Tác phẩm Quảng trường của Guo Jian thực hiện
bằng 160 kí lô thịt lợn
Square1
(Danlambao) - Nghệ sĩ Guo Jian, người Úc, gốc Tầu
vừa bị nhà cầm quyền Tầu trục xuất chỉ 1 ngày sau khi ông được phỏng vấn về tác
phẩm mới nhất có tựa đề "Quảng trường", để mặc niệm và ghi lại hồi ức
thời ông tham dự cuộc biểu tình tuyệt thực ở Thiên An Môn 25 năm trước, ngày mà
200.000 Bộ đội Giải phóng Nhân Dân Tàu (People's Liberation Army) được lệnh
dùng súng và xe tăng nghiền nát dân Tàu, nghiền nát cuộc hội tụ đòi hỏi tự do,
dân chủ của hàng vạn sinh viên và người dân trong nước.
25 năm trước, nơi đây, Bộ đội Giải phóng Dân
Tầu đã giải phóng dân Tầu.
Máu dân Tầu đã đổ xuống nơi đây. Da thịt dân
Tầu be bét nơi đây.
Máu thịt của những người dân tụ tập nơi đây
chỉ để nói lên điều mà họ hằng mong muốn:"Chúng tôi muốn tự do,
chúng tôi muốn dân chủ".
Chỉ có vậy, mà máu thịt họ đã tô đỏ quảng
trường.
25 năm sau, tái dựng lại cảnh giết người trên
quảng trường be bét máu thịt này, vì không được phép dùng thịt người như nhà
cầm quyền cộng sản, nghệ sĩ Guo Jian đã phải dùng thịt heo nghiền nát. 160 kí
lô cả thẩy.
Đứng trước tác phẩm này, ai sẽ nhớ lại, ai sẽ
quay lưng cúi đầu nhắm mắt, và ai sẽ tự hỏi:
Sao quảng trường hoành tráng, thành quả XHCN
của chúng ta lại phải bồi đắp bằng máu thịt của chính dân mình?
Sao cái thế lực cầm quyền này vẫn còn có thể
mở miệng mà xưng là đảng lãnh đạo vì dân?
Đã 25 năm từ ngày Thiên an Môn tắm máu.
Ai còn nhớ? Ai đã quên. Ai còn chưa biết?
Nghệ sĩ Guo Jian đã không muốn ai quên đi.
Và ông muốn tác phẩm của ông sẽ không cho phép
ai quên đi được.
*****
Đã hơn 25 năm từ ngày máu và thịt đỏ thắm
Thiên An Môn.
Đã hơn 42 năm từ ngày Huế Mậu Thân đổ máu.
Đã hơn 56 năm từ ngày có đứa ký tên vào cái
bản Công hàm Phạm Văn Đồng.
Đã hơn 26 năm từ ngày 64 người lính tay không
bị bắn chết trên đảo Gạc Ma.
Đã lâu rồi, đã lạnh rồi những nấm mồ hoang
lạnh của những tử sĩ bị bỏ quên trên biên giới Việt-Trung 1979.
Đã lâu rồi thời đấu tố, thời cải cách ruộng
đất, thời đêm đêm pháo kích vào thành phố...
Đã lâu rồi, lâu lắm rồi, liệu chúng ta có được
phép quên đi?
Không. Với những người nghệ sĩ như Guo Jian,
người ta không dễ gì mà quên, không dễ gì mà quay lưng chạy trốn.
Tác phẩm của ông khiến lịch sử Thiên an Môn 25
năm trước hiện về, nguyên con, bê bết máu.
Và riêng chúng ta, chúng ta còn biết bao điều
không được phép quên đi, những điều chỉ có trong xã hội chủ nghĩa đỉnh cao định
hướng thiên đường.
Ôi... cái đỉnh cao thấy... ớn!
Ngày mai, có lẽ Square1 sẽ ghi tên đi học làm
nghệ sĩ.
Guo Jian - The Square (nguồn ảnh CNN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét