CUBA
Cu-ba ám ảnh nặng nề tâm trí của Marty Donohue. Cuộc huấn luyện của không lực
cho vụ tập kích Sơn Tây bắt đầu vào ngày thứ năm, 20 tháng 8. Trong thời gian
đó, Donohue đã trở về từ chuyến bay kỷ lục xuyên Thái Bình Dương trên chiếc thực
thăng HH-53 rồi gia nhập vào các phi đội trực thăng và C-130 mà Warner Britton
đã tuyển mộ.
Họ đều là những người trong kế hoạch. Phần nhiều những phi vụ của họ được thực hiện trên vịnh Mexico, vừa gần kề căn cứ Eglin của không lực ở phía Nam. Phần còn lại bay ở độ rất thấp, sát mặt đất ngoằn ngoèo, quanh co trên vùng núi non miền Bắc Georgia và Tallahassee, rồi bay trở về qua những chòm thông bằng phẳng của vùng cán xoong Florida ở độ cao trên ngọn cây. Thường khi họ được những máy bay tiến công loại A-1 bay kèm, loại này kềnh càng nhưng dễ vận dụng. Những chiếc máy bay khổng lồ còn sót lại từ cuộc chiến Triều Tiên, thường dùng để hộ tống những trực thăng lớn trong những nhiệm vụ bay giải cứu ở Đông Nam Á.
Họ đều là những người trong kế hoạch. Phần nhiều những phi vụ của họ được thực hiện trên vịnh Mexico, vừa gần kề căn cứ Eglin của không lực ở phía Nam. Phần còn lại bay ở độ rất thấp, sát mặt đất ngoằn ngoèo, quanh co trên vùng núi non miền Bắc Georgia và Tallahassee, rồi bay trở về qua những chòm thông bằng phẳng của vùng cán xoong Florida ở độ cao trên ngọn cây. Thường khi họ được những máy bay tiến công loại A-1 bay kèm, loại này kềnh càng nhưng dễ vận dụng. Những chiếc máy bay khổng lồ còn sót lại từ cuộc chiến Triều Tiên, thường dùng để hộ tống những trực thăng lớn trong những nhiệm vụ bay giải cứu ở Đông Nam Á.
Donohue không có ý kiến gì về cuộc luyện tập này. Có nhiều vụ bay ban đêm, tập
tiếp nhiên liệu và bay thành đội hình sát nhau với trực thăng tiếp cứu loại
HH-53 kềnh càng và loại nhỏ hơn HH-3, đôi khi với loại bé hơn nữa là UH-1 của
quân đội. Hai loại trực thăng sau cùng này thường bay rút vào đội hình sau những
chiếc C-130, 4 động cơ không người lái. Mọi người đều phân vân không hiểu
Britton và Manor đang tính toán điều gì, nhưng qua thời gian của những phi vụ
luyện tập và những báo cáo cho biết Liên Xô có thể đang xây dựng căn cứ tiếp tế
cho tàu ngầm tại Cienfuegos ở Cuba Donohue quả quyết rằng kế hoạch Bờ Biển Ngà
là chuẩn bị cho một vụ tiến công Cuba bằng trực thăng.
Những việc đó có vẻ ăn khớp. Khi huấn luyện lái trực thăng HH-53 tiến triển,
Donohue nhận thấy những phi vụ kéo dài ngày càng lâu, lúc đầu chỉ độ dưới 2 tiếng
đồng hồ đến cuối cùng đúng hơn 4 tiếng.
Từ căn cứ Eglin đến bờ biển miền Nam của Cuba độ 1.000 dặm, phải bay 9 tiếng rưỡi
với chiếc HH-53 ở tốc độ nhanh nhất của nó. Song một cuộc tập kích từ Eglin đến
Cuba là không thể thực hiện được. Công tác thực tế này có thể phải được phóng
đi từ Bộ chỉ huy không lực chiến thuật to lớn tại căn cứ không lực phía
nam St.Petersburg. Đó là căn cứ, nơi xuất phát những vụ oanh kích các giàn hỏa
tiễn của Liên Xô năm 1952 trong cuộc khủng hoảng hỏa tiễn ở Cuba. Căn cứ này
cách xa Cuba khoảng 520 dặm, khoảng chừng 5 giờ bay của HH-53 nhưng nếu các máy
bay đáp xuống để lấy thêm nhiên liệu tại căn cứ không lực Homestead ở nam Miami
thì chuyến bay đến Cuba sẽ mất từ 3 giờ đến 3 giờ rưỡi. Có vẻ là hợp lý 3 tiếng
rưỡi đồng hồ, phần nhiều bay trên mặt nước, sát một ngọn đồi, bay ở độ thấp qua
dãy núi Santa Clara của Cuba và nổ súng để đánh sụp căn cứ tiếp liệu cho tầu ngầm
ở Cienfuegos.
Các phi đội khác trong chương trình huấn luyện cũng nghĩ như Donohue, Cuba sẽ
là mục tiêu. Họ chỉ cách xa đó khoảng 9.500 dặm.
Dù sao, những tính toán của Donohue cũng chính xác theo một nghĩa nào đó. Trong
vụ tập kích Sơn Tây, những chiếc HH-53 sẽ bay từ 3 đến 4 tiếng đồng hồ để đến mục
tiêu. Nhưng không bay nhiều trên mặt nước, chỉ một ít sông ngòi và hồ ở Lào và
Bắc Việt Nam, chỉ bay ba giờ rưỡi bay vòng những đồi và núi quanh co theo con
đường mà DIA và NSA đã vạch ra để che giấu sự xâm nhập vào Sơn Tây, tránh qua
những chốt ra-đa của Trung Quốc và Bắc Việt Nam đã được biết vị trí. Mỗi một lần
quanh co phải được tính toán kỹ thời gian để làm sai những khoảng cách phát hiện
của ăng-ten ra-đa Việt Nam.
Việc huấn luyện những chuyến bay ở Eglin mất nhiều thì giờ nhưng không buồn tẻ.
Một vài trong những chuyến bay tập đó đúng là sởn gai ốc, thí dụ những chiếc
C-130, hoạt động với hết khả năng của nó như các kỹ sư hàng không vẫn gọi
là tiến sát đến cái chết. Ba chiếc C-130 sẽ tham gia vào cuộc tập kích. Một chiếc
loại giải cứu HC-130 sẽ tham dự ở những giai đoạn đầu của chuyến bay và tiếp
nhiên liệu cho các trực thăng trên không ở đất Lào. Hai chiếc C-130 khác được
trang bị đặc biệt, với khí cụ bay mới và hệ thống hồng ngoại dò tìm (chưa hề sử
dụng trước đây) thích hợp nhằm chống lại những “ổ tình báo” ở mỗi điểm quanh co
dọc theo những con đường dẫn đến mục tiêu. Một trong những chiếc C-130 đó sẽ cầm
đầu hướng dẫn lực lượng tập kích gồm 5 chiếc HH-53 và thêm một chiếc HH-3 hoặc
UH-1 để thả pháo sáng xuống trại tù. Chiếc C-130 thứ hai sẽ hướng dẫn chiếc
A-1, lực lượng oanh tạc yểm trợ bay xuyên qua được mạng lưới ra-đa của Bắc Việt.
Đội bay của hai chiếc C-130 phải luyện tập chính xác các vai trò xoay trở và
bay thành đội hình, khi gặp trường hợp một trong hai chiếc bị bắn rơi hoặc bị hỏng
hóc máy móc dọc đường mà phải ở lại. Đó không phải là một khả năng không thể xảy
ra, nhưng cũng không phải là một trong những vấn đề hiếm có.
Thiếu tá L.Franklin thuộc phi đội hoạt động đặc biệt thứ 7 của không lực và
trung tá P.Blosch thuộc phân độ 2 phi đội hoạt động đặc biệt thứ nhất, đã từng
bay một số phi vụ C-130 nhưng chẳng có phi vụ nào giống như những phi vụ này. Tốc
độ thường của một C-130 bay ở độ thấp là khoảng 250 hải lý. Blosch và Franklin
giờ đây đang tìm cách bay với tốc độ 105 hải lý và gần như đã không điều khiển
được máy bay, vì gần mất hết tốc lực. Họ phải bay chậm như vậy bởi vì một trong
hai chiếc HH-3 và UH-1 sẽ đổ quân tiến công xuống bên trong những bức tường của
trại tù. Hai chiếc này cũng không đủ sức để mang đủ máy móc của chính nó dùng để
bay cho chính xác và phải chở thêm đội đột kích. Còn chiếc trực thăng to hơn
thì lại không thể sử dụng được, vì khoảng trống bên trong khu trại Sơn Tây quá
hẹp. Những chiếc “trực thăng mẹ” C-130 giống như là những con chó trinh sát cho
chuyến bay đường dài vào Sơn Tây: cả hai trực thăng HH-3 và UH-1 đều không đủ sức
thực hiện sứ mệnh mà nó phải bay, nó vừa đủ bám sát sau các cánh của những chiếc
máy bay, giống như các tay lái xe đua vẫn chạy theo sau những chiếc xe đua phía
trước trong những vòng đầu để tiết kiệm nhiên liệu và có thêm tốc độ.
Thật là điên rồ. Muốn lái một loại máy bay C-130 với tầm thấp như vậy thì
Blosch và Franklin phải dùng 70% độ vòng quay tốc lực của chong chóng, điều mà
họ chỉ áp dụng trong trường hợp hạ cánh mà thôi. Bay chậm như vậy thì tất cả 4
động cơ phải phối hợp với nhau một cách hoàn hảo. Nếu một trong những động cơ
này không hoạt động thì các đặc điểm về việc vận hành của máy bay C-130 trở nên
kém hiệu lực. Và lẽ tất nhiên phi công không thể nhảy dù một cách an toàn được
vì quá thấp. Blosch và Franklin chỉ có thể kéo cần điều khiển tốc lực vừa kịp để
tăng lên 140 hải lý, và trong suốt 3 giờ rưỡi bay đến với việc điều chỉnh 70%
vòng quay như đã nói ở trên thì chiếc C-130 không ổn định và không thể dùng hệ
thống tự động để điều khiển.
Hơn nữa, Blosch và Franklin cũng hiểu rằng “cần phải rất thận trọng trong việc
thay đổi tốc lực hoặc lái các đường bay ngoằn ngoèo” giữ cho được thăng bằng
trong khi hạ cánh với điều kiện kỹ thuật này là một sự nguy hiểm. Nếu dùng quá
tốc lực một cách đột ngột thì hoặc là máy bay sẽ mất thăng bằng hoặc là làm cho
nó lao nhanh xuống đất. Với tốc độ 105 hải lý chiếc C-130 cũng không có thể phản
ứng kịp để bay lên cao một cách an toàn khi máy ra-đa báo có chướng ngại vật ở
phía trước. Trong khi đó thì đường bay đến mục tiêu phải bay qua vùng Bắc Thái
Lan, Lào và vùng phía tây của Bắc Việt Nam lại đòi hỏi phải thực hiện nhiều đoạn
bay quanh co lên xuống. Riêng có việc điều khiển này thôi cũng đã tỏ ra quá phức
tạp, đến nỗi Manor đã quyết định bổ sung thêm một người lái thứ 3 vào phi hành
đoàn của chiếc C-130 vào giữa giai đoạn của chương trình huấn luyện.
Viên phi công của chiếc C-130 còn nhiều việc rắc rối khác phải đối phó. Như khi
đến mục tiêu phải thả pháo sáng để rọi khu doanh trại và sau đó thả pháo khói để
đánh lạc hướng, làm rối loạn hàng ngũ và lung lạc tinh thần các toán canh gác Bắc
Việt Nam. Nhưng trong giai đoạn huấn luyện bay thử thì một vài pháo sáng do
Franklin thả xuống bị tịt ngòi.
Cuộc tập bay càng trở nên phức tạp, khó khăn khi các trực thăng, C-130 và A-1 bắt
đầu tham gia tập dượt chung. Những máy bay A-1 với đầy đủ bom, hỏa tiễn và xăng
dầu, phải bay với tốc độ khoảng 145 hải lý để giữ thăng bằng, và cần phải có một
chiếc C-130 bay kèm để hướng dẫn chúng đến mục tiêu. Chiến thuật bay vòng và
bay theo hình chữ S đã được nghiên cứu kỹ để những chiếc máy bay bay với tốc độ
105 hải lý vẫn có thể liên lạc được với những chiếc máy bay với tốc độ 145 hải
lý. Như vậy, nếu có trường hợp một chiếc C-130 nào bị bắn rơi hoặc bị hỏng hóc
thì những chiếc trực thăng hoặc các chiếc A-1 còn lại vẫn có thể tiếp tục hướng
dẫn những chiếc C-130 E khác đến mục tiêu.
Toàn thể phi hành đoàn đã tập dượt cách bay ngoằn ngèo lên xuống vào ban đêm với
tầm cao sát ngọn cây, trên vùng đất lởm chởm của miền Bắc tiểu bang Georgia và
dãy núi Great Smoky dưới ánh trăng lờ mờ. Để dưới đất không phát hiện được, phi
công phải cố gắng giữ cho đội hình bay sát nhau nhờ ánh đèn mờ của buồng lái,
chứ không sử dụng đèn báo hiệu ngoài cánh để giữ khoảng cách khi bay trong ban
đêm.
Phi công sử dụng ống nhòm điện tử có gắn mắt kính trông thấy được tầm thấp
trong bóng đêm, nhưng ánh đèn mờ trong buồng lái lại làm cho việc sử dụng loại ống
nhòm này ít hữu hiệu. Tuy nhiên, trong buồng máy bay phía sau, các chuyên viên
cơ khí và các xạ thủ vẫn có thể dùng những ống nhóm này để theo dõi các máy bay
bay phía sau. Tất cả các đường bay này đều phải thực hiện trong sự im lặng
(không mở máy vô tuyến liên lạc). Và vì thời tiết trên đất Lào và Bắc Việt Nam
rất bất thường cho nên họ phải tập dượt bắt liên lạc với nhau thường xuyên khi
bay qua các đám mây hoặc sương mù che kín mặt đất Trong suốt chương trình huấn
luyện này các phi hành đoàn của Manor đã phải tập dượt 1017 giờ bay để sẵn sàng
cho việc thi hành tập kích Sơn Tây. Họ không để xảy ra một tai nạn nào trong
368 phi vụ trong những điều kiện khắt khe nêu trên. Tất cả đều được hưởng tiền
phụ cấp giờ bay. Vào trung tuần tháng 9, họ đã sẵn sàng phối hợp với lực lượng
của Simons để cùng tham gia giai đoạn huấn luyện hỗn hợp, tập dượt các cuộc đột
kích ban đêm vào mục tiêu “cái làng kia” ở gần bãi tập dã chiến số 3.
Xạ trường
C-2
Trong khi các phi công của Manor toát mồ hôi, rồi lại bị lạnh cóng trên bầu trời
thì những lính tình nguyện của Simons lại đổ mồ hôi trên xạ trường C-2 tại căn
cứ Eglin. Tất cả 103 người tình nguyện đều là loại “lính mũ nồi xanh” có kinh
nghiệm, được lựa chọn theo sức vóc và thể lực của họ. Nhưng khi họ đến căn cứ
Eglin thì Simons và Sydnor lại bắt đầu “uốn nắn thêm” vào thứ tư ngày 9 tháng
9, suốt trong một giờ trước bữa điểm tâm trong ngày huấn luyện đầu tiên. Simons
bắt đầu hướng dẫn toán tình nguyện tập thể dục. Đầu tiên ôn lại sáu bài thao diễn
cơ bản số 1. Hít đất 12 lần mỗi ngày mà bất cứ cựu quân nhân nào cũng còn nhớ
rõ và tiếp theo là chạy 2 dặm đường dài. Ngày hôm ấy họ chạy 3 phút, đi bộ một
phút, rồi chạy lại. Chương trình tập luyện ngày càng tăng lên, và họ lại hít đất
8 lượt, mỗi lượt 12 lần, và chạy 2 dặm không nghỉ. Trong tuần lễ đầu chương
trình huấn luyện được coi như là “xả hơi”, mỗi ngày 7 giờ học về xạ kích, hệ thống
truyền tin và tập luyện liên lạc, định hướng máy bay trực thăng, phá hoại, tuần
tiễu cộng thêm thực tập về vượt ngục và kiếm sống. Và mỗi ngày nếu chương trình
tập luyện chấm dứt trước giờ ấn định thì lại tập thêm về điền kinh.
Tối ngày 17 tháng 9 bắt đầu huấn luyện ban đêm, xạ kích và nhận định mục tiêu
trong bóng tối. Cả hai chương trình này được thực hiện dưới đất và từ trên máy
bay trực thăng. Sydnor và Meadows lúc nào cũng ở bên cạnh từng xạ thủ để hướng
dẫn bắn trúng vào tiêu điểm của mục tiêu với số điểm tối đa mục tiêu này là
chòi canh hướng tây bắc và cổng chính của trại giam. Chương trình huấn luyện
khác được thực tập từ việc di động việt dã, kiểm soát làng xã, lục soát nhà cửa,
phá hoại chướng ngại, và thu dọn mục tiêu cho đến việc tiếp thu các bài học cứu
thương do bác sĩ Cataldo dạy về cách băng bó các vết thương nơi trận địa, chống
hoảng loạn, gãy tay chân và chích thuốc an thần. Nhiều giờ được dành thêm cho
việc huấn luyện đột kích. Meadows chỉ dẫn cho toán tình nguyện từng bước một bắt
đầu bằng cách ra dấu hiệu bằng tay:
- Ngón tay cái chỉ xuống: Nguy hiểm - có kẻ địch hoặc tình hình không tốt - chuẩn
bị vũ khí để bắn.
- Ngón tay cái chỉ xuống kèm theo hai ngón di động và chỉ hướng phía trước: kẻ
địch đang ở hướng đó.
- Bàn tay nắm lại, từ bụng đưa thẳng cánh tay ra trước: coi chừng bị phục kích
- tránh xa và chuẩn bị nổ súng.
- Bàn tay quay vòng trên đầu với một ngón tay chỉ thẳng lên trời: Thành lập
ngay vòng đội hình phòng vệ.
- Ngón tay cái chỉ lên: Được rồi - tình hình an toàn - chuẩn bị tiến lên.
Bài tập của Meadows gồm có 8 trang về thực tập các dấu hiệu nêu trên. Một phần
huấn luyện bổ sung gồm có: Việc thực tập bắn các loại pháo hiệu đủ màu khác
nhau để gọi máy bay trực thăng trong trường hợp khẩn cấp, việc sử dụng hỏa châu
để đánh dấu địa điểm đổ bộ và các thủ tục đặc biệt về truyền tin dùng cho toán
tấn công khi đã đáp xuống đất để liên lạc với nhau và để gọi máy bay đến pháo
kích khi cần thiết.
Sau đó Simons chia những người lính của ông ta ra thành ba toán. Toán thứ nhất
là toán tấn công gồm 14 người sẽ cùng với Meadows đổ bộ từ một chiếc trực thăng
nhỏ xuống ngay trong sân trại giam, vì chỗ trên máy bay trực thăng quá chật chội
cho nên toán này được trang bị loại súng CAR-15, một loại vũ khí nhỏ và nhẹ hơn
loại 5,56 ly của súng M-16 mà những toán khác có mang theo. Một trong những đặc
tính khác của loại súng CAR-15 là loại súng này có báng được gấp lại dùng để cầm
tay. Sydnor thì chỉ huy toán chỉ đạo và an ninh gồm 20 người. Simons chỉ huy
toán yểm trợ gồm 22 người. Cả hai toán này sẽ đổ bộ từ những chiếc trực thăng lớn
hơn đáp ngay xuống ngoài vòng thành của trại Sơn Tây. Cả hai toán này đều được
trang bị 2 súng trung liên M-60 với đạn 7,62 ly để chặn đứng mọi cuộc phản công
loại đạn này khi bắn trong đêm có phát ra vệt sáng để định hướng. Trong cuộc tập
kích này cả ba toán đều mang ngụy danh là Thằng bé xanh, Rượu đỏ và Lá xanh. Ngụy
danh riêng của cá nhân Simons là Rễ hoang. Người ta không còn nhớ là cái tên ngụy
danh này đã được chọn một cách ngẫu nhiên hay là cố tình châm biếm vì lẽ Simons
có đầu tóc thưa thớt.
Các toán không quân và bộ binh bắt đầu phối hợp thực tập tấn công vào ngày thứ
hai, 28 tháng 9. Mỗi ngày 3 cuộc đổ bộ bằng trực thăng được tập dượt và mỗi đêm
tập thêm ba lần nữa. Một vài cuộc tập dượt này không có trang bị vũ khí, hoặc
có vũ khí nhưng không nạp đạn: những cuộc tập dượt khác thì có mang theo đạn thật,
loại đạn phát ra vệt sáng trong bóng đêm, túi thuốc nổ, lựu đạn, và mọi thứ
khác. Đến giai đoạn này thì tất cả các toán đã trải qua mọi việc thực tập đi bộ,
trườn và chạy ra chạy vào khu vực mô hình nhiều lần đến nỗi họ biết rõ từng hướng
ngắm bắn lẽ tất nhiên chỉ là đạn bắn thử. Vị trí của từng người trong mỗi giây
đồng hồ suốt cuộc tập kích đều được ấn định rõ ràng: “người lính nào chạy lệch
ra khỏi vị trí chỉ độ hơn một mét hoặc sớm hay muộn hơn một giây đồng hồ thì sẽ
bị trúng đạn 5,56 hoặc 7,62 ly của súng tiểu liên M-16 hoặc trung liên M-60 của
đồng đội”. Sau một vài lần tập thử, Simons đích thân đi đếm từng dấu đạn trên
điểm mục tiêu được đặt xung quanh mô hình như để tượng trưng cho lính Bắc
Việt đang đứng, ngồi hoặc nấp. Ông ta muốn những mục tiêu này phải mang đầy dấu
đạn. Nếu không thì phải tập lại nhiều lần nữa. Không thể có chuyện sai lầm được,
cuộc tấn công phải diễn ra chớp nhoáng, dữ dội và tiêu diệt gọn. Người nào
không thể bắn nhanh chóng và chính xác thì sẽ bị thải ra khỏi toán tấn công,
chuyển sang các nhóm hành chính và yểm trợ hậu cần.
Bây giờ người của Simons không những chỉ bắn xuyên qua mô hình mà thôi. Họ còn
phải đột nhập vào doanh trại của mô hình, phá toang cửa, đập tan bản lề và chốt,
chặt đứt dây xích bằng đèn xì và kìm cắt khóa rồi họ thay phiên nhau người này
cõng người kia ra khỏi “làng”. Trong số 103 người của Simons chỉ có 4 người được
biết rõ họ đã và đang thực tập để làm gì. Với mục đích đánh lạc hướng và ngăn
ngừa việc tiết lộ bí mật, những người khác chưa biết thì được bảo rằng đây là một
cuộc giải cứu một vài viên chức ngoại giao bị bệnh đã bị bắt giữ làm con tin tại
một toà đại sứ nào đó. Ngụy danh là “Bờ Biển Ngà” làm cho người ta tưởng rằng
việc giải cứu này sẽ xảy ra ở vùng Trung Đông hoặc ở châu Phi. Vì lo sợ một vài
tù binh có thể trở thành điên hoặc mất lý trí vì bị dao động trong cuộc tập
kích cho nên bác sĩ Cataldo yêu cầu binh sĩ làm ra vẻ “chống đối” khi được cõng
đi. Binh sĩ huấn luyện để đối phó với các “nhà ngoại giao” như đấm đá la hét kể
cả những người quá yếu không thể cử động tay chân được.
Khi giai đoạn tập huấn “dễ dàng” này đã hoàn thành thì Simons lại bắt đầu nâng
cao chương trình tập khó hơn. Một kế hoạch gọi là “kế hoạch xanh” sẽ được thực
hiện ngay trong trường hợp chiếc trực thăng của ông ta bị bắn rơi hoặc bị hỏng
hóc giữa đường. Chương trình “Xanh da trời” được thực hiện khi toán tấn công của
Meadows bị tan rã hoặc bị thất lạc. Gặp trường hợp này thì toán của Simons sẽ
thay thế ngay để đập phá vách tường, truy quét doanh trại và giải cứu tù binh,
trước khi đó thì toán của Simons sẽ có nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho khu vực
ngoài vòng rào trại giam Sơn Tây. “Kế hoạch đỏ” sẽ được áp dụng trong trường hợp
chiếc trực thăng của Sydnor và Cataldo không đến kịp mục tiêu. Trường hợp này nếu
xảy ra thì toán của Simons sẽ đảm nhiệm việc hoạt động cả trong lẫn ngoài vòng
rào doanh trại, trong khi đó thì chiếc máy bay oanh tạc của Donohue sẽ được gọi
đến ngay đến bắn phá mục tiêu với một lưới đạn đủ các loại.
Trong
giai đoạn huấn luyện này, Simons cũng lại yêu cầu binh sĩ của ông ta thực tập bắn
đạn giả và đạn thật, tập bắn ngày và bắn đêm, tạo ra một tình trạng dữ dội và
căng thẳng như trong thực tế có thể sẽ gặp phải trong cuộc tập kích. Vào khoảng
hạ tuần tháng 9, Simons gặp phải sự lo âu. Bởi vì ban đêm người của ông ta chưa
tập thuần thục việc bắn nát các mục tiêu, thế mà thời gian chỉ còn độ hai tuần
lễ nữa là sẽ có thể bắt đầu hành động khi thời tiết cho phép. Simons lo nhất là
việc thanh toán hai chòi gác trong trại. Dù ông ta đã cố gắng thúc giục các
toán tấn công dưới đất tập luyện gắt gao nhưng vẫn chưa thể bắn nát được mục
tiêu là tấm vải 2x4 tượng trưng cho mục tiêu thực tế quan trọng nhất. Ông ta có
hỏi ý Manor xem các chòi gác ấy có thể được bắn sụp bằng máy bay pháo kích mà
không làm tổn thương đến tù binh không?
Manor đề nghị thử dùng trực thăng loại HH-53 có gắn súng nòng 7,62 ly loại nhỏ
như kiểu đại liên 6 nòng, để bắn từ hai sườn và phía sau trực thăng xuống vọng
gác. Nếu trực thăng HH-53 bay sát ngọn cây trên doanh trại và bay xuyên qua khoảng
giữa hai chòi gác thì việc pháo kích này có thể thực hiện được một vài giây đồng
hồ, sau khi bắn hạ các chòi gác thì trực thăng chở các toán tấn công sẽ bay đến
và đáp xuống trại Sơn Tây.
Simons tỏ ra nghi ngờ về việc này. Ông ta muốn thấy tận mắt việc thực hiện và sẽ
được thực hiện như thế nào. Ông ta không muốn các buồng giam tù binh bị bắn thủng
đầy đạn. M.Donohue được lựa chọn để lái chiếc trực thăng pháo kích và Simons
quyết định cùng bay chung với Donohue để tự tay mình bắn thử xem sao. Donohue đồng
ý và chiếc trực thăng HH-53 được chở đầy súng đạn đủ có thể bắn tan nát một sư
đoàn Bắc Việt nếu mỗi viên đạn đều trúng mục tiêu. Một chiếc trực thăng UH-1 có
gắn đèn rọi bay phía trên để soi sáng mô hình giống với thực tế trại Sơn Tây có
ánh sáng trăng và ánh sáng hỏa châu trong đêm tập kích thật sự. Khi Donohue,
Simons và 3 xạ thủ của Donohue, bắt đầu trực tiếp xạ kích với chiếc trực thăng
HH-53 bay sát mái nhà của vài khối buồng giam thì Simons như bị điếc tai. Ông
ta đã quên không mang nút bịt tai nên suốt cả ngày hôm sau không thể nghe gì được
nữa, nhưng cặp mắt thì sáng rực vì lẽ “các mục tiêu đã được triệt hạ”. Và
Simons cũng được an lòng vì đạn không bắn trúng các tấm vải tượng trưng cho khu
buồng giam tù binh. Simons tỏ vẻ khoái chí. Donohue và các xạ thủ của ông ta từ
đây cho đến ngày lên đường tập kích chỉ cần tập dượt việc pháo kích bằng máy
bay này một lần nữa thôi là đủ.
Vào giữa khuya đêm thứ 3 mồng 6 tháng 10, Manor và Simons chỉ đạo toàn thể lực
lượng thực tập một lần cuối cùng, bắn bằng đạn thật vào ban đêm. Tất cả mọi đường
bay quanh co để đi đến mục tiêu đều phải thực hiện, lẽ dĩ nhiên là chỉ thực hiện
trên vùng trời của miền Đông Nam Hoa Kỳ chứ chưa phải tại Đông Nam Á (Chuyến
bay cuối cùng trong giai đoạn thực tập này bao gồm độ 1 giờ bay tượng trưng cho
thời gian từ lúc các toán của Simons bắt đầu rời căn cứ Takhli ở miền Trung
Thái Lan cho đến căn cứ xuất phát ở Udorn, khoảng phía nam của biên giới Lào, độ
192 dặm đường bay đến mục tiêu tập kích. Từ địa điểm này bay đến trại giam Sơn
Tây và trở về là một đoạn đường bay dài và quanh co khoảng 587 dặm.
Blackburn và Mayer bay đến căn cứ Eglin quan sát việc thực tập cuối cùng này.
Simons và các toán lính của ông ta thật là tuyệt vời. Các phi hành đoàn của
Manor là những người vững vàng, đáng được tin tưởng nhất mà Blackburn và Mayer
chưa từng thấy. Nếu mọi việc được thực hiện tốt đẹp thì tất cả tù binh ở Sơn
Tây sẽ trở thành những con người tự do trong vòng 15 ngày nữa. Manor và Simons
đã quyết định rằng ngày 21 tháng 10 là ngày tốt nhất để xuất phát cuộc tập
kích.
Simons rất hài lòng với việc thực tập này, nhưng rồi ông ta lại phải đương đầu
với một sự rắc rối mới, cuối cùng một rắc rối to lớn. Chiếc trực thăng không thể
đáp xuống trong vòng rào của trại giam một cách nhanh chóng như ý muốn. Loại trực
thăng HH-3 quá to lớn đối với khu vực chật hẹp trong sân trại. Phi công đã cố gắng
thử mọi cách nhưng cũng không đáp lọt xuống được sân trại. Còn loại trực thăng
UH-1 nhỏ hơn thì có thể đáp xuống được nhưng lại không đủ chỗ để chứa toán lính
của Dick Meadows vì nó chỉ chở được 10 người mà thôi. Ngoài ra, vì chật chội
cho nên việc đổ bộ ra khỏi trực thăng sẽ bị chậm chạp và như vậy thì việc hoạt
động trong hàng rào trại giam có thể sẽ bị thất bại. Loại trực thăng nhỏ này
còn có những nhược điểm khác: nó không được chế tạo để tiếp nhận nhiên liệu
trên không, nếu mang theo bình chứa nhiên liệu lớn thì càng không đủ chỗ và nó
không thể bay kịp chiếc vận tải C-130 dẫn đường. Như vậy chỉ còn có cách là
toán lính của Meadows sẽ được giảm đi tới mức tối thiểu và sẽ phải dùng loại trực
thăng nhỏ này đi từ một địa điểm nào đó của CIA ở biên giới Lào để bay vào miền
Bắc Việt Nam. Như vậy cuộc tập kích trở nên khó khăn hơn.
Manor yêu cầu phi hành đoàn thực thăng thử đáp xuống một lần nữa với loại HH-3.
Cho đến bây giờ thì H.Zender và viên phi công phụ của ông ta là thiếu tá
H.Kalen đã bắt đầu biết rõ ràng về loại công tác này, cho nên cả hai đều muốn
giúp cho toán của Meadows rút thật ngắn thời gian đổ bộ vào các khu buồng giam
tù binh trước khi các lính canh Bắc Việt phát hiện được.
Họ tình nguyện đưa chiếc HH-3 xuống ngay trong doanh trại. Cánh quạt dài 62 bộ
của chiếc trực thăng sẽ phải chặt đứt các ngọn cây khi đáp xuống: Thân cây cách
nhau khoảng từ 65 đến 70 bộ. Có nghĩa là Kalen phải đưa chiếc trực thăng dài 73
bộ cho lọt ngay xuống một khoảng trống sân trại tối đa là 85 bộ. Điều này nếu
không làm bị thương các toán lính đi theo thì thật là may mắn. Nếu Meadows và
toán lính cùng đi được cột chặt, nằm thẳng tay trên sàn trực thăng có lót đệm
thì may ra mới khỏi bị thương. Cả Meadows và Kalen đều cho rằng đấy là giải
pháp duy nhất. Simons và Manor cuối cùng cũng phải đồng ý. Meadows sẽ gắn chất
nổ định giờ để phá vỡ chiếc trực thăng ngay trước khi ông ta thoát ra khỏi
doanh trại. Kalen và hai chuyên viên phi hành cùng với Meadows và toán tấn công
sẽ bay ra khỏi Sơn Tây trên một chiếc HH-53 dùng để chở tù binh đã được giải cứu.
Kalen và Zender đã thực tập đáp trực thăng HH-3 trong điều kiện gắt gao như vậy,
với một khoảng trống chật hẹp. Họ đã thực tập 31 lần gồm 79 giờ rưỡi bay. Ngay
trong lần thực tập cuối cùng, họ đã thành công trong việc đáp trực thăng an
toàn xuống khoảng sân trống trong mô hình một cách rất khít khao, không thừa một
phân.
Trong thời gian này, bác sĩ Cataldo cũng dùng rìu đập phá các loại cửa. Đây là
một trong những môn huấn luyện phụ mà ông ta phải chuẩn bị để đi theo toán tập
kích. Ông ta thường bị các người khác trêu chọc khi thấy sử dụng cái rìu một
cách có vẻ “hung dữ”, về việc bắn súng M-16 và Colt 45 thì ông ta thành thạo
hơn. Nhưng việc phải tập lại thể dục để tăng sức lực và việc phá trại tù là một
việc làm ngoài nghề nghiệp thông thường của ông.
Cataldo lo lắng, rất lo lắng về tình trạng sức khỏe của các tù binh. Ông ta đã
theo dõi rất kỹ các hồ sơ bệnh lý của 9 tù binh đã được Bắc Việt Nam thả ra trước
đó, và đã phỏng vấn họ để tìm hiểu về tình trạng lao tù tại Bắc Việt Nam. Ông
ta cũng kiểm soát lại hồ sơ bệnh lý của từng tù binh trước khi bị cầm tù tại
Sơn Tây và so sánh với hồ sơ về tình trạng tâm lý của các tù binh trong chiến
tranh thế giới thứ hai (nhất là những người bị giam trong các trại tù của Nhật
Bản, ở đây thường có nhiều điều nghiêm trọng xảy ra) và cả tù binh trong cuộc
chiến tranh Triều Tiên.
Kết quả của việc nghiên cứu này cho thấy tình hình không được tốt lắm.
Cataldo đã đòi hỏi được cấp phát một số dụng cụ y tế đặc biệt và hướng dẫn cho
họ sử dụng các dụng cụ này để săn sóc các tù binh ngay trên máy bay sau khi
thoát khỏi Sơn Tây. Một trong những loại đó là một “túi y cụ M5” đặc biệt với một
ống hít Duke để dùng với chất thuốc “Penthane”, một chất không làm bỏng như là
một loại thuốc mê, Cataldo còn lo cấp cho mỗi chiếc trực thăng một túi thuốc gồm
có chất “Ketamine HCL” là một loại thuốc mê cực mạnh có tác dụng cấp thời một
cái kẹp để cầm máu, tấm gỗ dùng để bó xương gãy các loại ống tuýp và kéo giải
phẫu dùng trong trường hợp cấp cứu. Để giữ cho tù binh được ấm, sẽ phải mang
theo nhiều loại chăn mền đặc biệt do quân nhu sản xuất. Còn có thêm những loại
dép đặc biệt với đế mềm do hãng Bata sản xuất để cho tù binh sử dụng. Cataldo
đã yêu cầu sản xuất các loại đồ dùng này chỉ để dành cho vụ tập kích Sơn Tây và
đã phải nói dối như một tên ăn trộm khi giải thích với các hãng sản xuất vì sao
ông ta lại cần những loại đặc biệt này.
Còn có nhiều dụng cụ y tế khác nữa, gồm 100 bộ đồ ngủ và áo choàng để cho tù
binh và cho những người bị thương mặc trên đoạn đường bay dài trở về Hoa Kỳ.
Khi yêu cầu được cung cấp 100 bộ đồ ngủ và áo choàng này tại Quân y viện ở
Valefox, ông ta lại phải nói dối thêm nhiều lần nữa để che giấu bí mật. Cuối
cùng Cataldo đã đặt mua một lô thức ăn dành cho trẻ con của hãng HEN như là cơm
nghiền nát được gói trong những túi giấy không in chữ để bảo mật.
Đạn dược,
đèn xì và kìm phá chốt cửa
Vào ngày 8 tháng 9, trong khi Manor và Simons còn đang tập dượt các toán lính tại căn cứ Eglin thì một phân đội yểm trợ gồm có 26 sĩ quan và binh sĩ được phái tới bãi tập dã chiến số 3 để lo việc ăn, ở và mọi sinh hoạt cần thiết khác cho các toán tập kích Sơn Tây. Phân đội này gồm có một sĩ quan hậu cần và hai trung sĩ cộng với một nhóm ba người làm việc truyền tin. Việc trang bị cho toán tập kích Sơn Tây với đầy đủ dụng cụ đặc biệt xông vào một trại tù giống như một cơn ác mộng đối với phân đội yểm trợ này. Mọi đơn yêu cầu cung cấp vật dụng đều được ghi là ưu tiên, nhưng không hề giải thích lý do, và đôi khi có những loại đơn yêu cầu loại dụng cụ lạ lùng khó hiểu, khó kiếm. Nhưng cuối cùng các tập sách quảng cáo hàng của hãng C.A.R đã giải quyết giúp. Sau cuộc tập kích, Manor có ghi nhận trong bản báo cáo công tác rằng phân đội hậu cần đã làm việc hơi quá sức. Ông ta có lưu ý rằng, trong tương lai với những công tác tương tự cần phải có đầy đủ nhân viên hậu cần để bảo đảm việc cung ứng vật liệu nhanh chóng khi có yêu cầu khẩn cấp. Quan niệm trước đây về việc này chỉ cần có một sĩ quan hậu cần và hai trung sĩ là không đủ cho nhu cầu thiết yếu. Manor còn đề nghị rằng phân đội tiếp liệu trong tương lai cần phải có thêm một chuyên viên vũ khí, một chuyên viên đạn dược, một thư ký kiêm tài xế xe vận tải nhẹ, một trung sĩ liên lạc về tiếp liệu của không quân có khả năng biết giỏi về mọi thủ tục và đơn xin đặt hàng đối với Bộ chỉ huy không quân. Và cũng cần có thêm một nhân viên loại A về tài chính với một số tiền mặt linh động để mua hàng ngay tại địa phương khi cần. Ông ta đề nghị số tiền mặt đó chừng 4.000 đô-la lúc nào cũng sẵn sàng thì sẽ giải quyết được nhiều việc hóc búa. Cả ba chuyên viên hậu cần trong công tác vừa qua đã gặp nhiều điều phiền phức, chán nản, điều đó ta có thể hiểu được vì sao. Một người lính trong toán tập kích ngay trong giai đoạn thực tập, đã cảm thấy cần phải có một loại dao đặc biệt để phá tung cửa hoặc chướng ngại vật. Loại dao này giống như mã tấu nhưng lưỡi lê dày và đầu nhọn hơn. Khối quân cụ ở phòng sản xuất vật liệu Natick gần Boston đã sản xuất được một loại dao đúng yêu cầu. Sau khi khối biệt kích ở căn cứ Fort Benning dùng thử đã cho kết quả tốt. Nhưng phân đội hậu cần của Manor đã thấy rằng ngay cả thủ tục đặt mua hàng theo hệ thống quân đội cũng phải mất 4 tháng mới được cung cấp loại dao mà các toán tập kích cần mang theo. Họ phải nhờ văn phòng tiếp liệu đặc biệt tại căn cứ Eglin chỉ dẫn giúp cách mua một loại dao tương tự sản xuất ngay tại địa phương. Nhưng họ lại gặp trở ngại là muốn có số lượng dao theo nhu cầu thì cũng phải mất nhiều thời gian và thủ tục hành chính liên hệ. Nhưng thời gian thì quá gấp rút. Họ phải nhờ xưởng rèn trong căn cứ sửa chữa lại số mã tấu có sẵn của quân đội theo đúng với hình dáng yêu cầu. Sau nhiều tuần lễ chạy khắp nơi một cách vô hiệu quả, mặc dù có lệnh của Lầu Năm Góc chỉ thị ưu tiên mọi mặt cho cuộc tập kích, nhưng các toán lính chỉ có được loại dao họ cần bằng cách mua ngay tại một lò rèn địa phương, chỉ trong một vài ngày là xong. Simons lại yêu cầu phân đội hậu cần tìm kiếm cho ông ta loại kẹp đạn đặc biệt, một kẹp chứa được 30 viên. Để dùng cho loại súng M-16, cần phải có 250 loại kẹp đạn đặc biệt này. Theo tiêu chuẩn thống nhất của bộ binh thì chỉ có loại kẹp 20 viên chứ không có loại 30 viên. Loại kẹp đạn thông thường có thể được cung cấp qua hệ thống hành chính bình thường. Một nhân viên hậu cần đã cố gắng liên lạc trực tiếp với hãng sản xuất vũ khí Colt. Hãng này có thể chế tạo được loại kẹp đạn 30 viên, nhưng phải có chỉ thị của Bộ chỉ huy hành chính quân đội họ mới nhận đơn đặt hàng. Cuối cùng các loại kẹp đạn đó cũng được cung cấp nhưng một trở ngại khác lại đến là: quân đội không có các loại túi để đựng các kẹp đạn đặc biệt đó. Phân đội hậu cần lại phải dùng một số bao túi đựng mìn định hướng sửa chữa lại cho hợp với nhu cầu. Các tù binh đã được thả ra trước đây có tiết lộ cho biết rằng tù binh ở Bắc Việt có thể mang loại khóa (cùm) chân, chốt then cửa bằng kim khí và ống khóa. Như vậy các toán tập kích cần phải có hai dụng cụ cắt kim khí dùng bằng chất “Oxy acetylene”; dụng cụ này cần phải nhẹ, dễ sử dụng, và có thời gian đốt cháy lâu 30 phút. Phân đội tiếp liệu đã tìm kiếm tại một số hãng sản xuất tư nhân nhưng vẫn không có kết quả. Căn cứ không hải quân ở Pensacola, bang Florida cho biết là loại dụng cụ này có thể được cung cấp theo hệ thống đơn đặt hàng Liên bang. Tuy nhiên khi phân đội hậu cần được Liên bang cung cấp cho các loại dụng cụ này, thì họ biết thêm một điều là muốn có các chất Oxy acetylene (dưỡng khí và đất đèn) cần thiết thì phải mua tại các hãng sản xuất dân sự mới được nhanh chóng hơn. Các loại kìm phá chốt cửa cũng cần thiết cho việc tập kích. Phân đội tiếp liệu tìm mua được các loại này thông qua các tập sách quảng cáo bách khoa của Liên bang, loại kìm dài 36 inch có sức chịu đựng dẻo dai và cắt khỏe. Nhưng khi các loại kìm này được cung cấp thì các toán lính của Simons trong khi thực tập đã thấy rằng gọng kìm quá mềm không thể cắt đứt được các loại dây xích 3x4 inch và các ổ khóa mà theo các chuyên viên tình báo của Simons đã cho biết là có thể tìm thấy ở các cửa buồng giam tại Sơn Tây. Phân đội hậu cần một lần nữa lại chạy đi tìm loại kìm khác và cuối cùng tìm ra được ba loại có kích thước khác nhau của đội chữa cháy không quân đang sử dụng. Simons cũng cần có thêm sáu loại cưa máy cầm tay chạy bằng xăng, nhẹ nhàng và dễ sử dụng, với lưỡi cưa dài 16 inch và không thấm nước. Vì lẽ trời có thể mưa tại miền Bắc Việt Nam trong thời gian công tác. Cho đến nay thì phân đội hậu cần đã quá vất vả với hệ thống hậu cần của Liên bang, cho nên họ đi tìm các loại cưa máy này trong các trại cưa và cửa hàng bán đồ sắt ở địa phương. Họ tìm được một loại cưa thích hợp cho yêu cầu công tác. Một vài yêu cầu nhỏ khác cũng làm cho phân đội hậu cần bận rộn. Trong các toán tập kích có một vài người mang theo súng phóng lựu đạn M.79 và họ cần phải có túi vải để mang loại đạn 10 ly này. Các túi vải này muốn có thì cũng phải xin cung cấp qua hệ thống hậu cần Liên bang. Nhưng khi được cung cấp thì lính của Simons phát hiện ra các túi vải này không thể sử dụng được, vì nó không chứa được loại lựu đạn mới sản xuất sau này, mà chỉ có thể đựng loại lựu đạn cũ hiện nay không còn dùng nữa. Phân đội hậu cần lại phải nhờ xưởng may cắt ở căn cứ Eglin sửa chữa lại các túi vải cho thích nghi với hình dáng của loại lựu đạn mới. Để có thêm tài liệu về tình trạng mà các tù binh Mỹ đã bị giam giữ, Simons muốn một vài người trong các toán lính của ông ta cố gắng chụp ảnh các buồng giam tại Sơn Tây. Nhiều người tình nguyện trong số biệt kích mà ông ta đã chọn lựa được là chuyên viên nhiếp ảnh. Họ đề nghị mang theo 6 máy ảnh 35 ly loại Pen-EE. Khi phân đội tiếp liệu không thể tìm được loại máy này qua các hệ thống cung cấp thông thường của quân đội, họ tìm đến hãng Kodak để mua loại máy chụp ảnh tự động S.20. Loại máy này được chế tạo một cách giản dị và chắc chắn nhưng sau cuộc tập kích thì Simons chê là các ảnh chụp được đều “vô giá trị”. Phân đội hậu cần còn phải giải quyết một lô đơn đặt hàng lạ lùng khác nữa, gồm có loại đèn pin gắn ở mũ. Nhưng Simons chê là bất tiện khi đội trên đầu cho nên ông ta bảo các toán lính gắn đèn vào các bao đựng dụng cụ đeo sau lưng, 15 ba-lô đựng đầy những dụng cụ cần thiết cho việc vượt ngục do xưởng cắt may của lực lượng đặc biệt ở căn cứ Eglin thực hiện; và thêm 8 bình chữa cháy để chiếc máy bay trực thăng mang theo khi đổ bộ xuống sân trại giam Sơn Tây. Các loại loa phát thanh nhỏ cầm tay cũng được cần đến để báo cho các tù binh rằng họ đang được giải thoát và họ phải giữ bình tĩnh, cúi đầu xuống trong khi toán đột kích đập phá phòng giam. Hai mươi lính biệt kích có thể sẽ đứng gần vị trí phát nổ trong khi phá trại giam cho nên họ cũng cần phải có loại nút bịt tai đặc biệt; những người khác thì cần có loại nút bịt tai thông thường để cho tiếng động của trực thăng trên đường bay dài vào Bắc Việt Nam sẽ không làm cho họ trở thành gần như điếc khi đổ bộ xuống Sơn Tây. Người của Simons cũng cần có các loại bao tay để phòng ngừa thương tích khi đập phá các ổ khóa. Ông ta đã lựa chọn được loại bao tay thông thường của phi hành đoàn sử dụng khi lái máy bay, vì lẽ loại này bó sát vào tay và không cần phải tháo ra trong lúc sử dụng vũ khí và các loại dụng cụ khác. Mỗi một người cũng cần phải có một đôi kính đeo mắt đặc biệt ban đêm. Loại kính này giữ cho mắt khỏi bị lóa khi các pháo sáng được bắn ra và đồng thời cũng có tác dụng bảo vệ cho người đeo khỏi bị các loại mảnh, tạp chất do cánh quạt của trực thăng quạt tung lên làm bị thương ở mắt và mặt. Nhưng loại kính đặc biệt này trở thành một vấn đề rắc rối thật sự. Phân đội hậu cần trước tiên thử dùng loại kính mắt thông thường của không quân với mắt kính màu vàng đậm và màu xanh nhưng loại này không đủ che chở cho mắt của người đeo trước ánh sáng rực rỡ của hoả châu tại Sơn Tây trong đêm khuya tăm tối. Người của Simons lại thử dùng loại kính chiếu điện đặc biệt của phòng bào chế quân đội, nhưng loại kính này khó sử dụng. Sau cùng, phân đội hậu cần phải tìm trong các tập sách quảng cáo bách hóa của hãng C.A.R và trong các hiệu bán dụng cụ thể thao, tìm cách giải quyết khó khăn này. Rốt cục họ phải nghĩ ra cách dùng một loại sơn mỏng mà các hoạ sĩ và các chuyên viên về sơ đồ thường dùng vẽ địa đồ để sơn lên hai mắt kính trắng của loại kính bình thường. Các tập sách quảng cáo bách hóa của C.A.R đã giúp ích rất nhiều cho phân đội hậu cần của Simons trong việc tìm kiếm nhiều loại dụng cụ quá đặc biệt mà ông ta liên tiếp giao phó cho họ cung cấp. |
||||
Nhưng
chính việc cung cấp đạn dược và vũ khí, dụng cụ căn bản của một quân đội lại là
điều làm cho người của Simons phải điên đầu nhất. Simons muốn có một vài khẩu
súng bắn đạn ria để dùng cho việc thanh toán mục tiêu. Nhưng loại súng bắn đạn
ria theo tiêu chuẩn quân đội chỉ bắn được một vùng khoảng 20 mét mà thôi. Phân
đội hậu cần phải tìm đến các hãng sản xuất dụng cụ thể thao theo như quảng cáo
trong sách và đã mua được loại súng săn tự động lắp được 5 viên đạn, Simons ưa
thích loại súng này: bắn được một vùng 25 mét và mỗi mảnh đạn ria có thể giết
được một mạng người nếu đứng trong vòng tỏa ra của đạn.
Simons còn cần thêm một vài loại pháo sáng 40 ly có tỏa ra khói trắng để dùng
cho loại súng phóng lựu đạn M.79 và để đánh dấu mục tiêu. Loại pháo sáng này tỏa
khói ra rực rỡ và cũng có thể làm chết người. Phân đội hậu cần không thể ngờ được
rằng họ phải đi qua mọi thủ tục về cung cấp đạn được, qua mọi cơ quan của Bộ chỉ
huy lục quân và cuối cùng đến CIA nhưng loại pháo sáng lân tinh này không nơi
nào có cả. Họ phải thử loại pháo sáng tỏa ra khói thông thường, loại 40 ly để tạm
thay thế. Nhưng vì chương trình huấn luyện cần phải thực hiện gấp rút và số đạn
dùng cho cuộc thực tập ngày càng tăng lên cho nên số lượng pháo sáng tìm mua được
không đủ cho Simons dùng huấn luyện. Phân đội hậu cần lại phải yêu cầu căn cứ
Fort Bragg cung cấp thêm nhưng họ trả lời là trong kho không còn đủ số theo đơn
xin. Sau cùng họ phải gọi thẳng về Lầu Năm Góc để nhờ liên lạc với Bộ chỉ huy Lục
quân xin cung cấp 150 viên pháo sáng.
Các loại đạn dược có tỏa ra lằn sáng cũng cần thiết để đánh dấu mục tiêu.
Simons và 50 người lính của ông ta sẽ mang theo loại súng Colt 45 là loại được
sản xuất từ chiến tranh thế giới thứ nhất. Súng thì có sẵn nhưng đạn thì được xếp
vào loại “cần phải được kiểm soát trước khi dùng”. Trong công tác này Simons và
các toán của ông ta đã được cấp quyền ưu tiên trong bất cứ mọi lĩnh vực hậu cần
nào, ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Nhưng thực tế chỉ có một số đạn dược nhỏ
mà phải có sự phối hợp đặc biệt với viên giám đốc của kho quân cụ ở bang
Illinois thì mới được chở từ tiểu bang Maryland đến.
Vào năm 1970 quân đội đã tiêu xài gần 10 triệu đô-la mỗi ngày, một phần tư của
toàn bộ ngân sách chỉ riêng cho việc cung cấp đạn dược tại Việt Nam. Nhưng khi
số lượng đạn ít ỏi mà Simons cần dùng được chở đến căn cứ Eglin thì lính của
ông ta phát hiện là có nhiều viên đạn bắn không nổ. Để châm ngòi nổ cho các loại
mìn phá hoại, một nghìn ngòi nổ loại không có dẫn điện đã được xin căn cứ Fort
Bragg cung cấp giúp và chở từ kho quân cụ ở căn cứ Benin sang. Các chuyên viên
phá hoại của Simons đã báo rằng 22% ngòi nổ không có hiệu lực: có nghĩa là
không phát nổ kịp hoặc tịt ngòi. Một báo cáo đã được gửi ngay đến vị sĩ quan tiếp
liệu của của Trung tâm lực lượng đặc biệt để nhờ phối hợp với sĩ quan đạn dược
của căn cứ Fort Bragg. Sau cùng nhờ sự giúp đỡ hữu hiệu của ông Thomas ở kho đạn
thuộc căn cứ Fort Bragg mới tìm được 100 ngòi nổ thứ tốt và đã được chuyển đến
cho Simons từ kho đạn đặc biệt ở căn cứ Ford Steward bang Georgia.
Simons còn muốn một vài người lính mang theo vài khẩu súng chống tăng loại 66
ly cỡ nhẹ (Law) để sử dụng trong trường hợp cần phải bắn phá các loại xe cộ
trên đường vào Sơn Tây. Khi các loại súng chống xe tăng Law này được gửi đến
thì ông Thomas ở căn cứ Fort Bragg lại gọi điện thoại báo thêm một tin rắc rối:
Có lệnh ngừng sử dụng loại súng này vì lẽ đạn có thể dùng cho việc huấn luyện
mà thôi chứ không hoàn toàn bảo đảm khi chiến đấu. Loại súng chống tăng này là
một loại vũ khí được sản xuất theo tiêu chuẩn quân đội và đã được cấp phát cho
các đơn vị bộ binh và chiến xa khắp nơi trên thế giới, nhưng phân đội hậu cần của
Simons phải nhờ kho vũ khí Joliet ở tiểu bang Illinois mới tìm được 250 viên đạn
cần thiết. Nhưng số đạn này lại nằm trong kho đạn tại Ammunition ở
Texarkana, tiểu bang Texas và phải lấy bớt trong các thùng đạn định gửi cho miền
Đông Nam Á. Phân đội hậu cần của Simons đã phải hấp tấp chạy ngược chạy xuôi để
hầu như van nài căn cứ Fort Bragg một lần nữa cố gắng giúp đỡ cho được số đạn
dược này.
Số đạn dược cần thiết của Simons đã được tăng lên nhưng ông ta vẫn chưa hài
lòng. Cần phải có thêm hai loại chất nổ và hai loại mìn phá hoại đặc biệt nữa để
phá vỡ vách tường rào tại trại giam nhằm đem tù binh thoát ra chỗ đỗ trực
thăng. Ông ta cần mang theo 4 túi chất nổ khoảng 15 ki-lô-gam mỗi túi. Nhưng
Simons không tin vào loại chất nổ thông thường. Để tiết kiệm sinh mạng hoặc như
quân đội thường nói là để giảm thiểu số thương vong, ông ta cho rằng nếu lỡ có
sai lầm thì nên sai lầm theo hướng dùng bạo lực. Simons đã chỉ thị các túi chất
nổ phải được nhồi thuốc cho đầy. Để phá sập vọng gác bằng xi măng cốt sắt ở
phía nam trại giam, các chuyên viên phá hoại của Simons đã đề nghị sử dụng một
túi chất nổ 2 cân rưỡi. Simons đồng ý nhưng sau đó thì nói cần phải dùng 4 túi
chất nổ mới đủ phá tan.
