Khi cuộc
thảo luận về buổi họp báo Sơn Tây tiến đến phần kết luận phải trình bày các chi
tiết như thế nào, thì không có đủ thời gian để tổ chức họp báo theo thời điểm
thông lệ hàng ngày. Vì lẽ đó Henkin đã chỉ thị hoãn lại vào buổi chiều chứ
không phải vào 11 giờ buổi sáng. Không ai nói rõ cho đám nhà báo gồm 55 ký giả
và nhà bình luận phát thanh truyền hình biết rõ tại sao phải hoãn lại như vậy.
Đến lúc 3 giờ rưỡi chiều, Laird bước vào phòng họp báo Lầu Năm Góc, có cả
Moorer, Manor và Simons đi cùng. Khi ông ta bước lên bục thuyết trình và sửa lại
máy ghi âm thì các ngọn đèn rọi sáng chiếu thẳng vào bốn người để quay phim. Tất
cả các nhà báo có mặt đang nóng lòng chờ đợi một việc gì xảy ra, ai cũng biết
là sẽ có một câu chuyện gì nghiêm trọng sắp được tiết lộ. Laird lấy giọng và nói
với báo chí, ông ta muốn cho họ biết chi tiết về một chiến dịch đã xảy ra trong
cuối tuần qua tại vĩ tuyến 17 ở Bắc Việt Nam.
Các cuốn sổ tay được mở ra, bút chì ghi lia lịa. Báo chí đều biết rõ là từ hơn
hai năm qua Bắc Việt Nam đã không bị thả bom. Nhưng câu chuyện này rõ ràng là một
chuyện quan trọng hơn nhiều vì lẽ trong ánh đèn rọi trước mặt họ, ngoài một vị
tướng không quân còn có thêm một quân nhân ngực gắn đầy huy chương trông không
có dáng dấp gì là một sĩ quan tham mưu cả.
Laird tuyên bố là Bắc Việt Nam đã cứng rắn từ chối việc trao đổi tù binh và đã
không tuân theo hiệp ước Geneve. Ông ta nói là trong vài tháng qua ông đã soạn
thảo một kế hoạch hỗn hợp để giải cứu càng nhiều tù binh càng tốt. Đến đây thì
bút chì và bút máy bay lướt qua các sổ tay của nhà báo. Laird nói tiếp đây là một
toán hành động đặc biệt phối hợp giữa lục quân và không quân đã được tập hợp để
thực hiện công tác giải cứu này. Các cuộc thực tập đã được làm rất tỉ mỉ, căng
thẳng, đôi khi suốt ngày đêm. Một yếu tố quan trọng nhất đã làm cho ông ta quyết
định phải cho xuất phát công tác tìm kiếm và giải cứu này là vì trong tháng qua
nhiều tin tức mới nhận được cho biết “có vài tù binh của chúng ta” đang chết dần
trong các trại tù ở Bắc Việt Nam. Đèn bấm máy ảnh nổ lốp bốp.
Laird tuyên bố một cuộc tập kích đã được thực hiện tại một trại tù cách hướng
Tây Hà Nội khoảng 20 dặm, lúc hai giờ sáng giờ Hà Nội, vào cuối tuần qua. Các
chuyên viên truyền hình đều kiểm soát lại máy ghi âm để biết chắc là đã thu âm
đầy đủ không sót một lời nào, còn các chuyên viên chụp ảnh và quay phim chen lấn
nhau để đến được gần bục thuyết trình.
Laird nói rằng hai vị sĩ quan xuất sắc đứng cạnh ông ta là Manor và Simons đã
chỉ huy cuộc tập kích này. Thiếu tướng không quân Manor làm Tổng chỉ huy còn đại
tá Simons chỉ huy toán xung kích và giải cứu tù binh. Laird nói rõ thêm Simons
và lính của ông ta đã đổ bộ xâm nhập, và lục soát toàn bộ doanh trại. Laird
thuyết trình khoảng hơn 3 phút trước khi ông ta thú nhận: “Lấy làm tiếc là toán
giải cứu tù binh đã tìm thấy trại tù bị bỏ trống. Không còn tù binh nào bị giam
giữ ở đấy nữa”.
Tất cả nhà báo có mặt đều thì thầm với nhau với vẻ kinh ngạc. Laird tiếp tục
trình bày thêm một vài chi tiết tổng quát nữa về cuộc tập kích trước khi chuyển
sang phần giải đáp thắc mắc trong cuộc họp báo. Báo chí đã sẵn sàng, mọi người
đều muốn biết thêm về các tin tức liên quan đến việc thực hiện tập kích nhất là
lý do tại sao lại cho đi tập kích một doanh trại trống họ muốn biết nhiều hơn
những điều mà Lầu Năm Góc đã tuyên bố.
“Đây có phải là lần đầu tiên lực lượng Mỹ được sử dụng ngay trên đất Bắc Việt
Nam không?”. Laird trả lời: “Chúng ta thường xuyên cho thực hiện những công tác
tìm kiếm và giải cứu tại Bắc Việt Nam”. “Có bao nhiêu người tham dự cuộc tập
kích này?” Simons trả lời: “Tôi không thể nói rõ được”. Simons được yêu cầu kể
lại đầu đuôi câu chuyện, những việc gì đã xảy ra, Simons nói: “Không, tôi không
thể nói được”. “Công tác này có mang một tên giả nào không?”. “Tôi không thể trả
lời câu hỏi đó”. “Có phải Đại tá xuất phát từ một tàu sân bay không?”. “Tôi
không thể trả lời câu hỏi đó”. “Đại tá đã sử dụng trực thăng loại gì?”. “Tôi
không thể trả lời câu hỏi đó”. “Đại tá hy vọng giải cứu được bao nhiêu người?”.
“Tôi không thể trả lời câu hỏi đó”. “Ngoài vị trí trại tù đó đại tá có ý định tập
kích một vị trí mục tiêu nào khác nữa không?”. Manor trả lời: “Tôi không thể trả
lời câu hỏi đó”. Ông ta có ý định muốn tiết lộ việc một số người đã đổ bộ nhầm
mục tiêu. “Quý vị có bắt được tù binh nào không?”. “Tôi không thể trả lời câu hỏi
đó”. “Quý vị có sử dụng vũ khí không?”. “Có. Chúng tôi có bắn súng”. “Quý vị có
bắn chết ai không?”. Simons trả lời: “Có, tôi nghĩ là có”.
Một câu hỏi đã làm cho Simons ngập ngừng, lúng túng: “Đại tá có đổ bộ đúng trại
tù không?”. Câu hỏi này cũng gần giống như ý muốn hỏi: “Đại tá có nhảy xuống
ngay đúng vào trại tù không?”. Simons do dự, rồi trả lời: “Có”.
Laird đã cố gắng trả lời 10 trong số 35 câu hỏi của báo chí. Vị Bộ trưởng Quốc
phòng với lời nói dịu dàng đã làm nổi bật sự mâu thuẫn với cách thức trả lời ngắn
gọn, nhát gừng của Simons, đôi khi không tìm ra được đúng chữ để xoay quanh vấn
đề. Vì lý do an ninh, Manor và Simons chỉ có thể trả lời “Tôi không thể trả lời
được” hoặc “tôi không thể nói rõ cho các ông biết điều đó”. Cả hai người đã trả
lời như vậy đối với khoảng 40% số câu hỏi được đặt ra.
Laird đã giúp cho Manor và Simons thoát ra nhiều câu hỏi hóc búa của báo chí,
nhưng chính một vài câu trả lời của Laird sau này đã gây ra nhiều chuyện rắc rối
về sự xác thực. Ông ta đã nói với báo chí là không có cuộc oanh tạc nào xảy ra
trong thời gian tập kích. Nhưng bốn ngày sau thì chính Tổng thống Nixon lại nói
với quan khách tại Nhà Trắng là một cuộc oanh kích bằng không lực đã được thực
hiện tại một cơ sở quân sự gần Sơn Tây để chặn đứng lực lượng Bắc Việt Nam trước
khi các trực thăng đổ bộ. Phát ngôn viên Daniel Henkin đã cố gắng giải thích sự
sơ xuất này vào ngày hôm sau.
Laird
cũng bị báo chí phỏng vấn là cuộc tập kích này có phải là công tác tìm kiếm
và giải thoát đầu tiên được thực hiện trong khi không có chiếc máy bay nào bị
bắn rơi phải không? Laird không muốn trình bày tất cả tài liệu liên quan để
nói cho báo chí biết là từ trước đến nay đã có hơn 60 cuộc tập kích giải cứu
tù binh tại miền Nam Việt Nam và tại Campuchia với kết quả chỉ giải thoát được
một tù binh Mỹ duy nhất, tù binh này đã chết sau đó hai tuần lễ. Ông ta chỉ
nói với báo chí đại khái là: “Đây là công tác tìm kiếm và giải cứu đầu tiên
được thực hiện tại miền Bắc Việt Nam với mục đích giải thoát tù binh Mỹ trong
cuộc chiến này”.
Đến 4 giờ 12 phút, Laird cắt ngang mọi câu hỏi và tuyên bố: “Xin cảm ơn quý vị”. Tất cả nhà báo chạy ùa ra khỏi phòng họp để viết vội các bài đăng tải trên báo chí. Tin tức tràn ngập hệ thống thông tin trong suốt hàng mấy tuần lễ. Nhưng thật ra, họ đã biết rõ việc gì về cuộc tập kích ấy hay chưa? Họ chỉ được trình bày những nét đại cương của một tấn bi hài kịch, không có đầy đủ chi tiết. Họ chỉ biết sơ qua về một cuộc tập kích được thực hiện ngay trong lòng đất Bắc Việt Nam để giải cứu tù binh Mỹ mà thôi. Có thể cuộc tập kích đã thành công vì không có quân nhân Mỹ nào bị thương vong cả. Nhưng trại tù Sơn Tây đã bị bỏ trống từ lâu rồi. Đối với báo chí việc trục trặc này đã quá rõ ràng. Đây là một sự thất bại về tình báo. Nhưng khi được hỏi đối với sự thất bại về tình báo này nên quy trách nhiệm về ai thì Simons trả lời: “Tôi không thể trả lời được câu hỏi đó vì lẽ tôi không hiểu được ý quý vị muốn nói thất bại tình báo nghĩa là gì”. Lầu Năm Góc đã trình bày sự kiện theo ý họ muốn nhưng đối với các nhà báo có mặt trong buổi họp thì mọi người đều biết rõ là họ đã không được trình bày hoàn toàn đúng sự thật. Ngay tối hôm đó, sự kiện về cuộc họp báo này đã tràn ngập phần tin tức. Trên trang nhất của hầu hết báo chí xuất bản ngày hôm sau đều phản ánh kết luận mà nhà báo đã có thể rút ra được trong buổi họp báo, đó là: “Cuộc tập kích Sơn Tây là một thất bại”. Tổng thống Nixon một lần nữa lại bị chỉ trích vì đã cho thi hành một chính sách phiêu lưu mới. Phái đoàn Bắc Việt Nam đã bãi bỏ cuộc họp sắp tới tại hòa đàm Paris để phản kháng. Tại Quốc hội, phản ứng không thuận lợi chút nào. Thượng nghị sĩ William Fulbright, chủ tịch uỷ ban ngoại giao Thượng viện đã coi cuộc tập kích là “một cuộc leo thang chiến tranh quan trọng… Một hành động khiêu khích đại bại với mục đích xâm lăng…”. Uỷ ban của Fulbright đã đồng ý với đa số tuyệt đối về một cuộc triệu tập nghe trình bày những sự rắc rối chính trị có thể xảy ra do cuộc tập kích gây nên. Cuộc “vật lộn” mà Simons đã tiên đoán trước đó đang sắp được xảy ra một cách gay gắt và dữ dội. |
||||
Tại nghị
trường
24 giờ sau khi Laird tuyên bố tấn thảm kịch với báo chí tại Lầu Năm Góc thì cả
hai viện Quốc hội xảy ra những cuộc tranh cãi gay gắt về chuyện tập kích. Nghị
sĩ Henry Jackson nói: “Công tác giải cứu này được hoàn toàn bảo đảm”. Nghị sĩ
Edward Kennedy nói: “Về phần các quân nhân tham dự tập kích thì tôi ngưỡng mộ mọi
sự dũng cảm của họ. Tuy nhiên tôi chỉ muốn chê trách bộ phận tham mưu đã cho
phép họ đi”. Nghị sĩ Birch Bayh tuyên bố với báo chí là ông ta lo ngại những cuộc
tập kích như vậy sẽ đem lại kết quả tù binh Mỹ sẽ bị xử tử hết. Ông ta gọi cuộc
tập kích này là một cuốn phim cao bồi kiểu John Wayne. Nghị sĩ Robert Dole đưa
ra bản kiến nghị tuyên dương công trạng những người đã dám liều mạng để thực hiện
công tác đã bị thất bại này. Ông ta nói cuộc tập kích nay đã thành công trong
việc “nêu lên ý nghĩa về sự quan tâm của chính phủ Hoa Kỳ đối với tù binh. Nhiều
người trong số tù binh này đang bị chết dần mòn trong các trại giam từ hơn 5
năm qua”. Nghị sĩ Kennedy phản ứng ngay lại: “Và cho đến bây giờ họ vẫn còn bị
giam ở đấy”.
Tại Quốc hội, sự xúc động của các vị đại biểu vừa tỏ ra gay gắt nhưng cũng vừa
bị chi phối. Dân biểu Charles Vanik nói: “Thật là không thể tưởng tượng nổi tại
sao cơ quan tình báo quân sự lại đem thí mạng những quân nhân dũng cảm vào việc
tập kích một trại tù đã bị bỏ trống hàng bao nhiêu tuần lễ qua. Hành động này
càng làm nguy hại thêm cho cuộc sống của các tù binh đang bị giam tại Bắc Việt
Nam”. Vị dân biểu Robert Leggett nói: “Cuộc tập kích này có lẽ đã do quân đội
Sài Gòn thiết lập kế hoạch hoặc có lẽ đã do một tên viết kịch bản phim chiến
tranh loại “C” nào đó thảo ra”. Ông ta còn phản ứng tiếp: “Đấy là một sự thất bại
ngoại hạng, và điều đã giúp cho nó không bị thất bại nặng nề hơn nữa là nhờ
không còn tù binh nào ở trong trại nữa. Nếu còn tù binh ở đấy thì chắc chắn là
toàn thể toán tập kích đã bị lực lượng Bắc Việt Nam bắn chết hết”. Ngoài ra ông
ta còn tiên đoán rằng: “hành động này đã làm giảm gốc rễ niềm hy vọng của chúng
ta đối với việc thương lượng về vấn đề đối xử với tù binh tử tế hơn”.
Vào xế chiều ngày hôm ấy Bộ trưởng Quốc phòng Laird ra trình bày trước Uỷ ban
ngoại giao của Thượng viện, trong một bầu không khí vô cùng gay gắt. Việc trình
bày này được thực hiện công khai, do Quốc hội triệu tập dưới chiêu bài yêu cầu
Bộ Quốc phòng chứng minh việc xin thêm viện trợ 255 triệu đô-la cho Campuchia.
Nhưng trong suốt buổi họp tại nghị trường không thấy có một câu nói nào được
nêu ra về viện trợ ngân quỹ cho Campuchia.
Vào buổi trưa trước cuộc họp Laird đã thông báo cho uỷ ban là ông ta có thể đến
Quốc hội vào xế chiều. Bốn giờ năm phút chiều, Laird bắt đầu trình bày nội
dung, đây là thời gian mà tất cả văn phòng Quốc hội thường đóng cửa cho mọi người
ra về sớm để tránh tắc xe trên đường phố Washington vào giờ tan tầm. Mặc dù buổi
họp đã được triệu tập vào phút chót nhưng cũng đã có 10 trong số 15 nghị sĩ thuộc
uỷ ban đến họp. Chủ tịch uỷ ban là thượng nghị sĩ Fullbright đã đồng ý để cho Bộ
trưởng Quốc phòng nói liên tục trong 15 phút.
Laird chỉ nói mất khoảng 1/3 thời gian đó mà thôi. Ông ta trình bày thêm một
vài điểm mới ngoài những sự kiện đã cho báo chí biết về cuộc tập kích Sơn Tây.
Tuy nhiên ông ta cũng không trình bày thêm được gì nhiều, vì lẽ ông ta chưa nhận
được bản báo cáo sơ lược sau cuộc tập kích do Manor gửi về bằng công điện từ
Thái Lan. Sau này ông ta có nói là “hàng mấy ngày sau tôi mới nhận được báo cáo
ấy. Cho nên lúc bấy giờ tôi đứng trước uỷ ban với hai bàn tay trắng”. Nhưng sau
22 tháng làm Bộ trưởng Quốc phòng, Laird nghĩ rằng ông ta sẽ không bao giờ biết
được đầy đủ câu chuyện qua báo cáo. Ông ta giải thích: “Tôi đã học được một điều,
đấy là đừng nên mong đợi sự thật nơi báo cáo thứ nhất, cũng đừng mong đợi ở báo
cáo thứ hai, và luôn cả báo cáo thứ 3 cũng đừng nên chấp nhận ngay, có thể với
bản báo cáo thứ tư chúng ta mới hy vọng có được tin tức đầy đủ và chính xác”.
Ông ta đã trình bày với uỷ ban rằng qua nhiều nguồn tin không chính thức đã có
thêm nhiều tù binh Mỹ, ngoài số 6 người được báo cáo vào đầu tháng này, đã bị
chết trong các trại giam ở Bắc Việt Nam. Ông ta có nói thêm là đại tá Simons tốt
nghiệp khoa báo chí đại học tại Missouri. Laird cũng là một nghị sĩ trước đây
cho nên ông ta rất khôn khéo trong việc giải tỏa các lời chỉ trích của những
nhà lập pháp. Một trong những nghị sĩ to tiếng nhất của uỷ ban ngoại giao Thượng
viện là Stuart Symington, đại diện cho tiểu bang Missouri.
Laird chấm dứt lời trình bày trước uỷ ban về vấn đề Sơn Tây như sau: “Từ khi
tôi làm Bộ trưởng Quốc phòng đến nay chưa bao giờ tôi phải đương đầu với một
quyết định đầy thách thức như vậy”. Và ông ta nói thêm: “Tôi hoàn toàn tin tưởng
rằng nếu có tù binh tại Sơn Tây lúc bấy giờ thì ngày hôm nay họ đã trở thành những
người tự do”. Phần cuối cùng ông ta bày tỏ sự kính trọng và mang ơn những quân
nhân lục quân và không quân đã thi hành nhiệm vụ một cách anh hùng.
Trong suốt 3 giờ tiếp theo, Fullbright và những nghị sĩ khác trong ủy ban đã chất
vấn Laird một cách dữ dội. Tham mưu trưởng hỗn hợp John W. Vogt (chứ không phải
Moorer) ngồi bên cạnh Laird, nhưng chính Laird trả lời mọi câu hỏi. Ông ta biết
buổi trình bày này sẽ là một mặt trận không mang về thắng lợi cho nên đã quyết
định tự nhận lấy hết mọi sự “nóng bỏng” vì lẽ đó Vogt không cần phải nói
một lời gì.
Phần chính của vấn đề mà Fullbright chú tâm đến trong buổi trình bày này là
không cần bàn đến chuyện đây là một cuộc tiến công dũng cảm hoặc gan dạ, nhưng
vấn đề đặt ra là đấy có phải là một cuộc tiến công khôn ngoan không? Ông ta nhấn
mạnh thêm: “Lẽ tất nhiên không còn ai thắc mắc điều gì về sự dũng cảm và anh
hùng của những người đã thực hiện cuộc tiến công ấy. Họ đã thi hành nhiệm vụ
hoàn hảo”. Nhưng khi ông ta nói tiếp theo “còn kẻ nào đã cho lệnh thi hành thì
lại không làm hoàn hảo nhiệm vụ chút nào cả”. Cả hội trường cười to. Fullbright
thẳng thừng nói tiếp: “Có điều gì đó không ổn về tình báo”.
Laird trả lời: “Thưa ông chủ tịch đấy không phải là một thất bại”.
Fullbright tiếp: “Như vậy thì trong trường hợp này có điều gì không ổn về kế hoạch”.
Laird nhấn mạnh: “Tất cả những người thi hành công tác này đều đã biết trước việc
có thể sẽ không có tù binh nào trong trại tù ấy”.
Khi
Laird nói đến những người thi hành công tác ý là muốn đề cập đến các tù binh,
nhưng thật ra Manor và Simons chẳng hề biết được điều đó. Sau này, khi được hỏi
là ông ta có được biết trước khi xuất phát tập kích thì tất cả tù binh đã bị
di chuyển đi nơi khác hay không, Simons trả lời quyết liệt: “Tuyệt nhiên
không”. Được hỏi ông ta có biết trước là tù binh đã bị di chuyển nhưng doanh
trại có dấu hiệu sinh hoạt trở lại hay không? Thì Simons cũng trả lời: “Tôi
không nhớ là có ai nói với tôi việc đó”. Được hỏi: “Trước khi rời Udorn có ai
nói cho ông biết là trại tù có thể bị bỏ trống hay không?” thì Simons trả lời
dứt khoát: “Chẳng có ma nào nói với tôi điều đó cả”. Tuy nhiên ông ta có nói
thêm: “Tôi tự nghĩ đến việc đó. Tôi cho là có thể như thế”. Nhưng sau này
Simons lại nói: Lần đầu tiên ông ta nghe nói đến việc tù binh bị di chuyển đi
nơi khác vào tháng bảy là lúc ông ta nói chuyện với các tù binh đã được thả về
nước năm 1973, những tù binh mà Simons đã cố gắng giải cứu trước đây.
Laird tiếp tục cố gắng chống trả những lời tấn công của Fullbright về sự thất bại tình báo. Ông ta nói: “Tôi mong được trình bày với ông chủ tịch là chúng ta đã tiến bộ ghê gớm về phương tiện tình báo”. Cả hội trường lại cùng cười ầm lên. Lời nói tiếp theo của Laird bị ngắt quãng nhưng sau đó ông ta lại nói một điểm mà chính điểm này đã được báo chí nhắc nhở đến nhiều lần khi đề cập đến toàn bộ công tác tập kích. Điểm đó là: chúng ta chưa có thể phát minh được một máy chụp ảnh chụp xuyên qua nóc nhà. Ông ta nói tiếp nếu không kể điều đó thì các nguồn tin tình báo dành cho công tác này rất có hiệu lực. Laird cố gắng trình bày cho uỷ ban thấy rõ những điều gì đã được biết trước về mục tiêu trại tù cũng như về lực lượng phòng không Bắc Việt Nam, nhưng những lời trình bày của ông thường bị Fullbright cắt ngang với câu hỏi: “Tôi không tin được điều ấy vì thực tế là không có tù binh nào ở đấy. Vậy thì tình báo hữu hiệu ở chỗ nào?” Sau đó uỷ ban bắt đầu xoay quanh điểm thắc mắc mà mọi người đều quan tâm: công tác này được lệnh thi hành khi nào? Và tại sao lại được lệnh cho thi hành khi biết không có tù binh ở Sơn Tây? Laird cố tránh né câu hỏi đó. Ông ta chứng minh là đã đề nghị lên Tổng thống Nixon cho xuất phát (trong những câu tiếp theo ông ta đổi tại là thi hành công tác) vào sáng ngày thứ sáu. Ông ta không đi sâu vào chi tiết, cũng không tiết lộ việc gửi công điện hỏa tốc cho Manor vào 5 giờ 20 chiều ngày thứ tư để ra lệnh thi hành công tác. Ông ta có đề cập đến một điểm là đã hội ý với Tổng thống một lần nữa trước khi cho lệnh xuất phát vào thứ sáu. Laird bị chất vấn dữ dội khi ông ta tuyên bố đã có thêm nhiều tù binh nữa bị chết ngoài số 6 người đã được báo cáo trong tháng này. Một nghị sĩ muốn biết Laird đã nhận được những báo cáo ấy vào lúc nào. Laird cố tình tránh né không muốn để cho mình bị quật ngã nên trả lời: “Đúng ra thì những báo cáo ấy đã nhận được vào đầu tháng này. Cho đến nay chúng tôi có nhận thêm nhiều báo cáo khác nữa nhất là trong tuần lễ vừa qua, những báo cáo này do đường dây của chúng tôi từ Hà Nội gửi về”. Được hỏi là lời đề nghị của ông ta cho thi hành cuộc tập kích đã xảy ra sau hay là trước khi nhận được những báo cáo về số tù binh chết này. Laird trả lời rất rõ ràng: “Sau khi nhận được những báo cáo này”. Không có người nào hỏi tại sao ông ta lại biết được tin vào ngày thứ sáu 20 tháng 11 trong khi Cora Weiss chuyển giao danh sách tù binh Mỹ chết cho Bộ Ngoại giao vào ngày thứ ba 23 tháng 11. Lời trình bày của Laird đã làm cho giới tình báo gần như hoảng sợ vì lẽ hệ thống gamma là một trong những nguồn thu lượm tin tức tình báo đáng giá về tù binh Mỹ, nhưng chính hệ thống này là bất hợp pháp. Hơn nữa các nhà hoạt động hoà bình cỡ Cora Weiss không phải là những người duy nhất bị theo dõi. Đây là một hệ thống có tầm hoạt động đại quy mô, và một trong những mục tiêu được theo dõi là chính thượng nghị sĩ Fullbright. Suýt nữa Laird đã làm nguy hại đến một trong những bí mật quốc gia được bảo vệ kỹ lưỡng nhất trước một buổi trình bày công khai. Nhưng trong khi đó thì không có một nghị sĩ nào trong uỷ ban hoặc một nhân viên văn phòng Quốc hội nào tóm được ý nghĩa trong câu tuyên bố của Laird. Và trong nhiều tuần lễ sau chỉ có một nhà báo tại Washington theo đuổi điều tra về việc này. Laird còn gặp rắc rối với nhiều câu hỏi khác vào buổi chiều hôm ấy. Một lần nữa, để bảo vệ cho hiệu lực của ngành tình báo tại Lầu Năm Góc, ông ta đã nói với uỷ ban: “Mọi việc đã xảy ra đúng như điều các toán xung kích đã cho biết trước… Từng mẩu tin tình báo được sử dụng đều chứng tỏ chính xác”. Lẽ dĩ nhiên ông ta chưa được biết việc mà các chuyên viên tình báo đã gọi một cơ sở gần mục tiêu là “trường trung học”, nhưng thật ra trên thực tế đấy là một cơ sở quân sự chứa đầy lực lượng thù địch. Nghị sĩ Frank Church, người mà 5 năm về sau giữ chức chủ tịch Uỷ ban đặc biệt của Thượng viện chuyên lo điều tra hoạt động tình báo Hoa Kỳ, đã hỏi Laird một câu có tính sâu sắc nhất trong buổi điều trần: “Có bằng chứng gì cho biết, tù binh đã được di chuyển đi nơi khác trước cuộc tập kích hoặc trước đó một hay hai ngày không?”. Laird chân thật trả lời: “Không, không có bằng chứng nào cả”. Lẽ tất nhiên đã có bằng chứng cho biết tù binh bị chuyển đi nơi khác hàng tháng trước cuộc tập kích. Nếu câu hỏi của Frank Church được thay đổi chút ít như thế này: “Trước cuộc tập kích một hoặc hai ngày có nhận được bằng chứng nào cho biết tù binh đã bị di chuyển đi nơi khác không?” thì Laird sẽ trả lời: “Có” hoặc sẽ tránh né nếu không muốn tiết lộ bí mật của hệ thống Gamma. Nhưng không ai hỏi câu đó cả. Nghị sĩ Albert Gore đã hỏi Laird một câu hỏi đầy ác ý: “Quyết định cho xuất phát công tác này có được hoãn lại lần nào không? Trước thời điểm cuối cùng?”. Lần này thì Laird trả lời không được rõ ràng lắm: “Không. Quyết định không bị hoãn lại lần nào cả. Nói đúng ra là trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch không có điều gì bị đình hoãn lại”. |
|
Ủy ban lại
xoay trọng tâm vào một vấn đề khác. Laird bị chất vấn rầy rà và dài dòng về thời
gian hoạt động của các cuộc oanh kích trên vùng trời phía nam vĩ tuyến 19 chỉ một
vài giờ sau cuộc tập kích Sơn Tây. Bộ Quốc phòng có chỉ thị cho thả bom đại quy
mô miền Bắc Việt Nam không? Laird trả lời: “Không, các cuộc oanh kích được xuất
phát chỉ với mục đích trả thù về việc một chiếc trinh sát RF-4 không vũ trang
đã bị bắn rơi 10 ngày trước đó ngày 13 tháng 11. Cả hai phi công đều bị thất lạc
mất tích, không có dấu hiệu nào về việc họ đã nhảy dù ra”.
Tuy nhiên, Laird đã không nói đến việc các cuộc oanh kích này một trong
những cuộc oanh kích mạnh mẽ nhất trong suốt cuộc chiến đã được hoạch định
gần một tháng trước khi chiếc máy bay trinh sát bị bắn rơi. Chính Moorer đã hỏi
ý kiến Blackburn về những hậu quả có thể xẩy ra đối với các cuộc oanh kích ấy
vào đầu tháng 11.
Một lần nữa, Laird với 17 năm làm đại biểu quốc hội trước khi được bổ nhiệm làm
Bộ trưởng Quốc phòng đã tỏ ra không chân thật mấy đối với một ngành trong hành
pháp mà ông ta đang phục vụ rất đắc lực. Uỷ ban tỏ ra nghi ngờ về lời giải
thích của ông ta đối với các cuộc oanh kích này, và báo chí, ngoại trừ một vài
trường hợp đặc biệt, đã đồng thanh cho rằng lời trình bày của Laird là cách giải
thích tồi tệ nhất. Nhiều chủ nhiệm báo chí và nhà bình luận truyền hình đã quên
đi khía cạnh nhân đạo trong cuộc tập kích Sơn Tây để chỉ lo chỉ trích về việc
thả bom đại quy mô miền Bắc Việt Nam.
Sự lo sợ của Blackburn và Mayer đã xảy ra. Nhiều tuần lễ trước khi các cuộc
oanh kích được thi hành, cả hai người đã nêu ý kiến là sẽ có những sự va chạm
ngoại giao tai hại. Họ đã viết ra giấy những ý kiến này để báo động trước với
nhiều lý lẽ rõ ràng. Chữ “giải cứu” và chữ “trả thù” là hai danh từ nằm ở hai
trang khác nhau trong cuốn tự điển Webster và đối với dư luận quần chúng thì lại
là hai sự việc xảy ra cách nhau đến hai năm… Cả hai người còn nêu thêm ý kiến
nghiêm trọng cho rằng các cuộc oanh kích trả thù này sẽ khiêu khích kẻ địch có
nhiều hành động giáng trả lại đối với tù binh còn đang bị giam giữ, trong khi
đó thì cuộc tập kích có thể ít gây ra tai hại hơn.
Blackburn và Mayer được biết là Kissinger đã đồng ý cho ngừng thả bom. Nhưng
khi đến giai đoạn cuối cùng xảy ra trước cuộc tập kích Sơn Tây 24 giờ với nhiều
ý kiến cho rằng cuộc tập kích này có thể được thực hiện cùng với các công tác
khác mà họ không biết rõ là gì. Cả hai công tác đều được xuất phát hầu như
không cùng một lúc 105 chiếc máy bay hộ tống toán xung kích giải cứu tù binh gần
Hà Nội đã được thực hiện đồng thời với 225 chiếc máy bay khác oanh kích khu vực
hướng Nam của Bắc Việt Nam để trả thù cho một máy bay trinh sát RF-4 bị bắn rơi
10 ngày trước đó. Việc hoạch định thời điểm xuất phát các cuộc oanh kích vào
ngày thứ bảy 21 tháng 11, chỉ một vài giờ sau khi cuộc tập kích thất bại, vẫn
còn ám ảnh cả Blackburn lẫn Mayer hàng mấy tháng liền. Khắp nơi trên thế giới,
báo chí đã ca tụng việc cố gắng giải cứu tù binh trên một hàng tin thì ngay sau
đó với hàng tin khác lại chê bai việc cho ném bom trở lại. Tất cả mục đích của
công tác Sơn Tây đã bị lu mờ đi.
Trong khi đã tránh né được việc uỷ ban ngoại giao chất vấn về các cuộc oanh
kích trả thù và công tác giải cứu Sơn Tây thì Laird lại vấp phải một sự kiện
tai hại khác trong ngày hôm đó. Khi được nghị sĩ Stuart Symington hỏi về số
thương vong và tổn thất vật chất trong hai công tác đó thì Laird đã trả lời:
“Chúng ta không mất một chiếc máy bay nào trong cuộc oanh kích tại miền Nam vĩ
tuyến 19 vào cuối tuần này và chúng ta chỉ có hai tổn thất trong công tác tù
binh”. Câu trình bày này là đúng sự thật. Nhưng chỉ một vài ngày sau thì điều
đó không còn giá trị nữa vì có tin tiết lộ cho báo chí biết một chiếc F.105
trong chuyến đi tập kích Sơn Tây đã bị bắn rơi và mất tích ở Lào. Một vài bài
xã luận và báo chí có cảm nghĩ chính quyền còn che đậy việc gì bí mật đã xảy ra
trong cuộc tập kích mà không muốn cho dân chúng biết.
Các nghị sĩ trong uỷ ban cũng có cảm nghĩ là Laird không minh bạch trong nhiều
vấn đề khác. Một trong những người ủng hộ Laird đắc lực nhất là nghị sĩ Jacob
Javits thuộc bang New York, ông ta tỏ ý không được hài lòng lắm về việc oanh
kích trả thù, nhưng ông ta cho đấy là việc không dính líu gì đến cuộc tập kích
Sơn Tây. Ông ta đã phát biểu một cách thân thiện nhất trong suốt buổi điều trần
là: “Chiến tranh không phải là một tiệc trà đầy hương vị”. Nhưng khi Javits hỏi
Laird đấy có phải là công tác giải cứu tù binh đầu tiên đã được thực hiện hay
không, thì Laird trả lời: “Đấy là công tác đầu tiên tại Đông Nam Á trong cuộc
xung đột này. Tôi xin quí vị là tôi không có ý nhắc đến lịch sử của đất nước
ta”.
Javits vẫn còn nhớ mãi câu trả lời ấy, trong khi đó thì chỉ ba tuần lễ sau báo
chí đăng tải bản tổng kết về ba hoặc bốn công tác mưu toan giải cứu tù binh
khác nữa. Các công tác này được thực hiện tại miền Nam Việt Nam và Campuchia,
và cũng gặp phải trại tù trống rỗng. Nhân viên trong văn phòng của Javits tỏ ra
bực tức về việc Laird đã không nói rõ những công tác này. Khi họ hỏi Lầu Năm
Góc về các công tác giải cứu này thì họ lại càng bực tức thêm vì bất cứ nơi nào
họ hỏi đến cũng đều có thái độ lạnh lùng như tảng băng. Tất cả những tin tức
liên quan đến các việc này đã được giấu kín trong suốt thời gian dài 5 năm.
Sơn Tây không phải là công tác cố gắng giải cứu đầu tiên tại Đông Nam Á trong
cuộc xung đột. Đúng ra đây là công tác thứ 71 đổ bộ vào trại tù trống. Tại miền
Nam Việt Nam, Campuchia và Lào, từ giữa năm 1966 đến năm 1970 đã có 91 công tác
giải cứu được thi hành. Có khoảng 45 hoặc nói đúng hơn là gần 50 công tác này
được thực hiện do các nguồn tin về tù binh Mỹ đã báo cáo cho biết sự kiện và địa
điểm. 79 công tác này được coi như là những cuộc tập kích thật sự. Trong số 91
công tác này, 20 thành công giải thoát được 318 binh sĩ miền Nam Việt Nam và 60
dân sự. Nhưng trong 45 cuộc tập kích thực hiện để giải cứu tù binh Mỹ thì chỉ
có 1 thành công. Quân nhân Larry D., Aiken thuộc binh chủng lục quân được
giải thoát vào ngày 10-7-1969 khỏi một trại tù của Việt cộng, và đã chết tại bệnh
viện Mỹ 15 ngày sau đó. Cuộc tập kích này rõ ràng là đã bị thất bại vào phút
chót.
Tất cả những công tác giải cứu thực hiện trước cuộc tập kích Sơn Tây đều do
Trung tâm giải cứu nhân sự hỗn hợp (J.P.R.C) điều hành. Đây là một Trung tâm
riêng biệt của Bộ Tư lệnh MACV ở Sài Gòn. Kết quả của những sự cố gắng thuộc
Trung tâm này cũng không đem lại điều gì khả quan hơn cuộc tập kích Sơn Tây. Ví
dụ vào tháng 12 năm 1966 có một nguồn tin mật báo cho biết có nhiều tù binh Mỹ
đang bị Việt cộng giam giữ. Trung tâm J.P.R.C. kiểm nhận lại nguồn tin chính
xác và cho xuất phát ngay một cuộc tập kích.
Một vài
cuộc tập kích của Trung tâm J.P.R.C đã bị thất bại vì lý do tin tức tình báo
còn nhiều sơ hở hoặc vì lý do các cuộc hành quân giải cứu không được xuất phát
kịp thời. Việc này đã xảy ra đối với một cuộc tập kích vào năm 1967, khi một
quân nhân Nam Việt Nam trốn thoát khỏi một trại tù của Việt cộng đã cho biết
tin về địa điểm của hai trại tù khác có giam giữ quân nhân Mỹ. Nguồn tin này
trước tiên được thử thách về cơ sở chính xác nhưng sau cùng đã được kiểm nhận
có thể tin cậy được. Cuộc tập kích được xuất phát ngay tại một căn trại có 21
tù binh Nam Việt Nam đã được giải thoát. Còn doanh trại kia thì trống rỗng. Có
nhiều dấu hiệu chứng tỏ là tù binh Mỹ đã từng bị giam ở đấy. Các tù binh Nam Việt
Nam sau khi được giải cứu đã cho biết các tù binh Mỹ đã bị di chuyển đi nơi
khác trước 20 ngày khi có cuộc tập kích.
Sau cuộc giải cứu Aiken vào năm 1969 thì nhiều cố gắng tìm kiếm địa điểm trại
tù binh và giải cứu tù binh tại Nam Việt Nam và Campuchia đã được xúc tiến mạnh
mẽ. Chỉ trong năm 1970 đã có tới 24 cuộc hành quân giải cứu tù binh tại miền
Nam Việt Nam. Nhưng tất cả đều thất bại, không tìm thấy một tù binh Mỹ nào cả.
Các cuộc hành quân giải cứu này vẫn được tiếp tục ngay sau thời gian cuộc tập
kích Sơn Tây bị thất bại. Tính đến năm 1973 đã có tất cả 119 công tác giải cứu
tù binh trong đó có 98 cuộc tập kích. Aiken vẫn là người Mỹ duy nhất được giải
thoát trong suốt những năm ấy.
Nhìn chung trên toàn diện sự việc thì cuộc tập kích Sơn Tây không phải là một sự
thất bại ngoạn mục nhất, hoặc không phải là sự thất bại duy nhất từ xưa đến nay
như các nghị sĩ ác ý đã cố tình chất vấn Laird trên phương diện đó. Khi cố tình
che giấu những công tác giải cứu tù binh khác đã thực hiện, Laird đã để mất một
cơ hội tốt nhằm đem việc thất bại Sơn Tây ra so sánh trên bình diện chung. Có lẽ
ông ta đã không biết rõ quá trình hoạt động của những cuộc hành quân giải cứu ấy.
Chỉ có Mayer biết rõ nhưng Blackburn có chỉ thị cho ông ta đừng bao giờ đề cập
đến việc này. Nếu như Quốc hội và nhân dân Hoa Kỳ được cung cấp đầy đủ tin tức
liên hệ thì có thể họ sẽ hiểu rõ ràng hơn về những động cơ thúc đẩy việc xuất
phát cuộc tập kích Sơn Tây và cả sự may mắn thành công cho dù là mong manh.
Laird đã tỏ ra không trung thực đối với Quốc hội hoặc đối với nhân dân Hoa Kỳ.
Có lẽ vì lý do Lầu Năm Góc không muốn công nhận sự thất bại của họ có lẽ vì Uỷ
ban Thượng viện đã đặt ra nhiều câu hỏi và lời phát biểu có tính cách khinh miệt
để chế giễu một công tác mà Laird đã đặt trọn niềm tin hoặc có lẽ vì thượng nghị
sĩ Fullbright đã từng “bị” nổi tiếng là kẻ thù của quần chúng và kém một bậc so
với tướng Võ Nguyên Giáp của Bắc Việt Nam. Vì vậy chính quyền hành pháp đã có ý
không nên để cho Fullbright biết quá nhiều tin tức.
Cho dù với lý do nào đi nữa thì lời trình bày của Laird cũng không làm sáng tỏ
được công tác giải cứu Sơn Tây và lại càng làm tăng thêm những sự hiểu lầm để
đi đến các cuộc tranh luận gay gắt. Ngay sau khi ông ta được bổ nhiệm làm Bộ
trưởng Quốc phòng, một hiệu ăn nhỏ nằm trên đại lộ Connecticut cách Nhà Trắng
khoảng 9 khu phố đã dành riêng cho Laird một sự tuyên dương đặc biệt bằng cách
đặt tên của ông ta cho một loại bánh kỳ thịt gọi là: Bánh mì Melvin Laird có dồn
thịt “nói dối”, giá 1 đô la 85. Tuy nhiên trong buổi điều trần trước uỷ ban của
Fullbright, Laird đã phát biểu một lời chứng tỏ rằng không phải tất cả những lời
nói của ông ta đều là nói dối cả. Đấy là lúc nghị sĩ Javits hỏi: “Với việc tập
kích một trại tù binh như vậy thì ông Bộ trưởng muốn Hà Nội phải bày tỏ thái độ
ra sao?”. Laird trả lời: “Chúng tôi chỉ muốn bằng tất cả mọi giá cho dù phải sử
dụng những phương tiện bất thường nhất để đem những tù binh ấy trở về như những
công dân Mỹ tự do”. Và khi nghị sĩ Claiborne Pell hỏi ông ta nghĩ về Bắc Việt
Nam sẽ làm gì đối với tù binh do hậu quả của cuộc tập kích vừa qua, thì Laird
đã nói như một lời tiên đoán:
“Tôi nghĩ rằng tù binh sẽ bị canh gác chặt chẽ hơn”.
Giao tế
nhân sự
Tại Nhà Trắng vào ngày thứ tư 25 tháng 11. Tổng thống Nixon đã đích thân trao gắn
huân chương cho bốn quân nhân tham dự cuộc tập kích Sơn Tây.
Trước buổi lễ, Laird hướng dẫn Manor và Simons vào văn phòng bầu dục của Tổng
thống. Nixon muốn trực tiếp gặp riêng họ trong một vài phút để bày tỏ sự cảm ơn
và để hỏi những việc gì đã xảy ra. Tổng thống tỏ vẻ rất thân mật, nhưng ông ta
không tìm hiểu thêm được tin tức gì khác.
Nhân viên phục dịch tại Nhà Trắng mời rượu và cà phê trong khi mọi người ngồi
thoải mái bên cạnh vị Tổng tư lệnh trong những chiếc ghế bành, đặt xung quanh một
tấm thảm có dấu ấn to tướng “Tổng thống Hoa Kỳ”. Sau này được hỏi ông ta và Tổng
thống đã nói gì với nhau thì Simons nhớ lại: “Không có nói gì nhiều. Tổng thống
hỏi tôi đã tốt nghiệp trường võ bị West Point vào năm nào. Tôi trả lời là tôi
không học khóa võ bị sĩ quan, tôi chỉ là một sĩ quan trù bị được thăng cấp tại
Missouri. Điều này có vẻ làm cho Tổng thống lúng túng”. Ông ta nói: “Thế à?” và
quay sang phía Manor. Từ lúc đó trở đi thì hai người này nói chuyện với nhau.
Simons còn nói thêm: “Buổi gặp gỡ chứng tỏ Tổng thống thật có lòng ưu ái, nhưng
tôi nghĩ đấy là một cuộc gặp gỡ hơi căng thẳng tinh thần, buồn chán và không được
thoải mái lắm”.
Buổi lễ gắn huân chương bắt đầu vào lúc 4 giờ 05 phút chiều tại phòng chiêu đãi
cấp quốc gia tại tòa Nhà Trắng. Trước khi Laird đọc bản tuyên dương công trạng của
từng người thì Nixon nói vài lời mở đầu đã được biên soạn trước. Simons được ân
thưởng huân chương chiến công đặc biệt về sự anh dũng vượt bậc, đấy là huân
chương cao thứ nhì của quốc gia dành cho những công trạng dũng cảm. Trung sĩ nhất
bộ binh Tyrone Adderly, xạ thủ, súng phóng lựu M.79 thuộc toán chỉ huy của
E.Sydnor, người đã hai lần xông vào làn đạn để tiêu diệt sự kháng cự của kẻ địch
cũng nhận được huân chương chiến công đặc biệt. Trung sĩ chuyên viên cơ khí
không quân Leroy Wright chân bó bột vì bị thương do bình chữa cháy trên trực
thăng (Quả táo thứ nhất) bắn tung ra đụng phải, khi chiếc trực thăng đổ nhào xuống
trong doanh tại Sơn Tây, được nhận huân chương Không quân chiến công bội tinh.
Tướng Manor được ân thưởng huy chương chiến công đặc biệt. Tổng thống đích thân
gắn huân chương cho từng người.
Lời phát biểu của Tổng thống và các bản tuyên dương công trạng chỉ nêu lên những
sự kiện chung chung không bổ sung gì thêm ngoài những bài báo đã nói về cuộc tập
kích hai ngày trước đó. Nixon bày tỏ sự hãnh diện của ông ta trong một công tác
nhân đạo nhằm giải thoát những người đã bị giam giữ. Ông ta nói thêm là cuộc tập
kích đã được thực hiện không những với lòng dũng cảm vô địch mà luôn cả với sự
hữu hiệu vô địch nữa, mặc dù nghị sĩ William Proxmire sau này có mở cuộc điều
tra về tổn phí dùng cho cuộc tập kích này. (Số phỏng định gần đúng nhất là khoảng
7 triệu đô-la nhưng có một vài người khác lại cho rằng số tổn phí có thể lên tới
70 triệu đô-la).
Nixon nói với những người có mặt trong buổi lễ: “Trước khi cho ban hành lệnh cuối
cùng tôi đã cho dò hỏi nhiều điều và đã tìm hiểu được là tất cả mọi người tham
dự công tác này đều là quân nhân tình nguyện”. Điều này Tổng thống nói đúng
nhưng những lời trình bày tiếp theo, có lẽ do người viết diễn văn của Tổng thống
tự biên soạn lấy hoặc do Tổng thống ngẫu hứng nói ra tại chỗ, đã làm cho các
quân nhân được trao gắn huân chương cảm thấy bỡ ngỡ lạ lùng. Tổng thống nói:
“Tôi cũng đã tìm hiểu được mỗi cá nhân tham dự công tác này và được biết trước
khi đi là chỉ có 50% may mắn thành công mà thôi. Và tôi cũng tìm hiểu được mỗi
cá nhân đã tham dự công tác này cũng đã biết trước khi đi là có đến 50% làm cho
họ thiệt mạng”.
Tổng thống mời Laird, Moorer, đô đốc McCain, nhiều vợ của các tù binh Mỹ, và số
đông đại biểu Quốc hội cùng nhà báo đi đến bắt tay chúc mừng và khen ngợi bốn
người vừa được ân thưởng huân chương. Tổng thống rời phòng tiếp tân lúc 5 giờ
18 phút. Buổi lễ chỉ kéo dài có 13 phút bằng một nửa thời gian dùng cho cuộc tập
kích.
Tất cả ba hệ thống truyền hình đều chiếu lại khung cảnh buổi lễ vào tối hôm ấy.
Nhưng nếu Nhà Trắng đã nghĩ rằng buổi lễ này có thể làm dịu bớt những trận dông
bão tranh luận về cuộc tập kích thì thật là điều lầm lẫn. Nhà bình luận truyền
hình đài CBS tên là Eric Sevareid đã châm biếm rằng: “Mặc dù mọi người đều ngưỡng
mộ các quân nhân anh hùng đã cố gắng thực hiện công tác đó, nhưng vẫn còn một số
đông người cảm thấy có một điều gì khinh xuất trong quan niệm hành động”. Bình
luận gia John Scali của đài ABC lại nói: “Hệ thống tình báo cũ kỹ không chính
xác là nguồn gốc đem đến sự thất bại trong công tác này. Chúng tôi muốn nói đến
hệ thống tình báo quốc phòng của Lầu Năm Góc là cơ quan DIA chứ không phải
Trung ương tình báo Hoa Kỳ CIA, vì CIA không có liên quan trong kế hoạch này”.
Scali không nói rõ lý do về việc chỉ trích đó và không biết ông ta đã dựa trên
cơ sở nào để nói rằng CIA không có liên quan trong cuộc tập kích này.
Đây là giai đoạn đầu trong sự cố gắng của CIA xuất phát từ Trung tâm chỉ huy tại
Langley để gọi là “lo bảo vệ lấy mình”. Nhưng nhà báo thản nhiên với CIA sau
này có đưa tin cuộc tập kích đã được hoạch định và thi hành không có hội ý với
CIA. Cơ quan DIA là cơ quan cung cấp tin tức tình báo cho cuộc tập kích đã bị
chỉ trích là đã trao cho các chuyên viên nghiên cứu kế hoạch Sơn Tây những nguồn
tin cũ trên 6 tháng. Phó Tổng thống Spiro Agnew lại làm cho tình hình nặng nề
thêm khi cố che giấu sự không hữu hiệu của tình báo mặc dù viên phụ tá về quân
sự và ngoại giao của ông ta sau này có tiết lộ là chính phó Tổng thống chưa hề
được thông báo gì về cuộc tập kích, kể cả trước lẫn sau khi thi hành.
Cuộc
tranh luận mới mẻ này lại càng làm lu mờ các động cơ nhân đạo của cuộc tập
kích, và dẫn đến một sự đụng độ gay gắt khác giữa Laird và Fullbright. Được mời
ra điều trần một lần nữa trước Uỷ ban đối ngoại Thượng viện, Laird đã phủ nhận
quan điểm của của Fullbright cho rằng CIA đã không được mời góp ý về cuộc tập
kích. Ông ta nói: “Tất cả mọi cơ quan đều được hỏi ý kiến và tin tức liên quan
đều lấy từ các cơ quan ấy”.
Fullbright đã cắt ngang lời của Laird với một lời tuyên bố hầu như buộc tội
Laird là một người nói dối: “Điều đó không thật đúng. Chính tôi đã hỏi Giám đốc
tình báo là ông ta có được hỏi ý kiến không, thì ông ta trả lời là không”.
Laird nói với vẻ giận dữ: “Tôi không nghĩ rằng lại có trường hợp như vậy vị
giám đốc tình báo đã được hội ý và có góp ý với chúng tôi”.
Fullbright vẫn giữ nguyên thái độ không lay chuyển. Tại Langley, trước cửa vào
phòng khách lớn của cơ quan trung ương tình báo Mỹ, trên một vách tường bằng đá
cẩm thạch có khắc những chữ to 7 inch hai câu như sau: “Và các anh sẽ biết sự
thật và sự thật sẽ giải phóng các anh”. Tuy nhiên người phát ngôn của CIA lại từ
chối không bình luận về vụ đối chất giữa Laird và Fullbright. Quả bóng đã được
khôn khéo đá lọt vào lưới của DIA để trao mọi trách nhiệm cho DIA về sự thất bại
Sơn Tây. Việc này lại càng làm căng thẳng thêm sự quan hệ với nhau giữa các giới
tình báo Mỹ vốn dĩ từ lâu bị chia rẽ.
Trong ngày lễ tạ ơn, thứ năm 16 tháng 11, Tổng thống Nixon trong khi dùng bữa
cơm tối với 106 quân nhân đã bị thương ở Việt Nam có hứa sẽ làm mọi cách để giải
cứu tất cả tù binh. Cũng ngày hôm đó phái đoàn hòa đàm của Hà Nội tại Paris tổ
chức một buổi họp báo. Người phát ngôn của Bắc Việt Nam đã lên án các cuộc oanh
kích gọi là bảo vệ đã được xuất phát vào ngày thứ bảy vừa qua.
Tại Moscow, tờ báo Pravda đã lên án cuộc tập kích này là bước đầu tiên tiến đến
việc nới rộng chiến tranh diện rộng vào ngay trong lãnh thổ của Bắc Việt Nam.
Vào đầu tháng 12, trong khi đang tính toán về 30 ngày sắp được nghỉ phép thì
Simons nhận được điện thoại của Lầu Năm Góc. Ông ta được cho biết là Bộ trưởng
Quốc phòng Laird sẽ bay đến căn cứ Fort Bragg cùng với một phái đoàn đông đủ đại
biểu Quốc hội và nhiều nhân vật quan trọng khác cộng thêm với nhiều phái viên
thông tấn của Lầu Năm Góc. Bộ trưởng Quốc phòng sẽ đại diện Tổng thống để trao
gắn huy chương cho từng quân nhân trong cuộc tập kích Sơn Tây về chiến công xuất
sắc và anh dũng. Vì lẽ các chi tiết tuyên dương công trạng của từng cá nhân một
mà Simons đã đệ trình sau khi chấm dứt cuộc tập kích có vẻ đặc biệt, cho nên
quân đội đã quyết định trình cho Laird đọc một bản tuyên dương chung cho tất cả
mọi người. Các bản tuyên dương cá nhân sẽ được thiết lập sau và sẽ được lưu vào
hồ sơ riêng của từng quân nhân. Cuộc điện đàm này chỉ có mục đích muốn thông
qua với Simons về những lời tuyên dương mà Laird sẽ đọc trong buổi lễ. Simons hỏi
thêm một vài điều nữa rồi dằn mạnh máy điện thoại xuống bàn.
Ông ta vừa được cho biết trong số 56 người đã tham dự cuộc tập kích vào Bắc Việt
Nam, chỉ có thêm hai người nữa sẽ nhận được huân chương chiến công đặc biệt, loại
huân chương mà Tổng thống Nixon đã gắn cho ông ta và trung sĩ Adderly tại Nhà
Trắng. Hai người khác sẽ nhận được huy chương anh dũng bội tinh với ngôi sao bạc;
22 người nhận được anh dũng bội tinh với với ngôi sao đồng trong số 30 người
còn lại, có nghĩa là hơn một nửa tổng số toán tập kích, sẽ nhận được huy chương
hạnh kiểm quân đội. Binh sĩ thường gọi loại huy chương này là món đồ chơi. Đây
là một loại huy chương chỉ cao hơn một bậc đối với các bằng khen thưởng về hạnh
kiểm tốt, mà bất cứ người lính nào cũng có thể nhận được nếu ở trong quân ngũ đủ
ba năm mà không bị bệnh hoa liễu.
Đối với Simons thì việc này rõ ràng là ngành phụ trách ân thưởng huy chương của
quân đội đã căn cứ trên các bản điều lệ thông thường để cấp phát huy chương cho
lính của ông ta. Ông ta hình dung sự việc xảy ra như sau: một viên đại tá suốt
đời ngồi mòn trên ghế nào đó đã nhìn sơ qua các bản tuyên dương công trạng mà
Simons đã soạn thảo công phu và đệ trình xin chấp thuận, lướt nhanh qua rồi để
sang một bên. Xong, ông ta lấy tập điều lệ về huấn lệnh quân đội số 101-10-1
ban hành vào tháng chín năm 1969, trong đó có ghi chú các điều hướng dẫn cho cấp
chỉ huy biết cách cấp phát loại huy chương nào cho binh sĩ trực thuộc, theo lệnh
thông thường. Xong, ông ta lại dùng máy tính để tính xem tổng số huy chương:
như vậy thì có 2 ngôi sao bạc hoặc cao hơn, có 22 ngôi sao đồng, và 30 huy
chương hạnh kiểm. Sau khi đã tính toán xong viên đại tá này đưa toàn bộ tập
tuyên dương công trạng của Simons cho một tên thiếu tá dưới quyền nào đó và
nói: viết lại các bản tuyên dương này cho đúng điều lệ quân đội.
Chán nản về cuộc điện đàm với Lầu Năm Góc vừa qua Simons bước ra khỏi văn phòng
và nói với một trong các viên trung sĩ: “Anh gặp số may rồi đó. Anh sắp nhận được
miếng vải xanh làm huy chương đeo chơi cho vui”. Tên trung sĩ sững sờ: “Thưa đại
tá, tôi chẳng hiểu gì cả”.
“Rất là dễ hiểu, sao anh ngu dốt thế, Lầu Năm Góc nghĩ rằng anh đã đi Bắc Việt
Nam để dự buổi khiêu vũ có tiệc trà liên hoan. Một tên chó má nào đó ở tại
phòng ân thưởng huy chương có lẽ đã đần độn quá cho nên đã thi hỏng khóa học đọc
bản đồ: hắn không tìm thấy địa điểm Sơn Tây ở chỗ nào cả, làm như Sơn Tây nằm
ngay trong điện Kremli. Hắn tưởng là anh đã đi khiêu vũ trong một nhà chứa gái
mãi dâm trên đất địch”.
Tối hôm ấy, Simons quyết định làm cho ra lẽ việc này qua điện thoại. Ông ta gọi
thẳng đến Trung tâm chỉ huy Fort Bragg và nói ngay với điện thoại viên ở tổng
đài: “Đây là đại tá Simons. Muốn được nói chuyện khẩn cấp. Tôi muốn gặp tham
mưu trưởng lục quân”.
Khoảng một
phút sau tổng đài Lầu Năm Góc gọi lại cho Simons: Tướng Westmoreland đang trên
đường từ Iran trở về và sẽ đến căn cứ không quân Andrews khoảng 7 giờ sáng mai.
Tướng Palmer hiện đang thường vụ cho Tham mưu trưởng lục quân nói: “Vậy đại tá
Simons có muốn nói chuyện với tướng Westmoreland”.
Simons cố dằn lòng và không chửi thề rồi yêu cầu được nói chuyện với Palmer.
Chỉ trong một vài giây, tiếng của vị tham mưu phó lục quân ở đầu dây: Đây là
Bruce Palmer, có việc gì đấy hở Bull?”
Simons bình tĩnh nói: “Thưa Đại tướng, có một tên chó má ngu đần nào đó sắp đưa
ông Bộ trưởng Quốc phòng đến đây trong một hai ngày nữa với một cái thùng đựng
đầy các mẩu vải xanh để dùng làm huy chương. Theo tôi nghĩ tốt hơn thì ông Bộ
trưởng đừng nên đến, tôi sẽ khổ tâm khi nhìn thấy lính của tôi vứt bỏ các mẩu vải
huy chương ấy xuống đất trước mặt một bầy nhà báo”.
“Sao! Tại sao lại vứt bỏ đi? Anh muốn nói gì đấy hở Bull?”.
Simons trả lời: “Thưa đại tướng, tôi không muốn đặt quân đội vào trường hợp khó
xử, nhưng xin nói thật là một trong những người lính của tôi có thể sẽ nhét vào
đít ông Bộ trưởng Laird tấm vải huy chương hạnh kiểm của quân đội. Binh sĩ của
tôi đã liều mạng sống ngay sát nách Hà Nội họ không đi thực tập du hành như các
toán hướng đạo sinh ở tại một vùng ngoại ô nào đó ở Sài Gòn. Văn phòng ân thưởng
huy chương thuộc quyền đại tướng đã cấp phát các loại huy chương này theo kiểu
chiếu lệ cho xong việc và làm như chúng tôi đã buộc họ phải ra về muộn giờ để mất
một buổi chơi Golf chiều thứ sáu. Đây không phải là việc thông thường. Binh sĩ
của tôi đã quyết định mỗi người phải nhận được ít nhất là một ngôi sao bạc. Nếu
không được thì tốt hơn không nhận gì cả. Đối với công trạng của họ thì các huy
chương hạnh kiểm là một điều sỉ nhục chứ không phải ân thưởng”.
Palmer nói: “Tôi thông cảm với anh. Để tôi sẽ lo việc này”.
Ngày thứ tư 9-12-1970, Bộ trưởng Quốc phòng Laird đến căn cứ Fort Bragg trên
chiếc máy bay riêng không lực số 2. Ông ta trao gắn 54 huy chương lục quân cho
các quân nhân tập kích Sơn Tây. Trong số này có 4 huân chương chiến công đặc biệt
và 50 anh dũng bội tinh với ngôi sao bạc. Trong các hộp đựng huy chương của
Laird không có loại huy chương hạnh kiểm nào cả.
43 quân nhân không quân tham dự cuộc tập kích cũng được ân thưởng huy chương
trong buổi lễ này. John Allison, W.Britton, Marty Donohue và H.Kalen được ân
thưởng huân chương không lực bội tinh, loại huân chương tương đương với huân
chương chiến công đặc biệt của lục quân.
Bộ trưởng Laird gắn huân chương chiến công đặc biệt lên ngực áo của E.Sydnor và
D. Meadows.
Bác sĩ Cataldo được thưởng anh dũng bội tinh với ngôi sao bạc. Vài ngày sau khi
cuộc tập kích chấm dứt, ông ta có đến gặp Mayer. Ông ta tình nguyện trở lại Bắc
Việt Nam một lần nữa như là một tù binh.
Cataldo biết rõ tù binh đang cần một bác sĩ. Vậy thì tại sao chúng ta không gửi
ngay một bác sĩ đến cho họ? Ông ta nói với Mayer tôi sẵn sàng để cho các chuyên
viên gắn bất cứ một loại máy bí mật nào đó vào người tôi để tiện theo dõi mọi
hành động và cũng để giúp cho tôi báo cáo về tình hình tù binh hoặc có thể yêu
cầu một cuộc tập kích khác khi cần.
Huy chương anh dũng bội tinh với ngôi sao bạc mà Bộ trưởng Laird trao gắn cho
ông ta đã làm tổn phí ngân quỹ do tiền thuế của nhân dân đóng góp lên đến 1
đô-la 70.
Mãi cho đến buổi lễ hôm ấy gia đình của Cataldo vẫn còn nghi ngờ về sự kiện
chính ông ta có tham dự cuộc tập kích. Trước khi công tác này được xuất phát
thì Simons, Manor và Mayer đã có hỏi ý tất cả mọi người ai muốn cho công chúng
biết việc tham dự của mình trong cuộc tập kích này hoặc ai muốn được báo chí phỏng
vấn sau khi công tác đã thi hành xong, với điều kiện là không được tiết lộ nhiều
chi tiết hành quân đặc biệt. Đa số binh sĩ đều không muốn cho đăng tải tên tuổi
của mình trên báo chí một cách công khai về việc này. Tuy nhiên khi Nixon và
Laird quyết định ân thưởng huy chương cho mọi người trong một buổi lễ công khai
thì sự việc này không còn che giấu được ai nữa. Việc trao gắn huy chương này là
một cố gắng xoa dịu mọi cuộc tranh luận gay gắt xoay quanh vụ tập kích. Nhưng
các bản tuyên dương công trạng với đầy đủ chi tiết mà Simons đã soạn thảo cho mọi
người đều không được loan báo công khai. Còn nhiều vấn đề xung quanh cuộc tập
kích mà chính quyền không muốn cho ai biết.
Có một
huy chương được để dành lại không trao gắn. Đấy là huy chương quân vụ bội
tinh dành cho một trung sĩ bậc nhất thuộc đại đội A, Phân đoàn 7, lực lượng đặc
biệt. Một vài ngày trước khi cuộc tập kích được thi hành thì trung sĩ này vẫn
còn ở trong toán xung kích của Simons. Nhưng “Blue” Max đã nhận được tin
riêng cho biết đương sự có nhiều vấn đề rắc rối về gia đình. Và mặc dù là một
binh sĩ dũng cảm, xuất sắc, nhưng đương sự đã bắt đầu phát sinh nhiều cảm
nghĩ nghi ngờ trầm trọng về cục diện chiến tranh Việt Nam. Simons liền thuyên
chuyển đương sự ra khỏi toán và đưa vào làm việc với toán yểm trợ gồm 36 người.
Đương sự tỏ vẻ vô cùng bất mãn vì chỉ mong muốn có một điều duy nhất là được
đi theo toán xung kích. Sau khi lực lượng xung kích rời Thái Lan thì
“Blue” Max được tin tên trung sĩ ấy đã có ý định đào ngũ. Tuy nhiên đương sự
vẫn làm việc chăm chỉ, cho nên sau khi xong công tác thì Simons có đề nghị cấp
cho một huy chương quân vụ bội tinh. Vài ngày sau đó thì đương sự đào ngũ thật.
Hắn đi Đan Mạch, rồi đến Thụy Điển và trở thành một người phản chiến. Vì lẽ
đó E.Mayer đã giữ chiếc huy chương lại không cấp phát cho y. Một vài tuần lễ
sau tên trung sĩ này đã đến trình diện tại phòng tùy viên quân sự Hoa Kỳ ở Thụy
Điển và xin được phép quay về Mỹ để nhận án về tội đào ngũ. Nhưng may mắn cho
y là quân đội không đưa ra xét xử trước tòa án quân sự mà cho đương sự giải
ngũ.
Một trong những phần thưởng quan trọng khác cũng đã được thực hiện tại một buổi lễ không chính thức trong một tiệc trà thuộc vùng phụ cận Virginia. Một vài giờ sau khi toán tập kích trở lại Udorn, một hạ sĩ quan của Simons đã lẻn ra khỏi căn cứ và tìm đến một hiệu may nhỏ thường có binh sĩ Mỹ lui tới ở ngay bên cạnh cổng chính. Anh ta hỏi chủ hiệu may liệu có thể thêu được 100 huy hiệu đeo vai trong vòng ba tiếng đồng hồ được không? Anh ta đưa cho chủ hiệu may xem một hình vẽ mẫu. Huy hiệu này hình tròn đường kính độ 2 inh-sơ. Nền vải đen có hình một cây nấm rơm màu trắng với hai con mắt liếc nhìn ở ngay dưới ô nấm. Phía dưới có một khung nhỏ thêu mấy chữ KITD/FOHS bằng chỉ đen trên nền trắng. Đấy là buổi xế chiều ngày 21 tháng 11 viên hạ sĩ quan này vẫn còn mệt phờ, cặp mắt đỏ vì thiếu ngủ anh ta vừa mới ở Sơn Tây về sau gần 8 giờ công tác. Việc lẻn ra ngoài căn cứ này cũng có thể bị đưa ra tòa án quân sự nhưng anh ta vẫn đánh liều. Đấy là một sự vi phạm an ninh vì anh ta đã rời phòng thẩm vấn tình báo trong doanh trại để đi ra ngoài và tìm cách đặt thêm các huy hiệu này. Thời gian quả là một vấn đề không rộng rãi lắm. Thay thế việc nghỉ tại Udorn một vài ngày thì cả toán tập kích lại được tin họ sẽ phải lên một chiếc máy bay tải thương C-141 dành riêng để chở tù binh. Ngay sau bữa ăn tối tất cả sẽ rời Thái Lan bay thẳng về Fort Bragg và Eglin. Vì lẽ đó viên hạ sĩ quan này tự quyết định sẽ không đi về nếu chưa thuê may được các huy hiệu. Người chủ hiệu may hỏi lại một trong những thợ may đang làm việc tại một phòng chật hẹp phía trong và quay trở ra báo cho biết có thể nhận hàng được nhưng với giá 2 đô-la Mỹ một chiếc. Viên hạ sĩ quan hỏi người chủ hiệu may có thể làm cho xong trước 5 giờ chiều được không? Khi tất cả những người tham dự cuộc tập kích Sơn Tây trở về nhà và có thể nói cho gia đình biết rõ trong mấy tháng qua họ đã đi đâu và làm gì. Có một vài người tổ chức tiệc trà liên hoan. Sau khi đệ trình báo cáo sau hành động, gửi thư cảm ơn cho các nơi đã giúp đỡ, Simons đã đề nghị ân thưởng huy chương cho những người có công, các nhân viên thuộc văn phòng kế hoạch người có công, các nhân viên thuộc văn phòng kế hoạch và yểm trợ cũng bắt đầu được nghỉ xả hơi. Vào thượng tuần tháng 12, trung tá không quân Benjamin Krajlev mời Blackburn đến dự tiệc tại nhà riêng ở gần Virginia. Trung tá Krajlev là một trong những chuyên viên kế hoạch hành động quan trọng của Manor. Trong tiệc trà, Krajlev yêu cầu mọi người im lặng và quay sang phía Blackburn nói: “Thưa thiếu tướng, anh em đã có ý thực hiện một loại huy hiệu riêng cho cả toán. Chúng tôi cũng mong muốn thiếu tướng nên đeo một chiếc. Thiếu tướng xứng đáng đeo huy hiệu này lắm”. Nói xong ông ta trao cho Blackburn huy hiệu màu đen hình tròn. Blackburn nhìn vào cặp mắt chế giễu đang ló nhìn phía dưới cây nấm rơm, ông ta cười và hỏi: “Những chữ KITD/FOHS này nghĩa là gì?”. Trung tá Krajlev bình thản trả lời: “Thưa thiếu tướng, ý nghĩa đó dành riêng cho bọn chúng tôi: ẩn mình trong bóng tối và chỉ ăn phân ngựa mà thôi”. |
||||
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét