Cuộc chiến tranh: “Mỹ
là NỘI CHIẾN – Vietnam là Cộng Sản và Tư Bản Chiến”.
– Bắc Mỹ và Nam Mỹ đánh nhau là Nội Chiến.
– Bắc Việt và Nam Việt đánh nhau theo chủ trương Cộng Sản và Tư Bản điều khiển.
Bắc Mỹ và Nam Mỹ đánh
nhau máu đổ, nhưng chấm hết chiến tranh thì là đem lại hòa bình thật sự; khác hẳn
với Việt Nam tự xưng 4 ngàn năm Văn Hiến; Nào là Lạc Hồng, Âu Cơ, Tiên Rồng; Thế
mà HẬN THÙ kéo dài 40 năm vẫn còn, khi cả lũ hoan hô giải phóng thống nhất “Độc
lập-Tự do-Hạnh phúc”.
Toàn là Láo, dối trá, gian manh, lừa đảo… Đảng csVN là một lũ hèn hạ, tồi bại, dốt nát, tham gian, độc ác nhất trong lịch sử Việt Nam.
Toàn là Láo, dối trá, gian manh, lừa đảo… Đảng csVN là một lũ hèn hạ, tồi bại, dốt nát, tham gian, độc ác nhất trong lịch sử Việt Nam.
Đảng csVN còn tồn tại thì Dân Tộc lụn bại!
Sở dĩ gọi là chiến tranh Nam Bắc là vì cuộc chiến
diễn ra giữa hai phe: phe miền Bắc (còn gọi là phe liên bang) đứng đầu là Tổng
thống Lincoln chủ trương xóa bỏ buôn bán nô lệ người da đen và phe miền Nam chống
lại chủ trương này.
Cuộc chiến Nam Bắc của Mỹ thường được nhắc tới
qua những trận đánh đẫm máu giữa quân đội của hai phe: quân miền Bắc do tướng
Ulysses Simpson Grant chỉ huy và quân miền Nam do tướng Robert Edward Lee cầm đầu.
Tuy tướng Lee đã nhiều lần tấn công và gây tổn thất khá nặng cho đội quân của
tướng Grant nhưng quân miền Bắc được sự hỗ trợ to lớn từ ngân sách liên bang và
chiêu mộ được thêm nhiều quân số từ những người nô lệ da đen vừa được giải
phóng nên cuối cùng quân miền Nam của tướng Lee phải chấp nhận thua trận.
Đã có những lời khuyên tướng Lee nên chia nhỏ
quân của mình ra và tiến hành đánh du kích nhưng tướng Lee đã nói: nếu cứ tiếp
tục chiến tranh gây bao chết chóc thì tội của tôi đáng chết gấp ngàn lần. Ông
đã nhắn cho tướng Grant là ông chuẩn bị đầu hàng. Tướng Grant nhắn lại, đề nghị
tướng Lee chọn địa điểm bàn thảo việc qui hàng. Và căn nhà của một người
buôn bán tên là Wilmer Mc. Lean tại làng Appomattox đã được chọn. Ngày nay ngôi
nhà này trở thành di tích lịch sử quốc gia, và được gọi là Appomattox Court
House.
Di tích lịch sử quốc gia: Appomattox Court
House
Đến ngày hẹn, tướng Lee bận một bộ lễ phục mới
tinh và đeo kiếm, còn tướng Grant xuất hiện muộn hơn trong bộ đồ tác chiến thường
ngày còn dính bùn đất hành quân. Hai người ngồi trong phòng khách của ông Mc.
Lean và hàn huyên thân mật về những kỷ niệm quân ngũ trong cuộc chiến tranh
Mexico. Câu chuyện lâu đến nỗi tướng Lee sốt ruột, chủ động đề cập đến “mục
đích buổi gặp gỡ của chúng ta ngày hôm nay là bàn về việc đầu hàng”. Tướng
Grant bèn lấy cây bút chì và tờ giấy viết vội những điều khoản và trao cho tướng
Lee, trong đó có những nội dung nói về binh lính miền Nam:
1- Không bị coi là phản
quốc và không phải ở tù.
2- Chính phủ coi binh
lính miền Nam là những công dân bình thường nếu họ chấp hành tốt luật lệ.
3- Được mang ngựa và lừa
về nhà để giúp gia đình cày cấy vào mùa xuân.
Sau khi xem qua những điều tướng Grant vừa viết,
tướng Lee nói: “Những điều này sẽ có tác động tốt đến quân sĩ của tôi. Chúng sẽ
góp phần quan trọng trong việc hòa giải dân tộc chúng ta.” Tướng Lee cho biết
ông sẽ trao trả những tù binh miền Bắc vì ông không có đủ lương thực cho họ. Tướng
Grant đáp lại rằng ông sẽ gửi ngay cho binh lính miền Nam 25.000 phần lương thực
khô. Ông cũng ra lệnh cho in 28.231 giấy phóng thích cho binh lính miền Nam.
Tranh vẽ lại theo bức ảnh chụp thời đó:
Tướng Grant (áo sậm) bắt tay tướng Lee
(áo xanh nhạt)
Khi tin phe miền Nam đầu hàng bay đến doanh trại,
quân miền Bắc định bắn đại pháo chào mừng. Tướng Grant ra lệnh ngưng ngay lập tức
các hoạt động ăn mừng. Ông nói với các sĩ quan dưới quyền: “Chiến tranh đã kết
thúc. Giờ đây họ đã là đồng bào của chúng ta”.
Binh lính miền Bắc đang chờ đội quân miền Nam đến
để qui hàng
Ngày 12 tháng 4 năm 1865, quân đội của tướng
Lee tiến vào ngôi làng Appomattox để giao nộp vũ khí. Tướng Joshua
L.Chamberlain của miền Bắc được chỉ định tiếp nhận binh sĩ qui hàng. Trước hàng
quân miền Bắc nghiêm chỉnh, ông nhìn những binh sĩ miền Nam bại trận đi vào làng
với cảm xúc dâng trào. Sau này ông viết lại: “Giây phút đó làm tôi thực sự xúc
động. Tôi quyết định đánh dấu sự kiện này bằng một hành động, không gì khác hơn
là giơ tay chào kiểu nhà binh. Tôi biết có người sẽ chỉ trích tôi về cử chỉ
này. Tôi đã không xin phép và cũng không yêu cầu sự tha thứ về hành động này. Đối
diện với chúng tôi là những chiến binh, bại trận nhưng can trường, là biểu tượng
cho tinh thần trượng phu, không rã rời, không đau khổ, bất chấp hy sinh và
không có gì khuất phục được họ. Giờ đây, họ là những người ốm yếu và đói khát,
nhưng họ hiên ngang nhìn thẳng vào chúng tôi, làm sống dậy những ràng buộc
thiêng liêng cao cả hơn bao giờ hết. Không có lý do gì để những đấng nam nhi ấy
không được hội nhập vào Hợp Chủng Quốc vững vàng của chúng ta.”
Sau đó tất cả hàng ngũ quân miền Bắc thắng trận
từ đơn vị này đến đơn vị khác đều nghiêm chỉnh giơ tay chào kiểu nhà binh. Vị
tướng dẫn đầu đoàn quân miền Nam đầu cúi xuống trong buồn bã, chợt nhận ra và
ngồi thẳng lại trên lưng ngựa, giơ tay chào đáp lễ. Ông ra lệnh cho các đơn vị
theo sau tuân theo nghi lễ quân sự khi đi ngang qua đoàn quân miền Bắc.
Không có kèn thắng trận, không có tiếng trống, tiếng hô, tiếng reo hò mừng chiến
thắng, không một lời nói hay tiếng xì xầm… Một sự im lặng đến nghẹt thở.
Từ sáng sớm đến chiều tối, những người lính miền
Nam đều giơ tay chào khi đi ngang qua hàng quân miền Bắc cũng đang giơ tay
chào. Họ giao nộp vũ khí, những lá cờ trận rách tơi tả của miền Nam và trở về
quê. Gần 100.000 quân miền Nam đã qui hàng ở làng Apppmattox. Vài ngày sau tất
cả rời khỏi nơi này, ngôi làng trở lại cuộc sống bình thường.
Hàng năm, có khoảng 110.000 du khách đến thăm
ngôi làng này. Các du khách đến đây để tìm nguồn cảm hứng, và câu chuyện các du
khách muốn nghe không phải là trận đánh cuối cùng mà là sự hòa hợp của quốc gia
và những điều khoản rộng rãi do tướng Grant đưa ra.
Ông Ron Wilson, sử gia của Appomattox Court
House nói: “Tướng Grant và tướng Lee có một tầm nhìn rất xa. Hai ông nhận thức
rằng những nỗ lực hai bên cùng dồn vào cho cuộc chiến đã gây ra sự phân hóa khắc
nghiệt trong bao năm qua, giờ đây cần phải được dùng để tái thiết quốc gia.
Không cần phải có hận thù.”
Tướng Ulysses Simpson Grant
Tướng Robert Edward Lee
Tướng Lee và tướng Grant đã đi vào lịch sử như
những huyền thoại. Nhưng đằng sau câu chuyện ở làng Appomattox là bàn tay đạo
diễn của Tổng thống Abraham Lincoln, lẽ đương nhiên cũng là một nhân vật huyền
thoại . Ông thường nói rằng ông mong muốn cuộc chiến kết thúc trong sự khoan
dung. Ông Ron Wilson nói rằng Tổng thống Lincoln và tướng Grant đã gặp nhau hai
tuần trước đó trên chiến hạm River Queen ở sông James. Họ đã thảo luận rất
lâu về hình thức kết thúc chiến tranh và những xáo trộn có thể xảy ra trong thời
kỳ hậu chiến. Tổng thống Lincoln đã nói với tướng Grant: “Hãy để họ buông súng
một cách thoải mái”.
(Sau chiến tranh, ngày 14/4/1865 tổng thống
Lincoln bị ám sát, tướng Lee trở thành Viện trưởng của Đại học Washington, tướng
Grant được bầu làm Tổng thống Mỹ hai nhiệm kỳ 1869-1877).
Phỏng theo Mercy at Appomattox (William
Zinsser) – Reader’s Digest 9/1994.
Một người tị nạn Việt Nam đến Hoa Kỳ được bảo
trợ về miền Nam tiểu bang Virginia, tình cờ tìm hiểu về cuộc nội chiến gần 150
năm về trước có thể chợt thấy một vài thời điểm tương đồng với chuyện quê
hương.
Tháng 4 của Hoa Kỳ cũng là một ngày tháng đáng
lưu ý của lịch sử.
Cuộc nội chiến Nam Bắc Hoa Kỳ bắt đầu vào ngày
12 tháng 4-1861. Bốn năm sau vào ngày 9 tháng 4-1865, tướng Lee của miền Nam đầu
hàng tướng Grant của miền Bắc.
Cuộc chiến tranh với hàng trăm trận đánh tại miền
Ðông Hoa Kỳ trong trọn vẹn 4 năm đã làm cho quân hai bên chết 620 ngàn và hàng
triệu người bị thương tích. Miền Bắc thắng trận, thống nhất đất nước, giải
phóng nô lệ và hy sinh thêm vị anh hùng Mỹ quốc. Ðó là Tổng Thống Lincoln.
Trong trận đánh cuối cùng, quân miền Bắc chiếm
được Richmond là thủ đô của miền Nam vào ngày 2 tháng 4-1865. Hai ngày sau Tổng
Thống Lincoln của Hoa Thịnh Ðốn đến thị sát Richmond, bước vào dinh tổng thống
miền Nam đã bỏ chạy. Tiếp theo là Tướng Lee đầu hàng ngày 9 tháng 4 và vào ngày
15 tháng 4-1865, Tổng Thống Lincoln bị ám sát chết.
Vị tổng thống thứ 16 trở thành vĩ nhân thống nhất
đất nước và giải phóng nô lệ nhưng chỉ vui với chiến thắng chưa được một tuần lễ.
Ða số thính giả và độc giả của chúng tôi đã
mang quốc tịch Mỹ nhưng vẫn nhớ về quốc tổ, về Trưng Nữ Vương và các anh hùng
dân tộc Việt Nam. Có lẽ sau 30 năm tỵ nạn, di dân Lạc Hồng tại Hoa Kỳ dù mang
quốc tịch Mỹ, chúng ta cũng cần biết thêm chút lịch sử của Hiệp Chủng Quốc với
các dữ kiện căn bản của chương trình trung học.
Số là sau chiến tranh dành độc lập, mười ba xứ
thuộc địa Bắc Mỹ thắng Anh quốc trở thành Hoa Kỳ với tổng thống Washington thì tiếp
theo đến trận nội chiến chia đôi Nam Bắc là một vết thương đau đớn nhất.
Vào thời kỳ đó, nước Mỹ gồm các tiểu bang Ðông
Bắc có thủ đô Hoa Thịnh Ðốn chủ trương giải phóng nô lệ. Tổng thống Hoa Kỳ là
Luật Sư Lincoln tuyên bố quốc gia không thể có hai luật, một nửa có nô lệ, một
nửa không.
Quân chính phủ miền Bắc gọi là quân đội
Potomac, lấy tên của dòng sông diễm lệ chạy qua thủ đô. Các tiểu bang miền Nam
sống về canh nông quyết đòi giữ lại chế độ nô lệ để khai thác cho nông nghiệp.
Tổng thống miền Nam là ông Davis. Thủ đô là Richmond và quân đội do tướng Lee
chỉ huy được gọi là quân đội Virginia.
Nội chiến xảy ra trong hai nhiệm kỳ của ông
Lincoln từ 1861 đến 1865 với hai vị tướng chỉ huy sau cùng là Tướng Ulysses S.
Grant của miền Bắc và Tướng Robert E. Lee của miền Nam. Tuy miền Nam với các tiểu
bang ly khai bầu ra một Tổng Thống Jefferson Davis nhưng nhân vật anh hùng miền
Nam chính là Tướng Lee.
Khi cuộc chiến Nam Bắc bùng nổ, nước Mỹ chia
đôi. 11 tiểu bang miền Nam ly khai với 9 triệu dân và thêm 4 triệu dân nô lệ da
đen. Chính phủ liên bang Hoa Kỳ còn lại 21 tiểu bang miền Bắc với 20 triệu dân.
Robert Lee nguyên là tướng lãnh của quân
đội liên bang Hoa Kỳ nhưng gốc người miền Nam. Ông đã từng là chỉ huy trưởng
trường West Point.
Tháng 4-1861 khởi chiến Nam Bắc, Tướng Lee được
đề nghị chỉ huy quân đội miền Bắc nhưng ông không nhận và xin từ nhiệm để về đầu
quân miền Nam tại Richmond, tiểu bang Virginia. Ông nói là không thể quay lưng
với nơi ông đã sinh ra và trưởng thành.
Trong chiến tranh, ông lập được nhiều chiến
công và là vị tư lệnh sau cùng của miền Nam nhưng sau khi thủ đô Richmond của
miền Nam bị thất thủ, ông đã quyết định đầu hàng.
Cuộc chiến tranh tương tàn đẫm máu làm tổn hại
hàng triệu sinh linh Hoa Kỳ, tan nát các đô thị miền Ðông và vùng Virginia. Tất
cả đã thể hiện trong tác phẩm và cuốn phim bất hủ Cuốn Theo Chiều Gió mà chúng
ta đã đọc cũng như coi nhiều lần suốt thời niên thiếu.
Ngay cho đến bây giờ, tác phẩm này vẫn còn là
tài liệu được đem dạy ở trường học với sự say mê và hãnh diện của nhiều thế hệ
Hoa Kỳ.
Ðó là những bài học gì mà chiến tranh, giết người,
đốt nhà, nồi da nấu thịt đã đem lại cho thế hệ nối tiếp. Chúng tôi xin duyệt lại
cùng quý vị câu chuyện hậu chiến Hoa Kỳ để so sánh với bài học chiến tranh Việt
Nam.
Trước tiên bắt đầu về câu chuyện đầu hàng. Sau
chiến tranh, nước Mỹ sưu tầm và dựng lên khắp miền Ðông hàng trăm viện bảo
tàng. Mỗi tiểu bang ít nhất là một viện bảo tàng. Mỗi trận đánh trên chiến trường
xưa cũ với các di tích đều có một viện bảo tàng.
Bằng hội họa, nhiếp ảnh, dữ kiện, thêm vào âm
thanh ánh sáng người ta dựng lại lịch sử các cuộc thương thuyết, các cuộc điều
binh và các trận chiến. Quân đội hai bên Nam Bắc, quân phục màu xanh, quân phục
màu xám, các tướng lãnh, sĩ quan, binh sĩ và dân chúng. Những cái chết đau
thương và anh hùng của cả hai bên, những mối tình bất hủ, tràn đầy hình ảnh em
hậu phương, anh tiền tuyến.
Không phải hàng trăm mà có đến hàng ngàn tác phẩm
điện ảnh về chiến tranh Nam Bắc. Cả những phim vĩ đại mới ra đời trong vài năm
gần đây vẫn còn hình ảnh của cuộc nội chiến ngày xưa.
Cuộc nội chiến đau thương xưa cũ đã là niềm cảm
hứng cho tinh thần nhân bản xây dựng trên tro tàn của một thời nội chiến Hoa Kỳ.
* * nhắc lại một lần nữa, bài học phải bắt
đầu từ câu chuyện đầu hàng.
Ðúng như vậy, trong hàng trăm bảo tàng viện về
Civil War của Hoa Kỳ, thì viện bảo tàng Appomattox Court House ở Virginia là
nơi nổi tiếng nhất vì dựng lên ngay tại một ngôi nhà mà Tướng Lee đã đến ký văn
bản đầu hàng ngày 9 tháng 4-1865.
Tại đây, câu chuyện về vị tướng phe bại trận miền
Nam lại được viết ra và hình ảnh của ông lại được chiêm ngưỡng nhiều hơn cả phe
thắng trận.
Lịch sử ghi lại rằng vào sáng ngày 9 tháng 4
cách đây 140 năm, thủ đô miền Nam là Richmond thất thủ, kỵ binh của miền Bắc
cùng với 3 quân đoàn bộ binh vây hãm quân miền Nam hết đường tháo lui.
Bộ tham mưu của Tướng Lee đề nghị phân tán để
giữ lực lượng đánh du kích, nhưng Tướng Lee quyết định đầu hàng. Vị danh tướng
của Hoa Kỳ trải qua bao nhiêu chiến thắng nhưng sau cùng vì quân số và tiếp vận
bị giới hạn nên đành bất lực chấp nhận thua cuộc. Với lá thư riêng ông gửi cho
Tướng Grant của miền Bắc yêu cầu thu xếp buổi họp mặt.
Ông Grant nhận được thư hết sức vui mừng và bỗng
nhiên thấy hết ngay cơn bệnh nhức đầu ghê gớm hành hạ ông từ nhiều ngày qua.
Vị tư lệnh miền Bắc ra lệnh nghiêm cấm các sĩ
quan và binh sĩ trực thuộc không được tỏ ra bất cứ hành động nào vô lễ với ông
tướng tư lệnh miền Nam bại trận.
Trưa ngày lịch sử 9 tháng 4-1865, Tướng Lee và
một đại tá tùy tùng cưỡi ngựa vượt qua phòng tuyến đến nơi hẹn ước. Hình ảnh
ghi lại hai người đi qua đoàn quân nhạc của lính miền Bắc thổi kèn chào đón.
Các sĩ quan miền Bắc đưa vị tư lệnh miền Nam vào phòng họp. Nửa giờ sau Tướng
Grant và đoàn tùy tùng miền Bắc đến.
Cả hai vị tư lệnh đã biết nhau trong cuộc chiến
tranh với Mễ Tây Cơ. Họ đã nhắc lại một thời bên nhau trong quá khứ. Tướng
Grant sau này thú nhận là ông rất ngần ngại và thực sự hổ thẹn khi phải hỏi Tướng
Lee nói về quyết định đầu hàng.
Theo quy luật chiến tranh thời đó, quân miền
Nam phải giải giới, tước bỏ khí giới và quân dụng. Tự do trở về quê cũ như các
dân thường. Tướng Lee đồng ý nhưng chỉ đòi hỏi một điều sau cùng là yêu cầu cho
binh sĩ của ông được giữ lại lừa ngựa, vì lính miền Nam đem ngựa từ các nông trại
của họ đi chiến đấu. Không phải ngựa của chính phủ cấp như lính miền Bắc.
Tướng Grant thỏa hiệp là sẽ không sửa chữa
chính thức trên văn bản nhưng thực tế sẽ cho lệnh để lính miền Nam đem lừa ngựa
về nhà mà xây dựng lại nông trại.
Sau này khi viết về văn bản đầu hàng, lịch sử
ghi rằng đây là thỏa hiệp của những người quân tử (The Gentlemen’s Agreement).
Trên các bảo tàng viện và đặc biệt là bảo tàng viện ở Appomattox Virginia có
tranh sơn dầu hình Tướng Lee hiên ngang quắc thước trong bộ quân phục xanh
dương, tóc và râu bạc, thể hiện hình ảnh người Mỹ anh hùng không bị khuất phục
dù thua trận. Toàn thể nước Mỹ hiểu rằng khi một người Mỹ bị nhục, thì dù là Mỹ
miền Nam hay Mỹ miền Bắc cũng vẫn là một người Mỹ bị sỉ nhục.
Thực vậy, 140 năm sau, chúng tôi đi thăm viện bảo
tàng đầu hàng, cô Mary quản thủ cơ sở đã nói rằng dù hình ảnh của miền Nam hay
miền Bắc, lịch sử không muốn ghi lại các hình ảnh xấu xa của bất cứ phe nào.
Ở đây là nơi lưu giữ hình ảnh của các anh hùng
miền Nam lẫn miền Bắc. Ðặc biệt là hình ảnh của phe bại trận lại được lưu ý hơn
cả phe chiến thắng. Lá cờ rách của miền Nam thua trận treo tại thủ đô Richmond
bây giờ lại là bảo vật hào hùng của bảo tàng viện đầu hàng.
Và hình Tướng Lee cưỡi ngựa đi đến nơi họp mặt
với đoàn quân nhạc miền Bắc chào đón. Hình Tướng Lee ký tên xong ra đi được sĩ
quan và binh sĩ miền Bắc tiễn đưa và vẫy tay chào.
Bây giờ hình tượng của tướng Lee tràn ngập ở miền
Nam Virginia. Câu lạc bộ Lee, bảo tàng viện Lee, Lee High Way, Fort Lee và các
đồn trại của quân đội liên bang mang tên vị tướng thua trận như là một biểu tượng
anh hùng. Bởi vì người Mỹ đã thấm nhuần bài học rất Hoa Kỳ. Bài học của người
lính dũng cảm cả hai phe trong chiến tranh và người quân tử của thời hậu chiến.
Trong cuộc nội chiến tại nước Mỹ vào thế kỷ 19,
sau cùng được thua thì cũng vẫn là nước Mỹ và người Mỹ.
Lịch sử của Hoa Kỳ quá ngắn ngủi và đạo lý của
người dân tứ chiếng như Hiệp Chủng Quốc thì vốn không thể nào sánh với lịch sử
và truyền thống đặc biệt của người Việt Nam. Nhưng sao mà di sản tinh thần của
cuộc nội chiến Việt Nam để lại không đẹp đẽ chút nào. Những chiến binh anh hùng
và đẹp đẽ nhất của miền Nam phải tập trung vào các trại khổ sai. Vợ con bị xua
đuổi lên rừng làm kinh tế mới. Cả miền Nam bị làm nhục.
Ðã vậy, câu chuyện vẫn chưa xong. Qua bài học
thứ hai, chúng tôi xin kể thêm về vấn đề nghĩa trang và mộ phần của các liệt sĩ
phe chiến bại tại Hoa Kỳ.
Tại nước Mỹ có một nghĩa trang quốc gia nổi tiếng
khắp thế giới. Ðó là nghĩa trang Arlington. Ðây là nghĩa trang chính thức của
liên bang Hoa Kỳ, của người miền Bắc trong trận chiến Bắc Nam.
Sau cuộc nội chiến, các tiểu bang miền Nam có
hàng ngàn nghĩa trang lớn nhỏ chôn cất tử sĩ của phe bại trận và trên đó luôn
luôn có lá cờ gạch chéo đã một thời tung hoành trên chiến trường.
Ngay sau khi chiến tranh chấm dứt, hoàn toàn
không có tù binh, không có cải tạo tập trung, ai về nhà đó, cùng xây dựng lại
quê hương.
Nghĩa trang bên nào bên đó tự lo lấy, xấu đẹp
tùy sức. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là ngay tại nghĩa trang quốc gia của phe miền
Bắc ở thủ đô Hoa Thịnh Ðốn có một khu chôn cất tử sĩ miền Nam với tượng đài gọi
là Confederate Memorial.
Cũng phải nói rằng, thực sự sau nội chiến, dư vị
cay đắng giữa Nam Bắc Hoa Kỳ vẫn còn nhiều. Dễ gì mà trút bỏ hận thù ngay sau
khi hai bên chết cả gần một triệu người mà một số lớn đã giết nhau khi giáp mặt
bằng gươm dao. Hai phe cùng đốt nhà của nhau và cùng tàn phá đô thị và nông trại,
đôi khi có cả những hành động dã man như hãm hiếp phụ nữ và tàn sát trẻ em. Cuộc
chiến nào mà không có những lần quá độ.
Năm 1900 tức là gần 40 năm sau cuộc chiến, mở đầu
cho giai đoạn hòa giải dân tộc và năm 1991 thì các liệt sĩ miền Nam được cải
táng đưa vào một khu đặc biệt trong nghĩa trang Arlington gọi là Confederate
Section. Tổng cộng gần 500 mộ phần quây tròn chung quanh một tượng đài do nhà tạc
tượng danh tiếng là điêu khắc gia Moses Ezekiel thực hiện.
Trên đỉnh của chân bệ hình vòng cung như nóc
Tòa Quốc Hội là hình tượng cao 32 feet của một thiếu phụ tượng trưng cho miền
Nam. Ðây là hình ảnh bà mẹ của phe bại trận đã có con trai hy sinh cho cuộc chiến.
Phía dưới là bài thơ đại ý như sau:
“Ở đây chẳng có vinh quang hay tưởng lệ.
Ở đây chẳng phải binh đoàn hay cấp bậc.
Ở đây chẳng có tham vọng hay mưu cầu.
Ở đây chỉ đơn thuần là nhiệm vụ.
Những người nằm ở đây đã hiểu rõ
là họ trải qua gian khổ, đã hy sinh
đã liều thân và sau cùng đã chết.”
Ðó là câu chuyện về các tử sĩ của phe thua trận
tại Hoa Kỳ.
Cũng chẳng khác gì vần thơ bất hủ của Thanh Nam
dành cho Nghĩa Trang Quân Ðội miền Nam tại Biên Hòa.
… Ta như người lính vừa thua trận
Nằm giữa sa trường nát gió mưa
Khép mắt cố quên đời chiến sĩ
Làm thân cây cỏ gục ven bờ
Chợt nghe từ đáy hồn thương tích
Vẳng tiếng kèn truy điệu mộng xưa…
* * *
Vậy thì câu chuyện mộ phần của phe thua trận của
Việt Nam thì ra sao? Chuyện Nghĩa Trang Quân Ðội VNCH tại Biên Hòa mà chúng tôi
đã có dịp giãi bày.
Chúng tôi có một ông bạn làm thông dịch viên
cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vẫn có dịp hướng dẫn cho các nhân viên cao cấp của Hà
Nội đến Thủ Ðô Hoa Thịnh Ðốn. Tôi vẫn thường bảo rằng ông nên dẫn khách lúc rảnh
rỗi đi thăm bảo tàng viện “Ðầu hàng” và nghĩa trang phe thua trận ở Arlington.
Nơi đó thường dạy chúng ta bài học làm người
văn minh.
Xem lại lịch sử, chiến cuộc Nam Bắc Hoa Kỳ
trong 4 năm rất khốc liệt, máu lửa và ghê gớm vô cùng.
Trong một thời gian ngắn các trận đánh dồn dập,
các đô thị bốc cháy lửa cao ngút trời. Cũng tản cư, cũng loạn lạc và chiến
tranh để lại các cánh đồng toàn xác chết trong các trận giáp lá cà, đâm chém
nhau mặt đối mặt.
Nhưng rồi vết thương nào cũng phải được hàn gắn.
Nước Mỹ đã có những bước ngoạn mục đầy màu sắc văn minh ngay từ khi chiến tranh
chấm dứt để chấp nhận và tôn trọng người bại trận như những anh hùng. Phải chi
những tướng lãnh vị quốc vong thân của Việt Nam như Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn
Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai của quân đội Việt Nam Cộng Hòa mà hành xử như
thế trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ thì sẽ được phe thù nghịch tại Hoa Thịnh Ðốn
tôn vinh biết chừng nào.
Trong chiến tranh và hậu chiến luôn luôn cần có
các nhà lãnh đạo, các tướng lãnh quân tử. Và nhà lãnh đạo quân tử là phải biết
xưng tụng các bậc anh hùng trong hàng ngũ kẻ thù, biết nâng người xuống ngựa và
biết tôn trọng các tử sĩ của hàng ngũ đối nghịch.
Chúng tôi viết lại câu chuyện nội chiến Hoa Kỳ
để tặng cho nhà cầm quyền Hà Nội, nhân dịp ông thủ tướng Việt Nam đến Hoa Kỳ.
Ông có thể nhận được viện trợ của Mỹ từ Bill Gates ở Seattle, của George Bush ở
White House nhưng bài học để trở thành con người văn minh ông thủ tướng phải
tìm ở nơi khác.
Ðó là viện bảo tàng đầu hàng và nghĩa trang phe
bại trận miền Nam tại Thủ Ðô Hoa Thịnh Ðốn. Nước Mỹ ngày nay còn hùng mạnh bởi
vì biết tôn trọng giá trị của phe đối nghịch.
Sống làm người dù ở hoàn cảnh nào, cũng không
bao giờ muộn để học làm người quân tử. Và về phần chúng ta trong những mối đau
thương của những người bại trận, niềm đau thương nhất là ta đã bị đánh bại bởi
những người không có khả năng quản trị đất nước, và thiếu bản chất quân tử.
Nhưng ta vẫn còn có thể sẽ đem xuống nấm mồ những
ước mơ lạc quan. Trăm năm sau vào một ngày nào đó, các anh hùng của miền Nam sẽ
được thế hệ con cháu Việt Nam cải táng vào Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa. Con
cháu người di dân có thể đem hài cốt chiến sĩ VNCH ở bốn phương trời về yên nghỉ
với chiến hữu ở quê nhà. Các du khách gốc Việt sẽ xuống thăm Cần Thơ, Dinh Tư Lệnh,
Quân đoàn 4 của ông Nguyễn Khoa Nam ngày xưa đã trở thành bảo tàng viện của miền
Nam. Du khách sẽ đứng trên cái ban công mà tướng Nam đã đứng lần cuối vào sáng
1 tháng 5-1975, nhìn ra đại lộ Hòa Bình. Người hướng dẫn sẽ chỉ cho khách du lịch
nơi ông tướng đã tự vẫn. Trong ngôi nhà này, người ta đã sưu tầm tất cả các vật
dụng cũ của người xưa với niềm tôn kính.
Trước khi chết, Tổng Thống Lincoln đã nói: “Người
ta có thể từ bỏ mọi thứ, nhưng không ai từ bỏ được lịch sử. Trước sau gì, lịch
sử của bậc anh hùng sẽ phải được dựng lại ở chính nơi mà những con người vĩ đại
đã ngã xuống.”
Trong trận chiến tranh Nam Bắc Việt Nam, nơi một
anh hùng ngã xuống là Cần Thơ. Tên người anh hùng đó là Nguyễn Khoa Nam. Ông là
một Tướng Lee của miền Nam Việt Nam, ông là mặt trời tháng 4 của Việt Nam.
Lịch sử của 70 năm cách mạng của cộng sản miền
Bắc Việt Nam không có ai sánh bằng. Với ba tiếng chuông thỉnh Phật và một phát
súng vào đầu, Nguyễn Khoa Nam đã thể hiện cái dũng của một thánh nhân. Hành động
và tư cách của tướng Nguyễn Khoa Nam đem lại niềm hãnh diện cho người Việt Nam,
không phân biệt bạn hay thù, Nam hay Bắc, Quốc hay Cộng. Sau cùng, chỉ đơn giản
ông là người Việt Nam không chịu khuất phục.
Trong thời kỳ nội chiến, Tướng Lee của miền Nam
Hoa Kỳ đã may mắn gặp được tướng Grant của miền Bắc. Người đã ngần ngại khi phải
hỏi ông Lee về việc đầu hàng. Nhưng cả trăm danh tướng miền Bắc Việt Nam không
có ông tướng nào đóng được vai trò của tướng Grant của Hoa Kỳ.
Cuộc chiến đã 30 năm qua, mà bây giờ những người
Việt Nam chiến thắng vẫn chưa biết cách đối xử tử tế với các tử sĩ miền Nam.
Ðó thật là điều bất hạnh cho Việt Nam.
Giao Chỉ Vũ Văn Lộc- San Jose
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa