Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

NHÂN VĂN GIAI PHẨM - THỤY KHUÊ - KỲ 2


CHƯƠNG 3
GIAI PHẨM MÙA XUÂN

 Giai Phẩm Mùa Xuân do Hoàng Cầm và Lê Đạt chủ trương. Hoàng Cầm trong bài Con người Trần Dần[1], và sau này, trả lời phỏng vấn RFI, đều xác nhận Trần Dần không biết gì về việc in bài thơ Nhất định thắng vì lúc đó đang tham gia Cải Cách Ruộng Đất ở xa. Có lẽ là để gỡ tội cho Trần Dần. Sự thực Trần Dần có tham gia Giai Phẩm Mùa Xuân: Sau khi bị bắt lần thứ nhất, bị cấm trại 3 tháng, Trần Dần và Tử Phác bị gửi đi tham gia Cải Cách Ruộng Đất. Trong lời"thú tội", Trần Dần viết: "Sau thời gian đó, trên có cho tôi đi tham quan cải cách ruộng đất để tự cải tạo. Song, tôi lại dựa vào cái thế tham quan, cứ đi lại Hà Nội, tiếp tục quan hệ với một người vợ chưa được phép. Hơn nữa lại quan hệ với Hoàng Cầm, Lê Đạt, ra Giai Phẩm Mùa Xuân. Tuy là họ đề ra, song sau khi thống nhất trước với nhau là: “Tự do lấy bài tôi đưa vào”, thì tôi hoàn toàn đồng tình. Mỗi lần gặp lại thúc đẩy, dục dã, ra cho nhanh. Việc tập hợp bài vở, tôi không rõ chi tiết. Bài Lão Rồng là do tôi viết. Tôi ví đồng chí Văn Phác như tên lý trưởng đã chà đạp Lão Rồng[2]".

NHÂN VĂN GIAI PHẨM - THỤY KHUÊ - KỲ 3


1   2   3   4    5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17
CHƯƠNG 5
 NỘI BỘ BÁO NHÂN VĂN

Nhân Văn Giai Phẩm do hai nhóm bạn cùng chí hướng hợp tác điều hành.
Theo Hoàng Cầm, ngay từ đầu năm 1955, Hoàng Cầm, Văn Cao, Lê Đạt, Trần Dần, Tử Phác, Đặng Đình Hưng, thường họp nhau, khoảng 5 giờ chiều, ở quán trà Phúc Châu của người Tầu ở phố Hàng Giầy[1] để bàn chuyện văn nghệ. Chính tại quán này, họ đã bàn nhau ra một số báo Tết và đó sẽ là Giai Phẩm Mùa Xuân. Báo Nhân Văn không có trụ sở, "toà soạn" là căn nhà của Trần Thiếu Bảo thuê, rất lớn, có nhiều buồng để làm nhà xuất bản, ở 25 Phan Bội Châu, Nguyễn Hữu Đang ở gần đấy; tầng trệt để mấy máy in nhỏ, chỉ in lặt vặt, những tờ báo to như Nhân Văn, kể cả các tập Giai Phẩm cũng không in được, phải in ở nhà Xuân Thu của Đỗ Huân[2].

NHÂN VĂN GIAI PHẨM - THỤY KHUÊ - KỲ 4


1   2   3   4    5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17
CHƯƠNG 7
BIỆN PHÁP THANH TRỪNG

● Tình hình từ tháng 12/1956 đến tháng 2/1958
Nhân Văn Giai Phẩm xuất hiện từ tháng 8/1956 đến tháng 12/1956. Cuối tháng 12/1956, tất cả những tờ báo có khuynh hướng theo NVGP, đều bị đình bản.
 Từ 20 đến 28/2/1957, tại Đại Hội Văn Nghệ II, họp ở Hà Nội, có khoảng 500 đại biểu, Trường Chinh kêu gọi đấu tranh "đập nát" NVGP.
Tuy nhiên Trung Quốc chưa dẹp phong trào "Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng", cho nên Đảng Lao Động chưa thể mạnh tay với trí thức văn nghệ sĩ: đầu tháng 4/1957, Hội Nhà Văn chính thức thành lập thay Hội Văn Nghệ, Hoàng Cầm, Hoàng Tích Linh vẫn được bầu vào ban chấp hành.

NHÂN VĂN GIAI PHẨM - THỤY KHUÊ - KỲ 5


1   2   3   4    5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17
CHƯƠNG 9
NGUYỄN HỮU ĐANG (1913-2007)

Nguyễn Hữu Đang là một trong những khuôn mặt trí thức dấn thân tranh đấu cho tự do dân chủ can trường nhất trong thế kỷ XX. Là cột trụ của phong trào NVGP, Nguyễn Hữu Đang đã bị bắt, bị cầm tù, bị quản thúc và mất quyền tự do phát biểu trong 59 năm, từ tháng 4 năm 1958 đến tháng 2 năm 2007, khi ông mất.
Là một trong những người hoạt động cách mạng trong phong trào Cộng sản từ khởi thủy, Nguyễn Hữu Đang sinh ngày 15/8/1913 tại làng Trà Vy, huyện Vũ Tiên, tỉnh Thái Bình, mất ngày 8/2/2007 tại Hà Nội. Theo bản "Tóm tắt quá trình hoạt động xã hội của Nguyễn Hữu Đang" do chính ông viết[1], thì từ 16 tuổi, Nguyễn Hữu Đang đã tham gia Học Sinh Hội[2] làm tổ trưởng và đã là đối tượng được kết nạp vào đảng, đó là năm 1929.

NHÂN VĂN GIAI PHẨM - THỤY KHUÊ - KỲ 6


1   2   3   4    5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17
CHƯƠNG 11
 TRẦN DẦN (1926-1997)

40 năm sau Nhân Văn, Trần Dần đã chỉ thấy những hòm bản thảo của mình: 2/3 bị tiêu tán, mục nát, 1/3 còn lại bị kết án chung thân trong trạng thái nằm. Vậy mà vẫn viết. Viết đều. Bởi ông cho rằng viết hay ghi là phương pháp duy nhất nói chuyện với mình khi không thể nói được với ai.
 Từ 1958, "ghi trở nên một hình phạt", người thanh niên 32 tuổi ấy đã bị"đòn ngấm quá cuống tim rồi".
Tác phẩm chịu chung số phận với người: gần 30 tập thơ, 3 cuốn tiểu thuyết, và không biết bao nhiêu bản thảo đã bị mối mọt.
Trần Dần tên thật Trần Văn Dzần, sinh ngày 23/8/1926 tại Nam Định trong một gia đình giàu có. Mất ngày 7/1/1997 tại Hà Nội. Đậu Thành Chung ở Nam Định, lên Hà Nội học, đậu Tú Tài.

NHÂN VĂN GIAI PHẨM - THỤY KHUÊ - KỲ 7


1   2   3   4    5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17
CHƯƠNG 13
VĂN CAO (1923-1995)

Văn Cao ở trong thơ, nhạc, họa, cho nên được giới nghệ thuật ba ngành mến phục. Là tác giả quốc ca, nhưng Văn Cao suốt đời bị chính quyền cộng sản nghi ngờ, tác phẩm bị trù dập, phân biệt đối xử.
Tìm hiểu cuộc đời của Văn Cao cũng là tìm hiểu giai đoạn lịch sử 45-46, mà các văn nghệ sĩ xuất thân từ nhiều ngành nghệ thuật khác nhau, nhiều thành phần chính trị và phi chính trị khác nhau đã theo Việt Minh để tranh đấu cho một lý tưởng: chống Pháp. Những Văn Cao, Phạm Duy, Tạ Tỵ, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Nguyễn Đình Thi, Lưu Hữu Phước,... đã có một thời hoạt động chung vai sát cánh, nhưng rồi chính trị sẽ phân lìa mỗi người một con đường, một chiến tuyến.

NHÂN VĂN GIAI PHẨM - THỤY KHUÊ - KỲ 8


1   2   3   4    5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17
CHƯƠNG 14
PHÙNG CUNG (1928-1998)

Phùng Cung đại diện cho tất cả những người bị tù không có án, thậm chí không có lý do, hoặc lý do mơ hồ, khó hiểu, trong danh sách hàng trăm người bị xử lý nặng, hoặc hàng ngàn người đã "liên hệ" xa gần với NVGP. Mỗi cá nhân là một trường hợp, một chân dung bị xoá, bị đưa đi biệt tích, trong cô đơn, đau khổ.

Phùng Cung cũng là khuôn mặt văn nghệ sĩ cuối cùng trong nhóm NVGP mà chúng tôi đề cập trong loạt chân dung, trước khi bước sang địa hạt trí thức. Nhưng không có nghiã là những người khác không có giá trị: Mỗi con người đã góp phần vào việc đấu tranh cho dân chủ của Việt Nam từ đầu thế kỷ XX cho đến ngày nay là một giá trị, một biệt cách. Chỉ riêng trong phong trào NVGP không thôi, sự can trường của Hữu Loan không giống sự can trường của Phùng Cung. Lòng nhiệt tình của Phùng Quán không dễ ai sánh được. Sự đóng góp của Bùi Xuân Phái không giống Nguyễn Sáng. Kịch của Hoàng Tích Linh không giống kịch của Chu Ngọc. Mỗi văn nghệ sĩ là một chân dung mà ký ức lịch sử văn học sẽ không thể bỏ qua.

NHÂN VĂN GIAI PHẨM - THỤY KHUÊ - KỲ 9


1   2   3   4    5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17
CHƯƠNG 15
CUỘC CÁCH MẠNG HIỆN ĐẠI ĐẦU THẾ KỶ XX

Trở lại những năm đầu thế kỷ XX, sau thất bại liên tiếp của các phong trào cần vương[1] và văn thân[2] một thế hệ kháng chiến mới hình thành với những trí thức khoa bảng nho học, trong hai chuyển động lớn: Phong trào Đông Du (1906-1908) do Phan Bội Châu lãnh đạo và phong trào Duy Tân (1905-1908) do Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng chủ xướng. Hai phong trào này phát động tinh thần yêu nước, phát sinh hình thức kháng chiến hiện đại của các trí thức nho học, nguồn gốc của các tổ chức chống Pháp sau này.
Một phong trào thứ ba, ít được biết đến, vì phần lớn văn bản viết tiếng Pháp, trên đất Pháp. Những người chủ chốt như Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh không theo cộng sản, và hậu duệ của họ là nhóm Đệ tứ, đã bị cộng sản tiêu diệt từ 1945. Đó là phong trào chống Pháp của các trí thức Tây học, xuất thân trường Pháp, chống Pháp trên báo chí tiếng Pháp, tại Paris và tại Sài Gòn.

NHÂN VĂN GIAI PHẨM - THỤY KHUÊ - KỲ 10



1   2   3   4    5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17
CHƯƠNG 17

HỘI ĐỒNG BÀO THÂN ÁI
PHONG TRÀO ÁI QUỐC ĐẦU TIÊN TẠI PHÁP

● Phan Văn Trường thành lập hội Đồng Bào Thân Ái
Về sự thành lập Hội Đồng Bào Thân Ái - La Fraternité des Compatriotes, Phan Văn Trường viết: "Một ngày trong năm 1912, sau khi đưa đám một thiếu niên An Nam, học sinh trường Parangon [trường Nguyễn Thế Truyền học từ năm 1910], một số đồng bào đưa ra ý kiến lập Hội Ái Hữu Sinh Viên An Nam tại Pháp - Association amicale des étudiants annamites en France. Họ đề nghị tôi nghiên cứu dự trình để thực hiện càng sớm càng tốt. Tôi trả lời ngay: "Làm thì dễ, Pháp đã có luật 1/7/1901, tự do lập hội. Nhưng luật không chưa đủ, còn phải tính đến chính sách thuộc địa nữa. Các bạn nên biết, nếu ta lập hội mà không có phép, chính quyền thuộc địa sẽ tìm cách dẹp ngay"[1].