Thứ Ba, 7 tháng 3, 2023

PHỎNG VẤN NGHỆ SỸ ƯU TÚ KIM CHI VỀ TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA VÀ CÁC CHIẾN SỸ HẢI QUÂN VIỆT NAM CỘNG HÒA


Phạm Thanh Nghiên đã có dịp gửi đến quý độc giả hai buổi phóng vấn trước với năm vị khách mời là anh Lê Hưng (Hải Phòng), ông Ngô Nhật Đăng (Hà Nội), bà Ngô Thị Hồng Lâm, một người gốc miền Bắc hiện sinh sống tại Sài Gòn, Linh mục Đinh Hữu Thoại (Dòng chúa cứu thế Sài Gòn) và anh Phạm Văn Hải, một blogger tại Nha Trang. Vị khách mời thứ sáu và cũng là buổi phỏng vấn thứ ba liên tiếp xin được gửi đến quý vị những chia sẻ của Nghệ sĩ ưu tú Kim Chi. Buổi phỏng vẩn thứ 4 với một bạn sinh viên tại miền Trung sẽ được chuyển đến quý độc giả vào ngày mai, ngày 18 tháng 1 năm 2014.

CỤ TRẦN TRỌNG KIM NHẬN ĐỊNH VỀ VIỆT MINH

THƯ GỬI HOÀNG XUÂN HÃN NĂM 1947

Nguyễn Đức Toàn - Viện Nghiên cứu Hán Nôm
Trần Trọng Kim (1887-1953) là một nhà giáo, một nhà nghiên cứu văn học, sử học có tiếng trong giới trí thức nước ta thời cận đại. Ông đã để lại nhiều công trình nghiên cứu có giá trị, như Nho giáo, Việt Nam sử lược, có đóng góp cho tri thức và nghiên cứu lịch sử văn hóa nước nhà. Trong khi tiếp xúc với văn bản Nam quốc địa dư chí, tôi phát hiện ra bức thư này nằm giữa tờ bìa ngoài gấp đôi đã bị phết hồ dán kín lại, do thời gian lâu ngày lớp hồ khô đi, trong lúc kiểm tra văn bản bức thư vô tình rơi ra. Được biết một số sách Hán Nôm có nguồn gốc từ thư viện riêng của gia đình GS. Hoàng Xuân Hãn. Bức thư này có lẽ đã đến tay cụ Hoàng và được cụ Hoàng dấu kín vào tờ bìa của cuốn Nam quốc địa dư chí, mà sau này được hiến tặng lại cho thư viện.

Thứ Hai, 6 tháng 3, 2023

HỒI KÝ NHỮNG NĂM THÁNG LƯU ĐÀY TRONG NGỤC TÙ CỘNG SẢN CỦA DUYÊN ANH - KỲ 1


 1      2           4      5      6      7     8


GỌI LÀ THAY LỜI TỰA

Tôi không có ý định viết hồi ký về những năm tù đầy của tôi khi tôi trở lại đời sống bình thường. Con người sinh ra là để chịu đựng mọi hệ lụy. Từ đầu đường oan nghiệt, tôi khởi sự khóc và tôi sẽ gục ngã ở cuối đường oan nghiệt. Từ đấy, theo tôi, là những cái mộ u cao hơn, nhiều chông gai hơn những cái mộ u khác dốc dài sau đó. Vượt qua hay chẳng vượt qua thì rồi cũng chết. Có những cái chết thật vô tích sự và mục rả như có cây tàn tạ. Có những cái chết được phục sinh. Chinh ý nghĩa của sự sống đã phục sinh sự chết. Ý nghĩa ấy nảy mầm trong lòng những cái mộ u cao nhất của sầu đạo và mầm ấy chổi lên mặt đất, chổi lên mãi thành cây nhân sinh xum xuê lá cành xanh mướt, trĩu nặng trái chín vàng mộ bằng sự phấn đấu can đảm của con người vượt qua mộ u. Nhà tù nào cũng chỉ là một xã hội thu hẹp. Nó nhỏ bé nên nó sinh động vô cùng. Nó gần gũi nên nó lột trần muôn mặt. Nó đầy rẫy ti tiện bẩn thỉu. Nó cao thượng và nó thấp hèn. Nó phản phúc đáy tim và nó sắt son đầu lưỡi. Nó đố kỵ ban đêm và nó hòa hoãn ban ngày. Nó anh hùng trong bóng tối và nó khiếp nhược ngoài ánh sáng. Nó tạo dựng ngộ nhận, vu khống, chup mũ và hành hạ lẫn nhau, bởi quan điểm cũ kỷ, bởi lập trường sắt máu, bởi sự ngu xuẩn, bởi máu lãnh tụ và bởi cả một điếu thuốc lào, một cục đường hay một miếng thịt chia chẳng đồng đều! Nhà tù không dạy con người một bài học cao quý nào cả. Con người đã tự học ở sự tủi nhục, ở nơi cay đắng trong nhà tù. Để biết chịu đựng. Để biết coi thường tất cả. Để biết thương xót. 

TÀU TRƯỜNG XUÂN CHUYẾN HẢI HÀNH ĐỊNH MỆNH CỦA MỘT CON TÀU NỔI TIẾNG TRONG NGÀY MẤT NƯỚC


TRƯỜNG XUÂN - TRƯỜNG XUÂN
 Giao Chỉ - San Jose
Tháng 4 năm 1975-Saigon
Một con tàu ngơ ngác ra khơi  
Một thuyền trưởng tuyệt vọng
Gần 4 ngàn hành khách của định mệnh
Cuộc hành trình không bờ bến
Vỏn vẹn 3 ngày hải hành trôi nổi
Hai người tự tử thủy táng
Hai đứa trẻ ra đời
Con tàu kéo Song An, cứu tinh số 1
Thương thuyền nhân đạo Đan Mạch, cứu tinh số 2
Sau cùng, tàu Trường Xuân không chìm được kéo về Hồng Kông với thi hài của người khách cuối cùng: Đại tá Wong A Sáng, sư đoàn 5 bộ binh
Câu chuyện 40 năm trước được kể lại vào dịp ghi dấu 40 năm sau (1975-2015 ).

CÁC CUỘC MẠN ĐÀM VỚI MỘT SỐ NHÂN CHỨNG LỊCH SỬ LÀ CÁC ĐẠI NHÂN SỸ CỦA DÂN TỘC