Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

VÕ NGUYÊN GIÁP, ĐA THỌ ĐA NHỤC

Nguyễn Liệu

Vào những năm 1958 tôi ca tụng đại tướng Võ nguyên Giáp trong khi giảng bài cho học sinh ở trường Nguyễn đình Chiễu, Mỹ Tho, trong lúc đó tôi chê các tướng ở miền Nam nhất là tướng tham mưu trưởng Lê văn Tỵ. Sự bốc đồng của tuổi trẻ trong lúc phong trào tố cộng sản lên cao, nên tôi bị bộ giáo dục xóa bỏ khế ước không cho tôi dạy học trường công lập. Tôi biết chắc đa số tuổi trẻ như tôi, phần nhiều ca tụng vị tướng tài ba trí thức, Võ nguyên Giáp, đã chiến thắng Điện biên phủ chấm dứt nền đô hộ của thực dân Pháp.
Nhưng sau đó vài năm nhờ đọc sách báo nói nhiều về trận Điện biên phủ về tướng Võ nguyên Giáp về thời cuộc, tôi mới biết việc chê tướng Lê văn Tỵ không sai, nhưng việc ca tụng tướng Võ nguyên Giáp sai hoàn toàn.

NHỮNG SỰ THẬT CẦN PHẢI BIẾT (PHẦN 24) - TỘI BÁN NƯỚC VÀ THAM NHŨNG CÓ TÊN LÊ KHẢ PHIÊU

Đặng Chí Hùng (Danlambao) Lê Khả Phiêu là một cán bộ cộng sản gộc có nhiều tội lỗi với nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên nổi bật là hai trọng tội: Bán nước và tham nhũng. Trước đi vào tìm hiểu hai sự việc đó chúng ta điểm qua thân thế của Lê Khả Phiêu trên báo đảng:

VÕ NGUYÊN GIÁP TÊN ĐỒ TỂ KHÁT MÁU CỦA QUÊ HƯƠNG




Bác Sỹ NGUYỄN LƯƠNG TUYỀN,
Nhà văn quân đội nổi tiếng Phan Nhật Nam đã gọi Võ Nguyên Giáp là một thiên tài khốn nạn của quê hương. Tôi chia sẻ ý kiến của ông, nhưng chỉ chia sẻ một nửa thôi.

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

ĐÊM GIỮA BAN NGÀY - CHƯƠNG I

1    2    3    4     5     6     7   8    9     10    11   12     13    14    15  16    17    18    19    20    21     22    23    24    25    26    27    28   29    30     31    32    33    34    35    36    37   38    39   40    41  CHƯƠNG KẾT

Tôi tặng cuốn sách này cho:
Những người con của nước Việt đã cống hiến đời mình cho một nước Việt Nam độc lập, tự do và dân chủ.
Hương hồn cha tôi,
và những người cộng sản đã chết bởi tay các đồng chí của họ.
Mẹ tôi, người dạy tôi sống không cúi đầu.
Vợ tôi, người cùng tôi chia sẻ vô vàn khốn khó trong những năm tháng đen tối của đời tôi. Các bạn tù của tôi, cộng sản cũng như không cộng sản. Các thế hệ sau tôi, hi vọng họ sẽ không bao giờ phải sống như tôi đã sống,
dưới bất cứ gông cùm chuyên chế nào.

ĐÊM GIỮA BAN NGÀY - CHƯƠNG 2

1    2    3    4     5     6     7   8    9     10    11   12     13    14    15  16    17    18    19    20    21     22    23    24    25    26    27    28   29    30     31    32    33    34    35    36    37   38    39   40    41  CHƯƠNG KẾT

CHƯƠNG II
Vừa lôi thốc tôi lên xe, tên ngồi bên phải lập tức bẻ quặt tay tôi ra sau lưng. Bàn tay y cứng như sắt. Một nòng súng lục thúc mạnh vào sườn tôi bên trái. Tôi nhăn mặt vì đau. Trong đợt này, cùng với tôi, còn có những ai bị bắt? Ðó là ý nghĩ đầu tiên đến với tôi, không hiểu sao lúc ấy lại dửng dưng với số phận mình đến thế. Người lái xe quặt mạnh vô-lăng. Chiếc xe lạng sang một bên, xoay nửa vòng rồi lao về phía Tràng Thi. Tôi vẫn cầm bông hồng Nam Dương, quà tặng của một người bạn vong niên, trong bàn tay trái còn được thả lỏng. Nghe tin nhiếp ảnh gia Trần Văn Lưu ốm nặng, anh mắc chứng lao phổi đã nhiều năm, sáng hôm ấy tôi đến thăm anh. Như vậy, Trần Văn Lưu là người cuối cùng và duy nhất gặp tôi hôm đó. Không thấy tôi trở về vợ tôi sẽ lên hỏi anh Lưu và gia đình sẽ đoán được tôi mất tích vào lúc nào. Nhưng tìm ở nhà anh không thấy, mọi người có thể cho rằng sau khi ở nhà anh Lưu ra tôi còn đi chơi nơi nào khác, sẽ nháo nhào đi tìm khắp nơi để rồi cuối cùng mới hiểu tôi mất tích. Chao ôi, mẹ tôi, vợ tôi sẽ hốt hoảng lắm đây. Tại người ta không bắt tôi ở nhà, như thế có đàng hoàng hơn không? Trong tay nhà cầm quyền có cả bộ máy đàn áp khổng lồ, họ giở trò bắt cóc làm gì? Ðể thủ tiêu chăng?

ĐÊM GIỮA BAN NGÀY - CHƯƠNG 3

1    2    3    4     5     6     7   8    9     10    11   12     13    14    15  16    17    18    19    20    21     22    23    24    25    26    27    28   29    30     31    32    33    34    35    36    37   38    39   40    41  CHƯƠNG KẾT

CHƯƠNG III
Cai ngục của tôi, chính là anh công an mang cho tôi bộ quần áo, dẫn tôi tới trước một cánh cửa lim sơn đen, nằm giữa loạt cánh cửa giống hệt nó trong một hành lang hoang vắng và mốc thếch. Tất cả hiện lên mờ mờ trong ánh sáng bủng beo đầu đông. Tôi đứng lặng, ngắm giang sơn mới của mình. Dội vào óc tôi tiếng mở khóa. tiếng then kim loại trượt trong hõng. Ngoài những tiếng động chát chúa, khu giam người này vắng lặng và ảm đạm như một hầm mộ. "Những nấm mồ chôn người sống", tôi nghĩ. - Anh vào trong này ! Tôi ngạc nhiên. Tôi không chờ được nghe một giọng nói hiền lành như thế. Tôi hình dung mọi cái ở đây phải tồi tệ hơn nhiều, phi nhân hơn nhiều, kể cả cách cai ngục nói với tù.

ĐÊM GIỮA BAN NGÀY - CHƯƠNG 4

1    2    3    4     5     6     7   8    9     10    11   12     13    14    15  16    17    18    19    20    21     22    23    24    25    26    27    28   29    30     31    32    33    34    35    36    37   38    39   40    41  CHƯƠNG KẾT

CHƯƠNG IV
Tôi lặng lẽ quan sát người từ nay tôi phải sống cùng, không biết là bao lâu : vài tuần, dăm tháng hay cả năm ? Tôi nhớ đến chuyện cha tôi kể về những lần ông bị bắt. Ông nói quan trọng nhất là mấy ngày đầu. Mọi thủ đoạn của địch nhằm bẻ gẫy mình nằm trong mấy ngày đó. Tra tấn dữ nhất cũng trong mấy ngày đó. Sau thì không đáng kể. Vào thời gian này địch thường cài chỉ điểm vào xà lim, cho ở chung với mình. Những ngày mới bị bắt con người cảm thấy cô đơn vô cùng. Thế là những bí mật anh ta cắn răng không khai với địch thì lại khai thông thốc với tên chỉ điểm trong những câu chuyện tâm tình. Trời tối lúc nào không biết. Sau cái chạng vạng nhập nhòa, không rõ của trời hay của xà lim, ngọn đèn trong lưới sắt bừng sáng. Dưới ánh sáng điện trông anh tù cũng không đến nỗi gớm ghiếc cho lắm. Cửa lại mở, lần này không có tiếng động dữ dằn như lúc tôi mới vào.

ĐÊM GIỮA BAN NGÀY - CHƯƠNG 5

1    2    3    4     5     6     7   8    9     10    11   12     13    14    15  16    17    18    19    20    21     22    23    24    25    26    27    28   29    30     31    32    33    34    35    36    37   38    39   40    41  CHƯƠNG KẾT

CHƯƠNG V
Năm 1956 được ghi lại trong trí nhớ của tôi như một năm đầy sự kiện. Tôi ở trong một căn phòng ba người trên tầng thứ tư của ký túc xá sinh viên Trường Ðại học Ðiện ảnh Liên Xô nằm ở phía Bắc Moskva. Ký túc xá của chúng tôi không lớn, nhưng lúc nào cũng nhộn nhịp tiếng chân người ngoài hành lang, những cuộc tranh luận nghệ thuật thâu đêm suốt sáng. Ðó là thời gian của những giọng ca vàng Imma Sumak, Yves Montand, Robertino Loretti(1), những bộ phim tân hiện thực Italia với những tên tuổi sáng chói một thời như Roberto Rossellini, Luchino Visconti, Vittorio De Sica, Giuseppe de Santis(2)...; thời gian Serguei Eiseinshtein(3) phục sinh với bộ phim Ivan Bạo nhiều năm nằm chết trong kho lưu trữ... Tôi thiếu quá nhiều để tiếp cận cái mới - cả trí thông minh lẫn kiến thức cần có. Theo truyền thống cha ông tôi tìm cứu cánh trong sự học gạo.