Để phá tan chiếc trực thăng mà Dick Meadows cùng toán tập kích dùng để đổ bộ
ngay trong sân trại Sơn Tây, các chuyên viên phá hoại của Simons đã dùng thử
nhiều loại chất nổ khác nhau. Cuối cùng họ đồng ý sử dụng một cân rưỡi thuốc hỗn
hợp loại C.4 được lính nhồi vào trong một ống nhựa dài 30 inh-sơ và rộng 4
inh-sơ. Ống nhựa nhồi thuốc nổ này sẽ được đặt dưới sàn trực thăng ở ngay giữa
các thùng chứa nhiên liệu. Để ngăn ngừa bộ đội Bắc Việt đến tháo gỡ chất nổ, lính
của Simons đã quyết định đậy ống nhựa bằng một hộp sắt khóa lại và chỉ châm
ngòi nổ vào phút chót với một ngòi nổ chậm 10 phút. Simons đồng ý nhưng lại nói
cần phải châm 2 ngòi cho chắc.
Để phá sập cái cầu dài 120 mét phía bắc của trại giam, các chuyên viên dùng 2
túi chất nổ. Chất nổ này có thể mang theo trong ba-lô và treo lên hai cọc sắt ở
dưới chân cầu. Theo yêu cầu phá hoại, các chuyên viên đã nhồi thuốc đúng theo số
lượng cần thiết mỗi túi cân nặng 15 cân, có nghĩa là 10 cân nặng hơn tiêu chuẩn
ấn định vì sau này họ đã biết rõ cái trò chơi độc đáo này. Simons đồng ý nhưng
lại bảo họ cân thêm 1 túi nữa cũng với sức nặng bằng các túi kia để tăng cường
sức nổ.
Một trang bị cuối cùng nhưng rất quan trọng đã làm cho phân đội hậu cần của
Simons phải điên đầu một lần nữa. Đó là loại ống ngắm ban đêm. Hai mươi năm sau
cuộc chiến tranh Triều Tiên và ít nhất là 6 năm trong cuộc chiến tranh Việt
Nam, quân đội Mỹ đã rút kinh nghiệm rằng, muốn chống lại một kẻ thù Á Đông thì
đặc biệt là phải ưu tiên chiến đấu về ban đêm. Kể từ cuộc chiến Triều Tiên cho
đến nay, quân đội đã chi phí 18,4 tỷ đô-la cho việc khảo cứu và phát triển các
loại ống ngắm ban đêm. Bởi vì bóng đêm bao trùm trái đất vào khoảng 50% thời
gian mỗi ngày cho nên một phần đáng kể của số tiền kia đã được sử dụng khi
không có ánh sáng mặt trời. Nhưng vào năm 1970 thì Simons đã thấy là quân đội vẫn
chưa có loại ống ngắm hữu hiệu cho ban đêm để giúp cho binh sĩ bắn chính xác
trong bóng tối. Ông ta phải nhờ CIA, nhưng chính cơ quan này cũng chẳng có loại
ống ngắm đó.
Trong những lần thực tập bắn đạn thật vào ban đêm, Simons bực mình khi thấy
ngay cả những xạ thủ tài ba nhất của ông ta cũng chỉ có thể bắn trúng được 25%
số đạn vào bia cỡ to bằng hình sáng người thật đặt cách tầm bắn 50 mét để tượng
trưng cho các bộ đội địch đang đứng trong những hố cá nhân. Với cách bắn chỉ
chính xác như vậy thì có lẽ ông ta phải có cả một kho đạn nhỏ ở Sơn Tây để sử dụng
cho thời gian tập kích trong vòng 26 phút. Simons thật lo lắng: Nếu sự bắn
chính xác về ban đêm không được cải tiến với mức độ cao hơn nữa thì việc làm vô
hiệu hóa mọi sự chống đối của địch sẽ kéo dài quá lâu và sinh mệnh của cả tù
binh lẫn người của ông ta sẽ phải bị thiệt hại vì số đạn bắn chệch mục tiêu.
Tuy vậy, vào đầu tháng 9, ông ta an tâm khi được biết qua một hệ thống hậu cần
đặc biệt là có một dụng cụ hồng ngoại tuyến mới đã được chế tạo bí mật có thể
giải quyết được việc nêu trên. Đây là một loại ống ngắm đã được cải tiến nhiều
so với loại ống ngắm hồng ngoại tuyến nặng nề 15 ki-lô-gam mà quân đội đã sử dụng
không hữu hiệu vào cuối thập niên 59 và 60; và ống ngắm mới chỉ cân nặng 3
ki-lô-gam mà thôi. Sử dụng mọi quyền ưu tiên có thể có được, Simons đã yêu cầu
gửi tất cả số ống ngắm mà quân đội hiện có đến căn cứ Eglin. Nhưng khi loại dụng
cụ tối mật này được khui trong thùng ra thì chỉ có 6 ống ngắm. Một trong những
chuyên viên hậu cần của Simons đã nói đùa rằng: “Có lẽ họ muốn chúng ta thay
phiên nhau sử dụng mấy cái ống ngắm này”.
Sau đó Simons biết được rằng 6 ống ngắm đó là cả gia tài quân đội hiện có. Loại
này được sản xuất bằng tay và đang ở trong giai đoạn thí nghiệm, ông ta được họ
cho biết như vậy; và không có cách gì có thể yêu cầu cung cấp thêm cho kịp thời
gian tập kích.
Simons lại bắt phân đội hậu cần của ông ta cố gắng tìm kiếm một loại ống ngắm
khác mà quân đội đã phải mất 17 năm với 18 tỷ đô-la cũng chưa sản xuất được.
Các chuyên viên hậu cần này có lẽ khôn ngoan hơn. Họ biết rằng hệ thống hậu cần
quân sự không phải lúc nào cũng đáp ứng được mọi yêu cầu của binh sĩ. Hơn nữa họ
cũng biết rằng không phải chuyên viên nào về dụng cụ của quân đội cũng biết rõ
những loại hàng hiện có trên thị trường tư nhân. Đôi khi các chuyên viên này
quá bận phát minh lại những gì đã có từ trước, họ bị mù quáng bởi lối quan niệm
là vật ấy vẫn “chưa được phát minh”. Trong khi đó thì người của Simons trái lại
luôn luôn cố gắng tìm đủ mọi cách có hiệu lực nhất để giải quyết vấn đề.
Họ bắt
đầu tra cứu trong tất cả các sách quảng cáo bách hóa về dụng cụ thể thao có
bày bán trong các hiệu sách nhỏ, các tạp chí về săn bắn và các tập quảng cáo
về vũ khí. Một trong những loại tạp chí nói trên, không ai còn nhớ chính xác
là loại tạp chí nào, có đăng một quảng cáo nhỏ của hãng Armalite ở Costa
Mesa, tiểu bang Califonia, về một loại ống ngắm ban đêm với giá 49,50 đô-la.
Hãng Armalite là hãng chuyên sản xuất vũ khí đã có lần cải tiến việc sản xuất
loại súng trường M.15 theo mẫu vẽ của Eugene Stoner. Nhưng bộ chỉ huy quân cụ
chỉ thử qua một cách sơ sài rồi loại bỏ không chấp nhận, để rồi sau đó lại chọn
mẫu riêng M.14 của quân đội sản xuất nặng nề hơn. Quân cụ được yêu cầu thử lại
một lần nữa loại súng M.15 nói trên. Nhưng rồi loại này cũng bị gạt bỏ chỉ vì
với lý do là quân đội đã thay thế nòng súng M.15 cũ trước đó bằng một loại
nòng mới theo mẫu mà Stoner đã vẽ riêng cho hãng Armalite khi ông ta bán bản
quyền cho hãng này. Các cuộc thử nghiệm vẫn xúc tiến nhưng người ta đã để mất
gần 3 năm để vượt qua mọi thủ tục hành chính rườm rà ở cấp cao nhất của chính
quyền. Sau đó chính quân đội lại công nhận rằng loại súng M.14 mà họ đã bỏ 10
năm và hàng triệu đô-la để sản xuất chỉ là một món đồ chơi không hơn không
kém. Vào năm 1963, quân đội đã xin ngân khoản để trang bị lại cho các lực lượng
ở Việt Nam với loại súng do hãng Armalite sản xuất theo mẫu vẽ của Stoner.
Nhưng trong thời gian này hãng Armalite đã bán bản quyền sản xuất cho hãng
Colt và loại vũ khí mới sản xuất cuối cùng được mang tên là M.16.
Người của Simons gọi điện đến hãng Armalite vào ngày 15 tháng 9 để hỏi qua về loại ống ngắm ban đêm giá 49,50 đô-la và cả chân gắn ống ngắm vào súng. Ba ngày sau hãng Armalite gửi đến một bộ bằng máy bay theo yêu cầu của căn cứ Eglin. Ngay khi bộ ống ngắm này đến nơi, phân đội hậu cần của Simons vội vàng đọc ngay tập sách chỉ dẫn cách sử dụng dầy 16 trang. Họ hiểu được loại ống ngắm này là một phát minh cũ của Thụy Điển, có môn bài khắp nơi trên thế giới, được sản xuất tại nước Anh và nhập khẩu vào Hoa Kỳ qua một hãng bán dụng cụ thể thao có tiếng ở tiểu bang Minnesota tên là Norman Corsepereson. Họ cũng có thể kết luận rằng bất cứ một tay chơi súng nào ở Mỹ cũng biết loại ống ngắm này chỉ trừ quân đội Mỹ. Họ cấp tốc thử nghiệm ống ngắm ngay trong điều kiện thực tế ngoài trời. Dụng cụ này có nhiều hứa hẹn, khả quan. Phân đội hậu cần của Simons cũng đau lòng khi thấy có ghi chú rõ ràng trong tập sách là loại ống ngắm này đã được sản xuất đúng theo điều lệ và tiêu chuẩn quân đội. Nhưng họ gặp một vài trở ngại với bộ phận gắn ống ngắm: nó được để rời và đôi khi bị tụt ra, nhưng không hại gì đến ống ngắm. Simons lập tức cho đặt mua thêm 49 ống ngắm nữa. Khi tất cả số ống ngắm được gửi về và được toán tập kích của Simons thử nghiệm thì số đạn bắn trúng mục tiêu tăng lên kinh khủng. Số đạn bắn vào mục tiêu đều chụm vào một vòng nhỏ. Xạ thủ tỏ vẻ tự tin hơn với vũ khí của mình. Đứng xa 25 mét, một xạ thủ thuộc loại kém nhất cũng có thể bắn được tất cả số đạn vào trung tâm của một vòng mục tiêu nhỏ 12 inch vào ban đêm. Đứng cách xa 50 mét, cũng người xạ thủ đó có thể bắn trúng từng viên đạn vào một tấm bia hình nhân loại “E”, có nghĩa là loại bia to bằng vòng ngực của con người. Vào ban ngày khi sử dụng loại ống ngắm này để bắn mục tiêu thì thời gian được nhanh hơn mặc dù hơi kém chính xác so với loại ống ngắm M.16 thông thường. Nhưng về ban đêm thì kết quả xảy ra lại trái ngược. Xạ thủ có thể bắn trúng mục tiêu cũng với thời gian nhanh như ban ngày và tầm chính xác thì vô cùng hữu hiệu. Và cuộc tập kích này lẽ tất nhiên sẽ được thi hành vào lúc đêm khuya tăm tối. Phân đội hậu cần đã phấn khởi và bảo đảm với Simons rằng họ có thể điều chỉnh lại bộ phận ống ngắm. Hai mươi bảy ống ngắm với cả chân ngắm được đặt mua thêm. Khi số lượng cuối cùng này được gửi đến vào 9 giờ ngày 21 tháng 10 thì đội sửa chữa vũ khí gồm ba người của Simons đã điều chỉnh được bộ phận ống ngắm họ đã dùng loại băng nhựa màu đen của thợ điện để gắn chặt chân ngắm vào ống ngắm. Trong suốt thời gian này phân đội hậu cần của Simons phải cố gắng duy trì và sửa chữa một kho nhỏ đựng đầy đủ loại dụng cụ cần cho cuộc huấn luyện và sẽ được sử dụng trong cuộc tập kích. Kho gồm có 234 máy truyền tin để cho 56 người ở dưới đất sử dụng. Sở dĩ phải cần có nhiều máy truyền tin như vậy là vì Simons muốn đặt 2 máy tại căn cứ Eglin, một máy dùng cho việc huấn luyện được coi như là mượn tạm của Bộ chỉ huy, còn máy thứ hai sẽ dùng cho công tác. Một lý do nữa là vì sự phức tạp của công tác và việc cần thiết liên lạc đột xuất giữa các đơn vị với nhau trong khoảng thời gian ngắn 26 phút khi người của Simons thực hiện công tác tại mục tiêu. Một mình Simons sẽ sử dụng 3 tần số liên lạc khác nhau các toán lính của ông ta sẽ mang theo 4 loại máy truyền tin khác nhau. Hai tần số liên lạc cực mạnh dùng cho hệ thống không địa, Simons sẽ dùng để gọi máy bay A-1 đến oanh kích yểm trợ cho lính của ông ta khi cần, dùng để gọi trực thăng bốc lính ra khỏi mục tiêu, chở tù binh ra khỏi Sơn Tây. Sau đó chuyển tiếp báo cáo hành quân của ông ta từ địa điểm mục tiêu đến cho R.Manor ở tận Bộ chỉ huy đóng trên núi Sơn Trà ở Đà Nẵng. Và từ đấy Manor lại chuyển tiếp các diễn tiến của cuộc tập kích về Lầu Năm Góc. Hai máy truyền tin AN-PRC-41 được mang theo trong cuộc tập kích để sử dụng cho mục đích nói trên, lính truyền tin của Simons đeo một cái, lính của Sydnor đeo một cái. Một tần số thứ 3 sẽ được sử dụng để điều khiển các máy bay oanh tạc khi được gọi đến. Mười máy AN-PRC-77 với tần số thay đổi được mang theo cho mục đích này. Bốn tần số khác nữa sẽ được lực lượng dưới đất sử dụng, mỗi toán một tần số. Và tần số thứ tư còn lại dùng để nhận lệnh và báo cáo hành quân cho Simons. Với mục đích này, lực lượng dưới đất sẽ mang theo 24 AN-PRC-88, loại máy truyền tin cầm tay. Sau cùng mỗi một người lính trong số 56 người tập kích đều mang theo loại máy truyền tin cấp cứu AN-PRC-90, chỉ dài và và to bằng một tút thuốc lá. Máy này được sử dụng trong trường hợp máy bay bị bắn rơi hoặc buộc phải đáp xuống một nơi nào đó trên đường đi đến mục tiêu hoặc trở về. Nếu có việc gì trở ngại tại Sơn Tây thì Simons đã quyết định không cần sử dụng loại máy này, và ông ta chỉ có thể cho biết rõ tại sao không sử dụng, vào phút chót trước khi lên đường. Như vậy thì Simons và 55 người tình nguyện của ông ta sẽ mang theo đến Sơn Tây tất cả là 92 máy truyền tin, gần bằng số máy truyền tin của một tiểu đoàn bộ binh 794 người thường mang theo chiến đấu. Với số máy này họ có thể liên lạc được 12 lần tốt hơn so với bất cứ một binh sĩ trung bình nào ở tiền tuyến. Ngoài số 92 máy truyền tin kể trên, còn có thêm 15 máy truyền tin khác đặt tại căn cứ Eglin để cho Simons sử dụng phòng ngừa và kiểm soát trong khi huấn luyện. Giữ cho tất cả 234 máy truyền tin được chạy đều suốt ngày đêm là một việc làm quá mức của phân đội truyền tin gồm có một chỉ huy và hai chuyên viên. Họ đã nghĩ rằng ngay cả hệ thống truyền hình của hãng ABC về tin tức thể thao khắp thế giới cũng không dùng nhiều máy truyền tin đến như vậy để truyền hình về các cuộc thi Thế vận hội. Để giúp đỡ họ, Manor và Simons đã mượn được một kho sửa chữa dụng cụ điện tử của không quân. Nhưng kho này chỉ một hạ sĩ quan quản lý nên Simons phải biệt phái thêm bốn chuyên viên truyền tin ở trong toán tập kích đến để giúp đỡ thêm ngoài giờ huấn luyện nặng nề của họ. Dù sao đi nữa thì cả năm người này cũng đã giữ cho tần số máy truyền tin hoạt động tốt. Trong cuộc tập kích, máy nào cũng phải hoạt động hữu hiệu mới được. Suốt trong giai đoạn huấn luyện ở căn cứ Eglin, Manor và Simons đã thực hiện đúng câu phương châm cũ của đội Phòng vệ Do Thái: “Lực lượng càng gọn nhẹ càng chiến đấu tốt”. Vào năm 1970 ngân sách của Lầu Năm Góc ghi rõ có 175.000 nhân viên quân sự và dân chính để quản lý hệ thống hậu cần và yểm trợ của quân đội. Trong khi đó thì phân đội hậu cần và truyền tin của Simons gồm 6 người chỉ có thể xin cung cấp được độ một nửa số vật liệu cần thiết qua các hệ thống đó mà trong số này chỉ có một nửa dùng tạm được như đã quảng cáo. Số cần thiết còn lại họ phải tự xoay sở lấy, tự tìm mua, thử nghiệm, sửa chữa và bảo quản theo khả năng của mình. |
||||
Con quay
Bờ Biển Ngà
Trong khi bác sĩ Cataldo thực tập sử dụng búa rìu cho thành thạo và các toán tập
kích Sơn Tây khác tập cho hoàn hảo việc xâm nhập vào và thoát ra khỏi “cái
làng” thì Manor và Simons dùng thời gian còn lại để phối hợp mọi hoạt động. Họ
đi khắp nơi từ Nhà Trắng đến Bộ Tư lệnh lục quân và không quân ở Sài Gòn. Họ
bay đi bay về từ căn cứ Eglin thường xuyên đến nỗi có cảm tưởng rằng Lầu Năm
Góc đã buộc chặt họ vào đầu sợi dây của con quay. Còn Blackburn và Mayer cố gắng
làm việc thật nhiều để giải quyết mọi việc và “can thiệp” vào mọi vấn đề càng
nhiều càng tốt. Nhưng có nhiều vấn đề lại yêu cầu sự có mặt của Manor và
Simons.
Ngay sau khi được giao nhiệm vụ chỉ huy chiến dịch Bờ Biển Ngà, Manor đã bay đến
căn cứ không quân Scott ở gần Saint Luis. Ở đấy, ông ta tiếp xúc riêng với vị
chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy không vận (MAC) và đưa cho vị này xem bức thư của
Tham mưu trưởng không quân ra lệnh về việc yểm trợ “Toán phối hợp hành động cấp
thời” trên nguyên tắc “không được hỏi điều gì”. MAC sẽ có nhiệm vụ di chuyển cấp
thời các tù binh từ Thái Lan về Hoa Kỳ. Manor đã sắp đặt cho các chuyến máy bay
vận tải C-141 của MAC sẵn sàng khi nhận được lệnh di chuyển mà không có bất cứ
một ai kể cả chỉ huy trưởng MAC được biết rõ điều gì. Ngoài ra, tất cả phi hành
đoàn trực thăng của Manor đều được biệt phái từ cơ quan giải cứu không quân của
MAC, cũng như tất cả máy bay trực thăng HH-53 và HH-3 đang dùng để huấn luyện tại
Eglin, cũng đều xuất phát từ MAC. Những máy bay khác dùng chính thức trong cuộc
tập kích sẽ được “biệt phái” vào phút chót từ các căn cứ không vận đang có mặt
tại Đông Nam Á. Chúng ta nên hiểu rõ rằng thời gian thi hành cuộc tập kích sẽ
quy định căn cứ vào thời tiết mà cơ quan khí tượng không quân lại đang làm việc
cho MAC.
Manor cũng đến thăm Bộ chỉ huy chiến thuật không quân ở gần Norfolk, tiểu bang
Virginia, vì các loại máy bay vận tải C-130 và A-1 đều thuộc quyền quản lý của
Bộ chỉ huy chiến thuật không quân (TAC). Manor cũng chuyển tay bức thư có ghi
chú “không được hỏi lôi thôi” đến vị chỉ huy Bộ chỉ huy hệ thống không vận
(AFSC) ở căn cứ Andrews, gần Washington. Có nhiều loại dụng cụ mới và nhạy cảm
dùng cho việc điều khiển và liên lạc đã được gắn trên các loại máy bay. Một số
trong các loại dụng cụ mới đó vẫn còn ở trong tình trạng thí nghiệm. Vì lẽ đó,
sự yểm trợ đặc biệt từ Bộ chỉ huy AFSC cần phải thực hiện để gắn và bảo vệ các
loại dụng cụ đó vì có nhiều dụng cụ chưa hề được gắn trên các loại máy bay mà
Manor sẽ sử dụng. Loại dụng cụ mới này gồm có máy quấy âm RC-128 loại cực mạnh
dùng cho máy bay A-1 máy này dùng để phá mọi phát lệnh của lực lượng phòng
không Bắc Việt khi gọi các máy bay phản kích MIG đến để chống lại các toán tập
kích. Một loại máy điều khiển đường bay theo hệ thống hồng ngoại tuyến do hãng
Texas Instruments chế tạo sẽ được gắn trên các máy bay C-130 dẫn đường. Các loại
máy F.L.2B này rất khó khăn và phức tạp trong việc lắp, duy trì và sử dụng đến
nỗi phải có thêm một phi hành viên chuyên lo về việc kiểm soát các tuyến bay
trên đường đến mục tiêu và ấn định rõ địa điểm mục tiêu. Các loại bom nhỏ chống
xe cộ và phá vỡ đường sá do hãng Rocket chế tạo cũng được dùng cho các máy bay
A-1. Các vận tải cơ C-130 đã được cải tiến cho thích nghi với việc thả pháo
sáng, bom na-pan, các loại hỏa châu chỉ dẫn mục tiêu khác.
Manor, Simons và Blackburn còn có nhiều lo âu khác nữa. Vào ngày thứ tư 2 tháng
9, Blue Max phát hiện ra một việc tiết lộ tin tức bí mật ở tại một quán rượu gần
căn cứ ở Bragg do một chuyên viên trong nhóm kế hoạch của SACSA gây ra.
Blackburn ra lệnh “chặt tay” ngay tên ấy có nghĩa là đổi đến một đơn vị khác một
cách âm thầm. Nhưng tên ấy vẫn bị theo dõi khắp nơi và suốt cả thời gian cho đến
khi cuộc tập kích chấm dứt.
Cùng trong thời gian này viên chỉ huy trưởng phòng hành động đặc biệt của quân
đội là thiếu tướng Clarke Baldwin có hỏi Blackburn về kế hoạch di tản tù binh.
Ông ta đề nghị chuyển tù binh đến bệnh viện Tripler của lục quân ở Hawaii. Nhiều
người khác thì muốn chuyển tù binh thẳng về quân y viện trong căn cứ không quân
Andrews. Blackburn có ghi chú vào sổ tay riêng của ông ta như sau: “Khi bức màn
nhung kéo lên thì các diễn viên sẽ đứng ở đâu?” Đấy là một việc “tạp dịch” mà
ông ta sẽ tự lo giải quyết lấy còn Manor thì lo sắp đặt cho các loại máy bay
C-141 của MAC đến đúng địa điểm.
Trong một vài lĩnh vực khác Blackburn lại được “ân cần giúp đỡ” quá nhiều - thời
gian này thủ trưởng của ông ta là John W. Vogt đã được thăng chức lên làm giám
đốc văn phòng Tham mưu hỗn hợp. Người thay thế ông ta trong chức vụ là đại tướng
Melvin R. Zais, chưa được thông báo điều gì về việc tập kích này. Blackburn phải
nhờ đại tướng Richard T Knowles phụ tá của Tổng tư lệnh giúp dẹp bỏ bớt những lời
huyền hoặc những điều thắc mắc mà ông ta và Mayer thường xuyên nhận được.
Trong một trường hợp, ví dụ, một viên tướng giữ chức vụ phó tham mưu trưởng lục
quân đã tỏ ý nghi ngờ về việc cho đổ bộ ngay vào trong doanh trại Sơn Tây.
Blackburn nghe đồn rằng chính viên tướng này tỏ vẻ lo ngại sẽ bị mất một chiếc
trực thăng tại Sơn Tây nếu đổ bộ như vậy. Khi Blackburn nghe câu chuyện ngồi lê
đôi mách này thì ông ta mời ngay viên tướng ấy xuống phòng an ninh của SACSA để
thảo luận cho ra lẽ vấn đề. Đây là một cuộc gặp gỡ thân mật. Viên tướng nói với
Blackburn rằng ông ta đã lỡ lời phát biểu ý nghĩ hơi to tiếng. Rồi ông ta lại hỏi
không biết Blackburn có nghĩ đến giá tiền của một chiếc trực thăng nếu phải đổ
bộ ngay vào sân trại và bị phá hủy hay không. Ông ta đề nghị nên dùng trực
thăng UH-1 của bộ binh, chỉ tốn có 350.000 đô-la, nếu như phải dùng đến trực
thăng của không quân HH-3 thì tốn gần 1.000.000 đô-la.
Blackburn nổi khùng lên: “Lạy chúa, nếu đây là việc thảo luận giữa sự tiết kiệm
từng giây phút và từng sinh mệnh với sự sử dụng một chiếc UH-1 vì nó rẻ hơn thì
thật là chúng ta đang bận tâm về một việc sai lầm”. Ông ta tỏ vẻ sửng sốt. Suốt
6 năm trong chiến tranh Việt Nam, trên 3.000 trực thăng đã bị bắn rơi hoặc bị
phá hủy, và bây giờ ngay tại đây thì lại có một viên tướng Mỹ đối với việc giải
cứu tù binh tại Sơn Tây, lại đi lo đến việc có thể mất thêm một chiếc nữa. Các
loại vạch lá tìm sâu, tư tưởng nghi ngờ như thế này thường xảy ra và cần được
giải quyết kịp thời. Blackburn biết rõ ràng điều cuối cùng mà Manor và Simons cần
phải được giúp đỡ là làm sao để họ quan tâm đến việc huấn luyện cho cuộc tập
kích hơn là phải lo đi quét dọn mọi đàm tiếu đang ùn lên tại Lầu Năm Góc. Bây
giờ thì ông ta hiểu được là Vogt đã có lý khi quyết định để SACSA đứng riêng ra
và để người khác lo việc chỉ huy vụ tập kích.
Còn nhiều vấn đề quan hệ khác nữa: kế hoạch đánh lạc hướng khi di chuyển các lực
lượng tập kích từ căn cứ Eglin đi đến vùng Đông Nam Á hệ thống truyền tin đặc
biệt trong thời gian tập kích giữa Manor và Simons với Bộ tư lệnh quân đội, “những
việc nhỏ” khác như việc tìm ra cái từ chính xác theo mã để chỉ định “thi hành
công tác”, việc không biết có nên cần có một lệnh hành quân chính thức của Bộ Tổng
tham mưu hỗn hợp để “hợp thức hóa” công tác tập kích này không?
Cuộc tập
kích Sơn Tây là một cuộc hành quân đầu tiên của quân đội trong lịch sử Hoa Kỳ,
được xúc tiến dưới sự kiểm soát trực tiếp của Văn phòng chủ tịch Hội đồng Tham
mưu trưởng hỗn hợp quân đội. Bộ tư lệnh trung gian do vị Tổng tư lệnh Thái Bình
Dương chỉ huy cũng chỉ là một cơ quan được “thông báo” và nhận lệnh yểm trợ
công tác này yểm trợ mà thôi chứ không được thay đổi gì kế hoạch cả. Một viên
tướng 3 sao, sau khi được biết về cuộc tập kích này, tỏ ý thắc mắc tại sao cuộc
hành quân này lại được Lầu Năm Góc trực tiếp chỉ huy. Ông ta hỏi Blackburn tại
sao lại không để cho Bộ chỉ huy gồm có lục, hải, không quân, đóng tại căn cứ
Macdin ở Florida điều khiển việc này. Bộ chỉ huy này được thành lập từ thập
niên 60 để huấn luyện và di chuyển mọi lực lượng chiến thuật hỗn hợp ra các nước
ngoài. Câu thắc mắc hoặc lời đề nghị của viên tướng này không ích lợi gì cả. Bộ
chỉ huy tam quân này (STRICOM) ở cách xa các vùng Đông Nam Á thì việc điều khiển
công tác liên hệ sẽ không sát thực tế. John W. Vogt yêu cầu viên tướng này gạt
chuyện Sơn Tây riêng qua một bên để lo các việc khác của Bộ Tổng tham mưu hỗn hợp
thì tốt hơn.
Sau khi chấm dứt mọi việc rắc rối nêu trên thì Manor và Simons lại gặp những
phiền phức khác. Một tháng sau khi họ được chỉ định chỉ huy công tác này thì
vào ngày thứ tư 16 tháng 9 họ được gọi đến văn phòng Tham mưu trưởng hỗn hợp để
báo cáo mọi việc. Vào lúc 3 giờ chiều ngày hôm ấy, Manor đã thuyết trình cho
các vị tham mưu trưởng về mọi quan niệm kỹ thuật liên hệ đến việc thi hành kế
hoạch. Ông ta trình bày rằng các lực lượng tình nguyện sẽ chấm dứt thực tập và
sẽ sẵn sàng xuất phát vào ngày thứ năm 8 tháng 10. Ông ta đề nghị cuộc tập kích
giải cứu tù binh sẽ được thực hiện vào ngày 21 tháng 10.
Khoảng hơn một tuần lễ sau vào ngày thứ năm 24 tháng 9, Manor lại được gọi đến
Washington để trình bày công tác tập kích lên Bộ trưởng Quốc phòng Laird. Giám
đốc CIA là Richard Helms cũng có mặt trong buổi họp này. Một lần nữa Manor đề
nghị thời điểm xuất phát là từ 20 đến 25 tháng 10. Bộ trưởng Laird nói ông ta sẽ
xét lại việc chấp thuận đề nghị trong khi chờ đợi phối hợp với cấp cao hơn. Ông
ta không nói cho Manor biết về các cố gắng ngoại giao đang được xúc tiến vào
phút chót để thoả hiệp về việc thả tù binh, hoặc nếu những cố gắng ngoại giao
này thất bại thì ông ta sẽ trình Tổng thống xin chấp thuận việc tập kích. Nhưng
ông ta đồng ý là đã đến lúc cần phải trình bày cho vị chỉ huy Thái Bình Dương là
đô đốc John McCain biết rõ về một công tác mà Washington sắp thi hành ngay sau
lưng của ông ta.
Ngày hôm sau, thứ sáu 25 tháng 9, Blackburn và Mayer trình bày với McCain, “ông
già vĩ đại của Thái Bình Dương” là họ đang chuẩn bị để thi hành một cuộc tập
kích tại Sơn Tây. Họ trình bày cho ông ta rõ mọi chi tiết, kể luôn những tù
binh nào đã được xác nhận hoặc được nghi ngờ đang bị giam giữ tại đó. Đô đốc
McCain biết rằng con trai của ông, bị bắt cầm tù 3 năm về trước và đã bị lính Bắc
Việt đánh đập, sẽ là một trong những tù binh bị “bỏ rơi” ở lại, cho dù chiến dịch
Bờ Biển Ngà sẽ thành công hay thất bại. Blackburn và Mayer nhìn thấy nỗi đau buồn
trong ánh mắt của một người cha, lo âu nhưng vẫn rất can đảm. McCain nói với họ
rằng, ông ta hoan nghênh mọi kế hoạch đã được trình bày. Ông ta sẽ làm mọi việc
trong phạm vi quyền hành để giúp đỡ cho công tác thành công. Ông ta cũng đồng ý
rằng vì lý do bảo vệ an ninh nên chỉ có một người nữa trong Bộ chỉ huy của ông
ta được biết về công tác này, đó là vị tham mưu trưởng. McCain nói là ngay cả vị
chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương cũng không nên cho biết: cơ quan SACSA có thể
làm việc trực tiếp với viên chỉ huy hạm đội phản ứng nhanh 77 ở vịnh Bắc Bộ để
phối hợp mọi liên lạc với hải quân trong việc yểm trợ cuộc tập kích. Xem ra là
toàn thể Bộ tham mưu đang chỉ đạo cuộc chiến tranh tại Đông Nam Á đã bị bịt mắt
không biết gì về một cuộc hành quân nghiêm trọng sẽ được thực hiện ngay trong
vùng trách nhiệm của họ như vậy là để giữ cho 61 tù binh Mỹ có thêm được cơ hội
may mắn trở về nhà an toàn.
Trong giai đoạn này của cuộc chiến Việt Nam, hai mươi tháng dưới chính quyền của
Nixon đã có 1.463 lính Mỹ bị bắt làm tù binh hoặc mất tích tại Đông Nam Á. Vấn
đề lo lắng cho số phận của họ đã trở nên một vấn đề thời sự nóng bỏng nhất
trong nước. Vợ của các tù binh và những người mất tích trong một năm qua đã tạo
nên một nguồn dư luận lo lắng, thể hiện nhiều cách bày tỏ tình cảm khác nhau.
Hàng triệu người Mỹ, từ học sinh trung học cho đến những người lớn tuổi trong một
đất nước đang cay đắng về chiến tranh đều mang ở tay những vòng có khắc tên tù
binh và kẻ mất tích. Những vòng đeo tay bằng nhôm hoặc bằng đồng 1/4 inch có khắc
tên và ngày của những người bị bắn rơi, bị bắt cầm tù hoặc bị mất tích. Những
người mang các vòng đeo tay này đã tuyên bố sẽ không tháo ra cho đến khi nào
tên của người lính được xác nhận hoặc là được thả trở về nhà.
Những cuộc can thiệp về ngoại giao đối với Bắc Việt Nam cũng thất bại tương tự.
Ba ngày sau khi Borman thuyết trình tại quốc hội, Henry Kissinger bay đi Paris
để hội đàm với đại sứ David Bruce vào cuối phiên họp thứ 85 của cuộc hòa đàm
Paris. Nhưng trong thực tế ông ta đến Paris để gặp gỡ bí mật ông Xuân Thủy, trưởng
đoàn hòa đàm của Bắc Việt Nam lần thứ hai trong tháng ấy. Những chuyến đi trong
tháng 9 này của Kissinger là để tiếp theo 4 lần đi bí mật đến Paris trước đó
trong vòng một năm để gặp riêng ông Lê Đức Thọ, Bộ trưởng Ngoại giao Bắc Việt
Nam. Kissinger đánh điện về nhà với nội dung thất vọng: Không có sự tiến triển
nào về vấn đề tù binh.
Ngày chủ nhật 27 tháng 9, Tổng thống Nixon rời Washington để đi châu Âu lần thứ
hai và đây là lần công du thứ 3 ra ngoại quốc kể từ khi ông ta vào Nhà Trắng.
Chuyến đi dài 12.000 dặm này sẽ đưa ông ta đến thăm năm quốc gia trong chín
ngày, gồm: Nam Tư, Italia, Tây Ban Nha, Anh và Iceland. Bí thư báo chí của Nhà
Trắng Ronald Ziegler đã tự tuyên bố rằng Tổng thống có thể sẽ gặp giáo hoàng
Paul VI và cũng trong ngày hôm đó sẽ viếng thăm hạm đội 6 đang tập dượt trên Địa
Trung Hải. Trong thông cáo chính thức không đề cập đến việc Bộ trưởng Quốc
phòng Laird và chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Moorer đi theo Tổng thống
nhưng trên thực tế họ có đi cùng.
Hai vị này đã gặp Tổng thống trên chiến hạm Springfield vào buổi chiều ngày ấy.
Laird và Moorer có trình với Nixon về đề nghị giải cứu tù binh Mỹ ra khỏi Sơn
Tây, một vị trí nằm sâu trên đất Bắc Việt Nam. Họ nói rõ cuộc tập kích sẽ được
xuất phát trong vòng bốn tuần lễ nữa, nhưng một quyết định chấp thuận cần phải
được ban hành sớm hơn để có đủ thời gian chuẩn bị công tác.
Trong thời điểm này, Nixon đang phải đương đầu với sự kiện quân đội Mỹ có thể
can thiệp vào Trung Đông. Jordany đang bị xâu xé bởi cuộc nội chiến và các chiến
xa của của Syria đã vượt qua biên giới của Jordany. Một cuộc ngừng bắn đã được
thương lượng trong các tháng trước đó giữa Israel và Ai Cập nhưng có thể sẽ thất
bại. Tổng thống Ai Cập là Gamal Abdel Nasser qua đời ngay trong ngày đó. Và bây
giờ thì Laird và Moorer lại đặt thêm vấn đề can thiệp quân sự mới tại Đông Nam
Á nữa.
Nixon duyệt qua tình trạng tù binh với hai vị này và nói ông ta chấp nhận việc
giải cứu trên nguyên tắc. Nhưng ông ta muốn họ trình bày cho Kissinger rõ
mọi chi tiết trước khi ông ta có thể quyết định khi nào thì việc giải cứu được
thi hành. Trong khi Laird và Moorer đi thăm Hy Lạp và Manta trong ba ngày thì
Nixon đánh điện gọi ngay Bruce và viên phụ tá là Philip Habid đến gặp ông ta tại
Iceland. Ông ta muốn hai viên chức này cân nhắc mọi điều hơn thiệt việc cố gắng
tìm cách trao trả tù binh tại hội nghị hơn là việc tổ chức một cuộc tập kích
vào Bắc Việt Nam, mặc dù ông ta không nói rõ cho họ biết là đang có kế hoạch
này. Báo cáo của hai viên chức này không được rõ ràng lắm.
Tuy nhiên trên một lĩnh vực khác lại nhận được nguồn tin đáng phấn khởi và vô
cùng quan trọng. Trung Quốc đã hoan nghênh một cuộc viếng thăm của nhà văn
Edgar Snow. Ngày thứ năm mồng 1 tháng 10, Snâu sẽ được mời đứng cạnh Chủ tịch
Mao Trạch Đông trong lễ quốc khánh của Trung Quốc. Đây là dấu hiệu rõ ràng chứng
tỏ cho Washington biết là Mao đang muốn xích lại gần, thân thiện với một kẻ thù
thâm độc trong suốt 25 năm qua. Sáng kiến này đem đến việc chấm dứt cuộc xâm
chiếm Campuchia vào tháng tư và tháng năm cùng với cuộc xung đột giữa hai phe
đã không còn nữa.
Nixon
trở về Washington vào thứ hai ngày 15 tháng 10 để tuyên bố trước 3.000 người
đang tụ tập để đón chào ông tại căn cứ không quân Andrews rằng: Hoa Kỳ đang
có nhiều tiến triển trong cuộc hoàn thành mục tiêu tại Việt Nam, và ông ta
cũng tiên đoán rằng nhiều biến cố trong tương lai sẽ chứng minh việc này.
Ngay sau khi Tổng thống trở về thì Laird, Moorer, Blackburn và Manor được tin là cuộc tập kích Sơn Tây “có thể” sẽ bị hoãn lại sau ngày 20-25 tháng 10. Ngày 24 tháng 10, là ngày kỷ niệm thứ 25 của Liên Hiệp Quốc, họ biết rõ ngày đó và muốn nhắc nhở Nhà Trắng ghi nhớ lễ kỷ niệm này. Họ không biết rằng ngày 25-10 thì Tổng thống Yahya Khan của Pakistan sẽ gặp Nixon để hội đàm về việc đi viếng thăm Trung Quốc vào giữa tháng 11. Và Tổng thống Yahya Khan sẽ truyền đạt ý muốn của Nixon về các cuộc hội đàm cấp cao ở Bắc Kinh. Họ cũng không biết rằng tại văn phòng đặc biệt của Tổng thống, ban tham mưu của Kissinger đang thảo đi thảo lại một bài diễn văn cho Tổng thống đọc vào ngày 26 tháng 10. Vào đêm đó, Chủ tịch Ceausescu của Rumani được nghênh tiếp tại Nhà Trắng trong một bữa dạ tiệc và Nixon sẽ hoan nghênh sự giao dịch tốt đẹp trước sau như một của Rumani đối với Hoa Kỳ… đối với Liên Xô… và đối với Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên một vị tổng thống Hoa Kỳ đã đề cập đến đất nước cộng sản Trung Hoa với tên gọi chính thức là “Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”. Nếu cuộc tập kích bị hoãn lại, thì thời điểm thuận lợi về thời tiết chỉ có thể xảy ra đến cuối tháng 11. Manor và Simons sẽ dùng thời gian còn lại này để kiện toàn kế hoạch của họ. Nhưng ngày tháng càng trôi qua thì một vài chuyên viên về kế hoạch Sơn Tây có cảm tưởng rằng cuộc tập kích sẽ bị bãi bỏ. Còn đối với chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Tôm Moorer thì cho rằng cuộc tập kích sẽ được Tổng thống chấp thuận. Tuy nhiên Moorer vẫn còn hai điều lo âu. Điều thứ nhất là “không biết ngày nào thì sẽ có quyết định tối hậu”; và điều thứ hai là việc có thể xảy ra bất ngờ “Họ sẽ không cho phép chúng ta làm việc này”. Moorer tâm sự: “Đây là kinh nghiệm của đời tôi. Trong hình thức chính phủ của ta lúc nào cũng có nhiều kẻ đến với nhiều lý do khác nhau để bác bỏ điều này điều nọ. Điều tốt nhất đối với chúng ta để chứng tỏ rằng chúng ta không bao giờ làm điều gì sai trái và không muốn sai trái thì đừng bao giờ làm gì cả”. Nhưng ông ta cũng nhấn mạnh rằng Laird và Tổng thống Nixon muốn mọi việc đều phải được chuẩn bị hoàn hảo để đạt tới thành công. Cả hai vị này đều nghĩ rằng với thời gian thêm một tháng nữa thì việc huấn luyện sẽ tốt đẹp hơn. Trong thời gian đó, việc phối hợp cho công tác tập kích cũng trở nên kiện toàn hơn. Ngày thứ tư 7 tháng 10, Blackburn bay từ căn cứ Eglin sau một cuộc thực tập ban đêm với đầy đủ trang bị để về thuyết trình cho phó đô đốc Noel Gayler, chỉ huy NSA về cuộc tập kích Sơn Tây. Gayler hứa giúp đỡ Blackburn và yểm trợ đầy đủ. Ông ta tuyên dương hành động can đảm này và vô cùng khâm phục việc Simons sẽ đích thân cùng với binh sĩ đổ bộ xuống địa điểm mục tiêu. Ngày hôm sau, Manor và Simons từ Eglin bay về Washington. Lần này thì Blackburn mời cả hai người đến thuyết trình cho vị phụ tá an ninh của Tổng thống là Henry Kissinger. Trong khi chuẩn bị gặp Kissinger thì Blackburn, Manor và Simons hội đàm với D.Bennett và Dick Steward ở cơ quan DIA, với Milt Zaslov ở cơ quan NSA và với Dick Elliot ở cơ quan CIA để kiểm tra lại những tin tức tình báo cuối cùng mới nhận được. Bắc Việt Nam luôn luôn thay đổi hệ thống phòng không. Một trong hai máy rađa ở phi trường Phúc Yên, căn cứ phòng không chính của Hà Nội cách Sơn Tây 20 dặm về phía Đông Bắc đã được di chuyển đi chỗ khác. Họ không biết tại sao và cũng không biết chuyển đi đâu. Blackburn tỏ vẻ lo lắng. Không biết bí mật có bị tiết lộ không? Có phải là máy rađa ấy đã được chuyển đến một chỗ nào khác để theo dõi việc tập kích Sơn Tây chăng? Máy rađa của Bắc Việt Nam sẽ là một trở ngại chính trong vòng 55 phút ở quanh vùng mục tiêu, đấy là thời gian mà toán tập kích sẽ xuất phát từ biên giới Lào đến mục tiêu. Còn có một máy rađa khác nữa có thể theo dõi họ từ hướng bắc. Máy này được sử dụng trong tuyến đường bay 5 độ, cách khoảng từ 4 phút rưỡi đến 5 phút mỗi vòng quay kiểm soát. Như vậy toán phục kích phải xâm nhập đúng vào thời điểm ở giữa, tạm gọi như là “xỏ mũi kim”. Không có cách gì để che giấu máy bay khỏi năm lưới ra-đa. Càng gần đến mục tiêu thì lại có thêm một máy rađa nữa có thể kiểm soát họ từ hướng nam. Tuy nhiên, nếu bay thấp và xuyên qua những đường bay đúng theo kế hoạch thì các loại máy bay C-130, trực thăng, và A-1 có thể thoát được màn lưới rađa. Nhưng nếu họ bay trệch hướng và không đủ độ cao thì sẽ bị máy ra-đa phát hiện trong vòng từ 8 đến 15 phút cách mục tiêu. Vì lý do đó cho nên phi hành đoàn Sơn Tây đã phải bỏ nhiều thời gian thực tập các đường bay xâm nhập, mặc dù có hy vọng là nếu các lực lượng hải quân gây ra các cuộc oanh kích đánh lạc hướng thì máy rađa lại đổi theo về hướng khác, chủ tâm về hướng Hải Phòng chứ không phải hướng Lào. Blackburn cũng lo lắng về việc phát hiện một ăngten truyền tin tình báo của Trung Quốc đặt trên một dãy núi ở đất Lào cách Hà Nội 100 dặm về hướng tây. Ông ta có yêu cầu là cho các chuyên viên tình báo thử dùng máy bay oanh tạc bắn gãy cọc ăngten đó. Nhưng các chuyên viên nói không cần thiết trong trường hợp lực lượng của Manor cố gắng giữ yên lặng không liên lạc truyền tin cho đến khi Simons thật sự đổ bộ xuống đất. Nếu vậy các hệ thống truyền tin xuất phát đi và đến từ các trạm ở Thái Lan vẫn giữ nguyên tình trạng liên lạc bình thường trước cuộc tập kích. Không kể máy rađa chưa phát hiện được, Blackburn, Manor và Simons nghĩ rằng các chuyên viên tình báo đã có lý họ đã coi hệ thống phòng không của Bắc Việt Nam nhỏ nhoi không đáng kể. Nhưng có một cái gì ngộ nghĩnh đang xảy ra ở Sơn Tây hoặc là không xảy ra. Và lúc này, hơn một nửa các chuyến bay trinh sát của máy bay Buffalo Hunter có tầm bay thấp theo chương trình đã bị bắn rơi hoặc bị loại bỏ. Các tin tức tình báo về trại giam đã thu hẹp tới mức các chuyên viên điều tra nghiên cứu hình ảnh của phòng 213 chỉ còn có thể tìm tòi các chi tiết khác của các hình ảnh do máy bay SR-71 chụp được trên độ cao 80.000 bộ hoặc cao hơn nữa về doanh trại nhỏ bé. Các hình ảnh này làm người ta ngạc nhiên: doanh trại hình như bỏ trống. Thông thường trong một chuyến công tác tốt, nếu không có mây hoặc nhiều bóng che khác bao phủ mục tiêu thì máy chụp ảnh kỹ thuật trên máy bay trinh sát SR-71 có thể chụp được nhiều hình ảnh khá rõ ở độ cao cách mặt đất 15 dặm, các chuyên viên DIA cũng có thể đếm được số người ở trong sân trại tù Sơn Tây. Công tác trinh sát SR-71 lần cuối cùng bay ở độ cao và nhanh gấp 3 lần tốc độ âm thanh vào ngày thứ bảy 3 tháng 10 đã chụp được nhiều hình ảnh rất rõ ràng nhưng không có hình bóng người nào. Manor đã ghi chú trong báo cáo sau công tác của ông ta là tất cả các chuyến bay trinh sát từ ngày 6 tháng 6 đến ngày 3 tháng 10 đã ghi nhận được dấu hiệu giảm bớt về hoạt động trong số hình ảnh chụp được. Nhưng điều này có thể do số tù binh Mỹ đã bị giam kín trong phòng thêm một thời gian nữa. Blackburn nhớ lại khi ông ta ngồi thảo luận với một vài chuyên viên DIA, kiểm soát từng tấm ảnh chụp được đã có người nói rằng: “Hình như họ không còn dùng doanh trại này nữa”. Simons cũng có một ý nghĩ tương tự. Sau này ông ta có nói rằng: “Các tấm ảnh người ta cho tôi biểu lộ một điều khác lạ về các thảo mộc. Cỏ mọc đầy trong doanh trại”. Và ông ta tự nghĩ: “Có thể họ đã hạn chế mọi sinh hoạt của tù binh. Hoặc có thể họ đã giam kín tù binh trong phòng”. Nhưng ông ta cũng nghĩ rằng: “Có thể họ đã di chuyển tù binh đi nơi khác”. |
||||
Đối với
Simons, việc thuyết trình cho Henry Kissinger là “bộ phận khó khăn nhất trong
toàn bộ quá trình công tác”. Sau này ông ta gọi nó là “trường hợp hiếm hoi đối
với một viên đại tá bộ binh”. Chỉ có bốn nhân vật hiện diện trong buổi thuyết
trình: Phụ tá của Kissinger là trung tướng Alexander Haig với Vogt, Blackburn
và Manor. Tất cả đều tập hợp lúc 2 giờ 30 chiều thứ năm 8 tháng 10 tại văn
phòng của Kissinger phía tây của Nhà Trắng. Cuộc họp kéo dài không đầy 30 phút.
Vogt giới thiệu mọi người và Blackburn trình bày đại cương trong khoảng một hoặc
hai phút. Sau đó Manor đi thẳng vào việc trình bày chi tiết mà ông ta và Simons
đã thuyết trình biết bao nhiêu lần trong 3 tuần lễ trước đây. Họ sử dụng một
đèn rọi phóng ảnh và biểu đồ mà họ đã từng chiếu để trình cho các vị tham mưu
trưởng xem. Cho đến lúc này Simons đã “nghe tướng Manor thuyết trình nhiều lần,
đến nỗi ông ta muốn buồn ngủ”. Kissinger gật đầu một cách thông minh khi nghe
thuyết trình. Manor chấm dứt thì Simons trình bày về phần công tác dưới đất.
Ông ta chỉ nói vào khoảng hai phút rưỡi. Nhưng trước khi kết thúc ông ta bình
luận thêm: “Tôi có nói cho ông ta rõ là chúng tôi sẽ cố gắng sử dụng số lượng đạn
tối thiểu cần thiết”. Nhưng Simons cũng cẩn thận nêu rõ việc khó tránh gây ra
thương vong cho kẻ địch vì lẽ doanh trại quá hẹp. Câu nói này đã làm cho
Kissinger chú ý, ông ta hỏi Simons: “Anh đang nói điều gì đó?”.
Simons giải thích là ông ta sẽ không thực hiện một cuộc săn bắt lớn: “Chúng tôi
đến đó để cứu tù binh chứ không phải để đánh nhau. Nhưng chúng tôi phải thi
hành công tác nhanh chóng và phải sử dụng vũ khí khi cần thiết để hoàn thành
nhiệm vụ. Chỉ cần thiết thôi chứ không bừa bãi”. Có một điều ông ta muốn làm
sáng tỏ là ông ta không muốn báo động cho một đơn vị canh gác ở phía bắc sông Cồn
nếu điều đó có thể tránh được. Nhưng Simons nhấn mạnh là bất cứ ai cản đường
chúng tôi thì sẽ bị bắn giết tại chỗ.
Kissinger trả lời: “Anh cứ làm bất cứ điều gì anh xét thấy cần. Việc va chạm quốc
tế thì để chúng tôi lo chúng tôi có thể giải quyết được. Không có một người nào
ở Nhà Trắng lại lo nghĩ đến việc thương vong của kẻ địch. Anh nên giới hạn những
điều gì xét thấy cần thiết. Nhưng đồng thời cũng nên sử dụng đầy đủ bạo lực cho
việc hoàn thành công tác có hiệu quả nhất”. Kissinger có một câu hỏi quan trọng:
Trường hợp cuộc tập kích bị thất bại thì sao? Các anh có thể bảo đảm được bao
nhiêu phần chắc là các anh sẽ không tạo thêm tù binh Mỹ trong các trại giam ở Bắc
Việt Nam? Blackburn trình bày với Kissinger rằng ông ta nắm chắc sự thành công
từ 95 đến 97%. Manor lại nhấn mạnh thêm điểm đó: phi hành đoàn của ông ta đã thực
tập 697 giờ bay với 268 lần xuất phát để chuẩn bị cho công tác này. Họ đã tập
đi tập lại trên dưới 170 lần.
Kissinger tỏ vẻ phấn khởi. Haig thì không thắc mắc điều gì và cũng không bình
luận câu nào.
Sau đó Blackburn bày tỏ sự quan tâm của ông ta về một điều cần nghiên cứu rộng
rãi thêm nữa cho cuộc tập kích này, đó là phần ảnh hưởng tâm lý có thể gây trở
ngại cho việc hoà đàm ở Paris, và không biết Bắc Việt Nam sẽ đối xử với những
tù binh còn lại trong các trại giam khác sau này như thế nào? Kissinger cắt
ngang: “Thiếu tướng không cần phải lo việc đó. Thiếu tướng đừng dính vào
việc chính trị. Đó là phần chúng tôi lo, chứ không phải phần của thiếu tướng”.
Đối với Simons thì phản ứng của Kissinger “xem ra tốt đẹp lắm”, bởi vì đây là
điều phải làm, Simons thấy vị phụ tá an ninh của Tổng thống có đầu óc quyết định
rất nhanh chóng.
Manor trình bày với Kissinger rằng, khoảng thời gian có thời tiết tốt là vào giữa
20 đến 25 tháng 10, trong đó ngày 21 tháng 10 là thời điểm thuận tiện nhất cho
cuộc tập kích. Nếu thời điểm này được tổng thống chấp thuận thì các toán hành động
của ông ta sẽ xuất phát đi ngay đến căn cứ Thái Lan trong hai ngày nữa. Đó là
ngày 10 tháng 10. Thật ra thì Manor không dùng chữ “Tổng thống” mà ông ta lại
nói “với giới chức lãnh đạo quốc gia”. Thời điểm thuận lợi thứ hai có thể là
vào trước ngày lễ Tạ ơn. Nhưng ông ta lại nói nếu việc tập kích được thi hành
vào khoảng giữa 20 đến 25 tháng 10 thì có vẻ hơi khó khăn vì lẽ vào ngày 24
tháng 10 thì tổng thống đã có chương trình đọc diễn văn trước đại hội đồng Liên
Hiệp Quốc vào ngày lễ kỷ niệm thứ 25, và sẽ có 31 vị nguyên thủ quốc gia dự buổi
chiêu đãi tại Nhà Trắng vào đêm đó.
Kissinger ngập ngừng, ông ta nói Tổng thống bận công du và việc chấp thuận cuối
cùng phải do Tổng thống quyết định.
Khi cuộc họp chấm dứt, Kissinger đặt một câu hỏi cuối: “Ai có sáng kiến về việc
này?” Cả Vogt và Simons đều trả lời: “Có nhiều người tham gia kế hoạch. Đây là
một công việc tập thể”. Kissinger phát biểu một điều mà tất cả mọi người dự họp
đều còn nhớ mãi. Ông ta nói: “Cho dù nếu việc này không được chấp thuận đi nữa
thì tôi cũng xin cảm ơn tất cả các vị, về sáng kiến và trí tưởng tượng của các
vị. Xin cảm ơn các vị nghĩ ra được một điều độc đáo”.
Trong khi lái xe về lại Lầu Năm Góc, một trong những người dự họp đã tự nghĩ rằng
có một điều gì hơi lạ lùng trong buổi họp. Henry Kissinger thậm chí không hề hỏi
họ có chắc chắn là có tù binh nào ở Sơn Tây không.
1 2 3 4 5 6 7 8
1 2 3 4 5 6 7 8
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét