nhu. Tổng thống Diệm ngồi bần thần một lúc rồi sau đó nói: “Bảo bên đó (Thông Tin và Việt Tấn Xã) họ ngưng lại”.
Nhưng Bà Ngô Ðình Nhu đâu chịu để yên, Bà gọi điện thoại la lối, khiển trách Ông Tạo và bắt buộc phải thi hành đúng theo lệnh của Bà. Chưa hết, Bà Nhu còn chạy đến gặp Tổng thống và Bà nói: “Tại sao họ là một Hội tư mà họ lên tiếng được, còn Phụ Nữ Liên Ðới cũng là một Ðoàn thể, lại không cho tôi lên tiếng ?” (NHTVST. VP. tr. 288.9)
Thế là chỉ vì Bà Nhu mà Tổng thống Ngô Ðình Diệmbị coi là nuốt lời hứa, vừa mới ký chưa ráo mực đã thay đổi lập trường và từ đó Phật Giáo không còn tin nơi Tổng thống Ngô Ðình Diệm nữa. Ôi là oan nghiệt !
Chưa hết, ngày 8 tháng 6 năm 1963, Bà Ngô Ðình Nhu (Lệ Xuân) đả kích Phật Giáo, lên án các cuộc biểu tình của Phật Giáo và cáo buộc Phật Giáo đã bị Cán bộ Cộng sản xâm nhập.
- Ông Trueheart, Xử lý Thường vụ Tòa Ðại sứ Mỹ tại Việt Nam có đến gặp Ông Nguyễn Ðình Thuần, Bộ trưởng Phủ Tổng thống, để hỏi qua về Tuyên cáo của Bà Ngô Ðình Nhu, Phong trào Liên Ðới Phụ Nữ.
Ông Thuần nói: “Bất lực, không giải quyết được gì”.
- Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ chỉ thị cho Ông Trueheart, Xử lý Thường vụ Tòa Ðại sứ Mỹ tại Việt Nam: “Yêu cầu ông Diệm hay ông Thuần bác bỏ Tuyên cáo của Phong trào Liên Ðới Phụ Nữ, sử dụng đặc quyền rút bỏ Dụ số 10 và xác nhận lời tuyên bố của Lệ Xuân có được chính phủ duyệt trước hay không ? Lời tuyên bố của Lệ Xuân làm suy giảm vị thế VNCH và làm tổn hại uy tín của Mỹ, có thể gây khó khăn cho việc tiếp tục yểm trợ VNCH tại Quốc Hội cũng như dư luận Mỹ” (Ibid… tài liệu 158).
- Ngày 9 tháng 6 năm 1963, tại Chùa Từ Ðàm, Phật Tử bị phong tỏa đã 3 ngày mà không có nước uống, thực phẩm và thuốc men.
Một số tư nhân mang thực phẩm, nước uống đến Chùa Từ Ðàm. Phía chính quyền chụp hình, loan báo cho đó là do chính phủ cung cấp.
- Tại Sàigòn “Ông Trueheart, Xử lý Thường vụ Tòa Ðại sứ Mỹ gặp lại Ông Nguyễn Ðình Thuần, Bộ trưởng Phủ Tổng thống để thông báo cho Ông Thuần biết, theo khuyến cáo của Bộ Ngoại Giao Mỹ, chỉ trích việc Chính phủ đang chuẩn bị tổ chức một cuộc phản biểu tình vào ngày 10 hay 11 tháng 6 này. Kế hoạch phản biểu tình của Ông Ngô Trọng Hiếu này gồm có những thủ thuật xử dụng “Sư giả” từ các tỉnh Miền Nam, “Thanh Niên Cộng Hòa” và bọn “Tệ đoan xã hội” ở Chợ Lớn giả làm Sư. Ông Trueheart cảnh cáo rằng việc làm này rất tai hại, cần chấm dứt ngay”.
Ông Trueheart, Xử lý Thường vụ Tòa Ðại sứ Mỹ nêu lên tiếp vấn đề 4 ký giả Mỹ (Michaud của AFP, Sheehan của UPI, Browne của AP và Parry của Báo NY Times) đã bị bắt giữ 1 giờ đồng hồ tại Quận 3. Ông Trueheart nói thẳng với Ông Nguyễn Ðình Thuần rằng: “Hành động này là khùng” (VNNB. CÐ. tr. 294)
- Ngày 10 tháng 6 năm 1963, Ông Nguyễn Ðình Thuần, Bộ trưởng Phủ Tổng thống, có đến gặp Ông Trueheart, Xử lý Thường vụ Tòa Ðại sứ Mỹ và nói: “Ðã trình bày với Tổng thống Ngô Ðình Diệm và Cố vấn Ngô Ðình Nhu về những đề nghị của Mỹ. Tổng thống Diệm cho biết:
- Dụ số 10, Tổng thống Diệm không có quyền rút lại.
- Tuyên cáo của Phong trào Liên Ðới Phụ Nữ không phải Tuyên cáo của Bà Nhu mà là của “một Tổ chức đại chúng”.
Tại Huế, phi cơ của chính quyền rải truyền đơn ở Huế, tố cáo Thượng Tọa -Thích Trí Quang, Phó Chủ tịch Phong trào Phật Tử tranh đấu, là Cộng sản.
Sàigòn, Thượng tọa Thích Quảng Ðức tự thiêu
tại ngã tư đường Phan Ðình Phùng và Lê Văn Duyệt, ngay trước Tòa Ðại
sứ Miên. Thượng tọa Thích Quảng Ðức, 67 tuổi, di chuyển đến nơi tự thiêu
bằng chiếc xe Austin. Chiếc xe này hiện nay vẫn còn.
Một ký giả của AP, Malcolm Browne chụp được bức hình đang tự thiêu của Thượng tọa Thích Quảng Ðức. Bức hình này đã gây chấn động dư luận thế giới.
Sau đó có khoảng 4.500 Tăng sĩ đưa thi thể của Thượng tọa Thích Quảng Ðức về Chùa Xá Lợi. Tiếp theo đó, có trên 2.000 Phật Tử đến Chùa làm lễ.
Có khoảng 1.000 Cảnh sát, Công an, Mật vụ canh gác quanh Chùa Xá Lợi.
- Quân đội được lệnh cấm trại
- Ðại tá Lê Quang Tung tăng cường 2 Ðại Ðội Lực Lượng Ðặc Biệt (LLÐB) cho Thủ đô Sàigòn, đóng quân tại Phi trường Tân Sơn Nhứt.
- Các Tiểu Ðoàn Nhảy Dù có lệnh cấm trại.
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Ngoại trưởng Rusk chỉ thị cho Ông Trueheart, Xử lý Thường vụ Tòa Ðại sứ Mỹ tại Sàigòn:
“Nếu Tổng thống Ngô Ðình Diệm không có những hành động cấp tốc và hiệu quả để giải quyết cuộc khủng hoảng, gây lại niềm tin cho Phật Giáo, chúng ta sẽ phải tái duyệt xét lại việc ủng hộ chế độ Ngô Ðình Diệm”.
- Ngày 16 tháng 6 năm 1963, tại Chùa Xá Lợi dự định tổ chức Lễ Cầu Siêu cho Thượng tọa Thích Quảng Ðức, nhưng lại tạm đình hoản, vì có hàng trăm ngàn Phật Tử xuống đường biểu tình, bị Cảnh sát đàn áp, xô xát trước Chùa Xá Lợi.
Cuộc biểu tình kéo dài đến tối. Lực lượng Cảnh sát có xe Thiết Giáp tăng cường để đàn áp biểu tình gây cho một thiếu niên 15 tuổi bị tử thương vì trúng đạn ở đầu, 3 Tăng ni và nhiều Phật Tử bị thương.
Một ký giả của AP, Malcolm Browne chụp được bức hình đang tự thiêu của Thượng tọa Thích Quảng Ðức. Bức hình này đã gây chấn động dư luận thế giới.
Sau đó có khoảng 4.500 Tăng sĩ đưa thi thể của Thượng tọa Thích Quảng Ðức về Chùa Xá Lợi. Tiếp theo đó, có trên 2.000 Phật Tử đến Chùa làm lễ.
Có khoảng 1.000 Cảnh sát, Công an, Mật vụ canh gác quanh Chùa Xá Lợi.
- Quân đội được lệnh cấm trại
- Ðại tá Lê Quang Tung tăng cường 2 Ðại Ðội Lực Lượng Ðặc Biệt (LLÐB) cho Thủ đô Sàigòn, đóng quân tại Phi trường Tân Sơn Nhứt.
- Các Tiểu Ðoàn Nhảy Dù có lệnh cấm trại.
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Ngoại trưởng Rusk chỉ thị cho Ông Trueheart, Xử lý Thường vụ Tòa Ðại sứ Mỹ tại Sàigòn:
“Nếu Tổng thống Ngô Ðình Diệm không có những hành động cấp tốc và hiệu quả để giải quyết cuộc khủng hoảng, gây lại niềm tin cho Phật Giáo, chúng ta sẽ phải tái duyệt xét lại việc ủng hộ chế độ Ngô Ðình Diệm”.
- Ngày 16 tháng 6 năm 1963, tại Chùa Xá Lợi dự định tổ chức Lễ Cầu Siêu cho Thượng tọa Thích Quảng Ðức, nhưng lại tạm đình hoản, vì có hàng trăm ngàn Phật Tử xuống đường biểu tình, bị Cảnh sát đàn áp, xô xát trước Chùa Xá Lợi.
Cuộc biểu tình kéo dài đến tối. Lực lượng Cảnh sát có xe Thiết Giáp tăng cường để đàn áp biểu tình gây cho một thiếu niên 15 tuổi bị tử thương vì trúng đạn ở đầu, 3 Tăng ni và nhiều Phật Tử bị thương.
Ngày 19 tháng 6 năm 1963, tại Sàigòn có tổ
chức Lễ an táng Thượng tọa Thích Quảng Ðức. Lực lượng Công an, Cảnh
sát tìm mọi cách ngăn chặn không cho Phật Tử đến tham dự.
- Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, qua chỉ thị của Ngoại trưởng Rusk gởi đến Ông Trueheart, Xử lý Thường vụ Tòa Ðại sứ Mỹ tại Sàigòn, với nội dung:
- “Ðừng nên đồng hóa một cá nhân với chế độ Miền Nam. Thí dụ như lời tuyên bố của Tổng thống Diệm: “Phật Giáo có thể tin cậy nơi Hiến Pháp, nghĩa là Tôi” (Sau Hiến Pháp còn có Tôi), tạo nên những cảm tưởng xấu ở Mỹ.
- “Viên chức chính phủ cần tiếp xúc thường xuyên với các lãnh tụ Phật Giáo và đối xử bình đẳng với họ”.
- “Thỏa ước ngày 16 tháng 6 năm 1963, phải được tôn trọng và nhanh chóng thực hiện để giảm thiểu sự nghi ngờ của Phật Tử”.
Ngày 22 tháng 6 năm 1963, Ông Trueheart, Xử lý Thường vụ Tòa Ðại sứ Mỹ tại Sàigòn có đến gặp Ông Nguyễn Ðình Thuần, Bộ trưởng Phủ Tổng thống, yêu cầu được gặp Tổng thống Ngô Ðình Diệm, để trình bày rõ các sự việc:
- “Theo ông Trueheart, có những dấu hiệu cho thấy vợ chồng Cố vấn Ngô Ðình Nhu muốn phá hoại việc thực hiện Thông Cáo Chung với Phật Giáo.
- “Ông Cố vấn Ngô Ðình Nhu đã ra lệnh cho “Thanh Niên Cộng Hòa” lấy chữ ký ra thỉnh nguyện thư phản đối bản Thông Cáo Chung ngày 16 tháng 6 năm 1963”
- Nghị quyết của “Cổ Sơn Môn”, một Hệ phái được chính phủ trợ cấp để ủng hộ Chính phủ Ngô Ðình Diệm.
- Bạch Thư của Trần Thị Lệ Xuân (Bà Nhu) do vợ chồng Gene và Ann Gregory, Chủ nhiệm báo Times of Vietnam soạn thảo.
Ông Cố vấn Ngô Ðình Nhu ra lệnh cắt bỏ đoạn phim thời sự về cuộc thương thuyết giữa Chính phủ và Phật Giáo.
- Kế hoạch ăn mừng 3 ngày 25, 26 và 27 tháng 6 năm 1963, kỷ niệm 25 năm được phong chức Giám Mục của Ngô Ðình Thục.
Ngày 27 tháng 6 năm 1963, tại Hoa Thịnh Ðốn, Tỗng thống F. Kennedy tuyên bố: “Sẽ bổ nhiệm Ông Henri Cabot Lodge đảm nhiệm chức vụ Ðại Sứ nước Việt Nam Cộng Hòa thay thế Ðại sứ Nolting vào tháng 9 năm 1963”.
Sự thay đổi Ðại sứ là một dấu hiệu không tốt cho chế độ Ngô Ðình Diệm. Bởi vì Ðại sứ Nolting luôn luôn ủng hộ Chính phủ Ngô Ðình Diệm, còn Ðại sứ Cabot Lodge là người nổi tiếng có biệt tài “thay đổi chế độ”.
- Báo New York Times có đăng bài cậy đăng nguyên trang của 12 lãnh tụ Tin Lành Mỹ, kể cả Reinhold Niebuhr và James A. Pike.
(Có hình tự thiêu của Thượng Tọa Thích Quảng Ðức do
ký giả Malcolm Browne chụp).
- Yêu cầu Mỹ triệt thoái khỏi Việt Nam.
- Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, qua chỉ thị của Ngoại trưởng Rusk gởi đến Ông Trueheart, Xử lý Thường vụ Tòa Ðại sứ Mỹ tại Sàigòn, với nội dung:
- “Ðừng nên đồng hóa một cá nhân với chế độ Miền Nam. Thí dụ như lời tuyên bố của Tổng thống Diệm: “Phật Giáo có thể tin cậy nơi Hiến Pháp, nghĩa là Tôi” (Sau Hiến Pháp còn có Tôi), tạo nên những cảm tưởng xấu ở Mỹ.
- “Viên chức chính phủ cần tiếp xúc thường xuyên với các lãnh tụ Phật Giáo và đối xử bình đẳng với họ”.
- “Thỏa ước ngày 16 tháng 6 năm 1963, phải được tôn trọng và nhanh chóng thực hiện để giảm thiểu sự nghi ngờ của Phật Tử”.
Ngày 22 tháng 6 năm 1963, Ông Trueheart, Xử lý Thường vụ Tòa Ðại sứ Mỹ tại Sàigòn có đến gặp Ông Nguyễn Ðình Thuần, Bộ trưởng Phủ Tổng thống, yêu cầu được gặp Tổng thống Ngô Ðình Diệm, để trình bày rõ các sự việc:
- “Theo ông Trueheart, có những dấu hiệu cho thấy vợ chồng Cố vấn Ngô Ðình Nhu muốn phá hoại việc thực hiện Thông Cáo Chung với Phật Giáo.
- “Ông Cố vấn Ngô Ðình Nhu đã ra lệnh cho “Thanh Niên Cộng Hòa” lấy chữ ký ra thỉnh nguyện thư phản đối bản Thông Cáo Chung ngày 16 tháng 6 năm 1963”
- Nghị quyết của “Cổ Sơn Môn”, một Hệ phái được chính phủ trợ cấp để ủng hộ Chính phủ Ngô Ðình Diệm.
- Bạch Thư của Trần Thị Lệ Xuân (Bà Nhu) do vợ chồng Gene và Ann Gregory, Chủ nhiệm báo Times of Vietnam soạn thảo.
Ông Cố vấn Ngô Ðình Nhu ra lệnh cắt bỏ đoạn phim thời sự về cuộc thương thuyết giữa Chính phủ và Phật Giáo.
- Kế hoạch ăn mừng 3 ngày 25, 26 và 27 tháng 6 năm 1963, kỷ niệm 25 năm được phong chức Giám Mục của Ngô Ðình Thục.
Ngày 27 tháng 6 năm 1963, tại Hoa Thịnh Ðốn, Tỗng thống F. Kennedy tuyên bố: “Sẽ bổ nhiệm Ông Henri Cabot Lodge đảm nhiệm chức vụ Ðại Sứ nước Việt Nam Cộng Hòa thay thế Ðại sứ Nolting vào tháng 9 năm 1963”.
Sự thay đổi Ðại sứ là một dấu hiệu không tốt cho chế độ Ngô Ðình Diệm. Bởi vì Ðại sứ Nolting luôn luôn ủng hộ Chính phủ Ngô Ðình Diệm, còn Ðại sứ Cabot Lodge là người nổi tiếng có biệt tài “thay đổi chế độ”.
- Báo New York Times có đăng bài cậy đăng nguyên trang của 12 lãnh tụ Tin Lành Mỹ, kể cả Reinhold Niebuhr và James A. Pike.
(Có hình tự thiêu của Thượng Tọa Thích Quảng Ðức do
ký giả Malcolm Browne chụp).
- Yêu cầu Mỹ triệt thoái khỏi Việt Nam.
Lửa đổ thêm dầu
Thứ Bảy 29 tháng 6 và Chủ Nhật 30 tháng 6 năm
1963, Tổng thống Ngô Ðình Diệm có triệu tập một buổi họp mặt gia đình
Họ Ngô tại Huế.
Nội dung buổi họp quan trọng này chưa được tiết lộ. Chỉ biết sau đó, anh em Tổng thống Ngô Ðình Diệm chọn thái độ thách thức không những Ðại sứ Cabot Lodge mà còn thẳng tay đàn áp mọi Tổ chức chống đối, đặc biệt là Phật Giáo. Vợ chồng Cố vấn Ngô Ðình Nhu đều có mặt tại Huế.
Tại Sàigòn, Chủ Nhật 30 tháng 6 năm 1963, có hàng ngàn người, trong đó có : Thượng tọa, Ðại Ðức, Tăng, Ni, Phật Tử tuyệt thực để phản đối Chính quyền Ngô Ðình Diệm.
Sinh viên, học sinh biểu tình trước Quốc Hội để yểm trợ cuộc tuyệt thực của các Tăng, Ni, Phật Tử.
Tình hình an ninh trên toàn Miền Nam, theo tài liệu (FRUS. 1961-1963. III : tl. 253), VNCH kiểm soát được tính đến ngày 1 tháng 7 năm 1963.
Tổng số : 14 triệu 800 ngàn người, chỉ có 6.766.000 thực sự kiểm soát được 3 triệu 500 ngàn người chưa kiểm soát được hoàn toàn, 4 triệu 500 không kiểm soát được
Số làng được kiểm soát là 939, nhưng số thực sự kiểm soát được là 741 làng. Việt cộng kiểm soát 431 làng, trong đó có 375 làng Việt Cộng kiểm soát hoàn toàn.
Vụ biến động Phật Giáo chưa được giải quyết, thì lại tình hình Việt cộng gia tăng hoạt động, kiểm soát người dân ở các làng thôn quê xa xuôi, tuyên truyền xuyên tạc, phá hoại, khai thác nhân lực, vật lực để chống VNCH.
Nay tại Thủ đô Sàigòn, chính quyền lại gây thêm sự bất mãn bằng quyết định đưa ra Tòa Án Mặt Trận để bắt đầu xét xử những người có liên quan đến cuộc cuộc đảo chánh bất thành ngày 11 tháng 11 năm 1960.
Ngày 5 tháng 7 năm 1963, Chính phủ Ngô Ðình Diệm đưa 19 quân nhân ra trước Tòa Án Quân Sự Ðặc Biệt Sàigòn để xét xử về tội tham gia cuộc đảo chánh ngày 11 tháng 11 năm 1960 :
1. Trung tá Vũ Quang Tài, Quân Nhu
2. Thiếu tá Phan Trọng Chinh, Biệt Ðộng Quân
3. Thiếu tá Ngô Thanh Tùng, Ðại Học Quân Sự
4. Ðại úy Nguyễn Thành Chân, Biệt Ðộng Quân
5. Ðại úy Trần Sĩ Ðưa, Tiểu Ðoàn 1 Công Binh
6. Ðại úy Nguyễn Văn Thừa
7. Ðại úy Ðoàn Bội Trân, Ðại Học Quân Sự
8. Ðại úy Nguyễn Mạnh Tường, Tổng Tham Mưu
9. Ðại úy Bùi Văn Viễn
10. Trung úy Lưu Danh Dạng, Nhảy Dù
11. Trung úy Nguyễn Hữu Hiệp, Công Binh Nhảy Dù
12. Trung úy Nguyễn Bá Mạnh Hùng, Nhảy Dù
13. Trung úy Ðào Văn Lương, Nhảy Dù
14. Trung úy Nguyễn Văn Thành, Nhảy Dù
15. Trung úy Nguyễn Vũ Từ Thức, Nhảy Dù
16. Trung sĩ Nguyễn Văn Hải
17. Trung sĩ Ðặng Văn Nho, Nhảy Dù
18. Trung sĩ Nguyễn Văn Tống, TÐ 921
19. Binh Nhất Lưu Văn Hiến.
Nội dung buổi họp quan trọng này chưa được tiết lộ. Chỉ biết sau đó, anh em Tổng thống Ngô Ðình Diệm chọn thái độ thách thức không những Ðại sứ Cabot Lodge mà còn thẳng tay đàn áp mọi Tổ chức chống đối, đặc biệt là Phật Giáo. Vợ chồng Cố vấn Ngô Ðình Nhu đều có mặt tại Huế.
Tại Sàigòn, Chủ Nhật 30 tháng 6 năm 1963, có hàng ngàn người, trong đó có : Thượng tọa, Ðại Ðức, Tăng, Ni, Phật Tử tuyệt thực để phản đối Chính quyền Ngô Ðình Diệm.
Sinh viên, học sinh biểu tình trước Quốc Hội để yểm trợ cuộc tuyệt thực của các Tăng, Ni, Phật Tử.
Tình hình an ninh trên toàn Miền Nam, theo tài liệu (FRUS. 1961-1963. III : tl. 253), VNCH kiểm soát được tính đến ngày 1 tháng 7 năm 1963.
Tổng số : 14 triệu 800 ngàn người, chỉ có 6.766.000 thực sự kiểm soát được 3 triệu 500 ngàn người chưa kiểm soát được hoàn toàn, 4 triệu 500 không kiểm soát được
Số làng được kiểm soát là 939, nhưng số thực sự kiểm soát được là 741 làng. Việt cộng kiểm soát 431 làng, trong đó có 375 làng Việt Cộng kiểm soát hoàn toàn.
Vụ biến động Phật Giáo chưa được giải quyết, thì lại tình hình Việt cộng gia tăng hoạt động, kiểm soát người dân ở các làng thôn quê xa xuôi, tuyên truyền xuyên tạc, phá hoại, khai thác nhân lực, vật lực để chống VNCH.
Nay tại Thủ đô Sàigòn, chính quyền lại gây thêm sự bất mãn bằng quyết định đưa ra Tòa Án Mặt Trận để bắt đầu xét xử những người có liên quan đến cuộc cuộc đảo chánh bất thành ngày 11 tháng 11 năm 1960.
Ngày 5 tháng 7 năm 1963, Chính phủ Ngô Ðình Diệm đưa 19 quân nhân ra trước Tòa Án Quân Sự Ðặc Biệt Sàigòn để xét xử về tội tham gia cuộc đảo chánh ngày 11 tháng 11 năm 1960 :
1. Trung tá Vũ Quang Tài, Quân Nhu
2. Thiếu tá Phan Trọng Chinh, Biệt Ðộng Quân
3. Thiếu tá Ngô Thanh Tùng, Ðại Học Quân Sự
4. Ðại úy Nguyễn Thành Chân, Biệt Ðộng Quân
5. Ðại úy Trần Sĩ Ðưa, Tiểu Ðoàn 1 Công Binh
6. Ðại úy Nguyễn Văn Thừa
7. Ðại úy Ðoàn Bội Trân, Ðại Học Quân Sự
8. Ðại úy Nguyễn Mạnh Tường, Tổng Tham Mưu
9. Ðại úy Bùi Văn Viễn
10. Trung úy Lưu Danh Dạng, Nhảy Dù
11. Trung úy Nguyễn Hữu Hiệp, Công Binh Nhảy Dù
12. Trung úy Nguyễn Bá Mạnh Hùng, Nhảy Dù
13. Trung úy Ðào Văn Lương, Nhảy Dù
14. Trung úy Nguyễn Văn Thành, Nhảy Dù
15. Trung úy Nguyễn Vũ Từ Thức, Nhảy Dù
16. Trung sĩ Nguyễn Văn Hải
17. Trung sĩ Ðặng Văn Nho, Nhảy Dù
18. Trung sĩ Nguyễn Văn Tống, TÐ 921
19. Binh Nhất Lưu Văn Hiến.
17 Sĩ Quan khác bị xử khiếm diện:
1. Ðại tá Nguyễn Chánh Thi
2. Trung tá Vương Văn Ðông
3. Thiếu tá Nguyễn Công Khanh
4. Thiếu tá Phạm Văn Liễu
5. Thiếu tá Nguyễn Văn Lộc
6. Thiếu tá Nguyễn Huy Lợi
7. Thiếu tá Nguyễn Quốc Tuấn
8. Ðại úy Trần Ðinh Vy
9. Ðại úy Nguyễn Kiên Hùng
10. Ðại úy Phó Quốc Chụ
11. Ðại úy Phan Phụng Tiên
12. Ðại úy Nguyễn Tiến Lộc
13. Ðại úy Phan Lạc Tiếp
14. Trung úy Ðỗ Ðức Hạnh
15. Trung úy Nguyễn Công Minh
16. Thiếu úy Lê Văn Toản
17. Thiếu úy Trần Thái Trọng Nghĩa
Ngày 8 tháng 7 năm 1963, Tòa Án Quân Sự Ðặc Biệt Sàigòn xử 35 Thành Viên trong các Ðoàn thể, Ðảng phái, Tôn giáo đã liên hệ cuộc đảo chánh ngày 11 tháng 11 năm 1960, sau khi bị giam giữ gần ba năm, gồm có:
1. Phan Bá Cầm, tức Vương Kim
2. Phan Văn Chẩn
3. Nguyễn Chữ
4. Nguyễn Thành Chư
5. Nguyễn Quý Dị
6. Trần Thị Kim Dung
7. Phan Quang Ðán
8. Lương Ngọc Hải, tức Tống Ngọc
9. Nguyễn Văn Hiền
10. Ðặng Tấn Hinh
11. Vũ Hồng Khanh, tức Giáo Giảng
12. Võ Văn Khoa, tức Võ Hòa Khanh
13. Lê Kiên, tức Bùi Lượng
14. Nguyễn Liệu, tức Phan Anh
15. Nguyễn Phúc Vĩnh Lợi
16. Phạm Lợi
17. Trần Minh
18. Trần Văn Ngày, tức Lý Hồng Ðào
19. Huỳnh Hữu Nghi
20. Phạm Văn Phúc
21. Phạm Bá Phụng
22. Nguyễn Thành Phương
23. Ðinh Xuân Quảng
24. Ðinh Sơn, tức Ðinh Văn Siêu
25. Trương Bảo Sơn
26. Phan Khắc Sửu
27. Nguyễn Tường Tam, tức Nhất Linh
28. Nguyễn Văn Tám
29. Lê Thanh, tức Thanh Lâm
30. Hà Văn Thi
31. Nguyễn Bích Toàn
32. Huỳnh Văn Tư, tức Hoàng Hồ
33. Trần Tương
34. Nguyễn Hữu Vận
35. Nguyễn Thành Vinh
1. Ðại tá Nguyễn Chánh Thi
2. Trung tá Vương Văn Ðông
3. Thiếu tá Nguyễn Công Khanh
4. Thiếu tá Phạm Văn Liễu
5. Thiếu tá Nguyễn Văn Lộc
6. Thiếu tá Nguyễn Huy Lợi
7. Thiếu tá Nguyễn Quốc Tuấn
8. Ðại úy Trần Ðinh Vy
9. Ðại úy Nguyễn Kiên Hùng
10. Ðại úy Phó Quốc Chụ
11. Ðại úy Phan Phụng Tiên
12. Ðại úy Nguyễn Tiến Lộc
13. Ðại úy Phan Lạc Tiếp
14. Trung úy Ðỗ Ðức Hạnh
15. Trung úy Nguyễn Công Minh
16. Thiếu úy Lê Văn Toản
17. Thiếu úy Trần Thái Trọng Nghĩa
Ngày 8 tháng 7 năm 1963, Tòa Án Quân Sự Ðặc Biệt Sàigòn xử 35 Thành Viên trong các Ðoàn thể, Ðảng phái, Tôn giáo đã liên hệ cuộc đảo chánh ngày 11 tháng 11 năm 1960, sau khi bị giam giữ gần ba năm, gồm có:
1. Phan Bá Cầm, tức Vương Kim
2. Phan Văn Chẩn
3. Nguyễn Chữ
4. Nguyễn Thành Chư
5. Nguyễn Quý Dị
6. Trần Thị Kim Dung
7. Phan Quang Ðán
8. Lương Ngọc Hải, tức Tống Ngọc
9. Nguyễn Văn Hiền
10. Ðặng Tấn Hinh
11. Vũ Hồng Khanh, tức Giáo Giảng
12. Võ Văn Khoa, tức Võ Hòa Khanh
13. Lê Kiên, tức Bùi Lượng
14. Nguyễn Liệu, tức Phan Anh
15. Nguyễn Phúc Vĩnh Lợi
16. Phạm Lợi
17. Trần Minh
18. Trần Văn Ngày, tức Lý Hồng Ðào
19. Huỳnh Hữu Nghi
20. Phạm Văn Phúc
21. Phạm Bá Phụng
22. Nguyễn Thành Phương
23. Ðinh Xuân Quảng
24. Ðinh Sơn, tức Ðinh Văn Siêu
25. Trương Bảo Sơn
26. Phan Khắc Sửu
27. Nguyễn Tường Tam, tức Nhất Linh
28. Nguyễn Văn Tám
29. Lê Thanh, tức Thanh Lâm
30. Hà Văn Thi
31. Nguyễn Bích Toàn
32. Huỳnh Văn Tư, tức Hoàng Hồ
33. Trần Tương
34. Nguyễn Hữu Vận
35. Nguyễn Thành Vinh
Thành phần Thẩm Phán :
* Chánh thẩm : Huỳnh Hiệp Thành
* Ủy viên Chính phủ : Trung tá Lê Nguyên Phu
* Giám đốc Nha Hiến Binh thuộc Bộ Tư Pháp : Ðại tá Nguyễn Văn Mầu
Với kết quả :
9 án tử hình khiếm diện, tịch thu tài sản
6 án khổ sai từ 10 đến 18 năm
7 án cấm cố từ 5 đến 7 năm cho các quân nhân
20 án cấm cố từ 5 đến 8 năm dành cho những nhân vật dân sự đối lập khác.
* Chánh thẩm : Huỳnh Hiệp Thành
* Ủy viên Chính phủ : Trung tá Lê Nguyên Phu
* Giám đốc Nha Hiến Binh thuộc Bộ Tư Pháp : Ðại tá Nguyễn Văn Mầu
Với kết quả :
9 án tử hình khiếm diện, tịch thu tài sản
6 án khổ sai từ 10 đến 18 năm
7 án cấm cố từ 5 đến 7 năm cho các quân nhân
20 án cấm cố từ 5 đến 8 năm dành cho những nhân vật dân sự đối lập khác.
- Ngày 7 tháng 7 năm 1963, cũng là ngày “song
thất”.
Nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam uống thuốc độc tự tử để phản đối phiên Tòa của Tòa Án Mặt Trận xét xử Ông. Trong “Di Chúc” của Ông đã tiên liệu “Ðất nước sẽ mất về tay Cộng sản”. Lời di chúc hiện rõ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam là Bộ trưởng Ngoại Giao trong Chính phủ Liên hiệp năm 1946 do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Ông chống Cộng sản (Hồ Chí Minh), với lập trường vững chắc, nên đã từ chức Bộ trưởng Ngoại Giao và sống lưu vong tại Trung Hoa, vẫn tiếp tục hoạt động chống Cộng.
Ông là người sáng lập Tự Lực Văn Ðoàn, có ảnh hưởng lớn trong Văn học Việt Nam, nên Ông được giới trí thức rất kính nễ, nhất là sinh viên học sinh.
Năm 1948, Ông đến Hồng Kông gặp Bảo Ðại để tiếp tục công cuộc chống Cộng sản Việt Nam (Hồ Chí Minh).
Vì thế việc Ông tự tử như tiếng sét ghê hồn đánh vào chế độ Ngô Ðình Diệm, có ảnh hưởng chính trị to lớn nhưcác vụ tự thiêu của Phật Giáo. Ðây là biến cố làm lung lay cả một chế độ, ảnh hưởng rất lớn đến giới trí thức Miền Nam và giới trẻ Sinh viên Học sinh. Các tác phẩm của Nhà văn Nhất Linh đã thấm sâu trong quần chúng. Hơn thế nữa, sự tự tử của Ông Nguyễn Tường Tam cho các Ðảng phái Việt Nam thấy rõ “Tinh thần bất khuất” của một người làm cách mạng đấu tranh chống Cộng, chống độc tài, chống bất công…
Các biến cố đã xẩy ra cho thấy rõ sự “bất tài” trong vai trò lãnh đạo quốc gia của Tổng thống Ngô Ðình Diệm.
Tại sao lại đem ra xử các nhà cách mạng có thành tích chống Cộng sản trong lúc này ??? Trong lúc “dầu sôi lửa bỏng”, đang đối đầu với Mỹ, với cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của Tôn Giáo qua công điện số: 9195 ngày 6 tháng 5 năm 1963 “cấm” treo Cờ Phật Giáo, vụ thảm sát ở Ðài Phát thanh Huế ngày 8 tháng 5 năm 1963, vụ tự thiêu của Thượng tọa Thích Quảng Ðức tại Sàigòn ngày 11 tháng 6 năm 1963. Tất cả đều chưa được giải quyết ổn thỏa, phong trào chống Chính phủ ngày càng gia tăng và thế giới lênán.
Có lẽ chính quyền Ngô Ðình Diệm không nghĩ đến nguyện vọng của người dân, mà chỉ nghĩ đến uy quyền và sức mạnh của chế độ mà thôi !
Ngày 13 tháng 7 năm 1963, Lễ an táng của Nhà văn Nhất Linh được cử hành trọng thể, có nhiều thành phần tham dự, hàng ngàn Sinh viên, Học sinh tiễn đưa linh cửu của Nguyễn Tường Tam đến tận Nghĩa trang Bắc Việt.
Những ngày sau đó, Phong trào Sinh viên Học sinh bắt đầu tham gia các cuộc biểu tình đấu tranh chống Chính quyền Ngô Ðình Diệm.
Ngày 16 tháng 7 năm 1963, Thượng tọa Thích Tâm Châu dẫn đầu đoàn biểu tình của Tăng, Ni, Phật Tử, qua trước Tòa Ðại sứ Mỹ. Với lý do, phản đối Chính quyền tiếp tục đàn áp, bắt giữ Tăng, Ni, Phật Tử… Ðoàn biểu tình khẳng định Phật Giáo không phải là Cộng sản hay bị Cộng sản lợi dụng.
Chung quanh Ðoàn biểu tình của Tăng, Ni, Phật Tử, có đến 400 Công an, Cảnh sát, Mật vụ canh đường…
Ngày 17 tháng 7 năm 1963, Phật Tử có tổ chức cuộc biểu tình lớn tại Sàigòn, Chợ Lớn. Phía chính quyền có Cảnh sát, Công an và Mật vụ đàn áp dữ dội. Người tham gia biểu tình đều bị bắt chở đầy hàng chục xe đưa đến các trại tập trung ở Phú Lâm. Các chùa chiền đều bị phong tỏa !
- Ngày 23 tháng 7 năm 1963, Sư bà Diệu Huệ, mẹ của Bửu Hội họp báo, tuyên bố sẵn sàng tự thiêu Cúng Dường Tam Bảo !
- Ngày 1 tháng 8 năm 1963, trong cuộc phỏng vấn của Ðài Truyền hình Mỹ CBS, Bà Cố vấn Ngô Ðình Nhu (Lệ Xuân) tố cáo các Lãnh tụ Phật Giáo “đang âm mưu lật đổ Chính phủ”.
Bà Ngô Ðình Nhu cho rằng : “Tất cả những gì Phật Tử đã làm chỉ là “nướng thịt Sư” (barbecue a bonze) với xăng nhập cảng (imported gasoline)”.
Tiếp theo ngày 3 tháng 8 năm 1963, trong buổi lễ mãn khóa huấn luyện Bán Quân Sự cho Thanh Nữ Cộng Hòa, Bà Ngô Ðình Nhu lên án Phật Tử là thành phần phản loạn đang xử dụng các xảo thuật của Cộng sản để phá hoại Quốc Gia.
Cùng ngày, Ngô Ðình Nhu tuyên bố trong cuộc phỏng
vấn của Reuters :
- Sẽ xuống tay với Chùa Xá Lợi, vì là nơi nuôi dưỡng âm mưu đảo chánh.
- Nếu vấn đề Phật Giáo không giải quyết được, sẽ có cuộc đảo chánh chống Mỹ và Phật Giáo.
Tại Phan Thiết, ngày 4 tháng 8 năm 1963, Ðại Ðức Nguyên Hương tự thiêu trước dinh Tỉnh trưởng Phan Thiết.
Ngày 5 tháng 8 năm 1963, tại Sàigòn, một Tăng sĩ tự thiêu để đòi cho các Tôn Giáo được bình đẳng.
Ngày 10 tháng 8 năm 1963, Ðại sứ Nolting báo cáo về việc dàn xếp với Tổng thống Ngô Ðình Diệm và vợ chồng Cố vấn Ngô Ðình Nhu.
Theo Ðại sứ Nolting : Bà Trần Thị Lệ Xuân (Bà Nhu) vượt ra ngoài sự kiểm soát của cha mẹ (Ông Bà Trần Văn Chương) và anh chồng (Tổng thống Diệm).
Buổi tối, ông Nguyễn Ðình Thuần, Bộ trưởng Phủ Tổng thống đến gặp Ðại sứ Nolting và cho biết sự suy đoán của các ông Bộ trưởng: “Giờ hiểm nguy của Chính phủ Ngô Ðình Diệm khó tránh !”
Bà Trần Thị Lệ Xuân cùng em trai Trần Văn Khiêm, tổ chức một toán Cảnh sát Ðặc biệt để bắt cóc tất cả đối thủ. Chắc chắn Ông Cố vấn Ngô Ðình Nhu cũng biết rõ chuyện nầy.
Ngày 13 tháng 8 năm 1963 tại Huế, Ðại Ðức Thanh Tuệ, tự thiêu tại Chùa Phước Duyên để phán đối sự đàn áp của Chính quyền và đòi hỏi sự bình đẳng của Tôn Giáo.
Ngày 15 tháng 8 năm 1963, Ni cô Diệu Quang tự thiêu tại Chùa Ninh Hòa, Nha Trang để phản đối sự đàn áp của Chính quyền
Cùng ngày, Sinh viên Học sinh biểu tình tại Huế và bị Cảnh sát, Công an, Mật vụ thả chó để đàn áp. Phía sinh viên Học sinh có nhiều người bị thương và có một số bị bắt chở đi.
Ðại diện Sinh viên Học sinh có đến gặp Linh mục Cao Văn Luận, Viện trưởng Ðại Học Huế, xin Linh mục can thiệp với chính quyền để xin trả tự do cho các Sinh viên Học sinh bị bắt trong cuộc biểu tình vừa qua tại Huế.
Ngày 16 tháng 8 năm 1963, Tổng trưởng Bộ Giáo Dục Nguyễn Quang Trình cùng Giáo sư Trần Hữu Thế đến Huế.
Linh mục Cao Văn Luận đột ngột bị mất chức Viện trưởng Ðại Học Huế và lễ bàn giao gấp rút tiến hành vào ngày hôm sau, 17 tháng 8 năm 1963.
Phản đối Tân Viện trưởng, các Giáo sư ở Ðại học Huế xin từ chức, gồm có:
- Bác sĩ Lê Khắc Quyến, Khoa trưởng Y khoa
- Giáo sư Tôn Thất Hanh, Khoa học
- Giáo sư Nguyễn Văn Trường, Sư Phạm
- Giáo sư Bùi Tường Huân, Luật khoa
- Giáo sư Lê Tuyên Văn khoa
Tân Viện trưởng Trần Hữu Thế trở về Sàigòn để trình bày sự chống đối qua việc bất hợp tác của các Giáo sư.
Linh mục Cao Văn Luận vào Ðà Nẵng.
Các Giáo sư thuộc Ðại Học Huế ký kiến nghị phản đối việc cách chức Viện trưởng Cao Văn Luận.
Chiều cùng ngày, Sinh viên Học sinh biểu tình tại Huế.
Tại Chicago Hoa Kỳ, Báo LIFE đăng tin : “Trần Thị Lệ Xuân tuyên bố sẽ phá tan Phật Giáo”.
Sau đó Ðại sứ Mỹ có đề cập đến lời tuyên bố đó với Cố vấn Ngô Ðình Nhu. Ông Nhu trả lời: “Trần Thị Lệ Xuân là một Dân Biểu nên có quyền tự do phát biểu ý kiến”.
Thêm một sự việc tối quan trọng nữa là Tổng thống Ngô Ðình Diệm quyết định bổ nhiệm Trung tướng Trần Văn Ðôn, quyền Tổng Tham Mưu trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, thay thế Ðại tướng Lê Văn Tỵ vì bị bệnh nặng. Việc bổ nhiệm này xem như đưa “cọp” về rừng.
Tướng Tôn Thất Ðính, Tư Lệnh Quân Ðoàn III, chức vụ đã là tối quan trọng, nay kiêm nhiệm thêm Tổng Trấn Sàigòn-Chợ Lớn, lại tối quan trọng hơn nữa. (Tất cả quyền lực đều nằm gọn trong tay Ðôn, Ðính, thì làm sao cuộc đảo chánh 1 tháng 11 năm 1963 không thành công được !)
Ðúng như lời tuyên bố của bà Ngô Ðình Nhu (Trần Thị Lê Xuân) đã tuyên bố với báo LIFE ở Chicago. Nay Ông Cố vấn Ngô Ðình Nhu quyết thực hiện việc “Phá tan Phật Giáo” qua kế hoạch tấn công toàn diện vào các Chùa Phật Giáo.
Trong nửa đêm 20 tháng 8 năm 1963 đã xẩy ra những sự việc như sau:
Nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam uống thuốc độc tự tử để phản đối phiên Tòa của Tòa Án Mặt Trận xét xử Ông. Trong “Di Chúc” của Ông đã tiên liệu “Ðất nước sẽ mất về tay Cộng sản”. Lời di chúc hiện rõ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam là Bộ trưởng Ngoại Giao trong Chính phủ Liên hiệp năm 1946 do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Ông chống Cộng sản (Hồ Chí Minh), với lập trường vững chắc, nên đã từ chức Bộ trưởng Ngoại Giao và sống lưu vong tại Trung Hoa, vẫn tiếp tục hoạt động chống Cộng.
Ông là người sáng lập Tự Lực Văn Ðoàn, có ảnh hưởng lớn trong Văn học Việt Nam, nên Ông được giới trí thức rất kính nễ, nhất là sinh viên học sinh.
Năm 1948, Ông đến Hồng Kông gặp Bảo Ðại để tiếp tục công cuộc chống Cộng sản Việt Nam (Hồ Chí Minh).
Vì thế việc Ông tự tử như tiếng sét ghê hồn đánh vào chế độ Ngô Ðình Diệm, có ảnh hưởng chính trị to lớn nhưcác vụ tự thiêu của Phật Giáo. Ðây là biến cố làm lung lay cả một chế độ, ảnh hưởng rất lớn đến giới trí thức Miền Nam và giới trẻ Sinh viên Học sinh. Các tác phẩm của Nhà văn Nhất Linh đã thấm sâu trong quần chúng. Hơn thế nữa, sự tự tử của Ông Nguyễn Tường Tam cho các Ðảng phái Việt Nam thấy rõ “Tinh thần bất khuất” của một người làm cách mạng đấu tranh chống Cộng, chống độc tài, chống bất công…
Các biến cố đã xẩy ra cho thấy rõ sự “bất tài” trong vai trò lãnh đạo quốc gia của Tổng thống Ngô Ðình Diệm.
Tại sao lại đem ra xử các nhà cách mạng có thành tích chống Cộng sản trong lúc này ??? Trong lúc “dầu sôi lửa bỏng”, đang đối đầu với Mỹ, với cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của Tôn Giáo qua công điện số: 9195 ngày 6 tháng 5 năm 1963 “cấm” treo Cờ Phật Giáo, vụ thảm sát ở Ðài Phát thanh Huế ngày 8 tháng 5 năm 1963, vụ tự thiêu của Thượng tọa Thích Quảng Ðức tại Sàigòn ngày 11 tháng 6 năm 1963. Tất cả đều chưa được giải quyết ổn thỏa, phong trào chống Chính phủ ngày càng gia tăng và thế giới lênán.
Có lẽ chính quyền Ngô Ðình Diệm không nghĩ đến nguyện vọng của người dân, mà chỉ nghĩ đến uy quyền và sức mạnh của chế độ mà thôi !
Ngày 13 tháng 7 năm 1963, Lễ an táng của Nhà văn Nhất Linh được cử hành trọng thể, có nhiều thành phần tham dự, hàng ngàn Sinh viên, Học sinh tiễn đưa linh cửu của Nguyễn Tường Tam đến tận Nghĩa trang Bắc Việt.
Những ngày sau đó, Phong trào Sinh viên Học sinh bắt đầu tham gia các cuộc biểu tình đấu tranh chống Chính quyền Ngô Ðình Diệm.
Ngày 16 tháng 7 năm 1963, Thượng tọa Thích Tâm Châu dẫn đầu đoàn biểu tình của Tăng, Ni, Phật Tử, qua trước Tòa Ðại sứ Mỹ. Với lý do, phản đối Chính quyền tiếp tục đàn áp, bắt giữ Tăng, Ni, Phật Tử… Ðoàn biểu tình khẳng định Phật Giáo không phải là Cộng sản hay bị Cộng sản lợi dụng.
Chung quanh Ðoàn biểu tình của Tăng, Ni, Phật Tử, có đến 400 Công an, Cảnh sát, Mật vụ canh đường…
Ngày 17 tháng 7 năm 1963, Phật Tử có tổ chức cuộc biểu tình lớn tại Sàigòn, Chợ Lớn. Phía chính quyền có Cảnh sát, Công an và Mật vụ đàn áp dữ dội. Người tham gia biểu tình đều bị bắt chở đầy hàng chục xe đưa đến các trại tập trung ở Phú Lâm. Các chùa chiền đều bị phong tỏa !
- Ngày 23 tháng 7 năm 1963, Sư bà Diệu Huệ, mẹ của Bửu Hội họp báo, tuyên bố sẵn sàng tự thiêu Cúng Dường Tam Bảo !
- Ngày 1 tháng 8 năm 1963, trong cuộc phỏng vấn của Ðài Truyền hình Mỹ CBS, Bà Cố vấn Ngô Ðình Nhu (Lệ Xuân) tố cáo các Lãnh tụ Phật Giáo “đang âm mưu lật đổ Chính phủ”.
Bà Ngô Ðình Nhu cho rằng : “Tất cả những gì Phật Tử đã làm chỉ là “nướng thịt Sư” (barbecue a bonze) với xăng nhập cảng (imported gasoline)”.
Tiếp theo ngày 3 tháng 8 năm 1963, trong buổi lễ mãn khóa huấn luyện Bán Quân Sự cho Thanh Nữ Cộng Hòa, Bà Ngô Ðình Nhu lên án Phật Tử là thành phần phản loạn đang xử dụng các xảo thuật của Cộng sản để phá hoại Quốc Gia.
Cùng ngày, Ngô Ðình Nhu tuyên bố trong cuộc phỏng
vấn của Reuters :
- Sẽ xuống tay với Chùa Xá Lợi, vì là nơi nuôi dưỡng âm mưu đảo chánh.
- Nếu vấn đề Phật Giáo không giải quyết được, sẽ có cuộc đảo chánh chống Mỹ và Phật Giáo.
Tại Phan Thiết, ngày 4 tháng 8 năm 1963, Ðại Ðức Nguyên Hương tự thiêu trước dinh Tỉnh trưởng Phan Thiết.
Ngày 5 tháng 8 năm 1963, tại Sàigòn, một Tăng sĩ tự thiêu để đòi cho các Tôn Giáo được bình đẳng.
Ngày 10 tháng 8 năm 1963, Ðại sứ Nolting báo cáo về việc dàn xếp với Tổng thống Ngô Ðình Diệm và vợ chồng Cố vấn Ngô Ðình Nhu.
Theo Ðại sứ Nolting : Bà Trần Thị Lệ Xuân (Bà Nhu) vượt ra ngoài sự kiểm soát của cha mẹ (Ông Bà Trần Văn Chương) và anh chồng (Tổng thống Diệm).
Buổi tối, ông Nguyễn Ðình Thuần, Bộ trưởng Phủ Tổng thống đến gặp Ðại sứ Nolting và cho biết sự suy đoán của các ông Bộ trưởng: “Giờ hiểm nguy của Chính phủ Ngô Ðình Diệm khó tránh !”
Bà Trần Thị Lệ Xuân cùng em trai Trần Văn Khiêm, tổ chức một toán Cảnh sát Ðặc biệt để bắt cóc tất cả đối thủ. Chắc chắn Ông Cố vấn Ngô Ðình Nhu cũng biết rõ chuyện nầy.
Ngày 13 tháng 8 năm 1963 tại Huế, Ðại Ðức Thanh Tuệ, tự thiêu tại Chùa Phước Duyên để phán đối sự đàn áp của Chính quyền và đòi hỏi sự bình đẳng của Tôn Giáo.
Ngày 15 tháng 8 năm 1963, Ni cô Diệu Quang tự thiêu tại Chùa Ninh Hòa, Nha Trang để phản đối sự đàn áp của Chính quyền
Cùng ngày, Sinh viên Học sinh biểu tình tại Huế và bị Cảnh sát, Công an, Mật vụ thả chó để đàn áp. Phía sinh viên Học sinh có nhiều người bị thương và có một số bị bắt chở đi.
Ðại diện Sinh viên Học sinh có đến gặp Linh mục Cao Văn Luận, Viện trưởng Ðại Học Huế, xin Linh mục can thiệp với chính quyền để xin trả tự do cho các Sinh viên Học sinh bị bắt trong cuộc biểu tình vừa qua tại Huế.
Ngày 16 tháng 8 năm 1963, Tổng trưởng Bộ Giáo Dục Nguyễn Quang Trình cùng Giáo sư Trần Hữu Thế đến Huế.
Linh mục Cao Văn Luận đột ngột bị mất chức Viện trưởng Ðại Học Huế và lễ bàn giao gấp rút tiến hành vào ngày hôm sau, 17 tháng 8 năm 1963.
Phản đối Tân Viện trưởng, các Giáo sư ở Ðại học Huế xin từ chức, gồm có:
- Bác sĩ Lê Khắc Quyến, Khoa trưởng Y khoa
- Giáo sư Tôn Thất Hanh, Khoa học
- Giáo sư Nguyễn Văn Trường, Sư Phạm
- Giáo sư Bùi Tường Huân, Luật khoa
- Giáo sư Lê Tuyên Văn khoa
Tân Viện trưởng Trần Hữu Thế trở về Sàigòn để trình bày sự chống đối qua việc bất hợp tác của các Giáo sư.
Linh mục Cao Văn Luận vào Ðà Nẵng.
Các Giáo sư thuộc Ðại Học Huế ký kiến nghị phản đối việc cách chức Viện trưởng Cao Văn Luận.
Chiều cùng ngày, Sinh viên Học sinh biểu tình tại Huế.
Tại Chicago Hoa Kỳ, Báo LIFE đăng tin : “Trần Thị Lệ Xuân tuyên bố sẽ phá tan Phật Giáo”.
Sau đó Ðại sứ Mỹ có đề cập đến lời tuyên bố đó với Cố vấn Ngô Ðình Nhu. Ông Nhu trả lời: “Trần Thị Lệ Xuân là một Dân Biểu nên có quyền tự do phát biểu ý kiến”.
Thêm một sự việc tối quan trọng nữa là Tổng thống Ngô Ðình Diệm quyết định bổ nhiệm Trung tướng Trần Văn Ðôn, quyền Tổng Tham Mưu trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, thay thế Ðại tướng Lê Văn Tỵ vì bị bệnh nặng. Việc bổ nhiệm này xem như đưa “cọp” về rừng.
Tướng Tôn Thất Ðính, Tư Lệnh Quân Ðoàn III, chức vụ đã là tối quan trọng, nay kiêm nhiệm thêm Tổng Trấn Sàigòn-Chợ Lớn, lại tối quan trọng hơn nữa. (Tất cả quyền lực đều nằm gọn trong tay Ðôn, Ðính, thì làm sao cuộc đảo chánh 1 tháng 11 năm 1963 không thành công được !)
Ðúng như lời tuyên bố của bà Ngô Ðình Nhu (Trần Thị Lê Xuân) đã tuyên bố với báo LIFE ở Chicago. Nay Ông Cố vấn Ngô Ðình Nhu quyết thực hiện việc “Phá tan Phật Giáo” qua kế hoạch tấn công toàn diện vào các Chùa Phật Giáo.
Trong nửa đêm 20 tháng 8 năm 1963 đã xẩy ra những sự việc như sau:
Tổng thống Ngô Ðình Diệm tuyên bố lệnh thiết
quân luật (giới nghiêm).
Chiều ngày 20 tháng 8 năm 1963, Cố vấn Ngô Ðình Nhu triệu tập các nhân vật :
- Tướng Trần Văn Ðôn, quyền Tổng Tham Mưu trưởng Quân Lực VNCH
- Tướng Trần Thiện Khiêm, Tham Mưu trưởng
- Tướng Tôn Thất Ðính, Tư Lệnh Quân Ðoàn III, kiêm Tổng trấn Sàigòn, Chợ Lớn
- Ðại tá Nguyễn Văn Y, Tổng Giám đốc Cảnh Sát, Công An đến Phủ Tổng thống và ra lệnh: “Tối nay sẽ bắt các Sư Sãi Cộng sản”.
- Nửa đêm 20 tháng 8 năm 1963, lợi dụng giới nghiêm, Phủ Tổng thống (Cố vấn Ngô Ðình Nhu) ra lệnh: “Ðại tá Lê Quang Tung, Chỉ huy trưởng Lực Lượng Ðặc Biệt, hợp tác cùng Cảnh sát của Dương Văn Hiếu (Mật vu)ï và Cảnh sát Dã Chiến của Trần Văn Tư, Giám đốc Cảnh Sát Ðô Thành, có nhiệm vụ bao vây, tấn công cùng lúc các Chùa chiền trong Ðô Thành để bắt các Thượng Tọa, Ðại Ðức, Tăng, Ni, Phật Tử…”
Cuộc tấn công Chùa chiền do kế hoạch của Cố vấn Ngô Ðình Nhu. Nhóm hành động do 3 nhân vật tin cậy đặc biệt:
- Lê Quang Tung, Dương Văn Hiếu và Trần Văn Tư với mục đích gán ép cho Phật Giáo là Cộng sản, cần phải bắt nhốt tất cả.
Ðêm 20 tháng 8 năm 1963, các lực lượng địa phương cùng thực hiện chung công tác bắt hết các Tăng sĩ Phật Giáo, tất cả các Phật Tử bất kể thuộc thành phần nào, nam, phụ, lão, ấu… đều bị đưa đi giam giữ các trung tâm !
Tại Huế khoảng 2 giờ đêm, tiếng mõ, tiếng chuông, tiếng kêu cầu cứu vang lên khắp nơi. Ðồng bào quanh Chùa đánh mõ, đánh thùng thiết báo nguy.
Chiều ngày 20 tháng 8 năm 1963, Cố vấn Ngô Ðình Nhu triệu tập các nhân vật :
- Tướng Trần Văn Ðôn, quyền Tổng Tham Mưu trưởng Quân Lực VNCH
- Tướng Trần Thiện Khiêm, Tham Mưu trưởng
- Tướng Tôn Thất Ðính, Tư Lệnh Quân Ðoàn III, kiêm Tổng trấn Sàigòn, Chợ Lớn
- Ðại tá Nguyễn Văn Y, Tổng Giám đốc Cảnh Sát, Công An đến Phủ Tổng thống và ra lệnh: “Tối nay sẽ bắt các Sư Sãi Cộng sản”.
- Nửa đêm 20 tháng 8 năm 1963, lợi dụng giới nghiêm, Phủ Tổng thống (Cố vấn Ngô Ðình Nhu) ra lệnh: “Ðại tá Lê Quang Tung, Chỉ huy trưởng Lực Lượng Ðặc Biệt, hợp tác cùng Cảnh sát của Dương Văn Hiếu (Mật vu)ï và Cảnh sát Dã Chiến của Trần Văn Tư, Giám đốc Cảnh Sát Ðô Thành, có nhiệm vụ bao vây, tấn công cùng lúc các Chùa chiền trong Ðô Thành để bắt các Thượng Tọa, Ðại Ðức, Tăng, Ni, Phật Tử…”
Cuộc tấn công Chùa chiền do kế hoạch của Cố vấn Ngô Ðình Nhu. Nhóm hành động do 3 nhân vật tin cậy đặc biệt:
- Lê Quang Tung, Dương Văn Hiếu và Trần Văn Tư với mục đích gán ép cho Phật Giáo là Cộng sản, cần phải bắt nhốt tất cả.
Ðêm 20 tháng 8 năm 1963, các lực lượng địa phương cùng thực hiện chung công tác bắt hết các Tăng sĩ Phật Giáo, tất cả các Phật Tử bất kể thuộc thành phần nào, nam, phụ, lão, ấu… đều bị đưa đi giam giữ các trung tâm !
Tại Huế khoảng 2 giờ đêm, tiếng mõ, tiếng chuông, tiếng kêu cầu cứu vang lên khắp nơi. Ðồng bào quanh Chùa đánh mõ, đánh thùng thiết báo nguy.
Ðợt tấn công đầu, Cảnh sát bị đẩy lui. Sau đó
Ðại tá Ðỗ Cao Trí, Tư lệnh Sư Ðoàn I cho lệnh tấn công, nổ súng.
Các Giáo sư, Sinh viên, Học sinh đều bị bắt và đưa đi giam giữ tại các trung tâm, kể cả sân vận động.
Tại Sàigòn, các Chùa Phật giáo đều bị tấn công.
Sau đây là diễn biến sơ lược của “Cuộc tấn công Chùa Xá Lợi, Sàigòn”:
“Ðồng hồ thư viện điểm 12 tiếng, âm thanh văng vẳng ngân dài trong đêm thanh vắng. Mọi hoạt động đều ngừng, ánh điện quang chùa Xá Lợi sáng chói lên. Trên đại điện, dưới nhà hậu, chư Tăng Ni đều đã đi nghỉ. Riêng một số thanh niên Tăng
sĩ trong Ban Trật Tự còn ngồi gác sau hai cổng chùa.
Theo lệ thường của chùa Xá Lợi, Ban Trật Tự nàychia làm 6 chúng. Ðêm nay, chúng 5 phụ trách trong khoảng từ 1 đến 3 giờ 15.
Khi chúng 5 vừa tới thay phiên gác và ngồi trông chừng hai mặt cửa chùa được độ 3 phút, thì trên đường phố đang vắng lặng, bỗng xuất hiện một toán người mặc áo sơ mi bỏ ngoài quần tây. Họ ngồi trên xe đạp, từ từ lượn quanh, ngó vào chùa dò xét…
Thế rồi, trong giây lát, một hồi còi ré lên và một đoàn trên 200 người, tay lăm lăm súng cắm lưỡi lê ào tới bao vây quanh chùa. Ðoàn người này mặc đồ trận rằn ri, mũ sụp xuống lấp trán. Họ thi nhau xông tới phá hai cổng chùa. Trong chốc lát, các cổng đều bật tung và đoàn người võ trang hùng hổ tràn vào chùa. Họ cúi lom khom, lủi nhanh, núp vào các gốc cây, bờ tường, giống như đoàn quân thiện chiến đang xung kích trên trận địa sống chết với kẻ thù.
Lúc này chư Tăng, Ni đều đã dậy cả, ai nấy vội vả leo cầu thang rút lên thượng điện.
Các Thượng tọa gấp rút gọi điện đến cho các Ký giả, Sứ quán, nhưng đường dây đã bị cắt đứt, đồng thời hơi điện trong chùa cũng bị cúp luôn. Thế là, trong màn đêm, lờ mờ qua ánh điện đường, sân chùa tràn ngập bọn người hung dữ, sát khí đằng đằng. Họ ồ ạt xông vào chính điện, đập phá cánh cửa, đạp đổ bàn thờ Hòa thượng Thích Quảng Ðức và phá tan hộp đựng tiền công đức của thiện tín thập phương rồi cướp hết. Họ như điên cuồng, đập phá bàn ghế, xô đạp Hương đài, chặt cánh tay và móc mắt Phật lấy cặp nhãn kim cương trị giá trên hai triệu đồng.
Ngay từ phút đầu của cuộc tấn công, cảnh chùa đã trở nên huyên náo, bên dưới bọn người hung dữ phá phách rầm rầm; ở trên Thượng điện, chư Tăng, Ni khua trống, đánh chuông, đập thùng thiếc cùng kêu la inh ỏi làm náo động cả một góc Thủ đô.
Khi thanh toán xong dưới nhà, bọn người hung dữ nương theo hai cầu thang xông lên Thượng điện. Nhưng, ho gặp ngay phản ứng của hàng ngũ thanh niên Tăng sĩ…
Lập tức lựu đạn cay từ dưới thi nhau tung lên sân Thượng điện, tiếng nổ chát chúa vang ra, cả trăm Tăng, Ni bị khói cay họ sặc sụa, nước mắt nước mũi chảy ròng ròng. Một số người sức yếu, ngất đi nằm vật xuống.
Bọn người hung dữ lại từ dưới xông lên. Các thanh niên Tăng sĩ mặc dù nước mắt mũi chảy ràn rụa làm mù mịt không thấy gì. Lựu đạn cay lại từ dưới nhất loạt tung lên, khói đen tỏa dày đặc, nhiều Tăng, Ni bị lựu đạn nổ ngay trên mình hoặc bị vỏ thủy tinh bắn ra cắt đứt da thịt, máu chảy quá nhiều nên ngã quỵ xuống.
Ðể đối phó lại, hàng tiền đạo Tăng sĩ được võ trang bằng khăn ướt, bịt trên mặt để ngăn bớt khói cay…
Thời gian khủng khiếp nặng nề trôi… chư Tăng đã gần kiệt sức mà lực lượng cứu viện không có…
Trong chùa, trận chiến khởi đầu từ 1 giờ tới 2 giờ 45 phút thì thế cờ bắt đầu chuyển hướng. Lực lượng võ trang xông lên hùng hổ bao nhiêu thì sức kháng cự của Tăng, Ni yếu dần đi bấy nhiêu…
Thế là mọi người chỉ còn hai bàn tay trắng, đưa ra đón lấy những mũi nhọn của lưỡi lê ào ạt từ dưới lao lên. Lần lượt những người tu hành bị bọn người hung dữ thúc lưỡi lê vào ngực, vào lưng dồn tới một xó chùa. Còn cảnh nào thương tâm bằng cảnh những người tu hành, từ bỏ tất cả trừ mảnh áo cũ kỹ che thân. Nay áo đó cũng bị rách tả tơi hoặc bị lựu đạn làm cho cháy xém rách nát cả da thịt !
Khi đã chiếm xong Thượng điện, bọn người hung dữ tiếp tục khủng bố. Họ tràn vào thư viện bắt trói đánh đập các Thầy ở đây rồi dẫn đi…
Có nhiều Thầy vừa ra tới cửa bị chúng còng tay, rồi đẩy đi. Qua một trận ngửi hơi ngạt, các Thầy mệt mỏi, bước đi chậm chạp bị chúng tống báng súng vào lưng, khiến các Thầy ngã sấp xuống gạch. Tay lại bị còng ra phía sau, không thể chống đỡ nên các Thầy đành chịu cảnh dập mày dập mặt, máu tuôn ướt áo…
Kế đó, đèn được bật sáng; mọi người mới biết đoàn người hung dữ này không ai xa lạ, chính là bọn mật vụ, cảnh sát và lực lượng đặc biệt do Trần Văn Tư, Giám Ðốc Cảnh sát Ðô Thành chỉ huy tổng quát…
Theo lệnh Trần Văn Tư, bọn mật vụ lần lượt bắt Hòa Thượng Hội Chủ, các Thượng Tọa, Ðại Ðức dẫn ra xe. Chúng vừa tìm kiếm vừa reo lên “A thằng Tâm Châu đây rồi… cả thằng Giác Ðức nữa, may quá…”. Lập tức chúng xúm lại khiêng hai Thượng Tọa xuống lầu. Ðại Ðức Thích Ðức Nghiệp cũng bị chúng lôi đi lệt xệt trên cầu thang. Thế rồi các vị bị chúng đưa đi, giam mỗi người một phương nào không ai được biết.
Sau khi chúng kiểm soát kỹ lưỡng khắp chùa một lần nữa, thấy không còn sót ai, bọn mật vụ, cảnh sát, lực lượng đặc biệt xếp hàng hai bên lối đi, mỗi đứa cách nhau một thước, nối tiếp nhau từ trên Phật điện, xuống cầu thang vòng ra cổng. Chúng quay mặt đối diện với nhau, rồi một bọn khác tới lùa mấy trăm Tăng, Ni ra xe.
Chư Tăng, Ni, líu díu bước theo nhau thành một đoàn người rách rưới tả tơi, máu me lem luốc đầy mặt khắp mình…
Cho tới 3 giờ rưỡi sáng, bọn người gian ác này hoàn toàn thành công trong việc đánh phá chùa Xá Lợi.
(PGVN – 1963 – Quốc Tuệ, tái bản tại Pháp năm 1987 – tr. 390-393)
Các Giáo sư, Sinh viên, Học sinh đều bị bắt và đưa đi giam giữ tại các trung tâm, kể cả sân vận động.
Tại Sàigòn, các Chùa Phật giáo đều bị tấn công.
Sau đây là diễn biến sơ lược của “Cuộc tấn công Chùa Xá Lợi, Sàigòn”:
“Ðồng hồ thư viện điểm 12 tiếng, âm thanh văng vẳng ngân dài trong đêm thanh vắng. Mọi hoạt động đều ngừng, ánh điện quang chùa Xá Lợi sáng chói lên. Trên đại điện, dưới nhà hậu, chư Tăng Ni đều đã đi nghỉ. Riêng một số thanh niên Tăng
sĩ trong Ban Trật Tự còn ngồi gác sau hai cổng chùa.
Theo lệ thường của chùa Xá Lợi, Ban Trật Tự nàychia làm 6 chúng. Ðêm nay, chúng 5 phụ trách trong khoảng từ 1 đến 3 giờ 15.
Khi chúng 5 vừa tới thay phiên gác và ngồi trông chừng hai mặt cửa chùa được độ 3 phút, thì trên đường phố đang vắng lặng, bỗng xuất hiện một toán người mặc áo sơ mi bỏ ngoài quần tây. Họ ngồi trên xe đạp, từ từ lượn quanh, ngó vào chùa dò xét…
Thế rồi, trong giây lát, một hồi còi ré lên và một đoàn trên 200 người, tay lăm lăm súng cắm lưỡi lê ào tới bao vây quanh chùa. Ðoàn người này mặc đồ trận rằn ri, mũ sụp xuống lấp trán. Họ thi nhau xông tới phá hai cổng chùa. Trong chốc lát, các cổng đều bật tung và đoàn người võ trang hùng hổ tràn vào chùa. Họ cúi lom khom, lủi nhanh, núp vào các gốc cây, bờ tường, giống như đoàn quân thiện chiến đang xung kích trên trận địa sống chết với kẻ thù.
Lúc này chư Tăng, Ni đều đã dậy cả, ai nấy vội vả leo cầu thang rút lên thượng điện.
Các Thượng tọa gấp rút gọi điện đến cho các Ký giả, Sứ quán, nhưng đường dây đã bị cắt đứt, đồng thời hơi điện trong chùa cũng bị cúp luôn. Thế là, trong màn đêm, lờ mờ qua ánh điện đường, sân chùa tràn ngập bọn người hung dữ, sát khí đằng đằng. Họ ồ ạt xông vào chính điện, đập phá cánh cửa, đạp đổ bàn thờ Hòa thượng Thích Quảng Ðức và phá tan hộp đựng tiền công đức của thiện tín thập phương rồi cướp hết. Họ như điên cuồng, đập phá bàn ghế, xô đạp Hương đài, chặt cánh tay và móc mắt Phật lấy cặp nhãn kim cương trị giá trên hai triệu đồng.
Ngay từ phút đầu của cuộc tấn công, cảnh chùa đã trở nên huyên náo, bên dưới bọn người hung dữ phá phách rầm rầm; ở trên Thượng điện, chư Tăng, Ni khua trống, đánh chuông, đập thùng thiếc cùng kêu la inh ỏi làm náo động cả một góc Thủ đô.
Khi thanh toán xong dưới nhà, bọn người hung dữ nương theo hai cầu thang xông lên Thượng điện. Nhưng, ho gặp ngay phản ứng của hàng ngũ thanh niên Tăng sĩ…
Lập tức lựu đạn cay từ dưới thi nhau tung lên sân Thượng điện, tiếng nổ chát chúa vang ra, cả trăm Tăng, Ni bị khói cay họ sặc sụa, nước mắt nước mũi chảy ròng ròng. Một số người sức yếu, ngất đi nằm vật xuống.
Bọn người hung dữ lại từ dưới xông lên. Các thanh niên Tăng sĩ mặc dù nước mắt mũi chảy ràn rụa làm mù mịt không thấy gì. Lựu đạn cay lại từ dưới nhất loạt tung lên, khói đen tỏa dày đặc, nhiều Tăng, Ni bị lựu đạn nổ ngay trên mình hoặc bị vỏ thủy tinh bắn ra cắt đứt da thịt, máu chảy quá nhiều nên ngã quỵ xuống.
Ðể đối phó lại, hàng tiền đạo Tăng sĩ được võ trang bằng khăn ướt, bịt trên mặt để ngăn bớt khói cay…
Thời gian khủng khiếp nặng nề trôi… chư Tăng đã gần kiệt sức mà lực lượng cứu viện không có…
Trong chùa, trận chiến khởi đầu từ 1 giờ tới 2 giờ 45 phút thì thế cờ bắt đầu chuyển hướng. Lực lượng võ trang xông lên hùng hổ bao nhiêu thì sức kháng cự của Tăng, Ni yếu dần đi bấy nhiêu…
Thế là mọi người chỉ còn hai bàn tay trắng, đưa ra đón lấy những mũi nhọn của lưỡi lê ào ạt từ dưới lao lên. Lần lượt những người tu hành bị bọn người hung dữ thúc lưỡi lê vào ngực, vào lưng dồn tới một xó chùa. Còn cảnh nào thương tâm bằng cảnh những người tu hành, từ bỏ tất cả trừ mảnh áo cũ kỹ che thân. Nay áo đó cũng bị rách tả tơi hoặc bị lựu đạn làm cho cháy xém rách nát cả da thịt !
Khi đã chiếm xong Thượng điện, bọn người hung dữ tiếp tục khủng bố. Họ tràn vào thư viện bắt trói đánh đập các Thầy ở đây rồi dẫn đi…
Có nhiều Thầy vừa ra tới cửa bị chúng còng tay, rồi đẩy đi. Qua một trận ngửi hơi ngạt, các Thầy mệt mỏi, bước đi chậm chạp bị chúng tống báng súng vào lưng, khiến các Thầy ngã sấp xuống gạch. Tay lại bị còng ra phía sau, không thể chống đỡ nên các Thầy đành chịu cảnh dập mày dập mặt, máu tuôn ướt áo…
Kế đó, đèn được bật sáng; mọi người mới biết đoàn người hung dữ này không ai xa lạ, chính là bọn mật vụ, cảnh sát và lực lượng đặc biệt do Trần Văn Tư, Giám Ðốc Cảnh sát Ðô Thành chỉ huy tổng quát…
Theo lệnh Trần Văn Tư, bọn mật vụ lần lượt bắt Hòa Thượng Hội Chủ, các Thượng Tọa, Ðại Ðức dẫn ra xe. Chúng vừa tìm kiếm vừa reo lên “A thằng Tâm Châu đây rồi… cả thằng Giác Ðức nữa, may quá…”. Lập tức chúng xúm lại khiêng hai Thượng Tọa xuống lầu. Ðại Ðức Thích Ðức Nghiệp cũng bị chúng lôi đi lệt xệt trên cầu thang. Thế rồi các vị bị chúng đưa đi, giam mỗi người một phương nào không ai được biết.
Sau khi chúng kiểm soát kỹ lưỡng khắp chùa một lần nữa, thấy không còn sót ai, bọn mật vụ, cảnh sát, lực lượng đặc biệt xếp hàng hai bên lối đi, mỗi đứa cách nhau một thước, nối tiếp nhau từ trên Phật điện, xuống cầu thang vòng ra cổng. Chúng quay mặt đối diện với nhau, rồi một bọn khác tới lùa mấy trăm Tăng, Ni ra xe.
Chư Tăng, Ni, líu díu bước theo nhau thành một đoàn người rách rưới tả tơi, máu me lem luốc đầy mặt khắp mình…
Cho tới 3 giờ rưỡi sáng, bọn người gian ác này hoàn toàn thành công trong việc đánh phá chùa Xá Lợi.
(PGVN – 1963 – Quốc Tuệ, tái bản tại Pháp năm 1987 – tr. 390-393)
Quyết định tấn công các Chùa là một quyết định
sai lầm, chứng tỏ sự “BẤT TÀI” của các nhà lãnh đạo quốc gia.
Chỉ riêng tại Sàigòn, hầu hết các vị lãnh đạo Phật Giáo, Tăng, Ni, Phật Tử đều bị bắt trên 2.000 người. Có trên 30 người bị thương, 2 người mất tích. Những người bị bắt, giam giữ tại những Sàlan nổi trên sông Sàigòn và một vài nơi bí mật, nhất là các vị Tu sĩ Lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.
Ðúng như lời tuyên bố của Bà Nhu (Lệ Xuân) với báo LIFE tại Chicago, Hoa Kỳ: “Sẽ phá tan Phật giáo” và Ngô Ðình Nhu ra lệnh: “Tối nay sẽ bắt các Sư Sãi Cộng sản”.
Kể từ giờ phút này Phật Giáo xem như bị tê liệt hoàn toàn. Các chùa chiền bị phong tỏa. Các Tu sĩ Phật Giáo, Tăng, Ni, Phật Tử đều bị bắt giam, đặc biệt các Chức sắc Phật Giáo đều bị cô lập, có vị bị bắt, có vị trốn thoát không dám ra mặt… Nói chung các cấp lãnh đạo Phật Giáo và lực lượng đấu tranh của Phật Giáo không còn hoạt động được nữa. Mọi việc xem như Chính quyền đã giải quyết xong, đã thỏa mãn các “nguyện vọng” của Phật Giáo bằng võ lực, bằng đàn áp và bắt giam tất cả…
Bây giờ chỉ có lòng người xao xuyến, lương tâm cắn rứt, chán chường cho chế độ mang danh là “Cộng Hòa – Tự Do – Dân Chủ” và âm thầm với câu:
“Tư Do, Dân Chủ sẽ về
Diệm đụng Bồ Ðề, thì Diệm sẽ tan”.
Ðó cũng chỉ là oán hận không làm gì được trước sức mạnh của Chính quyền, nên cầu mong “Tự Do, Dân Chủ” và nói ra cho hả giận mà thôi, ai ngờ nó thành sự thật !
Chỉ riêng tại Sàigòn, hầu hết các vị lãnh đạo Phật Giáo, Tăng, Ni, Phật Tử đều bị bắt trên 2.000 người. Có trên 30 người bị thương, 2 người mất tích. Những người bị bắt, giam giữ tại những Sàlan nổi trên sông Sàigòn và một vài nơi bí mật, nhất là các vị Tu sĩ Lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.
Ðúng như lời tuyên bố của Bà Nhu (Lệ Xuân) với báo LIFE tại Chicago, Hoa Kỳ: “Sẽ phá tan Phật giáo” và Ngô Ðình Nhu ra lệnh: “Tối nay sẽ bắt các Sư Sãi Cộng sản”.
Kể từ giờ phút này Phật Giáo xem như bị tê liệt hoàn toàn. Các chùa chiền bị phong tỏa. Các Tu sĩ Phật Giáo, Tăng, Ni, Phật Tử đều bị bắt giam, đặc biệt các Chức sắc Phật Giáo đều bị cô lập, có vị bị bắt, có vị trốn thoát không dám ra mặt… Nói chung các cấp lãnh đạo Phật Giáo và lực lượng đấu tranh của Phật Giáo không còn hoạt động được nữa. Mọi việc xem như Chính quyền đã giải quyết xong, đã thỏa mãn các “nguyện vọng” của Phật Giáo bằng võ lực, bằng đàn áp và bắt giam tất cả…
Bây giờ chỉ có lòng người xao xuyến, lương tâm cắn rứt, chán chường cho chế độ mang danh là “Cộng Hòa – Tự Do – Dân Chủ” và âm thầm với câu:
“Tư Do, Dân Chủ sẽ về
Diệm đụng Bồ Ðề, thì Diệm sẽ tan”.
Ðó cũng chỉ là oán hận không làm gì được trước sức mạnh của Chính quyền, nên cầu mong “Tự Do, Dân Chủ” và nói ra cho hả giận mà thôi, ai ngờ nó thành sự thật !
Ở đây người viết quyển sách “Việt Nam Ðiêu Tàn
– Bất Hạnh” đã đọc nhiều sách báo về chính quyền Ngô Ðình Diệm kể từ
năm 1963 đến nay. Tuyệt nhiên người viết không trích dẫn, khai thác các
chủ đề như “Kỳ thị Tôn giáo”, “Ðộc tài Gia đình trị”, “Tham nhũng”, “Thiên
Chúa giáo ưu tiên phát triển”, “Tài sản của Tổng Giám mục Ngô Ðình
Thục, Cố vấn Ngô Ðình Nhu, Ngô Ðình Cẩn”, “Hệ thống Mật vụ để đàn áp, thủ
tiêu đối lập, tôn giáo không phải là Thiên Chúa Giáo…”
Người viết chú tâm một
vấn đề duy nhất là sự lãnh đạo của chính quyền các cấp từ địa phương đến
trung ương để đưa đẩy sự việc từ bình thường đến bất bình thường, từ
ôn hòa đến biến động, từ xây dựng đến sụp đổ...
Nói tóm lại “Nếu có tài lãnh đạo” thì chẳng có
gì xẩy ra, kể cả Ðồng minh Hoa Kỳ muốn gây khó khăn để họ giữ lấy vai
trò quan trọng. Bởi vì bản chất của các nước lớn, kể cả phe Cộng sản (Liên
Xô, Trung Cộng), có viện trợ là có áp lực, có khuynh loát, có ảnh hưởng
của kẻ mạnh.
Nhưng nếu có tài lãnh đạo sẽ biến khó khăn thành thuận lợi, biến loạn ly thành an lạc, thanh bình… Vì thế người lãnh đạo phải biết tùy cơ ứng biến, phải có tài kinh bang tế thế và cũng phải biết đặt quyền lợi của quốc gia, dân tộc lên trên hết.
Như đã trình bày, các nước nhận viện trợ của Hoa Kỳ phải chịu nhiều cay đắng, chua chát, kể cả nhục nhã như các nhà lãnh đạo các nước:
1. Trung Hoa Quốc Gia – Khi mất lục địa chạy ra hòn đảo Ðài Loan. Họ đã lợi dụng viện trợ Mỹ và sự che chở của Mỹ để xây dựng thành một quốc gia giàu mạnh, phú cường… có thể đương đầu với sức mạnh lớn hơn 100 lần, với trên một tỷ người từ Trung Hoa lục địa để tồn tại từ năm 1949 đến nay, trên 58 năm (1949-2008) và được xếp là một trong những Con Rồng Á Châu.
2. Triều Tiên – Sau cuộc chiến khốc liệt giữa hai khối Cộng sản và Tự Do (Tư Bản), đất nước Triều Tiên bị chia đôi thành : Nam Hàn (Tự Do) và Bắc Hàn (Cộng sản).
Nam Hàn cũng nhờ viện trợ Mỹ, nhờ Mỹ che chở để xây dựng đất nước cũng lâm vào cảnh bị Mỹ chi phối và rồi đưa đến những cuộc đảo chánh, chết chóc… Nhưng nhờ có đối lập, có tự do dân chủ, các nhà lãnh đạo quốc gia biết đối thoại xây dựng, biết đặt quyền lợi của đất nước dân tộc lên trên hết, nên họ đã tồn tại trước sự phá hoại triền miên của Bắc Hàn (Cộng sản) cho đến ngày nay gần 56 năm (1953-2008) và hiện nay, đời sống của người dân Nam Hàn vào hạng cao trên thế giới. Nam Hàn cũng là một trong những Con Rồng Á Châu.
3. Nước Ðức cũng bị chia đôi sau khi Hitler bị các cường quốc đánh bại, Tứ cường Anh, Pháp, Mỹ và Nga kiểm soát đất nước Ðức, rồi sau đó chia đôi đất nước này thành 2 miền : Ðông Ðức (Cộng sản), Tây Ðức (Tự Do).
Ðến ngày 24 tháng 5 năm 1949, Tây Ðức trở thành Cộng Hòa Liên Bang Ðức, nhờ vào viện trợ của Mỹ (1949- 1989). Tây Ðức đã được xây dựng thành một trong các cường quốc kinh tế tại Châu Âu. Mãi đến ngày 9 tháng 11 năm 1989, bức tường “Ô Nhục” Ðông Bá Linh bị sụp đổ, Cộng sản Ðông Ðức tan rã !
Nước Ðức được thống nhất, Tây Ðức phải chi ra hàng trăm tỷ đồng để giúp dân chúng Ðông Ðức (Xem phần “So sánh sự Thống nhất Nước Ðức và Việt Nam“ trong sách này- Phần I về sự xuất hiện của Hồ Chí Minh).
Chỉ nói đến Ðài Loan (Trung Hoa Quốc Gia), Nam Hàn, Tây Ðức đều nhờ vào viện trợ Mỹ mà xây dựng quốc gia được giàu mạnh, phú cường. Chỉ có Việt Nam bị nhuộm đỏ, bị rơi vào bàn tay máu của Cộng sản ! Có phải là do sự “Bất tài của các nhà lãnh đạo quốc gia” chăng ?
(Hỏi tức là trả lời – Sẽ nói rõ ở giai đoạn từ 1/11/1963 đến 30/4/1975 ở phần sau)
Nhưng nếu có tài lãnh đạo sẽ biến khó khăn thành thuận lợi, biến loạn ly thành an lạc, thanh bình… Vì thế người lãnh đạo phải biết tùy cơ ứng biến, phải có tài kinh bang tế thế và cũng phải biết đặt quyền lợi của quốc gia, dân tộc lên trên hết.
Như đã trình bày, các nước nhận viện trợ của Hoa Kỳ phải chịu nhiều cay đắng, chua chát, kể cả nhục nhã như các nhà lãnh đạo các nước:
1. Trung Hoa Quốc Gia – Khi mất lục địa chạy ra hòn đảo Ðài Loan. Họ đã lợi dụng viện trợ Mỹ và sự che chở của Mỹ để xây dựng thành một quốc gia giàu mạnh, phú cường… có thể đương đầu với sức mạnh lớn hơn 100 lần, với trên một tỷ người từ Trung Hoa lục địa để tồn tại từ năm 1949 đến nay, trên 58 năm (1949-2008) và được xếp là một trong những Con Rồng Á Châu.
2. Triều Tiên – Sau cuộc chiến khốc liệt giữa hai khối Cộng sản và Tự Do (Tư Bản), đất nước Triều Tiên bị chia đôi thành : Nam Hàn (Tự Do) và Bắc Hàn (Cộng sản).
Nam Hàn cũng nhờ viện trợ Mỹ, nhờ Mỹ che chở để xây dựng đất nước cũng lâm vào cảnh bị Mỹ chi phối và rồi đưa đến những cuộc đảo chánh, chết chóc… Nhưng nhờ có đối lập, có tự do dân chủ, các nhà lãnh đạo quốc gia biết đối thoại xây dựng, biết đặt quyền lợi của đất nước dân tộc lên trên hết, nên họ đã tồn tại trước sự phá hoại triền miên của Bắc Hàn (Cộng sản) cho đến ngày nay gần 56 năm (1953-2008) và hiện nay, đời sống của người dân Nam Hàn vào hạng cao trên thế giới. Nam Hàn cũng là một trong những Con Rồng Á Châu.
3. Nước Ðức cũng bị chia đôi sau khi Hitler bị các cường quốc đánh bại, Tứ cường Anh, Pháp, Mỹ và Nga kiểm soát đất nước Ðức, rồi sau đó chia đôi đất nước này thành 2 miền : Ðông Ðức (Cộng sản), Tây Ðức (Tự Do).
Ðến ngày 24 tháng 5 năm 1949, Tây Ðức trở thành Cộng Hòa Liên Bang Ðức, nhờ vào viện trợ của Mỹ (1949- 1989). Tây Ðức đã được xây dựng thành một trong các cường quốc kinh tế tại Châu Âu. Mãi đến ngày 9 tháng 11 năm 1989, bức tường “Ô Nhục” Ðông Bá Linh bị sụp đổ, Cộng sản Ðông Ðức tan rã !
Nước Ðức được thống nhất, Tây Ðức phải chi ra hàng trăm tỷ đồng để giúp dân chúng Ðông Ðức (Xem phần “So sánh sự Thống nhất Nước Ðức và Việt Nam“ trong sách này- Phần I về sự xuất hiện của Hồ Chí Minh).
Chỉ nói đến Ðài Loan (Trung Hoa Quốc Gia), Nam Hàn, Tây Ðức đều nhờ vào viện trợ Mỹ mà xây dựng quốc gia được giàu mạnh, phú cường. Chỉ có Việt Nam bị nhuộm đỏ, bị rơi vào bàn tay máu của Cộng sản ! Có phải là do sự “Bất tài của các nhà lãnh đạo quốc gia” chăng ?
(Hỏi tức là trả lời – Sẽ nói rõ ở giai đoạn từ 1/11/1963 đến 30/4/1975 ở phần sau)
Kết thúc vụ đấu tranh đòi hỏi của Phật Giáo
bằng kết quả:
- 32 người chết kể cả ở Ðài Phát Thanh, bị xô xát trong các cuộc biểu tình và tự thiêu
- 58 người bị thương
- 6 người mất tích
+ 3.000 người bị bắt, giam cầm trên toàn Miềân Nam, kể đến ngày 22 tháng 8 năm 1963.
Thật sự người lãnh đạo quốc gia “có tài” biết uyển chuyển, biết tôn trọng nguyện vọng của người dân, biết lắng nghe dư luận, biết gạt bỏ các ý đồ bất chính, thì mọi việc được thỏa mãn qua cách giải quyết:
1. Lỡ có công điện “cấm treo cờ” số 9195 ngày 6-5- 1963 do ông Quách Tòng Ðức tuân hành theo khẩu lệnh của Tổng thống Ngô Ðình Diệm gởi đi.
Nay tạm đình hoản thi hành và chờ Chính phủ ban hành một quyết định về thể thức treo cờ tôn giáo trong những ngày sắp đến. Quyết định này phải nhấn mạnh: Áp dụng cho tất cả tôn giáo kể cả Thiên Chúa Giáo.
Thế là xong ! Công điện “cấm treo cờ” xem như giải quyết êm đẹp, chỉ bằng một công điện khác “tạm ngưng thi hành”.
2. Vấn đề Phát thanh chương trình Ðại Lễ Phật Ðản ngày 8 tháng 5 năm 1963. Phía chính quyền nên cho phát thanh chương trình đó nhưng xin cắt bớt đoạn không thích
hợp. Thế là xong !
3. Lỡ đã gây chết chóc tại Ðài Phát Thanh, bất kỳ từ đâu đến : Việt Cộng hay CIA Mỹ ? Phía chính quyền phải có trách nhiệm giải quyết cho thỏa đáng :
- Chính quyền phải lo cho các nạn nhân bị chết và bị thương, an ủi, chia buồn… Không phải bồi thường nhưng cũng tặng một số hiệm kim để tỏ lòng chia xẻ nỗi đau buồn cùng các gia đình có người chết, bị thương tích.
- Áp dụng kỷ luật đối với các Viên chức Chính quyền, Quân đội, Cảnh sát, Cơ quan An ninh liên hệ. Thế là xong!
4. Ðòi hỏi Bình đẳng Tôn Giáo bằng cách hủy bỏ Dụ (Nghị định) số 10 của Thực dân Pháp và Bảo Ðại ban hành - Xem Phật Giáo là một Hiệp hội.
Ra Sắc lệnh hủy bỏ ngay. Vì Thực dân Pháp đã cuốn gói về Pháp. Bảo Ðại đã bị truất phế bởi cuộc Trung Cầu Dân Ý ngày 23 tháng 10 năm 1955, thì đâu còn hiệu lực pháp lý mà không hủy bỏ.
Sự “Bất tài” và phi lý, ngoan cố của chính quyền là điều khó hiểu. Tại sao không chịu hủy bỏ Dụ số 10 ?
Cho nên có biến của Phật Giáo là do Chính quyền vì “Bất tài” hay vì một lý do thầm kín nào đó gây nên, chứ không phải từ Phật Giáo.
Ðến ngày 22 tháng 8 năm 1963, vụ Phật Giáo xem như chấm dứt, nhưng hậu quả của cách giải quyết mạnh bạo của Chính quyền Ngô Ðình Diệm áp dụng đã lan rộng khắp thế giới rất bất lợi cho chế độ vì bị thế giới lên án, nhân dân Hoa Kỳ bất mãn, chống đối sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Việt Nam, khiến Tổng thống Kennedy rất bối rối. Từ đó quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa càng thêm căng thẳng. Phía Việt Cộng, qua Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tuyên truyền, lên án chính quyền và lợi dụng sự bất mãn của quần chúng, gia tăng tổ chức phá hoại, nhất là các vùng thôn quê hẻo lánh.
Quân đội là lực lượng chính đang đương đầu với Cộng sản khắp các chiến trường để bảo đảm sự phát triển quốc gia và sự an toàn cho nhân dân. Thực sự có gặp khó khăn trong công việc tiễu trừ Việt Cộng, vì nhân dân đã bất mãn với chế độ nên thờ ơ với công cuộc chống Cộng.
Người quân nhân đang chiến đấu nơi chiến trường, hy sinh cả mạng sống của mình để bảo vệ an ninh quốc gia. Khi nhìn lại hậu phương bất ổn, nhất là bà con, anh em, con cháu họ bị chính quyền bắt giam chỉ vì đấu tranh cho sự Bình Ðẳng Tôn Giáo, mà phần lớn người quân nhân đều theo Ðạo Phật (Ðạo Phật, Ðạo thờ cúng ông bà, Cao Ðài, Phật Giáo Hòa Hảo xem như một).
Trong lúc Dụ số 10 chỉ có Thiên Chúa Giáo là tôn giáo. Còn tất cả: Ðạo Phật, Ðạo thờ cúng ông bà, Cao Ðài, Phật Giáo Hòa Hảo đều chỉ được xem như là Hiệp Hội chứ không phải là Tôn Giáo. Nên sự bất mãn trong Quân đội VNCH nay gia tăng thêm mầm mống chống đối Chính quyền và những cuộc đảo chánh cũng phát xuất từ lòng bất mãn của Quân nhân các cấp trong Quân đội :
- Ngày 21 tháng 8 năm 1963, Ông Trần Văn Chương (thân sinh của Trần Thị Lệ Xuân, vợ Cố vấn Ngô Ðình Nhu), Ðại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Hoa Kỳ gởi điện văn xin từ chức.
Vợ của Ông Trần Văn Chương là Bà Thân Thị Nam Trân (mẹ của Trần Thị Lệ Xuân) cũng từ chức Quan Sát Viên Thường Trực của Việt Nam Cộng Hòa tại Liên Hiệp Quốc ở New York.
- Ngày 22 tháng 8 năm 1963, Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu xuống tóc (cạo đầu), đệ đơn từ chức Tổng trưởng Bộ Ngoại Giao Việt Nam Cộng Hòa.
Tại Phnom Penh, Chính phủ Hoàng gia Cambodge ra tuyên cáo phản đối Chính quyền Ngô Ðình Diệm đàn áp Phật Giáo.
Dư luận báo chí tại Mỹ rất sôi nổi về việc đàn áp Phật Giáo:
Hầu hết các cơ quan ngôn luận đều yêu cầu Chính phủ Mỹ phải có thái độ với Chính quyền Ngô Ðình Diệm, ngay lập tức.
Báo New York Herald Tribune nhắc lại lời tuyên bố của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vào tháng 4 năm 1960, khi Chính phủ Nam Hàn đàn áp và giết chết sinh viên học sinh và đưa đến sự sụp đổ của Chính phủ Lý Thừa Vãn.
Báo New York Times kịch liệt lên án Chính phủ Ngô Ðình Diệm, cho rằng quá độc tài, tàn bạo biểu lộ qua cuộc đàn áp Phật Giáo làm mất lòng dân. Báo này còn chỉ trích Chính phủ Kennedy đã không xử dụng biện pháp thích đáng với Ngô Ðình Diệm và chậm trễ trong khi cần minh định thái độ (CÐ số 4879/83 – VNNB-CÐ – tr. 321-2)
- Ngày 23 tháng 8 năm 1963, tại Sàigòn, Sinh viên Y khoa + Dược khoa biểu tình đòi trả Tự do cho Tăng, Ni, Phật Tử.
- Ngày 25 tháng 8 năm 1963, hàng ngàn Sinh viên Học sinh biểu tình trước Chợ Bến Thành, Sở Thú, Bến Bạch Ðằng, v.v…
Một nữ sinh tên Quách Thị Trang bị bắn trọng thương và chết tại Tổng Y Viện Cộng Hòa, và thêm một số Sinh viên Học sinh bị thương. Hơn 500 Sinh viên Học sinh bị bắt.
Quân đội và Cảnh sát trực tiếp đàn áp. Có hơn 200 xe đạp và xe gắn máy của Sinh viên Học sinh bỏ lại gần khuôn viên Ðại Học.
Các đơn vị Quân đội, có cả xe tuần thám, kéo về Thủ Ðô ngăn chận các ngã đường và dọc theo con đường từ Bộ Ngoại Giao tới Trường Luật Khoa.
Các trường học đều phải đóng cửa.
Ngày 26 tháng 8 năm 1963, Ông Vũ Văn Mẫu đi India hành hương nhưng bị chận lại.
Theo Tướng Ðính cho biết: “Ông Ngô Ðình Nhu gọi điện thoại cho Ông vào trình diện gấp”. Khi đến nơi được Ông Nhu ra lệnh: “Toa đi ngay ra phi trường Tân Sơn Nhứt thu hồi Passport của Ông Mẫu, bắt nó về nhà”.
Tức thì đoàn xe có còi hụ của Tổng Trấn Ðô Thành khẩn cấp chạy ra phi trường. Tướng Ðính dùng lời lẽ rất lễ phép để trình bày sự việc. Ông Vũ Văn Mẫu rất bình tĩnh và lặng lẽ lấy Passport Ngoại Giao đưa cho Tướng Ðính và trở về nhà.
Ngày 28 tháng 8 năm 1963, tên cáo già Hồ Chí Minh lợi dụng tình hình rối ren, cũng hùa theo lên tiếng đả kích Ngô Ðình Diệm, với lời buộc tội:
“Tội ác của chúng trời đất không thể dung”
- 32 người chết kể cả ở Ðài Phát Thanh, bị xô xát trong các cuộc biểu tình và tự thiêu
- 58 người bị thương
- 6 người mất tích
+ 3.000 người bị bắt, giam cầm trên toàn Miềân Nam, kể đến ngày 22 tháng 8 năm 1963.
Thật sự người lãnh đạo quốc gia “có tài” biết uyển chuyển, biết tôn trọng nguyện vọng của người dân, biết lắng nghe dư luận, biết gạt bỏ các ý đồ bất chính, thì mọi việc được thỏa mãn qua cách giải quyết:
1. Lỡ có công điện “cấm treo cờ” số 9195 ngày 6-5- 1963 do ông Quách Tòng Ðức tuân hành theo khẩu lệnh của Tổng thống Ngô Ðình Diệm gởi đi.
Nay tạm đình hoản thi hành và chờ Chính phủ ban hành một quyết định về thể thức treo cờ tôn giáo trong những ngày sắp đến. Quyết định này phải nhấn mạnh: Áp dụng cho tất cả tôn giáo kể cả Thiên Chúa Giáo.
Thế là xong ! Công điện “cấm treo cờ” xem như giải quyết êm đẹp, chỉ bằng một công điện khác “tạm ngưng thi hành”.
2. Vấn đề Phát thanh chương trình Ðại Lễ Phật Ðản ngày 8 tháng 5 năm 1963. Phía chính quyền nên cho phát thanh chương trình đó nhưng xin cắt bớt đoạn không thích
hợp. Thế là xong !
3. Lỡ đã gây chết chóc tại Ðài Phát Thanh, bất kỳ từ đâu đến : Việt Cộng hay CIA Mỹ ? Phía chính quyền phải có trách nhiệm giải quyết cho thỏa đáng :
- Chính quyền phải lo cho các nạn nhân bị chết và bị thương, an ủi, chia buồn… Không phải bồi thường nhưng cũng tặng một số hiệm kim để tỏ lòng chia xẻ nỗi đau buồn cùng các gia đình có người chết, bị thương tích.
- Áp dụng kỷ luật đối với các Viên chức Chính quyền, Quân đội, Cảnh sát, Cơ quan An ninh liên hệ. Thế là xong!
4. Ðòi hỏi Bình đẳng Tôn Giáo bằng cách hủy bỏ Dụ (Nghị định) số 10 của Thực dân Pháp và Bảo Ðại ban hành - Xem Phật Giáo là một Hiệp hội.
Ra Sắc lệnh hủy bỏ ngay. Vì Thực dân Pháp đã cuốn gói về Pháp. Bảo Ðại đã bị truất phế bởi cuộc Trung Cầu Dân Ý ngày 23 tháng 10 năm 1955, thì đâu còn hiệu lực pháp lý mà không hủy bỏ.
Sự “Bất tài” và phi lý, ngoan cố của chính quyền là điều khó hiểu. Tại sao không chịu hủy bỏ Dụ số 10 ?
Cho nên có biến của Phật Giáo là do Chính quyền vì “Bất tài” hay vì một lý do thầm kín nào đó gây nên, chứ không phải từ Phật Giáo.
Ðến ngày 22 tháng 8 năm 1963, vụ Phật Giáo xem như chấm dứt, nhưng hậu quả của cách giải quyết mạnh bạo của Chính quyền Ngô Ðình Diệm áp dụng đã lan rộng khắp thế giới rất bất lợi cho chế độ vì bị thế giới lên án, nhân dân Hoa Kỳ bất mãn, chống đối sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Việt Nam, khiến Tổng thống Kennedy rất bối rối. Từ đó quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa càng thêm căng thẳng. Phía Việt Cộng, qua Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tuyên truyền, lên án chính quyền và lợi dụng sự bất mãn của quần chúng, gia tăng tổ chức phá hoại, nhất là các vùng thôn quê hẻo lánh.
Quân đội là lực lượng chính đang đương đầu với Cộng sản khắp các chiến trường để bảo đảm sự phát triển quốc gia và sự an toàn cho nhân dân. Thực sự có gặp khó khăn trong công việc tiễu trừ Việt Cộng, vì nhân dân đã bất mãn với chế độ nên thờ ơ với công cuộc chống Cộng.
Người quân nhân đang chiến đấu nơi chiến trường, hy sinh cả mạng sống của mình để bảo vệ an ninh quốc gia. Khi nhìn lại hậu phương bất ổn, nhất là bà con, anh em, con cháu họ bị chính quyền bắt giam chỉ vì đấu tranh cho sự Bình Ðẳng Tôn Giáo, mà phần lớn người quân nhân đều theo Ðạo Phật (Ðạo Phật, Ðạo thờ cúng ông bà, Cao Ðài, Phật Giáo Hòa Hảo xem như một).
Trong lúc Dụ số 10 chỉ có Thiên Chúa Giáo là tôn giáo. Còn tất cả: Ðạo Phật, Ðạo thờ cúng ông bà, Cao Ðài, Phật Giáo Hòa Hảo đều chỉ được xem như là Hiệp Hội chứ không phải là Tôn Giáo. Nên sự bất mãn trong Quân đội VNCH nay gia tăng thêm mầm mống chống đối Chính quyền và những cuộc đảo chánh cũng phát xuất từ lòng bất mãn của Quân nhân các cấp trong Quân đội :
- Ngày 21 tháng 8 năm 1963, Ông Trần Văn Chương (thân sinh của Trần Thị Lệ Xuân, vợ Cố vấn Ngô Ðình Nhu), Ðại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Hoa Kỳ gởi điện văn xin từ chức.
Vợ của Ông Trần Văn Chương là Bà Thân Thị Nam Trân (mẹ của Trần Thị Lệ Xuân) cũng từ chức Quan Sát Viên Thường Trực của Việt Nam Cộng Hòa tại Liên Hiệp Quốc ở New York.
- Ngày 22 tháng 8 năm 1963, Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu xuống tóc (cạo đầu), đệ đơn từ chức Tổng trưởng Bộ Ngoại Giao Việt Nam Cộng Hòa.
Tại Phnom Penh, Chính phủ Hoàng gia Cambodge ra tuyên cáo phản đối Chính quyền Ngô Ðình Diệm đàn áp Phật Giáo.
Dư luận báo chí tại Mỹ rất sôi nổi về việc đàn áp Phật Giáo:
Hầu hết các cơ quan ngôn luận đều yêu cầu Chính phủ Mỹ phải có thái độ với Chính quyền Ngô Ðình Diệm, ngay lập tức.
Báo New York Herald Tribune nhắc lại lời tuyên bố của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vào tháng 4 năm 1960, khi Chính phủ Nam Hàn đàn áp và giết chết sinh viên học sinh và đưa đến sự sụp đổ của Chính phủ Lý Thừa Vãn.
Báo New York Times kịch liệt lên án Chính phủ Ngô Ðình Diệm, cho rằng quá độc tài, tàn bạo biểu lộ qua cuộc đàn áp Phật Giáo làm mất lòng dân. Báo này còn chỉ trích Chính phủ Kennedy đã không xử dụng biện pháp thích đáng với Ngô Ðình Diệm và chậm trễ trong khi cần minh định thái độ (CÐ số 4879/83 – VNNB-CÐ – tr. 321-2)
- Ngày 23 tháng 8 năm 1963, tại Sàigòn, Sinh viên Y khoa + Dược khoa biểu tình đòi trả Tự do cho Tăng, Ni, Phật Tử.
- Ngày 25 tháng 8 năm 1963, hàng ngàn Sinh viên Học sinh biểu tình trước Chợ Bến Thành, Sở Thú, Bến Bạch Ðằng, v.v…
Một nữ sinh tên Quách Thị Trang bị bắn trọng thương và chết tại Tổng Y Viện Cộng Hòa, và thêm một số Sinh viên Học sinh bị thương. Hơn 500 Sinh viên Học sinh bị bắt.
Quân đội và Cảnh sát trực tiếp đàn áp. Có hơn 200 xe đạp và xe gắn máy của Sinh viên Học sinh bỏ lại gần khuôn viên Ðại Học.
Các đơn vị Quân đội, có cả xe tuần thám, kéo về Thủ Ðô ngăn chận các ngã đường và dọc theo con đường từ Bộ Ngoại Giao tới Trường Luật Khoa.
Các trường học đều phải đóng cửa.
Ngày 26 tháng 8 năm 1963, Ông Vũ Văn Mẫu đi India hành hương nhưng bị chận lại.
Theo Tướng Ðính cho biết: “Ông Ngô Ðình Nhu gọi điện thoại cho Ông vào trình diện gấp”. Khi đến nơi được Ông Nhu ra lệnh: “Toa đi ngay ra phi trường Tân Sơn Nhứt thu hồi Passport của Ông Mẫu, bắt nó về nhà”.
Tức thì đoàn xe có còi hụ của Tổng Trấn Ðô Thành khẩn cấp chạy ra phi trường. Tướng Ðính dùng lời lẽ rất lễ phép để trình bày sự việc. Ông Vũ Văn Mẫu rất bình tĩnh và lặng lẽ lấy Passport Ngoại Giao đưa cho Tướng Ðính và trở về nhà.
Ngày 28 tháng 8 năm 1963, tên cáo già Hồ Chí Minh lợi dụng tình hình rối ren, cũng hùa theo lên tiếng đả kích Ngô Ðình Diệm, với lời buộc tội:
“Tội ác của chúng trời đất không thể dung”
Ngô Ðình Nhu vạch kế hoạch chống đảo
chánh và các Tướng lãnh vạch kế hoạch đảo chánh
Sự bang giao giữa Mỹ và Chính quyền Ngô Ðình
Diệm càng ngày càng căng thẳng. Vì nhận định và tiên đoán sai lầm của
ông Ngô Ðình Nhu, trong thái độ và hành động chống Mỹ, mà quên rằng Mỹ đã
tận lực giúp Ngô Ðình Diệm mới tồn tại đến ngày hôm nay, thì lẽ nào Mỹ lại
chịu thua cuộc trước mưu toan chính trị và ngoại giao bí mật của Ngô
Ðình Nhu qua việc tiếp xúc với Việt công.
Sau khi Ngô Ðình Nhu được các Cơ quan Tình báo Hải ngoại của Việt Nam Cộng Hòa, tiếp tục phúc trình các tin tức tối mật về tình hình Việt Nam, các mối quan hệ chính trị và quân sự với Hoa Kỳ, nhất là khi nhận được các phúc trình đặc biệt của từng bộ phận hoạt động và hành động của Sở Nghiên Cứu Chính trị Phủ Tổng thống, ông Ngô Ðình Nhu đã triệu tập một buổi họp tối mật tại Dinh Gia Long chỉ có Tướng Tôn Thất Ðính, Tư lệnh Quân Ðoàn III, Ðại tá Lê Quang Tung, Chỉ Huy trưởng
Lực Lượng Ðặc Biệt, đến thảo luận tình hình cùng ông Cố vấn Ngô Ðình Nhu.
Tướng Tôn Thất Ðính cho biết nội dung cuộc thảo luậnnhư sau:
“Buổi họp đã diễn ra sau 9 giờ øtối một đêm thứ sáu, và mở đầu, ông Ngô Ðình Nhu cho biết đây là buổi “thảo luận” đặc biệt của Quân Ủy Cần Lao. Ông vừa nhân danh Ðảng trưởng Cần Lao, vừa Cố vấn của Tổng thống để điều hành và ra lệnh. Mỗi một chúng tôi chỉ ngồi yên lặng nghe ông nói chậm rãi, và chỉ trả lời các câu hỏi hết sức vắn tắt, để ông có thể dựa vào đó hoạch định những kế hoạch tương lai.
Ông bắt đầu rất chậm rãi, và nói gằn từng tiếng:
- Tình hình đã rõ. Mình không thể chần chờ chi được nữa. Phải có kế hoạch tự cứu mình và bảo vệ chế độ, đất nước. Chẳng có Ðồng Minh nào là Ðồng Minh không điều kiện. Giữa tất cả các khó khăn càng ngày càng chồng chất, mình phải tìm một lối thoát mà đi ra. Phía Mỹ đã có 2/3 rõ rệt. Một phe muốn tiếp tục xử dụng VNCH, và can thiệp quân sự “thật sự” ! “Thật Sự”, các Toa nghe đã rõ chưa ? Thật Sự chứ không cố vấn cố viết chi nữa hết – nghĩa là tụi nó muốn dành hết chủ quyền – Phe này rất mạnh, lấn lướt cả Tổng thống Kennedy – Chúng nó có mục đích của chúng - Mình không nghe chúng nó, chúng nó sẽ đảo chánh – Moa đang có cả trăm tài liệu đảo chánh trong tay – Của từng thằng một ở các cấp cao bên Mỹ !…
“Moi” đã trình với ông Cụ. Ông Cụ cũng lo lắm. Nhưng còn nước còn tát. Trong năm này chưa biết sẽ có chuyện chi xảy ra. Nhưng ngắn thì tính ngắn, dài thì tính dài. Ðảng, Quân Ủy, chế độ hôm ni thu lại 3 người tìm cáchđể đối phó với tình hình này:
“Moi”, Ðính và Tung ! Hai “Toi” lo việc quân sự cho chắc: chống lại tất cả các biến cố đưa đến đảo chánh, đừng cho đảo chánh xảy ra, vì nó xảy ra mà mình dẹp, thì tỏ ra mình yếu. Nhưng vạn nhất mà nó xảy ra, thì Ðính, “Toi” đối phó như thế nào?
Ông nhìn sang tôi, và tôi có phản ứng tức thời:
- Thưa ông Cố vấn, tôi sẽ áp dụng chiến thuật của De Gaulle… Tôi chưa kịp nói hết thì ông đã nghiêm trang tiếp:
- Thế là hốt hết, từ Alger đến Paris, không chừa một thằng nào, dù có công trạng đến đâu… Cũng được, cũng được… nhưng cùng lắm mới làm vậy. Nếu không sau đó biết làm việc nữa với ai… cho nên cũng ý đó mà chỉ diệt ở vòng ngoài, nhất là tụi Ðại Việt, Ðảng phái, giao cho Tung, còn vòng trong thì Toa nương tay một chút, nhưng không để thằng nào lọt lưới. Bạn ra bạn, thù ra thù. Sau đó mới làm việc được. Nói đến đó, ông đi lại bàn giấy lấy một bì thư, mở ra và nói tiếp:
- Theo tài liệu khá chính xác này, thì có thể tụi nó tổ chức đảo chánh từ đây cho đến cuối tháng 10 năm 1963.Kennedy không muốn làm việc này. Nolting lại càng không muốn. Về “tinh thần lãnh đạo” thì mình có 2 thế lực ngầm hỗ trợ đó để đối phó. Nhưng tụi mình bảo các thứ, ghê gớm lắm. Tụi nó nhất quyết muốn “đánh” gục mình ! Nên đây là trận giặc ngầm. Các Toa phải làm đủ mọi cách, để từ tháng 4 năm 1963 đến cuối tháng 10 năm 1963 đừng có bất cứ chuyện chi xảy ra ở Thủ Ðô. Trong bảy tháng này, Sàigòn phải thật sự yên tỉnh. Ðể Moa còn làm các việc khác nữa. Moa cần yên trong nhà, để giải quyết chuyện ở ngoài: Mỹ, Tây và biết đâu cả Cộng sản nữa. Năm nay là chuyện sống chết, còn mất của mình. Các Toa cần tuyệt đối tuân thủ theo các chỉ thị đó: Tuyệt đối không có chuyện chi xảy ra ! Rõ ràng rồi đó ? Các chi tiết hai Toa bàn bạc lại với nhau, tuyệt đối không qua một cơ quan nào hết.
Phải nói rõ là Tổng thống Ngô Ðình Diệm và ông Ngô Ðình Nhu bị đặt trước các vấn đề thời sự như lửa đốt lúc bấy giờ, nên 2 tháng 3 và 4 năm 1963 là hai tháng mà Dinh Gia Long đêm ngày phải lo nghĩ đến sự sống còn không những của chế độ, mà cả của miền Nam Việt Nam (20NBN. TTÐ. tr. 271-2).
Sau khi Ngô Ðình Nhu được các Cơ quan Tình báo Hải ngoại của Việt Nam Cộng Hòa, tiếp tục phúc trình các tin tức tối mật về tình hình Việt Nam, các mối quan hệ chính trị và quân sự với Hoa Kỳ, nhất là khi nhận được các phúc trình đặc biệt của từng bộ phận hoạt động và hành động của Sở Nghiên Cứu Chính trị Phủ Tổng thống, ông Ngô Ðình Nhu đã triệu tập một buổi họp tối mật tại Dinh Gia Long chỉ có Tướng Tôn Thất Ðính, Tư lệnh Quân Ðoàn III, Ðại tá Lê Quang Tung, Chỉ Huy trưởng
Lực Lượng Ðặc Biệt, đến thảo luận tình hình cùng ông Cố vấn Ngô Ðình Nhu.
Tướng Tôn Thất Ðính cho biết nội dung cuộc thảo luậnnhư sau:
“Buổi họp đã diễn ra sau 9 giờ øtối một đêm thứ sáu, và mở đầu, ông Ngô Ðình Nhu cho biết đây là buổi “thảo luận” đặc biệt của Quân Ủy Cần Lao. Ông vừa nhân danh Ðảng trưởng Cần Lao, vừa Cố vấn của Tổng thống để điều hành và ra lệnh. Mỗi một chúng tôi chỉ ngồi yên lặng nghe ông nói chậm rãi, và chỉ trả lời các câu hỏi hết sức vắn tắt, để ông có thể dựa vào đó hoạch định những kế hoạch tương lai.
Ông bắt đầu rất chậm rãi, và nói gằn từng tiếng:
- Tình hình đã rõ. Mình không thể chần chờ chi được nữa. Phải có kế hoạch tự cứu mình và bảo vệ chế độ, đất nước. Chẳng có Ðồng Minh nào là Ðồng Minh không điều kiện. Giữa tất cả các khó khăn càng ngày càng chồng chất, mình phải tìm một lối thoát mà đi ra. Phía Mỹ đã có 2/3 rõ rệt. Một phe muốn tiếp tục xử dụng VNCH, và can thiệp quân sự “thật sự” ! “Thật Sự”, các Toa nghe đã rõ chưa ? Thật Sự chứ không cố vấn cố viết chi nữa hết – nghĩa là tụi nó muốn dành hết chủ quyền – Phe này rất mạnh, lấn lướt cả Tổng thống Kennedy – Chúng nó có mục đích của chúng - Mình không nghe chúng nó, chúng nó sẽ đảo chánh – Moa đang có cả trăm tài liệu đảo chánh trong tay – Của từng thằng một ở các cấp cao bên Mỹ !…
“Moi” đã trình với ông Cụ. Ông Cụ cũng lo lắm. Nhưng còn nước còn tát. Trong năm này chưa biết sẽ có chuyện chi xảy ra. Nhưng ngắn thì tính ngắn, dài thì tính dài. Ðảng, Quân Ủy, chế độ hôm ni thu lại 3 người tìm cáchđể đối phó với tình hình này:
“Moi”, Ðính và Tung ! Hai “Toi” lo việc quân sự cho chắc: chống lại tất cả các biến cố đưa đến đảo chánh, đừng cho đảo chánh xảy ra, vì nó xảy ra mà mình dẹp, thì tỏ ra mình yếu. Nhưng vạn nhất mà nó xảy ra, thì Ðính, “Toi” đối phó như thế nào?
Ông nhìn sang tôi, và tôi có phản ứng tức thời:
- Thưa ông Cố vấn, tôi sẽ áp dụng chiến thuật của De Gaulle… Tôi chưa kịp nói hết thì ông đã nghiêm trang tiếp:
- Thế là hốt hết, từ Alger đến Paris, không chừa một thằng nào, dù có công trạng đến đâu… Cũng được, cũng được… nhưng cùng lắm mới làm vậy. Nếu không sau đó biết làm việc nữa với ai… cho nên cũng ý đó mà chỉ diệt ở vòng ngoài, nhất là tụi Ðại Việt, Ðảng phái, giao cho Tung, còn vòng trong thì Toa nương tay một chút, nhưng không để thằng nào lọt lưới. Bạn ra bạn, thù ra thù. Sau đó mới làm việc được. Nói đến đó, ông đi lại bàn giấy lấy một bì thư, mở ra và nói tiếp:
- Theo tài liệu khá chính xác này, thì có thể tụi nó tổ chức đảo chánh từ đây cho đến cuối tháng 10 năm 1963.Kennedy không muốn làm việc này. Nolting lại càng không muốn. Về “tinh thần lãnh đạo” thì mình có 2 thế lực ngầm hỗ trợ đó để đối phó. Nhưng tụi mình bảo các thứ, ghê gớm lắm. Tụi nó nhất quyết muốn “đánh” gục mình ! Nên đây là trận giặc ngầm. Các Toa phải làm đủ mọi cách, để từ tháng 4 năm 1963 đến cuối tháng 10 năm 1963 đừng có bất cứ chuyện chi xảy ra ở Thủ Ðô. Trong bảy tháng này, Sàigòn phải thật sự yên tỉnh. Ðể Moa còn làm các việc khác nữa. Moa cần yên trong nhà, để giải quyết chuyện ở ngoài: Mỹ, Tây và biết đâu cả Cộng sản nữa. Năm nay là chuyện sống chết, còn mất của mình. Các Toa cần tuyệt đối tuân thủ theo các chỉ thị đó: Tuyệt đối không có chuyện chi xảy ra ! Rõ ràng rồi đó ? Các chi tiết hai Toa bàn bạc lại với nhau, tuyệt đối không qua một cơ quan nào hết.
Phải nói rõ là Tổng thống Ngô Ðình Diệm và ông Ngô Ðình Nhu bị đặt trước các vấn đề thời sự như lửa đốt lúc bấy giờ, nên 2 tháng 3 và 4 năm 1963 là hai tháng mà Dinh Gia Long đêm ngày phải lo nghĩ đến sự sống còn không những của chế độ, mà cả của miền Nam Việt Nam (20NBN. TTÐ. tr. 271-2).
Qua những cuộc tiếp xúc với các Tướng lãnh,
ông Ngô Ðình Nhu dự định tổ chức một cuộc “Ðảo chánh giả”. Theo lời
ông Nhu nói:
“Tổng thống bị kẹt với một số Bộ trưởng thối nát, bất tài, trong lúc này Quân đội phải nhận rõ vai trò của mình để cứu nước, nên đảo chánh một đêm bắt mấy ông Bộ trưởng đó rồi, hôm sau trao quyền lãnh đạo lại cho Tổng thống”.
Ông Nhu nhấn mạnh và nói tiếp:
“Nếu có vị Tướng nào muốn đảo chánh thiệt thì Quân đội phải chống lại, phải bắt người đó mà treo cổ trên đường Công lý” (VNNC. TVÐ. tr. 182).
Lúc này, Chính quyền Ngô Ðình Diệm lo chống “Ðảo chánh”, lo chuyện bang giao, căng thẳng với Mỹ. Tại Hoa Thịnh Ðốn, người duy nhất hậu thuẫn cho VNCH và đặc biệt là Tổng thống Ngô Ðình Diệm vẫn là Tổng thống J.F. Kennedy. Một mặt Kennedy không muốn Mỹ tiếp tục dính líu vào Việt Nam, nhưng mặt khác ông lại không muốn Mỹ làm bất cứ điều gì dẫn đến cho VNCH sụp đổ hay Tổng thống Ngô Ðình Diệm mất quyền lãnh đạo. Tuy nhiên trong chính phủ Kennedy lại có A. Harriman, một nhân vật ngoại giao thù nghịch với Tổng thống Diệm và là người chi phối rất lớn lao về sự hậu thuẫn của Tổng thống Kennedy đối với Tổng thống Diệm, khi ông đề nghị “Lật đổ Tổng thống Diệm bằng mọi giá vào mùa xuân 1963”. Ðiều này thể hiện qua việc Hoa Thịnh Ðốn quyết định cử Cabot Lodge thay Nolting. (Nolting là người ủng hộ Tổng thống Diệm), làm Ðại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam và Trung tá Conein tình báo của Hoa Kỳ cũng có mặt tại Việt Nam.
Tại Sàigòn, Tổng thống Ngô Ðình Diệm vẫn cứ tin tưởng sức mạnh của Ông như một “Thiên mệnh”. Chính sự tin tưởng viễn vông này đã làm cho Tổng thống càng ngày càng trở nên bảo thủ, ít còn nghe ai và không tin ai ngoại trừ sách lược của ông Ngô Ðình Nhu.
Tổng thống Ngô Ðình Diệm lẫn lộn việc Nước với bản thân Ông, nên ông đã tuyên bố: “Sau lưng Hiến Pháp còn có tôi”.
Ông quên rằng, sau lưng Hiến Pháp hay trên đầu Hiến Pháp chỉ có Nước, Ông lại nói còn có Ông, tức Ông muốn mọi người hiểu: “Nước là Ông, Ông là Nước”. Như thế Ông tự coi mình ở trên cả Nước (quốc gia).
Nói câu “Sau lưng Hiến Pháp còn có tôi”, tức Ông muốn người dân trong nước hiểu Ông là “Vua”, nên Ông tin vào “Thiên mệnh” sau khi Bảo Ðại bị truất phế.
Ông muốn cho người dân thấy Ông cầm quyền là do “Mệnh Trời”. Mà Trời thì có nói chi đâu (Thiên vô ngôn).
Nhưng Ông vẫn quên Vua và Ông lại có điểm khác nhau:
- Vua ngày xưa không nói Yêu Nước, vì Nước là Vua, nên Vua chỉ yêu dân.
- Ðằng này Ông Diệm không yêu dân, chỉ bắt dân phải yêu Ông. Vì có mâu thuẫn đó nên dân oán Ông, giận Ông, căm thù Ông, vì Ông chẳng đem lại “An Dân”.
Tổng thống Ngô Ðình Diệm không yêu dân nên các vùng thôn quê Chính phủ mất dần sự ủng hộ của dân. Việt Cộng tăng cường hoạt động tuyên truyền xuyên tạc rồi đi đến hành động táo bạo hơn là ám sát các viên chức chính quyền. Phá hoại kính tế miền Nam bằng cách ngăn cản lưu thông, đào đường, phá cầu và mở các cuộc tấn công vào đồn bót của Quân Lực VNCH. Tình tình quân sự càng ngàcàng trở nên bất ổn, trầm trọng.
Ngay tại đô thị không những người dân thường chống đối mà còn có cả Công chức, Quân nhân, Sinh viên, Học sinh và ngay cả giới trí thức cũng ngấm ngầm chống đối chính phủ.
Tựu trung chỉ vì các nhà lãnh đạo quốc gia thiếu tài hay nói trắng ra là “Bất tài”.
Sự “Bất tài” được thấy rõ qua các diễn tiến sau đây:
- Hai nhân vật quan trọng của Chế độ bị truất quyền.
1. Miền Trung, ông Ngô Ðình Cẩn bị mất quyền hành vì có sự xuất hiện của Tổng Giám mục Ngô Ðình Thục… Do đó, ông Ngô Ðình Cẩn bất mãn. Trên thực tế, ông Ngô Ðình Cẩn chiếm được cảm tình của người dân bình thường, hoạt động rất hữu hiệu qua Quân ủy trong Quân đội và các Tổ chức quần chúng, Chính quyền, Tôn giáo… Nếu ông Cẩn còn quyền hành thì chuyện “Công điện cấm treo cờ Phật giáo” chắc chắn không xảy ra. Có ”Công điện đó” là do Tổng Giám mục Ngô Ðình Thục thấy cờ Phật giáo treo đầy từ thôn quê đến Thành phố Huế. Vì mặc cảm cá nhân, Tổng Giám mục Ngô Ðình Thục ra lệnh cho Chính quyền địa phương báo cáo về Trung ương và Tổng Giám mục lại thúc đẩy Trung ương ra “Công điện” một cách hấp tấp như đã
trình bày ở phần trên.
Ðặc biệt, ông Ngô Ðình Cẩn lại rất thân thiện với các vị lãnh đạo Phật giáo tại Huế, nhất là Thượng tọa Thích Trí Quang (Thượng toạ Thích Trí Quang và ông Ngô Ðình Cẩn là người đồng hương Quảng Bình). Ở Huế, Thừa Thiên có Hội Quảng Bình rất lớn, có Trụ sở, có tài sản và có cả trường Trung học tại Thành nội, Huế (Trường Trung học Tư thục Ðào Duy Từ). Vì thế, việc cấm treo cờ Phật giáo khó xảy ra.
Nhưng lúc bấy giờ, ông Ngô Ðình Cẩn lại bất mãn vì Tổng thống Ngô Ðình Diệm và Cố vấn Ngô Ðình Nhu đều nghe theo lời Tổng Giám mục Ngô Ðình Thục để gạt ông Cẩn ra khỏi bộ máy quyền lực tại Miền Trung.
2. Tại Sàigòn cũng bị Cố vấn Ngô Ðình Nhu nghi ngờ rồi truất quyền chỉ huy của Bác sĩ Trần Kim Tuyến. Bác sĩ Tuyến bị thất sủng, trong đó có thể nói rằng toàn là những chuyện vớ vẩn, mà chung quy chỉ vì anh em Ông Ngô Ðình Diệm nghe
theo bọn nịnh thần.
Trước khi Bác sĩ Trần Kim Tuyến bị thất sủng, người ta bảo rằng về quyền hạn trong nước được phân như sau:
- Thứ nhất là Tổng thống Ngô Ðình Diệm
- Thứ nhì là Cố vấn Ngô Ðình Nhu
- Thứ ba là Bác sĩ Trần Kim Tuyến.
Vì Bác sĩ Trần Kim Tuyến là Giám Ðốc Sở Nghiên Cứu Chính Trị, Xã Hội. Tất cả hồ sơ liên quan đến chính trị, xã hội đều tập trung vào tay của Trần Kim Tuyến, nên Ông biết rất rõ về hiện tại và xu hướng của các viên chức có thẩm quyền kể cả Quân đội. Ông là người khéo léo, bình dị nên rất dễ thân thiện với mọi người, cách giao tiếp rất tế nhị, nhất là biết tổ chức, theo dõi tình hình liên quan đến tình báo.
Ngay trong cuộc đảo chánh ngày 11 tháng 11 năm 1960, mà trong đó Bác sĩ Tuyến đóng một vai trò rất quan trọng để giải cứu Tổng thống Ngô Ðình Diệm. Ðược tin đảo chánh, Bác sĩ Trần Kim Tuyến thay đổi ngay chỗ ở, chạy tránh lực lượng đảo chánh, nên phe đảo chánh tìm Ông không ra. Bs Tuyến chạy qua một nhà quen là Bà Phong Tân, vợ ông Huỳnh Thành Vị, Chủ nhiệm Báo Ðồng Nai. Tại đây Bs Tuyến liên lạc với Phủ Tổng thống và theo lời của Ðại úy Bằng thì Tướng Nguyễn Khánh có bàn là: “Thôi nên giàn xếp với phe đảo chánh đi”. Ông Cụ (Tổng thống Diệm) buồn lắm, còn Ông Cố vấn thì lầm lì không nói gì cả, có vẻ cũng buồn và ngã lòng. Nhưng bà Nhu quyết chống tới cùng.
Bác sĩ Trần Kim Tuyến nói :
- “Liệu cầm cự được chừng 12 tiếng đồng hồ không ?”
“Toi” nói rõ cho Bà ấy (Bà Nhu) biết đi, là mình có thể giữ được. Lập tức, Bà Nhu nói chuyện với Bs Tuyến qua điện thoại. Bà Nhu bảo: “Trong nầy chúng tôi đủ sức cầm cự. Nhờ Ông (Bs Tuyến) ở ngoài đó liên lạc gọi họ đem quân về đi”.
Bác sĩ Trần Kim Tuyến dùng điện thoại trực tiếp gọi Ðại tá Trần Thiện Khiêm, Tư Lệnh Sư Ðoàn 21 Bộ binh, đem quân về gấp… và liên lạc các đơn vị khác, khuyến khích họ gấp rút đem quân về cứu giá (NHTVST. VP. tr. 261-3).
“Tổng thống bị kẹt với một số Bộ trưởng thối nát, bất tài, trong lúc này Quân đội phải nhận rõ vai trò của mình để cứu nước, nên đảo chánh một đêm bắt mấy ông Bộ trưởng đó rồi, hôm sau trao quyền lãnh đạo lại cho Tổng thống”.
Ông Nhu nhấn mạnh và nói tiếp:
“Nếu có vị Tướng nào muốn đảo chánh thiệt thì Quân đội phải chống lại, phải bắt người đó mà treo cổ trên đường Công lý” (VNNC. TVÐ. tr. 182).
Lúc này, Chính quyền Ngô Ðình Diệm lo chống “Ðảo chánh”, lo chuyện bang giao, căng thẳng với Mỹ. Tại Hoa Thịnh Ðốn, người duy nhất hậu thuẫn cho VNCH và đặc biệt là Tổng thống Ngô Ðình Diệm vẫn là Tổng thống J.F. Kennedy. Một mặt Kennedy không muốn Mỹ tiếp tục dính líu vào Việt Nam, nhưng mặt khác ông lại không muốn Mỹ làm bất cứ điều gì dẫn đến cho VNCH sụp đổ hay Tổng thống Ngô Ðình Diệm mất quyền lãnh đạo. Tuy nhiên trong chính phủ Kennedy lại có A. Harriman, một nhân vật ngoại giao thù nghịch với Tổng thống Diệm và là người chi phối rất lớn lao về sự hậu thuẫn của Tổng thống Kennedy đối với Tổng thống Diệm, khi ông đề nghị “Lật đổ Tổng thống Diệm bằng mọi giá vào mùa xuân 1963”. Ðiều này thể hiện qua việc Hoa Thịnh Ðốn quyết định cử Cabot Lodge thay Nolting. (Nolting là người ủng hộ Tổng thống Diệm), làm Ðại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam và Trung tá Conein tình báo của Hoa Kỳ cũng có mặt tại Việt Nam.
Tại Sàigòn, Tổng thống Ngô Ðình Diệm vẫn cứ tin tưởng sức mạnh của Ông như một “Thiên mệnh”. Chính sự tin tưởng viễn vông này đã làm cho Tổng thống càng ngày càng trở nên bảo thủ, ít còn nghe ai và không tin ai ngoại trừ sách lược của ông Ngô Ðình Nhu.
Tổng thống Ngô Ðình Diệm lẫn lộn việc Nước với bản thân Ông, nên ông đã tuyên bố: “Sau lưng Hiến Pháp còn có tôi”.
Ông quên rằng, sau lưng Hiến Pháp hay trên đầu Hiến Pháp chỉ có Nước, Ông lại nói còn có Ông, tức Ông muốn mọi người hiểu: “Nước là Ông, Ông là Nước”. Như thế Ông tự coi mình ở trên cả Nước (quốc gia).
Nói câu “Sau lưng Hiến Pháp còn có tôi”, tức Ông muốn người dân trong nước hiểu Ông là “Vua”, nên Ông tin vào “Thiên mệnh” sau khi Bảo Ðại bị truất phế.
Ông muốn cho người dân thấy Ông cầm quyền là do “Mệnh Trời”. Mà Trời thì có nói chi đâu (Thiên vô ngôn).
Nhưng Ông vẫn quên Vua và Ông lại có điểm khác nhau:
- Vua ngày xưa không nói Yêu Nước, vì Nước là Vua, nên Vua chỉ yêu dân.
- Ðằng này Ông Diệm không yêu dân, chỉ bắt dân phải yêu Ông. Vì có mâu thuẫn đó nên dân oán Ông, giận Ông, căm thù Ông, vì Ông chẳng đem lại “An Dân”.
Tổng thống Ngô Ðình Diệm không yêu dân nên các vùng thôn quê Chính phủ mất dần sự ủng hộ của dân. Việt Cộng tăng cường hoạt động tuyên truyền xuyên tạc rồi đi đến hành động táo bạo hơn là ám sát các viên chức chính quyền. Phá hoại kính tế miền Nam bằng cách ngăn cản lưu thông, đào đường, phá cầu và mở các cuộc tấn công vào đồn bót của Quân Lực VNCH. Tình tình quân sự càng ngàcàng trở nên bất ổn, trầm trọng.
Ngay tại đô thị không những người dân thường chống đối mà còn có cả Công chức, Quân nhân, Sinh viên, Học sinh và ngay cả giới trí thức cũng ngấm ngầm chống đối chính phủ.
Tựu trung chỉ vì các nhà lãnh đạo quốc gia thiếu tài hay nói trắng ra là “Bất tài”.
Sự “Bất tài” được thấy rõ qua các diễn tiến sau đây:
- Hai nhân vật quan trọng của Chế độ bị truất quyền.
1. Miền Trung, ông Ngô Ðình Cẩn bị mất quyền hành vì có sự xuất hiện của Tổng Giám mục Ngô Ðình Thục… Do đó, ông Ngô Ðình Cẩn bất mãn. Trên thực tế, ông Ngô Ðình Cẩn chiếm được cảm tình của người dân bình thường, hoạt động rất hữu hiệu qua Quân ủy trong Quân đội và các Tổ chức quần chúng, Chính quyền, Tôn giáo… Nếu ông Cẩn còn quyền hành thì chuyện “Công điện cấm treo cờ Phật giáo” chắc chắn không xảy ra. Có ”Công điện đó” là do Tổng Giám mục Ngô Ðình Thục thấy cờ Phật giáo treo đầy từ thôn quê đến Thành phố Huế. Vì mặc cảm cá nhân, Tổng Giám mục Ngô Ðình Thục ra lệnh cho Chính quyền địa phương báo cáo về Trung ương và Tổng Giám mục lại thúc đẩy Trung ương ra “Công điện” một cách hấp tấp như đã
trình bày ở phần trên.
Ðặc biệt, ông Ngô Ðình Cẩn lại rất thân thiện với các vị lãnh đạo Phật giáo tại Huế, nhất là Thượng tọa Thích Trí Quang (Thượng toạ Thích Trí Quang và ông Ngô Ðình Cẩn là người đồng hương Quảng Bình). Ở Huế, Thừa Thiên có Hội Quảng Bình rất lớn, có Trụ sở, có tài sản và có cả trường Trung học tại Thành nội, Huế (Trường Trung học Tư thục Ðào Duy Từ). Vì thế, việc cấm treo cờ Phật giáo khó xảy ra.
Nhưng lúc bấy giờ, ông Ngô Ðình Cẩn lại bất mãn vì Tổng thống Ngô Ðình Diệm và Cố vấn Ngô Ðình Nhu đều nghe theo lời Tổng Giám mục Ngô Ðình Thục để gạt ông Cẩn ra khỏi bộ máy quyền lực tại Miền Trung.
2. Tại Sàigòn cũng bị Cố vấn Ngô Ðình Nhu nghi ngờ rồi truất quyền chỉ huy của Bác sĩ Trần Kim Tuyến. Bác sĩ Tuyến bị thất sủng, trong đó có thể nói rằng toàn là những chuyện vớ vẩn, mà chung quy chỉ vì anh em Ông Ngô Ðình Diệm nghe
theo bọn nịnh thần.
Trước khi Bác sĩ Trần Kim Tuyến bị thất sủng, người ta bảo rằng về quyền hạn trong nước được phân như sau:
- Thứ nhất là Tổng thống Ngô Ðình Diệm
- Thứ nhì là Cố vấn Ngô Ðình Nhu
- Thứ ba là Bác sĩ Trần Kim Tuyến.
Vì Bác sĩ Trần Kim Tuyến là Giám Ðốc Sở Nghiên Cứu Chính Trị, Xã Hội. Tất cả hồ sơ liên quan đến chính trị, xã hội đều tập trung vào tay của Trần Kim Tuyến, nên Ông biết rất rõ về hiện tại và xu hướng của các viên chức có thẩm quyền kể cả Quân đội. Ông là người khéo léo, bình dị nên rất dễ thân thiện với mọi người, cách giao tiếp rất tế nhị, nhất là biết tổ chức, theo dõi tình hình liên quan đến tình báo.
Ngay trong cuộc đảo chánh ngày 11 tháng 11 năm 1960, mà trong đó Bác sĩ Tuyến đóng một vai trò rất quan trọng để giải cứu Tổng thống Ngô Ðình Diệm. Ðược tin đảo chánh, Bác sĩ Trần Kim Tuyến thay đổi ngay chỗ ở, chạy tránh lực lượng đảo chánh, nên phe đảo chánh tìm Ông không ra. Bs Tuyến chạy qua một nhà quen là Bà Phong Tân, vợ ông Huỳnh Thành Vị, Chủ nhiệm Báo Ðồng Nai. Tại đây Bs Tuyến liên lạc với Phủ Tổng thống và theo lời của Ðại úy Bằng thì Tướng Nguyễn Khánh có bàn là: “Thôi nên giàn xếp với phe đảo chánh đi”. Ông Cụ (Tổng thống Diệm) buồn lắm, còn Ông Cố vấn thì lầm lì không nói gì cả, có vẻ cũng buồn và ngã lòng. Nhưng bà Nhu quyết chống tới cùng.
Bác sĩ Trần Kim Tuyến nói :
- “Liệu cầm cự được chừng 12 tiếng đồng hồ không ?”
“Toi” nói rõ cho Bà ấy (Bà Nhu) biết đi, là mình có thể giữ được. Lập tức, Bà Nhu nói chuyện với Bs Tuyến qua điện thoại. Bà Nhu bảo: “Trong nầy chúng tôi đủ sức cầm cự. Nhờ Ông (Bs Tuyến) ở ngoài đó liên lạc gọi họ đem quân về đi”.
Bác sĩ Trần Kim Tuyến dùng điện thoại trực tiếp gọi Ðại tá Trần Thiện Khiêm, Tư Lệnh Sư Ðoàn 21 Bộ binh, đem quân về gấp… và liên lạc các đơn vị khác, khuyến khích họ gấp rút đem quân về cứu giá (NHTVST. VP. tr. 261-3).
o0o
Thế mà sau này nghe bọn nịnh thần dèm pha Bác
sĩ Trần Kim Tuyến, vì bọn chúng sợ Bs Tuyến, nên quyết hạ Ông, bọn
chúng mới tung hoành được.
Ngay khi Bác sĩ Trần Kim Tuyến bị thất sủng, nhưng bên ngoài không ai hay biết tin này nên khi có vụ hạ cờ Phật giáo, hai Thượng tọa Thích Trí Dũng và Thích Thiện Hòa mới tìm đến Bác sĩ Tuyến trình bày tự sự. Bác sĩ Tuyến chỉ trả lời: “Quý Thầy nên bình tỉnh”.
Ðến lúc tình trạng rối ren, không lối thoát giữa Chính quyền và Phật giáo, Bộ trưởng Phủ Tổng thống Nguyễn Ðình Thuần nói với Tổng thống Ngô Ðình Diệm : “Sao Tổng thống không nhờ Bác sĩ Tuyến giúp để nói chuyện với phía Phật giáo, vì Ông ấy biết nhiều đường giây với bên Phật giáo”.
Tổng thống Ngô Ðình Diệm bằng lòng cho gọi Bác sĩ Trần Kim Tuyến vào Phủ Tổng thống để nói chuyện. Nhờ có Bs Tuyến nên giữa Chính phủ và Phật giáo đã đi tới được thỏa thuận đầu tiên rất tốt đẹp. Nhưng thật là điều không may cho vận nước và nhất là nhà Ngô. Thỏa hiệp giữa Chính phủ và Phật giáo bị Bà Ngô Ðình Nhu phá vỡ như đã trình bày ở phần trên.
Sự thất sủng của Bác sĩ Trần Kim Tuyến là một cơ may cho phe đảo chánh của Quân đội, vì Bs Tuyến là tai, là mắt của chế độ.
Như vậy, hai nhân vật quan trọng của chế độ (Ngô Ðình Cẩn và Bs Trần Kim Tuyến) bị loại một cách oan uổng. Trong lúc chế độ đang lâm nguy, tứ bề thọ địch !
Càng đi sâu vào cách hành xử, cũng như phương cách giải quyết các sự việc vừa nêu trên càng thấy rõ sự thiếu sáng suốt qua tài lãnh đạo của người điều khiển quốc gia.
Về tình hình quân sự phải đối phó với sự phá hoại của Việt Cộng. Về chính trị để đối phó với các Ðảng phái, Phe nhóm đối lập… Tình hình an ninh tại khắp các Tỉnh, Thành, nhất là Thủ đô Sàigòn để ngăn chặn các cuộc biểu tình của quần chúng, sinh viên, học sinh chống đối Chính phủ.
Tất cả đang còn trong cơn giông tố, mịt mù chưa thấy được ánh sáng mặt trời. Trong khi đó, Ðại sứ Cabot Lodge ủy quyền cho trùm tình báo Louis Conein tiếp xúc với các Tướng lãnh để thực hiện một cuộc đảo chánh. Về vấn đề này, Louis Conein đóng vai trò tối hệ trọng và cũng rất nguy hiểm… Nhưng hệ trọng và nguy hiểm không phải cho cá nhân Louis Conein, mà cho chế độ của Tổng thống Ngô Ðình Diệm. Nguy hiểm ở chỗ là chế độ không mấy quan tâm đến vai trò của Louis Conein, chỉ xem Conein như một giới chức Cố vấn An ninh nội bộ ở Tòa Ðại sứ Mỹ, thậm chí còn đánh giá thấp mức tầm thường của viên chức này.
Conein có lối sống an nhiên, chiều chiều đến các sân quần vượt, đặc biệt là ở Câu Lạc Bộ Thể Thao của Pháp, nơi các nhân vật cao cấp của Chính quyền đương thời và của các Phái bộ Ngoại giao thường lui tới. Conein không tạo được một sự chú ý nào để các phóng viên ngoại quốc, kể cả phóng viên của Mỹ cũng không quan tâm. Mỗi ngày Conein có thêm bạn mới và thay đổi từng ngày với các nhân vật VNCH. Tập trung được tin tức và tìm hiểu được ý muốn của các Tướng lãnh nên đã móc nối cụ thể với Tướng Dương Văn Minh làm cây cầu chuẩn bị cho sứ mệnh của Conein, khi cần thiết để đạt được mục đích của Hoa Thịnh Ðốn.
Cũng cần nói thêm về Louis Conein là nhân niên của
Cơ quan OSS của Mỹ ở hải ngoại. (OSS = Office of Strategic Services). Conein là người Mỹ đầu tiên vào Hà Nội với toán Tình báo Hải ngoại (OSS) của Mỹ và từ đó tường trình về Hoa Thịnh Ðốn: “Những bằng chứng Việt Minh là Ðảng Cộng sản trá hình, nên Hoa Kỳ không công nhận dù Hồ Chí Minh đã yêu cầu”. Do đó, Mỹ âm thầm cho Pháp trở lại Ðông Dương, nên Quân đội Pháp tiến vào Ðông Dương dưới sự yểm trợ của Quân Ðội Anh vào tháng 9 năm 1945 (đã nói rõ nhữngï tai hại qua sự xuất hiện của Hồ Chí Minh trong phần trước).
Sau khi có lệnh thiết quân luật ngày 20 tháng 8 năm 1963, Conein đến gặp Trung tướng Trần Văn Ðôn và Tướng Ðôn rất dè dặt không tiết lộ gì về ý định của mình mà chỉ cho Conein biết Quân đội không có tham gia việc tấn công Chùa.
Theo Tướng Ðôn cho biết vào ngày 20 tháng 10 năm 1963, Conein đến nói với Tướng Ðôn : “Tôi được Ðại sứ Cabot Lodge cho phép đại diện để tiếp xúc với Trung tướng. Nếu Trung tướng không tin, có dịp nào hỏi Ðại sứ
Cabot Lodge thì rõ”
Sau đó tại phi trường Tân Sơn Nhứt, Trung tướng Trần Văn Ðôn có gặp Ðại sứ Cabot Lodge. Tướng Ðôn đã hỏiÐại sứ Cabot Lodge :
- “Que pensez vous de Monsieur Conein ?
(Ông nghĩ gì về Ông Conenin ?)
Ðại sứ Cabot Lodge trả lời :
- “Il parle pour moi, Il me représente.
Vous pouvez avoir confiance en lui”.
(Ông ta phát ngôn cho tôi, Ông ta đại diện cho tôi.
Ông có thể tin cậy Ông ta).
Trung tướng Trần Văn Ðôn nói:
- “Je vous remercie. C’est tout ce que je voulais savoir”.
(Cám ơn Ông. Ðó là tất cả những gì tôi muốn biết).
Câu chuyện qua lại, rất hợp với nhau (Tướng Ðôn và
Ðại sứ Lodge). Cuối cùng Ðại sứ Cabot Lodge khẳng định:
“Tôi sẵn sàng giúp Trung tướng”
“Tôi tán thành và xin Trung tướng tin rằng tôi sẵn sàng
và hết sức giúp Trung tướng” (VNNC. TVÐ. tr. 209.10).
Thật sự âm mưu đảo chánh đã có và đang xẩy ra sau vụ Chính quyền tấn công các Chùa Phật Giáo, nhưng vì có lệnh thiết quân luật khó chuyển quân, nên khi định thực hiện thì bị lộ. Vụ đảo chánh này do Tướng Nguyễn Khánh, Tư Lệnh Quân Ðoàn II, Vùng 2 Chiến Thuật chủ mưu. Tướng Khánh đã về Sàigòn, rồi phải trở lại Pleiku, vì Ông bà Nhu và Ông Diệm biết chuyện. Ông Nhu đã gọi Tướng Ðôn, Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng vào Phủ Tổng thốngvà nói: “Toa nên nói thẳng với Khánh đừng có đảo chánh, Ông Cụ và Moa biết hết rồi”.
May cho Tướng Khánh là không có bằng chứng. Do đó, Tướng Khánh giao lại cho Tướng Trần Thiện Khiêm.
Ngay khi Bác sĩ Trần Kim Tuyến bị thất sủng, nhưng bên ngoài không ai hay biết tin này nên khi có vụ hạ cờ Phật giáo, hai Thượng tọa Thích Trí Dũng và Thích Thiện Hòa mới tìm đến Bác sĩ Tuyến trình bày tự sự. Bác sĩ Tuyến chỉ trả lời: “Quý Thầy nên bình tỉnh”.
Ðến lúc tình trạng rối ren, không lối thoát giữa Chính quyền và Phật giáo, Bộ trưởng Phủ Tổng thống Nguyễn Ðình Thuần nói với Tổng thống Ngô Ðình Diệm : “Sao Tổng thống không nhờ Bác sĩ Tuyến giúp để nói chuyện với phía Phật giáo, vì Ông ấy biết nhiều đường giây với bên Phật giáo”.
Tổng thống Ngô Ðình Diệm bằng lòng cho gọi Bác sĩ Trần Kim Tuyến vào Phủ Tổng thống để nói chuyện. Nhờ có Bs Tuyến nên giữa Chính phủ và Phật giáo đã đi tới được thỏa thuận đầu tiên rất tốt đẹp. Nhưng thật là điều không may cho vận nước và nhất là nhà Ngô. Thỏa hiệp giữa Chính phủ và Phật giáo bị Bà Ngô Ðình Nhu phá vỡ như đã trình bày ở phần trên.
Sự thất sủng của Bác sĩ Trần Kim Tuyến là một cơ may cho phe đảo chánh của Quân đội, vì Bs Tuyến là tai, là mắt của chế độ.
Như vậy, hai nhân vật quan trọng của chế độ (Ngô Ðình Cẩn và Bs Trần Kim Tuyến) bị loại một cách oan uổng. Trong lúc chế độ đang lâm nguy, tứ bề thọ địch !
Càng đi sâu vào cách hành xử, cũng như phương cách giải quyết các sự việc vừa nêu trên càng thấy rõ sự thiếu sáng suốt qua tài lãnh đạo của người điều khiển quốc gia.
Về tình hình quân sự phải đối phó với sự phá hoại của Việt Cộng. Về chính trị để đối phó với các Ðảng phái, Phe nhóm đối lập… Tình hình an ninh tại khắp các Tỉnh, Thành, nhất là Thủ đô Sàigòn để ngăn chặn các cuộc biểu tình của quần chúng, sinh viên, học sinh chống đối Chính phủ.
Tất cả đang còn trong cơn giông tố, mịt mù chưa thấy được ánh sáng mặt trời. Trong khi đó, Ðại sứ Cabot Lodge ủy quyền cho trùm tình báo Louis Conein tiếp xúc với các Tướng lãnh để thực hiện một cuộc đảo chánh. Về vấn đề này, Louis Conein đóng vai trò tối hệ trọng và cũng rất nguy hiểm… Nhưng hệ trọng và nguy hiểm không phải cho cá nhân Louis Conein, mà cho chế độ của Tổng thống Ngô Ðình Diệm. Nguy hiểm ở chỗ là chế độ không mấy quan tâm đến vai trò của Louis Conein, chỉ xem Conein như một giới chức Cố vấn An ninh nội bộ ở Tòa Ðại sứ Mỹ, thậm chí còn đánh giá thấp mức tầm thường của viên chức này.
Conein có lối sống an nhiên, chiều chiều đến các sân quần vượt, đặc biệt là ở Câu Lạc Bộ Thể Thao của Pháp, nơi các nhân vật cao cấp của Chính quyền đương thời và của các Phái bộ Ngoại giao thường lui tới. Conein không tạo được một sự chú ý nào để các phóng viên ngoại quốc, kể cả phóng viên của Mỹ cũng không quan tâm. Mỗi ngày Conein có thêm bạn mới và thay đổi từng ngày với các nhân vật VNCH. Tập trung được tin tức và tìm hiểu được ý muốn của các Tướng lãnh nên đã móc nối cụ thể với Tướng Dương Văn Minh làm cây cầu chuẩn bị cho sứ mệnh của Conein, khi cần thiết để đạt được mục đích của Hoa Thịnh Ðốn.
Cũng cần nói thêm về Louis Conein là nhân niên của
Cơ quan OSS của Mỹ ở hải ngoại. (OSS = Office of Strategic Services). Conein là người Mỹ đầu tiên vào Hà Nội với toán Tình báo Hải ngoại (OSS) của Mỹ và từ đó tường trình về Hoa Thịnh Ðốn: “Những bằng chứng Việt Minh là Ðảng Cộng sản trá hình, nên Hoa Kỳ không công nhận dù Hồ Chí Minh đã yêu cầu”. Do đó, Mỹ âm thầm cho Pháp trở lại Ðông Dương, nên Quân đội Pháp tiến vào Ðông Dương dưới sự yểm trợ của Quân Ðội Anh vào tháng 9 năm 1945 (đã nói rõ nhữngï tai hại qua sự xuất hiện của Hồ Chí Minh trong phần trước).
Sau khi có lệnh thiết quân luật ngày 20 tháng 8 năm 1963, Conein đến gặp Trung tướng Trần Văn Ðôn và Tướng Ðôn rất dè dặt không tiết lộ gì về ý định của mình mà chỉ cho Conein biết Quân đội không có tham gia việc tấn công Chùa.
Theo Tướng Ðôn cho biết vào ngày 20 tháng 10 năm 1963, Conein đến nói với Tướng Ðôn : “Tôi được Ðại sứ Cabot Lodge cho phép đại diện để tiếp xúc với Trung tướng. Nếu Trung tướng không tin, có dịp nào hỏi Ðại sứ
Cabot Lodge thì rõ”
Sau đó tại phi trường Tân Sơn Nhứt, Trung tướng Trần Văn Ðôn có gặp Ðại sứ Cabot Lodge. Tướng Ðôn đã hỏiÐại sứ Cabot Lodge :
- “Que pensez vous de Monsieur Conein ?
(Ông nghĩ gì về Ông Conenin ?)
Ðại sứ Cabot Lodge trả lời :
- “Il parle pour moi, Il me représente.
Vous pouvez avoir confiance en lui”.
(Ông ta phát ngôn cho tôi, Ông ta đại diện cho tôi.
Ông có thể tin cậy Ông ta).
Trung tướng Trần Văn Ðôn nói:
- “Je vous remercie. C’est tout ce que je voulais savoir”.
(Cám ơn Ông. Ðó là tất cả những gì tôi muốn biết).
Câu chuyện qua lại, rất hợp với nhau (Tướng Ðôn và
Ðại sứ Lodge). Cuối cùng Ðại sứ Cabot Lodge khẳng định:
“Tôi sẵn sàng giúp Trung tướng”
“Tôi tán thành và xin Trung tướng tin rằng tôi sẵn sàng
và hết sức giúp Trung tướng” (VNNC. TVÐ. tr. 209.10).
Thật sự âm mưu đảo chánh đã có và đang xẩy ra sau vụ Chính quyền tấn công các Chùa Phật Giáo, nhưng vì có lệnh thiết quân luật khó chuyển quân, nên khi định thực hiện thì bị lộ. Vụ đảo chánh này do Tướng Nguyễn Khánh, Tư Lệnh Quân Ðoàn II, Vùng 2 Chiến Thuật chủ mưu. Tướng Khánh đã về Sàigòn, rồi phải trở lại Pleiku, vì Ông bà Nhu và Ông Diệm biết chuyện. Ông Nhu đã gọi Tướng Ðôn, Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng vào Phủ Tổng thốngvà nói: “Toa nên nói thẳng với Khánh đừng có đảo chánh, Ông Cụ và Moa biết hết rồi”.
May cho Tướng Khánh là không có bằng chứng. Do đó, Tướng Khánh giao lại cho Tướng Trần Thiện Khiêm.
Các Tướng Nguyễn Khánh, Trần Thiện Khiêm, Lê
Văn Kim, Dương Văn Minh, kể cả Trần Văn Ðôn… Các cấp tá như Ðỗ Mậu,
Phạm Ngọc Thảo… nhiều group… Nhưng tất cả điều e ngại khó thành công vì
Tướng Tôn Thất Ðính là một Tướng trẻ được ông Diệm, ông Nhu tin
cậy giao chức Tư Lệnh Quân Ðoàn III, Vùng 3 Chiến Thuật, Tư Lệnh Biệt
Khu Thủ Ðô, kiêm Tổng Trấn Sàigòn, Chợ Lớn. Lực Lượng Ðặc Biệt của Ðại tá
Lê Quang Tung cũng nằm trong tay Tướng Tôn Thất Ðính. Nói tóm lại tất cả
lực lượng quân sự tại Thủ đô Sàigòn và Vùng Phụ cận đều do Tướng Ðính chỉ
huy.
Hơn thế nữa, Tướng Trần Văn Ðôn rất e ngại Tướng Ðính, vì đã chứng kiến lời nói của Ngô Ðình Nhu với Tướng Ðính như sau:
“Ðính là sức mạnh của chế độ…
Chế độ này là của Toa.
Cái gì trong chế độ này cũng là của Toa”.
Nghĩa là Tướng Ðính muốn gì cũng có (VNNC. TVÐ. tr. 167).
- Ngày 31 tháng 8 năm 1963, Ông Rusk, Ngoại trưởng Mỹ chỉ thị cho Ðại sứ Cabot Lodge nên thận trọng, vì các Tướng Việt Nam khó thành công. Nếu đảo chánh thất bại sẽ rất tai hại cho danh dự Mỹ.
Tướng Harkins gặp Tướng Trần Thiện Khiêm.
Tướng Trần Thiện Khiêm thông báo cho Tướng Dương Văn Minh đã hoãn cuộc đảo chánh dự trù vào ngày hôm sau (1/9/1963). Một trong những lý do chính là chưa thuyết phục được Tướng Tôn Thất Ðính, Tư Lệnh Quân Ðoàn III, Vùng 3 Chiến Thuật, Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Ðô, kiêm Tổng Trấn Sàigòn, Chợ Lớn.
Trong giai đoạn này, sự liên lạc giữa Hoa Thịnh Ðốn, Tòa Ðại sứ Mỹ tại Sàigòn, cũng như sự gặp gỡ các nhân vật Mỹ và các Tướng lãnh VNCH như con thoi, gần như hàng ngày :
- Tổng thống Kennedy ra lệnh cho Ðại sứ H. Cabot Lodge thẩm xét lại việc đảo chánh.
- Washington DC, Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia họp và đồng ý cho các Tướng VNCH làm đảo chánh.
- Phạm Ngọc Thảo báo cáo với Cơ quan CIA tại Sàigòn về những tin tức khai thác được từ Tướng Trần Thiện Khiêm. Tướng Khiêm tuyên bố các Tướng có quá nhiều thứ để mất, nếu làm đảo chánh.
- Tướng Trần Thiện Khiêm, Tướng Nguyễn Khánh đồng ý yểm trợ Tướng Dương Văn Minh trong công cuộcđảo chánh.
- Phillips gặp Tướng Lê Văn Kim xác nhận chính Ðại sứ Lodge cho phép gặp Tướng Minh và Tướng Khiêm.
- Ngày 7 tháng 9 năm 1963, Ðại diện Vatican tại Việt Nam nhận lệnh Tòa Thánh Vatican để mời Tổng Giám mục Ngô Ðình Thục rời Việt Nam. Có Giám mục Piquet cùng đi theo.
- Ngày 8 tháng 9 năm 1963 tại Hoa Thịnh Ðốn, David E. Bell, Giám đốc Chương trình Viện trợ Mỹ tuyên bố trong một buổi trực tiếp truyền hình : Quốc Hội Mỹ sẽ cắt viện trợ, nếu Tổng thống Ngô Ðình Diệm không thay đổi chính sách.
- Ngày 9 tháng 9 năm 1963, Tổng thống Ngô Ðình Diệm tiếp Ðại sứ Cabot Lodge. Hai bên thảo luận nhiều vấn đề, trong đó có :
Hơn thế nữa, Tướng Trần Văn Ðôn rất e ngại Tướng Ðính, vì đã chứng kiến lời nói của Ngô Ðình Nhu với Tướng Ðính như sau:
“Ðính là sức mạnh của chế độ…
Chế độ này là của Toa.
Cái gì trong chế độ này cũng là của Toa”.
Nghĩa là Tướng Ðính muốn gì cũng có (VNNC. TVÐ. tr. 167).
- Ngày 31 tháng 8 năm 1963, Ông Rusk, Ngoại trưởng Mỹ chỉ thị cho Ðại sứ Cabot Lodge nên thận trọng, vì các Tướng Việt Nam khó thành công. Nếu đảo chánh thất bại sẽ rất tai hại cho danh dự Mỹ.
Tướng Harkins gặp Tướng Trần Thiện Khiêm.
Tướng Trần Thiện Khiêm thông báo cho Tướng Dương Văn Minh đã hoãn cuộc đảo chánh dự trù vào ngày hôm sau (1/9/1963). Một trong những lý do chính là chưa thuyết phục được Tướng Tôn Thất Ðính, Tư Lệnh Quân Ðoàn III, Vùng 3 Chiến Thuật, Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Ðô, kiêm Tổng Trấn Sàigòn, Chợ Lớn.
Trong giai đoạn này, sự liên lạc giữa Hoa Thịnh Ðốn, Tòa Ðại sứ Mỹ tại Sàigòn, cũng như sự gặp gỡ các nhân vật Mỹ và các Tướng lãnh VNCH như con thoi, gần như hàng ngày :
- Tổng thống Kennedy ra lệnh cho Ðại sứ H. Cabot Lodge thẩm xét lại việc đảo chánh.
- Washington DC, Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia họp và đồng ý cho các Tướng VNCH làm đảo chánh.
- Phạm Ngọc Thảo báo cáo với Cơ quan CIA tại Sàigòn về những tin tức khai thác được từ Tướng Trần Thiện Khiêm. Tướng Khiêm tuyên bố các Tướng có quá nhiều thứ để mất, nếu làm đảo chánh.
- Tướng Trần Thiện Khiêm, Tướng Nguyễn Khánh đồng ý yểm trợ Tướng Dương Văn Minh trong công cuộcđảo chánh.
- Phillips gặp Tướng Lê Văn Kim xác nhận chính Ðại sứ Lodge cho phép gặp Tướng Minh và Tướng Khiêm.
- Ngày 7 tháng 9 năm 1963, Ðại diện Vatican tại Việt Nam nhận lệnh Tòa Thánh Vatican để mời Tổng Giám mục Ngô Ðình Thục rời Việt Nam. Có Giám mục Piquet cùng đi theo.
- Ngày 8 tháng 9 năm 1963 tại Hoa Thịnh Ðốn, David E. Bell, Giám đốc Chương trình Viện trợ Mỹ tuyên bố trong một buổi trực tiếp truyền hình : Quốc Hội Mỹ sẽ cắt viện trợ, nếu Tổng thống Ngô Ðình Diệm không thay đổi chính sách.
- Ngày 9 tháng 9 năm 1963, Tổng thống Ngô Ðình Diệm tiếp Ðại sứ Cabot Lodge. Hai bên thảo luận nhiều vấn đề, trong đó có :
- Tổng Giám mục Ngô Ðình Thục tuyên bố : “Mỹ
trả 20 triệu Mỹ kim để lật đổ chế độ Ngô Ðình Diệm”.
- Cabot Lodge đọc cho Tổng thống Ngô Ðình Diệm nghe một bản tin của Reuter’s dẫn lời tuyên bố của Tổng Giám mục Ngô Ðình Thục rằng : “Các Tăng sĩ không tự tử mà họ bị giết bằng búa”. Tổng thống Diệm yên lặng không nói gì.
- Theo Tổng thống Diệm cho Ðại sứ Cabot Lodge biết:
“Hiện còn giữ 70 tù nhân tham dự biểu tình”.
- Tổng thống Diệm nói tiếp :
“Ðại diện Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc sẽ chứng minh nhiều ngôi Chùa đã biến thành “Nhà Chứa” (bordelles). Cảnh sát tìm thấy quần áo lót đàn bà, hình ảnh khiêu dâm và một nhà Sư đã phá trinh tới 13 thiếu nữ. Chỉ tấn công vài ba chục
Chùa trên tổng số 4.700 chùa. Phải tấn công Chùa Xá Lợi vì những thành phần khiêu khích, ném đồ vật lên đầu khách đi đường. Sinh viên, học sinh bãi khóa vì họ là Cộng sản”.
Ðại sứ Cabot Lodge có nhận xét rằng Tổng thống Ngô Ðình Diệm mang nặng tinh thần Trung Cổ.
(FRUS.1961-1963. IV : Tài liệu 77 + VNNB. CÐ. tr. 348)
- Cabot Lodge đọc cho Tổng thống Ngô Ðình Diệm nghe một bản tin của Reuter’s dẫn lời tuyên bố của Tổng Giám mục Ngô Ðình Thục rằng : “Các Tăng sĩ không tự tử mà họ bị giết bằng búa”. Tổng thống Diệm yên lặng không nói gì.
- Theo Tổng thống Diệm cho Ðại sứ Cabot Lodge biết:
“Hiện còn giữ 70 tù nhân tham dự biểu tình”.
- Tổng thống Diệm nói tiếp :
“Ðại diện Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc sẽ chứng minh nhiều ngôi Chùa đã biến thành “Nhà Chứa” (bordelles). Cảnh sát tìm thấy quần áo lót đàn bà, hình ảnh khiêu dâm và một nhà Sư đã phá trinh tới 13 thiếu nữ. Chỉ tấn công vài ba chục
Chùa trên tổng số 4.700 chùa. Phải tấn công Chùa Xá Lợi vì những thành phần khiêu khích, ném đồ vật lên đầu khách đi đường. Sinh viên, học sinh bãi khóa vì họ là Cộng sản”.
Ðại sứ Cabot Lodge có nhận xét rằng Tổng thống Ngô Ðình Diệm mang nặng tinh thần Trung Cổ.
(FRUS.1961-1963. IV : Tài liệu 77 + VNNB. CÐ. tr. 348)
Trần Thị Lệ Xuân (Bà Nhu) dẫn Phái đoàn đi
Belgrade dự Hội nghị các Dân Biểu Thế Giới (9/9/1963). Sau đó Bà Nhu
sẽ đi Châu Âu và Mỹ để “giải độc”.
ROMA – Giáo Hoàng Paul VI hủy bỏ buổi tiếp kiến Tổng Giám mục Ngô Ðình Thục (10/9/1963).
- Ngày 11 tháng 9 năm 1963, Ngô Ðình Thục bay qua Mỹ, Hồng Y Spellman không tiếp Ngô Ðình Thục.
- Ngày 11 tháng 9 năm 1963, Hoa Thịnh Ðốn họp mật tại Bạch Cung về vấn đề Việt Nam.
- Tổng thống Kennedy: “Không thể để Lệ Xuân tiếp tục tuyên bố chống Mỹ”.
- Ngày 12 tháng 9 năm 1963, Bộ Ngoại Giao Mỹ chỉ thị Ðại sứ Cabot Lodge về những quyết định ngày 11 tháng 9 năm 1963 của Tổng thống Kennedy và Hội đồng An ninh Quốc gia.
- Ngày 14 tháng 9 năm 1963 tại Hoa Thịnh Ðốn, Chính phủ Mỹ chỉ thị cho Ðại sứ Cabot Lodge : “Tạm thời đình hoản tiền viện trợ kinh tế 18 triệu 6 Mỹ kim cho Nam Việt Nam”. (Chính quyền Ngô Ðình Diệm)
- Ngày 16 tháng 9 năm 1963 tại Washington DC, Bà Thân Thị Nam Trân (mẹ của Trần Thị Lệ Xuân) tuyên bố :
“Nếu Lệ Xuân đến New York , hãy cho xe cán chết đi hoặc ném cà chua, trứng thối”.
Bà Nam Trân có tổ chức biểu tình trước Tòa Bạch Cung và sẵn sàng tổ chức biểu tình chống lại “con quái vật” Lệ Xuân.
Theo Bà Nam Trân, Mỹ đang mất dần bằng hữu ở Việt Nam vì phản ứng quá chậm. Cần loại bỏ cả Diệm lẫn Nhu:
“Nhu là tên mọi rợ và Diệm là tên bất lực” (VNNB. CÐ. tr. 353).
- Ngày 17 tháng 9 năm 1963, Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, quyết định áp lực Tổng thống Ngô Ðình Diệm phải thi hành đúng chính sách của Mỹ.
- Ngày 18 tháng 9 năm 1963, nhân viên CIA tiếp xúc với Tướng Dương Văn Minh.
Tướng Dương Văn Minh cho biết Việt cộng kiểm soát nhiều dân chúng hơn Chính phủ. Tổng thống Ngô Ðình Diệm, Cố vấn Ngô Ðình Nhu tiếp tục bắt giữ đối lập và Sinh viên, học sinh, Phật tử… Các trại giam chật ních. Hai doanh trại trong trại Lê Văn Duyệt đầy ấp tù nhân. Sinh viên, học sinh đang ngả theo Việt cộng.
- Tổng Giám mục Ngô Ðình Thục nhúng tay vào “bất cứ việc gì, ngoại trừ việc Ðạo Thiên Chúa”.
- Trái tim của Binh sĩ không dồn vào chiến tranh. Các Sĩ quan Trung cấp đều trông chờ đảo chánh.
- Ngày 19 tháng 9 năm 1963, Ðại sứ Cabot Lodge báo cáo “tình hình Việt Nam” về Hoa Thịnh Ðốn: “Hiện chưa có điều kiện thuận lợi để đảo chánh, cần theo đuổi các biện pháp chuyển tiếp”.
Sẽ theo dõi và thúc giục Tướng Dương Văn Minh, nếu Dương Văn Minh muốn đảo chánh.
Tại Paris, Pháp quốc – Biểu tình phản đối VNCH trước trụ sở UNESCO.
Tại Washington DC, Tướng Taylor tiếp Trần Văn Chương, nguyên Ðại sứ VNCH tại Hoa Kỳ.
Theo ông Trần Văn Chương : Nếu Tổng thống Ngô Ðình Diệm còn cầm quyền, không thể chiến thắng Cộng sản.
- Ngày 21 tháng 9 năm 1963, các cấp chỉ huy quân sự Việt Mỹ nhận định tình hình quân sự ở vùng Châu Thổ Sông Cửu Long và vòng đai Sàigòn không được khả quan.
Tại Hoa Thịnh Ðốn công bố chuyến tham quan của McNamara và Tướng Taylor.
Tổng thống Kennedy chỉ thị cho McNamara và Taylor về chuyến đi Việt Nam là để thẩm định và đánh giá tình hình tại chỗ. Duyệt xét lần chót những điểm cần làm.
Tại Cơ quan Trung ương Tình báo Mỹ, William Colby, Chánh Sở Ðông Nam Á, cũng có mặt trong Phái đoàn Taylor và McNamara.
Ngày 24 tháng 9 năm 1963, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ chuyển cho Ðại sứ Cabot Lodge bản sao lá thư của Tổng thống Kennedy gởi Tổng thống Ngô Ðình Diệm.
Ngày 25 tháng 9 năm 1963, McNamara, Tướng Taylor họp với Ðại sứ Cabot Lodge và Tướng Harkins tại Sàigòn.
Ðại sứ Cabot Lodge ra lệnh cho Ông William Colby không được tiếp xúc với Ông Nhu hay Tổng thống Diệm. Lý do vì Colby có giao tình với Nhu và Diệm.
Ngày 26 tháng 9 năm 1963, McNamara – Taylor đi thị sát Miền Nam. McNamara được Richardson, Trưởng lưới CIA tại Sàigòn thuyết trình về chính phủ Ngô Ðình Diệm.
- Tướng Trần Thiện Khiêm gặp CIA để duy trì đường dây liên lạc. Tướng Khiêm cho biết phe dân sự đang có âm mưu đảo chánh.
Các Tướng đã quyết định chọn ngày 4 tháng 10 năm 1963 làm thời hạn chót cho Tổng thống Ngô Ðình Diệm thực hiện công cuộc cải cách, kể cả cải tổ Chính phủ.
Nhân viên CIA cho rằng Tổng thống Diệm sẽ không chịu cải tổ Chính phủ.
Ngày 27 tháng 9 năm 1963, Bầu cử Quốc Hội VNCH,
Khóa III. Kết quả gồm có:
- 133 Bân Biểu mới đắc cử
- 69 Dân Biểu đương nhiệm
- 55 Dân Biểu thuộc Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia
- 19 Dân Biểu Phụ nữ thuộc Phong Trào Liên Ðới Phụ Nữ.
Ngày 28 tháng 9 năm 1963, McNamara gặp Richardson, Trưởng lưới CIA Sàigòn. Theo Richardson :
- Khủng hoảng Phật Giáo xem như nằm yên.
- Việc bắt giữ Sinh viên, học sinh (trong đó có con em của công chức, quân nhân…) là điều bất lợi. Việc lùng bắt ban đêm làm cho dân chúng căm ghét chế độ hơn nữa. Ðiều này khiến cho dân chúng không còn ưa thích Tổng thống Ngô Ðình Diệm.
Theo ông Nguyễn Ðình Thuần, Bộ trưởng Phủ Tổng thống, cho biết: “Lo ngại các Tướng, Tá VNCH sẽ đảo chánh”.
Các Bộ trưởng đều bất bình, muốn từ chức và cá nhân ông Nguyễn Ðình Thuần lo ngại vì Trần Văn Khiêm em ruột Bà Nhu đang nắm giữ Cơ quan Mật vụ là một tên khùng và cường dâm, có âm mưu muốn trừ khử ông Thuần.
Ngày 29 tháng 9 năm 1963, tại Dinh Tổng thống, McNamara và Tướng Taylor gặp Tổng thống Diệm. Suốt hai tiếng đồng hồ, Tổng thống Ngô Ðình Diệm trình bày mà vẫn tảng lờ lời khuyên của McNamara. Tổng thống Diệm chỉ yêu cầu Tướng Taylor thẩm định tình hình quân sự.
Trong cuộc gặp gỡ này có Ðại sứ Cabot Lodge, Tướng Harkins và Bộ trưởng Nguyễn Ðình Thuần tham dự.
Ngày 30 tháng 9 năm 1963, McNamara và Tướng Taylor gặp Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ để thảo luận các vấn để liên quan đến chế độ. Buổi thảo luận này có Ðại
sứ Cabot Lodge tham dự.
McNamara gặp các nhân chứng tin cậy biết rõ về gia đình họ Ngô và hiện tình đất nước.
Theo những nhân chứng còn dấu tên cho biết về gia đình họ Ngô : Tất cả đều chịu ảnh hưởng Ngô Ðình Thục, kể cả các Giáo sĩ đều không dám trái ý của ông, cũng như mọi người trong gia đình đều sợ hãi và không thể lý luận với Nhu, Lệ Xuân và Ngô Ðình Thục.
Về tình hình, Công an, Mật vụ vẫn bắt người và tra tấn nạn nhân. Hiện nay, Chính quyền Ngô Ðình Diệm và Giáo hội Phật Giáo xa cách nhau sau vụ tấn công các Chùa. Phía Phật giáo bị tê liệt, thiếu thốn mọi phương tiện để hoạt động hằng ngày, kể cả phương tiện di chuyển…
Ðầu tháng 10 năm 1963, tại Sàigòn, Tướng Tôn Thất Ðính có gặp Tướng Dương Văn Minh. Sau giây phút chuyện trò, Tướng Ðính đột ngột nói với Tướng Minh : “Ðại ca, quê hương chúng ta đang bị nguy hiểm ! Ðại ca bảo tôi phải làm gì ?”. Tướng Minh tìm cách hòa giải giữa Tướng Lê Văn Kim và Tướng Tôn Thất Ðính (vì sau đảo chánh hụt ngày 11 tháng 11 năm 1960, Tướng Ðính đã cho lệnh bắt giữ Tướng Kim, lúc bấy giờ đang làm Chỉ Huy trưởng Trường Võ Bị Quốc Gia Ðà-Lạt). Chỉ có vậy ! Tiếp những ngày sau đó, Tướng Minh cho Tướng Ðính biết :
Từ hai năm trước, Minh và Kim đã chuẩn bị đảo chánh Tổng thống Diệm vào khoảng tháng 8 năm 1963:
- Tướng Ðôn gia nhập nhóm Minh, vì Kim là em rể lấy em gái của Ðôn.
- Những ngày kế tiếp có rất nhiều người tham gia, ngoại trừ Hồ Tấn Quyền, Tư Lệnh Hải Quân và Tướng Huỳnh Văn Cao, Tư Lệnh Quân Ðoàn IV. Mặc dù chưa được tiếp xúc với Tướng Cao, nhưng Tư Lệnh phó Quân Ðoàn IV đã đồng ý theo phe Minh.
- Tướng Nguyễn Khánh, Tư Lệnh Quân Ðoàn II đồng ý nhưng vẫn ở Pleiku, có lẽ nếu cần sẽ phản lại.
- Tướng Ðỗ Cao Trí, Tư Lệnh Quân Ðoàn I đồng ý trên nguyên tắc.
- Tướng Trần Thiện Khiêm thủ diễn một vai trò rấtquan trọng.
- Tướng Mai Hữu Xuân, Chỉ Huy trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, lãnh phần chiếm lấy Bộ Tư Lệnh Hải Quân và đối đầu với lực lượng Cảnh sát.
Trong lúc đó Tướng Trần Văn Ðôn đến nhà Tướng Ðính. Với vai trò Quyền Tổng Tham Mưu trưởng Quân Lực VNCH, Tướng Ðôn bàn luận với Tướng Ðính về tình hình trong nước, về sự gia tăng hoạt động của Việt Cộng, về sự đàn áp Phật Giáo, về sự tiếp xúc với Việt Cộng của Ngô Ðình Nhu… Tình trạng chán nản về mặt tinh thần của quân nhân, công chức và đại đa số nhân dân Miền Nam !
Tướng Ðôn trình bày tự sự từng điểm một. Nói xong,Tướng Ðôn im lặng để Tướng Ðính suy nghĩ.
Vài phút sau, Tướng Ðôn nói: “Anh Ðính cũng là Phật Tử, anh nghĩ thế nào ? Rồi mai sau, con cháu Anh sẽ nghĩ thế nào, dù trong tay Anh có toàn quyền sinh sát ?”
Vừa nói chuyện vừa dò xét; Tướng Ðôn rất vui mừng khi thấy Tướng Ðính tán thành ý kiến của của Ông.
Tướng Ðôn bày tỏ cảm tình nhiều hơn nữa với Tướng Ðính, vì Ðính đang được chính quyền ưu đãi, trọng dụng, nhiều quyền lực mà nghĩ đến quyền lợi của đất nước, của dân tộc lên trên quyền lợi của cá nhân mình. Từ đó Tướng Ðôn thường gặp Tướng Ðính tại nhà riêng hoặc tại vănphòng của Tướng Ðính (VNNC. TVÐ. tr. 167.8).
- Ngày 2 tháng 10 năm 1963, Trung tá Louis Conein có gặp Tướng Trần Văn Ðôn tại phi trường Tân Sơn Nhứt. Tướng Ðôn hẹn gặp lại ngay tối hôm đó tại Nha Trang và Ðôn có cho Conein biết: “Các Tướng lãnh bắt đầu bàn thảo kế hoạch đảo chánh và Tướng Dương Văn Minh muốn gặp Conein vào ngày 5 tháng 10 năm 1963” (Ðại sứ Cabot Lodge đồng ý cho Conein đến gặp Tướng Dương Văn Minh).
Trong lần gặp gỡ này, Tướng Minh có cho Conein biết thêm rằng: “Tướng Ðính muốn ngả theo phe đảo chánh”.
- Ðại sứ Cabot Lodge có đến gặp Tổng thống Ngô Ðình Diệm để đệ trình bức thư của Tướng Taylor trình bày về hiện tình đất nước Việt Nam, đề ngày 1 tháng 10 năm 1963.
- Tại Hoa Thịnh Ðốn, McNamara và Tướng Taylor đệ trình lên Tổng thống Kennedy bản báo cáo về chuyến tham quan Việt Nam.
- Tổng thống Kennedy chủ tọa buổi họp của Hội đồng An ninh Quốc gia và chấp thuận những đề nghị của McNamara và Tướng Taylor.
- Tại New York, Giáo sư Bửu Hội yết kiến ông U Thant, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc.
- Ngoại trưởng Rusk tiếp Giáo sư Bửu Hội.
Giáo sư Bửu Hội hết lòng bênh vực cho ông Ngô Ðình Nhu. Theo Giáo sư, ông Nhu rất cần thiết cho chính phủ Ngô Ðình Diệm, nhưng với Trần Thị Lệ Xuân, có thể loại bỏ được.
- Ðức Giáo Hoàng sẽ cho thay Tổng Giám mục Ngô Ðình Thục.
- Ngày 5 tháng 10 năm 1963, thêm một Tăng sĩ Phậtgiáo tự thiêu.
- Louis Conein gặp Tướng Dương Văn Minh và hai người chuyện trò, thảo luận hơn một tiếng đồng hồ.
Tướng Dương Văn Minh đưa ra 3 giải pháp:
1. Duy trì Ngô Ðình Diệm, loại trừ 2 em của Diệm là Ngô Ðình Nhu và Ngô Ðình Cẩn.
2. Bao vây Sàigòn, bằng một số đơn vị của Sư Ðoàn 5 Bộ binh.
3. Dùng võ lực tấn công 5.500 quân trung thành với Tổng thống Diệm rồi chiếm Thủ đô Sàigòn.
Tướng Dương Văn Minh khẳng định: “Không cần sự yểm trợ của Mỹ trong cuộc đảo chánh, chỉ cần Mỹ không cản trở”.
Ðại sứ Cabot Lodge không mấy tin tưởng ở Tướng Dương Văn Minh vì các Tướng đã một lần bỏ dở dang kế hoạch đảo chánh.
Theo Tướng Minh, ba nhân vật Nhu, Cẩn và Ngô Trọng Hiếu rất nguy hiểm cho chế độ. Ngô Trọng Hiếu là Cán bộ Cộng sản và vẫn còn liên lạc với Cộng sản.
Ðại sứ Cabot Lodge đề nghị với Hoa Thịnh Ðốn :
- Các Tướng trở lại tiếp xúc với Conein.
- Conein sẽ được phép nói rằng Chính phủ Mỹ không có ý định ngăn cản cuộc đảo chánh, sẵn sàng hỗ trợ kế hoạch hành động và hứa sẽ hết lòng ủng hộ chế độ mới.
- John Richardson, Trưởng lưới CIA Sàgòn bị thuyên chuyển.
Theo Colby: “Ðại sứ Cabot Lodge nghi ngờ Richardson có thân tình với Diệm, Nhu. Riêng Nhu có giao tình chặt chẽ với Richardson”.
- Tổng thống Kennedy dặn dò Ðại sứ Cabot Lodge về những quyết định của Chính phủ Mỹ.
1. MACV và Tổng thống Ngô Ðình Diệm duyệt xét lại những thay đổi cần thiết để chấm dứt hành quân tại các Vùng Chiến Thuật I, II và III vào cuối năm 1964, Vùng IV
Chiến Thuật vào cuối năm 1965.
2. Tăng cường về phương diện Huấn luyện để Quân đội VNCH đủ sức tự vệ vào cuối năm 1965.
3. Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ được quyền tuyên bố kế hoạch rút 1.000 quân vào cuối năm 1963.
- Tổng thống Kennedy giảm viện trợ cho Chính phủ Ngô Ðình Diệm. Cắt bỏ tiền trợ cấp nhập cảng hàng hóa, nhất là tiền duy trì Lực Lượng Ðặc Biệt của Ðại tá Lê Quang Tung, cánh tay bạo lực của Ngô Ðình Nhu.
- Ngày 7 tháng 10 năm 1963, tại Thủ đô Sàigòn, Tân Quốc Hội khai mạc phiên họp đầu tiên. Tổng thống Ngô Ðình Diệm đọc diễn văn khai mạc, không nhắc đến các biến cố vừa xảy ra, chỉ nhắc đến sự thành công của chính quyền mà thôi.
- Nhân viên CIA lại gặp Tướng Dương Văn Minh để bàn về kế hoạch đảo chánh.
- Công an, Mật vụ bắt giữ 130 Sinh viên, Học sinh trong đêm.
- Tại California, Hoa Kỳ, Trần Thị Lệ Xuân (Bà Nhu) đến Mỹ giải độc với lập luận cáo buộc, miệt thị những vụ tự thiêu là “nướng thịt sư” và đề nghị sẽ biếu không xăng cùng hộp quẹt nếu các Phóng viên muốn bắt chước họ tự thiêu.
Lệ Xuân bị chống đối dữ dội tại Mỹ. Cha đẻ của Lệ Xuân là Trần Văn Chương, cựu Ðại sứ VNCH tại Hoa Kỳ cũng tham gia các cuộc chống đối.
- Ngày 8 tháng 10 năm 1963, tại New York, Ðại Hội đồng Liên Hiệp Quốc chấp thuận gởi một Phái đoàn đến Việt Nam để điều tra việc đàn áp Phật Giáo.
- Tại Hoa Thịnh Ðốn, McNamara và Tướng Taylor tường trình trước Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện.
Theo McNamara : “Tổng thống Ngô Ðình Diệm là khuôn mặt cầm đầu bên ngoài, thực sự điều khiển bên trong là Cố vấn Ngô Ðình Nhu. Nhưng cả hai Ông, Diệm và Nhu không kiểm soát được Lệ Xuân”.
- Ngày 9 tháng 10 năm 1963, tại Sàigòn có tin Cố vấn Ngô Ðình Nhu tổ chức biểu tình, tấn công Tòa Ðại sứ Mỹ và ám sát Cabot Lodge.
Ðại sứ Cabot Lodge cho biết, từ ngày nhận chức, đã nhận được nhiều tin đồn loại này.
- Ngày 10 tháng 10 năm 1963, tại Thủ đô Sàigòn, Cơ quan CIA cho Tướng Dương Văn Minh biết về quyết định của Chính phủ Mỹ, vào ngày 5 tháng 10 năm 1963, đã giảm viện trợ cho Chính phủ Ngô Ðình Diệm : “Cắt bỏ tiền trợ cấp nhập cảng hàng hóa và nhất là tiền duy trì Lực lượng Ðặc biệt của Lê Quang Tung”.
- Ngày 11 tháng 10 năm 1963, tại Hoa Thịnh Ðốn, Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ tán thành kế hoạch NSAM 263. Triệt thoái quân khỏi Nam Việt Nam theo định kỳ.
- Ngày 12 tháng 10 năm 1963, Liên Hiệp Quốc quyết định gởi một Phái đoàn đến Việt Nam điều tra cuộc đàn áp Phật Giáo. Thành viên trong Phái đoàn này gồm có : Afghanistan, Ceylon, Dahomey, Marocco, Costa Rica và hai vị Ðại sứ của Nepal và Brazil tại Canada. Phái đoàn Liên Hiệp Quốc lưu lại Việt Nam khoảng 2 tuần và đến Sàigòn vào ngày 23 tháng 10 năm 1963.
- Tại Hoa Thịnh Ðốn : Bộ Ngoại Giao, Bộ Quốc Phòng và CIA yêu cầu Ðại sứ Cabot Lodge cho lệnh chuyển giao tất cả Lực lượng Bán Quân sự của Lê Quang Tung đặt dưới quyền Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH. Tất cả các đơn vị đều được trả lương ngoại trừ Lực lượng Ðặc biệt đóng tại Sàigòn.
- Ngày 17 tháng 10 năm 1963, Tướng Richard G. Stilwell, Trưởng khối Hành quân (J-3) của MACV thông báo cho ông Nguyễn Ðình Thuần, Bộ trưởng Phủ Tổng thống, biết về việc: “Ðình hoãn trợ cấp cho Lực lượng Ðặc biệt vì Lực lượng này đã từng tham dự những cuộc tấn công Chùa chiền của Phật giáo. Khi nào đơn vị này rời Sàigòn ra chiến đấu tại mặt trận và đặt dưới quyền Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, thì sẽ được tái trợ cấp”.
- Ngày 19 tháng 10 năm 1963, Tướng Harkins có gởi thư thông báo cho Tổng thống Ngô Ðình Diệm biết về việc: “Ngân khoản Tài trợ cho Lực lượng Ðặc biệt bị cắt bỏ”.
- Ngày 21 tháng 10 năm 1963, Tướng G. Stilwell có gặp Lê Quang Tung và cho biết : “Phải nhận lệnh từ Bộ Tổng Tham mưu – nếu bất tuân sẽ không có lương”. Lê Quang Tung giận dữ, đòi giải tán các đơn vị Biệt kích Dânsự, nhưng Tướng G. Stilwell cho biết đó là quyết định của Chính phủ Mỹ. Thế là Lê Quang Tung đành tuân lệnh !
- Ngày 22 tháng 10 năm 1963, Tướng Harkins gặp Tướng Trần Văn Ðôn, Quyền Tổng Tham Mưu trưởng QLVNCH.
- Một Phiếu đệ trình của Bộ Ngoại Giao cho thấy từ tháng 7 năm 1963, tại Miền Nam Việt Nam, tình hình quân sự càng ngày càng lâm vào thế yếu !
- Ngày 23 tháng 10 năm 1963, Tướng Trần Văn Ðôn tiếp xúc với Conein và cho biết kế hoạch đảo chánh dự trù vào ngày Quốc Khánh 26 tháng 10 đã phải đình hoản vì thái độ của Tướng Harkins trong buổi gặp Tướng Ðôn vào ngày hôm trướcn (22/10). Tướng Ðôn yêu cầu Mỹ minh xác lập trường.
Ðại sứ Cabot Lodge tiết lộ với Tướng Harkins về chỉ thị cho phép làm đảo chánh của Washington DC.
Ðại sứ Cabot Lodge đề nghị tiếp tục ngưng viện trợ nhập cảng cho tới khi chuyến “giải độc” của Trần Thị Lê Xuân chấm dứt.
- Ngày 24 tháng 10 năm 1963, Tướng Trần Văn Ðôn cho Conein biết là Tướng Harkins đã xin lỗi và Tướng Ðôn tiết lộ cuộc đảo chánh sẽ xẩy ra trước ngày 2 tháng 11 năm 1963. Hẹn gặp lại vào buổi tối hôm đó tướng Ðôn cho biết thêm rằng: “Các Tướng lãnh đạo chỉ chịu cho một mình Ðạisứ Cabot Lodge xem kế hoạch và chi tiết, 48 giờ trước khi khởi sự cuộc đảo chánh”.
- Phái đoàn điều tra Liên Hiệp Quốc tới Việt Nam và bị các viên chức Chính phủ dùng mỹ nhân kế mua chuộc và quay phim “con heo” làm áp lực, nên uy tín của Phái đoàn không còn “vô tư” để điều tra.
- Cố vấn An ninh Quốc gia, ông Bundy từ Washington DC, gởi điện văn cho Ðại sứ Cabot Lodge và Tướng Harkins, vì Bundy lo ngại có thể Cố vấn Ngô Ðình Nhu đang dùng Tướng Trần Văn Ðôn để gài bẫy Mỹ ? Do đó, Ông đề nghị thay Conein bằng một trung gian khác.
- Ngày 25 tháng 10 năm 1963, tại Sàigòn, Ðại sứ Cabot Lodge gởi công điện về cho Cố vấn An ninh Quốc gia Bundy yêu cầu tiến hành cuộc đảo chánh và công điện nêu
lên mấy điểm:
- Việc thay Conein rất khó khăn, vì Conein đã quen Tướng Ðôn từ 18 năm qua. Tướng Ðôn chỉ tin tưởng Conein.
Phần Ðại sứ Cabot Lodge, để tránh rắc rối, từ chối gặp Tướng Ðôn, không sợ Ngô Ðình Nhu gài bẫy, vì sự liên lạc giữa Conein và Tướng Ðôn chưa đủ bằng chứng khẳng định sự dính líu của Mỹ vào âm mưu đảo chánh.
Ðại sứ Cabot Lodge giữ thái độ không ngăn cản đảo chánh, nhưng biết rõ mọi chi tiết diễn biến.
Ðảo chánh là phương tiện duy nhất để người dân Việt Nam thay đổi chính quyền. Lời hứa của Phe đảo chánh sẽ theo đuổi chính sách không kỳ thị Tôn Giáo và ý muốn không biến Miền Nam Việt Nam thành một “chư hầu” của nước Mỹ. Ða số người dân Miền Nam rất khen ngợi và hết lòng ủng hộ Tướng Trần Văn Ðôn.
- Trần Trung Dung (nguyên là Tổng trưởng Quốc Phòng trong chính phủ Ngô Ðình Diệm và cũng là Cháu rể của ông Diệm – vợ của Trần Trung Dung gọi ông Diệm bằng Cậu – ngày Ông Diệm và ông Nhu chết, chính vợ chồng ông Dung lo mai
táng), nói chuyện với nhân viên CIA về đảo chánh:
Theo ông Dung, chế độ cần thay đổi, nhưng các Tướng lãnh không đủ khả năng cai trị. Ngoại trừ Tướng Dương Văn Minh, Lê Văn Kim và Phạm Xuân Chiểu, còn các Tướng khác “Chẳng là gì hơn những Sĩ quan, Hạ Sĩ quan do Pháp huấn luyện, nay trong binh phục Tướng lãnh”.
* Trần Trung Dung đề nghị :
- Nguyễn Ngọc Thơ làm Tổng thống
- Phan Huy Quát làm Thủ tướng Chính phủ
* Các Tổng, Bộ trưởng có thể mời :
- Trần Văn Lý – Phan Quang Ðán
- Trần Văn Tuyên – Phan Khắc Sửu
- Nguyễn Ngọc Bích – Nguyễn Hữu Châu
- Nguyễn Tôn Hoàn – …
Ông Trần Trung Dung cũng công khai đã kích chế độNgô Ðình Diệm và nhất là Trần Thị Lệ Xuân tham gia vàoviệc nước…
- Ông Bundy, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳcòn lo lắng về uy tín của Mỹ, nếu đảo chánh thất bại. (IV. Tài liệu 217 + VNNB. CÐ. tr. 372)
- Ngày 26 tháng 10 năm 1963 – Ngày Lễ Quốc Khánh.
Cuộc đảo chánh dự trù của Tướng Dương Văn Minh không thực hiện được.
- Ngày 27 tháng 10 năm 1963, Ðại sứ Cabot Lodge cùng đi với Tổng thống Ngô Ðình Diệm lên Ðà Lạt “nghỉ” cuối tuần.
Tại Thủ đô Sàigòn, Tướng Tôn Thất Ðính, Tư Lệnh Quân Ðoàn III kiêm Vùng 3 Chiến Thuật, kiêm Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Ðô, kiêm Tổng Trấn Sàigòn, Chợ Lớn, chính thức ngả theo Phe đảo chánh.
Trong lúc đó, Cố vấn Ngô Ðình Nhu yêu cầu làm “đảochánh giả” để bắt giữ tất cả những người chống đối. Tướng Ðính nhận lời, nhưng không thi hành.
- Ngày 28 tháng 10 năm 1963, Ðại sứ Cabot Lodge khẳng định với Tướng Ðôn là đã cho Conein liên lạc về việc đảo chánh.
- Ngày 29 tháng 10 năm 1963, Tướng Tôn Thất Ðính ra lệnh cho Lê Quang Tung đem 3.000 quân thuộc Lực Lượng Ðặc Biệt ra khỏi Sàigòn để hành quân chống cộng. Ông Ngô Ðình Nhu không muốn nhưng vì có áp lực của Hoa Kỳ nên vẫn phải thi hành lệnh hành quân của Tướng Ðính.
- Bộ Tổng Tư lệnh Thái Bình Dương cho lệnh Hải Quân và Không Quân chuẩn bị di tản kiều bào Mỹ ra khỏi Việt Nam, nếu cần.
- Ngày 30 tháng 10 năm 1963, tại Hoa Thịnh Ðốn có phiên họp đặc biệt tại Tòa Bạch Ốc để bàn về tình hình Việt Nam.
Cố vấn An ninh Quốc gia, Ông Bundy, chỉ thị cho Ðại sứ Cabot Lodge phải thông báo cho Tướng Harkins biết rõ về chi tiết cuộc đảo chánh.
Tướng Taylor, Tổng Tham Mưu trưởng Liên quân, yêu cầu Tướng Harkins báo cáo về những gì đã liên hệ với Ðạisứ Cabot Lodge.
Giám đốc Cơ quan CIA ra lệnh cho Sở CIA Sàigòn báo cáo rõ về các đơn vị trung thành với chế độ Ngô Ðình Diệm.
- Ngày 31 tháng 10 năm 1963, Ðại sứ Cabot Lodge hủy bỏ chuyến về Mỹ.
- Ngày 1 tháng 11 năm, 1963, kế hoạch đảo chánh bắtđầu thực hiện.
Người viết cố gắng sưu tầm tài liệu để trình bày các sự việc xảy ra hầu thấy rõ tài lãnh đạo qua tầm nhìn chủ quan, hạn hẹp của Tổng thống Ngô Ðình Diệm và Cố vấn Ngô Ðình Nhu xem như là vị Thủ tướng của nước VNCH, qua các sai lầm:
- Mỹ đã ủng hộ chế độ Ngô Ðình Diệm ngay từ đầu, thì không thể chống Mỹ khi đã thành công. Dù ý thức chủ quyền quốc gia, nhưng còn lệ thuộc viện trợ Mỹ để sống còn thì làm sao trở mặt với Mỹ được.
- Mâu thuẫn là Tổng thống Ngô Ðình Diệm vẫn tin tưởng là Mỹ không thể bỏ chế độ của Ông. Hơn thế nữa, ông vẫn tự tin, ông là người lãnh đạo Miền Nam Việt Nam, tuyến đầu ngăn cản làng sóng Ðỏ (Cộng sản).
- Chế độ VNCH dựa vào sức mạnh (viện trợ) của Mỹ để rồi đàn áp đối lập, tôn giáo, đi ngược lại chủ trương của Mỹ.
- Chế độ không dựa vào sức mạnh của dân mà chỉ dựa vào sức mạnh của Công an, Mật vụ. Sai lầm nghiêm trọng là đưa chính tri vào quân đội, muốn biến quân đội thành sức mạnh bảo vệ chế độ của mình.
- Lãnh đạo đất nước mà không lắng nghe ý dân (ý dân là ý Trời), mà chỉ lắng nghe những người trong gia đình để gạt bỏ ý dân. Thế thì làm sao chế độ tồn tại được ?
- Các biến cố xẩy ra đều do những người trong gia đình tạo ra, nhất là Tổng Giám mục Ngô Ðình Thục và Trần Thị Lệ Xuân (vợ Cố vấn Ngô Ðình Nhu).
- Các biến cố xẩy ra đều nằm gọn trong bàn tay có thể giải quyết được (như đã trình bày cách giải quyết từng sự việc ở phần trước), nhưng lại giải quyết một cách trái ngược, đưa đến chế độ phải sụp đổ – “Ðất nước điêu tàn, Dân tộc chịu nhiều bất hạnh”.
- Một điều quá dễ hiểu mà chế độ Ngô Ðình Diệm không muốn hiểu :
- Viện trợ Mỹ là để chống Chủ nghĩa Cộng sản, ngăn làn sóng Ðỏ. Nên Mỹ đã ủng hộ Chế độ Diệm ngay từ đầu.
- Viện trợ Mỹ để cải thiện đời sống cho người dân.
- Viện trợ Mỹ để tạo nên nền dân chủ, chống độc tài bằng mọi hình thức.
- Viện trợ Mỹ không phải chỉ do Tổng thống Mỹ, Chính phủ Mỹ mà còn do Lưỡng Viện Quốc Hội Mỹ, Nhân dân Mỹ.
- Chế độ Ngô Ðình Diệm làm ngược lại sự mong muốn của Mỹ bằng hành động : “Tiếp xúc bí mật với Việt cộng”.
- Chống Cộng không hữu hiệu, không cải thiện được đời sống của nhân dân, không tạo nên một nền “Dân Chủ” thực sự, mà còn đàn áp đối lập, tôn giáo… Thế cũng chưa đủ, rồi còn ngang ngược lên án Mỹ. Vì lẽ đó, làm sao Mỹ ủng hộ chế độ trọn vẹn được khi đã đi ngược lại mục đích của họ. (sẽ nói rõ hơn ở Giai đoạn 1963-1975).
- Một sai lầm cuối cùng dẫn đến cái chết oan uổng của 3 anh em nhà Ngô (Ngô Ðình Diệm, Ngô Ðình Nhu, Ngô Ðình Cẩn) là quá tin tưởng vào Quân Ðội nói chung và các Tướng lãnh nói riêng về sự trung thành.
Như chúng tôi đã nói ở phần đầu. Tại sao ban đầu Quân đội ủng hộ Ngô Ðình Diệm, trong lúc Ông Diệm chẳng có gì cả, gần như tay không (1954).
Nay Ngô Ðình Diệm làm Tổng thống, Tổng Tư lệnh Quân Ðội, có hệ thống Chính quyền, có Quốc Hội, có hệ thống Công an, Mật vụ, có quyền ban phát kể cả quyền lợi, chức vụ và có quyền sinh sát bất cứ ai đi ngược lại Chế độ.
Ngay cả Phật Giáo là một Tôn giáo lớn nhất nước cũng bị dẹp tan trong một đêm là xong.
Tại sao các Tướng lãnh dám đảo chánh như lời Tướng Trần Thiện Khiêm nói : “Tướng lãnh có quá nhiều quyền lợi và sẽ mất tất cả kể cả tính mạng nếu tham gia đảo chánh”.
Năm 1945, Nhật đảo chánh Pháp, Người dân Việt Namnói chung, Thanh thiếu niên Việt Nam nói riêng, rất hăng hái tham gia các Tổ chức của Việt Minh, như Vệ Quốc Quân và các Tổ chức bán quân sự khác. Nhưng khi Nhật đầu hàng, Pháp trở lại Ðông Dương, Hồ Chí Minh hô hào kháng chiến chống Pháp, nhưng chỉ hô hào trong rừng núi chứ ngoài các thành thị, nhiều vùng đồng bằng đều do Pháp kiểm soát, không dễ gì Việt Minh có thể tuyên truyền được.
Người Thanh niên Việt Nam phải đi lính cho Pháp. Không đi không được và xem việc đi lính như một nghề kiếm sống, chẳng có gì gọi là lý tưởng. Một số khác bỏ hàng ngũ Việt Minh trở về vùng Pháp kiểm soát và cũng đ tránh phiền phức nên đã đăng đi lính Pháp cho yên thân.
Như vậy, các thanh niên Việt Nam vào quân đội Pháp,được Pháp đào tạo và huấn luyện về kỷ luật quân đội, cángành nghề chuyên môn, các binh chủng khác nhau… Ai có kỷ luật, hăng say chiến đấu được thăng cấp sớm hơn người khác, như :
- Binh nhì lên Binh nhất – Binh nhất lên Hạ sĩ
- Hạ sĩ lên Hạ sĩ nhất – Hạ sĩ nhất lên Trung sĩ
- Trung sĩ lên Trung sĩ nhất – Trung sĩ nhất lên Thượng sĩ
- Thượng sĩ lên Thượng sĩ I – Rất hiếm người lên Sĩ Quan.
Tất cả các cấp chỉ huy đều là người Pháp.
Ðến năm 1948, Bảo Ðại trở lại cầm quyền, Pháp cho Bảo Ðại lập ra các đơn vị quân sự như : Bảo An, Bảo Vệ, Việt Binh Ðoàn (gọi là Vua Bảo Ðại), có cấp chỉ huy người Việt nhưng vẫn là Sĩ quan Pháp chỉ huy.
Khi Ngô Ðình Diệm về nước 1954, Quân đội vẫn do Sĩ quan Pháp chỉ huy, cấp cao chỉ có Ðại tá Nguyễn Văn Hinh, sau lên Tướng và cũng là người chống đối Ngô Ðình Diệm.
Năm 1955 – 1956, Ngô Ðình Diệm thăng cấp Lê Văn Tỵ lên Tướng và phong làm Tổng Tham Mưu trưởng Quân Ðội Quốc Gia Việt Nam, chưa có danh xưng Quân Lực Việt Nam Công Hòa.
Nói tóm lại Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa là gốc rể từ Quân đội Pháp, do Pháp huấn luyện và đào tạo nên không có chuyện trung thành, không có Danh Dự Tổ Quốc, mà chỉ có kỷ luật.
Các Sĩ quan khi trở thành cấp chỉ huy của Quân Ðội, họ đều có kỷ luật, kinh nghiệm chiến đấu qua chế độ thuộc địa Pháp mà họ đã theo đuổi từ thời trai trẻ nhưng họ lại trống vắng về ý thức chính trị. Do đó, hành động hay phản ứng của họ có tính cách thực tế, nặng về cảm tình và chú trọng đến hiệu quả thực tiễn.
Vì hoàn cảnh gần như bắt buộc họ phải đi lính cho Pháp nên họ chẳng bao giờ nghĩ đến sự trung thành. Ðến khi họ phải chiến đấu với Việt cộng, đi sâu vào làng mạc thôn quê họ mới biết được sự tàn bạo củaViệt cộng như chặt đầu, phơi thây vì bị ghép vào tội Việt gian. Những người dân lương thiện, mộc mạc, họ lại càng căm thù Việt cộng đàn áp người dân. Cho nên người quân nhân, họ chỉ còn cách lựa chọn theo “phương pháp loại bỏ”. Họ không thích phục vụ cho chế độ thuộc địa Pháp. Họ lại càng không thích phục vụ cho chế độ Cộng sản. Nên họ loại bỏ Thực dân và Cộng sản cơ may đến với họ là chế độ Ngô Ðình Diệm. Và họ chấp nhận phục vụ mặc dù Ngô Ðình Diệm cũng chẳng có thành tích gì. Nhưng họ vẫn nghĩ phục vụ cho Ngô Ðình Diệm sẽ có cơ hội đem lại cho dân Việt, nước Việt những gì họ sẽ hy sinh đều là phần lý tưởng hơn chế độ thuộc địa Pháp và chế độ độc tài Cộng sản.
Tổng thống Ngô Ðình Diệm, Tổng Tư lệnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không thấy rõ nhu cầu và sự hy sinh của Quân đội cho chế độ. Ngược lại dựa vào quyền hành ban phát không công minh cho những cấp chỉ huy quá non kém về mọi phương diện, như: khả năng, tư cách, đạo đức đều không có duy chỉ có tài nịnh hót, làm láo báo cáo hay, lên lon, lên chức như Tướng Trần Ngọc Tám, Tư Lệnh Quân Khu 2, Tướng Huỳnh Văn Cao, Tư Lệnh Quân Ðoàn IV. Với trận Ấp Bắc, kể cả Sĩ quan các cấp như Chi Khu trưởng, Quận trưởng, Tiểu Khu trưởng, Tỉnh trưởng, v.v…
Rồi dùng Quân đội đàn áp, biểu tình… rõ ràng Cha, Anh đàn áp con em. Nên Quân đội nói chung các cấp chỉ huy nói riêng, họ chưa thấy kể cả chế độ thuộc địa Pháp cũng chưa có hành động tấn công Chùa Chiền, bắt giữ hàng ngàn Tăng, Ni , Phật Tử, hàng ngàn Sinh viên, Học sinh là con em họ.
Người quân nhân tự cảm thấy bị phản bội, buộc lòng họ phải đứng lên. Không có sự trung thành trong trường hợp bị phản bội !
ROMA – Giáo Hoàng Paul VI hủy bỏ buổi tiếp kiến Tổng Giám mục Ngô Ðình Thục (10/9/1963).
- Ngày 11 tháng 9 năm 1963, Ngô Ðình Thục bay qua Mỹ, Hồng Y Spellman không tiếp Ngô Ðình Thục.
- Ngày 11 tháng 9 năm 1963, Hoa Thịnh Ðốn họp mật tại Bạch Cung về vấn đề Việt Nam.
- Tổng thống Kennedy: “Không thể để Lệ Xuân tiếp tục tuyên bố chống Mỹ”.
- Ngày 12 tháng 9 năm 1963, Bộ Ngoại Giao Mỹ chỉ thị Ðại sứ Cabot Lodge về những quyết định ngày 11 tháng 9 năm 1963 của Tổng thống Kennedy và Hội đồng An ninh Quốc gia.
- Ngày 14 tháng 9 năm 1963 tại Hoa Thịnh Ðốn, Chính phủ Mỹ chỉ thị cho Ðại sứ Cabot Lodge : “Tạm thời đình hoản tiền viện trợ kinh tế 18 triệu 6 Mỹ kim cho Nam Việt Nam”. (Chính quyền Ngô Ðình Diệm)
- Ngày 16 tháng 9 năm 1963 tại Washington DC, Bà Thân Thị Nam Trân (mẹ của Trần Thị Lệ Xuân) tuyên bố :
“Nếu Lệ Xuân đến New York , hãy cho xe cán chết đi hoặc ném cà chua, trứng thối”.
Bà Nam Trân có tổ chức biểu tình trước Tòa Bạch Cung và sẵn sàng tổ chức biểu tình chống lại “con quái vật” Lệ Xuân.
Theo Bà Nam Trân, Mỹ đang mất dần bằng hữu ở Việt Nam vì phản ứng quá chậm. Cần loại bỏ cả Diệm lẫn Nhu:
“Nhu là tên mọi rợ và Diệm là tên bất lực” (VNNB. CÐ. tr. 353).
- Ngày 17 tháng 9 năm 1963, Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, quyết định áp lực Tổng thống Ngô Ðình Diệm phải thi hành đúng chính sách của Mỹ.
- Ngày 18 tháng 9 năm 1963, nhân viên CIA tiếp xúc với Tướng Dương Văn Minh.
Tướng Dương Văn Minh cho biết Việt cộng kiểm soát nhiều dân chúng hơn Chính phủ. Tổng thống Ngô Ðình Diệm, Cố vấn Ngô Ðình Nhu tiếp tục bắt giữ đối lập và Sinh viên, học sinh, Phật tử… Các trại giam chật ních. Hai doanh trại trong trại Lê Văn Duyệt đầy ấp tù nhân. Sinh viên, học sinh đang ngả theo Việt cộng.
- Tổng Giám mục Ngô Ðình Thục nhúng tay vào “bất cứ việc gì, ngoại trừ việc Ðạo Thiên Chúa”.
- Trái tim của Binh sĩ không dồn vào chiến tranh. Các Sĩ quan Trung cấp đều trông chờ đảo chánh.
- Ngày 19 tháng 9 năm 1963, Ðại sứ Cabot Lodge báo cáo “tình hình Việt Nam” về Hoa Thịnh Ðốn: “Hiện chưa có điều kiện thuận lợi để đảo chánh, cần theo đuổi các biện pháp chuyển tiếp”.
Sẽ theo dõi và thúc giục Tướng Dương Văn Minh, nếu Dương Văn Minh muốn đảo chánh.
Tại Paris, Pháp quốc – Biểu tình phản đối VNCH trước trụ sở UNESCO.
Tại Washington DC, Tướng Taylor tiếp Trần Văn Chương, nguyên Ðại sứ VNCH tại Hoa Kỳ.
Theo ông Trần Văn Chương : Nếu Tổng thống Ngô Ðình Diệm còn cầm quyền, không thể chiến thắng Cộng sản.
- Ngày 21 tháng 9 năm 1963, các cấp chỉ huy quân sự Việt Mỹ nhận định tình hình quân sự ở vùng Châu Thổ Sông Cửu Long và vòng đai Sàigòn không được khả quan.
Tại Hoa Thịnh Ðốn công bố chuyến tham quan của McNamara và Tướng Taylor.
Tổng thống Kennedy chỉ thị cho McNamara và Taylor về chuyến đi Việt Nam là để thẩm định và đánh giá tình hình tại chỗ. Duyệt xét lần chót những điểm cần làm.
Tại Cơ quan Trung ương Tình báo Mỹ, William Colby, Chánh Sở Ðông Nam Á, cũng có mặt trong Phái đoàn Taylor và McNamara.
Ngày 24 tháng 9 năm 1963, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ chuyển cho Ðại sứ Cabot Lodge bản sao lá thư của Tổng thống Kennedy gởi Tổng thống Ngô Ðình Diệm.
Ngày 25 tháng 9 năm 1963, McNamara, Tướng Taylor họp với Ðại sứ Cabot Lodge và Tướng Harkins tại Sàigòn.
Ðại sứ Cabot Lodge ra lệnh cho Ông William Colby không được tiếp xúc với Ông Nhu hay Tổng thống Diệm. Lý do vì Colby có giao tình với Nhu và Diệm.
Ngày 26 tháng 9 năm 1963, McNamara – Taylor đi thị sát Miền Nam. McNamara được Richardson, Trưởng lưới CIA tại Sàigòn thuyết trình về chính phủ Ngô Ðình Diệm.
- Tướng Trần Thiện Khiêm gặp CIA để duy trì đường dây liên lạc. Tướng Khiêm cho biết phe dân sự đang có âm mưu đảo chánh.
Các Tướng đã quyết định chọn ngày 4 tháng 10 năm 1963 làm thời hạn chót cho Tổng thống Ngô Ðình Diệm thực hiện công cuộc cải cách, kể cả cải tổ Chính phủ.
Nhân viên CIA cho rằng Tổng thống Diệm sẽ không chịu cải tổ Chính phủ.
Ngày 27 tháng 9 năm 1963, Bầu cử Quốc Hội VNCH,
Khóa III. Kết quả gồm có:
- 133 Bân Biểu mới đắc cử
- 69 Dân Biểu đương nhiệm
- 55 Dân Biểu thuộc Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia
- 19 Dân Biểu Phụ nữ thuộc Phong Trào Liên Ðới Phụ Nữ.
Ngày 28 tháng 9 năm 1963, McNamara gặp Richardson, Trưởng lưới CIA Sàigòn. Theo Richardson :
- Khủng hoảng Phật Giáo xem như nằm yên.
- Việc bắt giữ Sinh viên, học sinh (trong đó có con em của công chức, quân nhân…) là điều bất lợi. Việc lùng bắt ban đêm làm cho dân chúng căm ghét chế độ hơn nữa. Ðiều này khiến cho dân chúng không còn ưa thích Tổng thống Ngô Ðình Diệm.
Theo ông Nguyễn Ðình Thuần, Bộ trưởng Phủ Tổng thống, cho biết: “Lo ngại các Tướng, Tá VNCH sẽ đảo chánh”.
Các Bộ trưởng đều bất bình, muốn từ chức và cá nhân ông Nguyễn Ðình Thuần lo ngại vì Trần Văn Khiêm em ruột Bà Nhu đang nắm giữ Cơ quan Mật vụ là một tên khùng và cường dâm, có âm mưu muốn trừ khử ông Thuần.
Ngày 29 tháng 9 năm 1963, tại Dinh Tổng thống, McNamara và Tướng Taylor gặp Tổng thống Diệm. Suốt hai tiếng đồng hồ, Tổng thống Ngô Ðình Diệm trình bày mà vẫn tảng lờ lời khuyên của McNamara. Tổng thống Diệm chỉ yêu cầu Tướng Taylor thẩm định tình hình quân sự.
Trong cuộc gặp gỡ này có Ðại sứ Cabot Lodge, Tướng Harkins và Bộ trưởng Nguyễn Ðình Thuần tham dự.
Ngày 30 tháng 9 năm 1963, McNamara và Tướng Taylor gặp Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ để thảo luận các vấn để liên quan đến chế độ. Buổi thảo luận này có Ðại
sứ Cabot Lodge tham dự.
McNamara gặp các nhân chứng tin cậy biết rõ về gia đình họ Ngô và hiện tình đất nước.
Theo những nhân chứng còn dấu tên cho biết về gia đình họ Ngô : Tất cả đều chịu ảnh hưởng Ngô Ðình Thục, kể cả các Giáo sĩ đều không dám trái ý của ông, cũng như mọi người trong gia đình đều sợ hãi và không thể lý luận với Nhu, Lệ Xuân và Ngô Ðình Thục.
Về tình hình, Công an, Mật vụ vẫn bắt người và tra tấn nạn nhân. Hiện nay, Chính quyền Ngô Ðình Diệm và Giáo hội Phật Giáo xa cách nhau sau vụ tấn công các Chùa. Phía Phật giáo bị tê liệt, thiếu thốn mọi phương tiện để hoạt động hằng ngày, kể cả phương tiện di chuyển…
Ðầu tháng 10 năm 1963, tại Sàigòn, Tướng Tôn Thất Ðính có gặp Tướng Dương Văn Minh. Sau giây phút chuyện trò, Tướng Ðính đột ngột nói với Tướng Minh : “Ðại ca, quê hương chúng ta đang bị nguy hiểm ! Ðại ca bảo tôi phải làm gì ?”. Tướng Minh tìm cách hòa giải giữa Tướng Lê Văn Kim và Tướng Tôn Thất Ðính (vì sau đảo chánh hụt ngày 11 tháng 11 năm 1960, Tướng Ðính đã cho lệnh bắt giữ Tướng Kim, lúc bấy giờ đang làm Chỉ Huy trưởng Trường Võ Bị Quốc Gia Ðà-Lạt). Chỉ có vậy ! Tiếp những ngày sau đó, Tướng Minh cho Tướng Ðính biết :
Từ hai năm trước, Minh và Kim đã chuẩn bị đảo chánh Tổng thống Diệm vào khoảng tháng 8 năm 1963:
- Tướng Ðôn gia nhập nhóm Minh, vì Kim là em rể lấy em gái của Ðôn.
- Những ngày kế tiếp có rất nhiều người tham gia, ngoại trừ Hồ Tấn Quyền, Tư Lệnh Hải Quân và Tướng Huỳnh Văn Cao, Tư Lệnh Quân Ðoàn IV. Mặc dù chưa được tiếp xúc với Tướng Cao, nhưng Tư Lệnh phó Quân Ðoàn IV đã đồng ý theo phe Minh.
- Tướng Nguyễn Khánh, Tư Lệnh Quân Ðoàn II đồng ý nhưng vẫn ở Pleiku, có lẽ nếu cần sẽ phản lại.
- Tướng Ðỗ Cao Trí, Tư Lệnh Quân Ðoàn I đồng ý trên nguyên tắc.
- Tướng Trần Thiện Khiêm thủ diễn một vai trò rấtquan trọng.
- Tướng Mai Hữu Xuân, Chỉ Huy trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, lãnh phần chiếm lấy Bộ Tư Lệnh Hải Quân và đối đầu với lực lượng Cảnh sát.
Trong lúc đó Tướng Trần Văn Ðôn đến nhà Tướng Ðính. Với vai trò Quyền Tổng Tham Mưu trưởng Quân Lực VNCH, Tướng Ðôn bàn luận với Tướng Ðính về tình hình trong nước, về sự gia tăng hoạt động của Việt Cộng, về sự đàn áp Phật Giáo, về sự tiếp xúc với Việt Cộng của Ngô Ðình Nhu… Tình trạng chán nản về mặt tinh thần của quân nhân, công chức và đại đa số nhân dân Miền Nam !
Tướng Ðôn trình bày tự sự từng điểm một. Nói xong,Tướng Ðôn im lặng để Tướng Ðính suy nghĩ.
Vài phút sau, Tướng Ðôn nói: “Anh Ðính cũng là Phật Tử, anh nghĩ thế nào ? Rồi mai sau, con cháu Anh sẽ nghĩ thế nào, dù trong tay Anh có toàn quyền sinh sát ?”
Vừa nói chuyện vừa dò xét; Tướng Ðôn rất vui mừng khi thấy Tướng Ðính tán thành ý kiến của của Ông.
Tướng Ðôn bày tỏ cảm tình nhiều hơn nữa với Tướng Ðính, vì Ðính đang được chính quyền ưu đãi, trọng dụng, nhiều quyền lực mà nghĩ đến quyền lợi của đất nước, của dân tộc lên trên quyền lợi của cá nhân mình. Từ đó Tướng Ðôn thường gặp Tướng Ðính tại nhà riêng hoặc tại vănphòng của Tướng Ðính (VNNC. TVÐ. tr. 167.8).
- Ngày 2 tháng 10 năm 1963, Trung tá Louis Conein có gặp Tướng Trần Văn Ðôn tại phi trường Tân Sơn Nhứt. Tướng Ðôn hẹn gặp lại ngay tối hôm đó tại Nha Trang và Ðôn có cho Conein biết: “Các Tướng lãnh bắt đầu bàn thảo kế hoạch đảo chánh và Tướng Dương Văn Minh muốn gặp Conein vào ngày 5 tháng 10 năm 1963” (Ðại sứ Cabot Lodge đồng ý cho Conein đến gặp Tướng Dương Văn Minh).
Trong lần gặp gỡ này, Tướng Minh có cho Conein biết thêm rằng: “Tướng Ðính muốn ngả theo phe đảo chánh”.
- Ðại sứ Cabot Lodge có đến gặp Tổng thống Ngô Ðình Diệm để đệ trình bức thư của Tướng Taylor trình bày về hiện tình đất nước Việt Nam, đề ngày 1 tháng 10 năm 1963.
- Tại Hoa Thịnh Ðốn, McNamara và Tướng Taylor đệ trình lên Tổng thống Kennedy bản báo cáo về chuyến tham quan Việt Nam.
- Tổng thống Kennedy chủ tọa buổi họp của Hội đồng An ninh Quốc gia và chấp thuận những đề nghị của McNamara và Tướng Taylor.
- Tại New York, Giáo sư Bửu Hội yết kiến ông U Thant, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc.
- Ngoại trưởng Rusk tiếp Giáo sư Bửu Hội.
Giáo sư Bửu Hội hết lòng bênh vực cho ông Ngô Ðình Nhu. Theo Giáo sư, ông Nhu rất cần thiết cho chính phủ Ngô Ðình Diệm, nhưng với Trần Thị Lệ Xuân, có thể loại bỏ được.
- Ðức Giáo Hoàng sẽ cho thay Tổng Giám mục Ngô Ðình Thục.
- Ngày 5 tháng 10 năm 1963, thêm một Tăng sĩ Phậtgiáo tự thiêu.
- Louis Conein gặp Tướng Dương Văn Minh và hai người chuyện trò, thảo luận hơn một tiếng đồng hồ.
Tướng Dương Văn Minh đưa ra 3 giải pháp:
1. Duy trì Ngô Ðình Diệm, loại trừ 2 em của Diệm là Ngô Ðình Nhu và Ngô Ðình Cẩn.
2. Bao vây Sàigòn, bằng một số đơn vị của Sư Ðoàn 5 Bộ binh.
3. Dùng võ lực tấn công 5.500 quân trung thành với Tổng thống Diệm rồi chiếm Thủ đô Sàigòn.
Tướng Dương Văn Minh khẳng định: “Không cần sự yểm trợ của Mỹ trong cuộc đảo chánh, chỉ cần Mỹ không cản trở”.
Ðại sứ Cabot Lodge không mấy tin tưởng ở Tướng Dương Văn Minh vì các Tướng đã một lần bỏ dở dang kế hoạch đảo chánh.
Theo Tướng Minh, ba nhân vật Nhu, Cẩn và Ngô Trọng Hiếu rất nguy hiểm cho chế độ. Ngô Trọng Hiếu là Cán bộ Cộng sản và vẫn còn liên lạc với Cộng sản.
Ðại sứ Cabot Lodge đề nghị với Hoa Thịnh Ðốn :
- Các Tướng trở lại tiếp xúc với Conein.
- Conein sẽ được phép nói rằng Chính phủ Mỹ không có ý định ngăn cản cuộc đảo chánh, sẵn sàng hỗ trợ kế hoạch hành động và hứa sẽ hết lòng ủng hộ chế độ mới.
- John Richardson, Trưởng lưới CIA Sàgòn bị thuyên chuyển.
Theo Colby: “Ðại sứ Cabot Lodge nghi ngờ Richardson có thân tình với Diệm, Nhu. Riêng Nhu có giao tình chặt chẽ với Richardson”.
- Tổng thống Kennedy dặn dò Ðại sứ Cabot Lodge về những quyết định của Chính phủ Mỹ.
1. MACV và Tổng thống Ngô Ðình Diệm duyệt xét lại những thay đổi cần thiết để chấm dứt hành quân tại các Vùng Chiến Thuật I, II và III vào cuối năm 1964, Vùng IV
Chiến Thuật vào cuối năm 1965.
2. Tăng cường về phương diện Huấn luyện để Quân đội VNCH đủ sức tự vệ vào cuối năm 1965.
3. Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ được quyền tuyên bố kế hoạch rút 1.000 quân vào cuối năm 1963.
- Tổng thống Kennedy giảm viện trợ cho Chính phủ Ngô Ðình Diệm. Cắt bỏ tiền trợ cấp nhập cảng hàng hóa, nhất là tiền duy trì Lực Lượng Ðặc Biệt của Ðại tá Lê Quang Tung, cánh tay bạo lực của Ngô Ðình Nhu.
- Ngày 7 tháng 10 năm 1963, tại Thủ đô Sàigòn, Tân Quốc Hội khai mạc phiên họp đầu tiên. Tổng thống Ngô Ðình Diệm đọc diễn văn khai mạc, không nhắc đến các biến cố vừa xảy ra, chỉ nhắc đến sự thành công của chính quyền mà thôi.
- Nhân viên CIA lại gặp Tướng Dương Văn Minh để bàn về kế hoạch đảo chánh.
- Công an, Mật vụ bắt giữ 130 Sinh viên, Học sinh trong đêm.
- Tại California, Hoa Kỳ, Trần Thị Lệ Xuân (Bà Nhu) đến Mỹ giải độc với lập luận cáo buộc, miệt thị những vụ tự thiêu là “nướng thịt sư” và đề nghị sẽ biếu không xăng cùng hộp quẹt nếu các Phóng viên muốn bắt chước họ tự thiêu.
Lệ Xuân bị chống đối dữ dội tại Mỹ. Cha đẻ của Lệ Xuân là Trần Văn Chương, cựu Ðại sứ VNCH tại Hoa Kỳ cũng tham gia các cuộc chống đối.
- Ngày 8 tháng 10 năm 1963, tại New York, Ðại Hội đồng Liên Hiệp Quốc chấp thuận gởi một Phái đoàn đến Việt Nam để điều tra việc đàn áp Phật Giáo.
- Tại Hoa Thịnh Ðốn, McNamara và Tướng Taylor tường trình trước Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện.
Theo McNamara : “Tổng thống Ngô Ðình Diệm là khuôn mặt cầm đầu bên ngoài, thực sự điều khiển bên trong là Cố vấn Ngô Ðình Nhu. Nhưng cả hai Ông, Diệm và Nhu không kiểm soát được Lệ Xuân”.
- Ngày 9 tháng 10 năm 1963, tại Sàigòn có tin Cố vấn Ngô Ðình Nhu tổ chức biểu tình, tấn công Tòa Ðại sứ Mỹ và ám sát Cabot Lodge.
Ðại sứ Cabot Lodge cho biết, từ ngày nhận chức, đã nhận được nhiều tin đồn loại này.
- Ngày 10 tháng 10 năm 1963, tại Thủ đô Sàigòn, Cơ quan CIA cho Tướng Dương Văn Minh biết về quyết định của Chính phủ Mỹ, vào ngày 5 tháng 10 năm 1963, đã giảm viện trợ cho Chính phủ Ngô Ðình Diệm : “Cắt bỏ tiền trợ cấp nhập cảng hàng hóa và nhất là tiền duy trì Lực lượng Ðặc biệt của Lê Quang Tung”.
- Ngày 11 tháng 10 năm 1963, tại Hoa Thịnh Ðốn, Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ tán thành kế hoạch NSAM 263. Triệt thoái quân khỏi Nam Việt Nam theo định kỳ.
- Ngày 12 tháng 10 năm 1963, Liên Hiệp Quốc quyết định gởi một Phái đoàn đến Việt Nam điều tra cuộc đàn áp Phật Giáo. Thành viên trong Phái đoàn này gồm có : Afghanistan, Ceylon, Dahomey, Marocco, Costa Rica và hai vị Ðại sứ của Nepal và Brazil tại Canada. Phái đoàn Liên Hiệp Quốc lưu lại Việt Nam khoảng 2 tuần và đến Sàigòn vào ngày 23 tháng 10 năm 1963.
- Tại Hoa Thịnh Ðốn : Bộ Ngoại Giao, Bộ Quốc Phòng và CIA yêu cầu Ðại sứ Cabot Lodge cho lệnh chuyển giao tất cả Lực lượng Bán Quân sự của Lê Quang Tung đặt dưới quyền Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH. Tất cả các đơn vị đều được trả lương ngoại trừ Lực lượng Ðặc biệt đóng tại Sàigòn.
- Ngày 17 tháng 10 năm 1963, Tướng Richard G. Stilwell, Trưởng khối Hành quân (J-3) của MACV thông báo cho ông Nguyễn Ðình Thuần, Bộ trưởng Phủ Tổng thống, biết về việc: “Ðình hoãn trợ cấp cho Lực lượng Ðặc biệt vì Lực lượng này đã từng tham dự những cuộc tấn công Chùa chiền của Phật giáo. Khi nào đơn vị này rời Sàigòn ra chiến đấu tại mặt trận và đặt dưới quyền Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, thì sẽ được tái trợ cấp”.
- Ngày 19 tháng 10 năm 1963, Tướng Harkins có gởi thư thông báo cho Tổng thống Ngô Ðình Diệm biết về việc: “Ngân khoản Tài trợ cho Lực lượng Ðặc biệt bị cắt bỏ”.
- Ngày 21 tháng 10 năm 1963, Tướng G. Stilwell có gặp Lê Quang Tung và cho biết : “Phải nhận lệnh từ Bộ Tổng Tham mưu – nếu bất tuân sẽ không có lương”. Lê Quang Tung giận dữ, đòi giải tán các đơn vị Biệt kích Dânsự, nhưng Tướng G. Stilwell cho biết đó là quyết định của Chính phủ Mỹ. Thế là Lê Quang Tung đành tuân lệnh !
- Ngày 22 tháng 10 năm 1963, Tướng Harkins gặp Tướng Trần Văn Ðôn, Quyền Tổng Tham Mưu trưởng QLVNCH.
- Một Phiếu đệ trình của Bộ Ngoại Giao cho thấy từ tháng 7 năm 1963, tại Miền Nam Việt Nam, tình hình quân sự càng ngày càng lâm vào thế yếu !
- Ngày 23 tháng 10 năm 1963, Tướng Trần Văn Ðôn tiếp xúc với Conein và cho biết kế hoạch đảo chánh dự trù vào ngày Quốc Khánh 26 tháng 10 đã phải đình hoản vì thái độ của Tướng Harkins trong buổi gặp Tướng Ðôn vào ngày hôm trướcn (22/10). Tướng Ðôn yêu cầu Mỹ minh xác lập trường.
Ðại sứ Cabot Lodge tiết lộ với Tướng Harkins về chỉ thị cho phép làm đảo chánh của Washington DC.
Ðại sứ Cabot Lodge đề nghị tiếp tục ngưng viện trợ nhập cảng cho tới khi chuyến “giải độc” của Trần Thị Lê Xuân chấm dứt.
- Ngày 24 tháng 10 năm 1963, Tướng Trần Văn Ðôn cho Conein biết là Tướng Harkins đã xin lỗi và Tướng Ðôn tiết lộ cuộc đảo chánh sẽ xẩy ra trước ngày 2 tháng 11 năm 1963. Hẹn gặp lại vào buổi tối hôm đó tướng Ðôn cho biết thêm rằng: “Các Tướng lãnh đạo chỉ chịu cho một mình Ðạisứ Cabot Lodge xem kế hoạch và chi tiết, 48 giờ trước khi khởi sự cuộc đảo chánh”.
- Phái đoàn điều tra Liên Hiệp Quốc tới Việt Nam và bị các viên chức Chính phủ dùng mỹ nhân kế mua chuộc và quay phim “con heo” làm áp lực, nên uy tín của Phái đoàn không còn “vô tư” để điều tra.
- Cố vấn An ninh Quốc gia, ông Bundy từ Washington DC, gởi điện văn cho Ðại sứ Cabot Lodge và Tướng Harkins, vì Bundy lo ngại có thể Cố vấn Ngô Ðình Nhu đang dùng Tướng Trần Văn Ðôn để gài bẫy Mỹ ? Do đó, Ông đề nghị thay Conein bằng một trung gian khác.
- Ngày 25 tháng 10 năm 1963, tại Sàigòn, Ðại sứ Cabot Lodge gởi công điện về cho Cố vấn An ninh Quốc gia Bundy yêu cầu tiến hành cuộc đảo chánh và công điện nêu
lên mấy điểm:
- Việc thay Conein rất khó khăn, vì Conein đã quen Tướng Ðôn từ 18 năm qua. Tướng Ðôn chỉ tin tưởng Conein.
Phần Ðại sứ Cabot Lodge, để tránh rắc rối, từ chối gặp Tướng Ðôn, không sợ Ngô Ðình Nhu gài bẫy, vì sự liên lạc giữa Conein và Tướng Ðôn chưa đủ bằng chứng khẳng định sự dính líu của Mỹ vào âm mưu đảo chánh.
Ðại sứ Cabot Lodge giữ thái độ không ngăn cản đảo chánh, nhưng biết rõ mọi chi tiết diễn biến.
Ðảo chánh là phương tiện duy nhất để người dân Việt Nam thay đổi chính quyền. Lời hứa của Phe đảo chánh sẽ theo đuổi chính sách không kỳ thị Tôn Giáo và ý muốn không biến Miền Nam Việt Nam thành một “chư hầu” của nước Mỹ. Ða số người dân Miền Nam rất khen ngợi và hết lòng ủng hộ Tướng Trần Văn Ðôn.
- Trần Trung Dung (nguyên là Tổng trưởng Quốc Phòng trong chính phủ Ngô Ðình Diệm và cũng là Cháu rể của ông Diệm – vợ của Trần Trung Dung gọi ông Diệm bằng Cậu – ngày Ông Diệm và ông Nhu chết, chính vợ chồng ông Dung lo mai
táng), nói chuyện với nhân viên CIA về đảo chánh:
Theo ông Dung, chế độ cần thay đổi, nhưng các Tướng lãnh không đủ khả năng cai trị. Ngoại trừ Tướng Dương Văn Minh, Lê Văn Kim và Phạm Xuân Chiểu, còn các Tướng khác “Chẳng là gì hơn những Sĩ quan, Hạ Sĩ quan do Pháp huấn luyện, nay trong binh phục Tướng lãnh”.
* Trần Trung Dung đề nghị :
- Nguyễn Ngọc Thơ làm Tổng thống
- Phan Huy Quát làm Thủ tướng Chính phủ
* Các Tổng, Bộ trưởng có thể mời :
- Trần Văn Lý – Phan Quang Ðán
- Trần Văn Tuyên – Phan Khắc Sửu
- Nguyễn Ngọc Bích – Nguyễn Hữu Châu
- Nguyễn Tôn Hoàn – …
Ông Trần Trung Dung cũng công khai đã kích chế độNgô Ðình Diệm và nhất là Trần Thị Lệ Xuân tham gia vàoviệc nước…
- Ông Bundy, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳcòn lo lắng về uy tín của Mỹ, nếu đảo chánh thất bại. (IV. Tài liệu 217 + VNNB. CÐ. tr. 372)
- Ngày 26 tháng 10 năm 1963 – Ngày Lễ Quốc Khánh.
Cuộc đảo chánh dự trù của Tướng Dương Văn Minh không thực hiện được.
- Ngày 27 tháng 10 năm 1963, Ðại sứ Cabot Lodge cùng đi với Tổng thống Ngô Ðình Diệm lên Ðà Lạt “nghỉ” cuối tuần.
Tại Thủ đô Sàigòn, Tướng Tôn Thất Ðính, Tư Lệnh Quân Ðoàn III kiêm Vùng 3 Chiến Thuật, kiêm Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Ðô, kiêm Tổng Trấn Sàigòn, Chợ Lớn, chính thức ngả theo Phe đảo chánh.
Trong lúc đó, Cố vấn Ngô Ðình Nhu yêu cầu làm “đảochánh giả” để bắt giữ tất cả những người chống đối. Tướng Ðính nhận lời, nhưng không thi hành.
- Ngày 28 tháng 10 năm 1963, Ðại sứ Cabot Lodge khẳng định với Tướng Ðôn là đã cho Conein liên lạc về việc đảo chánh.
- Ngày 29 tháng 10 năm 1963, Tướng Tôn Thất Ðính ra lệnh cho Lê Quang Tung đem 3.000 quân thuộc Lực Lượng Ðặc Biệt ra khỏi Sàigòn để hành quân chống cộng. Ông Ngô Ðình Nhu không muốn nhưng vì có áp lực của Hoa Kỳ nên vẫn phải thi hành lệnh hành quân của Tướng Ðính.
- Bộ Tổng Tư lệnh Thái Bình Dương cho lệnh Hải Quân và Không Quân chuẩn bị di tản kiều bào Mỹ ra khỏi Việt Nam, nếu cần.
- Ngày 30 tháng 10 năm 1963, tại Hoa Thịnh Ðốn có phiên họp đặc biệt tại Tòa Bạch Ốc để bàn về tình hình Việt Nam.
Cố vấn An ninh Quốc gia, Ông Bundy, chỉ thị cho Ðại sứ Cabot Lodge phải thông báo cho Tướng Harkins biết rõ về chi tiết cuộc đảo chánh.
Tướng Taylor, Tổng Tham Mưu trưởng Liên quân, yêu cầu Tướng Harkins báo cáo về những gì đã liên hệ với Ðạisứ Cabot Lodge.
Giám đốc Cơ quan CIA ra lệnh cho Sở CIA Sàigòn báo cáo rõ về các đơn vị trung thành với chế độ Ngô Ðình Diệm.
- Ngày 31 tháng 10 năm 1963, Ðại sứ Cabot Lodge hủy bỏ chuyến về Mỹ.
- Ngày 1 tháng 11 năm, 1963, kế hoạch đảo chánh bắtđầu thực hiện.
Người viết cố gắng sưu tầm tài liệu để trình bày các sự việc xảy ra hầu thấy rõ tài lãnh đạo qua tầm nhìn chủ quan, hạn hẹp của Tổng thống Ngô Ðình Diệm và Cố vấn Ngô Ðình Nhu xem như là vị Thủ tướng của nước VNCH, qua các sai lầm:
- Mỹ đã ủng hộ chế độ Ngô Ðình Diệm ngay từ đầu, thì không thể chống Mỹ khi đã thành công. Dù ý thức chủ quyền quốc gia, nhưng còn lệ thuộc viện trợ Mỹ để sống còn thì làm sao trở mặt với Mỹ được.
- Mâu thuẫn là Tổng thống Ngô Ðình Diệm vẫn tin tưởng là Mỹ không thể bỏ chế độ của Ông. Hơn thế nữa, ông vẫn tự tin, ông là người lãnh đạo Miền Nam Việt Nam, tuyến đầu ngăn cản làng sóng Ðỏ (Cộng sản).
- Chế độ VNCH dựa vào sức mạnh (viện trợ) của Mỹ để rồi đàn áp đối lập, tôn giáo, đi ngược lại chủ trương của Mỹ.
- Chế độ không dựa vào sức mạnh của dân mà chỉ dựa vào sức mạnh của Công an, Mật vụ. Sai lầm nghiêm trọng là đưa chính tri vào quân đội, muốn biến quân đội thành sức mạnh bảo vệ chế độ của mình.
- Lãnh đạo đất nước mà không lắng nghe ý dân (ý dân là ý Trời), mà chỉ lắng nghe những người trong gia đình để gạt bỏ ý dân. Thế thì làm sao chế độ tồn tại được ?
- Các biến cố xẩy ra đều do những người trong gia đình tạo ra, nhất là Tổng Giám mục Ngô Ðình Thục và Trần Thị Lệ Xuân (vợ Cố vấn Ngô Ðình Nhu).
- Các biến cố xẩy ra đều nằm gọn trong bàn tay có thể giải quyết được (như đã trình bày cách giải quyết từng sự việc ở phần trước), nhưng lại giải quyết một cách trái ngược, đưa đến chế độ phải sụp đổ – “Ðất nước điêu tàn, Dân tộc chịu nhiều bất hạnh”.
- Một điều quá dễ hiểu mà chế độ Ngô Ðình Diệm không muốn hiểu :
- Viện trợ Mỹ là để chống Chủ nghĩa Cộng sản, ngăn làn sóng Ðỏ. Nên Mỹ đã ủng hộ Chế độ Diệm ngay từ đầu.
- Viện trợ Mỹ để cải thiện đời sống cho người dân.
- Viện trợ Mỹ để tạo nên nền dân chủ, chống độc tài bằng mọi hình thức.
- Viện trợ Mỹ không phải chỉ do Tổng thống Mỹ, Chính phủ Mỹ mà còn do Lưỡng Viện Quốc Hội Mỹ, Nhân dân Mỹ.
- Chế độ Ngô Ðình Diệm làm ngược lại sự mong muốn của Mỹ bằng hành động : “Tiếp xúc bí mật với Việt cộng”.
- Chống Cộng không hữu hiệu, không cải thiện được đời sống của nhân dân, không tạo nên một nền “Dân Chủ” thực sự, mà còn đàn áp đối lập, tôn giáo… Thế cũng chưa đủ, rồi còn ngang ngược lên án Mỹ. Vì lẽ đó, làm sao Mỹ ủng hộ chế độ trọn vẹn được khi đã đi ngược lại mục đích của họ. (sẽ nói rõ hơn ở Giai đoạn 1963-1975).
- Một sai lầm cuối cùng dẫn đến cái chết oan uổng của 3 anh em nhà Ngô (Ngô Ðình Diệm, Ngô Ðình Nhu, Ngô Ðình Cẩn) là quá tin tưởng vào Quân Ðội nói chung và các Tướng lãnh nói riêng về sự trung thành.
Như chúng tôi đã nói ở phần đầu. Tại sao ban đầu Quân đội ủng hộ Ngô Ðình Diệm, trong lúc Ông Diệm chẳng có gì cả, gần như tay không (1954).
Nay Ngô Ðình Diệm làm Tổng thống, Tổng Tư lệnh Quân Ðội, có hệ thống Chính quyền, có Quốc Hội, có hệ thống Công an, Mật vụ, có quyền ban phát kể cả quyền lợi, chức vụ và có quyền sinh sát bất cứ ai đi ngược lại Chế độ.
Ngay cả Phật Giáo là một Tôn giáo lớn nhất nước cũng bị dẹp tan trong một đêm là xong.
Tại sao các Tướng lãnh dám đảo chánh như lời Tướng Trần Thiện Khiêm nói : “Tướng lãnh có quá nhiều quyền lợi và sẽ mất tất cả kể cả tính mạng nếu tham gia đảo chánh”.
Năm 1945, Nhật đảo chánh Pháp, Người dân Việt Namnói chung, Thanh thiếu niên Việt Nam nói riêng, rất hăng hái tham gia các Tổ chức của Việt Minh, như Vệ Quốc Quân và các Tổ chức bán quân sự khác. Nhưng khi Nhật đầu hàng, Pháp trở lại Ðông Dương, Hồ Chí Minh hô hào kháng chiến chống Pháp, nhưng chỉ hô hào trong rừng núi chứ ngoài các thành thị, nhiều vùng đồng bằng đều do Pháp kiểm soát, không dễ gì Việt Minh có thể tuyên truyền được.
Người Thanh niên Việt Nam phải đi lính cho Pháp. Không đi không được và xem việc đi lính như một nghề kiếm sống, chẳng có gì gọi là lý tưởng. Một số khác bỏ hàng ngũ Việt Minh trở về vùng Pháp kiểm soát và cũng đ tránh phiền phức nên đã đăng đi lính Pháp cho yên thân.
Như vậy, các thanh niên Việt Nam vào quân đội Pháp,được Pháp đào tạo và huấn luyện về kỷ luật quân đội, cángành nghề chuyên môn, các binh chủng khác nhau… Ai có kỷ luật, hăng say chiến đấu được thăng cấp sớm hơn người khác, như :
- Binh nhì lên Binh nhất – Binh nhất lên Hạ sĩ
- Hạ sĩ lên Hạ sĩ nhất – Hạ sĩ nhất lên Trung sĩ
- Trung sĩ lên Trung sĩ nhất – Trung sĩ nhất lên Thượng sĩ
- Thượng sĩ lên Thượng sĩ I – Rất hiếm người lên Sĩ Quan.
Tất cả các cấp chỉ huy đều là người Pháp.
Ðến năm 1948, Bảo Ðại trở lại cầm quyền, Pháp cho Bảo Ðại lập ra các đơn vị quân sự như : Bảo An, Bảo Vệ, Việt Binh Ðoàn (gọi là Vua Bảo Ðại), có cấp chỉ huy người Việt nhưng vẫn là Sĩ quan Pháp chỉ huy.
Khi Ngô Ðình Diệm về nước 1954, Quân đội vẫn do Sĩ quan Pháp chỉ huy, cấp cao chỉ có Ðại tá Nguyễn Văn Hinh, sau lên Tướng và cũng là người chống đối Ngô Ðình Diệm.
Năm 1955 – 1956, Ngô Ðình Diệm thăng cấp Lê Văn Tỵ lên Tướng và phong làm Tổng Tham Mưu trưởng Quân Ðội Quốc Gia Việt Nam, chưa có danh xưng Quân Lực Việt Nam Công Hòa.
Nói tóm lại Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa là gốc rể từ Quân đội Pháp, do Pháp huấn luyện và đào tạo nên không có chuyện trung thành, không có Danh Dự Tổ Quốc, mà chỉ có kỷ luật.
Các Sĩ quan khi trở thành cấp chỉ huy của Quân Ðội, họ đều có kỷ luật, kinh nghiệm chiến đấu qua chế độ thuộc địa Pháp mà họ đã theo đuổi từ thời trai trẻ nhưng họ lại trống vắng về ý thức chính trị. Do đó, hành động hay phản ứng của họ có tính cách thực tế, nặng về cảm tình và chú trọng đến hiệu quả thực tiễn.
Vì hoàn cảnh gần như bắt buộc họ phải đi lính cho Pháp nên họ chẳng bao giờ nghĩ đến sự trung thành. Ðến khi họ phải chiến đấu với Việt cộng, đi sâu vào làng mạc thôn quê họ mới biết được sự tàn bạo củaViệt cộng như chặt đầu, phơi thây vì bị ghép vào tội Việt gian. Những người dân lương thiện, mộc mạc, họ lại càng căm thù Việt cộng đàn áp người dân. Cho nên người quân nhân, họ chỉ còn cách lựa chọn theo “phương pháp loại bỏ”. Họ không thích phục vụ cho chế độ thuộc địa Pháp. Họ lại càng không thích phục vụ cho chế độ Cộng sản. Nên họ loại bỏ Thực dân và Cộng sản cơ may đến với họ là chế độ Ngô Ðình Diệm. Và họ chấp nhận phục vụ mặc dù Ngô Ðình Diệm cũng chẳng có thành tích gì. Nhưng họ vẫn nghĩ phục vụ cho Ngô Ðình Diệm sẽ có cơ hội đem lại cho dân Việt, nước Việt những gì họ sẽ hy sinh đều là phần lý tưởng hơn chế độ thuộc địa Pháp và chế độ độc tài Cộng sản.
Tổng thống Ngô Ðình Diệm, Tổng Tư lệnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không thấy rõ nhu cầu và sự hy sinh của Quân đội cho chế độ. Ngược lại dựa vào quyền hành ban phát không công minh cho những cấp chỉ huy quá non kém về mọi phương diện, như: khả năng, tư cách, đạo đức đều không có duy chỉ có tài nịnh hót, làm láo báo cáo hay, lên lon, lên chức như Tướng Trần Ngọc Tám, Tư Lệnh Quân Khu 2, Tướng Huỳnh Văn Cao, Tư Lệnh Quân Ðoàn IV. Với trận Ấp Bắc, kể cả Sĩ quan các cấp như Chi Khu trưởng, Quận trưởng, Tiểu Khu trưởng, Tỉnh trưởng, v.v…
Rồi dùng Quân đội đàn áp, biểu tình… rõ ràng Cha, Anh đàn áp con em. Nên Quân đội nói chung các cấp chỉ huy nói riêng, họ chưa thấy kể cả chế độ thuộc địa Pháp cũng chưa có hành động tấn công Chùa Chiền, bắt giữ hàng ngàn Tăng, Ni , Phật Tử, hàng ngàn Sinh viên, Học sinh là con em họ.
Người quân nhân tự cảm thấy bị phản bội, buộc lòng họ phải đứng lên. Không có sự trung thành trong trường hợp bị phản bội !
Ðể thấy rõ tinh thần xây dựng, sự trung thành,
ước mong người lãnh đạo quốc gia cải thiện, để phục vụ nhân dân
đem lại sự ổn định phát triển đất nước, chống Cộng xâm lăng.
Xin nêu Phiếu đệ trình Tổng thống VNCH của các Tướng lãnh trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, sau đây:
Xin nêu Phiếu đệ trình Tổng thống VNCH của các Tướng lãnh trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, sau đây:
Phiếu đệ trình Tổng thống Việt Nam Cộng
Hòa
Kính thưa Tổng thống,
Với tư cách là những cán bộ tuyệt đối trung thành với Tổng thống và được Tổng thống ban phép trước nên chúng tôi mạo muội đệ trình Tổng thống những đề nghị sau đây:
Sở dĩ chúng tôi dám thượng trình Tổng thống là vì chúng tôi thiết nghĩ đến nay đã qua giai đoạn thứ hai của lệnh giới nghiêm mà Tổng thống và ông Cố vấn đã hứa cần khai thác tình trạng giới nghiêm về khía cạnh chánh trị hầu gây nên cuộc đánh động tâm lý thứ hai.
Sự thi hành phần thứ hai của kế hoạch giới nghiêm, chỉ là sự giữ lời hứa của Thượng cấp đối với các Tướng lãnh.
Ðiểm qua tình hình chung thì thấy rất khả quan, an ninh trật tự được bảo đảm phần nào. Tuy nhiên dư luận Quốc tế cũng như một phần quốc nội còn cho rằng Tổng thống ban hành lệnh giới nghiêm chỉ để dẹp vụ tranh chấp của Phật giáo. Do đó một số ngoại nhân đang còn mưu mô tổ chức phá hoại chính thể, đánh đổ Tổng thống. Ða số nhân dân Việt Nam cũng có một tâm trạng khao khát một vài đổi mới trong bộ máy chánh quyền, một số nhân vật chính trị, hành chánh.
Chúng tôi biết chắc Tổng thống đang trù tính giải pháp thích ứng để ngoại quốc khâm phục, đồng thời cũng để quốc dân biết giới nghiêm là khởi điểm cho một cuộc cách mạng toàn diện, toàn dân, đem lại an ninh lâu dài cho dân chúng.
Chính thể và qui chế Quốc gia đã do Hiến pháp qui định không thể nào thay đổi được. Do đó chúng tôi chỉ xin trình Tổng thống cứu xét để thực hiện thay đổi kế hoạch - phần hai ngay – phù hợp với kế hoạch cách mạng chung của lệnh giới nghiêm.
Phần hai của kế hoạch giới nghiêm gồm những khoản sau đây :
Với tư cách là những cán bộ tuyệt đối trung thành với Tổng thống và được Tổng thống ban phép trước nên chúng tôi mạo muội đệ trình Tổng thống những đề nghị sau đây:
Sở dĩ chúng tôi dám thượng trình Tổng thống là vì chúng tôi thiết nghĩ đến nay đã qua giai đoạn thứ hai của lệnh giới nghiêm mà Tổng thống và ông Cố vấn đã hứa cần khai thác tình trạng giới nghiêm về khía cạnh chánh trị hầu gây nên cuộc đánh động tâm lý thứ hai.
Sự thi hành phần thứ hai của kế hoạch giới nghiêm, chỉ là sự giữ lời hứa của Thượng cấp đối với các Tướng lãnh.
Ðiểm qua tình hình chung thì thấy rất khả quan, an ninh trật tự được bảo đảm phần nào. Tuy nhiên dư luận Quốc tế cũng như một phần quốc nội còn cho rằng Tổng thống ban hành lệnh giới nghiêm chỉ để dẹp vụ tranh chấp của Phật giáo. Do đó một số ngoại nhân đang còn mưu mô tổ chức phá hoại chính thể, đánh đổ Tổng thống. Ða số nhân dân Việt Nam cũng có một tâm trạng khao khát một vài đổi mới trong bộ máy chánh quyền, một số nhân vật chính trị, hành chánh.
Chúng tôi biết chắc Tổng thống đang trù tính giải pháp thích ứng để ngoại quốc khâm phục, đồng thời cũng để quốc dân biết giới nghiêm là khởi điểm cho một cuộc cách mạng toàn diện, toàn dân, đem lại an ninh lâu dài cho dân chúng.
Chính thể và qui chế Quốc gia đã do Hiến pháp qui định không thể nào thay đổi được. Do đó chúng tôi chỉ xin trình Tổng thống cứu xét để thực hiện thay đổi kế hoạch - phần hai ngay – phù hợp với kế hoạch cách mạng chung của lệnh giới nghiêm.
Phần hai của kế hoạch giới nghiêm gồm những khoản sau đây :
I. Cải cách Chính trị – Chế độ :
1. Thả ngay các Sư sãi, Tăng ni, Sinh viên, Học sinh do các Lực lượng Cảnh sát Chiến đấu và Lực lượng Ðặc biệt giữ, vì xét thấy tình hình trở lại yên tĩnh, sau khi loại trừ các phần tử Cộng sản.
2. Cho tự do tín ngưỡng : Tuyên bố và thực thi ngay các điểm yêu cầu của Phật giáo bằng hành động. Cấm chỉ mọi bắt bớ giam cầm. Thực thi khoan hồng toàn diện, vô điều kiện, với các Ðoàn thể Chính trị, Tôn giáo, Sinh viên, Học sinh, tranh đấu cho Phật giáo.
1. Thả ngay các Sư sãi, Tăng ni, Sinh viên, Học sinh do các Lực lượng Cảnh sát Chiến đấu và Lực lượng Ðặc biệt giữ, vì xét thấy tình hình trở lại yên tĩnh, sau khi loại trừ các phần tử Cộng sản.
2. Cho tự do tín ngưỡng : Tuyên bố và thực thi ngay các điểm yêu cầu của Phật giáo bằng hành động. Cấm chỉ mọi bắt bớ giam cầm. Thực thi khoan hồng toàn diện, vô điều kiện, với các Ðoàn thể Chính trị, Tôn giáo, Sinh viên, Học sinh, tranh đấu cho Phật giáo.
II. Cải cách các Bộ :
1. Cử một Tướng lãnh giữ Bộ Quốc Phòng.
2. Cử một Tướng lãnh giữ Bộ Công Dân Vụ (để phối hợp các phương tiện truyền tin, tuyên truyền quân sự lẫn dân sự).
3. Cử một Tướng lãnh giữ Bộ Nội Vụ để cho dễ điều khiển các Tỉnh trưởng, Quận trưởng, là những Sĩ quan Quân đội.
4. Các chức vụ Ðại biểu Chính phủ cũng xin cử Tướng lãnh, đặt một phó Ðại biểu hoặc cố vấn Chính trị, Hành chánh, Dân sự. Về quản hạt Tòa Ðại biểu xin sửa đổi cho ăn khớp với các Vùng Chiến Thuật.
5. Chức Ðô trưởng Sàigòn cũng xin giao cho một Tướng lãnh vì trong giai đoạn tới cần phải nắm vững dân chúng trong Ðô thành. Sở dĩ chúng tôi xin đề nghị một số quân nhân không phải vì nguyên nhân tài giỏi hơn dân chính, mà chính kinh nghiệm những quá khứ cũng như hiện tại, quân nhân đã tỏ ra có tinh thần kỷ luật, hy sinh và cương quyết hành động cao độ.
6. Về Bộ Quốc Phòng, xin Tổng thống cải biến thành Bộ Quân Lực để đảm trách nhiệm quản trị hành chánh. Còn những vấn đề thuần túy Quốc phòng sẽ do chính Tổng thống quyết định. Ðể chấp hành những quyết định của Tổng thống, cũng như để trình bày thêm ý kiến, xin Tổng thống thiết lập một Ủy Ban Quốc Phòng với qui chế tổ chức giống Ủy Ban Trung Ương Ðặc Trách Ấp Chiến Lược dưới quyền chủ tọa của Tổng thống, hoặc của một vị Bộ trưởng nào do Tổng thống đề cử.
7. Ðể đi đến vấn đề thanh lọc hàng ngũ công chức và gia tăng hiệu năng của các cơ quan chính quyền, chúng tôi xin Tổng thống :
- Chính thức ban hành lệnh chiến lược hóa tức là thành lập khu chiến lược trong các Bộ, Viện, Nha, Sở.
- Thành lập thêm một cơ quan mới để thanh tra, giám sát công việc của Công chức cao cấp. Cơ quan này sẽ được Tổng thống ban cho quyền hành rộng rãi, được hỏi bất cứ Công chức cao cấp nào, bất cứ khi nào để diệt trừ nạn hối lộ, nhũng lạm công quỹ, hiếp đáp dân lành, bất tuân hành hoặc chấp hành sai lạc các Thượng lệnh, v.v…
- Cử một nhân vật giữ nhiệm vụ kế hoạch hóa nhất là việc đào tạo nhân tài và kỹ thuật gia để sau này giữ những chức vụ then chốt trong chánh quyền.
8. Sau cùng để nắm vững nhân dân, xin Tổng thống ban lệnh cải tổ hoặc lập lại phong trào Cách Mạng Quốc Gia cho có qui củ, đường lối học tập, sinh hoạt hẳn hòi, xây dựng bề sâu chớ không phải làm hình thức như lâu nay.
Sau đây là danh sách các vị Tướng lãnh phân phối đến các Bộ, kính đệ trình Tổng thống thẩm định và bổ nhiệm.
Mỗi Bộ chúng tôi xin kính đề cử hai hoặc ba người để Tổng thống tiện bề chọn lựa.
1. Cử một Tướng lãnh giữ Bộ Quốc Phòng.
2. Cử một Tướng lãnh giữ Bộ Công Dân Vụ (để phối hợp các phương tiện truyền tin, tuyên truyền quân sự lẫn dân sự).
3. Cử một Tướng lãnh giữ Bộ Nội Vụ để cho dễ điều khiển các Tỉnh trưởng, Quận trưởng, là những Sĩ quan Quân đội.
4. Các chức vụ Ðại biểu Chính phủ cũng xin cử Tướng lãnh, đặt một phó Ðại biểu hoặc cố vấn Chính trị, Hành chánh, Dân sự. Về quản hạt Tòa Ðại biểu xin sửa đổi cho ăn khớp với các Vùng Chiến Thuật.
5. Chức Ðô trưởng Sàigòn cũng xin giao cho một Tướng lãnh vì trong giai đoạn tới cần phải nắm vững dân chúng trong Ðô thành. Sở dĩ chúng tôi xin đề nghị một số quân nhân không phải vì nguyên nhân tài giỏi hơn dân chính, mà chính kinh nghiệm những quá khứ cũng như hiện tại, quân nhân đã tỏ ra có tinh thần kỷ luật, hy sinh và cương quyết hành động cao độ.
6. Về Bộ Quốc Phòng, xin Tổng thống cải biến thành Bộ Quân Lực để đảm trách nhiệm quản trị hành chánh. Còn những vấn đề thuần túy Quốc phòng sẽ do chính Tổng thống quyết định. Ðể chấp hành những quyết định của Tổng thống, cũng như để trình bày thêm ý kiến, xin Tổng thống thiết lập một Ủy Ban Quốc Phòng với qui chế tổ chức giống Ủy Ban Trung Ương Ðặc Trách Ấp Chiến Lược dưới quyền chủ tọa của Tổng thống, hoặc của một vị Bộ trưởng nào do Tổng thống đề cử.
7. Ðể đi đến vấn đề thanh lọc hàng ngũ công chức và gia tăng hiệu năng của các cơ quan chính quyền, chúng tôi xin Tổng thống :
- Chính thức ban hành lệnh chiến lược hóa tức là thành lập khu chiến lược trong các Bộ, Viện, Nha, Sở.
- Thành lập thêm một cơ quan mới để thanh tra, giám sát công việc của Công chức cao cấp. Cơ quan này sẽ được Tổng thống ban cho quyền hành rộng rãi, được hỏi bất cứ Công chức cao cấp nào, bất cứ khi nào để diệt trừ nạn hối lộ, nhũng lạm công quỹ, hiếp đáp dân lành, bất tuân hành hoặc chấp hành sai lạc các Thượng lệnh, v.v…
- Cử một nhân vật giữ nhiệm vụ kế hoạch hóa nhất là việc đào tạo nhân tài và kỹ thuật gia để sau này giữ những chức vụ then chốt trong chánh quyền.
8. Sau cùng để nắm vững nhân dân, xin Tổng thống ban lệnh cải tổ hoặc lập lại phong trào Cách Mạng Quốc Gia cho có qui củ, đường lối học tập, sinh hoạt hẳn hòi, xây dựng bề sâu chớ không phải làm hình thức như lâu nay.
Sau đây là danh sách các vị Tướng lãnh phân phối đến các Bộ, kính đệ trình Tổng thống thẩm định và bổ nhiệm.
Mỗi Bộ chúng tôi xin kính đề cử hai hoặc ba người để Tổng thống tiện bề chọn lựa.
Kính thưa Tổng thống
Trên đây là một vài ý kiến xây dựng, chúng tôi trân trọng đệ trình lên Tổng thống với tư cách là những Cán bộ thành tâm, thiện chí, tuyệt đối trung thành với Tổng thống, xin Tổng thống tha thứ cho mọi sơ hở lỗi lầm.
Sàigòn, ngày 5 tháng 9 năm 1963
Trên đây là một vài ý kiến xây dựng, chúng tôi trân trọng đệ trình lên Tổng thống với tư cách là những Cán bộ thành tâm, thiện chí, tuyệt đối trung thành với Tổng thống, xin Tổng thống tha thứ cho mọi sơ hở lỗi lầm.
Sàigòn, ngày 5 tháng 9 năm 1963
Danh sách đề nghị :
* Bộ Quốc Phòng : Tướng Dương Văn Minh, Tướng Trần Văn Ðôn, Tướng Nguyễn Khánh.
* Bộ Công Dân Vụ : Tướng Trần Tử Oai, Tướng Lê Văn Kim, Tướng Trần Văn Minh.
* Bộ Nội Vụ : Tướng Tôn Thất Ðính.
* Ðô trưởng Sàigòn : Tướng Mai Hữu Xuân, Tướng Nguyễn Văn Là.
* Ðô Sát Viện : Tướng Thái Quang Hoàng, Tướng Nguyễn Ngọc Lễ.
* Cố Vấn Quân Sự Phủ Tổng thống : Tướng Lê Văn Tỵ, Tướng Dương Văn Minh.
* Tổng Tham Mưu trưởng : Tướng Dương Văn Minh, Tướng Trần Văn Ðôn, Tướng Thái Quang Hoàng
* Tham Mưu trưởng : Tướng Trần Thiện Khiêm.
* Tư Lệnh Lục Quân : Tướng Thái Quang Hoàng, Tướng Tôn Thất Ðính.
* Tư Lệnh Quân Ðoàn I : Tướng Ðỗ Cao Trí, Ðại tá Tôn Thất Xứng, Ðại tá Nguyễn Hữu Có.
* Tư Lệnh Quân Ðoàn II : Tướng Nguyễn Khánh, Tướng Ðỗ Cao Trí, Tướng Lê Văn Kim, Tướng Thái Quang Hoàng.
* Tư Lệnh Quân Ðoàn III : Tướng Tôn Thất Ðính, Tướng Nguyễn Văn Là, Ðại tá Nguyễn Hữu Có.
* Tư Lệnh Quân Ðoàn IV : Tướng Nguyễn Khánh, Ðại tá Nguyễn Hữu Có.
* Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Ðô : Tướng Nguyễn Văn Là
* Trường Ðại Học Quân Sự : Tướng Lê Văn Nghiêm.
* Tham Mưu Biệt Bộ Tổng Thống Phủ :Tướng Huỳnh Văn Cao.
Phiếu đệ trình ngày 5 tháng 9 năm 1963, song song với kế hoạch đảo chánh. Nếu “Phiếu đệ trình” được giải quyết chắc chắn cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963 không xẩy ra.
Tâm niệm chung của các Tướng lãnh QLVNCH thực sự muốn xây dựng, vì chế độ có quá nhiều sai lầm nhưng không muốn đảo chánh.
Tổng thống Ngô Ðình Diệm không quan tâm đến “Phiếu đệ trình” mà còn tỏ thái độ nghi ngờ và cho các Tướng tham quyền. Tổng thống Ngô Ðình Diệm không muốn đưa quân nhân vào thành phần Chính phủ của Ông mà chỉ muốn Quân đội ở ngoài và phục tùng Chính phủ mà thôi, nhưng Chính phủ lại bất tài qua các biến cố vừa xẩy ra. Do đó, các Tướng lãnh buộc lòng phải hành động.
Sở dĩ người viết quyển sách “Việt Nam Ðiêu Tàn – Bất Hạnh” muốn nói lên sự thật. Vì từ năm 1963 đến nay có những luận điệu, đánh giá sai lầm cho rằng “Các Tướng lãnh QLVNCH là phường “Phản bội”, “Phản chủ”, mà quên đi sự hy sinh tính mạng nơi chiến trường của muôn ngàn Quân Nhân trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa” để bảo vệ đất nước và chế độ VNCH.
Nếu Tổng thống Ngô Ðình Diệm, Cố vấn Ngô Ðình Nhu biết khai thác lòngï trung thành của các Tướng lãnh trong QLVNCH, thì khi nhận được “Phiếu đệ trình” cho triệu tập tất cả các Tướng có tên đề nghị trong Phiếu trình để Chính phủ trình bày những khó khăn từ nội tình đất nước đến các khó khăn từ phía Viện trợ Mỹ để các Tướng thảo luận và yêu cầu các Tướng tìm cách đối phó để xây dựng đất nước.
Theo yêu cầu cho các Tướng giữ 3 Bộ thì cũng chẳng quan trọng gì, trong lúc Chính phủ có đến 15 Bộ. Hơn nữa 3 Bộ do các Tướng yêu cầu đều nằm trong phạm vi quân sự và bán quân sự : Bộ Quốc Phòng, Bộ công Dân Vụ, Bộ Nội Vụ (vì các Tỉnh trưởng, Quận trưởng đều là quân nhân nên cũng dễ điều hành), chẳng có gì là quá đáng. Nhân cơ hội cải tổ Chính phủ để loại bỏ các Tổng Bộ trưởng bất tài và bổ nhiệm các nhân vật khác thay thế để củng cố Bộ máy Lãnh đạo Quốc gia.
Tổng thống Ngô Ðình Diệm và Cố vấn Ngô Ðình Nhu nếu thỏa mãn sự việc cải tổ theo yêu cầu của các Tướng lãnh, sẽ dẹp bỏ bỏ âm mưu đảo chánh của Quân đội, từ đó tổ chức lại cơ cấu, động viên toàn dân, toàn quân vào việc kiến thiết đất nước và triệt để chống Cộng sản.
Nếu Quân đội qua các Tướng lãnh đã thỏa mãn được yêu cầu thì có ông Tướng nào dám nghĩ đến chuyện đảo chánh thay đổi chế độ.
Hơn thế nữa, sự cải tổ Chính phủ, nhân đó thả hết các người bị bắt của các Ðảng phái đối lập, Tôn giáo, Phật tử, Sinh viên, Học sinh sẽ đáp ứng được nguyện vọng của quần chúng mong muốn.
Ðiều này cũng làm cho Chính phủ, Quốc Hội Hoa Kỳ được thỏa mãn sự đòi hỏi của nhân dân Mỹ. Khi đó, chắc chắn Mỹ cũng không ủng hộ đảo chánh.
Người viết cố ý trình bày sự diễn tiến hằng ngày từ 20 tháng 8 đến 30 tháng 10 năm 1963 để thấy rõ các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ rất lưỡng lự trong việc bật đèn xanh hỗ trợ các Tướng lãnh VNCH đảo chánh và ngay các Tướng cũng rất thận trọng trong kế hoạch đảo chánh. Ðiều này được thấy rõ nơi Tướng Tôn Thất Ðính, Tư Lệnh Quân Ðoàn III, Vùng 3 Chiến Thuật, kiêm Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Ðô, kiêm Tổng Trấn Sàigòn, Chợ Lớn, đến phút chót mới về phe đảo chánh.
Sự kiện vừa trình bày cũng cho thấy sự “bất tài” của các nhà lãnh đạo quốc gia, tạo nên biến cố mất chính quyền, mất luôn cả mạng sống, dẫn đến mất luôn cả Miền Nam !
* Bộ Quốc Phòng : Tướng Dương Văn Minh, Tướng Trần Văn Ðôn, Tướng Nguyễn Khánh.
* Bộ Công Dân Vụ : Tướng Trần Tử Oai, Tướng Lê Văn Kim, Tướng Trần Văn Minh.
* Bộ Nội Vụ : Tướng Tôn Thất Ðính.
* Ðô trưởng Sàigòn : Tướng Mai Hữu Xuân, Tướng Nguyễn Văn Là.
* Ðô Sát Viện : Tướng Thái Quang Hoàng, Tướng Nguyễn Ngọc Lễ.
* Cố Vấn Quân Sự Phủ Tổng thống : Tướng Lê Văn Tỵ, Tướng Dương Văn Minh.
* Tổng Tham Mưu trưởng : Tướng Dương Văn Minh, Tướng Trần Văn Ðôn, Tướng Thái Quang Hoàng
* Tham Mưu trưởng : Tướng Trần Thiện Khiêm.
* Tư Lệnh Lục Quân : Tướng Thái Quang Hoàng, Tướng Tôn Thất Ðính.
* Tư Lệnh Quân Ðoàn I : Tướng Ðỗ Cao Trí, Ðại tá Tôn Thất Xứng, Ðại tá Nguyễn Hữu Có.
* Tư Lệnh Quân Ðoàn II : Tướng Nguyễn Khánh, Tướng Ðỗ Cao Trí, Tướng Lê Văn Kim, Tướng Thái Quang Hoàng.
* Tư Lệnh Quân Ðoàn III : Tướng Tôn Thất Ðính, Tướng Nguyễn Văn Là, Ðại tá Nguyễn Hữu Có.
* Tư Lệnh Quân Ðoàn IV : Tướng Nguyễn Khánh, Ðại tá Nguyễn Hữu Có.
* Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Ðô : Tướng Nguyễn Văn Là
* Trường Ðại Học Quân Sự : Tướng Lê Văn Nghiêm.
* Tham Mưu Biệt Bộ Tổng Thống Phủ :Tướng Huỳnh Văn Cao.
Phiếu đệ trình ngày 5 tháng 9 năm 1963, song song với kế hoạch đảo chánh. Nếu “Phiếu đệ trình” được giải quyết chắc chắn cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963 không xẩy ra.
Tâm niệm chung của các Tướng lãnh QLVNCH thực sự muốn xây dựng, vì chế độ có quá nhiều sai lầm nhưng không muốn đảo chánh.
Tổng thống Ngô Ðình Diệm không quan tâm đến “Phiếu đệ trình” mà còn tỏ thái độ nghi ngờ và cho các Tướng tham quyền. Tổng thống Ngô Ðình Diệm không muốn đưa quân nhân vào thành phần Chính phủ của Ông mà chỉ muốn Quân đội ở ngoài và phục tùng Chính phủ mà thôi, nhưng Chính phủ lại bất tài qua các biến cố vừa xẩy ra. Do đó, các Tướng lãnh buộc lòng phải hành động.
Sở dĩ người viết quyển sách “Việt Nam Ðiêu Tàn – Bất Hạnh” muốn nói lên sự thật. Vì từ năm 1963 đến nay có những luận điệu, đánh giá sai lầm cho rằng “Các Tướng lãnh QLVNCH là phường “Phản bội”, “Phản chủ”, mà quên đi sự hy sinh tính mạng nơi chiến trường của muôn ngàn Quân Nhân trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa” để bảo vệ đất nước và chế độ VNCH.
Nếu Tổng thống Ngô Ðình Diệm, Cố vấn Ngô Ðình Nhu biết khai thác lòngï trung thành của các Tướng lãnh trong QLVNCH, thì khi nhận được “Phiếu đệ trình” cho triệu tập tất cả các Tướng có tên đề nghị trong Phiếu trình để Chính phủ trình bày những khó khăn từ nội tình đất nước đến các khó khăn từ phía Viện trợ Mỹ để các Tướng thảo luận và yêu cầu các Tướng tìm cách đối phó để xây dựng đất nước.
Theo yêu cầu cho các Tướng giữ 3 Bộ thì cũng chẳng quan trọng gì, trong lúc Chính phủ có đến 15 Bộ. Hơn nữa 3 Bộ do các Tướng yêu cầu đều nằm trong phạm vi quân sự và bán quân sự : Bộ Quốc Phòng, Bộ công Dân Vụ, Bộ Nội Vụ (vì các Tỉnh trưởng, Quận trưởng đều là quân nhân nên cũng dễ điều hành), chẳng có gì là quá đáng. Nhân cơ hội cải tổ Chính phủ để loại bỏ các Tổng Bộ trưởng bất tài và bổ nhiệm các nhân vật khác thay thế để củng cố Bộ máy Lãnh đạo Quốc gia.
Tổng thống Ngô Ðình Diệm và Cố vấn Ngô Ðình Nhu nếu thỏa mãn sự việc cải tổ theo yêu cầu của các Tướng lãnh, sẽ dẹp bỏ bỏ âm mưu đảo chánh của Quân đội, từ đó tổ chức lại cơ cấu, động viên toàn dân, toàn quân vào việc kiến thiết đất nước và triệt để chống Cộng sản.
Nếu Quân đội qua các Tướng lãnh đã thỏa mãn được yêu cầu thì có ông Tướng nào dám nghĩ đến chuyện đảo chánh thay đổi chế độ.
Hơn thế nữa, sự cải tổ Chính phủ, nhân đó thả hết các người bị bắt của các Ðảng phái đối lập, Tôn giáo, Phật tử, Sinh viên, Học sinh sẽ đáp ứng được nguyện vọng của quần chúng mong muốn.
Ðiều này cũng làm cho Chính phủ, Quốc Hội Hoa Kỳ được thỏa mãn sự đòi hỏi của nhân dân Mỹ. Khi đó, chắc chắn Mỹ cũng không ủng hộ đảo chánh.
Người viết cố ý trình bày sự diễn tiến hằng ngày từ 20 tháng 8 đến 30 tháng 10 năm 1963 để thấy rõ các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ rất lưỡng lự trong việc bật đèn xanh hỗ trợ các Tướng lãnh VNCH đảo chánh và ngay các Tướng cũng rất thận trọng trong kế hoạch đảo chánh. Ðiều này được thấy rõ nơi Tướng Tôn Thất Ðính, Tư Lệnh Quân Ðoàn III, Vùng 3 Chiến Thuật, kiêm Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Ðô, kiêm Tổng Trấn Sàigòn, Chợ Lớn, đến phút chót mới về phe đảo chánh.
Sự kiện vừa trình bày cũng cho thấy sự “bất tài” của các nhà lãnh đạo quốc gia, tạo nên biến cố mất chính quyền, mất luôn cả mạng sống, dẫn đến mất luôn cả Miền Nam !
Diễn tiến cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11
năm 1963
Ðúng 1 giờ 30 ngày 1 tháng 11 năm 1963,
khởi sự đảo chánh.
Tại Câu Lạc Bộ bấy giờ đã có mặt :
- Trung tướng Nguyễn Ngọc Lễ
- Thiếu tướng Nguyễn Văn Là
- Thiếu tướng Nguyễn Giác Ngộ
- Thiếu tướng Lê Văn Nghiêm
- Thiếu tướng Mai Hữu Xuân
Lần lượt các Tướng khác như :
- Trung tướng Dương Văn Minh
- Trung tướng Trần Văn Minh
- Thiếu tướng Trần Thiện Khiêm
- Thiếu tướng Trần Tử Oai.
Tại đây, Trung tướng Dương Văn Minh cho biết tin đã ra lịnh quân sĩ về Thủ đô sớm hơn trù liệu, vì Ðại tá Hồ Tấn Quyền, Tư Lệnh Hải Quân đã bị giết sợ e đổ bể.
Từ đó có lịnh không được cho bất cứ ai ra khỏi Cổng Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH.
Một giờ rưỡi ngày 1 tháng 11 năm 1963, các quân nhân thuộc Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung đã tiến chiếm các nơi trọng yếu như:
- Phi trường Tân Sơn Nhứt
- Bộ Tổng Tham Mưu
- Ðài Phát thanh chánh ở Quang Trung
Một đơn vị chiến xa cũng góp sức phòng thủ ở Bộ Tổng Tham Mưu.
Tại phòng họp của Bộ Tổng Tham Mưu đã có mặt các Sĩ quan Chỉ huy các Binh chủng và Nha, Sở, cũng như các đơn vị Nhảy Dù, Lữ Ðoàn Phòng Vệ Tổng Thống Phủ, Lực Lượng Ðặc Biệt, Tổng Nha Cảnh Sát… Các ông này được Thiếu tướng Trần Thiện Khiêm mời đến họp lúc một giờ và
giữ luôn tại đó.
Tại Câu Lạc Bộ, lúc 1 giờ 15 phút, Trung tướng Dương Văn Minh tuyên bố : “Quân đội đảo chánh !”
Ðể đề phòng nên các vị Tá, các Giám đốc Nha, Sở, các Chỉ Huy trưởng mọi Binh chủng, các Sĩ quan hộ tống đều bị tước khí giới ngay khi đến văn phòng Thiếu tướng Trần Thiện Khiêm.
Ðến 1 giờ 45, Trung tá Mai thuộc Bộ Tư Lệnh Không Quân báo cáo đã làm chủ tình hình Căn cứ Không Quân, Phi trường Tân Sơn Nhứt.
Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung cũng báo cáo đã chiếm giữ Căn cứ Hải Quân.
Ðại tá Trần Ngọc Huyến từ Ðà Lạt và Trung tá Nguyễn Vĩnh Xuân từ Nha Trang gọi về cho biết là đã khởi sự.
Thiếu tướng Tôn Thất Ðính gọi điện thoại lại yêu cầu Tướng Trần Văn Ðôn ra lịnh cho Ðại tá Bùi Ðình Ðạm giao Sư Ðoàn 7 lại Ðại tá Nguyễn Hữu Có.
Tướng Trần Văn Ðôn điện thoại cho Ðại tá Bùi Ðình Ðạm trong lúc đó Ðại tá Nguyễn Hữu Có đã có mặt tại văn phòng Sư Ðoàn 7. Tướng Ðôn nói với Ðại tá Có:
- “Tôi vừa ra lịnh cho Ðạ tá Bùi Ðình Ðạm giao Sư Ðoàn 7 cho anh. Ðại tá Ðạm đã sẵn sàng. Tôi nhắc anh đừng cho Sư Ðoàn 9 do Ðại tá Bùi Dinh, Chỉ huy di chuyển đi đâu hết.
Ðại tá Có cho tôi biết là Sư Ðoàn 9 không thể nào qua phà Mỹ Thuận hoặc Bến Tre để lên Sàigòn được, vì tất cả các phà đều được đem về giữ phía bên nầy sông rồi”.
Hai giờ rưỡi, Trung tá Nguyễn Vĩnh Xuân báo cáo đã hoàn toàn làm chủ tình hình Thành phố Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa. Ðại tá Trần Ngọc Huyến cũng báo cáo đã chiếm lĩnh Thị xã Ðà Lạt và vùng phụ cận mà không nổ một tiếng súng.
Trong lúc đó, Thiếu tướng Mai Hữu Xuân có nhiệm vụ chiếm phi trường Tân Sơn Nhứt cùng các đồn Cảnh sát trong Ðô thành và nội trong đêm 1 tháng 11, phải thay thế các Cảnh sát trưởng.
Tướng Ðôn bàn với Tướng Khiêm và Tướng Ðính kế hoạch chiếm các điểm trọng yếu như dinh Gia Long, trại Cộng Hòa, Ðài Phát thanh.
Tiểu Ðoàn 4, Ðại úy Minh đi thẳng đến chiếm Tổng Nha Cảnh sát đường Trần Hưng Ðạo mà không gặp một kháng cự nào. Tiếp theo đó, mục tiêu thứ hai là đánh lấy dinh Gia Long.
Tiểu Ðoàn 1 của Ðại úy Nhựt đi thẳng chiếm Ðài Phát thanh Sàigòn, đường Phan Ðình Phùng. Ðại úy Nhựt với một đơn vị nhỏ lên chiếm từng lầu có máy vi âm với tất cả hệ thống máy móc để phát thanh.
Trong khi đó, Lữ Ðoàn Phòng Vệ Tổng thống Phủ phản ứng bằng cách gửi ngay một Chi đoàn xe Thiết giáp M-41 và M-113 với một Ðại Ðội Bộ binh dưới quyền chỉ huy của Trung úy Xuân, bao vây Ðài Phát thanh Sàigòn. Họ vào chiếm tầng dưới nơi có máy móc để điều khiển các bộ phận phát thanh của tầng trên.
Tại Ðài Phát thanh Sàigòn, hai phe Binh sĩ không đánh nhau. Lúc năm giờ chiều, Ðại úy Nhựt chỉ thị cho Trung úy
Lê Ngọc Châu, Ðại Ðội trưởng Ðại Ðội 3 Thủy Quân Lục Chiến đi xuống lầu gặp Trung úy Xuân nói chuyện phải quấy với nhau rồi dùng khẩu súng lục dấu trong người uy hiếp Trung úy Xuân và bảo: “Anh em Lực Lượng Phòng Vệ Tổng Thống Phủ đầu hàng”.
Tiểu Ðoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến của Ðại úy Nhựt chiếm hoàn toàn Ðài Phát thanh lúc 5 giờ chiều.
Tiểu Ðoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến của Ðại úy Lê Hằng Minh sau khi chiếm Tổng Nha Cảnh sát, thả hết các tù chính trị bị giam giữ bấy lâu nay.
- Trung tướng Nguyễn Ngọc Lễ
- Thiếu tướng Nguyễn Văn Là
- Thiếu tướng Nguyễn Giác Ngộ
- Thiếu tướng Lê Văn Nghiêm
- Thiếu tướng Mai Hữu Xuân
Lần lượt các Tướng khác như :
- Trung tướng Dương Văn Minh
- Trung tướng Trần Văn Minh
- Thiếu tướng Trần Thiện Khiêm
- Thiếu tướng Trần Tử Oai.
Tại đây, Trung tướng Dương Văn Minh cho biết tin đã ra lịnh quân sĩ về Thủ đô sớm hơn trù liệu, vì Ðại tá Hồ Tấn Quyền, Tư Lệnh Hải Quân đã bị giết sợ e đổ bể.
Từ đó có lịnh không được cho bất cứ ai ra khỏi Cổng Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH.
Một giờ rưỡi ngày 1 tháng 11 năm 1963, các quân nhân thuộc Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung đã tiến chiếm các nơi trọng yếu như:
- Phi trường Tân Sơn Nhứt
- Bộ Tổng Tham Mưu
- Ðài Phát thanh chánh ở Quang Trung
Một đơn vị chiến xa cũng góp sức phòng thủ ở Bộ Tổng Tham Mưu.
Tại phòng họp của Bộ Tổng Tham Mưu đã có mặt các Sĩ quan Chỉ huy các Binh chủng và Nha, Sở, cũng như các đơn vị Nhảy Dù, Lữ Ðoàn Phòng Vệ Tổng Thống Phủ, Lực Lượng Ðặc Biệt, Tổng Nha Cảnh Sát… Các ông này được Thiếu tướng Trần Thiện Khiêm mời đến họp lúc một giờ và
giữ luôn tại đó.
Tại Câu Lạc Bộ, lúc 1 giờ 15 phút, Trung tướng Dương Văn Minh tuyên bố : “Quân đội đảo chánh !”
Ðể đề phòng nên các vị Tá, các Giám đốc Nha, Sở, các Chỉ Huy trưởng mọi Binh chủng, các Sĩ quan hộ tống đều bị tước khí giới ngay khi đến văn phòng Thiếu tướng Trần Thiện Khiêm.
Ðến 1 giờ 45, Trung tá Mai thuộc Bộ Tư Lệnh Không Quân báo cáo đã làm chủ tình hình Căn cứ Không Quân, Phi trường Tân Sơn Nhứt.
Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung cũng báo cáo đã chiếm giữ Căn cứ Hải Quân.
Ðại tá Trần Ngọc Huyến từ Ðà Lạt và Trung tá Nguyễn Vĩnh Xuân từ Nha Trang gọi về cho biết là đã khởi sự.
Thiếu tướng Tôn Thất Ðính gọi điện thoại lại yêu cầu Tướng Trần Văn Ðôn ra lịnh cho Ðại tá Bùi Ðình Ðạm giao Sư Ðoàn 7 lại Ðại tá Nguyễn Hữu Có.
Tướng Trần Văn Ðôn điện thoại cho Ðại tá Bùi Ðình Ðạm trong lúc đó Ðại tá Nguyễn Hữu Có đã có mặt tại văn phòng Sư Ðoàn 7. Tướng Ðôn nói với Ðại tá Có:
- “Tôi vừa ra lịnh cho Ðạ tá Bùi Ðình Ðạm giao Sư Ðoàn 7 cho anh. Ðại tá Ðạm đã sẵn sàng. Tôi nhắc anh đừng cho Sư Ðoàn 9 do Ðại tá Bùi Dinh, Chỉ huy di chuyển đi đâu hết.
Ðại tá Có cho tôi biết là Sư Ðoàn 9 không thể nào qua phà Mỹ Thuận hoặc Bến Tre để lên Sàigòn được, vì tất cả các phà đều được đem về giữ phía bên nầy sông rồi”.
Hai giờ rưỡi, Trung tá Nguyễn Vĩnh Xuân báo cáo đã hoàn toàn làm chủ tình hình Thành phố Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa. Ðại tá Trần Ngọc Huyến cũng báo cáo đã chiếm lĩnh Thị xã Ðà Lạt và vùng phụ cận mà không nổ một tiếng súng.
Trong lúc đó, Thiếu tướng Mai Hữu Xuân có nhiệm vụ chiếm phi trường Tân Sơn Nhứt cùng các đồn Cảnh sát trong Ðô thành và nội trong đêm 1 tháng 11, phải thay thế các Cảnh sát trưởng.
Tướng Ðôn bàn với Tướng Khiêm và Tướng Ðính kế hoạch chiếm các điểm trọng yếu như dinh Gia Long, trại Cộng Hòa, Ðài Phát thanh.
Tiểu Ðoàn 4, Ðại úy Minh đi thẳng đến chiếm Tổng Nha Cảnh sát đường Trần Hưng Ðạo mà không gặp một kháng cự nào. Tiếp theo đó, mục tiêu thứ hai là đánh lấy dinh Gia Long.
Tiểu Ðoàn 1 của Ðại úy Nhựt đi thẳng chiếm Ðài Phát thanh Sàigòn, đường Phan Ðình Phùng. Ðại úy Nhựt với một đơn vị nhỏ lên chiếm từng lầu có máy vi âm với tất cả hệ thống máy móc để phát thanh.
Trong khi đó, Lữ Ðoàn Phòng Vệ Tổng thống Phủ phản ứng bằng cách gửi ngay một Chi đoàn xe Thiết giáp M-41 và M-113 với một Ðại Ðội Bộ binh dưới quyền chỉ huy của Trung úy Xuân, bao vây Ðài Phát thanh Sàigòn. Họ vào chiếm tầng dưới nơi có máy móc để điều khiển các bộ phận phát thanh của tầng trên.
Tại Ðài Phát thanh Sàigòn, hai phe Binh sĩ không đánh nhau. Lúc năm giờ chiều, Ðại úy Nhựt chỉ thị cho Trung úy
Lê Ngọc Châu, Ðại Ðội trưởng Ðại Ðội 3 Thủy Quân Lục Chiến đi xuống lầu gặp Trung úy Xuân nói chuyện phải quấy với nhau rồi dùng khẩu súng lục dấu trong người uy hiếp Trung úy Xuân và bảo: “Anh em Lực Lượng Phòng Vệ Tổng Thống Phủ đầu hàng”.
Tiểu Ðoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến của Ðại úy Nhựt chiếm hoàn toàn Ðài Phát thanh lúc 5 giờ chiều.
Tiểu Ðoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến của Ðại úy Lê Hằng Minh sau khi chiếm Tổng Nha Cảnh sát, thả hết các tù chính trị bị giam giữ bấy lâu nay.
Vùng I và Vùng II Chiến Thuật báo cáo về là
đang thi hành kế hoạch đảo chánh.
Riêng Vùng IV Chiến Thuật, Tướng Trần Văn Ðôn ra lịnh không được di chuyển quân, nếu trái lịnh sẽ gặp phản ứng mạnh từ các đơn vị đảo chánh.
Lúc đó, Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao đang ở Kiến Hòa. Nghe tin đảo chánh, Tướng Cao ra lịnh một Trung Ðoàn của Sư Ðoàn 9 đang hành quân ở Kiến Hòa lập tức đem quân lên Sàigòn chống đảo chánh, nhưng Trung Ðoàn này đến Bến Tre thì không qua sông được vì bao nhiêu phà đã bị Ðại tá Nguyễn Hữu Có đem tất cả qua bên kia sông.
Ba giờ chiều, tình hình chung rất tốt đẹp. Ðoàn quân ở Vũng Tàu, gồm có Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp do Trung tá Vĩnh Lộc chỉ huy, Trường Thiết Giáp thuộc quyền Thiếu tá Nguyễn Văn Toàn và Ðại úy Phan Hòa Hiệp, Tiểu Ðoàn 6 Nhảy Dù đang thụ huấn ở Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp đã đến rồi và đang bao vây để tấn công trại Cộng Hòa với sự yểm trợ của lực lượng Sư Ðoàn 5 Bộ binh. Cánh quân này do Ðại tá Nguyễn Văn Thiệu chỉ huy.
Ðến 3 giờ 30 chiều ngày 1 tháng 11, Tổng thống Ngô Ðình Diệm điện thoại cho Trung tướng Trần Văn Ðôn lần đầu tiên và hỏi:
- “Các anh làm gì đó”.
- “Thưa Cụ, quân đội đứng lên đáp lại lòng mong mỏi của dân. Chúng tôi yêu cầu Cụ từ chức vô điều kiện. Chúng tôi sẽ lo cho Cụ và gia đình đi ngoại quốc”.
Ông Ngô Ðình Diệm hỏi tiếp:
- “TạÏi sao các anh làm như vậy ?”
- “Vì chúng tôi yêu cầu đã nhiều lần mà Cụ không chịu thay đổi gì hết. Xin Cụ cải tổ chính phủ, chấm dứt đàn áp Phật giáo và ngày hôm qua tôi có gặp Cụ thì Cụ cũng cương quyết không thay đổi”.
Riêng Vùng IV Chiến Thuật, Tướng Trần Văn Ðôn ra lịnh không được di chuyển quân, nếu trái lịnh sẽ gặp phản ứng mạnh từ các đơn vị đảo chánh.
Lúc đó, Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao đang ở Kiến Hòa. Nghe tin đảo chánh, Tướng Cao ra lịnh một Trung Ðoàn của Sư Ðoàn 9 đang hành quân ở Kiến Hòa lập tức đem quân lên Sàigòn chống đảo chánh, nhưng Trung Ðoàn này đến Bến Tre thì không qua sông được vì bao nhiêu phà đã bị Ðại tá Nguyễn Hữu Có đem tất cả qua bên kia sông.
Ba giờ chiều, tình hình chung rất tốt đẹp. Ðoàn quân ở Vũng Tàu, gồm có Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp do Trung tá Vĩnh Lộc chỉ huy, Trường Thiết Giáp thuộc quyền Thiếu tá Nguyễn Văn Toàn và Ðại úy Phan Hòa Hiệp, Tiểu Ðoàn 6 Nhảy Dù đang thụ huấn ở Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp đã đến rồi và đang bao vây để tấn công trại Cộng Hòa với sự yểm trợ của lực lượng Sư Ðoàn 5 Bộ binh. Cánh quân này do Ðại tá Nguyễn Văn Thiệu chỉ huy.
Ðến 3 giờ 30 chiều ngày 1 tháng 11, Tổng thống Ngô Ðình Diệm điện thoại cho Trung tướng Trần Văn Ðôn lần đầu tiên và hỏi:
- “Các anh làm gì đó”.
- “Thưa Cụ, quân đội đứng lên đáp lại lòng mong mỏi của dân. Chúng tôi yêu cầu Cụ từ chức vô điều kiện. Chúng tôi sẽ lo cho Cụ và gia đình đi ngoại quốc”.
Ông Ngô Ðình Diệm hỏi tiếp:
- “TạÏi sao các anh làm như vậy ?”
- “Vì chúng tôi yêu cầu đã nhiều lần mà Cụ không chịu thay đổi gì hết. Xin Cụ cải tổ chính phủ, chấm dứt đàn áp Phật giáo và ngày hôm qua tôi có gặp Cụ thì Cụ cũng cương quyết không thay đổi”.
- “Nói vậy chứ tôi định ngày nay tuyên bố cải
tổ chính phủ”.
- “Thưa Cụ muộn quá rồi. Ðây có Trung tướng Dương Văn Minh xác nhận lời nói của tôi”.
Tôi chuyển điện thoại cho Trung tướng Dương Văn Minh.
Khi điện đàm, các Tướng, Tá đang đứng ngồi xung quanh nên chúng tôi nghe Trung tướng Minh nói:
- “Chúng tôi chịu đựng từ mấy năm nay rồi”.
Rồi Tướng Minh nói tiếp :
- “Anh em có mặt ở đây là… Trung tướng Dương Văn Minh.
Nói đến đây, Tướng Minh đưa máy cho từng người hiện diện xưng cấp bậc và tên họ của mình, lần lượt :
- Trung tướng Nguyễn Ngọc Lễ
- Thiếu tướng Lê Văn Kim
- Thiếu tướng Trần Thiện Khiêm
- Thiếu tướng Lê Văn Nghiêm
- Thiếu tướng Nguyễn Văn Là
- Thiếu tướng Phạm Xuân Chiểu
- Thiếu tướng Trần Tử Oai
- Thiếu tướng Mai Hữu Xuân
- Thiếu tướng Nguyễn Giác Ngộ
- Ðại tá Nguyễn Ðức Thắng
- Ðại tá Ðặng Văn Quang
- Ðại tá Nguyễn Văn Chuân
- Ðại tá Nguyễn Khương
- Trung tá Nguyễn Văn Thiện
- Trung tá Lê Nguyên Khang
Sau đó, ông Ngô Ðình Nhu xin nói chuyện với tôi :
- “Tại sao các anh lại phải đánh, có việc gì không bằng lòng thì nói với nhau. Sao mà thiếu tình như vậy ?”
Tôi trả lời :
- “Chúng tôi hành động như vậy chỉ vì ý dân. Hôm qua, chính ông Cố vấn đã nói với tôi rằng ông Cụ không chịu thay đổi gì hết và sau đó ông Cụ đã xác nhận với tôi vì tình hình tốt đẹp, không cần thay đổi gì hết…”
- “Thôi được ! Mời mấy anh lên đây thương thuyết với chúng tôi. Tôi sẽ bảo đảm an ninh cho các anh”.
- “Tôi chuyển lời mời lên thương thuyết của ông Nhu với các anh em hiện diện để biết ý kiến, đa số các anh em lắc đầu không đồng ý vì nhớ lại cuộc đảo chánh năm 1960, ông Diệm, ông Nhu nói thương thuyết, thỏa thuận nhưng đó chỉ là cớ kéo dài để chờ quân tiếp cứu”.
Tôi trả lời với ông Nhu :
- “Các Tướng, Tá ở đây không một ai đồng ý lên thương thuyết, vì biết đây là một cớ hoãn binh, một cái bẫy mà thôi!”
Ðến 4 giờ chiều ngày 1 tháng 11, Tướng Lê Văn Kim viết xong lời kêu gọi đầu tiên của anh em Tướng lãnh đảo chánh gởi quốc dân. Ông Kim có dành một phòng nhỏ có vi âm để thâu bài ấy. Trong phòng này có Tướng Minh và Tướng Ðôn
4 giờ chiều, các Sĩ quan cao cấp vào thêm Bộ Tổng Tham Mưu như Ðại tá Dương Ngọc Lắm, Ðại tá Ðặng Thanh Liêm, Ðại tá Bùi Hữu Nhơn.
Tư Lệnh Vùng 1 và Vùng 2 gọi về báo cáo tình hình và Tướng Ðôn cũng cho biết tình hình Thủ đô Sàigòn.
6 giờ chiều ngày 1 tháng 11, Thiếu tướng Ðính đang chỉ huy tấn công các công sở cho biết đã giải thoát nam nữ sinh viên, học sinh bị giam giữ vì tham gia biểu tình phản đối chính quyền đàn áp Phật giáo, Tướng Ðôn yêu cầu cho chở tất cả anh em vào Bộ Tổng Tham Mưu gặp chúng tôi.
Ðến 7 giờ 30, các anh em sinh viên học sinh được giải thoát vào thẳng Bộ Tổng Tham Mưu. Nghe tin, chúng tôi xuống tiếp đón họ.
- “Thưa Cụ muộn quá rồi. Ðây có Trung tướng Dương Văn Minh xác nhận lời nói của tôi”.
Tôi chuyển điện thoại cho Trung tướng Dương Văn Minh.
Khi điện đàm, các Tướng, Tá đang đứng ngồi xung quanh nên chúng tôi nghe Trung tướng Minh nói:
- “Chúng tôi chịu đựng từ mấy năm nay rồi”.
Rồi Tướng Minh nói tiếp :
- “Anh em có mặt ở đây là… Trung tướng Dương Văn Minh.
Nói đến đây, Tướng Minh đưa máy cho từng người hiện diện xưng cấp bậc và tên họ của mình, lần lượt :
- Trung tướng Nguyễn Ngọc Lễ
- Thiếu tướng Lê Văn Kim
- Thiếu tướng Trần Thiện Khiêm
- Thiếu tướng Lê Văn Nghiêm
- Thiếu tướng Nguyễn Văn Là
- Thiếu tướng Phạm Xuân Chiểu
- Thiếu tướng Trần Tử Oai
- Thiếu tướng Mai Hữu Xuân
- Thiếu tướng Nguyễn Giác Ngộ
- Ðại tá Nguyễn Ðức Thắng
- Ðại tá Ðặng Văn Quang
- Ðại tá Nguyễn Văn Chuân
- Ðại tá Nguyễn Khương
- Trung tá Nguyễn Văn Thiện
- Trung tá Lê Nguyên Khang
Sau đó, ông Ngô Ðình Nhu xin nói chuyện với tôi :
- “Tại sao các anh lại phải đánh, có việc gì không bằng lòng thì nói với nhau. Sao mà thiếu tình như vậy ?”
Tôi trả lời :
- “Chúng tôi hành động như vậy chỉ vì ý dân. Hôm qua, chính ông Cố vấn đã nói với tôi rằng ông Cụ không chịu thay đổi gì hết và sau đó ông Cụ đã xác nhận với tôi vì tình hình tốt đẹp, không cần thay đổi gì hết…”
- “Thôi được ! Mời mấy anh lên đây thương thuyết với chúng tôi. Tôi sẽ bảo đảm an ninh cho các anh”.
- “Tôi chuyển lời mời lên thương thuyết của ông Nhu với các anh em hiện diện để biết ý kiến, đa số các anh em lắc đầu không đồng ý vì nhớ lại cuộc đảo chánh năm 1960, ông Diệm, ông Nhu nói thương thuyết, thỏa thuận nhưng đó chỉ là cớ kéo dài để chờ quân tiếp cứu”.
Tôi trả lời với ông Nhu :
- “Các Tướng, Tá ở đây không một ai đồng ý lên thương thuyết, vì biết đây là một cớ hoãn binh, một cái bẫy mà thôi!”
Ðến 4 giờ chiều ngày 1 tháng 11, Tướng Lê Văn Kim viết xong lời kêu gọi đầu tiên của anh em Tướng lãnh đảo chánh gởi quốc dân. Ông Kim có dành một phòng nhỏ có vi âm để thâu bài ấy. Trong phòng này có Tướng Minh và Tướng Ðôn
4 giờ chiều, các Sĩ quan cao cấp vào thêm Bộ Tổng Tham Mưu như Ðại tá Dương Ngọc Lắm, Ðại tá Ðặng Thanh Liêm, Ðại tá Bùi Hữu Nhơn.
Tư Lệnh Vùng 1 và Vùng 2 gọi về báo cáo tình hình và Tướng Ðôn cũng cho biết tình hình Thủ đô Sàigòn.
6 giờ chiều ngày 1 tháng 11, Thiếu tướng Ðính đang chỉ huy tấn công các công sở cho biết đã giải thoát nam nữ sinh viên, học sinh bị giam giữ vì tham gia biểu tình phản đối chính quyền đàn áp Phật giáo, Tướng Ðôn yêu cầu cho chở tất cả anh em vào Bộ Tổng Tham Mưu gặp chúng tôi.
Ðến 7 giờ 30, các anh em sinh viên học sinh được giải thoát vào thẳng Bộ Tổng Tham Mưu. Nghe tin, chúng tôi xuống tiếp đón họ.
- Anh chị em ! Quỳ xuống lạy các Tướng lãnh đã
cứu mạng chúng ta !
Thấy họ sắp quỳ, chúng tôi vội la to :
- Thôi ! Thôi ! Ðừng…
Chúng tôi không nói thêm được gì vì trước cảnh nầy ai cũng quá cảm động, chảy nước mắt.
Các anh em còn đang mặc nguyên những bộ quần áo xốc xếch, thân hình tiều tụy nhưng trên nét mặt rạng rỡ niềm vui, vỗ tay tán dương và hoan nghênh. Rồi họ vui vẻ ra về để gặp lại gia đình sau mấy tháng bị giam cầm.
Về sau nghe một vài nhân chứng đi sát với ông Diệm và ông Nhu như Ðại úy Thọ, Sĩ quan Tùy viên, Ðại úy An, Sĩ quan Cận vệ cho biết:
- Sau khi nói chuyện với Ðại sứ Mỹ Cabot Lodge vào lúc 3 giờ chiều ngày 1 tháng 11 năm 1963
- Sau khi nói chuyện với tôi và ông Minh
- Sau khi biết hầu hết các cấp chỉ huy cao cấp trung thành với ông đã bị bắt
- Sau khi biết hầu hết quân đội theo lịnh của các Tướng lãnh đảo chánh và không có Vùng Chiến Thuật nào gởi quân tiếp cứu
- Sau khi biết quân đảo chánh đang đánh thành Cộng Hòa và sẽ tập trung tất cả quân lực đánh dinh Gia Long, hai ông ấy quyết định đi ra khỏi dinh Gia Long.
Hai ông Diệm, Nhu đi ra ngã sau đường Lê Thánh Tôn bằng một chiếc xe thường, đến trước Tòa Ðô Chánh gặp ông Cao Xuân Vỹ. Tại đó, họ chuyển qua một chiếc xe nhỏ chở hàng bịt bùng do Trung tá Nguyễn Hữu Phước, Phó Ðô trưởng Nội An, Thành Ðoàn trưởng Thanh niên Công Hòa Sàigòn lái. Ông Phước hẹn với ông Vỹ, đi xe nhỏ theo sau, sẽ gặp tại Ðại Thế Giới, Chợ Lớn.
Ông Diệm và ông Nhu đến thẳng nhà Bà Cao Văn Viên, đường Ngô Quyền, Chợ Lớn. Bà Viên nói chồng đã bị bắt giữ, cho nên nhà mất an ninh, và khuyên hai ông ấy không nên ở lại. Hai ông Diệm, Nhu lại nhà của Mã Tuyên, một thương gia Tàu giàu có. Tại đó có đủ điện thoại để liên lạc khắp nơi. Hai ông Diệm, Nhu hy vọng nơi Tướng Khánh ở Pleiku có thể giúp được vì giờ đó Vùng II Chiến Thuật và Vùng I Chiến Thuật chưa tuyên bố ủng hộ đảo chánh.
Nhưng lúc 4 giờ sáng ngày 2 tháng 11, khi nghe Tướng Khánh và Tướng Trí ủng hộ đảo chánh, hai ông thất vọng mới ra khỏi nhà Mã Tuyên để đi vô nhà thờ Cha Tam trong Chợ Lớn.
Vào lúc 10 giờ tối ngày 1 tháng 11, Tướng Ðôn điện thoại Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao và được ông Cao cho biết Ông ủng hộ Hội Ðồng Quân Nhân Cách Mạng.
Ðến 12 giờ khuya ngày 1 tháng 11, Thiếu tướng Tôn Thất Ðính cho biết là đang vây thành Cộng Hòa, nhờ Tướng Ðôn cho phép sử dụng Ðại tá Lâm Văn Phát, người tình nguyện chỉ huy các cánh quân để đánh thành Cộng Hòa.
Qua điện thoại tại văn phòng Thiếu tướng Ðính, Tướng Ðôn hứa thăng Thiếu tướng cho Ðại tá Lâm Văn Phát nếu đánh và chiếm ngay thành Cộng Hòa.
Thiếu tướng Ðính xin cho tiếp tế thêm đạn dược xăng nhớt để tấn công mục tiêu thứ hai là dinh Gia Long.
Tướng Ðôn đồng ý và yêu cầu Tướng Ðính thanh toán xong dinh Gia Long trước khi trời sáng. Tiểu Ðoàn 4 ThủyQuân Lục Chiến của Ðại úy Minh đang bao vây dinh Gia Long và sẽ có cánh quân của Ðại tá Nguyễn Văn Thiệu đến tiếp viện, quân và chiến xa vừa chiếm thành Công Hòa.
Theo lệnh, Tiểu đoàn 4 TQLC của Ðại úy Minh chiếm dinh Gia Long trước 6 giờ sáng.
Vào lúc 6 giờ sáng ngày 2 tháng 11 năm 1963, Ðại úy Ðỗ Thọ, Sĩ quan Tùy viên của ông Diệm điện thoại cho Ðại tá Ðỗ Mậu biết là ông Diệm còn ở Sàigòn. Một lát sau, ông Diệm gọi đến số điện thoại ở phòng Tướng Khiêm, để nói chuyện với Tướng Trần Văn Ðôn. Sau khi nghe điện thoại, Tướng Khiêm cho mời Tướng Ðôn đến.
Ông Diệm nói :
- “Thôi được ! Nhưng tôi yêu cầu dành cho những người lính chiến đấu cho chúng tôi tại dinh Gia Long được danh dự lần cuối cùng, honneurs militaires”.
Tướng Ðôn hỏi ý kiến các Tướng lãnh đang vây quanh tôi thì không ai đồng ý dành “honneurs militaires” theo như ông Diệm yêu cầu vì lúc sáng sớm khi tấn công vào dinh Gia Long, quân trong Dinh phất cờ trắng xin đầu hàng, nhưng khi anh em đảo chánh tiến vào thì phía trong bắn xối xả ra khiến cho Ðại úy Thiết Giáp Bùi Ngươn Ngải chết tại chỗ.
Tướng Ðôn trả lời :
- “Không được, thưa Cụ. Tôi yêu cầu Cụ từ chức vô điều kiện. Tôi sẽ bảo đảm sinh mạng Cụ và gia đình”.
“Tướng Ðôn cho ông Diệm biết vì vụ lừa gạt đã làm chết Ðại úy Ngải nên anh em Tướng, Tá ở đây không chấp nhận”.
Ông Diệm im lặng. Tôi nói tiếp :
- “Thưa Cụ, Cụ nên đi với gia đình sang ngoại quốc”.
- “Tôi còn bà mẹ già, làm sao tôi đi được”.
- “Thưa Cụ, xưa nay ông Cậu ở Huế lo cho bà Cụ cố chứ không phải Cụ”.
Ông Diệm không trả lời, cúp điện thoại.
“Vừa điện đàm với ông Diệm xong thì Thiếu tướng Tôn Thất Ðính cho biết đã chiếm xong dinh Gia Long đúng như lời ông hứa, nhưng không tìm thấy ông Nhu và ông Diệm.
Tôi điện thoại cho Thiếu tướng Nguyễn Khánh, Thiếu tướng Ðỗ Cao Trí, Ðại tá Huyến, Trung tá Xuân ở các nơi xa cho biết tin ông Diệm đã đầu hàng.
Ðến 6 giờ 45, ông Diệm gọi lại lần nữa, lần này muốn nói chuyện với Thiếu tướng Trần Thiện Khiêm. Dường như ông Diệm cho Thiếu tướng Khiêm biết chỗ hai ông ấy đang ẩn náu. Trong lúc đó Ðại úy Ðỗ Thọ (cháu của Ðại tá Ðỗ Mậu) là Sĩ quan Tùy viên của ông Diệm cũng gọi điện thoại cho Ðại tá Ðỗ Mậu xin đem xe vô Chợ Lớn đón.
Tôi yên trí rằng mọi chuyện sẽ diễn biến theo kế hoạch của chúng tôi (Minh, Khiêm, Kim, Ðính, Ðôn) đã định trước để hai ông ấy đi ngoại quốc, cho nên sau khi khởi sự đảo chánh, trưa ngày 1 tháng 11 tôi có yêu cầu Ðại sứ Mỹ cho mượn một chiếc phi cơ sẵn sàng để hai ông đi ngoại quốc. Conein cho biết Ðại sứ tán thành và đã có sẵn một chiếc phi cơ.
Trung tướng Dương Văn Minh chỉ định Thiếu tướng Mai Hữu Xuân, Ðại tá Nguyễn Văn Quan, Ðại tá Dương Ngọc Lắm, Thiếu tá Dương Hiếu Nghĩa, đi bắt hai ông Diệm, Nhu.
Vào lối 7 giờ rưỡi trong lúc tôi gắn cấp bực Thiếu tướng cho Ðại tá Nguyễn Văn Thiệu – Ông này ở đâu có sẵn một cái sao trong túi móc ra đưa cho tôi ! – Ðại tá Lâm Văn Phát tại Văn phòng Tham Mưu trưởng để khen ngợi lòng dũng cảm hai ông ấy trong đêm 1 tháng 11 và rạng sáng ngày 2 đã tấn công dinh Gia Long và thành Cộng Hòa.
Ðến nơi, tôi thấy ông Kim, ông Chiểu và ông Oai có vẻ thất sắc, họ cho biết ông Diệm, ông Nhu đã chết. Họ hỏi phải trả lời thế nào khi ký giả hỏi về cái chết đó.
Tôi lên nói với ba ông Tướng Kim, Chiểu, Oai :
- Cắt nghĩa với ký giả vì hai ông Nhu, Diệm chống cự lại nên bị bắn. Ðây là tai nạn. “Accident suicide”.
Tôi không biết giải thích gì trong lúc đó khi tôi chưa biết rõ ràng sự diễn biến mà bên trong thì đang họp báo cần phải trả lời ngay với ký giả.
Nói rồi tôi lên Văn phòng Ðại tướng Lê Văn Tỵ để gặp Trung tướng Dương Văn Minh. Lên cầu thang gặp Ðại úy Ðỗ Thọ, Tùy viên ông Diệm và Ðại úy An, Cận vệ, hai ông nầy cũng đã mất tinh thần.
Tôi gặp Ðại úy Nhung trong phòng Trung tướng Minh ra, mắt đỏ ngầu.
Gặp Trung tướng Minh, tôi hỏi vì quá xúc động :
- Tại sao hai ông ấy chết ?
Tôi thấy ông Minh có vẻ khó chịu, nói bằng tiếng Pháp:
- Mấy ông ấy chết rồi, thì chết rồi !
Ils sont morts ! Ils sont morts !
Tôi nhìn gần đó thấy Ðại tá Nguyễn Văn Quang đang nằm dài, mặt tái xanh, Y tá đang chích thuốc.
Lúc đó ông Mai Hữu Xuân vừa đến, đứng ngoài cửa chưa vào trong phòng, chào tay và nói :
- Mission accomplie !
Nói xong, Thiếu tướng Mai Hữu Xuân coi bộ hơi ngạc nhiên vì thấy Trung tướng Dương Văn Minh không đáp ứng bằng hành động như bắt tay hay nói một lời nào mà cứ liếc bên phía tôi. Tôi im lặng đứng sau cửa phòng. Ông Xuân đoán có người nào đó nên mới bước qua cửa. Thấy tôi, không nói một tiếng nào, ông Xuân xoay lưng ra đi.
Tôi qua gặp Thiếu tướng Trần Thiện Khiêm để gọi Thiếu tá Mỹ, Ðại Ðội trưởng Ðại Ðội Tổng Hành Dinh lên trình diện. Chúng tôi ra lệnh cho Thiếu tá đi mua 2 cỗ quan tài để liệm xác hai ông Diệm, Nhu.
Chúng tôi bàn nhau : “Bây giờ hai ông ấy đã chết rồi, nên trả xác cho gia đình họ”. Lúc bấy giờ gia đình của các Ông ở tại Sàigòn, không còn ai ngoài bà Trần Trung Dung là cháu gọi 2 Ông bằng cậu. Do đó, Hội Ðồng Quân Nhân Cách Mạng chỉ thị cho Thiếu tá Lê Soạn liên lạc với Ông Bà Trần Trung Dung để lo liệu việc mai táng (VNNC. TVÐ. tr.227-232).
Thấy họ sắp quỳ, chúng tôi vội la to :
- Thôi ! Thôi ! Ðừng…
Chúng tôi không nói thêm được gì vì trước cảnh nầy ai cũng quá cảm động, chảy nước mắt.
Các anh em còn đang mặc nguyên những bộ quần áo xốc xếch, thân hình tiều tụy nhưng trên nét mặt rạng rỡ niềm vui, vỗ tay tán dương và hoan nghênh. Rồi họ vui vẻ ra về để gặp lại gia đình sau mấy tháng bị giam cầm.
Về sau nghe một vài nhân chứng đi sát với ông Diệm và ông Nhu như Ðại úy Thọ, Sĩ quan Tùy viên, Ðại úy An, Sĩ quan Cận vệ cho biết:
- Sau khi nói chuyện với Ðại sứ Mỹ Cabot Lodge vào lúc 3 giờ chiều ngày 1 tháng 11 năm 1963
- Sau khi nói chuyện với tôi và ông Minh
- Sau khi biết hầu hết các cấp chỉ huy cao cấp trung thành với ông đã bị bắt
- Sau khi biết hầu hết quân đội theo lịnh của các Tướng lãnh đảo chánh và không có Vùng Chiến Thuật nào gởi quân tiếp cứu
- Sau khi biết quân đảo chánh đang đánh thành Cộng Hòa và sẽ tập trung tất cả quân lực đánh dinh Gia Long, hai ông ấy quyết định đi ra khỏi dinh Gia Long.
Hai ông Diệm, Nhu đi ra ngã sau đường Lê Thánh Tôn bằng một chiếc xe thường, đến trước Tòa Ðô Chánh gặp ông Cao Xuân Vỹ. Tại đó, họ chuyển qua một chiếc xe nhỏ chở hàng bịt bùng do Trung tá Nguyễn Hữu Phước, Phó Ðô trưởng Nội An, Thành Ðoàn trưởng Thanh niên Công Hòa Sàigòn lái. Ông Phước hẹn với ông Vỹ, đi xe nhỏ theo sau, sẽ gặp tại Ðại Thế Giới, Chợ Lớn.
Ông Diệm và ông Nhu đến thẳng nhà Bà Cao Văn Viên, đường Ngô Quyền, Chợ Lớn. Bà Viên nói chồng đã bị bắt giữ, cho nên nhà mất an ninh, và khuyên hai ông ấy không nên ở lại. Hai ông Diệm, Nhu lại nhà của Mã Tuyên, một thương gia Tàu giàu có. Tại đó có đủ điện thoại để liên lạc khắp nơi. Hai ông Diệm, Nhu hy vọng nơi Tướng Khánh ở Pleiku có thể giúp được vì giờ đó Vùng II Chiến Thuật và Vùng I Chiến Thuật chưa tuyên bố ủng hộ đảo chánh.
Nhưng lúc 4 giờ sáng ngày 2 tháng 11, khi nghe Tướng Khánh và Tướng Trí ủng hộ đảo chánh, hai ông thất vọng mới ra khỏi nhà Mã Tuyên để đi vô nhà thờ Cha Tam trong Chợ Lớn.
Vào lúc 10 giờ tối ngày 1 tháng 11, Tướng Ðôn điện thoại Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao và được ông Cao cho biết Ông ủng hộ Hội Ðồng Quân Nhân Cách Mạng.
Ðến 12 giờ khuya ngày 1 tháng 11, Thiếu tướng Tôn Thất Ðính cho biết là đang vây thành Cộng Hòa, nhờ Tướng Ðôn cho phép sử dụng Ðại tá Lâm Văn Phát, người tình nguyện chỉ huy các cánh quân để đánh thành Cộng Hòa.
Qua điện thoại tại văn phòng Thiếu tướng Ðính, Tướng Ðôn hứa thăng Thiếu tướng cho Ðại tá Lâm Văn Phát nếu đánh và chiếm ngay thành Cộng Hòa.
Thiếu tướng Ðính xin cho tiếp tế thêm đạn dược xăng nhớt để tấn công mục tiêu thứ hai là dinh Gia Long.
Tướng Ðôn đồng ý và yêu cầu Tướng Ðính thanh toán xong dinh Gia Long trước khi trời sáng. Tiểu Ðoàn 4 ThủyQuân Lục Chiến của Ðại úy Minh đang bao vây dinh Gia Long và sẽ có cánh quân của Ðại tá Nguyễn Văn Thiệu đến tiếp viện, quân và chiến xa vừa chiếm thành Công Hòa.
Theo lệnh, Tiểu đoàn 4 TQLC của Ðại úy Minh chiếm dinh Gia Long trước 6 giờ sáng.
Vào lúc 6 giờ sáng ngày 2 tháng 11 năm 1963, Ðại úy Ðỗ Thọ, Sĩ quan Tùy viên của ông Diệm điện thoại cho Ðại tá Ðỗ Mậu biết là ông Diệm còn ở Sàigòn. Một lát sau, ông Diệm gọi đến số điện thoại ở phòng Tướng Khiêm, để nói chuyện với Tướng Trần Văn Ðôn. Sau khi nghe điện thoại, Tướng Khiêm cho mời Tướng Ðôn đến.
Ông Diệm nói :
- “Thôi được ! Nhưng tôi yêu cầu dành cho những người lính chiến đấu cho chúng tôi tại dinh Gia Long được danh dự lần cuối cùng, honneurs militaires”.
Tướng Ðôn hỏi ý kiến các Tướng lãnh đang vây quanh tôi thì không ai đồng ý dành “honneurs militaires” theo như ông Diệm yêu cầu vì lúc sáng sớm khi tấn công vào dinh Gia Long, quân trong Dinh phất cờ trắng xin đầu hàng, nhưng khi anh em đảo chánh tiến vào thì phía trong bắn xối xả ra khiến cho Ðại úy Thiết Giáp Bùi Ngươn Ngải chết tại chỗ.
Tướng Ðôn trả lời :
- “Không được, thưa Cụ. Tôi yêu cầu Cụ từ chức vô điều kiện. Tôi sẽ bảo đảm sinh mạng Cụ và gia đình”.
“Tướng Ðôn cho ông Diệm biết vì vụ lừa gạt đã làm chết Ðại úy Ngải nên anh em Tướng, Tá ở đây không chấp nhận”.
Ông Diệm im lặng. Tôi nói tiếp :
- “Thưa Cụ, Cụ nên đi với gia đình sang ngoại quốc”.
- “Tôi còn bà mẹ già, làm sao tôi đi được”.
- “Thưa Cụ, xưa nay ông Cậu ở Huế lo cho bà Cụ cố chứ không phải Cụ”.
Ông Diệm không trả lời, cúp điện thoại.
“Vừa điện đàm với ông Diệm xong thì Thiếu tướng Tôn Thất Ðính cho biết đã chiếm xong dinh Gia Long đúng như lời ông hứa, nhưng không tìm thấy ông Nhu và ông Diệm.
Tôi điện thoại cho Thiếu tướng Nguyễn Khánh, Thiếu tướng Ðỗ Cao Trí, Ðại tá Huyến, Trung tá Xuân ở các nơi xa cho biết tin ông Diệm đã đầu hàng.
Ðến 6 giờ 45, ông Diệm gọi lại lần nữa, lần này muốn nói chuyện với Thiếu tướng Trần Thiện Khiêm. Dường như ông Diệm cho Thiếu tướng Khiêm biết chỗ hai ông ấy đang ẩn náu. Trong lúc đó Ðại úy Ðỗ Thọ (cháu của Ðại tá Ðỗ Mậu) là Sĩ quan Tùy viên của ông Diệm cũng gọi điện thoại cho Ðại tá Ðỗ Mậu xin đem xe vô Chợ Lớn đón.
Tôi yên trí rằng mọi chuyện sẽ diễn biến theo kế hoạch của chúng tôi (Minh, Khiêm, Kim, Ðính, Ðôn) đã định trước để hai ông ấy đi ngoại quốc, cho nên sau khi khởi sự đảo chánh, trưa ngày 1 tháng 11 tôi có yêu cầu Ðại sứ Mỹ cho mượn một chiếc phi cơ sẵn sàng để hai ông đi ngoại quốc. Conein cho biết Ðại sứ tán thành và đã có sẵn một chiếc phi cơ.
Trung tướng Dương Văn Minh chỉ định Thiếu tướng Mai Hữu Xuân, Ðại tá Nguyễn Văn Quan, Ðại tá Dương Ngọc Lắm, Thiếu tá Dương Hiếu Nghĩa, đi bắt hai ông Diệm, Nhu.
Vào lối 7 giờ rưỡi trong lúc tôi gắn cấp bực Thiếu tướng cho Ðại tá Nguyễn Văn Thiệu – Ông này ở đâu có sẵn một cái sao trong túi móc ra đưa cho tôi ! – Ðại tá Lâm Văn Phát tại Văn phòng Tham Mưu trưởng để khen ngợi lòng dũng cảm hai ông ấy trong đêm 1 tháng 11 và rạng sáng ngày 2 đã tấn công dinh Gia Long và thành Cộng Hòa.
Ðến nơi, tôi thấy ông Kim, ông Chiểu và ông Oai có vẻ thất sắc, họ cho biết ông Diệm, ông Nhu đã chết. Họ hỏi phải trả lời thế nào khi ký giả hỏi về cái chết đó.
Tôi lên nói với ba ông Tướng Kim, Chiểu, Oai :
- Cắt nghĩa với ký giả vì hai ông Nhu, Diệm chống cự lại nên bị bắn. Ðây là tai nạn. “Accident suicide”.
Tôi không biết giải thích gì trong lúc đó khi tôi chưa biết rõ ràng sự diễn biến mà bên trong thì đang họp báo cần phải trả lời ngay với ký giả.
Nói rồi tôi lên Văn phòng Ðại tướng Lê Văn Tỵ để gặp Trung tướng Dương Văn Minh. Lên cầu thang gặp Ðại úy Ðỗ Thọ, Tùy viên ông Diệm và Ðại úy An, Cận vệ, hai ông nầy cũng đã mất tinh thần.
Tôi gặp Ðại úy Nhung trong phòng Trung tướng Minh ra, mắt đỏ ngầu.
Gặp Trung tướng Minh, tôi hỏi vì quá xúc động :
- Tại sao hai ông ấy chết ?
Tôi thấy ông Minh có vẻ khó chịu, nói bằng tiếng Pháp:
- Mấy ông ấy chết rồi, thì chết rồi !
Ils sont morts ! Ils sont morts !
Tôi nhìn gần đó thấy Ðại tá Nguyễn Văn Quang đang nằm dài, mặt tái xanh, Y tá đang chích thuốc.
Lúc đó ông Mai Hữu Xuân vừa đến, đứng ngoài cửa chưa vào trong phòng, chào tay và nói :
- Mission accomplie !
Nói xong, Thiếu tướng Mai Hữu Xuân coi bộ hơi ngạc nhiên vì thấy Trung tướng Dương Văn Minh không đáp ứng bằng hành động như bắt tay hay nói một lời nào mà cứ liếc bên phía tôi. Tôi im lặng đứng sau cửa phòng. Ông Xuân đoán có người nào đó nên mới bước qua cửa. Thấy tôi, không nói một tiếng nào, ông Xuân xoay lưng ra đi.
Tôi qua gặp Thiếu tướng Trần Thiện Khiêm để gọi Thiếu tá Mỹ, Ðại Ðội trưởng Ðại Ðội Tổng Hành Dinh lên trình diện. Chúng tôi ra lệnh cho Thiếu tá đi mua 2 cỗ quan tài để liệm xác hai ông Diệm, Nhu.
Chúng tôi bàn nhau : “Bây giờ hai ông ấy đã chết rồi, nên trả xác cho gia đình họ”. Lúc bấy giờ gia đình của các Ông ở tại Sàigòn, không còn ai ngoài bà Trần Trung Dung là cháu gọi 2 Ông bằng cậu. Do đó, Hội Ðồng Quân Nhân Cách Mạng chỉ thị cho Thiếu tá Lê Soạn liên lạc với Ông Bà Trần Trung Dung để lo liệu việc mai táng (VNNC. TVÐ. tr.227-232).
Từ năm 1963 cho đến nay đều quy trách nhiêm về
việc giết ông Diệm, ông Nhu là do Tướng Dương Văn Minh, Tướng Mai Hữu
Xuân. Người thi hành công tác lịch sử đó là Ðại úy Nguyễn Văn Nhung, Sĩ
quan cận vệ của Tướng
Dương Văn Minh.
Sau cuộc chỉnh lý của Tướng Nguyễn Khánh và Tướng Trần Thiện Khiêm, Thiếu tá Nguyễn Văn Nhung bị giết (có tin nói Thiếu tá Nhung tự tử bằng cách dùng giây giày thắt cổ trong lúc bị Tướng Khánh bắt giam).
Trong đoàn quân đi đón ông Diệm, ông Nhu, gồm có:
- Tướng Mai Hữu Xuân – Ðại tá Nguyễn Văn Quan
- Ðại tá Dương Ngọc Lắm – Thiếu tá Dương Hiếu Nghĩa
- Ðại úy Phan Hòa Hiệp – Ðại úy Nguyễn Văn Nhung
Với đoàn xe đi đón có xe Jeep, 5 xe Thiết Giáp và có xe Quân Cảnh đi đầu.
Khi đến nhà thờ Cha Tam, để đề phòng bất trắc, Ðại úy Hiệp ra lệnh cho các xe Thiết Giáp chĩa súng hướng vào nhà Thờ. Trong lúc đó dân chúng từ đâu kéo đến tụ lại trước nhà thờ rất đông.
Ðến sân nhà Thờ, Ðại úy Hiệp gặp Cha Tam và cho Cha biết : “Ðược lệnh của Hội Ðồng Quân Nhân Cách Mạng đến đón Tổng thống và Ông Cố vấn về Bộ Tổng Tham Mưu”.
Xin hỏi Cha : “Trong nhà thờ có lính mang súng ống gì không ?”
Cha Tam trả lời : “Không có ai hết”.
Do đó, Ðại úy Hiệp ra lịnh cho xe Thiết Giáp không chĩa súng vào nhà thờ nữa.
Khi vào đến sân nhà Thờ, Ðại úy Hiệp thấy Tổng thống Ngô Ðình Diệm, Cố vấn Ngô Ðình Nhu, Ðại úy Ðỗ Thọ, Sĩ quan Tùy viên và Ðại úy Ân, Sĩ quan Cận vệ đã đứng dưới gốc cây trong sân nhà Thờ.
Sau một lúc ngắn ngũi, Thiếu tá Nghĩa nói : “Xin mời Tổng thống ra xe về Bộ Tổng Tham Mưu”.
Ðã chuẩn bị một xe Thiết giáp loại chở quân sẵn sàng mở cửa chờ đón.
Ông Cố vấn Ngô Ðình Nhu hỏi :
“Không có xe nào khác hơn xe này để chở Tổng thống sao?”
Thiếu tá Nghĩa trả lời :
“Ði xe này có an ninh hơn, vì dân chúng đổ ra đường quá đông”.
Ông Diệm, Ông Nhu lên cùng một xe, còn Ðại úy Ðỗ Thọ và Ðại úy Ân được lệnh qua ngồi xe Thiết giáp thứ hai.
Trong xe chở ông Diệm, ông Nhu có Ðại úy Nhung cùng đi. Trên đường về Bộ Tổng Tham Mưu ngang qua cổng xe lửa đường Hồng thập Tự, đoàn xe phải ngưng lại vì bị cổng đóng lại cho xe lửa chạy qua. Lúc xe lửa chạy qua, Ðại úy Hiệp có nghe súng nổ bên trong xe, nên ông đoán là người ngồi trong xe (Ðại úy Nhung) đã bắn ông Diệm, ông Nhu.
Ðoàn xe chạy về đến Bộ Tổng Tham Mưu thì mới được biết là ông Diệm và ông Nhu đã chết không những bị súng bắn mà còn bị đâm bằng dao găm.
Tướng Mai Hữu Xuân báo cáo với Tướng Dương Văn Minh bằng tiếng Pháp : “Mission accomplie !” (có nghĩa: sứ mệnh đã hoàn thành).
Ðể làm sáng tỏ sự việc, quan niệm của người viết quyển sách “Việt Nam Ðiêu Tàn – Bất Hạnh” đã nói rõ : “Viết Sử là viết những gì có liên quan mật thiết đến con người, nên người viết muốn nêu lên các sự kiện có liên quan đến các người trong cuộc đảo chánh (còn gọi là Cách Mạng) ngày 1-11-1963 :
1. Tại sao Tổng thống Ngô Ðình Diệm và Cố vấn Ngô Ðình Nhu bị giết ?
2. Nguyên do nào đưa đến Tướng Dương Văn Minh quyết định giết Tổng thống Diệm, Cố vấn Nhu ?
3. Tướng Dương Văn Minh, qua Ðại úy Nguyễn Văn Nhung chỉ là người thực hiện ý muốn của tất cả các Tướng chủ mưu đảo chánh (Hội Ðồng Quân Nhân Cách Mạng) và nói chung tất cả những người tham gia cuộc đảo chánh ngày 01-11-1963.
4. Ðại úy Nguyễn Văn Nhung chỉ là con cờ, là nạn nhân trong những âm mưu bất chánh của các Tướng lãnh. Tướng Nguyễn Khánh và Trần Thiện Khiêm trong cuộc chỉnh lý ngày 30-01-1964, cố ý nhắm vào Ðại úy Nhung trong mưu đồ chính trị khi quyết định bắt giam (rồi giết chết) Thiếu tá Nhung.
Ðể làm sáng tỏ 4 điều nêu trên xem như tự trả lời :
Dương Văn Minh.
Sau cuộc chỉnh lý của Tướng Nguyễn Khánh và Tướng Trần Thiện Khiêm, Thiếu tá Nguyễn Văn Nhung bị giết (có tin nói Thiếu tá Nhung tự tử bằng cách dùng giây giày thắt cổ trong lúc bị Tướng Khánh bắt giam).
Trong đoàn quân đi đón ông Diệm, ông Nhu, gồm có:
- Tướng Mai Hữu Xuân – Ðại tá Nguyễn Văn Quan
- Ðại tá Dương Ngọc Lắm – Thiếu tá Dương Hiếu Nghĩa
- Ðại úy Phan Hòa Hiệp – Ðại úy Nguyễn Văn Nhung
Với đoàn xe đi đón có xe Jeep, 5 xe Thiết Giáp và có xe Quân Cảnh đi đầu.
Khi đến nhà thờ Cha Tam, để đề phòng bất trắc, Ðại úy Hiệp ra lệnh cho các xe Thiết Giáp chĩa súng hướng vào nhà Thờ. Trong lúc đó dân chúng từ đâu kéo đến tụ lại trước nhà thờ rất đông.
Ðến sân nhà Thờ, Ðại úy Hiệp gặp Cha Tam và cho Cha biết : “Ðược lệnh của Hội Ðồng Quân Nhân Cách Mạng đến đón Tổng thống và Ông Cố vấn về Bộ Tổng Tham Mưu”.
Xin hỏi Cha : “Trong nhà thờ có lính mang súng ống gì không ?”
Cha Tam trả lời : “Không có ai hết”.
Do đó, Ðại úy Hiệp ra lịnh cho xe Thiết Giáp không chĩa súng vào nhà thờ nữa.
Khi vào đến sân nhà Thờ, Ðại úy Hiệp thấy Tổng thống Ngô Ðình Diệm, Cố vấn Ngô Ðình Nhu, Ðại úy Ðỗ Thọ, Sĩ quan Tùy viên và Ðại úy Ân, Sĩ quan Cận vệ đã đứng dưới gốc cây trong sân nhà Thờ.
Sau một lúc ngắn ngũi, Thiếu tá Nghĩa nói : “Xin mời Tổng thống ra xe về Bộ Tổng Tham Mưu”.
Ðã chuẩn bị một xe Thiết giáp loại chở quân sẵn sàng mở cửa chờ đón.
Ông Cố vấn Ngô Ðình Nhu hỏi :
“Không có xe nào khác hơn xe này để chở Tổng thống sao?”
Thiếu tá Nghĩa trả lời :
“Ði xe này có an ninh hơn, vì dân chúng đổ ra đường quá đông”.
Ông Diệm, Ông Nhu lên cùng một xe, còn Ðại úy Ðỗ Thọ và Ðại úy Ân được lệnh qua ngồi xe Thiết giáp thứ hai.
Trong xe chở ông Diệm, ông Nhu có Ðại úy Nhung cùng đi. Trên đường về Bộ Tổng Tham Mưu ngang qua cổng xe lửa đường Hồng thập Tự, đoàn xe phải ngưng lại vì bị cổng đóng lại cho xe lửa chạy qua. Lúc xe lửa chạy qua, Ðại úy Hiệp có nghe súng nổ bên trong xe, nên ông đoán là người ngồi trong xe (Ðại úy Nhung) đã bắn ông Diệm, ông Nhu.
Ðoàn xe chạy về đến Bộ Tổng Tham Mưu thì mới được biết là ông Diệm và ông Nhu đã chết không những bị súng bắn mà còn bị đâm bằng dao găm.
Tướng Mai Hữu Xuân báo cáo với Tướng Dương Văn Minh bằng tiếng Pháp : “Mission accomplie !” (có nghĩa: sứ mệnh đã hoàn thành).
Ðể làm sáng tỏ sự việc, quan niệm của người viết quyển sách “Việt Nam Ðiêu Tàn – Bất Hạnh” đã nói rõ : “Viết Sử là viết những gì có liên quan mật thiết đến con người, nên người viết muốn nêu lên các sự kiện có liên quan đến các người trong cuộc đảo chánh (còn gọi là Cách Mạng) ngày 1-11-1963 :
1. Tại sao Tổng thống Ngô Ðình Diệm và Cố vấn Ngô Ðình Nhu bị giết ?
2. Nguyên do nào đưa đến Tướng Dương Văn Minh quyết định giết Tổng thống Diệm, Cố vấn Nhu ?
3. Tướng Dương Văn Minh, qua Ðại úy Nguyễn Văn Nhung chỉ là người thực hiện ý muốn của tất cả các Tướng chủ mưu đảo chánh (Hội Ðồng Quân Nhân Cách Mạng) và nói chung tất cả những người tham gia cuộc đảo chánh ngày 01-11-1963.
4. Ðại úy Nguyễn Văn Nhung chỉ là con cờ, là nạn nhân trong những âm mưu bất chánh của các Tướng lãnh. Tướng Nguyễn Khánh và Trần Thiện Khiêm trong cuộc chỉnh lý ngày 30-01-1964, cố ý nhắm vào Ðại úy Nhung trong mưu đồ chính trị khi quyết định bắt giam (rồi giết chết) Thiếu tá Nhung.
Ðể làm sáng tỏ 4 điều nêu trên xem như tự trả lời :
* 1. Cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 bị thất
bại đã cho các Tướng cầm đầu cũng như những người tham gia cuộc đảo
chánh ngày 01-11-1963 một bài học khó quên “Ðảo chánh thất bại là bị tử
hình!”
Ðiều này được chứng minh bằng tất cả thân nhân của những người liên quan đến cuộc đảo chánh (11-11-1960) đều bị tra khảo, giam giữ đến ngày 05-07-1963, chính quyền Ngô Ðình Diệm đưa ra Tòa xét xử, gồm có :
- 19 quân nhân hiện diện
- 17 quân nhân khiếm diện
- 35 thành viên các Ðoàn thể, Ðảng phái, Tôn giáo, Nhà văn…
Nhà văn cách mạng Nhất Linh Nguyễn Tường Tam đã tự tử để phản đối, không chấp nhận ra Tòa, đã gây chấn động dư luận. Ðảo chánh là nguy hiểm đến tính mạng, nếu thất bại, làm sao các Tướng lãnh có thể quên được !
Kết quả phán quyết của phiên Tòa ngày 05 tháng 07 năm 1963:
- 9 án từ hình, tịch thu tài sản
- 6 án khổ sai từ 10 năm đến 18 năm
- 7 án cấm cố từ 5 năm đến 7 năm
- 20 án cấm cố từ 5 năm đến 8 năm.
Vụ phi cơ thả bom tại Dinh Ðộc Lập ngày 27 tháng 02 năm 1962, tất cả thân nhân, bạn bè liên hệ đến Trung úy Phạm Phú Quốc, Thiếu úy Nguyễn Văn Cử đều bị tra khảo, bắt giam đến ngày 01 tháng 11 năm 1963 mới được ra tù.
Còn nhiều vụ bắt bớ, giam cầm, thủ tiêu những người đối lập, chống đối ôn hòa, xây dựng đất nước như các Trí thức, nhóm Caravelle chẳng hạn…
Các vụ đàn áp biểu tình, bắt bớ, giam cầm các Sinh viên, Học sinh, Tăng, Ni, Phật tử với hành động tấn công chùa chiền của Phật Giáo ngày 20 tháng 8 năm 1963.
Nhất là các nhân vật đã cộng tác với ông Diệm từ đầu và có công xây dựng, đóng góp vào nền Cộng Hòa đều bị đối xử bất công mà còn bị bắt bớ, giam cầm và một số khác bị thủ tiêu như đã trình bày ở phần trước.
Còn nhiều lý do thầm kín, khúc mắc khác…
Hơn thế nữa, trong chiến trường người quân nhân đã luôn nằm lòng câu : “Ta không bắn địch, địch sẽ bắn ta” hoặc “Ta không tiêu diệt địch trước, địch sẽ tiêu diệt ta” hoặc “Bắn nhanh thì sống, bắn chậm thì chết”.
Trong cuộc đảo chánh ngày 01 tháng 11 năm 1963, các Tướng lãnh đã có nhiều kinh nghiệm chiến trường, không thắng thì chết ! Có lẽ Tướng Tôn Thất Ðính là người đã tham dự phiên họp mật với Cố vấn Ngô Ðình Nhu và Ðại tá Lê Quang Tung, đã nghe được mật lệnh của ông Ngô Ðình Nhu:
“Nếu có vị Tướng nào muốn đảo chánh thiệt… phải bắt người đó treo cổ trên đường Công Lý”.
Ðiều này được chứng minh bằng tất cả thân nhân của những người liên quan đến cuộc đảo chánh (11-11-1960) đều bị tra khảo, giam giữ đến ngày 05-07-1963, chính quyền Ngô Ðình Diệm đưa ra Tòa xét xử, gồm có :
- 19 quân nhân hiện diện
- 17 quân nhân khiếm diện
- 35 thành viên các Ðoàn thể, Ðảng phái, Tôn giáo, Nhà văn…
Nhà văn cách mạng Nhất Linh Nguyễn Tường Tam đã tự tử để phản đối, không chấp nhận ra Tòa, đã gây chấn động dư luận. Ðảo chánh là nguy hiểm đến tính mạng, nếu thất bại, làm sao các Tướng lãnh có thể quên được !
Kết quả phán quyết của phiên Tòa ngày 05 tháng 07 năm 1963:
- 9 án từ hình, tịch thu tài sản
- 6 án khổ sai từ 10 năm đến 18 năm
- 7 án cấm cố từ 5 năm đến 7 năm
- 20 án cấm cố từ 5 năm đến 8 năm.
Vụ phi cơ thả bom tại Dinh Ðộc Lập ngày 27 tháng 02 năm 1962, tất cả thân nhân, bạn bè liên hệ đến Trung úy Phạm Phú Quốc, Thiếu úy Nguyễn Văn Cử đều bị tra khảo, bắt giam đến ngày 01 tháng 11 năm 1963 mới được ra tù.
Còn nhiều vụ bắt bớ, giam cầm, thủ tiêu những người đối lập, chống đối ôn hòa, xây dựng đất nước như các Trí thức, nhóm Caravelle chẳng hạn…
Các vụ đàn áp biểu tình, bắt bớ, giam cầm các Sinh viên, Học sinh, Tăng, Ni, Phật tử với hành động tấn công chùa chiền của Phật Giáo ngày 20 tháng 8 năm 1963.
Nhất là các nhân vật đã cộng tác với ông Diệm từ đầu và có công xây dựng, đóng góp vào nền Cộng Hòa đều bị đối xử bất công mà còn bị bắt bớ, giam cầm và một số khác bị thủ tiêu như đã trình bày ở phần trước.
Còn nhiều lý do thầm kín, khúc mắc khác…
Hơn thế nữa, trong chiến trường người quân nhân đã luôn nằm lòng câu : “Ta không bắn địch, địch sẽ bắn ta” hoặc “Ta không tiêu diệt địch trước, địch sẽ tiêu diệt ta” hoặc “Bắn nhanh thì sống, bắn chậm thì chết”.
Trong cuộc đảo chánh ngày 01 tháng 11 năm 1963, các Tướng lãnh đã có nhiều kinh nghiệm chiến trường, không thắng thì chết ! Có lẽ Tướng Tôn Thất Ðính là người đã tham dự phiên họp mật với Cố vấn Ngô Ðình Nhu và Ðại tá Lê Quang Tung, đã nghe được mật lệnh của ông Ngô Ðình Nhu:
“Nếu có vị Tướng nào muốn đảo chánh thiệt… phải bắt người đó treo cổ trên đường Công Lý”.
* 2. Tướng Dương Văn Minh là Sĩ quan trong
quân đội Pháp, người Nam Kỳ, chẳng những không theo Tướng Nguyễn Văn
Hinh chống lại ông Diệm, mà ngượclại phò ông Diệm ngay từ buổi đầu.
Trong thời gian 1954-1955, Tướng Minh làm Tổng Trấn Sàigòn-Chợ Lớn, đã giúp ông Diệm bẻ gẫy âm mưu đảo chánh của Tướng Nguyễn Văn Hinh cùng các lực lượng võ trang của Bình Xuyên, Hòa Hảo…
Năm 1955, Ðại tá Dương Văn Minh, Tư Lệnh Chiến Dịch “Hoàng Diệu” đã đánh đuổi và truy kích quân Bình Xuyên đến tận Rừng Sát.
Tiếp theo đó, Ðại tá Dương Văn Minh được vinh thăng Thiếu tướng và giữ chức Tư Lệnh Chiến Dịch “Nguyễn Huệ” tại vùng Ðồng Tháp Mười để tảo thanh các Lực lượng Bình Xuyên, Hòa Hảo và phá hủy các cơ sở nằm vùng của Việt Cộng. Kể từ năm 1960, Tướng Minh không còn được trọng dụng nữa nên Ông bất mãn trong âm thầm. Ðến năm 1963, Trung tá Lucien Conein, chuyên viên đảo chánh của Hoa Kỳ, bắt được liên lạc với Tướng Dương Văn Minh, cho nên âm mưu đảo chánh bắt đầu từ đó.
Sự bất mãn tạo nên lòng căm thù qua các hành động thất nhân tâm của chính quyền Ngô Ðình Diệm.
Trung tướng Dương Văn Minh là người cầm đầu cuộc đảo chánh ngày 01 tháng 11 năm 1963. Bộ Tham Mưu gồm có các Tướng : Minh, Ðôn, Ðính, Khiêm, Kim. Còn gọi là “Hội Ðồng Quân Nhân Cách Mạng” do Trung tướng Dương Văn Minh làm Chủ tịch.
Tổng thống Ngô Ðình Diệm lại không muốn nói chuyện điện thoại với Trung tướng Dương Văn Minh mà chỉ liên lạc nói chuyện với Tướng Ðôn, Tướng Ðính và Tướng Khiêm. Tướng Minh vốn đã bất mãn chế độ, lại thêm ông Diệm không liên lạc nói chuyện điện thoại với Ông. Do đó Tướng Minh có mặc cảm (nghĩ rằng ông Diệm xem thường mình) nên tướng Minh tưởng ông Diệm, ông Nhu còn ở trong Dinh Gia Long nên có ý định cho bắn Trọng Pháo và cho Phi cơ oanh tạc Dinh Gia Long để tiêu diệt luôn cả Diệm, Nhu cùng Bộ Tham Mưu trong Dinh Gia Long.
Ðến khi được tin ông Diệm, ông Nhu đã trốn thoát ra khỏi Dinh Gia Long. Tướng Minh hốt hoảng, lo sợ, cảm thấy nguy hiểm cho tính mạng, nên ý nghĩ giết ông Diệm, ông Nhu đã thúc đẩy ông có hành động.
Khi được tin ông Diệm, ông Nhu đang ở Nhà thờ Cha Tam, Chợ Lớn, Tướng Minh vội vàng chỉ định một số Sĩ quan thân tín để thi hành công tác : “Ðào tận gốc, trốc tận rễ, đã đánh rắn độc phải đánh nát đầu”.
Nếu ông Diệm, ông Nhu vẫn ở lại Dinh Gia Long để nói chuyện với Tướng Minh thì chưa chắc đã chết một cách thê thảm như đã xẩy ra !
Trong thời gian 1954-1955, Tướng Minh làm Tổng Trấn Sàigòn-Chợ Lớn, đã giúp ông Diệm bẻ gẫy âm mưu đảo chánh của Tướng Nguyễn Văn Hinh cùng các lực lượng võ trang của Bình Xuyên, Hòa Hảo…
Năm 1955, Ðại tá Dương Văn Minh, Tư Lệnh Chiến Dịch “Hoàng Diệu” đã đánh đuổi và truy kích quân Bình Xuyên đến tận Rừng Sát.
Tiếp theo đó, Ðại tá Dương Văn Minh được vinh thăng Thiếu tướng và giữ chức Tư Lệnh Chiến Dịch “Nguyễn Huệ” tại vùng Ðồng Tháp Mười để tảo thanh các Lực lượng Bình Xuyên, Hòa Hảo và phá hủy các cơ sở nằm vùng của Việt Cộng. Kể từ năm 1960, Tướng Minh không còn được trọng dụng nữa nên Ông bất mãn trong âm thầm. Ðến năm 1963, Trung tá Lucien Conein, chuyên viên đảo chánh của Hoa Kỳ, bắt được liên lạc với Tướng Dương Văn Minh, cho nên âm mưu đảo chánh bắt đầu từ đó.
Sự bất mãn tạo nên lòng căm thù qua các hành động thất nhân tâm của chính quyền Ngô Ðình Diệm.
Trung tướng Dương Văn Minh là người cầm đầu cuộc đảo chánh ngày 01 tháng 11 năm 1963. Bộ Tham Mưu gồm có các Tướng : Minh, Ðôn, Ðính, Khiêm, Kim. Còn gọi là “Hội Ðồng Quân Nhân Cách Mạng” do Trung tướng Dương Văn Minh làm Chủ tịch.
Tổng thống Ngô Ðình Diệm lại không muốn nói chuyện điện thoại với Trung tướng Dương Văn Minh mà chỉ liên lạc nói chuyện với Tướng Ðôn, Tướng Ðính và Tướng Khiêm. Tướng Minh vốn đã bất mãn chế độ, lại thêm ông Diệm không liên lạc nói chuyện điện thoại với Ông. Do đó Tướng Minh có mặc cảm (nghĩ rằng ông Diệm xem thường mình) nên tướng Minh tưởng ông Diệm, ông Nhu còn ở trong Dinh Gia Long nên có ý định cho bắn Trọng Pháo và cho Phi cơ oanh tạc Dinh Gia Long để tiêu diệt luôn cả Diệm, Nhu cùng Bộ Tham Mưu trong Dinh Gia Long.
Ðến khi được tin ông Diệm, ông Nhu đã trốn thoát ra khỏi Dinh Gia Long. Tướng Minh hốt hoảng, lo sợ, cảm thấy nguy hiểm cho tính mạng, nên ý nghĩ giết ông Diệm, ông Nhu đã thúc đẩy ông có hành động.
Khi được tin ông Diệm, ông Nhu đang ở Nhà thờ Cha Tam, Chợ Lớn, Tướng Minh vội vàng chỉ định một số Sĩ quan thân tín để thi hành công tác : “Ðào tận gốc, trốc tận rễ, đã đánh rắn độc phải đánh nát đầu”.
Nếu ông Diệm, ông Nhu vẫn ở lại Dinh Gia Long để nói chuyện với Tướng Minh thì chưa chắc đã chết một cách thê thảm như đã xẩy ra !
* 3. Ðại úy Nguyễn Văn Nhung là một Sĩ quan
hăng say với nhiệm vụ (bất cứ nhiệm vụ gì), hơn nữa trước đây Ðại úy
Nhung ở trong lực lượng Commando của Pháp là đơn vị tác chiến, chuyên giết
người không gớm tay. Với bản chất tàn ác nên đã thi hành lệnh một cách
vượt ngoài sự mong muốn của người ra lệnh, không những dùng súng bắn
mà còn dùng dao găm đâm vào người !
Hành động giết người của Ðại úy Nhung, thực sự là một việc mà các Tướng lãnh cũng như tất cả những người tham gia cuộc đảo chánh muốn làm, điều này được thấy rõ. Khi nghe tin Tổng thống Diệm, Cố vấn Nhu đã đi ra khỏi Dinh Gia Long, tất cả các Tướng, Tá có mặt tại Bộ Tổng Tham Mưu đều biến sắc (mặt mày tái xanh vì lo sợ đảo chánh bất thành !). Bởi vì họ biết, nếu phía Tổng thống Diệm lật ngược lại được thế cờ như cuộc đảo chánh ngày 11 tháng 11 năm 1960 thì mạng sống của các Tướng, Tá cũng như những người tham gia đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963, xem như chỉ mành treo chuông (tử hình, tù) và còn liên hệ đến gia đình, thân nhân, bạn bè… (cha mẹ, vợ con, anh chị em, bạn bè…) sẽ gặp đại họa.
Trong thâm tâm mọi người đều thấy lo sợ cho cuộc đảo chánh bất thành, nên khi được tin ông Diệm, ông Nhu đã chết (không cần biết chết như thế nào ? có người giết hay tự tử), tất cả mọi người tham gia đảo chánh, kể cả Tướng, Tá Quân nhân các cấp khắp bốn Vùng Chiến Thuật đều thở phào nhẹ nhỏm, xem như cuộc đảo chánh đã thành công.
Nhưng vì bản chất của những người có tâm địa bất chánh ”đạo đức giả” lại tỏ ra thương tiếc, trốn tránh trách nhiệm nên đổ lỗi cho người khác.
Ðó là một hành vi thiếu lương thiện, hèn nhát, chạy trốn sự thật và tự dối với lương tâm của chính mình.
Hành động giết người của Ðại úy Nhung, thực sự là một việc mà các Tướng lãnh cũng như tất cả những người tham gia cuộc đảo chánh muốn làm, điều này được thấy rõ. Khi nghe tin Tổng thống Diệm, Cố vấn Nhu đã đi ra khỏi Dinh Gia Long, tất cả các Tướng, Tá có mặt tại Bộ Tổng Tham Mưu đều biến sắc (mặt mày tái xanh vì lo sợ đảo chánh bất thành !). Bởi vì họ biết, nếu phía Tổng thống Diệm lật ngược lại được thế cờ như cuộc đảo chánh ngày 11 tháng 11 năm 1960 thì mạng sống của các Tướng, Tá cũng như những người tham gia đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963, xem như chỉ mành treo chuông (tử hình, tù) và còn liên hệ đến gia đình, thân nhân, bạn bè… (cha mẹ, vợ con, anh chị em, bạn bè…) sẽ gặp đại họa.
Trong thâm tâm mọi người đều thấy lo sợ cho cuộc đảo chánh bất thành, nên khi được tin ông Diệm, ông Nhu đã chết (không cần biết chết như thế nào ? có người giết hay tự tử), tất cả mọi người tham gia đảo chánh, kể cả Tướng, Tá Quân nhân các cấp khắp bốn Vùng Chiến Thuật đều thở phào nhẹ nhỏm, xem như cuộc đảo chánh đã thành công.
Nhưng vì bản chất của những người có tâm địa bất chánh ”đạo đức giả” lại tỏ ra thương tiếc, trốn tránh trách nhiệm nên đổ lỗi cho người khác.
Ðó là một hành vi thiếu lương thiện, hèn nhát, chạy trốn sự thật và tự dối với lương tâm của chính mình.
* 4. Ðại úy Nguyễn Văn Nhung chỉ là nạn nhân,
là con cờ của những âm mưu đen tối. Nói cho rõ hơn Ðại úy Nhung chỉ
là người “đâm thuê giết mướn” cho các Tướng, Tá và các phe, phái có tham
gia trong cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963. Ðại úy Nhung chỉ là
người thi hành lệnh, không phải là người ra lệnh giết ông Diệm, ông Nhu.
Chính Tướng Nguyễn Khánh, Tướng Trần Thiện Khiêm được vinh thăng Trung tướng, kể cả Ðại tá Nguyễn Văn Thiệu cũng được thăng lên Thiếu tướng và còn rất nhiều Tướng, Tá được thăng cấp trong dịp đảo chánh thành công ngày 1-11-1963. Thế mà khi cầm đầu cuộc chỉnh lý ngày 30-01-1964, lại bắt giam và giết Ðại úy Nhung mới vừa được thăng cấp Thiếu tá chưa tròn 3 tháng.
Trong lúc đó Tướng Dương Văn Minh vẫn làm Quốc trưởng. Sau đó vì tranh giành, nên Tướng Minh, Tướng Khánh, Tướng Khiêm gọi là “Tam Ðầu Chế”, Lãnh đạo Quốc Gia. Thật là một điều phi lý, trơ trẽn, vô liêm sỉ !
Khách quan mà nói: “Chính nhờ hành động vô nhân đạo của Ðại úy Nhung mà các Tướng, Tá mới có cơ may múa rối trên chính trường Miền Nam Việt Nam sau khi ông Diệm và ông Nhu bị thảm sát !”
Nhất là sau đó kế tiếp các Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, Trần Thiện Khiêm, Cao Văn Viên, Ðặng Văn Quang… leo lên tận chóp bu quyền lực ở Miền Nam Việt Nam, tha hồ hưởng thụ, khuynh loát, thao túng chính trường nhưng vì “bất tài” mà còn tham quyền cố vị nên đã đưa đẩy đất nước lọt vào tay Quỷ Ðỏ Cộng Sản Bắc Việt vào ngày 30-04-1975.
(Phần này sẽ nói rõ ở Giai đoạn 1963-1975).
Chính Tướng Nguyễn Khánh, Tướng Trần Thiện Khiêm được vinh thăng Trung tướng, kể cả Ðại tá Nguyễn Văn Thiệu cũng được thăng lên Thiếu tướng và còn rất nhiều Tướng, Tá được thăng cấp trong dịp đảo chánh thành công ngày 1-11-1963. Thế mà khi cầm đầu cuộc chỉnh lý ngày 30-01-1964, lại bắt giam và giết Ðại úy Nhung mới vừa được thăng cấp Thiếu tá chưa tròn 3 tháng.
Trong lúc đó Tướng Dương Văn Minh vẫn làm Quốc trưởng. Sau đó vì tranh giành, nên Tướng Minh, Tướng Khánh, Tướng Khiêm gọi là “Tam Ðầu Chế”, Lãnh đạo Quốc Gia. Thật là một điều phi lý, trơ trẽn, vô liêm sỉ !
Khách quan mà nói: “Chính nhờ hành động vô nhân đạo của Ðại úy Nhung mà các Tướng, Tá mới có cơ may múa rối trên chính trường Miền Nam Việt Nam sau khi ông Diệm và ông Nhu bị thảm sát !”
Nhất là sau đó kế tiếp các Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, Trần Thiện Khiêm, Cao Văn Viên, Ðặng Văn Quang… leo lên tận chóp bu quyền lực ở Miền Nam Việt Nam, tha hồ hưởng thụ, khuynh loát, thao túng chính trường nhưng vì “bất tài” mà còn tham quyền cố vị nên đã đưa đẩy đất nước lọt vào tay Quỷ Ðỏ Cộng Sản Bắc Việt vào ngày 30-04-1975.
(Phần này sẽ nói rõ ở Giai đoạn 1963-1975).
Nguyễn Thuyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét