Cả bọn uống trà ngon lành và
hối hả, trò chuyện cũng hấp tấp. Bảy Quế nói:
- Cái chợ Cái Quan này chỉ cách
tỉnh lỵ Bến Tre không đầy mười lăm phút trực thăng. Nó còn để đó để làm đầu mối
đưa tin lấy tin. Giống như một cụm chà mà bà con thả dưới sông. Đám cá tưởng đó
là nơi an toàn tránh khỏi tay thợ chài, nào biết đâu sẽ có một bữa bất ngờ
người chủ bao đăng xúc một phát là sạch. Nào cá lóc, cá trê , cá lòng tong. . .
Tôi trỏ bộ râu của nó và nói.
- Và cá chốt nữa.
Ba Nha gạt ngang.
- Thôi đừng có khủng bố để ông
uống trà cho ngon miệng !
Tôi hỏi về tình hình R. Anh nói
một hơi. Tiệc trà giải tán thắng lợi năm trăm phần trăm, mạnh ai nấy lủi. Tôi
đi theo Ba Nha để gặp cô “su hào”. Ba Nha giục.
- Nói gì thì nói mau mau đi.
Đoàn sẽ rời ngay nơi này. Hay muốn ở đây luôn thì nói.
Đâu có gì để nói. Nhìn thấy cô
bé trên đất quê nhà, tôi cảm thấy là mười năm sống trên đất Bắc tôi “tu
hành” là sáng suốt, vì sớm muộn gì tôi cũng sẽ bị đúc trong lò Trường
Sơn. Nếu có vợ có con bỏ lại, ai nuôi? Tôi chạy dài, chạy không ngó lại cái
sự “giúp đỡ” của đảng ủy chi ủy mà tôi đã từng thấy.
Còn bây giờ rau muống đã bò vô
tới đây? Lại cũng không thể. Tôi cưới vợ để đi theo văn công lêu bêu nay tỉnh
này mai tỉnh khác ư ? Còn nếu bắt về nhà làm dâu thì cô nàng có chịu? Trường
hợp này cũng na ná như trường hợp người đẹp Sài Gòn. Hơn nữa, Ba Nha cũng không
có đủ quyền hạn quyết định một vấn đề như vậy.
Tôi có yêu một cô Bắc Kỳ thật,
nhưng cô Bắc Kỳ ấy thì đang ở xa. Tôi chắc Bắc Kỳ cũng yêu tôi lắm! Chúng tôi chỉ
mới hôn nhau và tạm biệt. Nếu phải lấy vợ người khác xứ thì tôi chỉ xin lấy cô
Bắc Kỳ đó mà thôi. Trên thế gian này mọi cuộc tình sâu đậm đều tan vỡ. Romeo
Juliette, Lương Sơn Bá- Chúc Anh Đài, v.v…
Thêm tôi nữa, Xuân Vũ và cô Bắc
Kỳ !
Tôi vào quán mua ít quà tặng
cho cô bé và bảo các bạn:
- Đây là cái chợ độc nhất trong
vùng Giải Phóng mà tôi gặp suốt từ R về đến đây, các bạn muốn mua gì thì trút
hồ bao ra mà mua đi, đi xuống I3 (tức Khu 9 cũ) càng gay go hơn.
Ba Nha nói:
- Từ ngày về Nam tới nay tao mới
biết cái chợ.
- Đây chỉ là những cái chòi
không phải là chợ. Chỉ khác chòi ngoài đồng là vì ở đây có hàng hóa từ thành
thị đem vào. Tôi có ghé ngang đây khi từ R xuống, nhưng lúc đó không sung túc
bằng.
- Mẹ kiếp ! Chợ làng mà phong
phú quá.
- Dạ thưa anh Ba, xứ này từ xưa
nó vẫn như thế, hơn thế mà ! Anh còn lạ gì !
Tôi biết Ba Nha sợ mất lập
trường nên chỉ nói thế thôi. Sự thực, cũng như tôi nghĩ anh phải nói:
- Phong phú hơn cả Mậu Dịch
Tổng Hợp Hà Nội.
Mà đúng thế. Nếu anh có nói thì
đó cũng là sự thật. Ở đây có bán cả bàn máy may, đuôi tôm, phân hóa học Urée,
mua không phải phiếu. Từ cây tăm xỉa răng đến lọ tương chao, cứ bỏ tiền ra thì
lấy hàng. Ai muốn mua một lúc hai, ba bàn máy, ba, bốn đuôi tôm, nếu không sẵn,
mai sẽ có chuyến đò về sớm nhất trong ngày.
May quá, bữa nay Trời Phật phò
hộ, “đống chà” vẫn còn là nơi ẩn núp của lũ cá lóc cá trê R mới tới.
Chia tay nhau, Ba Nha chỉ nói y như Hai Tân phó ban Tuyên Huấn, lúc tôi và Tư
Mô rời tiểu ban Văn nghệ R:
- Cố gắng cẩn thận nghe cậu !
- Cảm ơn anh.
- Tao thấy cái đồng bằng này
không bằng phẳng chút nào hết, lại còn gai góc hơn trên rừng.
- Trời kêu ai nấy dạ anh Ba ơi!
Anh Hoàng Việt lội Trường Sơn ba tháng không sao, ló xuống đồng bằng có mấy bữa
thì lâm nạn. Cẩn thận là đã đành rồi, nhưng biết thế nào mà cẩn thận?
Ba Nha là một người đàng hoàng,
trên đưa lên thay cho Tám Nhàn được gọi về Bắc. Anh là một loại người gương
mẫu, chỉ sáng tác có một tuồng cải lương cho đoàn Chuông Vàng Hà Nội diễn. Đó
là tuồng Hương Sen Đồng Tháp. Về trong này phần lớn thời giờ anh
dùng để chiến đấu với muỗi đòn xóc. Cuối cùng anh là kẻ chiến bại trước kẻ thù
tí hon này. Không biết mồ mả ở đâu. Ai mà tìm cho được. Xương chiến sĩ Nam Kỳ
không những phủ trắng Trường Sơn mà còn trắng cả R và đồng bằng nữa.
Khi đoàn xuống tới Rạch Giá thì
bị chụp. Một số diễn viên bị bắt, trong đó có Nguyễn Trọng Miên, người Châu Đốc
là nhạc trưởng của đoàn.
Tám Không, người Giồng Luông,
quận Thạnh Phú , được phép đoàn ở lại móc gia đình.
Sở dĩ y có cái tên nghe vui vui
như vậy là vì lúc xa gia đình, vợ y có mấy điều “răn” cho đức
lang quân tâm niệm. Một là, hai là, ba là… như là một loại nghị quyết của Trung
ương đảng. Y là đồng hương và bạn học ở trại huấn luyện Thanh Niên Cứu Quốc
Tỉnh, y học bên Thiếu Nhi, tôi nhỏ tuổi hơn y nhưng lại học bên Thanh Niên.
Trong kháng chiến, y theo tiểu đoàn 307 , tôi làm phóng viên chiến trường .
Ra Bắc y viết và đóng kịch, tôi
viết văn. Lội Trường Sơn cùng một chuyến, và lại gặp nhau đây để “ ‘kéo
bè kéo cánh”, giúp đỡ nhau viết về Đồng Khởi vĩ đại !
Vợ y là diễn viên số một đoàn
Văn Công Nam Bộ. Con y mới ba tuổi, y chở lại nhà tôi chơi hoài. Y giục tôi.
- Kiếm một chỗ cấy rau muống đi
để
“có một cục để trên đầu trên cổ
với người ta”.
Y lấy tên tôi đặt cho con. Có
lẽ vì quá yêu tôi chăng. Yêu nhau lắm nhưng không có cắn nhau đau như người ta
thường nói. Bây giờ y mới chế diễu tôi:
- Rau muống non quấn chân vậy
không chịu để về đây không khéo lại quơ dưa hấu sồn!
- Mày có thực hành đúng “tám
không” không?
- Tao bây giờ còn “mười
không” nữa chớ thèm tám.
- Cái “không” nào khó thi hành
nhất?
- Không có việc gì khó. Chỉ sợ
lòng không bền. Đào sông lấp biển, “Quyết chí cũng làm nên” mà
chú Hai nó.
- Ừ, tốt lắm. Bây giờ mày tính
trụ hình ở đâu?
- Tao có chỗ rồi.
- Ở đâu mà hay vậy?
- Chó dắt mới gặp
“cố nhân thời xa vắng!”
- Cha chả ! Coi bộ lãng mạn rồi
đa !
- Hì hì, nhưng cố nhân lại có
cựa mày ạ !
Hai đứa cùng cười rồi dắt nhau
đi vô vườn đề phòng “Phượng Hoàng bủa lưới phóng lao”. Tám Không bảo:
- Mẹ, con gái một bầy, con trai
một lũ mà đều thất nghiệp. Tao không hiểu người ta giữ để làm mắm hay làm gì mà
không cho chúng nó xáp với nhau. À quên, Điêu Thuyền vào rồi !
- Gặp Lữ Bố chưa
?
- Lữ Bố đang mắc nạn, tổ chức
còn điều tra nên hai đằng chàng và thiếp chỉ hờm sẵn cái bàn cờ chớ chưa xuất
tướng xe đâm thọc gì được cả.
- Hoàng Việt chết thiệt sao
mày?
- Còn giả với ai nữa chớ ?
- Coi chừng công điện bỏ dấu
lộn.
- Chữ gì chớ chữ “Hoàng
Việt” không lộn được. Ở dưới tỉnh bây giờ người ta lấy tên là Năm
Quyết, Sáu Thắng, Mười Bò, Ba Ngố chớ ai có loại tên mất lập trường đó mà lộn.
Châc! Nếu cần hi sinh một cánh tay của tao để ảnh sống lại, tao xin sẵn sàng.
- Thôi mày ơi! Đừng có nói
nhảm.
Tôi dắt Tám Không đi loanh
quanh một hồi thì gặp một cái nhà hoang ở mé vườn. Hai đứa mắc võng nằm. Đâu
cũng thế, dân không ở trong những nơi rậm rạp và tránh giải phóng. Tám Không
bảo:
- Hai đứa mình ở đại cái nhà
này, hằng ngày đi chợ về nấu ăn.
- .. chống Mỹ?
- Tao sẽ tìm cách về thăm gia
đình!
- Bây giờ phải lo bồi dưỡng cặp
giò trước. Nó khô nước nhờn từ Trường Sơn rồi ! Về R đâu có châm nhớt thêm được
chút nào. Ở đây là chấp nhận chạy đua với trực thăng, cặp giò yếu yếu là bị nó
xớt thôi.
- Mày mới về sao biết rành vậy?
- Qua Mỹ Tho mà không rành à? Ở
đó hơn đây cái mục pháo bầy. Ngoài ra thứ gì cũng giống.
- Tao bị rồi.
- Ủa, còn Tư Mô đâu?
- Ảnh về bên Bảo thăm nhà.
- Cặp giò ổng chắc lúc này làm
ống điếu tốt hơn hồi ở R.
Tôi kể cho ông bạn cố tri nghe
về việc tìm tài liệu Đồng Khởi, nhưng y không có vẻ chú ý mà cứ thở dài.
- Bây giờ tao mới thấy nhớ
thằng nhỏ.
- Nhớ thằng nhỏ hay nhớ má nó?
Tám Không làm thinh, một chập
rồi móc bóp lấy hình vợ con ra:
- Tao phải đem nó về giao cho
bà già mới yên tâm.
- Bà già mày ở đâu?
- Ở Sài Gòn.
- Làm sao giao được?
- Thằng Bảy Quế ra vô thành như
cơm bữa. Tao sẽ nhờ nó. Nói chơi vậy thôi chớ làm gì được. Lúc tao về thăm má
con nó tản cư trên Bắc Ninh, tao thấy tội nghiệp quá. Xa vợ ít đau khổ hơn xa
cơn. Mày có con rồi mày sẽ biết. Tao nhớ lúc tao bồng nó lần cuối cùng, tao
bảo: Con hôn ba, rồi ba đi!Nó hỏi: Ba đi đâu? Tao
nói: Ba đi công tác. Nó hỏi tiếp: Công tác ở
đâu? Tao bảo: Xa lắm. Nó lại hỏi: Chừng nào
ba về? Vợ tao khóc và quát: Con đừng hỏi nữa. Để ba đi! Bây
giờ thì biết không có ngày về !
Cái thằng bạn của tôi kể tới đó
rồi ngưng. Nó rơm rớm nước mắt:
- Đó những chuyện nhỏ nhặt như
vậy thôi mày ạ, nhưng nó ràng buộc mình vô kể. Bây giờ tao mới thông cảm với
anh Tư Cương (Phó Giám Đốc Đài Phát Thanh). Hồi 1940 ảnh bị tù về thăm nhà lúc
chị Tư sanh con Nina. Ảnh lưu luyến rồi ở nhà luôn không đi hoạt động nữa. Cho
nên bây giờ mới ngồi ghế thấp vậy, chớ nếu không thì ít nhất cũng là Bộ Trưởng,
ủy Viên Trung ương.
Tôi gạt ngang:
- Thôi mày ơi! Gác vụ má thằng
Cu lại một bên đi. Tính chuyện cái bao tử đã.
- Còn mày, về tới nhà rồi, có
để ý được mối nào chưa ?
Tôi cười há há rồi kể lại “mối
tình ngang trái “ và chuyện “Giang tả cầu hôn” cho nó
nghe. Nó bảo:
- Con dì không được thì nhắm
con cháu chớ sao bỏ cả hai đi? Như vậy cũng còn khá hơn ông Giáp.
- Rồi kêu bạn học bằng “nhạc
mẫu” à? Khó coi quá !
- Thì cưới con gái người ta
phải kêu người ta bằng má chớ sao. Ông Giáp lấy con gái ông Đặng Thái Mai cũng
được chớ đâu có gì khó coi.
- Chèo ách quá mày ơi ! Không
được đâu. Rồi cả làng tao hay, bạn cũ biết họ cười chết.
Tám Không bảo:
- Để bữa nào êm êm, mày dắt tao
coi con bé… é cháu rồi tao liên hệ với chi ủy địa phương đặt vấn đề cho. Gia
đình mày có một mình mày, ở đó mà nhởn nhơ ngâm cứu hoài. Con nhỏ su
hào đi dọc đường với tao nó có tâm sự. Tao thấy không được, nên tao
nói quát ra. Cấy su hào thì cấy ở ngoài đó chớ về tới xứ rồi
ta kiếm dưa hấu mà lấy giống cho rặc nòi, chớ ai lại để lai, phải không nhà dăng?
Tôi làm thinh. Tám Không quay
lại vụ Hoàng Việt:
- Thiệt là đau đớn. Kể từ nay
mình hết có nghe anh Bảy Hoàng Cò nói về giao hưởng nữa. Không biết ảnh có để
cục nhân nào lại cho mấy em tóc vàng Bun-ga-ri không?
- Tội nghiệp Lê Tương Phùng và
chị Bảy quá trời.
- Mày thấy gương đó thì phải lo
vợ con sơm sớm đi.
Hai đứa nhóm bếp nấu nước nấu
cơm. Ba cái dụng cụ Trường Sơn mang về tới R đã thấy gãy xương sống, tính quăng
phức cho rảnh nợ, chẳng ngờ lại phải đeo xuống đây. Tôi hỏi.
- Mày qua Đồng Chó Ngáp có
suông không?
- Mày muốn nói là có ăn pháo
bầy hoặc thủy phi thoàn không hả?
- Phải. Nhưng mày lội một lần
hay hai?
- Một lần là ói ra gạch cua
rồi, còn muốn mấy lần?
- Tao lội hai lần đó mày ơi!
Tám Không cười khè khè như lựu
đạn lép đề-tô:
- Bị cá nốc à?
- Không! Ngâm dấm suốt đêm nó
vắng mặt. Há há… Hổng biết của mấy em có hề hấn chi không? Phải sửa lại
là đồng chó chết mới đúng mày ạ. Tàn nhẫn vô nhân đạo thật.
Tụi mình thì dù sao cũng là giống mạnh, còn các em là giống yếu, giống đẹp phải
ngâm nghêu sò ốc hến cả đêm tội nghiệp quá. Các em lại sợ đĩa chui nữa!
Bỗng nghe một tiếng “pịch” sau
hè như cái chấm dứt câu chuyện chó ngáp. Cả hai nhảy tưng lên rồi nhìn nhau.
Pháo lép à ? Không phải ? Tôi nhìn ra. Đó chỉ là trái dừa khô rụng sau hè. Tôi
lượm đem vào, bảo:
- Đây là dừa Bến Tre không phải
dừa Thanh Hóa.
Tám Không nhại tiếng Bắc.
- Ở đây nà Cái
Quao, Thanh Hóa thế quái lào được. Mình tha hồ kho khô kho
nước ăn chơi nhé anh Cò. Mẹ kiếp bốn kí nô nạc đổi một
kí nô thép NiênXô, còn mấy kí nô dừa đổi một
kí nô thép hả chị hĩm?
- Nếu bốn kí thì tao ở không đi
lượm dừa rụng đổi thép không cần công tác nữa.
Tôi dùng con dao găm cứa
da không đứt của hợp tác xã Hàng Bạc mà tôi đeo suốt từ Hà Nội vô tới
đây lột trái dừa, đập ra, cạy, xắt miếng bỏ vô gà-mên, tìm muối để kho.
Tám Không lục trong bếp một lúc
rồi reo lên:
- Tao lấy bí danh là “không” mà
lại có. Chủ nhà đi để lại tất cả cho mình. Mày coi đây: nước mắm, nước tương,
nước màu, đường, muối, cả chao và mắm nữa. Vậy mình chỉ nấu cơm ra vườn hái rau
sống ăn với mắm chưn một bữa no kè uống trà rồi lên võng lúc lắc. Còn cái món
dừa kho để dành ngày mai.
- Nghe đài BBC và ngủ, tao
có radiô Hitachi đây.
Đang ăn cơm, bỗng Tám Không
nói:
- Để tao gả em gái tao cho mày.
Tao quên mất tao có hai ba đứa em gái.
- Ở đâu bây giờ?
- Ở Sài Gòn.
- Tao vừa xem mặt một cô Sài
Gòn.
- Rồi sao?
- Có lẽ cổ không chịu tao mà
tao cũng không thể… gì được vì cái lập trường của hai bên xa cách…
Tám Không lắc đầu:
- Lập gì! ông già vợ tao cũng ở
Sài Gòn, một đại tư sản có nuôi cả ngựa đua. Ổng đã để dành cho con trai tao
một con ngựa tơ. Chừng nó về nó sẽ cỡi đua.
- Mày móc được
ổng rồi à?
- Lúc về tới R tao cho người đi
ngoéo ngay. Ổng có vợ lẻ. Má vợ tao không còn ở chung với ổng nữa. Ổng có hai
đứa con gái với bà nhỏ. Mày thấy là chịu liền. Tụi nó đẹp như tiên vậy. Ngoài
ra tao còn một lô em gái. Còn cả một bà chị vợ nữa. Mày có thể bắt thăm.
- Gả em vợ chị vợ nghèo ba năm
mày không biết à?
Cả hai cùng cười. Tám Không nói
tiếp:
- Nếu trớt mấy mối đó, tao còn
một đám em gái con của cô tao ở Giồng Luông. Tụi mình sẽ mạo hiểm đi xuống đó
một chuyến. Trước nhất xuống Minh Đức, rồi từ Minh Đức băng đồng xuống Cái Bần.
Rồi từ Cái Bần lội xuống Giồng Luông. Luôn dịp tao thăm mộ ông già tao. Mấy
chục năm trời biền biệt. Con cái gì bất hiếu vậy?
- Còn bà già hiện ở đâu?
- Bà già tao bỏ xứ lên Sài Gòn
ở chung với anh Hai tao lâu rồi. Ảnh là sĩ quan Hải Quân Hoàng Gia Anh trong
đại chiến thứ hai, được nước Anh ưu đãi, cho lương hằng tháng sống khỏe lắm.
Tôi bảo:
- Mày lụi hụi rồi bị kết tội
mất lập trường giai cấp cho coi.
Tám Không cười dí dỏm:
- Lập trường giai cấp tao cất
kỹ lắm. Mất hay còn không ai thấy được, chỉ mình tao biết thôi. Chính cái bản
thân tao đã là một sự mất lập trường rồi. Tao là địa chủ, mày thừa
biết mà. Đi theo Cách Mạng cà nhỏng gần hai mươi năm chưa chặt được cái
đuôi đ… chĩa hay sao?
Nhà Tám Không giàu lắm. Dân
Giồng Luông không có nhà nghèo. Nhà ngói, phông tô nền đúc san sát nối liền
nhau như phố chợ. Việt Minh nổi dậy phá sạch. Hai ngôi nhà nguy nga lớn nhất,
có thể là toàn tỉnh cũng bị phá tiêu. Đó là nhà của ông Phó Hoài và ông Phủ
Kiển. Nhà Tám Không ở gần đấy.
Ở ngoài Bắc vượt về Nam cả ngàn
cây số đường rừng mà gần. Bây giờ chỉ còn năm, sáu cây số nữa là về tới nhà mà
lại xa. Vì Giồng Luông Thạnh Phú đều có đồn bót. Tám Không nhắc lại với vẻ
cương quyết.
- Tao sẽ kiếm vợ cho mày.
Nói cho vui vậy thôi chớ làm
sao mà Ngụy và Việt Cộng nhìn mặt nhau được. Cái gì mơ tưởng cũng đẹp, đụng
thực tế rồi mới ngã ngửa ra. Tôi và Tám Không chưa biết ở đâu cho vững bụng thì
nghe tiếng trực thăng qua đầu. Vườn dừa, bờ mía rậm ri dễ trốn lắm, nhưng cũng
vẫn cứ sợ lòi lưng.
Hôm sau hai đứa lại dắt nhau ra
chợ Cái Quan mua sắm các thứ hàng chiến lược như vải dù để khoác lên người ngụy
trang, dây dù để giăng võng và vải ni lông để may võng. Ngoài ra còn những thứ
tỉ mỉ khác như kim chỉ, dây quai dép cao su, bút Bic, pin đèn, đường cát… toàn
những thứ Mậu Dịch Hà Nội đều không có bán.
Máy đuôi tôm chạy ầm ì dợn sóng
cả bến chợ. Thấy xuồng đậu gắn toàn máy đuôi tôm tôi hết hồn. Loại máy này tôi
chỉ thấy có một cái ở Miền Bắc của Công Binh Sư Đoàn 330 Đồng Văn Chuột dùng để
tập dượt cho công binh vượt sông. Máy của LX giật hoài không chạy, phải kêu
chuyên viên ngoài Bộ Tổng vào sửa chữa.
Ở đây đuôi tôm con nít cũng
chạy được và không thấy hư bao giờ. Dân dùng nó để chà gạo, chạy lò đường. Nông
thôn bom đạn bời bời mà người dân còn văn minh cỡ đó, nói chi thành thị? Quay
nhìn lại cái cày chìa vôi và cái xe đạp nước của Miền Bắc mà hỡi ôi. Hai mươi
năm sau Giải Phóng tới ăn sạch cả lò đường và đuôi tôm, Bắc Việt vô cạp luôn
đất. Dân nghèo đi không ngóc đầu lên nổi.
Tôi và Tám Không mua một xâu
thịt và lòng định đem về chòi liên hoan tay đôi nhưng chưa kịp trả tiền thì
nghe một bàn tay vỗ nhẹ vai. Tôi quay lại, bụng nghĩ chắc ông mãnh Bảy Quế đến
gặp tụi tôi để cho vài lời khuyên trong cuộc sống dưới cánh quạt trực thăng
chăng. Nhưng không phải. Một ông lão tóc bạc râu dài, chậm rãi hỏi.
- Tôi nè cậu Hai, cậu còn nhớ
tôi không?
Tôi ngạc nhiên hỏi.
- Bác là ai? Cháu chưa từng
quen?
- Cậu không nhớ tôi đâu. Tôi
nghe cậu về trong này rồi. Hổm rày tôi đi chợ thấy cán bộ qua lại có để ý tìm.
Tôi là Sáu Bi nè . Tôi là người ở… Thôi về nhà rồi sẽ nói chuyện.
Thấy tôi cứ đứng ngơ ngác, lão
tiếp:
- Cậu ở nhà ai hiện giờ .
- Trong cái nhà hoang ở mé vườn
kia.
- Không được đâu. Nó chụp chết.
Thôi mời hai cậu về nhà.
Nói xong lão móc túi trả tiền
rồi xách xâu thịt và lôi tay tôi ới xuống bến.
Tôi chưa hiểu ất giáp gì nhưng
vẫn bước theo. Tám Không cũng không phản đối. Đang ở khơi khơi không có gốc rễ
gì hết, được nhân dân mời về nhà thì còn gì bằng. Ông già mời tôi xuống đuôi
tôm ngồi. Xuồng máy chạy khỏe re. Từ ngày lội Trường Sơn tới nay, đây là lần
thứ nhất tôi đi mà khỏi dùng cặp chân hay cơ giới hóa cặp chân.
Vừa lái đuôi tôm, ông Sáu kể
cho tôi nghe tiểu sử thuở thiếu thời của ông:
- Ông Cả có hai cặp trâu. Cậu
đi học bãi trường về lần nào cũng đòi cỡi, nhớ chưa. Tôi không cho vì sợ cậu
té, tôi bị rầy, nhớ chưa?
- À, tôi nhớ ra rồi. Bây giờ
chú lên ở vùng này à?
- Tôi theo bên vợ về cất nhà ở
gần cầu Sập.
- Cầu sập là cầu nào?
- Đúng ra nó là cây cầu đúc lớn
ở nửa đường Mỏ Cày – Cầu Mống. Nhưng hồi kháng chiến, dân quân phá sập nên gọi
là cầu Sập. Cây cầu đúc lớn gần ngã tư An Bình đường vô nhà ông Chủ Xạ đó.
Tôi mơ màng nhớ lại những
chuyện cách đây vài chục năm. Ông Chủ Xạ có hai thằng con trai học chung với
tôi ở trường Mỏ Cày. Một thằng đi bộ đội chết ở miền Tây còn một thằng không
biết làm gì? Chị nó lấy chồng là ông tổ trưởng chánh trị Trung Đoàn 99 của Đồng
Văn Cống người Việt “gốc rau” tên là Hoàng Mai. Ông tổ trưởng
này sau khi tơm bà vợ địa chủ thì nhảy rào về thành luôn.. Hồi bọn Văn Phòng
Trung Đoàn 99 đóng ở nhà ông nội tôi ở Hương Mỹ, Hoàng Mai xem tôi đá cá lia
thia, hắn sìa môi bảo tôi bằng tiếng Pháp: “Tôi thích Cách Mạng chớ
không thích đánh nhau!” Cách Mạng Tháng Tám không đánh nhau?
Thịt heo mua về hãy dẹp qua một
bên. Chú bảo thím bắt gà, bắt vịt làm thịt một lúc hai con. Rượu đế một lít.
Chuối, mít trái cây đầy bàn. Ăn uống xong, Tám Không ngủ khò. Coi pháo của quận
Mỏ Cày và Cầu Mống như đồ bỏ. Nó bắn thì cứ bắn, ông ngủ cứ ngủ, sợ chi. Pháo
bầy Long An còn giết ông không được kia mà.
Chú Sáu dắt tôi ra ngồi ngoài
vườn kể chuyện làng tôi cho tôi nghe . Chú nói rất nhỏ , dường như sợ cả cây
cối nghe:
- Cô của cậu bị “mấy
ổng” thủ tiêu, ai cũng biết nhưng gia đình ông Ba bà Ba không dám nói.
Chẳng có gì cả. Tổ trưởng đảng nó ve cổ. Cổ chửi nó là thằng chăn trâu.
Mà thật thằng tổ trướng là chăn
trâu, nhưng không được chăn trâu của ông nội tôi. Nó đã từng qua vườn nhà tôi
ăn trộm dừa bị bắt nhiều lần nhưng ông tôi bỏ qua. Bây giờ nó thù. Chú Sáu
tiếp:
- Ngoài ra nó giết cổ để lấy
cái radiô. Bà Ba buồn và sợ nên bỏ nhà vô chợ ở với cô Chín. Ngôi nhà đó tụi nó
lấy hết đồ đạc.
- Chú có về dưới đó không?
- Vợ tôi có về nhưng không dám
tới nhà ông Ba. Vì đường đi nước bước bây giờ du kích gài lựu đạn tùm lum không
biết đâu mà rờ. Nhiều người bị nổ tét ruột cậu ơi. Du kích là trời con bây giờ
nề.
Tôi nghe chuyện nhà cửa mà rầu
lòng, nhưng làm sao bây giờ. Một bên là nhà, một bên là Cách Mạng. Chẳng lẽ
binh nhà bỏ Cách Mạng? Cũng không thể binh Cách Mạng bỏ phế nhà cửa . Tôi đành
ừ hử cho qua. Cứ coi như chuyện của ai không phải của mình là ổn nhất.
- Ruộng nương thế nào chú Sáu?
- Làm tạm tạm thôi. Bom pháo
liên miên không dám đứng thẳng buổi. Khuya thức dậy làm tới tan phèn là về nhà,
lớ ngớ chờ có chụp đặng chui hầm thôi, thành thử ra không có bao nhiêu lúa.
Chú Sáu cho biết thêm:
- Mình ở đây là giữa đường Cầu
Mống Mỏ Cày, cách Mỏ Cày sáu cây số, cách Cầu Mống cũng sáu cây số. Lính Mỏ Cày
thường bung ra tới cầu Mương Điều còn lính Cầu Mống lên tới đường vô Tân Huề .
Mình ở giữa không lo lính nhưng sợ bom, pháo và trực thăng.
Tôi tưởng về trong này ít ra
cũng có một vùng giải phóng “độc lập muôn năm “ và “thằng
Tây có bố ta xuống đìa ta vuốt râu chơi ” như thời kháng chiến, nào
ngờ đất giải phóng của ông Thọ teo quá.
Ăn nhậu ở nhà chú Sáu được một
tuần lễ thì hai thằng tôi thấy ngứa chân giang hồ, muốn thỏa chí “tang
bồng” nên xin từ giã, vác dao găm và ba-lô ra đi.
Chú Sáu tốt bụng vô cùng, bảo:
- Để tôi chở hai cậu xuống dưới
An Định giới thiệu cho hai cậu đứa em tôi. Chúng nó sẽ lo hầm hố cho hai cậu
chớ lêu bêu không ổn đâu.
Tám Không ái ngại:
- Để tụi tôi liên hệ với xã ấy,
chớ không dám phiền bà con !
Chú Sáu xua tay:
- Không được đâu cậu Tám..
- Sao vậy?
- Họ lo thân còn không xong.
lấy đâu bảo bọc các cậu !
Tôi mới vỡ lẽ ra rằng cán Mùa
Thu về quê chẳng được trọng vọng tí nào. Nhất là đám cán bộ tỉnh. Họ ngó chúng
tôi bằng nửa con mắt. Chúng sợ cán Mùa Thu về chiếm hết địa vị của chúng. Ngoài
ra tụi Mùa Thu về xứ, lắm tên“cần kiệm liêm chính” lật ngược nên bị
xem thường. Chỉ có cây K54 là có uy tín thôi. Dân coi kỹ, hễ dưới vạt áo u u
một cục hoặc đi đâu có cận vệ vác AK theo tò tò thì xin cơm rất dễ dàng, còn
ba-lô trơn thì nói gì cũng không ai nghe.
Chú Sáu mua cho chúng tôi hai
cái thùng đựng đạn đại liên Mỹ và giải thích:
- Sống ở đây thì phải có cái
món này hai cậu ạ. Nếu bị chụp thì giấy tờ, K54 dồn cả vô đây đậy nắp lại “cái
cụp” đạp lút xuống mương là vững bụng. Giấy tờ không ướt chút nào nhờ
cái nắp có miếng “can” cao su.
Đã rầu cái ba-lô con cóc đeo
chai cả lưng bây giờ lại thêm cái thùng sắt Mỹ nữa, thiệt chán mớ đời. Nhưng
nhập gia phải tùy tục, hai đứa tôi đành nhận hai chiếc thùng để làm bạn đường
và bảo vật phòng thân.
Chú Sáu chở tôi xuống nhà người
em là chú Nhứt cũng có vợ người Cầu Mống bỏ ở đó. Hai đứa tôi kể như an cư lạc
nghiệp, bắt đầu lo chuyện sáng tác. Nhưng chưa viết được chữ nào thì lại có
chuyện nội bộ xảy ra.
Cả bọn uống trà ngon lành và
hối hả, trò chuyện cũng hấp tấp. Bảy Quế nói:
- Cái chợ Cái Quan này chỉ cách
tỉnh lỵ Bến Tre không đầy mười lăm phút trực thăng. Nó còn để đó để làm đầu mối
đưa tin lấy tin. Giống như một cụm chà mà bà con thả dưới sông. Đám cá tưởng đó
là nơi an toàn tránh khỏi tay thợ chài, nào biết đâu sẽ có một bữa bất ngờ
người chủ bao đăng xúc một phát là sạch. Nào cá lóc, cá trê , cá lòng tong. . .
Tôi trỏ bộ râu của nó và nói.
- Và cá chốt nữa.
Ba Nha gạt ngang.
- Thôi đừng có khủng bố để ông
uống trà cho ngon miệng !
Tôi hỏi về tình hình R. Anh nói
một hơi. Tiệc trà giải tán thắng lợi năm trăm phần trăm, mạnh ai nấy lủi. Tôi
đi theo Ba Nha để gặp cô “su hào”. Ba Nha giục.
- Nói gì thì nói mau mau đi.
Đoàn sẽ rời ngay nơi này. Hay muốn ở đây luôn thì nói.
Đâu có gì để nói. Nhìn thấy cô
bé trên đất quê nhà, tôi cảm thấy là mười năm sống trên đất Bắc tôi “tu
hành” là sáng suốt, vì sớm muộn gì tôi cũng sẽ bị đúc trong lò Trường
Sơn. Nếu có vợ có con bỏ lại, ai nuôi? Tôi chạy dài, chạy không ngó lại cái
sự “giúp đỡ” của đảng ủy chi ủy mà tôi đã từng thấy.
Còn bây giờ rau muống đã bò vô
tới đây? Lại cũng không thể. Tôi cưới vợ để đi theo văn công lêu bêu nay tỉnh
này mai tỉnh khác ư ? Còn nếu bắt về nhà làm dâu thì cô nàng có chịu? Trường
hợp này cũng na ná như trường hợp người đẹp Sài Gòn. Hơn nữa, Ba Nha cũng không
có đủ quyền hạn quyết định một vấn đề như vậy.
Tôi có yêu một cô Bắc Kỳ thật,
nhưng cô Bắc Kỳ ấy thì đang ở xa. Tôi chắc Bắc Kỳ cũng yêu tôi lắm! Chúng tôi
chỉ mới hôn nhau và tạm biệt. Nếu phải lấy vợ người khác xứ thì tôi chỉ xin lấy
cô Bắc Kỳ đó mà thôi. Trên thế gian này mọi cuộc tình sâu đậm đều tan vỡ. Romeo
Juliette, Lương Sơn Bá- Chúc Anh Đài, v.v…
Thêm tôi nữa, Xuân Vũ và cô Bắc
Kỳ !
Tôi vào quán mua ít quà tặng cho
cô bé và bảo các bạn:
- Đây là cái chợ độc nhất trong
vùng Giải Phóng mà tôi gặp suốt từ R về đến đây, các bạn muốn mua gì thì trút
hồ bao ra mà mua đi, đi xuống I3 (tức Khu 9 cũ) càng gay go hơn.
Ba Nha nói:
- Từ ngày về Nam tới nay tao
mới biết cái chợ.
- Đây chỉ là những cái chòi
không phải là chợ. Chỉ khác chòi ngoài đồng là vì ở đây có hàng hóa từ thành
thị đem vào. Tôi có ghé ngang đây khi từ R xuống, nhưng lúc đó không sung túc
bằng.
- Mẹ kiếp ! Chợ làng mà phong
phú quá.
- Dạ thưa anh Ba, xứ này từ xưa
nó vẫn như thế, hơn thế mà ! Anh còn lạ gì !
Tôi biết Ba Nha sợ mất lập
trường nên chỉ nói thế thôi. Sự thực, cũng như tôi nghĩ anh phải nói:
- Phong phú hơn cả Mậu Dịch
Tổng Hợp Hà Nội.
Mà đúng thế. Nếu anh có nói thì
đó cũng là sự thật. Ở đây có bán cả bàn máy may, đuôi tôm, phân hóa học Urée,
mua không phải phiếu. Từ cây tăm xỉa răng đến lọ tương chao, cứ bỏ tiền ra thì
lấy hàng. Ai muốn mua một lúc hai, ba bàn máy, ba, bốn đuôi tôm, nếu không sẵn,
mai sẽ có chuyến đò về sớm nhất trong ngày.
May quá, bữa nay Trời Phật phò
hộ, “đống chà” vẫn còn là nơi ẩn núp của lũ cá lóc cá trê R mới tới.
Chia tay nhau, Ba Nha chỉ nói y như Hai Tân phó ban Tuyên Huấn, lúc tôi và Tư
Mô rời tiểu ban Văn nghệ R:
- Cố gắng cẩn thận nghe cậu !
- Cảm ơn anh.
- Tao thấy cái đồng bằng này
không bằng phẳng chút nào hết, lại còn gai góc hơn trên rừng.
- Trời kêu ai nấy dạ anh Ba ơi!
Anh Hoàng Việt lội Trường Sơn ba tháng không sao, ló xuống đồng bằng có mấy bữa
thì lâm nạn. Cẩn thận là đã đành rồi, nhưng biết thế nào mà cẩn thận?
Ba Nha là một người đàng hoàng,
trên đưa lên thay cho Tám Nhàn được gọi về Bắc. Anh là một loại người gương
mẫu, chỉ sáng tác có một tuồng cải lương cho đoàn Chuông Vàng Hà Nội diễn. Đó
là tuồng Hương Sen Đồng Tháp. Về trong này phần lớn thời giờ anh dùng
để chiến đấu với muỗi đòn xóc. Cuối cùng anh là kẻ chiến bại trước kẻ thù tí
hon này. Không biết mồ mả ở đâu. Ai mà tìm cho được. Xương chiến sĩ Nam Kỳ
không những phủ trắng Trường Sơn mà còn trắng cả R và đồng bằng nữa.
Khi đoàn xuống tới Rạch Giá thì
bị chụp. Một số diễn viên bị bắt, trong đó có Nguyễn Trọng Miên, người Châu Đốc
là nhạc trưởng của đoàn.
Tám Không, người Giồng Luông,
quận Thạnh Phú , được phép đoàn ở lại móc gia đình.
Sở dĩ y có cái tên nghe vui vui
như vậy là vì lúc xa gia đình, vợ y có mấy điều “răn” cho đức
lang quân tâm niệm. Một là, hai là, ba là… như là một loại nghị quyết của Trung
ương đảng. Y là đồng hương và bạn học ở trại huấn luyện Thanh Niên Cứu Quốc
Tỉnh, y học bên Thiếu Nhi, tôi nhỏ tuổi hơn y nhưng lại học bên Thanh Niên.
Trong kháng chiến, y theo tiểu đoàn 307 , tôi làm phóng viên chiến trường .
Ra Bắc y viết và đóng kịch, tôi
viết văn. Lội Trường Sơn cùng một chuyến, và lại gặp nhau đây để “ ‘kéo
bè kéo cánh”, giúp đỡ nhau viết về Đồng Khởi vĩ đại !
Vợ y là diễn viên số một đoàn
Văn Công Nam Bộ. Con y mới ba tuổi, y chở lại nhà tôi chơi hoài. Y giục tôi.
- Kiếm một chỗ cấy rau muống đi
để
“có một cục để trên đầu trên cổ
với người ta”.
Y lấy tên tôi đặt cho con. Có
lẽ vì quá yêu tôi chăng. Yêu nhau lắm nhưng không có cắn nhau đau như người ta
thường nói. Bây giờ y mới chế diễu tôi:
- Rau muống non quấn chân vậy
không chịu để về đây không khéo lại quơ dưa hấu sồn!
- Mày có thực hành đúng “tám
không” không?
- Tao bây giờ còn “mười
không” nữa chớ thèm tám.
- Cái “không” nào khó thi hành
nhất?
- Không có việc gì khó. Chỉ sợ
lòng không bền. Đào sông lấp biển, “Quyết chí cũng làm nên” mà
chú Hai nó.
- Ừ, tốt lắm. Bây giờ mày tính
trụ hình ở đâu?
- Tao có chỗ rồi.
- Ở đâu mà hay vậy?
- Chó dắt mới gặp
“cố nhân thời xa vắng!”
- Cha chả ! Coi bộ lãng mạn rồi
đa !
- Hì hì, nhưng cố nhân lại có
cựa mày ạ !
Hai đứa cùng cười rồi dắt nhau
đi vô vườn đề phòng “Phượng Hoàng bủa lưới phóng lao”. Tám Không bảo:
- Mẹ, con gái một bầy, con trai
một lũ mà đều thất nghiệp. Tao không hiểu người ta giữ để làm mắm hay làm gì mà
không cho chúng nó xáp với nhau. À quên, Điêu Thuyền vào rồi !
- Gặp Lữ Bố chưa
?
- Lữ Bố đang mắc nạn, tổ chức
còn điều tra nên hai đằng chàng và thiếp chỉ hờm sẵn cái bàn cờ chớ chưa xuất
tướng xe đâm thọc gì được cả.
- Hoàng Việt chết thiệt sao
mày?
- Còn giả với ai nữa chớ ?
- Coi chừng công điện bỏ dấu
lộn.
- Chữ gì chớ chữ “Hoàng
Việt” không lộn được. Ở dưới tỉnh bây giờ người ta lấy tên là Năm
Quyết, Sáu Thắng, Mười Bò, Ba Ngố chớ ai có loại tên mất lập trường đó mà lộn.
Châc! Nếu cần hi sinh một cánh tay của tao để ảnh sống lại, tao xin sẵn sàng.
- Thôi mày ơi! Đừng có nói
nhảm.
Tôi dắt Tám Không đi loanh
quanh một hồi thì gặp một cái nhà hoang ở mé vườn. Hai đứa mắc võng nằm. Đâu
cũng thế, dân không ở trong những nơi rậm rạp và tránh giải phóng. Tám Không
bảo:
- Hai đứa mình ở đại cái nhà
này, hằng ngày đi chợ về nấu ăn.
- .. chống Mỹ?
- Tao sẽ tìm cách về thăm gia
đình!
- Bây giờ phải lo bồi dưỡng cặp
giò trước. Nó khô nước nhờn từ Trường Sơn rồi ! Về R đâu có châm nhớt thêm được
chút nào. Ở đây là chấp nhận chạy đua với trực thăng, cặp giò yếu yếu là bị nó
xớt thôi.
- Mày mới về sao biết rành vậy?
- Qua Mỹ Tho mà không rành à? Ở
đó hơn đây cái mục pháo bầy. Ngoài ra thứ gì cũng giống.
- Tao bị rồi.
- Ủa, còn Tư Mô đâu?
- Ảnh về bên Bảo thăm nhà.
- Cặp giò ổng chắc lúc này làm
ống điếu tốt hơn hồi ở R.
Tôi kể cho ông bạn cố tri nghe
về việc tìm tài liệu Đồng Khởi, nhưng y không có vẻ chú ý mà cứ thở dài.
- Bây giờ tao mới thấy nhớ
thằng nhỏ.
- Nhớ thằng nhỏ hay nhớ má nó?
Tám Không làm thinh, một chập
rồi móc bóp lấy hình vợ con ra:
- Tao phải đem nó về giao cho
bà già mới yên tâm.
- Bà già mày ở đâu?
- Ở Sài Gòn.
- Làm sao giao được?
- Thằng Bảy Quế ra vô thành như
cơm bữa. Tao sẽ nhờ nó. Nói chơi vậy thôi chớ làm gì được. Lúc tao về thăm má
con nó tản cư trên Bắc Ninh, tao thấy tội nghiệp quá. Xa vợ ít đau khổ hơn xa
cơn. Mày có con rồi mày sẽ biết. Tao nhớ lúc tao bồng nó lần cuối cùng, tao
bảo: Con hôn ba, rồi ba đi!Nó hỏi: Ba đi đâu? Tao
nói: Ba đi công tác. Nó hỏi tiếp: Công tác ở
đâu? Tao bảo: Xa lắm. Nó lại hỏi: Chừng nào
ba về? Vợ tao khóc và quát: Con đừng hỏi nữa. Để ba đi! Bây
giờ thì biết không có ngày về !
Cái thằng bạn của tôi kể tới đó
rồi ngưng. Nó rơm rớm nước mắt:
- Đó những chuyện nhỏ nhặt như
vậy thôi mày ạ, nhưng nó ràng buộc mình vô kể. Bây giờ tao mới thông cảm với
anh Tư Cương (Phó Giám Đốc Đài Phát Thanh). Hồi 1940 ảnh bị tù về thăm nhà lúc
chị Tư sanh con Nina. Ảnh lưu luyến rồi ở nhà luôn không đi hoạt động nữa. Cho
nên bây giờ mới ngồi ghế thấp vậy, chớ nếu không thì ít nhất cũng là Bộ Trưởng,
ủy Viên Trung ương.
Tôi gạt ngang:
- Thôi mày ơi! Gác vụ má thằng
Cu lại một bên đi. Tính chuyện cái bao tử đã.
- Còn mày, về tới nhà rồi, có
để ý được mối nào chưa ?
Tôi cười há há rồi kể lại “mối
tình ngang trái “ và chuyện “Giang tả cầu hôn” cho nó
nghe. Nó bảo:
- Con dì không được thì nhắm
con cháu chớ sao bỏ cả hai đi? Như vậy cũng còn khá hơn ông Giáp.
- Rồi kêu bạn học bằng “nhạc
mẫu” à? Khó coi quá !
- Thì cưới con gái người ta
phải kêu người ta bằng má chớ sao. Ông Giáp lấy con gái ông Đặng Thái Mai cũng
được chớ đâu có gì khó coi.
- Chèo ách quá mày ơi ! Không
được đâu. Rồi cả làng tao hay, bạn cũ biết họ cười chết.
Tám Không bảo:
- Để bữa nào êm êm, mày dắt tao
coi con bé… é cháu rồi tao liên hệ với chi ủy địa phương đặt vấn đề cho. Gia
đình mày có một mình mày, ở đó mà nhởn nhơ ngâm cứu hoài. Con nhỏ su
hào đi dọc đường với tao nó có tâm sự. Tao thấy không được, nên tao
nói quát ra. Cấy su hào thì cấy ở ngoài đó chớ về tới xứ rồi
ta kiếm dưa hấu mà lấy giống cho rặc nòi, chớ ai lại để lai, phải không nhà dăng?
Tôi làm thinh. Tám Không quay
lại vụ Hoàng Việt:
- Thiệt là đau đớn. Kể từ nay
mình hết có nghe anh Bảy Hoàng Cò nói về giao hưởng nữa. Không biết ảnh có để
cục nhân nào lại cho mấy em tóc vàng Bun-ga-ri không?
- Tội nghiệp Lê Tương Phùng và
chị Bảy quá trời.
- Mày thấy gương đó thì phải lo
vợ con sơm sớm đi.
Hai đứa nhóm bếp nấu nước nấu
cơm. Ba cái dụng cụ Trường Sơn mang về tới R đã thấy gãy xương sống, tính quăng
phức cho rảnh nợ, chẳng ngờ lại phải đeo xuống đây. Tôi hỏi.
- Mày qua Đồng Chó Ngáp có
suông không?
- Mày muốn nói là có ăn pháo
bầy hoặc thủy phi thoàn không hả?
- Phải. Nhưng mày lội một lần
hay hai?
- Một lần là ói ra gạch cua
rồi, còn muốn mấy lần?
- Tao lội hai lần đó mày ơi!
Tám Không cười khè khè như lựu
đạn lép đề-tô:
- Bị cá nốc à?
- Không! Ngâm dấm suốt đêm nó
vắng mặt. Há há… Hổng biết của mấy em có hề hấn chi không? Phải sửa lại
là đồng chó chết mới đúng mày ạ. Tàn nhẫn vô nhân đạo thật.
Tụi mình thì dù sao cũng là giống mạnh, còn các em là giống yếu, giống đẹp phải
ngâm nghêu sò ốc hến cả đêm tội nghiệp quá. Các em lại sợ đĩa chui nữa!
Bỗng nghe một tiếng “pịch” sau
hè như cái chấm dứt câu chuyện chó ngáp. Cả hai nhảy tưng lên rồi nhìn nhau.
Pháo lép à ? Không phải ? Tôi nhìn ra. Đó chỉ là trái dừa khô rụng sau hè. Tôi
lượm đem vào, bảo:
- Đây là dừa Bến Tre không phải
dừa Thanh Hóa.
Tám Không nhại tiếng Bắc.
- Ở đây nà Cái
Quao, Thanh Hóa thế quái lào được. Mình tha hồ kho khô kho
nước ăn chơi nhé anh Cò. Mẹ kiếp bốn kí nô nạc đổi một
kí nô thép NiênXô, còn mấy kí nô dừa đổi một
kí nô thép hả chị hĩm?
- Nếu bốn kí thì tao ở không đi
lượm dừa rụng đổi thép không cần công tác nữa.
Tôi dùng con dao găm cứa
da không đứt của hợp tác xã Hàng Bạc mà tôi đeo suốt từ Hà Nội vô tới
đây lột trái dừa, đập ra, cạy, xắt miếng bỏ vô gà-mên, tìm muối để kho.
Tám Không lục trong bếp một lúc
rồi reo lên:
- Tao lấy bí danh là “không” mà
lại có. Chủ nhà đi để lại tất cả cho mình. Mày coi đây: nước mắm, nước tương,
nước màu, đường, muối, cả chao và mắm nữa. Vậy mình chỉ nấu cơm ra vườn hái rau
sống ăn với mắm chưn một bữa no kè uống trà rồi lên võng lúc lắc. Còn cái món
dừa kho để dành ngày mai.
- Nghe đài BBC và ngủ, tao
có radiô Hitachi đây.
Đang ăn cơm, bỗng Tám Không
nói:
- Để tao gả em gái tao cho mày.
Tao quên mất tao có hai ba đứa em gái.
- Ở đâu bây giờ?
- Ở Sài Gòn.
- Tao vừa xem mặt một cô Sài
Gòn.
- Rồi sao?
- Có lẽ cổ không chịu tao mà
tao cũng không thể… gì được vì cái lập trường của hai bên xa cách…
Tám Không lắc đầu:
- Lập gì! ông già vợ tao cũng ở
Sài Gòn, một đại tư sản có nuôi cả ngựa đua. Ổng đã để dành cho con trai tao
một con ngựa tơ. Chừng nó về nó sẽ cỡi đua.
- Mày móc được
ổng rồi à?
- Lúc về tới R tao cho người đi
ngoéo ngay. Ổng có vợ lẻ. Má vợ tao không còn ở chung với ổng nữa. Ổng có hai
đứa con gái với bà nhỏ. Mày thấy là chịu liền. Tụi nó đẹp như tiên vậy. Ngoài
ra tao còn một lô em gái. Còn cả một bà chị vợ nữa. Mày có thể bắt thăm.
- Gả em vợ chị vợ nghèo ba năm
mày không biết à?
Cả hai cùng cười. Tám Không nói
tiếp:
- Nếu trớt mấy mối đó, tao còn
một đám em gái con của cô tao ở Giồng Luông. Tụi mình sẽ mạo hiểm đi xuống đó
một chuyến. Trước nhất xuống Minh Đức, rồi từ Minh Đức băng đồng xuống Cái Bần.
Rồi từ Cái Bần lội xuống Giồng Luông. Luôn dịp tao thăm mộ ông già tao. Mấy
chục năm trời biền biệt. Con cái gì bất hiếu vậy?
- Còn bà già hiện ở đâu?
- Bà già tao bỏ xứ lên Sài Gòn
ở chung với anh Hai tao lâu rồi. Ảnh là sĩ quan Hải Quân Hoàng Gia Anh trong
đại chiến thứ hai, được nước Anh ưu đãi, cho lương hằng tháng sống khỏe lắm.
Tôi bảo:
- Mày lụi hụi rồi bị kết tội
mất lập trường giai cấp cho coi.
Tám Không cười dí dỏm:
- Lập trường giai cấp tao cất
kỹ lắm. Mất hay còn không ai thấy được, chỉ mình tao biết thôi. Chính cái bản
thân tao đã là một sự mất lập trường rồi. Tao là địa chủ, mày thừa
biết mà. Đi theo Cách Mạng cà nhỏng gần hai mươi năm chưa chặt được cái
đuôi đ… chĩa hay sao?
Nhà Tám Không giàu lắm. Dân
Giồng Luông không có nhà nghèo. Nhà ngói, phông tô nền đúc san sát nối liền
nhau như phố chợ. Việt Minh nổi dậy phá sạch. Hai ngôi nhà nguy nga lớn nhất,
có thể là toàn tỉnh cũng bị phá tiêu. Đó là nhà của ông Phó Hoài và ông Phủ
Kiển. Nhà Tám Không ở gần đấy.
Ở ngoài Bắc vượt về Nam cả ngàn
cây số đường rừng mà gần. Bây giờ chỉ còn năm, sáu cây số nữa là về tới nhà mà
lại xa. Vì Giồng Luông Thạnh Phú đều có đồn bót. Tám Không nhắc lại với vẻ
cương quyết.
- Tao sẽ kiếm vợ cho mày.
Nói cho vui vậy thôi chớ làm
sao mà Ngụy và Việt Cộng nhìn mặt nhau được. Cái gì mơ tưởng cũng đẹp, đụng
thực tế rồi mới ngã ngửa ra. Tôi và Tám Không chưa biết ở đâu cho vững bụng thì
nghe tiếng trực thăng qua đầu. Vườn dừa, bờ mía rậm ri dễ trốn lắm, nhưng cũng
vẫn cứ sợ lòi lưng.
Hôm sau hai đứa lại dắt nhau ra
chợ Cái Quan mua sắm các thứ hàng chiến lược như vải dù để khoác lên người ngụy
trang, dây dù để giăng võng và vải ni lông để may võng. Ngoài ra còn những thứ
tỉ mỉ khác như kim chỉ, dây quai dép cao su, bút Bic, pin đèn, đường cát… toàn
những thứ Mậu Dịch Hà Nội đều không có bán.
Máy đuôi tôm chạy ầm ì dợn sóng
cả bến chợ. Thấy xuồng đậu gắn toàn máy đuôi tôm tôi hết hồn. Loại máy này tôi
chỉ thấy có một cái ở Miền Bắc của Công Binh Sư Đoàn 330 Đồng Văn Chuột dùng để
tập dượt cho công binh vượt sông. Máy của LX giật hoài không chạy, phải kêu
chuyên viên ngoài Bộ Tổng vào sửa chữa.
Ở đây đuôi tôm con nít cũng
chạy được và không thấy hư bao giờ. Dân dùng nó để chà gạo, chạy lò đường. Nông
thôn bom đạn bời bời mà người dân còn văn minh cỡ đó, nói chi thành thị? Quay
nhìn lại cái cày chìa vôi và cái xe đạp nước của Miền Bắc mà hỡi ôi. Hai mươi
năm sau Giải Phóng tới ăn sạch cả lò đường và đuôi tôm, Bắc Việt vô cạp luôn
đất. Dân nghèo đi không ngóc đầu lên nổi.
Tôi và Tám Không mua một xâu
thịt và lòng định đem về chòi liên hoan tay đôi nhưng chưa kịp trả tiền thì
nghe một bàn tay vỗ nhẹ vai. Tôi quay lại, bụng nghĩ chắc ông mãnh Bảy Quế đến
gặp tụi tôi để cho vài lời khuyên trong cuộc sống dưới cánh quạt trực thăng
chăng. Nhưng không phải. Một ông lão tóc bạc râu dài, chậm rãi hỏi.
- Tôi nè cậu Hai, cậu còn nhớ
tôi không?
Tôi ngạc nhiên hỏi.
- Bác là ai? Cháu chưa từng
quen?
- Cậu không nhớ tôi đâu. Tôi
nghe cậu về trong này rồi. Hổm rày tôi đi chợ thấy cán bộ qua lại có để ý tìm.
Tôi là Sáu Bi nè . Tôi là người ở… Thôi về nhà rồi sẽ nói chuyện.
Thấy tôi cứ đứng ngơ ngác, lão
tiếp:
- Cậu ở nhà ai hiện giờ .
- Trong cái nhà hoang ở mé vườn
kia.
- Không được đâu. Nó chụp chết.
Thôi mời hai cậu về nhà.
Nói xong lão móc túi trả tiền
rồi xách xâu thịt và lôi tay tôi ới xuống bến.
Tôi chưa hiểu ất giáp gì nhưng
vẫn bước theo. Tám Không cũng không phản đối. Đang ở khơi khơi không có gốc rễ
gì hết, được nhân dân mời về nhà thì còn gì bằng. Ông già mời tôi xuống đuôi
tôm ngồi. Xuồng máy chạy khỏe re. Từ ngày lội Trường Sơn tới nay, đây là lần
thứ nhất tôi đi mà khỏi dùng cặp chân hay cơ giới hóa cặp chân.
Vừa lái đuôi tôm, ông Sáu kể
cho tôi nghe tiểu sử thuở thiếu thời của ông:
- Ông Cả có hai cặp trâu. Cậu
đi học bãi trường về lần nào cũng đòi cỡi, nhớ chưa. Tôi không cho vì sợ cậu
té, tôi bị rầy, nhớ chưa?
- À, tôi nhớ ra rồi. Bây giờ
chú lên ở vùng này à?
- Tôi theo bên vợ về cất nhà ở
gần cầu Sập.
- Cầu sập là cầu nào?
- Đúng ra nó là cây cầu đúc lớn
ở nửa đường Mỏ Cày – Cầu Mống. Nhưng hồi kháng chiến, dân quân phá sập nên gọi
là cầu Sập. Cây cầu đúc lớn gần ngã tư An Bình đường vô nhà ông Chủ Xạ đó.
Tôi mơ màng nhớ lại những
chuyện cách đây vài chục năm. Ông Chủ Xạ có hai thằng con trai học chung với
tôi ở trường Mỏ Cày. Một thằng đi bộ đội chết ở miền Tây còn một thằng không
biết làm gì? Chị nó lấy chồng là ông tổ trưởng chánh trị Trung Đoàn 99 của Đồng
Văn Cống người Việt “gốc rau” tên là Hoàng Mai. Ông tổ trưởng
này sau khi tơm bà vợ địa chủ thì nhảy rào về thành luôn.. Hồi bọn Văn Phòng
Trung Đoàn 99 đóng ở nhà ông nội tôi ở Hương Mỹ, Hoàng Mai xem tôi đá cá lia
thia, hắn sìa môi bảo tôi bằng tiếng Pháp: “Tôi thích Cách Mạng chớ
không thích đánh nhau!” Cách Mạng Tháng Tám không đánh nhau?
Thịt heo mua về hãy dẹp qua một
bên. Chú bảo thím bắt gà, bắt vịt làm thịt một lúc hai con. Rượu đế một lít.
Chuối, mít trái cây đầy bàn. Ăn uống xong, Tám Không ngủ khò. Coi pháo của quận
Mỏ Cày và Cầu Mống như đồ bỏ. Nó bắn thì cứ bắn, ông ngủ cứ ngủ, sợ chi. Pháo
bầy Long An còn giết ông không được kia mà.
Chú Sáu dắt tôi ra ngồi ngoài
vườn kể chuyện làng tôi cho tôi nghe . Chú nói rất nhỏ , dường như sợ cả cây
cối nghe:
- Cô của cậu bị “mấy
ổng” thủ tiêu, ai cũng biết nhưng gia đình ông Ba bà Ba không dám nói.
Chẳng có gì cả. Tổ trưởng đảng nó ve cổ. Cổ chửi nó là thằng chăn trâu.
Mà thật thằng tổ trướng là chăn
trâu, nhưng không được chăn trâu của ông nội tôi. Nó đã từng qua vườn nhà tôi
ăn trộm dừa bị bắt nhiều lần nhưng ông tôi bỏ qua. Bây giờ nó thù. Chú Sáu
tiếp:
- Ngoài ra nó giết cổ để lấy
cái radiô. Bà Ba buồn và sợ nên bỏ nhà vô chợ ở với cô Chín. Ngôi nhà đó tụi nó
lấy hết đồ đạc.
- Chú có về dưới đó không?
- Vợ tôi có về nhưng không dám
tới nhà ông Ba. Vì đường đi nước bước bây giờ du kích gài lựu đạn tùm lum không
biết đâu mà rờ. Nhiều người bị nổ tét ruột cậu ơi. Du kích là trời con bây giờ
nề.
Tôi nghe chuyện nhà cửa mà rầu
lòng, nhưng làm sao bây giờ. Một bên là nhà, một bên là Cách Mạng. Chẳng lẽ
binh nhà bỏ Cách Mạng? Cũng không thể binh Cách Mạng bỏ phế nhà cửa . Tôi đành
ừ hử cho qua. Cứ coi như chuyện của ai không phải của mình là ổn nhất.
- Ruộng nương thế nào chú Sáu?
- Làm tạm tạm thôi. Bom pháo
liên miên không dám đứng thẳng buổi. Khuya thức dậy làm tới tan phèn là về nhà,
lớ ngớ chờ có chụp đặng chui hầm thôi, thành thử ra không có bao nhiêu lúa.
Chú Sáu cho biết thêm:
- Mình ở đây là giữa đường Cầu
Mống Mỏ Cày, cách Mỏ Cày sáu cây số, cách Cầu Mống cũng sáu cây số. Lính Mỏ Cày
thường bung ra tới cầu Mương Điều còn lính Cầu Mống lên tới đường vô Tân Huề .
Mình ở giữa không lo lính nhưng sợ bom, pháo và trực thăng.
Tôi tưởng về trong này ít ra
cũng có một vùng giải phóng “độc lập muôn năm “ và “thằng
Tây có bố ta xuống đìa ta vuốt râu chơi ” như thời kháng chiến, nào
ngờ đất giải phóng của ông Thọ teo quá.
Ăn nhậu ở nhà chú Sáu được một
tuần lễ thì hai thằng tôi thấy ngứa chân giang hồ, muốn thỏa chí “tang
bồng” nên xin từ giã, vác dao găm và ba-lô ra đi.
Chú Sáu tốt bụng vô cùng, bảo:
- Để tôi chở hai cậu xuống dưới
An Định giới thiệu cho hai cậu đứa em tôi. Chúng nó sẽ lo hầm hố cho hai cậu
chớ lêu bêu không ổn đâu.
Tám Không ái ngại:
- Để tụi tôi liên hệ với xã ấy,
chớ không dám phiền bà con !
Chú Sáu xua tay:
- Không được đâu cậu Tám..
- Sao vậy?
- Họ lo thân còn không xong.
lấy đâu bảo bọc các cậu !
Tôi mới vỡ lẽ ra rằng cán Mùa
Thu về quê chẳng được trọng vọng tí nào. Nhất là đám cán bộ tỉnh. Họ ngó chúng
tôi bằng nửa con mắt. Chúng sợ cán Mùa Thu về chiếm hết địa vị của chúng. Ngoài
ra tụi Mùa Thu về xứ, lắm tên“cần kiệm liêm chính” lật ngược nên bị
xem thường. Chỉ có cây K54 là có uy tín thôi. Dân coi kỹ, hễ dưới vạt áo u u
một cục hoặc đi đâu có cận vệ vác AK theo tò tò thì xin cơm rất dễ dàng, còn
ba-lô trơn thì nói gì cũng không ai nghe.
Chú Sáu mua cho chúng tôi hai
cái thùng đựng đạn đại liên Mỹ và giải thích:
- Sống ở đây thì phải có cái
món này hai cậu ạ. Nếu bị chụp thì giấy tờ, K54 dồn cả vô đây đậy nắp lại “cái
cụp” đạp lút xuống mương là vững bụng. Giấy tờ không ướt chút nào nhờ
cái nắp có miếng “can” cao su.
Đã rầu cái ba-lô con cóc đeo
chai cả lưng bây giờ lại thêm cái thùng sắt Mỹ nữa, thiệt chán mớ đời. Nhưng
nhập gia phải tùy tục, hai đứa tôi đành nhận hai chiếc thùng để làm bạn đường
và bảo vật phòng thân.
Chú Sáu chở tôi xuống nhà người
em là chú Nhứt cũng có vợ người Cầu Mống bỏ ở đó. Hai đứa tôi kể như an cư lạc
nghiệp, bắt đầu lo chuyện sáng tác. Nhưng chưa viết được chữ nào thì lại có
chuyện nội bộ xảy ra.
—>Chương 9
- 9 -
Số là vùng này là đất cấm của
tỉnh ủy, tức là không cơ quan nào được léo hánh tới. Nó gồm có hai mảnh chạy
cặp theo gân lộ đá cũ đã bị Việt Minh phá từ 1945. Một mảnh gồm vườn rậm và
rạch Cái Quan, tỉnh ủy thường về trụ hình ở nhà Hai Sung bí thư xã ủy. Chúng
giữ bí mật, nhưng mỗi khi đồng bào thấy con gái của Hai Sung đi lùng mua gà vịt
thì biết có chúng về ở nhà đồng chí bí thư. Vùng này thường ăn bom pháo nhưng
vườn rậm dễ chui. Rủi bị chụp thì nhảy qua bên kia rạch chạy ra Bình Khánh. Nếu
chưa ổn thì vọt lên Phước Hiệp, Định Thủy. Đó là ba xã họp thành “tam giác sắt”
của tỉnh ủy, nơi xuất phát cuộc Đồng Khởi lửa rơm thiêu rụi quê hương.
Đối diện với mảnh vườn rậm là
những cụm vườn tân lập và những xóm chòi của dân sợ máy bay bỏ nhà ra cất chòi
ngoài đồng. Tuy tỉnh ủy không đóng ở mạn vườn thưa này nhưng cũng không cho cơ
quan nào đóng. Thế mà có hai ông Mùa Thu cả gan dám đến ở thì mất mặt bầu cua
của tỉnh ủy quá đi.
Tên cán bộ nghiên cứu của tỉnh
ủy là Mười Nhái, trong kháng chiến chống Pháp cà nhỏng chống xâm lăng nhưng
cũng bị ông Diệm cho ngồi tù sáu tháng. Đó là thành tích cao nhất của hắn. Nhờ
đó hắn cũng được vô tỉnh ủy ngồi một ghế hẳn hoi. Nhưng hắn còn một thành tích
cao hơn là tặng cho con bé đánh máy của văn phòng tỉnh ủy một trái bầu. Nói nào
ngay, trái bầu là kết tinh của cả ban thường vụ tỉnh ủy chớ không phải riêng
của “chú Mười thân mến” như lời phản tỉnh của cô bé. Nhưng chú
Mười đứng ra tự kiểm tháo để rửa mặt mũi cho các đồng chí lớn. Nhờ đó, thay vì
bị đẩy xuống huyện, chú chỉ bị tạm thời đưa ra khỏi tỉnh ủy làm nghiên cứu viên
để chờ cơ hội nhảy trở vào ngôi ghế cũ. Chú Mười nghe hai tên Mùa Thu đến vùng
cấm địa thì nhắn với bà con lối xóm:
- Đuổi hai thằng đó ra khỏi chỗ
này!
Câu nói lọt vô tai Tám Không
trước. Tám Không nổi cáu, về thuật lại cho tôi và bảo:
- Tao đã đáp lại thằng Nhái
rằng đất Mỏ Cày này là của tao và của tất cả những người đi chiến đấu trước đây
chớ không phải của riêng nó. Nếu có qui định của tỉnh ủy thì nó phải tới đây
nói chuyện đàng hoàng chớ không được xấc láo như vậy.
Tôi vuốt giận anh Tám, nhưng
chính là đổ dầu vào lửa.
- Một câu nhịn chín câu lành
chú nó ơi. Không nên đếm xỉa tụi cóc nhái mang guốc.
- Nhái cóc sao biết nói giọng
đó ? Tao lên đạn sẵn. Ra đường hễ nó làm phách, hễ nó chụp súng thì tao bắn
trước. Thử coi ai làm gì tao.
Tám Không là dân cựu trào tiểu
đoàn 307 đánh nhiều trận từ Khu 8 đến Khu 9 nên có máu lính trong người. Nếu
tôi không cản thì Tám Không đã tìm đến gặp xừ Nhái rồi.
Tám Không đi đâu cũng la rùm
lên:
- Bảo Mười Nhái tới uống trà
chơi.
Có lẽ sự nộ khí xung thiên của
ông Tám lọt đến tai chú Mười, nên chú Mười xếp ve, và hai thằng cán Mùa Thu tôi
cứ ở nhà chú Nhứt tì tì. Do đó đám tỉnh ủy cũng ghét lây chúng tôi. Nhưng trong
tỉnh ủy có hai tên vốn là bạn của tôi thời chống Pháp tên là Hai Tranh và Sáu
Hứa.
Hai Tranh là Phó Bí Thư sắp lên
Bí Thư còn Sáu Hứa là Ủy Viên Thường Vụ kiêm Trưởng Ty Công An, mà tôi đã nhắc
tới ở đầu truyện, kẻ đã viết thư xin lỗi tôi. Hai tên này gởi một cận thần sang
gặp tụi tôi, chẳng ngờ đó lại là một thằng bạn cũ của tôi từng học lớp huấn
luyện Thanh Niên Cứu Quốc tỉnh do ông Mạch Văn Tư phụ trách ở Cồn Chim xã Thành
Phong năm 1946: Sáu Giàu, chánh văn phòng.
Tám Không bảo hắn ngay:
- Ê thằng đó là thằng nào mà
phách lối vậy, Sáu Giàu? Ông về cho nó biết nó có ngon thì qua đây đuổi tôi này
chớ đừng có nhắn miệng. Bảo nó tụi này kháng chiến từ 1945 nghen. Hồi đó nó còn
ở nhà phá làng phá xóm phải không? Lập trường không chắc thằng nào hơn thằng
nào nhé !
Sáu Giàu vuốt giận Tám Không và
luôn dịp mời tụi tôi qua “căn cứ” của mấy ông kẹ để chúng tôi sưu tầm tài liệu
Đồng Khởi, vì ở trên R đã đánh điện xuống cho tỉnh ủy về sứ mạng của chúng tôi
là sáng tác về Đồng Khởi để gởi ra Bắc làm chứng liệu tuyên truyền.
Hai thằng tôi bèn quảy ba lô đi
theo Sáu Giàu. Bà con trong xóm hổng biết hai ông nào trẻ trung mà được mấy ông
kẹ tỉnh ủy trọng vọng vậy. Từ đó chúng tôi lên chân lên càng ít nhiều, nghĩa là
nhà trong xóm có giỗ thì mời chú Hai và chú Tám tới nhậu.
Ở căn cứ của tỉnh, chúng tôi
được đãi đằng theo thượng khách. Tôi lại gặp được ông Mười Rắn là dân tham gia
Nam Kỳ Khởi Nghĩa ở Mỹ Tho từng làm chủ tịch quận Mỏ Cày năm 1947. Bây giờ ông
đã lên tới Khu ủy. Trước kia ông cũng đã từng cùng bọn Trần Văn Trà ăn dầm nằm
đề ở nhà tôi. Ông ta kêu tôi riêng ra ngoài vườn hỏi chuyện về Miền Bắc xã hội
chủ nghĩa. Tôi vốn học được nghề nói mép của báo Nhân Dân nên ông hỏi đến đâu
tôi nói ron rót tới đó.
- Bác nghe nói đời sống nhân
dân ngoài Bắc phì nhiêu sung túc lắm phải không cháu?
- Dạ, cháu mong giải phóng mau
mau để dân Miền Nam tiến cho kịp Miền Bắc. Dạ, máy cày của Liên Xô chở qua, bỏ
ngoài bờ sông Hồng như bọ hung chờ phân phát cho hợp tác xã và các nông trường,
nhưng ta chưa có đủ người lái nên còn để đó. Nhiều nông trường ham hố máy móc
lãnh về nhưng chưa có đất nên bỏ ngoài mưa như những “đống máy “.
- Nói vậy ngoài đó sản xuất
theo lối tập thể hết rồi hả cháu?
- Dạ hiện giờ ngoài đó có lối
chừng vài trăm nông trường. Mỗi nông trường có từ năm ngàn đến một vạn công
nhân viên ăn uống, học hành, làm việc đều hoàn toàn theo lối dây chuyền tập
thể, kỷ luật giờ giấc răn rắc. Cháu có vào làm việc ở một nông trường trong
tỉnh Nghệ An một năm nên cháu biết rất rõ bác à !
- Nếu vậy thì Miền Bắc đã cơ
giới hóa nông thôn theo chương trình kinh tế mới của Lê-nin rồi, trâu bò và
nhân công dư thừa để dùng vào chuyện gì?
- Dạ trâu bò thì dùng vào việc
vận tải, còn nhân công thì dùng vào việc khuân vác.
- Ủa, sao lạ vậy. Cày thì cày
máy còn trâu bò thì kéo xe nghĩa là sao?
- Dạ vì trước kia Pháp chế tạo
quá nhiều xe bò, cày chìa vôi và gàu gỗ đạp nước.
- Còn người Nam mình tập kết có
được bác Hồ thương mến như bác nói hồi còn kháng chiến không?
- Dạ có ạ ! Bác Hồ còn thương
ác hơn nữa. Mỗi người dân đều được vô dinh Bác ăn cơm với Bác một bữa. Riết rồi
Bác mệt quá nên Bác gởi lời thăm hoặc tặng quà chớ không đủ sức khỏe tiếp đón
nữa. Riêng thiếu nhi Miền Nam học giỏi thì được bác cho rờ râu.
- Ông Mười Huệ chủ tịch tỉnh
mình ra ngoải làm gì?
- Dạ ông Mười được vô Phủ Chủ
Tịch ăn cơm và ngủ chung với Bác Hồ một nhà, tâm sự mấy đêm liền. Sau đó Bác Hồ
phong cho ông Mười chức gì lớn lắm xem xem chức Bộ Trưởng một chút thôi. Nhưng
ông Mười già yếu nên không làm nổi, do đó ông chỉ làm thư ký Hội Việt Pháp
thôi.
- Ông Mười còn khỏe lắm, đâu có
yếu đuối gì!
- Dạ ông Mười gặp cháu hoài. ông
Mười phấn khởi lắm. Ông Mười có xin bác Hồ được một cái quai dép, cất để dành
về tặng bà con Bến Tre mình coi chơi cho biết.
Ông Mười Rằn không hỏi nữa. Ông
móc thuốc hút và hỏi sang vấn đề khác.
- Cháu ra ngoài lập gia đình
chưa?
- Dạ cháu chờ về Nam đó bác !
- Ờ cũng được. Kháng chiến hai
mùa mà như cháu là còn trẻ lắm. Để hôm nào bác bảo con Sáu Hòa nó tìm cho một
đứa trong đạo “quân đầu tóc” của nó.
Tôi giựt mình, sợ thầm trong
bụng nhưng không dám cãi lại. Có tóc còn không ăn thua, bị cắt tóc thì coi ra
cái gì? Nhưng được đồng chí Khu ủy Viên chiếu cố là quới lắm rồi. Thình lình
ông vò đầu tôi bảo:
- Tía mày chớ máy cày Liên Xô
đem qua chất đống ở bờ sông Hồng.
- Dạ bác Mười bảo sao ạ?
- Hay lắm. Tội nghiệp ông Mười
Huệ. Già rồi ra chi ngoài đó để chịu mưa phùn gió bấc?
- Dạ bác nói sao ạ?
- Thôi đi vô nhà tao bảo thằng
Mười Kỹ nó kể chuyện Đồng Khởi cho nghe mà viết sách. Nó sẽ kể theo cái kiểu
của mày kể cho tao về máy cày và nông trường vậy.
Tôi đã một lần bị cậu liên lạc
ở sông Vàm Cỏ Đông lật tẩy về cái vụ Miền Bắc xã hội chủ nghĩa, và bây giờ một
lần nữa. Thiệt ê mặt, nhưng tôi tự nhủ: Nếu nói thiệt ra tất cả thì chẳng hóa
ra mình là thằng ngu hay sao.
Ông Mười Rằn bảo:
- Có viết thì cũng trừ
hao kha khá nghe mày tụi.
Kế đó tôi và Tám Không, một nhà
văn và một nhà soạn kịch được Mười Kỹ dắt đến một cái nhà hoang để kể cho nghe
chuyện Đồng Khởi.
Chừng non nửa tiếng thì có vẻ
cạn nguồn. Tôi và ông bạn soạn giả cứ thỉnh thoảng liếc trộm nhau: như thế này
thì chất liệu đâu mà viết?
Quả thật không có gì. Chỉ đủ
viết vài bài bút ký lễnh loãng thì hết. Mười Kỹ là một anh chầu rìa đứng hạng
bét trong tỉnh ủy được giao cho phụ trách địch vận. Chính hắn đã cấy ông thầy
của tôi là giáo sư Nguyễn Nhơn Nghĩa của trường tư thục Trung Châu ở Bến Tre
lên Sài Gòn để địch vận sĩ quan Sài Gòn. Không vận động được ai cả mà chính ông
bị giết chết trong lúc đang giữ chức Phó Bí Thư Tỉnh Ủy. Ông là một giáo sư rất
giỏi. Đi kháng chiến không biết lại vô đảng hồi nào. Có thể ông làm chủ tịch
tỉnh hoặc chủ tịch nước cũng được nhưng địch vận quả là “trật phé” của
ông. Mười Kỹ là một thằng con nít biết quái gì mà lại điều động một ông Phó Bí
Thư làm công tác của hắn? Vậy mà sau này hắn được xách đầu máu vô Trung ương
Đảng hai khóa liền (Sáu và Bảy) kiêm luôn cả Chủ Tịch ủy Ban Nhân Dân Tỉnh.
Sau khi từ giã ông Mười Rằn thì
tôi được Sáu Hứa, Thường Vụ Tỉnh ủy, bạn học cũ ở Mỏ Cày rủ đi ta bà thế giới
chơi một vòng để nghe y giới thiệu về cuộc Đồng Khởi mà hắn ta là một trong
những người cầm cán. Quê hắn ở Phước Hiệp. Hắn là con trai thứ tám trong gia
đình một thầy nghề võ tên là ông Bộ Dực. Hồi đi học chung hắn có dẫn tôi về nhà
ăn dưa hấu và coi cá nước đua ở vàm sông Định Thủy. Nghe đồn rằng ông Bộ Dực là
người đã đánh hạ ông Phó Hoài ở Giồng Luông vì ông này ỷ giàu và có quyền lực
hay hà hiếp dân nghèo.
Sáu Hứa có tên là Tám Huýt
(tiếng Pháp “huit” là số tám) em của Sáu Xôi cán bộ Thanh Niên
tỉnh thời chín năm, học Trại Huấn Luyện của ông Mạch Văn Tư trước tôi hai khóa.
Huýt, Thiện và tôi là ba đứa học giỏi nhất lớp nhì hai năm A của thầy Võ Thành
Ký. Trên đường ra Bình Khánh, Hứa luôn luôn giảng giải cho tôi về cuộc Đồng
Khởi thần thánh của tỉnh nhà và tỏ lòng hân hoan vì được Trung ương chiếu cố
cho một nhà văn gốc tỉnh nhà để nghiên cứu về Đồng Khởi. Sáu Hứa than phiền:
- Trước đây cũng có một nhà văn
trung ương về tận đây viết một quyển sách mang về R, không có thông qua tỉnh
ủy, rồi đài Giải Phóng lẫn đài Hà Nội phát thanh làm cho chúng tôi nghe
mà “bất mãn cùng mình”. Sáu Hứa hỏi tôi có biết nhà văn đó không?
Tôi biết tỏng đi nhưng bảo là không! Do đó Sáu Hứa mới mạnh dạn nói tiếp:
- Công ghe bè bạn, từ ngoải vô
đây mà viết một quyển sách đọc nghe không có “ghé “ chút nào
ráo nạo!
Tôi hỏi.
- Tại sao vậy ông bạn?
- Tại vì y không đi sâu đi sát
với quần chúng, cứ nghe khơi khơi rồi viết. Đúng ra thì mất lập trường hoàn
toàn vì không có sự lãnh đạo của đảng. Lần này ông phải làm một cái cho cước
cạnh nghe. Đồng Khởi đâu có tệ như trong quyển sách của ông ta !
- Tôi sẽ cố gắng!
Sáu Hứa kể cho tôi nghe chuyện
một cán bộ ở huyện Thành Phú : Sau khi chấm dứt thời hạn tập kết thì đồng chí
ấy ẩn tích không ai biết đồng chí ở đâu. Người trong xóm tưởng đồng chí ta đã
đi tập kết hoặc đã chết. Lúc bấy giờ không ai dám liên lạc với ai. Chẳng ngờ
khi Đồng Khởi phất cờ thì đồng chí mới ra mặt. Đồng chí cho biết đồng chí xuống
rừng Thành Phong. Sau hai năm nghĩa là tới ngày tổng tuyển cử, ngày nào đồng
chí cũng lội ra bãi ngóng đợi Trung ương gởi người vào. Tiếc quá, đồng chí mới
bị bù nốc bắn chết.
Tôi nghe hấp dẫn vô cùng, định
sẽ dựng người cán bộ này thành nhân vật tiểu thuyết. Rồi Sáu Hứa kể những
chuyện nổi dậy trừ gian diệt tề ở xã, kèm theo những câu bình luận đầy đủ lập
trường:
- Cách Mạng nào cũng vậy, khởi
đầu không thể tránh sai lầm. Nhất là ở dưới xã, các chi ủy cứ tự động làm. Trên
tỉnh không chỉ đạo kịp. Mà Trung ương cũng đâu có chỉ thị gì cho tỉnh. Tụi tôi
cứ hành động và tự đặt ra chủ trương. Quận xã cũng vậy, ai muốn làm gì thì làm.
Đến chừng biết sai thì đã xong rồi không còn sửa chữa được. Rồi đành nhắm mắt
cho qua luôn. Có những sai lầm chỉ phạm một lần là không làm sao sửa được.
Tôi biết y muốn nói mé mé về
việc giết cậu và cô ruột tôi. Tôi nghe lửa giận nổi dậy. Phải, Cách Mạng là một
sự thay đổi, không có sự thay đổi nào không gây xáo trộn. Nhưng có Cách Mạng
nào dã man như Cách Mạng Tháng Tám không? Cách Mạng Tháng Tám đã làm khắp dân
gian sợ hãi khủng khiếp với danh từ “mò tôm” bây giờ “chi
ủy, tổ trưởng” nhân sự khủng khiếp đó lên gấp ngàn, với một danh từ
mới: “MỜI”.
Ở Cổ Cò, nơi giáp ranh hai làng
Minh Đức (quê ngoại) và Hương Mỹ (quê nội tôi) có tên Nhút Chậm, ngày trước ở
mướn cho gia đình ông cụ tôi rồi đến ông tôi. Gần nhà hắn có một nhà giàu tên
là Hai Đối. Tôi biết rõ gia đình này là một gia đình làm giàu nhờ cần cù lao
động và hà tiện chớ không gian lận của ai, cũng không cho vay lấy lời. Thời
Cách Mạng Tháng Tám người chú của ông Hai Đối bị Cách Mạng bắn hụt vì ông ấy là
hội tề . Ông phải bỏ làng chạy lên Núi Nứa tu và không thấy trở về nữa. Đến
thời Đồng Khởi, Nhút Chậm lại trổ tài. Từng là một tên chuyên đi làm mướn bây
giờ trở thành quỉ vương. Để xoá số tiền mượn của gia đình ông Hai Đối (mà hắn
có họ hàng xa) hắn phao cho hai vợ chồng ông là gián điệp. Hắn bắt hai ông bà
đem đi giữa khuya và giết chết không ai biết bằng cách nào, dập xác ở đâu. Chưa
hết. Để nhẹm luôn việc làm của hắn, đêm sau hắn đến bắt hai đứa con gái giết
luôn.
Sau vụ giết người kinh khủng đó
hắn trở thành hung thần, không ai dám nói một câu. Không ai dám gặp mặt hắn.
Còn hắn thì lầm lầm lỳ lỳ, vợ con hắn cũng phải sợ.
Cặp mắt hắn đỏ nọc như mắt chó
dại, mồm sủi bọt như mồm trâu già. Vẫn chưa hết. Hắn định giết cả ông bà tôi là
chủ cũ của hắn. Hắn đem lựu đạn gài trước cửa nhà ông tôi. Ông bà tôi vốn sợ
tên đày tớ cũ, nhất là sau vụ bắt cóc gia đình ông Hai Đối nên không dám ra
khỏi nhà. Không rõ ma quỉ xúi giục thế nào mà hắn lại dẫm lên trái lựu đạn hắn
gài bữa trước để giết ông bà tôi. Người trong xóm cho rằng đó là quả báo nhãn
tiền.
Những chuyện như thế tôi sưu
tầm được khá nhiều, nhưng không biết sẽ dùng vào đâu mà cũng không dám ghi ra
giấy, chỉ để bụng. Mặc dầu để bụng nhưng không bao giờ quên.
Nghe Sáu Hứa nói về sự “xáo
trộn” của Cách Mạng Đồng Khởi, tôi chỉ vuốt đuôi lươn, chớ làm gì hắn?
Hắn hiện là trưởng ban An Ninh tỉnh thì dù tôi là bạn cũ cũng có nghĩa gì. Tôi
không muốn hắn trình bày thêm “sai lầm” của Cách Mạng nên đánh trống lảng. Hắn
đưa tôi đến căn cứ của hắn vào lúc nửa đêm. Tôi không thể biết chắc đây là đâu
chỉ đoán lơ mơ là xã Bình Khánh hay Phước Hiệp gì đó. Bốn bề là mía và ruộng
ngập nước, nếu bị chụp thì chỉ có nước chui chớ không
thể chạy.
Người chủ nhà, cốt cán của hắn,
đóng đáy, đổ dục đem về một gánh tép. Chúng tôi ăn cơm chiều vào lúc một giờ
khuya với tép luộc rau sống. Sau đó hắn bảo tôi lấy giấy ra ghi về Đồng Khởi.
- Mười Hỉ nói với bạn những
chuyện gì? Đâu kể sơ tôi nghe rồi tôi sẽ tiếp cho.
Tôi đáp thật tình:
- Năm ba chuyện vặt. Với những
chi tiết như vậy không thể nào viết sách được. Riêng tôi thì sưu tầm không được
bao nhiêu trong dân. Có vẻ như không ai muốn kể hết!
Sáu Hứa nói:
- Đồng Khởi tỉnh mình, chủ yếu
là Mỏ Cày. Vậy bạn nên đưa Mỏ Cày vô sách. Hễ diễn tả được trận chiến Mỏ Cày
thì coi như đó là Bến Tre. Bạn nên tự hào về đất Mỏ Cày chớ!
- Đúng!
Hứa nhắc tôi lần nữa.
- Lấy giấy ghi đi !
- Tôi có tật không ghi gì hết.
Những gì tôi còn nhớ là thì đó là cái hay tôi dùng, cái gì tôi quên thì đó là
cái không dùng được.
- Bạn mình còn nhớ Mỏ Cày chớ?
- Nhớ hết cả quận và hầu như xã
nào tôi cũng có đi tới hoặc sống ở đó.
Rồi tôi kể rành rọt.
- Dưới cùng giáp ranh Thạnh Phú
là làng Minh Đức và Hương Mỹ. Kế đó là Tân Huề. Tân Huề không phải là một làng
nhưng lại có đình. Nó thuộc về làng Minh Đức. Trên Minh Đức là Cẩm Sơn, Ngãi
Đăng và Tân Trung. Trên Tân Trung là An Định, An Thới, Thành Thới. Ba xã này
giáp ranh nhau. Ba xã Bình Khánh, Phước Hiệp, Định Thủy nằm rìa Cù Lao Minh ở
ven sông Hàm Lưông, còn Thành Thới và An Thạnh cũng nằm rìa Cù Lao Minh nhưng ở
ven sông Cổ Chiên. Xã Đa Phước Hội là nơi có thị trấn Mỏ Cày. Vậy rành chưa?
Hứa khen:
- Ông bạn đi xa lâu quá mà vẫn
còn nhớ đủ hết. Nhưng có nhớ thị trấn Mỏ Cày hay không?
- Bạn hỏi chỗ nào tôi nói chỗ
nấy cho bạn nghe.
- Thì ông bạn cứ kể đi. Nếu bạn
không quên chỗ nào hết thì tôi khỏi vẽ bản đồ.
- Nếu tôi quên thì bạn cứ bổ
túc. Vì bạn cũng như tôi, chúng ta đã từng học ba năm ở trường Mỏ Cày. Có cây me
nào mà mình không trèo đâu!
Sáu Hứa cười:
- Để tôi kiểm tra bộ óc bạn
chút nghe. Chợ Mỏ Cày có mấy dãy phố chính. Mỗi dãy có những tiệm nào?
Tôi cũng cười:
- Lấy ví dụ tôi đứng ở trước
cửa nhà việc Đa Phước Hội ngó ra đầu nhà lồng chợ nghe ! Thì bên phải là dãy
phố chính. Bắt đầu là tiệm thuốc Tây của thầy Thọ, ông già thằng Trưởng học
chung lớp với tôi. Kế đó là anh em Hồ Hợi thầy có nghề võ có người em sứt vành
tai trái nên gọi là Sáu Sứt. Bà Hồ Hội gói nem rất tuyệt. Buổi chiều bà thường
ra ngồi trước cửa chặt bì heo, để gói nem. Bà vừa nói chuyện, mắt ngó đâu đâu,
tay chặt như máy. Căn kế là của một kỹ sư điện, trước cửa có gắn một tấm bảng
đồng mang chữIngénieur électricien. Kế đó là tiệm thợ bạc Trần Minh Mẫn.
Trước đó, tiệm này ở trên đường đến trường học trước cửa có cây trứng cá.
- Ngày nào tôi cũng đi ngang
qua đó . Nhưng tiệm vàng này có gì đặc biệt?
- Đặc biệt là cô con gái học
chung với tụi mình.
- Tên gì?
- Tên Hai. Kế tiệm vàng Trần
Minh Mẫn là tiệp tạp hóa của ông Hương Sư Mùi có người con học đến Tú Tài. Bên
cạnh là tiệm hủ tiếu của chú Huờn.
- Hủ tiếu chú Huờn có gì đặc
biệt?
- Ba lát gan heo, tôm khô và
một con tôm chiên để trên mặt.
- Còn gì đặc biệt nữa?
- Chú Huờn có một con trai và
một con gái học chung với mình. Tên gì tôi quên rồi. Nhưng con gái rất đẹp và
có chồng rất sớm. Kế đó là phòng mạch của Médecin Lê Văn Hai.
Ông Hai có vợ rất đẹp và rất diện. Hai đứa con trai giống ông ta như đúc. Kế
phòng mạch là tiệm tạp hóa Đại Thành rồi đến bến nước chợ. Ghe, đò, đậu chật
nứt. Bên bến nước là nhà cá. Trước nhà cá là tiệm tương Minh Thái mình thường
mua tương cay túm trong lá môn đi hái me ăn. Đó là dãy bên tay phải. Bên tay
trái có tiệm nước ngó ra bến xe, kế đó là tiệm bán đồ sắt có bảng hiệu “Quincaillerie
en gros et en détails” đúng không? (Đúng!) Tiệm này rất lớn, có xe hơi
riêng. Ông Bảy Ngàn làm kế toán ở đó. Kế tiệm đồ sắt là tiệm thuốc Bắc. Không
nhớ tên gì. Kế tiệm thuốc Bắc là bazar Mỹ Ngọc. Con Rỡ học lớp cô giáo Tiửng ăn
cơm tháng ở đó. Đúng chưa?
- Đúng nhưng còn thiếu ! Bảng hiệu
Mỹ Ngọc cẩn bằng kiếng chói lọi nên ở xa cũng trông thấy. Bà chủ rất đẹp lúc
nào cũng mặc áo dài “mốt” như cô giáo.
- Bà ta là con gái Hội Đồng Sĩ
ở Minh Đức quê ngoại tôi.
- Phục lăn ông rồi. Nhưng để
tôi sát hạch một điểm nhỏ. Nếu ông nhớ thì mới tài. Ở ngã tư đường lại trường
học và đường nhà thương có gì vui đối với tụi mình?
- Từ nhà Cá đi thẳng thì men
theo bờ tường tiệm tương Minh Thái. Mút tường là nhà thầy Cường, tức là nhà con
Cúc học Supérieur A với mình. Em nó là thằng Tín học lớp Ba
thầy Để. Cách một cái cống mương nước đen ngòm là tiệm chụp hình Lệ Chơn. Rồi
đến vườn chuối của thầy Kỳ . Bên kia đường là tiệm Cầm Đồ . Ở ngã Tư ông nói có
phòng mạch của Đốc Tờ Trần Văn Huợt. Ông Huợt người to lớn mập mạp như Đổng
Trác. Ông ta tên Huợt nhưng thợ vẽ lại để là Hượt. Cho nên tụi mình
ngạo là Đốc Tơ Hượt. Ổng không biết tại sao. Cuối cùng không biết ai bảo ổng
mới cho bôi dấu “ư”. Đúng không?
Sẵn trớn tôi nói luôn:
- Đứng trước cửa phòng mạch ông
Hượt ngó ra thì bên kia đường là“Cantine Scolaire”. Sau căng tin là Bến
Tàu đi Trà Vinh Bến Tre. Cửa sau nhà trường mở ra ngay bến tàu đó. Bên trong là
nhà của hai ông già cu-li trường. Mỗi lần mình đi sớm chui qua rào đều bị ổng
rượt chạy có cờ… Đủ chưa ông bạn?
- Thôi được rồi.
- Bây giờ tôi sát hạch lại ông
nhé! Trường Mỏ Cày có mấy lớp? Thầy nào dạy lớp nào? Ông Đốc tên gì, con cái ra
sao?
- Trường có hai dãy đều nền đúc
lợp ngói rất đẹp. Nhưng dãy A nền cao hơn. Ông Đốc tên là Trần Văn Chỉ. Nhà ông
ở đầu dãy A. Ông có đông con không biết mấy người nhưng toàn con gái. Chị lớn
nhất tên Quế Hương. Chị kế tên Tâm, hình như học sau mình một lớp. Chị nào cũng
đẹp cả. Lớp Nhứt A: thầy Ký, lớp Nhứt B: thầy Ngọc; lớp Nhì hai năm A: thầy
Thiện; lớp Nhì hai năm B: thầy Ký; lớp Nhì một năm A: thầy Cang; lớp Nhì một
năm B: cô Tửng; lớp Nhì một năm C: thầy Để. Lớp Ba A không nhớ, lớp ba B: thầy
Dữ. Lớp Ba C: thầy Viễn; lớp Tư A: thầy Giúp; Lớp TƯ B: thầy Báu; lớp TƯ B: cô
Giúp… Rành chưa?
- Trước thầy Kỳ, ai dạy
Supérieur A?
- Thầy Hữu! Ổng vừa họp với
tỉnh ủy tụi tôi.
- Ổng tập kết ra Bắc làm Phó
Chủ Tịch tỉnh Thanh Hóa về hồi nào?
- Cũng mới đây thôi. Các thầy
đi kháng chiến chống Pháp gồm có: thầy Ngọc, thầy Viễn, thầy Hữu, thầy Báu, và
ông Đốc Thế trường tư thục Duy Minh.
- Kể hoài không hết.
- À quên, cùng học với tụi
mình, có thằng sau này trở thành phản động nhất. Ông biết ai không?
- Ai?
- Thằng Trưởng, con thầy Thọ .
Nó làm tới Trung Tướng của tụi Sài Gòn. Lơ mơ coi chừng bị nó chụp.
- Chụp tụi mình mạnh nhất là Sư
Đoàn 9 của Trần Bá Di.
- Bạn học mình đâu có đứa nào
tên Di.
- À quên, Di con thầy Trần Bá
Vạn ở trên Mỹ Tho lận không phải người Mỏ Cày.
Lâu ngày gặp lại bạn cũ trên
quê nhà và nhắc lại kỷ niệm xưa, tôi hăng hái kể liên miên.
Hai tiếng Mỏ Cày có
nghĩa là gì? Không có nghĩa gì cả, mà nó cũng không nằm trong tự điển nào.
Nhưng nó nằm trọn vẹn trong lòng tôi với nét chữ và với âm thanh bình trắc như
hai dấu nhạc tuyệt vời.
Chữ Mỏ Cày in
trên tấm bảng gác ngang hai đầu trụ gạch vĩ đại của nhà trường quận nền đúc,
lợp ngói rỡ ràng. Nơi đây tôi đã làm đứa học trò hạnh phúc trong một ngàn ngày.
Nơi đây tôi biết sự uy nghiêm của trường lớp, sự kính trọng của học trò đối với
ông Đốc và thầy giáo cũng như giá trị của những bài học thuở ấu thơ về địa dư,
sử ký, luân lý, luận văn, toán pháp…
Những bài sơ đẳng đó khi học
thuộc lòng, tôi không hiểu hết, chỉ trả cho thầy để được điểm lớn, nhưng bây
giờ nghĩ lại thật thấm thía vô cùng. Đó là văn hóa, đó là nền tảng của trí
khôn, khoa học và văn học.
Tôi mang mảnh đất quê hương có
tên là Mỏ Cày đi khắp trời tưởng đã quên mất nó. Nào biết đâu nó vẫn cứ sống
trong tôi như một cội cây xanh. Hôm nay ôn lại chuyện xưa tôi nhớ từng nét mặt
từng trò chơi những nỗi vui buồn của một đứa học trò trường quận, quần tiều áo
trắng, tóc hớt ngắn, sáng ôm cặp đến trường miệng vừa huýt sáo, vừa tập chú
chim sắt chuyền trên tay. Tôi nhớ tiếng la rầy của thầy vang cả dãy trường. Tôi
nhớ thầy Cang cho tôi điểm cao nhất khi tôi trả xuôi rót bài Jeanne
d’Arc. Những trái chuối già và củ mì luộc tôi chưa tìm thấy ở đâu ngon bằng
ở cổng trường Mỏ Cày do vợ của chú tài xế dinh quận bán.
Tôi nhớ những buổi trưa la cà ở
nhà lồng chợ nghe vọng cổ từ những chiếc máy hát Columbia có
tay quay dây thiều, hoặc dán mũi vào những tủ kính bên trong bày những quyển
sách Hồng của Thế Lữ, Thạch Lam, những tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan, của
Tchya, Ngô Tất Tố… Không gì thú vị bằng đứng lại mải mê xem người họa sĩ vẽ
chân dung Napoléon đến lúc nghe trống đổ liên hồi mới ù té chạy rớt tung cả
sách vở bút mực.
Thình lình, Hứa hỏi tôi:
- Hồi đó mày có để ý cô nào không?
- Con nít biết gì mà để ý .
- Vậy mà có hai đứa để ý mày.
Nhớ lại thử coi !
- À! phải rồi! Chỉ có một chớ
đâu hai. Nghĩ cũng lạ. Hồi đó mình mới lên lớp nhứt. Tôi được xếp ngồi ở bàn
thứ hai, sau lưng cô nàng. Cô nàng là con gái thầy Ký nên không sợ ai hết. Cứ
quay mặt xuống bàn dưới nói chuyện với mình. Ngoài ra lại còn cho mình xem đáp
số những bài toán khó mình phảiăn bí rợ. Không hiểu sao mình ghét tất cả
các loại toán, nhất là những con số.
- Tôi nhớ bạn tuần nào cũng
được thầy đem luận văn ra đọc làm bài mẫu cho cả lớp nghe.
- Tôi có một bí mật mà mãi tới
bây giờ tôi mới nói ra và bạn là người thứ nhất được nghe. Số là một hôm thầy
cho bài toán ác quá . Tôi cứ ngồi gặm cán bút hoài. Chờ cho cô bạn ném
cái “rề-pông” cho mình chép. Cô không ném mà lại ngồi lách qua
một bên cho mình xem vở. Thay vì cái “rề-pông” thì mình lại
thấy chữ AMOUR viết rất đậm.
- Thế à? Rồi bạn làm sao?
- Sau đó nàng mới cho cái đáp
số.
- Đáp số nào bằng cái chữ kia !
Tôi kể miên man. Tôi như nghe
lại mùi tóc gội xà bông thơm mỗi sáng của nàng.
Hứa ngồi một hồi, rồi nằm. Tôi
tưởng hắn ngủ nhưng không, hắn vẫn chú ý nghe. Đến đây hắn bật cười, vẻ mặt của
tên sát nhân đã biến đi nhường chỗ cho những nét hồn nhiên ngây ngô của thằng
bạn cũ.
-Ông giỏi thiệt. Kể tôi nghe mê
man và không thiếu chi tiết nào. Lại rất văn hoa. Nếu tôi kể cho ông nghe thì
ông ngủ mất tiêu rồi. Nhưng xin bổ túc vài chỗ. Cái sân tụi mình vẫn thường đá
banh thì sau này Tây nó dùng chôn Tây. Vì trong kháng chiến Tây chết nhiều quá,
không có chỗ chôn. Tiệm cầm đồ gần tiệp chụp hình Lệ Chơn thì đổi lại làm nhà
bưu điện.
- Sao ông biết hết vậy?
- Con trai tôi học trường mình
hồi trước mà !
- Thầy Kỳ còn dạy đó không?
- Còn. Vẫn lớp nhất A. Thầy Để
đã lên làm ông Đốc và dời nhà xuống sân banh, nơi trường làm lễ kỷ niệm Jeanne
d’Arc, ở gần Cantine. Ổng có một chiếc xe hơi. Ông nhớ nhà ông
Cả Biên không?
- Có chớ. Nó ở gần tiệm vàng
của Hai Thưởng giữa nhà của ông Hương Sư Mùi và ông Đốc Tờ Lương có vợ người
Bắc. Ông Cả Biên bị ám sát hồi 1946 chớ gì!
- Thằng Phụng con trai ổng học
chung với tụi mình và đi tập kết hồi 54.
- Ủa sao kỳ vậy?
Sáu Hứa nhìn tôi hàm ý bảo
trường hợp bố tôi và tôi.
- Cây đắng trái ngọt thiếu gì !
Thôi, trả bài địa dư và sử ký vậy được rồi, khỏi phải vẽ địa đồ. Bây giờ để tôi
kể chuyện Đồng Khởi cho bạn nghe kẻo mai tôi bận rồi trôi mất. Bạn hãy nhắm mắt
lại nghe. Tưởng tượng các nẻo đường đổ vô chợ Mỏ Cày y như hồi mình còn đi học.
- Giồng Trên, Giồng Giữa và Ngã
Ba Thom.
- Nhưng Ngã Ba Thom chia làm
hai ngánh. Một ngánh từ Hương Mỹ, Minh Đức, An Thới, Thành Thới đổ lên và một
ngánh từ Ngã Ba Thom đổ ra. Hai ngánh này họp lại tràn vào chợ, nhưng phải đi
ngang qua bót Ba Dự là bót ngoại vi của Mỏ Cày. . .
- Rồi làm sao qua?
- Tôi quên nói, đây là một cuộc
đấu tranh của “đạo quân đầu tóc” chớ không phải cuộc Đồng Khởi
chính thức đâu. Bót đồn đều xếp súng hết. Lính ra trước cửa đứng dòm. Nhiều tên
lại hoan hô. Tên xếp bót còn bảo vợ con đi mua nước đá xá xị tiếp tế. Tụi lính
này trước đây ác ôn lắm nhưng thấy Cách Mạng đang thắng thế nên muốn cầu an.
- Ước lượng chừng bao nhiêu
người?
- Cánh Ngã Ba Thom có đến năm,
sáu ngàn người.
- Còn Giồng Giữa?
- Giồng Giữa, Giồng Trên gộp
lại chừng ba ngàn. Còn từ trên cầu nhà thương đổ xuống nữa. Đó thuộc quận Cái
Môn nhưng thấy Mỏ Cày làm hung đồng bào cũng hưởng ứng ước chừng mười ngàn
người. Ối trời ! Chật đường chật ngõ. Cờ xí rợp trời.
- Cờ đỏ sao vàng hay cờ mặt
trận?
Sáu Hứa khựng lại một chút rồi
tiếp:
- Tôi nói lộn. Chỉ là biểu ngữ
thôi.
- Biểu ngữ nêu khẩu hiệu gì
trên đó?
- Chị em yêu cầu tên quận trưởng
không được bắn cà-nông vào làng.
- Rồi sao nữa?
- Để tôi nói về chiến thuật
tiến quân của đạo quân đầu tóc nghe. Trên các con đường đi lại trường học xuống
thẳng bến tàu, đường nhà thương và các đường phố đều đông nghẹt người, nhưng
tất cả đều rất trật tự ngồi chờ lệnh chung rồi kéo tới dinh quận đưa yêu sách.
- Có vô tới đó không?
- Có chớ.
- Sao hôm trước chị Sáu Hòa
không có nói cho tôi nghe gì hết?
- À ạ chắc chị đi lãnh đạo trên
thị xã nên không có mặt trong kỳ đấu tranh đó.
- Rồi sao nữa?
- Độ mười giờ thì dinh quận bị
bao vây tứ phía. Lính quận không dám bắn. Tên quận trưởng phải hứa không bắn
cà-nông vô làng nữa.
- Hắn ra mặt nói chuyện với bà
con à?
- Hắn đâu dám ló ra. Hắn sai
lính bắt loa phóng thanh. Nên chị em không chịu về và làm hung hơn nữa, định
phá cửa dinh bắt hắn, nhưng ban lãnh đạo không cho, bảo chị em nên bình tĩnh
đấu tranh trong hòa bình. Chẳng ngờ chúng nó kêu tiếp viện. Trên tỉnh xuống một
đoàn xe nhà binh chở đầy ác ôn. Chúng vừa đến là ào ào tấn công. Nhưng chị em
ta không nao núng, cứ hô khẩu hiệu đả đảo. Chúng bèn đem kéo rồi mỗi đứa cầm
một cây kéo cắt tóc chị em. Chị em chống trả kịch liệt. Có nhiều người vùng
chạy khỏi, nhiều người bị chúng xởn trụi lủi.
- Rồi sao?
- Cuối cùng chúng phải hứa là
không bắn cà-nông vô làng nữa.
- Chỉ hứa thôi à ?
- Thì bước đầu mà nó hứa cũng
đã là thắng lợi rồi.
- Còn mấy trận chị em bịt họng
cà-nông xảy ra ở đâu?
- Cũng ở đây. Tại quận Mỏ Cày.
Nhưng bữa nay khuya quá, ngủ lấy sức để mai nó chụp mình nhảy mới nổi.
Tôi đoán là Sáu Hứa đã dùng
phương pháp sáng tạo như tôi đã dùng đối với ông Mười Rằn. Tuy vậy tôi cũng có
những nét cụ thể để bịa tạc. Nếu không có y thì tôi không biết căn cứ vào đâu
mà phóng đại tô màu. Trong lãnh vực sáng tác, đâu có ai đòi hỏi nhà
văn phải viết sự thực. Báo Nhân Dân và Đài Phát Than có nói sự thực bao giờ.
Trung Ương có nói sự thực bao giờ. Bởi thế cho nên khi còn ở ngoài Bắc thì ai
cũng phấn khởi, tưởng như Cách Mạng sắp “bưng mâm cổ” tới nơi
rồi. Khi về quê thì thấy rằng đảng giỏi…. bịp thật.
Sáng hôm sau, Sáu Hứa tiếp tục
câu chuyện. Tôi hỏi về chị Ba Định. Hứa nói:
- Không có chị Ba thì không có
Đồng Khởi..
- Đồng Khởi ở khắp Miền Nam chớ
riêng gì ở Bến Tre sao?
- Nhưng nếu không có Bến Tre
thì không có Đồng Khởi Miền Nam. Do đó Trung Ương mới tặng danh hiệu Bến
Tre lá cờ đầu của Miền Nam.
- Đạo quân đầu tóc là sáng kiến
của ai vậy bạn? Có phải của chị Ba không ?
- Không biết của ai nhưng theo
tôi thì chị Ba là một cán bộ rất xuất sắc.
- Cố nhiên rồi. Tôi biết chị Ba
hồi kháng chiến. Chỉ là Đoàn Trưởng Phụ Nữ Cứu Quốc đâu có gì xuất sắc.
- Thời thế tạo anh hùng mà bạn.
Ai có nghĩ rằng mình phải đánh Mỹ dữ dằn như vậy đâu nhưng chừng đánh thì cứ
đánh.
Sáu Hứa trở lại vụ “chị
em bịt họng cà-nông”, nhưng tôi sực nhớ vụ nữ anh hùng Tạ Thị Kiều lấy ba
cái lô-cốt bằng chiến thuật khỉ, nên tôi chận ngang.
- Tỉnh mình đã tạo nên một Tạ
Thị Kiều vừa thông minh vừa anh dũng.
- Tạ Thị Kiều nào?
- Ủa, người của tỉnh mình mà
bạn không biết thật sao?
- Tôi có biết Kiều nào đâu?
- Kiều ở An Thạnh lấy lô-cốt
bằng sáng kiến dùng một con khỉ. Ở ngoài Hà Nội hoan hô dữ lắm. Tôi có gặp và
phỏng vấn nữa.
Sáu Hứa tỏ vẻ ngơ ngác cực độ.
Tôi biết y bịa mọi chuyện khá sinh động. Thảo nào nhà văn trung ương bị y chê
là viết khơi khơi, nên tôi không dồn y vào vấn đề khỉ lấy bót nữa. Quả láo
thiên láo địa, láo Bà Rịa láo vô, láo Long Hồ láo xuống. Láo gặp láo!
Số là vùng này là đất cấm của
tỉnh ủy, tức là không cơ quan nào được léo hánh tới. Nó gồm có hai mảnh chạy
cặp theo gân lộ đá cũ đã bị Việt Minh phá từ 1945. Một mảnh gồm vườn rậm và rạch
Cái Quan, tỉnh ủy thường về trụ hình ở nhà Hai Sung bí thư xã ủy. Chúng giữ bí
mật, nhưng mỗi khi đồng bào thấy con gái của Hai Sung đi lùng mua gà vịt thì
biết có chúng về ở nhà đồng chí bí thư. Vùng này thường ăn bom pháo nhưng vườn
rậm dễ chui. Rủi bị chụp thì nhảy qua bên kia rạch chạy ra Bình Khánh. Nếu chưa
ổn thì vọt lên Phước Hiệp, Định Thủy. Đó là ba xã họp thành “tam giác sắt” của
tỉnh ủy, nơi xuất phát cuộc Đồng Khởi lửa rơm thiêu rụi quê hương.
Đối diện với mảnh vườn rậm là
những cụm vườn tân lập và những xóm chòi của dân sợ máy bay bỏ nhà ra cất chòi
ngoài đồng. Tuy tỉnh ủy không đóng ở mạn vườn thưa này nhưng cũng không cho cơ
quan nào đóng. Thế mà có hai ông Mùa Thu cả gan dám đến ở thì mất mặt bầu cua
của tỉnh ủy quá đi.
Tên cán bộ nghiên cứu của tỉnh
ủy là Mười Nhái, trong kháng chiến chống Pháp cà nhỏng chống xâm lăng nhưng
cũng bị ông Diệm cho ngồi tù sáu tháng. Đó là thành tích cao nhất của hắn. Nhờ
đó hắn cũng được vô tỉnh ủy ngồi một ghế hẳn hoi. Nhưng hắn còn một thành tích
cao hơn là tặng cho con bé đánh máy của văn phòng tỉnh ủy một trái bầu. Nói nào
ngay, trái bầu là kết tinh của cả ban thường vụ tỉnh ủy chớ không phải riêng
của “chú Mười thân mến” như lời phản tỉnh của cô bé. Nhưng chú
Mười đứng ra tự kiểm tháo để rửa mặt mũi cho các đồng chí lớn. Nhờ đó, thay vì
bị đẩy xuống huyện, chú chỉ bị tạm thời đưa ra khỏi tỉnh ủy làm nghiên cứu viên
để chờ cơ hội nhảy trở vào ngôi ghế cũ. Chú Mười nghe hai tên Mùa Thu đến vùng
cấm địa thì nhắn với bà con lối xóm:
- Đuổi hai thằng đó ra khỏi chỗ
này!
Câu nói lọt vô tai Tám Không
trước. Tám Không nổi cáu, về thuật lại cho tôi và bảo:
- Tao đã đáp lại thằng Nhái
rằng đất Mỏ Cày này là của tao và của tất cả những người đi chiến đấu trước đây
chớ không phải của riêng nó. Nếu có qui định của tỉnh ủy thì nó phải tới đây
nói chuyện đàng hoàng chớ không được xấc láo như vậy.
Tôi vuốt giận anh Tám, nhưng
chính là đổ dầu vào lửa.
- Một câu nhịn chín câu lành
chú nó ơi. Không nên đếm xỉa tụi cóc nhái mang guốc.
- Nhái cóc sao biết nói giọng
đó ? Tao lên đạn sẵn. Ra đường hễ nó làm phách, hễ nó chụp súng thì tao bắn
trước. Thử coi ai làm gì tao.
Tám Không là dân cựu trào tiểu
đoàn 307 đánh nhiều trận từ Khu 8 đến Khu 9 nên có máu lính trong người. Nếu
tôi không cản thì Tám Không đã tìm đến gặp xừ Nhái rồi.
Tám Không đi đâu cũng la rùm
lên:
- Bảo Mười Nhái tới uống trà
chơi.
Có lẽ sự nộ khí xung thiên của
ông Tám lọt đến tai chú Mười, nên chú Mười xếp ve, và hai thằng cán Mùa Thu tôi
cứ ở nhà chú Nhứt tì tì. Do đó đám tỉnh ủy cũng ghét lây chúng tôi. Nhưng trong
tỉnh ủy có hai tên vốn là bạn của tôi thời chống Pháp tên là Hai Tranh và Sáu
Hứa.
Hai Tranh là Phó Bí Thư sắp lên
Bí Thư còn Sáu Hứa là Ủy Viên Thường Vụ kiêm Trưởng Ty Công An, mà tôi đã nhắc
tới ở đầu truyện, kẻ đã viết thư xin lỗi tôi. Hai tên này gởi một cận thần sang
gặp tụi tôi, chẳng ngờ đó lại là một thằng bạn cũ của tôi từng học lớp huấn
luyện Thanh Niên Cứu Quốc tỉnh do ông Mạch Văn Tư phụ trách ở Cồn Chim xã Thành
Phong năm 1946: Sáu Giàu, chánh văn phòng.
Tám Không bảo hắn ngay:
- Ê thằng đó là thằng nào mà
phách lối vậy, Sáu Giàu? Ông về cho nó biết nó có ngon thì qua đây đuổi tôi này
chớ đừng có nhắn miệng. Bảo nó tụi này kháng chiến từ 1945 nghen. Hồi đó nó còn
ở nhà phá làng phá xóm phải không? Lập trường không chắc thằng nào hơn thằng
nào nhé !
Sáu Giàu vuốt giận Tám Không và
luôn dịp mời tụi tôi qua “căn cứ” của mấy ông kẹ để chúng tôi sưu tầm tài liệu
Đồng Khởi, vì ở trên R đã đánh điện xuống cho tỉnh ủy về sứ mạng của chúng tôi
là sáng tác về Đồng Khởi để gởi ra Bắc làm chứng liệu tuyên truyền.
Hai thằng tôi bèn quảy ba lô đi
theo Sáu Giàu. Bà con trong xóm hổng biết hai ông nào trẻ trung mà được mấy ông
kẹ tỉnh ủy trọng vọng vậy. Từ đó chúng tôi lên chân lên càng ít nhiều, nghĩa là
nhà trong xóm có giỗ thì mời chú Hai và chú Tám tới nhậu.
Ở căn cứ của tỉnh, chúng tôi
được đãi đằng theo thượng khách. Tôi lại gặp được ông Mười Rắn là dân tham gia
Nam Kỳ Khởi Nghĩa ở Mỹ Tho từng làm chủ tịch quận Mỏ Cày năm 1947. Bây giờ ông
đã lên tới Khu ủy. Trước kia ông cũng đã từng cùng bọn Trần Văn Trà ăn dầm nằm
đề ở nhà tôi. Ông ta kêu tôi riêng ra ngoài vườn hỏi chuyện về Miền Bắc xã hội
chủ nghĩa. Tôi vốn học được nghề nói mép của báo Nhân Dân nên ông hỏi đến đâu
tôi nói ron rót tới đó.
- Bác nghe nói đời sống nhân
dân ngoài Bắc phì nhiêu sung túc lắm phải không cháu?
- Dạ, cháu mong giải phóng mau
mau để dân Miền Nam tiến cho kịp Miền Bắc. Dạ, máy cày của Liên Xô chở qua, bỏ
ngoài bờ sông Hồng như bọ hung chờ phân phát cho hợp tác xã và các nông trường,
nhưng ta chưa có đủ người lái nên còn để đó. Nhiều nông trường ham hố máy móc
lãnh về nhưng chưa có đất nên bỏ ngoài mưa như những “đống máy “.
- Nói vậy ngoài đó sản xuất
theo lối tập thể hết rồi hả cháu?
- Dạ hiện giờ ngoài đó có lối
chừng vài trăm nông trường. Mỗi nông trường có từ năm ngàn đến một vạn công
nhân viên ăn uống, học hành, làm việc đều hoàn toàn theo lối dây chuyền tập
thể, kỷ luật giờ giấc răn rắc. Cháu có vào làm việc ở một nông trường trong
tỉnh Nghệ An một năm nên cháu biết rất rõ bác à !
- Nếu vậy thì Miền Bắc đã cơ
giới hóa nông thôn theo chương trình kinh tế mới của Lê-nin rồi, trâu bò và
nhân công dư thừa để dùng vào chuyện gì?
- Dạ trâu bò thì dùng vào việc
vận tải, còn nhân công thì dùng vào việc khuân vác.
- Ủa, sao lạ vậy. Cày thì cày
máy còn trâu bò thì kéo xe nghĩa là sao?
- Dạ vì trước kia Pháp chế tạo
quá nhiều xe bò, cày chìa vôi và gàu gỗ đạp nước.
- Còn người Nam mình tập kết có
được bác Hồ thương mến như bác nói hồi còn kháng chiến không?
- Dạ có ạ ! Bác Hồ còn thương
ác hơn nữa. Mỗi người dân đều được vô dinh Bác ăn cơm với Bác một bữa. Riết rồi
Bác mệt quá nên Bác gởi lời thăm hoặc tặng quà chớ không đủ sức khỏe tiếp đón
nữa. Riêng thiếu nhi Miền Nam học giỏi thì được bác cho rờ râu.
- Ông Mười Huệ chủ tịch tỉnh
mình ra ngoải làm gì?
- Dạ ông Mười được vô Phủ Chủ
Tịch ăn cơm và ngủ chung với Bác Hồ một nhà, tâm sự mấy đêm liền. Sau đó Bác Hồ
phong cho ông Mười chức gì lớn lắm xem xem chức Bộ Trưởng một chút thôi. Nhưng
ông Mười già yếu nên không làm nổi, do đó ông chỉ làm thư ký Hội Việt Pháp
thôi.
- Ông Mười còn khỏe lắm, đâu có
yếu đuối gì!
- Dạ ông Mười gặp cháu hoài.
ông Mười phấn khởi lắm. Ông Mười có xin bác Hồ được một cái quai dép, cất để
dành về tặng bà con Bến Tre mình coi chơi cho biết.
Ông Mười Rằn không hỏi nữa. Ông
móc thuốc hút và hỏi sang vấn đề khác.
- Cháu ra ngoài lập gia đình
chưa?
- Dạ cháu chờ về Nam đó bác !
- Ờ cũng được. Kháng chiến hai
mùa mà như cháu là còn trẻ lắm. Để hôm nào bác bảo con Sáu Hòa nó tìm cho một
đứa trong đạo “quân đầu tóc” của nó.
Tôi giựt mình, sợ thầm trong
bụng nhưng không dám cãi lại. Có tóc còn không ăn thua, bị cắt tóc thì coi ra
cái gì? Nhưng được đồng chí Khu ủy Viên chiếu cố là quới lắm rồi. Thình lình
ông vò đầu tôi bảo:
- Tía mày chớ máy cày Liên Xô
đem qua chất đống ở bờ sông Hồng.
- Dạ bác Mười bảo sao ạ?
- Hay lắm. Tội nghiệp ông Mười
Huệ. Già rồi ra chi ngoài đó để chịu mưa phùn gió bấc?
- Dạ bác nói sao ạ?
- Thôi đi vô nhà tao bảo thằng
Mười Kỹ nó kể chuyện Đồng Khởi cho nghe mà viết sách. Nó sẽ kể theo cái kiểu
của mày kể cho tao về máy cày và nông trường vậy.
Tôi đã một lần bị cậu liên lạc
ở sông Vàm Cỏ Đông lật tẩy về cái vụ Miền Bắc xã hội chủ nghĩa, và bây giờ một
lần nữa. Thiệt ê mặt, nhưng tôi tự nhủ: Nếu nói thiệt ra tất cả thì chẳng hóa
ra mình là thằng ngu hay sao.
Ông Mười Rằn bảo:
- Có viết thì cũng trừ
hao kha khá nghe mày tụi.
Kế đó tôi và Tám Không, một nhà
văn và một nhà soạn kịch được Mười Kỹ dắt đến một cái nhà hoang để kể cho nghe
chuyện Đồng Khởi.
Chừng non nửa tiếng thì có vẻ
cạn nguồn. Tôi và ông bạn soạn giả cứ thỉnh thoảng liếc trộm nhau: như thế này
thì chất liệu đâu mà viết?
Quả thật không có gì. Chỉ đủ
viết vài bài bút ký lễnh loãng thì hết. Mười Kỹ là một anh chầu rìa đứng hạng
bét trong tỉnh ủy được giao cho phụ trách địch vận. Chính hắn đã cấy ông thầy
của tôi là giáo sư Nguyễn Nhơn Nghĩa của trường tư thục Trung Châu ở Bến Tre
lên Sài Gòn để địch vận sĩ quan Sài Gòn. Không vận động được ai cả mà chính ông
bị giết chết trong lúc đang giữ chức Phó Bí Thư Tỉnh Ủy. Ông là một giáo sư rất
giỏi. Đi kháng chiến không biết lại vô đảng hồi nào. Có thể ông làm chủ tịch
tỉnh hoặc chủ tịch nước cũng được nhưng địch vận quả là “trật phé” của
ông. Mười Kỹ là một thằng con nít biết quái gì mà lại điều động một ông Phó Bí
Thư làm công tác của hắn? Vậy mà sau này hắn được xách đầu máu vô Trung ương
Đảng hai khóa liền (Sáu và Bảy) kiêm luôn cả Chủ Tịch ủy Ban Nhân Dân Tỉnh.
Sau khi từ giã ông Mười Rằn thì
tôi được Sáu Hứa, Thường Vụ Tỉnh ủy, bạn học cũ ở Mỏ Cày rủ đi ta bà thế giới
chơi một vòng để nghe y giới thiệu về cuộc Đồng Khởi mà hắn ta là một trong
những người cầm cán. Quê hắn ở Phước Hiệp. Hắn là con trai thứ tám trong gia
đình một thầy nghề võ tên là ông Bộ Dực. Hồi đi học chung hắn có dẫn tôi về nhà
ăn dưa hấu và coi cá nước đua ở vàm sông Định Thủy. Nghe đồn rằng ông Bộ Dực là
người đã đánh hạ ông Phó Hoài ở Giồng Luông vì ông này ỷ giàu và có quyền lực
hay hà hiếp dân nghèo.
Sáu Hứa có tên là Tám Huýt
(tiếng Pháp “huit” là số tám) em của Sáu Xôi cán bộ Thanh Niên
tỉnh thời chín năm, học Trại Huấn Luyện của ông Mạch Văn Tư trước tôi hai khóa.
Huýt, Thiện và tôi là ba đứa học giỏi nhất lớp nhì hai năm A của thầy Võ Thành
Ký. Trên đường ra Bình Khánh, Hứa luôn luôn giảng giải cho tôi về cuộc Đồng
Khởi thần thánh của tỉnh nhà và tỏ lòng hân hoan vì được Trung ương chiếu cố
cho một nhà văn gốc tỉnh nhà để nghiên cứu về Đồng Khởi. Sáu Hứa than phiền:
- Trước đây cũng có một nhà văn
trung ương về tận đây viết một quyển sách mang về R, không có thông qua tỉnh
ủy, rồi đài Giải Phóng lẫn đài Hà Nội phát thanh làm cho chúng tôi nghe
mà “bất mãn cùng mình”. Sáu Hứa hỏi tôi có biết nhà văn đó không?
Tôi biết tỏng đi nhưng bảo là không! Do đó Sáu Hứa mới mạnh dạn nói tiếp:
- Công ghe bè bạn, từ ngoải vô
đây mà viết một quyển sách đọc nghe không có “ghé “ chút nào
ráo nạo!
Tôi hỏi.
- Tại sao vậy ông bạn?
- Tại vì y không đi sâu đi sát
với quần chúng, cứ nghe khơi khơi rồi viết. Đúng ra thì mất lập trường hoàn
toàn vì không có sự lãnh đạo của đảng. Lần này ông phải làm một cái cho cước
cạnh nghe. Đồng Khởi đâu có tệ như trong quyển sách của ông ta !
- Tôi sẽ cố gắng!
Sáu Hứa kể cho tôi nghe chuyện
một cán bộ ở huyện Thành Phú : Sau khi chấm dứt thời hạn tập kết thì đồng chí
ấy ẩn tích không ai biết đồng chí ở đâu. Người trong xóm tưởng đồng chí ta đã
đi tập kết hoặc đã chết. Lúc bấy giờ không ai dám liên lạc với ai. Chẳng ngờ
khi Đồng Khởi phất cờ thì đồng chí mới ra mặt. Đồng chí cho biết đồng chí xuống
rừng Thành Phong. Sau hai năm nghĩa là tới ngày tổng tuyển cử, ngày nào đồng
chí cũng lội ra bãi ngóng đợi Trung ương gởi người vào. Tiếc quá, đồng chí mới
bị bù nốc bắn chết.
Tôi nghe hấp dẫn vô cùng, định
sẽ dựng người cán bộ này thành nhân vật tiểu thuyết. Rồi Sáu Hứa kể những
chuyện nổi dậy trừ gian diệt tề ở xã, kèm theo những câu bình luận đầy đủ lập
trường:
- Cách Mạng nào cũng vậy, khởi
đầu không thể tránh sai lầm. Nhất là ở dưới xã, các chi ủy cứ tự động làm. Trên
tỉnh không chỉ đạo kịp. Mà Trung ương cũng đâu có chỉ thị gì cho tỉnh. Tụi tôi
cứ hành động và tự đặt ra chủ trương. Quận xã cũng vậy, ai muốn làm gì thì làm.
Đến chừng biết sai thì đã xong rồi không còn sửa chữa được. Rồi đành nhắm mắt
cho qua luôn. Có những sai lầm chỉ phạm một lần là không làm sao sửa được.
Tôi biết y muốn nói mé mé về
việc giết cậu và cô ruột tôi. Tôi nghe lửa giận nổi dậy. Phải, Cách Mạng là một
sự thay đổi, không có sự thay đổi nào không gây xáo trộn. Nhưng có Cách Mạng
nào dã man như Cách Mạng Tháng Tám không? Cách Mạng Tháng Tám đã làm khắp dân
gian sợ hãi khủng khiếp với danh từ “mò tôm” bây giờ “chi
ủy, tổ trưởng” nhân sự khủng khiếp đó lên gấp ngàn, với một danh từ
mới: “MỜI”.
Ở Cổ Cò, nơi giáp ranh hai làng
Minh Đức (quê ngoại) và Hương Mỹ (quê nội tôi) có tên Nhút Chậm, ngày trước ở
mướn cho gia đình ông cụ tôi rồi đến ông tôi. Gần nhà hắn có một nhà giàu tên
là Hai Đối. Tôi biết rõ gia đình này là một gia đình làm giàu nhờ cần cù lao
động và hà tiện chớ không gian lận của ai, cũng không cho vay lấy lời. Thời
Cách Mạng Tháng Tám người chú của ông Hai Đối bị Cách Mạng bắn hụt vì ông ấy là
hội tề . Ông phải bỏ làng chạy lên Núi Nứa tu và không thấy trở về nữa. Đến
thời Đồng Khởi, Nhút Chậm lại trổ tài. Từng là một tên chuyên đi làm mướn bây
giờ trở thành quỉ vương. Để xoá số tiền mượn của gia đình ông Hai Đối (mà hắn
có họ hàng xa) hắn phao cho hai vợ chồng ông là gián điệp. Hắn bắt hai ông bà
đem đi giữa khuya và giết chết không ai biết bằng cách nào, dập xác ở đâu. Chưa
hết. Để nhẹm luôn việc làm của hắn, đêm sau hắn đến bắt hai đứa con gái giết
luôn.
Sau vụ giết người kinh khủng đó
hắn trở thành hung thần, không ai dám nói một câu. Không ai dám gặp mặt hắn.
Còn hắn thì lầm lầm lỳ lỳ, vợ con hắn cũng phải sợ.
Cặp mắt hắn đỏ nọc như mắt chó
dại, mồm sủi bọt như mồm trâu già. Vẫn chưa hết. Hắn định giết cả ông bà tôi là
chủ cũ của hắn. Hắn đem lựu đạn gài trước cửa nhà ông tôi. Ông bà tôi vốn sợ
tên đày tớ cũ, nhất là sau vụ bắt cóc gia đình ông Hai Đối nên không dám ra
khỏi nhà. Không rõ ma quỉ xúi giục thế nào mà hắn lại dẫm lên trái lựu đạn hắn
gài bữa trước để giết ông bà tôi. Người trong xóm cho rằng đó là quả báo nhãn
tiền.
Những chuyện như thế tôi sưu
tầm được khá nhiều, nhưng không biết sẽ dùng vào đâu mà cũng không dám ghi ra
giấy, chỉ để bụng. Mặc dầu để bụng nhưng không bao giờ quên.
Nghe Sáu Hứa nói về sự “xáo
trộn” của Cách Mạng Đồng Khởi, tôi chỉ vuốt đuôi lươn, chớ làm gì hắn?
Hắn hiện là trưởng ban An Ninh tỉnh thì dù tôi là bạn cũ cũng có nghĩa gì. Tôi
không muốn hắn trình bày thêm “sai lầm” của Cách Mạng nên đánh trống lảng. Hắn
đưa tôi đến căn cứ của hắn vào lúc nửa đêm. Tôi không thể biết chắc đây là đâu
chỉ đoán lơ mơ là xã Bình Khánh hay Phước Hiệp gì đó. Bốn bề là mía và ruộng
ngập nước, nếu bị chụp thì chỉ có nước chui chớ không
thể chạy.
Người chủ nhà, cốt cán của hắn,
đóng đáy, đổ dục đem về một gánh tép. Chúng tôi ăn cơm chiều vào lúc một giờ
khuya với tép luộc rau sống. Sau đó hắn bảo tôi lấy giấy ra ghi về Đồng Khởi.
- Mười Hỉ nói với bạn những
chuyện gì? Đâu kể sơ tôi nghe rồi tôi sẽ tiếp cho.
Tôi đáp thật tình:
- Năm ba chuyện vặt. Với những
chi tiết như vậy không thể nào viết sách được. Riêng tôi thì sưu tầm không được
bao nhiêu trong dân. Có vẻ như không ai muốn kể hết!
Sáu Hứa nói:
- Đồng Khởi tỉnh mình, chủ yếu
là Mỏ Cày. Vậy bạn nên đưa Mỏ Cày vô sách. Hễ diễn tả được trận chiến Mỏ Cày
thì coi như đó là Bến Tre. Bạn nên tự hào về đất Mỏ Cày chớ!
- Đúng!
Hứa nhắc tôi lần nữa.
- Lấy giấy ghi đi !
- Tôi có tật không ghi gì hết.
Những gì tôi còn nhớ là thì đó là cái hay tôi dùng, cái gì tôi quên thì đó là
cái không dùng được.
- Bạn mình còn nhớ Mỏ Cày chớ?
- Nhớ hết cả quận và hầu như xã
nào tôi cũng có đi tới hoặc sống ở đó.
Rồi tôi kể rành rọt.
- Dưới cùng giáp ranh Thạnh Phú
là làng Minh Đức và Hương Mỹ. Kế đó là Tân Huề. Tân Huề không phải là một làng
nhưng lại có đình. Nó thuộc về làng Minh Đức. Trên Minh Đức là Cẩm Sơn, Ngãi
Đăng và Tân Trung. Trên Tân Trung là An Định, An Thới, Thành Thới. Ba xã này
giáp ranh nhau. Ba xã Bình Khánh, Phước Hiệp, Định Thủy nằm rìa Cù Lao Minh ở
ven sông Hàm Lưông, còn Thành Thới và An Thạnh cũng nằm rìa Cù Lao Minh nhưng ở
ven sông Cổ Chiên. Xã Đa Phước Hội là nơi có thị trấn Mỏ Cày. Vậy rành chưa?
Hứa khen:
- Ông bạn đi xa lâu quá mà vẫn
còn nhớ đủ hết. Nhưng có nhớ thị trấn Mỏ Cày hay không?
- Bạn hỏi chỗ nào tôi nói chỗ
nấy cho bạn nghe.
- Thì ông bạn cứ kể đi. Nếu bạn
không quên chỗ nào hết thì tôi khỏi vẽ bản đồ.
- Nếu tôi quên thì bạn cứ bổ
túc. Vì bạn cũng như tôi, chúng ta đã từng học ba năm ở trường Mỏ Cày. Có cây
me nào mà mình không trèo đâu!
Sáu Hứa cười:
- Để tôi kiểm tra bộ óc bạn
chút nghe. Chợ Mỏ Cày có mấy dãy phố chính. Mỗi dãy có những tiệm nào?
Tôi cũng cười:
- Lấy ví dụ tôi đứng ở trước
cửa nhà việc Đa Phước Hội ngó ra đầu nhà lồng chợ nghe ! Thì bên phải là dãy
phố chính. Bắt đầu là tiệm thuốc Tây của thầy Thọ, ông già thằng Trưởng học
chung lớp với tôi. Kế đó là anh em Hồ Hợi thầy có nghề võ có người em sứt vành
tai trái nên gọi là Sáu Sứt. Bà Hồ Hội gói nem rất tuyệt. Buổi chiều bà thường
ra ngồi trước cửa chặt bì heo, để gói nem. Bà vừa nói chuyện, mắt ngó đâu đâu,
tay chặt như máy. Căn kế là của một kỹ sư điện, trước cửa có gắn một tấm bảng
đồng mang chữIngénieur électricien. Kế đó là tiệm thợ bạc Trần Minh Mẫn.
Trước đó, tiệm này ở trên đường đến trường học trước cửa có cây trứng cá.
- Ngày nào tôi cũng đi ngang
qua đó . Nhưng tiệm vàng này có gì đặc biệt?
- Đặc biệt là cô con gái học
chung với tụi mình.
- Tên gì?
- Tên Hai. Kế tiệm vàng Trần
Minh Mẫn là tiệp tạp hóa của ông Hương Sư Mùi có người con học đến Tú Tài. Bên
cạnh là tiệm hủ tiếu của chú Huờn.
- Hủ tiếu chú Huờn có gì đặc
biệt?
- Ba lát gan heo, tôm khô và
một con tôm chiên để trên mặt.
- Còn gì đặc biệt nữa?
- Chú Huờn có một con trai và
một con gái học chung với mình. Tên gì tôi quên rồi. Nhưng con gái rất đẹp và
có chồng rất sớm. Kế đó là phòng mạch của Médecin Lê Văn Hai.
Ông Hai có vợ rất đẹp và rất diện. Hai đứa con trai giống ông ta như đúc. Kế
phòng mạch là tiệm tạp hóa Đại Thành rồi đến bến nước chợ. Ghe, đò, đậu chật
nứt. Bên bến nước là nhà cá. Trước nhà cá là tiệm tương Minh Thái mình thường
mua tương cay túm trong lá môn đi hái me ăn. Đó là dãy bên tay phải. Bên tay
trái có tiệm nước ngó ra bến xe, kế đó là tiệm bán đồ sắt có bảng hiệu “Quincaillerie
en gros et en détails” đúng không? (Đúng!) Tiệm này rất lớn, có xe hơi
riêng. Ông Bảy Ngàn làm kế toán ở đó. Kế tiệm đồ sắt là tiệm thuốc Bắc. Không
nhớ tên gì. Kế tiệm thuốc Bắc là bazar Mỹ Ngọc. Con Rỡ học lớp cô giáo Tiửng ăn
cơm tháng ở đó. Đúng chưa?
- Đúng nhưng còn thiếu ! Bảng
hiệu Mỹ Ngọc cẩn bằng kiếng chói lọi nên ở xa cũng trông thấy. Bà chủ rất đẹp
lúc nào cũng mặc áo dài “mốt” như cô giáo.
- Bà ta là con gái Hội Đồng Sĩ
ở Minh Đức quê ngoại tôi.
- Phục lăn ông rồi. Nhưng để
tôi sát hạch một điểm nhỏ. Nếu ông nhớ thì mới tài. Ở ngã tư đường lại trường
học và đường nhà thương có gì vui đối với tụi mình?
- Từ nhà Cá đi thẳng thì men
theo bờ tường tiệm tương Minh Thái. Mút tường là nhà thầy Cường, tức là nhà con
Cúc học Supérieur A với mình. Em nó là thằng Tín học lớp Ba
thầy Để. Cách một cái cống mương nước đen ngòm là tiệm chụp hình Lệ Chơn. Rồi
đến vườn chuối của thầy Kỳ . Bên kia đường là tiệm Cầm Đồ . Ở ngã Tư ông nói có
phòng mạch của Đốc Tờ Trần Văn Huợt. Ông Huợt người to lớn mập mạp như Đổng
Trác. Ông ta tên Huợt nhưng thợ vẽ lại để là Hượt. Cho nên tụi mình
ngạo là Đốc Tơ Hượt. Ổng không biết tại sao. Cuối cùng không biết ai bảo ổng
mới cho bôi dấu “ư”. Đúng không?
Sẵn trớn tôi nói luôn:
- Đứng trước cửa phòng mạch ông
Hượt ngó ra thì bên kia đường là“Cantine Scolaire”. Sau căng tin là Bến
Tàu đi Trà Vinh Bến Tre. Cửa sau nhà trường mở ra ngay bến tàu đó. Bên trong là
nhà của hai ông già cu-li trường. Mỗi lần mình đi sớm chui qua rào đều bị ổng
rượt chạy có cờ… Đủ chưa ông bạn?
- Thôi được rồi.
- Bây giờ tôi sát hạch lại ông
nhé! Trường Mỏ Cày có mấy lớp? Thầy nào dạy lớp nào? Ông Đốc tên gì, con cái ra
sao?
- Trường có hai dãy đều nền đúc
lợp ngói rất đẹp. Nhưng dãy A nền cao hơn. Ông Đốc tên là Trần Văn Chỉ. Nhà ông
ở đầu dãy A. Ông có đông con không biết mấy người nhưng toàn con gái. Chị lớn
nhất tên Quế Hương. Chị kế tên Tâm, hình như học sau mình một lớp. Chị nào cũng
đẹp cả. Lớp Nhứt A: thầy Ký, lớp Nhứt B: thầy Ngọc; lớp Nhì hai năm A: thầy
Thiện; lớp Nhì hai năm B: thầy Ký; lớp Nhì một năm A: thầy Cang; lớp Nhì một
năm B: cô Tửng; lớp Nhì một năm C: thầy Để. Lớp Ba A không nhớ, lớp ba B: thầy
Dữ. Lớp Ba C: thầy Viễn; lớp Tư A: thầy Giúp; Lớp TƯ B: thầy Báu; lớp TƯ B: cô
Giúp… Rành chưa?
- Trước thầy Kỳ, ai dạy
Supérieur A?
- Thầy Hữu! Ổng vừa họp với
tỉnh ủy tụi tôi.
- Ổng tập kết ra Bắc làm Phó
Chủ Tịch tỉnh Thanh Hóa về hồi nào?
- Cũng mới đây thôi. Các thầy
đi kháng chiến chống Pháp gồm có: thầy Ngọc, thầy Viễn, thầy Hữu, thầy Báu, và
ông Đốc Thế trường tư thục Duy Minh.
- Kể hoài không hết.
- À quên, cùng học với tụi
mình, có thằng sau này trở thành phản động nhất. Ông biết ai không?
- Ai?
- Thằng Trưởng, con thầy Thọ .
Nó làm tới Trung Tướng của tụi Sài Gòn. Lơ mơ coi chừng bị nó chụp.
- Chụp tụi mình mạnh nhất là Sư
Đoàn 9 của Trần Bá Di.
- Bạn học mình đâu có đứa nào
tên Di.
- À quên, Di con thầy Trần Bá
Vạn ở trên Mỹ Tho lận không phải người Mỏ Cày.
Lâu ngày gặp lại bạn cũ trên
quê nhà và nhắc lại kỷ niệm xưa, tôi hăng hái kể liên miên.
Hai tiếng Mỏ Cày có
nghĩa là gì? Không có nghĩa gì cả, mà nó cũng không nằm trong tự điển nào.
Nhưng nó nằm trọn vẹn trong lòng tôi với nét chữ và với âm thanh bình trắc như
hai dấu nhạc tuyệt vời.
Chữ Mỏ Cày in
trên tấm bảng gác ngang hai đầu trụ gạch vĩ đại của nhà trường quận nền đúc,
lợp ngói rỡ ràng. Nơi đây tôi đã làm đứa học trò hạnh phúc trong một ngàn ngày.
Nơi đây tôi biết sự uy nghiêm của trường lớp, sự kính trọng của học trò đối với
ông Đốc và thầy giáo cũng như giá trị của những bài học thuở ấu thơ về địa dư,
sử ký, luân lý, luận văn, toán pháp…
Những bài sơ đẳng đó khi học
thuộc lòng, tôi không hiểu hết, chỉ trả cho thầy để được điểm lớn, nhưng bây
giờ nghĩ lại thật thấm thía vô cùng. Đó là văn hóa, đó là nền tảng của trí
khôn, khoa học và văn học.
Tôi mang mảnh đất quê hương có
tên là Mỏ Cày đi khắp trời tưởng đã quên mất nó. Nào biết đâu nó vẫn cứ sống
trong tôi như một cội cây xanh. Hôm nay ôn lại chuyện xưa tôi nhớ từng nét mặt
từng trò chơi những nỗi vui buồn của một đứa học trò trường quận, quần tiều áo
trắng, tóc hớt ngắn, sáng ôm cặp đến trường miệng vừa huýt sáo, vừa tập chú
chim sắt chuyền trên tay. Tôi nhớ tiếng la rầy của thầy vang cả dãy trường. Tôi
nhớ thầy Cang cho tôi điểm cao nhất khi tôi trả xuôi rót bài Jeanne
d’Arc. Những trái chuối già và củ mì luộc tôi chưa tìm thấy ở đâu ngon bằng
ở cổng trường Mỏ Cày do vợ của chú tài xế dinh quận bán.
Tôi nhớ những buổi trưa la cà ở
nhà lồng chợ nghe vọng cổ từ những chiếc máy hát Columbia có
tay quay dây thiều, hoặc dán mũi vào những tủ kính bên trong bày những quyển
sách Hồng của Thế Lữ, Thạch Lam, những tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan, của
Tchya, Ngô Tất Tố… Không gì thú vị bằng đứng lại mải mê xem người họa sĩ vẽ
chân dung Napoléon đến lúc nghe trống đổ liên hồi mới ù té chạy rớt tung cả
sách vở bút mực.
Thình lình, Hứa hỏi tôi:
- Hồi đó mày có để ý cô nào
không?
- Con nít biết gì mà để ý .
- Vậy mà có hai đứa để ý mày.
Nhớ lại thử coi !
- À! phải rồi! Chỉ có một chớ
đâu hai. Nghĩ cũng lạ. Hồi đó mình mới lên lớp nhứt. Tôi được xếp ngồi ở bàn
thứ hai, sau lưng cô nàng. Cô nàng là con gái thầy Ký nên không sợ ai hết. Cứ
quay mặt xuống bàn dưới nói chuyện với mình. Ngoài ra lại còn cho mình xem đáp
số những bài toán khó mình phảiăn bí rợ. Không hiểu sao mình ghét tất cả
các loại toán, nhất là những con số.
- Tôi nhớ bạn tuần nào cũng
được thầy đem luận văn ra đọc làm bài mẫu cho cả lớp nghe.
- Tôi có một bí mật mà mãi tới
bây giờ tôi mới nói ra và bạn là người thứ nhất được nghe. Số là một hôm thầy
cho bài toán ác quá . Tôi cứ ngồi gặm cán bút hoài. Chờ cho cô bạn ném
cái “rề-pông” cho mình chép. Cô không ném mà lại ngồi lách qua
một bên cho mình xem vở. Thay vì cái “rề-pông” thì mình lại
thấy chữ AMOUR viết rất đậm.
- Thế à? Rồi bạn làm sao?
- Sau đó nàng mới cho cái đáp
số.
- Đáp số nào bằng cái chữ kia !
Tôi kể miên man. Tôi như nghe
lại mùi tóc gội xà bông thơm mỗi sáng của nàng.
Hứa ngồi một hồi, rồi nằm. Tôi
tưởng hắn ngủ nhưng không, hắn vẫn chú ý nghe. Đến đây hắn bật cười, vẻ mặt của
tên sát nhân đã biến đi nhường chỗ cho những nét hồn nhiên ngây ngô của thằng
bạn cũ.
-Ông giỏi thiệt. Kể tôi nghe mê
man và không thiếu chi tiết nào. Lại rất văn hoa. Nếu tôi kể cho ông nghe thì
ông ngủ mất tiêu rồi. Nhưng xin bổ túc vài chỗ. Cái sân tụi mình vẫn thường đá
banh thì sau này Tây nó dùng chôn Tây. Vì trong kháng chiến Tây chết nhiều quá,
không có chỗ chôn. Tiệm cầm đồ gần tiệp chụp hình Lệ Chơn thì đổi lại làm nhà
bưu điện.
- Sao ông biết hết vậy?
- Con trai tôi học trường mình
hồi trước mà !
- Thầy Kỳ còn dạy đó không?
- Còn. Vẫn lớp nhất A. Thầy Để
đã lên làm ông Đốc và dời nhà xuống sân banh, nơi trường làm lễ kỷ niệm Jeanne
d’Arc, ở gần Cantine. Ổng có một chiếc xe hơi. Ông nhớ nhà ông
Cả Biên không?
- Có chớ. Nó ở gần tiệm vàng
của Hai Thưởng giữa nhà của ông Hương Sư Mùi và ông Đốc Tờ Lương có vợ người
Bắc. Ông Cả Biên bị ám sát hồi 1946 chớ gì!
- Thằng Phụng con trai ổng học
chung với tụi mình và đi tập kết hồi 54.
- Ủa sao kỳ vậy?
Sáu Hứa nhìn tôi hàm ý bảo
trường hợp bố tôi và tôi.
- Cây đắng trái ngọt thiếu gì !
Thôi, trả bài địa dư và sử ký vậy được rồi, khỏi phải vẽ địa đồ. Bây giờ để tôi
kể chuyện Đồng Khởi cho bạn nghe kẻo mai tôi bận rồi trôi mất. Bạn hãy nhắm mắt
lại nghe. Tưởng tượng các nẻo đường đổ vô chợ Mỏ Cày y như hồi mình còn đi học.
- Giồng Trên, Giồng Giữa và Ngã
Ba Thom.
- Nhưng Ngã Ba Thom chia làm
hai ngánh. Một ngánh từ Hương Mỹ, Minh Đức, An Thới, Thành Thới đổ lên và một
ngánh từ Ngã Ba Thom đổ ra. Hai ngánh này họp lại tràn vào chợ, nhưng phải đi
ngang qua bót Ba Dự là bót ngoại vi của Mỏ Cày. . .
- Rồi làm sao qua?
- Tôi quên nói, đây là một cuộc
đấu tranh của “đạo quân đầu tóc” chớ không phải cuộc Đồng Khởi
chính thức đâu. Bót đồn đều xếp súng hết. Lính ra trước cửa đứng dòm. Nhiều tên
lại hoan hô. Tên xếp bót còn bảo vợ con đi mua nước đá xá xị tiếp tế. Tụi lính
này trước đây ác ôn lắm nhưng thấy Cách Mạng đang thắng thế nên muốn cầu an.
- Ước lượng chừng bao nhiêu
người?
- Cánh Ngã Ba Thom có đến năm,
sáu ngàn người.
- Còn Giồng Giữa?
- Giồng Giữa, Giồng Trên gộp
lại chừng ba ngàn. Còn từ trên cầu nhà thương đổ xuống nữa. Đó thuộc quận Cái
Môn nhưng thấy Mỏ Cày làm hung đồng bào cũng hưởng ứng ước chừng mười ngàn
người. Ối trời ! Chật đường chật ngõ. Cờ xí rợp trời.
- Cờ đỏ sao vàng hay cờ mặt
trận?
Sáu Hứa khựng lại một chút rồi
tiếp:
- Tôi nói lộn. Chỉ là biểu ngữ
thôi.
- Biểu ngữ nêu khẩu hiệu gì
trên đó?
- Chị em yêu cầu tên quận
trưởng không được bắn cà-nông vào làng.
- Rồi sao nữa?
- Để tôi nói về chiến thuật
tiến quân của đạo quân đầu tóc nghe. Trên các con đường đi lại trường học xuống
thẳng bến tàu, đường nhà thương và các đường phố đều đông nghẹt người, nhưng
tất cả đều rất trật tự ngồi chờ lệnh chung rồi kéo tới dinh quận đưa yêu sách.
- Có vô tới đó không?
- Có chớ.
- Sao hôm trước chị Sáu Hòa
không có nói cho tôi nghe gì hết?
- À ạ chắc chị đi lãnh đạo trên
thị xã nên không có mặt trong kỳ đấu tranh đó.
- Rồi sao nữa?
- Độ mười giờ thì dinh quận bị
bao vây tứ phía. Lính quận không dám bắn. Tên quận trưởng phải hứa không bắn
cà-nông vô làng nữa.
- Hắn ra mặt nói chuyện với bà
con à?
- Hắn đâu dám ló ra. Hắn sai
lính bắt loa phóng thanh. Nên chị em không chịu về và làm hung hơn nữa, định
phá cửa dinh bắt hắn, nhưng ban lãnh đạo không cho, bảo chị em nên bình tĩnh
đấu tranh trong hòa bình. Chẳng ngờ chúng nó kêu tiếp viện. Trên tỉnh xuống một
đoàn xe nhà binh chở đầy ác ôn. Chúng vừa đến là ào ào tấn công. Nhưng chị em
ta không nao núng, cứ hô khẩu hiệu đả đảo. Chúng bèn đem kéo rồi mỗi đứa cầm
một cây kéo cắt tóc chị em. Chị em chống trả kịch liệt. Có nhiều người vùng
chạy khỏi, nhiều người bị chúng xởn trụi lủi.
- Rồi sao?
- Cuối cùng chúng phải hứa là
không bắn cà-nông vô làng nữa.
- Chỉ hứa thôi à ?
- Thì bước đầu mà nó hứa cũng
đã là thắng lợi rồi.
- Còn mấy trận chị em bịt họng
cà-nông xảy ra ở đâu?
- Cũng ở đây. Tại quận Mỏ Cày.
Nhưng bữa nay khuya quá, ngủ lấy sức để mai nó chụp mình nhảy mới nổi.
Tôi đoán là Sáu Hứa đã dùng
phương pháp sáng tạo như tôi đã dùng đối với ông Mười Rằn. Tuy vậy tôi cũng có
những nét cụ thể để bịa tạc. Nếu không có y thì tôi không biết căn cứ vào đâu
mà phóng đại tô màu. Trong lãnh vực sáng tác, đâu có ai đòi hỏi nhà
văn phải viết sự thực. Báo Nhân Dân và Đài Phát Than có nói sự thực bao giờ.
Trung Ương có nói sự thực bao giờ. Bởi thế cho nên khi còn ở ngoài Bắc thì ai
cũng phấn khởi, tưởng như Cách Mạng sắp “bưng mâm cổ” tới nơi
rồi. Khi về quê thì thấy rằng đảng giỏi…. bịp thật.
Sáng hôm sau, Sáu Hứa tiếp tục
câu chuyện. Tôi hỏi về chị Ba Định. Hứa nói:
- Không có chị Ba thì không có
Đồng Khởi..
- Đồng Khởi ở khắp Miền Nam chớ
riêng gì ở Bến Tre sao?
- Nhưng nếu không có Bến Tre
thì không có Đồng Khởi Miền Nam. Do đó Trung Ương mới tặng danh hiệu Bến
Tre lá cờ đầu của Miền Nam.
- Đạo quân đầu tóc là sáng kiến
của ai vậy bạn? Có phải của chị Ba không ?
- Không biết của ai nhưng theo
tôi thì chị Ba là một cán bộ rất xuất sắc.
- Cố nhiên rồi. Tôi biết chị Ba
hồi kháng chiến. Chỉ là Đoàn Trưởng Phụ Nữ Cứu Quốc đâu có gì xuất sắc.
- Thời thế tạo anh hùng mà bạn.
Ai có nghĩ rằng mình phải đánh Mỹ dữ dằn như vậy đâu nhưng chừng đánh thì cứ
đánh.
Sáu Hứa trở lại vụ “chị
em bịt họng cà-nông”, nhưng tôi sực nhớ vụ nữ anh hùng Tạ Thị Kiều lấy ba
cái lô-cốt bằng chiến thuật khỉ, nên tôi chận ngang.
- Tỉnh mình đã tạo nên một Tạ
Thị Kiều vừa thông minh vừa anh dũng.
- Tạ Thị Kiều nào?
- Ủa, người của tỉnh mình mà
bạn không biết thật sao?
- Tôi có biết Kiều nào đâu?
- Kiều ở An Thạnh lấy lô-cốt
bằng sáng kiến dùng một con khỉ. Ở ngoài Hà Nội hoan hô dữ lắm. Tôi có gặp và
phỏng vấn nữa.
Sáu Hứa tỏ vẻ ngơ ngác cực độ.
Tôi biết y bịa mọi chuyện khá sinh động. Thảo nào nhà văn trung ương bị y chê
là viết khơi khơi, nên tôi không dồn y vào vấn đề khỉ lấy bót nữa. Quả láo
thiên láo địa, láo Bà Rịa láo vô, láo Long Hồ láo xuống. Láo gặp láo!
—>Chương 10
- 10 -
Tám Không bảo:
- Tao phải đổi tên.
- Sao vậy?
- Tên “Không” đi
khai thác tài liệu cũng như không.
- Vậy đổi lại là gì?
- Tám Hữu. “Hữu” là
có ! Từ rày mày gọi tao là “Tám Hữu” nghe !
- Mày nhớ mấy cái kịch ôn binh
của thằng Nguyễn Vũ và kịch “Giáo Sư Hoàng” của Bửu Tiến diễn
ở nhà hát lớn Hà Nội không? Tụi nó chỉ bịa chớ có đéo gì. Ở ngoài đó còn bịa
được huống gì mình đã vô tới đây. Úm ba la, ba ta cùng bịa !
Sau đó chúng tôi gặp thêm vài
nhân vật có hụ hợ Đồng Khởi trong đó Ba Đào tỉnh đội trưởng có chân trong tỉnh
ủy trước kia là cán bộ thông tin quận Thạnh Phú dưới quyền của Ba Thơ. Ba Đào
và Hai Trung, sau này hục hặc tranh
giành ghế bí thư tỉnh ủy, “Chị Ba Đ” thay mặt giải quyết không
ổn nên đưa Mười Kỷ vô Trung Ương, làm cả hai ngóng mỏ.
Ở văn phòng tỉnh đội của Ba Đào
tôi gặp Bùi Thanh Khiết gốc thầy giáo xóm, đã từng sang Liên Xô học chính trị
xã hội học cùng với Rúm Bảo Việt học đạo đức học.
Khiết có vợ có con nhưng không
mang vợ con đi tập kết. Ra Bắc léng phéng với vợ người ta nên bị kỷ luật tống
về Nam cho làm Huấn Học trong Bộ Chỉ Huy Giải Phóng của Trần Độ. Khiết có tài
mọp và bợ, ngoài ra không có gì khác. Khi hắn làm Trưởng Phòng Chính Trị miền
Tây thì tôi và Sơn Nam Phạm Anh Tài ở dưới quyền của hắn. Mỗi khi hắn đi lãnh
chỉ thị lệnh về, hắn đọc nguyên không dám nói ngoài lề một tiếng.
Ở R với cấp bậc Trung Tá , y sợ
đám tướng đầu bò Miền Bắc như sợ cọp. Bây giờ bị tống xuống đây nghe nói lãnh
được chức Phó Chánh ủy Quân Khu 8 cũ do Lê Quốc Sản làm Tư Lệnh. Đến lúc Sản bị
trực thăng bắn chết ở Đồng Tháp Mười, Khiết sợ quá chạy tọt xuống Bến Tre núp
bóng dừa xanh để sống sót. Lúc đó, như tôi kể ở trên kia, Mỹ Tho không còn đất
sống cho Quân Giải Phóng.
Ba Đào chỉ cho tôi được có một
chi tiết: Hồi 1960 anh ta và chị Ba Định bị đuổi chạy không có nhà ở phải ra
tận rừng Bến Giồng Cui thuộc xã Tân Trung bên mé sông Cái Hàm Lưông ẩn trốn.
Đêm ngủ “bên nhau”, gối đầu lên trái dừa chuột khoét trong đó có con rít. Nó
kẹp chị Ba sưng lỗ tai. Chỉ có thế. Hắn bảo tôi đi gặp bà Định để hỏi thêm. Hắn
đãi tôi một bữa cơm. Bùi Thanh Khiết nói chuyện qua loa rồi tôi rút lui.
Vài hôm sau tôi gặp chị Sáu
Nết, cũng là tỉnh ủy viên, phụ trách Hội Phụ Nữ Giải Phóng Tỉnh. Tôi tưởng sẽ
được nhiều tài liệu về “đội quân đầu tóc”của chị, nhưng rốt cuộc
chị lại đổ cho người khác “biết vụ đó nhiều hơn tôi”. Thầy đổ bóng,
bóng lại đổ thầy.
Tôi phải lội lên An Thành một
xã gần sát thị trấn Mõ Cày. Cơ quan của Phụ Nữ Giải Phóng đóng trong nhà một
ông Nông Dân. Các xã vùng quanh đều nghe tiếng ông Nông Dân này. Vì nhà ông ai
muốn tới thì tới, muốn đi thì đi ra vào không cần cho chủ nhà biết. Ông phục vụ
Cách Mạng hết mình. Có đứa con gái cưng không cho đi cán bộ, cứ giữ riệt ở nhà
vì sợ cô bé mang cái “bị”về. Sợ vậy nhưng cũng không khỏi. Ở nhà mà
vẫn mang “bị” như thường. Đứa nhỏ đẹp lắm nhưng ông Nông Dân
không biết cha nó là ai. Các bà Giải Phóng có vẻ lơ là không muốn nhắc chuyện “đấu
tranh chánh trị” nhất là chuyện mấy bà bị lính cắt tóc (?). Mãi tôi
mới tìm được một nhân chứng. Bà này bảo là sư thực thì không có ai bị cắt tóc
vì không có cuộc “đấu tranh chánh trị”nào hết. Tôi mới vỡ lẽ ra.
Cũng như bao nhiêu chuyện khác, đều do đài Hà Nội la ồm ồm mà ra cả. Nào chuyện
Hội Văn Nghệ Giải Phóng họp đại hội văn nghệ toàn miền phát phần thưởng Cửu
Long, nào chuyện ba phần tư, bốn phần năm đất đai và dân số giải phóng. Bây giờ
tới chuyện súng Ngựa Trờivà đạo Quân Đầu Tóc! Đài Hà
Nội tài thật.
Tôi bèn nhờ liên lạc dắt tôi
đến nhà Nữ Anh Hùng Tạ Thị Kiều, để tìm hiểu chiến thuật cướp hai, ba cái lô
cốt chỉ bằng một con khỉ. Tôi đã gặp vị nữ anh hùng này ở Hà Nội và đã viết
truyện Lửa Quê Hương. Nay về tận gốc thì chắc sưu tầm tài liệu càng
phong phú lắm nên tôi đến tận nhà của cô. Gặp ông già bệnh tê liệt nằm giữa
chòi. Vài bác nông dân trong xóm thấy người lạ đến thì xúm tới . Nhơn dịp tôi
hỏi thăm về việc “dùng khi lấy bót của cô Kiều”. Bà con đều
ngơ ngác không hiểu đó là chuyện gì. Nhưng tôi hiểu ngay đó là chuyện gì. Nên
không hỏi nữa. Vì tôi biết rằng tất cả mọi anh hùng quân đội đều xuất thân từ
một lò : Phòng Thi Đua Tổng Cục Chính Trị Bộ Tổng Tư Lệnh Hà Nội.
Cái phòng này chuyên môn “bồi” công cho các anh hùng theo
phương pháp rất duy vật là “ít xít ra nhiều”, biến “không
thành có”. Nữ anh hùng Tạ Thị Kiều được một Thiếu Tá tên Hòa gốc Nam
Kỳ “bồi”ngày đêm trước khi cô nàng ra mắt Bác. Bác Hồ lại “bồi” tiếp
cho vài nhát nữa, cho nên cô trở thành anh hùng của Đồng Khởi Bến Tre, ngọn cờ
đầu của Miền Nam! Một “nữ anh hùng” có lẽ chỉ thua hai Bà
Trưng tí tẹo.
Một nét duy nhất tôi tìm được
nơi quê hương của người “nữ anh hùng” này là con khỉ già ngồi
chong ngóc bên góc
hè, không ai ngó ngàng tới. Tội nghiệp con vật không biết mình bị cưỡng bức đi
vào lịch sử Đồng Khởi cùng với nữ chủ nhân hồi nào. Còn bót đồn? Vùng này từ
xưa tới nay lính Sài gòn coi như là đất chó ăn đá gà ăn muối và không quan
trọng về mặt quân sự nên không hề phí công phí sức cho một sự canh giữ nào.
Sau một vòng đi tìm “tài
liệu”, tôi quay về gặp Tám Hữu (tức Tám Không vừa cải tên). Hữu cũng đi
tìm. Hai đứa bổ sung cho nhau rồi mạnh ai nấy“sáng tác”.
Tám Hữu ghét tên cá rô
cây Nguyên Vũ lắm. Hắn viết ngôn ngữ Nam Kỳ pha chè: Tố Hữu nào biết
đấy là đâu, nhưng vở nào hắn rặn ra cũng được diễn ở nhà hát lớn Hà Lội.. Phen
này Tám Hữu quyết vượt qua Nguyên Vũ. Tám Hữu làm luôn một loạt kịch ngắn diễn
liên tục cả đêm, “để trả thù “.. Từ trong Nam gởi ra Hà Nội các vở
sẽ được Hội Văn Học Nghệ Thuật của lão Đặng đón chào nhiệt liệt coi như công
lao của đảng lãnh đạo. Kế đó là tên Bảo Định Giang chộp lấy “nâng niu” cho
đánh máy, rồi len vô ngõ sau đem trình cho Tố Hữu. Nhất định Tố Hữu sẽ khen nức
nở và cho diễn ở nhà hát nhớn. Hoài vọng của Tám Hữu rất to, nhưng đụng tình
trạng khan tài liệu, hai đứa bàn với nhau là sẽ bịa trăm phần trăm.
Tôi sẽ sáng chế một loạt truyện
ngắn, bút ký và một truyện dài về Đồng Khởi, còn soạn giả Tám Hữu thì dựng một
vở kịch năm màn tên là “Quê Hương Vùng Lên”. Tám Hữu tìm một cái
nhà ở gần chú Nhứt để khi cần thì đến tôi hoặc để tôi đến hắn bàn bạc “úm
ba la hai ta cùng phịa”. Truyện đầu tiên của tôi là “Vũ Khí Mới”.
Trong đó tôi mô tả con ngựa trời khạc ra lửa, giặc Mỹ chạy bò
càn đứa đạp chông ba lá, đứa lọt hầm chông. Một tên Mỹ được chở về
nhà thương, đang nằm trên giương bỗng nhiên hắn kêu rú lên rồi chết. Tại sao?
Vì nhiễm độc chông ba lá có tẩm thuốc chế bằng cứt heo, nước đái trâu và cả
chục thứ đồ ô uế khác Tôi đưa cho Ban Tuyên Huấn đánh máy cẩn thận, bỏ một bổn
vô thùng đại liên coi như chiến công thứ nhất của nhà văn xứ Đồng Khởi.
Sau đó, nhà văn bèn thừa thắng
xông lên, phịa luôn một “truyện vừa” lấy tên là “Tóc”.
Đại khái là một cuộc đấu tranh chánh trị có tổ chức lãnh đạo rất chặt chẽ .
Những cốt cán nào sẽ ra đương đầu với lính, đội nào sẽ bao vây xe tăng, đội nào
xung phong, đội nào tiếp ứng. Bộ chỉ huy đặt ở đâu. Nếu tình thế thuận lợi thì
sẽ đưa yêu sách gì, còn gặp bất trắc sẽ rút lui cách nào v.v…
Đạo quân kéo vào dinh quận, tôi
mô tả y chang dinh quận Mỏ Cày là nơi rất quen thuộc thuở tôi còn là học trò.
Tôi “cho” lính ra ngăn cản. Đạo quân hiên ngang tiến vào. Dinh
quận phải đóng cửa, đạo quân đầu tóc làm hung, xe tăng trên tỉnh tiếp viện.
Lính bắt loa kêu gọi. Chị em ta không nghe cứ ào ào xung phong. Lính bắt một số
chị em cắt hết tóc rồi thả ra. Các chị em ta không chịu thua. Lính làm tới xúc
chị em bỏ lên xe cây chạy chục cây số tống xuống cho chị em “tập thể
dục” cặp giò cho biết mặt. Số chị em khác thì đưa ngực ra bịt họng
ca-nông v.v… Cuối cùng lính thua phải nhận yêu sách:“Không được bắn cà-nông
vào làng nữa.” Cuộc đấu tranh hoàn toàn thắng lợi. Chị em ra về phấn
khởi một trăm phần trăm và họp bàn tổ chức cuộc đấu tranh sắp tới. Đó là tóm
tắt truyện “Tóc” của Xuân Vũ năm 1965 (?).
Ở ngoài Bắc có ông nghị sĩ Quốc
Hội tỉnh Tân An là Huỳnh Văn Gấm. Ông ta là họa sĩ, nhân nghe Tố Hữu báo cáo về
tình hình đấu tranh chính trị (ba mũi giáp công gồm có mũi chánh trị) thì ông
họa sĩ kiêm nghị sĩ hoặc nghị sĩ kiêm họa sĩ cũng thế, bèn sáng tác một bức
tranh sơn dầu “Trái Tim Và Lòng Súng” vẽ một người phụ nữ đứng
giăng tay ra trước họng cà-nông. Lúc tôi xem bức tranh này trưng bày ở Phố
Tràng Tiền Hà Nội, tôi cũng khoái quá chừng. Tôi khâm phục phụ nữ miền Nam anh
dũng lẫn tài năng của họa sĩ.
Nhưng bây giờ về trong Nam, tận
gốc của cái làng anh dũng” kia thì tôi mắc cỡ quá chừng. Ba cái vụ đó chỉ có
trên đài Hà Nội và trên môi của thi sĩ họ Tố thôi. Mặc dù mắc cỡ, tôi vẫn cố
sáng tác một cái tiểu thuyết lấy tên Đồng Khởi gồm ba mươi chương. Tôi vơ vét
vốn liếng từ thời kháng Pháp và tài liệu của báo Nhân Dân nhồi lại với những gì
tôi thu lượm được trong cuộc săn lùng tài liệu vừa qua. Đồng thời với quyển
tiểu thuyết, tôi viết những bút ký hoặc truyện ngắn gởi cấp tốc ra Bắc. Tôi còn
nhớ một cái truyện ngắn được ngoài đó khen dữ, sau này khi về R tôi được một
cậu ở Viện Văn Học, cho biết như trên. Truyện đó có tên là “Chú Cua
Đồng, Chị ốc Bưu và Cô Đỉa Mén”. Mô tả một anh lính Mỹ sa lầy ở miền Nam bị
cua kẹp, đỉa đeo và ốc bám chân. Anh ta loay hoay bắt, gỡ, né tránh, cuối cùng
bị du kích “bùm”.
Cái thùng đạn đại liên của tôi
đầy dần, rồi đầy ắp khi tôi trao cho Ban Công Tác Thành của Trần Bạch Đằng đem
về R. Nếu in ra thì gồm có ba, bốn chục truyện ngắn, ba truyện vừa, một tiểu
thuyết, một tập thơ song thất lục bát và bút ký rời, có thể lên tới hai ngàn
trang. Vậy mà tôi quyết định vứt bỏ và về Sài Gòn, viết lại trang sách đầu tiên
của một đời cầm bút: “Đường Đi Không Đến”.
Nhà chú Nhứt là nơi tôi đóng đô
lâu nhất. Tôi cứ thả đi tìm tài liệu vùng quanh rồi về ngồi ở đó viết. Tên Nhái
bén không dám “đuổi” hai ông “Rờ” nữa mà thụt luôn vì lời hăm
của Tám Không.
Lúc ở Hà Nội tôi được đọc bản
thảo thơ và truyện của Anh Đức, Trần Hiếu Minh, Nguyễn Thi, Giang Nam, Thanh
Hải, Băng Tâm, Thủy Thủ, Lý Văn Sâm, Trang Thế Hy… Sự thực về kỹ thuật tôi chỉ
thấy thích truyện “Thơm Râu Rồng” của Trang Thế Hy thôi còn
mấy anh chàng khác thì viết xổi còn về kỹ thuật thì không mấy cao tay.
Cái Hòn Đất của
Anh Đức cũng như cái Đất Nước Đứng Lên của Nguyễn Ngọc trước
kia được coi như hai tác phẩm hàng đầu của văn học xã hội chủ nghĩa. Công bình
mà nói thì tác giả rất giỏi ở cái lập trường. Hòn Đất rất
phiến diện, còn Đất Nước Đứng Lên thì như một thằng ngố biết
đi biết nói. Cả hai đều không có sức hấp dẫn vì không có nghệ thuật. Đến nay
đâu có ai nhắc tới, tác phẩm lẫn tác giả, kể cả Tố Hữu.
Nhưng thôi, đó là chuyện của xã
hội chủ nghĩa không phải của tôi. Xin cho qua. ớ đây lâu lâu bị chụp dù một
phát. Lần đầu tiên tôi thật khiếp đảm. Khi còn ở trên lưng Trường Sơn tôi đã
từng nghe cán bộ người Nam trên đường ra Bắc thăm Bác kể sơ sơ về các chiến
thuật trực thăng vận mà rởn óc rùng mình, nào “Phượng Hoàng vồ mồi”,
nào “Bủa lưới phónglao” v.v… Bây giờ tôi mới thấy thực tế..
Một lần, sau khi chạy lấy thân
về, ngồi ở bờ ruộng nghỉ xả hơi, nhìn ra ngã tư Cái Quao tôi thiệt hoảng kinh
hồn vía. Mỹ chụp luôn cả ban đêm. Từ Mỏ Cày ca-nông bắn nát vùng đất này chừng
hai mươi phút rồi Dakota bay quanh thả pháo sáng, in như ban ngày. Kế đó là
trực thăng đổ quân trong lúc ca-nông vẫn tiếp tục làm một vòng vây lửa chung
quanh vùng đất hành quân.
Trong vòng nửa tiếng đồng hồ
chúng rút gọn. Trong thời gian chúng lục soát mọi người không thể thoát ngoại
trừ có hầm bí mật, nhưng không ai dám làm hầm bí mật ở vùng ngã tư Cái Quao.
Chúng đã tóm được một ông bự. Tỉnh Ủy và địa phương ém nhẹm nên không ai biết
rõ ông bự đó là ai nhưng trong hàng cán bộ thì xậm xịt với nhau, còn dân chúng
thì đồn rằng một bầy đại tá trung tá ở ngoài Bắc đi tàu ngầm vào cặp bãi Cồn
Chim ở Thạch Phú lội bộ về R. Vừa tới đây thì bị chụp. Tin này có lý, vì tại Hà
Nội coi Bến Tre là bến đổ vũ khí và nhân sự. Chúng cứ đi liều, còn sống sót
được bao nhiêu quý bao nhiêu, mất bao nhiêu trối kệ. Dòng họ gì mà xót thương.
Sáng hôm sau dân chúng tản ra
thành hết. Nhiều người ở lại lượm được vô số dù pháo sáng đem bán cho cán bộ
may mùng. Dù pháo sáng chỉ toàn màu trắng chớ không rằn ri như dù của quân nhảy
dù. Tôi cũng tìm mua được một chiếc sau này về R trước khi ra Sài Gòn mới bỏ.
Cán bộ nhìn thấy bãi chiến mà kinh tâm tán đốm. Chẳng may mà lọt vào “màn
lưới” thì bị “phượng hoàng vồ” chớ không phương gì
thoát. . .
Đám tướng Hà Nội, sau trận Ấp
Bắc tưởng là quân Mỹ dễ xơi như quân Pháp. .Me xừ Giáp có thể ngồi trong hầmvới
cố vấn Trần Canh vừa nhẩm xà vừa bàn mưu tấn công Điện Biên Phủ nên cứ nhắm mắt
xúi quân giải phóng và dân chúng miền Nam thừa thắng xông lên đánh cho Mỹ cút
đánh cho Ngụy nhào. Đám tập kết cũng hồ hỡi hăm hở hăng hái về giải phóng miền
Nam. Ba tư lệnh Khu 7, Khu 8 và Khu 9 về tới nơi chưa đấm đá gì được thì
đã “rửa chân leo lên bàn thờ” . Đó là Nguyễn Văn Bảo (anh ruột
Nguyễn Hộ), Lê Quốc Sản, Nguyễn Hoài Pho. Cả đám thay tên đổi họ mặc đồ bà ba
đen, lưng giắt K54, nhưng cũng không khỏi bị Phượng Hoàng vồ.
Vùng tôi đang “bám trụ” là
giữa quận Mỏ Cày và là cái rốn của đám đầu tỉnh. Trong thời kháng chiến đây
cũng là trung tâm văn hóa của tỉnh. Nếu so sánh hai vùng giải phóng thời kỳ
chống Pháp và chống Mỹ thì chống Mỹ là một mảnh da lừa đang teo sắp sửa biến
mất. Các cơ quan của tỉnh thời trước to lớn và phong phú gấp một ngàn lần bây
giờ. Cơ quan di chuyển lớp đi bộ lớp đi ghe như một gánh hát cải lương. Ông
“kép già ” Mười Huệ chủ tịch tỉnh, râu bạc đội nón mây của người Tiều làm rẫy,
tay chống gậy đi đầu. Sau lưng ông nào là Đoàn Trưởng Thanh Niên, Nông Dân, Phụ
Nữ, Thiếu Nhi Cứu Quốc, Văn Phòng, Giao Liên, Tuyên Truyền, nhà báo (hồi đổ
tỉnh có riêng tờ báo lấy tên là Hi Sinh do ông Hồ Văn Thoại làm chủ nhiệm).
Nam thanh nữ tú áo hồng áo tía
kéo nhau đi thành đoàn. Vừa đi vừa hò hét, ai thấy cũng muốn đi theo. Nhưng vấn
đề tôi quan trọng nhất là TRÍ THỨC. Hồi thời đó rất đông trí thức tham gia cách
mạng. Ông Đốc Thỉnh, ông Đốc Huệ, ông Đốc Thế, thầy Ngọc, thầy Hữu, thầy Chín,
thầy Viễn, thầy Báu. Rất đông cán bộ có bằng cấp Tú Tài, Thành Chung. Phật
Giáo, Công Giáo, Cao Đài (không có Hòa Hảo) đều có mặt. Cỡ lóc nhóc như tôi thì
ôi thôi thôi thiếu chi… Nên nhớ rằng hồi đó đảng còn núp ló sau lưng các đoàn
thể, chưa đám lòi mặt.
Còn bây giờ? Tỉnh ủy độc tài
một mình một chợ cho nên không có ai theo. Đặc biệt không có trí thức và tôn
giáo. Tỉnh ủy toàn là một đám bần cố hỉ. Chúng chia nhau “lãnh đạo” các
đoàn thể. Nhưng đoàn thể thì chỉ có cái đầu còn mình thì không. Cả bọn trốn
chui trốn nhủi. Đi tới đâu dân chúng chạy tránh như sợ bịnh dịch. Ngày trước cơ
quan bộ đội đi đâu được dân chúng chào đón, nhường cho đóng trong nhà, gà vịt
heo bò đãi đằng nồng nhiệt. Bây giờ cơ quan ở nhà hoang, bộ đội lủi ngoài rừng.
Tôi nhập gia thì phải tùy tục.
Ăn ở phải giống y như địa phương. Sáng sớm thức dậy nấu cơm ăn bỏ bụng, ba lô,
thùng sắt sẵn sàng gọn ghẽ. Hễ nghe có dấu hiệu “chụp” thì đem
cái thùng tác phẩm đạp lút xuống mương và mang ba-lô tẩu như phi. Về sau thấy
chiếc ba lô nặng quá, chạy đua với trực thăng không xuể, nên tôi nhờ mua thùng
sắt đạn 37 ly, to gấp đôi thùng đạn đại liên. Tôi dồn radio, quần áo võng ni-lông
vô đó luôn. Trước khi dông, đem đạp xuống bùn để nhẹ mình.
Một buổi sáng, tôi vừa thức dậy
đã nghe tiếng con đầm già mang guốc từ Mỏ Cày rè rè bay xuống.
Chú Nhứt nói:
- Nó “cầm đèn” soi
thì nguy rồi cậu.
Con đầm già mang guốc mà lại cầm đèn.
Tức là trời chưa sáng hẳn. Máy bay do thám L19 còn chớp đèn đỏ.
Nhanh như chớp, chú Nhứt nhảy
xuống xuồng kêu:
- Cậu Hai, cậu Tám, đi !
- Đi đâu?
Chú Nhìn trỏ con đầm
già. Nó vừa đến Tân Trung, tức là giáp ranh Hương Mỹ thì quay lại. Chú nói:
- Nó chụp vùng này.
- Sao chú biết?
- Mau lên!
Hai đứa tuột xuống xuồng. Chú
bơi một hơi ra Giồng Võ, kẻo xuồng đút vô bụi vừa xong thì nghe tiếng máy bành
bạch trên trời. Chú bảo:
- Tụi nó sắp đổ dù.
Trước mặt tôi lớp đàn lớp cán
bộ đua nhau chạy băng đồng về phía Tân Trung. Chú Nhứt bảo:
- Vòng hẹp của nó là An Định An
Thới, vòng rộng có thể mở tới Tân Trung. Mình phải chạy qua phía Ngãi Đăng thì
mới ra ngoài vòng được.
Chạy được một lúc, chú dừng lại
bảo:
- Hai cậu nhắm hướng đó mà dông
nghe. Tui trở về.
- Tại sao vậy chú?
- Tôi trở về coi chừng nhà.
- Nhà gì mà coi chừng. Bộ chú
bỏ nhà đi lính đốt hả ?
Chú Nhứt khoác tay:
- Không! Tụi lính người mình
không có như Tây hồi trước. Tây chuyên môn đốt nhà nhưng bây giờ lính không
chơi cái kiểu đó. Tôi nói là sợ mấy “thằng ông nội” kìa.
- Mấy thằng ông nội nào?
- Tôi nói vậy cậu không hiểu
sao? Tụi nó không chạy, lẩn lút ở lại. Nhà ai đi vắng, tụi nó vô quơ vài món
tỉnh bơ. Kỳ rồi nó làm của tôi hết vài thùng đường mía cán rồi, không phải
đường thốt nốt, chưa kịp bán, nó cất đùm. Tôi về thay áo trắng rồi chun vô hầm.
Lính có tới tôi bò ra. Tụi nó đâu có làm gì. Chỉ sợ ba cái trực thăng thôi. Rủi
mình bị lạc đạn nó chở về thành, đút vô nhà thương.
Tôi hơi lấy làm lạ. Ở ngoài Bắc
muốn vô nhà thương của đảng phải trình lý lịch chớ đâu dễ vậy. Tôi hỏi:
- Có thiệt sao chú?
- Có chớ sao không có . Nó
không có bắn dân. Chỉ chơi mấy ông mãnh thôi.
Một bầy trực thăng tới vùng ngã
tư Cái Quan. Chúng đánh một vòng rồi hạ cánh từ từ, xuống thấp khỏi ngọn cây.
Đây là lần đầu tiên tôi thấy nhiều máy bay như vậy. Máy bay dội bom, máy bay
đầm già và trực thăng cùng một lúc trên trời đen như kiến cỏ.
Chú Nhứt bảo:
- Nhà tôi nằm ngoài vòng. Để
tôi về nghe !
Nói xong chú khoác áo trắng vào
và tự nhiên đi trên đường. Khi chú Nhứt về thì hai thằng tôi thấy bơ vơ. Rủi dù
chụp tới đây thì biết đường đâu mà chạy. Thời may tôi nhớ ra. Đây là Cẩm Sơn,
mà bà ngoại tôi cử tên ông ngoại tôi nên gọi là Tú San, và Ngãi Đăng là vùng bà
con bên bà ngoại tôi. Cô ruột tôi cũng có chồng về đây. Hai mươi năm trước, mỗi
lần bãi trường, cậu Tám tôi thường dắt tôi từ Minh Đức lên đây thăm bà cụ ngoại
tức mẹ ruột của bà ngoại tôi.
Vùng Cẩm Sơn đất cát pha, uống
nước giếng chớ không có sông chảy qua, nhưng cây cối vẫn xanh tươi lạ lùng. Nó
trở thành một miền thân yêu của tuổi thơ tôi. Ở đây tôi rất được dòng họ cưng
chiều và thương mến. Mỗi lần đến, ai cũng cho tiền và quà bánh trái cây mang
không hết. Ít nhất tôi cũng được trên một đồng bạc gồm xu năm bạc cắc bỏ đầy
túi. Bận đi thì ngoại tôi cho một cắc đi xe ngựa từ ngã ba Tân Trung đến tận
nhà bà cụ. Bận về thì phải cuốc bộ ra ngã tư Tân Trung mới có xe. Chỉ tốn một
cắc là về đến cầu Vĩ cách chợ Tân Hương nửa cây số. Có tiền trong túi, hai cậu
cháu ghé lại tiệm Thầy Thẹo mua kẹo da trâu, dây nhợ, giấy bạch về làm diều,
đạn bắn cu li, dây thun làm giàn thun bắn chim. Cứ mỗi lần đi Tú San về là có
lắm trò chơi . Bây giờ trở lại đây, không biết đường đi và cũng không còn ai để
xin tiền. Tất cả đều biến dạng, biến mất. Kể cả những cây dầu con ráy, cây sao
cổ thụ cũng không còn. Thì làm sao tìm lại được dấu xe ngựa thời thơ ấu. Chúng
tôi phải lội trong cỏ hoang vạch đường mà đi. Lại còn một nỗi sợ lựu đạn gài
của du kích. Dân và cán bộ bị thương vì lựu đạn gài rất nhiều.
Nhưng cuối cùng rồi tôi cũng
tìm ra một người bà con một cách bất ngờ. Bất ngờ là vì tôi đi tìm một người
lại gặp người khác. Cuộc đời của tôi, luôn luôn có những bất ngờ. Người xa bảy,
tám năm gặp lại và người xa hai mươi năm cũng gặp lại. Người xa ba mươi, bốn
mươi năm cũng vẫn gặp lại như thường. Vì tình thương, tình yêu, tình người.
Người tôi gặp lại hôm nay là
cậu Ba Khiêm con của bà Bảy, em ruột của bà ngoại tôi. Tôi và Tám Không vào một
cái chòi xơ xác xin nước. Chủ nhà thấy hai ông cán mang “colt” thì có vẻ lơ là
. Uống nước xong – nước giếng hình như cũng không còn mùi vị ngọt của thời xưa
– quay ra đi một đổi thì có người chạy theo gọi, tôi đứng lại. Một ông già
chừng năm mươi ngoài râu dài tóc bạc hỏi:
- Chú cho tôi hỏi chút. Xin
lỗi… chú người ở đâu tới?
- Dạ, tôi ở trên An Định chạy
chụp dù xuống đây.
- Tôi muốn hỏi gốc gác chú kia
!
- Dạ tôi người Cầu Mống.
- Xin lỗi, chú là con cháu của
ai?
- Dạ… cháu ông Cả Tụy, con của…
Tôi chưa kịp dứt tiếng, ông đã
ôm chầm lấy tôi:
- Mày là thằng Triết, kêu Bảy
Hưng, Tám Hà bằng cậu phải không?
- Dạ phải.
Ông già lôi tay tôi.
- Vô nhà, con! Hồi nãy tao ngờ
ngợ. Mợ Ba mày nói đúng là mày, nhưng tao không tin. Khi mày vừa đi mợ Ba mày
mới bảo tao chạy theo. Tao là cậu của mày. Con bà Bảy, kêu bà ngoại mày bằng dì
ruột. Trời đất ơi ! Tao nghe nói mày đi xuống miền Tây hồi năm 50 mà sao bây
giờ lại lọt về đây?
- Dạ cháu đi xuống đó rồi tập
kết luôn.
Tôi và Tám Không vô chòi. Cái
cửa chòi, muốn khỏi đụng đầu, phải khom lưng.
Một cái hầm choáng gần hết lòng
chòi. Nó như cái mả chôn người sống vĩ đại. Trên nóc hầm là mấy cái lư hương
loe hoe ba cọng chân nhang. Liểng sơn mài lót dưới đất, ghế trường kỷ ba chân,
ghế đai sứt tay. Một cảnh làm nát lòng. Kháng chiến đã làm cho đất nước tang
thương, nhưng không bằng một phần mười giải phóng. Cậu Ba bảo:
- Bữa nay nó chụp miệt trên,
dưới này êm. Có thể pháo Cầu Mống bắn chơi vài phát chớ không có gì nữa đâu. Ở
đây ăn cơm. Cha chả. Mày “đi” lâu dữ ha!
Tôi ngồi ngơ ngáo không biết
cậu Ba là ai nữa. Hồi trước có gặp cậu chăng thì cũng chỉ vài lần, tôi không
thể nào nhớ được. Thấy vẻ mặt của tôi, cậu biết tôi không nhận ra cậu, nên cậu
nhắc:
- Tao là con bà Bảy. Mày là
cháu ngoại của bà Sáu. Nhớ chưa ?
- Dạ cháu nhớ ra rồi. Ngoại
cháu thứ Sáu. Bà Bảy với ngoại cháu giống y nhau. Hồi nhỏ cháu lầm.
- Mợ Ba lớn mày chết lâu rồi.
Đây là mợ Ba nhỏ.
- Mợ biết cháu là vì hồi kháng
chiến cháu có đóng cơ quan ở ngoài nhà bà Bảy. Hồi đó cháu cũng lớn rồi.
Tôi lơ mơ nhớ lại những chuyện
xa vời, nếu không được cậu nhắc lại chắc quên luôn.
Chiều bữa đó tôi được ăn thịt
vịt và uống rượu với cậu Ba. Tôi bàng hoàng hết cả người mỗi lần nhớ lại cảnh
thổ ngày xưa. Cậu Ba đâu có cuộc sống xơ xác như vầy. Cậu có vẻ buồn rầu và cam
chịu.
Cậu không để cho tôi có thì giờ
hỏi về việc nhà cửa của cậu. Cậu bảo:
- Mày và chú kia cứ ở đây chơi
vài ngày. Nếu tụi nó chụp tới đây, tao có hang cá trê chứa được hai người. Nếu
không chịu xuống “hang trầm” thì tao biểu trẻ nhỏ dắt cho
chạy. Hai đứa bây có giỏi giò không?
- Dạ cũng tạm được.
- Về đây có chạy đua với trực
thăng lần nào chưa?
- Dạ mới sơ sơ cú này. Nhưng
cháu dông sớm lọt ngoài vòng nên cũng khỏe.
Quả thật trời còn giúp vận.
Cuộc chụp dù ở An Định chấm dứt ngay chiều hôm đó. Đến tối tôi mới yên tâm. Cậu
Ba dắt tôi sang mấy cái chòi bên cạnh để “giới thiệu” thằng
cháu với bà con. Đúng ra cậu không hãnh diện vì có thằng cháu “vô dân
Tây đi tập kết” mới về mà là dắt cháu cho đi gặp lại dòng họ thất tán
rã tan trong chiến tranh.
Đây là cậu Nhì con ông Năm bà
Năm, cậu Chín con ông Ba bà Ba, cậu Năm con ông Hai bà Hai đều là cháu gọi
ngoại tôi bằng cô ruột. Sau cùng là ông Nhứt. Bà Nhứt là em ruột của ngoại tôi.
Bà Nhứt đã mất, ông Nhứt già yếu sống giữa chòi với đàn cháu nội. Đó là lũ con
của cậu Trân. Cậu Trân cỡ tuổi với tôi và cùng học một lớp với tôi ở trường
quận Mỏ Cày. Cậu ăn cơm quán ở một nhà ngay đầu cầu chợ quận.
Mỗi buổi chiều thứ bảy khi tôi
ngồi xe hơi về Cầu Mống thì dọc đường, lối Cầu Đúc lớn hoặc Cầu Ông Ngò, cũng
còn gọi là Cầu Giồng Võ, cũng gặp ông già chở xe đạp một đứa nhỏ về hướng Tú
San. Rồi sáng thứ hai khi tôi trở lên trường thì cũng lại bắt gặp ông. Đó là
ông Nhứt chở cậu Trân. Ba năm liền như vậy, đến khi tôi lên Bến Tre mới hết gặp
cậu Trân và ông nữa, cho tới bây giờ.
Khi nhìn lại ông Nhứt thì tôi
mới biết bao nhiêu năm tháng đã qua trong đời tôi. Ông đã quá già. Cậu Trân thì
đang làm thầy giáo nơi cái trường trước kia cậu từng đi học và có một bầy con.
Còn tôi thì lêu bêu với chức cán bộ Mùa Thu chẳng giúp ích gì cho cha mẹ cả.
Ông Nhứt tôi giữ tôi và Tám
Không ở lại chòi rộng rãi và hầm chắc chắn. Ông bảo cháu nội đi lên vườn đốn
dừa nạo đem về cho tôi uống. Ông nói:
- Cậu Trân mày trước kia thỉnh
thoảng còn về thăm tao. Từ Đồng Khởi tới bây giờ nó không dám về nữa. Mợ mày
phải ở luôn trên quận. Mấy đứa nhỏ này về chơi rồi cũng trở lên.
- Ông Nhứt ở nhà có một mình?
- Chung quanh đây toàn bà con,
lo gì! Lên trên đó ở chung với con cháu thì vui rồi, nhưng mồ mả, bàn thờ ông
bà bỏ lại đây ai nhang khói!
Tôi giật mình vì câu nói hồn
nhiên, chân tình, nhưng lại có vẻ cảnh tỉnh thằng cháu hai mươi năm gia cư bất
biết đi làm cách mạng cho ai nhờ? Hai mươi năm nay, tôi toàn ăn giỗ chực, ngủ
nhà khính chớ đâu cổ cúng quải ông bà, đâu có săn sóc cửa nhà. Bây giờ về đây
thấy cỏ cây mà ngậm ngùi tấc dạ
- 11 -
Lúc mặt trời sắp lặn thì có một
cậu thanh niên tới. Ông Nhứt tôi nói ngay:
- Đó là thằng Dụng , rể của cậu
Ba mày.
Dụng chào tôi rồi nói:
- Em nghe nói anh về ! Em công
tác thông tin ấp nhưng bữa nay chắc em giao lại cho xã . – Dụng giơ cái loa
thiếc tang thương lên – Vì đồng bào không còn nghe em loa nữa. Họ chỉ nghe đài
Hà Nội, đài BBC thôi anh à. Anh có cách nào giúp em không?
Tôi cười:
- Anh không rành công tác thông
tin em ạ .
Hai anh em nói chuyện một lát
rồi tôi bảo Dụng dắt tôi đi thăm nhà ông Cụ bà Cụ ngoại của tôi cũng là của
Dụng.
Dụng lắc đầu:
- Còn cái gì đâu mà thăm anh!
- Sao vậy em?
- Làm sao tìm ra cái nhà?
- Bộ nhà ăn bom à?
- Phá hoại hồi 1946 anh không
nhớ à ? Hồi đó em chưa làm cháu rể của cụ.
- Anh nhớ cái nhà hồi đó còn
đứng mà .
- Đứng nhưng bốn vách trống
lổng hết rồi. Ông Chín dừng vách lá ở đỡ. Nhưng sau Đồng Khởi thì máy bay bắn
dữ lắm. Đi qua nó ria một loạt. Đi lại nó làm vài loạt. Cột kèo bị thương bấy
hết. Nếu nó nhỏ cỡ nhà nội em thì còn hạ xuống, cột kèo đem ngâm xuống mương
được nhưng nó lớn quá . Cột bằng cột đình, kèo chạm, lại lợp ngói âm dương trét
xi măng cứng ngắt. Thời buổi này làm sao tìm ra người mà hạ nó xuống? Hễ hạ
xuống thì hư nát hơn phân nửa, thì hạ làm chi!
Tuy nói vậy nhưng Dụng vẫn dắt
tôi đi thăm. Trong tâm trí tôi có sẵn ngôi nhà, nền cao ngang ngực, nóc xám rêu
phong lổ chổ dấu đạn, nhưng khi Dụng bảo:
- Đó chỗ cụm cây rậm đó !
Tôi mất vía, la hoảng:
- Hả?
- Cái nền nhà ở chỗ đó. Nhưng
nay cũng không còn cục đá nào. Anh đứng đây nhìn một chút đi rồi về . Chớ anh
lội vô đó thì cũng vậy thôi.
Từng ở ga-ra ngoài Bắc, ở lều
ni-lông trong rừng Cao Mên, bây giờ đứng trước một ngôi nhà đồ sộ của ông bà đã
biến đi, tôi mới thấm hết nỗi đau đớn khi con người mất nhà. Và hiểu câu nói:
Sống cái nhà, thác cái mồ ! Cho đến bây giờ, khi ngồi viết những dòng này tâm
trí tôi vẫn còn in trong trí hình ảnh ngôi nhà ông Cụ ngoại tôi. Một ngôi nhà
mà ông Cụ tôi làm lụng vất vả trong vài chục năm mới có đủ tiền để cất. Thợ
thầy và người nhà chung sức làm trong ba năm mới xong.
- Ông Chín bán nó có 700 ngàn
rồi đi lên Bến Tre ở đậu anh ạ. (Chừng 70 đô la).
Tôi chỉ còn biết kêu trời.
- Trời ơi !
Mỗi lần bãi trường các cậu con
ông Chín tôi về nhà phải lau chùi bằng một cách đặc biệt. Bắc thang leo lên tận
đầu cột quấn giẻ quanh thân cột rồi ôm cột tuột xuống. Mỗi cây cột phải tuột cả
chục lần. Dòng họ nội ngoại của tôi ủng hộ cách mạng, con cháu đi theo cách
mạng, hi sinh cho cách mạng để mất trên hai chục ngôi nhà lớn.
Đó là chưa tính những ngôi nhà
nho nhỏ cỡ nhà của bố tôi. So với những đại điền chủ thì sự “cống hiến” của
dòng họ tôi cho “cách mạng” không nhiều lắm, nhưng cũng không phải là nhỏ. Dụng
bảo tôi:
- Thôi đi về anh. Buổi chiều
pháo hay bắn bậy lắm.
- Còn nhà ông Hai, ông Ba, ông
Năm thế nào?
Dụng cười:
- Anh muốn thăm thì em dẫn anh
đi thăm luôn để không có dịp.
Rồi Dụng đưa tôi đi. Thuở tôi
còn bé, mỗi lần tôi lên đây tôi đi trên một con đường nhỏ từ ngoài đường làng
rẽ vào bên phải là nhà ông cụ tôi, bên trái là nhà ông Hai tôi tức con cả ông
Cụ. Tôi sợ ông Hai đến nỗi không dám ngó sang tay trái. Nếu bất ngờ mà nghe
tiếng lạc ngựa sau hàng tre vì ông cỡi ngựa đi Nhà Việc, thì tôi và cậu tôi lẩn
trốn trong bụi, chờ ngựa chạy qua rồi mới dám ra đi tiếp. Ông khó tính đến nỗi
con cháu trong nhà cũng phải sợ. Nhất là sau khi ông tranh chức Cai Tổng bị
thất bại thì tôi càng không dám ngó sang nhà ông nữa . Bà Hai tôi bảo cháu đem
tiền cho tôi bên nhà ông Cụ.
Bây giờ tôi hết sợ ông, tôi dám
ngó nhà ông vì cả ông lẫn cái nhà không còn nữa. Tôi hầu như không nhớ mặt ông,
vì tôi chỉ thấy ông vài ba lần ở từ xa. Dụng bảo tôi:
- Anh còn nhớ cái bờ mẫu ngày
trước không?
- Nhớ chớ. Ven bờ có một hàng
me. Mùa me chín gió khua nghe lộp bộp rất vui tai, anh lượm ăn me rụng đã đời
!Về nhà uống nước mưa rồi tha hồ “chạy”.
Dụng dừng lại bảo:
- Nhà ông Năm ở đây. Cậu Nhì
con ông Năm ở ngoài chòi gần ngoài Ba Phó.
- Còn Dì Út đâu?
- Dì Út là vợ Cai Tổng Minh Đạt
bị xử bắn cả hai vợ chồng hồi xửa hồi xưa kia mà anh quên rồi sao?
Tôi tưởng mọi việc cứ như hồi
xưa. Dì út rất đẹp, đánh tứ sắc. Hồi tôi học trên quận, có lần dì đi xe ngựa
lên nhà trọ cho tôi tiền. Như vậy cách mạng đã “trả công” cho tôi bằng cách
giết một người dì, một người cậu và một người cô còn ai nữa thì tôi chưa có dịp
tính sổ. Dụng bảo:
- Láng te hết vậy đó. Ba cái
nhà ngói lớn một dãy không còn một cục gạch! Có gì mà thăm. Anh có lên Sài Gòn
thì thăm cậu Tám.
- Cậu Tám nào?
- Cậu Tám Trỗi con của ông Ba
đang làm cảnh sát trưởng trên đó.
- Vậy à? Anh nhớ ra rồi. Cậu
Tám giỏi nghề võ hồi xưa, anh biết. Cậu có xuống nhà ngoại anh. Lần đó cậu có
đi một đường roi và một đường quyền cho cả nhà coi.
Dụng dắt tôi đến nhà lớn của
cậu Ba ở trong vườn. Tôi cũng từng đến ngôi nhà này trước kia. Tôi lại không
thấy gì hơn một cái nền nhà và một đống ngói vụn.
Nhưng sau khi đã chứng kiến một
lúc bốn ngôi nhà biến mất chỉ còn nền trơ trọi, có cái không còn cả nền, thì
lần này tôi không còn xúc động mạnh nữa. Sự đổ nát trở thành bình thường đối
với quân giải phóng. Dụng không nói gì, dắt tôi ngay đến mé mương đầy cỏ rác
rong rêu, rỉ tai tôi:
- Hầm cá trê của
em ở đây.
- Vậy à ?
Dụng lôi tay tôi đi loanh quanh
và giải thích:
- Nếu có động tịnh gì thì
em lông rông xuống mương chui vô hang rồi trồi lên cái đống
ngói kia.
- Ngồi trong đó à ?
- Dạ, không. Em có trổ lỗ hơi.
Em ngửa mũi em lên đó mà thở. Cái đống ngói kia chỉ là vật nghi trang thôi.
- Rủi nó đóng quân trong vườn
rồi em làm sao?
- Em cũng không biết nữa. Em
chưa bao giờ chui. Cực chẳng đã , nếu không còn đường chạy thì mới chui thôi.
Chớ chui như vầy năm ăn năm thua lắm anh ạ. Có người chui rồi chết ngộp dưới
đó. Lính rút thì đã chết từ lâu, không chữa kịp. Ba em bảo nếu có chuyện gì thì
em dắt anh chạy ra ngọn Tầm Bức gần ngoài mé sông cái Cổ Chiến (tức là một
trong các ngành sông Cửu Long). Từ đó mình có thể chạy xuống Ba Phó, tạt vô Tân
Huề về Minh Đức hoặc ngược lại trổ lên An Thới ra rạch Bào Hang qua Cải Chát
Lớn, Cải Chát Nhỏ.
- Chạy đâu mà chạy dữ vậy?
- Phải chuẩn bị cặp giò anh ạ .
Nó chụp bạt mạng lắm. Mình không đoán nổi. Gần đây nó lại hay nhảy cóc chớ
không có chụp từng vùng kế cận nhau đâu. Có thể bữa nay nó chụp An Định, mai nó
phóng qua bên Bảo, mốt nó lại chụp Tân Trung, bữa kia nó bủa lưới An Thới anh
ạ. Còn cái mửng nó thanh đông kích tây nữa. Hoặc đang chụp chỗ này, nó lại chụp
luôn chỗ kia cùng một lúc. Cho nên ở nhà vợ em cứ thủ sẵn cho em một bộ đồ
trắng và một gói lương khô. Có khi bị rượt chạy ba bốn ngày liền không về nhà
được thì dùng lương khô. Còn đồ trắng thì cũng như mình đầu hàng. Lính thấy đồ
trắng thì không bắn.
Dụng tiếp:
- Anh ở chỗ nào thì phải có hầm
hố ở đó. Mà phải tự đào lấy không nhờ mấy ông du kích lếu láo. Ngoài ra phải có
căn cứ phụ , tức là ngoài An Định ra anh phải nhắm trước một vài nơi khác. Nếu
nó chụp An Định thì anh chạy vô An Thới, xuống đây, hoặc ra Bình Khánh. Em nghe
phong thanh nói tụi nó sắp lấy Cầu Mống làm tỉnh lỵ mới.
- Tỉnh nào?
- Dạ nó chia tỉnh Biến Tre mình
ra làm hai tỉnh. Kiến Hòa và Kiến Tân. Kiến Tân sẽ đặt tỉnh lỵ ở Cầu Mống vì ở
đó có cả đường bộ lẫn đường thủy ăn thông lên Sài Gòn và Trà Vinh.
Tôi gượng gạo bảo:
- Nó tác động tinh thần đồng
bào chớ làm gì nổi ! Mình đâu có để cho nó tung hoành.
- Anh ơi! Tụi lính ruồng không
có nguy hiểm bằng quân Bình Định. Tụi này đi đâu cũng ca hát, phát thuốc, phát
vải, phát gạo. Mặt Trận bảo em loa giải thích cho đồng bào đó là âm mưu của
giặc nhưng đồng bào đâu có nghe. Âm mưu gì không thấy chớ gạo, vải, thuốc toàn
thứ tốt. Có nhiều gia đình bỏ ra thành luôn, mình kềm lại không được.
Dụng ngưng một chút rồi tiếp:
- Nghe anh tới em mừng lắm. Em
muốn anh giúp em kinh nghiệm để tuyên truyền chặn đứng mấy vụ đó lại. Thí dụ
như em sẽ tập họp đồng bào lại rồi anh đứng ra nói chuyện về nhân dân miền Bắc
sung sướng, làm ăn phát đạt như thế nào, được Đảng và Bác cho học hành, mỗi
người dân xã hội chủ nghĩa phải có trình độ trung học bắt buộc ( ?) v. v . .
cho đồng bào mình không còn hướng về thành nữa. Được không anh?’
- Ờ… ờ … được chớ ! Sáng kiến
của em hay lắm!
Tôi hứa sẽ nói chuyện về Bác Hồ
, về đời sống dân Miền Bắc hai ba đêm liền cho bà con nghe. Dụng mừng như bắt
được vàng.
Tối lại Dụng lại mời tôi và Tám
Không qua chòi của nó. Hai ông cán Mùa Thu lại được ăn gà xé phay, uống la-de
Sài Gòn. Ông Nhứt và cậu Ba tôi được Dụng thông báo cũng có ý đến nghe. Riêng
ông Nhứt cho tôi năm trăm đồng, có thể mua được hai chục lít gạo. Thời buổi này
mà ông cho tôi số tiền đó là lớn lắm.
Thừa lúc Dụng chạy đi quán mua
trà và bánh ngọt, tôi mới thuật lại việc Dụng yêu cầu nói chuyện với đồng bào
cho Tám Không nghe. Tám Không cười:
- Nói vòng che thôi, đừng nói
cái “trung tim” cũng như Chế Lan Viên và Xuân Diệu làm tình
vậy. Yêu trên báo thì rất dữ dội còn thực tế thì vậy đó.
- Ông ráng diễn thuyết đùm một
buổi được không?
- Úy chu chưa ! Anh cò
mày “nàm” đi, chúng tôi không quen ạ !
- “Nàm” thì
“nàm” mấy buổi cũng được, nhưng kẹt đề tài lắm, ông “kịch xĩ”ơi !
- Bộ ông “dăng xĩ” sợ
mắc nghẹn hả?
- Chớ còn gì nữa.
- Vậy thì đánh bài “chuồn”.
Bảo tỉnh ủy có hẹn gặp để nói về Đồng Khởi. Xin đình lại, kỳ sau mình sẽ tới.
Dụng chắc ba bó một giạ nên vác
loa đi quanh các xóm chòi thông báo ngay.
- Allô ! Allô ! Xin mời đồng
bào đúng bảy giờ tối đến nhà ông X. . . để nghe cấp trên phổ biến công tác quan
trọng. Không nên vắng mặt.
Tôi nói nhỏ với Tám Không:
- Rêm quá cha nội ơi!
Tám Không bảo:
- Mày cứ nói về “cây vú
sữa miền Nam trên đất Bắc” hoặc về “nữ anh hùng Tạ Thị Kiều’”
Đừng nói gì tới phiếu phiếc, mậu dịch “bán hàng mẫu” và các
thứ hợp tác xã ăn uống, hợp tác xã sản xuất thì đâu có bị mắc nghẹn.
- Vậy ông nói đi.
- Được rồi, để đó tao làm
một “ván” cho mày coi.
Tám Không có khiếu đóng kịch từ
thuở thiếu nhi. Hắn “cương” rất tài. Một mình đóng luôn bốn
vai trong tuồng Sơn Tinh Thủy Tinh, buổi lửa trại nào cũng có mặt
hắn. Vai nghiêm cũng đóng, vai hề cũng làm luôn. Vậy kỳ này hắn sẽ diễn cái
hoạt cảnh “cây vú sữa” thì chắc đồng bào thích lắm. Tôi dặn
thêm:
- Đừng cho đồng bào biết là cây
vú sữa không có trái nghe tía nó !
- Tao cho cây vú sữa có trái
luôn bốn mùa mày coi. Vẫn ngọt như thường.
May quá, chúng tôi không phải
diễn thuyết vì ngay sau đó chúng tôi lại được đàn bà đi chợ cho hay ngày mai sẽ
có chụp vùng này nhưng không biết chính xác xã nào nên Dụng cho đình cuộc diễn
thuyết.
Sáng sớm, vợ Dụng, dọn cơm cho
chúng tôi ăn bỏ bụng để sửa soạn chạy ra ngọn rạch Tấm Bức cho bảo đảm. Vừa
lội được một quãng thì đụng đầu một đoàn người lôi thôi lếch thếch do một cán
bộ dẫn đầu. Tôi kêu lên:
- Má ! Má đi đâu đây?
Má tôi khựng lại một hồi rồi
với vẻ suy nghĩ chớp nhoáng, bà trả lời một cách ngập ngừng:
- Ờ, ờ… má đi thăm bà con!
Anh cán bộ thấy hai “ông
thần” mang colt, lại có một ông kêu bà già bằng má thì rất
đỗi ngạc nhiên, bèn hỏi tôi:
- Đồng chí là con của bác Hai?
- Dạ, tôi đây.
Má tôi không nói gì. Một người
đàn bà trong đoàn, tôi không biết là ai, buột miệng nói:
- Bà già của chú Triết. Chú ở
ngoài Bắc mới về.
- Ủa vậy hả.
Anh cán bộ liền nói với má tôi:
- Vậy bác khỏi phải đi. Từ rày
bác không phải đi nữa.
Má tôi cảm ơn anh ta rồi theo
tôi. Thấy má tôi lo lắng tôi bèn kiếm chuyện nói cho vui. Tôi giới thiệu Tám
Không với má tôi:
- Bạn con quê ở Giồng Luông,
cũng đi tập kết với con’.
- Cháu là con của ai?
- Dạ cháu con của bà Năm Khánh
nhà ở gần Thầy Cai Tôn (là suôi gia với ông Nội tôi).
- Tôi có nghe nói nhưng không
quen. Chú về tới đây mà có gặp cha mẹ chưa?
- Dạ, chưa. Cháu định rủ thằng
Vũ đi về thăm Giồng Luông một chuyến mà chưa đi được.
Đi một quãng xa, Tám Không bèn
hỏi má tôi:
- Họ bắt bác đi đâu mà càn rừng
càn rú vậy bác?
Má tôi nói nhỏ:
- Mấy ổng bắt bác đi học tập
chánh sách.
- Trời đất, từ dưới Cầu Mống
bác lội lên tới đây à ?
- Mưa gió nắng nôi cũng phải
đi, không đi đâu có được chú em. Lúc nãy tôi không muốn đi theo con tôi vì sợ
nay mai nửa đêm nửa hôm mấy ông lại tới đập cửa mời đi. Tôi ở nhà có một mình.
Thỉnh thoảng mới có mấy đứa cháu kêu bằng bác tới chơi.
Tám Không phát cáu:
- Mấy thằng ở xã làm bậy là do
mấy thằng tỉnh và quận. Chắc tụi nó cũng mời bà già cháu như vậy chớ không khỏi
đâu.
Tôi hỏi má tôi:
- Ông cán bộ này con coi mặt
quen quen. Má biết là ai không má?
Má tôi lắc đầu:
- Thôi hỏi làm chi con !
Sau này tôi gặp lại em Dụng,
Dụng mới cho tôi biết là tên Trâu tên Bò gì đó cốt ở đợ cho ông Hai tôi, chuyên
môn cắt cỏ cho ngựa ăn. Một bữa nó dắt ngựa đi quần chân, nó mê chơi bỏ ngựa vô
chùa thọc mỏ vô uống khạp nước của Sư Cụ. Nước giếng của chùa quý lắm. Cái
giếng sâu thảy cục đá rơi hồi lâu mới nghe cái bõm . Miệng giếng này do ông Cụ
tôi cúng tiền để xây nên. Cả một vùng đều đến lấy nước ở đây. Có người mách cho
ông Hai tôi về vụ ngựa vô khuôn viên chùa. Ông Hai tôi cho hắn một trận đòn nên
thân. Do đó hắn thù cả dòng họ ngoại tôi.
Chúng tôi phải tất tả trở về An
Định là nơi vừa bị chụp xong. Ít khi chúng chụp một vùng hai ngày liền, nên trở
lại đó là có thể yên ổn tám chục phần trăm.
Tôi về đến nhà thì nghe căn cứ
của tỉnh ủy bị chụp. Không có người dân nào bị bắt, bị thương nhưng tất cả hầm
hố và tài liệu của văn phòng, một hầm súng bị khui. Chỉ trong vòng ba tiếng đồng
hồ cuộc “bủa lướt phóng lao”kết thúc. Chú Nhứt mặt mũi xanh lét,
nói nhỏ với tôi:
- Không biết mấy ông bị bắt.
- Không chạy à?
- Chạy nhưng không kịp !
- Hồi đầm già xách đuốc xuống
thì còn đủ thì giờ.
- Nó bao vòng rộng cậu ạ .
Thành ra mấy ổng bỏ hang định vọt nhưng không kịp. Chỉ hai tiếng đồng hồ sau
đầm già lại trở lại. Nó loa rùm trời và rải truyền đơn.
- Loa cái gì? Truyền đơn cái
gì?
Chú Nhứt không nói mà ra bờ rút
trong bụi chuối một tấm giấy đem vô đưa cho tôi. Tôi đọc qua rồi đưa cho Tám
Không. Hắn xem xong, cười:
- Đem vô bếp đốt gởi về Ngọc
Hoàng đi.
Tôi hỏi chú Nhứt.
- Tụi nó chơi cái mửng trên
Trường Sơn! Nghe giọng loa có quen không chú?
- Tôi không rõ. Vì tôi đâu có
quen mấy ổng đâu mà biết giọng.
Đêm nằm nghe như có gai dưới
lưng. Cái thế của Giải Phóng là cái thế của anh chàng trong Mảnh Da Lừa của
Balzac. Cái miếng da teo lại dần cũng như khu giải phóng càng ngày càng hẹp
dưới cánh trực thăng. Việt Cộng có tài bịt tai bịt miệng con người. Nhưng rốt
cuộc rồi ai cũng hay cái căn cứ tỉnh ủy bị đánh phá và một số bị bắt. Khi ở
Trường Sơn tôi chỉ nghe những vụ hành quân chớp nhoáng của trực thăng, nay mới
thấy trước mắt.
Tám Không bỗng đưa cái “Đài”
cho tôi, bảo:
- Nghe này. Đã có tin. BBC đấy!
- Tin gì?
Tôi chỉ nghe được có khúc đuôi
nhưng cũng biết là tin gì rồi.
- Tụi mình chắc cũng phải dông,
hôi ổ rồi, nằm lại đây sẽ vô lưới. Thằng Bảy Quế nói rất đúng. Nó thả
chà nuôi cá cho mập rồi xúc!
- Mày định đi đâu?
- Xứ của mày mà mày lại hỏi tao
!
- Xuống Cẩm Sơn Ngãi Đăng được
không?
- Ở đó gần Cầu Mống lắm. Có bốn
cây số thôi ! Biệt kích bây giờ là bố của tụi Commando hồi
trước. Mày nhớ trên Trường Sơn thằng trung đoàn phó bịbiệt kích Kangoroo bắt
êm ru không?
- Vậy về Minh Đức.
- Ở đó chỉ cách đồn Giồng Lưông
có cánh đồng Cái Bần, càng ớn.
- Đúng là tính tới tính
lui thân cá chậu. Lo quanh lo quẩn phận chim lồng. Bất cứ ở chỗ
nào cũng không khỏi trực thăng và pháo.
Hai đứa nằm kiểm điểm lại diện
tích giải phóng của tỉnh gồm có mấy xã sau đây. Bên Cù Lao Minh có Minh Đức,
Tân Trung, Cẩm Sơn, Ngãi Đăng, An Định, An Thới, Định Thủy, Phước Hiệp. Bên Cù
Lao Bảo có các xã Tân Hào, Thạnh Phú Đông, Phước Long, diện tích hẹp hơn bên Cù
Lao Minh, trong lúc toàn tỉnh có hơn một trăm hai chục xã.
Tuy vậy Bến Tre là tỉnh có vùng
giải phóng rộng hơn các tỉnh Mỹ Tho và Long An. Thế nhưng đài Giải Phóng la
quang quác là Mặt Trận Giải Phóng kiểm soát ba phần tư dân chúng và bốn phần
năm đất đai. Tội nghiệp cả Miền Bắc đần độn, cả thế giới ngây thơ và bọn trí
ngủ Thầy Gòn mù quáng, chổng khu tin bằng thật và đua nhau ủng hộ Mặt Trận.
Nguyễn Văn Vịnh là Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng, Chủ Nhiệm Ủy Ban Thống Nhất, có
hai vợ, cho chúng tôi biết cái phân số bịp kể trên. Chưa về được quê hương thì
nôn nao thao thức, nhưng khi về đến thì bực bội vô cùng. Cảm thấy dân Nam Kỳ bị
xỏ mũi, bị tế thần với những danh hiệu mỹ miều nhất: Thành Đồng Tổ
Quốc, Đi Trước Về Sau, Lá Cờ Đầu Đồng Khởi v . v . . .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét