BENJAMIN
F.SCHEMMER
|
Sau khi
chết
Dù dư luận quần chúng như thế nào đi nữa thì Lầu Năm Góc cũng đã bị lay chuyển
bởi các phản ứng đối với cuộc tập kích Sơn Tây. Trước khi Laird bay đi Fort
Bragg để gắn huy chương cho toán tập kích thì báo cáo sau hành động của Manor
từ Thái Lan gửi về đến nay mới tới nơi gần một tuần lễ sau khi chấm dứt công
tác. Một phần báo cáo này may mắn thay, đấy là phần ít quan trọng nhất lọt
vào tay của nhà báo Jack Anderson.
Trước đây Laird đã bực bội về hệ thống
truyền tin bị hư hỏng qua nhiều giai đoạn hành động trước cuộc tập kích, bây
giờ Laird đã bực lại càng cảm thấy khó chịu hơn nữa khi nhận được bản báo cáo
quá muộn và khi biết được một phần tin tức đã lọt vào tay Anderson. Ông ta và
Moorer quyết định đã đến lúc cần phải chỉnh đốn lại hệ thống truyền tin quân
đội Mỹ trên khắp thế giới.
Một sự chỉnh đốn khác nữa cũng cần phải thực hiện. Phần nhiều các lời chỉ
trích, chê bai cuộc tập kích đều hướng về các cơ quan tình báo đã yểm trợ cho
công tác này. Mặc dù Laird đã mạnh dạn tuyên bố rằng các toán tập kích được
cung cấp nguồn tình báo có hiệu lực nhất, mặc dù các giới chức trong các cơ
quan tình báo đã cố gắng tránh né không ai chịu lĩnh trách nhiệm về mình hoặc
cố ẩn mình sau bức tường yên lặng thì báo chí và dư luận quần chúng vẫn thấy
rõ một điểm: một công tác quân sự đầy thiện chí đã bị sơ xuất tình báo làm thất
bại ngay từ phút đầu. Cảm nghĩ này cũng không quên nhằm vào Lầu Năm Góc và
tòa Nhà Trắng. Sau này một viên chức cao cấp thuộc Hội đồng An ninh quốc gia
có phát biểu ý kiến: “Sơn Tây là cọng rơm cuối cùng”. Trong thời điểm này Hội
đồng an ninh quốc gia đã nhìn thấy cuộc tập kích là một sự thất bại hơn nữa để
bắt buộc phải bắt tay nhanh chóng cải tổ sâu rộng hệ thống tình báo, việc này
cần được thực hiện một năm sau.
Tuy nhiên trong khi chờ đợi, Lầu Năm Góc đã chỉ thị cho điều tra để xác định
nguyên nhân đưa đến sự thất bại của cuộc tập kích có phải là do tình báo kém
hiệu lực hay là do vấn đề sơ xuất an ninh. Cuộc điều tra này đã đem đến nhiều
dữ kiện có ý nghĩa đặc biệt về phản ứng của kẻ địch đối với cuộc tập kích Sơn
Tây.
Hai tháng sau cuộc tập kích, Sully Fontaine đang hưởng tuần trăng mật thì một
vị “cố vấn” ở tòa đại sứ Mỹ đã đi lùng gặp và yêu cầu ông ta bay đi ngay Hong
Kong trên chuyến bay sớm nhất. Tại đây sẽ có người gặp với đầy đủ chỉ thị khác
Fontaine đã có ý định nghỉ xả hơi một tuần với người vợ mới cưới tại Bangkok,
một trong những thành phố mà ông ta thích nhất. Nhưng sau 28 năm lăn lộn
trong ngành tình báo, ông ta đã quá quen với việc nhận được lệnh bất thường,
tại một thời điểm bất thường như thế này.
Fontaine là một chuyên viên tình báo hoạt động mật của quân đội giàu kinh
nghiệm. Ông ta 44 tuổi người Bỉ gốc Pháp, nói thông thạo bốn ngoại ngữ. Ông
ta tham gia quân đội Hoàng gia Anh vào năm 1948, tốt nghiệp trường huấn luyện
biệt kích và nhảy dù, và đã từng nhảy dù xuống châu Âu để hoạt động với cơ
quan phản gián Mỹ, và các tổ chức kháng chiến của Hà Lan, Bỉ, Pháp. Ông ta được
thưởng chiến công bội tinh với cành dương liễu của cả nước Bỉ và nước Pháp.
Sau chiến tranh, ông ta học khoa triết tại trường quân sự Bỉ, rồi được kéo
vào quân đội Hoa Kỳ để làm sĩ quan huấn luyện trong khi chiến cuộc Triều Tiên
đang vào hồi kết thúc. Tại đó, ông ta chỉ huy Đội danh dự của Liên hợp quốc,
một đội có danh tiếng gồm một đơn vị 99 người Mỹ cộng thêm những toán quân
tinh nhuệ đặc biệt của bảy quốc gia khác. Fontaine có được một lực lượng quốc
tế gìn giữ hòa bình của riêng mình. Nhưng ông ta lại sớm quay về với công việc
“bí mật”, chỉ huy một trong các đội huấn luyện lực lượng đặc biệt đầu tiên của
quân đội ở Triều Tiên.
Trong ba năm sau, những nhiệm vụ của Fontaine thay đổi bất thường giữa quân
báo và công tác của lực lượng đặc biệt. Năm 1959 ông ta được gửi đến toán thứ
10 của lực lượng đặc biệt tại Đức. Ông ta đã tổ chức những “sứ mệnh đặc biệt”
ở châu Phi và Trung Đông. Vào năm 1963, ông ta được gửi đi Việt Nam để tổ chức
một trại lực lượng đặc biệt ở giữa vùng sông Mê Công qua Campuchia, và giúp
huấn luyện các đơn vị người Nam Việt Nam và Campuchia. Ông ta làm việc đó rất
có kết quả và kết thúc nhiệm vụ ở nhóm Hoạt động đặc biệt của Don Blackburn.
Blackburn giao cho ông ta tổ chức mạng lưới điệp viên, tuyển bộ những người
trên cao nguyên và giám sát những hoạt động đặc biệt ở Campuchia và Lào.
Sau ba chuyến đi công tác ở Việt Nam Fontaine được giao phó công việc tình
báo hình sự ở châu Âu. Một trong những nhiệm vụ của ông ta là phục vụ dưới
danh nghĩa sĩ quan liên lạc quân sự Mỹ với tổ chức Cảnh sát quốc tế. Hai năm
sau đó, ông ta trở lại Đông Nam Á, điều tra các tổ chức quốc tế về trọng tội ở
khắp Viễn Đông. Ông ta được nghỉ phép sau một chuyến công tác dưới danh nghĩa
là chỉ huy phó trong tổ chức điều tra hình sự của tất cả quân đội tại miền
Tây Hoa Kỳ. Ông ta có ý định sẽ làm cho vợ quen với đời sống ở San Francisco
khi mà tuần trăng mật của họ kết thúc.
Fontaine và vợ lập tức bay đi Hong Kong. Ở đấy, một “cố vấn” khác của tòa đại
sứ đã đón máy bay của ông ta và trao cho ông một phong thư. Thế là việc nghỉ
phép của ông ta bị cắt bỏ, đồng thời được lệnh bay đi Washington.
Tại Washington, Fontaine được đưa đến Lầu Năm Góc và cuối cùng đi đến “một
nơi như là một cái hòm” ông ta kể lại: Tại đấy trong một văn phòng chật
hẹp ngoài cửa có mấy chữ: “chỉ đặc biệt mới được vào”. Đến đây ông ta được biết:
“chúng tôi vừa được lệnh điều tra một tiết lộ về vụ tập kích Sơn Tây. Ông là
người được uỷ thác nhiệm vụ đó”. Đây không phải là một cuộc điều tra như thường
lệ. Sự vụ lệnh của ông do đại tướng B.Palmer quyền tham mưu trưởng lục quân
ký, “theo chỉ thị của Bộ trưởng Quốc phòng”.
Fontaine chỉ biết vụ tập kích trại tù Sơn Tây qua những gì ông ta đọc. Trong
hai ngày, ông ta xem xét các hồ sơ về Sơn Tây: những dự thảo báo cáo sau hành
động, những đánh giá về phần tình báo, những hồ sơ về an ninh, “tất cả những
gì có dính líu vào”. Ông ta kết luận rằng việc điều tra về một tiết lộ bí mật
có thể xảy ra là một việc khôi hài. Với những người chuyên nghiệp như Simons
và Blackburn đứng đằng sau cuộc tập kích, thì không thể có sự tiết lộ gì. Hơn
nữa, ông ta biết rằng, nếu có sự tiết lộ bí mật thì Simons và những người của
ông này sẽ bị nghiền nát như tương sau vài giây đổ bộ xuống Bắc Việt Nam.
Simons đã mang trở về tất cả số người của ông thật sự là không ai chạm đến.
Fontaine đã từng phục vụ cho Simons “người quân nhân vĩ đại nhất mà tôi
chưa từng gặp”. |
|
|
Nhưng
cuộc gặp gỡ giữa Fontaine và Lầu Năm Góc có vẻ “sắt đá” lắm: “Không, chúng
tôi có sơ hở. Như anh đã biết, không có một ai lúc họ đến. Ở đâu đây trước
khi thi hành cuộc tập kích, có kẻ nào đã biết. Chúng tôi có cảm nghĩ là tình
báo nước ngoài đã biết về cuộc tập kích, họ đã báo cho Bắc Việt Nam và vì thế
mà trại tù trống rỗng”.
Đối với Fontaine thì toàn thể cuộc điều tra này có vẻ như là một tình trạng hỗn
độn giữa những cơ quan tình báo khác nhau đang cố đẩy trách nhiệm của chính
mình cho kẻ khác. Nhưng ông ta cũng chọn một toán người điều tra. Gửi một người
trong nhóm đến căn cứ Fort Bragg và một người khác đến căn cứ không quân
Eglin, trong khi ông ta bay trở lại Đông Nam Á không có vợ đi cùng.
Qua các nguồn tin khác, Fontaine biết chắc rằng không có một sơ hở nào về cuộc
tập kích, qua các đường dây tình báo thân hữu. Các cuộc tiếp xúc với đồng
nghiệp người Anh đã cho ông ta biết rõ một quan niệm về phương thức làm việc.
Lúc nào Fontaine cũng nghĩ rằng: “Nếu muốn biết việc gì sắp xảy ra trong tuần
tới tại Washington, thì đừng đi Washington mà nên đến London”. Và một trong
các đồng nghiệp người Anh của ông ta, lúc bấy giờ là Trưởng ngành quân báo của
Anh tại Bắc Mỹ, đã tỏ ra khâm phục nói rằng: “Chính chúng tôi cũng bị sửng sốt.
Đây là lần đầu tiên mà các tên to mồm ở phía các anh đã không mở miệng nói điều
gì cả”.
Mặc dù Fontaine là một chuyên viên thuộc loại cừ nhưng ông ta cũng không thể
khám phá ra việc sơ hở trong đường dây an ninh đối với cuộc tập kích. Chuyện
này xảy ra tại Hawaii, tại đấy chỉ có ba sĩ quan biết trước được việc hành
quân này. Người thứ nhất là đô đốc John McCain, Tổng tư lệnh Thái Bình Dương.
Người thứ hai là Đại tướng Charles A., Corcoran, Tham mưu trưởng thuộc Bộ tư
lệnh Thái Bình Dương. Và người thứ ba là một sĩ quan không quân, kém hai vị
trên bảy bậc, tên là Andrew Porth, mặc dù tên này không được phép biết về
chuyện tập kích. Nói theo giọng chuyên nghiệp của ngành quân báo thì viên sĩ
quan này chỉ là một nhân viên phòng nhì, và những điều gì anh ta biết đều do
suy luận cá nhân mà ra.
Porth là một đại uý tình báo trẻ tuổi thuộc ngành “vượt ngục và trốn thoát” của
binh chủng không quân ở Thái Bình Dương, làm việc tại căn cứ không quân
Hickam. Viên sĩ quan cao 5 bộ 11 inch, tóc vàng gợn sóng này là người phụ
trách việc quản lý tài liệu cũng như kế hoạch có liên quan đến tù binh, đồng
thời cũng phụ trách cả việc thẩm vấn các tù binh đã được trao trả. Anh ta yêu
cầu mỗi không đoàn chiến đấu thuộc Bộ tư lệnh không quân Thái Bình Dương đều
phải có một bản đồ đặc biệt riêng về vùng Bắc Việt Nam có kèm theo hình ảnh
chỉ rõ các khu vực có trại tù binh. Tất cả mọi việc liên lạc về vấn đề tù
binh ví dụ như công điện, hình ảnh trinh sát, các tài liệu phân tích tình
báo, đều phải đi qua văn phòng làm việc của anh ta. Anh ta làm việc chặt chẽ
với toán thám báo kỹ thuật 548, toán đã soạn thảo ra các tài liệu về tình
hình tù binh bị giam giữ tại Bắc Việt. Tập tài liệu này được xem như một cuốn
Thánh kinh đối với những ai muốn biết về tin tức tình báo tù binh trong đó có
hình ảnh của mỗi tù binh hoặc mỗi binh sĩ bị mất tích, và lời khai của những
nhân chứng quan trọng về họ. Tập tài liệu này đã được sử dụng rộng rãi trong
việc thẩm vấn những bộ đội đào ngũ hoặc bị bắt giữ của Việt cộng hoặc của Bắc
Việt. Văn phòng của Porth nói đúng ra là một căn hầm làm việc chung với các
chuyên viên thám báo có nhiệm vụ kiểm soát các tài liệu thuộc về không lực đối
với các công tác tình báo.
Từ tháng 9 đến tháng 10 năm 1970, Porth bắt đầu lưu ý đến các công văn trước
đây đã được đánh dấu “mật” thì bây giờ tăng lên là “tối mật”. Còn những công
văn “tối mật” thì lại tăng lên “tuyệt mật”. Trường hợp này được đặc biệt sử dụng
trong các hệ thống công văn thuộc về công tác thám báo tại Bắc Việt Nam. Một
sự kiện nữa là các tấm ảnh trước đây thường được chuyển đến văn phòng anh ta
thì nay không còn chuyển tiếp nữa. Như vậy chứng tỏ là anh ta thuộc loại nhân
viên không cần thiết được biết đến những việc này. Anh ta có cảm nghĩ là có
chuyện gì khác thường đang xảy ra. Tuy nhiên, vì lý do thiết lập kế hoạch Sơn
Tây cần phải có nhiều tin tức phản gián, cho nên anh ta vẫn thấy được một vài
dữ kiện có liên quan đến công tác trinh sát của không lực.
Ngoài ra cũng còn một vài dấu hiệu khác chứng tỏ là có một việc đặc biệt nào
đó đang xảy ra. Porth thường nhận được những cú điện thoại từ các văn phòng
đã bị “gạt ra ngoài lề” gọi đến để tò mò hỏi xem việc gì đang xảy ra. Trong
toàn vùng Thái Bình Dương, các phương tiện và nhân sự như là máy bay các loại,
thiết bị truyền tin đặc biệt, các chuyên viên đang được điều động di chuyển chỗ
này sang chỗ nọ. Thời gian trôi qua và càng ngày các sĩ quan không quân tại
Thái Bình Dương càng cảm thấy khó làm việc. Họ không thể điều hành được phần
công việc trong cuộc chiến tranh này một cách hữu hiệu vì lẽ tất cả các
phương tiện dưới quyền kiểm soát của họ trước đây đã bị chuyển đi nơi khác mà
không có lời giải thích để phục vụ cho những công tác mà họ không được quyền
biết đến.
Vào ngày thứ tư 11 tháng 11, chín ngày trước cuộc tập kích Sơn Tây, một thiếu
tá quân y thuộc Tổng y viện Thái Bình Dương đã gọi điện thoại cho Porth với vẻ
hoang mang. Ông ta hỏi Porth biết gì về việc một chiếc máy bay tải thương loại
C-141 đã bị chuyển ra khỏi hệ thống dành riêng cho chiến trường Việt Nam và
được đặt vào hệ thống trực khẩn cấp tại căn cứ không quân Clark ở
Philippines. Đây là chiếc máy bay tải thương đặc biệt dùng để chở khoảng 55
thương binh với đầy đủ giương nệm. Vị sĩ quan quân y này nói thêm cho Porth
biết là chiếc máy bay này được lệnh chờ xuất phát vào bất cứ giờ phút nào.
Ông ta không thể hiểu việc gì đã xảy ra, chỉ có thể nghĩ là chiếc máy bay này
sẽ được dùng cho công tác tải thương thông thường. Cuộc chiến vẫn còn đang xảy
ra dữ dội tại miền Nam Việt Nam đã có 312 quân nhân Mỹ tử thương và 1940 bị
thương vào tháng mười năm 1970.
Porth trả lời là anh ta không có khái niệm nào cả. Nhưng rồi con số 55 đã làm
cho anh ta suy nghĩ một chiếc máy bay tải thương đặc biệt để chở 55 thương
binh. Như vậy là có nghĩa gì? Đấy chính là con số tù binh mà Porth đã đọc được
trong tài liệu mới nhất của DIA, con số tù binh còn đang bị giam giữ tại Sơn
Tây. Anh ta kiểm soát lại các tài liệu tình báo về các đường bay trinh sát mà
các hình ảnh đã chụp nhưng không còn được quyền xem nữa. Các đường bay này rõ
ràng là hướng về Sơn Tây. Đột nhiên Porth có cảm nghĩ một cuộc tập kích tại
Sơn Tây sắp xảy ra.
|
|
Mặc dầu
biết đấy là một loại công tác mà anh ta không được phép biết, đấy là câu chuyện
mà không nên thảo luận với ai cả. Nhưng ý nghĩ này vẫn còn ám ảnh anh ta.
Ngày thứ hai tuần sau, 16 tháng 11, anh ta tự lập một bản thuyết trình tình
báo riêng cho mình đấy là một bản sơ đồ có thể dùng để gắn các hình ảnh
và bản đồ để trình bày diễn tiến công tác. Sau đó các tấm ảnh được tháo ra
ngay, bỏ vào phong bì, và cho vào tủ hồ sơ khóa lại trong căn phòng mật kín.
Qua bản thuyết trình tự lập này, các dấu hiệu tình báo lại càng chứng tỏ cho
anh ta biết một cuộc tập kích tại Sơn Tây thật là điều rõ ràng. Porth đã thu
xếp bản thuyết trình và cất giữ riêng, nhưng vào ngày thứ tư thì anh ta có
căn dặn viên sĩ quan trực tại Trung tâm tình báo phải gọi cho anh ta biết ngay
nếu có tin tức gì mới về tù binh bất cứ là tin tức gì qua hệ thống phát
thanh, công điện, báo chí ngoại quốc v.v…
Hai ngày sau, vào tối 26 tháng 11, Porth nhận lệnh bất ngờ đến trình diện tại
văn phòng chỉ huy Bộ tư lệnh không quân Thái Bình Dương. Tại đấy anh ta thấy
có một đám người đông. Một việc gì đó đang xảy ra tại Bắc Việt Nam. Mọi người
có vẻ bị dao động hệ thống phòng thủ của không quân đang hoạt động tối đa, hệ
thống tên lửa được bắn ra như những tràng pháo dài, hệ thống truyền tin được
sử dụng đến cao độ mà từ bao năm qua tại Bộ tư lệnh Thái Bình Dương chưa hề xảy
ra và không một ai biết rõ vì sao.
Porth quan sát vị thủ trưởng của mình là đại tá Pat E., Goforth, phó giám đốc
tình báo thuộc Bộ tư lệnh không quân Thái Bình Dương đang đứng nhìn tất cả mọi
sự xáo trộn này. Vị phó tư lệnh Thái Bình Dương là đại tướng John P., Lavelle
cũng có mặt trong đám đông. Mọi người vây xung quanh và cố gắng giải thích
cho Lavelle biết những sự kiện mà Bắc Việt Nam đang thực hiện nhưng
không một ai có thể giải thích được tại sao phía địch lại làm như vậy. Trong
lúc ấy thì Porth quay trở về văn phòng, lấy bản thuyết trình ra khỏi hầm kín,
sắp xếp lại, dùng một tấm vải bọc quanh và đem đến Bộ tư lệnh. Anh ta đến gần
vị giám đốc trực phòng là đại tá Walter Stevens và báo cáo: “Thưa đại tá, tôi
nghĩ là tôi có thể biết được việc gì đang xảy ra”.
Bấy giờ là vào khoảng 9 giờ 30 tối. Chưa có ai có thể giải thích cho vị phó
tư lệnh Thái Bình Dương biết được việc gì đang xảy ra ầm ĩ tại Bắc Việt Nam.
Cuối cùng có người báo cáo với Lavelle là tên đại uý Porth có thể biết được một
vài việc gì đó. Porth mở tấm vải bọc bản thuyết trình ra và nói: “Tôi tin chắc
đây là một cuộc tập kích ở Sơn Tây. Cho phép tôi trình bày tại sao tôi lại
nghĩ như vậy”.
Lavelle nghe sơ qua vài lời thuyết trình rồi nhìn vào đôi mắt của Porth, và
nói thẳng thừng: “Mẹ kiếp, tôi nghĩ là đại uý đã điên rồi?”.
Porth vội vàng rút lui ra khỏi đám đông. Anh ta chỉ còn nhớ lại một phản ứng
về vị chỉ huy cao cấp mới gặp: “Thật lạ quá! Tướng Lavelle chưa bao giờ chửi
thề cả”.
Lavelle về lại văn phòng dùng điện thoại đỏ, đấy là đường dây thượng khẩn
liên lạc thẳng với Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương và yêu cầu được nói chuyện với
đô đốc McCain. Lavelle được cho biết McCain đang ở trong phòng hành quân và
không ai được phép quấy rầy ông ta. Lavelle yêu cầu được nói chuyện với tướng
Corcoran, nhưng Corcoran hiện ở trong phòng với McCain và cũng không ai được
phép quấy rầy. Lavelle yêu cầu một sĩ quan tùy viên đem một phiếu trình nhỏ
vào phòng cho hai vị ấy. Trên phiếu trình này ông ta giải thích về sự lo lắng
liên quan đến một chuyện gì lớn lao đang xảy ra tại Bắc Việt Nam. Một vài
giây sau thì có tiếng một vị phó đô đốc nói ở đầu dây: “Các vị tư lệnh đã biết
rõ mọi việc rồi. Dù có xảy ra việc gì đi nữa thì tình hình cũng đã được kiểm
soát an toàn. Yêu cầu Lavelle chỉ thị cho mọi người yên tâm, đừng thắc mắc và
đừng bàn tán, suy luận”.
Ba ngày sau, 23 tháng 11, Lavelle nghe Bộ trưởng Quốc phòng Laird họp báo tại
Lầu Năm Góc về một cuộc tập kích giải thoát tù binh tại một trại tù gọi là
Sơn Tây. Một trong những điều lạ lùng của hệ thống truyền tin quân sự mà ít
ai ngờ tới là sự việc các buổi họp báo hàng ngày tại Lầu Năm Góc đều được các
Bộ tư lệnh lớn trên thế giới bắt được rõ ràng như cuộc họp báo đang xảy ra
trước mắt. Một số ít nhà báo tại Lầu Năm Góc cũng không thể ngờ được những
câu hỏi gay gắt của họ về cuộc chiến Việt Nam, thường được nhiều người nghe
qua đường dây trực tiếp, từ Teheran cho đến Sài Gòn đều bắt được.
Ngày hôm đó khi đang làm việc dưới căn hầm thì Porth nhận được lệnh đến trình
diện vị phó tư lệnh. Khi anh ta bước vào văn phòng thì Lavelle vẫn còn đang
nghe buổi họp báo của Laird. Lavelle nói: “Đại uý ngồi xuống đây. Tôi nghĩ là
anh cũng thích nghe buổi họp báo này với tôi”. Trong suốt cả quá trình thực
hiện chiến dịch Sơn Tây đây là một cử chỉ thân thiện nhất mặc dù không nói rõ
ra. Khi buổi họp báo chấm dứt, Lavelle hỏi Porth: “Có chắc là anh không được
biết trước việc gì đã xảy ra không?”. Porth trả lời: “Thưa đại tướng, tôi
không được biết trước, tôi chỉ đoán thôi”.
Suốt cả 5 năm qua, Blackburn và Mayer không hay biết gì về câu chuyện của
Porth. Một trong hai người đã phản đối cho rằng câu chuyện ấy không thể nào xảy
ra được, vì không thể nào có sự sơ hở về vấn đề an ninh bảo mật suốt trong quá
trình kế hoạch tập kích và cho dù có sơ hở đi nữa thì cũng không ai có thể
khám phá ra được sớm như vậy: có thể một việc gì bất ổn nào đó sẽ xảy ra sau
cuộc tập kích mà thôi. Cũng trong thời gian 5 năm trôi qua Mayer vẫn không
tin là Fontaine đã thực sự điều tra về mọi việc sơ hở đối với vấn đề an ninh
quanh vụ Sơn Tây ông ta chưa nghe ai nói về việc này cả, vì nếu có thì chính
ông ta là người đã bị hỏi trước tiên.
Mayer cũng nghĩ rằng Fontaine có lẽ cũng bị tức tối không kém khi có một nhà
báo tiết lộ là Simons đã đổ bộ nhầm doanh trại.
|
|
Bộ Tổng
tham mưu hỗn hợp đã dành nhiều thời gian trong suốt năm đó để hoạch định một
phương án hành động ngay sau khi cuộc tập kích Sơn Tây chấm dứt. Vì lẽ quá lo lắng,
gần như là tuyệt vọng trong việc giải quyết vấn đề tù binh. Lầu Năm Góc đã sẵn
sàng đề nghị việc tái diễn một cuộc tập kích như ở Sơn Tây, nhưng trên một địa
bàn rộng lớn và có nhiều rắc rối hơn. Đầu năm 1972 các vị tư lệnh trong Bộ Tổng
tham mưu hỗn hợp đã họp mặt để xét lại kế hoạch này. Moorer nghĩ đấy là một kế
hoạch tốt cho nên đã mời Laird đến tham dự buổi họp thứ nhì vào đầu tháng 5.
Trong thời gian này chỉ còn 62.600 lính Mỹ ở tại Việt Nam, nhưng con số tù binh
đã tăng lên 525 và 1150 bị mất tích tại Đông Nam Á, tổng thống Nixon đã thăm
Trung Quốc và Bắc Việt Nam đã tiến công dữ dội miền Nam Việt Nam. Hoa Kỳ giáng
trả lại bằng cách thả mìn cảng Hải Phòng. Các cuộc thả bom tại miền Bắc lại được
thực hiện. Tuy nhiên Bắc Việt Nam vẫn tiếp tục từ chối thảo luận vấn đề tù
binh. Hoa Kỳ ở trong tình trạng thất vọng và các vị tư lệnh hỗn hợp đã sẵn sàng
lưu tâm đến bất cứ kế hoạch nào có thể đem được tù binh về nước.
Đề nghị mà các chuyên viên kế hoạch trong Bộ Tổng Tham mưu hỗn hợp trình lên
cho giới lãnh đạo đầu não đã chứng tỏ tình hình liên quan đến tù binh đã trở
nên tuyệt vọng và cũng đồng thời chứng tỏ chính phủ Hoa Kỳ thiết tha đến các tù
binh này. Đề nghị này đưa ra kế hoạch tổ chức một cuộc tập kích quy mô gồm 2 sư
đoàn rưỡi đổ bộ vào Bắc Việt Nam, như là một cuộc xâm chiếm gồm 57.500 lính để
cứu khoảng 500 tù binh Mỹ. Cuộc đại tập kích này phối hợp nhảy dù, xe lội nước
và các đơn vị cơ động không quân để ồ ạt bao vây Hà Nội bằng quân đội Mỹ, ngăn
chặn mọi ngả đường của Bắc Việt Nam. Các toán biệt kích nhỏ sẽ chiếm trại tù Hỏa
Lò, và những trại tù khác như ở Sở Thú, là những nơi được biết có tù binh bị
giam giữ. Để che giấu việc điều động các đơn vị nhảy dù trong khu vực sát Hà Nội,
một kế hoạch ngụy trang được đưa ra làm giống như có các cuộc thao dượt hỗn hợp
đang được tổ chức tại vùng Tây Thái Bình Dương, trong đó sư đoàn nhảy dù 82 sẽ
tham dự lần đầu tiên. Sau khi tập dượt tại một hòn đảo nào đó trên đường đi
tham dự cuộc thao dượt, sư đoàn 82 sẽ bất ngờ nhảy ngay xuống những điểm chốt
quanh vùng ngoại ô Hà Nội. Trong khi đó các toán biệt kích sẽ nhảy dù xuống các
trại tù ngay trong vòng thành Thủ đô. Kế hoạch được soạn thảo tỉ mỉ một lần nữa
các chuyên viên kế hoạch Sơn Tây cũng có tham dự hoạch định việc này tỉ mỉ cho
đến mức các sơ đồ chi tiết đặt ống cống tại trại tù Hỏa Lò cũng đã nhờ được các
chuyên viên họa đồ và kỹ sư Pháp, người đã đặt các ống cống này hàng bao năm
trước đây thuật lại.
Một cuộc đại tập kích như vậy sẽ là một “trò chơi” ngoài sức tưởng tượng, có thể
coi như là một canh bạc. Các chuyên viên kế hoạch biết trước sẽ có nhiều binh
sĩ tập kích chết hơn là số tù binh được cứu thoát, và họ cũng không biết rõ được
từng địa điểm một có giam giữ tù binh. Cơ quan DIA chỉ có thể xác định được 9 địa
điểm trong số 13 trại tù mà Bắc Việt Nam đã từng sử dụng hoặc đang sử dụng kế
hoạch cũng có dự kiến chỉ giải thoát được số tù binh tại các trại tù đã được
xác định mà thôi. Họ suy luận rằng sau cuộc đại tập kích này Hà Nội sẽ trao trả
những tù binh nào còn sót lại mà các toán tập kích đã không thể tìm ra địa điểm
để giải cứu được.
Các toán biệt kích này sẽ được hoạt động tự do hơn là các toán biệt kích trước
đây của Simons. Nhiệm vụ của họ không những chỉ lo việc cứu càng nhiều tù binh
càng tốt mà lại còn cố lo bắt cóc được viên chức cao cấp nào của Bắc Việt Nam cấp
bậc càng cao thì càng quý và áp giải những người bị bắt cóc này ra khỏi Việt
Nam. Sau đó Bắc Việt Nam sẽ được mời thảo luận việc trao đổi giữa các tù binh
còn sót lại với những người cao cấp bị bắt cóc và như vậy thì canh bạc sẽ đảo
ngược.
Mặc dù kế hoạch này đã được triển khai đến điểm một sư đoàn lính thủy đánh bộ sẵn
sàng xuống tàu và các lực lượng khác sẵn sàng lên đường, nhưng cuối cùng lệnh
xuất phát tối hậu đã không được ban ra. Một trong những chuyên viên kế hoạch
sau này có nói là theo quan điểm của ông ta thì một cuộc tập kích như vậy sẽ chấm
dứt ngay cuộc chiến. Ông ta nói thêm: “Cái nước quỷ quái này thật sự đã tuyệt vọng.
Đấy là điều gần như chúng ta bắt buộc phải làm. Nếu chiến dịch quy mô này được
xuất phát thì cuộc chiến sẽ chấm dứt trong vòng hai tuần lễ.
Nhưng cuộc chiến còn kéo dài thêm 11 tháng nữa mới chấm dứt. Hằng bao năm sau
CIA mới cho biết là họ không biết gì về kế hoạch đề nghị bao vây Hà Nội với 3
sư đoàn rưỡi. Trí nhớ của cơ quan CIA tỏ ra quá kém vì chính họ cũng đã từng
nói không biết gì về cuộc tập kích đã xảy ra tại Sơn Tây. Hồ sơ lưu trữ tài liệu
của họ có vẻ không đầy đủ. Một vị phó giám đốc CIA có giải thích: “Không có tài
liệu gì nhiều về chuyện Sơn Tây được viết ra trên giấy”. Một vài tài liệu lưu
trữ quan trọng tại Lầu Năm Góc dường như cũng bị thất lạc, các tủ hồ sơ đã được
“tinh giản” lại vào năm 1973. Trí nhớ của một vài người đã tham dự việc thiết lập
kế hoạch cuộc tập kích có khi còn tỏ ra sáng suốt hoặc có khi lại quá e dè
không muốn tiết lộ điều gì. So sánh với thời gian vào năm 1970 thì ngày hôm nay
có nhiều chuyện liên hệ với cuộc tập kích Sơn Tây mới được hé mở ra cho nhiều
người biết. Tuy nhiên nhiều điều thắc mắc vẫn còn tồn tại.
Trái với dư luận lúc bấy giờ, việc tình báo yểm trợ cho cuộc tập kích đã tỏ ra
có hiệu quả cao. Nhưng có phải vì kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch đã bị giới
hạn trong việc không cần phải chém giết nhiều không? Nếu cuộc tập kích được xuất
phát ngay sau khi Lầu Năm Góc phát hiện có tù binh Mỹ ở Sơn Tây thì liệu rằng số
tù binh này có được giải cứu kịp thời không? Phải chăng Lầu Năm Góc đã quên một
trong những phương châm hành động ưa thích nhất của tướng George Patton: “một kế
hoạch tốt được thực hiện một cách dữ dội ngay lập tức còn hay hơn là một kế hoạch
hoàn hảo sẽ được thực hiện trong tuần tới?”. Hoặc phải chăng Lầu Năm Góc đã có
lý khi cần phải đặt ra một kế hoạch không những chỉ tốt mà lại còn phải hoàn hảo
để cho Simons và các toán lính của ông ta có thể nhảy vào và ra khỏi Bắc Việt
Nam an toàn, nếu không cứu được tù binh nào cả?
Tuy nhiên
nếu hệ thống tình báo yểm trợ cuộc tập kích là một hệ thống có hiệu lực thì tại
sao họ phải đợi đến phút chót mới khám phá ra được việc tù binh đã bị di chuyển
đi chỗ khác trước đó bốn tháng rưỡi vì một trận lụt? Hoặc phải chăng họ đã biết
trước điều đó nhưng không nói cho các chuyên viên kế hoạch tập kích được biết
họ cũng không nói cho những người đã sẵn sàng hi sinh tính mạng để thi hành kế
hoạch đó.
Một nhân viên cao cấp của giới tình báo sau này có xác nhận là tin tức tù binh
bị di chuyển đã được biết trước cuộc tập kích, nhưng chỉ có một số ít người biết
được chuyện này thôi. Ông ta đã nói thẳng trong một cuộc thẩm vấn có ghi âm:
“Vào tháng bảy năm 1970 có một trận bão dữ dội tại Bắc Việt Nam. Con sông chảy
qua Sơn Tây bị ngập lụt, khi còn cách vòng rào trại tù độ hai bộ thì nước ngừng
dâng cao. Nhà cầm quyền Bắc Việt tỏ vẻ lo âu cho nên đã sơ tán tù binh ra khỏi
Sơn Tây”.
Khi được hỏi ông ta biết việc này trước hay sau khi xuất phát cuộc tập kích,
thì ông ta trả lời ngay: “được biết trước vào tháng bảy. Nhưng đến tháng chín
thì có một số người lại được đưa về đó. Tôi muốn nói rõ là “một số người” nhưng
chúng tôi không biết chắc là ai. Đây là phần chính của câu chuyện. Tôi không biết
là nguồn tin này có được nhiều người biết đến không, nhưng có điều chắc chắn là
tù binh đã bị sơ tán vì mưa và bão lụt vào tháng bảy”.
Không biết các trận lụt vào tháng bảy có phải do chiến dịch “Popeye” gây ra hay
không? Các chiến dịch mưa nhân tạo này được thực hiện tại Bắc Việt Nam vào năm
1967 và 1968, sau đó lại chuyển sang Lào từ 1969 tới 1972 đã giữ kín nhiều điều
bí mật về cuộc chiến Việt Nam. Trong một cuộc điều trần tối mật tại Uỷ ban đối
ngoại Thượng viện vào tháng 3 năm 1974, các nhân chứng đã tuyên bố rằng các nguồn
tin liên quan đến chương trình chiến dịch này là quá quan trọng và bí mật đến nỗi
các cố vấn thân cận nhất của Tổng thống cũng không được phép biết. Một nhân chứng
thuộc binh chủng không quân đã giải thích rằng tài liệu liên hệ tới “Popeye” được
bảo mật ở mức độ cao nhất vì ngay cả các tin tức về chiến dịch cũng không được
tiết lộ cho Uỷ ban An ninh quốc gia biết. Uỷ ban này có một bộ phận liên lạc với
các cơ quan được thành lập năm 1972 nhưng chính bộ phận này cũng không được biết
gì về chiến dịch “Popeye” trong khi cuộc chiến vẫn còn đang tiếp diễn, và mỉa
mai thay nhiệm vụ chính của bộ phận này lại là để tìm hiểu việc sử dụng các hoạt
động có liên quan đến thời tiết và địa lý như là một loại vũ khí chiến tranh. Một
nhân chứng khác nữa là vị phụ tá cho thứ trưởng quốc phòng đặc trách công việc
Đông Nam Á và Thái Bình Dương, người mà lực lượng phản ứng nhanh của Lầu Năm
Góc tại Việt Nam phải trình báo mọi việc đã thú nhận rằng: “Lần đầu tiên tôi biết
đến chiến dịch này là do đọc một bài báo của Jack Anderson”. Nhưng ông ta không
phải là nhân vật quốc phòng cao cấp duy nhất đã bị che giấu. Ngay chính cả Bộ
trưởng Quốc phòng Laird cũng đã nói với Uỷ ban đối ngoại Quốc hội vào năm 1972
rằng: “Chúng ta chưa hề thực hiện một chiến dịch nào vào loại như vậy tại Bắc
Việt Nam”. Hai năm sau, vào năm 1974 ông ta đã phải viết cho thượng nghị sĩ
Fullbright biết là ông ta vừa mới được báo cáo về các hoạt động như vậy đã thực
hiện. Không giải thích lý do vì sao một nhân vật dân sự cao cấp số một tại Lầu
Năm Góc như ông ta mà lại bị che giấu việc đó. Trong bức thư Laird chỉ bày tỏ sự
đáng tiếc là các nguồn tin liên hệ đã không được thông báo cho ông ta biết trước.
Không biết có phải vì lý do bảo mật tuyệt đối trong các cơ quan về chiến dịch
“Popeye” hay không được biết về các tù binh đã được di chuyển đi nơi khác lúc
nào, tại sao? Carver ở cơ quan CIA không tìm thấy được việc liên hệ nào giữa trận
lụt và việc di chuyển tù binh đối với chiến dịch “Popeye”. Ông ta nhớ lại mặc
dù sự ghi nhớ này là sai lầm. Có một vài công tác “Popeye” đã được thực hiện
trên vùng trời phía tây Sơn Tây vào mùa hè năm đó và ông ta có nói: “Tôi nghĩ rằng
các anh đã bị các trận mưa ấy làm ướt hết cho nên cứ thắc mắc mãi về điều đó”.
Nhưng vào năm 1976 thì Carver thú nhận là lúc bấy giờ ông ta thậm chí không
nghĩ đến chuyện nối liền các sự việc xảy ra với nhau. Một chuyên viên tình báo
cao cấp khác sau này lại xác nhận là cơ quan của ông ta đã biết rõ việc tù binh
bị di chuyển vào tháng 7 hoặc đầu tháng 8. Được hỏi là các chuyên viên kế hoạch
tập kích có được thông báo cho biết trước về việc này không thì ông ta đáp: “Có
chứ, có chứ! Nhưng chỉ báo cho cấp trên của Manor biết mà thôi”. Các vị Tư lệnh
Tham mưu hỗn hợp có được báo cáo về việc này không? Ông ta đáp lại: “Điều này
hơi khó trả lời. Có lẽ quý vị ấy đã không được thông báo”.
Bằng chứng hiển nhiên là không có một người nào trong nhóm kế hoạch Sơn Tây được
thông báo về việc này. Chính Blackburn sau này có nói: “Tôi sẽ xử lý ngay tên
nào đã biết tù binh bị sơ tán, hoặc đã nghĩ đến chuyện đó mà lại không cho tôi
biết”. Mặc dù cơ quan DIA có trong tay đầy đủ hình ảnh rõ ràng về trận lụt khi
nó đang xảy ra nhưng Mayer vẫn cứ khăng khăng cho rằng không ai biết việc tù
binh bị di chuyển, mãi đến tháng 11 mới được hay tin ấy. Mayer nói: “Tôi sẽ sẵn
sàng trực điện gọi ngay kẻ nào đã phát biểu điều đó nó là một tên nói dối”.
Moorer cũng chối là ông ta không hề hay biết gì về tin tức ấy. Mãi cho đến buổi
tối trước ngày cuộc tập kích Sơn Tây được xuất phát thì các chuyên viên kế hoạch
mới được biết tin tù binh đã di chuyển, qua nguồn tin ở trong bao thuốc lá của
Nguyễn Văn Hoàng. Nhưng lúc ấy mọi người vẫn tin tưởng rằng đã có một số người
nào khác được chuyển về lại Sơn Tây.
Số lượng và chất lượng của các nguồn tin tình báo cung cấp cho nhóm kế hoạch
Sơn Tây quả thực là đáng khen. Nếu không thì Simons và lính của ông ta đã không
thể đổ bộ vào và thoát ra khỏi Sơn Tây an toàn, cho dù có cứu được hay không cứu
được tù binh. Nhưng nhìn ở khía cạnh khác thì việc lập kế hoạch, việc thi hành
và giai đoạn sau cuộc tập kích cần phải được xem xét lại dưới ánh sáng các nguồn
tin mà họ đã “không” được thông báo. Đợi cho đến phút chót họ mới biết được số
tù binh mà họ hy vọng giải cứu đã bị di chuyển. Đợi cho đến phút chót Blackburn
mới biết được việc CIA có gài một điệp viên vào vùng phụ cận Sơn Tây, và hoạt động
của điệp viên này có thể gây nguy hại cho việc bảo toàn an ninh của cuộc tập
kích. Chỉ có Moorer và Donald Bennett ở cơ quan DIA được biết trước mà thôi.
Còn Blackburn thì được biết do một sự tình cờ sau này. Mãi cho đến sau khi cuộc
tập kích đã chấm dứt, các chuyên viên kế hoạch mới hiểu được nguyên nhân nào đã
khiến Lầu Năm Góc và Nhà Trắng có ý định tiến hành những cuộc oanh kích rầm rộ
trên vòm trời Bắc Việt Nam vào cùng một thời điểm với cuộc tập kích Sơn Tây.
Nhưng dù
sao thì Blackburn và các chuyên viên kế hoạch Sơn Tây khác cũng đã biết nhiều tin
tức hơn là Manor, người chỉ huy toàn diện cuộc tập kích và Simons người thực hiện
cuộc tập kích. Tại sao Manor và Simons lại không được báo cho biết trước là trại
tù có thể bị bỏ trống? Trong một cuộc hành quân mà mỗi phút mỗi giây đồng hồ đều
phải được tính đến có lẽ các chuyên viên kế hoạch đã nghĩ đến việc nếu tuyên bố
sẽ tiến công một trại tù bỏ trống thì điều này gây nên ảnh hưởng tâm lí trái
ngược cho các toán tập kích. Dù với lý lẽ nào đi nữa, dù các toán tập kích đã
không được biết trước, dù tin tình báo cho biết tù binh đã bị di chuyến, nhưng
với nguồn tin sau cùng là đã có một nhóm khác mới dọn về Sơn Tây, thì cuộc tập
kích vẫn nên được xuất phát như đã ấn định.
Tại sao vậy? Tại sao một cuộc tập kích trước đây đã được đánh giá là có tới 95%
thành công mà nay chỉ còn có từ 10 hoặc 20 hoặc cao hơn nữa là 50% may mắn mà vẫn
được thi hành? Vị phó tham mưu trưởng lục quân là Palmer đã nhấn mạnh cho biết
là các vị tư lệnh hỗn hợp, trước cuộc tập kích, chưa bao giờ được ai báo cáo
cho biết việc chỉ có 50 hay trên 50% may mắn thành công. Còn Carver ở cơ quan
CIA vị giám đốc của cơ quan này đã tuyên bố không được hỏi ý kiến gì về
cuộc tập kích thì nói là vào phút chót các đường dây liên lạc bị trắc trở. Điều
này có thể khiến chúng ta nghĩ rằng trại tù đã bị bỏ trống. Ông ta còn nói
thêm: “Có một suy luận cho thấy là tù binh đã di chuyển đi nơi khác”. Vào phút
chót đã xảy ra một cuộc tranh luận qua đường dây điện thoại giữa Carver và
Laird về việc quyết định có nên thi hành cuộc tập kích hay không?
Nhưng Mayer sau này nhớ lại là theo sự hiểu biết của ông ta thì việc trại tù bị
bỏ trống là một bằng chứng hiển nhiên và nếu không phải là do Donald Blackburn
phụ trách kế hoạch này thì công tác đã được đình hoãn lại. Để tự bênh vực,
Blackburn lại cho rằng không có bằng chứng nào hiển nhiên cả. Ông ta nói: “Nếu
tôi được biết trước là có bằng chứng hiển nhiên như vậy thì tôi đã huỷ bỏ ngay
kế hoạch”. Tuy nhiên ông ta vẫn trung thực bày tỏ thêm: “Thực ra thì tôi không
muốn biết tới bằng chứng đó. Tôi vẫn muốn thi hành. Tôi tìm đủ mọi cách để có
thể giữ cho công tác được tồn tại. Tôi vẫn muốn chứng tỏ là chúng ta có thể xâm
nhập vào đó và quấy phá bọn địch một vố chơi. Lẽ tất nhiên tôi vẫn muốn tìm thấy
tù binh; nhưng tôi không muốn biết sự thật, tôi vẫn cố bám víu vào bất cứ một bằng
chứng mong manh nào để thi hành cho được công tác. Việc này còn quan trọng hơn,
to lớn hơn là việc giải thoát tù binh. Vẫn còn quá nhiều người không có một
khái niệm nào để hiểu cho thấu mục đích của sự việc hoặc những gì chúng ta có
thể thực hiện được”.
Như vậy thì cuộc tập kích Sơn Tây đã thực hiện được điều gì? Vài người thân cận
của Blackburn sau này cho biết rằng nó đã chứng tỏ điều duy nhất là khó huỷ bỏ
một chiến dịch một khi đã có các chuyên viên kế hoạch quân sự nhúng tay vào, và
nhất là một khi các vị tư lệnh hỗn hợp và Lầu Năm Góc đã đứng sau lưng để hỗ trợ.
Đấy là sức nặng của nền hành chính quân sự. Sự nhiệt tâm và hăng hái của
Blackburn, khả năng có một số người khác đã được đưa về lại Sơn Tây, sự tuyệt vọng
của tù binh tại Bắc Việt Nam tất cả những điều đó chắc chắn đã gây ảnh hưởng tới
quyết định cuối cùng của Laird cho thi hành công tác vào phút chót. Cũng như
các nhóm cố vấn, cũng như chính Tổng thống, ông ta muốn thử liều một chuyến
xem.
Có điều mỉa mai là cũng chính Lầu Năm Góc đã may mắn thoát khỏi một sự thất bại
trong khi thiết lập kế hoạch và được tin trại tù Ấp Lò đã bị bỏ trống. Nhưng
nguồn tin về việc Sơn Tây bị bỏ trống lại được đưa đến vào phút chót, cộng thêm
với hai báo cáo nhận được trong 10 ngày cho biết 5% tù binh đã bị chết trong
các trại tù ở Bắc Việt Nam. Vì lẽ đó các nhân vật quyết định chỉ còn có một thời
gian ngắn để đấu tranh tư tưởng giữa việc hoặc là bãi bỏ công tác để tránh thất
bại hoặc là vẫn liều lĩnh cho thi hành.
Việc liều lĩnh như vậy có đáng giá không? Các binh sĩ tập kích Sơn Tây đã thất
bại trong việc giải cứu tù binh. Sự thất bại của cuộc tập kích đã đưa Lầu Năm
Góc và Nhà Trắng vào việc phải đương đầu thêm với các dư luận chỉ trích về việc
giải quyết cuộc chiến Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét