Cuối tháng ba, đầu tháng tư năm 2014, một loạt
các tù nhân chính trị được trả tự do tại Việt Nam. Ngay lúc ấy, ông Hà Sĩ Phu,
một trí thức bất đồng chính kiến sống tại Đà Lạt nói với chúng tôi rằng:
“Kẻ hèn nhát hỏi: ‘Có an toàn không?’ Kẻ cơ hội hỏi: ‘Có khôn khéo không?’ Kẻ rởm đời hỏi: ‘Có được tiếng tăm gì không?’ Nhưng, người có lương tâm hỏi: ‘Có là lẽ phải không?’ Và có khi ta phải chọn một vị trí không an toàn, không khôn khéo, không để được tiếng tăm gì cả, nhưng ta phải chọn nó, vì lương tâm ta bảo ta rằng đó là lẽ phải.”
Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014
NHÀ BÁO J.B NGUYỄN HỮU VINH: "VỤ BẮT ANH BA SÀM ĐẶT RA NHIỀU CÂU HỎI"
Hôm qua, 05/05/2014,
ông Nguyễn Hữu Vinh, tức blogger Anh Ba Sàm, mà cho tới gần đây vẫn điều hành trang web Ba Sàm, đã bị bắt khẩn cấp tại nhà riêng ở Hà
Nội chiếu theo điều 258 Luật Hình sự Việt Nam, vì ông bị coi là « đã có hành vi
đăng tải các bài viết trên mạng internet nội dung xấu, thông tin sai lệch làm
giảm uy tín, mất lòng tin trong nhân dân về cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội,
công dân ». Cùng bị bắt với ông Nguyễn Hữu Vinh là bà Nguyễn Thị Minh Thúy,
cũng ở Hà Nội, với cùng tội danh trên.
BÁO LỀ PHẢI “PHÁT HỌA” CHÂN DUNG "ANH BA SÀM" - NGUYỄN HỮU VINH
PHẠM
LIỄU (GDVN) -Ông Nguyễn Hữu Vinh được biết đến với cái tên "Anh Ba
Sàm", sinh ra và lớn lên trong một gia đình công chức tại Hà Nội.
Thông tin từ Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an ngày 5/5/2014 cho biết, đã
thực hiện lệnh khám xét khẩn cấp và sau đó thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với
ông Nguyễn Hữu Vinh (tức anh Ba Sàm) (sinh năm 1956, hộ khẩu thường trú tại số
5/2/4D phố Đặng Văn Ngữ, phường Trung Tự, quận Đống Đa, TP. Hà Nội. Chỗ ở hiện
tại: Phòng số 1508, Tòa nhà G03, Khu đô thị Ciputra, phường Xuân La, quận Tây Hồ,
thành phố Hà Nội).
TIẾN SỸ CÙ HUY HÀ VŨ: SẼ TIẾP TỤC ĐẤU TRANH, SẴN SÀNG TRỞ VỀ VIỆT NAM
Chủ tịch Ủy ban nhân quyền Hạ viện Hoa Kỳ, dân biểu
Chistopher Smith mở cuộc họp báo tại Raymond Buiding, Hạ viện Hoa Kỳ để giới
thiệu tổng quát dự luật nhân quyền cho Việt Nam HR 1897, và chào mừng TS
Cù Huy Hà Vũ đồng thời đưa người tù lương tâm mới được tự do ra trước công luận
để ông trả lời báo chí.
TÒA HIẾN PHÁP THÁI LAN: BÃI CHỨC THỦ TƯỚNG LÂM THỜI YINGLUCK
Tòa Hiến Pháp Thái Lan ngày hôm nay Thứ Tư 07
tháng 05 đã phán quyết Thủ tướng lâm thời Yingluck Shinawatra phải rời khỏi
chức vụ vì đã lạm dụng quyền lực khi thuyên chuyển ông Thawil Pliensri Cố vấn
an ninh quốc gia sang một cương vị khác một cách mờ ám vào năm 2011.
DƯƠNG THU HƯƠNG - BÊN KIA BỜ ẢO VỌNG PHẦN 1
CHƯƠNG 1
Người đàn bà thầm nghĩ: “Tại sao mình đã yêu Nguyên đến thế?”…
Cô chăm chăm nhìn anh qua làn ánh sáng xanh tái của rạng đông.
Anh còn đang ngủ say, vừa hiền vừa xa lạ, như một hình nhân bằng sáp. Gương
mặt, gờ cong trên sống mũi, vành tai… Vẫn con người ấy, da thịt ấy, trước kia
anh là vầng hào quang ở trong cô. Giờ, không còn toả ra hơi ấm của tình yêu và
niềm vui sống.
DƯƠNG THU HƯƠNG - BÊN KIA BỜ ẢO VỌNG PHẦN 2
CHƯƠNG 5
- Anh yêu em.
- Vâng.
- Em có hạnh phúc không?
- Vâng...
Người đàn bà trả lời, nhưng mắt nhìn về phía
khác. Trần Phương không để ý tới thái độ của người yêu, ông có vẻ hoàn toàn mãn
nguyện.
DƯƠNG THU HƯƠNG - BÊN KIA BỜ ẢO VỌNG - PHẦN 3
CHƯƠNG 7
Bà Phượng là người đầu tiên ngửi thấy mùi tai hoạ trong gia đình Nguyên. Ngay sau buổi đưa Linh tới quán cà phê gặp Trần Phương, bà đã dự cảm được tất cả những biến cố sẽ đến với người cháu gái sau cái nhìn đầy ma lực của người tình xưa. Bà tới bảo chàng cháu rể phải đề phòng những hiểm nguy có thể xảy tới trong mọi gia đình. Nguyên hiểu ý bà cô, nhưng chính anh cũng không ngờ Linh đã bị ông nhạc sĩ kia chinh phục nhanh chóng đến thế. Một tình yêu tự nó kết thúc bao giờ cũng chậm chạp, khó khăn. Nhưng khi có một tình yêu khác thay thế, nó sẽ bị treo cổ mau lẹ không thương tiếc. Bằng kinh nghiệm bản thân, bà Phượng hiểu tình cảnh cô cháu gái và ân hận vì dù sao bà cũng phải gánh chịu một phần trách nhiệm khi Linh lâm vào tình cảnh ấy.
DƯƠNG THU HƯƠNG - BÊN KIA BỜ ẢO VỌNG - PHẦN 4
CHƯƠNG 10
Trong vòng năm năm nay, chưa bao giờ Trần
Phương có một buổi sáng vui vẻ như hôm nay. Ông vừa được gặp vị cán bộ lãnh đạo
cao cấp – Chú của bà vợ. Bà đã tô vẽ cho ông khá đủ để vị lãnh đạo có sẵn lượng
cảm tình cần thiết trước khi gặp ông. Và ông với sự nhạy cảm đặc biệt đã đánh
giá được đối tượng tiếp xúc với mình ngay tức khắc:
DƯƠNG THU HƯƠNG - BÊN KIA BỜ ẢO VỌNG - PHẦN CUỐI
CHƯƠNG 12
Một chú bé mười lăm tuổi, khá kẻng trai, tay
đút túi quần đi trên hè phố, vừa đi vừa hát mải mê. Đôi mắt cậu bé mơ màng làm
sao… Nguyên nghĩ, anh nhớ lại hồi anh mười lăm tuổi, ngờ nghệch hơn và còn trẻ
hơn chú bé ấy nhiều. Mười lăm tuổi bây giờ, đã biết hát bài hát về tình yeu.
Mười lăm tuổi ngày xưa, anh đứng dưới gốc ổi, nước mắt chảy ròng ròng vì bị
tước đi một miếng bánh ngọt…
Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014
DƯƠNG THU HƯƠNG -NHỮNG THIÊN ĐƯỜNG MÙ - PHẦN 1
CHƯƠNG 1
Chín giờ sáng, bà Vêra đưa cho tôi bức điện: “Cậu ốm nặng, Hằng
tới ngay.”
Sau khi quan sát gương mặt tôi, bà bảo:
- Tội nghiệp cho mày. Mày là 1 con bé thiếu may mắn.
Nói xong, lắc mái đầu đồ sộ, bà quay đi. Mùi nước hoa rẻ tiền
tạt lại, vương trong không gian, như 1 thứ nhựa loãng dính vào các bức tường
vôi đã tróc lở. Tôi mặc đồ ngủ, đứng co ro nhìn tấm thân phì nhiêu của người
đàn bà gác dan, đầu óc rối tung. Chính tôi, tôi cũng đang ốm. Những trận viêm
phế quản liên miên vừa qua khiến 2 vai tôi còng xuống như lão già nghiện nặng.
Ngực lép dẹt, không chiếc áo lót nào còn mặc vừa. Khu cư xá chỉ có vài mống đàn
ông, toàn thứ đồ cổ. Vậy mà đi qua mặt tôi, họ cũng không buồn đưa mắt liếc
qua. Trong số 800 rúp dành dụm được, tôi đã tiêu hết 450 tiền thuốc men và thứ
ăn bồi dưỡng. Tôi dự định tiêu thêm 50 rúp nữa khoản đó, cho đủ sức đi làm. Vậy
mà, đúng lúc bức điện trời đánh kia giáng xuống.
DƯƠNG THU HƯƠNG -NHỮNG THIÊN ĐƯỜNG MÙ - PHẦN 2
CHƯƠNG 5
Không chịu nổi oan ức, nhục nhã, bố tôi đã bỏ
làng đi. Ông dắt theo lưng số vốn còm của người chị gái. Thoạt đầu, bố tôi lên
huyện tìm người bạn cũ. Ông này trước đây dạy cùng trường với bố tôi, con 1 gia
đình 3 đời làm nghề buôn nước mắm trên thị trấn. Tìm được tới nơi, người bạn
cũng đã bỏ phố huyện lên Lào cai. Gia đình ông bị nghi là chứa chấp Quốc dân
đảng, chính quyền quản thúc chờ ngày xét xử. Lúc ấy, ngay ở phố huyện, bãi cỏ
lớn trước vốn là sân quần ngựa cũng đã biến thành trường đấu. Địa chủ lớn,
cường hào, ác bá điển hình trong các xã được đưa lên đấu tố và đem ra trước tòa
án của nông dân xét xử. Suốt đêm tiếng trống, tiếng kèn, tiếng hô, tiếng la hét
của đám đông vang động. Đội du kích đi tuần tra, lưỡi lê giương sáng quắc. Các
đội viên du kích, súng lăm lăm chĩa về phía trước, trong tư thế sẵn sàng chiến
đấu. Mắt họ cũng sáng quắc như lưỡi lê vì tinh thần cảnh giác, nhìn như lục
soát đám khách bộ hành. “Không để bọn địa chủ lọt lưới” – Khẩu hiệu kẻ ngang
dọc trên đường, bằng đủ loại chữ. Bất cứ người nào bị họ gọi tới cũng run như
cầy sấy, trước những ánh mắt hừng hực căm hờn – 1 sự căm hờn rất an nhiên không
cần căn đế và lí trí.
DƯƠNG THU HƯƠNG -NHỮNG THIÊN ĐƯỜNG MÙ - PHẦN 3
CHƯƠNG 9
Mùa xuân qua rất nhanh. Rồi mùa hè. Cậu Chính
tôi không đến nữa. Mẹ tôi không còn buồn khổ như hồi đầu tiên, khi bị cậu hất
hủi. Tôi học khá, mỗi tháng 1 lần tôi viết thư cho cô Tâm báo cáo việc học
hành. Từ nay, tôi là con người khác, tôi có guồng máy khác thống trị. Đó là
vinh quang của dòng họ Trần, của ông tôi, của bố tôi. Và tất cả được giao lãnh
cho cô Tâm. Thư tôi gửi cho cô chỉ vài dòng. Thư cô trả lời đặc 4 trang giấy.
Phần đối thoại với cuộc đời bị ngắt quãng cô dồn cả về cho tôi. Cô kể cho tôi
nghe đủ thứ chuyện: Nào là đêm rằm tháng trước cô tới chùa Pheo, nghe sư ông
tunïg kinh cả đêâm, về nhà nhẹ lâng lâng như được uống thuốc cải lão hoàn đồnn.
Nào là trong vườn cam, còn sót lại 1 gốc ổi, sát bờ dậu. Vừa rồi gốc ổi ấy bỗng
bị mối đùn to như đống rơm, khiến người làng xôn xao bàn tán. Cô đã đi xem bói
và ông thày mù bảo đó là điềm báo trước họ Trần sắp phát quí, phát phú. Ngôi
sao ứng nghiệm lại là Thái âm nên người thành đạt là phụ nữ. Nào mùa cam năm
nay, cô bán được 6000 quả, còn lại dăm trăm quả cô vùi cát nhờ người chuyển dần
lên Hà Nội cho tôi ăn... Thư nào cũng có lời dặn dò, khích lệ.
DƯƠNG THU HƯƠNG -NHỮNG THIÊN ĐƯỜNG MÙ - PHẦN CUỐI
CHƯƠNG 13
Ngày tôi thi đại học, cô gửi nhà cho bà Đũa cả
tuần. Tuần lễ ấy, cô ở nhà nấu nướng, chăm sóc tôi. Mẹ tôi vẫn đi chợ ngày
ngày.
- Người buôn bán, tham buổi chợ, chẳng mấy khi
dám nghỉ.
Cô bảo mẹ tôi như thế. Tôi thi xong, cô về
quê. Nhưng tuần một lần, cô lại gửi thư lên thăm kết quả. Mặc dù, đã ba lần tôi
nói với cô, phải vài tháng sau mới có thông báo chính thức.
ÔNG NGUYỄN HỮU VINH - NGƯỜI SÁNG LẬP BLOG BA SÀM BỊ BẮT 'KHẨN CẤP'
CTV Danlambao - Người sáng lập trong blog điểm tin Anh
Ba Sàm - ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy đã bị cơ quan an ninh
điều tra thuộc bộ công an khám xét và bắt khẩn cấp tại nhà riêng ở Hà Nội
vào ngày 5/5/2014. Vụ bắt giữ hiện đang gây chấn động đối với các blogger và
trở thành chủ đề bàn tán xôn xao trên mạng xã hội.
Ông Nguyễn Hữu Vinh (58 tuổi) và bà Nguyễn Thị
Minh Thúy (34 tuổi) cùng bị bắt giam với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân
chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước” theo điều 258 bộ luật hình sự.
BẢN LÊN TIẾNG CỦA MẠNG LƯỚI BLOGGER VIỆT NAM VỀ VIỆC BLOGGER ANH BA SÀM - NGUYỄN HỮU VINH VÀ BÀ NGUYỄN THỊ MINH THUÝ BỊ BẮT KHẨN CẤP
Mạng Lưới Blogger Việt Nam - Vào ngày 5 tháng 5 năm 2014, Cơ quan An
ninh điều tra (CQANĐT) thuộc Bộ Công an đã thực hiện lệnh khám xét và bắt khẩn
cấp đối với hai công dân là ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy.
Trong đó, ông Nguyễn Hữu Vinh là một blogger nổi tiếng được nhiều người biết
đến với tên gọi Anh Ba Sàm và là người sáng lập trang web basam.info đã đóng
góp rất nhiều cho Tự do Ngôn luận tại Việt Nam.
CHÚ VINH BA SÀM BỊ BẮT KHẪN CẤP
Võ Văn Tạo - Khoảng 2 giờ sáng 6-5, hay tin chú Vinh Ba Sàm bị bắt,
khi tỉnh giấc do cúp điện đột xuất. Từ chiều, Nha Trang oi bức ngột ngạt, điềm
báo giông tố sắp đến sau nhiều ngày không một giọt mưa.
Lại một người tử tế lâm vòng lao lý. Thêm
nghìn kẻ lạc quan ngây thơ sáng mắt.
Là con trai một vị ủy viên trung ương đảng -
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam dân chủ cộng hòa tại “anh cả đỏ” Liên Xô,
tốt nghiệp Đại học an ninh, đương nhiên thênh thang quan lộ, nhưng chú chẳng
chọn lối sống vinh thân phì gia ích kỷ, hèn mọn, vô cảm và hắc ám.
GIÁO SƯ MẠC VĂN TRANG LÊN TIẾNG: “VÌ SAO LẠI KHUẤT TẤT VỚI DÂN?”
Chính quyền cần 'công minh chính đại' mà không nên làm những
việc 'mờ ám', 'khuất tất' trong ứng xử với dân, nhất là trong xử lý các xung
đột, mâu thuẫn đất đai với người dân, theo một nhà nghiên cứu từ trong nước.
Trao đổi với BBC hôm 04/5/2014 từ Hà Nội, Giáo sư Mạc Văn Trang,
nguyên chuyên gia của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, cho rằng nhiều vụ giải
tỏa, cưỡng chế đất đai của chính quyền ở nhiều địa phương tỏ ra phản cảm khi có
những yếu tố 'xã hội đen'.
Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014
KHÔNG KHUẤT PHỤC CƯỜNG QUYỀN THAM NHŨNG CSVN, NÔNG DÂN DƯƠNG NỘI TẾ LỄ, ĂN THỀ QUYẾT TÂM GIỮ ĐẤT
Nguyễn Thu Trâm, 8406 - Dương Nội là một phường thuộc quận Hà Đông, Hà Nội, thuộc Bắc
phần Việt Nam. Phường này nằm cách trung tâm Hà Nội 14 km, cách trung tâm Quận
Hà Đông 3 km; phía Đông giáp phường Quang Trung, Tây giáp phường Phúc La, Nam
giáp phường Vạn Phúc, bắc giáp phường Đồng Mai.
Nguyên Dương Nội là một xã trực thuộc thành phố
Hà Đông. Sau khi Hà Đông được sáp nhập vào Hà Nội và chuyển thành quận, Dương Nội
lên thành phường, nhưng vẫn là một vùng thuần nông.
AI ĐANG LÀM KHÁNH KIỆT ĐẤT NƯỚC
Dương Vũ - Chúng tôi nhận được bài viết sau đây về nhóm đặc quyền trong lĩnh vực ngân
hàng. Chúng tôi không có điều kiện kiểm chứng, nên xin độc giả bổ sung thêm
thông tin và hãy thận trọng khi sử dụng những thông tin trong bài.
Vụ việc diễn ra hôm 24 tháng 4 năm 2014 đối với
cửa hàng vàng Hoàng Mai có lẽ là bằng chứng rõ nhất về một chiều hướng mới. Đó
là sẽ cướp tất cả những gì có thể cướp được. Nếu như trót lọt thì nó sẽ được
nhân rộng như việc cướp đất tràn lan ở khắp mọi nơi hiện nay.
Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014
10 TỘI ÁC LỚN NHẤT CỦA BỘ BA “LÃNH TỤ CON” ĐỒNG-CHINH-GIÁP
Phan Châu Thành
Điều giống nhau “ngẫu nhiên” thứ 11 của bộ ba “lãnh tụ con”
Nếu viết lại bài “10 điều giống
nhau “ngẫu nhiên” của bộ ba lãnh tụ con Đồng-Chinh-Giáp” (1)
tôi sẽ phải bổ sung điều giống nhau “ngẫu nhiên” thứ 11 của họ mà có lẽ ai cũng
thấy rõ nhưng lần trước tôi đã không thấy và không nêu được ra. Đó là, tuy là
đệ tử ruột của đệ tử ruột, tức là con của con của lãnh tụ “khủng” Mao và Trung
cộng, và tuy cả đời chỉ làm mọi việc thần phục chủ nhân và cha cố nội mình
chính là Trung cộng, giống hệt “lãnh tụ cha” của mình là Hồ Chí Minh, thì bộ ba
lãnh tụ con Đông-Nguyên-Giáp vẫn bị “ông nội mình” là Trung cộng luôn
coi thường và công khai sỉ nhục!
LỜI TRI ÂN CỦA TIẾN SĨ LUẬT CÙ HUY HÀ VŨ
Ngày 06 tháng 4 vừa qua, từ Trại giam số 5 -
Bộ công an (Yên Định, Thanh Hóa) nơi tôi đã bị Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam cầm tù trong 3 năm 6 tháng theo bản án xử tôi 07 năm tù, 3 năm
quản chế về “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam” quy định tại Điều 88 Bộ luật hình sự kể từ ngày 05 tháng 11 năm 2010, công
an Việt Nam đã đưa tôi thẳng ra sân bay Nội Bài, Hà Nội để sang Mỹ. Đến phút
cuối trước khi tôi bước chân lên máy bay, công an Việt Nam mới đưa tôi Quyết định
ký cùng ngày về việc tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đối với tôi với lý do
“người bị kết án bị bệnh nặng” của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa.
Công an Việt Nam đã không cho tôi mang theo bất cứ thứ gì thuộc tài sản hợp
pháp của tôi ngoài bộ quần áo dính người và một số ảnh gia đình và cũng không
cho tôi ghé qua nhà tôi tại 24 Điện Biên Phủ, Hà Nội để thắp cho tổ tiên một
nén hương.
Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2014
VAI TRÒ CỦA KỸ THUẬT TRONG TỰ DO BÁO CHÍ
Vũ Hoàng, phóng viên RFA - Quang cảnh buổi hội thảo Hướng tới một nền báo
chí độc lập tại Việt Nam tại RFA ngày 1 tháng 5, 2014
NẾU KHÔNG NHÌN LẠI: MÌNH SẼ MẤT QUÁ KHỨ VÀ TƯƠNG LAI
Châu Hiển Lý - Đã hơn 3 thập kỷ trôi qua, làm ăn cực nhọc là thế, thành tựu
không thể nói là nhỏ, thế mà khoảng cách phát triển của VN so với thế giới sao
vẫn xa vời! Không định thần nhìn nhận lại tất cả, không khéo chúng ta sẽ ngày
càng đi sâu vào con đường đi làm thuê, đất nước có nguy cơ trở thành đất nước
cho thuê với triển vọng là bãi thải công nghiệp của các quốc gia khác! Giữa lúc
thế giới đang bước vào thời kỳ kinh tế trí thức!
CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ HÀNH ĐỘNG DŨNG CẢM VÀ TÁO BẠO CỦA JOHN RIORDON, MỘT NGƯỜI MỸ ĐÃ GIẢI CỨU 105 NGƯỜI VIỆT VÀO NGÀY 30/04/1975
Câu chuyện rất cảm động nói về một người Mỹ vào cuối tháng 4 năm
1975 đã di tản ra khỏi Việt Nam rồi, nhưng ông ta đã trở lại để cứu 105 người
Việt Nam làm việc tại Ngân Hàng Citibank còn kẹt lại.
TẠI SAO NGA LẠI BÁN ‘MIẾNG ĐẤT VÀNG’ ALASKA CHO MỸ?
PHẠM KHÁNH - Cho đến nay, nhiều người vẫn nghĩ rằng Mỹ đã ăn
cắp Alaska từ Nga hoặc chỉ mới thuê lãnh thổ này và đến một lúc nào đó sẽ trả lại.
Tuy nhiên, sự thật là Nga đã bán Alaska cho Mỹ với giá 7,2 triệu USD vào năm
1867.
TỰ DO BÁO CHÍ TOÀN CẦU 2013
Tổ chức Freedom
House vừa công bố bản báo cáo về tự do báo chí toàn cầu năm 2013 với tựa Tự Do
Báo Chí 2014. Theo đánh giá chung của Freedom House, tự do báo chí trên toàn
thế giới trong năm qua đã xuống thấp tới mức kỷ lục trong hơn một thập kỷ qua.
Thứ Sáu, 2 tháng 5, 2014
KHÔNG THỂ TREO CỔ NỀN BÁO CHÍ ĐỘC LẬP
Liên Hiệp quốc lấy ngày 3 tháng 5 hàng năm làm Ngày Tự
do Báo chí thế giới. Nhân dịp này, năm nay tại Quốc hội Mỹ vào
ngày 29-4 sẽ tổ chức buổi điều trần về tự do thông tin tại Việt Nam. Chủ
đề buổi điều trần là “Media Freedom in Vietnam – Tình hình Tự do Báo chí tại
Việt Nam”. Đây là một diễn đàn quốc tế để Quốc hội, các tổ chức vận động
cho tự do thông tin và các blogger trình bày về tình hình tự do báo chí, cũng
như cùng thảo luận về các chính sách của Hoa Kỳ nhằm hỗ trợ việc xây dựng xã hội
dân sự tại VN.
HƯỚNG TỚI TỰ DO THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM
Ngày 1/5/2014, tại trụ
sở đài RFA ở thủ đô Washington diễn ra cuộc hội thảo mang tên ‘Hướng đến một
nền tự do thông tin tại Việt Nam’. Hội thảo có sự tham dự của các bloggers và
nhà báo tự do đến từ Việt Nam. Ngoài ra còn có những đại diện các công ty cung
cấp dịch vụ internet là Google và Access, cũng như ông trợ lý ngoại trưởng Hoa
kỳ phụ trách các vấn đề nhân quyền và lao động.
VẬN ĐỘNG CHO MỘT NỀN BÁO CHÍ ĐỘC LẬP TẠI VIỆT NAM
Để đánh dấu ngày Thế Giới Tự Do Báo Chí, một buổi hội thảo tựa
đề Hướng Đến Một Nền Báo Chí Độc Lập Cho Việt Nam đã diễn ra tại đài Á Châu Tự
Do ở thủ đô Washington hôm thứ Năm ngày 1 Tháng Năm vừa qua.
Một
trong các diễn giả buổi hội luận, ông Scott Busby, trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ về
Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động, nói lên những suy nghĩ của ông về tình trạng
báo chí và nhân quyền ở Việt Nam:
“ANH HÙNG THÔNG TIN” PHẠM CHÍ DŨNG: TẠI SAO BÁO CHÍ NHÀ NƯỚC CẦM GIỮ IM LẶNG?
Như RFI đã loan tin hôm
qua 29/04/2014, tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Paris,
nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới 3 tháng 5, lần đầu tiên đã công bố danh sách
“100 anh hùng thông tin” năm 2014, gồm các nhà báo và blogger ở 65 quốc gia trên
thế giới. Trong số ba người Việt Nam được vinh danh lần này, có nhà báo tự do
Phạm Chí Dũng, một cây bút bình luận sắc sảo đã nhiều lần trả lời phỏng vấn của
RFI Việt ngữ.
NGƯỜI H'MONG TẠI BANGKOK - THAILAND KÊU CỨU
Giàng Seo
Cháng/Giàng A Diêu - Đây là nội dung lá thư
của những người H’MONG bị đàn áp tôn giáo tại Việt Nam, đã chạy trốn sang
Thailand xin tỵ nạn nhưng không may bị cảnh sát Thai giam giữ vì tội cư trú
trái phép. Tình trạng pháp lý của họ hiện nay vẫn chưa được Cao Ủy Tỵ Nạn Liện
Hiệp Quốc công nhận họ là tỵ nạn chính trị. Từ trong trại tù IDC họ có nhờ gởi
bài này đến các cơ quan truyền thông người Việt để đăng tải. Nội dung bài viết
được đánh lại theo đúng văn phong của tác giả.
Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014
VIDEO KINH HOÀNG VỤ CÔNG AN CỘNG SẢN CƯỚP ĐẤT, ĐÁNH NGƯỜI TẠI DƯƠNG NỘI TRONG THÁNG TƯ ĐEN 2014
Chúng tôi vừa nhận được những bằng chứng kinh
hoàng về vụ côn an, côn đồ đánh người tàn bạo vào sáng ngày 25/4/2014, tại buổi
cưỡng chiếm đất đai của nông dân Dương Nội. Đoạn video chứa nhiều hình ảnh bạo
lực đầy căm phẫn, bạn đọc cần cân nhắc trước khi xem.
30 THÁNG 4: VÀI ĐIỀU CẦN ĐƯỢC NÓI RÕ
Nguyễn Gia Kiểng - “…Những cuộc chiến tranh chống xâm lăng cũng chỉ có mục đích thay thế một chế độ nô lệ ngoại bang bằng một chế độ nô lệ bản xứ. Chúng ta chưa bao giờ là một dân tộc tự do. Ngày nay chúng ta đang đứng trước hy vọng bước vào giai đoạn thứ hai của lịch sử, giai đoạn của một nước Việt Nam dân chủ và của những con người Việt Nam tự do…”
KHẤP BÁO: CƯU TÙ CHÍNH TRỊ, CỰU ĐẠI ÚY QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA NGUYỄN ANH HẢO ĐÃ QUA ĐỜI
Cầu Cho Linh Hồn Đại Úy Dominique NGUYỄN ANH HẢO |
Nguyễn
Thu Trâm, 8406
Kính thưa Quý Tôn Trưởng Cựu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam và Quý Thân Hữu,
Khối 8406 Quốc Nội, Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị Và Tôn Giáo Việt
Nam đau buồn báo tin Cựu Tù Nhân Chính Trị NGUYỄN ANH HẢO, cựu Đại Úy Quân Lực
Việt Nam Cộng Hòa, sau 23 năm tù, đã mãn án vào ngày 17 tháng 7 năm 2010, vừa qua đời vào lúc
22 giờ 30 ngày 30 tháng Tư năm 2014 tại tư gia số 60 đường Trần Phú, Phường Lộc
Sơn, Thành Phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
Thánh Lễ Cầu Hồn Dominique NGUYỄN ANH HẢO, tức Cựu Đại Úy NGUYỄN
ANH HẢO sẽ được tổ chức tại giáo xứ Lộc Phước và an tang tại quê đất nhà vào
lúc 8 giờ sáng Thứ Bảy ngày 03 tháng 5 năm 2014.
BA NGƯỜI VIỆT TRONG "100 ANH HÙNG THÔNG TIN"
Từ Thức - Ba người Việt được Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới vinh danh trong "100 ANH HÙNG THÔNG TIN" (100 Héros de l'Information) trên thế giới: Linh mục Lê Ngọc Thanh, ông Phạm Chí Dũng và ông Trương Duy Nhất.
Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014
CHIẾN THẮNG DANG DỞ
LS Lê Công Định - Cuộc tổng tiến
công mùa xuân 1975 của quân đội Bắc Việt xét về phương diện quân sự là một
chiến dịch xuất sắc. Khởi đầu bằng mặt trận Ban Mê Thuột, quân tấn công đã điểm
đúng yếu huyệt làm rung chuyển cả tuyến phòng thủ của Quân Đoàn 2 quân phòng
thủ. Sự sụp đổ lan tỏa dần ra toàn khu vực Tây Nguyên, sau đó toàn miền Nam,
một cách chóng vánh.
TIN NHANH: DÂN OAN CÁC TỈNH ĐỒNG LOẠT XUỐNG ĐƯỜNG TẠI SÀI GÒN TRƯỚC NGÀY QUỐC HẬN 30 THÁNG TƯ
Nguyễn Thu Trâm, 8406
Trong hai ngày 28 và 29 tháng tư vừa qua, hàng trăm dân oan từ
nhiều tỉnh thành đã tập trung về Sài gòn, đồng loạt xuống đường lên án chế độ cộng
sản lừa bịp cả dân tộc Việt Nam về ý nghĩa cao cả của phong trào giải phóng dân
tộc, thống nhất tổ quốc, để xây dựng một nước Việt Nam Độc Lập, Tự Do, Dân Chủ
và Phú Cường nhưng thực chất là xâm lược Miền Nam, cướp quyền lãnh đạo đất nước
của chính phủ Quốc Gia rồi tiến hành xây dựng một thể chế độc tài toàn trị, tước
đoạt hết mọi quyền tự do, dân chủ và quyền làm người của mọi người dân, vơ vét
của cải tài sản, đất đai ruộng vườn của những người dân thấp cổ bé họng, để tư
sản hóa những quan chức cộng sản vốn là những kẻ vô sản, cùng đinh, gia tài sản
nghiệp chỉ có chiếc quần nylon dầu và cây súng AK.
HỌP MẶT, ỦY LẠO THƯƠNG PHẾ BINH VIỆT NAM CỘNG HÒA TẠI DÒNG CHÚA CỨU THẾ SÀI GÒN
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
Buổi họp mặt Thương phế binh do Dòng Chúa Cứu Thế tổ chức vào
ngày 28 tháng 4 năm 2014, tại giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, 38 Kỳ Đồng, quận 3,
Sài Gòn.
Sau nhiều tuần lễ chuẩn bị, sáng hôm nay, cuộc gặp gỡ trao đổi
và phát quà tặng cho anh em thương phế binh đã diễn ra tại Dòng Chúa Cứu Thế
Sài Gòn.
10 TRIỆU MỸ KIM ĐỂ CỨU SINH MẠNG 7 NGƯỜI VIỆT - CÚ ĐÁP NGOẠN MỤC CỦA THIẾU TÁ LÝ BỬNG TRÊN HÀNG KHÔNG MẪU HẠM MIDWAY BẰNG MÁY BAY L19
Một phi công chưa từng
đáp máy bay xuống hàng không mẫu hạm bao giờ, lại chở quá tải trên chiếc máy
bay không đủ điều kiện để đáp trên tàu sân bay, không có radio liên lạc với đài
không lưu của tàu, nhưng đã đáp thành công trên tàu sân bay vào ngày 30-4-1975.
Đó chính là Thiếu tá
phi công Lý Bửng, đã lái chiếc máy bay Cessna OE-1 “Bird Dog” (L-19), còn gọi
là máy bay bà già hay là máy bay thám thính. Máy bay này chỉ có 2 chỗ ngồi, một
cho phi công và một dành cho người quan sát, nhưng ông Lý Bửng đã chở tới 7
người, gồm vợ chồng ông và 5 người con.
ĐÚC KẾT NGÀY TRI ÂN THƯƠNG PHẾ BINH -VIỆT NAM CỘNG HÒA 28.04.2014
VRNs (28.04.2014) – Sài Gòn – Ngày Tri Ân TPB-VNCH đã diễn ra như dự định với 385 ông thương phế binh tham dự, và 60 người phục vụ.
Danh sách ghi danh khi kết lại là 422 người, và ngày hôm nay tiếp nhận thêm [vì không thể từ chối khi anh em thương phế binh đã đến] 13 người. Như vậy tổng danh sách là 435 người ghi danh, nhưng 50 ông TPB-VNCH không thể đến tham dự được. Tin ban đầu cho biết một số anh em đã bị công an đến nhà đe dọa không cho đi, một số khác do bệnh nặng, hoặc không có người đưa đi. ban tổ chức quyết định sẽ cử một số thiện nguyện viên đến tận nhà thăm những anh em đã ghi danh, mà không thể đến tham dự để an ủi, khuyến khích và trao món quà 1 triệu đồng tiền Việt cho anh em như những người đã đến tham dự.
NGÀY TRI ÂN THƯƠNG PHẾ BINH: “CHÚNG TÔI KHÔNG BỊ BỎ QUÊN”
Vài hình ảnh của buổi Lễ Tri Ân THƯƠNG PHẾ BINH VNCH Ngày 28 tháng 4 năm 2015
Sài Gòn 28 tháng 4 năm 2014 - Vào lúc 8 giờ, Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và Tu viện DCCT Sài Gòn (38 Kỳ Đồng,
Quận 3 – Sài Gòn) đã tổ chức ngày “Tri Ân Quý Thương Phế Binh Việt Nam Cộng
Hòa” cho khoảng 440 (danh sách chính thức 421) thương phế binh (TPB) VNCH.
10 NGÀY CUỐI CÙNG CỦA VIỆT NAM CỘNG HOÀ – NGÀY 20 THÁNG 4 NĂM 1975
“Cũng chính ngày 20 tháng 4 nầy, trong lúc
Cộng Sản Bắc Việt đang chặt tay, chặt chân để bóp cổ và chọc thủng bụng theo
thế đánh mà bọn chúng thường rêu rao để tuyên truyền thì đồng minh của Việt Nam
Cộng Hòa đã “trảm thủ” miền Nam bằng một nhát gươm ân huệ. Thật vậy, sáng hôm
ấy, Đại Sứ Martin đến gặp TT Thiệu. Sau khi Đại sứ Martin ra về thì một màn
khói im lặng và bí mật bao phủ Dinh Độc Lập cho đến sáng hôm sau” (Nguyễn Bá Cẩn: Đất Nước Tôi, Hoa Hoa Press,
Derwood, Maryland, trang 420)
10 NGÀY CUỐI CÙNG CỦA VIỆT NAM CỘNG HOÀ – NGÀY 21 THÁNG 4 NĂM 1975
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 CUỐI
Sau đêm suy nghĩ, trưa ngày hôm sau, thứ Hai 21 thánng 4, TT Thiệu mời Phó Tổng Thống Trần Văn Hương và Đại Tá Trần Thiện Khiêm, cưu thủ tướng, đến Dinh Độc Lập và thông báo với họ rằng ông sẽ từ chức. Tổng Thống Thiệu kể lại cho hai nhân vật nầy cuộc hội kiến với đại sứ Pháp và đại sứ Hoa Kỳ ngày hôm trước và nhận mạnh rằng cả hai ông đại sứ đều không chính thức khuyến cáo ông từ chức, tuy nhiên vì tình hình quân sự đã trở nên vô vọng và ông cảm thấy rằng ông không còn có thể phục vụ đất nước hữu hiệu được nữa cho nên ông phải từ chức. TT Thiệu nói với cụ Trần Văn Hương và Đại Tướng Trần Thiện Khiêm rằng ông muốn bảo tồn tính hợp pháp của chế độ VNCH và do đó ông yêu cầu Phó Tổng Thống Trần Văn Hương nhận lãnh chức vụ Tổng Thống VNCH để cứu vãn tình thế.
Sau đêm suy nghĩ, trưa ngày hôm sau, thứ Hai 21 thánng 4, TT Thiệu mời Phó Tổng Thống Trần Văn Hương và Đại Tá Trần Thiện Khiêm, cưu thủ tướng, đến Dinh Độc Lập và thông báo với họ rằng ông sẽ từ chức. Tổng Thống Thiệu kể lại cho hai nhân vật nầy cuộc hội kiến với đại sứ Pháp và đại sứ Hoa Kỳ ngày hôm trước và nhận mạnh rằng cả hai ông đại sứ đều không chính thức khuyến cáo ông từ chức, tuy nhiên vì tình hình quân sự đã trở nên vô vọng và ông cảm thấy rằng ông không còn có thể phục vụ đất nước hữu hiệu được nữa cho nên ông phải từ chức. TT Thiệu nói với cụ Trần Văn Hương và Đại Tướng Trần Thiện Khiêm rằng ông muốn bảo tồn tính hợp pháp của chế độ VNCH và do đó ông yêu cầu Phó Tổng Thống Trần Văn Hương nhận lãnh chức vụ Tổng Thống VNCH để cứu vãn tình thế.
10 NGÀY CUỐI CÙNG CỦA VIỆT NAM CỘNG HOÀ – NGÀY 22 THÁNG 4 NĂM 1975
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 CUỐI
Theo Oliver Todd trong Cruel Avril thì vào ngày 22 tháng 4 năm 1975, tức là sau ngày ông Nguyễn Văn Thiệu từ chức, Lê Duẩn nhân danh Bộ Chính Trị của Đảng Cộng sản Bắc Việt đã đánh điện cho Lê Đức Thọ và Văn Tiến Dũng đang đặt bản doanh tại Lộc Ninh, ra lệnh “Phải gia tăng các cuộc tấn công và đánh mạnh đánh mau trên khắp mọi mặt, mọi hướng”. Bức điện văn cua Lê Duẩn kết luận rằng “tấn công chậm đi một ngày nào thì sẽ đưa đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng trên cả hai phương diện quân sự cũng như chính trị” (ghi chú: Oliver todd: sách đã dẫn, trang 319)
Theo Oliver Todd trong Cruel Avril thì vào ngày 22 tháng 4 năm 1975, tức là sau ngày ông Nguyễn Văn Thiệu từ chức, Lê Duẩn nhân danh Bộ Chính Trị của Đảng Cộng sản Bắc Việt đã đánh điện cho Lê Đức Thọ và Văn Tiến Dũng đang đặt bản doanh tại Lộc Ninh, ra lệnh “Phải gia tăng các cuộc tấn công và đánh mạnh đánh mau trên khắp mọi mặt, mọi hướng”. Bức điện văn cua Lê Duẩn kết luận rằng “tấn công chậm đi một ngày nào thì sẽ đưa đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng trên cả hai phương diện quân sự cũng như chính trị” (ghi chú: Oliver todd: sách đã dẫn, trang 319)
Theo nhận định của Oliver Todd thì dường như Tổng Bí Thư đảng Cộng
sản Bắc Việt sợ rằng nếu tình hình chính trị cứ kéo dài thì trong thời gian nầy
có thể sẽ có những sự can thiệp của quốc tế như hồi năm 1954 khiến cho Việt
Minh đã phải chấp nhận một giải pháp chia cắt ở vĩ tuyến 17 thay vì một chiến
thắng toàn diện.
10 NGÀY CUỐI CÙNG CỦA VIỆT NAM CỘNG HOÀ – NGÀY 23 THÁNG 4 NĂM 1975
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 CUỐI
Hai ngày sau khi ông Thiệu từ chức, tại Washington DC, ĐS Liên xô Dobrynin đến trao cho Ngoại trưởng Henry Kissinger một bản thông điệp của Tổng bí thư cộng sản Liên Xô Breznev, trong đó, theo diễn dịch của Ngoại trưởng Hoa Kỳ , thì không những “phía Việt Nam (tức Hà Nội) bảo đảm với Mạc Tư Khoa rằng họ không có ý định thiết lập những chướng ngại cho sự di tản của người Mỹ, họ còn cho thấy rằng họ không có sự ham muốn hạ nhục Hoa Kỳ, và rất sẵn sàng thi hành bản hiệp định Paris”. Trong phần tái bút, Brezhnev còn bày tỏ sự hy vọng rằng “Hoa Kỳ sẽ không có hành động nào để cho tình hình tại Đông Dương trở nên trầm trọng hơn”. Ngoại trưởng Kissinger đã cho chuyển nguyên văn bức thông điệp nầy sang Sài Gòn cho ĐS Martin, kèm theo lời bình luận của Kissinger. ĐS Martin nói rằng chưa bao giờ ông ngoại trưởng lại gởi cho ông đại sứ một văn thư có tính cách tối quan trọng như vậy” (ghi chú: Frank Snepp: sách đã dẫn, trang 417)
Hai ngày sau khi ông Thiệu từ chức, tại Washington DC, ĐS Liên xô Dobrynin đến trao cho Ngoại trưởng Henry Kissinger một bản thông điệp của Tổng bí thư cộng sản Liên Xô Breznev, trong đó, theo diễn dịch của Ngoại trưởng Hoa Kỳ , thì không những “phía Việt Nam (tức Hà Nội) bảo đảm với Mạc Tư Khoa rằng họ không có ý định thiết lập những chướng ngại cho sự di tản của người Mỹ, họ còn cho thấy rằng họ không có sự ham muốn hạ nhục Hoa Kỳ, và rất sẵn sàng thi hành bản hiệp định Paris”. Trong phần tái bút, Brezhnev còn bày tỏ sự hy vọng rằng “Hoa Kỳ sẽ không có hành động nào để cho tình hình tại Đông Dương trở nên trầm trọng hơn”. Ngoại trưởng Kissinger đã cho chuyển nguyên văn bức thông điệp nầy sang Sài Gòn cho ĐS Martin, kèm theo lời bình luận của Kissinger. ĐS Martin nói rằng chưa bao giờ ông ngoại trưởng lại gởi cho ông đại sứ một văn thư có tính cách tối quan trọng như vậy” (ghi chú: Frank Snepp: sách đã dẫn, trang 417)
10 NGÀY CUỐI CÙNG CỦA VIỆT NAM CỘNG HOÀ – NGÀY 24 THÁNG 4 NĂM 1975
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 CUỐI
Theo các tác giả Trần Văn Đôn trong Việt Nam Nhân Chứng, Frank Snepp trong Decent Interval và Oliver Tood trong Cruel Avril thì hồi 10 giờ sáng ngày 24-4-75, qua sự trung gian của Đại Tướng Trần Thiện Khiêm,Tổng Thống Trần Văn Hương đã đến gặp cựu Đại Tướng Dương Văn Minh tại tư gia của Đại Tướng Khiêm trong cư xá sĩ quan tại Bộ Tổng Tham Mưu gần phi trường Tân Sơn Nhứt.
Theo các tác giả Trần Văn Đôn trong Việt Nam Nhân Chứng, Frank Snepp trong Decent Interval và Oliver Tood trong Cruel Avril thì hồi 10 giờ sáng ngày 24-4-75, qua sự trung gian của Đại Tướng Trần Thiện Khiêm,Tổng Thống Trần Văn Hương đã đến gặp cựu Đại Tướng Dương Văn Minh tại tư gia của Đại Tướng Khiêm trong cư xá sĩ quan tại Bộ Tổng Tham Mưu gần phi trường Tân Sơn Nhứt.
Đại Úy Nguyễn Văn Nhựt, cựu sĩ quan tùy viên
của Tổng Thống Trân Văn Hương lại cho người viết biết rằng Cụ Hương không muốn
gặp ông Minh ở dinh độc Lập cũng như tại Phủ Phó Tổng Thống ở đường Công Lý, Cụ
cũng không muốn gặp ông Minh tại tư gia của ông Minh trên đường Hồng Thập Tự
như ông Minh muốn, do đó Cụ đã nhờ Đại Tướng Trần Thiện Khiêm sắp đặt cuộc gặp
gở nầy. Cụ Hương cũng không muốn việc nầy tiết lộ ra ngoài, do đó Cụ đã dùng
trực thăng bay từ Phủ Phó Tổng Thống ở đường Công Lý đến Bộ Tổng Tham Mưu và
ngay cả hai người phi công cũng chỉ được lệnh bay lên Tổng Tham Mưu sau khi Cụ
lên phi cơ.
10 NGÀY CUỐI CÙNG CỦA VIỆT NAM CỘNG HOÀ – NGÀY 25 THÁNG 4 NĂM 1975
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 CUỐI
Cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức vào tối 21 tháng 4 năm 1975, tuy nhiên ông vẫn còn trú ngụ trong Dinh Độc Lập cho đến ngày 25 tháng 4. Theo bản cáo trạng của Phong Trào Nhân Dân Chống Tham Nhũng Để Cứu Nước và Kiến Tạo Hoà Bình phổ biến vào ngày 8 tháng 9 năm 1974 tại Huế thì “Tổng Thống Nguyễn vẫn Thiệu có mua một căn nhà ờ trên đường Công Lý trị giá khoảng 98 trệu đồng và một ngôi nhà ba căn trong Cư xá sĩ quan cao cấp trong khuôn viên Bộ Tổng Tham Mưu mà ông đã dùng 30 trệu đồng của ngân sách quốc gia để sửa chữa và tân trang từ khi còn là Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia năm 1965″ (*l64: Nguyễn Khắc Ngữ: Sđd, phần Phụ lục) tuy nhiên ông Thiệu không muốn dọn ra khỏi Dinh Độc Lập vì “lý do an ninh.”
Cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức vào tối 21 tháng 4 năm 1975, tuy nhiên ông vẫn còn trú ngụ trong Dinh Độc Lập cho đến ngày 25 tháng 4. Theo bản cáo trạng của Phong Trào Nhân Dân Chống Tham Nhũng Để Cứu Nước và Kiến Tạo Hoà Bình phổ biến vào ngày 8 tháng 9 năm 1974 tại Huế thì “Tổng Thống Nguyễn vẫn Thiệu có mua một căn nhà ờ trên đường Công Lý trị giá khoảng 98 trệu đồng và một ngôi nhà ba căn trong Cư xá sĩ quan cao cấp trong khuôn viên Bộ Tổng Tham Mưu mà ông đã dùng 30 trệu đồng của ngân sách quốc gia để sửa chữa và tân trang từ khi còn là Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia năm 1965″ (*l64: Nguyễn Khắc Ngữ: Sđd, phần Phụ lục) tuy nhiên ông Thiệu không muốn dọn ra khỏi Dinh Độc Lập vì “lý do an ninh.”
10 NGÀY CUỐI CÙNG CỦA VIỆT NAM CỘNG HOÀ – NGÀY 26 THÁNG 4 NĂM 1975
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 CUỐI
Về phía Cộng sản, trong cuốn Đại thắng Mùa Xuân, Tướng Văn Tiến Dũng
đã nói đến những vận động chính trị đang diễn ra tại Sài Gòn nhắm vào việc
thương thuyết với Cộng sản là “những
trò ngoại giao quỷ quyệt của những người chỉ muốn tìm cách ngăn cản bước tiến
của quân đội (Cộng sản) và để cứu lấy thân họ thì chỉ là những việc vô nghiã”.
Sự thật thì từ ngày 22 tháng 4 năm 1975, Bộ Chính Trị của Đảng
Cộng sản Việt Nam đã quyết định chấp thuận kế hoạch cuối cùng của cuộc tổng tấn
công, và ngày 14 tháng 4 năm 1975, Chiến dịch 275 được chính thức cải danh là
chiến dịch Hồ Chí Minh, tức là chiến dịch chiếm thủ đô Sài Gòn.
Ngày 26 tháng 4 năm 1975, Lê Duẩn đã gửi điện văn số 113 cho “Anh
sáu” Lê Đức Thọ, “anh Bảy” Phạm Hùng và “anh Tuấn” Văn Tiến Dũng nguyên văn như
sau: (*170: Văn kiện Đảng: trang 309)
10 NGÀY CUỐI CÙNG CỦA VIỆT NAM CỘNG HOÀ – NGÀY 27 THÁNG 4 NĂM 1975
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 CUỐI
Rạng sáng ngày Chủ nhật, vào lúc 3 giờ rưỡi, việt cộng pháo kích 5 trái hỏa tiễn vào Đô Thành gây cho 6 người chết và 22 người bị thương, tuy nhiên tình hình ở Sài Gòn vẫn yên tĩnh, không có vẻ gì là rối loạn. Theo ông Trần Văn Đôn thì vào lúc 3 giờ chiều, Đại Sứ Mérillon đã gọi điện thoại cho ông ta và báo tin cho biết rằng nếu đến 6 giờ chiều hôm đó mà chưa có gì thay đổi thì quân cộng sản sẽ pháo kích vào Sài Gòn bằng đại bác 130 ly. Theo Jean Lartéguy trong cuốn L’Adieu à Saigon thì sau ngày 30 tháng 4, một sĩ quan cộng sản Bắc Việt đã tiết lộ với ông Vũ Văn Mẫu rằng các đơn vị cộng sản được lệnh bắt đầu pháo kích vào Sài Gòn bắt đầu vào lúc 11 giờ tối 30 tháng 4 nếu Sài Gòn tiếp tục chống cự và cộng sản Bắc Việt dự tính rằng họ sẽ chiếm Sài Gòn vào ngày 7 tháng 5 tức là ngày kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ của họ 21 năm về trước.
Rạng sáng ngày Chủ nhật, vào lúc 3 giờ rưỡi, việt cộng pháo kích 5 trái hỏa tiễn vào Đô Thành gây cho 6 người chết và 22 người bị thương, tuy nhiên tình hình ở Sài Gòn vẫn yên tĩnh, không có vẻ gì là rối loạn. Theo ông Trần Văn Đôn thì vào lúc 3 giờ chiều, Đại Sứ Mérillon đã gọi điện thoại cho ông ta và báo tin cho biết rằng nếu đến 6 giờ chiều hôm đó mà chưa có gì thay đổi thì quân cộng sản sẽ pháo kích vào Sài Gòn bằng đại bác 130 ly. Theo Jean Lartéguy trong cuốn L’Adieu à Saigon thì sau ngày 30 tháng 4, một sĩ quan cộng sản Bắc Việt đã tiết lộ với ông Vũ Văn Mẫu rằng các đơn vị cộng sản được lệnh bắt đầu pháo kích vào Sài Gòn bắt đầu vào lúc 11 giờ tối 30 tháng 4 nếu Sài Gòn tiếp tục chống cự và cộng sản Bắc Việt dự tính rằng họ sẽ chiếm Sài Gòn vào ngày 7 tháng 5 tức là ngày kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ của họ 21 năm về trước.
10 NGÀY CUỐI CÙNG CỦA VIỆT NAM CỘNG HOÀ – NGÀY 28 THÁNG 4 NĂM 1975
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 CUỐI
Có một số tác giả và cả Frank Snepp trong cuốn Decent Interval đã nói rằng Cụ Trần Văn Hương có ao ước được làm Tổng Thống trong một tuần lễ, do đó Cụ muốn kéo dài cho đến chiều 28 tháng 4 mới giao quyền lại cho ông Dương Văn Minh để cho thời gian Cụ làm đúng 7 ngày như Cụ từng ao ước.
Có một số tác giả và cả Frank Snepp trong cuốn Decent Interval đã nói rằng Cụ Trần Văn Hương có ao ước được làm Tổng Thống trong một tuần lễ, do đó Cụ muốn kéo dài cho đến chiều 28 tháng 4 mới giao quyền lại cho ông Dương Văn Minh để cho thời gian Cụ làm đúng 7 ngày như Cụ từng ao ước.
Điều này hoàn toàn không đúng vì người quyết
định làm lễ bàn giao vào ngày hôm sau chính là Dương Văn Minh. Ông Trần Văn Đôn
có kể lại trong Việt
Nam Nhân Chứng rằng tối hôm
trước ông có nói với ông Dương Văn Minh là nên “nhận liền nhiệm vụ để bắt tay vào việc”
thì ông Minh nói rằng “5 giờ
chiều mai”. Ông Đôn nhận xét rằng sở dĩ ông Minh muốn đợi đến 5 giờ chiều
hôm sau là vì “ông
coi ngày giờ tốt trước khi nhận việc”.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)