|
HƯƠNG HOA...
Không ai có thể ngạc nhiên với kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử
được loan báo hôm 8 Tháng Chín khi ông Thủ Tướng Hun Sen, thủ tướng đương nhiệm
và lãnh tụ của đảng Nhân dân Cambodia CPP, đã thắng cử. Ông đã cầm quyền từ 28
năm nay. Nhưng cuộc bầu cử lần này có một cái khác, đó là kết quả khá khít
khao. Ðảng của thủ tướng chỉ được có 68 ghế so với 90 trong cuộc bầu cử lần
trước.
Kết quả này đã làm cho đảng đối lập Ðảng cứu quốc Cambodia
(CNRP) cảm thấy can đảm hơn. Theo tính toán của họ, họ đã thắng cuộc bầu cử
chiếm được 63 ghế chứ không phải 55 ghế như kết quả của Ủy ban bầu cử. Và dĩ
nhiên với số ghế đó họ đủ đa số để thành lập chính phủ. Họ đã đòi là một ủy ban
hỗn hợp, với sự tham dự của Liên Hiệp Quốc, điều tra những cáo buộc gian lận
bầu cử, và họ kêu gọi ủng hộ viên xuống đường phản đối. Chống biểu tình tập trận (ảnh trên) chống lại những người biểu tình bạo động. |
Từ lúc đó, bầu không khí thủ đô Phnom Penh ngày
càng căng thẳng. Thiết vận xa chở binh sĩ súng ống đầy đủ đi tuần trên đường phố.
Binh sĩ thử súng phóng lựu và cảnh sát
Những cảm tình viên của CNRP tham gia biểu tình bất bạo động |
Nhưng hôm 7 Tháng Chín, đảng CNRP, đã làm toàn
thể cuộc diễu võ dương oai đó trở thành một trò hề. Họ đã xuống đường,
nhưng không với khẩu hiệu đả đảo gian lận bầu cử, mà với những bài ca, lời kinh
cầu nguyện và những bông hoa sen, tiêu biểu của sự an hòa của nhà Phật. Mà lực
lượng của họ không nhỏ. Khoảng 20,000 người biểu tình đã đổ vào Công viên Tự
do, một công viên mà thực sự là một bãi cỏ nơi mọi cuộc biểu tình được cho
phép.
Lo sợ đổ máu đã tan dần với mỗi lời tụng kinh. Các nhân viên
cảnh sát chống biểu tình, mà sự gia tăng hiện diện trên đường phố đã làm cho lo
sợ có đụng độ lớn, chỉ biết đứng nhìn khi những người biểu tình hò reo, ca hát
và chia nhau ăn nhậu. Bà Yean May, theo một blog của tờ The Economist, khoảng 50
tuổi, đã từ tỉnh Kandal kế cận thủ đô đến tham dự, giải thích “Mọi người đều bỏ
phiếu cho CNRP, nhưng đảng đã không thắng. Ðây là nước tôi thành ra tôi phải
đến đây để phản đối. Nhưng tôi không cảm thấy sợ hãi gì cả.”
Vài chục vị sư, mặc dầu các vị lãnh đạo trong
giáo hội đã khuyến cáo họ đừng tham gia biểu tình, đã sẵn sàng hy sinh có thể
bị đuổi khỏi chùa, cũng nhập cuộc cùng dân chúng, già trẻ lớn bé. Họ cũng cầu
nguyện và hò reo khi các lãnh tụ đối lập lên diễn đàn.
Nông dân biểu tình đòi đất tại thủ đô Phnom Penh hôm 17/6/2013 |
Hàng chục ngàn người biểu tình ủng hộ Đảng của ông Sam Rainsy |
Kể từ khi đảng của ông đã được tuyên bố không
chính thức ngay sau cuộc bầu cử là đã thua trong cuộc bầu cử hôm Tháng Tám, ông Sam Rainsy, lãnh tụ đảng CNRP, bắt đầu nói đến chủ thuyết phản
đối bất bạo động của Thánh Gandhi. Trong cuộc biểu tình hôm mùng 7, ông tuyên bố
quyết tâm theo đuổi hòa bình. Theo tường thuật của báo chí, ông đã nói với các ủng
hộ viên là “Ðảng CPP có súng”, và trong khi các ủng hộ viên của ông ném những
cánh hoa sen lên không, ông nói tiếp “Ðảng CNRP có bông hoa.””
Sam Rainsy |
Tưởng cũng xin phép nhắc lại vài hàng về lịch
sử từ ba thập niên nay của Cambodia và về vai trò của ông Sam Rainsy.
Ông hiện là lãnh tụ đối lập độc nhất còn lại sau khi đảng Bảo hoàng FUNCINPEC
của Hoàng tử Norodom Ranariddh đã bị làm tê liệt, hầu hết các lãnh tụ bị hạ
sát, sau cuộc bầu cử năm 1998. Trong giai đoạn Cambodia được đặt dưới sự bảo hộ
của Liên Hiệp Quốc từ năm 1993 đến năm 1997, một chính phủ với hai vị thủ tướng
đã cai trị Cambodia với Hoàng tử Ranariddh là đồng thủ tướng với ông Hun Sen.
Nhưng năm 1997, ngay trước cuộc bầu cử năm 1998, cuộc bầu cử cuối cùng dưới sự
giám sát của Liên Hiệp Quốc, ông Hun Sen tổ chức đảo chánh, lật đổ đồng thủ
tướng Ranariddh và bắt đầu một cuộc tảo thanh các lãnh tụ của đảng FUNCINPEC.
Lúc đó ông Sam Rainsy còn yếu thế, đảng của ông còn mang tên đảng Sam Rainsy, nhưng
ông cũng bị truy nã. Cả hoàng tử Ranariddh và ông Rainsy đã phải bỏ sang Thái
Lan lánh nạn.
Khi cuộc bầu cử đến, ông Hun Sen, trước áp lực của Hiệp Hội
Asean và Liên Hiệp Quốc, phải cho hai lãnh tụ trở về. Có điều cuộc bầu cử năm
1998 khác xa cuộc bầu cử năm 1993, được coi là một cuộc bầu cử tương đối dân
chủ nhất của Cambodia. Năm 1998, ông Hun Sen công khai vừa uy hiếp vừa mua
chuộc cử tri. Tôi còn nhớ một đại diện của Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã
mỉa mai trả lời báo chí “Uy hiếp và mua chuộc cử tri ư? Thưa quý vị, quý vị
muốn biết điều nào trước vì thí dụ nhiều quá không thể nói cả hai.”
|
Nhưng so với ông hoàng, một người không mấy bặt thiệp, ông Sam
Rainsy là một chính trị gia đáng nể. Với hầu như không có một chút hỗ
trợ nào từ ai cả, ông đã xây dựng đảng Sam Rainsy thành một thế lực đáng kính
nể. Là một chính trị gia, dĩ nhiên ông không từ bất cứ một phương thức
nào để thành công, kể cả luận điệu mỵ dân bài Việt Nam.
Sau một cuộc meeting trong đó ông đã đưa ra những luận điệu bài
Việt rất trắng trợn, tôi đã xin được một cuộc phỏng vấn với ông với tư cách là
phóng viên ban Việt Ngữ đài BBC. Khi tôi hỏi tại sao ông chống bài Việt, ông
trả lời “Tôi không chống Việt Nam. Việt Nam là nước láng giềng và
Cambodia phải học sống chung hòa bình với Việt Nam. Tôi chỉ chống chính
sách hiện nay của Việt Nam đối với Cambodia.” Khi tôi hỏi liệu ông có
tổ chức một chiến dịch 'cáp duồn' đuổi người Việt ra khỏi Cambodia như đã từng
xảy ra hay không, ông trả lời “Những người Khmer gốc Việt, đã sống có khi nhiều
đời ở Cambodia, là công dân Khmer. Họ sẽ được sống an toàn và pháp luật bảo vệ
nếu họ không vi phạm luật lệ và nếu họ không ‘nối giáo cho giặc’.”
Sau cuộc bầu cử năm 1998, ông đã phải bỏ nước sống lưu vong. Năm
nay, nhờ một lệnh đặc xá của Quốc vương Norodom Sihamoni, ông đã được trở về
tham gia bầu cử. Và ngay lập tức ông đã hứa hẹn với nhân dân Cambodia sẽ chấm
dứt “nhiều thập niên đau khổ và bạo động”. Lời hứa đó đã làm nhân dân Cambodia
lại một lần nữa đặt hy vọng vào ông.
Và tuy đã bị tuyên bố thất cử, ông vẫn tiếp tục đòi một cuộc
điều tra. Ông tuyên bố với chính quyền “Chúng tôi muốn quý vị phải kiểm phiếu
lại,” ý chỉ số ghế mà đảng CNRP tin là thuộc về họ. “Nếu quý vị không làm được
việc đó thì phải bầu lại.” Ông cũng đã kêu gọi sự can thiệp của vị vua vốn đã
tỏ ra không màng gì đến chính trị. Ðồng thời ông đe dọa sẽ tiếp tục tổ chức
những cuộc biểu tình rộng lớn nếu lời yêu cầu của ông bị bác.
Và ngay sau xác nhận của Ủy ban bầu cử là ông Hun Sen đã thắng,
lập tức đảng CNRP bác bỏ. Cuộc đối đầu bắt đầu. Ông Sam Rainsy khuyến cáo đảng
cầm quyền là sẽ chịu hậu quả của bế tắc. Ông Hun Sen nói đảng ông sẵn sàng lấy
số 55 ghế của đảng CNRP nếu họ tẩy chay khóa họp đầu tiên của quốc hội sẽ bắt
đầu vào tháng này.
Với lãnh tụ của họ từ chối đầu hàng, những ủng hộ viên của ông
sẽ tiếp tục xuống đường. Một phát ngôn nhân của cảnh binh nói với báo chí địa
phương là các ủng hộ viên của đảng CNRP rồi sẽ “mệt mỏi và chán nản”. Ông Sam
Rainsy có thể chưa có được quyền lực, nhưng ông vẫn còn thừa khả năng lôi cuốn,
hấp dẫn, nhất là khi dân chúng đang tràn đầy bất mãn vì tham nhũng, chiếm dụng
đất đai của chính quyền hiện tại. Sau 28 năm bị ông Hun Sen đè nén, có lẽ còn
lâu họ cũng như lãnh tụ của họ mới bỏ cuộc.(LÊ PHAN)
MÁU ĐÃ ĐỔ
Các cuộc biểu tình do phe đối lập tại Campuchia phát động để phản đối kết quả bầu cử Quốc hội khóa 5 đang có dấu hiệu trở nên bạo lực, thay vì là những cuộc biểu tình hòa bình như phe đối lập cam kết lúc đầu.Cuộc biểu tình bắt đầu diễn ra hôm qua 15/9 đã vượt quá khuôn khổ quy định mà Bộ Nội vụ Campuchia cho phép về số lượng người tham gia, cố tình diễu hành; lập trại và ở lại qua đêm ở nơi biểu tình.
Các cuộc biểu tình do phe đối lập tại Campuchia phát động để phản đối kết quả bầu cử Quốc hội khóa 5 đang có dấu hiệu trở nên bạo lực, thay vì là những cuộc biểu tình hòa bình như phe đối lập cam kết lúc đầu.Cuộc biểu tình bắt đầu diễn ra hôm qua 15/9 đã vượt quá khuôn khổ quy định mà Bộ Nội vụ Campuchia cho phép về số lượng người tham gia, cố tình diễu hành; lập trại và ở lại qua đêm ở nơi biểu tình.
Nguồn tin các cơ quan chức năng Campuchia cho biết, những kẻ biểu tình quá khích đã đốt phá một đồn cảnh sát tại xã Chak Anger Leu, quận Mienchay gần đó. Hàng nghìn cảnh sát cơ động và lực lượng hiến binh đã được huy động để lập lại trật tự tại khu vực này.
Khoảng 4-5 phần tử quá khích đã bị bắt giữ.
Đến 23h đêm 15/9, tình hình tại đây đã tạm yên trở lại.
Bất chấp những nguy cơ an ninh và xáo trộn xã
hội nghiêm trọng mà các cuộc biểu tình gây ra, phe đối lập là Đảng Cứu quốc
Campuchia vẫn khẳng định sẽ tiếp tục biểu tình trong hai ngày 16-17/9, mặc dù
trong sáng 16/9, tại trụ sở Quốc hội Campuchia dự kiến sẽ diễn ra cuộc họp cấp
cao giữa lãnh đạo hai đảng Nhân dân Campuchia (CPP) và đảng Cứu quốc Campuchia
(CNRP) để giải quyết bất đồng.
Phe đối lập cũng tuyên bố tẩy chay cuộc họp ra
mắt Quốc hội khóa mới do Quốc vương Sihamoni triệu tập ngày 23/9.
Theo kết quả chính thức, đảng Nhân dân
Campuchia (CPP) đã giành được 68 nghế nghị sỹ Quốc hội khóa 5, trong khi đảng
Cứu quốc Campuchia đối lập giành được 55 ghế còn lại. Phe đối lập kiên quyết
bác bỏ kết quả này, và cho rằng họ mới là người thắng cử với 63 ghế, và ra yêu
sách thành lập ủy ban độc lập với sự tham gia của Liên Hợp Quốc để điều tra kết
quả bầu cử./.(VOV)
Hình ảnh biểu tình hôm qua 15/9:
Hình ảnh biểu tình hôm qua 15/9:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét