Theo sách Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiểu sử và sự nghiệp, của nhà xuất bản Sự thật
(Hà Nội), Hồ Chí Minh 'sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, nguồn gốc
nông dân. Cụ thân sinh ra Người [họ Hồ] là Nguyễn Sinh Huy, tức Nguyễn Sinh Sắc
(1863-1929) ...đỗ phó bảng và sống thanh bạch bằng nghề dạy học. Đối với các
con, cụ giáo dục ý thức lao động và cho học tập để hiểu 'đạo lý làm người'. Sau
khi đỗ phó bảng, bị bọn thống trị thúc ép nhiều lần, cụ ra làm quan, nhưng thường
tỏ thái độ tiêu cực, không hợp tác với chúng.
Cụ thường nói: 'Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ', nghĩa là 'Quan trường là nô lệ trong những người nô lệ, lại càng nô lệ hơn'. Vốn có tinh thần yêu nước, khảng khái, cụ thường chống đối bọn quan trên và bọn thực dân Pháp, cho nên sau một thời gian rất ngắn, cụ bị chúng cách chức. Cụ vào Nam bộ làm nghề thầy thuốc, sống cuộc đời thanh bạch, cho đến lúc từ trần.
Cụ thường nói: 'Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ', nghĩa là 'Quan trường là nô lệ trong những người nô lệ, lại càng nô lệ hơn'. Vốn có tinh thần yêu nước, khảng khái, cụ thường chống đối bọn quan trên và bọn thực dân Pháp, cho nên sau một thời gian rất ngắn, cụ bị chúng cách chức. Cụ vào Nam bộ làm nghề thầy thuốc, sống cuộc đời thanh bạch, cho đến lúc từ trần.
Ông Nguyễn Sinh Sắc quả thật đã đỗ phó bảng năm 1901 (tân sửu) cùng một lần với
Nguyễn Đình Hiến, Phan Chu Trinh.. Tuy nhiên, Nguyễn Sinh Sắc không hề bị 'bọn
thống trị thúc ép nhiều lần' sau khi đỗ phó bảng mới chịu ra làm quan. Ông Sắc
đã xin đi làm quan ngay sau khi đỗ cử nhân và trước khi đỗ phó bảng. Nguyên vào
năm 1894, Nguyễn Sinh Sắc đỗ cử nhân tại trường thi Nghệ An. Năm sau (1895),
ông Sắc vào Huế thi hội bị hỏng, đã xin đi làm hành tẩu bộ Hộ. Ba năm sau, ông
hỏng kỳ thi hội một lần nữa vào năm 1898. Trước khi dự kỳ thi hội năm 1901, ông
Sắc còn tham dự hội đồng giám khảo chấm thi kỳ thi hương tại Bình Định năm 1897
và Thanh Hóa năm 1900. Sau khi đỗ phó bảng trong kỳ thi hội và thi đình năm
1901, ông làm thừa biện bộ Lễ từ 1902 đến 1909, rồi đi tri huyện Bình Khê (Bình
Định) tháng 5 năm đó. Từ thừa biện đi tri huyện là thăng chức chứ không phải xuống
chức.
Nguyễn Sinh Sắc bị sa thải chứ không phải bị cách chức.(6) Lý do sa thải cũng
không phải vì 'vốn có tinh thần yêu nước, khảng khái, cụ thường chống đối bọn
quan trên và bọn thực dân Pháp '. Ông bị sa thải vì đã hành xử tàn bạo với dân
chúng. Trong một cơn say rượu, Nguyễn Sinh Sắc đã dùng roi mây trừng phạt và
đánh chết một người tù vào tháng 1-1910. Gia đình người nầy kiện lên cấp trên.
Dù tri huyện Nguyễn Sinh Sắc đã chối cãi rằng không phải vì trận đòn của ông mà
người kia chết, ông vẫn bị triều đình ra sắc chỉ ngày 17-9-1910 phạt đánh 100
trượng. Hình phạt nầy được chuyển đổi qua hạ bốn cấp quan lại và sa thải.(7) Lý
do chuyển đổi hình phạt để Nguyễn Sinh Sắc khỏi bị đánh đòn có lẽ nhắm giữ thể
diện của một quan chức triều đình, và nhất là vị nầy lại là người có học vị
cao. Ông Sắc nghiện rượu từ khi còn ở Huế. Chị của Hồ Chí Minh, bà Nguyễn Thị
Thanh (1884-1954), vào Huế thăm cha năm 1906. 'Bà không thể chịu đựng lâu ngày
thái độ cộc cằn thô lỗ của cha bà, nay đã mắc phải tật nghiện rượu và thường
hay đánh đập bà '.(8) Do đó, năm sau bà bỏ Huế ra Nghệ An trở lại, mà không sống
với cha.
Phải chăng câu: 'Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ ' (Quan trường
là nô lệ trong những người nô lệ, lại càng nô lệ hơn) là do những cán bộ cộng sản
bịa ra, rồi gán cho ông Nguyễn Sinh Sắc để đả kích chế độ quân chủ? Hay phải
chăng vì bị đuổi ra khỏi ngành quan lại nên Nguyễn Sinh Sắc mới bất mãn và thốt
lên câu: 'Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ ' (Quan trường là nô
lệ trong những người nô lệ, lại càng nô lệ hơn). Nếu không, Nguyễn Sinh Sắc
hăng hái xin đi làm quan làm gì, và sau nầy con ông, Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí
Minh) còn gởi thư đến viên Khâm sứ Pháp tại Huế xin cho ông một chức quan nhỏ nữa.
Ngày 26-2-1911, Nguyễn Sinh Sắc xuống tàu từ Đà Nẵng vào Sài Gòn. Ông ở lại Sài
Gòn một thời gian, dạy chữ Nho cho nhà báo Diệp Văn Kỳ,(9) rồi đi Lộc Ninh làm
giám thị đồn điền. Từ đó, ông không bao giờ trở ra Nghệ An. Ông sống lang thang
ở miền Nam bằng nghề đông y, và nghề viết liễn đối cho dân chúng. Gần cuối đời,
ông đến định cư tại làng Hội Hòa An, Sa Đec, và từ trần ngày 29-11-1929.(10)
Khi Nguyễn Sinh Sắc bị bãi chức và sống lang thang nghèo khổ ở miền Nam, con
ông ta là Nguyễn Tất Thành, tức Hồ Chí Minh, ra nước ngoài năm 1911, đã viết
thư từ New York ngày 15-12-1912 cho viên khâm sứ Pháp tại Huế tha thiết '... cầu
mong Ngài [chỉ khâm sứ Pháp] vui lòng cho cha tôi [cha của Thành tức ông Sắc]
được nhận một công việc như thừa biện ở các bộ, hoặc huấn đạo, hay giáo thụ để
cha tôi sinh sống dưới sự quan tâm cao quý của Ngài...'(11)
Vậy huyền thoại về người cha của Hồ Chí Minh là một người yêu nước, chống đối
chính quyền Pháp nên bị cách chức, là chuyện hoàn toàn bịa đặt do Ban Nghiên cứu
Lịch sử trung ương đảng Cộng Sản Việt Nam đưa ra nhắm là tăng giá trị cho lãnh
tụ của họ.
Tưởng cũng nên thêm ở đây một phát hiện của ông Trần Quốc Vượng, sử gia Hà Nội
hiện nay. Trong sách Trong cõi của Trần Quốc Vượng, có bài 'Lời truyền miệng
dân gian về nỗi bất hạnh của một số nhà trí thức Nho gia (kinh nghiệm điền
dã)'. Phần cuối của bài nầy cho biết rằng ông Nguyễn Sinh Sắc, phụ thân của Hồ
Chí Minh, không phải là con của ông Nguyễn Sinh Nhậm. Trước khi đám cưới, bà vợ
của ông Nguyễn Sinh Nhậm đã có mang với cử nhân Hồ Sĩ Tạo, cho nên ông Nguyễn
Sinh Nhậm chỉ là người cha trên giấy tờ của ông Nguyễn Sinh Sắc mà thôi. Ông Trần
Quốc Vượng viết: 'Nguyễn Ái Quốc sau cùng đã lấy lại họ Hồ vì cụ biết ông nội
đích thực của mình là cụ Hồ Sĩ Tạo, chứ không phải là cụ Nguyễn Sinh Nhậm'.
(12)
2.- HUYỀN THOẠI RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC
Tài liệu của đảng Cộng Sản Việt Nam đều viết rằng ngày 5-6-1911, thanh niên
Nguyễn Tất Thành đã xuống tàu Amiral Latouche-Tréville để ra đi tìm đường cứu
nước. Sau đây là lời trong sách Lịch sử Việt Nam của nhà cầm quyền cộng sản Hà
Nội:
'Sự thất bại của các phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục của cuộc vận động
Duy Tân và phong trào chống thuế ở các tỉnh Trung Kỳ mà Người [Hồ Chí Minh] từng
tham gia khi đang học ở trường Quốc Học Huế, đã thôi thúc Người [HCM] hướng về
các nước Tây Âu, mong muốn được đến 'tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những Tự
do, Bình đẳng, Bác ái'. Sau khi rời Huế vào Phan Thiết ... ...Được ít lâu, lấy
tên là Văn Ba, Người [HCM] xin làm phụ bếp trên chiếc tàu thủy Đô đốc La Tusơ
Tơrêvin (La Touche Tréville), thuộc hãng vận tải hợp nhất của Pháp, để đi ra nước
ngoài 'xem nước Pháp và các nước khác làm như thế nào rồi sẽ trở về giúp đồng
bào'...'(13)
Sách Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tiểu sử và sự nghiệp của nhà xuất bản Sự Thật giải
thích sự ra đi của Hồ Chí Minh cũng gần giống như thế: '... Ít lâu sau, Hồ Chủ
tịch vào Sài Gòn. Nam Kỳ dưới chế độ thuộc địa cũng chẳng khác gì Trung Kỳ dưới
chế độ bảo hộ và Bắc kỳ dưới chế độ nửa thuộc địa, nửa bảo hộ. Ở đâu nhân dân
cũng bị áp bức, bóc lột, đồng bào cũng bị đọa đày, khổ nhục. Điều đó càng thôi
thúc Hồ Chủ tịch đi sang các nước Âu tây để xem nhân dân các nước ấy làm như thế
nào mà trở nên độc lập, hùng cường, rồi sẽ trở về 'giúp đỡ đồng bào' đánh đuổi
thực dân Pháp. Ý định ấy của Người [HCM] đã dẫn Người từng bước đi tới tìm một
phương hướng mới cho sự nghiệp cứu nước của nhân dân ta.'(14)
Trong sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, cũng do nhà xuất
bản Sự Thật ấn hành, trả lời phỏng vấn tác giả Trần Dân Tiên, Hồ Chí Minh nói về
lý do ra đi như sau:'...Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước
khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng
ta...'(15)
Trần Dân Tiên chính lại là Hồ Chí Minh. Ông dùng một tên khác viết sách tự ca tụng
mình. Tại Việt Nam cũng như trên thế giới, đã có nhiều người viết sách về hoạt
động của mình, đôi khi để tự khen mình, hoặc để biện hộ cho những việc làm của
mình, nhưng họ đề tên thật, chịu trách nhiệm về những điều họ viết. Hồ Chí Minh
dùng một tên khác tự ca tụng mình là một sáng kiến kỳ lạ chưa một người tự trọng
nào dám nghĩ đến.
Như thế, qua các sách của nhà cầm quyền cộng sản và qua chính những lời viết của
Hồ Chí Minh, ông ta đi ra nước ngoài nhắm mục đích tìm đường cứu nước, nhưng
trong thời gian gần đây, nhiều tác giả đã tìm được những chứng liệu cụ thể cho
thấy rằng Hồ Chí Minh ra đi không phải để tìm đường cứu nước, mà chỉ vì lý do
kinh tế gia đình.
Trong bài 'Từ mộng làm quan đến đường cách mạng Hồ Chí Minh và Trường Thuộc Địa',
hai tác giả Nguyễn Thế Anh và Vũ Ngự Chiêu đã phổ biến ảnh sao (photocopy) hai
lá thư của Nguyễn Tất Thành đề ngày 15-9-1911 gởi cho tổng thống Pháp và bộ trưởng
bộ Thuộc Địa Pháp, xin hai ông ban ân huệ cho Thành được đặc cách vào học Trường
Thuộc Địa Paris, nơi đào tạo quan lại cho các thuộc địa Pháp trong đó có Đông
Dương. Phần chính trong nội dung của hai lá thư nầy hoàn toàn giống nhau. Đó
là: 'Tôi xin trân trọng thỉnh nguyện lòng hảo tâm của ông ban cho tôi đặc ân được
nhận vào học nội trú Trường Thuộc Địa. Tôi hiện đang làm công trong công ty
Chargeurs Réunis để sinh sống (trên tàu Amiral Latouche-Tréville). Tôi hoàn
toàn không có chút tài sản nào, nhưng rất khao khát học hỏi. Tôi ước mong trở
nên hữu ích cho nước Pháp đối với đồng bào tôi, đồng thời làm thế nào cho họ hưởng
được ích lợi của nền học vấn...'(16)
Hai lá đơn trên đều bị bác, Nguyễn Tất Thành tiếp tục hành nghề trên các tàu biển.
Ngày 15-12-1912, từ New York, Hoa Kỳ, Nguyễn Tất Thành gởi đến viên khâm sứ
Pháp tại Huế một lá thư rất thống thiết xin một đặc ân là ban cho cha là Nguyễn
Sinh Sắc, một chức việc nhỏ như giáo thụ hay huấn đạo, để ông nầy có điều kiện
sinh sống.
Hai lá đơn trên cùng với lá thư gởi năn nỉ viên khâm sứ Pháp tại Huế cho thấy
lúc mới ra đi, Nguyễn Tất Thành chỉ nhắm mục đích sinh nhai. Vì sinh kế gia
đình, lúc đó Nguyễn Tất Thành sẵn sàng thỏa hiệp với người Pháp để kiếm một chức
quan cho cá nhân ông (bằng cách xin vào học Trường Thuộc Địa), hoặc cho phụ
thân ông.
Điều nầy là chuyện bình thường của đời sống con người. Lớn lên, ai ai cũng phải
kiếm cách mưu sinh để tự nuôi sống mình và nuôi sống gia đình. Hơn nữa, điều nầy
còn có nghĩa là Nguyễn Tất Thành không phải ra đi tìm đường cứu nước. Việc ra
đi tìm đường cứu nước chỉ là sản phẩm tưởng tượng sau nầy của Hồ Chí Minh và đảng
Cộng Sản, nhắm làm đẹp cho việc ra đi của họ Hồ để lôi cuốn quần chúng trên đường
hoạt động chính trị.
3.- HUYỀN
THOẠI CUỘC SỐNG ĐỘC THÂN GIẢN DỊ
Hồ Chí Minh cũng như ban Nghiên cứu Lịch sử đảng trung ương luôn luôn đề cao rằng
ông ta suốt đời sống độc thân, không lập gia đình, để có thể toàn tâm toàn ý phục
vụ nhân dân. Sự thật, dù Hồ Chí Minh đi đâu, ở nơi nào, cũng đều có bóng dáng của
người đàn bà trong suốt cuộc đời hoạt động của ông.
Theo giáo sư Nguyễn Thế Anh, khi hành nghề nhiếp ảnh ở Paris, Nguyễn Ái Quốc (Hồ
Chí Minh) đã gởi thư tỏ tình với cô Bourdon ngày 10-5-1923. Sau vài cuộc gặp gỡ
và thư từ qua lại, cô Bourdon viết thư ngày 11-6-1923 cự tuyệt mối tình của
Nguyễn Ái Quốc. Giáo sư Nguyễn Thế Anh còn trưng dẫn nhiều tài liệu cho thấy
khi qua Moscow, nhà cầm quyền Liên Xô đã cung cấp cho Nguyễn Ái Quốc một 'người
vợ'.(17)
Đến Quảng Châu (Trung Hoa), Nguyễn Ái Quốc, lúc đó lấy tên là Lý Thụy kết hôn với
một người phụ nữ Trung Hoa là Tăng Tuyết Minh năm 1926. Bà nầy bị thất lạc sau
cuộc chiến Quốc Cộng ở Trung Hoa năm 1927.(18) Theo một tài liệu khác, thì
trong thời gian nầy, Lý Thụy còn sống với một phụ nữ Trung Hoa thứ nhì là Lý Huệ
Khanh, em của Lý Huệ Quần. Lý Huệ Quần là vợ của Lâm Đức Thụ, một đồng chí của
Lý Thụy. Tài liệu nầy giải thích rằng Nguyễn Ái Quốc đổi tên thành Lý Thụy là
theo họ của Lý Huệ Khanh cho dễ hoạt động.(19) Khi cảnh sát Hồng Kông bắt Lý Thụy
ngày 6-6-1931 tại thị trấn Cửu Long, gần Hồng Kông, ông đang sống với một phụ nữ
Trung Hoa tên là Li Sam. Khi Lý Thụy đến Vân Nam, tướng Long Vân (Lung Yun) đã
tìm cho ông một nhân tình người Tàu.(20)
Từ năm 1930, ở Hồng Kông, Lý Thụy dạy chính trị cho Nguyễn Thị Minh Khai tại trụ
sở chi nhánh Bộ Đông phương của Quốc tế cộng sản. Sau một thời gian, hai người
trở thành vợ chồng, và khi qua Liên Xô tham dự đại hội cộng sản quốc tế ngày
25-7-1935, hai người công khai sống chung.(21) Năm 1944, Hồ Chí Minh về hoạt động
tại vùng Pắc Bó, Cao Bằng. Ở đây, theo sử gia và nhà hoạt động chính trị Trần
Trọng Kim, ông Hồ sống chung với bà Đỗ Thị Lạc, bí danh 'chị Thuần', và sinh hạ
một người con gái.(22)
Sau cuộc sống chung tạm bợ với Đỗ Thị Lạc, Hồ Chí Minh bị cuốn hút vào những biến
chuyển lịch sử cho đến năm 1954, ông Hồ về Hà Nội. Theo tài liệu của Vũ Thư
Hiên và Nguyễn Minh Cần, bộ chính trị đảng Lao Động đã đưa một cô gái thuộc sắc
tộc Nùng ở Cao Bằng là Nông Thị Xuân (có sách viết Nguyễn Thị Xuân) về phục vụ
Hồ Chí Minh năm 1955. Lúc đó, ông Hồ khoảng 65 tuổi và bà Xuân có lẽ khoảng
trên dưới 22 tuổi, khá xinh đẹp: 'Cô Xuân rất xinh gái, da trắng nõn, miệng
tươi như hoa'.(23) Năm sau, bà Xuân sinh hạ một người con trai được đặt tên là
Nguyễn Tất Trung. Sau một thời gian chung sống, Hồ Chí Minh sa thải bà Xuân.
Viên bộ trưởng công an Hà Nội là Trần Quốc Hoàn đã hiếp dâm bà Xuân, rồi cho
người thủ tiêu một cách tàn bạo.(23)
Trong thời gian nầy, đảng Lao Động còn có ý định đưa cô Nguyễn Thị Phương Mai,
tỉnh uỷ viên tỉnh Thanh Hóa, về Hà Nội để làm vợ Hồ Chí Minh. Cô Phương Mai đòi
công khai hóa cuộc hôn nhân giữa hai người, thì bị từ chối, nên cô rút lui.(24)
Năm 1959, Đào Chú, uỷ viên thường vụ bộ chính trị đảng Cộng Sản, Phó thủ tướng
chính phủ Trung Quốc sang Việt Nam nghỉ dưỡng. Một bộ trưởng trong chính phủ Hà
Nội đã nói riêng với Đào Chú rằng Hồ Chí Minh muốn tái hôn với một người vợ Quảng
Đông. Đào Chú rất hoan hỷ giúp đỡ, nhưng thủ tướng Trung Quốc là Chu Ân Lai đã
thận trọng yêu cầu phía Việt Nam xem xét vấn đề cẩn thận. Hội nghị do Lê Duẩn
triệu tập đã đi đến quyết định là phải bảo vệ hình tượng Hồ Chí Minh, nên việc
ông Hồ muốn tái hôn với một phụ nữ Quảng Châu đã không thành.(25) Hồ Chí Minh
cho Đào Chú biết ông muốn tái hôn, có nghĩa là ông Hồ tự thú nhận đã kết hôn một
lần nào đó rồi.
Như thế huyền thoại thứ ba về Hồ Chí Minh, hy sinh cuộc sống cá nhân, sống độc
thân để toàn tâm toàn ý lo việc nước, là một câu chuyện bí mật giấu đầu lòi
đuôi. Hồ Chí Minh có vợ là một chuyện bình thường, nhưng bản thân Hồ Chí Minh
và đảng Cộng Sản trước sau luôn luôn che đậy việc nầy để lừa bịp nhân dân Việt
Nam và dư luận thế giới. Kết hôn, lập gia đình là điều chẳng có gì xấu xa,
nhưng xử sự tàn bạo với những người đã từng sống với mình, che đậy việc kết
hôn, lừa bịp trắng trợn mọi người là điều mà không một nền luân lý nào chấp nhận.
Sau khi Hồ Chí Minh từ trần, trong lời kêu gọi đưa ra ngày 3-9-1969, đảng Lao Động
Việt Nam (tức đảng CSVN) đã viết: '...Cuộc đời của Người là một tấm gương chói
lọi của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tinh thần đoàn kết, của đạo đức giản
dị, khiêm tốn, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư...'(26) Hãy nhìn vào cách sống
của Hồ Chí Minh để biết ông có phải là người 'giản dị, khiêm tốn' hay không?
Trước hết, chế độ Hà Nội tuyên truyền rằng Hồ Chí Minh sống trong một ngôi nhà
sàn bằng gỗ. Nghe chữ 'nhà sàn', người Việt thường liên tưởng đến những ngôi
nhà của người miền núi, làm bằng gỗ, cách mặt đất khoảng một thước, phía dưới
dùng để cất giữ dụng cụ hay nhốt gia súc, hoặc liên tưởng đến những nhà sàn của
một số cư dân ven sông hay dọc các kênh đào. Những ngôi nhà sàn nầy rất đơn sơ,
giản dị. Ấn tượng giản dị khiến nhiều người tưởng tượng rằng ngôi nhà sàn của Hồ
Chí Minh có lẽ cũng thế, và cũng tưởng rằng Hồ Chí Minh sống rất bình dân. Thực
tế hoàn toàn không như vậy. Những du khách đã từng viếng ngôi nhà sàn của ông Hồ,
hoặc những ai đã từng nhìn ngôi nhà sàn nầy qua phim ảnh, rồi so sánh với nhà
sàn của người miền núi hoặc của những người sống ven sông, sẽ có cảm nghĩ khác.
Ngôi nhà sàn của ông Hồ có vẻ giản dị một cách cố ý, lại rất sang trọng, xây dựng
bằng loại gỗ cực tốt, trang bị đầy đủ theo tiện nghi thời đại, có người chăm
sóc cẩn thận, và gần như là nhà nghỉ mát mùa hè, hoặc nơi ông đón tiếp du
khách. Như vậy ngôi nhà sàn của ông Hồ chỉ là loại trang trí mắc tiền.
'Áo quần lên sân khấu rất quan trọng: luôn luôn giản dị (áo quần màu chàm). Đối
với Hồ cũng như Staline, Mao, hoặc Kim Nhật Thành, sự giản dị được nghiên cứu kỹ
lưỡng. Áo quần cắt may thô sơ theo kiểu Kroutchev hoặc Ceaucescu, biểu tượng của
một thế hệ lãnh đạo cộng sản. Điều đặc biệt của Hồ trong giới lãnh đạo cộng sản
là Hồ đi dép lốp (trên nguyên tắc cắt từ lốp xe hơi) ... Còn gì ăn ảnh hơn dù
là tiền chiến hay hiện đại 'Bác' Hồ đi dép lốp trên màn ảnh.'(27)
Hồ Chí Minh duy nhất chỉ để lộ một sở thích phàm tục rất người, đó là ông thích
hút thuốc thơm Hoa Kỳ, đặc biệt là Camel hay Lucky Strike. (28) Không biết đây
là dàn kịch để chứng tỏ ông ta cũng bình thường như mọi người, hay quả thật ông
ta thích hút thuốc Mỹ. Dầu sao, cuộc sống của ông Hồ không giản dị như người ta
tưởng.
Trong sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, Trần Dân Tiên
(chính là Hồ Chí Minh) đã viết trong phần đầu sách: 'Một người như Hồ Chủ tịch
của chúng ta, với đức khiêm tốn nhường ấy và đương lúc bề bộn bao nhiêu công việc,
làm sao có thể kể lại cho tôi nghe bình sinh của người được?'(29) Một người
dùng một cái tên khác viết sách, tự khen mình là khiêm tốn không muốn nói về
mình, rồi sau đó, suốt trong quyển sách lại kể lể tự đề cao sự nghiệp của mình,
thì không biết nên xếp ông ta vào loại người gì đây?
Cuối sách nầy, Trần Dân Tiên (tức Hồ Chí Minh) viết: 'Nhân dân gọi Chủ tịch là cha
già của dân tộc, vì Hồ Chủ tịch là người con trung thành nhất của Tổ quốc Việt
Nam.'(30). Lời nầy cho thấy Hồ Chí Minh muốn gợi ý để được người Việt Nam gọi
ông là cha già của dân tộc, nhưng không được dân chúng hưởng ứng, nên ông quay
qua dùng chữ 'bác'. Ở đây lại thấy ông Hồ thậm khôn, vì trong cơ cấu gia tộc Việt
Nam, bác là anh của cha, bác lớn hơn cha và đứng trước cha trong sinh hoạt đại
gia đình, hoặc lễ nghi tế tự.
Theo Thành Tín, tức Bùi Tín, cựu đại tá quân đội cộng sản Hà Nội, cựu phó tổng biên
tập báo Nhân Dân, Hồ Chí Minh công khai tự xưng là 'bác' năm 1945 trước quần
chúng, lúc đó ông khoảng 55 tuổi.(31) Nói chuyện với dân chúng, trong đó có cả
những người già cả, đáng tuổi ông, cha, chú, anh, chị mình mà xưng bác thì xin
khỏi bàn về tư cách của 'bác'.
Chẳng những thiếu kính trọng với người đang sống, Hồ Chí Minh còn tỏ ra thiếu lễ
độ đối với những người trước ông hàng mấy trăm năm. Hãy đọc những câu thơ của Hồ
Chí Minh qua bài 'Ngẫu hứng' ông viết vào dịp viếng đền thờ Hưng Đạo Đại Vương
Trần Quốc Tuấn (1226-1300) khoảng trước năm 1950:
'Bác anh hùng, tôi cũng anh hùng,
Tôi, bác cùng chung nghiệp kiếm cung.
Bác thắng quân Nguyên thanh kiếm bạc,
Tôi xua giặc Pháp ngọn cờ hồng.
Bác đưa một nước qua nô lệ
Tôi dẫn năm châu đến đại đồng.
Bác có linh thiêng cười một tiếng
Mừng tôi cách mạng đã thành công.
Tự phong mình là anh hùng đã là chuyện lạ, gọi một vĩ nhân của lịch sử sống
cách đây hơn 600 năm bằng 'bác' là một sự vô lễ chưa bao giờ xảy ra trong lịch
sử Việt Nam. Khi Quốc sử quán triều Nguyễn trình Khâm định Việt sử thông giám
cương mục lên vua Tự Đức (trị vì 1847-1883) duyệt, trong khung cảnh xã hội vua
là thiên tử (con trời), nhà vua đã phê bình nhiều nhân vật lịch sử, đôi khi với
lời lẽ gay gắt, nhưng chưa bao giờ nhà vua có ngôn ngữ sỗ sàng thiếu lễ độ như
Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh tưởng rằng gọi Trần Hưng Đạo bằng 'bác' là có thể tự
nâng mình lên ngang tầm với người xưa, nhưng ngược lại những lời nầy cho thấy hố
cách biệt lớn lao giữa một vị thánh và một kẻ tự phụ hợm mình. Chẳng những thế,
người Việt Nam xưng tụng đức Trần Hưng Đạo là thánh, nên cách xưng hô của họ Hồ
xúc phạm đến cả niềm tin của dân chúng Việt Nam. Nếu nói rằng bài thơ nầy là
'thơ khẩu khí', thì càng thấy 'khẩu khí' của Hồ Chí Minh chẳng khiêm cung tý
nào.
Hồ Chí Minh là chủ tịch miền Bắc, ông có quyền sống một cách tiện nghi đầy đủ để
làm việc; thậm chí ông có quyền tận hưởng mọi lạc thú trên đời sau khi đã dày
công cực khổ tranh đấu; ông có quyền lực to lớn của một chủ tịch nhà nước độc
tài; ông có thể vượt qua luật pháp ra lệnh sinh sát mọi người; ông có thể làm bất
cứ việc gì ông muốn dưới chế độ độc tài; nhưng nói rằng họ Hồ là người 'giản dị
khiêm tốn' là điều hoàn toàn sai sự thật.
4.- HUYỀN
THOẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
Hồ Chí Minh luôn luôn hô hào đoàn kết dân tộc. Một trong những khẩu hiệu ưng ý
của họ Hồ là 'đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; thành công, thành công đại
thành công.'(33) Sau đây là các cách thức đoàn kết của Hồ Chí Minh và đảng Cộng
sản Việt Nam.
* Đoàn kết là tiêu diệt tất cả mọi người bất đồng chính kiến bằng bất cứ giá
nào để giành quyền lực: Khoảng giữa tháng 11-1924, Hồ Chí Minh, lúc đó có tên
là Lý Thụy, đáp tàu từ Vladivostok (viễn đông Liên Xô) đi Quảng Châu (Trung
Hoa) với vai trò thông ngôn của phái bộ cố vấn Borodin bên cạnh chính phủ Tôn Dật
Tiên trong thời kỳ liên minh quốc cộng đầu tiên ở Trung Hoa. Đến Quảng Châu, Lý
Thụy bắt đầu gây dựng cơ sở đảng Cộng Sản Việt Nam. Nhà lãnh đạo cách mạng Việt
Nam uy tín nhất ở Trung Hoa thời bấy giờ là Phan Bội Châu. Để giành lấy tổ chức
của Phan Bội Châu, một trong những việc làm đầu tiên của Lý Thụy ở Quảng Châu
là bán tin tức cho Pháp bắt Phan Bội Châu khi ông Phan đi từ Hàng Châu đến Thượng
Hải ngày 1-7-1925.(34) Từ đó, những người hoạt động cách mạng ở Trung Hoa thiếu
người lãnh đạo, dần dần ngả về theo nhóm cộng sản của Lý Thụy. Chẳng những chỉ
một mình Phan Bội Châu, mà những cán bộ cách mạng nào không theo phe Lý Thụy, đều
bị Lý Thụy bán tin cho Pháp bắt trên đường về Việt Nam hoạt động.(35)
Trong cuộc tổng khởi nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng năm 1930, các đảng viên cộng
sản áp dụng đúng sách vở của Lý Thụy, rải truyền đơn tố cáo Quốc Dân Đảng sẽ tấn
công Bắc Kỳ để Pháp đề phòng và lùng bắt các đảng viên QDĐ. Nguyễn Thị Giang đã
đưa các tờ truyền đơn nầy cho Nguyễn Thái Học xem, nhưng Nguyễn Thái Học vẫn
không tin là những đảng phái cách mạng Việt Nam cùng chống Pháp lại có thể hại
nhau như thế.(36)
Năm 1945, Nhật Bản thất trận và đầu hàng Đồng Minh. Tại hội nghị Potsdam (thị
trấn ngoại ô Berlin), đại diện các nước Đồng Minh đưa ra tối hậu thư cho Nhật,
trong đó quyết định về vấn đề Đông Dương như sau: quân đội Nhật sẽ bị giải giới
do người Trung Hoa (Quốc Dân Đảng) ở phía bắc vĩ tuyến 16, và do người Anh ở
phía nam vĩ tuyến 16. Tối hậu thư không nói ai sẽ cầm quyền sau khi quân đội Nhật
bị giải giới. Lợi dụng khoảng trống chính trị nầy, Mặt trận Việt Nam Độc Lập Đồng
Minh Hội, gọi tắt là Việt Minh, gồm nòng cốt là đảng viên cộng sản, tổ chức cướp
chính quyền. Việt Minh đã giết hại và thủ tiêu vô số người yêu nước không đi
theo chủ trương đường lối của Việt Minh. Những tên tuổi lớn đều bị Việt Minh giết
hại như Phạm Quỳnh (1945), Ngô Đình Khôi (1945), Tạ Thu Thâu (1945), Bùi Quang
Chiêu (1945), Phan Văn Hùm (1945), Trương Tử Anh (1946), Huỳnh Phú Sổ (1947),
Khái Hưng (1947)... Việt Minh thủ tiêu hàng loạt các đảng viên Quốc Dân Đảng,
các nhà trí thức khác, bà hàng ngàn tín đồ đạo Cao Đài.(37) Việt Minh thủ tiêu
tất cả những ai có thể tranh quyền với Việt Minh, từ trung ương, ở các thành phố
lớn, đến những đơn vị nhỏ nhất ở các làng xã.
Như vậy, ý nghĩa thứ nhất về việc đoàn kết và liên hiệp đối với Hồ Chí Minh và
đảng Cộng Sản, là sự sáp nhập hay tiêu diệt tất cả các phe nhóm hay cá nhân đối
lập với Cộng Sản bằng bất cứ giá nào, bằng bất cứ phương tiện gì, để chỉ còn lại
những ai chịu 'đoàn kết' chấp nhận vâng phục cộng sản. Chỉ khi nào thất thế, gặp
nhiều trở lực, Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản mới sử dụng cách đoàn kết thứ nhì.
* Đoàn kết là tạm thời nhượng bộ, liên minh giai đoạn để vượt khó khăn: Cũng
trong năm 1945, sau khi lập chính phủ đầu tiên ngày 2-9, gồm đại đa số đảng
viên cộng sản, Hồ Chí Minh gặp nhiều trở ngại về phía người Pháp theo chân người
Anh đến Đông Dương, và từ từ tiến ra Bắc; về phía người Trung Hoa (Quốc Dân Đảng)
đang từ biên giới tiến xuống Hà Nội theo thỏa ước Potsdam; và về phía những đảng
phái cách mạng Việt Nam như Việt Nam Quốc Dân Đảng (Việt Quốc), Việt Nam Cách Mạng
Đồng Minh Hội (Việt Cách). Hồ Chí Minh đành phải nhượng bộ, tuyên bố giải tán đảng
Cộng Sản Việt Nam ngày 11-11-1945, thực chất là đảng Cộng Sản rút vào hoạt động
bí mật.(38) Họ Hồ tổ chức tổng tuyển cử ngày 6-1, và thành lập chính phủ liên
hiệp ngày 2-3-1946 gồm cả những lãnh tụ Việt Cách và Việt Quốc như Nguyễn Hải
Thần, Trương Đình Tri, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh, Chu Bá Phượng, Nghiêm Kế
Tổ ... Ngay sau khi ký kết được với Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3, tạm hòa hoãn
với Pháp, và mua chuộc được các tướng lãnh Trung Hoa để họ rút quân về nước,
nghĩa là vừa thoát qua được khó khăn, Hồ Chí Minh thẳng tay loại bỏ ngay các
lãnh tụ không phải là Việt Minh ra khỏi chính phủ, khủng bố, giết hại nhân viên
các đảng phái quốc gia, nuốt chửng những kẻ đã từng liên hiệp với họ.
Sách lược nầy được ứng dụng thêm một lần nữa với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam
thành lập ngày 20-12-1960. Lúc đầu, mặt trận nầy gồm một số đảng viên cộng sản
làm nòng cốt và một số người chống chế độ Ngô Đình Diệm. Sau đó, những người
không thuộc đảng Cộng Sản bị loại dần cho đến khi mặt trận chỉ còn lại những
người của Cộng Sản Đảng mà thôi.
Những người trước đây bất đồng chính kiến, nhưng khi gặp Hồ Chí Minh và đảng Cộng
Sản, chịu khuất phục và chịu đi theo họ Hồ thì được sử dụng trong những giai đoạn
và hoàn cảnh cần thiết. Ví dụ Trần Huy Liệu (1901-1969), chủ bút Đông Pháp Thời
Báo (1925-1927), chi bộ trưởng chi bộ đặc biệt của Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Sài
Gòn, bị Pháp bắt đày Côn Đảo trong năm năm. Mãn hạn tù, ông ra bắc năm 1935 và
gia nhập đảng Cộng Sản năm 1936. Năm 1939, ông bị Pháp bắt trở lại, đày đi Sơn
La, rồi an trí năm 1942 ở Thái Nguyên, và Yên Bái. Năm 1945, ông trốn về Hà Nội
làm báo Cứu Quốc của Việt Minh trong vòng bí mật. Khi Việt Minh cướp chính quyền
ngày 2-9, ông được Hồ Chí Minh giao làm bộ trưởng bộ Tuyên Truyền trong chính
phủ Việt Minh đầu tiên. Ông được cử làm trưởng phái đoàn Việt Minh gồm cả Nguyễn
Lương Bằng và Cù Huy Cận (tức nhà thơ Huy Cận) vào Huế chứng kiến việc thoái vị
của vua Bảo Đại tại cửa Ngọ Môn ngày 30-8-1945.
Hồ Chí Minh giao Trần Huy Liệu làm bộ trưởng bộ Tuyên Truyền không phải vì tín
nhiệm Trần Huy Liệu mà vì họ Hồ cần uy tín chính trị của ông. Trần Huy Liệu vốn
là chi bộ trưởng chi bộ đặc biệt Quốc Dân Đảng tại Sài Gòn. Hồ Chí Minh sử dụng
Trần Huy Liệu để tuyên truyền cho cái gọi là chính sách đoàn kết đảng phái của
Việt Minh, nhắm lôi cuốn quần chúng theo họ, nhất là lôi cuốn các đảng viên Quốc
Dân Đảng. Lúc bấy giờ do những hy sinh to lớn của Nguyễn Thái Học và các đồng
chí, Quốc Dân Đảng rất có uy tín chính trị trên toàn quốc. Khi đã qua khỏi giai
đoạn cần thiết, năm 1946, Hồ Chí Minh cử Trần Huy Liệu làm uỷ viên thường trực
Quốc Hội. Cuối cùng, năm 1953, Trần Huy Liệu trở thành trưởng ban Nghiên cứu Sử
Địa của nhà cầm quyền cộng sản, một chức vụ không có quyền hành.
Không chỉ riêng trường hợp Trần Huy Liệu, mà còn nhiều nhân vật tiếng tăm khác
cũng rơi vào trường hợp ông, như Huỳnh Thúc Kháng, Phan Anh, Nguyễn Phương Thảo
(tức tướng Nguyễn Bình), Nguyễn Hữu Thọ... Như thế, ý nghĩa thứ nhì của việc
đoàn kết với Hồ Chí Minh có nghĩa là quy thuận họ Hồ, theo đuôi đảng Cộng Sản
và làm bù nhìn trong những thời điểm cần thiết cho họ Hồ hay nói cách khác là
chỉ được họ Hồ liên minh giai đoạn. Thử kiểm điểm danh sách những lãnh tụ cộng
sản từ trước đến nay, chỉ những người gia nhập đảng Cộng Sản ngay từ khi bước
vào hoạt động chính trị, thuộc thành phần trung kiên mới nắm giữ thực quyền. Những
người đã theo các đảng khác rồi sau đó gia nhập đảng Cộng Sản, hoặc những người
ngoài đảng mà có công lao, chỉ giữ những chức vụ tượng trưng mà thôi, như Nguyễn
Hữu Thọ, Nguyễn Thị Bình ...
* Đoàn kết là sự vâng phục tuyệt đối lãnh đạo đảng: Ngày 2-9-1969, Hồ Chí Minh
qua đời tại Hà Nội. Trong di chúc, Hồ Chí Minh nhắn nhủ với các đảng viên đảng
Cộng Sản: '...Các đồng chí từ trung ương đến các chi bộ phải giữ gìn sự đoàn kết
nhất trí của đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình...'(39) Vậy sự 'đoàn kết
nhất trí' trong nội bộ đảng là gì?
Trong sinh hoạt đảng Cộng Sản Việt Nam, khi các cấp lãnh đạo đưa ra những vấn đề
thảo luận, nếu một đảng viên trình bày những ý kiến cấp tiến mới mẻ, thì được
lãnh đạo gọi là 'thành phần xét lại'. Ngược lại, có những đảng viên không muốn
thực hiện các cuộc cải đổi quan trọng, thì được đánh giá là 'bảo thủ, trì trệ'.
Nói một cách khác, bất cứ ai có ý kiến gì cũng đều bị chụp mũ là tả khuynh hoặc
hữu khuynh, lệch lạc hoặc xét lại, trừ ý kiến của lãnh đạo đảng. Đảng viên chỉ
còn một giải pháp duy nhất là gật đầu vâng lệnh thượng cấp.
Như vậy, sự đoàn kết nhất trí trong nội bộ đảng Cộng Sản Việt Nam là sự tuyệt đối
vâng phục và trung thành của đảng viên đối với lãnh đạo đảng. Nếu không vâng phục
lãnh đạo đảng, kết quả nhẹ nhất là sự trù dập, kỷ luật, và nặng nhất là thanh
trừng.
Ở Việt Nam có một câu thành ngữ thời danh minh họa sự đoàn kết của Cộng Sản: 'Đảng
gọi thì dạ; đảng không gọi thì không dạ. Đảng gọi mà không dạ không được; đảng
không gọi mà dạ cũng không được.' Nói trắng ra, ý nghĩa thứ ba của sự đoàn kết
theo quan điểm của đảng Cộng Sản có nghĩa là phải chịu sự lãnh đạo độc tài, độc
đảng, và tuyệt đối vâng phục trung kiên với đảng Cộng Sản. Điều nầy đưa đến một
kết quả tại hại là các đảng viên bị xơ cứng trí óc, sẽ không còn sáng kiến để
làm việc.
Điểm đặc biệt là Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản chấp nhận một người trước đây chống
đối họ, nhưng khi đã theo họ thì phải vâng phục tuyệt đối. Ngược lại, Hồ Chí
Minh và đảng Cộng Sản không bao giờ chấp nhận những người trước đây đã từng
hoàn toàn phục tùng họ, mà sau đó lại có ý muốn cải cách theo chiều hướng nhân
bản, dân chủ, tự do, dù vẫn tuân phục đảng và chủ nghĩa xã hội. Những người nầy
cũng bị coi là kẻ thù và chắc chắn bị loại bỏ. Đó là trường hợp Hoàng Minh
Chính, Nguyễn Thanh Giang, Trần Độ, Hà Sĩ Phu, Dương Thu Hương ...
Có lẽ cũng nên thêm một điểm nữa rất dễ thấy trong lịch sử, là đảng CSVN không
bao giờ tôn trọng những hiệp ước quốc tế do họ ký kết. Hiệp ước là giải pháp thỏa
thuận giữa các bên về một cuộc tranh chấp, cũng có nghĩa là một sự giải hòa giữa
các bên, bước đầu để tiến dần dần đến sự đoàn kết thống nhất. Đối với đảng
CSVN, ký kết hiệp ước chỉ là đánh lừa dư luận, tạm ngưng tranh chấp, nhắm dưỡng
sức và củng cố nội bộ, để rồi tiếp tục bành trướng. Ví dụ rõ nét nhất là hiệp định
Genève ngày 20-7-1954 và hiệp định Paris ngày 27-1-1973. Đảng CSVN ký kết hai
hiệp ước nầy với sự chứng kiến của các nước trên thế giới, mà họ còn trắng trợn
vi phạm, xé bỏ hiệp ước, huống gì là sự cam kết giữa họ với những cá nhân hay
những đoàn thể người Việt khác.
Do đó, hòa giải, liên hiệp và đoàn kết với cộng sản trước sau cũng sẽ bị cộng sản
kiếm cách khống chế và hoàn toàn mất tự do. Những ai muốn hòa hợp, liên hiệp,
đoàn kết với cộng sản, nên nhớ câu nói bất hủ của Hồ Chí Minh với Daniel Guérin
trong một lần gặp mặt ở Paris: '... Tất cả những ai không theo đường lối của
tôi đều sẽ bị bẻ gãy...'(40)
* Đoàn kết là vắt chanh bỏ vỏ: Lúc Việt Minh cộng sản phát động chiến tranh chống
Pháp, nhiều người yêu nước đã đứng lên hưởng ứng công cuộc kháng chiến. Chẳng
những nhiều thanh niên lên đường theo tiếng gọi của quê hương, mà những người ở
lại hậu phương cũng cố gắng đem tài vật ủng hộ công cuộc đấu tranh chống Pháp.
Việt Minh đã xưng tụng những người nầy là những nhàø 'hằng tâm hằng sản'(có
lòng và có của). Một khi tạm đứng vững, và nhất là khi được Trung Cộng viện trợ
ào ạt từ năm 1951 trở đi, cộng sản Việt Nam mở cuộc cải cách ruộng đất từ 1953,
và quay mặt với những kẻ đã nuôi dưỡng mình từ khi còn trứng nước, coi họ như kẻ
thù, tố cáo những nông dân ' hằng tâm hằng sản' là địa chủ, đánh đập, hành hạ
và giết họ mà không cho chôn xác. Một tác giả đã từng sống gần Hồ Chí Minh, kể
lại rằng bà Nguyễn Thị Năm ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên có nhà là nơi căn
cứ giao liên, đã nuôi nhiều cán bộ cao cấp qua lại, từ Hồ Chí Minh, đến Trường
Chinh, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Duy Trinh, Hoàng Quốc Việt (Hạ Bá Cang); thế mà bà
là một trong những người đầu tiên bị đấu tố trong cải cách ruộng đất, và đặc biệt
đã kêu cứu đến tận tai Hồ Chí Minh mà ông lờ đi, để cho người ta giết bà.(41)
Như vậy, với cộng sản, đoàn kết có nghĩa là lợi dụng một chiều theo giai đoạn,
xong việc rồi 'vắt chanh bỏ vỏ'. Việc 'vắt chanh bỏ vỏ' được thấy rõ nhất trong
việc Hồ Chí Minh đối xử với bà Nông Thị Xuân. Hồ Chí Minh sống với bà Xuân như
vợ chồng, và có với bà nầy một đứa con trai. Khi đã chán bà Xuân, ông Hồ để cho
viên bộ trưởng công an là Trần Quốc Hoàn tự do hiếp dâm bà Xuân, rồi giết vứt
xác bà Xuân ngoài đường để ngụy tạo một tai nạn.(42) Đối xử với người đã từng sống
với mình và có với mình một đứa con, mà còn tàn bạo như vậy, thử hỏi Hồ Chí
Minh còn có thể nói là chuyện tình nghĩa đoàn kết với ai được? Từ vụ cải cách
ruộng đất năm 1953 đến vụ án 'chống đảng' do Lê Duẩn và Lê Đức Thọ khởi xướng ở
Bắc Việt khoảng giữa thập niên 1960, vì muốn bảo vệ địa vị của riêng mình, Hồ
Chí Minh đã im tiếng không can thiệp, để mặc cho các đồng chí thân thiết của
ông ta bị thanh trừng, tù đày, hay tàn sát.(43) Chẳng những Hồ Chí Minh, mà Võ
Nguyên Giáp cũng thế. Những tướng lãnh và sĩ quan thân cận của viên tướng nầy lần
lượt bị thanh trừng mà ông ta không dám lên tiếng để bảo vệ sự thật. Như vậy,
chẳng những trên phương diện chính trị đảng phái, mà cả trên phương diện cá
nhân, đoàn kết với những người cộng sản chỉ có nghĩa là để cho họ lợi dụng xong
rồi bị loại bỏ.
5.- HUYỀN
THOẠI GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Trong Tự phán hay Phan Bội Châu niên biểu, Phan Bội Châu cho biết rằng năm 1920
(canh thân), ông gặp hai nhân vật Liên Xô tại Bắc Kinh là Grigorij Voitinski và
một viên tham tán tòa đại sứ Liên Xô tại Bắc Kinh. Khi Phan Bội Châu ngỏ ý muốn
nhờ Liên Xô giúp đỡ đưa du học sinh Việt Nam sang Liên Xô du học, viên tham tán
nầy chỉ vẽ cặn kẽ, và hứa rằng Liên Xô sẽ giúp đỡ tận tình với điều kiện là phải
chấp nhận '...tín ngưỡng chủ nghĩa cộng sản, học thành rồi về nước tất phải
gánh lấy những việc tuyên truyền chủ nghĩa Lao Nông ... ra sức làm những sự
nghiệp cách mạng.' Viên tham tán nầy yêu cầu Phan Bội Châu dùng tiếng Anh viết
sách kể hết chân tướng người Pháp. Có thể những đòi hỏi của người Liên Xô về
'tín ngưỡng chủ nghĩa cộng sản' làm Phan Bội Châu e ngại, nên ông tránh mặt,
không gặp lại người Liên Xô. Phan Bội Châu giải thích rằng ông không viết được
tiếng Anh, nên ông 'không lấy gì trả lại thịnh ý ấy'.(44) Đây là một lối nói xã
giao, chứ thật ông Phan có thể vượt qua vấn đề ngôn ngữ bằng cách nhờ những người
khác giúp làm thông ngôn, bằng chứng là Phan Bội Châu không biết tiếng Nhật,
nhưng cũng đã nhờ Lương Khải Siêu giới thiệu tiếp xúc với hai chính trị gia Nhật
Bản là bá tước Đại Ôi Trọng Tín (Okuma Shigenobu) và tử tước Khuyển Dưỡng Nghị
(Inukai Ki). Ngoài ra, giả dụ trong trường hợp Phan Bội Châu thật lòng muốn tiếp
xúc, chắc chắn toà đại sứ Liên Xô tại Bắc Kinh có những thông ngôn Hoa ngữ, có
thể viết bút đàm với Phan Bội Châu.
Ở đây cần chú ý một điểm là tại Nga, cuộc cách mạng cộng sản diễn ra vào ngày
7-11-1917.(45) Đảng Cộng Sản Liên Xô phải tốn một thời gian từ 1917 đến 1922 để
tiêu diệt nhóm Bạch Nga bảo hoàng còn lại ở trong nước, ổn định tình hình nội bộ,
nắm quyền thật vững chắc, mới bắt đầu bành trướng thế lực ra nước ngoài vào đầu
đầu thập niên 20. Khi đó, Liên Xô phải đối đầu với các cường quốc Âu Mỹ đã tiến
chiemn các thuộc địa từ thế kỷ 19. Do đó, nhu cầu vận động các nước thuộc địa nổi
lên tranh đấu chống lại các cường quốc thực dân đang là kẻ thù của Liên Xô, nằm
trong sách lược nầy. Chính vì vậy mà Nguyễn Ái Quốc được cộng sản quốc tế sắp đặt
cho qua Liên Xô để thụ huấn trở thành một thứ 'chiến sĩ tiên phong' trong việc
truyền bá chủ nghĩa cộng sản ở Á Châu, và cũng chính từ đó mà Nguyễn Ái Quốc đã
hình thành quyển Bản án chế độ thực dân Pháp năm 1925.
Nếu viên đại diện Liên Xô tại Bắc Kinh yêu cầu Phan Bội Châu phải chấp nhận
'...tín ngưỡng chủ nghĩa cộng sản, học thành rồi về nước tất phải gánh lấy những
việc tuyên truyền chủ nghĩa Lao Nông ...' thì những người Việt khác theo Đệ tam
Quốc tế Cộng sản, như Hồ Chí Minh, chắc chắn đều phải làm thế.
Điều đó có nghĩa là khi đến Liên Xô đầu năm 1924, Hồ Chí Minh, lúc đó lấy tên
là Nguyễn Ái Quốc, chắc chắn phải tuyên thệ thực hiện những điều nầy mới được
Liên Xô chấp nhận, và cũng có nghĩa là ngay từ đầu, Hồ Chí Minh chịu làm tay
sai cho Liên Xô, biến nước Việt Nam thành một nước cộng sản chư hầu của Liên
Xô, và thực hiện nhiệm vụ quốc tế cho Liên Xô, nghĩa là kiếm cách đánh phá những
địch thủ của Liên Xôââ. Hồ Chí Minh và những người cộng sản che giấu rất kỹ điều
nầy. Phải chăng do tâm lý ẩn ức vì cả cha lẫn con đều bị thất bại trên đường
quan lại của Pháp, không xin được vào học trường Thuộc Địa Paris để ra làm quan
cho Pháp, mà Hồ Chí Minh cam tâm làm như thế, để đạt cho được tham vọng quyền lực
mà ông hằng khao khát?
Sau khi làm việc trong phái bộ Borodin tại Trung Hoa, Nguyễn Ái Quốc không được
Đệ tam quốc tế tín nhiệm nên bị giữ lại ở Liên Xô một thời gian, từ 1933 đến
1938. Trước khi thế chiến thứ nhì bùng nổ (1939), tại viễn đông, Nhật Bản hoành
hành mạnh, tranh giành những quyền lợi của Liên Xô ở Mãn Châu, và Triều Tiên,
nhất là từ khi giới quân phiệt kiểm soát được chính quyền ở Nhật Bản, và thi
hành chính sách bành trướng đế quốc.(46) Đệ tam quốc tế cộng sản liền sai Nguyễn
Ái Quốc trở qua Trung Hoa vào đầu năm 1939 nhắm thực hiện những điệp vụ chống
Nhật ở Á Châu. Để thấy rõ bản chất tay sai cộng sản quốc tế của Hồ Chí Minh và
đảng Cộng Sản Việt Nam, xin đọc đoạn sau đây của bộ sử do chính các tác giả cộng
sản Hà Nội viết:
'Sau một thời gian nắm tình hình cách mạng Việt Nam và Đông Dương, ngày
10-5-1941, thay mặt Quốc tế Cộng sản, Hồ Chủ tịch triệu tập và chủ trì Hội nghị
Trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương lần thứ 8 ở Pắc Bó. Các đồng chí Trường
Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Phùng Chí Kiên, cùng một số đại biểu của
Xứ uỷ Bắc Kỳ, Trung Kỳ, và một số đại biểu hoạt động ở nước ngoài đã tham gia Hội
nghị.
'Hội nghị phân tích sâu sắc tình hình thế giới và trong nước, vạch rõ triển vọng
của cuộc chiến tranh thế giới và khẳng định: Nếu sau Chiến tranh thế giới lần
thứ I, xuất hiện nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên là Liên Xô, thì cuộc chiến
tranh đế quốc lần nầy sẽ làm cho cách mạng nhiều nước thành công, sẽ có thêm
nhiều nước xã hội chủ nghĩa ra đời. Đảng nhấn mạnh phải xem cách mạng Việt Nam
như một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, lúc nầy là một bộ phận của phong
trào dân chủ chống phát xít, đặc biệt là phải tích cực ủng hộ Liên Xô và cách mạng
Trung Quốc.'(47)
Gần đây, trong sách Viết cho mẹ & quốc hội, một đảng viên cao cấp của cộng
sản, ông Nguyễn Văn Trấn tiết lộ rằng tên đảng Lao Động do chính Stalin đặt,(48)
và cũng chính Stalin đã thúc đẩy Hồ Chí Minh thực hiện cuộc cải cách ruộng đất
ngay từ cuộc gặp gỡ năm 1950.(49) Sau đó Mao Trạch Đông áp lực, huấn luyện cán
bộ, và gởi chuyên viên sang tổ chức, theo dõi, thi hành cuộc cải cách ruộng đất.(50)
Cuộc cải cách nầy phát khởi năm 1953 đã sát hại hàng trăm ngàn nông dân ở miền
Bắc.
Vì đã mật kết đi theo con đường cộng sản Liên Xô, Hồ Chí Minh dùng chiêu bài giải
phóng đất nước và độc lập dân tộc để dẫn cuộc chiến tranh chống Pháp thành cuộc
chiến tranh giữa hai thế lực tư bản và cộng sản, lồng trong khung cảnh nội chiến
giữa hai khuynh hướng quốc gia và cộng sản. Trong cuộc xâm lăng miền Nam từ năm
1960, Lê Duẩn, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, đã từng nói: 'Ta đánh Mỹ là
đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc...'(51)
Như vậy, trước sau như một, Hồ Chí Minh và đảng CSVN luôn luôn kiên định vai
trò 'lính đánh thuê' cho Liên Xô và Trung Quốc bằng xương máu của dân tộc Việt
Nam. Chính Hồ Chí Minh và đảng CSVN đã dồn các thành phần quốc gia về phía phải
kiếm cách liên kết với Pháp, và sau nầy với Hoa Kỳ, để chận đứng nạn cộng sản
trên đất nước chúng ta, và để khỏi bị cộng sản Việt Nam tiêu diệt.
Với sự hỗ trợ tích cực của Liên Xô và Trung cộng, cuộc bành trướng của cộng sản
tại Việt Nam có thể chia thành ba giai đoạn: (1)thiết lập các căn cứ tại Việt bắc
từ đầu thập niên 40 và cướp chính quyền năm 1945; (2) dùng chiêu bài giải phóng
và độc lập để kêu gọi dân chúng chống Pháp, và chiếm lĩnh một nửa đất nước, từ
vĩ tuyến 17 trở ra bằng hiệp định Genève năm 1954; (3) Hồ Chí Minh và đảng CSVN
tiếp tục mở cuộc chiến tranh xâm lăng miền Nam từ năm 1960 cho đến năm 1975.
Khi chưa chiếm được miền Bắc, Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam đã tổ chức
cuộc cải cách ruộng đất. Cuộc cải cách nầy được tiếp tục năm 1954 cho đến năm
1956, gây kinh hoàng cho nhân dân miền Bắc, giết chết hàng trăm ngàn người, và
nhất làm làm tê liệt mọi sức đối kháng của người dân, làm hỏng hết các giềng mối
luân lý đạo đức gia đình, con cái tố cha mẹ, vợ chồng tố nhau, anh em tố nhau,
bà con không dám nhìn mặt nhau. Một sĩ quan cấp tiểu đoàn trưởng quân đội cộng
sản Hà Nội tuyên bố: 'Ông ấy [chỉ Hồ Chí Minh] biến những con người lương thiện
thành những con quỷ. Ông ấy là quỷ vương.'(52)
Về phương diện văn hóa, Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Cộng Sản dẹp bỏ hết các
tôn giáo, tịch thu hết sách vở cũ, chỉ cho nhà trường dạy về chủ nghĩa cộng sản,
lịch sử cộng sản, những nhà văn nhà thơ cộng sản. Đề thi văn chương ở đại học
và trung học chỉ quanh quẩn những bài thơ của Hồ Chí Minh và Tố Hữu. Từ năm
1956 đến năm 1958, các văn nghệ sĩ không ca tụng chế độ cộng sản bị đem ra đấu
tố và tù đày trong vụ án gọi là Nhân văn giai phẩm. Sau đó, các văn nghệ sĩ muốn
sống còn phải im hơi lặng tiếng, viết theo chỉ thị của đảng. Cuộc đánh phá các
văn nghệ sĩ nầy còn nhắm mục đích lâu dài là chận trước các tiếng nói đối lập để
họ khỏi cản trở công cuộc xâm lăng miền Nam. Văn nghệ sĩ vốn là những người nhạy
cảm trước nỗi đau khổ của đồng bào, nếu để họ tự do ngôn luận, thì khó có thể
thi hành kế hoặch xâm lăng mà không bị họ phát hiện hoặc phản đối.
Về phương diện kinh tế, Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản gọi là giải phóng, nhưng
đã loại bỏ nền kinh tế tự do, để trói buộc dân Việt vào chính sách kinh tế chỉ
huy theo kiểu Liên Xô và Trung Cộng, tịch thu hết đất đai, dồn nông dân vào các
hợp tác xã nhà nước, quốc hữu hóa các công ty xí nghiệp của tư nhân. Vì người
dân không được quyền sáng kiến làm ăn sinh sống, không được tự do kinh doanh,
nên nền kinh tế Bắc Việt hoàn toàn suy sụp và kiệt quệ dưới chế độ cộng sản của
Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh phải nhờ đến viện trợ của Liên Xô và Trung Cộng. Người
ta kể rằng một cây kim may cũng phải nhờ Trung Cộng viện trợ. Càng nhờ vả thì
càng mất tự do, và phải trả bằng nguyên vật liệu như than đá, quặng sắt ... mà
cho đến nay vẫn còn chưa trả hết.
Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản tiếp tục áp dụng chiêu bài giải phóng dân tộc với
miền Nam sau năm 1954. Năm 1972, người Hoa Kỳ bắt tay được với Trung Cộng, thay
đổi chiến lược chính trị ở Á Châu, tìm cách rút quân ra khỏi Việt Nam. Hiệp định
Paris năm 1973 đã đưa Việt Nam Cộng Hòa vào tư thế lúng túng. Cộng sản Bắc Việt,
với sự hậu thuẫn hùng hậu của Liên Xô và Trung Cộng, tiến chiếm miền Nam năm
1975.
Những chính sách áp dụng ở miền Bắc năm 1954 lại được đem ra áp dụng ở miền
Nam. Về tôn giáo, văn hóa, chính trị, cộng sản buộc miền Nam đi vào quỹ đạo cộng
sản. Về kinh tế, lần nầy cộng sản trúng vố bở vì từ năm 1954 đến năm 1975, miền
Nam càng ngày càng phồn thịnh, dân chúng giàu có. Cộng Sản lấy được 16 tấn vàng
của kho bạc miền Nam, tịch biên tất cả những nhà tư sản mà Hà Nội gọi là 'mại bản',(53)
đổi tiền nhiều lần để kiểm soát tình hình lưu thông tiền tệ, quốc doanh tất cả
công ty xí nghiệp... Miền Nam là vựa thóc của đất nước, nhưng dưới chính sách
kinh tế chỉ huy của cộng sản, dân chúng miền Nam đói rách nghèo khổ cùng cực
hơn bao giờ cả.
Trong bản tuyên bố ngày 2-9-1945 mà cộng sản gọi là bản tuyên ngôn độc lập, Hồ
Chí Minh viết: 'Chúng [chỉ thực dân Pháp] lập ra nhà tù nhiều hơn trường học.
Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các
cuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính
sách ngu dân...Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến do dân ta
nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm
mỏ nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng
đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở
nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công
nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn...'(54)
Nay chúng ta ứng dụng những lời do chính tay Hồ Chí Minh viết, và từ miệng Hồ
Chí Minh đọc, vào chính sách của chế độ cộng sản ở Việt Nam, như nhà tù nhiều
hơn trường học, như quốc hữu hóa đất đai, công ty xí nghiệp, đánh tư sản ...
thì nghiệm ra rằng 'chúng' là cộng sản chứ chẳng ai khác.(55)
Do những thay đổi ở Trung Cộng khi Đặng Tiểu Bình trở lại cầm quyền năm 1978
sau khi Mao Trạch Đông từ trần (1976), do chủ trương Glasnost (Cởi mở) và
Perestroika (Tái cấu trúc) của Gorbachev khi ông lên làm tổng bí thư đảng Cộng
Sản Liên Xô năm 1985, do những biến động ở Đông Âu năm 1989, sự sụp đổ của đảng
Cộng Sản Liên Xô năm 1991, và nhất là do cuộc cách mạng thông tin liên lạc bằng
hệ thống vi tính và mạng lưới viễn thông quốc tế, đảng Cộng Sản Việt Nam không
còn bưng bít và gò ép được dân chúng nữa, nên bắt buộc đảng Cộng Sản phải thay
đổi về kinh tế, nhưng vẫn độc tôn về chính trị. Khẩu hiệu 'Chống Mỹ cứu nước,
giải phóng dân tộc' trước đây trong thời chiến tranh, nay trở thành khôi hài với
dân chúng và mỉa mai đối với những người đã chết trong cuộc chiến vì khẩu hiệu
nầy, khi nhà cầm quyền Hà Nội tha thiết mong mỏi Hoa Kỳ trở lại Việt Nam vào giữa
thập niên 90.
Theo nghĩa tầm nguyên, giải phóng là cởi mở ra cho tự do, nghĩa là đưa một cái
gì từ tình trạng bị giam hãm kềm kẹp đến tình trạng được thoát ly và tự do, tức
từ chỗ xấu đến tốt hơn. Đàng nầy, với đảng CSVN, giải phóng dân tộc, giải phóng
đất nước có nghĩa là biến Việt Nam thành chư hầu của Liên Xô, Trung Quốc, nô lệ
hóa dân chúng Việt Nam theo tín điều cộng sản, đặt nhân dân Việt Nam dưới chế độ
độc tài, độc đảng, bóc lột, phá hoại, đầy ải và bần cùng hóa nhân dân một cách
có hệ thống, có bài bản của Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam.
Trong lịch sử Việt Nam, khác với những cuộc chiến tranh giải phóng trước đây, Hồ
Chí Minh và đảng Cộng Sản là trường hợp đầu tiên và duy nhất đã lợi dụng tinh
thần dân tộc, lòng yêu nước, khát vọng độc lập tự do của nhân dân, đưa ra chiêu
bài giải phóng đất nước, kêu gọi dân chúng theo cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp, 'đế quốc' Mỹ, để áp đặt một chế độ độc tài bóc lột khắc nghiệt hơn cả ngoại
bang thực dân. Lợi dụng khát vọng độc lập tự do của dân tộc Việt Nam để tước đoạt
tự do của người Việt Nam, sử dụng xương máu của giống nòi để phục vụ quyền lợi
đảng phái riêng tư và quyền lợi của quốc tế cộng sản, là một tội lỗi lịch sử
ngàn năm bia miệng .
6.- HUYỀN
THOẠI 'TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH'
Sau năm 1975, Việt Nam suy sụp dần dần với chính sách kinh tế chỉ huy và sự cai
trị hà khắc của chế độ cộng sản. Cao điểm của sự suy sụp là việc ông Đỗ Mười, uỷ
viên bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam, chỉ huy cuộc cải tạo công thương nghiệp
miền Nam, thực chất là đánh 'tư sản' năm 1978, ngăn sông cách chợ, cấm cản tiểu
thương, đày ải dân thành thị đến các vùng hoang địa, cưỡng bách lao động trong
những công tác thủy lợi thiếu nghiên cứu, tung quân xâm lăng Campuchia, chỉ để
tránh sức mạnh của người dân trong nước. Dân chúng đói khổ ta thán, tinh thần
cán bộ đảng viên sa sút theo.
Để kiếm cách tuyên truyền cổ võ dân chúng hưng phấn trở lại, nhà nước cộng sản
Hà Nội đánh bóng hình tượng Hồ Chí Minh, đã chết từ năm 1969 trước khi miền Nam
bị cưỡng chiếm. Họ tổ chức cuộc 'rước đuốc bác Hồ' xuyên Việt, từ lăng mộ Hồ
Chí Minh ở Hà Nội lên các tỉnh miền núi Bắc Việt, và quan trọng nhất là từ Hà Nội
tiến xuống các tỉnh phía Nam vào khoảng tháng 10-1980, giống như kiểu rước đuốc
của nhà độc tài Hitler năm 1933 ở Nuremberg (Đức).
Ánh đuốc bập bùng lung linh gây không khí huyền hoặc theo nghi lễ cổ xưa cũng
không làm tan đi băng giá lạnh lùng trong tâm hồn dân chúng Việt Nam đã triền
miên khổ đau vì nạn độc tài cộng sản. Càng về nam, dân chúng càng ít hưởng ứng,
nên sau chặng đường từ Tuy Hòa vào Nha Trang thì cuộc rước đuốc tan rã. Dân
chúng cần cái ăn cái mặc, chứ không phải là những lời nói suông. Vì không xuống
quá Nha Trang, do đó ở Sài Gòn và trong nam, dân chúng ít nghe biết chuyện rước
đuốc nầy.
Năm 1989, Đông Âu bắt đầu biến động và thoát khỏi đế quốc Liên Xô. Sau đó đến
lượt Liên Xô, chiếc nôi của Cộng Sản Quốc Tế, sụp đổ năm 1991. Khẩu hiệu chiến
lược hàng đầu mà đảng Cộng Sản Việt Nam thường sử dụng: 'Chủ nghĩa Mác - Lê
bách chiến bách thắng' không còn hiệu nghiệm. Đảng CSVN lâm vào tình trạng lúng
túng, không biết làm sao tiếp tục tuyên truyền với đảng viên và dân chúng, vì
nói rằng chủ nghĩa Mác-Lê bách chiến bách thắng, nay sao lại sụp đổ tan tành
chóng vánh ngay tại quê hương của Lenin? Đảng CSVN vội quay qua cầu cứu Hồ Chí
Minh lần nữa, đưa thêm 'tư tưởng Hồ Chí Minh' tiếp theo sau chủ nghĩa Mác Lê,
nghĩa là từ nay nền tảng của ý thức hệ cộng sản Hà Nội là chủ nghĩa Mác xít -
Lê nin nít và tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ đó mới xuất hiện chuyện 'tư tưởng Hồ Chí
Minh'. Điều 4 chương 1 hiến pháp năm 1992 của cộng sản Hà Nội chính thức công
khai việc nầy.(56)
Tưởng cũng nên thêm ở đây, khi Liên Xô sụp đổ, ở Hà Nội việc duy trì xác ướp Hồ
Chí Minh gặp khó khăn cả về kỹ thuật lẫn tài chánh. Người ta đã nghĩ đến việc
thiêu xác ông ta. Việc nầy đã được báo chí và đài phát thanh nói đến, nhưng do
nhu cầu chính trị cần nêu cao 'tư tưởng Hồ Chí Minh', nên Hồ Chí Minh vẫn còn
được nằm trong ngôi mộ đồ sộ ở Hà Nội với sự cố vấn của các chuyên gia Nga.
Hồ Chí Minh từ trần ngày 2-9-1969, nhưng Lê Duẩn và bộ chính trị đảng CSVN sợ
xui xẻo vì trùng với ngày quốc khánh của Hà Nội, đã sửa đổi ngày chết là 3-9,
và sửa đổi luôn cả chúc thư của Hồ Chí Minh.(57) Đồng thời đảng CSVN xây dựng nấm
mồ Hồ Chí Minh thật đồ sộ, tốn kém, gọi là lăng theo từ ngữ vua chúa thời quân
chủ, nhắm lợi dụng huyền thoại và nấm mồ bề thế Hồ Chí Minh để uy hiếp tinh thần
dân chúng, và tạo hào quang cho những kẻ kế thừa.(58)
'Tư tưởng Hồ Chí Minh' là gì? Không thấy đảng Cộng Sản Việt Nam trình bày một
cách có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong đại hội tháng 2 năm 1951, Hồ Chi
Minh phát biểu: 'Về lý luận, đảng Lao Động Việt Nam theo chủ nghĩa
Mác-Lênin...lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam.'. Khi đó, đại biểu miền
Nam là Nguyễn Văn Trấn đã trình bày với Hồ Chí Minh rằng: ' Có đồng chí còn
nói: hay là ta viết 'tư tưởng Mao Trạch Đông và tư tưởng Hồ Chí Minh'. Ông Hồ
trả lời:'Không, tôi không có tư tưởng ngoài chủ nghĩa Mác- Lê nin.'(59) Một lần
khác, có người đã hỏi Hồ Chí Minh vì sao ông không viết sách về lý thuyết cộng sản,
thì ông trả lời ông không cần viết, vì đã có Mao Trạch Đông viết rồi.(60) Hồ
Chí Minh không có tư tưởng gì, nên những kẻ thừa kế tha hồ vẽ vời sáng tác mọi
chính sách và gắn cho nhãn hiệu Hồ Chí Minh.
Theo dõi những bài diễn văn, những khẩu hiệu do ông Hồ đưa ra, mọi người đều nhận
biết rõ ràng tất cả đều do ông Hồ cóp nhặt từ các nhà tư tưởng văn hóa và chính
trị đông tây. Ví dụ bài diễn văn khai sinh chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do
ông Hồ đọc ngày 2-9-1945, thường được đảng Cộng Sản gọi là bản 'Tuyên ngôn độc
lập', hoàn toàn vay mượn của các văn bản Pháp và Mỹ.(61) Mọi người sẽ không lấy
làm lạ nếu biết rằng người giúp ông Hồ viết bản văn nầy là một thiếu tá người
Hoa Kỳ, Archimedes L. A. Patti.(62)
Trong bài nói chuyện tại lớp học tập chính trị khoảng hơn 3.000 giáo viên cấp 2
và cấp 3 miền Bắc (dạy từ lớp 6 đến lớp 12 trung học), do bộ Giáo Dục tổ chức tại
Hà Nội ngày 13-9-1958, Hồ Chí Minh viết: 'Vì lợi ích mười năm thì phải trồng
cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người '. (Báo Nhân Dân ngày 14-9-1958)
Câu khẩu hiệu nầy được sách vở Cộng Sản xem là tư tưởng vĩ đại của Hồ Chí Minh
về kế hoạch đào tạo nhân tài cho đất nước, thật ra là câu nói của Quản Trọng
các đây hơn hai ngàn năm.(63)
Một trong những khẩu hiệu hàng đầu được xem là tư tưởng Hồ Chí Minh để huấn luyện
và giáo dục cán bộ cộng sản là 'Chí công vô tư, cầm kiệm liêm chính', thật ra
rút từ lời dạy của Nho giáo cũng đã trên 2.000 năm. Với các phạm trù nầy, Nho
giáo đã đào tạo không biết bao nhiêu thế hệ quan lại thanh liêm trước đây phục
vụ quần chúng. Ngược lại, lời sao chép của Hồ Chí Minh chỉ là cái vỏ bọc che đậy
một hệ thống cầm quyền tham ô nhũng lạm từ trên xuống dưới, mà bất cứ người nào
ở trong cũng như ngoài nước, kể cả người ngoại quốc đều biết.
Còn việc Hồ Chí Minh bảo rằng 'Không có gì quý hơn độc lập tự do', thì mọi người
đều đã biết, chính nhờ lợi dụng tinh thần độc lập dân tộc và lòng yêu thích tự
do của dân chúng mà Hồ Chí Minh và đảng CSVN đã đưa dân tộc Việt Nam vào vòng
nô lệ cộng sản Nga Hoa.
Nêu lên vài ví dụ trên đây để thấy rằng những điều gọi là tư tưởng Hồ Chí Minh,
chỉ là sự cóp nhặt danh ngôn của những vĩ nhân thế giới, rồi đề tên họ Hồ vào.
Sở dĩ ông Hồ và các thuộc hạ của ông mạnh dạn mượn tư tưởng của người khác làm
của riêng ông Hồ, vì từ năm 1954 đến 1975, Bắc Việt sống hoàn toàn bưng bít,
không có bất cứ một sách vở xưa cũ hay một phương tiện truyền thông nào đến với
dân chúng, ngoài sách đảng, báo đảng, và đài phát thanh đảng. Trong tình hình
đó, Hồ Chí Minh muốn cóp nhặt của ai thì tha hồ mà cóp nhặt, không ai biết gì để
có thể so sánh. Rủi ro có người nào phát hiện, người đó cũng không dám lên tiếng
dưới chế độ độc tài của ông. Ngay cái tên 'Nguyễn Ái Quốc', ông Hồ mượn của
Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường và Nguyễn Thế Truyền;(64) và cái tên 'Hồ Chí
Minh' ông Hồ mượn của Hồ Học Lãm.(65) Chẳng những lấy tên 'Hồ Chí Minh' của Hồ
Học Lãm, năm 1940, Nguyễn Ái Quốc còn chiếm dụng luôn danh xưng Việt Nam Độc Lập
Đồng Minh Hội gọi tắt là Việt Minh do Hồ Học Lãm và Nguyễn Hải Thần lập ra ở
Nam Kinh (Trung Hoa) vào năm 1936 để đánh lừa những người yêu nước Việt Nam và
cả chính quyền Trung Hoa để được giúp đỡ.
Theo tài liệu của đảng Cộng Sản Việt Nam, Bản án chế độ thực dân Pháp do Nguyễn
Ái Quốc đưa ra năm 1922, do chính ông khởi viết từ 1921.(66) Thật ra, Nguyễn Ái
Quốc không viết được sách nầy, vì lúc đó ông ta không đủ trình độ Pháp văn để
viết sách,(67) và ông ta đã cóp nội dung bài 'Đông Dương chính trị luận' của
Phan Chu Trinh (đã được Jules Roux, bạn của Phan Chu Trinh, dịch ra tiếng Pháp
để gởi cho chính phủ Pháp và Albert Sarraut sắp qua làm toàn quyền Đông Dương).
'Bài nầy Quốc chỉ sửa chút ít, viết lại đề tựa khác 'Bản án chế độ thực dân
Pháp', nhờ luật sư Phan Văn Trường sửa chữa, viết lại nhiều trang, viết lời tựa
trước khi in và phổ biến.'(68)
Chẳng những ông Hồ 'mượn' tư tưởng vĩ nhân thế giới làm tư tưởng của mình, cóp
sách của người khác rồi sửa chửa làm sách của mình, ông ta còn mượn luôn thơ của
người khác để làm thơ mình. Tác phẩm được coi là nổi tiếng của họ Hồ là Ngục
trung nhật ký [Nhật ký trong tù]. Nhà nghiên cứu Lê Hữu Mục đã phân tách tỉ mỉ
tác phẩm nầy và đi đến kết luận như sau: 'Phần phân tích ở trên chứng thực già
Lý là chủ nhân của những bài thơ xây dựng theo kĩ thuật thơ Đường; những bài
thơ nầy chiếm hết ba phần tư tác phẩm. Phần còn lại có thể coi là của Hồ Chí
Minh. Tôi chỉ nói là có thể vì tôi không khẳng định được rõ ràng bài thơ nào
đích thực là của Hồ Chí Minh, bài thơ nào thuộc về các tác giả khác.'(69) Từ
phát hiện của nhà nghiên cứu Lê Hữu Mục, có lẽ cũng cần nên cẩn án lại cẩn thận
những tác phẩm mang tên Hồ Chí Minh có phải thực sự là của ông ta không?(70)
Không biết ông Hồ đã tự cóp nhặt hoặc đạo văn, hay những thuộc hạ của ông muốn
tâng bốc ông Hồ, đã cóp nhặt và đạo văn giúp cho ông Hồ. Nếu như thế thì họ đã
hại hình tượng Hồ Chí Minh của họ. Tai hại một cách công khai nhất là bộ chính
trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã thêm phần 'tư tưởng Hồ Chí Minh' sau chủ nghĩa
Mác-Lê. Hồ Chí Minh không bao giờ là một nhà tư tưởng, cũng không phải là một
lý thuyết gia chính trị. Trong sách Ho Chi Minh, Jean Lacouture đã ít nhất hai
lần nói rằng ông Hồ không phải là một lý thuyết gia, dù lúc viết sách nầy
Lacouture là một ký giả còn thiên tả.(71) Mọi người đều đã từng nghe nói đến
Marxism (Mác-xít), Leninism (Lênin-nít), Stalinism (Xìtalin-nít), Titoism
(Titô-ít), Maoism (Mao-ít), nhưng không bao giờ nghe nói đến 'Hoism' (Hồ-ít).(72)
Ông Hồ thật sự chỉ là một nhà chính trị giỏi thực hành, một chiến thuật gia
(tactician), ứng biến mau lẹ, có tài đóng kịch, đặc biệt rất sắc máu và tàn ác
dị thường.(73) Việc bộ chính trị đảng CSVN đề cao tư tưởng Hồ Chí Minh, công
khai đưa vào hiến pháp, làm cho người ta càng thêm chú ý, và càng để lộ trước mặt
mọi người rằng ông Hồ chẳng có tư tưởng nào đặc sắc.(74)
Sau sự sụp đổ của các đảng cộng sản tại Liên Xô và Đông Âu, bộ chính trị đảng
CSVN tưởng rằng thổi phồng huyền thoại 'tư tưởng Hồ Chí Minh' nhắm gây hưng phấn
dân chúng. Thực chất việc trên đã làm cho chủ nghĩa nầy càng thêm mất ý nghĩa
và không quyến rũ được ai. Ngày nay, chủ nghĩa Mác-Lê, và hình tượng Hồ Chí
Minh chỉ còn là chiếc phao để đảng Cộng Sản duy trì quyền lực độc đảng độc tài
dựa trên bạo lực mà thôi. Trong khi đó, dư luận trong nước cũng như trên thế giới
đều lên tiếng hô hào loại bỏ điều 4 hiến pháp 1992, nghĩa là chẳng những loại bỏ
đặc quyền tối thượng của đảng CSVN, mà còn loại bỏ luôn chủ thuyết Mac xít - Lê
nin nít và cái gọi là 'tư tưởng Hồ Chí Minh'.
Tóm lại, những huyền thoại về Hồ Chí Minh do ông tự tạo ra, hay do các thuộc hạ
của ông dựng nên, đều là những phấn son giả tạo tô điểm hình tượng Hồ Chí
Minh.(75) Những huyền thoại nầy một thời đã đánh lừa được một số người Việt Nam
và thế giới. Gần đây, trong một cuộc phỏng vấn, sử gia Jean Louis Margolin,
giáo sư tại Université de Provence (Pháp), tác giả sách Livre Noir du
Communisme [Sách đen chủ nghĩa cộng sản], đã nói: 'Thành thật mà nói, vào những
năm 60, tôi đã từng xuống đường biểu tình ủng hộ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam,
tôi đã từng reo mừng với những cuộc chiến thắng tại Cam-bốt cũng như tại Việt
Nam. Tôi từng nghe nói đến những vụ tàn sát Tết Mậu Thân 68, nhưng tôi tin và
nghĩ rằng đó chỉ là sự tuyên truyền của Mỹ. Không phải chỉ một mình tôi, mà tôi
tin rằng rất nhiều người cùng thời với tôi đã bị sai lầm vì những tuyên truyền
sai lạc của cộng sản.' (76)
Dần dần, dòng sông thời gian đã rửa sạch lớp phấn son giả tạo, làm bay đi những
huyền thoại, để lộ ra khuôn mặt thật của Hồ Chí Minh. Phải thẳng thắn thừa nhận
rằng Hồ Chí Minh là một nhân vật lớn của lịch sử hiện đại Việt Nam. Ông đã lập
nhiều thành tích đáng kể và đáng nể. Những thành tích nầy tốt hay xấu, có lợi
hay có hại cho nhân dân Việt Nam, đó là sự phán xét của nhân dân.(77) Lột trần
những huyền thoại Hồ Chí Minh là việc làm cần thiết để trả lại cho Hồ Chí Minh,
tên thật là Nguyễn Sinh Cung, những gì thật sự là của Nguyễn Sinh Cung.
TRẦN GIA PHỤNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét