Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

NHÂN VĂN GIAI PHẨM - THỤY KHUÊ - KỲ 9


1   2   3   4    5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17
CHƯƠNG 15
CUỘC CÁCH MẠNG HIỆN ĐẠI ĐẦU THẾ KỶ XX

Trở lại những năm đầu thế kỷ XX, sau thất bại liên tiếp của các phong trào cần vương[1] và văn thân[2] một thế hệ kháng chiến mới hình thành với những trí thức khoa bảng nho học, trong hai chuyển động lớn: Phong trào Đông Du (1906-1908) do Phan Bội Châu lãnh đạo và phong trào Duy Tân (1905-1908) do Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng chủ xướng. Hai phong trào này phát động tinh thần yêu nước, phát sinh hình thức kháng chiến hiện đại của các trí thức nho học, nguồn gốc của các tổ chức chống Pháp sau này.
Một phong trào thứ ba, ít được biết đến, vì phần lớn văn bản viết tiếng Pháp, trên đất Pháp. Những người chủ chốt như Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh không theo cộng sản, và hậu duệ của họ là nhóm Đệ tứ, đã bị cộng sản tiêu diệt từ 1945. Đó là phong trào chống Pháp của các trí thức Tây học, xuất thân trường Pháp, chống Pháp trên báo chí tiếng Pháp, tại Paris và tại Sài Gòn.

NHÂN VĂN GIAI PHẨM - THỤY KHUÊ - KỲ 10



1   2   3   4    5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17
CHƯƠNG 17

HỘI ĐỒNG BÀO THÂN ÁI
PHONG TRÀO ÁI QUỐC ĐẦU TIÊN TẠI PHÁP

● Phan Văn Trường thành lập hội Đồng Bào Thân Ái
Về sự thành lập Hội Đồng Bào Thân Ái - La Fraternité des Compatriotes, Phan Văn Trường viết: "Một ngày trong năm 1912, sau khi đưa đám một thiếu niên An Nam, học sinh trường Parangon [trường Nguyễn Thế Truyền học từ năm 1910], một số đồng bào đưa ra ý kiến lập Hội Ái Hữu Sinh Viên An Nam tại Pháp - Association amicale des étudiants annamites en France. Họ đề nghị tôi nghiên cứu dự trình để thực hiện càng sớm càng tốt. Tôi trả lời ngay: "Làm thì dễ, Pháp đã có luật 1/7/1901, tự do lập hội. Nhưng luật không chưa đủ, còn phải tính đến chính sách thuộc địa nữa. Các bạn nên biết, nếu ta lập hội mà không có phép, chính quyền thuộc địa sẽ tìm cách dẹp ngay"[1].

NHÂN VĂN GIAI PHẨM - THỤY KHUÊ - KỲ 11


1   2   3   4    5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17
CHƯƠNG 19
KHẢO SÁT VĂN BẢN NGUYỄN ÁI QUẤC/QUỐC

 Sự khảo sát văn bản Nguyễn Ái Quốc dẫn tới sự xác định vai trò lãnh đạo phong trào Người Việt yêu nước của Phan Văn Trường trong giai đoạn đầu (1911-1920) và của Nguyễn Thế Truyền trong giai đoạn sau (1921-1927). Đó là cơ sở đầu tiên của phong trào Yêu Nước chống thực dân trên đất Pháp.

Từ 1927, khi Nguyễn Thế Truyền về nước, phong trào Yêu Nước sẽ do nhóm Trốt-kít tiếp tục lãnh đạo với Tạ Thu Thâu, Hồ Hữu Tường, Phan Văn Hùm, Huỳnh Văn Phương, Trần Văn Thạch... Những nhà ái quốc này, tới năm 1945, sẽ bị cộng sản thủ tiêu, trừ Hồ Hữu Tường sống sót vì trốn ở Hà Nội.
Nguyễn Tất Thành trở thành Hồ Chí Minh, chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, từ 1948, chính thức nhận mình là Nguyễn Ái Quốc, tác giả các bài báo và xác định phong trào Người Việt Yêu Nước do ông lãnh đạo, trong cuốn sách ký tên Trần Dân Tiên. Những người ái quốc đối lập chính trị với ông bị chôn vùi trong nấm mồ "phản động".

NHÂN VĂN GIAI PHẨM - THỤY KHUÊ - KỲ 12


1   2   3   4    5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17
CHƯƠNG 21
PHAN KHÔI (1887-1959)

I ● Sự chôn vùi Phan Khôi
 Sau Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, từ thập niên 1930 Phan Khôi tiếp tục xây dựng nền móng mới cho Việt học, bằng phương pháp độc đáo: phân tích, phê bình và phản biện, cổ võ phải viết lịch sử cho đúng, kể cả các chi tiết nhỏ. Phải viết tiếng Việt cho đúng từng câu, từng chữ, từng chữ cái, từng chấm, phẩy. Phải dùng từ Việt và từ Hán Việt cho thích hợp. Phải hiểu Khổng học cho đúng. Sự tìm hiểu nguồn gốc ngôn ngữ và triết học Tây phương đi từ Thánh Kinh. Nữ quyền bắt đầu với Võ Tắc Thiên. Phan Khôi luôn luôn tìm đến nguồn cội để giải thích vấn đề. Là một nhà báo, nhưng không phải nhà báo bình thường. Là một học giả, nhưng không phải học giả cổ điển chỉ biết nghiên cứu. Phan Khôi là khuôn mặt học giả phản biện duy nhất của Việt Nam trong thế kỷ XX. Nhưng sự nghiệp văn học của Phan Khôi bị chôn vùi trong gần nửa thế kỷ[1].

NHÂN VĂN GIAI PHẨM - THỤY KHUÊ - KỲ 13


1   2   3   4    5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17
CHƯƠNG 22
VỤ ÁN NAM PHONG

Tuy không chính thức có vụ án Nam Phong, nhưng sau khi Phạm Quỳnh và Nguyễn Bá Trác, chủ nhiệm và chủ bút Nam Phong bị xử tử năm 1945; tại miền Bắc, toàn bộ trước tác trên Nam Phong, được coi là tờ báo của thực dân do "trùm mật thám" Louis Marty điều khiển, bị khai trừ khỏi nền giáo dục và văn học. Tại miền Nam từ 1954 đến 1975, các nhà nghiên cứu như Thanh Lãng, Phạm Thế Ngũ... tuy có nhắc đến nguồn cội phát xuất Nam Phong, từ chính quyền thực dân, nhưng vẫn xác nhận giá trị Phạm Quỳnh và đưa Nam Phong vào chương trình giáo dục trung-đại học. Sự kết án Phạm Quỳnh của Nguyễn Văn Trung, chỉ là một hình thức phản phê bình, chống lại quan điểm Thanh Lãng và Phạm Thế Ngũ, nhưng không đủ bằng chứng thuyết phục.

NHÂN VĂN GIAI PHẨM - THỤY KHUÊ - KỲ 14


1   2   3   4    5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17
CHƯƠNG 23
 NGUYỄN MẠNH TƯỜNG (1909-1997)

Ngày 30/10/1956, Nguyễn Mạnh Tường diễn thuyết 6 tiếng trước Mặt Trận Tổ Quốc tại Hà Nội -3 giờ buổi sáng, 3 giờ buổi chiều- về những sai lầm trong Cải Cách Ruộng Đất. Trường Chinh, Xuân Thủy và Dương Bạch Mai yêu cầu ông viết lại nội dung cuộc nói chuyện ứng khẩu thành văn bản. Ông viết lại với tựa đề:"Qua những sai lầm trong Cải Cách Ruộng Đất, xây dựng quan điểm lãnh đạo",đánh máy làm hai bản, trao cho Trường Chinh và Xuân Thủy, chỉ giữ lại bản nháp viết tay. Bài chính luận sâu sắc, chủ đích phân tích những sai lầm của chế độ, từ Cải Cách Ruộng Đất ở thôn quê, sang Cải Tạo Tư Sản, quản lý mậu dịch ở thị thành, chỉ ra nguồn cội của sai lầm: vì chế độ chính trị không dân chủ; và trình bàyphương pháp sửa đổi: thực hiện những nguyên tắc của một nhà nước pháp quyền, trong một chế độ dân chủ.

NHÂN VĂN GIAI PHẨM - THỤY KHUÊ - KỲ 15


1   2   3   4    5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17
CHƯƠNG 24
UNE VOIX DANS LA NUIT - CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT VÀ CẢI TẠO TƯ SẢN

Trong buổi nói chuyện trên RFI tháng 9/1995, trả lời câu hỏi: "Từ sự đoàn kết dân tộc thời toàn quốc kháng chiến 1946, đến thời kỳ phân hoá chia rẽ dân tộc chỉ có 10 năm. Tại sao?" Nguyễn Hữu Đang giải thích:

 "Có thể hiểu việc đó như thế này: Ngay trong cương lĩnh của đảng Cộng Sản Đông Dương cũng ghi rõ là làm cách mạng để tiến tới Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa. Cho nên 10 năm sau, nhất định nước Việt Nam phải tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội và muốn tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội thì phải tiến hành Đấu Tranh Giai Cấp, phải xóa bỏ địa vị, quyền lợi của hai giai cấp bóc lột là giai cấp địa chủ và giai cấp tư sản. Trước kia đoàn kết Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc, giờ đây phải Đấu Tranh Giai Cấp để tiến tới Chủ Nghĩa Xã Hội. Trong Đấu Tranh Giai Cấp như thế thì quyết liệt lắm, có ảnh hưởng chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa Mao Trạch Đông là quá tả, rất ác liệt, (...) Chúng tôi chống, là chống cái chủ nghĩa Staline và chống chủ nghĩa Mao Trạch Ðông.