Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

“VIỆT NAM ĐIÊU TÀN-BẤT HẠNH”(Phần Một, Giai Đoạn Hai)

Nguyễn Thuyên
PHẦN MỘT
SỰ XUẤT HIỆN CỦA HỒ CHÍ MINH
Giai Đoạn 2 : Từ Năm 1931 – 1945
Hồ Chí Minh Tay Sai Của Đệ Tam Cộng Sản Quốc Tế
A5. Hồ Chí Minh bị kỷ luật tại Liên Xô.
Kể từ khi Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) bị bắt tại Hồng Kông vào tháng 6 năm 1931. Sau một thời gian thì Hồ Chí Minh được tha và đã tìm đường trở lại Moscow, Liên Xô (Nga), vào cuối năm 1933. Từ giai đoạn này Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) bị nghi ngờ (bị kỷ luật), xem như bị thất sủng bởi các nguyên nhân:
- Giới tình báo Liên Xô (Nga) thẩm xét Nguyễn Ái Quốc đã biến thành giáp điệp nhị trùng của Cơ quan Phản gián Anh quốc. Giới tình báo Nga nghi ngờ về thời gian Quốc (Hồ Chí Minh) bị mất tích.
- Staline lãnh tụ Liên xô thay đổi chiến lược, chủ trương thân thiện với chính phủ Bình Dân Pháp để nhờ tay Ðảng Cộng sản Pháp tác động đến sự phát triển ý thức hệ Cộng sản tại Ðông Dương.
- Staline không hài lòng về những thất bại quá nặng nề của phong trào nổi loạn Xô Viết Nghệ Tỉnh mà Hồ Chí Minh là người tổ chức phát động.
- Staline quyết định giao trách nhiệm cho Maurice Thorez, Ðảng Cộng sản Pháp lãnh đạo Ðảng Cộng sản Ðông Dương, nên không cần sự hiện diện của Hồ Chí Minh nữa.
- Vì quá hăng hái trong vai trò tay sai cho Cộng sản Quốc tế, Hồ Chí Minh đã vượt qua các chỉ thị của Quốc tế Cộng sản đề ra.
- Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) cấu kết với Lâm Ðức Thụ và Ngô Ðức Trì. Hai tên này ngấm ngầm mật thám Pháp, nhất là hành động của Ngô Ðức Trì nên bị kết tội phản Ðảng.
Truy nguyên lý lịch Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh), không phải thành phần công nhân hay nông dân mà là thành phần con quan tay sai của thực dân Pháp (Mặc dù Tri huyện Nguyễn Sinh Huy đã bị thải hồi vì lý do đánh nông dân đến chết).
- Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) bị các cán bộ lãnh đạo Ðảng Cộng sản Ðông Dương phê bình và lên án.
- Trong một bức thư đề ngày 02-04-1935, Hà Huy Tập, Bí thư của Cục Hải ngoại Ðảng Cộng sản Ðông Dương viết:
- “Trước và sau Ðại hội Ðảng, một số đồng chí khi nói chuyện với nhau, thường bàn về đồng chí Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh). Họ cho rằng Quốc chịu trách nhiệm về việc mật thám bắt hơn một trăm Hội viên Ðoàn Thanh niên, bởi vì:
a. Quốc biết rõ Lâm Ðức Thụ là một tên khiêu khích nhưng vẫn làm việc với hắn !
b. Quốc đã phạm sai lầm khi yêu cầu mỗi thanh niên phải nộp 2 bức ảnh, ghi rõ tên thật, địa chỉ, tên cha mẹ, ông bà, nội ngoại cùng với tên của các người bạn.
c. Ở trong nước, ở Xiêm (Thái Lan) và ở trong tù người ta vẫn bàn tán đến trách nhiệm của Quốc, trách nhiệm mà anh ta không dám chối” (1)
- Trong hồ sơ mật của Quốc tế Cộng sản tìm thấy một lá thư không đề ngày tháng của Bà Vera Vassilieva, cán bộ phụ trách của Vụ Việt Nam ở Quốc tế Cộng sản gửi cho Văn phòng Hải ngoại với nội dung: “Về chuyện liên quan đến Quốc, chúng tôi cho rằng trong 2 năm tới đồng chí này phải nghiêm túc chăm chỉ học tập và không thể nhận công việc nào khác.Chỉ sau khi học xong, chúng ta mới có kế hoạch đặc biệt để xử dụng đồng chí này” (2)
- Mikhail Borodin, Trưởng phái bộ Nga ở Trung Quốc người mà Hồ Chí Minh lấy cái tên Lý Thụy và liên lạc chặt chẽ với ông ta trong 2 năm ở Quảng Châu. Về sau bị Staline thanh trừng và bị chết một cách rất bi thảm trong nhà tù ở Liên Xô (3).
- Jacques Doriot, cán bộ phụ trách về Phong trào Cộng sản các nước thuộc địa của Ðảng Cộng sản Pháp cũng là người cùng Hồ Chí Minh hoạt động, với Hội Thanh niên Cách mạng Việt Nam với Quốc tế Cộng sản, trợ giúp tài chánh cho Hồ. Sau đó Ông này bị đuổi ra khỏi Ðảng Cộng sản Pháp năm 1934 và Jacques Doriot trở thành đồ đệ của Hitler, chúa trùm Phát-xít Ðức.
- Staline đang mở rộng các cuộc thanh trừng, khủng bố đẫm máu trong Ðảng Cộng sản Liên Xô vào những năm 1935-1936 và Staline không mấy tin tưởng và không có thiện cảm với Hồ Chí Minh mà còn khinh rẻ nữa là khác.
Trong hoàn cảnh bi đát này, nếu Hồ Chí Minh sáng suốt, bình tĩnh nhận ra số phận của người làm tay sai cho Quốc tế Cộng sản chỉ đón nhận những kết quả phũ phàng, hiểm nguy cho bản thân và dân tộc, để quyết định thay đổi lập trường và dứt khoát từ bỏ con đường làm tay sai cho Quốc tế Cộng sản và dứt khoát từ bỏ Chủ nghĩa Cộng sản, phi dân tộc, để thực tâm quay về với quốc gia dân tộc, thìđâu có xảy ra sự bất hạnh và điêu tàn trên quê hương Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua.
Trái lại, Hồ Chí Minh vẫn mù quáng chạy theo Chủ nghĩa Cộng sản, say sưa tiến bước trên con đường làm tay sai để đưa dân tộc đến chỗ bất hạnh và đất nước phải điêu tàn, lầm than, nghèo đói tột cùng như ngày hôm nay…!!! Hồ Chí Minh chấp nhận tiếp tục làm tay sai cho Chủ nghĩa Cộng sản, qua lá thư của Hồ Chí Minh, đề ngày 06-06-1938, gởi cho Quốc tế Cộng sản, như sau:
“Các Ðồng chí kính mến !
Hôm nay là kỷ niệm 7 năm tôi bị bắt ở Hồng Kông. Ngày này cũng là khởi đầu năm thứ tám tôi nằm không, không được hoạt động.Tôi viết thư này với mục đích xin các Ðồng chí thay đổi tình cảnh đau lòng này của tôi.
Xin các Ðồng chí phái tôi đi bất cứ nơi nào. Hoặc giữ tôi lại đây cũng được, nhưng hãy dùng tôi trong bất cứ việc gì các Ðồng chí thấy là có ích. Tôi chỉ yêu cầu các Ðồng chí đừng bắt tôi phải sống một thời gian quá dài mà không sinh hoạt gì cả, đừng bắt tôi sống tách rời và ở bên ngoài Ðảng” (5).
(1) (2) (3) (4) (5) Bà Sophia Quinn Judge, nhà nghiên cứu lịch sử đã tìm thấy trong hồ sơ mật của Quốc tế Cộng sản, trong Viện Marx Lénine của Ðảng Cộng sản 
Hồ Chí Minh gặp những vấn đề gay cấn trong nội bộ Ðảng Cộng sản Ðông Dương và cũng gặp rắc rối, nhiều căng thẳng đối với Quốc tế Cộng sản. Hai vấn đề này liên quan đến tương lai sự nghiệp của Hồ Chí Minh. Có thể bị đánh giá thấp ở trong Ðảng mà Quốc tế Cộng sản càng coi thường Hồ Chí Minh hơn nữa.
Ðây là một chuyện buồn làm cho Hồ Chí Minh lo lắng và buồn phiền nhiều. Trong đời Hồ Chí Minh, đây là lần thứ hai gặp thảm kịch này. Lần thứ nhất là năm 1910, khi bố Hồ Chí Minh là Nguyễn Sinh Sắc mất chức Tri huyện, bị thải hồi khỏi ngành quan lại. Hồ Chí Minh phải bỏ học, tìm đường tiến thân. Nhưng, sau này Cộng sản Việt Nam tuyên truyền là “Tìm đường cứu nước”.
Con đường làm tay sai cho Quốc tế Cộng sản trong giai đoạn nầy không mấy sáng sủa, nhưng Hồ Chí Minh đã vận dụng khả năng sẵn có để vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn, trở ngại. Qua con đường học tập, kiểm thảo, tự phê bình, cam kết trung thành với Quốc tế Cộng sản.
Vận may của Hồ Chí Minh là tình hình thế giới biến chuyển, hiểm họa chiến tranh thứ 2 đang đe dọa. Vì nhu cầu cần cán bộ hoạt động nhằm phát triển chủ nghĩa Cộng sản và bảo vệ Liên Xô. Nên Staline phái Hồ Chí Minh trở lại Á Châu hoạt động với Ðảng Cộng sản Trung Quốc.
Ðây là dịp mở đường cho Hồ Chí Minh tiếp tục làm tay sai cho Quốc
A6. Hồ Chí Minh trở lại Trung Quốc theo lệnh Staline.
Mùa thu năm 1938, Hồ Chí Minh đến Trung Quốc với một lý lịch khác và mang tên mới là Hồ Quang:
Một nghi vấn được đặt ra là tại sao Staline thực hiện cuộc thanh trừng đẫm máu đang xảy ra trong Ðảng Cộng sản Liên Xô. Hồ Chí Minh lại là người bị Staline nghi ngờ nhiều nhất, đến nỗi Hồ phải viết thư xin được tái hoạt động như đã nêu ở trên, nên đã giam lỏng Hồ Chí Minh từ khi mới ra tù và trở lại Mạc Tư Khoa.
Ðể sáng tỏ ý đồ của tên đồ tể Staline khi quyết định xử dụng lại Hồ Chí Minh. Tưởng cũng nên điểm sơ qua tình hình thế giới biến chuyển như thế nào ?
- Năm 1935, tình hình thế giới trải qua một giai đoạn đen tối, hiểm họa quân phiệt ngày càng gia tăng, nên Staline vội vàng cho triệu tập Ðại hội Ðại biểu Cộng sản Quốc tế kỳ 7 để phát động Mặt trận Thống nhất nhằm chống sự bành trướng của Phát xít, để bảo vệ thánh địa Liên Xô Xã hội Chủ nghĩa (Trong Ðại hội này, Lê Hồng Phong đã được chọn làm Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp Hành Cộng sản Quốc tế. Hồ Chí Minh bị gạt ra và còn mất luôn cả địa vị lãnh đạo Ðảng Cộng sản Ðông Dương, thậm chí không còn được coi là phần tử tin cậy).
Nhìn tình hình chung hoàn toàn bất lợi cho Liên Xô. Tại châu Âu, nước Ðức (Germany) đang dưới quyền thống trị của chính quyền Phát xít, Hitler đang xưng hùng, xưng bá ở châu Âu với chính sách độc tôn chủng tộc nhằm mũi dùi vào dân Do Thái (Jews) và chống Chủ nghĩa Cộng sản, với ý đồ làm bá chủ châu Âu. Các tổ chức Cộng sản Quốc tế ở châu Âu, nhất là Cộng sản Ðức bị Ðảng Quốc Xã (Nazi) đánh cho tan tác nên phải im hơi lặng tiếng, không dám hoạt động, kể cả hoạt động bí mật.
Các cường quốc thực dân Anh, Pháp… cũng đang lo lắng nhiều về phong trào đòi độc lập khắp các thuộc địa nổi lên nên các nước này có chủ trương hòa hoãn với Ðức quốc để hy vọng Hitler chuyển hướng bành trướng về Ðông Âu và Liên Xô.
Tại Châu Á, Nhật Bản có tham vọng thực hiện Ðại Ðông Á, giành quyền cai trị Á Châu với chiêu bài “Á Châu của người Châu Á”. Nhật xâm chiếm Mãn Châu vào tháng 9 năm 1931 và để che dấu ý đồ xâm lăng, nên đã đưa Phổ Nghi, một Ấu Vương cuối cùng của nhà Thanh về cai trị Mãn Châu và đang tích cực bành trướng với cường độ nhanh hơn, mạnh hơn để sớm thôn tính toàn vẹn lãnh thổ Trung Hoa. Liên hệ giữa Nhật và Liên Xô cũng gặp rắc rối nên đã bùng nổ những cuộc giao tranh đẫm máu.
Mặc dầu Trung Hoa đang đối diện với sự xâm lăng của Nhật Bản ngay trên lãnh thổ. Nhưng chính phủ của Tưởng Giới Thạch ở Nam Kinh vẫn chủ trương tiêu diệt Cộng sản nên đã mở nhiều đợt tấn công vào các căn cứ của Trung Cộng.
Năm 1934 – 1936, các lực lượng Trung Cộng phải bỏ những căn cứ ở vùng Bình Nguyên để rút về Diên An. Ðáng kể kể nhất là cuộc tháo chạy mà Cộng sản Trung Hoa gọi là cuộc Trường Chinh 25.000 dậm với đạo quân 100.000 người đến tận một vùng hoang vu không có bóng người tại Miền Tây Trung Quốc.
Trước tình thế Phát xít Ðức, quân phiệt Nhật đang khiêu khích về mặt quân sự, các nước Tư Bản hiếu chiến đang gấp rút tăng cường lực lượng, quân bị… đây là cơ hội cho chiến tranh phản công lại Cộng sản bằng cuộc chiến chống Liên Xô có nguy cơ bùng nổ
.Ngay bản thân Josef Staline cũng đang gặp nhiều khó khăn cực kỳ quan trọng, nhất là việc tranh chấp quyền lực với Léon Trotsky, rồi đến việc thanh trừng những tay Cộng sản quan trọng như Zinoviev, Kamanev… và nhóm tướng lãnh trong Hồng quân Liên Xô, nên lực lượng quân sự bị suy yếu.
Mặc dù Staline hết sức đặc biệt quan tâm đến Hitler và đại họa “Nazi” tại châu Âu cũng như sự thanh trừng đẫm máu trong nội bộ để củng cố thể chế độc quyền cai trị của mình Staline không thể làm ngơ, mà còn phải quan tâm đến cuộc chiến giữa Trung Hoa và Nhật Bản để nắm vững mọi biến chuyển hầu có kế hoạch cùng với Trung Hoa Cộng sản để đối phó.
Vì vậy, một trong những lý do đơn giản, có lẽ Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) được coi như một số ít chuyên viên Trung Hoa, người Á Châu mà Staline có trong tay và đã hoạt động tại Trung Hoa nên đã phái Quốc sang Diên An hoạt động cùng với Ðảng Cộng sản Trung Hoa.
Không rõ một sứ mệnh đặc biệt nào hay chỉ là một công tác bình thường thu lượm tin tức Á Châu hoặc đi vào thực tế hơn là để cho Quốc có cơ hội chuộc lại những lỗi lầm trước kia như trong thư hối cải của Hồ Chí Minh xin được tái hoạt động.
Hồ Chí Minh đến thẳng căn cứ địa của Trung Cộng ở Diên An (miền bắc tỉnh Thiểm Tây) và theo lệnh của Cộng sảnQuốc tế: Hồ Chí Minh phải theo đúng chủ trương, đường lối của Trung Cộng cho nên Ông không dám bàn đến vấn đề độc lập – dân tộc hoặc phản đối sự thống trị của thực dân Pháp.
Theo báo cáo gởi đến Cộng sản Quốc tế vào tháng 7 năm 1939, Hồ Chí Minh trình bày rõ:
“Vào thời điểm này, Ðảng không thể đề ra những yêu cầu quá cao như “Ðộc lập – Dân tộc… “ mà chỉ có thể đòi hỏi các quyền tự do dân chủ, tự do kết đoàn, tự do hội họp, tự do báo chí và ngôn luận, đòi phóng thích toàn thể các chính trị phạm, đấu tranh để đòi quyền được hoạt động hợp pháp cho Ðảng”.
Ðể làm vừa lòng Staline nên trong báo cáo gởi đến Cộng sản Quốc tế, Hồ Chí Minh hô hào:
“Ðối với phe Trotsky không thể liên minh cũng không khoan nhượng. Hãy tận dụng mọi biện pháp, mọi cách để vạch trần bộ mặt thật tôi mọi của các tên phát xít; hãy tiêu diệt sạch bọn chúng trên địa bàn chính trị” (Hồ tuyển tập 91 tr. 229)
Qua bản báo cáo của Hồ Chí Minh, ai cũng rõ Hồ Chí Minh rất trung thành với Staline và phục vụ cho quyền lợi của Liên Xô. Hồ Chí Minh đành lòng vất bỏ lập trườngtranh đấu cho Ðộc lập – Dân tộc Việt Nam.
Trong thời gian Hồ Chí Minh ở Trung Hoa thì tại nội địa Việt Nam, từ mùa thu 1939 đến mùa xuân 1940, hàng ngàn Ðảng viên Cán bộ của Ðảng Cộng sản Ðông Dương đã bị Cơ quan Mật thám của thực dân Pháp lùng bắt ráo riết.
Khoảng tháng 1 năm 1940, mật thám Pháp bắt một số Cán bộ Cộng sản có tên tuổi như Lê Duẫn, Nguyễn Văn Cừ, Vũ Thiên Tân, Võ Ðình Hiệu, nhất là Lê Hồng Phong, Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp Hành, Cộng sản Quốc tế và Hà Huy Tập, Bí thư Cục Hải ngoại Ðảng Cộng sản Ðông Dương. Kế tiếp Nguyễn Hữu Tiến, Trần Văn Kiệt, Nguyễn Thị Minh Khai (người tình đầu của Hồ Chí Minh và sau là vợ của Lê Hồng Phong) cũng bị bắt tại Hóc Môn.

Cơ sở Ðảng Cộng sản tại Miền Nam gần như mất gốc, còn tại Miền Bắc, thực dân Pháp cũng mở nhiều cuộc truy diệt Cộng sản đã diễn ra rất là ác liệt. Những cán bộ cốt cán như Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu, Nguyễn Mạnh Ðạt cùng ba anh em nhà họ Phan : Phan Ðình Khải (bí danh Lê Ðức Thọ), Phan Ðình Dinh (bí danh Ðinh Ðức Thiện), Phan Ðình Ðổng (bí danh Mai Chí Thọ) đều bị sa lưới mật thám Pháp và còn nhiều Ðảng viên Cộng sản khác đang bị truy lùng.
Tóm lại, trong giai đoạn này Ðảng Cộng sản Ðông Dương xem như bị tê liệt toàn bộ

Nhưng ngược lại đây cũng là cơ hội mới thuận lợi cho Hồ Chí Minh bước lên đài danh vọng sau này. Nhờ bàn tay của thực dân Pháp đã tiêu diệt các đối thủ của Hồ Chí Minh. Chính các thành phần Cộng sản bị thực dân Pháp giết, trước đây đã phê bình, lên án Hồ Chí Minh, khiến cho Ông bị thất sủng một thời gian khá dài. Cũng chính các thành phần trên, tiêu biểu là Lê Hồng Phong và Hà Huy Tập không muốn cho Hồ Chí Minh trở lại Ðảng Cộng sản Ðông Dương. Do đó, Staline ra chỉ thị cho Hồ Chí Minh khi trở lại Trung Hoa không được liên lạc với Ðảng Cộng sản Ðông Dương (1938), cho nên sự liên hệ duy nhất của Hồ Chí Minh và Ðảng Cộng sản nội địa là qua các bài viết với tên P.C. Lin hoặc D.C. Lin gởi cho các báo Dân Chúng và Nôtre Voix có nội dung tố cáo sự gian ác của Quân phiệt Nhật và những cảnh tượng đau thương của dân chúng Trung Quốc.
Việc Lê Hồng Phong và Hà Huy Tập sa lưới mật thám Pháp cũng có nghi vấn là có bàn tay máu của Hồ Chí Minh.
Thực dân Pháp bắt nhà ái quốc Phan Bội Châu cũng do âm mưu đen tối của Hồ Chí Minh cùng với Lâm Ðức Thụ (tên thật là Nguyễn Công Viễn), bán đứng Phan Bội Châu cho quân Pháp, tại Thượng Hải ngay Tô giới Pháp vào tháng 6 năm 1925 để nhận một tiền thưởng khá lớn của Pháp.
Không những chỉ có tiền mà còn quan trọng hơn thế nữa là sự vắng bóng của Phan Bội Châu ngôi sao sáng tại Trung Hoa, tạo cơ hội cho Hồ Chí Minh độc quyền thao túng lúc bấy giờ.

Chính Hồ Chí Minh đã tuyên bố: Bất kỳ ai đi ngược lại hoặc cản trở ý đồ của Ông ta, đều bị tiêu diệt. Vì thế, từ ngày Hồ Chí Minh xuất hiện trên chính trường đến giờ phút cuối của cuộc đời (ngày 02-09-1969), không biết bao nhiêu nhà cách mạng tranh đấu vì nền Ðộc lập Tự do cho đất nướcViệt Nam mà không cùng chí hướng, cũng như vô số dân lành vô tội đã chết một cách oan uổng dưới bàn tay máu
của Hồ, với chủ trương “Giết lầm hơn bỏ sót”.
Pháp chủ trương mạnh bạo đàn áp các Tổ chức đấu tranh chống thực dân Pháp, giành độc lập cho đất nước Việt Nam, nên khi Thế chiến thứ II bùng nổ, các Cán bộ Cộng sản tại Việt Nam đều bị quân Pháp bắt – một số bị giết, một số cho đi an trí, kể cả lưu đày ra Côn Ðảo; một số trốn thoát thì bị theo dõi lùng bắt… Giai đoạn này Ðảng Cộng sảnÐông Dương xem như rắn mất đầu.

Số cán bộ địa phương còn lại phải chạy qua Trung Hoa tìm Hồ Chí Minh để cứu vãn tình hình, hoạt động của Cộng sản tại Việt Nam. Lúc này Hồ Chí Minh có đến 3 bí danh là:
- Hồ Quang – Ông Trần – Trần Vương
Cán bộ chủ yếu của Ðảng Cộng sản Ðông Dương đang hoạt động tại Côn Minh (Trung Quốc) là Vũ Anh (tức làTrịnh Ðông Hải).Trịnh Ðông Hải thuật lại sự tìm kiếm và liên lạc với Hồ Chí Minh như sau :
“Tháng 1-1940, đồng chí Bùi Ðức Minh từ trong nước sang, cho biết là Trung ương muốn tìm ông Trần (bí danh của Hồ Chí Minh)
Lúc bấy giờ Chi bộ Ðảng của chúng tôi tại Vân Nam cùng với Chi bộ Ðảng Cộng sản Trung Cộng đã lập được quan hệ. Tôi liền sắp xếp một cuộc tiếp xúc với các đồng chí Trung Quốc. Tôi hỏi họ có biết Trần tiên sinh không ? Họ trả lời biết…
Tôi nói: Tổ chức trong nước muốn tìm ông ấy, vậy có thể viết thư mời ông ấy về đây không ?Họ nói có thể.

Tôi lại hỏi: Trần tiên sinh là người Việt Nam hay người Trung Quốc, thì các đồng chí Trung Quốc ấy bỗng cười ồ…
Tôi bèn không hỏi gì nữa…
Thư gởi đi không lâu, một hôm vào cuối tháng 2, một người tuổi trung niên, mặc Âu phục, cổ đeo cà vạt, đến Công ty Vĩnh An, hỏi bằng tiếng Trung Quốc:Ở đây có vị nào tên Trịnh Ðông Hải không ?
Tôi lên tiếng và chạy ra gặp người ấy. Ông ta lại dùng tiếng Việt nói nhỏ với tôi:Tôi là Trần. Chúng ta hãy ra công viên nói chuyện…

Tới công viên, tôi mới chợt để ý rằng, ông Trần đi rất nhanh và có đôi mắt sáng rực. Tôi đoán đây phải là một cán bộ trọng yếu, nhưng vẫn không thể tưởng tượng nổi, đó chính là đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Lúc đó tôi chỉ biết, đây là người mà Trung ương đã phái cán bộ đi tìm… Hơn nữa, lại đã được Ðảng anh em giúp đỡ, tìm kiếm, thì nhất định phải là một người hoàn toàn đáng tin tưởng”.
(Hồ thơ, trang 140-141 (Vũ Anh thuật lại)
Như vậy, Hồ Chí Minh bắt liên lạc được với Trung ương Ðảng Cộng sản Ðông Dương và kể từ nay Ông trực tiếp làmviệc với Ban Hải ngoại Ðảng Cộng sản Ðông Dương.
A7. Hồ Chí Minh xây dựng cơ sở Việt Cộng và âm mưu phá hoại cơ sở Quốc Gia chống Pháp.
Hồ Chí Minh ra sức tìm gọi các Cán bộ Cộng sản lưu lạc đó đây từ trước đến nay nên quay về Thủ phủ Vân Nam để tái tổ chức Ban Hải ngoại Ðảng Cộng sản Ðông Dương (Ban Hải ngoại trong lúc này hoàn toàn mới, không còn liên lạc với Cục Hải ngoại do Hà Huy Tập làm Bí thư).
Giai đoạn khẩn trương kể từ khi Thế chiến thứ II bùng nổ, Hồ Chí Minh đã hoạt động theo đường lối của Trung Cộng và Cộng sản Quốc tế. Hồ Chí Minh đã bố trí cán bộ xâm nhập vào các Tổ chức đấu tranh chống Pháp ngay tại Trung Hoa. Ông đã áp dụng chủ trương của Trung Cộng là liên hiệp để chống Nhật, nhưng thực sự lợi dụng danh từ chống Nhât để xây dựng cơ sở, lực lượng đó để chống chính phủ Quốc Dân Ðảng của Tưởng Giới Thạch, nên Hồ Chí Minh cũng ứng dụng chính sách chống thực dân Pháp và quân phiệt Nhật hầu xây dựng, củng cố lực lượng của Cộng sản để bành trướng Chủ nghĩa Cộng sản và cướp chính quyền, chứ thật tâm của Hồ Chí Minh không đặt vấn đề chống Pháp và chống Nhật để giành độc lập cho đất nước Việt Nam.
Ðể thống nhất đường lối, chủ trương giữa Trung Hoa Cộng sản và Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh đã phái Trần Văn Hinh, đại điện Cộng sản Ðông Dương đến Diên An (năm 1940), để ký một mật ước với Trung Cộng, gồm có những điểm chính sau đây :

1. Thành lập chiến tuyến thống nhất chống Nhật của nhân dân hai nước Trung – Việt.
2. Khuyếch trương các Tổ chức võ trang của Cộng sản Việt Nam và triển khai hoạt động du kích chiến.
3. Cộng sản Việt Nam liên hiệp với các đảng phái để thành lập Mặt Trận Dân Tộc Thống Nhất Ðộc Lập
4. Cộng sản Việt Nam lấy khẩu hiệu “chống Pháp” và “chống Phong Kiến” làm chủ điểm đấu tranh.
5. Ðại diện Cộng sản Trung Quốc tại Cục Tình báo Á Châu của Ðệ Tam Quốc Tế Cộng sản lãnh đạo mọi công tác của Cộng sản Việt Nam.
6. Cộng sản Việt Nam yểm trợ các nhân viên Cộng sản Trung Quốc trong thời gian hoạt động tại Việt Nam.
7. Cộng sản Việt Nam phái Cán bộ đến Kháng đài của Trung Cộng ở Diên An để thụ huấn.
8. Cộng sản Trung Quốc trợ cấp cho Cộng sản Việt Nam mỗi tháng là 50.000 quan Pháp để dùng vào các chi phí trong khi công tác tại Trung Quốc.
(Tổ Trung 6 Tuần báo Phổ Tĩnh số 41 – Ðài Bắc 9/12 năm Dân Quốc 42)

Hồ Chí Minh và các Cán bộ Cộng sản thực hiện:
Tại Trung Hoa, họ lợi dụng mối quan hệ với phe thân Trung Quốc để được yểm trợ và xây dựng cơ sở…
Tại Việt Nam, họ lợi dụng thế lực của phe thân Nhật để thực hiện báo động võ trang – Gọi là “Chiến thuật Thống nhất” theo mật ước với Trung Cộng. Phương thức này cũng phù hợp với quy định của Cộng sản Quốc Tế. Về “nhiệm vụ cá biệt của các thành viên Cộng sản Quốc tế đối với cuộc vận động chống Phát-xít” được quy định:
“Các đảng viên Cộng sản phải gia nhập vào tổ chức Phát xít cố nắm giữ quyền hành hợp pháp tại quốc gia của mình; phải lợi dụng lúc đang ở trong lòng nó để tiến hành công tác”. Do đó, bất luận là Tổ chức, Phe phái nào, miễn là phù hợp với nhu yếu của họ, là họ đều gia nhập, lợi dụng để tiến hành các công tác riêng của họ (Chủ trương này, Cộng sản Việt Nam thường áp dụng, gọi tắt là “nằm vùng” nhằm mục đích lợi dụng và phá hoại cho mãi đến sau này)

Tại Miền Nam sau năm 1954, Việt Cộng đã cho Cán bộ xâm nhập vào Miền Nam, những tên như:
- Vũ Ngọc Nhạ – Huỳnh Văn Trọng
- Phạm Ngọc Thảo – Phạm Xuân Ẩn…

Các Tổ chức ở Miền Nam, kể cả tôn giáo, Việt Cộng đều có đặt người “nằm vùng”. Ðây là công tác rất có hiệu quả đối với Việt Cộng và ngược lại rất nguy hại đối với phe Quốc Gia chống Cộng từ trước đến nay.
Ðược sự hỗ trợ của Ðảng Cộng sản Trung Quốc (Trung Cộng), Hồ Chí Minh đóng vai trò Thiếu tá với tên Hồ Quang trong lực lượng võ trang của Trung Cộng, nay đổi tên và tái tổ chức thành “Ðệ Bát Lộ Quân và Tân Tứ Quân”. Lợi dụng danh nghĩa hoạt động trên đất Trung Hoa, Hồ Chí Minh cũng tái tổ chức, tập hợp các phần tử Việt Cộng hiện đang hoạt động tại Trung Hoa và sau đó có một số Việt Cộng từ trong nước bị Pháp săn đuổi chạy qua Trung Hoa tập hợp lại. Thi hành theo kế sách của Quốc tế Cộng sản, xâm nhập vào các Tổ chức chống thực dân Pháp, nhưng không chấp nhận Chủ nghĩa Cộng sản.
Vì mục đích chống Pháp giành độc lập, các nhà Cách mạng Việt Nam thiếu cảnh giác và với chủ trương bất kỳ ai, bất kỳ Tổ chức nào chống Pháp đều là bạn, sẵn sàng hợp tác.
Chính vì quan niệm rộng rải như vậy nên Hồ Chí Minh đã lợi dụng kẽ hở đó, tung cán bộ Cộng sản vào các Tổ chức nhằm phá hoại, gây hiểu lầm, chia rẽ… thậm chí đi đến chống đối lẫn nhau vì một vài bất đồng ý kiến. Cộng sản liền lợi dụng sự bất hòa, lôi kéo một số cán bộ nhẹ dạ, dễ tin gia nhập vào đường lối của Cộng sản. Một số khác ý thức được hiểm họa của Cộng sản nên chống đối thì bị cán bộ Cộng sản vu cáo, dựng chuyện, bôi xấu đủ điều. Từ từ các Tổ chức đi đến tan rã mà còn thù oán nhau…

Một sự việc đã xẩy ra ở tỉnh Vân Nam: Tỉnh Vân Nam (còn gọi là tỉnh Ðiền), giáp ranh giới Việt Bắc, có đường xe lửa chạy từ Côn Minh qua Hà Nội, xuống đến Hải Phòng do người Pháp làm với mục đích kinh doanh ngành vận tải. Trong nội địa tỉnh Vân Nam, các trạm dọc theo con đường từ Hà Khẩu đến Côn Minh có rất nhiều công dân người Việt và cũng là nơi tập trung kiều dân Việt Nam. Trên con đường nối liền các thành phố lớn như Côn Minh, Nghi Lương, Khai Viễn, Mông Tự, Chỉ Thôn, v.v… Từ năm 1938 về trước đã có những Tổ chức, những Chi bộ của cả Việt Cộng lẫn Việt Nam Quốc Dân Ðảng và họ đã xung đột với nhau liên miên. Trong thời kỳ còn theo đuổi “Mặt trận Dân chủ”, các đảng viên Việt Cộng, một mặt ngụy trang làm cán bộ của Việt Nam Quốc Dân Ðảng để núp bóng, một mặt lại âm thầm móc nối để bán đứng các đảng viên Việt Nam Quốc Dân Ðảng cho thực dân Pháp tại Côn Minh. (HCMTTQ. TVK tr. 155)
Tất cả các Tổ chức chống Pháp và các nhà Cách mạng có thành tích, uy tín, lần lần bị mai một ? Chỉ còn lại các Tổ chức trá hình do Việt cộng khuynh loát, rồi biến thành Tổ chức của Việt Cộng, ngay cả Tổ chức gọi là “Việt Minh”,Việt Cộng dùng để cướp chính quyền vào năm 1945 (19-08 và 02-09-1945

Ðể chứng minh âm mưu thâm độc của Hồ Chí Minh, chúng tôi xin trích đăng một số đoạn trong sách “Giọt nước trong biển cả” – hồi ký cách mạng của Hoàng Văn Hoan.
(GNTBC – HKCM – HVH)

Hoàng Văn Hoan là ai ?
Hoàng Văn Hoan, bí danh Lý Quang Hoa, sinh năm 1905 tại làng Quỳnh Ðôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Năm 1924 tham gia (Cộng sản) cách mạng. Năm 1926 đi Quảng Châu dự lớp huấn luyện chính trị do Hồ Chí Minh chủ trì.

Hoàng Văn Hoan tiếp tục hoạt động và được vào Trung ương Ðảng, rồi vào Bộ Chính trị và được giữ các chức vụ trọng yếu qua thời gian như sau:
- Năm 1950 : Ðại sứ Việt Cộng tại Trung Cộng.
- Năm 1951 : Ðược bầu làm Ủy viênTrung Ương đảng.
- Năm 1956 : Ðược bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị.
- Năm 1960 : Phó Chủ tịch Quốc Hội.
- Năm 1976 : Bị loại ra khỏi Bộ Chính trị.
- Năm 1979 : Trốn sang Trung Quốc, vì chống đối với Lê Duẫn, Tổng bí thư Ðảng CSVN.
- Năm 1990 : Ông qua đời tại Bắc Kinh
“Năm 1930, sau cuộc khởi nghĩa ở Yên Bái, Vũ HồngKhanh từ trong nước chạy ra nhập bọn với Nguyễn Thế Nghiệp…Chúng đã tổ chức Việt Nam Quốc Dân Ðảng dựa vào một số lưu manh làm cốt cán để uy hiếp và lừa dối quần chúng…Trụ sở Việt Nam Quốc Dân Ðảng được thiết lập ởnhiều nơi trong tỉnh Vân Nam… (GNTBC – HKCM – HVH. tr 124)

- Năm 1935, các anh Vũ Anh, Ðông A, Ðỗ Ðăng Trình được phái từ Nam Kinh về xây dựng cơ sở Ðảng và tổ chức Chi Bộ lấy tên là Chi Bộ Vân Quí…
- Với sách lược đứng đắn, các đồng chí Chi Bộ Vân Quí vẫn hoạt động với danh nghĩa Quốc Dân Ðảng đồng thời tìm cách đưa đồng chí Vũ Anh cùng vào Ðảng, hình thành một nhóm cánh tả để đấu tranh trực diện với Vũ Hồng Khanh.


Qua một thời gian tuyên truyền, vận động, nhóm cánh tả đã chiếm ưu thế tuyệt đối…Hội Lao Công Thân Ái cho Công Nhân và Hội Thiếu Niên Dục Tài cho thanh thiếu niên được thành lập trước kia,nay hoàn toàn đã thuộc về đồng chí Ðông A lãnh đạo…
(GNTBC – HKCM – HVH. tr 125, 126).

Ngày 20-06-1940, Pháp mất Paris, đây là một bước rẽ lịch sử rất quan trọng và là cơ hội cho người Việt Nam đánh đuổi quân Pháp giành độc lập.
Các Tổ chức của người Việt không Cộng sản ráo riết hoạt động trên đất Trung Hoa như Trương Bội Công, Hồ Học Lãm, Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Thế Nghiệp, Nghiêm Kế Tố… được Quốc Dân Ðảng Trung Hoa giúp đỡ mọi phương tiện, đang liên lạc khắp nơi để kết nạp những người Việt Nam cùng chí hướng, mụcđích đánh Pháp giành độc lập tự do cho dân cho nước.
Một sai lầm lớn là vì quá nhiệt tình với đất nước trong công cuộc chống thực dân Pháp giành độc lập. Người Việt Quốc Gia đã không cảnh giác đề phòng Cộng sản nên đã bị Cộng sản lợi dụng và khuynh đảo.
A8. Hồ Chí Minh lợi dụng Việt Nam Ðộc Lập Ðồng Minh Hội và ông Hồ Học Lãm.
Hồ Chí Minh thấy tình hình biến chuyển, Hồ Chí Minh liền tập họp cán bộ Cộng sản có mặt tại Trung Hoa, như Phùng Chí Kiên, Trịnh Ðông Hải (Vũ Anh), Hoàng Văn Hoan (Lý Quang Hoa), Bùi Minh Ðức, Cao Hồng Lĩnh, Phạm Văn Ðồng (Lâm Bá Kiệt), Võ Nguyên Giáp (Dương Hoài Nam)… được Quốc tế Cộng sản qua Ðảng Cộng sản Trung Hoa yểm trợ. Nhưng không thể mang danh xưng Ðảng Cộng sản được, nên vấn đề khó khăn đầu tiên là phải lấy một danh nghĩa nào hợp lý để hoạt động
.Hoàng Văn Hoan kể lại như sau : “Bác chủ trương lấy danh nghĩa Việt Nam Ðộc Lập Ðồng Minh Hội và mời ông Hồ Học Lãm đứng ra chủ trì để chúng ta dựa vào đó mà hoạt động. Chủ trương của Bác xuất phát từ chỗ Việt Minh là một tổ chức mà trước kia đã cùng với ông Hồ Học Lãm lập ra và đăng ký ở Nam Kinh.

Xuất phát từ chỗ ông Hồ Học Lãm không phải là Cộng sản mà lại thật lòng ủng hộ chúng ta, nếu Ông đứng ra đảm nhận, thì sự hoạt động của chúng ta sẽ được nhiều điều thuận lợi (GNTBC – HKCM – HVH. tr 133).
Vì tinh thần ái quốc, ông Hồ Học Lãm đâu có ngờ Hồ Chí Minh lợi dụng tên tuổi Ông để mưu đồ làm tay sai cho Quốc tế Cộng sản để rồi gây điêu tàn cho đất nước và bất hạnh cho dân tộc Việt Nam mãi đến ngày nay chưa chấm dứt.
Hồ Học Lãm, người Thanh Hóa, tốt nghiệp khóa 2 Trường Sĩ Quan Bảo Ðịnh, thuộc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, bạn cùng khóa với Ông là Trương Bộ Công, quê Hà Ðông. Hồ Học Lãm là một cán bộ trọng yếu của Việt Nam Quang Phục Hội và Việt Nam Ðộc Lập Ðảng, và cũng làmột trong những người lãnh đạo đầu tiên của Việt Nam Ðộc Lập Ðồng Minh Hội.

Trong quân đội Trung Quốc, Ông là Thượng tá, Trưởng Phòng Nhì của Quân ủy Quế Lâm do Lý Tế Thâm đảm nhiệm chỉ huy công tác tình báo cho Trung Quốc. Hồ Học Lãm tuy làm việc cho Trung Quốc Quốc Dân Ðảng nhưng rất quan tâm giúp đỡ các nhà cách mạng, bất luận là người của Ðảng Cộng sản, Quốc Dân Ðảng hay bất kỳ Tổ chức nào có mục đích chống Pháp là đều được Ông giúp đỡ tận tình. Chính vì lẽ đó, Ông đã bị Hồ Chí Minh lợi dụng về mọi phương diện.
Hoàng Văn Hoan kể tiếp rõ hơn về những xảo trá của Hồ Chí Minh:
“Ông Hồ Học Lãm nhận chức Chủ nhiệm Việt Minh và giới thiệu chúng tôi đi gặp Lâm Uất, bạn học của Ông hiện đang làm Hiệu trưởng Phân hiệu Quân sự Trung ương (Quốc Dân Ðảng) tại Quế Lâm, đồng thời là Phó Chủ nhiệm Hành dinh khu Tây Nam của Tưởng Giới Thạch, mà Lý Tế Thâm là Chủ nhiệm Quân sự giới thiệu Lâm Uất cho chúng tôi đi gặp Lý Tế Thâm
.Hôm gặp Lý Tế Thâm, chúng tôi đi cả sáu người: Lâm Bá Kiệt (Phạm Văn Ðồng), Dương Hoài Nam (Võ Nguyễn Giáp), Trịnh Ðông Hải (Vũ Anh), Phùng Chí Kiên, Cao Hồng Lĩnh và tôi lấy tên là Lý Quang Hoa. Theo kế hoạch của Bác (Hồ Chí Minh), chúng tôi chuẩn bị sẵn một bản lý lịch tóm tắt của Việt Minh viết bằng chữ Trung Quốc đưa cho Ông, và giới thiệu rằng ở Trung Quốc chúng tôi đã có “Biên sự xứ Việt Minh ở hải ngoại”do ông Hồ Học Lãm làm Chủ nhiệm, Lâm Bá Kiệt là Phó Chủ nhiệm. Lúc đó chúng tôi có nói thêm mấy điểm đại ý như sau:
Ở Việt Nam hiện có hai Tổ chức chính trị lớn là Ðảng Cộng sản và Việt Minh. Lực lượng của Ðảng Cộng sản chủ yếu là công nhân và có sự giúp đỡ của quốc tế là Ðệ Tam Quốc Tế. Còn lực lượng Việt Minh thì chủ yếu là các tầng lớp nông dân. Chúng tôi vẫn liên hiệp với Ðảng Cộng sản vì họ là một lực lượng chống Nhật khá mạnh. Nhưng chúng tôi cũng rất cần có sự viện trợ quốc tế, rất mong Chủ nhiệm hết sức giúp đỡ chúng tôi.
Lý Tế Thâm trả lời khá ôn tồn, đại ý như sau: Theo di chúc Tôn Tổng Lý, chúng tôi phải giúp đỡ các dân tộc nhỏ yếu, nhưng trong phạm vi tôi có thể làm được thì rất nhỏ, nếu muốn có sự giúp đỡ lớn hơn thì phải do Trung Ương Ðảng chúng tôi quyết định. Cuối cùng, Ông ta không quên nhắc chúng tôi: Các anh hợp tác với Ðảng Cộng sản, cần chú ý, đừng để cho họ nắm quyền lãnh đạo.
Qua cuộc nói chuyện với Lý Tế Thâm như vậy, cái danh nghĩa Việt Minh thực tế đã được thừa nhận và cái danh nghĩa Biên sự Việt Minh cũng mặc nhiên thành ra hợp pháp… (GNTBC – HKCM – HVH. tr. 134-135 ).

Hồ Chí Minh ở Trung Quốc qua nhiều giai đoạn:
- Năm 1924 từ Mạc Tư Khoa đến Quảng Châu.
- Tháng 4 năm 1927, Hồ Chí Minh rời Quảng Châu để đi Vũ Hán.
- Tháng 7 năm 1927, Hồ Chí Minh trở về lại Liên Xô nhận chỉ thị của Cộng sản Quốc tế rồi trở lại Trung Hoa.
- Năm 1931, bị bắt tại Hương Cảng – Một năm sau được tha và sau đó trở về Liên Xô.
- Năm 1938, theo lệnh Staline, Hồ Chí Minh trở lại Trung Hoa.
- Hồ Chí Minh làm việc cho Trung Cộng, học tập những kinh nghiệm của Trung Cộng… Ông đã thấy rõ một cách sâu sắc cái ý đồ “Chống Nhật cứu nước” của Trung Cộng, không phải đánh Nhật để cứu nước mà mục đích chính nhằm làm tiêu mòn dần dần lực lượng của Chính phủ Quốc Dân Ðảng, để lực lượng Trung Cộng lớn mạnh lên qua đường lối Mặt Trận Dân Tộc của Trung Cộng là: “Ðối với Quốc Dân Ðảng thì đoàn kết bên ngoài, nhưng bên trong tìm mọi cách lôi kéo những phần tử thiên tả của Quốc Dân Ðảng về phía mình…” Một mặt đoàn kết, một mặt thì đấu tranh, đặc biệt đề cao cảnh giác đối với các phần tử hữu khuynh của Quốc Dân Ðảng.
Ðiều này, về sau Hồ Chí Minh triệt để khai thác để lợi dụng Mặt Trận Việt Minh hầu phân hóa và tiêu diệt thế lực các Ðảng phái Quốc gia tại Việt Nam để cho lực lượng của Hồ ChíMinh phát triển lớn mạnh hơn và cướp được chính quyền. Vì quá nhiệt tình với đất nước trong công cuộc chống thực dân Pháp, giành độc lập, người Việt quốc gia đã không đề khuynh đảo… Do đó, người Việt quốc gia đã đi từ thất bại này đến thất bại khác. Cuối cùng là Cộng sản chiếm cả hai miền Nam, Bắc, DẪN ÐẾN ÐẤT NƯỚC VIỆT NAM ÐIÊU TÀN, ÐỔ NÁT VÀ DÂN TỘC VIỆT NAM CHỊU NHIỀUBẤT HẠNH, khởi đầu từ 19-08-1945.
Câu chuyện sau đây cũng do Hoàng Văn Hoan kể lại. Rõ ràng là người Việt Quốc gia đã bị Cộng sản lừa dối mà không biết, nên đã giúp cho Cộng sản thành công:
“Thiếu tướng Dương Kế Vinh, một tên trùm đặc vụ thân tín của Tưởng Giới Thạch… thì rất láo xược, mỗi lần gặp chúng tôi, ông đều tỏ vẻ xoi bói và thường nói chuyện theo kiểu “huấn thị”. Thậm chí có lần ông ta cứ nằm trên cái ghế xếp mà nói chuyện… Ông ấy luôn luôn mượn câu chuyện đả kích Cộng sản để thăm dò thái độ chúng tôi
Một hôm Dương Kế Vinh đến thăm ông Hồ Học Lãm ở bệnh viện, ông ta nói thẳng ra rằng chúng tôi là Cộng sản. Ông Hồ Học Lãm đã đập lại một vố khá mạnh, ông nói: “Ðối với cách mạng Việt Nam, các ông chưa giúp được gì, nhưng về phần riêng như cá nhân ông chẳng hạn, thì đã nhờ cách mạng Việt Nam mà phát tài hàng triệu. Ông muốn đám thanh niên chúng tôi làm tình báo cho ông thì không được đâu, họ là những người cách mạng. Vì Ông lôi kéo không được, nên Ông đã vu cáo cho họ là Cộng sản chứ gì? Nếu Ông nói họ là Cộng sản thì Ông hãy tìm cho được chứng cớ, tôi sẽ lấy cái đầu của tôi đảm bảo cho họ.

Sau đó, Dương Kế Vinh không gặp Ông Hồ Học Lãm nữa và nói Ông ấy cậy nhiều tuổi, nói ác cả mình đi, mình nói lại không tiện.
Luôn đây xin nói sơ qua về việc Nguyễn Hải Thần lúc mới đến Quế Lâm đã muốn chia rẽ ông Hồ Học Lãm với chúng tôi. Ông Hồ Học Lãm cũng đã cho một bài học đích đáng, Ông nói: Anh (chỉ Nguyễn Hải Thần) với tôi qua Trung Quốc đã hơn bốn mươi năm mà chưa làm được một việc gì cho dân tộc. Nay chúng ta đã già rồi, phải để cho anh em thanh niên họ làm, chính họ mới là những người có năng lực làm nên sự nghiệp. Hiện nay Trung Quốc muốn đưa chúng ta ra, chẳng qua là để cho họ lợi dụng mà thôi, chứ thực ra thì chúng ta cũng không thể làm được gì nếu không có lực lượng của anh em trong nước. Tôi khuyên anh cứ làm việc tử tế, đừng nên kèn cựa với anh em. (GNTBC -HKCM- HVH. tr. 136-137)
(Lời người viết: Dương Kế Vinh – Nguyễn Hải Thần biết số người mà Hồ Học Lãm đang cộng tác là những người Cộng sản do Hồ Chí Minh chỉ đạo. Họ chỉ lợi dụng Hồ Học Lãm chứ họ không thực tâm. Nhưng Hồ Học Lãm lại không rõ âm mưu của Hồ Chí Minh gài cán bộ vào để làm lũng đoạn các Tổ chức Quốc gia chân chính không chấp nhận Cộng sản – đây là một sự thất bại nặng nề của người Việt Quốc Gia đang hoạt động tại Trung Quốc và kéo dài mãi về sau này).
Trong thời gian hoạt động ở Quế Lâm, nhờ có sự chỉ đạo trực tiếp của Bác (Hồ Chí Minh), có tiếng nói và thái độ đứng đắn của ông Hồ Học Lãm, có sự ủng hộ tích cựccủa những người tiến bộ Trung Quốc, chúng ta đã được sự giúp đỡ nhất định của Lý Tế Thâm và đã có một địa vị hợp pháp rõ rệt. (GNTBC – HKCM – HVH. tr. 137)

Hoạt động ở Tịnh Tây, Hoàng Văn Hoan viết:
“Ở Tịnh Tây ít hôm, anh Lộc đưa tôi về Pác Pó gặp Bác để báo cáo công tác, rồi lại trở ra Tịnh Tây cùng các anh Phạm Văn Ðồng, Võ Nguyên Giáp hoạt động công khai… Tôi được chỉ định làm Bí thư Ðảng, chịu trách nhiệm báo cáo và liên lạc với Trung ương Ðảng trong nước.
… Trương Bội Công vội vã chạy đến Tịnh Tây, mở một tiệc trà chiêu đãi và tuyên bố việc thành lập cái gọi là “Ủy viên hội” (Việt Nam Dân tộc Giải phóng Ủy viên hội) ấy và giới thiệu những người phụ trách các “Ủy viên hội”, trong đó có Trương Bội Công, Nguyễn Hải Thần và hai người Hoakiều. Chiêu đãi và tuyên bố xong, Trương Bội Công liền phái Nguyễn Hải Thần đi Quế Lâm để vận động (Quốc Dân Ðảng Trung Hoa) xin viện trợ thì vừa lúc đó các anh Võ Nguyên Giáp, Vũ Anh, Cao Hồng Lĩnh (Cán bộ Cộng sản) cũng đến Tịnh Tây, các anh bàn với nhau cử anh Võ Nguyên Giáp cùng đi với Nguyễn Hải Thần để lái ông ta chuyển ra thành người Việt Minh; vì năm 1936, khi thành lập Việt Minh ở Nam Kinh, Nguyễn Hải Thần từ Quảng Ðông lên, có tham gia mọi việc hoạt động rất tích cực. Còn hai anh Vũ Anh và Cao Hồng Lĩnh vẫn ở lại Tịnh Tây để thực hiện chỉ thị của Bác (Hồ Chí Minh):

Tìm cách giữ lấy số hơn bốn mươi anh em từ trong nước ra, phân hóa đám người của Trương Bội Công (Người Việt Quốc Gia), vận động Trương Bội Công đánh điện lên Quế Lâm mời đại biểu Biện sự xứ Việt Minh (Việt Cộng trá hình) về Tịnh Tây để bàn bạc công việc.
Mọi kế hoạch bố trí của ta (Cộng sản) đều đạt kết quả: Anh Võ Nguyên Giáp đưa Nguyễn Hải Thần đi Quế Lâm và kéo ông ta thực sự về với Việt Minh. Hơn bốn mươi anh em trong nước ra, ta cũng hoàn toàn nắm giữ được. Trương Bội Công cũng thật lòng muốn đánh điện lên Quế Lâm mời Việt Minh.
Thực ra, việc chúng ta kéo cả một đoàn người công khai từ Quế Lâm về Tịnh Tây là kết quả hoạt động dưới sự chỉ đạo tỉ mỉ và khôn khéo của Bác (Hồ Chí Minh). (GNTBC -HKCM – HVH. tr 149-151) -Những chữ trong (…) là lời giải thích của người viết.
Suốt cả thời gian Hồ Chí Minh xuất hiện ở Trung Hoa, qua các giai đoạn từ năm 1924 đến ngày về Việt Nam cướp chính quyền. Hồ Chí Minh luôn luôn giữ kín tông tích “Tay sai của Quốc tế Cộng sản” ngụy trang dưới danh xưng là Người Việt thiết tha với cuộc đấu tranh chống thực dânPháp, giành độc lập cho nước nhà. Nhờ đó Hồ Chí Minh đã lợi dụng danh nghĩa của các Tổ chức, Ðoàn thể Quốc gia với âm mưu xâm nhập, lũng đoạn, gây chia rẽ… rồi lôi kéo các phần tử quốc gia trở thành vây cánh, tiếp tay cho Cộng sản và biến họ thành Cán bộ Việt Cộng.
Hồ Chí Minh lấy khẩu hiệu của Trung Cộng: “Chiếm lĩnh cơ quan làm phe tả của họ” hoặc “Lấy Tổ chức của địch biến thành Tổ chức của ta”.
Ðể chứng minh hành động của Hồ Chí Minh đã áp dụng chiến thuật “Lấy Tổ chức của địch biến thành Tổ chức của ta” với các Tổ chức của Người Việt Quốc Gia sau đây:

1. Việt Nam Ðộc Lập Ðồng Minh Hội.
Việt Nam Ðộc Lập Ðồng Minh Hội, gồm các đảng phái, không chấp nhận Chủ Nghĩa Cộng Sản.
- Việt Nam Quốc Dân Ðảng.
- Tân Việt Cách Mạng Ðảng.
- Việt Nam Ðộc Lập Ðảng.
Liên hiệp với nhau, thành lập một Tổ chức hợp nhất lấy tên là “Việt Nam Ðộc Lập Ðồng Minh Hội”, từ tháng 7 năm 1935 tại Nam Kinh đến khi Cán bộ Cộng sản xuất hiện tại Trung Quốc vào khoảng tháng 10 năm 1940, theo lời Hoàng Văn Hoan thuật lại, như sau :
“Chúng tôi thường bí mật gặp Bác ở Biện sự xứ Bát Lộ quân để báo cáo và xin chỉ thị về cách thức hoạt động. Vấn đề đầu tiên là lấy danh nghĩa gì để hoạt động ? Bác chủ trương lấy danh nghĩa “Việt Nam Ðộc Lập Ðồng Minh Hội” và mời ông Hồ Học Lãm đứng ra chủ trì để chúng ta dựa vào đó mà hoạt động. Chủ trương đó xuất phát từ chỗ Việt Minh là một Tổ chức mà trước kia đã cùng với ông Hồ Học Lãm lập ra và đăng ký ở Nam Kinh. Xuất phát từ chỗ ông Hồ Học Lãm không phải là Cộng sản mà lại thật lòng ủng hộ chúng ta,nếu Ông đứng ra nhận trách nhiệm, thì sự hoạt động của chúng ta sẽ được nhiều điều thuận lợi. Mọi người rất đồng tình với ý kiến này, ông Hồ Học Lãm nhận đứng tên làm Chủ nhiệm Việt Nam Ðộc Lập Ðồng Minh Hội. (GNTBC. HVH. tr. 133)
Hồ Chí Minh dùng danh xưng Việt Nam Ðộc Lập Ðồng Minh Hội và dùng ông Hồ Học Lãm nhằm mục đích đánh lộn con đen để chiêu dụ các Tổ chức quần chúng của Hội này, nhằm che dấu bộ mặt thật của Việt Cộng mới có thể hoạt động công khai tại Trung Hoa, nhất là xin cầu viện từ chính phủ Quốc Dân Ðảng Trung Hoa.
Qua một thời gian, cán bộ Việt Cộng chiếm lĩnh tất cả quyền hành, Hồ Học Lãm không còn giữ chức Chủ nhiệm mà là Hoàng Quốc Tuấn, một tên giả của Hồ Chí Minh. Các Cán bộ, Hội viên không còn là đại biểu của các Ðảng phái Quốc gia, mà chủ yếu chỉ còn toàn là Cán bộ Việt Cộng.
Sau đó, Việt Nam Ðộc Lập Ðồng Minh Hội cải tổ thành một Tổ chức gọi là “Mặt Trận Việt Minh”, và để hợp thức hóa hoạt động trong nước, nên tại Hội nghị khoáng đại kỳ 8 của Trung ương Ðảng Cộng sản được cử hành từ ngày10 đến ngày 19-05-1941 tại Bắc Pó đã ra nghị quyết gọi làthành lập “Mặt trận Việt Minh”. Cuộc hội nghị này do Hồ Chí Minh chủ tọa với tư cách là đại diện của Cộng sản Quốc tế.
Trong Hội nghị có Trường Chinh (Ðặng Xuân Khu) tham dự và Ông đã trình bày:
“Phải lợi dụng thời cơ đang lúc chiến tranh, đoàn kếtrộng rãi nhân dân Việt Nam, thành một Tổ chức lấy tên là: “Việt Nam Ðộc Lập Ðồng Minh” (tức Mặt Trận Việt Minh), tổ chức thành Ðội Du kích và lập Căn cứ Du kích, thiết thực chuẩn bị khởi nghĩa bằng vũ trang, đánh đuổi Phát-xít Nhật, Pháp, đoạt lấy chính quyền, kiến lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Kết cuộc, Hồ Chí Minh đã cướp lấy Tổ chức “Việt Nam Ðộc Lập Ðồng Minh” của các Tổ chức, Ðảng phái Quốc gia thành một Tổ chức của Cộng sản và lợi dụng Tổ chức này để cướp chính quyền năm 1945. Mãi sau đó mới đổi tên là “Mặt Trận Liên Việt”, rồi đến nay biến thành “Mặt Trận Tổ Quốc”.
Nhưng thực tế trong chế độ Cộng sản, những Tổ chức này là bình phong cho Cộng sản ẩn núp và cũng để Hồ Chí Minh dễ bề giật dây, lộng hành mà không phải chịu trách nhiệm.
Do đó, người dân thường hay chế giễu:
- Mặt Trận Việt Minh viết tắt VM, đọc tắt nhanh thành VẸM. Thành ngữ Việt Nam: Nói như vẹt, được đổi lại: nói như VẸM, để chỉ Cán bộ Việt Minh học thuộc lòng, rồi nói thao thao những lời giả dối chứa đựng những thủ đoạn gian manh, lừa bịp… nên mới có câu:
“Ðừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì Cộng sản làm”.


2. Việt Nam Giải Phóng Ðồng Minh Hội.
Việt Nam Giải Phóng Ðồng Minh Hội là tên gọi tắtcủa Việt Nam Dân Tộc Giải Phóng Ðồng Minh Hội, cũng là hậu thân của Việt Nam Dân Tộc Giải Phóng Ủy Viên Hội.
Tình hình tại Việt Nam biến đổi, thực dân Pháp và quân phiệt Nhật đã thỏa hiệp với nhau nên phe thân Nhật chống Pháp có chiều hướng suy yếu. Quân Nhật không còn chi viện cho Phục Quốc Quân, do đó thực dân Pháp có cơ hội ra sức đàn áp, khủng bố, bắn giết nhau và những người Việt chống Pháp đều trốn chạy sang Trung Quốc. Nhờ đó mà thế lực của phe thân Trung Hoa có cơ hội phát triển.

Hồ Chí Minh liền nắm cơ hội chuyển sang phe thân Trung Hoa của Trương Bội Công và nêu mục tiêu “Kháng Nhật, chống Pháp”, nhân đó mà Việt Nam Giải Phóng Ðồng Minh Hội được thành lập ngày 14 tháng 04 năm 1941.
Trương Bội Công nhận được chi viện của Tướng Trương Phát Khuê (Tư lệnh Chiến khu 4, Trung Quốc), Ông liền điều động Ðội Công tác Biên khu Trung Việt (Trung Quốc và Việt Nam) từ Liễu Châu đến Tĩnh Tây thuộc tỉnh Quảng Tây sát biên giới Bắc Việt để chiêu nạp các thanh niên chống Pháp vừa từ Việt Nam trốn sang Trung Quốc. Lúc đó quân Pháp tại Cao Bằng đang đàn áp dữ dội lực lượng chống Pháp của người Việt.
Hồ Chí Minh biết rõ được tình hình, lập tức cho Võ Nguyên Giáp, Vũ Anh, Cao Hồng Lĩnh tức tốc đi Tĩnh Tây để móc nối nhóm thanh niên này. Các cán bộ Cộng sản tranh thủ tuyên truyền, chiêu dụ nhóm thanh niên mới sang, đồng thời dùng mọi thủ đoạn để phân hóa lực lượng của Trương Bội Công.
Tháng 11 năm 1940, Hồ Chí Minh đi Nam Ninh (Nam Ninh tiếp giáp với Lạng Sơn), chính là khu vực chống Pháp của Phục Quốc Quân Việt Nam, trước đây bị Nhật chiếm, nay (tháng 10 năm 1940) được Quân đội Trung Hoa thu phục lại.
Ở Nam Ninh, Hồ Chí Minh gặp Phạm Văn Ðồng, Phùng Chí Kiên, Hoàng Văn Hoan và sau đó cùng kéo đi Tĩnh Tây. Tại đây, có Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Hoàng Văn Thọ… cũng từ Bắc Việt mới sang Tĩnh Tây.
Trước đây, Hồ Chí Minh ra lệnh cho Hoàng Văn Hoan cùng các cán bộ Việt Cộng phải chống đối Trương Bội Công. Nay thấy Trương Bội Công được Trung Quốc chi viện, lại có thêm Ðội Công tác Biên khu Trung Việt trong tay, nên Trương Bội Công đã trở thành nhân vật quan trọng của các Ðảng phái Cách mạng Việt Nam. Thế nên Hồ Chí Minh liền quay lại ve vãn, nối lại quan hệ với Trương Bội Công. Lợi dụng danh nghĩa Trương Bội Công để xâm nhập vào các Tổ chức Cách mạng Việt Nam chống Pháp, hầu tuyên truyền xuyên tạc, dựng chuyện bôi bẫn những người quốc gia.
Do đó, Việt Nam Giải Phóng Ðồng Minh Hội, trên danh nghĩa có nhiều Tổ chức, Ðảng phái tham gia, nhưng trên thực tế Cán bộ Việt Cộng thao túng mọi hoạt động. Do đó, Việt Nam Giải Phóng Ðồng Minh Hội đã xảy ra rất nhiều chuyện lủng củng, xáo trộn, khởi đầu là Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Ðồng xách động các Học viên trong Trại Huấn Luyện Cán bộ Việt Nam nghe theo sự chỉ đạo của họ – tiến hành hoạt động phân hóa phe phái quốc gia. Việt Cộng tuyên truyền rằng: “Quốc Dân Ðảng Trung Quốc và Chính phủ Dân Quốc không có thành ý trợ giúp cho Cách mạng Việt Nam”. Cán bộ Việt Cộng yêu cầu quần chúng Việt Nam hãy ủng hộ Trung Cộng.
Nguyễn Hải Thần và Cán bộ Việt Nam không Cộng sản, sau khi đến Tĩnh Tây đã phát giác ra Võ Nguyên Giáp và Phạm Văn Ðồng là đồ đảng Việt Cộng…Quốc Dân Ðảng Trung Quốc liền thay đổi thái độ với Giáp – Ðồng. Thêm vào đó, âm mưu của họ trong việc xách động các học viên tại trại huấn luyện cũng đã bị lộ. Họ không còn cách nào khác để ở lại Tĩnh Tây. Vào tháng 1 năm 1942, tất cả Cán bộ Việt Cộng phải trốn về Cao Bằng.
Một bộ phận khác của Việt Cộng ngụy trang, tiếp tục chuyển sang hoạt động ở Liễu Châu và Côn Minh (theo báo cáo của Bộ Chính trị Chiến khu 4). Việt Nam Giải Phóng Ðồng Minh Hội ở Tĩnh Tây gặp nhiều khó khăn, trở ngại do Việt Cộng gây ra nên cũng âm thầm đình chỉ hoạt động.
Tháng 2 năm 1941 đến tháng 8 năm 1942, Hồ Chí Minh từ Quảng Tây về Cao Bằng để tổ chức các Cơ sở Việt Minh, Căn cứ Cao Bằng được củng cố lại, phát triển và thu nạp nhiều thanh niên, địa bàn hoạt động được nới rộng ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn…
Phương cách hoạt động hoàn toàn giống theo khuôn mẫu của Trung Cộng. Lúc đầu dùng lời ngon tiếng ngọt để chiêu dụ, thu phục các thanh niên nam nữ; sau đó dùng áp lực bức bách gia nhập vào Tổ chức… Ai không theo họ hoặc lưng chừng thì gán cho tội “Việt gian”, rồi đem thủ tiêu và tịch thu tài sản.
A9. Hồ Chí Minh bị bắt tại Trung Hoa.
Tháng 8 năm 1942, Hồ Chí Minh trở lại Trung Hoa, bị dân quân địa phương bắt tại địa phận làng Nhai Trường, huyện Thiên Bảo, tỉnh Quảng Tây và sau đó bị giải đến Liễu Châu giam giữ.
Có nhiều giả thuyết về việc nhà cầm quyền Trung Quốc bắt và giam giữ Hồ Chí Minh. Trong đó có giả thuyết Hồ Chí Minh bị bắt với tội danh là “Cộng sản”, “Gian tế của Pháp” và tội làm “Gián điệp”.
Nhưng theo tài liệu của Trung Quốc cho biết Hồ Chí Minh bị bắt vì nhập cảnh vào Trung Quốc một cách lén lút và chính vì lý lịch không rõ ràng của Hồ Chí Minh, như các giấy tờ chứng minh mập mờ. Mấu chốt của sự nghi ngờ về lai lịch của Hồ Chí Minh là ông ta mang theo các giấy tờ chứng minh được cấp từ năm 1940.
- Giấy Trung Quốc Thanh niên Tân Văn ký giả, Học Hội và Quốc tế Tân Văn Xã đều là những cơ quan thông tin, tuyên truyền của Trung Cộng. Hai cơ quan trên tại Quế Lâm đã bị chính quyền Dân Quốc ra lệnh đóng cửa, nên nhà chức trách Trung Quốc xem Hồ Chí Minh là một phần tử Trung Cộng. Hơn nữa, nếu Hồ Chí Minh sang Trung Quốc với danh nghĩa là đại diện của Phân Hội Việt Nam thuộc Hội Quốc tế chống xâm lược, mà lại còn giữ Sự vụ lệnh của Chiến khu 4 trước kia. Chính vì hành động và sự việc quá mâu thuẫn của Hồ Chí Minh nên cuộc điều tra phải kéo dài…
Hồ Chí Minh đã bị bắt, nhà chức trách Trung Quốc vẫn không biết: “Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc”, Cán bộ của Quốc tế Cộng sản, lãnh đạo Việt Cộng và cũng là tên Hoàng Quốc Tuấn, thủ lãnh Việt Minh.
Nhà cầm quyền Trung Quốc vẫn đinh ninh rằng Nguyễn Ái Quốc đã chết từ lâu rồi, còn Hoàng Quốc Tuấn thì hiện đang hoạt động trong nội địa Việt Nam (theo báo cáo của Nghiêm Kế Tố gởi cho Ban Chấp hành Trung ương Quốc Dân Ðảng (Trùng Khánh, nguyên kiện), ngày 16-08-1942)
Mãi đến khi Hồ Chí Minh rời Trại Quân lao Liễu Châu, đến Bộ Chính trị để nhận giấy được trả tự do vào ngày 10-09-1943. Ðến lúc này, Trung Quốc vẫn chưa biết đích xác về con người thật của Hồ Chí Minh. Theo báo cáo của nhà chức trách Liễu Châu đương thời, họ vẫn cho rằng thủ lãnh của Việt Cộng và Việt Minh là Nguyễn Ái Quốc, tức là Hoàng Quốc Tuấn vẫn đang hoạt động trong nội địa Bắc Kỳ, Việt Nam.
Ðiều đó cho thấy trong báo cáo, phía Trung Quốc đã tìm ra một phần là xác định được “Nguyễn Ái Quốc và Hoàng Quốc Tuấn” chỉ là một người, nhưng vẫn chưa xác định rõ ràng được “Nguyễn Ái Quốc – Hoàng Quốc Tuấn” chính là Hồ Chí Minh. (HCM tại Trung Quốc – TVK. tr. 228 -229)

Còn nhiều sự kiện xảy ra trong suốt thời gian Hồ Chí Minh bị bắt từ ngày 29-08-1942 đến ngày 10-09-1943 mới được trả tự do. Như vậy, Hồ Chí Minh bị tù cả thảy là 12 tháng 12 ngày. Trong thời gian bị bắt, Hồ Chí Minh luôn luôn tự xưng là người quốc gia chống Pháp. Nhờ đó, các Tổ chức đang hoạt động tại Trung Quốc ra sức và tìm mọi cách can thiệp cho Hồ Chí Minh sớm được trả tự do. Nhưng người viết không muốn trình bày chi tiết, từng sự việc đã xẩy ra qua thời gian Hồ Chí Minh bị bắt ở Trung Quốc. Mục đích viết quyển sách “VIỆT NAM ÐIÊU TÀN – BẤT HẠNH”, để chứng minh tại sao đất nước Việt Nam điêu tàn (Nhà Thờ, Ðình Chùa, Miếu Vũ, Di tích Lịch sử, Lăng tẩm, Phố xá, Nhà cửa, Ðường xá, Cầu cống, Ruộng vườn, đều bị tàn phá bởi bom đạn, và chính sách Tiêu thổ Kháng chiến, vườn không, nhà trống của Hồ Chí Minh) và tại sao Dân tộc Việt Nam bất hạnh (Chết vì Bom đạn, vì Chém giết, Thủ tiêu… vì Ðấu tố, vì Việt gian, vì Ðói khổ, vì Chay nạn, vì Thực dân Hãm hiếp, Chết vì Tình nghi, Chết vì Thanh toán nhau, Hận thù nhau, Người dân bị một cổ hai tròng, Chết vì Thực dân và Cộng sản… Chết vì luôn luôn sống trong lo sợ). Ðây là cảnh điêu tàn và sự bất hạnh chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam, dù qua các thời đại đen tối nhất cũng không thể so sánh vào giai đoạn có sự xuất hiện của Hồ Chí Minh, một tên cáo già quá tinh khôn, quá đa mưu, túc kế, quá xảo thuật, quá lanh lợi… Trong bất cứ phương diện nào, Hồ Chí Minh cũng đạt được chữ QUÁ !
Nếu những cái “quá đó” dành cho quê hương, dân tộc Việt Nam, thì đất nước Việt Nam đâu có điêu tàn và dân tộc Việt Nam đâu có chịu nhiều bất hạnh mãi cho đến ngày nay !!! Những sự kiện trình bày tiếp theo sau đây trong thờigian hoạt động cách mạng chống Pháp. Nếu không có Hồ Chí Minh xuất hiện thì đất nước Việt Nam ngày nay là một “Con Rồng Vĩ Ðại” ở Á Châu !
A10 Hồ Chí Minh được trả tự do, tiếp tục hoạt động cho Cộng Sản và đánh phá các Tổ chức Cách Mạng chống Pháp.

Ðiều gian xảo của Hồ Chí Minh là làm tay sai hoạt động cho Ðệ tam Quốc tế Cộng sản để bành trướng Chủ nghĩa Cộng sản tại Việt Nam.
Nhưng Hồ Chí Minh luôn luôn dùng chiêu bài người Việt yêu nước; Hồ Chí Minh đóng kịch tài tình và có những lần biểu diễn rất thành công khi bị bắt giam tại Liễu Châu.
Theo tướng Tiêu Văn cho biết có lần Hồ Chí Minh viết bài “Hối lỗi”, trong đó Ông thề sẽ không hoạt động cho Cộng sản và còn tình nguyện dịch bản Nội qui Chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn ra chữ Việt. Tướng Trương Phát Khuê, Tư lệnh Chiến khu 4 cho rằng Hồ Chí Minh là người biết phục thiện.

Tướng Hầu Chí Minh, Chủ nhiệm Bộ Chính trị Chiến khu 4 có ấn tượng tốt về Hồ Chí Minh nên đã tỏ ra đặc biệt ưu đãi đối với Hồ Chí Minh, nên đã cùng ăn chung một mâm và được trú ngụ tại Ðại Kiều cùng với Bộ Chính trị Chiến khu 4.
(HCM tại TQ – TVK. tr. 230-231).
Nhờ đó, khi trả tự do, Hồ Chí Minh được tham gia vào tổ chức Việt Nam Cách Mạng Ðồng Minh Hội. Lợi dụng Tổ Chức này, Hồ Chí Minh chỉnh đốn và phát triển lực lượng Việt Cộng, nhận sự viện trợ từ Quốc Dân Ðảng Trung Quốc và sự hợp tác chân thành của các Tổ Chức Cách Mạng Quốc Gia khác.
Kết quả các Tổ chức Ðảng phái Cách mạng Quốc gia bị phân hóa, nghi kỵ, lủng củng nội bộ do Việt Cộng, qua sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh gây ra nên từ từ các Tổ chức Ðảng phái không Cộng sản đều bị tan rả và lực lượng Việt Cộng lại phát triển lớn mạnh thêm.
Ðể chứng minh điều đó :


3. Việt Nam Cách Mạng Ðồng Minh Hội.
Việt Nam Cách Mạng Ðồng Minh Hội là một Tổ chức Cách mạng được thành lập tại Liễu Châu, Trung Quốc vào tháng 10 năm 1942 do các Tổ chức, Ðảng phái Việt Nam có xu hướng theo Chủ nghĩa Dân tộc đang hoạt động tại Trung Quốc. Trong thời gian này, Hồ Chí Minh đang bị giam tại Liễu Châu. Hồ Chí Minh tỏ ra là người biết phục thiện, ít nói, có lẽ Ông biết thân phận và hoàn cảnh của mình. Nếu nói nhiều, lỡ ra nhà chức trách Trung Quốc biết được sự thật về vai trò Cộng sản thì sẽ đưa đến nhiều chuyện rắc rối, nguy hiểm không lường được. Hồ Chí Minh đã được huấn luyện từ Liên Xô như là một tên gián điệp chuyên nghiệp. Trải qua một thời gian thương thảo cùng các Tổ chức, Ðảng phái, thành lập Ủy ban Trừ bị gặp nhiều khó khăn, nhiều trở ngại, như:

- Các phần tử Việt Cộng trong số đại biểu của Giải phóng Ðồng Minh Hội đã gây ra trò ly gián.
- Các đại biểu của Phục Quốc Quân có quá nhiều yêu sách, tham vọng quá cao, không thỏa mãn được thì gây rối.
- Trong các Ban Huấn luyện có một số ít phần tử bất lương. gây ra sự phân hóa, đưa đến nghi kỵ lẫn nhau.
- Ông Nghiêm Kế Tố cũng có phê bình “Một số giáo viên trong Ban Huấn luyện là người Trung Quốc” không biết tiếng Việt.
- Nhân sự đã thay đổi ngay từ lúc đầu nên không thể thành lập được Ban Ðiều Hành.
Tóm lại, sự chia rẽ của Việt Nam Cách Mạng Ðồng Minh Hội trên mặt nổi, tuy công khai phát xuất từ sự phản đối của Hoàng Lương (Ðại biểu của Phục Quốc Quân), nhưng thực tế thì do sự kích động âm thầm của các phần tửViệt Cộng. Dù gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam Cách Mạng Ðồng Minh Hội vẫn vượt qua được với thành phần lãnh đạo như sau:

* Ban Chấp Hành gồm có 7 Ủy viên :
- Trương Bội Công – Nghiêm Kế Tố
- Nguyễn Hải Thần – Trần Báo
- Vũ Hồng Khanh – Nông Kinh Du
- Trương Trung Phụng.

* Ủy viên Thường vụ: – Trương Bội Công – Nguyễn Hải Thần – Vũ Hồng Khanh
- Tổ trưởng Bí thư : Nguyễn Hải Thần
- Tổ trưởng Quân sự : Trương Bội Công
- Tổ trưởng Tổ chức : Vũ Hồng Khanh
- Tổ trưởng Tuyên truyền: Dương Thanh Dân
- Tổ trưởng Huấn luyện : Trần Báo
- Tổ trưởng Tài vụ : Nông Kinh Du
- Tổ trưởng Giao tế : Nghiêm Kế Tố

Các Phân Hội có trụ sở như :
- Ðông Hưng : Nghiêm Kế Tố
- Tĩnh Tây : Vũ Hồng Khanh
- Long Châu : Trần Báo
- Côn Minh : Do người của Việt Nam Quốc Dân Ðảng đảm trách
- Liễu Châu : Có Văn phòng ghi danh
- Vân Nam : Do Việt Nam Quốc Dân Ðảng đảm trách.
Nhìn vào danh sách, Việt Cộng hoàn toàn bị loại trừ, không được tham gia vào Việt Nam Cách Mạng Ðồng Minh Hội, vì có sự phản đối của Nguyễn Hải Thần và Trương Bội Công.
Việt Nam Cách Mạng Ðồng Minh Hội đã nêu lên tôn chỉ, đường hướng hoạt động rõ ràng: “Thân Hoa – Phản Pháp – Kháng Nhật”
Ðiều 1 của Chính cương nói: “Mục đích tối cao của bản Hội, liên hiệp toàn dân Việt Nam và Trung Quốc. Quốc Dân Ðảng đánh đổ các đế quốc Nhật – Pháp… Khôi phục nước Việt Nam, xây dựng nên một quốc gia Dân chủ, Tự do và Bình đẳng”.

Ðiều 2 của Chương trình Hành động nói rằng:
“Bản Hội tuân chiếu di giáo của Tiên sinh Tôn Trung Sơn và quốc sách của Trung Quốc, mưu cầu sự giải phóng cho dân tộc Việt Nam, đối nội thì liên hiệp với tất cả các lực lượng cách mạng Việt Nam, đối ngoại thì liên hiệp với Trung Quốc và các quốc gia dân chủ chống xâm lược trên thế giới, cùng nhau phản kháng xâm lược, lấy sự tranh thủ một nền độc lập, tự do cho Việt Nam làm tôn chỉ”.

Trong Cương lĩnh Công tác cũng nói rõ:
“Ðoàn kết toàn dânViệt Nam, vũ trang chiến đấu, tảo trừ tất cả mọi lực lượng của các đế quốc Pháp, Nhật tại Việt Nam”. Công tác khẩn cấp được phân ra làm 4 loại như sau:
1) Tuyên truyền 2) Tổ chức
3) Huấn luyện 4) Quân sự.
Nhìn rõ sự việc hoàn toàn thất lợi cho Việt Cộng, nên các phần tử Việt Cộng liền lợi dụng danh nghĩa Việt Nam Ðộc Lập Ðồng Minh và Phân Hội Việt Nam thuộc Hộ Quốc Tế Chống Xâm Lược để đối kháng với Việt Nam Cách Mạng Ðồng Minh Hội.

- Tại Việt Nam thì Việt Cộng tuyên truyền, xuyên tạc với dân chúng:
“Yêu cầu ngoại bang, dựa vào ngoại bang (Ý đồ ám chỉ Trung Quốc, Quốc Dân Ðảng), xin viện trợ là Việt gian”.

- Tại Trung Quốc, Việt Cộng và các Ðảng viên Việt Nam Quốc Dân Ðảng đã đấu đá nhau vô cùng ác liệt nhất lại là tại Côn Minh (Vân Nam). Phe Việt Cộng do Dương Bảo Sơn kéo người đến Trụ sở Việt Nam Quốc Dân Ðảng gây hấn nhiều lần đến nỗi Cảnh sát địa phương phải bắt bọn Trương Bảo Sơn mới yên. Hồ Chí Minh thấy sự tranh chấp công khai đã xẩy ra, chẳng đem lại lợi ích gì cho kế hoạch phát triển của Việt Cộng. Vì thế Hồ Chí Minh đã khiển trách các Cán bộ Việt Cộng chống đối Việt Nam Cách Mạng Ðồng Minh Hội với lý do như sau:
“Không gia nhập Việt Nam Cách Mạng Ðồng Minh Hội là một sai lầm. Vì sao không gia nhập ? Chúng đã rộng mở cửa cho ta vào mà tiến tới nắm lấy quần chúng… Tại sao ta lại quay mặt đi ? Họ có thể thành lập được Việt Nam Cách Mạng Ðồng Minh Hội thì cũng có thể hiệu triệu quần chúng theo đường lối của chúng. Ta phải khéo léo lợi dụng cơ hội đó mà gia nhập Việt Nam Cách Mạng Ðồng Minh Hội để
lấy Tổ chức của địch biến thành Tổ chức của ta”. (HCM TTQ. TVK. tr 148)
Chính vì vậy mà Hồ Chí Minh đã tìm mọi cách phải lọt vào Việt Nam Cách Mạng Ðồng Minh Hội để lấy viện trợ của Trung Quốc làm phương tiện phát triển cho lực lượng Việt Cộng. Qua những xáo trộn tranh chấp, rồi đi đến một cuộc cải tổ Cách Mạng Ðồng Minh Hội và lần này là tuyển cử các Ủy viên mới.

* Bảy Ủy viên Ban Chấp Hành được tuyển:
- Trương Bội Công. – Nghiêm Kế Tố.
- Trương Trung Phụng. – Lê Tùng Sơn.
- Trần Báo. – Trần Ðình Xuyên.
- Bồ Xuân Luật.

* Ba Ủy viên giám sát:
- Nguyễn Hải Thần – Vũ Hồng Khanh – Nông Kinh Du.

* Hai Ủy viên được tuyển làm dự khuyết:
- Hồ Chí Minh và Nguyễn Tường Tam.

Khoảng một năm sau, Hồ Chí Minh được bổ nhiệm Ủy viên Chính thức Ban Chấp Hành thế vào chỗ trống của Trần Ðình Xuyên. Việt Nam Cách Mạng Ðồng Minh Hội sau khi cải tổ, hệ phái của Hồ Chí Minh được gia nhập, địa vị của Phục Quốc Quân được đề cao nhưng lực lượng của Việt Nam Quốc Dân Ðảng lại yếu thế hơn trước đây.
Thêm vào đó, hai hệ phái “Chủ nghĩa Dân tộc” và “Chủ nghĩa Cộng sản” ra mặt kình chống nhau. Do đó, công tác của Hội không những dậm chân tại chỗ mà còn dần dần suy thoái.
Tệ hại hơn nữa là sau khi cải tổ, Việt Nam Cách Mạng Ðồng Minh Hội lại trở thành đấu trường của các Ðảng phái Việt Nam. Sau cùng, Hồ Chí Minh đã thực hiện được điều mà Hồ Chí Minh chủ trương “Lấy Tổ chức của địch mà biến thành Tổ chức của ta”.

Mặc dù Hồ Chí Minh gia nhập Việt Nam Cách Mạng Ðồng Minh Hội, nhưng chủ đích của Hồ vẫn không muốn đemlực lượng của Việt Minh sát nhập vào mà chỉ mượn cái chỗ đứng hợp pháp của Tổ chức này để làm hậu thuẫn cho mưu đồ thâm hiểm là đánh phá lại các Ðảng phái Việt Nam đang hoạt động ở trong nước và tại Trung Quốc.
Ðến tháng 5 năm 1944, Việt Minh không còn chịu nỗi sự khủng bố, càn quét của quân đội Pháp nhằm tiêu diệt thế lực Cách mạng Việt Nam, “thân Hoa” và cũng để diệt trừ lực lượng nội ứng khi quân đội Trung Quốc tiến vào Việt Nam. Trong giai đoạn này, thế lực Việt Minh ở các địa phương, Quân khu 2 (vùng Cao Bằng…) đã dần dần bị tan rả, đại đa số Cơ sở Việt Minh phải phân tán mỏng và lẫn trốn khắp nơi để được tồn tại. Hành động càn quét, khủng bố của quân đội Pháp đã dồn những người Việt yêu nước có khuynh hướng chống Pháp vào cái thế phải trở thành những phần tử Việt Minh liều chết chiến đấu giành độc lập tự do cho dân tộc.
Một cơ may đến với Hồ Chí Minh đúng lúc là được tướng Trương Phát Khuê giúp đỡ. Hồ Chí Minh cũng đoán được nhu cầu cần thiết của tướng Khuê, nên khi gia nhập vào Việt Nam Cách Mạng Ðồng Minh Hội, liền dùng ngay khẩu hiệu: “Tranh thủ ngoại viện, đoàn kết nội bộ” để hô hào trúng ngay vào niềm hy vọng của tướng Trương Phát Khuê và lúc này lực lượng Việt Minh bị suy yếu ngay tại quốc nội nên Hồ Chí Minh mới đem lực lượng Việt Minh hợp tác với Việt Nam Cách Mạng Ðồng Minh Hội.
Ngày 06 tháng 06 năm 1944, tướng Trương Phát Khuê lấy danh nghĩa đại diện chỉ đạo Việt Nam Cách Mạng Ðồng Minh Hội quyết định phái Tiêu Văn (Tiêu Văn là thành phần Tả khuynh) đi Côn Minh để chỉ đạo việc cải tổ Phân Hội Vân Nam của Việt Nam Cách Mạng Ðồng Minh Hội… Quyết định này đã bị Việt Nam Quốc Dân Ðảng phản đối quyết liệt, bởi vì Phân Hội Vân Nam thuộc chủ trì của Việt Nam Quốc Dân Ðảng.

Vũ Quang Phẩm đã xây dựng được các cơ sở có ưu thế trong giới Việt kiều ở Vân Nam cũng như ở vùng biên giới Trung Việt như Ðông Hưng, Tĩnh Tây, Văn Sơn, Hà Khẩu, Mông La, Kim Bình, Giang Thành… đã lập nên các trạm công tác và do Cán bộ Việt Nam Quốc Dân Ðảng điều hành (theo báo cáo của đại diện chỉ đạo Việt Nam Cách Mạng Ðồng Minh Hội, ngày 23 tháng 3 năm Dân Quốc 33,
Liễu Châu), và số Hội viên đã lên tới hơn 1.600 người.
Việt Nam Quốc Dân Ðảng giữ được Phân Hội Vân Nam là vì ở vị thế hoạt động hợp pháp và được sự ủng hộ của Quốc Dân Ðảng Trung Quốc. Do đó, Phân Hội Vân Nam của Việt Nam Cách Mạng Ðồng Minh Hội từ khi thành lập đầu năm 1943 đến nay, đã là cái mục tiêu mà các phần tử Việt Cộng nhắm đến để tranh đoạt hoặc phá hoại.

Sau khi được một người khuynh tả là Tiêu Văn “chỉ đạo” cải tổ, thì Tổ chức của Việt Nam Quốc Dân Ðảng đã biến thành Tổ chức Việt Cộng theo đúng như âm mưu của Hồ Chí Minh từ trước. Tiêu Văn là người khuynh tả. Việt Cộng đã khéo léo xử dụng Tiêu Văn thuộc thế lực Tả khuynh của Trung Quốc để đánh Việt Nam Quốc Dân Ðảng. Khi đã đoạt được Phân Hội Vân Nam của Việt Nam Cách Mạng Ðồng Minh Hội, Việt Cộng lại tiến thêm một bước nữa là lợi dụng hành động ngang ngược “chỉ đạo”, cưỡng bách của Tiêu Văn để chiếm luôn Việt Nam Cách Mạng Ðồng Minh Hội tại Liễu Châu.
Tiêu Văn còn ra lệnh bắt hai nhân vật trọng yếu của Việt Nam Quốc Dân Ðảng là Nghiên Kế Tố và Vũ Quang Phẩm. Tiêu Văn còn dùng danh nghĩa Việt Nam Cách Mạng Ðồng Minh Hội để nói lên “tội trạng” của các nhân vật lãnh đạo không chấp nhận Cộngsản như :
- Vũ Hồng Khanh
- Nguyễn Tường Tam
- Tân Phấn Dũng là những người “vô kỷ luật và phá hoại Việt Nam Cách Mạng Ðồng Minh Hội”
Hành động bạo ngược của Tiêu Văn không những đã khiến cho các Ðảng phái Cách mạng Việt Nam phẫn nộ mà còn làm cho Trung Ương Quốc Dân Ðảng Trung Quốc cũng bị kích động nên đã liên tục đánh điện cho tướng Trương Phát Khuê yêu cầu trả tự do cho Nghiêm Kế Tố, Vũ Quang Phẩm ngay lập tức và khiển trách Tiêu Văn. Nhưng sự việc đáng tiếc, qua hành động điên rồ của Tiêu Văn làm lợi cho Hồ Chí Minh, gây tai hại cho phe Quốc gia, đã xẩy ra rồi, không còn cứu vãn được nữa !

Hồ Chí Minh đã chỉ đạo cho cán bộ Việt Cộng, tiêu biểu là tên Lê Tùng Sơn dùng thủ đoạn “Liên kết A đánh B” để phân hóa phe cánh của đối phương, dần dần loại trừ hết cán bộ của các Ðảng phái Cách mạng Việt Nam và cuốicùng là Việt Nam Cách Mạng Ðồng Minh Hội chỉ còn lại Lê Tùng Sơn, Hồ Chí Minh và Bồ Xuân Luật. Tất cả mọi
công việc của Hội đều do Lê Tùng Sơn điều hành qua sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh.
A11. Hồ Chí Minh trở về Việt Nam hoạt động.
Ngày 09 tháng 8 năm 1944, tướng Trương Phát Khuê để cho Hồ Chí Minh tự do rời khỏi Quảng Tây, một nơi mà Hồ đã ở đến hai năm, để trở về căn cứ địa ở Cao Bằng. Ngày 20 tháng 9 năm 1944, Hồ Chí Minh rời Liễu Châu qua Long Châu, đến Tĩnh Tây, sang Bình Mãnh, rồi vào Cao Bằng, Việt Nam.

Về phần cá nhân Hồ Chí Minh, trước khi lên đường có yêu cầu những việc như sau:
1. Yêu cầu tướng Trương Phát Khuê viết một bức thư gởi cho các Ðảng phái, Ðoàn thể yêu nước tại Việt Nam…
2. Yêu cầu một giấy ủy nhiệm của Trung ương Việt Nam Cách Mạng Ðồng Minh Hội phái Hồ Chí Minh về nước công tác.
3. Yêu cầu cung cấp cho một bản đồ Việt Nam dùng cho quân sự.
4. Yêu cầu tướng Trương Phát Khuê cho một chứng minh thư dài hạn để tiện việc đi lại.
5. Xin một số tài liệu tuyên truyền, phổ thông như hình ảnh về những tội ác của Nhật Bản…
6. Xin một khẩu súng nhỏ để tự vệ.
7. Xin một số kinh phí cần thiết.
Tất cả yêu cầu của Hồ Chí Minh đều được tướng Trương Phát Khuê thỏa mãn. Từ thư từ, giấy thông hành, các thứ công văn, thuốc men để chữa bệnh và 76.000 đồng tiền Trung Quốc làm kinh phí. (GNTBC – HVH. tr. 242)
Bản “Ðại cương kế hoạch công tác trở về Việt Nam” có mấy điểm đáng chú ý để thấy rõ âm mưu của Hồ Chí Minh.
1. Có 18 người được Hồ Chí Minh dẫn từ Liễu Châu về Việt Nam đều là cán bộ cốt cán của Ðội tuyên truyền. Ðây là một bộ phận mà Hồ Chí Minh tâm niệm không thiếu được trên con đường về nước.

2. Hồ Chí Minh rất thích Thị trấn Ðông Hưng ở biên giới Trung Việt. Trước đây, Ðông Hưng là căn cứ công tác chủ yếu của Việt Nam Quốc Dân Ðảng. Hồ Chí Minh đã có mưu đồ chiếm lấy căn cứ này từ lâu.
3. Hồ Chí Minh thỉnh cầu tướng Trương Phát Khuê gởi thư đến các Ðảng phái, Ðoàn thể yêu nước tại Việt Nam, nhằm mục đích mưu cầu lợi ích riêng cho cá nhân mình như: Một mặt nhằm giành lấy ân sủng của tướng Khuê, mặt khác để khoe khoang với mọi người rằng Hồ Chí Minh mới chính là nhân vật lãnh đạo “hợp pháp” được nhà cầm quyền Trung Quốc ủng hộ.
4. Trong bản kế hoạch đề cập đến việc tuyên truyền: “những hành động tàn bạo của đế quốc Nhật” nhằm thỏa mãn nhà đương cuộc Trung Quốc. Nhưng thực sự khi về đến Việt Nam, Hồ Chí Minh không có một hành động thực tế nào chống lại quân Nhật.

Khi Hồ Chí Minh về nước thì tình hình Việt Nam đã có nhiều biến chuyển, cơ hội phát triển của Việt Minh gặp nhiều thuận lợi. Sự biến chuyển và thuận lợi không phải do Hồ Chí Minh tạo nên sau khi về nước, mà sự thật là do quân Nhật tăng cường áp lực đối với nhà cầm quyền Pháp. Hồ Chí Minh chỉ lợi dụng cơ hội đó để chỉ đạo Việt Minh dùng chiến lược du kích để đánh quân Pháp, khiến cho Pháp phải bị kẹt trong thế “hai mặt giáp công” của quân Nhật và Việt Minh.
Không lâu sau khi Hồ Chí Minh về Việt Nam, tướng Trương Phát Khuê thất vọng do một văn kiện “báo cáo” của Hình Sâm Châu, ngày 01 tháng 10 năm Dân Quốc 33 (1944). Chính phủ, Trung ương Quốc Dân Ðảng ở Trùng Khánh lần đầu tiên nhận được báo cáo, phát hiện nhân vật Hồ Chí Minh chính thật là Nguyễn Ái Quốc, Cán bộ Quốc
tế Cộng sản, Thủ lãnh Việt Cộng và Việt Minh.

Hồ Chí Minh trở về nước, Ban lãnh đạo Mặt Trận Việt Minh quyết định phái Võ Nguyên Giáp và Vũ Anh đi nghinh đón. Tại Bắc Pó, Hồ Chí Minh chủ tọa buổi thuyết trình của ông Giáp trình bày về cuộc phát động du kích chiến ở các vùng Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn… Nhận định tình hình chung, Hồ Chí Minh kết luận:
“Thời kỳ cách mạng hòa bình đã qua rồi, nhưng cơ hội khởi nghĩa của toàn dân vẫn chưa đến. Nếu chỉ hoạt động bằng hình thức chính trị thì không thể thúc đẩy cuộc vận động cách mạng tiến tới. Ngược lại, nếu khởi nghĩa ngay lập tức thì sẽ trúng kế địch. Nhân đó, phương pháp đấu tranh là phải từ chính trị đi đến quân sự, mà chính trị lại quan trọng hơn quân sự”. Ðể thực hiện phương thức đấu tranh trên, trước tiên phải xây dựng “Lực lượng nồng cốt”.

Hồ Chí Minh đề nghị thành lập Ðội Vũ trang Tuyên truyền, đặt tên là “Ðội Tuyên Truyền Giải Phóng Quân Việt Nam”. Với phương châm: “Chính trị quan trọng hơn Quân sự – Tuyên truyền quan trọng hơn tác chiến”. Võ Nguyên Giáp được chỉ định phụ trách Ðội Tuyên Truyền này. Ngày 22 tháng 12 năm 1944, lễ thành lập “Ðội Tuyên
Truyền Giải Phóng Quân Việt Nam” được tổ chức tại căn cứ Việt Minh trong khu rừng rậm Trần Hưng Ðạo, thuộc vùng Cao-Bắc-Lạng. Ðội Tuyên Truyền Giải Phóng Quân Việt Nam được xem như là tiền thân của “Quân đội Nhân dân Việt Nam” của Việt Cộng sau này.
Các “Ðội Tuyên Truyền Giải Phóng Quân Việt Nam” được phát triển từ chiến thuật, chiến lược mà Hồ Chí Minh lấy kinh nghiệm du kích chiến của Trung Cộng để hoạt động. Việt Cộng có vẻ rất hãnh diện về những chiến tích đã thu đạt được trong thời gian này.
Biến cố ngày 09 tháng 3 năm 1945, bất ngờ quân Nhật tập kích nhà cầm quyền Pháp trên toàn cõi nước Việt Nam và lật đổ nền thống trị của Pháp tại Việt Nam một cách dễ dàng, êm thắm… Biến cố này làm tiêu tan cái ảo tưởng của Toàn quyền “Decoux – Cố nhịn nhục người Nhật để mong sống còn”.
Nhật đã thực sự thay Pháp để thống trị Việt Nam. Kẻ được hưởng mối lợi lớn nhất vào biến cố này lại chính là Hồ Chí Minh và Mặt Trận Việt Minh do ông ta lãnh đạo. Do đó, Hồ Chí Minh tiếp tục tổ chức, phát triển và hoạt động cho đến khi cướp chính quyền vào ngày 19 tháng 08 năm 1945.

Phía Người Việt Yêu Nước không chấp nhận Chủ nghĩa Cộng sản như đã trình bày các Ðảng phái, các Tổ chức hoạt động tại Trung Quốc:
- Việt Nam Ðộc Lập Ðồng Minh Hội.
- Việt Nam Giải Phóng Ðồng Minh Hội.
- Việt Nam Phục Quốc Ðồng Minh Hội.
- Việt Nam Phản Xâm Lược Ðồng Minh Hội.
- Việt Nam Cách Mạng Ðồng Minh Hội.
- Ngay cả Việt Nam Quốc Dân Ðảng cũng bị phân hóa.
Tóm lại, tất cả đều bị tan rã vì sự xâm nhập, lũng đoạn, phá hoại, gây chia rẽ của Cán bộ Việt Cộng nên các Tổ chức không còn thực lực để hoạt động đối đầu với Việt Cộng được. Hồ Chí Minh đã thắng. Sự thắng lợi của Hồ Chí Minh chỉ đem lại đau thương, bất hạnh cho dân tộc Việt Nam kể từ giai đoạn khởi đầu nầy.


B2. Các Tổ chức chống Thực dân Pháp của các nhà Cách mạng QG tại Việt Nam.
Việc chống đối trong nước thì cũng có các Tổ chức lợi dụng Nhật để đánh Pháp. Nhưng rồi cũng bị Nhật phản bội, bỏ rơi… Xin nêu lên một số Tổ chức hoạt động tiêu biểu sau đây:
Năm 1937, bên Pháp Mặt Trận Bình Dân lên cầm chính quyền. Nhân cơ hội ấy, ở nước ta có phong trào tổ chức ra Ðông Dương Ðại Hội Nghị để yêu cầu cải cách chính trị và giải phóng quốc sự phạm.
Nam Bộ do nhóm Tạ Thu Thâu, Trần Văn Thạch, Hồ Hữu Tường, Nguyễn Văn Tạo, Dương Bạch Mai, Phan Văn Hùm, Phan Văn Chánh xướng xuất hoạt động.
Trung Bộ thì do ông Hà Duy Giáp, Trần Văn Cung, Phan Văn Quân, Nguyễn Văn Lợi, Lê Văn Hiến, Hải Triều, Phan Ðăng Lưu v.v…
Bắc Bộ thì có Huỳnh Văn Phương, Ðặng Thái Mai, Trịnh Văn Phú, Nguyễn Văn Tiến, Vũ Liên, Mai Ngọc Thiệu v.v…
Ðồng thời có nhóm tự trị do hai nhà báo Vũ Ðình Duy và Nguyễn Ðắc Lộc tổ chức.
Trong hai năm 1938-1939, một vài đảng phái mới ra đời như Ðông Dương Liên Ðoàn Quốc Gia Cách Mạng do cụ Hoàng Văn Khải tức Cử Ngọ (Thanh Hóa), Nguyễn Ðạo Kỳ, Nguyễn Văn Viễn, Mai Ngọc Thiệu, Nguyễn Ðức Kính…vvv… lãnh đạo.
Ðến kỳ Thế giới Ðại chiến thứ hai bùng nổ, phong trào Cách mạng ở nước ta xoay ra một tình thế mới.
Việt Nam Cách Mạng Ðồng Minh Hội được thành lập ở Quảng Ðông, do Nguyễn Hải Thần lãnh đạo nhưng bị Hồ Chí Minh xâm nhập đánh phá. Hồ Chí Minh gài cán bộ Việt Cộng với mưu đồ gây chia rẽ, ly gián, phân hóa. Sau đó Hồ Chí Minh xử dụng danh xưng Việt Nam Cách Mạng Ðồng Minh Hội để phục vụ cho ý đồ bành trướng Chủ nghĩa Cộng sản như đã trình
Năm 1940 Pháp thua Ðức ở Âu Châu, quân đội Nhật thừa thế của phe Trục, kéo vào chiếm đóng Ðông Dương. Phục Quốc Quân do Trần Trung Lập và Ðoàn Kiểm Ðiểm chỉ huy đánh chiếm lại Lạng Sơn. Ban đầu, quân Phục quốc được Nhật khuyến khích và viện trợ, nhưng sau, vì Nhật giao thiệp với Pháp và nhận được phần lợi nên quân Phục Quốc bị hãm vào tình thế cô lập, nguy hiểm, chỉ cầm cự được ít lâu rồi bị vây hãm vào tuyệt địa; chủ tướng Trần Trung Lập bị bắt, còn anh em thì tản lạc, người trốn vào rừng, người vượt qua biên giới Trung Hoa, tiếp tục hoạt động nhưng bị Việt Cộng lợi dụng Tổ chức, tuyên truyền rồi trở thành thành viên của Việt Cộng.


Ðảng Duy Dân do Lý Ðông A khởi xướng.
Năm 1940-1945: Trước khi người Nhật vào Ðông Dương để hưởng ứng với Trục Bá Linh – Ðông Kinh – La Mã thì tại Việt Nam đã nhóm lên đảng Ðại Việt Dân Chính do ông Nguyễn Tường Tam và nhiều bạn trí thức, công chức cùng sinh viên tổ chức tại Bắc Việt. Công việc buổi đầu lan rộng, có nhiều vẻ khả quan. Chủ trương của Ðại Việt Dân Chính là lợi dụng người Nhật để giải phóng cho Việt Nam theo như lời tuyên ngôn của Nhật trong chương trình Ðại Ðông Á, nhưng rồi cũng không thành đạt.
Khi quân đội Nhật kéo vào Lạng Sơn thì thời cuộc quốc tế không còn lợi cho họ. Thực dân Pháp khôn khéo, mềm dẻo, chịu lép vế trước Ðại Tướng Nishihara nên thái độ của người Nhật thay đổi ngay. Thừa dịp đó người Pháp đánh phá, liền cho bắt các đảng viên của Ðại Việt Dân Chính. Ông Nguyễn Tường Tam trốn thoát sang Trung Hoa, các đồng chí bị bắt với 30 người bị đầy tại trại an trí Vụ Bản Hòa Bình, trong số đó có (Nguyễn Gia Trí, Hoàng Ðạo, Trần Văn Lư, Nguyễn Văn Toản v.v…) Nhóm Ðại Việt Dân Chính của ông Nguyễn Tường Tam tan rã. Trong nước nẩy thêm nhóm khác thân Nhật, diệt Pháp, lấy tên Ðại Việt Quốc Xã do lãnh tụ Nguyễn Văn Tiếu và các ông Hà Châu, Nguyễn Ðăng Ðệ, Trương Ðình Di, Ðặng văn Hinh tiếp tục nhưng cũng không đạt được ý nguyện.

Năm 1941, Ðội Cung thừa dịp bên chánh quốc Pháp rối ren, thua trận Thế Chiến II, ông thống xuất anh em Bảo An Binh ở đồn Ðô Lương (Nghệ An) giết viên Giám Binh Pháp và chiếm giữ đồn ấy.
Ông Ðội Cung định xuất quân bất ngờ, tấn công chớp nhoáng đánh lấy tỉnh Nghệ An vì trong trại Giám Binh đã có bạn đồng chí hẹn hò nội ứng. Nhưng khi đến nơi, không may chính ông bị quân Pháp tập kích hạ sát. Nhân sĩ Nghệ An thương ông anh dũng, có tinh thần chống Pháp nên làm bài văn tế rất thống thiết, ca ngợi sự hy sinh của Ông.
Năm 1943-1944: Có thêm Việt Nam Ái Quốc Ðảng của các ông Nguyễn Xuân Chữ, Vũ Ðình Duy và Lê Toàn nhưng cũng không gây được tiếng vang.
Năm sau, có Dân Chủ Ðảng của ông Dương Ðức Hiền, Vũ Ðình Hòe, Phan Mỹ v.v… nhưng hoạt động của Dân Chủ Ðảng không có thành quả tuy rằng có nhiều trí thức tham gia, rồi cũng bị Hồ Chí Minh lợi dụng làm bình phong.
Hồ Chí Minh đã thành công trong việc cướp công cách mạng chống Pháp của toàn dân Việt Nam.
Trong 87 năm, từ 1858 đến 1945, nước Việt Nam bị mất chủ quyền, dân Việt Nam bị Pháp đô hộ sống cuộc đời đau khổ, nhục nhã thì cũng trong 87 năm đó thực dân Pháp cũng đã chịu bao nhiêu nhọc nhằn thiệt hại nhiều nhân mạng, bối rối trong việc đặt nền cai trị trên đất nước Việt Nam.
Ðến cuộc đảo chánh mồng 09-3-1945 thì có Ðại Việt Quốc Gia Liên Minh của Nguyễn Xuân Mai, Bùi Như Uyển, Ngô Thúc Ðịch, Nguyễn Thế Nghiệp, Nguyễn NgọcSơn, Nhượng Tống v.v… Nhưng không đảng nào mạnh và khéo tổ chức cho nên sau khi Nhật Bản đầu hàng thì Việt Minh (tức Cộng Sản Ðông Dương) đã lợi dụng sự hy sinh xương máu và lòng yêu nước của toàn dân Việt Nam, chụp ngay cơ hội cướp chính quyền tại Hà Nội, ngày 19-8-1945, với danh xưng Mặt trận Việt Minh
Tại Huế, ngày 24-8-1945, vua Bảo Ðại thoái vị. Qua hành động thoái vị của vua Bảo Ðại là một “thảm họa” cho các nhà cách mạng yêu nước không Cộng sản nói riêng và cho cả dân tộc Việt Nam nói chung. Việc thoái vị của vua Bảo Ðại lại là một “thắng lợi” của Hồ Chí Minh (sẽ trình bày rõ ở Chương sau – Nói về các nhà lãnh đạo quốc gia)

Qua ngày 02-9-1945, Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là cái bình phong để Hồ Chí Minh tiếp tục làm tay sai cho Cộng sản Quốc tế.
Cuộc chiến chống Pháp, lúc lòe ra khói lửa, lúc âm như hòn than phủ một lớp tro, có cơ hội lại bùng ra. Ðó là một sự trạng đã kéo dài trong giai đoạn hơn 80 năm giữa nhân dân Việt Nam và thực dân Pháp.
Trong thời gian thực dân Pháp đô hộ nước ta, kể từ 1858 đến 1945, vua chúa, quan lại, sĩ phu, trí thức tân học, binh sĩ cho đến người bình dân Việt Nam đã kế tiếp nhau đấu tranh không ngừng chống ngoại xâm bằng đường lối võ trang hay chính trị Cách mạng để giành lại độc lập cho Tổ Quốc, tự do hạnh phúc cho toàn dân.
Từ Trương Ðịnh, Nguyễn Trung Trực, Thủ Khoa Huân, Thiên Hộ Dương, Phan Tôn, Phan Liêm đến Phan Ðình Phùng, Tôn Thất Thuyết, Trần Cao Vân, Thái Phiên, Ðinh Công Tráng, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lương Văn Can, Nguyễn Ngọc Quyến, Ðào Nguyên Phổ, Trịnh Văn Cấn, Tạ Thu Thâu, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu, Ký Con, Cô Giang v.v… không làm sao kể xiết, người này chết, kẻ khác xông lên, phong trào này bị dập tắt, mặt trận, đảng phái khác mở ra liên tục quyết chiến với kẻ thù không thẹn với tiền nhân anh hùng, liệt nữ từ Bắc thuộc đến thời đại lịch triều, để lại gương sáng cho hậu thế soi theo.
Dân tộc Việt Nam là dân tộc anh hùng. Trải qua bao thời đại chống ngoại xâm Tống ở thế kỷ 10-11, Nguyên ở thế kỷ13, Minh ở thế kỷ 15, Thanh ở thế kỷ 18, dân tộc Việt Nam anh hùng thường ở thế yếu chống mạnh, số ít đánh nhiều nhưng vì có chính nghĩa nên cuối cùng vẫn giành được độc lập, tự do.
Thật vậy, trong công cuộc quyết chiến chống Pháp, tuy khí giới ít ỏi, thô sơ, quân lính hạn hẹp, lương thực thiếu thốn, hoàn cảnh kém thuận lợi nhưng các phong trào khởi nghĩa, các cuộc vận động chính trị đã làm cho thực dân Pháp phải trả giá rất đắt mà chưa bao giờ nền cai trị của chúng được ổn định.
Cuộc đấu tranh liên tiếp hơn 80 năm, xuất hiện nhiều phương thức, tùy thời tiến triển, không một sắc thái nào, không một phương pháp nào mà chẳng có.
Về quân sự, thoạt tiên nghĩa sĩ Trương Công Ðịnh và Văn Thân trong Nam nối tiếp dấy binh kháng Pháp bằng tấm vông, dần dà ra đến Trung Bắc. Cuộc đấu tranh quân sự của ta mỗi ngày một tiến bộ hơn. Những trận Ba Ðình, Bãi Sậy, Hương Khê, Yên Thế, Thái Nguyên, Tà Lùng, Yên Báy, Ðô Lương v.v… kế tiếp nhau phát khởi chứng tỏ cuộc chiến đấu của dân tộc ta không thể xem thường, nhất là đối với chiến lũy Ba Ðình, năm 1887 Pháp điều động một lúc hơn bốn nghìn (4,000) quân và vây đánh hàng bao nhiêu tháng mới phá nổi căn cứ của Nghĩa Quân Phan Ðình Phùng.
Về ngoại giao, bước sang đầu thế kỷ này, các nhà Nho khởi xướng Phong trào Duy Tân, sang Trung Hoa, sang Nhật ngoại giao cầu viện mở ra phong trào Ðông Du; thanh niên được xuất ngoại du học rất đông. Ảnh hưởng của phong trào ấy, bắt buộc chính quyền thực dân phải bỏ “chính sách ngu dân” mà lần hồi mở mang việc học tập.
Ngay dưới triều Tự Ðức đã có những nhân sĩ ái quốc như ông Bùi Viện tự động sang Mỹ ngoại giao vì mục đích chính trị, hay ông NguyễnTư Giản dâng sớ xin bí mật ngoại giao với Ðức để họ kềm chế bớt thế lực Pháp bành trướng ở Việt Nam.
Về phong trào vận động học sinh và dân chúng, nhiều người tưởng đâu nước ta sau 1925 trở đi, mới phát khởi phong trào ấy, sự thật từ 1885 đã có phong trào học sinh ái quốc nhóm lên rồi: mấy nghìn sĩ tử tại trường thi Hương ầm ầm phá trường đi ra, bỏ thi khi nghe tin kinh thành thất thủ.Từ năm 1908, ở nhiều tỉnh Trung Bộ hàng ngàn người kéo đi tranh đấu đòi giảm bớt sưu thuế.
Cuộc tranh đấu của dân tộc Việt Nam trải qua hơn 80 năm, đã diễn ra dưới nhiều hình thức: văn hoá, lao công, báo chí, kinh tế, lập Hội hoạt động v.v… Mặt nào cũng có người đứng ra gây nên phong trào tranh đấu và chấp nhận hy sinh.
Bước sang đầu thế kỷ này, các nhà Nho miền Bắc và miền Trung tổ chức nhiều hiệu buôn, nhiều cơ sở kỹ nghệ. Ðối với chính sách thực dân Pháp đó cũng là một cái tội vì thế mà các nhà Nho đều bị bắt và bị án đi đầy. Với sự nhận định thời thế mới, với sự hiểu biết mới, khuynh hướng đấu tranh kinh tế dưới hình thức công thương của đồng bào ta mỗi ngày phát triển một nhiều, mục đích là muốn tranh đoạt về cho Tổ Quốc những quyền lợi kinh tế hầu hết ở trong tay ngoại nhân nắm giữ. Công việc hoạt động và sự nghiệp kinh tế của những nhà có óc kinh doanh lớn lao như Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Văn Thu, Nguyễn Thiều, Cai Ba Thục v.v… không thể nào không được ghi vào lịch sử dân tộc tranh đấu.
Chọi với chế độ thực dân có sức mạnh gấp trăm gấp nghìn, chủ nghĩa Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam luôn sôi nổi trong tấm lòng yêu nước và phát xuất ra những hành động tranh đấu giành lại chủ quyền cho Tổ Quốc.
Trong hơn 80 năm, nước Pháp đã không dập tắt được phong trào đấu tranh giành độc lập mà còn làm cho phong trào càng ngày càng sôi nổi thêm, vững chắc thêm và cuối cùng phải đi tới kết quả tất yếu, đúng theo trào lưu thế giới và dân nguyện Việt Nam: Pháp phải rời khỏi Việt Nam. Không may cho dântộc và quê hương Việt Nam là Hồ Chí Minh xuất hiện đã cướp hết công lao tranh đấu đó để áp đặt một chế độ Cộng Sản phi nhân, phi nghĩa. Dân tộc Việt Nam lại phải tiếp tục tranh đấu chống Cộng sản thêm một lần nữa, và cuộc chiến Quốc Cộng do Cộng sản gây ra kéo dài đến năm 1975. Kết quả Cộng sản đã dùng mọi thủ đoạn thu tóm Việt Nam và đưa đẩy quê hương, dân tộc Việt Nam vào cảnh lầm than, nghèo đói, lạc hậu và chậm tiến. Tất cả những gì cao quí của dân tộc Việt Nam đều bị Cộng sản phá nát, từ phong tục, văn hóa, xã hội, kinh tế …vvv…

Kết cuộc Việt Nam xếp vào hàng các quốc gia lạc hậu, nghèo khổ nhất trên thế giới. Ðất nước Việt Nam điêu tàn – Dân tộc Việt Nam bất hạnh chỉ vì Hồ Chí Minh xuất hiện.

Nguyễn Thuyên
(Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét