Hiển thị các bài đăng có nhãn Hồi Ký. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hồi Ký. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2018

NƯỚC MỸ ĐÃ SANG TRANG, VIỆT NAM LÙI NGÀN DẶM


Phạm Trần
Kết quả cuộc bầu lưỡng viện Quốc hội giữa nhiệm kỳ ở Mỹ ngày 06/11/2018, không chỉ đã phản ảnh cuộc trưng cầu ý dân đối với Tổng thống Donal Trump, sau 2 năm cầm quyền và 8 năm độc quyền kiểm soát ngành Lập pháp của đảng Cộng hòa mà còn chuẩn bị sóng gió cho ông Trump phải vượt qua trong cuộc tái tranh cử Tổng thống năm 2020.

MỐI TÌNH MANELI


(Kỷ niêm 55 năm ngày mất của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm: 2/11/1963 - 2/11/2018)
I. “Mối tình Maneli” nghĩa là gì?
Cuộc thương thảo bí mật của em trai cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm là ông Ngô Đình Nhu với Cộng Sản Hà Nội nhằm thúc đẩy hai miền Nam - Bắc của Việt Nam né tránh một cuộc xung đột ý thức hệ ngu xuẩn chỉ có lợi cho Trung Quốc được giới tình báo Hoa Kỳ tặng cho một cái tên là “Mối tình Maneli” (“Maneli affair”)

BÀI THƠ “ĐẢNG” CỦA TƯỚNG TRẦN ĐỘ


Lời dẫn của Ngọc Thu: 
Nhân dịp Đảng CSVN vừa bước qua sinh nhật lần thứ 86, xin được giới thiệu cùng quý độc giả bài thơ ĐẢNG của tướng Trần Độ, là một trong những bài thơ cuối cùng của ông Trần Độ. Bài thơ này chỉ được lưu truyền trong giới quân ngũ, nên có lẽ nhiều người chưa có dịp đọc.

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2018

CUỘC VẬN ĐỘNG TỰ DO CHO MẸ NẤM - NGUYỄN NGỌC NHƯ QUỲNH (MẠNG LƯỚI BLOGGER VIỆTNAM)


"Trưa thứ Tư, ngày 17.10.2018 Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và gia đình đã đáp chuyến máy bay EVA 398 rời Hà Nội, quá cảnh tại Taipei và sẽ đến Houston trên chuyến bay EVA 52 vào lúc 11 khuya cùng ngày."

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

DÒNG HỌ NGÔ ĐÌNH ƯỚC MƠ CHƯA ĐẠT - PHẦN 1


Cựu Trung Tá Nguyễn Văn Minh - Trong lá thư gửi cho một chiến hữu đề ngày 22-9-1952, cuối thư có bài thơ tứ tuyệt trên đây, thủ bút của chí sĩ Ngô Đình Diệm. Chúng tôi xin dùng ba chữ cuối của câu 4 để đề tựa cho bài thơ.

KÍNH DÂNG HƯƠNG HỒN

Các vị Anh Hùng, Các Chiến Sĩ Mọi Cấp Ngành
Đã Hy Sinh Máu Xương Và Mạng Sống

Cho Nền Độc Lập, Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền

Của Tổ Quốc Và Dân Tộc Việt Nam.

ĐÈN CÙ - TRẦN ĐĨNH - PHẦN 1

1     2     3     4     5    6    7    8
CHƯƠNG 1
Tôi đến ATêKa, an toàn khu (ATK) để làm báo Sự Thật đầu 1949.
ATêKa, an toàn khu là gì? Là căn cứ địa đầu não của Đảng cộng sản Đông Dương và chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, nằm ở chân hai con đèo tên Re và So của dãy Núi Hồng chia đôi hai huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên và Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Còn Sự Thật?

ĐÈN CÙ - TRẦN ĐĨNH - PHẦN 2

1     2     3     4     5    6    7    8
CHƯƠNG 6
Cùng thời gian bao vây Điện Biên Phủ, Trung ương mở lớp tổng kết cải cách ruộng đất ở sáu xã thí điểm tại huyện Đại Từ sát nách An toàn khu, do Hoàng Quốc Việt chỉ đạo. Sau tổng kết sẽ triển khai chính thức đợt 1 cải cách ruộng đất. Tôi đã dự.
Từ Điện Biên Phủ, Thép Mới viết cho tôi: “Mày ở đầu trận tuyến chống phong kiến, tao ở đầu trận tuyến chống đế quốc, cố lên hả!”. Hảo hớn, phơi phới.

ĐÈN CÙ - TRẦN ĐĨNH - PHẦN 6

1     2     3     4     5    6    7    8
CHƯƠNG 34
  Xong hạn cải tạo lao động, tôi về lại Ban nông nghiệp báo.
Dưới gốc đa, Phan Quang, mới lên trưởng ban sau cuộc đánh phá xét lại và chuyến đi Bắc Kinh xức dầu thánh; Hữu Thọ hay “lính dù Kong Le” (chỗ nào đảng uỷ cần đánh dẹp thì phái anh ta đến) một nhát nhảy mấy bậc lên ghế phó trưởng ban dưới Phan Quang, phổ biến ba quyết định của Ban biên tập và đảng uỷ về tôi:

ĐÈN CÙ - TRẦN ĐĨNH - PHẦN 7

1     2     3     4     5    6    7    8
CHƯƠNG 38
   1975. Tháng 4. Đại thắng mùa xuân. Như tên hồi ký Văn Tiến Dũng viết. Và cho tướng Giáp ra rìa đại tiệc. Báo Nhân Dân dành hai trang đăng bài Bùi Tín tường thuật “giải phóng Sài Gòn”. Xem đến đoạn Bùi Tín vào Dinh Độc Lập mở tủ lạnh xem “chúng nó” ăn những gì, tôi không đọc nữa. Kiểm kê sự ăn uống của tư sản, địa chủ vốn nằm quen thuộc trong cẩm nang phát động quần chúng căm thù bọn bóc lột. Tức là bấm vào cái huyệt ghen ăn tức ở. Mở trí khôn cho quần chúng ở cái điểm này mới quý đây!

Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2018

HỒI KÝ HOA XUYÊN TUYẾT CỦA BÙI TÍN - KỲ 1

1      2      3      4 


Tôi kính tặng cuốn sách nầy: 


Tất cả những người Cộng Sản, Quốc Gia, Không đảng phái, các tôn giáo... bị tù đày, bị đàn áp, bất công và oan ức do các chế độ thực dân, độc tài, độc đoán, đô/c đảng và cguyên quyền.

Các chiến sĩ kiên cường đang đấu tranh cho một nền dân chủ - đa nguyên.

Các bạn trẻ thân yêu trong cả nước sắp đưa tổ quốc vào kỷ nguyên dân chủ, tự do, hòa hợp và phát triển.

Paris, Thu 1991

Thành Tín

HỒI KÝ HOA XUYÊN TUYẾT CỦA BÙI TÍN - KỲ 2


1      2      3      4 


Mấy tháng qua, một số bè bạn ở Paris và một số tỉnh ở Pháp cũng như một số nhà báo Anh, ý,... hỏi tôi rằng: Sống dưới chế độ cộng sản, ông đã rút ra được những bài học gì sâu sắc nhất? Quả vậy tôi đã gắn bó với chế độ chính trị do đảng cộng sản lãnh đạo hơn 46 năm, tôi là đảng viên cộng sản từ tháng 3. 1946, đến nay vừa tròn 45 năm. Tôi ở trong quân đội do đảng cộng sản tổ chức và lãnh đạo từ tháng 9. 1945 đến tháng 10. 1982, tức là hơn 37 năm. Nhìn lại cả một quãng đời vừa trải qua, quả thật có nhiều điều sâu sắc và thấm thía. 

HỒI KÝ HOA XUYÊN TUYẾT CỦA BÙI TÍN - KỲ 3


1      2      3      4 

VI. NGƯỜI LÍNH

Hơn ba mươi năm chiến tranh đã in dấu sâu đậm lên cuộc sống của cả dân tộc Việt Nam ta, của mỗi gia đình và mỗi con người. Khi khởi đầu không ai nghĩ chiến sự sẽ kéo dài, kéo dài mãi đến như vậy. Về sau người ta chịu đựng, kiên trì và nhẫn nại chịu đựng với ý nghĩ rằng độc lập và tự do là điều quý nhất, có độc lập, tự do rồi sẽ có tất cả, mọi hy sinh đều là cần thiết cho mục tiêu cao cả ấy.

Nhìn lại những cuộc đấu tranh lâu dài trên đất nước mình, nhìn lại cuộc đời cầm súng của mình trong 37 năm có lẻ, tôi thấy những gì sâu sắc nhất? 

HỒI KÝ HOA XUYÊN TUYẾT CỦA BÙI TÍN - KỲ CUỐI

1      2      3      4 



Tôi đang sống những ngày căng thẳng và chật vật. Mọi cuộc dấn thân đều phải thấu hiểu trước và chủ động chấp nhận. Những nỗi đau và bất hạnh của nhân dân thối thúc tôi có thể làm được gì thì phải làm hết sức mình. Những thảm họa mang tầm vóc dân tộc trẻ em gầy ốm, tỷ lệ chết khi sinh của các em quá cao (57/1000 cao gấp sáu lần ở Pháp và Mỹ), nạn thất học lan tràn, hàng 300, 000 học sinh bỏ học, hơn 70, 000 giáo viên bỏ dậy, hệ thống bệnh viện xuống cấp, người bệnh phải chung nhau hai người một giường, thiếu thuốc men. Nạn tham nhũng, ăn hối lộ của mọi cửa đè nặng lên cuộc sống người dân lương thiện. Tất cả những điều ấy không cho phép tôi do dự, tính toán cho riêng mình. Tôi tin là mình đã làm theo lẽ phải và lương tâm. 

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

HỒI KÝ THÁNG BA GÃY SÚNG CỦA CAO XUÂN HUY - PHẦN 1


Cao Xuân Huy - 1     2    3
Tựa
Tôi không phải là một nhà văn, mà tôi chỉ là một người lính, lính tác chiến đúng nghĩa của danh từ, và những điều tôi viết trong quyển sách này chỉ là một câu chuyện, câu chuyện thật một trăm phần trăm được kể lại bằng chữ. Tôi viết những điều mà những thằng lính chúng tôi đã trực tiếp tham dự nhưng không ai viết lại, trong khi nhiều người đã viết về những chuyện chiến trường thì hình như chẳng có ai dự.

HỒI KÝ THÁNG BA GÃY SÚNG CỦA CAO XUÂN HUY - PHẦN 2


Cao Xuân Huy - 1     2    3
Phần 3
Huế đang là một thành phố chết và đang là một thành phố bị bỏ ngỏ. Cả thành phố chỉ còn lại vài ba ngọn đèn đường, cái sáng cái tối, đạn pháo Việt Cộng nã đều vào cầu Trường Tiền và khách sạn Hương Giang, đó đây người ta đang đạp xe ba bánh, xe xích lô đi hôi của.
Ði lối cầu mới thì được an toàn, nhưng tôi sẽ đi lối cầu Trường Tiền mặc dù cầu này đang bị pháo. Một chút lãng mạn trong người tôi nổi dậy, chẳng gì cũng chỉ còn là lần chót. Ngay đầu cầu, một chiếc M-48 nằm chình ình, máy vẫn còn nổ mà không có người. Lên đến giữa cầu, tôi nói với mấy thằng lính đệ tử.

HỒI KÝ THÁNG BA GÃY SÚNG CỦA CAO XUÂN HUY - PHẦN CUỐI


Cao Xuân Huy - 1     2    3
Phần 5
Lên đến trên tàu, không khí quá nặng nề ngột ngạt. Không phải nặng nề ngột ngạt vì số người trên tàu quá đông, mà vì cả tàu đang bị bao trùm bằng mùi giết chóc, căng thẳng.
Huy mập nhét vào tay tôi khẩu súng ngắn, dặn dò:
"Súng tôi lên đạn sẵn, ông giữ cẩn thận."
"Còn gì nữa để mà phải thủ súng lên đạn sẵn?"
"Thì ông cứ giữ đề phòng. Biết đâu có lúc phải xài tới."
Chưa kịp tìm chỗ ngồi, tôi nghe một tiếng súng nổ.
Hai người lính Thủy Quân Lục Chiến cúi xuống khiêng xác một người lính Bộ Binh vừa bị bắn chết ném xuống biển. Một người lính Thủy Quân Lục Chiến khác đang gí súng vào đầu một trung úy Bộ Binh ra lệnh:
"Ðụ mẹ, có xuống không?"
"Tôi lạy anh, anh cho tôi đi theo với."
"Ðụ mẹ, tao đếm tới ba, không nhảy xuống biển tao bắn."
"Tôi lạy anh mà, tôi đâu có gia đình ở ngoài này."
"Ðụ mẹ, một."
"Tôi lạy anh mà, anh đừng bắt tôi ở lại, anh muốn lạy bao nhiêu cái tôi cũng lạy hết. Tôi lạy anh, tôi lạy anh."
"Ðụ mẹ, hai."
"Trời đất, mình đồng đội với nhau mà, anh không thương gì tôi hết. Tôi lạy anh mà."
"Ðụ mẹ, ba."
Tiếng ba vừa dứt, tiếng súng nổ.

Người trung úy Bộ Binh ngã bật ngửa ra, mặt còn giữ nguyên nét kinh hoàng. Viên đạn M-16 chui vào từ đỉnh đầu. Xác của anh ta được hai người lính Thủy Quân Lục Chiến khác khiêng ném xuống biển.

TÔ HẢI - HỒI KÝ CỦA MỘT THẰNG HÈN KỲ 1

1           3     4          Kỳ Cuối

Tập “Hồi ký” này tôi đã viết xong từ năm 2000, nhưng do... hèn, tôi đã không dám cho nó ra mắt bạn đọc. Vâng, do... hèn, chứ chẳng phải do cái gì khác, tôi đã giấu nó đi, lại còn cẩn thận ghi thêm một dòng ở ngoài bìa “Để xuất bản vào năm 2010”.
Như một lời di chúc dặn vợ con, khi tôi đã... chết!
Nhạc sĩ Tô Hải
Tới năm 2003, mang bản thảo ra đọc lại, thấy ngòi bút của mình sao vẫn còn rụt rè, vẫn còn lấp lửng. Mới biết mình vẫn còn chưa hết sợ sức mạnh tàn bạo của nền “chuyên chính vô sản” mà mình từng nếm trải. Nhất là sợ rồi đây vợ con mình sẽ phải chịu đựng những đòn thù bẩn thỉu của bầy dã thú đội lốt người, nếu chẳng may những gì mình viết ra rơi vào tay chúng.

TÔ HẢI - HỒI KÝ CỦA MỘT THẰNG HÈN - KỲ 2

1           3     4          Kỳ Cuối

MƯỜI NĂM ĐÈN SÁCH
HỌC VĂN HÓA TÂY ĐỂ ĐÁNH TÂY

Đúng lúc tôi chập chững bước vào lớp Đồng Ấu (Enfantin) trường tiểu học là lúc bố tôi được bổ nhiệm về làm phó chủ sự bưu điện tỉnh lẻ, tỉnh Thái Bình. Thời gian ấy Thái Bình là tỉnh đói nghèo nhất nước và cũng là nơi được người Pháp cai trị với bàn tay sắt nhất! Lý do: quá nhiều vụ nổi loạn!
Về sau, khi đã trưởng thành, tôi mới vỡ lẽ vì sao mảnh đất “bị gậy khắp nơi tung hoành” ([1]) này lại sinh ra quá nhiều con người khác nhau, cách mạng thì cách mạng đến cuồng tín, đối kháng thì đối kháng đến cùng cực! Cũng từ môi trường này, xuất hiện những gương mặt lá phải lá trái, đổi trắng thay đen đến không ngờ: những người gặp vận may, những tên cơ hội, cách mạng giả hiệu, cả những “con rối” được cách mạng tạo nên để sau này làm khổ cho cả ngàn vạn con người!

TÔ HẢI - HỒI KÝ CỦA MỘT THẰNG HÈN - KỲ 4

1           3     4          Kỳ Cuối

BẮT ĐẦU VÀ KẾT THÚC
MỘT CUỘC CHIẾN THẢM BẠI
Cái ngày mong chờ đến một cách khá bất ngờ.
Điều hiển nhiên mà ai cũng biết là quân đội miền Nam sau thất bại Ban Mê Thuột, đã chẳng còn một tí tinh thần chiến đấu nào. Với số quân và vũ khí do Mỹ để lại, nếu trong tay bất kỳ một tướng nào có tí lý tưởng, có tí thể diện của con nhà võ, miền Bắc đâu có thể “chẻ tre”, “thần tốc” đến thế! Nói cho ngay: Chính “phía bên kia” đã... gác súng, không chiến đấu nữa. Y như một trận bóng mà một bên đã tự nguyện cởi áo rời sân cỏ! Chẳng thế mà Lê Linh, một vị tướng tư lệnh Quân Đoàn 4 đã nói rất thật với đám văn nghệ chúng tôi: “Chúng tớ chỉ có chạy và chạy thẳng về Sài Gòn! Quân, tướng, đơn vị xáo trộn, thất lạc nhau lung tung! Y như một tấm giẻ rách! Làm quái gì có ai chỉ huy ai mà cứ cãi nhau hoài.” Câu nói muốn nhắc đến hai cuốn sách chửi nhau về ai thật sự có công của hai vị tướng miền Nam và miền Bắc mà thắng lợi thuộc về ông tướng... miền Bắc.

TÔ HẢI - HỒI KÝ CỦA MỘT THẰNG HÈN - KỲ CUỐI

1           3     4          Kỳ Cuối

Tới hôm nay, 24-9-2006, tôi đã sống thêm được 4 năm nữa để bước vào tuổi 80 đến không ngờ!
Kể từ ngày quyết dứt bỏ nỗi Hèn Nhát đáng khinh để bắt tay vào viết cuốn Hồi Ký Của Một Thằng Hèn (1995), rồi lại bổ sung một chương Tôi Đã Hết Hèn (2002) tới nay là đúng 4 năm nữa, tập hồi ký vẫn chưa được công bố!
Tôi giấu kín nó như...thuốc phiện lậu trong nhà và cẩn thận đề bằng bút dạ ngoài cái túi đựng nó “Để xuất bản năm 2010”.
Đây cũng là cái năm mà tôi tin tưởng:
—1/ Chủ nghĩa cộng sản quái quỉ này đã...“mồ không yên mả không đẹp” bởi cái hố mà nó tự đào không đủ sâu đến nỗi nhân dân đã đẩy nó xuống, nó vẫn bốc mùi đểu cáng thối tha đến mức ngày nào cũng có hàng vạn người quật chúng lên để rắc vôi bột!
—2/ Tôi đã...chết rồi! Nghiã là nếu chẳng may cho đất nước này, tới năm 2010 mà bọn lưu manh còn tại vị thì chúng cũng chẳng thể bỏ tù tôi với các tội “phản quốc”, “gián điệp” cho nước ngoài...như chúng đã bỏ tù các vị Hoàng Minh Chính, Phạm Quế Dương. Lê Hồng Hà... !